Cướp giật
Hà Nội những ngày đầu hạ trời trong xanh bát ngát, nắng vàng trải dài trên những con đường rợp bóng cây xanh. Cũng có những lúc, cơn mưa bất chợt ập đến, gột rửa sạch tất cả những khói bụi vẫn đang vảng vất trong không khí. Bây giờ là thời điểm giữa trưa, xe cộ qua lại đông đúc, những phương tiện tranh nhau nhích từng chút một, giao thông ùn ứ, tạo nên một bức tranh hỗn hợp đủ loại màu sắc. Để rút ngắn thời gian di chuyển, người ta thường lựa chọn đi đường tắt, cụ thể là những con hẻm, hay những con đường thưa dân.
Ừ, nhanh thì nhanh đấy, nhưng kéo theo rất nhiều hệ luỵ. Trấn lột, cượp giật, móc túi đủ cả.
- Cướp. Có ai không? Cướp, cướp.
Đấy! Vừa mới nói xong. Cuộc sống mà, có lựa chọn nào mà không phải đánh đổi.
Một người phụ nữ trung tuổi, ăn mặc kín đáo, mắt đeo kính râm, chiếc túi xách treo hờ hững trên tay lái xe máy. Kết quả, vừa mới bị giật. Tiếng la hét cầu cứu của bà ta ầm ĩ cả con phố. Nhiều người giật mình, dừng xe tránh sang một bên, phần vì sợ, phần vì tò mò. Đa số là đứng hóng chuyện, vài người trẻ tuổi năng nổ lấy điện thoại ra quay phim chụp ảnh, tất cả cố gắng lưu lại nhanh nhất khoảnh khắc giống phim hành động này. Họ vội vã trong cách sống, thờ ơ trong cách hành xử.
Thế cho nên, khi hai kẻ cướp giật đang hung hăng lao xe vào biển người để trốn thoát, thì rốt cuộc, không một ai ra tay giúp đỡ. Ai cũng sợ, phải đầu không phải lại phải tai. Hai tên đó càn lướt, vài người bị đụng oan. Để tránh chiếc xe hơi hướng đối diện, hai kẻ đó không ngần ngại lao thẳng xe vào một cô gái đi xe đạp phía trước để trốn chạy. Kết quả chỉ nghe rầm một tiếng. Chiếc xe đạp mini cọc cạch không thắng nổi trọng lượng của cú va chạm cực mạnh, rê đi khoảng mấy mét. Cô gái ngồi trên xe, đen đủi tìm đến, cũng ngã lăn ra đất.
- Có người bị tai nạn rồi. Mau gọi xe cấp cứu.
- ...
- Mưa to quá! Nhanh lên nào.
- ...
Một vài người tốt bụng hô hoán, còn chạy tới xem cô gái đó thế nào. Hai tên kia bất ngờ bị một thế lực nào đó đánh gục. Viên đá to xù bay vù một phát, chính xác nằm ngay giữa trán.
Kết quả, xoè xe.
Xui hơn nữa, hai tên đó còn bị còng tay lên đồn. Công an cho gọi người bị nạn, rất tiếc cô gái ấy không thể lên được, bởi vì, cô mới được đưa vào phòng cấp cứu. Bác sĩ liên lạc được với người nhà, sau hơn một ngày, cuối cùng họ đã tìm đến nơi.
- Lương, con sao rồi?
Cô gái nằm trên giường bệnh, da hơi tái, chân trầy sâu một mảng da, rách lớn một bên quần.
Không muốn mợ mình lo lắng, Lương gượng dậy, mỉm cười trả lời.
- Con không sao.
Mợ Tình xót cháu, nói bằng giọng phẫn nộ.
- Thế này mà nói không sao à. Tiên sư cha mấy thằng cướp, không làm mà đòi có ăn, có mà ăn cái con đầu gối í. Hỏng hết người cháu bà rồi.
Lương phì cười.
Mợ thương cháu mợ lắm, còn bé thế mà khổ, đời toàn gặp chuyện xui xẻo đâu không, hạnh phúc chẳng được bao nhiêu ngày. Từ khi mới sinh bị cha mẹ vứt bỏ, Lương được vợ chồng chị Thanh chị gái chồng bà Tình nhận nuôi, vợ chồng họ hiếm muộn, yêu thương chiều chuộng Lương hết mực, cố gắng lo cho con gái duy nhất học hành đầy đủ.
Từ nhỏ được sống trong tình yêu thương của ba mẹ, cô lớn lên như một cô công chúa nhỏ, tất cả mọi điều tốt đẹp ba mẹ đều dành cho cô. Những hạnh tuổi ấu thơ chẳng được kéo dài, đến năm Lương mười tám tuổi, ba Thắng trở bệnh nặng, mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, mất sau ba tháng tích cực điều trị. Vì nhớ thương ba, mẹ Thanh đau buồn sinh bệnh, đi theo ba sau nửa năm, kết quả là để lại một khoản nợ lớn.
Kể từ ngày đó, trên thế gian này, Lương không còn ai thân thích. Cô khi ấy đang là cô sinh viên năm nhất Đại học sư phạm, nhưng vì cha mẹ mất đột ngột, lại gặp một biến cố lớn xảy ra, kể từ ngày ấy, cô không thể tiếp tục đến trường. Trên vai gánh lại thêm một khoản nợ lớn, sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, Lương đã trả hết nợ và "thay nhà mới" cho ba mẹ.
Cô mừng, nghĩ chắc trên trời ba mẹ tự hào về con gái lắm!
Chưa vui được bao lâu đã xảy ra chuyện này, để cậu mợ và bà ngoại lo lắng, cô thấy thật khó nghĩ. Không muốn mợ buồn, cô lảng sang chuyện khác.
- Mợ này, ai là người đưa con vào viện vậy ạ? Con biết để còn tới cảm ơn người ta.
- Không biết. Lúc mợ tới thì người ta đã đi rồi.
Lương buồn, mợ Tình nhìn thấy cháu, mới sực nhớ ra.
- Thuốc đâu con? Trôi hết rồi, mau bôi vào đi.
Lương giật mình sờ lên mặt. Lúc trưa gặp mưa bị trôi hết, giờ cái mặt lem luốc trông chắc khó coi lắm. Mợ Tình tìm trong túi hộp thuốc màu xanh, cẩn thận thoa lên mặt cho cháu gái.
Ở lại viện thêm một ngày, bác sĩ khám lại cho Lương thấy sức khoẻ không vấn đề, đã cho cô xuất viện. Hai mợ cháu trở về căn trọ, ở nơi đó chật chội, ẩm thấp. Nhìn quanh căn phòng một lượt, mợ thợ dài thườn thượt, lắc đầu sau đó quay sang nói với Lương.
- Nơi này mà ở được sao con?
Lương cười cười, nói mình ở quen rồi. Ở trên đất thủ đô này, muốn có một phòng trọ to đẹp, sạch sẽ, chắc chắn tiền thuê phòng không thấp. Mà với mức lương công nhân của cô, nơi này, là phù hợp nhất. Biết rất khó thuyết phục cháu gái, bà Tình nắm tay Lương dặn dò vài câu trước khi bắt xe trở về nhà.
- Nếu có khó khăn gì phải nói với bà và cậu mợ đấy. Đừng có cố chịu một mình.
- Con biết rồi. Mợ yên tâm đi.
Với tay lấy bộ quần áo sạch thay ra, cô lấy hộp thuốc vừa mua trong túi linong, cẩn thận dùng bông thấm cồn lau qua mấy vết thương hở trên chân. Lực ngã khi ấy quá mạnh khiến đầu gối tê buốt, vết trầy xước khá sâu, việc đi lại cũng khó khăn hơn. Phải qua mấy ngày chân mới ăn da non, khi Lương đến xưởng may làm việc thì nhận được thông báo bị đuổi việc, lý do là bốn ngày qua nghỉ không xin phép. Lang thang trên đường, cô muốn tìm một công việc nào đó làm tạm. Nhưng điều đáng buồn, không một nơi nào chịu nhận một cô gái có vết chàm to trên mặt, rất mất thẩm mỹ. Tình trạng như vậy, đã kéo dài đến cả tuần nay.
Thời buổi kinh tế thị trường, nhiều nơi người ta coi trọng hình thức, người như cô, ắt hẳn không thể có cơ hội. Cũng đúng thôi, nhìn mình trong gương, cô còn thấy chán nữa là. Bình thường ra ngoài nếu quên khẩu trang, cô sẽ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Có người nhìn với ánh mắt thương xót, cũng có người chỉ chỉ chỏ chỏ bàn tán xôn xao. Nhưng cô mặc kệ. Cuộc sống yên ổn như bây giờ, cô chấp nhận.
Chiếc banner rất lớn treo bên cạnh bến xe buýt, với nội dung tuyển cộng tác viên cho chuyến xây dựng mái ấm tình thương cho bản Simacai trên Lào Cai. Nghe đâu là của một người giàu có nào đó ở thủ đô tài trợ, quy mô lớn lắm! Dò tìm xuống dòng cuối mới để ý, thời gian tham gia là vào tháng sáu, nhẩm tính lại ngày tháng trong miệng, Lương mới nhớ đã hết hạn đăng ký rồi. Tặc lưỡi hơi tiếc nuối một chút, kể ra cô được tham gia thì tốt biết mấy.
Điện thoại trong túi phát bản nhạc tình cha, cô không cần nhìn tên cũng biết là người cậu yêu quý gọi tới. Lương vừa bắt máy đã nghe giọng cậu nhẹ nhàng quan tâm.
- Lương xinh đẹp, con đang làm gì vậy?
Trong nhà ngoài bà ngoại và mợ ra, thì cậu Tâm là người yêu thương cô nhất. Cậu mợ sống cùng bà và các em trên Cát Cát, họ sống chủ yếu bằng việc lên nương rẫy, ngoài ra không có nghề phụ gì. Cuộc sống khá khó khăn, hai em vẫn còn nhỏ, nhiều lần cậu muốn Lương lên đó ở cùng họ, nhưng lo sợ bản thân là gánh nặng, nên lần nào cô cũng từ chối.
Lần này cũng không ngoại lệ. Lương vừa nói mình đang ra ngoài kiếm việc làm mới, cậu Tâm lập tức đề nghị cháu gái lên đó sống cùng cả nhà.
Thực ra mẹ Lương lấy chồng dưới xuôi đã mấy chục năm, từ nhỏ cô chưa từng sống cùng cậu mợ và các em, có chăng chỉ là mấy ngày tranh thủ nghỉ lễ về thăm quê. Cho nên để tưởng tượng cuộc sống của mọi người trên đó, cô thực ra rất khó hình dung.
Nhưng lần này nghe cậu nói thế, cô cũng muốn thử một lần xem mọi chuyện thế nào.
- Vâng, cậu để con suy nghĩ đã. Khoảng một tuần con báo lại cậu mợ sau.
Nghĩ kỹ thì lời đề nghị ấy cũng không tệ, lên đó chí ít cô cũng gần người thân mình hơn. Sau khoảng hai ngày sắp xếp cho mọi việc ổn thoả, Lương quyết định lên đó làm lại từ đầu. Hành lí cô mang theo không có gì nhiều, ngoài mấy bộ quần áo cũ kĩ không hợp thời, thì chỉ có ít đồ đạc cô dùng mấy năm qua. Ngỡ là ít mà khi đóng gọn lại mới nhiều, hẳn bốn thùng giấy lớn một mình cô bê không nổi. Nghĩ tới số tiền ít ỏi trong tài khoản, Lương nhắm mắt bắt một chiếc taxi ra bến xe.
Bây giờ đã là gần sáu giờ chiều, mặt trời xuống núi bỏ lại bầu trời đêm đen tối om. Xe rời bến đúng giờ quy định, vì di chuyển buổi tối nên
cảm nhận thời tiết khá dễ chịu. Nhìn Hà Nội thêm một lần nữa, Lương cố gắng lưu giữ thật nhiều hình ảnh đẹp đẽ của con người nơi đây. Mười năm gắn bó với mảnh đất thủ đô, nói dễ quên thì quả thực là lời nói không thật lòng. Nếu như ông trời đối xử với cô dễ chịu hơn một chút, thì có lẽ cô không tìm cách trốn tránh như bây giờ.
Hiện thực phũ phàng mà con người vẫn phải sống tiếp. Quá khứ giống như vết mực không thể nào gột tẩy, lại giống như gai nhọn nằm ẩn sâu trong tim, chỉ cần cựa quậy khiến lòng ta nhói đau. Ngoài việc thu mình vào chiếc vỏ ốc xấu xí, Lương chỉ có thể bám víu vào chút niềm tin mảnh như sợi chỉ dù.
Xe khách đi băng băng hơn năm trăm cây số, bác tài mệt mỏi phải đổi lái một lần. Đến khoảng bốn giờ sáng xe mới cập bến Lào Cai.
- Đã đến bến Lào Cai, quý khách vui lòng kiểm tra lại hành lý.
Mệt mỏi quá Lương ngủ từ lúc nào, đến khi nghe tiếng phụ xe nói lớn cô mới từ từ mở mắt. Hai chữ Lào Cai giống như tiếng sấm nhỏ, ù một tiếng khiến cô giật thót mình. Trời đất tối om thế này họ bảo cô phải làm sao, rõ ràng lúc đầu nhà xe có nói bến cuối là Sa Pa cơ mà. Tay ôm chặt chiếc túi xách cũ kỹ, Lương xuống xe tiến đến hỏi bác tài đang hút dở điếu thuốc.
- Anh cho em hỏi, lúc lên xe nghe nói bến cuối là Sa Pa, sao mới tới Lào Cai đã dừng rồi?
Không biết trông bộ dạng Lương thế nào, mà bác tài bị cô doạ cho hú hồn, sặc tới nỗi làm điếu thuốc rơi vung vãi xuống đất. Sau một trận ho đỏ mặt tía tai, anh ta mở miệng bằng chất giọng hơi khó nghe.
- Lộ trình thay đổi, em gái vui lòng gọi xe dịch vụ.
Câu nói giống như cú tát thẳng vào mặt khiến cô bừng tỉnh, rời xe với bốn thùng caton to, không một chiếc taxi nào chịu chở. Xe ôm ai cũng lắc đầu, nếu muốn đi thì phải gọi tới năm chiếc. Chuyến đi chưa gì đã thấy không mấy suôn sẻ, một mình cô đứng bơ vơ giữa bến xe vắng người. Lúc này đây Lương rất cần một bác tài có tâm, chịu chở cô và giảm giá xe thì càng tốt.
- Cô gái, có muốn đi nhờ một đoạn không?
Ông trời đúng không triệt đường sinh sống của ai. Giữa lúc lòng cô nổi giông thì nghe tin cơn bão không về, khá vui. Trong lòng như có tiếng pháo hoa nở rộn ràng, đến khi Lương quay mặt lại nhìn thì nụ cười chợt tắt ngấm. Trước mắt cô là một ông chú cao to râu ria xồm xoàm, mái tóc dài chấm vai trông khá cứng tuổi, cộng thêm bộ quần áo công nhân sáng màu lem luốc thực sự rất khó nhìn. Lo sợ người ta tới gây sự, Lương run rẩy quay người nhìn sang hướng khác. Trong lòng cảnh giác cao độ, đối với người chủ động bắt chuyện cô thường bài xích rất lớn.
- Với số đồ đạc này, nếu cô không đồng ý lên xe tôi, e là không một bác tài nào muốn chở.
Vẫn là nên từ chối.
- Cháu có xe rồi! Cảm ơn chú!
Lương cố kéo mấy cái thùng giấy đó sang một bên. Nặng thật, chúng hoàn toàn không nhúc nhích. "Ông chú già" đó bật cười rất tự nhiên, tiến thêm hai bước nữa vẫn kiên trì mời gọi.
- Nếu không bắt được xe, cô định chờ tới bao giờ? Định về đâu, tiện đường tôi chở, đảm bảo giá rẻ bất ngờ.
Ông chú nói cũng có lý, mà nãy giờ đứng đây cô cũng chẳng vẫy được chiếc xe nào, nghe bùi bùi tai, thế là có người dè dặt đồng ý.
- Vậy chú cho cháu tới bản Cát Cát đi ạ! Chú lấy bao nhiêu cháu gửi?
Đứng đợi người ta ra giá, mà mãi vẫn không thấy ông chú nói gì, chỉ nghe thấy chất giọng khàn khàn.
- Lên xe đi.
Không hiểu ông chú làm bằng gì mà khoẻ thế, cả cái thùng to đùng chú bê khá nhẹ nhàng, một loáng đã xếp gọn gàng lên thùng xe ba gác. Chiếc xe dù đã cũ mà tiếng máy vẫn êm, Lương dè dặt ngồi một góc phía sau, thỉnh thoảng đến những khúc cua mấy thùng hàng bị rê đi, cả người cô nghiêng ngả ngồi không vững.
- Ngồi cho chắc vào, đường sóc đấy.
Bản Cát Cát là một xã thuộc thị trấn Sa Pa, cách thành phố Lào Cai hơn sáu mươi cây số. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, với rất nhiều cảnh quan thiên nhiên vô cùng đẹp. Đường lên đó quanh co khúc khuỷu, nếu không phải tay lái cứng có lẽ sẽ rất khó khăn. Lương nhoài người lên nhìn ngó phía trên, thấy ông chú vẫn vô tư huýt sáo, có lẽ đoạn đường này cũng chẳng thể làm khó được.
Qua chừng hai giờ đồng hồ, khi mặt trời lên tới đỉnh đầu, những tia nắng âm thầm xuyên qua từng kẽ lá,rốt cuộc hai người cũng đã tới nơi. Tổng cộng trên bản có khoảng tám mươi hộ dân, hầu hết nằm dọc theo đường bậc thang lát đá giữa bản, một số nằm rải rác trên các sườn đồi. Xe ba gác tuy nhỏ nhưng không thể di chuyển sâu, đành dừng lại trên đường lớn cách chừng mấy trăm mét. Lương thoả thuận với ông chú là bê giúp cô mấy thùng đồ xuống dưới, sau đó sẽ gửi luôn cả tiền xe. May mắn là nhận được cái gật đầu đồng ý, cô đi trước người ta bê theo sau, trông hai người giống y hệt những lái buôn đang băng qua rừng.
Mới sáng ra nhà cậu mợ Tâm Tình đều đi vắng, Lương phải sang nhà kế bên hỏi thăm, lúc này mới biết cả nhà đã lên nương từ sớm. Lẽ ra cô định ngồi chờ đến khi họ về, nhưng nghe họ nói lại chắc chiều tối cả nhà cậu mợ mới trở về. Lẽ ra cô sẽ cho bà ngoại một bất ngờ, nhưng theo tình hình hiện tại thì không thể nào rồi. Lương buồn bã trở ra xe, nói với ông chú già quay lại bê giúp cô mấy thùng hàng kia, không ngờ lại nghe ông chú đó nói:
- Tiền xe ba trăm, tiền chờ năm mươi nghìn, hai lần bê bốn thùng hàng tôi lấy tám mươi nghìn, tổng cộng bốn trăm ba. Thế nào? Định thanh toán luôn hay lát nữa?
Có nhầm không? Lương nhìn lại chiếc xe, cũ kĩ ọp ẹp mà chú già lấy cô gần bằng tiền taxi, đắt khủng khiếp. Nhìn qua ông chú ấy một lượt, cô thầm nghĩ chắc ông ấy biết cô từ dưới xuôi lên, lơ ngơ không thông thạo đường nên cố ý chặt chém đây. Trách người ta cũng nghĩ lại mình, ai bảo cô không hỏi giá từ trước. Mới nghĩ có đôi ba câu, chưa kịp kêu lên chú lấy cao thế, đã nghe tiếng người ta hỏi muốn đi đâu. Lương nghĩ nghĩ một hồi, tặc lưỡi nói:
- Chú cho cháu lên thị trấn tìm một phòng trọ ở tạm.
Bước đầu cảm giác mọi việc không thuận lợi rồi. Từ việc nhà xe thay đổi lộ trình, tới việc không một taxi nào muốn chở, cuối cùng là việc cậu mợ đi vắng không có nhà. Mọi việc dường như chưa dừng lại ở đó, khi bác tài đưa cô đi hết nửa cái thị trấn, cũng không thể tìm ra được một dãy trọ nào còn phòng trống. Đang trong lúc mệt mỏi điên đầu, bất ngờ nghe ông chú già nói mấy lời khó nghe.
- Giờ tính sao đây? Không có tiền trả tiền xe đúng không?
Ông chú già phía trên đột nhiên tức giận, nghiêm nghị hỏi làm cô giật nảy mình. Lương không hề có ý nghĩ xấu xa đó, chẳng qua là hôm nay hơi xui xẻo một chút thôi. Khổ nỗi nói làm sao để người ta tin, nên cô đành phải xuống nước:
- Chú thông cảm, chỉ cần tìm được phòng, cháu sẽ gửi tiền công chú đầy đủ.
Cứ ngỡ sẽ bị bác tài mắng té tát, nào ngờ giữa thế giới bao la rộng lớn này, vẫn còn sót lại một người tốt bụng.
- Tôi có một người bạn, anh ta có một dãy trọ hơn mười phòng, nghe nói vẫn còn phòng trống. Nếu muốn tôi chở cô đến đó xem thử.
Thôi thì đến giờ phút này, cô có thể làm gì khác ngoài việc gật đầu đi theo ông chú đó đâu. Qua mấy con đường, vài ba khúc cua, chỗ ông chú già đưa Lương tới là khu vực trung tâm thị trấn, vòng qua vòng lại rốt cục nơi này cách nhà cậu mợ có ba cây thôi.
Không hiểu sao từ đầu ông chú già không đưa cô tới nơi này, lại đợi đến khi tìm kiếm chán chê mới chịu nói ra, hay kiểu muốn câu giờ để đòi thêm tiền phí, hoặc cũng có thể người ta không có tính nhiều chuyện.
Lương chậm chạm ngó vào nhìn quanh căn phòng một lượt. Căn phòng trọ nhìn qua khá cũ kĩ, nhà vệ sinh, nơi nấu ăn không có, diện tích phòng gói gọn trong khoảng hai mươi mét vuông. Tường nhà lâu không ai ở tường vốn đã ngả màu, cánh cửa cũng lệch ren đổ sập xuống, nền nhà còn bị xộc lên mấy viên gạch vỡ, chưa kể bụi bặm phủ kín hết đồ đạc bên trong.
Lương đứng bên ngoài nhìn khá ái ngại, định quay người ra thì nghe ông chú già mở miệng trước.
- Tiền thuê năm trăm cả điện nước. Nếu chê đắt cô có thể tìm nơi khác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top