Thuy van ct
CHƯƠNG 2:CÁC NGUYÊN LÝ THỦY VĂN
1. Khái niệm về mưa và các đặc trưng biểu thị.
+ Mưa : Là hiện tương hơi nước trong khí quyên ngưng đọng lại thành hạt rơi xuống bề mặt đất dưới tác dụng của trọng lực.
+Các đặc trưng biểu thị:
• Chế độ mưa : là sự thay đổi có quy luật của mưa theo thời gian,bị chi phối bởi chế độ khí hậu(gió là quan trọng nhất) và đặc điểm mặt đệm(điều kiện địa hình ảnh hưởng nhìu nhất)
• Lượng mưa: là lớp nước mưa rơi trong một thời đoạn nào đó,đơn vị là mm
Eg: lượng mưa một năm nào đó tại một trạm quan trắc là 1500mm,có nghĩa là tại vị trí đó,lượng mưa rơi xuống trong năm được xếp thành một lớp dày 1500mm
• Cường độ mưa: là lượng mưa rơi trong một đơn vị thời gian,đơn vị tính thường dùng là mm/phút hoặc mm/h
2. Các phương pháp tính mưa bình quân lưu vực và điều kiện ứng dụng . (bài tập)
a. Phương pháp bình quân số học
Theo phương pháp này, lượng mưa bình quân trên lưu vực được tính theo công thức:
Trong đó: Xi là lượng mưa của trạm thứ i,
n là số trạm đo mưa tính toán.
Nhận xét:
+Phương pháp này thích hợp đối với những lưu vực có nhiều trạm đo mưa và được bố trí ở những vị trí đặc trưng.
+Nếu các trạm đo mưa phân bố tương đối đều trên toàn lưu vực thì kết quả tính theo công thức này khá chính xác và ngược lại thì không chính xác lắm
b. Phương pháp bình quân gia quyền (Phương pháp đa giác thiessen)
+Giả sử trên lưu vực có n trạm đo mưa
+Chia lưu vực thành n mảnh đa giác mỗi mảnh
nhận một trạm đo mưa làm trọng tâm
bằng cách lấy các trung trực cạnh nối
các trạm đo mưa làm cạnh đa giác
Trong đó: DFi là diện tích đa giác thư i.
Xi là lượng mưa trạm thứ i.
fi là diện tích tương đối =DFi/F
Nhận xét:
+Trạm đo mưa dùng cho lưu vực ≥ 3
+Các trạm phân bố đều,chính xác
+ Các trạm đo mưa đc chọn để lập tam giác có thể nằm ngoài lưu vực nhưng không xa so với đường phân lưu của lưu vực.
Đường phân lưu: là đường phân nước của lưu vực sông,thường là đường phân nước mặt (đường nối các điểm cao nhất xung quanh lưu vực và ngăn cách nó với các lưu vực khác ở bên cạnh)
c. Phương pháp sử dụng bản đồ đẳng trị mưa
Đường đẳng trị mưa là đường cong nối liền các điểm trên bản đồ có lượng mưa bằng nhau.
Nhận xét: Các đường đẳng trị mưa được vẽ trên một vùng lãnh thổ rộng lớn trên cơ sở các tài liệu đo mưa trên toàn lãnh thổ, trong đó có chứa lưu vực nghiên cứu.
3. Các đặc trưng biểu thị dòng chảy (Khái niệm và ý nghĩa )? Mối liên hệ giữa chúng.
a. Tổng lượng dòng chảy W (m3)
Là lượng nước sinh ra trên lưu vực chảy qua mặt cắt trong một khoảng thời gian
b. Lưu lượng dòng chảy Q (m3/s)
Là lượng nước sinh ra trên lưu vực chảy qua mặt cắt trong một đơn vị thời gian
c. Độ sâu dòng chảy Y (mm)
Là lượng nước sinh ra trên một đơn vị diện tích lưu vực chảy qua mặt cắt trong một khoảng thời gian
d. Mô duyn dòng chảy Mo (l/s km2)
Là lượng nước sinh ra trên mỗi km2 lưu vực chảy qua mặt cắt trong một đơn vị thời gian.
Ý nghĩa : Biểu thị mức độ sinh dòng chảy của đơn vị diện tích (1 km2) trong một đơn vị thời gian là 1s,được tính trung bình rong khoảng thời gian T nào đó
Nếu thời gian T là một năm ta có M là modun dòng chay năm
e. Hệ số dòng chảy α
Được tính bằng tỷ số giữa độ sâu dòng chảy Y và lượng mưa tương ứng X sinh ra độ sâu dòng chảy đó
Ý nghĩa : Hệ số α càng lớn,tổn thất dòng chảy càng bé và ngược lại
Hệ số này phản ánh mức độ tổn thất dòng chảy trên lưu vực
4. Phương trình cân bằng nước (Nguyên lý cân bằng? PT tổng quát? Lưu vưc với thời đoạn ngắn? lưu vực với thời kỳ nhiều năm?.
Phương trình cân bằng nước là một công cụ được sử dụng để đánh giá quy luật cân bằng nước của quá trình hình thành dòng chảy và tính toán dòng chảy sông ngòi
a. Nguyên lý cân bằng nước
"Với một không gian nhất định, với một khoảng thời gian bất kỳ hiệu số của lượng nước đến và lượng nước đi khỏi chính là lượng trữ nước của không gian trong khoảng thời đoạn tính toán đó".
Phương trình cân bằng : Wvào - Wra = DWtrữ
b. PT tổng quát:
• Phương trình cân bằng nước tổng quát viết cho một khu vực trên trong một thời đoạn bất kỳ Dt có dạng như sau:
X+ Z1+ Y1+ W1- (Z2+ Y2+ W2) = U2-U1
X+ (Y1-Y2) + (Z1- Z2) + (W1-W2) = ± DU
Trong đó:
Phần nước đến bao gồm:
X: Lượng mưa bình quân rơi trên khu vực ta xét;
• Z1: Lượng nước ngưng tụ trên bề mặt khu vực;
• Y1: Lượng dòng chảy mặt chảy đến;
• W1: Lượng dòng chảy ngầm chảy đến;
• U1-: Lượng nước trữ trong khu vực đầu thời đoạn Dt.
Phần nước đi bao gồm:
• Z2: Lượng nước bốc hơi trên bề mặt khu vực;
• Y2: Lượng dòng chảy mặt chảy đi;
• W2: Lượng dòng chảy ngầm chảy đi;
• U2: Lượng nước trữ trong khu vực cuối thời đoạn Dt.
+ DU = U2-U1:biểu thị chênh lệch lượng nước trữ trong lưu vực đầu và cuối thời đoạn Dt. Đại lượng DU có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không.
+ Thời đoạn Dt có thể chọn giá trị bất kỳ, chẳng hạn nếu chọn Dt bằng một năm ta có phương trình cân bằng nước viết cho thời đoạn một năm.
c. Phương trình cân bằng nước của lưu vực sông trong thời đoạn bất kỳ
a) Đối với lưu vực kín
X = Y + Z ± DU
Trong đó: Y=Y2+W2 và Z = Z2-Z1.
b) Đối với lưu vực hở
X = Y + Z +DW ± DU
d. Phương trình cân bằng nước của lưu vực trong thời kỳ nhiều năm
a) Đối với lưu vực kín :
Xo = Yo + Zo
b) Đối với lưu vực hở : X0 = Y0 + Z0 +DW0
CHƯƠNG 3: Phân tích tần suất và phân tích tương quan
1-Các tham số thống kê và ảnh hưởng của tham số thống kê đến đường tần suất? ứng dụng?
Ảnh hưởng của tham số thống kê đến đường tần suất
Trị trung bình
+Trị trung bình ảnh hưởng đến vị trí của đường tần suất so với trục hoành.
+Với cùng một đại lượng ngẫu nhiên: nếu Cv= const; Cs= const thì đường tần suất nào có trị trng bình lớn hơn sẽ ở vị trí cao hơn so với trục hoành
Ứng dụng +Khi vẽ đường tần suất lí luận,cần đối chiếu đồ thị của nó với các điểm tần suất kinh nghiệm
+Nếu xảy ra tình trạng đường tần suất lí luận thấp hơn so với xu hướng thay đổi của các điểm tần suất kinh nghiệm,có thể kêt luận trị số bình quân ( ) của đại lượng X thiên nhỏ,cần tịnh tiến đườn tần suất theo trục tung lên phía trên,tức là cần tăng giá trị bình quân
Hệ số phân tán Cv
+Khi Cv thay đổi làm cho độ béo của mật độ tần suất thay đổi theo, còn đường tần suất thì thay đổi độ dốc
(Cv càng lớn thì độ dốc của đường tần suất càng lớn và ngc lại)
Cv=0:đường tần suất nằm ngang (// ox)
Ứng dụng : nếu đường tần suất có độ dốc sai khác (nhỏ hơn hoặc lớn hơn)so với xu hướng thay đổi cua các điểm kinh nghiệm,khi đó cần tăng hoặc giảm Cv sao cho đường lí luận sát với điểm kinh nghiệm
Hệ số phân tán Cs
+Khi Cs thay đổi làm cho độ lệch của mật độ thay đổi theo độ béo của mật độ tần suất thay đổi theo, còn đường tần suất thì thay đổi độ cong
(trị tuyệt đối của Cs càng lớn thì độ cong của đường tần suất càng lớn and else )
• Cs>0: đường cong quay bề lõm lên phía trên
• Cs
• Cs=0:đường tần suất trở thành đường thẳng
Ứng dụng
+Khi vẽ đường tần suất cũng phải dựa vào sự phân tích ảnh hưởng trị số Cs để để thay đổi Cs cho thích hợp
+Nếu độ cong đường tần suất lí luận nhỏ hơn xu thế thay đổi của các điểm tần suất kinh nghiệm thì phải tăng gí trị tuyệt đối của Cs
2.Khái niệm đường tần suất kinh nghiệm và đường tần suất lý luận. Các phương pháp vẽ đường tần suất? (bài tập)
• Đường tần suất kinh nghiệm:
+ Là đường cong biểu thị mối quan hệ giữa tần suất kinh nghiệm với giá trị tương ứng P(xi)~xi.
+ Đường tần suất kinh nghiệm thương được vẽ một cách định tính đi qua trung tâm băng điểm kinh nghiệm.
Trong đó P(xi) tính theo công thức kinh nghiêm
• Đường tần suất lí luận:
+ Là đường cong toán học được coi là phân bố xác suất lý thuyết của tổng thể.
+ Đường tần suất lý luận được vẽ theo dạng đường toán học và phải đi qua trung tâm băng điểm kinh nghiệm.
• Các phương pháp vẽ đương tần suất:
Phương pháp mômen
+Dựa vào mẫu tài liệu thực đo rồi dùng công thức mô men tính ra X, Cv, Cs và sai số của chúng. Rồi dùng các tham số thống kê để vẽ ra đường tần suất lý luận lên cùng băng điểm kinh nghiệm.
+Nếu đường tần suất lý luận không phù hợp với băng điểm kinh nghiệm thì có thể điều chỉnh X ,Cv,Cs trong phạm vi sai số của chúng. Cho đến bao giờ đường tần suất lý luận phù hợp với băng điểm kinh nghiệm mới được
Phương pháp thích hợp dần
+Vẽ đường tần suất kinh nghiệm
+Xác định các đặc trưng thống kê: 'X, Cv
+Giả định Cs=mCv, với m=1(hoặc 2,3,4,5,6)
+Lựa chọn dạng đường phân phối xác suất (PIII hoặc KM)
+Xây dựng đường tần suất lý luận
+Kiểm tra sự phù hợp giữa đường TSLL và đường TSKN
+Nếu chưa phù hợp giả thiết lại m và tính lại
+Nhận xét: Phương pháp trực quan, dễ dàng nhận xét và xử lý điểm. Nhược điểm là phải thử dần mất nhiều thời gian
Phương pháp ba điểm
+Vẽ đường tần suất kinh nghiệm
+Lựa chọn bộ 3 điểm trên đường TSKN
(x1, p1), (x2, p2), (x3,p3)
+Nên chọn bộ 3 điểm đã có sẵn bảng tra:
VD:(X1%, X50%, X99%);(X3%, X50%, X97%);(X5%, X50%,X95%)
+Tính hệ số lệch S
+Tra quan hệ S=f(Cs) xác định Cs
+Tra F50%, F1-F3 theo Cs
+Tính độ lệch quân phương
+Tính Xtb =X50%-Fs50%
+Tính hệ số phân tán Cv
+Có'X, Cv, Cs vẽ đường TSLL. Kiểm tra sự phù hợp của Đường TSLL và đường TSKN
3. Khái niệm về tương quan? đường hồi quy? TQ tuyến tính? cách xác định hệ số phương trình tương quan?
a-Khái niệm về tương quan:
+Hai đại lượng X và Y được gọi là có quan hệ tương quan thống kê với nhau nếu với mỗi trị số của X, đại lượng Y có thể nhận các giá trị khác nhau một cách ngẫu nhiên. Ngược lại, với mỗi giá trị của Y thì X cũng có thể nhận các giá trị khác nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Tuy nhiên, nếu tập hợp nhiều số liệu thống kê thì quan hệ giữa X và Y có tính quy luật và tạo thành một xu thế nào đó.
b-khái niệm đường hồi quy
+Đặt tương ứng mỗi giá trị của đại lượng này với giá trị trung bình của các giá trị tương ứng của đại lượng kia ta được hàm hồi quy. Đường phối hợp tốt nhất biểu thị hàm hồi quy của tổng thể được gọi là đường hồi quy.
+phương trình đường hồi quy có dạng:
y = ax +b
c -cách xác định hệ số phương trình tương quan
Phương trình của đường thẳng hồi quy
y = ax +b
Khoảng lệch giữa điểm thực đo (xi, yi) với đường thẳng hồi quy là:
yi- y = yi - (axi+b)
Theo nguyên lý bình phương nhỏ nhất, muốn cho đường thẳng phối hợp tốt nhất thì tổng bình phương của khoảng lệch phải nhỏ nhất, nghĩa là:
Muốn vậy:
Giải hệ phương trình trên rút ra a, b và thay vào ta có:
Trong đó g là hệ số tương quan
Chương 4 Xác định các đặc trưng thủy văn thiết kế
1) Khái niệm và các đại lượng biểu thị dòng chảy năm? Dòng chảy năm thiết kế?
a) Khái niệm dòng chảy năm:
Dòng chảy năm là dòng chảy xảy ra trong suốt thời kỳ 1 năm thủy văn.
- Năm thủy văn: là năm có khoảng thời gian băng năm lịch nhưng được bắt đầu từ đầu mùa lũ kiết thúc vào cuối mùa kiệt kế tiếp.
- Mùa lũ là mùa có các tháng liên tiếp là tháng lũ, thời gian còn lại của năm là mùa kiệt.
- Tháng lũ: là tháng có tần suất xuất hiện lưu lượng tháng lớn hơn lưu lượng năm lớn hơn hoặc bằng 50%
P(Q tháng³ Qnăm) ³ 50%
Ngược lại là tháng kiệt
- Các đặc trưng biểu thị
Để biểu thị dòng chảy năm thường dòng 4 đặc trựng biểu thị dòng chảy Wn, Qn, Yn, Mn
1- Tổng lượng dòng chảy năm: Wn (m3)
Là lượng nước sinh ra trên lưu vực chảy qua mặt cắt cửa ra trong khoảng thời gian một năm.
2- Lưu lượng năm: Qn (m3/s.)
Là lượng nước sinh ra trên lưu vực đi qua mặt cắt cửa ra trung bình trong một đơn vị thời gian của năm
3- Độ sâu dòng chảy năm: Yn (mm_
Là lượng nước sinh ra trên một đơn vị diện tích lưu vực trung bình trong một đơn vị thời gian của năm.
4- Mô duyn dòng chảy năm: Mn (lít/s km2)
Là lượng nước sinh ra trên mỗi km2 diện tích lưu vực chảy qua mặt cắt cửa ra trong mỗi một đơn vị thời gian.
b) Dòng chảy năm thiết kế
- Khái niệm: Dòng chảy năm thiết kế là dòng chảy năm dùng để làm cơ sở tính toán thiết kế công trình thường được lấy bằng năm có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
- Các đặc trưng biểu thị dòng chảy năm thiết kế: Có 4 đặc trưng biểu thị:
1- Tổng lượng dòng chảy năm thiết kế: Wp (m3)
Là lượng nước sinh ra trên lưu vực chảy qua mặt cắt cửa ra trong khoảng thời gian một năm có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
2- Lưu lượng năm thiết kế: Qp( m3/s).
Là lượng nước sinh ra trên lưu vực đi qua mặt cắt cửa ra trung bình trong một đơn vị thời gian của năm có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế
3- Độ sâu dòng chảy năm thiết kế: YP (mm)
Là lượng nước sinh ra trên một đơn vị diện tích lưu vực trung bình trong một đơn vị thời gian của năm có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
4- Mô duyn dòng chảy năm thiết kế: MP (lít/s km2)
Là lượng nước sinh ra trên mỗi km2 diện tích lưu vực chảy qua mặt cắt cửa ra trung bình trong mỗi một đơn vị thời gian của năm, có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
- Các đặc trưng nghiên cứu của dòng chảy năm thiết kế:
Hiện nay thường nghiên cứu 2 đặc trưng là:
Trị số dòng chảy năm thiết kế
Phân phối dòng chảy năm thiết kế.
+ Trị số dòng chảy năm thiết kế là trị số biểu thị giá trị dòng chảy của cả một năm có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế
+ Phân phối dòng chảy năm thiết kế: Là sự biến đổi của dòng chảy theo các thời đoạn ngắn trong 1 năm được dùng làm cơ sở thiết kế xây dựng công trình và có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
Câu 2 : Các đặc trưng thống kê dòng chảy năm? Phương pháp xác định?
Hiện nay thường nghiên cứu 2 đặc trưng là:
Trị số dòng chảy năm
Phân phối dòng chảy năm.
a) Trị số dòng chảy năm là trị số biểu thị giá trị dòng chảy của cả một năm
Trị số dòng chảy của năm này năm khác thay đổi một cách ngẫu nhiên. Nên coi trị số dòng chảy năm là một đại lượng ngẫu nhiên
Các đặc trưng thống kê của trị số dòng chảy năm.
+ Chuẩn dòng chảy năm: là trị số trung bình nhiều năm đã đạt đến mức độ ổn định
+ Hệ số biến đổi Cv: Là hệ số biểu thị sự dao động của dòng chảy từ năm này sang năm khác;
Theo thống kê Cv xác đinh theo công thức.
+ Hệ số thiên lệch Cs
Là hệ số biểu thị mức độ lệch đỉnh mật độ tần suất so với giá tri chuẩn
b) Phân phối dòng chảy năm:
Là sự bịến đổi dòng chảy theo các thời đoạn ngắn trong 1 năm
Sự biến đổi này được coi là không đổi theo quy luật tất định theo thời đoạn trong năm.
Hiện nay thường dùng hê số phân phối để biểu thị
Trong đó:
DWi là lượng dòng chảy thời đoạn thứ i
Wn Là lượng dòng chảy cả năm
Câu 3: Các phương pháp xác định trị số dòng chảy năm thiết kế? Trong trường hợp có nhiều, ít và không có tài liệu
• Trường hợp có nhiều tài liệu.
1- Chọn mẫu: Theo 3 nguyên tắc -Tính đồng nhất.
- Tính độc lập
- Tính đại biểu.
Để đạt được 3 nguyên tắc trên.
-Xác định tháng lũ tháng kiệt theo điều kiện
P(Q tháng³Q năm) ³ 50%
Dựa vào tài liệu thực đo ta so sánh lưu lượng tháng với lưu lượng năm biết được trong tháng có bao nhiêu năm thỏa mạn điều kiện Q tháng ³ Q năm tính ra P Nếu P³50% thi tháng lũ nhỏ hơn 50% thì tháng kiệt.
- Căn cứ vào thời kỳ có liên tiếp nhiều tháng lũ nhất ta chon là mùa lũ thời kỳ còn lại là mùa kiệt.
- Chọn được năm thủy văn bắt đầu từ đầu mùa lũ cho đến cuối mùa kiệt kế tiếp
- Theo năm thủy văn cộng trung bình 12 tháng của năm thủy văn được 1 trị số dòng chảy năm cho năm đó. Có n năm đo đạc sẽ có n trị số tạo thành mẫu có dung lượng n
2- Xây dựng đường tần suất
Dùng 1 trong 3 phương pháp vẽ đường tần suất để xác định Qo, Cv, Cs
3- Xác định trị số thiết kế
Từ Ptk và Cs tra bảng P-R được F tính được
Qp =Qo. F.Cv+Qo
• Trường hợp có ít tài liệu
Để tính toán ta phải kéo dài.
Bằng mô hình toán từ mưa, bốc hơi, lưu vực tính ra dòng chảy cho những năm còn thiếu.
Kéo dài trực tiếp từ phương trình tương quan với hê số g ³ 0,8
Kéo dài gián tiếp xác định ra Qo, Cv, Cs
Trong thủy văn công trình chúng ta chỉ học 2 phương pháp sau.
- Phương pháp kéo dài trực tiếp.
Phương pháp này dựa vào lưu vực tương tự hoặc mưa của lưu vực với điều kiện số liệu đo đạc dài đồng thời hệ số tương quan g ³ 0,8
Dùng phương trình tương quan tính ra những năm lưu vực tính toán không đo đạc được
Dựa vào số liệu dài n* năm lưu vực tương tự hoặc của mưa có số liệu đo đạc, tính ra được n* năm con thiếu của lưu vực tính toán kết hợp với n năm đo đạc thì ta sẽ có
N=n+n*
Như vậy mẫu N năm có dung lương tương đối lớn coi như có đủ tài liệu tính toán như trường hợp có nhiều tài liệu đo đạc tức:
+Vẽ đường tấn suất xác định Qo, Cv, Cs
+Từ Ptk, Cs Tra ra F
+Tính ra Qp=Qo. (F.Cv+1)
- Kéo dài gián tiếp
+ Trị số chuẩn: Dùng phương trình tương quan từ trị số chuẩn của lưu vực tương tự tính ra trị số chuẩn của lưu vực tính toán
+ Trị số Cv
Theo viên năng lượng Mat-scơ-va.
Theo K-M
+ Tính trị số Cs
Thường lấy Cs=m.Cv m=1,2,3
Sau khi có Qo, Cv, Cs ta tính được Qp theo công thức
+Tính ra Qp=Qo. (F.Cv+1)
• Trường hợp không có tài liệu đo đạc
- Các đặc trưng thống kê.
1- Chuẩn dòng chảy.
+Theo chuẩn dòng chảy lưu vực tương tự.
Mo = k.Mott
Yo = k.Yott
Trong đó:
+ Theo công thức kinh nghiệm
Yo=a(Xo+b)
Trong đó:
Yo, Xo là độ sâu dòng chảy chuẩn và lượng mưa chuẩn.
a, b Hệ số bằng hằng số lấy theo vùng
+ Dựa vào hệ số dòng chảy chuẩn
Yo = ao.Xo
Trong đó: ao Hệ số dòng chảy chuẩn lấy theo phân vùng hoặc lưu vực tương tự
+ Sử dụng bản đồ đằng trị chuẩn dòng chảy
Nếu lưu vực tính có bản đồ dẳng trị dòng chảy thì tính theo công thức.
2- Hệ số biến đổi
+ Theo Xô-cô-lốp-ski
+Theo Vac-re-xen-ski
Trong đó F :Diện tích lưu vực
Mo :Mô duyn dòng chảy chuẩn
A :Hệ số bằng hằng đối với từng vùng địa lý (tra bảng)
+TheoTrê-bô-ta-rép
Tính Cv dòng chảy dựa vào Cvx của mưa
Trong đó: ao hệ số dòng chảy chuẩn
m hê số triết giảm
Cvx Hệ số biến đổi của mưa
Cv Hệ số biến đổi của dòng chảy
3-Hệ số thiên lệch Cs
Hệ số thiên lệch Cs lấy bằng m.Cv
Cs = m . Cv
Trong đó: m lấy theo lưu vực tương tự (mặc định m=2)
- Xác định trị số thiết kế
Từ Cs, Ptk tra F tính Qp theo công thức
Qp = Qo(F.Cv + 1)
Câu 4 : Các phương pháp xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế? trong trường hợp có nhiều, ít và không có tài liệu.
• Trường hợp có nhiều tài liệu.
Phương pháp năm đại biểu một tỷ số
+Dung phương pháp này phải dựa vào một năm đại biểu được chọn theo nguyên tắc
*Năm đại biểu phải là năm thực tế đã xẩy ra có tài liệu tin cậy
*Năm đại biểu phải đại biểu cho phân phối của năm thiết kế nên chọn Qđb~ Qp
+ Xác định hệ số thu phóng
Tính phân phối theo công thức
QiP = k . Qi đb
Phương pháp năm đại biểu 2 tỷ số
+Phương pháp này dựa vào năm đại biểu chon theo 2 nguyên tắc
* Đã xảy ra có tài liệu tin cậy
* Đại biểu được cho năm thiết kế
Qnđb » QP
Qkđb » QkP
+ Xác định hệ số thu phóng
Tiến hành thu phóng
• Trường hợp không có tài liệu đo đạc
-Dựa vào phân phối của lưu vực tương tự
+ Xác định hệ số phân phối theo công thức
+ Tiến hành thu phóng theo công thức
QiP = k . QiPtt i=1,2,....12
- Dựa vào mô hình định sẵn
gi= km.kthg
Một năm chia làm 3 mùa Mùa lũ mùa chuyển tiếp và mùa 3 tháng nhỏ nhất
Hệ số kthg được lập sẵn theo vùng
Hệ số
Với WP3min, WPct xác định từ đường tần suất dòng chảy mùa với các thông số thống kê xác định như sau
Moct= aMo + b
Cvct = c.Cv + d
Csct = mCv
Mùa 3min
Mo3min = e.Moct+f
Cv3min = g.Cvct + h
Cs3min = m.Cv3min
Từ các đường tần suất dố ta xác định được WP, WPct, WP3min. tính được klu, kct, k3min
Từ đó tính được phân phối
QiP = gI . QP . 12
• Trường hợp có ít tài liệu
-Trước hết giả thiết coi như có đủ tài liệu để tiến hành phân phối đồng thời tiến hành phân phối cho lưu vực tương tự
Đem so sánh 2 phân phối nếu như nhau thì giả thiết có đủ tài liệu là đúng
-Nếu không như nhau thì dùng phương pháp không có tài liệu để phân phối
Câu 5 :Khái niệm và các đại lượng biểu thị d.chảy lũ và dòng chảy lũ thiết kế.
1. Dòng chảy lũ
a. Khái niệm.
Lũ là hiện tượng nước trong sông tăng cao nhanh chóng, làm cho mực nước dâng cao, lưu lượng dòng nước lớn xẩy ra trong một khoảng thời gian tương đôi ngắn. Ở nước ta lũ là do những trận mưa rào lớn gây ra.
b. Trận lũ và các đặc trưng trận lũ
- Lũ thường do trận mưa rào lớn sinh ra nước lũ cũng hình thành ra những trận lũ tương ứng.
- Các đặc trưng của trận lũ
+ Đường quá trình lũ Q~t : Là sự thay đổi lưu lượng theo thời gian t của một trận lũ, bao gồm nhánh nước lên và nhánh nước xuống.
+ Đỉnh lũ Qmax : Là giá trị lớn nhất của một trận lũ.
+ Tổng lượng lũ Wmax : là tổng dòng chảy của một trận lũ.
+ Thời gian lũ lên TL : là thời gian kể từ khi bắt đầu của lũ đến thời điểm xuất hiện lũ Qmax.
+ Thời gian lũ xuống Tx : là khoảng thời gian kể từ thời điểm xuất hiện đỉnh lũ Qmax đến khi kết thúc lũ.
+ Thời gian trận lũ T=Tx+TL là khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu có lũ t1 đến khi kết thúc lũ t2.
2. Dòng chảy lũ thiết kế
Khái niệm: Lũ thiết kế là trận lũ được dùng để tính toán thiết kế công trình phòng chống lũ và được tính bằng trận lũ có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
Các đặc trưng tính toán lũ thiết kế bao gồm
+ Đỉnh lũ QmP
+ Lượng lũ thiết kế WmaxP
+ Quá trình lũ thiết kế Q P(t) ~ t
Câu 6: Sự hình thành dòng chảy lũ và các yếu tố hình thành dòng chảy lũ? Công thức căn nguyên dòng chảy?
1. Sự hình thành dòng chảy lũ.
- Nước lũ hình thành là do mưa rào
- Sau khi mưa nước sẽ chịu tổn thất:
+ Tổn thất ban đầu
+ Thấm.
+ Bốc hơi.
- Sau tổn thất nước sẽ hình thành dòng chảy, chảy tập trung dần trên sườn dốc, theo các khe, suối rồi về đến sông, chảy theo sông chảy đến mặt cắt cửa ra (tuyến công trình).
2. Các yếu tố hình thành dòng chảy lũ.
Mưa rào
Mưa rào là mưa có cường độ lớn, xẩy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Các đặc trưng mưa rào.
• Lượng mưa:là lượng nước rơi trên một đơn vị diện tích trong khoản thời gian tính toán.
• Cường độ mưa: Cường độ mưa là lượng nước rơi trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian
Để tính cường độ mưa hoặc lượng mưa lớn nhất (Đường cong triết giảm mưa) phải biết vùng và T ,từ đó tra được y(T), j(T) tính được aT và HT
,
,
Các thông số
S là sức mưa ổn định theo vùng địa lý
T thời đoạn tính toán
Hn là lượng mưa ngày
aT là cường độ mưa lớn nhất thời đoạn T
HT lượng mưa lớn nhất thời đoạn T
Theo công thức kinh nghiệm
Ở Việt nam Nếu T≤ 1440' thì
Nếu T>1440' thì
S1, S2, n1, n2 cho theo các vùng mưa
Tổn thất dòng chảy
Tổn thất dòng chảy là nước sinh ra trên lưu vực nhưng không tham gia vào quá trình chảy mà bị dự lại trên lưu vực hoặc bốc hơi trở lại khí quyển.
Tổn thất có thể chia làm 3 loại chính
- Tổn thất ban đầu.
- Tổn thất thấm.
- Tổn thất bốc hơi.
Trong dòng chảy lũ chủ yếu là 2 loại đầu: Tổn thất ban đầu; Tổn thất thấm.
Tổn thất ban đầu bao gồm:
- Tổn thất làm ướt.
- Tổn thất ngấm.
- Tổn thất điền trũng.
Tổn thất ban đầu Ho = f(vùng địa lý)
Tổn thất thấm
ThÊm lµ hiÖn t¬îng n¬íc tù do x©m nhËp vµo lßng ®Êt d¬íi t¸c dông cña träng lùc, hiÖn tîng nµy tïy thuéc vµo ®é rçng cña ®Êt, thµnh phÇn h¹t cña ®Êt, kh¶ n¨ng cung cÊp n¬íc tù do cña l¬uu vùc v.v.
Hệ số dòng chảy lũ a
Là hệ số biểu thị tỷ số giữa lượng dòng chảy được sinh ra so với lượng nước mưa sinh ra nó.
, Y Độ sâu dòng chảy lũ; X lượng mưa sinh ra dòng chảy lũ.
o Hệ số dòng chảy đỉnh lũ
a = a(Loại đất, Hn,F)
o Hệ số dòng chảy lượng lũ được lấy bằng hệ số dòng chảy đỉnh lũ ứng với F > 100 Km2
Thời gian chảy truyền t
Thời gian chảy truyền là khoảng thời gian cần thiết để một phần tử nước đi từ vị trí xa nhất về đến mặt cắt cửa ra của lưu vực
Theo xô-cô-lốp-ski
t= ts + td = (1+z)ts
Theo Kirpich
Theo Hathaway
Trong đó: - L Chiều dài sông chính
- J Độ dốc sườn dốc
- n Hệ số nhám Maning
3. Công thức căn nguyên dòng chảy
Giả thiết: Giả sử có một trận mưa kéo dài n thời đoạn Dt lượng mưa hiệu quả của các thời đoạn tương ứng là h1, h2, ....,hn.
Giả sử trận mưa trên rơi trên lưu vực có m thời đoạn chảy truyền t = m.Dt diên tích lưu vực nằm giã các thời đoạn chảy truyền là DF1,DF2,... DFm.
Mỗi một thời đoạn mưa sinh ra một quá trình riêng rẽ. Quá trình lũ là tổng tức thời các quá trình thành phần
h1 h2
t=0 DWo= 0
t=Dt DW1= 0,5.h1.DF1 0
t=2Dt DW2= 0,5.h1.DF1+0,5.h1.DF2 0,5h2. D F1
t=3Dt DW3= 0,5.h1.DF2+0,5.h1.DF3 0,5h2.D F1+0,5.h2.DF2
.....
t=m.Dt DWm= 0,5.h1.DFm-1+0,5.h1.DFm
t=(m+1)Dt DWm+1=0,5.h1.DFm 0,5h2.DFm-1+0,5h2 DFm
t=(m+2)Dt DWm+2= 0 0,5h2.DFm
t=(m+3) 0
- Tính đỉnh lũ
Qmax = MAX|Qt|
Trường hợp t
Mà MAX|a(it-t-i0|= aat = const
Trường hợp t ³ T Tương ứng F>100 km2
Trong đó: Kt là hệ số đổi thứ nguyên
f gọi là hệ số hình dạng
Câu 7 : Các phương pháp xác định dòng chảy lũ thiết kế trong trường hợp có nhiều và không có tài liệụ? (bài tập)
Trường hợp có tài liệu đo đạc
a) Tính đỉnh lũ QmP(Lượng lũ WlP) thiết kế.
a1) Đường lối chung.
Để tính đỉnh lũ thiết kế phải dựa vào tài liệu thực đo lũ chọn ra một mầu tài liệu tính toán, sau đó đi vẽ đường tần suất đỉnh lũ để xác định ra , Cv, Cs
Sau khi có các đặc trưng thống kê tính được trị số đỉnh lũ QmP (lượng lũ WlP)
Tuy nhiên khi tính lũ thiết kế có nhiều vấn đề khác với dòng chảy năm đó là
-Vấn đề chọn mẫu
- Vấn đề tần suất
-Vấn đề lũ đặc biệt lớn
- Vấn đề an toàn
a2) Vấn đề chọn mẫu
Trong một năm có nhiều trận lũ khác nhau vậy khi thống kê chúng ta chọn trận lũ nào? Lũ lớn nhất năm hay tất cả các trận lũ.
Có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến nhiều phương pháp chọn mẫu.
có 3 phương pháp hiện hành
1- Phương pháp đơn trị
Phương pháp này: mỗi năm chọn một trận lũ có đỉnh và lượng lũ lớn nhất năm.
Như vậy có bao nhiêu năm đo đạc sễ được bấy nhiêu trị số mẫu chọn được. Theo phương pháp này thì
- Tính đồng nhất đảm bảo.
- Tính độc lập tốt.
- Tính đại biểu, do dung lượng mẫu chỉ bằng số năm đo đạc nên những trạm mới đo đạc thường có n nhỏ dẫn đến không đảm bảo tính đại biểu.
2- Phương pháp đa trị.
Theo phương pháp này mối năm cho phép chọn m trận lũ lớn nhất của năm.
Như vậy nếu có n năm đo đạc thì có thể chọn được mẫu có dung lượng N=n x m lớn hơn nhiều lần so với phương pháp đơn trị.
Phương pháp đa trị có ưu điểm
- Dung lượng mẫu chọn được lớn Nên tăng tính đại biểu
Nhược điểm:
+Có thể có một phần nước lũ của trận lũ trước làm nền cho đỉnh lũ sau vì thế tính độc lập có thể bị vi phạm.
+Khi m lớn có thể phải chọn những trận lũ nhỏ để thống kê
nên khó đảm bảo những trận lũ này do những trận mưa rào lớn gây ra, nên tính đồng nhất cũng có thể bị vi phạm.
Tần suất tính theo PP đa trị là tần suất lần, còn tấn suất thiết kế là tần suất năm ví thế phải đổi về tần suất năm
Pn=1-(1-Pl)m
3- Phương pháp siêu định lượng.
Phương pháp này chọn tất cả các trận lũ có đỉnh lớn hơn hoặc bằng một gia trị giới hạn nào đó trở lên. Như vậy mỗi năm trung bình chọn được m trị số thì
Dung lượng mẫu N= n x m; m>1 gia tăng tính đại biểu
Nhưng: Tính độc lập có thể bị vi phạm như PP đa trị
Rất có thể có những năm không chọn được trị số nào nên tính đồng nhất cũng có thể bị vi phạm.
Pn=1-(1-Pl)m
a3) Vấn đề tần suất
- Tần suất thiết kế lũ được lấy đối ứng vơi tần suất đảm bảo.
Ptk = 100 - Pđb
- Đường tần suất lý luận là dạng đường K-M
- Công thức tính tần suất kinh nghiệm là
a4) Vấn đề lũ đặc biệt lớn
Khái niệm: Lũ ĐBL là những trận lũ cực kỳ lớn so với lũ thông thường khác và có một thời kỳ xuất hiện lại ít gặp N ³ 80 năm
- Lũ ĐBL có thể nhận được từ điều tra
Cũng có thể nhận được từ đo đạc bình thường gặp phải
Lũ đặc biệt lớn tạo thành một băng điểm riêng khi vẽ đường tần suất do vậy phải xử lý lũ ĐBL.
Giả sử mẫu tài liệu thực đo lũ có n trận lũ thường đồng thời có a trận lũ ĐBL có thời kỳ xuất hiện lại N năm.
1- Xử lý tần suất kinh nghiệm.
Trận lũ ĐBL có thời kỳ xuất hiện lại N năm nên tính theo công thức
Trận lũ thường tính theo công thức
Vẽ lại đường tần suất kinh nghiệm sau xử lý
2- Xử lý các đặc trưng thống kê
- Trị trung bình
- Hệ số biến đổi Cv Tính theo công thức
- Trị số Cs lấy theo thích hợp đường tần suất
Cs= m.Cv
Dùng các trị số thống kê đã xử lý vẽ đường tần suất lý luận.
Đánh giá mức độ hợp lý nếu không đi qua trung tâm băng điểm kinh nghiệm phải điều chỉnh lại Qm,Cv, Cs Cho đến bao giờ phù hợp mới thôi
Từ Cv, m tra bảng K-M được KP tính
QmP= Qm.kP
a5) Vấn đề an toàn.
Lũ có thể gây ra sự cố cho công trình đe dọa dân sinh kinh tế phía hạ lưu.
Vì thế khi tính toán lũ thiết kế phải chú ý đến an toàn cho công trình- Đặc biêt là những công trình quan trọng
Hiện nay ở nước ta thường dùng hệ số an toàn
Qtk = QmP + DQat
Trong đó: DQat Gọi là hệ số an toàn
Xác định theo công thức
Trong đó: a Hệ số biểu thị mức độ nghiên cứu
a=0,7 Lưu vực nghiên cứu kỹ
a=1,5 cho lưu vực nghiên cứu lần đầu.
n dung lượng mẫu tính toán.
EP là sai số quân phương của đường tần suất là hàm phụ thuộc Cv và Ptk
b) Quá trình lũ thiết kế
Kn. Quá trình lũ thiết kế quá trình của trận lũ được dùng để tính toán thiết kế công trình phòng chống lũ và được lấy bằng trận lũ có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
Để Xác định quá trình lũ thiết kế có nhiều phương pháp
-Phương pháp cùng tỷ số.
-Phương pháp O-ghi-ep-ki.
-Phương pháp trận lũ chính.
-Phương pháp cùng tần suất.
Trong chương trình TVCT chúng ta chỉ học 2 phương pháp là:
Phương pháp cungfm tỷ số và PP O-ghi-ép-ki.
b1- Phư¬¬ng ph¸p cïng tû sè.
Phương pháp này dựa vào quá trình lũ điển hình chọn theo nguyên tắc chọn trận lũ điển hình rồi thu phóng theo 1 tỷ số nhất định thành quá trình lũ thiết kế.
- Để thu phón theo PP cùng tỷ số trước hết phải có QmaxP.
- Tiến hành chọn trận lũ điển hình theo 3 nguyên tắc.
+ Lũ điển hình phải đảm bảo tính thực tế: Chọn trận lũ đã xẩy ra có tài liệu tin cậy.
+ Phải là trận lũ đại biểu cho lũ thiết kế, chọn trận lũ có Qmđh » QmP.
+ Chọn dạng bất lợi đối với công trình xây dựng.
HÖ sè thu phãng x¸c ®Þnh theo c«ng thøc
TiÕn hµnh thu phãng theo c«ng thøc:
QP(t) = kQ ' Q®h(t)
Nhận xét:
- Phương pháp cùng tỷ số cho ta quá trình lũ có đỉnh bằng đỉnh lũ thiết kế.
- Phụ thuộc nhiều vào quá trình lũ điển hình.
- Phương pháp này chỉ dùng cho thiết kế các công trình như: Cầu, cống qua đường, đê, trạm bơm, và nhà máy thủy điện không có hồ điều tiết.
b2) Phương pháp O-ghi-ép-ki
Cơ sở lý thuyết:
O-ghi-ép-ki dựa vào quá trình lũ điển hình rồi dùng hệ số thu phóng trục tung soa cho đỉnh bằng đỉnh lũ điển hình.
Sau đó dùng hệ số thu phóng trục thời gian để cho W tổng lượng bằng tổng lượng lũ thiết kế.
Các bước tiến hành:
Chọn trận lũ điển hình theo 3 nguyên tắc
+ Trận lũ điển hình phải có tính thực tế. nên chọn trận lũ thực đo tài liệu tin cậy.
+ Có tính đại biểu. Chọn trận lũ có đỉnh bằng đỉnh lũ thiets kế và có lượng băng lượng lữ thiết kế
QmP » Qmđh
WLP » WLđh
+Tính bất lợi
- Tiến hành xác định hệ số thu phóng:
- Tiến hành thu phóng
Thu phóng Q
Thu phong t
Trường hợp không có tài liệu đo đạc
a) Tính đỉnh lũ thiết kế
Khi không có tài liệu đo đạc dùng công thức kinh nghiệm có 3 công thức thường dùng hiện nay.
a1. Công thức cường độ giới hạn của A-lếch-xê-ép.
Trường hợp lưu vực nhỏ F ≤ 100 km2 tương ứng t
Qm=kt.a.at.F
Trong đó: F diện tích lưu vực km2
at Cường độ mưa lớn nhất thời đoạn t at=y(t).Hn
a hệ số dòng chảy đỉnh lũ.
kt hệ số đổi thứ nguyên = 1000/60=16,67
Từ đó đưa về công thức mới.
Qm= 16,67. y(t). a.Hn.F
Đặt 16,67.y(t)=A(t)
QmP=AP.a.HnP.F
Đưa thêm các hệ số triết giảm đỉnh do rừng và hồ ao gây ra ta có.
QmP = AP.a.HnP.F.d1.d2
Trong đó: d2 :Hệ số triết giảm do hồ ao gây ra
Ca hệ số phản ánh khả năng triết giảm của hồ ao đối với đỉnh lũ
Fa Diện tích hồ ao có trên lưu vực.
d1 : Hệ số triết giảm đỉnh lũ do rừng gây ra
Cr hệ số phản ánh khả năng triết giảm của rừng đối với đỉnh lũ
Fr Diện tích rừng có trên lưu vực.
F Diện tích lưu vực.
HnP lượng mưa ngày lớn nhất thiết kế.
a Hệ số dòng chảy đỉnh lũ
a= a(loại đất,HnP,F).
AP Thông số địa lý khí hậu
AP=16,67.y(t )=A(Fs,td,vùng mưa)
Trong đó: Vùng mưa rào nước ta chia làm 15 vùng.
td Thời gian chảy truyền trên sườn dốc, phụ thuộc vào Fd.
td =t(Fd,vùng mưa)
Fd thông số địa mạo sườn dốc xác định theo
Trong đó : Bd là chiều dài sườn dốc.
md Hệ số sức cản của sườn dốc đối với dòng nước.
Fs là thông số địa hình địa mạo lòng sông, xác định theo công thức.
ms Thông số địa hình địa mạo lòng sông, phụ thuộc vào khả năng thoát nước lòng sông và vật liệu đáy sông.
Bảng tra: Xác định ms
Tình hình lßng s«ng tõ th¬ưîng nguån ra ®Õn cöa ra HÖ sè ms
S«ng ®ång b»ng æn ®Þnh, lßng s«ng kh¸ s¹ch, suèi kh«ng cã n¬íc thưêng xuyªn, chảy trong ®iÒu kiÖn t¬¬ng ®æi thuËn 11
S«ng lín vµ trung bình quanh co, bÞ t¾c nghÏn, lßng s«ng cá mäc, cã ®¸, chảy kh«ng lÆng, suèi kh«ng cã n¬íc th¬êng xuyªn, mïa lò dßng nưíc cuèn theo nhiÒu sái cuéi, bïn c¸t. 9
S«ng vïng nói, lßng s«ng nhiÒu ®¸, mÆt n¬íc kh«ng ph¼ng, suèi chảy kh«ng th¬êng xuyªn quanh co, lßng s«ng t¾c nghÏn 7
Js‰ độ dốc lòng sông (theo chương 2)
a2. Công thức Xô-cô-lốp-ski
Khi t>T tương ứng F>100 km2 theo công thức căn nguyên đã chứng tỏ
Trong đó: Qng là lưu lượng ngầm trước khi có lũ xđ theo vùng.
d1, d2 Hệ số triết giảm như CT A-lếch-xê-ép.
H0 Lớp nước tổn thất ban đầu phụ thuộc vùng
HT Lượng mưa lớn nhất thời đoạn T; HT=j(T).HnP T lấy bằng giờ
a Hệ số dòng chảy thời kỳ thấm ổn định xđ theo vùng
f Hệ số hình dạng
Theo xô-cô-lốp-ski.quá trình lũ là 2 nhánh Pa-ra-bol giao nhau
Qu¸ tr×nh lò khi x©y dùng c«ng thøc X«k«lèpsky
a3. Công thức triết giảm mô duyn đỉnh lũ theo diện tích
Ph©n tÝch kÕt qu¶ tÝnh to¸n lò trªn vïng l•nh thæ cã thÓ thÊy r»ng, trong ®iÒu kiÖn m¬a vµ c¸c nh©n tè ¶nh h¬ưëng ®Õn sù tËp trung dßng ch¶y nh¬: ®é dèc, ®Þa m•o vv... nh¬ nhau th× m« duyn ®Ønh lò phô thuéc vµo diÖn tÝch l¬u vùc lµ chÝnh. Khi diÖn tÝch t¨ng th× m« duyn ®Ønh lò gi¶m, ng¬ưîc l¹i diÖn tÝch l¬u vùc gi¶m nhá th× m« duyn ®Ønh lò l¹i gia t¨ng. M« t¶ mèi quan hÖ ®ã th¬êng dïng hµm to¸n häc cã d¹ng:
Trong đó: F Diện tích lưu vực.
n Hệ số triết giảm xác định theo vùng
AP Thông số địa lý khí hậu, Xác định theo 2 cách Là dựa vào lưu vực tương tự và dựa vào mô duyn lưu vực chuẩn.
- Dựa vào lưu vực tương tự.
Chia 2 công thức cho nhau và chuyển vế rút ra.
- Dựa vào mô duyn lưu vực chuẩn.
Mô duyn lưu vực chuẩn là mô duyn dòng chảy đỉnh lũ của lưu vực có diện tích 100km2 với tần suất xuất hiện 10%
Đem công thức (*) Chia cho công thức(***) và rút ra ta được.
Đặt
b) Tính lượng lũ thiết kế.
b1. Trường hợp lưu vực nhỏ có tài liệu mưa rào:
Coi mưa ngày là nguồn nước sinh ra lượng lũ
WlP=a.HnP.F.103 m3
Trong đó: F Diện tích lưu vực.
Hn Lượng mưa ngàu thiết kế.
a Hệ số dòng chảy lượng lũ. lấy bằng hệ số dòng chảy đỉnh lũ ứng với F > 100 km2
b2. Trường hợp lưu vực vừa có tài liệu mưa rào.
Lúc này đỉnh lũ tính theo Xô-cô-lốp-ski lượng lũ chính là khối lượng nước của trận mưa.
WlP=a.(HT-H0).F.103 m
b3. Trường hợp không có mưa rào
Dựa vào quan hệ đỉnh lượng của lưu vực tương tự
Từ số liệu thực đo của của lưu vực tương tự đi xây dựng quan hệ
của lưu vực tương tự coi đó như quan hệ đỉnh lượng của lưu vực tính toán
Từ qmP tính toán của lưu vực tính toán tra quan hệ qm ~
Được
Tính ra được WlP= F.
c) Tính quá trình lũ thiết kế
c1. Trường hợp lưu vực nhỏ có mưa rào
Có thể coi quá trình lũ như một tam giác hoặc một hình thang
- Coi là một tam giác
- .
Dang hình thang
c2. Lưu vực vừa và lớn
Coi quá trình lũ là 2 nhánh Pa-ra-bol giao nhau
Trong đó:
n,m Lấy theo lưu vực tương tự
hoặc mặc định lấy n=1 hoặc 1,5 ; m=2
c3. Trường hợp không có tài liệu mưa rào
- Mượn quá trình lũ TK của lưu vực tương tự.
PP này coi quá trình lũ thiết kế của lưu vực tượng tự như là quá trình lũ điển hình, dung phương pháp O-ghi-ép-ki để thu phóng thành quá trình lũ thiết kế của lưu vực tính toán
Sau đó tiến hành thu phóng theo công thức
-Trường hợp dạng hàm Ga ma.
-Trường hợp dạng hàm Ga ma.
Công thức mô phỏng quá trình lũ thiết kế:
-Trong đó: Qng lưu lượng cơ bản
QmP Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế
Qt Lưu lượng dòng chảy ứng với thời gian t
TL Thời gian lũ lên
Tg Thời gian đạt tâm
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top