Thùy Dương

Thai 1 tuần tuổi

Thai kỳ bắt đầu

Đây là một thời gian hết sức tuyệt vời của bạn - có một đứa bé đang lớn dần trong bụng mình là một kinh nghiệm khó tưởng tượng! Bạn sẽ cảm nhận được điều gì đang lớn lên trong Cơ thể mình và con của bạn sẽ lớn lên rồi thay đổi ra sao.

Bạn không hề Cô đơn trong thai kỳ của mình. Mỗi năm có hàng triệu phụ nữ hoàn tất công việc Mang thai của mình khá thành công.

Một điểm mấu chốt của cuốn sách này chính là giúp bạn hình dung được những Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến Sức khoẻ và Hạnh phúc của bạn cũng như của đứa con đang lớn trong bụng. Nếu bạn đã nhận thức được rằng những xét nghiệm đặc biệt trong thời điểm nhất định, chẳng hạn như chụp tia X-quang, có thể có những ảnh hưởng thế nào đên Thai nhi đang lớn lên trong bạn, bạn sẽ có những quyết định khác để dùng đến các biện pháp khác. Nếu bạn hiểu rằng việc dùng các loại Thuốc kích thích có hại cho con bạn như thế nào hoặc có thể gây nên những tác động xấu kéo dài thế nào, có thể bạn sẽ quyết định việc ngừng sử dụng chúng. Nếu bạn biết rằng Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể gây nên chứng ợ nóng hoặc Buồn nôn của bạn và qúa trình phát triển chậm của con bạn, có thể bạn sẽ thực hiện Chế độ ăn có nhiều Dinh dưỡng hơn. Nếu bạn nhận thức được rằng những hành động của mình dù ít dù nhiều có ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ của mình, có thể bạn sẽ thông minh hơn khi tự giải thoát mình khỏi những Lo lắng và tận hưởng cảm giác làm mẹ được nhiều hơn chăng.

Các thông tin trong cuốn sách này được chia theo từng tuần Mang thai khác nhau. Những hình minh hoạ sẽ cho bạn thấy rõ hơn bạn và con mình thay đổi và lớn lên như thế nào mỗi tuần. Những chủ đề chung mỗi tuần sẽ bao gồm những mối băn khoăn và cả những mô tả cụ thể cho thấy con bạn lớn như thế nào, trông hình dáng bạn ra sao và những hành động thường ngày của bạn có ảnh hưởng gì đến con của bạn.

Những thông tin trong cuốn sách này không có nghĩa sẽ thay thế được những cuộc thảo luận trực tiếp của bạn với chuyên gia y tế của bạn. Hãy nhớ rằng bạn nên thảo luận tất cả hay bất cứ băn khoăn gì với ông ấy hay cô ấy. Hãy sử dụng những thông tin có trong cuốn sách này để mở đầu cho những cuộc thảo luận thẳng thắn đó. Nó có thể giúp cho bạn diễn đạt những băn khoăn của bạn bằng lời dễ dàng hơn.   

Dấu hiệu hoặc triệu chứng khi mang thai.

Một số những thay đổi trong cơ thể bạn có thể cho bạn thấy rằng bạn đã mang thai. Nếu bạn có một hoặc nhiều hơn 1 các triệu chứng nêu ra dưới đây và bạn nghĩ rằng bạn có khả năng mang thai, hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế của mình nhé:

Tắc kinh.

Buồn nôn, có thể kèm hoặc không kèm theo Ói mửa.

Chán ăn hoặc thèm ăn.

Mệt mỏi.

Đi tiểu thường xuyên.

Ngực thay đổi, nhũn ra.

Có cảm giác khác lạ ở khu vực khung xương chậu.

Có vị kim loại trong miệng.

Điều gì sẽ khiến bạn chú ý đầu tiên? Ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Khi bạn thấy rằng chu kỳ Kinh nguyệt của mình không bắt đầu hoạt động trở lại, đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự mang thai.

Khi nào con bạn ra đời?

Thời điểm bắt đầu Mang thai có thể được tình là ngày đầu tiên của chu kỳ Kinh nguyệt cuối cùng. Có nghĩa là, theo mục đích tính toán cảu các bác sĩ, bạn có mang 2 tuần trước khi bạn thực sự thụ thai! Điều này có thể gây nhiều hiểu lầm, hãy kiểm tra nó kỹ càng hơn nhé.

Khái niệm về thời gian

Thời điểm mang thai (thời điểm có kinh) - Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối cùng, 2 tuần trước khi bạn Thụ thai có nghĩa chính xác là gì. Đấy là Giai đoạn mà bác sĩ của bạn dùng để dự đoán thời điểm mang thai của bạn. Thời gian kéo dài trung bình của thai kỳ là 40 tuần.

Tuổi Rụng trứng (độ tuổi sinh nở) - Bắt đầu từ khi bạn thụ thai. Độ dài trung bình của thai kỳ là 38 tuần.

Quý - mỗi quý kéo dài khoảng 13 tuần. Có 3 quý trong một thai kỳ.

Tháng âm lịch - Mỗi thai kỳ kéo dài trung bình khoảng 10 tháng âm lịch (mỗi tháng có 28 ngày).

Tìm hiểu về ngày bạn sinh nở.

Hầu hết tất cả các phụ nữ đều không biết chính xác ngày thụ thai, nhưng họ thường nhận biết được ngày dầu tiên của kỳ kinh cuối. Đấy chính là một thời điểm dùng để xác định ngày thai kỳ chấm dứt. Ngày cuối của thai kỳ đóng vai trò khá quan trọng vì nó giúp bác sĩ của bạn có thể xác định được thời gian để thực hiện các xét nghiệm và các quy trình thao tác. Nó cũng có thể giúp cho việc áng chừng được sự phát triển của con bạn và nói rõ cho bạn thấy là bạn đã quá kỳ sinh chưa. Đối với hầu hết các phụ nữ, thời điểm Thụ thai của tháng (thời điểm rụng trứng) là vào khoảng giữa tháng của chu kỳ Kinh nguyệt hay nói một cách khác là khoảng thời gian 2 tuần tính đến ngày đầu tiên Cua chu kỳ tiếp theo.

Một thai kỳ kéo dài khoảng 280 ngày, hay 40 tuần, bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Bạn có thể tính ra ngày sinh nở của bạn bằng cách đếm đúng 280 ngày kể từ ngày đầu tiên xuất huyết của bạn trong kỳ cuối cùng. Hoặc bạn có thể đếm ngược lại 3 tháng tính từ ngày đầu trong chu kỳ cuối cùng rồi cộng thêm 7 ngày. Cách này cũng có thể đưa ra cho bạn một thời điểm tương đối chính xác về ngày bạn sẽ sinh. Ví dụ, nếu như chu kỳ cuối cùng của bạn bắt đầu vào ngày 20 tháng 2, thì ngày bạn sinh sẽ vào ngày 27 tháng 10.

Tính thai kỳ theo cách này sẽ cho biết được thời kỳ Thai nghén (thời kỳ hành kinh). Và đây cũng chính là cách mà các bác sĩ và các Y tá dùng để theo dõi thời gian trong suốt thai kỳ. Nó khác hẳn với thời kỳ rụng Trứng (thời kỳ sinh nở), vì giai đoạn này ngắn hơn 2 tuần và bắt đầu ngày thụ thại chính xác.

Một số chuyên gia y tế ngày nay khuyên rằng thay vì "ngày sinh", có thể đưa cho phụ nữ mang thai "tuần sinh" - một thời gian 7 ngày mà trong đó việc sinh nở có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Giai đoạn này có thể rơi vào thời điểm 39 tuần rưỡi hoặc 40 tuần rưỡi. Do là có quá ít phụ nữ (chỉ khoảng 5%) có thể sinh được đúng ngày của mình, nên khoảng thời gian 7 ngày có thể giúp giảm thiểu những lo lắng của Người mẹ về thời điểm khi nào thì con họ được sinh ra.

Một số người thì đếm thời gian trong suốt thai kỳ tính theo tuần. Đây chính là một cách dễ dàng nhất. Nhưng nó cũng có thể rất dễ nhầm lẫn là nhớ được khi nào bạn bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của kỳ cuối cùng và cũng có thể bạn không thực sự mang thai cho đến 2 tuần sau đó. Ví dụ, nếu như bác sĩ của bạn nói rằng bạn đã mang thai được 10 tuần (tính theo kỳ kinh cuối cùng của bạn), nhưng thời điểm Thụ thai của bạn lại xảy ra 8 tuần trước đó chẳng hạn.

Bạn cũng có thể nghe nói đến việc thai kỳ của mình được chia ra theo quý. Qúy chia thai kỳ của bạn ra 3 giai đoạn, và mỗi thời điểm kéo dài 13 tuần. Điều này sẽ giúp nhóm được các giai đoạn phát triển vào một. Ví dụ như, tất cả cấu trúc cơ thể con bạn chủ yếu được hình thành cũng như các cơ quan trong cơ thể chúng chủ yếu diễn ra vào quý đầu tiên. Trong suốt quý thứ 3, hầu hết tất cả các vấn đề của người mẹ với các trường hợp Huyết áp cao được sinh ra so thai kỳ gây ra hoặc trường hợp tiền kinh giật có thể xuất hiện.

Có thể bạn đã nghe đến tháng âm lịch, liên quan đến việc hoàn thành một chu kỳ tuần trăng, có nghĩa 28 ngày. Vì thai kỳ thường kéo dài đến 280 ngày tính từ ngày đầu tiên của Chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến ngày sinh nở, nên thai kỳ tính theo tháng âm lịch kéo dài 10 tháng.

Thới khoá biểu dành cho 40 tuần.

Trong cuốn sách này, thai kỳ được dựa trên thời khoá biểu 40 tuần. Sử dụng phương pháp này, bạn thực sự có thể có mang trong khoảng tuẩn thứ 3. Tất cả những thông tin chi tiết về thai kỳ của bạn sẽ được thảo luận theo tuần một bắt đầu từ tuần thứ 3. Ngày cuối cùng của thai kỳ chính là ngày cuối cùng của tuẩn thứ 40.

Trong các cuộc thảo luận theo tuần sẽ cho biết độ tuổi chính xác của đứa con đang lớn trong bụng bạn. Ví dụ, trong tuần thứ 8, bạn sẽ nhìn thấy những thông tin sau:

Tuần thứ 8 (độ tuổi thụ thai).

Tuổi của thai nhi - 6 tuần (độ tuổi sinh nở).

Với cách này, bạn sẽ biết được chính xác độ tuổi của con bạn vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

Một điều quan trọng mà bạn nên hiểu đó là việc xác định ngày cuối cùng của thai kỳ cũng chỉ là một sự ước đoán, không phải chính xác tuyệt đối. Như chúng ta đã nói ở trên chỉ có khoảng 1 trong 20 phụ nữ có thể sinh vào đúng ngày của mình. Việc tính toán vào một ngày chính xác hoá ra lại là một sai lầm (ngày cuối cùng của thai kỳ hoặc sớm hơn thời điểm đó). Có thể bạn sẽ thấy rằng ngày lại ngày trôi qua mà con bạn vẫn chưa ra đời. Hãy nhìn vào ngày cuối cùng của thai kỳ giống như một mục tiêu cần đạt tới - một khoảng thời gian mà bạn đang chờ đợi và chuẩn bị chào đón nó. Rất có ích nếu biết được bạn đang tiến bộ rõ rệt về tư tưởng.

Không kể bạn áp dụng cách tính thời gian như nào trong thai kỳ, nó thường phải trải qua một khoảng thời gian dài mà nó cần phải trải qua. Một điều kỳ diệu thực sự đang diễn ra - một con người đang sống và lớn lên trong người bạn! Hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời này nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn.  

Hành kinh là một sự thải máu, dịch nhầy và các mảng tế bào theo chu kỳ Tuần hoàn bình thường từ khoang của tử cung. Khoảng cách bình thường cho một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày, nhưng nó có thể khác nhiểu và như vậy vẫn được coi là chuyện bình thường. Khoảng cách và số lượng của chu kỳ kinh có thể khác, một chu kỳ bình thường là từ 4 đến 6 ngày.

Trên thực tế, hai chu kỳ quan trọng có thể xảy ra đồng thời một lúc đó là - chu kỳ rụng trứng và chu kỳ của màng nhầy tử cung. Chu kỳ rụng trứng cung cấp trứng cho quá trình thụ tinh. Chu kỳ của màng nhầy Tử cung là nhiệm vụ cung cấp môi trường cho trứng đã Thụ tinh bên trong tử cung. Bởi lẽ những thay đổi về màng nhầy tử cung được điều tiết bằng hoóc môn sinh ra từ buồng trứng, nên hai chu kỳ này có liên quan mật thiết đến nhau.

  Chu kỳ rụng trứng sản xuất ra trứng cho Quá trình thụ tinh (tế bào trứng). Có khoảng 2 triệu trứng trong cơ thể một bé gái mới sinh. Số lượng này sẽ giảm đi xuống còn 400.000 quả trong cơ thể bé gái khi gần đến tuổi dậy thì. Số lượng trứng lớn nhất đạt được vào đúng thời điểm trước khi sinh. Khi một thai nhi nữ giới được 5 tháng tuổi (tức là 4 tháng trước khi sinh), có thể đạt tới con số 6,8 triệu trứng!  

Một số phụ nữ (khoảng 25%) phải trải qua những cơn Đau bụng dưới hoặc cảm thấy khó chịu trước ngày trứng rụng, gọi là cơn đau giữa kì kinh nguyệt. Điều đó có thể gây ra bởi sự khó chịu khi có chất lỏng hoặc Máu sinh ra từ sự vỡ nang. Sự có mặt hay văng mặt của triệu chứng này không phải là một bằng chứng để chỉ ra rằng kỳ rụng trứng có hoặc không xuất hiện.

Những mánh nhỏ trong tuần 1 & 2

Những xét nghiệm thời kỳ trực tiếp của thai kỳ là rất đáng tin cậy và có thể rất tích cực (chỉ rõ sự mang thai) vào thời điểm 10 ngày sau khi thụ thai.

Sức khoẻ của bạn có ảnh hưởng đến thai kỳ

Sức khoẻ của bạn là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi bạn mang thai. Chế độ dinh dưỡng tốt, luyện tập vừa phải, nghỉ ngơi đúng cách và sự thận trọng của bạn và cách bạn chăm sóc cho bản thân, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Thông qua cuốn sách này, tối muốn cung cấp thông tin về các phương pháp y tế mà các bạn cần phải tiến hành, những xét nghiệm y tế mà bạn cần phải có, cũng như những hợp chất trực tiếp mà bạn có thể phải sử dụng và một số chủ đề khác mà bạn cũng nên quan tâm. Những thông tin này là tương đối cần thiết cho các bạn để có thể nhận thức được hành động của bạn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và sức khoẻ của đứa con đang lớn trong bụng bạn như thế nào.

Tất cả các phương pháp chăm sóc về sức khoẻ mà bạn nhận được có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và cách bạn có thể chịu đựng khi mình phải mang thai. Khi có sự chăm sóc sức khoẻ tốt đồng nghĩa với việc con bạn sẽ có một sự phát triển tốt và một thể chất tốt.

Những người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Bạn có rất nhiều lựa chọn khi đến thời điểm đòi hỏi bạn cần phải có nhà cung cấp về các dịch vụ sức khoẻ. Bác sĩ sản khoa là một người chuyên chăm sóc những phụ nữ mang thai, bao gồm cả việc đỡ đẻ. Các bác sĩ sản khoa thường được gọi là M.D.s (đó là các chuyên gia y tế được tốt nghiệp từ các trường có chức danh như trường Y và có đầy đủ các tiêu chuẩn khi được cấp bằng y tế) hoặc D.O.s (đó là các bác sĩ chuyên về Thuật nắn xương tốt nghiệp từ trường chuyên về thuật nắn xương và có đầy đủ các tiêu chuẩn về một người được cấp bằng y tế). Cả hai người đều đã hoàn thành những khoá chuyên sau sau đại học.

Bác sĩ sản khoa những người chuyên sâu về những ca Đẻ có nguy cơ cáo được là gọi là các bác sĩ cấp cứu sản khoa. Cũng có rất ít những người cấn đến bác sĩ sản khoa (chỉ có 1 trong 10 người). Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn cần đến một chuyên gia, hoặc nếu bạn lo lắng về thể trạng sức khoẻ của mình trong quá khứ.

Một số phụ nữ lựa chọn các chuyên gia trong Gia đình vì bản thân họ là bác sĩ tư. Ở một số trường hợp, bác sĩ sản khoa có thể không có mặt vì lý do nào đó, có thể vì cộng đồng đó quá nhỏ, hoặc ở vùng sâu vùng xa. Các chuyên gia y tế trong gia đình thường phục vụ theo nhu cầu của bạn, đóng vai trò là bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa. Một số người trong số họ rất có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ. Trong trường hợp có vấn đề nảy sinh, một bác sĩ tư phải có nhiệm vụ liên hệ với một bác sĩ sản khoa nhằm chăm sóc sức khoẻ tiền sinh nở cho bạn. Trong đó bao gồm có cả trường hợp Mổ đẻ cần thiết phải được tiến hành để lấy đứa bé ra.

Đôi khi nhiều phụ nữ mang thai lại muốn có một bà đỡ có tay nghề trong gia đình. Một bà đỡ có tay nghề là một người có đào tạo thường chịu trách nhiệm về những ca sinh có nguy cơ thấp và không phức tạp. Những chuyên gia này thường đăng ký với tư cách là y tá với việc được đào tạo chuyên sâu và bằng cấp là người đỡ đẻ. Họ có nhiệm vụ triệu được sự có mặt của các bác sĩ trong trường hợp có những vấn đề nảy sinh.

  Giao tiếp đóng vai trò quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải liên hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của mình. Mang thai và Sinh đẻ chính là những sự việc mà chỉ có Cá nhân bạn biết và trải qua. Bạn cần phải đặt ra những câu hỏi mà bạn có, chẳng hạn những câu dưới đây: 

Ông có tin vào việc Sinh con tự nhiên không?

Trong công việc thường ngày ông thường làm gì cho các bệnh nhân. Mọi người có dùng biện pháp thụt rửa, theo dõi thai nhi hay làm những cái khác không?

Ai làm công tác chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân khi ông đi vắng?

Liệu có bác sĩ nào khác ngoài ông không mà tôi có thể gặp và chăm sóc tôi thay ông?

Hãy bày tỏ những lo lắng của bạn và nói về tất cả những điều mà bạn nghĩ rằng nó quan trọng với bạn. Bác sĩ của bạn là người có kinh nghiệm vì họ đã tham gia hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ca Đẻ khác nhau và tất cả những điều họ vẽ ra cho bạn là tất cả vì sự khoẻ mạnh của bạn mà thôi. Ông ấy hoặc cô ấy sẽ phải cân nhắc xem cái gì là tốt nhất cho bạn và cho con bạn trong khi đó họ phải cố gắng đáp ứng tất cả mọi yêu cầu "đặc biệt" mà bạn có thể có.

Đừng dè dặt khi phải đặt ra những câu hỏi; bác sĩ của bạn có thể đã nghe những điều đó. Bởi lẽ, có thể những câu hỏi đó không tốt hoặc nó tiềm ẩn những nguy cơ cho bạn, nhưng quan trọng nhất là bạn nên hỏi về những điều đó trước khi quá muộn. Nếu như yêu cầu của bạn có thể thực hiện được, có nghĩa là bạn có thể cùng nhau lên kế hoạch chuẩn bị, ngăn chặn những phát sinh không thể lường trước được.

  Hút thuốc 

Hút thuốc rất có hại cho thai kỳ. Một phụ nữ mang thai khi hút 20 điếu thuốc (một bao thuốc) có thể hít khói thuốc gấp 11000 lần trong suốt thai kỳ bình thường. Và khi bạn Hút thuốc đồng nghĩa với đứa con trong bụng bạn cũng hút. Và điều chúng tôi muốn nói ở đây chính là khói Thuốc lá có thể đi qua Nhau thai và đến chỗ con bạn. Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy khi điều này xảy ra thì đứa trẻ phải hít một lượng tập trung nicotin cao hơn mẹ của nó. Lượng tập trung cao hơn này đòi hỏi việc thải hồi nicotin trong cơ thể bé sau khi sinh.

Khói Thuốc lá chứa những hợp chất độc hại, chẳng hạn như nicotin, cacbon monoxit, hydrogen cyanide, hắc ín, nhựa thông, và một số nhân tố gây Bệnh ung thư khác nữa (caxinogen). Các hợp chất này có thể đơn độc hoặc kết hợp với nhau để làm hại cho đứa con đang phát triển trong bụng bạn.

Bằng chứng khoa học cho thấy, hút thuốc trong khi mang thai có thể là gia tăng nguy cơ giết chết thai nhi, hoặc có thể làm hỏng thai nhi. Hút thuốc ảnh hưởng tới việc hấp thu Vitamin B, C và axit Folic. Thiếu axit Folic có thể gây nên các khuyết tật về dây thần kinh và gia tăng độ phức tạp về các vấn đề liên quan đên thai kỳ ở người mẹ.

Trong vòng 30 năm qua, chúng ta đã biết được rằng trẻ được sinh ra từ người mẹ hút thuốc thường nhẹ cân hơn các em bé sinh bình thường tầm 200g. Đó là nguyên nhân tại sao trên vỏ mỗi bao thuốc lại có lời cảnh báo đối với phụ nữ là không nên hút thuốc khi đang mang thai. Nhẹ cân khi sinh ra ở trẻ có liên quan trực tiếp đến số lượng Thuốc lá mà người mẹ hút. Những tác hại này sẽ không xuất hiện ở đứa con khác của cô ta nếu như người mẹ đó ngừng việc hút thuốc khi đang mang thai đứa tiếp theo đó. Có một mối liên quan trực tiếp giữa việc hút thuốc là và sự phát triển suy yếu của thai nhi.

Một đứa bé đang lớn trong bụng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do việc hút thuốc của người mẹ. Hút thuốc sẽ co hẹp các mao mạch ở nhau thai; và nhau thai chính là cơ quan vận chuyển máu, oxi và Chất dinh dưỡng đến cơ thể của trẻ. Sự thu hẹp này sẽ giảm thiểu sự nuôi dưỡng mà con bạn có thể nhận được từ phía bạn, điếu có thể dẫn đến việc nhẹ cân và cấu trúc bộ phận bên trong của trẻ nhỏ (thấp hơn).

Những trẻ em sinh ra từ người mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai thường thấy là có chỉ số IQ thấp hơn và gia tăng về trường hợp rối loạn chức năng đọc hơn là trẻ em từ những người mẹ không hút thuốc. Sự cố về hội chứng rối loạn chức năng não bộ (quá hiếu động) cũng được báo cáo cho thấy là cao hơn những trẻ em may mắn có những người mẹ không hút thuốc trong suốt thai kỳ.

Hút thuốc trong suốt thai kỳ có thể gia tăng nguy cơ Sảy thai và Thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh. Nguy cơ này cũng gia tăng tỷ lệ thuận với số lượng thuốc mà người phụ nữ mang thai hút. Tỉ lệ gia tăng thường là 35% ở những người phụ nữ hút trên một bao thuốc mỗi ngày.

Hút thuốc còn gia tăng nguy cơ về những sự cố phức tạp ở cả người mẹ. Một ví dụ về trường hợp bất ngờ của nhau thai, sẽ được thảo luận chi tiết trong tuần 33. Tỷ lệ của nguy cơ này gia tăng từ khoảng 25% đối với người hút thuốc với tần số trung bình và lên tới 65% đối với người nghiện thuốc nặng.

Trường hợp cuốn nhau thai (thảo luận trong tuần thứ 35) cũng thường xuất hiện ở những người phụ nữ hút thuốc khi mang thai. Tỉ lệ xảy ra gia tăng từ 25% đối với người hút bình thường và 90% ở những người nghiện thuốc nặng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng có hại của việc hút thuốc trong quá trình mang thai. Có thể bạn sẽ băn khoăn rằng mình có thể sử dụng một số phương tiện nhằm hỗ trợ bạn trong quá trình hút thuốc, chẳng hạn như dùng thuốc viên, kẹo cao su hoặc các dược phẩm có tác dụng ngừng hút thuốc, Những ảnh hưởng cụ thể đối với sự phát triển của thai nhi của ba chất hỗ trợ trên vẫn chưa được xác định.

Nicotrol, một chất dùng để hít, dụng cụ dùng để xịt mũi, nướu, Họng được dùng phổ biến như một chất hỗ trợ cho quá trình ngừng hút thuốc. Nicotrol được bán dưới cái tên Nicoderm và Nicorette tất cả các hợp chất pha chế từ Nicotrol đều chứa Nicotin đều không được khuyên dùng trong quá trình mang thai.

Ziban (bupropion hydrochkloride) là một loại thuốc uống, một chất hỗ trợ không có chứa Nicotin dùng để hỗ trợ cho quá trình ngừng hút thuốc. Loại dược phẩm này cũng được quảng cáo dưới cái tên thuốc Wellbutrin chống Suy nhược thần kinh hoặc dưới cái tên wellbutrin SR. Zyban. Loại dược phẩm này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Nếu bạn có mang, các nhà nghiên cứu khuyên nên tránh sử dụng kẹo cao su, thuốc cao và thuốc viên. Hãy bàn bạn về tình huống trên với bác sĩ của mình trong trường hợp bạn có những thắc mắc.

Bạn có thể làm được gì? Câu trả lời tưởng như đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản một chút nào - hãy ngừng hút thuốc. Trên thực tế, một phụ nữ hút thuốc trong Quá trình mang thai sẽ có lợi rất nhiều nếu như họ có thể giảm hiểu hoặc ngừng ngay việc hút thuốc trước hoặc trong thời gian mang thai - và đứa con trong bụng họ cũng có những quyền lợi tương tự. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả những người không hút thuốc và đứa con chưa sinh của họ cũng có thể là người hút thuốc gián tiếp (hít phải không khí của môi trường có khói thuốc) cũng có thể bị nhiễm Nicotin và các hợp chất có hại khác. Có thể cách cải thiện duy nhất cho việc mang thai là những người trong gia đình phải ngừng hút thuốc ngay lập tức!

Một số mánh nhỏ cho việc ngừng thuốc

Hãy liệt kê một loạt những sự việc bạn cần phải làm trong việc ngừng hút thuốc đặc biệt là những hoạt động đòi hỏi phải sử dụng đến đôi tay, chẳng hạn như giải ô chữ, thêu thùa.

Hãy liệt kê một loạt những thứ mà bạn muốn mua cho bạn và con bạn. Nên gạt khoản tiền dùng để mua thuốc sang một bên và dùng để mua những thứ đó.

Hãy xác định ra những nguyên nhân "châm ngòi" - những cái khiến cho bạn phải hút thuốc. Hãy lên kế hoạch để tránh chúng hoặc giải quyết chúng một cách "lạnh lùng". Thay vì việc phải hút thuốc sau bữa cơm, hãy đánh răng, rửa bát hoặc đi dạo.

Nếu như bạn luôn luôn hút thuốc trong khi lái xe hãy lau rửa xe của bạn từ trong ra ngoài, sử dụng máy lọc không khí hát theo một bài hát trên đài hoặc băng catset. Hãy bắt xe buýt hoặc đi xe cùng nhóm bạn một lúc.

Hãy uống thật nhiều nước.

Nếu bạn vẫn có những vấn đề về việc bỏ thuốc, một nghiên cứu gần đây xác định rằng việc sử dụng "đường dây nóng cho những người bỏ thuốc" có thể có hiệu quả gấp đôi mức bình thường. Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với những người đã từng trải qua những kinh nghiệm tương tự như bạn.

Uống rượu

Phụ nữ mang thai khi uốn Rượu sẽ có khá nhiều nguy cơ. Trường hợp uống Rượu ở mức độ trung bình có thể gia tăng nguy cơ sảy thai. Uống Rượu ở mức độ cao, thường gây ra hậu quả dị tật bẩm sinh ở trẻ. Còn tình huống của những người uống Rượu như một căn Bệnh mãn tính có thể dẫn đến sự phát triển bất bình thường ở trê, hay gọi là hội chứng chất cồn của thai nhi (FAS). FAS được nhận dạng bằng sự hạn chế về sự phát triển trước và sau khi sinh, cũng như dị tật của tay và chân, Tim và các đặc điểm về mặt Mũi cũng là cái thường thấy ở trẻ. Các đặc điểm về mặt mũi là cái dễ nhận thấy nhất - mũi tẹt và ngắn, phần xương hàm trên phẳng và mắt trông rất dại. Một trẻ khi sinh ra với hội chứng FAS cũng có thể có những vấn đề về hành vi.

Những trẻ em mắc phải chứng nói lắp, khả năng Nghệ thuật và lái xe cũng kém hơn hẳn. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong trường hợp này là 15 đến 20%.

Hầu hết tất cả các nghiên cứu đều cho rằng hội chứng FAS xuất hiện khi phụ nữ mang thai uống từ 4 đến 5 cốc rượu mỗi ngày. Tuy nhiên trường hợp dị tật ở mức độ nhẹ có thể xuất hiện với 2 cốc rượu mỗi ngày (28g rượu). Các dị tật bẩm sinh ở mức độ nhẹ này là hậu quả của hiện tượng phơi nhiễm men rượu của bào thai (FAE), một tình trạng xảy ra từ một lượng khá ít rượu. Điều này đã dẫn đến kết luận của các nhà nghiên cứu là không có một hàm lượng rượu nào dù ít dù nhiều có thể an toàn trong quá trình mang thai. Chính vì nguyên nhân này mà trên tất cả các vỏ chai đồ uống có cồn ở Mỹ đều có dán lời cảnh báo giống như trên vỏ bao thuốc lá. Lời cảnh báo khuyên tất cả các phụ nữ tránh dùng rượu trong quá trình mang thai vì khả năng gây ra những vấn đề cho thai nhi, bao gồm trường hợp phơi nhiễm cồn và hội chứng nhiễm cồn ở thai nhi.

Dùng các loại thuốc gây nghiện và uống rượu có thể làm gia tăng nguy cơ gây tổn hại đến đứa con của bạn. Các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống co giật có thể gây ra nhiều vấn đề Đau đầu nhất. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trường hợp người cha tiêu thụ quá nhiều rượu trước thời điểm thụ thai có thể gây ra hội chứng nhiễm cồn ở thai nhi. Lượng hấp thụ rượu ở người cha được trích dẫn như là một nguyên nhân gây ra những hạn chế về sự phát triển của trẻ bên trong tử cung.

Để đề phòng, hãy cẩn thận với tất cả loại thuốc và thuốc Ho mà bạn dùng. Một số loại trong đó có chứa chất cồn - có thể lên tới 25%!

Một số phụ nữ muốn biết được rằng họ có thể uống rượu trong các trường hợp xã giao được không. Tất nhiên là sẽ có nhiểu những phản đối về việc đó vì không có một lượng cồn nào có thể an toàn trong khi mang thai. Vậy thì tại sao lại phải gây ra những nguy cơ đó? Vì sức khoẻ và thể trạng của đứa con đang lớn trong bụng, hãy cố tránh xa rượu trong khi mang thai. Trách nhiệm để ngăn chặn những vấn đề này đè nặng lên đôi vai của bạn.

Dùng cồn khi nấu ăn

Hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai đều biết rằng họ nên tránh dùng rượu trong suốt thời gian mang thai nhưng vấn đề là còn các loại món ăn ma cần sự có mặt của rượu thì sao? Một nguyên tắc hàng đầu đó là hoàn toàn có thể ăn các loại thức ăn mà có chứa rượu nếu nó đã được nấu hoặc rim ít nhất là một giờ đồng hồ. Nếu nấu trong khoảng thời gian như thế có thể giúp các loại rượu đó bốc hơi gần hế

Chế độ Dinh dưỡng của bạn

Nếu như cân nặng của bạn bình thường trước khi mang thai, bạn cần phải tăng lượng hấp thụ kalo trong quá trình mang thai. Trong suốt quý đầu tiên (13 tuần đầu), bạn cần ăn ít nhất khoảng 2200 kalori mỗi ngày. Trong quý thứ 2 và thứ 3 bạn cần thêm 300 kalori mỗi ngày nữa.

Tất cả các lượng kalori dùng bổ sung có thể cung cấp nhu cấu năng lượng của cơ thể bạn và của đứa con đang lớn trong bụng bạn. Con bạn đang sử dụng năng lượng này để tạo ra và tích luỹ Protein, Chất béo và cacbonhydrat. Chúng cần năng lượng cho sự phát triển hoàn thiện chức năng ở trẻ. Lượng kalori bổ sung cũng có chức năng hỗ trợ những thay đổi ở cơ thể bạn. Dạ con của bạn cũng tăng lên về kích cỡ, thể tích Máu tăng lên khoảng 50%.

Bạn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bằng cách thực hiện các bữa ăn có độ cân bằng tốt và đa dạng. Chất lượng kalo cũng rất là quan trọng. Nếu như một loại Thực phẩm mọc dưới đất hoặc trên cây (có nghĩa là sạch), chắc chắn nó sẽ tốt hơn cho sức khoẻ của bạn so với các loại trong hộp hoặc trong can.

Hãy thận trọng về việc bổ sung 300 kalo trong kế hoạch dinh dưỡng của bạn - điều đó không có nghĩa là phải gấp đôi tỷ lệ. Một quả Táo bình thường và một lọ Sữa chua ít béo có thể đạt trên 300 kalo.Mách nhỏ cho những ông bố

Hãy ôm vợ mình thật nhiều. Có rất nhiều phụ nữ rất thích được ôm trong khoảng thời gian đặc biệt này.

Bạn cũng cần biết

Viêm gan trong quá trình mang thai.

Viêm gan là một loại bệnh nhiễm vi rút ở gan. Đây là một trong những loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhất xảy ra trong quá trình mang thai. Viêm gan B chiếm tới một nửa các trường hợp Bệnh gan ở Mỹ, nó được truyền nhiễm bằng con Đường Tình dục và tái sử dụng kim tiêm. Những nguy cơ nhiễm bệnh Ban B bao gồm những người có tiền sử về việc sử dụng tiêm trích ma tuý, có tiền sử về các bệnh lây lan qua Đường Tình dục hoặc phơi nhiễm đối với những người hoặc các sản phẩm liên quan đến Máu có chứa bệnh viêm gan B. Viêm gan B này có thể được truyền từ mẹ sang con.

Những triệu chứng của viêm gan B bao gồm:

Nôn nửa

Có triệu chứng giống như cúm

Bệnh hoàng đản (vàng da)

Nước tiểu đen

Đau ở trong hoặc xung quanh vùng gan, hoặc ở phần trên bụng.

Viêm gan B có thể được chuẩn đoán bằng các xét nghiệm máu. Ở hầu hết các nơi phụ nữ khi bắt đầu mang thai thường được xét nghiệm viêm gan B. Nếu như xét nghiệm của bạn là dương tính, con bạn nên dùng loại Protein miễn nhiễm Globulin (kháng thể chống lại viêm gan B) sau khi sinh. Ngày nay người ta khuyên rằng tất cả trẻ em ngay khi mới sinh ra nên được tiêm vac xin viêm gan B. Hãy tham khảo ý kiến của một bác sĩ nhi khoa nếu họ ở vùng bạn sống.

Nếu như bạn muốn theo dõi quá trình Tăng cân của bạn khi mang thai, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một mẫu biểu đồ ở phần sau. Tất cả những tuần liệt kê dưới đây là những tuần trước thời điểm sinh của bạn. Nếu như thời điểm này của bạn không đúng chính xác với con số chúng tôi đưa ra, hãy gạch nó đi và lưu ý bằng cách đưa ra chính xác cái tuần mà bạn có ý định đến gặp bác sĩ.

Thai 3 tuần tuổi

06.11.2009

Con bạn lớn ra sao?

Phôi phai lớn lên trong Cơ thể bạn rất nhỏ. Vào thời điểm này, nó chỉ là một nhưng nó sẽ nhân và lớn lên rất nhanh. Kích cỡ của phôi phai chỉ nhỏ bằng đầu cục pin và có thể được nhìn thấy bằng mắt thường nếu nó nằm ngoài cơ thể bạn. Một nhóm các tế bào này không giống như một Thai nhi hay một đứa trẻ! Nó trông giống như hình minh hoạ. Trong suốt tuần đầu tiên, phôi thai chỉ dài khoảng 0,150 mm.

Kích thước mới của bạn ra sao?

Trong tuần thứ 3 này của thai kỳ, bạn sẽ không thấy có sự thay đổi nhiều. Có lẽ quá sớm! Rất ít phụ nữ biết rằng họ đã mang thai.

Con bạn đã lớn lên và phát triển như thế nào?

 Có khá nhiều điều đã thay đổi, mặc dù thai kỳ của bạn đang ở Giai đoạn quá sớm. Noãn sáo trôi tự do trong khung chậu của bạn (hay còn gọi là thành màng bụng). Nó gần về phía dạ con và ống dẫn trứng. Vào thời điểm rụng trứng, cuống ống dẫn Trứng (còn gọi là vân mao) nằm gần với phía buồng trứng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ống này mở để ôm toàn bộ Buồng trứng nơi mà trứng (tế bào noãn) được nhả ra vào thời điểm trứng rụng. Vị trí rơi của trứng được gọi là vết đốm.

Trong suốt quá trình giao hợp, một lượng trung bình từ 2 đến 5 ml tinh trùng lắng xuống âm đạo. Trong mỗi ml có chứa trung bình khoảng 70 triệu tinh trùng; mỗi lần xuất tinh có khoảng 140 đến 350 triệu tinh trùng. Trong đó chỉ có khoảng 200 tinh tinh trùng có thể tiếp cận với trứng trong ống dẫn trứng. Quá trình thụ tinh là sự kết hợp của một tinh trùng và một trứng.

Sự Thụ tinh của trứng.

Người ta cho rằng quá trình Thụ tinh diễn ra ở phần giữa của ống dẫn trứng, gọi là túi, không phải bên trong tử cung. Tinh trùng đi qua khoang ổ Tử cung và đi vào ống dẫn trứng để gặp trứng.

Khi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau, tinh trùng phải xuyên qua được lớp màng ngoài của trứng, gọi là tán toả tròn. Sau đó tinh trùng phải tinh toán để có thể đi qua lớp màng tiếp theo của trứng, gọi là vùng thấu quang. Mặc dù vậy cũng có khả năng nhiều tinh trùng thâm nhập được vào những lớp màng ngoài của trứng, nhưng thường thường chỉ có một tinh trùng có thể lọt vào bên trong trứng và thụ tinh quả trứng đó.

Sau khi tinh trùng thâm nhập được vào bên trong trứng, đầu của tinh trùng sẽ gắn chặt vào thành nang. Các lớp màng của trứng và tinh trùng hoà làm một, kết hợp thành một lớp màng hoặc một túi chung. Noãn phản ững lại sự tiếp xúc này bằng cách thay đổi lớp màng bên ngoài khiến cho các tinh trùng khác không thể lọt vào bên trong.

Một khi tinh trùng đã vào được bên trong trứng, đuôi của tinh trùng sẽ biến mất. Đầu của nó sẽ to hơn và được gọi là tiền nhân của giống đực; và trứng được gọi là tiền nhân của giống cái. NST của giống đực và của hạt nhân của giống cái sẽ kết hợp làm một. Khi điều này xảy ra, ngay cả những thông tin và đặc điểm nhỏ nhất của mỗi bên sẽ kết hợp làm một.

Con trai hay con gái?

Giới tính của con bạn có thể được xác định vào thời điểm thụ tinh dựa theo đặc tính của tinh trùng (nam hay nữ) mà đã thụ tinh quả trứng đó. Loại tinh trùng mang NST Y có thể cho ra một đứa con trai và tinh trùng mang NST X có thể cho ra một bé gái.

Những vấn đề có thể nảy sinh.

Hãy ngừng ngay việc luyện tập và hỏi ý kiến của bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải trường hợp chảy Máu hoặc khô ở vùng Âm đạo trong khi luyện tập, cùng với việc Thở gấp, chóng mặt, Đau bụng dữ dội hoặc bất kỳ một cơn đau hay sự khó chịu nào. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ nên luyện tập dưới sự giám sát của họ trong trường hợp bạn đã (hoặc bạn đã biết là bạn có) những vấn đề về nhịp thở của tim, huyết áp cao, đái tháo đường, các bệnh về tuyến giáp, thiếu Máu hoặc bất kỳ một căn Bệnh mãn tính nào đó. Nói với bác sĩ của bạn về chế độ luyện tập của mình nếu như bạn có tiền sử về các vấn đề chẳng hạn như hơn 3 lần sảy thai, tử cung không đủ chức năng, có sự hạn chế về việc phát triển của thai nhi bên trong tử cung, Đẻ non hoặc các trường hợp xuất huyết bất bình thường bên trong tử cung.

Những Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Việc sử dụng Thuốc Aspirin.

Hầu hết tất cả các loại dược phẩm dùng trong khi Mang thai đều có ảnh hưởng ít nhiều đến con bạn. Một nguyên nhân tại sao lại có những lời cảnh báo về Aspirin vì Aspirin có thể làm gia tăng lượng xuất huyết. Nó tạo ra những thay đổi trong chức năng của tiểu cầu mà tiểu cầu lại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình làm đông máu. Chính vì vậy mà một điều hết sức quan trọng là bạn cần phải lưu ý trong trường hợp mình xuất huyết trong khi Mang thai hoặc trong giai đoạn cuối của thai kỳ và gần thời điểm sinh nở. Một liều lượng nhỏ Aspirin trong thai kỳ cũng có thể chấp nhận được.

 Lưu ý: Bạn không nên dùng một lượng Aspirin nào nếu như không thảo luận trước với bác sĩ của mình!

Hãy đọc trên Nhãn các loại dược phẩm để xem liệu chúng có chứa một hàm lượng thuốc aspirin nào không. Tránh sử dụng những loại dược phẩm dù ít dù nhiều cũng chứa một hàm lượng aspirin nếu như không có sự đồng ý của chuyên gia y tế.

Nếu như bạn cần đến một loại thuốc Giảm đau hoặc giảm sốt, và bạn không thể tiếp cận được bác sĩ của mình để tìm lời khuyên, acetaminophen cũng là một loại thuốc chống cháy mà bạn có thể sử dụng trong thời gian ngắn với trường hợp bạn bị sốt hoặc có những vấn đề bệnh lý nhẹ. Để biết thêm thông tin về các loại dược phẩm dùng ngay  trong thai kỳ, hãy xem thêm tuần 7.

Các mách Nước cho tuần 3

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu như bạn có kế hoạch luyện tập trong thời gian mang thai. Nếu như bạn đang thực hiện chế độ luyện tập, hãy giảm mức độ luyện tập xuống không thấp hơn 80% tuỳ theo mức độ lớn của thai nhi.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn

Axit folic, hay còn có cái tên khác là folat folacin hoặc Vitamin B9 có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ của bạn. Các nghiên cứu cho rằng dùng axit folic trong khi Mang thai có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu nguy cơ gây ra các dị tật liên quan đến dây thần kinh, vốn là kết quả của sự phát triển không hoàn thiện của dây thần kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Một trong số các khuyết tật đó bao gồm tật nứt đốt sống, khi phần cuối của đốt sống còn trong trạng thái mở, ảnh hưởng đến cả đốt sống và dây thần kinh, gọi là Quái thai không não, thiếu não và dây đốt sống bẩm sinh (xuất hiện khi sinh); và thoát vị não, trường hợp nhô ra ngoài của não trong hộp sọ.

Thiếu axit folic có thể gây nên trường hợp thiếu Máu ở người mẹ. Axit folic gia tăng cũng có thể cần thiết trong trường hợp mang Đa thai hoặc trong trường hợp Người mẹ mắc phải bệnh Crohn (tình trạng các đoạn của ống dẫn tiêu hoá bị viêm, dày lên và loét) hoặc trường hợp nghiện rượu.

Lượng Vitamin cần thiết trước khi sinh chứa 0.8mg đến 1mg axit folic. Lượng này là vừa đủ đối với một người phụ nữ bình thường trong một thai kỳ bình thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng tật nứt đốt sống có thể được ngăn ngừa nếu như người mẹ có thể dùng đến 0.4mg axit folic mỗi ngày, bắt đầu từ khi mang thai cho đến khi qua được 13 tuần đầu của thai kỳ. Điều này được khuyên dùng cho các phụ nữ mang thai. Cơ thể người phụ nữ mang thai thải ra khoảng gấp 4 hoặc 5 lần lượng axit folic bình thường. Do axit folic không được tích trữ trong cơ thể quá lâu nên nó cần được thay thế hàng ngày.

Dùng Aspirin với lượng nhỏ cho con bạn trong khi mang thai

Mặc dù bạn đã nghe những lời cảnh báo về việc dùng thuốc Aspirin trong khi mang thai, một số nghiên cứu lại cho rằng trong một số tình huống việc sử dụng Aspirin lại rất có lợi. Các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng dùng một lượng rất nhỏ thuốc Aspirin có thể chống lại được một số rắc rối khi sinh, chẳng hạn như đau Đẻ non hoặc huyết áp cao. Hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ của bạn. Aspirin cho con bạn chỉ chứa khoảng 8 mg là được khuyên dùng. Người phụ nữ khi mang thai những người dùng Aspirin với lượng nhỏ được khuyên dùng sau tuần thứ 16 vì tác dụng bảo vệ này sẽ không được như chứng minh nếu như họ bắt đầu dùng muộn hơn.

Nên ăn một chút ngũ cốc bổ sung cho bữa sáng, cùng với Sữa và uống một cốc nước cam ép sẽ có thể cung cấp cho bạn một nửa lượng axit folic cần thiết cho một ngày. Axit folic cũng có trong một số loại Thực phẩm tự nhiên khác chẳng hạn như hoa quả, quả đậu, men làm bia, đậu nành, các loại sản phẩm từ ngũ cốc và các loại Rau nhiều lá. Một Chế độ ăn có độ cân bằng cao cũng có thể đáp ứng được nhu cầu axit folic mỗi ngày. Cũng có thể nhìn qua một loạt danh sách các loại thực phẩm được coi là nguồn cung cấp axit folic tốt nhất trong phần Những chuẩn bị trước khi mang thai.

Bạn cũng nên biết

Xuất huyết trong khi mang thai.

Xuất huyết trong khi mang thai có thể gây nhiều lo lắng. Trong quý đầu tiên, xuất huyết trong khi mang thai có thể khiến bạn Lo lắng về thể chất của con bạn cũng như khả năng sảy thai. (Chúng ta thảo luận về sự Sảy thai trong tuần thứ 8).

Xuất huyết là một hiện tượng bất thường. Các nghiên cứu thống kê rằng 1 trong số 5 phụ nữ mang thai thường bị xuất huyết trong quý đầu tiên. Mặc dù điều này khiến bạn lo lắng về các vấn đề có thể gặp phải, không phải những người phụ nữ khi xuất huyết đều bị sảy thai.

Xuất huyết vào thời điểm "làm tổ" được đề cập đến trong phần trước. Điều này có thể xảy ra khi túi phôi trôi trong màng tử cung. Vào thời điểm này bạn không hề biết là mình đã có mang vì thực chất tại thời điểm này bạn vẫn chưa hề lỡ một chu kỳ Kinh nguyệt nào cả. Nếu điều đó xảy ra bạn chỉ nghĩ rằng chu kỳ của mình đã bắt đầu.

Trong khi tử cung của bạn phát triển, phôi thai sẽ được hình thành và các liên kết liên quan đến các huyết quản cũng được xác lập. Xuất huyết có thể xảy ra tại thời điểm này. Luyện tập quá sức hay Giao hợp trong giai đoạn này cũng có thể khiến xảy ra trường hợp xuất huyết. Nếu sự cố này xảy ra, nên ngừng mọi hoạt động Căng thẳng và tới bác sĩ để kiểm tra vì họ sẽ là những người khuyên bạn nên làm cái gì.

Nếu như xuất huyết khiến cho bạn lo lắng nhiều, thì họ sẽ quyết định tiến hành các xét nghiệm siêu âm. Đôi khi, việc Siêu âm này có thể cho biết nguyên nhân của hiện tượng xuất huyết, tuy nhiên vào thời điểm quá sớm này của thai kỳ thì việc nhìn thấy được những nguyên nhân rõ ràng là cũng tương đối khó.

Hầu hết tất cả các bác sĩ đều khuyên là nên nghỉ ngơi, giảm thiểu các hoạt động và tránh Giao hợp trong trường hợp xuất huyết xảy ra. Phẫu thuật hoặc các phương thuốc đơn thuần cũng không có tác dụng và thường không tạo ra được những thay đổi nào đáng kể. Tốt nhât là nên gọi bác sĩ nếu như bạn bị xuất huyết. Ông ấy hoặc cô ấy sẽ khuyên bạn nên làm thế nào.

Lợi ích của việc mang thai.

Các bệnh nhân của các loại bệnh Dị ứng và hen suyễn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì lượng steroid tự nhiên được sinh ra có thể làm giảm bớt triệu chứng của hai loại bệnh này.

Mang thai có thể bảo vệ phụ nữ chống lại căn bệnh Ung thư vú và Ung thư buồng trứng. Một người phụ nữ Có con khi còn trẻ, nếu họ càng mang thai nhiều lần, thì cô ta càng có nhiều lợi.

Chứng đau nửa đầu có thể biến mất trong quý thứ 2 hoặc quý thứ 3 của thai kỳ.

Chứng co cơ khi có kinh sẽ là chuyện của quá khứ trong thời gian mang thai. Và một lợi ích nữa đó là - các chu kỳ này sẽ biến mất chỉ sau khi con bạn ra đời.

Bệnh lạc nội tử cung (xuất hiện khi các mô thuộc màng nhầy tử cung bị dính chặt vào các phần của noãn sào hoặc các vùng khác ngoài tử cung) tạo ra những cơn đau trong khung chậu, xuất huyết nhiều và các vấn đề khác nữa trong suốt kỳ kinh ở một số phụ nữ. Mang thai có thể làm ngưng lại sự phát triển của bệnh lạc nội mạc tử cung.

Sự phát triển của phôi thai bắt đầu.

Quả cầu tế bào đang phát triển được gọi là hợp tử. Hợp tử này sẽ xuyên qua ống bên trong tử cung tiến vào dạ con trong khi quá trình phân chia tế bào vẫn tiếp diễn. Những tế bào này gọi là nguyên bào. Trong khi nguyên bào tiếp tục phân chia, một quả bóng rắn sẽ được hình thành, gọi là phôi dâu. Quá trình tích luỹ chất lỏng dần dần bên trong phôi dâu sẽ dẫn đến sự hình thành của túi phôi, vẫn còn đang rất nhỏ.

Trong suốt tuần tiếp theo, túi phôi sẽ di chuyển qua ống bên trong tử cung tới thành tử cung (ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi diễn ra sự thụ tinh bên trong ống dẫn trứng). Túi phôi này sẽ nằm lại thành tử cung và tiếp tục lớn lên. Khoảng 1 tuần sau khi thụ tinh, nó bám vào thành tử cung (giai đoạn cấy ghép), các tế bào tiếp tục lùng sục bên trong lớp màng lót tử cung.

Những thay đổi của bạn.

 Một số người có thể nói ngày thời điểm họ rụng trứng. Họ có thể sẽ cảm thấy hơi nhói hoặc đau, hoặc có thể chất thải tại Âm đạo tăng lên. Đôi khi, vào thời điểm cấy ghép của trứng thụ tinh trong thành tử cung, người phụ nữ có thể nhận thấy một lượng máu nhỏ chảy ra ngoài.

Sẽ là quá sớm để bạn có thể nhận biết được nhiều thay đổi, Ngực của bạn có thể chưa lớn lên, và ngoại hình của bạn cũng chưa thể "nói lên" điều gì. Tất cả đều ở phía trước! (Hãy xem phần thảo luận trong tuần 1 & 2, về các dấu hiệu và triệu chứng khi mang thai).

Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Luyện tập là một phần quan trọng trong cuộc sống của một số phụ nữ. Nếu chúng ta càng tìm hiểu rõ về sức khoẻ, chúng ta càng nhận thấy được những lợi ích của việc luyện tập thường xuyên. Luyện tập theo chế độ có thể giảm thiểu được những nguy cơ phát triển của một số căn bệnh y tế, trong đó bao gồm các căn bệnh về Tim mạch, chứng Loãng xương (mất mô xương, làm cho các xương giòn và dễ gẫy), suy nhược, Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và béo phì.

Có một số loại bài tập có thể lựa chọn để thực hiện trong giai đoạn trước, trong khi và sau khi mang thai. Mỗi loại lại có những tác dụng riêng của nó. Aerobic là một loại bài tập rất có hiệu quả đối với những người muốn giữ được dáng người đẹp. Luyện tập thể hình cũng là một cách khá phổ biến để tăng cường sức khoẻ. Một số phụ nữ chọn cả hai. Sự lựa chọn về chế độ luyện tập tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai đó là Đi bộ nhanh, đạp xe tại chỗ, bơi hoặc có những bài Tập luyện aerobic dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Các bài luyện tập Aerobic.

Đối với các căn bệnh về Tim mạch thì aerobic là một lựa chọn tốt nhất. Bạn nên luyện tập tối thiểu là 3 lần một tuần với nhịp Tim trung bình từ 110 đến 120 nhịp mỗi phút. Duy trì trong vòng 15 phút liên tiếp. Tỷ lệ 110 đến 120 nhịp trong một phút là mục tiêu tối đa với nhiều người ở các độ tuổi khác nhau.

Nếu bạn tập Aerobic trong thời gian trước khi mang thai, bạn có thể tiếp tục duy trì những bài tập nhưng ở một cường độ thấp hơn trong khi mang thai. Nếu như bạn có mắc phải một số vấn đề chẳng hạn như xuất huyết hoặc Đẻ non, bạn và bác sĩ của mình cần phải lựa chọn một số chế độ luyện tập khác.

Thật không sáng suốt chút nào nếu như bạn lại bắt đầu thực hiện một chương trình luyện tập Aerobic với cường độ cao hoặc tăng khối lượng luyện tập lên trong khi mang thai.

Nếu bạn không tham gia vào các bài tập mang tính chất đều đặn với cường độ luyện tập cao hơn trước khi mang thai, thì đi bộ và bơi lội cũng là những bài tập mà bạn nên có.

Trước khi bắt đầu bất kỳ một chế độ luyện tập nào, hạn cũng nên trao đổi trước với bác sĩ của mình, cùng nhau lập nên một kế hoạch luyện tập sẽ giúp bạn đưa ra một chương trình phù hợp với tình trạng hiện tại cũng như thói quen luyện tập của bạn.

Nhịp Tim chuẩn

STT

 TUỔI

(Năm)

 NHỊP TIM CHUẨN

(Nhịp/ phút)

 NHỊP TIM TỐI ĐA

(Nhịp/ phút)

1

 20

 150

 200

2

 25

 117 - 146

 195

3

 30

 114 - 146

 190

4

 35

 111 - 138

 185

5

 40

 108 - 135

 180

6

 45

 105 - 131

 175

7

 50

 102 - 131

 170

Tăng cường về cơ bắp

Một số phụ nữ luyện tập để tăng cường cơ bắp. Để tăng cường cơ bắp, cần phải có một nguyên tắc nhất định. Có ba cách khác nhau để có thể làm cho cơ săn chắc, đẳng cơ, đẳng cực và đẳng tốc. Luyện tập theo kiểu đẳng trương bao gồm làm co ngắn lại trong khi độ căng cơ tăng lên, chẳng hạn như khi bạn nâng một khối lượng nhất định. Bài tập đẳng cực khiến cho cơ căng ở mức mạnh nhất nhưng lại không thay đổi độ dài của cơ, chẳng hạn như khi bạn đẩy vào một bức tường cố định. Bài tập đẳng tốc xuất hiện khi cơ chuyển động theo một tốc độ nhất định, chẳng hạn khi bạn bơi.

Cơ tim và cơ xương thường không thể được tăng cường trong cùng một thời điểm. Luyện tập cơ xương đòi hỏi phải nâng một khối lượng, nhưng bạn không thể nâng một khối lượng nặng như thế này trong thời gian đủ dài để có thể luyện tập được cơ tim.

Những bài tập liên quan đến khối lượng là một cách hiệu quả nhất để có thể nâng cao một độ xương phòng ngừa bệnh loãng xương. Các tác dụng khác của việc luyện tập gồm có: tính nhạy bén, tính phối hợp, cải thiện về cảm xúc và sự tỉnh táo. Giãn cơ và làm nóng cơ trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc bài tập có thể giúp bạn nâng cao được độ linh hoạt và tránh bị thương trong khi luyện tập.

Bạn có nên luyện tập trong khi đang mang thai không?

Là người phụ nữ mang thai, cơ thể bạn sẽ có những băn khoăn về việc luyện tập thể dục. Liệu bạn có thể hoặc có nên luyện tập khi bạn mang thai?

Phụ nữ mang thai cần phải luyện tập tim. Những người phụ nữ có thể chất khoẻ mạnh, gọn gàng thường có khả năng tốt hơn khi lao động cũng như khi sinh nở. Tuy nhiên luyện tập trong khi mang thai cũng không có nghĩa là không có nguy cơ. Những nguy cơ đối với đứa con đang lớn trong bụng bạn có thể bao gồm bất cứ thứ nào dưới đây :

Tăng về thân nhiệt.

Giảm lượng máu lưu thông đến tử cung.

Có thể gây ra những tổn thương vùng bụng cho người mẹ.

Bạn có thể thực hiện trong khi mang thai nếu như bạn thực hiện một cách thận trọng. Tránh tình trạng nân nhiệt độ cơ thể lên trên 38,9 0C. Aerobic có thể nâng nhiệt độ cơ thể của bạn lên cao hơn thế, vì vậy bạn nên cẩn thận. Nhiệt độ cơ thể còn có thể tăng lên do tình trạng mất nước. Tránh luyện tập Aerobic trong thời gian quá dài, đặc biệt là thời tiết nóng nực.

Trong khi luyện tập, máu có thể được dẫn tới các vùng cơ và đã tham gia vào quá trình luyện tập, và ít đi trong một số cơ quan khác, chẳng hạn như tử cung, gan và thận. Với khối lượng công việc ít hơn trong khi mang thai, bạn có thể tránh được một số nguy cơ tiềm ẩn. Bây giờ không phải là lúc lập một kỷ lục mới hoặc luyện tập tối đa cho một mua giải Maratong! Trong suốt thai kỳ, hãy giữ nhịp tim của mình ở mức dưới 140 nhịp trong một phút.

Các hướng dẫn chung về chế độ luyện tập.

Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình luyện tập, hãy trao đổi với bác sĩ tất cả những vấn đề y tế hoặc các vấn đề khi mang thai.

Hãy thực hiện việc luyện tập trước thời điểm bạn mang thai.

Bắt đầu luyện tập theo mức tăng dần. Bắt đầu các bài tập kéo dài 15 phút một, với 5 phút nghỉ giải lao giữa các bài tập.

Kiểm tra nhịp tim của mình sau 15 phút. Đừng để nó vượt quá 140 nhịp/ phút (bpm). Một cách đơn giản để tính được mạch của bạn là đếm nhịp tim của bạn bằng cách cảm giác nhịp mạch ở cổ hoặc vòng eo trong vòng 15 giây. Sau đó nhân lên với 4. Nếu như nhịp mạch vượt quá 140bpm, nghỉ ngơi cho đến khi nhịp mạch thấp hơn 90bpm.

Dành đủ thời gian cho việc làm nóng cơ và làm nguội cơ.

Mặc những bộ đồ thoải mái trong khi luyện tập bao gồm những bộ quần áo đủ ấm hoặc đủ thoáng mát cộng với một đôi giầy thể thao vừa vặn, thể thao mà có thể đem lại năng suất tối đa.

Đừng để cơ thể bạn quá nóng.

Luyện tập theo một chế độ đều đặn.

Tránh xa các môn thể thao mạo hiểm như đua ngựa hoặc lướt ván trên nước.

Tăng lượng calo mà bạn hấp thụl

Khi mang thai, hãy thận trọng mỗi khi nằm xuống hay đứng lên.

Sau tháng thứ 4 của thai kỳ (khoảng 16 tuần sau) không nên đặt Lưng xuống khi luyện tập. Điều này có thể làm giảm lượng máu lưu thông đến tử cung và nhau thai.

Khi kết thúc luyện tập, nằm về phía bên trái từ 15 đến 20 phút.

Mách nhỏ cho các ông bố

Hãy mang hoa về nhà mặc dù chẳng phải dịp đặc biệt nào cả.

Thai 4 tuần tuổi

Con bạn lớn lên thế nào rồi?

Đứa con đang lớn trong bụng bạn vẫn còn rất nhỏ. Kích thước của chúng có thể khác nhau từ 0,36mm đến khoảng 1mm. 1mm có kích thước khoảng bằng 1 nửa chữ số 0 trong vùng này.

Bạn thay đổi thế nào về ngoại hình?

Vào thời điểm này, việc Mang thai của bạn vẫn chưa hề hiện ra ngoài. Bạn chưa tăng cân, và các vòng đo chưa có gì thay đổi cả. Hình ảnh minh hoạ sau đây cho bạn thấy con bạn mới nhỏ đến thế nào, và bạn sẽ thấy tại sao bạn không thấy có sự thay đổi nào cả.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào?

Sự phát triển của Thai nhi vẫn còn trong Giai đoạn rất sớm, tuy nhiên một vài thay đổi đã bắt đầu thế chỗ túi phôi gắn chặt và sâu hơn vào lớp màng tử cung, khoang màng ối sẽ được lấp đầy với lớp ối bắt đầu hình thành; nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất hoocmôn và vận chuyển oxi cùng các chất dinh dưỡng. Hệ thống huyết quản có chứa Máu của mẹ cũng đang được tạo ra.

Lớp mầm

Nhiều lớp mầm tế bào khác nhau liên tiếp hình thành và phát triển. Chúng được gọi là lớp mầm và lớn lên tại những bộ phận cơ bản của Cơ thể con bạn, chẳng hạn như nhiều cơ quan khác nhau. Có 3 lớp mầm cơ bản: ngoại bì, nội bì và trung bì.

Lớp ngoại bì sẽ trở thành một hệ thống thần kinh sau này (bao gồm cả não bộ), Da và tóc. Lớp nội bì sẽ phát triển thành thành của Đường ruột, dạ dày, gan, tuyến tuỵ và tuyến giáp.

Lớp trung bì hình thành xương, mô liên kết, hệ thống huyết mạch, hệ thống niệu sinh dục và hầu hết các loại cơ trong cơ thể.

Những thay đổi của bạn

Có thể vào thời điểm này bạn đang mong tới kỳ Kinh nguyệt tiếp theo của mình. Khi nó không xuất hiện, thì Mang thai chính là điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới.

Thể vàng

Khi bạn rụng trứng, Trứng rời khỏi buồng trứng. Khu vực trên Buồng trứng nơi chứa trứng được gọi là thể vàng. Nếu bạn có mang thì nó được gọi là thể vàng của thai kỳ. Thể vàng được hình thành ngay sau khi Rụng trứng tại vị trí nang bị vỡ và nhả trứng ra. Nhìn bề ngoài, nó giống như một túi chất lỏng, trên buồng trứng. Nó trải qua một sự phát triển nhanh về các Mạch máu trong quá trình chuẩn bị sản sinh ra các hooc môn, chẳng hạn như progesteron nhằm hỗ trợ quá trình Mang thai trước khi Nhau thai tiếp quản.

Tầm quan trọng của thể vàng hiện tại vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nó được cho rằng rất cần thiết trong những tuần đầu tiên của thai kỳ vì nó có chức năng sản xuất ra progesteron. Nhau thai sau đó mới tiếp quản chức năng này vào khoảng tuần thứ 8 cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Thể vàng chỉ có thể kéo dài trong khoảng thời gian là 6 tháng trong thai kỳ, tuy nhiên khi chúng teo lại, vẫn có thể tìm thấy các thể vàng kéo dài đến nguyên khoảng thời gian của thai kỳ. Các ca mang thai vẫn có thể thanh công khi thể vàng được tiêu đi do có những túi nang đã vỡ trong thời gian của ngày thứ 20 sau một Chu kỳ kinh hoặc trong thời gian của quá trình cấy ghép.

Những Hành động của bạn có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Trong suốt thai kỳ, hầu như tất cả các ông bố bà mẹ đều Lo lắng rằng liệu con mình có là một đứa bé hoàn hảo hay không. Hầu hết trong số họ đều đã lo lắng một cách không cần thiết. Các trường hợp khuyết thiếu khi sinh ra ở trẻ chỉ thấy trong số 3%. Trong 3% đó, liệu nguyên nhân của các dị tật này có được xác định? Liệu chúng có thể được ngăn chặn hay không?

Sự phát triển các dị tật ở bào thai.

Quái thai học là một bộ môn nghiên cứu về sự phát triển của các dị tật bẩm sinh chỉ được tìm thấy trong số gần nửa các trường hợp. Các bác sĩ sản khoa và một số các chuyên gia y tế khác những người chăm sóc trực tiếp cho các phụ nữ mang thai thường được thẩm vấn về các hợp chất (chất sinh quái thai) có thể gây hại. Chất sinh Quái thai là một hợp chất có thể gây ra các trường hợp dị tật bẩm sinh, trong đó bao gồm các tình trạng biến dạng và bất bình thường trong các chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ. Các nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể minh chứng cho sự nguy hiểm của các nhân tố mà họ cho là hoàn toàn có hại. Họ thực sự đã chứng minh được sự có hại của các nhân tố khác.

Một số các nhân tố có thể gây nên các dị tật trầm trọng nếu như hiện tượng phơi nhiễm xảy ra trong một thời điểm cụ thể và mang tính chất quyết định trong sự phát triển của phôi thai. Nhưng có thể cũng chính các nhân tố ấy lại không hề có hại trong thời điểm khác. Một khi thai nhi đã hoàn thiện gần hết quá trình phát triển chính, thường vào thời điểm tuần thứ 13 của thai kỳ, thì tác hại của các nhân tố nhất định chỉ có thể gây ra sự hạn chế về mức độ phát triển hoặc chỉ khiến các bộ phận của cơ thể trẻ có kích thước nhỏ hơn bình thường hơn là những dị tật mang tính chất thuộc về chức năng. Một ví dụ cụ thể đó là rubella. Nó có thể gây ra các dị tật thuộc về cấu trúc, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh tim, nếu trong trường hợp thai nhi bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian suốt quý đầu của thai kỳ. Còn các trường hợp lây nhiễm Rubella trong thời gian sau này thì ít nguy hiểm hơn.

Phản ứng của mỗi Cá nhân đến sự phơi nhiễm.

Phản ứng của mỗi cá nhân đối với các nhân tố đặc biệt hoặc đối với các liều lượng khác nhau của các nhân tố có thể khác nhau rất nhiều. Rượu là một ví dụ rất xác đáng. Nhiều khi với liều lượng cao của Rượu lại không hề gây ra những ảnh hưởng nào cho một số thai nhi, trong khi chỉ với một lượng nhỏ Rượu có thể gây tổn hại đến thai nhi khác.

Các nghiên cứu trên động vật có thể cung cấp cho chúng ta khá nhiều thông tin về các nhân tố có thể gây hại này. Những thông tin này là cần thiết nhưng không có nghĩa là nó có thể áp dụng trực tiếp vào cơ thể con người. Một số các thông tin áp dụng khác được sàng lọc từ các trường hợp của những người phụ nữ bị phơi nhiễm nhưng lại không hề biết là mình đã có mang hoặc không hề biết là các nhân tố ấy là có hại. Những thông tin thu thập được từ các trường hợp trên cũng rất khó để có thẻ áp dụng và lý giải cho các trường hợp mang thai khác nhau.

Một loạt các chất sinh quái thai được biết đến và những ảnh hưởng của nó đối với phôi hoặc thai có trong những trang sau. Nếu bạn đã trót dùng bất kỳ các chất nào trong số đó, hãy trao đổi ngay với bác sĩ của mình cáng sớm càng tốt để có thể cảm thấy nhẹ đầu hơn. Nếu cảm thấy những xét nghiệm và các chế độ riêng là cần thiết, họ sẽ khuyên bảo tận tình cho bạn.

Một số mách nhỏ cho tuần thứ 4

Trong trường hợp Hút thuốc gián tiếp có thể gây hại cho người phụ nữ mang thai và đứa con đang lớn trong bụng của họ. Hãy khuyên bảo những người nào hút Thuốc thì hãy kìm chế việc hút thuốc xung quanh khu vực của bạn trong khi bạn vẫn còn mang thai.

Dùng các loại thuốc.

Các thông tin về những tác dụng cụ thể của các loại thuốc nhất định đối với thai kỳ của người phụ nữ thường được chắt lọc từ các trường hợp phơi nhiễm trước khi phát hiện ra mình đã mang thai. Những "Lý lịch" kiểu này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể xác định được những nhân tố có hại nhưng sẽ để lại một khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta. Chính vì thế, việc đưa ra những kết luận về các loại thuốc và tác hại của chúng là rất khó khăn và dường như là không thể. Biểu ở những trang sau liệt kê ra những ảnh hưởng có thể xảy ra của một số loại thuốc cụ thể.

Nếu như bạn dùng thuốc gây nghiện, hãy Thành thật nói với bác sĩ của bạn. Hãy đặt ra những câu hỏi liên quan đến thuốc và cách sử dụng thuốc. Hãy nói cho họ biết những loại thuốc bạn đang dùng và đã từng dùng mà có thể có những ảnh hưởng đến đứa con của bạn. Bởi lẽ nạn nhân của việc dùng thuốc này là con bạn. Một vấn đề về việc Sử dụng thuốc có thể có những hậu quả mà chuyên gia y tế của bạn có thể đối phó kịp thời nếu như họ biết trước về việc sử dụng thuốc của bạn.

Nếu như chồng bạn hút cần sa, tất nhiên bắt anh ta ngừng ngay việc này cũng rất cần thiết. Các nhà nghiên cứu cho rằng những trẻ em được sinh ra từ các ông bố hút cần sa có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) Sau khi sinh ra. Điều này có thể xảy ra bất kể người bố có hút loại thuốc này trước, trong khi hay sau khi trẻ được sinh ra.

9 tháng mang thai và những chứng bệnh thường gặp

31.07.2008

Tuần 1-4 là giai đoạn thụ thai, bắt đầu từ một quả cầu nhỏ gồm rất nhiều tế bào tự nhiên bé tẹo có tên là blastocyst gắn vào lớp lót thành dạ con.

Tại một số nước như ở Anh, quá trình mang thai được tình từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cho 3 tuần của tháng đầu tiên.

Tuần thứ 5: Khối cầu tế bào nói trên phát triển rất nhanh thành phôi bào, phần lớn trong giai đoạn đầu phụ nữ thường tắt kinh. Để biết được có thai hay không người ta có thể tiến hành các phép thử test thông dụng.

Tuần thứ 6: Phôi bào chính thức phát triển thành bào thai to bằng hạt đậu và bắt đầu hình thành xương sống và hệ thần kinh. Tự nó có hệ thống mạch máu riêng và cũng có trường hợp khác với nhóm máu của người mẹ.

Đây là giai đoạn hình thành các mạch máu, sau đó hình thành nhau thai và xuất hiện các điểm nhú tiền thân của hệ chi chân và tay.

Tuần thứ 7: Bắt đầu hình thành tim, sản phụ xuất hiện tình trạng nôn nghén và các dấu hiệu bất thường khác, ví dụ như đi tiểu nhiều hơn, buồn nôn, người khó chịu.

Mọi phương pháp điều trị cần tư vấn bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi thai trong 12 tuần đầu và cũng nên nói cho mọi người biết về tình trạng sức khỏe của bản thân để được hỗ trợ, không nên giấu, nhất là khi biết bản thân mang thai.

Tuần thứ 8: Đây là giai đoạn nên đi khám siêu âm lần đầu nếu trường hợp đã từng bị sảy thai hoặc chảy máu khi sinh.

Kỹ thuật quét scan được thực hiện tại bộ phận sinh dục để kiểm tra hiện tượng lạc vị, biết được nhịp tim, quá trình phát triển của hệ thần kinh, đặc biệt là não cũng như các quá trình phát triển của các bộ phận như đầu, mắt, da mặt, các chi chân tay cũng như các bộ phận nội tạng.

Tuần thứ 9: Đây là giai đoạn sản phụ có rủi ro thiếu máu vì vậy thử teste máu trước 10 tuần mang thai là điều cần thiết, đặc biết là hai dạng thiếu máu là thiếu máu tế bào có tên là Sickle cell amaemia và thalassaemia (bệnh thiếu máu Cooley hay thiếu máu Địa Trung Hải), đây là căn bệnh hiếm gặp và mang tính di truyền, thường xảy ra ở nhóm người gốc Phi, Caribe, Địa Trung Hải và một số quốc gia châu Á do loại gen đặc biệt truyền từ bố mẹ sang cho con cái vì vậy có tên là bệnh rối loạn máu di truyền.

Tuần thứ 10: Từ tuần thứ 10 đến tuần 13 nên khám thai để biết sức khỏe của mẹ và con.

Tuần thứ 11: Đây là lúc nhau thai hình thành đầy đủ để làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất và khử độc cho cơ thể bào thai. Và đây cũng là lúc bào thai phát triển đầy đủ hình hài giống như một đứa trẻ.

Tuần thứ 12: Lúc này rủi ro sảy thai đã bắt đầu giảm và có thể công bố rộng rãi để cho mọi người biết bạn đang mang thai. Bào thai có chiều dài trên 8cm và nặng khoảng 60 gam, nhau thai bắt đầu thực hiện những chức năng chính của nó.

Tuần thứ 13: Dạ con bắt đầu lớn dần, chậu hông phát triển to thêm, bào thai bắt đầu di chuyển dễ dàng hơn.

Tuần thứ 14: Đây là giai đoạn mang thai đã được 1/3 thời gian trong tổng số 266 đến 280 ngày mang thai đủ tuổi.

Tuần thứ 15: Nên đi khám để phát hiện sớm hội chứng Down thông qua thử test máu và một số phép thử test khác, có thể dùng kỹ thuật Chorionic villus hoặc chọc màng ối qua bụng để phát hiện sớm hội chứng Down, phát hiện những sự cố bất thường về nhiễm sắc thể, đây là phương pháp ít gây sảy thai.

Ngoài ra có thể sử dụng kỹ thuật quét mới có tên là NTS (Nuchal translucency scane) để kiểm tra nguy cơ hội chứng Down của bào thai.

Tuần thứ 16: Bào thai bắt đầu phát triển ngón chân, ngón tay, lông mi, lông mày, tóc... nhằm để bảo vệ da cơ thể.

Tuần thứ 17: Bào thai bắt đầu nghe được những âm thanh từ thế giới bên ngoài, bụng người mẹ ngày càng lớn dần.

Tuần thứ 18: Bào thai phát triển và di chuyển mạnh vì vậy sản phụ rất dễ bị ngã.

Tuần thứ 19: Lúc này bào thai dài từ 15-20cm và bắt đầu xuất hiện răng sữa.

Tuần thứ 20: Được nửa thời gian mang thai, sản phụ nên đi khám thai chi tiết, định kỳ để xem giới tính và sức khỏe của đứa trẻ.

Tuần thứ 21: Sản phụ có cảm giác khó thở vì đứa trẻ lớn dần làm cho đường khí thở ra vào của phổi nhỏ lại.

Tuần thứ 22: Các giác quan của đứa trẻ bắt đầu phát triển nhất là ở trên răng, cảm giác nhận biết của trẻ phát triển mạnh.

Tuần thứ 23: Hệ thống xương cốt tiếp tục phát triển, hộp sọ cứng dần nhưng chưa hoàn chỉnh.

Tuần thứ 24: Nên đi khám để biết vị trí bào thai, những đứa trẻ vì lý do nào đó ra đời vào giai đoạn này sẽ khó sống sót, nếu có thì hệ thống hô hấp cũng sẽ gặp khó khăn vì phổi chưa hoàn thiện và do cơ thể quá nhẹ, quá bé nên rất dễ mắc bệnh viêm nhiễm.

Tuần thứ 25: Tất cả các bộ phận nội tạng đã phát triển đúng vị trí và tiếp tục phát triển, nhưng cũng là giai đoạn sản phụ dễ mắc chứng tiền sản giật, thủ phạm làm tăng huyết áp, protein trong nước tiểu và bệnh phù do tích dịch. Những hiện tượng có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch của bào thai hoặc với nhau thai.

Tuần thứ 26: Da của đứa trẻ bắt đầu phát triển thuần thục.

Tuần thứ 27: Bào thai phát triển được khoảng 34 cm và nặng khoảng 800 gam.

Tuần thứ 28: Nên khám định kỳ phát hiện nguy cơ tiền sản giật, riêng nhóm phụ nữ có máu âm tính Rhesus (Rh) thì nên khử các chất kháng thể. Trường hợp sản phụ có máu âm tính (Rh) thì khả năng sẽ phát hiện các chất kháng thể trong khi sinh.

Đây là vấn đề không nghiêm trọng trong lần sinh đầu nhưng ảnh hưởng đến những kỳ mang thai tiếp theo và làm tăng rủi ro tử sản, các sự cố này hiện nay đã có đủ các phương án để khắc phục.

Tuần thứ 29: Vào tuần thứ 29 nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh có tên là RLS (Restless Leg Syndrome - Hội chứng bất động chân cẳng), với các triệu chứng như tê cẳng chân, co rút cứng hoặc như có kiến bò trong ống xương chân, nhất là vào buổi tối, gây gián đoạn giấc ngủ, buộc phải dậy và đi bộ mới đỡ, đây là căn bệnh vô hại nhưng đến nay khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Tuần thứ 30: Bắt đầu xuất hiện hội chứng co ngót có thể là Braxton Hick, không gây đau, xảy ra không thường xuyên và thường có những cảm giác lạ phía trên dạ con. Nếu đau và có tần xuất trên 4 lần/giờ thì nên đi khám để hạn chế nguy cơ đẻ non.

Tuần thứ 31: Đứa trẻ sơ sinh có thể nhận biết ánh sáng, bầu vú sản phụ bắt đầu sản xuất dịch lỏng. Đây là sữa non có hàm lượng calo cao để nuôi con ngay sau khi sinh con.

Tuần thứ 32: Đến tuần thứ 32 trọng lượng bào thai phát triển đạt 42cm chiều dài và nặng 2,2kg, nếu sinh vào tuần này thì khả năng sống sót tương đối cao.

Tuần thứ 33: Ngôi thai bắt đầu quay đầu xuống, nếu cần, sản phụ có thể nhờ những người xung quanh giúp đỡ khi đi lại.

Tuần thứ 34: Trong trường hợp phải mổ thì đây là giai đoạn nên đàm phán nơi mổ, người mổ cũng như những công việc cần thiết khác.

Tuần thứ 35: Đầu đứa bé đã chuyển dịch vào vị trí chậu hông.

Tuần thứ 36: Phổi của đứa bé đã phát triển hoàn hảo và có thể tự thở được, đây là giai đoạn bào thai phát triển cực đại nên việc đi lại của sản phụ gặp nhiều khó khăn.

Tuần thứ 37: Nếu sinh vào tuần này trở đi được xem là đủ tuổi không phải là đẻ non.

Tuần thứ 38: Vị trí đứa trẻ đang trở về điểm xuất phát trước khi chào đời, cơ thể người mẹ được xem là ở giai đoạn trọng lượng cao nhất.

Tuần thứ 39: Về nguyên lý có thể sinh trong tuần lễ này, chậu hông của người mẹ đã mở để chờ sinh.

Tuần thứ 40: Tuần cuối cùng của chu kỳ 9 tháng 10 ngày, phần lớn những đứa trẻ mang thai bình thường, khỏe mạnh sẽ được ra đời trong giai đoạn này, trừ những trường hợp có những sự cố bất trắc.

Trước khi sinh là giai đoạn trở dạ, sản phụ sẽ qua những cơn đau, sau khi sinh mọi việc trở lại trạng thái bình thường, mẹ tròn con vuông và người mẹ sẽ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Mang thai có cần kiêng sex?

02.02.2008

Tôi có thai đuợc 1 tháng. Vậy tôi cần lưu ý gì khi ăn uống, làm việc? Tôi có cần kiêng quan hệ vợ chồng không? (Nguyễn Thị Ngọc Kiều).

Trả lời:

Khi có thai, bạn cần ăn uống đủ chất, nhất là chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa... Hạn chế các chất kích thích mạnh như rượu, thuốc lá.

Bạn không nên uống thuốc, chụp phim X-quang hay CT nếu không có chỉ định của bác sĩ, kể cả các loại thuốc an thai của Đông y. Trong công việc, cần tránh tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ và các nguồn sóng điện từ mạnh.

Về sinh hoạt tình dục, sẽ không có chống chỉ định nếu như tình trạng thai nghén của bạn bình thường. Tuy nhiên, nên thực hiện nhẹ nhàng. Tuy không còn phải lo chuyện tránh thai nhưng người chồng vẫn nên dùng bao cao su để tránh viêm nhiễm cho vợ. Chỉ nên kiêng quan hệ tình dục vào những tháng cuối.

Thai 5 tuần tuổi

06.11.2009

Con của bạn đã lớn thế nào rồi?

Đứa con đang phát triển trong bụng của bạn chưa thay đổi nhiều lắm. Chiều dài của nó chỉ khoảng 1.25mm.

Cơ thể bạn có thay đổi tí nào chưa?

Vào thời điểm này, Cơ thể bạn chưa có gì thay đổi lớn cả. Thậm chí nếu bạn nhận thức được rằng mình đã mang thai, thì nó cũng chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn trước khi mọi người có thể nhận ra những dấu hiệu thay đổi của bạn.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào?

Trong thời gian sớm như thời điểm này, một hình tròn nhỏ mà sau này sẽ phát triển thành Tim của trẻ đã bắt đầu. Hệ thống thần kinh trung ương (não và dây xương sống) cũng như việc hình thành các cơ, xương bắt đầu có hình dạng. Trong suốt khoảng thời gian này, khung xương của bé mới bắt đầu phát triển.

Những thay đổi của bạn

Một số đã diễn ra vào thời gian này. Có thể bạn sẽ ý thức được một số điều trong đó, các thay đổi còn lại chỉ thực sự rõ ràng sau một số xét nghiệm nhất định.

Xét nghiệm thai.

Xét nghiệm thai tại nhà ngày càng trở nên nhạy cảm hơn, và nó có thể đưa ra những chuẩn đoán Ban đẩu của việc mang thai. Các xét nghiệm phát hiện ra sự có mặt của hoóc môn kích thích bộ phận sinh dục có màng đệm ở người (HCG, một hoóc môn trong thời gian đầu của thai kỳ. Một xét nghiệm thai có thể là dương tính trước cả thời điểm bạn để lỡ một chu kỳ kinh!

Một số xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính (bạn đã mang thai) 10 ngày sau khi mang thai. Có thể bạn sẽ muốn đợi cho đến khi bạn thực sự thấy Mất kinh trước lúc đầu tư tiền bạc và nghị lực cho các xét nghiệm thai, bất kể là được thực hiện trong bệnh viện, trạm y tế hay ở nhà. Thời điểm tốt nhất để thực hiện các xét nghiệm về thai đó là sau ngày đầu tiên khi bạn thấy mình mất kinh hoặc có thể bất cứ thời điểm nào sau đó. Nếu như bạn tiến Hành xét nghiệm quá sớm, có thể bạn sẽ nhận được kết quả âm tính, có nghĩa là bạn thực sự Mang thai nhưng các xét nghiệm lại nói là bạn không hề! Kết quả âm tính xuất hiện ở khoảng 50% trường hợp những người thực hiện xét nghiệm quá sớm.

Mỗi lần thực hiện việc xét nghiệm ở nhà có thể rất tốn kém. Chúng khác nhau về tính hiệu quả trong việc giúp bạn "chuẩn đoán" được việc Mang thai của bạn. Một số bệnh viện và các trung tâm y tế vẫn cung cấp một số xét nghiệm miễn phí cho phụ nữ mang thai, nên có thể tiết kiệm được cho bạn khá nhiều tiền.

Buồn Nôn và Ói mửa.

Một triệu chứng thông thường ở Giai đoạn đầu của thai kỳ của các phụ nữ là buồn nôn. Có hoặc có thể không kèm theo ói mửa; người ta thường gọi là bệnh buổi sáng. Tình trạng này ảnh hưởng tới 70% trong số các phụ nữ. Bất kể nó xuất hiện lúc buổi sáng hay bất cứ thời điểm nào trong ngày, nó thường bắt đầu sớm và đỡ hơn trong ngày. Bệnh buổi sáng có thể bắt đầu trong thời điểm tuần thứ 6 của thai kỳ. Hãy Bình tĩnh - bệnh buổi sáng thường đỡ hơn và biến mất trong khoảng thời gian cuối của qúy thứ 1 (tuần thứ 13). Dừng ở đó, và hãy nhớ rằng tình trạng này chỉ mang tính chất tức thời.

Nhiều phụ nữ khi Mang thai thường có nôn mửa. Tuy nhiên nó lại thường không gây ra nhiều vấn đề đến nỗi phải cần đến sự lưu tâm bằng cách chữa trị. Mặc dù vậy, một hiện trạng được gọi là chứng nôn nhiều ở phụ nữ mang thai (nôn và mửa một cách đáng kể) khiến cho lượng mửa ra khá nhiều, dẫn đến tình trạng mất hết các Chất dinh dưỡng và nước. Những phụ nữ này thường được chữa trị bằng cách tiếp Nước và uống thuốc. Thôi miên cũng là một cách được sử dụng khá thành công để đối phó với vấn đề này.

Nếu bạn phải trải qua một tình trạng Nôn mửa không kiềm chế được, nếu bạn không thể ăn hoặc uống bất kể một thứ gì, hoặc nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi đến nỗi bạn không thể duy trì được các hoạt động trong ngày của mình, hãy gọi cho chuyên gia y tế của bạn. Các thời điểm trước khi sinh không thể cho luôn vào quỹ đạo trong một sớm một chiều được, nhưng cũng không có lý gì mà bạn phải chịu đựng vấn đề này cả. Bác sĩ của bạn có thể có một số lời khuyên rất hữu ích cho bạn. Hoặc bác sĩ của bạn có thể sẽ kê cho bạn một đơn Thuốc gọi là Bendectin. Hãy xác nhận lại một lần nữa là vấn đề này là hết sức bình thường và con bạn cũng hoàn toàn khoẻ mạnh, không sao cả.

Không có một cách chữa nào có thể chữa trị thành công một cách tuyệt đối cho trường hợp nôn và mửa trong khi mang thai. Một loại thuốc có thể giảm thiểu được các triệu chứng của bệnh buổi sáng đang có mặt ở Mỹ. Nó được bán dưới Nhãn hiệu Bendectin, nhưng nó lại bị loại bỏ trong giai đoạn những năm 80 vì nguyên nhân một số ý kiến cho là nó có thể gây nên các trường hợp của dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu thì lại không ủng hộ lời tuyên bố này và nó đã chứng minh được tính an toàn của loại thuốc này có thể sử dụng được trong thời gian mang thai. Hiệp hôi FDA đã kiểm tra lại các nghiên cứu và đưa ra những dữ liệu khẳng định lại rằng nó là "an toàn". Một đơn thuốc đặc trị tình trạng này không thể thiếu sự có mặt Bendectin.

Bấm huyệt, Châm cứu và Xoa bóp cũng được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong trường hợp đối phó với chứng nôn mửa khi mang thai. Một dụng cụ khác được công nhận bởi hiệp hội FDA thậm chí còn hơn cả bấm huyệt. Thương hiệu của  nó có mặt trên thị trường từ năm 1997 và được sử dụng nhằm giảm nhẹ tình huống xúc động, nôn và mửa đối với một số người đã từng áp dụng qua phương pháp hoá liệu pháp.

Được sáng chế và bán dưới cái tên băng tay giảm đau, kích thước của nó chỉ bằng một chiếc đồng hồ và được đeo giống như một cái đồng hồ đeo tay vào phía bên trong của cổ tay bạn. Bằng cách dùng các tín hiệu điện ngầm, nó có tác dụng kích thích dây thần kinh ở cổ tay bạn; kích thích này được cho rằng nó có những ảnh hưởng tới thông điệp của não bộ và dạ dày, vốn là các bộ phận có thể gây ra chứng nôn mửa. Nó có nhiều mức độ kích thích khác nhau cho phép bạn có thể điều chỉnh các tín hiệu nhằm kiểm soát tối đa và mang lại cho bạn cảm giác thoải mái nhất. Dụng cụ này có thể được dùng khi bạn bắt đầu cảm thấy buồn nôn, hoặc bạn có thể đeo nó vào thời điểm bạn cảm thấy mệt mỏi. Dụng cụ này không thể ảnh hưởng đến Chế độ ăn uống. Nó có tác dụng chống nước và chống sốc, vì thế nên bạn có thể đeo dụng cụ này bất cứ khi nào bạn muốn.

Đây thực sự là giai đoạn thực sự quan trọng trong quá trình phát triển của con bạn. Đừng để con bạn bị phơi nhiễm với các loại thảo dược, các phương pháp trị liệu mang tính chất tức thời hoặc tất cả các phương thuốc dùng để đặc trị cho bệnh nôn mửa mà bạn không có bằng chứng cụ thể về tính an toàn của nó. Hãy thảo luận tất cả các cách điều trị với bệnh nôn mửa với bác sĩ của bạn.

Một số hành động mà bạn cần tiến hành. Hãy ăn những bữa ăn nhẹ thường xuyên hơn để giúp bạn cảm thấy khoẻ khoắn hơn. Các chuyên gia đều đồng ý rằng bạn nên ăn những món ăn mà bạn cảm thấy chúng có thể hấp dẫn được bạn - những món ăn này là những cái mà bạn có thể bắt đầu ngay tại thời điểm này. Nếu đó là những thứ chẳng hạn như men bánh mỳ, và nước sôđa chanh, hãy thử ngay đi! Một số người lại nhận thấy rằng những món ăn giàu protêin khiến họ rất dễ nuốt; các thức ăn dạng này bao gồm bơ, trứng, bơ Đậu nành và các loại Thịt không béo. Nên xem thêm phần thảo luận trong phần Dinh Dưỡng.

Nên đảm bảo là lượng nước bạn hấp thụ vào cơ thể luôn đủ, kể cả trong trường hợp bạn không thể thực hiện được các bữa ăn chuẩn của mình. Mất nước còn nghiêm trọng hơn là bạn không thể ăn được một thứ nào đó trong thời gian ngắn. Nếu bạn nôn quá nhiều, bạn nên lựa chọn những loại nước có chứa các chất điện phân để giúp thay thế được lượng bạn đã mất đi khi bạn nôn ra. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những loại nước mà họ gợi ý cho bạn.

Nếu bạn là người đang phải đối mặt với tình trạng nôn mửa, thì có một giải pháp chống cháy có thể hỗ trợ cho bạn. Hãy kiểm tra xem loại thuốc Preggie pops có mặt ở hiệu thuốc địa phương của bạn không. Chúng chính là các loại kẹo mạch nha que với nhiều hương vị khác nhau mà bạn có thể mút để giảm thiểu tình trạng nôn mửa. Hãy đề cập đến chúng khi bạn vào các hiệu thuốc hoặc cửa hàng thực phẩm.

Chuẩn bị cho căn bệnh buổi sáng

Một ý kiến hay là bạn nên mang các túi ni lông nhỏ để phòng các trường hợp cấp thiết. Bạn sẽ thấy rất tiện khi nó sẵn có ở tay mình, đặc biệt là trong trường hợp bạn mắc phải tật nôn mửa cả ngày. Trong cặp y tế, bạn nên mang theo những chiếc túi ni lông màu (những túi ni lông màu chuyên đựng Thực phẩm là lựa chọn tốt nhất) không bục, khô cùng với một ít giấy ăn dùng để lau mặt và miệng, một chai nước nhỏ dùng để xúc miệng, một bàn chải và một thuốc Đánh răng để tẩy hết axit từ dạ dày lên, cộng thêm một lọ xịt Miệng nhỏ hoặc một ít bạc hà. Với một cái túi chống cháy bên mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì bạn hoàn toàn có thể đối phó với tác dụng phụ mang tính chất tức thời này của thai kỳ, bất kể là bạn đang ở đâu.

Nôn và mửa trong khi mang thai được xác định là một "tình trạng mãn tính" và đôi khi đòi hỏi bạn phải cho ra bất cứ lúc nào, nhưng không có nghĩa là bạn nhất thiết phải cần đến sự chữa trị.

Một số thay đổi khác mà bạn có thể nhận thấy được

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn cần phải Đi tiểu khá thường xuyên. Nó có thể tiếp diễn trong suốt quá trình bạn có mang, và đặc biệt trở nên khó chịu khi gần thời điểm sinh sở, vì Tử cung của bạn to và tạo ra một áp lực đè lên bàng quang của bạn.

Bạn cũng có thể nhận thức được những thay đổi của bộ ngực. Ngứa và đau ở Ngực hoặc núm Vú là một hiện tượng thường thấy. Bạn cũng có thể nhận thấy sự thâm đen của quầng quanh đầu Vú hoặc sự nâng lên của các tuyến xung quanh khu vực này. Xem thêm tuần 13 để biết thêm thông tin về việc ngực sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong thai kỳ.

Một triệu chứng khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ đó là sự mệt mỏi đến khá dễ dàng. Triệu chứng thông thường này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Phải đảm bảo rằng bạn dùng đủ lượng Vitamin cần thiết trước khi sinh cũng như một số dược phẩm khác được bác sĩ của bạn kê đơn, hơn nữa cần phải nghỉ ngơi cho đầy đủ. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy tránh xa Đường và cafein; cả hai có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Khi nào bạn cần phải đến gặp bác sĩ?

Một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn sẽ tự hỏi mình khi bạn nghi ngờ mình mang thai, đó là "Khi nào thì mình nên đến gặp bác sĩ nhỉ?"

Sự chăm sóc cẩn thận trước khi sinh là một điều rất quan trọng cho Sức khoẻ của bạn và của con bạn. Hãy sắp xếp một cuộc hẹn để có thể gặp được bác sĩ của bạn ngay khi bạn chắc chắn rằng mình đã mang thai. Thời điểm này có thể rơi vào khoảng thời gian vài ngày sau khi bạn đã mất kinh.

Có mang ngay cả khi dùng các biện pháp tránh thai.

Nếu như bạn đã và đang dùng các biện pháp tránh thai, hãy nói với bác sĩ của bạn. Không phải phương pháp nào cũng hiệu quả 100%. Đôi khi cũng có những phương pháp sai, thậm chí là bạn dùng cả thuốc tránh thai. Nếu như bạn phát hiện ra được là mình đã mang thai, hãy ngừng việc dùng thuốc lại ngay và lên kế hoạch cho một cuộc hẹn ngay khi có thể. Đừng để mình bị động trong trường hợp này, tốt nhất là hãy nói với bác sĩ của bạn.

Sự mang thai có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp bạn đặt những dụng cụ Tránh thai bên trong tử cung (IUD). Nếu chuyện này xảy ra, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Hãy trao đổi với họ về việc có nên tháo bỏ hay là vẫn giữ nguyên dụng cụ đó. Trong hầu hết các trường hợp, việc nỗ lực để tháo bỏ dụng cụ đó vẫn được tiến hành. Nếu vẫn giữ nguyên, thì nguy cơ Sảy thai có thể gia tăng chút đỉnh.

Chỉ sử dụng mỗi chất diệt tinh trùng, hay có dùng kèm với bao cao su không, dùng gạc hay dùng nắp cao su đặt trong tử cung trong khi Quá trình mang thai xảy ra. Tất cả các cách Tránh thai này đều chưa được chứng minh là có hại cho đứa con trong bụng.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Như đã thảo luận ở trên, có thể bạn sẽ phải đối phó với trường hợp nôn mửa trong quá trình mang thai. Không phải hầu hết tất cả các phụ nữ đều phải gánh chịu chứng này, nhưng phần nhiều trong số họ thì có. Một loại hoóc môn tương tự - HGG (Hoóc môn kích thích bộ phận sinh dục ở người) - khiến cho việc xét nghiệm bằng các dụng cụ tại nhà đổi màu và gây ra căn bệnh buổi sáng. Nếu như bạn có mắc phải triệu chứng khó chịu này, có thể bạn sẽ cảm thấy khá vui mừng khi biết được rằng hàm lượng hoóc môn HGG có thể giảm xuống trong giai đoạn cuối của quý thứ nhất, và do đó tần suất nôn mửa của bạn cũng được cải thiện đáng kể. Nếu bạn bị bệnh buổi sáng, hãy thử một số lời khuyên dưới đây xem sao nhé.

Hãy ăn những bữa ăn nhẹ để tránh cho dạ dày của bạn không bị đầy.

Uống nhiều nước.

Hãy tìm hiểu xem loại thức ăn nào, mùi vị nào hoặc trong tình huống nào khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Nên tránh xa chúng khi có thể.

Không nên uống cafê vì nó sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày của bạn.

Ăn nhẹ một chút bim bim giàu Protein trước khi đi ngủ sẽ khiến cho lượng Đường trong Máu của bạn được cân bằng.

Bim bim giàu về cacbonhydrate trước khi đi ngủ cũng có nhiều lợi ích.

Hãy bảo chồng bạn làm cho bạn một chút bánh mỳ nướng trước khi bạn thức giấc vào buổi sáng. Hãy ăn trên giường. Hãy nên giữ một ít bánh quy mỏng hoặc hạt ngũ cốc gần giường để nhấm nháp trước khi tỉnh dậy buổi sáng. Nó sẽ giúp ngấm bớt axit dạ dày.

Giữ cho nhiệt độ trong phòng bạn luôn mát mẻ lúc đêm và lọc không khí thường xuyên. Không khí mát mẻ và trong lành sẽ giúp bạn cảm thấy khoẻ mạnh hơn.

Hãy rời khỏi giường một cách chậm chạp.

Nếu như bạn dùng bổ sung thêm sắt, hãy dùng nó 1 tiếng trước bữa ăn, hoặc 2 tiếng sau khi ăn.

Ngậm Gừng khô hoặc ngâm nó vào nước sôi và pha thành trà.

Thức ăn có Muối có thể giúp một số phụ nữ tránh được trường hợp nôn mửa.

Nước Chanh và Dưa hấu có thể giúp giảm nhẹ được các triệu chứng.

Tăng cân trong khi mang thai.

Trọng lượng Tăng cân của phụ nữ mang thai là rất khác nhau. Nó thường rơi vào mức từ Giảm cân đến tổng số Tăng cân là 22,7kg hoặc có thể hơn thế.

Chúng ta đều biết rằng nhiều vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh cùng với việc tăng cân quá nhiều. Vì lí do này, rất khó để có thể đặt ra một con số "lý tưởng" về việc tăng cân trong khi mang thai. Trọng lượng tăng cân là bao nhiêu thì có thể gây ra những ảnh hưởng cho bạn trước khi bạn mang thai. Một số chuyên gia cho rằng chỉ số tăng cân bằng 0,3kg mỗi tuần tính đến tuần thứ 20, và khoảng 0,454kg từ tuần thứ 20 cho đến tuần thứ 40 là con số lý tưởng.

Một số các nhà nghiên cứu khác lại đưa ra được những con số tăng cân có thể chấp nhận được đối với phụ nữ nhẹ cân, bình thường và phụ nữ nặng cân. Xem khung thông tin bên cạnh.

                     Mức tăng cân trung bình của phụ nữ mang thai

Dạng cơ thể                      Mức tăng cân có thể chấp nhận được (kg)

Nhẹ cân                                  12,7 đến 18,16kg

Mức cân trung bình                11,35 đến 15,89kg

Mức nặng cân                         6,81kg đến 11,35kg

Nếu như bạn có bất cư thắc mắc nào về việc tăng cân trong khi mang thai, hãy trao đổi với chuyên gia y tế của mình nhé. Ông ấy hoặc cô ấy sẽ cho bạn biết số cân mà bạn cần tăng trong thai kỳ của bạn.

Ăn kiêng trong khi mang thai không phải là một ý kiến hay, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không quan tâm đến lượng calo mà mình hấp thu vào cơ thể. Bạn nên làm điều đó thì đúng hơn! Điều đó tương đối quan trọng cho con bạn có thể lấy được đủ chất Dinh dưỡng từ các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày. Hãy lựa chọn các loại thức ăn mà có đủ chất cho bạn và cả đứa con đang lớn lên trong bụng bạn nữa.

 Bạn cũng cần biết

Giới tính của con bạn là gì?

Bạn cũng như bác sĩ của bạn có thể dự đoán được Giới tính của con bạn - thường là bác sĩ của bạn làm tốt hơn về khoản này! Như chúng ta đã nói ở trên, giới tính của con bạn được xác định khi Trứng bị Thụ tinh bởi tinh trùng lấy của người cha.

Một số các cặp vợ chồng thường có những câu hỏi kiểu như làm thế nào để họ có thể sinh được con trai hay con gái trước khi họ mang thai. Ở một số trường hợp, tách tinh trùng là một phương pháp hay được dùng đến. Tinh trùng giống đực và tinh trùng giống cái được tách nhau ra, và một quy trình Thụ tinh nhân tạo được diễn ra để chắt lọc những tinh trùng lấy từ người phụ nữ. Đây không phải là một phương pháp rõ ràng và tương đối tốn kém. Quy trình này có thể được thực hiện chỉ khi có vấn đề cụ thể về giới tính, chẳng hạn như Gia đình có tiền sử về bệnh Máu không đông, hoặc bệnh suy giảm chức năng cơ Bắp Duchenne.

Mang thai lệch vị trí.

Như mô tả ở tuần thứ 1 & 2, Quá trình thụ tinh diễn ra ở trong ống dẫn trứng. Trứng thụ tinh sẽ đi qua ống dẫn trứng và tới tử cung, và sau đó sẽ được cấy ghép trên thành tử cung. Trường hợp mang thai lệch vị trí là khi trứng thụ tinh cấy ghép bên ngoài khoang ổ tử cung, thường là diễn ra bên trong ống dẫn trứng. Có đến 95% các trường hợp mang thai ngoài dạ con thường xảy ra trong ống dẫn trứng (do đó có khái niệm mang thai trong ống). Một số vị trí nảy mầm khác nữa có thể là buồng trứng, Cổ tử cung và một số vị trí khác ở vùng bụng. Hình minh hoạ ở trang kế bên sẽ đưa ra một số vị trí có thể xảy ra trường hợp mang thai ngoài dạ con.

Trong vòng 10 năm trước, mang thai ngoài dạ con tăng lên gấp 3 từ 550000 trong năm 2001. Nguyên nhân gia tăng là do đâu? Các nhà nghiên cứu cho rằng là do STDs (các bệnh lây lan qua Đường tình dục) là nguyên nhân, đặc biệt là virut Chlamydia và bệnh lậu. Nếu trước kia bạn có mắc phải một căn bệnh lây lan qua đường Tình dục nào đó, hãy nói với bác sĩ của bạn trong lần đi khám đầu tiên của mình. Và cũng nên nói cho họ biết nếu trước kia bạn đã có trường hợp mang thai ngoài dạ con nào đó.

Việc mang thai ngoài dạ con thường xảy ra ở 1 trong 100 trường hợp của các phụ nữ mang thai. Các nguy cơ mang thai ngoài dạ con xuất hiện có thể làm hư hỏng ống dẫn trứng từ các lây nhiễm của khung Xương chậu (PID), từ các bệnh lây nhiễm khác, chẳng hạn như bệnh ruột thừa, vô sinh, bệnh lạc nội mạc tử cung, các bệnh lây lan qua đường Tình dục cũng như các trường hợp phẫu thuật ống dẫn trứng và ở vùng bụng. Các nhân tố khác cũng có góp phần vào việc gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh mang thai ngoài dạ con còn có hút thuốc, phơi nhiễm DES (một hoóc môn phái tính nữ tổng hợp dùng trị các triệu chứng tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt, viêm các Cơ quan sinh dục nữ và Ung thư tiền liệt tuyến) trong suốt quá trình mang thai của người phụ nữ hoặc cũng do cả tuổi tác của người phụ nữ nữa. Nếu như trước kia bạn đã có lần mang thai ngoài dạ con, thì có khoảng 12% tái diễn lại. Sử dụng các dụng cụ đăt bên trong tử cung (IUD) cũng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài dạ con.

 Triệu chứng của việc mang thai ngoài dạ con.

Một số  triệu chứng của bệnh mang thai ngoài dạ con, xuất hiện trong 12 tuần đầu của thai kỳ, bao gồm:

Chuột rút.

Tổn thương khu vực dưới bụng.

Chảy Máu hoặc nổi đóm đen.

Đau vai, thường do lượng máu từ ống dẫn trứng bị ảnh hưởng gây đau nhói màng bụng trong khu vực giữa ngực và dạ dày.

Yếu, Chóng mặt hoặc nhợt nhạt, thường do mất máu.

Nôn mửa.

Cũng tương đối khó cho các bác sĩ khi phải chẩn đoán các trường hợp mang thai ngoài dạ con vì hầu hết các  triệu chứng của nó cũng gần giống với các  triệu chứng của hiện tượng mang thai thông thường.

Chẩn đoán bệnh mang thai lệch. Để có thể xác định được bệnh mang thai lệch, hoóc môn kích thích bộ phận sinh dục được lấy ra làm thước đo. Xét nghiệm này được gọi là HCG định lượng. Lượng hoóc môn HCG tăng lên nhanh trong một thai kỳ bình thường, và thường tăng gấp đôi giá trị sau hai ngày một. Còn nếu như lượng HCG không tăng như bình thường thì khả năng về một thai kỳ bất bình thường sẽ rất có thể xảy ra. Trong trường hợp mang thai lệch, người phụ nữ có thể có hàm lượng HCG cao mà không có dấu hiệu gì là mang thai bên trong tử cung thông qua phương pháp siêu âm.

Phương pháp xét nghiệm Siêu âm rất hữu ích trong việc chẩn đoán trường hợp mang thai lệch. (Chúng ta sẽ thảo luận kĩ càng hơn về việc Siêu âm trong tuần thứ 11). Nếu mang thai trong vòi dẫn trứng có thể nhìn thấy trường hợp có máu ở vùng bụng do do một khối trong khu vực của ống dẫn trứng hoặc trong buồng trứng.

Khả năng chẩn đoán trường hợp mang thai ngoài dạ con có thể được cải thiện nếu sử dụng phương pháp soi ổ bụng. Những vết rạch nhỏ thường được thực hiện tại khu vực Rốn và vùng bụng dưới. Các bác sĩ thường hiển thị môi trường bên trong vùng bụng và các bộ phận khung xương chậu với một dụng cụ nhỏ được gọi là máy soi ổ bụng. Họ sẽ phát hiện ra thai lệch trong trường hợp nó xuất hiện.

Mọi cố gắng thường được tập trung chẩn đoán trường hợp mang thai trong ống dẫn trứng trước khi chúng kịp làm vỡ và phá hủy vòi dẫn trứng, điều đó có nghĩa là phải cắt bỏ toàn bộ ống dẫn trứng này đi. Khi chẩn đoán được sớm thì có thể tránh được trường hợp nguy cơ chảy máu do vòi dẫn trứng bị phá hủy và xuất huyết.

Hầu hết tất cả các trường hợp mang thai trong ống dẫn trứng thường được phát hiện trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần. Mấu chốt trong việc có thể chẩn đoán được sớm cần thiết phải có sự trao đổi thông tin giữa bạn và bác sĩ của bạn về bất cứ  triệu chứng nào cũng như mức độ trầm trọng của nó.

Phương pháp chữa trị cho trường hợp mang thai ngoài dạ con. Với một ca mang thai ngoài dạ con, mục tiêu của người bác sĩ đó là phải cắt bỏ được thai lệch trong khi vẫn có thể đảm bảo được Khả năng sinh sản của sản phụ. Phương pháp này phẫu thuật yêu cầu phải có sự gây mê thông thường, máy Soi ổ bụng hoặc phương pháp mở bụng (vết rạch to hơn không có phạm vi cụ thể) và hồi sức sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên trong một số trường hợp người ta bắt buộc phải cắt bỏ vòi dẫn trứng và điều này chắc chán có những ảnh hưởng đến khả năng Sinh sản trong tương lai.

Phương pháp không dùng đến phẫu thuật của trường hợp mang thai ngoài dạ con nhưng lại không ảnh hưởng gì đến việc phá hỏng các bộ phận khác cần thiết phải sử dụng đến các loại thuốc ung thư, và thuốc gây trở ngại cho quá trình phát triển của tế bào methotrexate. Methotrexate được kê bởi một I.V trong bệnh viện hoặc trong các trạm y tế cho bệnh nhân ngoại trú. Methotrexate là một loại thuốc gây độc tế bào; nó có tác dụng chấm dứt quá trình mang thai. Lượng HCG sẽ giảm xuống sau khi sử dụng phương pháp chữa trị này, điều đó có nghĩa là quá trình mang thai cũng ngừng hẳn. Các  triệu chứng vì thế cũng đỡ hẳn.

Tuần mang thai thứ 5

28.10.2008

Bạn giờ đã mang thai được 4 tuần (hoặc bước sang tuần thứ 5 nếu bạn thích tính theo cách này).

Sự phát triển của bé yêu

Quả bóng tế bào đang phân chia không ngừng trong tử cung của người mẹ lúc này đã là một phôi mầm, có kích thước bằng hạt táo.

Bước sang tuần thứ 5 là thời điểm đặc biệt then chốt đối với sự phát triển của bé.

Phôi mầm lúc này đã được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 "mẩu" nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai.

Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thầnh kinh đang phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé... bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Nếu bạn chưa dùng que thử thì đây cũng là thời điểm thích hợp để biết chính xác bạn có mang thai không (nếu không thấy "đỏ đèn").

Sự thay đổi của người mẹ

Nếu việc mang thai là ngoài ý muốn thì đây là thời điểm bạn nghi ngờ mình đã "dính" bầu. Đừng lo lắng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất những việc cần làm. Nếu bạn thử que mà không thấy lên thì bạn có thể thử lại vào sớm hôm sau, khi vừa ngủ dậy.

Còn nếu đây là kế hoạch đã được định trước, bạn có thể bắt đầu tập luyện một chút. Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng luyện tập sẽ giúp săn chắc các múi cơ, tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Nó còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả (đặc biệt là khi bạn đang trong tình trạng thừa cân). Hãy chọn các loại vận động an toàn, phù hợp với các bà bầu như đi bộ, bơi lội.

Bạn cũng có thể tập một số động tác yoga đơn giản, tốt nhất là theo các lớp yoga dành cho bà bầu, nơi có những người hướng dẫn tập chuyên nghiệp.

Lưu ý là không vận động quá sức.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này ngực của bạn bắt đầu có sự thay đổi theo xu hướng lớn dần. Vì vậy nên mặc áo lót dành cho dân thể thao vào tất cả mọi thời điểm trong ngày để giữ cho bầu ngực luôn gọn và đẹp.

Hoạt động cộng đồng

Đã đến lúc công bố với mọi người rằng bạn có bầu? Vâng, và hãy tham gia vào nhóm các bà mẹ cũng đang ở cùng giai đoạn như bạn để chia sẻ kinh nghiệm.

Những việc cần lưu tâm

Bạn có thể làm việc trong suốt giai đoạn bầu bí? Hãy tìm hiểu về độ an toàn của công việc bạn đang làm, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên tiếp xúc tới tia X, hóa chất hay các công việc đòi hỏi sự nỗ lực lớn.

Bạn có cần phải uống các vitamin bổ sung trong giai đoạn thai kỳ?

Sự xóc nảy hay chạy nhảy có an toàn với bạn trong suốt quá trình mang thai?

Bạn cảm thấy hơi nhức đầu? Hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn hoa mày chóng mặt và choáng ngất.

Những lo lắng thường gặp

Tôi cần vượt qua những bực bội do thai nghén như thế nào? Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén? Hay cảm giác quá mệt mỏi chân như muốn khuỵu xuống? là những câu hỏi phổ biến của giai đoạn này.

Bạn hãy đảm bảo mình luôn được nghỉ ngơi, uống nhiều các loại nước không chứa cafein như nước tinh khiết, nước dừa, nước chanh tươi, trà thảo dược và nước hoa quả.

Nếu mang bầu vào thời điểm mùa hè nóng bức, bạn có thể sẽ hứng thú với sữa đã tách bơ, nó không chỉ giúp cơ thể chống mất nước mà còn cung cấp canxi cho cơ thể, một vi chất rất cần thiết trong giai đoạn này.

Đối với tình trạng ốm nghén, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm bản thân như thử ngửi hoặc ăn chanh, cho thêm gừng vào trà, dùng liệu pháp vi lượng đồng căn... Không có cách chống nghén chung cho tất cả các bà bầu trong giai đoạn này bởi phản ứng của cơ thể mỗi người đối với sự xuất hiện của mầm sống là rất khác nhau.

Nếu là người ăn chay hay mắc bệnh thiếu máu, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Thai 6 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu - đến - mông của con bạn lúc này là từ 2 đến 4mm. Đầu - đến - Chân có nghĩa là chiều dài tính ngồi hoặc khoảng cách từ đỉnh đầu của đứa trẻ đến Hậu môn hay mông đứa trẻ. Cách đo này thường được dùng nhiều hơn là cách đo từ đầu - đến - gót - chân của trẻ vì thời điểm này vẫn còn cong, khiến cho cách xác định này trở nên rất khó khăn.

Đôi khi, với những dụng cụ phù hợp, nhịp Tim có thể được nhìn thấy thông qua trường hợp siêu âm, trong khoảng tuần thứ 6. Siêu âm có thể được thảo luận chi tiết hơn trong tuần thứ 11.

Bạn đã thay đổi như thế nào?

Có thể bạn sẽ Tăng cân lên một chút cho đến thời điểm nào. Nếu bạn đã Nôn mửa nhiều mà vẫn không ăn được nhiều, có thể bạn đã sút cân. Bạn đã Mang thai được 1 tháng, và thời gian này là quá đủ cho bạn nhận thức được những thay đổi của Cơ thể mình. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, vùng bụng bạn có thể vẫn chưa thay đổi nhiều. Hoặc bạn có thể cảm thấy rằng quần áo vùng eo bạn có thể hơi chật. Có thể bạn sẽ Tăng cân ở vùng chân hoặc một số bộ phận khác, chẳng hạn vùng ngực. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm vùng chậu, bác sĩ của bạn luôn nhận thấy được những thông tin về Tử cung của bạn và sẽ lưu ý một số thay đổi về kích thước của nó.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào?

Đây là Giai đoạn đầu tiên của thời kỳ phát triển phôi (từ khi Thụ thai đến tuần thứ 10 của thai kỳ! Hoặc là từ thời điểm Thụ thai đến tuần thứ 8 về sự phát triển của thai nhi) đây là một giai đoạn phát triển tương đối quan trọng trong cơ thể của bạn! Trong thời điểm này phôi thai đang ở giai đoạn nhạy cảm nhất đối với các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó. Các trường hợp dị tật bẩm sinh thường nảy sinh trong giai đoạn trọng điểm này.

Như hình minh hoạ trong trang 78, kết quả của sự phát triển này đó là hình thành nên một cơ thể trong đó có cả đầu và đuôi. Trong khoảng thời gian này rãnh khía của vỏ não đóng dần và hộp sọ cơ bản được hình thành. Mắt cũng bắt đầu xuất hiện cũng như hình dạng của chân tay. Ống bao Tim vỡ ra, quá trình hình thành Tim bắt đầu. Hình ảnh này có thể được nhận biết thông qua xét nghiệm siêu âm.

Những thay đổi của bạn

Chứng ợ nóng

Sự khó chịu của chứng ợ nóng (chứng ợ chua) là một trong những vấn đề phức tạp thường thấy của quá trình mang thai. Nó có thể bắt đầu rất sớm, thông thường và thông thường lại càng trở nên trầm trọng vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó thường xảy ra bởi sự dội ngược lại (hồi lưu) của các chất trong dạ dày và tá tràng tới thực quản. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên hơn trong khi Mang thai bởi hai nguyên nhân - thức ăn di chuyển càng ngày càng chậm khi qua ruột và dạ dày bị nén khi tử cung càng ngày càng rộng và di chuyển dần lên phía trên bụng.

Những  triệu chứng thường không quá nghiêm trọng với hầu hết các phụ nữ. Hãy ăn những bữa ăn nhẹ thường xuyên hơn, tránh một số tư thế chẳng hạn như cúi xuống hoặc nằm ngửa ra sàn.

Một cách chắc chắn để có thể xảy ra các trường hợp ợ nóng đó là ăn những bữa ăn nặng, và nằm xuống ngay! (điều này thường thấy với tất cả mọi người không cứ gì phụ nữ mang thai).

Một số chất có tác dụng làm giảm nồng độ axít có thể mang lại sự dễ chịu đáng kể, trong đó bao gồm: aluminum hidroxide, magnesium trisilicate và magnesium hydroxide (Amphojel, Gelusil, Sữa của magie oxit và Maalox). Hãy làm theo những lời khuyên hoặc những hướng dẫn của bác sĩ về tất cả mọi thứ liên quan đế thai kỳ. Không nên lạm dụng sử dụng các chất chống axit! Tránh sử dụng Muối sodium bicarbolate (một loại muối sodium trung hoà được axit) vì chúng có chứa hàm lượng sodium quá lớn có thể khiến bạn mất nước.

Bệnh Táo bón

Tất cả các thói quen liên quan đến Đường ruột của bạn có thể thay đổi trong quá trình mang thai. Hầu hết tất cả các phụ nữ đều thấy mình bị Táo bón, điều này thường liên quan đến những hoạt động bất bình thường của Đường ruột. Hemorrhooids có thể xuất hiện thường xuyên hơn (xem thêm tuần 14) bạn có thể tránh khỏi các vấn đề liên quan đến bệnh Táo bón trong thai kỳ. Hãy tăng lượng Nước hấp thụ vào cơ thể. Luyện tập cũng có thể hỗ trợ rất nhiều. Một số bác sĩ có thể khuyên dùng các loại Thuốc nhuận tràng nhẹ chẳng hạn như Sữa của magie oxit hoặc nước ép trái cây của quả mận, nếu vấn đề nảy sinh. Một số loại thức ăn đặc biệt nhất định chẳng hạn như bột gạo hoặc mận nên được gia tăng trong các bữa ăn của bạn vì nó có thể giúp giảm nhẹ táo bón.

Không nên Sử dụng thuốc nhuận tràng ngoài những cái đã liệt kê ở phần trên nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu bệnh táo bón của bạn là một vấn đề xảy ra thường xuyên, tiếp diễn hãy trao đổi về cách chữa trị như là một vấn đề tiền sinh đẻ. Không nên căng bụng trong khi ruột đang hoạt động, đặc biệt là khi bạn đang bị táo bón. Căng bụng có thể dẫn tới hemorrhoids.

Những Hành động của bạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn như thế nào?

Trong suốt quá trình mang thai, một căn bệnh lây lan qua Đường Tình dục có thể ảnh hưởng đến đứa con đang lớn trong bụng bạn.

Sự lây nhiễm đơn hình của herpus sinh dục

Thông thường sự lây nhiễm herpus trong quá trình Mang thai là sự tái nhiễm, không phải là sự lây nhiễm Ban đầu. Sự lây nhiễm này nếu xuất hiện ở Người mẹ có thể dẫn đến những nguy cơ cao về trường hợp Đẻ non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Vì chùng tôi tin rằng một đứa trẻ khi được sinh ra có thể bị lây nhiễm khi đi qua đường Sinh sản khi có màng ối vỡ sự lây nhiễm có thể di chuyển lên phía trên tử cung.

Không có một phương pháp chữa trị nào được coi là an toàn cho các herpus sinh dục trong quá trình mang thai. Khi một người phụ nữ có kết quả lây nhiễm herpus dương tính trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thì phương pháp Mổ đẻ sẽ được tiến hành để lấy đứa bé ra.

Lây nhiễm Nấm (viêm Âm đạo Moniilial)

Nhiễm nấm (Moniilial) là trường hợp thường thấy ở phụ nữ mang thai hơn là ở những phụ nữ không mang thai. Chúng không có những ảnh hưởng nào xấu đến quá trình mang thai, nhưng chúng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng.

Lây nhiễm nấm đôi khi rất khó kiểm soát trong quá trình bạn đang mang thai. Nó có thể dẫn đến việc chữa trị thường xuyên hoặc kéo dài (từ 10 đến 14 ngày thay vì từ 3 đến 7 ngày). Bôi kem là một cách chữa an toàn nhất trong khi mang thai. Chồng bạn lại không cần đến việc chữa trị. Một đứa trẻ sơ sinh có thể mắc phải đẹn bệnh Nấm candida khi đi qua đường Sinh sản vốn đã bị lây nhiễm bởi bệnh viêm Âm đạo monilial. Cách chữa trị bằng thuốc kháng sinh có tác dụng kháng nấm Nystan. Tránh sử dụng fluconazole (Diflucan); loại thuốc này nếu sử dụng trong khi mang thai sẽ không an toàn.

 Bệnh viêm âm đạo Trichomonal 

Loại lây nhiễm này không có những ảnh hưởng nào lớn đến thai kỳ, tuy nhiên một vấn đề trong quá trình chữa trị có thể nảy sinh vì một số bác sĩ tin rằng loại thuốc metronidazole (một loại thuốc chữa các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, đường sinh dục và hệ tiêu hoá), một loại thuốc hay được dùng, không nên dùng trong quý đầu tiên của thai kỳ. Hầu hết các bác sĩ khuyên dùng metronidazole cho trường hợp viêm nhiễm nặng sau quý thứ nhất của thai kỳ.

HPV - Bệnh u Vú ở người (Bệnh bướu).

Bệnh u Vú ở người (HPV) là một loại vi rút gây nên các Mụn cơm do giao cấu, còn được gọi là bệnh nướu. Một số biến chứng của HPV có thể gây ra các Mụn cơm sinh dục; một số biến chứng của Mụn cơm sinh dục có thể dẫn tới bệnh Ung thư cổ tử cung và Ung thư ở bộ phận sinh dục.

Xét nghiệm chất lỏng bằng kính phết được tiến hành một trong những lần khàm trước khi sinh có thể đảm bảo rằng bạn không hề có vấn đề gì. HPV là một trong những nguyên nhân để tiến hành xét nghiệm này ở vùng bụng.

Nếu bạn không có mụn cơm sinh dục, hãy nõi cho bác sĩ của bạn biết trong lần đầu tiên đi khám. Trong khi mang thai, một số phương pháp chữa trị chẳng hạn như bóc tách bằng tia laze, hoặc axit, nên tránh dùng. Hãy thảo luận vấn đề này với chuyên gia y tế của bạn.

Nếu bạn bị bệnh mụn cơm sinh dục quá nặng, phương pháp Mổ đẻ là cần thiết để tránh trường hợp chảy Máu quá nhiều. Phần Da do các mụn cơm sinh dục thường lan nhanh trong khi mang thai. Trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng có thể gây nên trở ngại trong âm đạo vào thời điểm sinh nở. Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải bệnh mụn cơm ở thanh quản (thường có những nốt sưng tấy tại vùng dây thanh âm) sau khi sinh.

Bệnh lậu

Bệnh lậu thường nảy sinh các nguy cơ ở người phụ nữ và đối tác Tình dục của cô ta, thậm chí cả ở đứa con khi nó đi qua đường sinh sản. Đứa trẻ khi sinh ra thường bị nhiễm bệnh đau mắt do Bệnh lậu gây ra, một trường hợp viêm nhiễm mắt nghiêm trọng. Thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng nhất ở trẻ sơ sinh để tránh tình trạng này. Một số các tình trạng lây nhiễm khác cũng có thể xảy ra. Bệnh lậu xuất hiện ở người mẹ thường được chữa trị bằng penicillin và một số loại dược phẩm khác được coi là an toàn trong thời gian mang thai.

Bệnh nhiễm khuẩn chlamydia.

Có thể bạn đã nghe hoặc đọc được những thông tin về bệnh chlamydia. Đây là một bệnh lây lan phổ biến qua đường tình dục; trong khoảng từ 3 đến 5 triệu người bị nhiễm hàng năm. Rất khó có thể xác định được bạn có bị nhiễm bệnh Chlamydia hay không vì có thể bạn không có  triệu chứng nào cả. Sự lây nhiễm có thể được gây ra do một loại mầm bệnh thâm nhập vào dạng tế bào nhất định. Sự truyền nhiễm có thể lây lan qua các hoạt động quan hệ tình dục, kể cả bằng miệng.

Có từ 20 đến 40% những phụ nữ hoạt động tình dục bị mắc phải bệnh này vào một thời điểm nào đó. Sự lây nhiễm có thể gây ra những hậu quả nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời, và chúng có thể hoàn toàn bị gạt bỏ nếu có sự chữa trị kịp thời.

Chlamydia có khả năng xảy ra nhiều hơn ở những thanh niên, những người có trên 1 đối tác tình dục. Chúng cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ mắc phải một số căn bệnh tình dục. Một số bác sĩ tin rằng bệnh Chlomydia xuất hiện nhiều hơn ở những phụ nữ dùng phương pháp Tránh thai bằng miệng. Một số phương pháp tránh thai, chẳng hạn như nắp cao su, bao cao cu được sử dụng kèm theo với chất diệt tinh trùng có thể giúp tránh khỏi các trường hợp lây nhiễm.

Một trong các biến chứng phức tạp nhất của bệnh chlomydia là bệnh viêm nhiễm khung Xương chậu (PID), một bệnh lây nhiễm nguy hiểm ở các cơ quan phía trên bộ phận sinh dục bao gồm tử cung, ống dẫn Trứng và thậm chí là cả buồng trứng. Có thể có xuất hiện trường hợp đau ở vùng chậu hoặc chẳng có  triệu chứng nào cả. Bệnh PID có thể gây ra do tình trạng lây nhiễm lâu dài mà không được chữa trị khiến nó lan dần ra quanh khu vực xương chậu. Chlamydia là một nguyên nhân chính của bệnh PID. Nếu bệnh PID kéo dài hoặc tái diễn nhiều lần thì sẽ khiến cho bộ phận sinh sản, vòi dẫn trứng và tử cung bị hư hỏng gây nên sự hình thành của bệnh kết dính. Phẫu thuật là một phương pháp nên được tiến hành trong trường hợp này. Nếu như vòi dẫn trứng bị hư hỏng, các mô sẹo có thể làm tăng nguy cơ của trường hợp mang thai ngoài dạ con (vòi dẫn trứng) và khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn (vô sinh).

  Bệnh Chlamydia. Trong khi mang thai người phụ nữ có thể truyền nhiễm tới đứa con của mình trong khi chúng đi qua đường sinh sản và âm đạo. Đứa trẻ có từ 20 - 50% mắc bệnh Chlamydia nếu người mẹ cũng mắc bệnh này. Nó có thể gây nên bệnh đau mắt, nhưng cũng rất dễ chữa. Các biến chứng nghiêm trọng hơn nữa bao gồm bệnh viêm phổi, và cần đưa trẻ vào nhập viện. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh lây Nhiễm Chlamydia có liên quan đến trường hợp mang thai ngoài dạ con. Và tỷ lệ những người mang thai lệch cũng mắc bệnh Chlamydia là 70%. Nếu một phụ nữ muốn mang thai, cô ta cần phải kiểm tra kĩ về các căn bệnh lây lan qua đường tình dục vì chúng cũng khá dễ chữa.

 Xét nghiệm bệnh Chlamydia. Chlamydia có thể được phát hiện bằng việc nuôi cấy tế bào, nhưng như chúng ta đã nói, có hơn nửa các trường hợp lây nhiễm bệnh này không có  triệu chứng gì cả. Các  triệu chứng thường thấy bao gồm nóng và Ngứa ở khu vực sinh dục, Khí hư từ âm đạo đau hoặc Đi tiểu thường xuyên, hoặc có thể nhức ở vùng chậu. Đàn ông cũng có thể có những  triệu chứng như vậy. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh có thể được tiến hành tại văn phòng của các bác sĩ. Họ có thể cho bạn biết kết quả rất nhanh, thậm chí là trước khi bạn về đến nhà. Chlamydia thường được chữa trị bằng tetracylin nhưng loại thuốc này không nên kê đơn cho các phụ nữ mang thai. Trong khi mang thai, sự lựa chọn tối ưu nhất là erythromycin. Sau khi chữa trị, bác sĩ của bạn có thể làm các thao tác cấy ghép khác để đảm bảo rằng sự lây nhiễm không còn tồn tại. Nếu bạn Lo lắng về khả năng lây nhiễm bệnh Chlamydia của mình, hãy thảo luận nó với bác sĩ trong các lần khám thai. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích. 

HIV và AIDS

HIV (vi rút suy giảm hệ thống miễn dịch ở người) là một loại viruts có thể gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải); 2 trong 1000 phụ nữ khi bước vào Quá trình mang thai có HIV dương tính. Các nghiên cứu cho thấy rằng, người phụ nữ khi bị nhiễm HIV có thể truyền sang con trong tuần thứ 8 của thai kỳ. Một việc rất quan trọng là nên nói với bác sĩ của bạn nếu bạn có HIV dương tính hoặc bạn nghĩ bạn có thể mắc bệnh này.

Con số chính xác của lượng người bị nhiễm HIV vẫn chưa được xác định. Hiện nay con số thống kê ở riêng nước Mỹ về những người bị lây nhiễm là trên 2 triệu người. Dịch bộc phát AIDS ở phụ nữ đã tăng lên 20% trong số các trường hợp kể trên. Bệnh AIDS có thể bỏ rơi các Cá nhân dễ bị ảnh hưởng và không có khả năng chống trả các loại lây nhiễm khác nhau. Phụ nữ có nguy cơ cao nhất bao gồm các trường hợp đang hoặc đã sử dụng tiêm chích ma tuý hoặc các trường hợp có đối tác tình dục sử dụng tiêm trích ma tuý, hoặc tham gia vào các hoạt động tình dục mang tính chất lưỡng tính. Những phụ nữ bị mắc các căn bệnh lây lan qua đường tình dục, những người làm nghề mại dâm hoặc những người nhận truyền Máu trước khi xét nghiệm cũng có nguy cơ cao. Nếu bạn không chắc chắn lắm về các nguy cơ của mình, hãy tìm kiếm các thông tin cố vấn về việc xét nghiệm vi rút HIV.

Một người phụ nữ bị lây nhiễm HIV có thể không bộc lộ các triệu chứng. Có khoảng thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng, các xét nghiệm không cho thấy sự có mặt của loại vi rút này. Trong tất cả các trường hợp các kháng thể có thể bị phát hiện từ 6 đến 12 tuần sau khi bị nhiễm. Trong một số trường hợp, thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài tới 18 tháng. Một khi xét nghiệm là dương tính, một người có thể vẫn chưa có  triệu chứng gì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong tất cả các bệnh nhân mắc bệnh AIDS, có từ 20 đến 30 người không hề có các  triệu chứng gì cả.

Không có một bằng chứng nào về sự lây nhiễm thông qua các tiếp xúc bình thường như nước, thức ăn và môi trường. Cũng không có bằng chứng nào về việc vi rút HIV có thể được truyền qua RhoGAM. (xem tuần 16)

Một người mẹ có thể truyền HIV sang cho con trước hoặc trong khi sinh. Chúng ta biết rằng có đến 90% các trường hợp nhiễm HIV ở trẻ em có liên quan đến quá trình mang thai truyền từ mẹ sang cho con trong khi mang thai, khi sinh và khi cho con bú.

Mang thai có thể che giấu đi một số các  triệu chứng của bệnh AIDS, và điều này khiến cho việc phát hiện ra căn bệnh khó khăn hơn. Vì căn bệnh sẽ là mối đe doạ nghiêm trọng đối với đứa trẻ khi chưa được sinh ra, nên hãy tìm kiếm các lời tư vấn về tinh thần.

Cũng có một số các thông tin khả quan cho những người phụ nữ bị bệnh AIDS. Chúng ta biết rằng nếu một người phụ nữ trong giai đoạn đầu của bệnh, cô ta có thể có một quá trình mang thai, Sinh đẻ hoàn toàn yên ổn. Con của cô ta có nguy cơ bị lây nhiễm trong khi mang thai, trong khi sinh hoặc trong thời gian bú. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ của một người phụ nữ bị lây nhiễm HIV có thể truyền vi rút sang con hiện nay có thể được giảm đáng kể hoặc có thể được loại bỏ hoàn toàn. Nếu cô ta dùng thuốc AZT trong khi mang thai hoặc dùng phương pháp mổ đẻ, cô ta có thể giảm nguy cơ truyền vi rút sang con xuống còn 2%! Các nghiên cứu chưa tìm thấy bất kì một biến chứng dị tật bẩm sinh nào liên quan đến việc sử dụng các loại dược phẩm này. Tuy nhiên nếu việc lây nhiễm không được chữa trị, có khoảng 25% nguy cơ đứa con cũng bị nhiễm vi rút HIV.

Xét nghiệm HIV. Quy trình xét nghiệm bao gồm 2 dạng - xét nghiệm ELISA và xét nghiệm WESTERN BLOT. Xét nghiệm ELISA là xét nghiệm theo phương pháp chiếu chụp. Nếu phát hiện dương tính nó sẽ được xác nhận bằng xét nghiệm WESTERN BLOT. Cả hai loại xét nghiệm đều cần đến xét nghiệm Máu để phát hiện các loại kháng thể đối với vi rút, không chỉ bản thân vi rút. Không xét nghiệm nào được coi là dương tính cho đến khi xét nghiệm WESTERN BLOT. Người ta nhận thấy rằng có 99% các trường hợp nhạy cảm và riêng biệt.

HIV/AIDS và việc mang thai. Nếu HIV của bạn là dương tín, hãy tiến hành một số xét nghiệm máu trong khi mang thai. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ của bạn đánh giá được điều kiện thể chất mà bạn có thể đáp ứng được khi mang thai. Cho con bú là việc không được khuyên làm đối với phụ nữ có HIV dương tính.

Mách nhỏ cho tuần 6

Nếu bạn có bất kì một câu hỏi nào trong các lần đi khám thai, hãy gọi điện đến văn phòng của bác sĩ. Hoàn toàn bạn có thể gọi được; một thực tế là, bác sĩ của bạn muốn bạn gọi đến cho họ để có được thông tin chính xác về các phương thuốc. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi các câu hỏi của mình được giải đáp.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn

Để có thể đáp ứng được nhu cầu Dinh dưỡng của bạn trong khi mang thai, bạn cần phải có những sự lựa chọn kĩ càng về các loại thực phẩm. Bạn không thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn. Ăn những loại Thực phẩm đúng quy cách, với liều lượng chuẩn và có kế hoạch. Hãy dùng những loại thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, can xi, magie oxit, axit folic và kẽm. Bạn cũng cần đến các Chất xơ và nước để giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến bệnh táo bón.

Một số loại thực phẩm bạn nên dùng, cũng như khối lượng của mỗi loại, được liệt kê ở dưới. Bạn nên đưa các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày. Một số cách để có thể đạt được các nhóm thực phẩm sẽ thảo luận vào các tuần sau. Hãy kiểm tra kĩ những lời bàn về Chế độ dinh dưỡng hàng tuần.

Thực phẩm có thể giúp con bạn lớn và phát triển bao gồm:

Bánh mì, ngũ cốc, bột và gạo - tối thiểu 6 lần một ngày.

Hoa quả - 3 đến 4 lần ăn một ngày.

Rau - 4 lần ăn một ngày.

Thịt và các nguồn cung cấp Protein khác - 2 đến 3 lần ăn một ngày.

Các sản phẩm sữa.

Chất béo, đồ ngọt và các loại thực phẩm không có Calo khác - 2 đến 3 lần.

Bạn nên biết

Lần đầu tiên đến khám bác sĩ.

Lần đầu tiên bạn đến khám bác sĩ có thể là lần gặp gỡ lâu nhất. Có rất nhiều điều mà bạn cần phải hoàn thành. Nếu như bạn gặp bác sĩ vào trước thời điểm bạn mang thai, có thể bạn sẽ có một số băn khoăn cần phải thảo luận.

Hãy thật thư giãn khi đưa ra những câu hỏi để có thể nắm bắt được các ý kiến của bác sĩ có liên quan đến những băn khoăn của bạn. Điều này thực sự quan trọng vì quá trình mang thai của bạn đang diễn ra. Trong khi mang thai, việc trao đổi thông tin giữa bạn và bác sĩ là rất quan trọng. Hãy cân nhắc về những lời khuyên của các bác sĩ và bạn cũng phải lý giải được nguyên nhân tại sao. Rất hay nếu bạn có thể chia sẻ cảm giác và ý kiến của bản thân cho họ thấy. Các chuyên gia y tế thường có những kinh nghiệm chắc chắn rất có ích cho bạn trong quá trình bạn mang thai.

Điều gì sẽ xảy ra? Bạn mong đời gì ở lần khám đầu tiên này? Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tất cả các tiền sử bệnh tật của bạn. Điều này sẽ bao gồm những vấn đề về Sức khoẻ nói chung và tất cả các vấn đề liên quan đến tiền sử về hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục nữ, cũng như các vấn đề thuộc về sản khoa. Nếu bạn đã từng bị sảy thai, hoặc bạn đã từng đến bệnh viện để phẫu thuật hay bất kì một lý do nào đấy, và đây là những thông tin hết sức quan trọng. Nếu bạn có các vấn đề gì về bệnh tật hãy mang thông tin đó đến với bác sĩ của bạn.

Chuyên gia y tế của bạn cũng muốn biết về tất cả các loại dược phẩm mà bạn đang dùng cũng như các loại dược phẩm mà bạn bị di ứng. Tiền sử bệnh tật của Gia đình bạn cũng khá quan trọng, chẳng hạn như sự xuất hiện của bệnh đái đường và các căn bệnh kinh niên khác.

Bạn sẽ được tiến hành các đợt kiểm tra về cơ thể, bao gồm xét nghiệm về khung chậu và mô kính phết. Xét nghiệm này sẽ xác định được kích thước chính xác của tử cung để định được thời gian bạn mang thai.

Các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm có thể được tiến hành trong lần Khám thai đầu tiên hoặc trong lần kế tiếp. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy hỏi bác sĩ của bạn. Trong trường hợp bạn nghĩ rằng mình có thể có một thai kỳ mang tính "nguy cơ cao", hãy trao đổi với bác sĩ.

Trong tất cả các trường hợp bác sĩ thường khuyên bạn quay lại khám sau bốn tuần trong 7 tháng đầu tiên, sau đó là 2 tuần một cho đến tháng cuối cùng, và lại trở về từng tuần một. Nếu có vấn đề này sinh, bạn sẽ có kế hoạch gặp gỡ thường xuyên hơn.

Mách nhỏ cho các ông bố

Hãy mang về nhà những bữa tối mà vợ bạn ưa thích nhất, hoặc bạn có thể tự nấu, trong trường hợp vợ bạn không bị Nôn quá nhiều.

Các cách để có thể có một Thai nhi khoẻ mạnh

Tất cả các phụ nữ đều muốn có một thai nhi khoẻ mạnh và suôn sẻ. Hẵy bắt đầu từ bây giờ để có thể đảm bảo bạn sẽ có một thai kỳ tốt nhất mà nó có thể! Hãy thử các hướng dẫn dưới đây:

 Ưu tiên - hãy kiểm tra về tất cả các điều mà bạn cần cho bản thân và cho đứa con của bạn. Hãy làm những việc cần phải làm, quyết định những việc trong khả năng của mình và hãy để các thứ còn lại ở phía sau.  

 Lôi kéo vai trò của những người khác trong kỳ mang thai của mình - khi bạn lôi kéo được chồng mình, các thành viên khác trong gia đình và bạn bè quan tâm đến thai kỳ của mình, nó sẽ giúp cho tất cả mọi người có thể hiểu được về tất cả những khó khăn mà bạn đang phải trải qua để từ đó sẽ cảm thông hơn và hỗ trợ được bạn nhiều hơn.

 Hãy đối xử với người khác với tất cả sự tôn trọng và Tình yêu thương - bạn có thể đang trải qua một thời điểm khó khăn, đặc biệt là trong thời gian đầu của thai kỳ. Có thể bạn sẽ mắc phải bệnh buổi sáng. Có thể bạn sẽ nhận thấy rằng việc điều chỉnh bản thân và vai trò của người mẹ là hết sức khó khăn. Mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tất cả những điều đó nếu như bạn giành thời gian để giãi bày những cảm xúc của mình với họ. Hãy bày tỏ sự tôn trọng và biết ơn với sự quan tâm của họ. Nên đối xử với họ bằng sự thân ái và Tình yêu thương để có được những điều đó từ họ. 

 Tạo ra một ký ức - nó sẽ khiến bạn phải lên một số kế hoạch nhưng thực sự nó rất có giá trị. Khi bạn đang mang thai có vẻ như điều này sẽ diễn ra mãi về sau này. Tuy nhiên, phát biểu bằng những kinh nghiệm sẵn có chúng tôi có thể nói với bạn rằng thực sự nó diễn ra rất nhanh và chẳng mấy chốc sẽ trở thành kí ức của bạn. Từng bước hãy viết ra những thay đổi đang diễn ra trong cuộc sống của bạn tại thời điểm bây giờ. Hãy lôi kéo chồng bạn vào tất cả những thay đổi đó. Gợi cho anh ta bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc thực của mình. Chụp cả ảnh của anh ta nữa! Bạn sẽ có thể cùng nhau nhìn lại được những chặng đường đã qua, chia sẻ cùng chồng mình những bước thăng trầm, và trong những năm tiếp theo con bạn sẽ chính là niềm vui mà bạn đã kì công tạo ra. 

 Hãy thư giãn bất cứ khi nào có thể - giảm bớt tất cả những Căng thẳng của bạn trong cuộc sống vào thời điểm bây giờ là rất quan trọng. Hãy làm những điều mà có thể giúp bạn thư giãn, tập trung vào những cái gì được coi là quan trọng ngay từ bây giờ.

 Tận hưởng khoảng thời gian chuẩn bị - thai kỳ của bạn sẽ rất chóng vánh trôi qua, và bạn sẽ là một người mẹ mới, với tất cả trách nhiệm của một người mẹ và một người vợ! Có thể bạn sẽ còn một số trách nhiệm khác nữa trong công việc và cuộc sống cá nhân. Đây là thời điểm mà bạn nên tập trung vào cuộc sống vợ chồng và một số thay đổi mà bạn sẽ phải trải qua trong một tương lai gần.   

 Hướng tới sự lạc quan - có thể bạn sẽ phải lắng nghe những điều không hay từ phía bạn bè hoặc những thành viên trong gia đình, chẳng hạn như những câu chuyện kinh dị và những câu chuyện buồn. Hãy bỏ qua tất cả mọi thứ đó. Hầu hết tất cả các thai kỳ đều tốt đẹp!  

 Không ngần ngại khi yêu cầu giúp đỡ - việc mang thai của bạn cũng rất quan trọng đối với người khác. Bạn bè hoặc gia đình sẽ cảm thấy rất vui nếu bạn chia sẻ với họ.

 Tìm hiểu thông tin - ngày nay có rất nhiều nguồn thông tin mà bạn có thể tìm kiếm chẳng hạn như sách, tạp chí, chương trình ti vi, các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và internet.

Hãy luôn mỉm cười - bạn là một phần rất quan trọng trong một phép màu nhiệm rất đặc biệt đang xảy ra đối với bạn và với chồng mình!

Những điều cần biết khi mang đa thai

12.02.2009

Siêu âm là cách duy nhất để biết chính xác bạn có mang đa thai không. Kết quả chỉ biết khi thai được 6 tuần tuổi, mặc dù 1 thai có thể sẽ không tồn tại tiếp trong 3 tháng đầu.

Làm thế nào để biết mình mang đa thai?

Bạn có thể nghi ngờ mình mang đa thai nếu:

- Bạn tăng cân quá nhiều

- Tử cung lớn hơn so với tháng mang thai

- Buồn nôn và nôn vọt rất nhiều (ốm nghén sáng)

Siêu âm là cách duy nhất để biết chính xác bạn có mang đa thai không. Kết quả rõ nhất là khi thai được 6 tuần tuổi, mặc dù 1 thai có thể sẽ không tồn tại tiếp trong 3 tháng đầu. Đây được gọi là hội chứng tiêu biến thai.

Cảm thấy gì trong quá trình thai nghén?

Phát hiện mình mang đa thai có thể sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng vì không biết mình sẽ chăm sóc 2 đứa trẻ một lúc như thế nào, quá trình chuyển dạ sẽ ra sao.

Khi các bé trong bụng ngày một lớn, bạn sẽ dễ mỏi mệt và cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Và bạn sẽ lên cân nhiều hơn những phụ nữ chỉ mang 1 thai.

Để giảm thiểu những lo lắng bạn nên tham khảo các tài liệu về song thai. Sinh mổ là khá phổ biến ở các trường hợp đa thai nhưng nhiều phụ nữ vẫn có thể sinh thường.

Để có thể nghỉ ngơi tốt nhất, hãy nhờ các thành viên trong gia đình giúp đỡ và đừng quên những điều nho nhỏ làm cuộc sống trở nên thú vị hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ mang đa thai thường dễ trầm cảm sau sinh nhưng điều đó không có nghĩa rằng đó là "bẩm sinh". Bạn sẽ cần nhiều năng lượng hơn trong suốt quá trình thai nghén cung như sau sinh và vì thế, đừng quên chăm sóc bản thân nhiều hơn.

Dấu hiệu ốm nghén có nặng hơn?

Khi bạn đang mang đa thai, bạn sẽ thường phải chịu đựng nhiều hơn những biểu hiện của thai nghén. Nhưng không phải ai cũng như vậy.

Buồn nôn và nôn có thể sẽ tăng nếu bạn mang đa thai do mức hormon thai kỳ tăng cao, lượng kích thích tố sinh dục hCG tăng sẽ khiến tình trạng ốm nghén thêm nhiều.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormon progesterone cao cũng có thể làm bạn thở hổn hển. Khi các thai lớn lên sẽ đẩy cơ hoành lên cao càng làm cho bạn khó thở.

Bạn cũng dễ bị táo bón hay phù chân hơn.

Tình trạng căng cơ cũng nhiều hơn do trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn mức bình thường và vì thế đau lưng là rất khó tránh.

Bệnh thiếu máu cũng phổ biến ở các trường hợp mang đa thai hơn và nó có thể sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Trong quá trình bầu bí, lượng máu sẽ tăng lên và điều này sẽ diễn ra khi người mẹ mang đa thai. Điều này có nghĩa máu sẽ loãng hơn, ít hồng cầu mang ôxy hơn. Vậy nên cần uống bổ sung viên sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt nếu bác sĩ khuyến nghị.

Tăng cân nhiều hơn khi mang đa thai?

Bạn dễ tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang 1 thai. Ở bất kỳ giai đoạn nào, cũng hãy lựa chọn chế độ ăn cân bằng, có lợi cho sức khỏe để cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bạn và bé cần. Bạn cần tăng đủ cân để giúp các bé phát triển tối đa.

Có cần chăm sóc thêm trước sinh?

Bạn nên siêu âm thêm để biết chính xác vị trí của các bé trong tử cung, quá trình phát triển và lớn lên của bé có tốt không hay liệu có vấn đề nào đó hay không.

Thường xuyên đo huyết áp và thử nước tiểu bởi vì những bà mẹ mang đa thai có nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ hơn các thai phụ khác.

Thai phụ mang đa thai nên làm gì?

Khuyến nghị nằm nghỉ ngơi trên giường không phù hợp trong trường hợp bà mẹ mang đa thai. Tuy nhiên, bạn cần được nghỉ ngơi tối đa.

Những dấu hiệu cảnh báo?

Những dấu hiệu nguy hiểm có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn bầu bí nào. Bạn cần cảnh giác với những biểu hiện bất thường bởi vì các nguy cơ biến chứng luôn cao hơn so với các thai phụ mang 1 thai nhi.

Sinh non (trước 37 tuần tuổi thai) phổ biến ở một nửa số thai phụ mang đa thai.

Tiền sản giật cũng khá phổ biến và cần được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện của tiền sản giật gồm:

- Đau đầu dữ dội

- Cảm thấy hoa mắt, nhìn thấy ánh sáng lóe

- Đau bụng trên

- Nôn vọt

- Chân, mắt cá, đầu và mặt sưng lên.

Cuối cùng, cảm giác mệt mỏi khi bầu bí là rất bình thường đối với các bà bầu mang song thai hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt. Hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Tuần mang thai thứ 6

04.11.2008

Trông bạn chưa ra dáng một bà bầu (thậm chí còn chưa có bất kỳ biểu hiện ốm nghén nào) nhưng bé yêu trong bụng lại đang lớn rất nhanh.

Sự phát triển của bé yêu

Tuần này, trái tim nhỏ, dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập trong khi bào thai thì giống như một con nòng nọc hơn là một con người. Các bộ phận chính như tim, thận đã bắt đầu phát triển.

Trên thân của "chú nòng nọc" đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí.

Miệng cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là "khởi thủy" của cổ sau này. Mũi đã rõ rệt và "tiền thân" của võng mạc cũng đang hình thành.

Những thay đổi của người mẹ

Các biểu hiện của thai nghén tiếp tục hoặc bắt đầu vào tuần này. Nếu giống như đa phần các phụ nữ khác, bạn cần lưu ý với tình trạng buồn nôn (mà không chỉ xảy ra vào buổi sáng), mệt mỏi, căng ngực và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường. Dù chúng có thể gây phiền toái cho bạn nhưng đó là một phần của quá trình mang thai. Vì vậy, chúng sẽ không tồn tại lâu.

Một số phụ nữ đau đầu trong giai đầu thai kỳ, vậy thì hãy thử áp dụng một số gợi ý để xem cách nào phù hợp.

Tuy nhiên, có một số biểu hiện nghén mà bạn không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ giúp bạn.

Một điều quan trọng là bạn nên chú ý tới việc ăn uống để thai nhi nhận được các dưỡng chất tối ưu nhất. Chia nhỏ bữa ăn và uống thường xuyên sẽ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu cũng như giảm buồn nôn, mệt mỏi. Cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là khi bạn đang ăn chay.

Lời khuyên hữu ích

Một trong những cách giảm ốm nghén hiệu quả là thử ăn dưa chuột. Nó rất hiệu quả với một số người đấy.

Hoạt động cộng đồng

Nếu lần đầu tiên làm mẹ, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên về những biểu hiện và cảm giác khi cái thai trong bụng lớn dần lên. Hãy chia sẻ và cùng cảm nhận với những người đồng cảnh để biết được đâu là bình thường, đâu là không ổn.

Những việc cần lưu tâm

Tăng cường vitamin C, đặc biệt là thời điểm này, khi các tế bào phôi mầm đang lớn lên rất nhanh. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C là: cam, hạt tiêu đỏ, dâu tây, xoài, nho đen và kiwi.

Nếu bạn mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, nếu cảm thấy lo lắng về bất thường về gien, hãy trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.

Nếu từng đau đầu trước khi có thai và tiếp tục nặng hơn trong giai đoạn này thì hãy thử áp dụng một số cách tích cực trị chứng đau đầu.

Những lo lắng thường gặp

Tôi cần bao nhiêu năng lượng ở thời điểm này? Tôi đang rối tinh rối mù với những lời khuyên của bạn bè, họ hàng đây.

Thực tế bạn thường được khuyên là ăn cho 2 người nhưng bạn chỉ cần "nạp" theo mức cũ 200 - 300 calo/bữa. Mức này tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng phết bơ/margarine, hoặc 1 gói khoai nhỏ với 25g phô mai hay đơn giản chỉ là 1 cốc sữa.

Tại sao vệ sinh an toàn thực phẩm lại quan trọng? Tôi cần đề phòng những loại thực phẩm nào?

Ở những nước nóng ẩm như Việt Nam, vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Thậm chí, với thực phẩm đã nấu chín để trong tủ lạnh qua đêm cũng có thể là mọt nguồn thức ăn ô nhiễm. Vậy nên hãy cố gắng ăn tươi và chỉ nấu vừa đủ, tránh thừa.

Thai 7 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn lớn thế nào rồi?

Con bạn đã trải qua một sự tăng tốc đáng kể về sự phát triển! Trong thời gian đầu của tuần thứ 7, chiều dài từ đầu đến mông của con bạn lúc này là từ 4 đến 5 mm. Cho đến thời điểm cuối tuần thứ 7, con bạn có thể lớn lên gấp đôi về kích thước, đến khoảng 1,1 đến 1,3cm.

Bạn đã thay đổi thế nào về hình dáng bên ngoài?

Mặc dù có thể bạn sẽ hơi Lo lắng khi phải cho cả thế giới thấy rằng mình đang mang thai, nhưng vẫn có một số thay đổi nhỏ ở bạn. Mặc dù vậy, việc thay đổi cũng sẽ diễn ra rất nhanh.

Con bạn lớn lên và phát triển thế nào?

Chồi của Chân bắt đầu xuất hiện giống như một vây Cá nhỏ ngắn. Như hình ảnh minh hoạ mà bạn có thể nhìn thấy trong trang sau, chồi của tay đã dài hơn một chút; chúng đã phân chia ra thành phần bàn tay và phần cánh tay. Chân và tay đã hình thành nên các hình bẹt để sau này các ngón chân và ngón tay sẽ thay thế.

Tim lớn lên bên trong cơ thể. Cho đến thời điểm này, nó bắt đầu phân chia thành hai buồng tim, trái và phải. Cuống Phổi Ban đầu xuất hiện bên trong phổi; và đây chính là bộ phận dẫn khí bên trong phổi. Các bán cầu mà sau này sẽ hình thành nên não cũng đang lớn lên. Mắt và lỗ Mũi cũng bắt đầu hình thành.

Hệ thống ruột cũng bắt đầu hình thành, ruột thừa cũng đã xuất hiện. Tuyến tuỵ, sau này sẽ sản sinh ra các hoóc môn insulin, cũng đã hình thành. Một phần ruột phồng lên bên trong dây rốn. Sau này sự phát triển của con bạn sẽ tập trung vào phần bụng.

Những thay đổi của bạn

Những thay đổi đang diễn ra từ từ. Có thể bạn vẫn chưa thể hiện ra ngoài, và mọi người cũng không thể biết là bạn đang Mang thai trừ khi bạn tiết lộ cho họ. Có thể bạn sẽ Tăng cân một chút đều trên khắp cơ thể, nhưng cũng chỉ khoảng một vài lạng trong thời gian đầu này của thai kỳ.

Nếu như bạn không tăng cân, hoặc có thể giảm cân, điều này cũng không hề bất bình thường. Nó sẽ thay đổi nhanh chóng trong thời gian sau đó. Có thể bạn sẽ trải qua những căn bệnh trong thời kỳ tiền Mang thai chẳng hạn như bệnh buổi sáng hoặc một số bệnh khác.

Những Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Sử dụng các loại dược phẩm và Thuốc pha trực tiếp.

Một số người không coi các loại thuốc pha (OTC) như là một phương thuốc, và họ thường dùng chúng theo ý thích của bản thân, trong khi Mang thai hoặc chẳng vì có lý do gì hết.

Một số các nghiên cứu tin rằng việc sử dụng các phương thuốc không được kê thành đơn, hoặc các dược phẩm dùng trực tiếp đã thực sự tăng trong thời gian mang thai.

Các dược phẩm và thuốc pha có thể không an toàn trong thời gian mang thai. Hãy sử dụng chúng với tất cả sự thận trọng như bất kỳ các loại dược phẩm khác! Một số các loại thuốc pha dùng trực tiếp là sự kết hợp của các loại dược phẩm khác nhau. Ví dụ, những phương thuốc trị đau thường có chứa aspirin, cafein và phenacetin. Các dung dịch siro trị Ho và thuốc ngủ thường chứa khoảng 25% lượng cồn. Không có gì khác biệt giữa việc uống Rượu hoặc uống Bia trong khi mang thai.

Có khá nhiều thuốc OTC cần phải thận trọng trong thời gian mang thai, bao gồm ibuprofen - một loại thuốc Giảm đau cũng làm giảm viêm, dùng điều trị các tình trạng Viêm khớp (Advil, Motrin và Rufen), Naproxen - một loại thuốc giảm viêm và sốt (Aleve), ketoprofen (Orudis), famotidine (Pepcid AC), cimetidine - một loại thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày (Tagamet HB), hydrocotisone - một lại hoóc môn steroid và bất kỳ các phương thuốc nào có chứa iodine. Vì kinh nghiệm về việc sử dụng các phương thuốc như thế này là rất hạn chế nên cách tốt nhất là tránh sử dụng chúng. Hãy dùng các loại thuốc này theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hãy đọc nhưng thông tin Nhãn hiệu trên bao bì và những phần in thêm về việc an toàn khi dùng thuốc trong khi mang thai - hầu như tất cả các loại dược phẩm đều chứa thông tin này. Một số các chất chống axit có chứa các loại Muối sodium có tác dụng trung hoà lượng a xít, làm gia tăng lượng hấp thụ sodium vào Cơ thể bạn (điều này rất quan trọng và nên tránh nếu bạn có vấn đề gì về khả năng giữ Nước của cơ thể). Chất chống a xít có thể gây Táo bọn hoặc làm đầy hơi. Một số chất chống a xít có chứa nhôm có thể gây Táo bón và ảnh hưởng đến sự trao đổi Chất khoáng trong cơ thể (phosphate). Một số khác thì lại chứa magie o xít; sử dụng quá nhiều loại dược phẩm này có thể gây ngộ độc magie.

Mốt số loại dược phẩm và thuốc pha dùng trực tiếp có thể an toàn trong khi mang thai nếu được sử dụng một cách hợp lý. Hãy xem qua phần liệt kê dưới đây:

Thuốc giảm đau - acetaminophen (tylenol).

Thuốc giảm xung huyết - chlorpheniramine (Chlor - Trimeton).

Thuốc xịt giảm xung huyết ở mũi - oximetazoline (Afrin, Dritstan Long - Lasting).

Thuốc Ho - dextromethorphan (Robitussin; Vicks Formula 44).

Thuốc giảm cơn Đau dạ dày antacids (Amphojel, Gelusil, Maalox, Sữa maggie).

Thuốc giảm Viêm họng - viêm ngậm cổ Họng (Sucrets).

Thuốc nhuận tràng - thuốc nhuận tràng dạng bulk - fiber laxatives (Metamucin, Fiber.)

Nếu bạn nghĩ rằng các  triệu chứng và sự khó chịu nghiêm trọng hơn mức bình thường, hãy gọi cho bác sĩ. Làm theo những lời khuyên của họ. Ngoài ra cần phải chăm sóc cho bản thân mình tốt hơn. Luyện tập, ăn đủ và giữ được thái độ lạc quan về thai kỳ của mình.

Sử dụng Acetaminophen

Một số các chuyên gia y tế và các nhà nghiên cứu tin rằng Acetaminophen hoàn toàn có thể sử dụng được trong thời gian mang thai. Rất là khó tránh khỏi bởi vì loại dược phẩm này có mặt trong hơn 200 loại sản phẩm khác nhau! Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thẩy rằng việc sử dụng quá liều đối với loại thuốc này rất dễ xảy ra vì nó có mặt trong quá nhiều dược phẩm khác nhau. Có thể bạn sẽ không nhận thấy rằng Acetaminophen là thành phần của rất nhiều loại sản phẩm khác nhau mà bạn có thể sử dụng một trong số sản phẩm đó để chữa một vài căn bệnh vặt vãnh. Việc dùng nhiều loại sản phẩm khác nhau trong cùng một lúc là rất nguy hiểm. Hãy nên đọc kĩ nhãn mác nếu bạn có ý định dùng hơn một loại dược phẩm để giảm nhẹ một số  triệu chứng bệnh tật của mình. Ví dụ chỉ nên dụng một loại thuốc đặc trị cho cảm Cúm và Cảm lạnh với liều lượng vừa đủ. 

Chế độ Dinh dưỡng của bạn

Các sản phẩm Sữa đóng một vai trò khá quan trọng trong Quá trình mang thai của bạn. Nó có chứa can xi, vốn rất có ích cho bạn và đứa con trong bụng bạn, chũng cũng chứa Vitamin Đứa bé có tác dụng hỗ trợ việc hấp thu can xi.

Canxi giúp cho xương của bạn phát triển khoẻ mạnh, cũng giống như con bạn, nó cần chúng để xương và Răng hình thành sau này sẽ khoẻ hơn. Trong khi mang thai bạn cần phải 1200 mg canxi mỗi ngày. Một số nguyên nhân quan trọng khác lý giải việc bạn cần phải có đủ canxi trong các bữa ăn hàng ngày là nó có thể giúp giảm thiểu bệnh huyết áp cao, làm giảm thiểu nguy cơ của chứng tiền kinh giật. Ngoài ra cơ thể của bạn cần phải tích trữ canxi trong Giai đoạn sau của thai kỳ và tiếp đến là quá trình cho con bú.

Bạn cần lượng canxi là bao nhiêu?

Một lượng canxi mà bạn hấp thụ hàng ngày là bao nhiêu thì đủ? Liều lượng cho phụ nữ mang thai là 1200 mg mỗi ngày (gấp rưỡi liều lượng cho một phụ nữ bình thường). Lượng cung cấp Vitamin tiền Sinh đẻ của bạn là 300mg, do đó phải đảm bảo rằng bạn có thể hấp thu 900 mg còn lại ở các loại Thực phẩm hợp lý.

Hãy đọc kỹ nhãn mác trên các loại thực phẩm về hàm lượng canxi trong thực phẩm đóng gói. Hãy luôn cân bằng được lượng canxi trong các thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Hàng ngày hãy viết ra lượng canxi trong mỗi thực phẩm mà bạn tiêu thụ hết và đi tới tổng kết để đảm bảo rằng lượng canxi là 1200 mg mỗi ngày.

Một số nguồn cung cấp canxi tiêu biểu.

Sữa, pho mát, sữa chua và kem là những nguồn cung cấp canxi rất tốt. Một số loại thực phẩm khác có chứa canxi bao gồm xúp lơ xanh, Rau muống, cá hồi, cá sardines, đậu xanh, hạt vừng, hạnh nhân, đậu nấm, tào phớ. Một số các loại thức ăn có bổ sung canxi chẳng hạn như nước cam, bánh mì, ngũ cốc và bánh mì.

Nếu bạn muốn giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể, hãy chọn lựa các sản phẩm sữa ít béo. Một số loại cho bạn chọn đó là sữa nguyên chất, Sữa ít béo và pho mát ít béo. Các loại có canxi không có ảnh hưởng gì đến sản phẩm làm từ sữa.

 Một số cách khác để lấy được canxi

Bạn có thể tăng lượng canxi của minh trong các bữa ăn bằng nhiều cách khác nữa.

Hãy cho thêm sữa bột không béo vào thực đơn, ví dụ như súp, Khoai tây nghiền, và Thịt băm đổ khuôn dài. Lắc Hoa Quả với Nước hoa quả tươi và sữa; cho thêm một muôi sữa kem, sữa chua đông lạnh hoặc kem. Nấu cơm với bọt váng bột lúa mạch hoặc sữa ít béo.

Một số thận trọng với canxi

Một số loại thức ăn có ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi vào cơ thể. Muối, trà, café, Protein và bánh mì không có bột nở vào cơ thể làm giảm lượng canxi được hấp thu.

Nếu bác sĩ của bạn quyết định rằng bạn cần bổ xung thêm canxi, thì canxi cacbonat kết hợp với magiê oxit (để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi) là một lựa chọn tốt. Tránh dùng những chất bổ sung có nguồn gốc từ các loại xương của động vật, vỏ sò hoặc đôlomit vì chúng có thể chứa chì.

 Lưu ý: Cơ thể bạn không thể hấp thụ hơn 500mg canxi trong cùng một lúc, vi thế hãy lựa chia nhỏ các lần cung cấp canxi cho cơ thể theo các giai đoạn trong ngày. Ở bữa sáng, nếu như bữa ăn của bạn có nước cam ép có bổ sung canxi, bánh mỳ có bổ sung canxi, ngũ cốc với sữa và một bình sữa chua, bạn có thể hấp thu tới hơn 500mg canxi, nhưng cơ thể bạn không có đủ sức để có thể hấp thụ được lượng đó.

Bổ sung canxi.

Một số các bác sĩ có thể sẽ kê đơn về trường hợp cần bổ sung thêm canxi. Canxi rất quan trọng trong tất cả các trường hợp của phụ nữ mang thai. Nó giúp cho xương và Răng của con bạn khoẻ hơn và đồng thời cũng giúp xương của bạn khoẻ hơn. Trong suốt thời gian mang thai này, bạn cần từ 1200 đến 1500mg mỗi ngày. Nó rơi vào khoảng từ 3 đến 4 cốc sữa nguyên chất mỗi ngày.

Không hấp thụ được Đường Lactose.

Nếu bạn không thể hấp thu được Đường Lactose, cũng vẫn có một số loại canxi thích hợp cho bạn. Như đã đề cập đến ở phần trước, hãy tìm đến các sản phẩm có canxi bổ sung. Sữa gạo và sữa Đậu nành có thể cung cấp canxi và Vitamin D. Nếu như bạn thích phomát, phomát cứng, chẳng hạn như cheddar, Guta, Parmesan và Thuỵ Sĩ, thì những loại này có hàm lượng Lactose thấp.

Loại thuốc dùng trực tiếp Lactaid (enzyme Lactase) có chứa loại enzyme tự nhiên với tác dụng hỗ trợ cơ thể bạn giảm bớt được Lactose, một loại Đường hỗn hợp tìm thấy ở các loại sản phẩm và thực phẩm. Nếu như Lactose không được tiêu hoá hoàn toàn, nó có thể gây bệnh đầy hơi, phù thũng, Chuột rút và tiêu chảy. Không có lời cảnh báo hoặc lưu ý nào về loại thuốc này trong quá trình mang thai, tuy nhiên, nên kiểm tra lại với bác sĩ của bạn trước khi có ý định dùng loại dược phẩm này.

Một lời lưu ý về Listeriosis

Hãy tránh xa tất cả các loại sữa hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào chưa tiệt trùng mà lại làm từ sữa chưa tiệt trùng. Đồng thời cũng nên tránh xa các loại phomát mềm chẳng hạn như Camembert, Brie, Feta và Roquefort. Các loại kể trên là những nguồn cơ bản có chứa Listeriosis, một dạng của loại thực phẩm có độc. Thịt gia cầm chưa nấu chín kỹ, thịt bò, hải sản, thịt bán sẵn và xúc xích có thể chứa Listeriosis. Vì thế hãy nấu thật chín các loại thịt và hải sản trước khi ăn. Các loại thịt bán sẵn dù nấu kỹ vẫn phải trần qua trước khi dùng. Hãy cẩn thận với trường hợp làm bẩn với các thực phẩm. Nếu như bạn đặt các loại hải sản hoặc xúc xích lên một cái cân hoặc một bề mặt nào đấy trong quá trình chuẩn bị, nên rửa thật kỹ các bề mặt đó với xà phòng, nước và chất diệt khuẩn trước khi bạn đặt các loại thực phẩm khác lên.

Bạn có cần bổ sung thêm sắt không?

Hầu hết tất cả các bữa ăn có bổ sung đủ lượng chất canxi mà đảm bảo được lượng Tăng cân đủ có chứa đủ các khoáng chất (trừ sắt) để phòng trường hợp thiếu Chất khoáng cho cơ thể. Trong khi mang thai, nhu cầu của bạn về sắt tăng lên. Có rất ít phụ nữ cơ thể đáp ứng được nhu cầu về sắt trong khi mang thai. Trong thai kỳ, thể tích Máu tăng lên 50%. Do vậy cần phải có một lượng sắt đủ lớn để sản sinh ra các tế bào cho lượng Máu đó.

Nhu cầu sắt đóng một vai trò quan trọng hơn cả, đó là trong nửa sau của thai kỳ. Hầu hết tất cả các phụ nữ khi mang thai đều không bổ sung sắt trong quý đầu tiên của kỳ mang thai. Nếu được kê đơn trong thời gian này, có thể nó sẽ khiến các  triệu chứng của bệnh Nôn mửa trở nên tồi tệ hơn. Hàm lượng sắt của các vitamin tiền Sinh đẻ có thể gây khó chịu trong dạ dày của bạn. Lượng săt bổ sung có thể gây cả bệnh Táo bón. Nên thậm chí có thể bạn rất cần chúng nhưng bạn không thể bắt đầu việc bổ sung chất sắt cho đến khi quý đầu tiên của kỳ mang thai đã qua đi.

Các vitamin tiền sinh sản.

Các vitamin tiền sinh Đẻ thường được kê cho các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Một số phụ nữ lại bắt đầu dùng các loại vitamin này trước khi họ mang thai. Lượng bổ sung bao gồm các lượng chất hàng ngày của vitamin và khoáng chất khuyên dùng trong thai kỳ của bạn.

Các vitamin trước khi sinh của bạn thường khác với loại Vitamin tổng hợp thông thường vì hàm lượng sắt và axít folic. Và đây là những nguồn dưỡng chất bổ sung quan trọng nhất cho bạn trong thời gian mang thai. Các loại Vitamin này thường phát huy hiệu quả nhất nếu bạn dùng sau các bữa ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Các Vitamin tiền sinh Đẻ có chứa các thành phần thiết yếu cho sự phát triển của con bạn và để duy trì Sức khoẻ của bạn. Đó là nguyên nhân tại sao bạn nên duy trì liều lượng của chúng hàng ngày cho đến thời điểm con bạn ra đời. Một loại Vitamin chủ yếu thường bao gồm những thành phần dưới đây:

Canxi giúp hình thành xương và răng của trẻ, đồng thời cũng là của bạn.

Đồng để chữa trị bệnh thiếu Máu và hỗ trợ quá trình hình thành xương của trẻ.

Axít folic để giảm thiểu nguy cơ dị tật dây thần kinh trung ương hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào hồng cầu.

Iot có tác dụng hỗ trợ kiểm soát sự trao đổi chất.

Sắt để phòng ngừa bệnh Thiếu máu và hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu ở trẻ. Vitamin A dùng cho sức khoẻ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Vitamin B1 dùng cho sức khoẻ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Vitamin B2 dùng cho sức khoẻ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Vitamin B3 dùng cho sức khoẻ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Vitamin B6 dùng cho sức khoẻ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Vitamin B12 tăng cường quá trình hình thành máu.

Vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Vitamin D tăng cường cho răng và xương của trẻ, đồng thời giúp cơ thể bạn có thể tận dụng được phốt pho và canxi.

Vitamin E dùng cho sức khoẻ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Kẽm giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ cho chức năng thần kinh và cơ xương.

Kẽm

Các nghiên cứu cho rằng kẽm có thể có ích cho các phụ nữ mang thai gầy và nhẹ cân. Các loại khoáng chất này có thể hỗ trợ các bà mẹ gầy tăng được cơ hội sinh ra các em bé to và khoẻ mạnh.

Bổ sung flouride.

Giá trị của flouride và việc bổ sung flouride trong quá trình mang thai là không rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc bổ sung flouride trong quá trình mang thai có thể tăng cường răng cho trẻ; không phải tất cả đều đồng tính với quan điểm này. Việc bổ sung floride ở phụ nữ mang thai chưa có bằng chứng nào chứng minh là có hại cho đứa trẻ bên trong. Một số loại vitamin tiền sinh đẻ có chứa floride.

Bạn cũng cần biết.

Giao cấu trong khi mang thai.

Một số cặp vợ chồng thường băn khoăn liệu việc Quan hệ tình dục trong khi mang thai có ổn không. Các Quan hệ tình dục luôn luôn được chấp nhận đối với phụ nữ mang thai khoẻ mạnh và đối tác của cô ta.

Quan hệ Tình dục không chỉ có nghĩa là giao cấu Tình dục đơn thuần. Có rất nhiều cách để các cặp vợ chồng gần gũi nhau bằng cảm giác, bao gồm Xoa bóp cho nhau, Tắm cùng nhau và nói chuyện về tình dục. Dù bạn có làm cách nào đi chăng nữa, hãy luôn nói rõ cảm xúc thực của mình với đối tác - và phải luôn giữ được tính hài hước!

Liệu Quan hệ tình dục trong khi mang thai có làm đau đứa bé không?

Một số ông chồng thường băn khoăn liệu các hoạt động tình dục có thể làm hại cho đứa bé đang lớn trong bụng không. Cả giao cấu lẫn cảm giác Cực khoái cũng không phải là một vấn đề nếu như bạn có một thai kỳ ít nguy cơ.

Đứa bé đã được bảo vệ rất tốt bằng màng ối và nước ối. Các cơ Âm đạo đã rất khoẻ và chúng có thể bảo vệ được đứa bé. Một lớp màng dịch nhầy sẽ lấp kín cổ Tử cung để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy đặt ra cho bác sĩ của bạn trong các lần khám thai. Điều này đặc biệt có lợi nếu như chồng bạn đi cùng với bạn trong các lần hẹn. Nếu như anh ta không đi cùng bạn, hãy đảm bảo với anh ta rằng sẽ không có một vấn đề gì khi bác sĩ đã cho phép.

Các hoạt động tình dục thường xuyên sẽ không hề có hại đối với một thai kỳ khoẻ mạnh. Thường thì các cặp vợ chộng vẫn có thể duy trì được tần suất Quan hệ tình dục như trước kia. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy trao đổi trong các lần đi khám.

Một số bác sĩ khuyên rằng nên khiêng quan hệ tình dục trong tuần cuối cùng của thai kỳ, nhưng không phải tất cả các chuyên gia y tế đều đồng tình với quan điểm này. Hãy thảo luận với bác sĩ của mình nhé. 

Tuần mang thai thứ 7

13.11.2008

Bạn lờ mờ cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể khi những dấu hiệu ốm nghén bắt đầu xuất hiện.

Sự phát triển của bé yêu

Vào cuối tuần thứ 6, thai nhi lúc này có kích cỡ bằng 1 hạt đậu nhỏ. Nếu có thể quan sát được, bạn sẽ thấy đầu bé với 3 điểm đen nơi mắt và lỗ mũi đang hình thành. Tai đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phái với nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn).

Những thay đổi của người mẹ

Mọi người gần như chưa thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra bên trong bạn trong khi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn bắt đầu gia tăng và bạn có thể cảm nhận được, đặc biệt khi bạn chưa hề nói với ai về tình trạng của mình.

Để xoa dịu cảm giác này, bạn có thể nghỉ ngơi và nhờ bạn đời giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn về mặt cho các bà bầu mới sinh con lần đầu.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là từ nguyên nhân thực thể như sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục. Hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực.

Lời khuyên hữu ích

Nếu bạn luôn cảm thấy "mất cảm tình" với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối.

Những việc cần lưu tâm

Thèm ăn vặt! Hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt luộc, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài.

Chuyển lớp học thể dục phù hợp? Bạn có thể giảm cường độ các bài tập bạn đang rèn luyện hằng ngày. Nhưng tốt nhất là nên hỏi giáo viên hướng dẫn tập và tham khảo các hình thức tập luyện khác phù hợp hơn.

Vì sao các bà bầu hay bị táo bón? Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp của các bà bầu mà thủ phạm chính là hormon thai kỳ progesterone, gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.

Những lo lắng thường gặp

Ăn tươi chắc chắn là tốt nhất rồi nhưng nếu bạn thích các đồ ăn sẵn thì sao? Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho người đang có thai như các chất bảo quản. Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng. Tất cả các loại bao bì phồng rộp, có khe hở đều có thể bị nhiễm độc và tuyệt đối tránh mua hay ăn.

Thai 8 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Cho tới tuần thứ 8 của thai kỳ, chiều dài từ đầu đến mông của trẻ khoảng từ 1,4 đến 2cm. Đây là một kích thước chỉ bằng một hạt đậu nhỏ.

Bạn đã thay đổi như thế nào về hình thức.

Tử cung của bạn đang ngày càng lớn lên, nhưng có thể nó cũng không thể to đến nỗi bạn thể hiện ngay ra được bên ngoài, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai. Bạn sẽ nhận thấy có những thay đổi từ từ ở vùng eo và cảm giác hơi chật của quần áo. Nếu bạn xét nghiệm khung chậu, bác sĩ sẽ nhận thấy rằng Tử cung của bạn đang nở ra.

Mách nhỏ cho tuần 8.

Hãy rửa tay thật kỹ trong ngày, đặc biệt là sau khi sờ vào Thịt sống hoặc từ phòng Tắm ra. Hành động đơn giản này có thể tránh được sự lây lan của bất cứ loại vi khuẩn và virut nào mà có thể gây ra sự lây nhiễm.

Con bạn lớn lên và phát triển thế nào.

Con bạn sẽ tiếp tục lớn lên và thay đổi nhanh chóng trong những tuần đầu tiên này. Hãy so sánh hình ảnh minh hoạ trong trang 100 và hình ảnh minh hoạ cho tuần thứ 7 của thai kỳ. Bạn có nhận thấy sự thay đổi đáng kể nào không?

Nếp gấp của mí mắt bắt đầu hình thành nên gương mặt và tế bào thần kinh cũng bắt đầu phát triển trong võng mạc. Sỗng Mũi bắt đầu hình thành. Tai bắt đầu xuất hiện, bên trong và cả bên ngoài.

Ở phần trung tâm, động mạch chủ và cuống Phổi đã hình thành và có biểu hiện đặc trưng riêng. Các ống nối từ cổ Họng đến phần chức năng của phổi được phân nhánh, giống như cành cây. Phần dài ra của Cơ thể càng ngày càng dài hơn và đâm thẳng hơn ra phía ngoài.

Khuỷu tay đã xuất hiện, cánh tay và Chân mở rộng ra phía trước. Cánh tay kéo dài hơn. Chúng chúc xuống phần khuỷu tay và hơi uốn cong xung quanh phần tim. Các số đếm, sau này sẽ phát triển thành ngón tay, bắt đầu lõm xuống. Số đếm của ngón chân xuất hiện ở bàn chân.

Những thay đổi của bạn.

Những thay đổi ở trong tử cung của bạn.

Trước khi mang thai, kích thước tử cung của bạn chỉ bằng một nắm đấm. Sau 6 tuần phát triển, kích thước của nó lúc này có thể bằng quả bưởi. Khi bạn trải qua một quãng thời gian nhất định và tử cung của bạn cũng lớn lên,  có thể bạn sẽ có cảm giác co cơ hoặc thậm chí có thể đâu ở phần bụng dưới hay bên cạnh sườn. Nhiều phụ nữ có thể có cảm giác chặt hoặc hơi co của tử cung.

Tử cung có thể khiến bạn có cảm giác bị thiết chặt hoặc co cơ trong suốt thai kỳ. Nếu bạn không có cảm giác như vậy, cũng đừng nên lo lắng. Tuy nhiên, khi có trường hợp co cơ mà lại kèm theo xuất huyết thì nên gọi điện ngay cho bác sĩ của mình nhé.

Đau dây thần kinh ở hông.

Một số phụ nữ lại trải qua Giai đoạn có những cơn đau nhức nhối ngắt quãng ở phần dưới mông và phía dưới Lưng hoặc bên cạnh đùi khi thai kỳ tiến triển. Bệnh này được coi là những cơn đau dây thần kinh hông. Dây thần kinh hông chạy dọc phía sau dạ con trong phần khung chậu đến chân. Chúng tôi cho rằng cơn đau này là do áp lực của dây thần kinh từ phía tử cung đang lớn dần.

Cách chữa trị tốt nhất cho các cơn đau này đó là nằm ngược lại. Cách này sẽ giúp giảm thiểu được áp lực đè lên dây thần kinh.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Tránh sử dụng Accutane.

Một số phụ nữ nhận thấy rằng có những nốt đỏ xuất hiện ngày càng nhiều trên người mình. Nhưng không phải ai cũng mắc phải trường hợp này.

Accutane (isotretinoin) thường được kê đơn để chữa trị cho chứng nổi nốt đỏ này. Không được dùng accutane trong khi mang thai! Nếu được dùng trong quý đầu tiên, Accutine có thể gây ra nguy cơ cao về trường hợp Sảy thai và dị dạng của bào thai.

Nếu như bạn Mang thai hoặc nghi ngờ mình mang thai, không nên dùng accutine. Hãy sử dụng các phương pháp Tránh thai tin cậy trong trường hợp bạn sử dụng sản phẩm này.

Sảy thai

Sảy thai xuất hiện khi một thai kỳ kết thúc trước thời điểm phôi thai hoặc Thai nhi có thể sống độc lập ở môi trường bên ngoài tử cung, trong suốt 20 tuần đầu của thai kỳ. Sau 20 tuần sự kết thúc của thai kỳ được gọi là thai chết lưu. Hầu như tất cả các phụ nữ đều nghĩ đến khả năng Sảy thai trong suốt thai kỳ, nhưng nó chỉ xảy ra trong khoảng 15% ở tất cả các trường hợp.

Một số dấu hiệu thường thấy của hiện tượng sảy thai. Các dấu hiệu mà bạn phải thận trọng vì nó có thể biểu hiện rằng bạn đã sảy thai, bao gồm:

Chảy Máu âm đạo.

Co rút.

Các cơn đau đến nhanh và đi nhanh.

Cơn đau xuất hiện ở phía sau lưng và chuyển dần xuống phía dưới bụng.

Mất mô.

Nguyên nhân nào dẫn đến sảy thai? Thông thường chúng ta không hề biết và không thể tìm ra nguyên nhân tại sao dẫn đến sảy thai. Dấu hiệu thường thấy trong Các trường hợp sảy thai sớm đó là sự phát triển bất bình thường của bào thai. Các nghiên cứu cho rằng hơn một nửa các trường hợp sảy thai sớm bị dị tật và Nhiễm sắc thể (NST).

Một số các nhân tố có thể ảnh hưởng đến bào thai và môi trường xung quanh nó, bao gồm phóng xạ, hoá chất (thuốc kích thích hoặc Thuốc chữa bệnh) và lẫy nhiễm. Gọi là quái thai, các nhân tố đảo ngược này sẽ được thảo luận ở tuần thứ 4.

Chúng tôi cho rằng các nhân tố khác nhau ở thời kỳ tiền Mang thai rất quan trọng trong các trường hợp sảy thai. Sự lây nhiễm bất bình thường, chẳng hạn như listeriosis, bệnh toxoplasmosis (một bệnh của loài động vật có vú) và bệnh giang mai, đã có mặt trong các trường hợp sảy thai.

Chúng ta không có một bằng chứng xác thực nào chứng minh rằng sự thiếu đi một số Chất dinh dưỡng có thể gây nên các trường hợp sảy thai. Phụ nữ khi Hút thuốc cũng tự làm tăng khả năng sảy thai. Rượu cũng có vai trò làm gia tăng khả năng sảy thai.

Một Chấn thương của tai nạn hoặc là trường hợp phẫu thuật nặng cũng có liên quan đến nguy cơ gia tăng sảy thai, mặc dù điều này rất khó xác định. Cổ tử cung yếu (xem tuần 24) là nguyên nhân mất thai sau quý đầu tiên. Ở một số phụ nữ sảy thai, người ta cho rằng sự buồn chán và Chấn thương chính là nguyên nhân, nhưng điều này rất khó chứng minh. Dưới đây là phần thảo luận về các dạng và nguyên nhân khác nhau của việc sảy thai. Trong đó bao gồm cả những lời cảnh báo về những điều mà bạn cần phải thận trọng nếu bạn có bất kì một  triệu chứng nào của việc sảy thai. Nếu bạn có câu hỏi nào cần giải đáp hãy trao đổi với bác sĩ của mình.

Sự sảy thai đáng báo động. Một trường hợp sảy thai đáng báo động được xác định là khi có tình trạng xuất huyết ở Âm đạo trong suốt nửa quý đầu tiên của thai kỳ. Tình trạng này có thể kéo dài theo ngày thậm chí là theo tuần. Không có dấu hiệu nào của sự co rút hoặc đau. Đau chỉ xuất hiện như sự co rút khi Hành kinh hoặc ở nơi đau lưng. Nghỉ ngơi trên giường là điều duy nhất mà bạn nên làm, mặc dù hoạt động trong trường hợp này cũng không gây ra sảy thai. Không một thao tác hoặc phương thuốc nào có thể cứu chữa được bệnh sảy thai.

Việc sảy thai như thế này là một chẩn đoán thông thường vì có khoảng 20% của các trường hợp có xuất huyết nhưng không phải tất cả đều sảy thai.

Trường hợp sảy thai tất yếu. Trường hợp sảy thai này xuất hiện cùng với việc vỡ màng, sự giãn nở của cổ tử cung và sự thải ra các cục Máu và thậm chí là mô. Sảy thai là chắc chắn trong các biểu hiện này. Tử cung khi này sẽ thu nhỏ lại, thải ra thai nhi và các sản phẩm của quá trình thụ thai. 

Sảy thai không hoàn toàn. Với sự sảy thai không hoàn toàn, toàn bộ thai kỳ không tiến triển đồng thời. Một phần của thai kỳ được đi qua nhưng một phần của nó lại lưu lại trong tử cung. Xuất huyết trong trường hợp này có thể khá nặng và sẽ kéo dài cho đến khi tử cung trống trơn.

Trường hợp sảy thai bị bỏ qua. Tình trạng này có thể xuất hiện khi Bí tiểu kéo dài do bào thai đã chết từ thời điểm trước đó. Không có  triệu chứng hoặc xuất huyết. Khoảng thời gian từ khi thai bị hỏng đến thời điểm phát hiện ra có thể kéo dài hàng tuần.

Sảy thai theo thói quen. Khái niệm này thường dùng để chỉ các trường hợp sảy thai mang tính liên tiếp.  

Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì. Nếu có vấn đề nảy sinh, bạn hãy báo cáo ngay với bác sĩ của mình! Xuất huyết thường xảy ra trước, sau đó là co rút. Trường hợp Mang thai lệch khi có  triệu chứng này cũng nên cân nhắc. Số lượng HCG rất có ích khi xác định mức độ bình thường của thai, nhưng xét nghiệm kiểu lẻ tẻ thường không mang lại kết quả khả quan nào. Bác sĩ của bạn cơ thể tiến hành xét nghiệm trong nhiều lần trong vài ngày.

Siêu âm cũng có thể hỗ trợ được nếu bạn đã mang thai được hơn 5 tuần. Xuất huyết có thể tiếp diễn, nhưng việc xác định được nhịp Tim của con bạn và thai kỳ có bình thường hay không cần phải kiểm tra lại. Nếu lần Siêu âm đầu tiên không mang lại kết quả gì chắc chắn, bạn cần phải đợi hàng tuần hay 10  ngày sau đó thực hiện Siêu âm lần nữa.

Nếu thời gian bạn bị xuất huyết hoặc co cơ càng dài thì khả năng bạn bị sảy thai càng rõ nét hơn. Nếu như bạn trải qua hết thời gian của thai kỳ rồi, xuất huyết đã ngừng hẳn, quá trình sảy thai đã chấm dứt. Tuy nhiên, nếu như mọi thứ vẫn chưa được tống ra khỏi tử cung, cần thiết sẽ phải tiến hành việc nong tử cung hoặc nạo thai (D&C) để làm sạch tử cung. Nên làm như vậy để tránh trường hợp chảy Máu quá nhiều, với nguy cơ Thiếu máu và viêm nhiễm.

Một sô phụ nữ đã được thống kê dùng hoóc môn progesteron nhằm nỗ lực giữ thai. Trường hợp sử dụng loại hoóc môn này với tác dụng tránh sảy thai còn gây nhiều tranh cãi. Hầu hết tất cả các bác sĩ đều không đồng tình với việc sử dụng cũng như tính hiệu quả của loại hoóc môn này.

Tính nhạy cảm với Rh và sảy thai. Nếu như bạn âm tính đối với Rh và bạn lại bị sảy thai, nên dùng RhoGAM. Điều này chỉ áp dụng nếu như bạn âm tính với Rh. RhoGAM được chỉ định để bảo vệ bạn và tạo ra kháng thể đối với nhóm máu dương tính Rho. (Điều này sẽ được thảo luận trong tuần thứ 16).      

Nếu như bạn bị sảy thai. Một lần sảy thai đã là một vấn đề gây đau buồn; hai lân liên tiếp sẽ là một điều gì đó không thể chịu đựng nổi. Sảy thai nhiều lần liên tiếp nếu xuất hiện trong hầu hết tất cả các trường hợp đểu là một điều gì đó "không may". 

Các bác sĩ thường không tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân của việc sảy thai trừ phi bạn đã có hơn 3 lần sảy. Phân tích NST cũng được tiến hành, đồng thời với các xét nghiệm khác để điều tra về khả năng viêm nhiễm, Đái tháo đường và các bệnh Da mãn tính.

Không nên đổ lỗi cho bản thân cũng như chồng của bạn nếu như bị sảy thai. Thông thường rất khó có thể nhìn lại rõ ràng được tất cả những điều mà bạn đã trải qua, những thức ăn mà bạn đã dùng hoặc lây nhiễm trước kia để có thể tìm hiểu được nguyên nhân sảy thai.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Rất khó để có bữa ăn nào cũng đủ chất dinh dưỡng. Thông thường bạn không thể nhận được tất cả các chất Dinh dưỡng mà bạn cần, với khối lượng mà bạn muốn. Ở phần dưới đây chính là biểu đồ giúp bạn có thể tìm được nguồn dinh dưỡng mà bạn muốn trong các bữa ăn hàng ngày. Các loại Vitamin tiền sinh nở của bạn không thể thay thế được thức ăn, nên đừng nên tính nó vào nguồn cung cấp Vitamin và các Chất khoáng cần thiết cho cơ thể bạn. Thức ăn cũng rất quan trọng!

Các nguồn dinh dưỡng có từ thực phẩm

Các chất dinh dưỡng(theo nhu cầu hàng ngày)

 Nguồn thực phẩm

Canxi (1200mg)

 Các sản phẩm từ sữa, các loại Rau có lá đen, đậu phụ, hạt đậu sấy khô.

Axít Folic (0.4mg)

 Gan, hạt đậu sấy khô, trứng, lơ xanh, các sản phẩm ngũ cốc, cam và Nước cam ép

Sắt (30mg)

 Cá, gan, thịt, gia cầm, lòng trắng trứng, hạt lạc, hạt đậu sấy khô, các loại rau có nhiều lá màu xanh thẫm, các loại Hoa Quả sấy.

Magiê (320mg)

 Hạt đậu sấy khô, cacao, hải sản, các loại ngũ  cốc, lạcl

Vitamin B6 (2.2mg)

 Các loại ngũ cốc, thịt, gan.

Vitamin E (10mg)

 Sữa, trứng, thịt, cá, ngũ cốc, rau nhiều lá, dầu thực vật.

Kẽm (15mg)

 Hải sản, thịt, đậu, sữa, đậu sấy.

Bạn cũng cần biết

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mà bác sĩ của bạn có thể yêu cầu.

Trong lần đầu hoặc lần thứ hai bạn đến khám thai, xét nghiệm thường được tiến hành thường là các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Có thể đó là xét nghiệm khung xương chậu, bao gồm phương pháp xét nghiệm qua phết ống kính. Các xét nghiệm khác cũng có khả năng được tiến hành đó là xét nghiệm CBC (xét nghiệm máu tổng thể), xét nghiệm phân tích mẫu Nước tiểu hoặc cấy ghép mẫu nước tiểu, nhằm phát hiện ra Bệnh giang mai (VDRL hoặc ART), còn có cấy ghép tại cổ tử cung. Một số các bác sĩ có thể xét nghiệm lượng Đường trong máu (để xác định bệnh tiểu đường); cũng có thể họ sẽ xét nghiệm về tính miễn nhiễm với bệnh rubella (Bệnh sởi Đức). Nhóm máu và nhân tố Rh cũng được kiểm tra.

Các xét nghiệm khác cũng sẽ được tiến hành theo yêu cầu. Tất cả các xét nghiệm không phải được tiến hành vào mỗi lần đến khạm, mà ở thời gian đầu của thai kỳ. Xét nghiệm viêm gan B bây giờ là chuẩn mực.

Bệnh Toxoplasmosis.

Nếu như bạn có mèo, có thể bạn sẽ Lo lắng về bệnh toxoplasmosis. Bệnh này lây lan thông qua Đường ăn tươi sống, thịt bị lây bệnh hoặc tiếp xúc với phân mèo vốn đã bị nhiễm bệnh. Nó có thể xuyên qua Nhau thai và mang bệnh đến cho đứa con trong bụng bạn. Thông thường thì các trường hợp lây nhiễm ở Người mẹ không có  triệu chứng gì cả.

Viêm nhiễm trong Quá trình mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc trường hợp lây nhiễm ở trẻ sơ sinh. Các chất kháng sinh, chẳng hạn như pyrimethamine, sulfadiazine và erythromycin, có thể được dùng để chữa bệnh toxoplasmosis, nhưng cách tốt nhất là phòng tránh. Các phương pháp vệ sinh có thể ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.

Tránh trường hợp phơi nhiễm với phân mèo (hãy nhờ ai đó dọn dẹp giúp bạn ổ của mèo). Rửa tay thật cẩn thận sau khi âu Yếm với chú mèo của bạn, không nên đặt chúng lên trên quầy hàng hoặc bàn ăn. Rửa tay sau khi tiếp xúc với thịt sống và sỏi đá. Hãy nấu chín tất cả các loại thịt. Tránh trường hợp làm bẩn các loại Thực phẩm trong khi chuẩn bị và nấu.

Các tình trạng bệnh lý và dược phẩm "an toàn " có thể dùng trong khi mang thai.

 Tình trạng bệnh lý

 Sự lựa chọn dược phẩm an toàn có thể sử dụng

Mụn

 Benzoyl peroxide (kem), clindamycin (kem), erythromycin (kem)

Hen suyễn

 Dùng để xông - đối kháng tác động kiểu beta-adrenegic, hoóc môn steroid do vỏ thượng thận tổng hợp, thuốc chữa bệnh hen suyễn cromolyn, ipratroplum.

Bệnh lây nhiễm do vi khuẩn

 Cephalosporin, clindamycin, cotrimoxazole, erythromicin, nitrofurantoin.

Bệnh rối loạn lưỡng cực

 Chlropromazine, haloperidol

Bệnh ho

 Viêm ngậm trị ho, dextromethorphan, điphenhydramine, codeine (dùng trong thời gian ngắn)

Suy sụp

 Fluoxentine, thuốc chống sự suy sụp Tinh thần tricyclic.

Đau đầu

 Acetaminophen

Tăng sông

 Hydralazine, methyldopa.

Tăng năng tuyến giáp

 Propylthiouracil

Chứng đau nửa đầu

 Codein, dimenhydrinate.

Nôn mửa

 Doxylamine cộng với pyridoxine.

Bệnh loét tiêu hoá

 Antacid, rantidine

Cách phòng tránh viêm lợi khi mang thai

14.05.2009

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Dưới đây là những cách để bạn có thể khắc phục tình trạng này.

Biểu hiện

Lợi bạn bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng, có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi...

Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Lợi đột nhiên bị sưng phồng, dễ chảy máu (nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này lợi có thể bị sưng đau nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng, không có tổn thương răng miệng nào khác.

Giai đoạn cuối: Nếu lợi bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp lợi bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng. Khi ấy, các lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sẽ bị sưng viêm nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng của bạn bị lộ ra, trông rất mất thẩm mỹ. Không những thế, khi lợi yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.

Nguyên nhân

Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn). Do thay đổi các hormone trong thời kỳ thai nghén, làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai. Nhiều người cho rằng, bị viêm lợi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được triệu chứng khó chịu này ngay từ đầu.

Phòng tránh viêm lợi khi mang thai

Nên khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai, vì viêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm. Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: virus có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu acid lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi. Tuy nhiên, các loại sữa và phomai thông thường lại không có khả năng phòng ngừa được chứng bệnh này. Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn, do các acid từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng trong những lần tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau.

Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Khắc phục khi bị viêm lợi

Đánh răng nhẹ nhàng: lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị viêm. Vì vậy, bất kỳ một tác động mạnh nào khi bạn đánh răng cũng khiến lợi bạn bị chảy máu và đau. Bàn chải điện có khả năng quét sạch mảng bám nên ngăn ngừa các bệnh về răng miệng tốt hơn bàn chải thường. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước hoa quả chứa đường. Nên uống nước lọc thường xuyên thay cho nước hoa quả.

Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như: ớt, gừng... hay các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu...

Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là khi bạn ăn đồ ngọt. Nên đi khám bác sĩ khi bạn bị viêm lợi trong thời gian mang thai để tìm ra cách chữa trị thích hợp. Tốt nhất bạn nên đi đến khám tại các trung tâm nha khoa có uy tín.

Điều trị

Thông thường nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám răng, bạn phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Nếu bạn bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Lưu ý, bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tuần mang thai thứ 8

20.11.2008

Lúc này thai nhi có kích thước của một quả nho (dài khoảng 1,25cm), các chi đã rõ ràng, răng và hàm ếch đang hình thành, tai tiếp tục phát triển, làn da thì vô cùng mỏng mảnh, có thể nhìn rõ các mạch máu ở phía dưới.

Sự phát triển của bé yêu

Về lý thuyết, baby của bạn vẫn còn là một bào thai bởi vì chiếc đuôi nhỏ xuất hiện trong những tuần đầu tiên chưa rụng. Nhưng chiếc đuôi đó đang ngày càng nhỏ đi so với sự lớn lên của cơ thể. Tim và não đã khá hoàn hảo, nếp gấp mí mắt đang hình thành, chóp mũi đã xuất hiện và cánh tay đã bắt đầu có cùi trỏ và nếp gấp để gập lại.

Những thay đổi của người mẹ

Trông bạn vẫn chưa ra dáng bà bầu và thậm chí có người còn chưa hề có cảm giác gì nhưng tử cung thì đang lớn không ngừng để đáp ứng sự phát triển của thai nhi.

Trong giai đoạn đầu mang thai, nhiều chị em trở nên nhạy cảm, dễ khóc do sự tăng tiết của các hormon và nỗi lo lắng bản năng. Hãy cố gắng thư giãn và dành càng nhiều thời gian nghỉ ngơi càng tốt. Không chỉ cảm xúc lên xuống thất thường khi bầu bí mà sau sinh, đôi khi bạn sẽ thấy mình thật yếu đuối.

Ở giai đoạn này cũng dễ bị sẩy thai nhất với dấu hiệu dễ nhận biết nhất là ra máu nơi vùng kín và bạn không phải là trường hợp duy nhất. Rất nhiều người bị sẩy thai như vậy mà không hề biết.

Lời khuyên hữu ích

Việc từ bỏ đồ uống yêu thích như đồ uống có ga quả là vô cùng khó khăn đối với nhiều chị em nhưng hãy tự nhủ, nó sẽ gây hại cho bé yêu để chuyển sang các loại nước uống khác bổ dưỡng như nước dừa, nước chanh.

Phát hiện đa thai

Đây là thời điểm cho biết chính xác bạn đang mang thai đơn hay đa thai. Khả năng này sẽ rất cao nếu gia đình bạn từng có người sinh đôi hay bạn đang dùng các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Những điều cần lưu tâm

How about a two month review? Discover the ten steps to a healthy pregnancy.

Áp dụng các cách giảm nghén.

Uống trà thảo dược thay cho cà phê?.

Chăm sóc da khi mang thai.

Stress có gây hại cho trẻ?

Những lo lắng thường gặp

Nhiều bà mẹ lúc này bắt đầu nghĩ tới việc đặt tên cho con.

Nếu vẫn cảm thấy không khỏe để có thể ăn uống nhiều hơn, hãy thử uống nhiều nước quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể của bạn và cho thay nhi. Nếu thời tiết nóng ẩm, hãy tăng cường uống thêm nước để tránh tình trạng khử nước. Có rất nhiều lựa chọn cho bà bầu: sữa lắc, sữa kem, nước dừa, nước chanh tươi... đều rất bổ dưỡng.

Đảm bảo nước bạn uống là sạch hoàn toàn bằng cách mang nước theo người khi đi ra ngoài. Nếu phải mua thì nên chọn các thương hiệu có uy tín, kiểm tra kỹ hạn sử dụng và thành phần.

Quan tâm đến trái tim của bé từ trong bụng mẹ

23.09.2008

Từ ngày thứ 25 sau khi thụ tinh, ở bào thai đã bắt đầu hình thành hệ tuần hoàn. Đến tuần thứ 8, quả tim đã được tạo ra hoàn chỉnh. Vì vậy, các tác động từ bên ngoài trong thời gian này đều có thể để lại những dị tật cho tim.

Chú ý tới các triệu chứng của bệnh tim

Tim bắt đầu hình thành là một ống đơn giản ở thời kỳ phôi thai trước khi có xuất hiện những thay đổi hết sức phức tạp, tinh vi hình thành nên các van cũng như các buồng và cuối cùng hình thành một chiếc bơm bốn ngăn hoàn hảo.

Tuy nhiên, rắc rối có thể xảy ra trong quá trình này - và một số trẻ khi sinh ra đã bị các dị tật về tim. Bệnh tim bẩm sinh (gọi tắt là CHD) thường đi kèm với chứng tái xanh, nhịp tim bất thường và chứng khó thở. Những triệu trứng này xảy ra do máu lưu thông ở tim hay ở các mạch quanh tim bị cản trở, hoặc khi máu lưu thông bất thường.

Trước những năm 1980, các dị tật ở tim thường được chẩn đoán khi bác sỹ nghe nhịp tim qua ống nghe, bởi vì giai đoạn tiếp theo của việc chẩn đoán - chụp mạch - gây tổn thương.

Do đó, nhiều người đã sống suốt quãng đời của họ mà không phát hiện rằng họ bị bệnh tim. Nếu trẻ bị ốm, theo lời khuyên của bác sĩ William Yip, một chuyên gia tim mạch nhi, không nên mua trà thảo dược để uống. Vì nếu làm vậy, bác sĩ rất nghe thấy tiếng ran của tim và sẽ khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Bệnh tim bẩm sinh không chỉ giới hạn đối với trẻ em

Một bệnh nhân ở tuổi làm bà phát hiện ra có một lỗ thủng ở tim. Theo bác sĩ Yip, người bệnh này sẽ vẫn duy trì được sự sống, tuy nhiên cơ thể sẽ không khỏe mạnh và gặp nhiều biến chứng khác.

Để phát hiện sớm bệnh tim ở trẻ, máy siêu âm tim (rất phát triển từ thập niên 80) đã cho phép đo chính xác nhịp tim bất thường gây ra bởi sự lưu thông máu không đều hay xác định bất kỳ bất thường nào khác của tim.

Tuy nhiên, với những tiến bộ hiện nay, ngành y học đã có thể thu nhỏ các thiết bị để đưa chúng qua các mạch máu tới tim.

Phương pháp điều trị thông thường

Các phương pháp điều trị thông thường đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh tim là quan sát những trẻ bị các tổn thương nhẹ, cho uống thuốc để ngăn chặn suy tim và kiểm soát nhịp đập bất thường, cũng như thực hiện phẫu thuật tim mở khi cần thiết.

Và phương pháp điều trị dùng ống thông giúp giảm thiểu xâm lấn bởi vì các ống được sử dụng để tiếp cận với tim hiện nay có thể điều trị các tổn thương mà không cần mổ.

Bóng chặn

Bóng được sử dụng lần đầu vào cuối những năm 70 trong một thủ thuật gọi là đưa bóng qua động mạch để vá vách ngăn tâm nhĩ nhằm điều trị các tổn thương bẩm sinh được gọi là chuyển vị gốc động mạch.

Với tổn thương này, gốc động mạch - động mạch phổi mang máu nghèo ôxy từ tim tới phổi và động mạch chủ mang máu giàu ôxy từ tim tới các bộ phận còn lại của cơ thể - đảo ngược chiều lại. Do đó, phần lớn máu lưu thông từ phổi tới tim quay trở lại phổi. Các bộ phận còn lại của cơ thể nhận được rất ít máu giàu ôxy, và do đó trẻ trở nên xanh xao và tái nhợt.

Với phương pháp này, bác sỹ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ giữa các ngăn trên của tim, do đó máu giàu ôxy có thể đi qua và tới được các bộ phận khác của cơ thể.

Trẻ em khi bị mắc bệnh này, tạo ra một lỗ nhỏ ở tim - mà đôi khi chính lỗ nhỏ này được coi là bệnh tim - có thể là hy vọng chính giúp trẻ sống sót.

Các dị dạng tắc nghẽn cũng có thể được điều trị bằng cách sử dụng bóng. Một số trẻ khi sinh ra đã xuất hiện các khe hẹp, có thể bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn van tim, động mạch hay tĩnh mạch.

Ba trong số những bệnh máu lưu thông bị cản trở thường gặp nhất là tắc hẹp động mạch phổi và động mạch chủ ở van động mạch. Van động mạch này thường hình thành một cách bất thường và không thể mở và hẹp động mạch chủ.

Bác sỹ Yip cho biết chứng hẹp phổi đầu tiên được điều trị sử dụng bóng tạo hình van tim vào năm 1987. Một số trẻ có thể trở nên xanh xao nếu bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên những trẻ lớn hơn thường không có triệu chứng gì và chìa khóa duy nhất đó là tiếng ran tim bất thường.

Dựa trên cùng một nguyên tắc được sử dùng ngày nay để điều trị bệnh nhân bị nghẽn động mạch, các ống mềm gắn với các dây dẫn và một quả bóng được đưa vào mạch máu bẹn và được đưa lên tim.

Những gì xảy ra ở tim và các mạch máu xung quanh khi thực hiện phương pháp này được theo dõi qua máy chụp mạch. Bác sĩ đưa một ống thông vào và tiêm chất cản quang sao cho mạch máu có thể nhìn được qua tia xạ. Bằng cách này, các bác sĩ có thể chụp và quan sát mạch máu được trên màn hình.

Đóng ống mở

Trẻ đẻ non thường bị mắc chứng còn ống động mạch (thường gọi tắt là PDA). Mạch máu trong bào thai nối hai động mạch lớn đi ra từ tim, động mạch phổi với động mạch chủ. Mạch máu này có trong tất cả các bào thai sao cho máu từ tim phải có thể đi qua phổi của bào thai. Phổi của bào thai chứa đầy dịch và không có không khí sau đó trực tiếp quay trở lại nhau thai.

Khi một đứa trẻ sơ sinh thực hiện hơi thở đầu tiên, không khí đi vào phổi và ống thường đóng trong vài giờ sao cho máu lưu thông theo một đường nhất định từ tim tới phổi và quay ngược trở lại tim, sau đó lưu thông khắp cơ thể.

Bác sỹ Yip nói "Khi ống không đóng, đây thực sự là một vấn đề bởi vì máu lưu thông từ động mạch lớn, có áp suất cao hơn, tới động mạch phổi."

Điều này có nghĩa là phổi sẽ nhận được nhiều máu hơn. "Chứng xung huyết có thể gây ra suy tim hay áp suất ở phổi có thể lên rất cao và máu quay ngược trở lại, do đó người bệnh trở nên xanh xao".

Nếu như trước đây, phẫu thuật là phương pháp duy nhất thì ngày nay rất nhiều thiết bị đã được tạo ra để đóng ống động mạch bị nghẽn.

Vá lỗ thủng ở tim

Một "lỗ thủng trong tim" chỉ đơn thuần là 1 lỗ thông ở thành tim ngăn cách giữa ngăn trái và ngăn phải tim. Tuy nhiên, nó có thể là lỗ thủng ở thành trên tim, thông liên nhĩ (gọi tắt là ASD), hay ở thành ngăn dưới, thông liên thất (gọi tắt là VSD).

Vị trí lỗ thủng chạy dọc theo một bên, ở giữa hay gần van tim sẽ quyết định phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Bác sỹ Yip nói: " Lỗ thủng ở tim không chỉ đơn thuần là một lỗ thủng, đó là một lỗ thủng cụ thể và nhất định".

Trước hết, bác sĩ cần xác định xem có cần đóng lỗ thủng lại không và tiếp theo là việc đóng lỗ thủng này có thể được thực hiện an toàn không. Khoảng một nửa trong số các ca bệnh này có thể tự đóng lỗ thủng và một vài trường hợp có lỗ thủng nhỏ thì cũng không cần điều trị.

Vá lỗ thủng giúp ngăn máu lưu thông từ tâm nhĩ trái sang tâm nhĩ phải, do đó máu lưu thông tới phần còn lại của cơ thể sẽ không trở lại tâm nhĩ phải.

Đứa trẻ gần đây nhất mắc dị tật về tim thực hiện phương pháp đặt ống thông nhằm bịt lỗ thủng giữa các ngăn dưới - điều mà trước đây chỉ có thể được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật tim mở.

Lỗ thủng ở cơ của vách thất thường hoặc là nhỏ và không cần thực hiện đóng, hoặc là lớn và cần thực hiện phẫu thuật. Một lỗ thủng nằm phía dưới van động mạch chủ cần phải được bịt kín bằng việc phẫu thuật, vì khi nút thì chắc chắn van bị bịt kín. Một loại ống mới được cắm vào lỗ màng ngoại vi, vị trí lỗ thủng gần van nhưng không được sát cạnh với nó.

Thủ thuật dùng ống thông

Thủ thuật dùng ống thông nhằm chữa trị những dị tật bẩm sinh có rất nhiều ưu điểm; đó là: không gây sẹo sau khi mổ, bệnh nhân có thể trở về gia đình vào ngày hôm sau thay vì phải ở viện 4, 5 ngày như khi thực hiện phẫu thuật.

Bác sỹ Yip cho biết thời gian tiến hành phương pháp này đã được rút ngắn lại vì nhờ có kinh nghiệm, các bác sỹ hiện nay có thể thực hiện phương pháp này trong vòng 1 tiếng thay vì hai tiếng như trước đây.

Rẻ hơn so với phương pháp phẫu thuật tim mở, kỹ thuật mới nhất giúp chữa thông liên thất này chỉ có chi phí chỉ bằng 1/3 so với phương pháp phẫu thuật. Và rủi ro bị nhiễm khuẩn của phương pháp này cũng thấp hơn so với phương pháp phẫu thuật mở vì các cơ quan nội tạng bị phơi nhiễm với bên ngoài khi thực hiện phẫu thuật mở.

Thai 9 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi.

Chiều dài từ đầu đến mông của Thai nhi lúc này đã là 2,2 đến 3cm. Kích thước này gần bằng với kích thước của một quả dầu oliu bình thường mà còn xanh.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình.

Mỗi tuần, Tử cung của bạn càng lớn dần ra theo độ phát triển của đứa con trong bụng bạn. Có thể bạn sẽ bắt đầu để ý thấy vòng eo của bạn đang dầy lên cho đến thời điểm này. Một xét nghiệm khung Xương chậu có thể xác định được tử cung của bạn đã to hơn quả bưởi.

Con bạn đã lớn lên và phát triển như thế nào.

Nếu bạn có thể nhìn vào tử cung của mình, bạn có thể nhận thấy rất nhiều thay đổi của đứa con bạn. Hình minh hoạ dưới đây sẽ chỉ ra một số trong đó.

Cánh tay và Chân của bé đã dài hơn. Hai bàn tay đã uốn cong ở phía cổ tay và gặp nhau ở vị trí của tim. Chúng tiếp tục phát triển phía trước ngực. Các ngón tay cũng dài hơn, và các đầu ngón tay cũng rộng hơn ra, bàn tay đang phát triển. Chân của bé lúc này đã chạm vào phần thân giữa và sẽ dài ra đến mức có thể chạm vào được phần thân trên.

Đầu đã ngẩng được thẳng hơn cộng với phần cổ phát triển hơn. Mí mắt lúc này đã mở hoàn toàn. Phía tai ngoài cũng trở nên dễ nhận biết hơn và gọn ghẽ hơn. Con bạn lúc này đã cử động Cơ thể và chân tay. Các cử động này có thể nhìn thấy rõ trong các xét nghiệm siêu âm.

Thai nhi trong tuần này đã dễ nhận biết và giống hình người hơn, mặc dù cơ thể của nó vẫn còn khá bé. Phân biệt là trai hay gái trong thời điểm này là không thể. Các bộ phận bên ngoài (bộ phận sinh dục bên ngoài) của nam hay nữ đều giống nhau và không thể phân biệt được sau có vài tuần.

Những thay đổi tử phía bạn.

Thay đổi về cân nặng

Hầu hết tất cả các phụ nữ đều quan tâm đến cân nặng của mình trong khi mang thai; một số thì theo dõi rất sát sao. Rất lạ là việc Tăng cân lại đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát được sự khoẻ mạnh của đứa con trong bụng. Mặc dù lượng Tăng cân của bạn có thể không nhiều nhưng có thể của bạn rõ ràng cũng đang lớn dần lên.

Việc tăng cân trong khi Mang thai được phân chia thế nào.

5,4 kg

 Chất dự trữ trong cơ thể ở Giai đoạn tiền sinh nở (chất béo, Protein và các Chất dinh dưỡng khác).

1,8kg

 Tăng thể tích chất lỏng trong cơ thể.

0,9kg

 Ngực to ra.

0,9kg

 Tử cung.

3,4kg

 Con bạn

0,9kg

 Nước ối

0,7kg

 Nhau thai (để liên kết giữa mẹ và thai nhi; mang cho trẻ các chất bổ dưỡng và đào thải các chất dư thừa)

Tăng thể tích máu.

Hệ thống huyết mạch của bạn thay đổi một cách đáng kể trong khi mang thai. Thể tích Máu tăng lên mạnh - vào khoảng hơn 50% thể tích trước khi bạn mang thai. Tuy nhiên, lượng này giữa các phụ nữ là khác nhau.

Thể tích Máu tăng lên đóng một vai trò tương đối quan trọng. Nó được dùng để đáp ứng nhu cầu của tử cung đang lớn lên trong bụng bạn. Lượng tăng này không bao gồm lượng Máu trong bào thai vì sự lưu thông của nó hoàn toàn độc lập (lượng máu của thai nhi không trộn lẫn với máu của bạn). Càng nhiều máu trong hệ thống lưu thông sẽ bảo vệ cho bạn và con mình tránh khỏi các tác động có hại mỗi khi bạn nằm xuống hoặc đứng lên. Lượng tăng lên này cũng là một phương án an toàn trong khi bạn sinh vì lúc đó một lượng máu lớn sẽ bị mất đi.

Thể tích máu bắt đầu tăng lên trong quý thứ nhất của thai kỳ. Lượng tăng lên nhiều nhất xuất hiện trong quý thứ hai. Nó cũng tiếp tục tăng nhưng với một tốc độ ít hơn trong quý thứ 3.

Máu là sự hỗn hợp của chất lỏng (huyết tương) và các tế bào (tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu). Huyết tương và các tế bào này đóng vai trò tương đối quan trọng trong các chức năng của cơ thể bạn.

Huyết tương và tế bào tăng lên theo những mức độ khác nhau. Thông thường thì lượng huyết tương sẽ là tăng trước và sau đó là lượng tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu này tăng lên thì nhu cầu về sắt trong cơ thể bạn cũng theo đó mà tăng lên.

Tế bào hồng cầu và huyết tương đều tăng lên trong suốt thai kỳ; nhưng huyết tương tăng lên nhiều hơn hẳn. Sự gia tăng về huyết tương này có thể gây ra bệnh thiếu máu. Nếu như bạn bị thiếu máu, đặc biệt là khi mang thai, có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đuối sức và có thể trải qua cảm giác hơi ốm (Xem tuần 22 để có thêm thông tin về bệnh thiếu máu).

Những Hành động của bạn có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Xông hơi, ngâm nóng và Tắm suối khoáng.

Một số phụ nữ có băn khoăn về việc xông hơi, ngâm nóng và tắm suối khoáng trong thời gian mang thai. Họ muốn biết liệu việc họ thư giãn như thế có ảnh hưởng gì không.

Tôi thì khuyên các bạn không nên dùng các phương pháp thư giãn trên. Con bạn phụ thuộc hoàn toàn vào bạn trong việc duy trì thân nhiệt ổn định. Nếu như thân nhiệt của bạn tăng lên và giữ nguyên mức đó trong một khoảng thời gian kéo dài, nó có thể phá hỏng thai nhi nếu như nó rơi vào những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển. Hãy đợi cho đến khi các nghiên cứu y học xác định thì là những hình thức giải trí ấy không hề gây hại cho con bạn.

Chăn điện.

Đã có nhiều tranh cãi về vấn đề sử dụng chăn điện nhằm giữ ấm trong quá trình mang thai. Vẫn còn nhiều những bất đồng và thảo luận về tính an toàn của loại chăn này. Một số các chuyên gia thì tự chất vấn rằng liệu chúng có gây ra các vấn đề nào về Sức khoẻ không.

Các loại chăn điện thường sản sinh ra lượng từ trường thấp. Phôi thai đang phát triển có thể nhạy cảm với các từ trường hơn người lớn.

Vì các nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về "mức an toàn" phơi nhiễm của Người mẹ và đứa con trong bụng, nên cách chọn lựa an toàn nhất trong thời điểm này là không nên sử dụng chăn điện trong khi mang thai. Còn có rất nhiều cách khác có thể giữ ấm, chẳng hạn như đệm lót dưới và chăn len. Một trong hai thứ đó đều là lựa chọn tốt.

Lò vi sóng.

Một số phụ nữ Mang thai băn khoăn về tính an toàn của lò vi sóng. Liệu chúng có gây ảnh hưởng gì đến phóng xạ không? Lò vi sóng rất tiện đối với những người bận rộn trong quá trình chuẩn bị các bữa ăn. Tuy nhiên, chúng tôi không biết liệu có gì nguy hiểm cho bạn hay không trong trường hợp bạn sử dụng lò vi sóng trong quá trình mang thai. Cần phải có nhiều nghiên cứu nữa.

Các nghiên cứu Ban đầu chỉ ra rằng mô phát triển trong cơ thể mà cơ thể đó có thể chứa thai nhi, rất có khả năng sẽ nhạy cảm với các tác dụng của lò vi sóng. Một lò vi sóng làm nóng các mô từ bên trong. Hãy làm theo đúng hướng dẫn sử dụng có trên lò vi sóng, không nên đứng cạnh hoặc trực tiếp trước lò vi sóng khi nó đang hoạt động.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Hoa quả và Rau rất quan trọng trong quá trình mang thai. Vì các loại sản phẩm khác nhau có thể sẵn có theo nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bạn có thể thêm vào bữa ăn của mình rất nhiều món phong phú. Chúng đều là nguồn cung cấp tuyệt với các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn nhiều loại khác nhau có thể cung cấp cho bạn sắt, axit folic, canxi và Vitamin C.

Thơm ngon, nguồn cung cấp Vitamin C ít Calo.

Có 5 nguồn cung cấp Vitamin C tuyệt vời mà bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của mình, mà khi bạn theo dõi, chúng lại rất ít hàm lượng calo. Hãy thử những thứ dưới đây xem nhé:

Dâu tây - 1 cốc có 94mg Vitamin C.

Nước cam ép - 1 cốc có 82mg Vitamin C.

Nước trái Wiki - 1 lượng bình thường có thể chứa đến 74mg Vitamin C.

Súp lơ xanh - 1/2 cốc, nấu chín, có chứa 58mg Vitamin C.

Ớt đỏ - 1/2 lượng bình thường có thể chứa tới 57mg Vitamin C.

Vitamin C rất quan trọng.

Vitamin C rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Nó cần thiết cho sự phát triển mô trong cơ thể thai nhi và sự hấp thụ sắt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Vitamin C có thể phòng tránh được chứng tiền sản giật. Thiếu Vitamin C có liên quan đến chứng Đẻ non; Vitamin C giúp quá trình hình thành màng ối. Liều lượng khuyên dùng hàng ngày là 85mg - nhiều hơn một chút so với các chất chứa các loại Vitamin thời kỳ tiền sinh nở. Bạn có thể bổ sung lượng Vitamin C theo nhu cầu của cơ thể bằng cách ăn thêm các loại Rau quả giàu Vitamin.

Mỗi ngày, hãy dành ra 2 lần ăn Hoa Quả giàu Vitamin C và ít nhất là dùng thêm các loại rau xanh và vàng nhằm cung cấp thêm sắt, axit folic và Chất xơ cho cơ thể. Dưới đây là các loại rau quả bạn nên lựa chọn, cũng như liều lượng mỗi lần ăn:

Nho - 1/2 cốc.

Chuối, cam, Táo - 1 lượng vừa đủ.

Hoa quả sấy khô - 1/2 cốc.

Nước ép Hoa quả - 1/2 cốc.

Các loại Nước hoa quả đóng chai và hâm nóng - 1/2 cốc.

Lơ xanh, Cà rốt và các loại rau - 1/2 cốc.

Khoai tây - 1 lượng bình thường.

Các loại rau nhiều lá xanh - 1 cốc.

Nước rau ép - 1/2 cốc.

Không nên dùng quá liều lượng Vitamin C cho phép; quá nhiều có thể gây cho dạ dày của bạn co rút và cả bệnh ỉa chảy. Điều này có thể gây những ảnh hưởng có hại đến sự trao đổi chất của con bạn.

Bạn cũng cần biết.

Có con cũng phải mất tiền!

Mỗi cặp vợ chồng đều muốn biết sẽ phải tốn những thứ gì để có thể có một đứa con. Có hai câu trả lời cho câu hỏi đó - nó tốn rất nhiều, và mức độ hoàn toàn khác nhau trong từng lãnh thổ khác nhau trong cùng một đất nước.

Để xác định xem nó có thể tốn đến bao nhiêu tiền trong khu vực của bạn, bạn nên cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Bảo hiểm có khả năng tạo ra nhiều cái khác nhau. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ phải trả cho tất cả mọi thứ. Nếu bạn không có bảo hiểm, bạn cần phải kiểm tra một số thứ. Hãy hỏi ông chủ của bạn những câu hỏi dưới đây:

Những rủi ro nào mà cơ quan bảo hiểm có thể thanh toán cho tôi?

Có những lợi ích nào về Sinh sản mà tôi được hưởng? Đó là những lợi ích nào?

Còn trường hợp bảo hiểm cho thai kỳ có nguy cơ cao thì sao?

Liệu các khoản lợi ích bảo hiểm có thể áp dụng cho trường hợp Mổ đẻ hay không?

Tôi có phải trả thêm khoản khấu trừ nào không? Nếu có, thì là bao nhiêu?

Nếu như thai kỳ của tôi kéo dài qua năm mới, liệu tôi có phải trả thêm khoản khấu trừ của hai năm không?

Tôi phải làm cam kết như thế nào?

Có một đỉnh điểm (giới hạn) nào về lượng bảo hiểm tổng hay không?

Phần trăm mà tôi được bảo hiểm là bao nhiêu?

Liệu việc tham gia vào các lớp giảng dạy về Sinh sản của tôi có được bảo hiểm trả tiền không?

Liệu khoản bảo hiểm ấy có giới hạn ở một bệnh viện ở một địa phương cụ thể mà tôi lựa chọn hay không, chẳng hạn như trung tâm sinh sản hoặc phòng hộ sinh?

Những quy trình nào mà tôi phải tuân theo trước khi vào bệnh viện?

Liệu bảo hiểm này có bao gồm dược phẩm hay không?

Những xét nghiệm nào trong khi Mang thai và trong khi sinh được bảo hiểm trả tiền?

Dạng gây mê nào mà tôi có thể được bảo hiểm trong khi mang thai và trong khi sinh?

Tôi có thể ở lại bệnh viện trong bao lâu?

Liệu việc thanh toán sẽ đến trực tiếp tay bác sĩ tôi hay là bản thân tôi?

Những hoàn cảnh và dịch vụ nào không được bảo hiểm trả tiền?

Loại bảo hiểm nào có thể dành cho con tôi sau khi nó được sinh ra?

Con tôi Sau khi sinh sẽ được ở lại bệnh viện trong bao lâu?

Liệu có thêm phụ phí nào nếu tính cả đứa bé theo chính sách này không?

Tôi có thể bảo hiểm cho cả con tôi bằng hình thức nào?

Tôi có thể thu nhập phần trăm chi phí từ bảo hiểm của chồng tôi và phần còn lại của tôi không?

Bảo hiểm của bạn có thể vạch ra rất nhiều chi phí và quyết định cho bạn. Có con tạo ra rất nhiều khoản chi phí khác nhau. Một trong số đó là bệnh viện. Rất nhiều khoản tiền được bảo hiểm được áp dụng trong bệnh viện tuỳ thuộc vào thời gian và các "dịch vụ" mà bạn sử dụng trong đó. Ở một số trường hợp, Mổ đẻ cũng được tính thêm vào hoá đơn kiểu này. Hoá đơn dành cho bác sĩ của bạn lại khác, trừ trường hợp có những kế hoạch cụ thể. Một bác sĩ nhi khoa thường hay kiểm tra đứa trẻ, quan sát và chăm nom nó về thể chất mỗi ngày trong bệnh viện. Đây lại là một khoản chi phí hoàn toàn khác.

Sẽ rất hay nếu bạn có thể tính được các chi phí trước khi mang thai và để đảm bảo rằng việc có bảo hiểm có thể hỗ trợ được bạn những gì. Tuy nhiên, một số ca mang thai lại gây rất nhiều bất ngờ.

Bạn có thể làm gì? Trước hết, hãy tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi. Hãy nói với nhà cung cấp bảo hiểm cho bạn, sau đó hãy trao đổi với bất cứ người nào chịu trách nhiệm về các lời cam kết bảo hiểm cho bạn ở văn phòng bác sĩ. Người này sẽ có trách nhiệm trả lời những câu hỏi của bạn và họ sẽ đề cập đến những điều mà bạn chưa hề nghĩ đến. Không nên ngần ngại khi đặt ra các câu hỏi. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu như tất cả các vấn đề của bạn được giải quyết sớm. Mang thai không phải là thời điểm mấu chốt để tiết kiệm tiền bạc.

Hãy gọi đến nhiều nơi để bạn có thể so sánh dễ dàng hơn giữa các bệnh viện cũng như là các giá cả khác nhau. Đôi khi chi phí thêm một chút để có thể đạt được những gì bạn muốn là cũng đáng. Khi bạn đã có một cái hẹn, hãy hỏi cụ thể về tất cả những thứ mà bạn được bao gồm trong các khoản chi của mình. Có thể bạn sẽ gặp phải những mức giá thấp hơn và tốt hơn nhưng thực sự thì nó không thể bao gồm được tất cả những gì bạn muốn và bạn cần.

Ngày nay, một số bệnh viện và các trung tâm y tế có cung cấp một dịch vụ gọi là "dịch vụ trọn gói cho các ca mang thai". Một dịch vụ trọn gói như thế có thể bao gồm các dịch vụ đa dạng với cùng một chi phí. Hãy hỏi về vấn đề này trong khu vực của bạn.

Bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai. Điều cuối cùng mà bạn cần phải nghĩ đến trong thời điểm này là một sự kinh ngạc không mấy dễ chịu về tất cả những thứ bao gồm cũng như số tiền mà bạn cần phải trả cho tất cả các dịch vụ y tế.

Mách nhỏ cho các đức ông chồng.

Hãy hỏi phu nhân của bạn là họ cần bạn đi cùng đến phòng khám bác sĩ vào lúc nào. Một số các cặp vợ chồng có mặt trong tất cả các cuộc hẹn gặp bác sĩ khi có thể. Hãy hỏi cô ấy về thời gian của các cuộc hẹn gặp đó.

Tuần mang thai thứ 9

26.11.2008

Lúc này, bé di chuyển liên tục và không ngừng thay đổi tư thế dù bạn hoàn toàn không hề cảm nhận được.

Sự phát triển của trẻ

Chiếc đuôi nhỏ bé xíu đã biến mất và có nhiều sự thay đổi đến mức mà baby của bạn giờ không còn là một phôi mầm nữa mà đã là 1 bào thai thực thụ.

Đây cũng là thời điểm quan trọng khi mà các cơ quan nội tạng đang hình thành.

Lúc này, bé di chuyển liên tục và thay đổi tư thế liên tục dù bạn hoàn toàn không hề cảm nhận được. Cánh tay đã phát triển, các ngón tay giờ đã có thể gập lại và đặt phía trên ngực. Chân đang dài ra và bàn chân đã chạm vào phía trước cơ thể. Dù qua siêu âm chưa thể nhìn rõ là bé trai hay bé gái nhưng những dự đoán về giới tính của bé luôn làm bạn thấy thú vị.

Sự thay đổi của người mẹ

Mặc dù bạn chưa tăng cân nhiều nhưng một số bộ phận trên cơ thể đang tăng lên không ngừng, chẳng hạn như hai bầu ngực. Ít nhận thấy nhất là lượng máu trong huyết mạch đang tăng lên nhưng cho đến thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, lượng máu toàn thân sẽ tăng 45 - 50% để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Hệ mạch tăng cường hoạt động có thể gây ra chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.

Nếu bạn có kế hoạch đi nghỉ thì việc mang thai sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sự lựa chọn của bạn. Bạn phải lưu ý tới sự an toàn, đi bằng phương tiện gì và có cần tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi đi không.

Nếu bị ốm nghén, bạn cũng có thể lo lắng hơn vì đi du lịch có thể làm cơ thể ốm mệt khi đi tới những vùng cao hơn mực nước biển hay nóng bức.

Lời khuyên hữu ích

Nếu việc tự đi làm khiến bạn thêm mệt mỏi thì hãy nhờ chồng giúp đỡ. Chồng đưa đón sẽ giúp bạn đến cơ quan sớm hơn và kết thúc công việc đúng giờ, dành nhiều thời gian rảnh cho buổi tối để đi bộ và nghỉ ngơi.

Những việc cần lưu tâm

Một tin tốt là bạn có thể nạp thêm mỗi ngày 300 calo để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, thật khó để biết là mình đã ăn đủ hay chưa, nhất là trong tình trạng ốm nghén. Đừng lo lắng, tình trạng ốm mệt sẽ nhanh chóng qua mau. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được uống bổ sung vitamin B6.

Sự tăng tiết hormon relaxin cũng đồng nghĩa với việc phải thay đổi chế độ ăn để phòng ngừa chứng táo bón.

Đây cũng là lúc bạn nên bổ sung thêm canxi. Nếu sữa làm bạn sợ thì hãy uống nước cam, ăn phô mai ít béo.

Việc sử dụng các loại tinh dầu cho việc tắm rửa cũng như mát xa nên có sự lựa chọn để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu bạn cảm thấy ốm hay mệt mỏi, bạn sẽ không hào hứng với các hoạt động xã hội. Vậy thì hãy nghỉ ngơi thật nhiều thay vì tham gia vào các buổi tiệc tùng, lễ hội.

Những lo lắng thường gặp

Những công việc nội trợ và việc nhà hằng ngày có thể không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ví như nâng các vật nặng, như xách 1 xô nước, các túi thực phẩm hay di chuyển đồ đạc... đều rất nguy hiểm. Cúi người nhặt đồ đạc, giặt quần áo và lau sàn nhà đều có thể ảnh hưởng tới lưng. Một số công việc nhà khác có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bà bầu là vệ sinh toilet, vẽ vời và trang trí.

Bạn nên ngồi xổm thay vì cúi người.

Tốt nhất là nên nhờ mọi người giúp đỡ bạn làm việc nhà.

Cách dưỡng thai lúc thai 10 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu - đến - mông của con bạn lúc này là từ 2 đến 4mm. Đầu - đến - Chân có nghĩa là chiều dài tính ngồi hoặc khoảng cách từ đỉnh đầu của đứa trẻ đến Hậu môn hay mông đứa trẻ. Cách đo này thường được dùng nhiều hơn là cách đo từ đầu - đến - gót - chân của trẻ vì thời điểm này vẫn còn cong, khiến cho cách xác định này trở nên rất khó khăn.

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Cho đến thời điểm tuần thứ 10 của thai kỳ, chiều dài từ đầu đến mông của con bạn đã là 3,1 đến 4,2cm. Vào thời điểm này chúng ta có thể bắt đầu tính toán đến Trọng lượng của con bạn. Trước tuần thứ 10 này, cân nặng còn quá nhỏ để có thể đo được sự khác nhau của từng tuần một. Giờ đây do đứa nhỏ đã Tăng cân lên một chút, nên trọng lượng sẽ là một phần được đề cập đến trong tuần này. Con bạn có thể nặng đến khoảng 5g và bằng kích thước của một quả mận.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Những thay đổi vẫn còn rất chậm rãi và có thể thời điểm này bạn chưa thể hiện ra ngoài nhiều. Bạn có lẽ sẽ nghĩ tới hoặc nhìn ngắm các loại quần áo bà bầu, nhưng thời điểm này bạn chưa cần đến chúng.

Thai kỳ Mang thai Răng hàm.

Một trạng thái có thể khiến cho bạn phát phì nhanh chóng là thời kỳ Mang thai Răng hàm, đôi khi còn được gọi là nổi u thời kỳ Thai nghén lá nuôi phôi (GTN) hoặc Mang thai Trứng nước. Sự xuất hiện của GTN có thể dễ dàng kiểm soát bởi việc kiểm tra nồng độ HCG (xem tuần thứ 5). Mang thai răng hàm có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Khi trường hợp mang thai răng hàm xuất hiện, bào thai thường không phát triển được. Một số các mô khác xuất hiện, mà thường là mô Nhau thai bất bình thường.  Triệu chứng thường thấy nhất đó là hiện tượng chảy Máu trong thời điểm quý đầu tiên.  Triệu chứng khác có thể thấy đó là sự đối lập giữa kích thước của Người mẹ và thời gian mà thời kỳ của họ kéo dài. Một nửa thời gian, người phụ nữ trở nên rất to béo. 25% của khoảng thời gian đó họ lại quá bé. Nôn mửa ngày càng nhiều là các  triệu chứng khác. Nang có thể xuất hiện ở buồng trứng.

Cách hiệu quả nhất để có thể phát hiện ra mang thai răng hàm đó là thông qua xét nghiệm siêu âm. Thông qua siêu âm, người ta sẽ nhìn thấy có "bông tuyết". Mang thai răng hàm có thể được phát hiện bằng Siêu âm trong thời gian đầu của thời kỳ để xác định nguyên nhân chảy Máu nhiều và sự lớn lên bất thường của tử cung.

Khi hiện tượng này đã được chẩn đoán, Nong và nạo thai sẽ là các phương pháp được tiến Hành ngay khi có thể. Sau khi mang thai răng hàm xuất hiện, các phương pháp Tránh thai an toàn sẽ đóng một vai trò khá quan trọng để chắc chắn rằng hiện tượng này đã hoàn toàn được giải quyết. Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên rằng các phương pháp Tránh thai an toàn nên duy trì ít nhất là 1 năm trước khi bạn có ý định mang thai lần nữa.

Con bạn lớn lên và phát triển thế nào.

Cuối tuần thứ 10 chính là thời điểm cuối cùng của Giai đoạn phát triển phôi thai. Vào thời điểm này, thời điểm phát triển của Thai nhi bắt đầu. Nó được đặc trưng bởi sự phát triển hết sức nhanh chóng của thai nhi khi 3 lớp màng phôi đã được thiết lập. (xem thêm tuần thứ 4 để có thể biết thêm thông tin). Trong suốt giai đoạn phát triển của phôi thai, phôi thai dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ có thể gây tổn hại đến sự phát triển của nó. Hầu hết các loại dị tật bẩm sinh xuất hiện trước thời điểm của tuần thứ 10. Rất đáng khích lệ nếu bạn biết rằng thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của con bạn đã an toàn ở phía sau bạn.

Rất ít các dị tật bẩm sinh có thể xuất hiện trong giai đoạn phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, dược phẩm hoặc các trường hợp phơi nhiễm có hại khác, chẳng hạn như Căng thẳng tột độ hoặc phóng xạ (tia X-quang), có thể phá huỷ tế bào thai nhi bất cứ lúc nào trong suốt thai kỳ. Nên tiếp tục tránh xa những thứ đó.

Cho đến thời điểm cuối tuần thứ 10, sự phát triển của hệ thống bộ phận Cơ thể của thai nhi vẫn đang tiếp diễn. Con bạn lúc này trông càng ngày càng thành hình người.

Những thay đổi của bạn

Thay đổi về cảm xúc.

Khi việc mang thai của bạn được xác định bằng các đợt kiểm tra hoặc xét nghiệm thai, bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Việc mang thai có thể thay đổi một số những mong đợi của bạn. Một số người thì nhìn nhận việc mang thai như là một dấu hiệu của sự trưởng thành tính đàn bà trong họ. Một số thì cho rằng đó như một sự Ban ơn. Những vẫn còn một số thì cho rằng đó là một vấn đề cần phải đối mặt với.

Bạn sẽ nhận thấy nhiều thay đổi trong cơ thể mình. Bạn sẽ thắc mắc là liệu trông mình còn hấp dẫn hay không. Liệu chồng bạn còn cảm thấy ham muốn nữa không? (Rất nhiều người cho rằng người phụ nữ khi mang thai vẫn rất đẹp.) Liệu chồng bạn có ủng hộ bạn không? Quần áo bỗng nhiên trở thành một vấn đề. Liệu khi mặc chúng bạn còn đẹp nữa không? Liệu bạn có thể thích nghi với điều kiện mới này được không?

Nếu ngay lập tức bạn cảm thấy vẫn chưa đươc sẵn sàng với việc mang thai, nên tránh cảm giác cô độc. Bạn sẽ thắc mắc rất nhiều về tình trạng mới của mình - điều đó là hết sức thông thường. Một số trong các phản ứng ấy là bởi vì bạn chưa lường trước được những vấn đề đang diễn ra phía trước.

Thời gian và cách thức mọi phụ nữ bắt đầu coi một thai nhi là một con người là rất khác nhau. Một số phụ nữ cho rằng đó là sau khi xét nghiệm thai dương tính. Một số khác lại cho rằng đó là khi họ phát hiện ra nhịp Tim của thai nhi, vào khoảng tuần thứ 12. Vẫn con một số khác thì chỉ xác nhận khi họ nhận thấy con họ di chuyển bên trong, ở giữa khoảng tuần thứ 16 đến 20.

Có thể bạn sẽ có cảm giác xúc động với tất cả mọi thứ. Bạn đôi khi sẽ cảm thấy buồn bã, Khóc lóc vì những điều dù nhỏ nhất hoặc mê mệt trong những giấc mơ khi ngủ ngày. Sự thay đổi cảm xúc là rất bình thường và sẽ còn tiếp diễn ở các cung bậc khác nhau trong suốt thời kỳ của bạn.

Bạn sẽ làm được gì để có thể vượt qua những cảm xúc như vậy? Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn nên làm đó là hãy nhận dịch vụ chăm sóc Sức khoẻ giai đoạn tiền mang thai cho thật tốt. Hãy làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Giữ đúng lịch đối với các cuộc hẹn gặp tại phòng khám. Thiết lập các cuộc giao tiếp hiệu quả với bác sĩ cũng như với các nhân viên làm việc tại văn phòng của họ. Hãy đặt ra các câu hỏi. Nếu như điều gì đó làm bạn phật lòng, hãy trao đổi với những người nào tin tưởng.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con bạn.

Vacxin và sự miễn dịch.

Một số loại Vacxin luôn sẵn có để phòng ngừa bệnh tật. Một loại vacxin nếu kê đơn cho bạn thường với mục đích chống lại sự lây nhiễm và thường được dùng thông qua tiêm hoặc uống thuốc.

Một số phụ nữ trong giai đoạn mang thai ở Mỹ và Canada đã được miễn dịch chống lại các bệnh sởi, bệnh quai bị, rubella, uốn ván và bệnh bạch hầu. Hầu hết những người được sinh ra trước năm 1957 đều phải hoặc lây nhiễm tự nhiên các bệnh sởi, quai bị và rubella và được coi là tự miễn. Trong cơ thể họ có các kháng thể nên họ được bảo vệ an toàn.

Đối với những người phụ nữ sinh sau năm 1957, trạng bệnh có thể không rõ ràng. Xét nghiệm Máu để xác định bệnh sởi là cần thiết nhằm khẳng định lại tính miễn dịch. Các chẩn đoán của bệnh rubella rất khó nhận biết nếu không có xét nghiệm máu vì các căn bệnh khác cũng thường có các  triệu chứng tương tự. Căn bệnh quai bị hoặc các vacxin bệnh quai bị là các bằng chứng cần thiết để xác định được tính miễn dịch.

Vacxin cho bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) có thể được giám sát chỉ trong trường hợp phụ nữ đó dùng các phương pháp tránh thai. Cô ta phải tiếp tục sử dụng các phương pháp tránh thai này ít nhất là 4 tuần sau khi nhận được các kháng thể này. Các loại vacxin khác cũng quan trọng, chẳng hạn như vacxin cho bệnh uốn ván hoặc DPT (bệnh bạch hầu, bệnh Ho gà, hen suyễn).

 Nguy cơ phơi nhiễm. Một điều cũng tương đối quan trọng đó là phải cân nhắc về khả năng phơi nhiễm với một số loại bệnh khi bạn quyết định có nên sử dụng một loại vacxin cụ thể nào không. Trong suốt quá trình mang thai, nên giảm thiểu khả năng bạn bị lây nhiễm các loại bệnh. Tránh đi đến những nơi có các loại bệnh dịch. Tránh tiếp xúc với những người (đặc biệt là trẻ em) mang bệnh.

Một khả năng không thể đó là bạn có thể tránh khỏi các loại bệnh. Nếu bạn đã bị lây nhiễm, hoặc trong trường hợp phòng tránh không hiệu quả, thì nguy cơ mắc bệnh cần phải được cân bằng chống lại các tác dụng có hại của các loại vacxin.

Do đó các vacxin cần phải được đánh giá về tính hiệu quả hoặc nguy cơ tiềm ẩn về các ca mang thai phức tạp. Vẫn còn có khá ít thông tin về những ảnh hưởng có hại của vacxin đến thai nhi đang lớn trong bụng. Nói chung, các loại vacxin đã chết đều an toàn. Vacxin của bệnh sởi sống chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Các nhân tố miễn dịch được khuyên dùng trong Quá trình mang thai đó là các loại vacxin DPT và vacxin chống bệnh cúm. Và vacxin chống bệnh Cúm là một loại bạn có thể dùng trong khi mang thai. Nếu không có một chống chỉ định nào, nó có thể được dùng cho các phụ nữ mang thai đã trải qua tháng thứ 3 của thai kỳ trong suốt mùa cảm cúm. Giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ tháng 11 đến tháng, mặc dù vậy nó có thể kéo dài qua tháng 3 tuỳ theo năm. Hãy trao đổi vấn đề này với bác sĩ của bạn.

Vacxin MMR nên dùng trước khi mang thai hoặc sau khi sinh. Vào tháng 10 năm 2001, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thay đổi về lời khuyên có liên quan đến khoảng thời gian mà một người phụ nữ cần phải đợi để có mang sau khi đã dùng loại vacxin rubella. Thời gian chờ đã được giảm từ 3 tháng xuống còn 1 tháng. Khoảng thời gian an toàn cho các vacxin bệnh sởi và quai bị được thiết lập rơi vào khoảng 1 tháng.

Một người phụ nữ mang thai nên tiêm các vacxin chống bệnh bại liệt nếu như nguy cơ phơi nhiễm đối với bệnh tật của cô ta là cao. Chỉ nên dùng các loại vacxin chống bệnh bại liệt không còn hoạt động nữa.

Bệnh rubella trong quá trình mang thai.

Một ý kiến khá hay là phải kiểm tra tính miễn dịch đối với bệnh rubella trước khi bạn mang thai. Rubella (bệnh sởi Đức) trong khi mang thai có thể dẫn đến việc Sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Do không có một cách chữa trị cụ thể nào đối với bệnh rubella, nên cách tiếp cận tốt nhất là phòng tránh.

Nếu như bạn không tự miễn dịch, bạn có thể dùng vacxin trong khi áp dụng Các biện pháp tránh thai đáng tin cậy. Không nên dùng vacxin ngay trước hoặc trong quá trình mang thai để tránh trường hợp truyền virut rubella cho con bạn.

Bệnh đậu mùa trong quá trình mang thai.

Bạn có mắc bệnh đậu mùa khi còn nhỏ không? Nếu không, bạn sẽ là 1 trong 1000 phụ nữ sẽ có khả năng lây nhiễm phải căn bệnh này khi mang thai. Bệnh đậu mùa là một bệnh thủa bé; chỉ có 2%  nguy cơ xuất hiện của các trường hợp trong nhóm độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi. Trung tâm CDC, Viện Khoa Nhi Mỹ và Viện Chuyên Gia Y Tế Hoa Kỳ đều khuyên rằng các trẻ em khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 1 tuổi trở lên nên dùng vacxin chống bệnh đậu mùa, và thường là từ 12 đến 18 tháng tuổi.

Nếu như bạn nhiễm bệnh đậu mùa trong khi mang thai, hãy chăm sóc bản thân mình thật tốt. Trong khoảng 15% của các trường hợp người lớn bị mắc bệnh đậu mùa, một dạng biện chứng thành bệnh viêm Phổi - là đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Nếu như bạn bị mắc bệnh đậu mùa trước khi sinh, con bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh đó, một điều tương đối nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Nếu bạn bị phơi nhiễm căn bệnh này trong khi mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ của minh ngay lập tức! Một phụ nữ mang thai trong trường hợp phơi nhiễm nghiêm trọng với loại virut Herpes lây nhiễm nguy hiểm này nên dùng loại Protein miễn nhiễm thuỷ đậu Globulin (VZIG). Nếu như bạn dùng VZIG trong vòng 72 giờ sau khi nhiễm bệnh, nó có thể giúp phòng tránh được việc lây nhiễm hoặc giảm thiểu tính nghiêm trọng của các  triệu chứng. Nếu như bạn đã thực sự mắc phải bệnh đậu mùa, chuyên gia y tế của bạn có thể cho bạn chữa trị với loại Thuốc acylovir (một loại thuốc chống virut, nó ngăn cản sự tổng hợp ĐNA) cũng với mục đích giảm thiểu các  triệu chứng.

Nếu như trong quá trình mang thai, bạn may mắn không bị nhiễm phải căn bệnh này, hãy nhớ dùng vacxin trước lần mang thai tiếp theo.

Hệ quả về sự lây nhiễm cho con bạn.

Một số các loại lây nhiễm và bệnh tật mà một phụ nữ mắc phải có thể có những ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa con trong suốt quá trình tăng trưởng. Hãy nhìn xuống bảng dưới đây để có thể thấy được một loạt những lây nhiễm và các bệnh vốn là hệ quả của những ảnh hưởng từ người mẹ.

Lây nhiễm - Ảnh hưởng tới thai nhi

Cytomegalovius (CMV) - một loại virut của nhóm Herpes chỉ gây ra  triệu chứng nhẹ hơn cảm lạnh: Tật đầu nhỏ, hoại não, mất khả năng thính giác.

Rubella (bệnh sởi Đức): Bệnh đục thuỷ tinh thể, điếc, kết dính tim, có thể liên quan đến tất cả các bộ phận.

Bệnh giang mai: Tử vong, ảnh hưởng đến da.

Bệnh Toxoplasmosis: Có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Varicella: Có khả năng ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan cơ thể.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn. 

Bổ sung thêm Protein với amino axit, một thành phần tương đối quan trọng cho sự tăng trưởng và phục hồi của phôi thai/thai nhi, nhau thai, Tử cung và ngực. Việc mang thai có thể làm gia tăng thêm nhu cầu của bạn về Protein. Hãy cố gắng hấp thụ 168g Protein mỗi ngày trong suốt quý thứ nhất và 224g trong quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Tuy nhiên, Protein chỉ có thể đóng góp 15% tổng số calo hấp thụ vào cơ thể bạn.

Một số nguồn cung cấp Protein rất nhiều chất béo. Nếu như bạn muốn theo dõi lượng  Protein của mình, hãy dùng những loại Protein ít chất béo. Một số loại Thực phẩm cung cấp Protein mà bạn có thể lựa chọn, và định lượng cụ thể cho bạn, bao gồm những loại dưới đây:

Đậu xanh - 1 cốc.

Phomát, mozzarella - 28g

Thịt gà, nướng, lọc Da - 112g

Trứng - 1 quả.

Bánh hămbơgơ, nướng, nạc - 98g

Sữa - 24g

Bơ lạc - 2 thìa canh.

Cá Ngừ, đóng hộp với Nước - 84g.

Sữa chua - 224g.

Chất cấu thành não.

Choline và axít docosanexaeoic (DHA) có thể giúp hình thành nên tế bào não của trẻ trong quá trình phát triển của thai nhi và sau khi sinh, nếu như bạn cho con bú. Choline được tìm thấy trong sữa, trứng, lạc, bánh mì làm hoàn toàn bằng bột lúa mạch và Thịt bò. DHA có thể được tìm thấy trong cá, lòng đỏ trứng, gia cầm, thịt, dầu canola, quả hạnh đào, mầm lúa mì. Nếu như bạn ăn những loại thực phẩm này trong quá trình mang thai hoặc cho con bú, bạn có thể giúp con mình nhận được những loại dưỡng chất bổ sung quan trọng này.

Mách nhỏ cho tuần 10.

Một điều hết sức thông thường là Ngực của bạn sẽ Ngứa và đau trong thời gian đầu của thai kỳ. Trong thực tế nó là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai.

Bạn cần phải tăng cân

Có lẽ bạn đang Tăng cân chậm trong thời gian này; nếu như bạn không tăng cân nó có thể có hại cho đứa con của bạn. Một người phụ nữ với mức cân bình thường phải tăng từ 11 đến 16kg trong suốt thai kỳ. Cân nặng của bạn sẽ thể hiện cho bác sĩ của bạn biết tình trạng sức khoẻ của bạn và con bạn.

Thai kỳ không phải là thời gian để bạn thử các bữa ăn khác nhau hoặc để giảm lượng calo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cứ mặc sức ăn tất cả những gì bạn muốn, vào bất cứ thời gian nào. Luyện tập và lên được kế hoạch về Chế độ ăn cho bản thân, tránh "ăn vặt" sẽ giúp bạn điều chỉnh cân nặng của mình tốt hơn, Hãy tỉnh Táo trong việc lựa chọn thực phẩm. Đành rằng bạn ăn cho cả hai người, tuy nhiên, bạn phải ăn làm sao cho thật hợp lý cho cả hai mẹ con!

Bạn cũng cần biết.

Việc lẫy mẫu xét nghiệm nhung mao màng đệm.

Việc lấy mẫu xét nghiệm nhung mao màng đệm (CVS) là một loại xét nghiệm dùng để phát hiện ra trường hợp dị tật bẩm sinh về gen. Việc lấy mẫu này được tiến hành trong thời gian đầu của thai kỳ, thường là vào khoảng tuần thứ 9 và tuần 11.

 CVS được tiến hành vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Xét nghiệm này có tác dụng tìm ra các dị tật bẩm sinh về gen, chẳng hạn như hội chứng DOWN. Dạng xét nghiệm này mang lại lợi ích hơn hẳn việc cho kim loại trực tiếp vào màng ối vì nó được tiến hành sớm hơn nhiều trong thai kỳ; kết quả thường được báo trong vòng 1 tuần. Một thai kỳ nếu bị lỡ, có thể nó sẽ được tiến hành sớm hơn và sẽ giảm thiểu được nguy cơ cho người phụ nữ. 

CVS bao gồm việc đặt một dụng cụ qua Đường tử cung hoặc qua vùng bụng để lấy mô thai nhi khỏi nhau thai. Xét nghiệm này chỉ được tiến hành bởi những người nào thực sự có kinh nghiệm về kỹ thuật.  

Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm CVS, hãy hỏi về những nguy cơ mà nó có thể mang lại. Nguy cơ Sảy thai là rất nhỏ - chỉ từ 1 đến 20%. Nếu bạn xét nghiệm CVS và âm tính về Rh, bạn chỉ cần phải dùng RhoGAM sau quy trình này.

Ống nội soi bào thai

Ống nội soi bào thai cung cấp một hình ảnh về đứa bé và nhau thai bên trong tử cung của bạn. Ở một số trường hợp, dị tật bẩm sinh và các vấn đề cần quan tâm có thể phát hiện và điều chỉnh.

Mục tiêu của ống nội soi vào bào thai là để điều chỉnh các trường hợp dị tật trước khi vấn đề trở nên xấu đi và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Bác sĩ có thể nhận biết được các vấn đề một cách rõ ràng hơn bằng phương pháp nội soi bào thai hơn là phương pháp siêu âm.

Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách đặt một ống soi, giống như là dụng cụ được sử dụng cho phép Soi ổ bụng và kính soi khớp, thông qua Đường bụng. Quy trình giống như là việc đút kim vào màng ối, nhưng ống nội soi bào thai thường rộng hơn là chiếc kim được sử dụng trong xét nghiệm tại màng ối.

Nếu như bác sĩ của bạn đề nghị bạn dùng máy nội soi bào thai, hãy trao đổi về các nguy cơ có thể xảy ra, cũng như các lợi ích và bất lợi từ quy trình này. Xét nghiệm này cũng chỉ nên tiến hành với người có kinh nghiệm. Nguy cơ về sảy thai là 3 đến 4%. Không phải vùng nào cũng áp dụng phương pháp này. Nếu bạn xét nghiệm bằng phương pháp này và âm tính về Rh, bạn cần phải dùng RhoGAM sau quy trình này.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Bạn có quan tâm về vấn đề Quan hệ tình dục trong khi mang thai không? Có thể cả hai bạn đều có những băn khoăn, vậy hãy cùng nhau nói về vấn đề này với bác sĩ của bạn. Đôi khi trong một thai kỳ các bạn cần phải tránh sự giao hợp. Tuy nhiên việc mang thai là một cơ hội để gia tăng sự gần gũi cũng như giao cấu. Quan hệ tình dục rất có thể là một mặt tích cực trong trải nghiệm này.

Thai 10 tuần tuổi

08.11.2009

Giai đoạn này là Giai đoạn tăng trưởng mạnh và quan trọng của phôi thai: tăng gấp 4 lần về kích thước. Nằm ở trung tâm túi nhau, phôi thai vẫn còn rất nhỏ, và các tế bào củ nó không ngừng phát triển để hình thành các cơ quan mới.

Sự phát triển của bé

Bên trong ống nơi sau này sẽ trở thành não bộ và tuỷ sống, các tế bào thần kinh của phôi thai bắt đầu phân hoá mãnh liệt, liên kết với nhau và trở nên linh hoạt.

Đầu cũng tăng trưởng nhanh để thích hợp với sự phát triển của não bộ. Phần phôi thai trở nên ít cong hơn, cổ lớn dần và cái đuôi Ban sơ biến mất. Da bắt đầu phân chia thành 2 lớp, các tuyến Mồ hôi và bã nhờn bắt đầu phát triển. Tóc cũng bắt đầu mọc từ nang Tóc và Da trở nên mượt lông. Tất cả những cơ quan chủ yếu đều phát triển. Tim tiến tới dạng hoàn chỉnh và đập mạnh. Dạ dày, gan, lá lách, ruột và ruột thừa phát triển. Ruột dài thành cuộn. Hệ Tuần hoàn hình thành và hầu hết các cơ bắt đầu có hình dạng hoàn chỉnh.

Gương mặt

Các xương mặt nguyên thuỷ bắt đầu hiện ra và kết hợp với nhau dưới làn Da mặt. Một trong số các xương tiến xuống giữa 2 mắt và chấm dứt ở hai bên Mũi để tạo nên sống mũi và phần giữa của môi trên. Hai xương khác xuất hiện bên dưới mắt để hình thành 2 má và 2 bên của môi trên. Còn 2 xương nữa phát triển dưới miệng, kết hợp với nhau để tạo thành môi dưới và cằm. Tất cả sự hình thành này tạo nên bộ khung cho hệ cơ mặt phát triển, cho phép khuôn mặt chuyển động.

Một vài sắc tố hiện ra trên hai mắt, lúc này còn bị màng de che phủ và cách xa nhau. Tai ngoài và tai trong băt đầu hình thành, thần kinh vị giác bắt đầu phát triển và các mầm Răng Sữa cũng hiện diện tại chỗ của chúng.

Tay và Chân

Chi của phôi tiếp tục phát triển. Chồi cổ tay và ngón tay xuất hiện trên mầm cánh tay và mọc dài ra phía trước. Cánh tay gấp lại ở khuỷu tay. Mầm xúc giác hình thành trên đầu ngón tay. Mầm phôi chân phát triển thành 3 giai đoạn rõ ràng: đùi, cẳng chân và bàn chân. Các ngón chân bắt đầu mọc ra. Ở giai đoạn này, bàn tay và cánh tay của bé phát triển nhanh hơn chân và bàn chân. Sau khi sinh, sự phát triển này vấn tiếp tục tương tự nên bé biết cầm nắm đồ vật khá lâu trước khi biết đi.

Phôi thai 10 tuần tuổi

Siêu âm màu

Cuống nhau và Nhau thai đang phát triển được thấy rõ ở góc trên bên phải ảnh siêu âm.

Dáng vẻ bên ngoài

Mắt cảu phôi trở nên đậm màu, cùng lúc các dấu hiệu Ban đầu của lỗ mũi, môi và tai cũng lộ dạng. Mầm tai được chia thành 2 phần: tai trong và tai ngoài. Mí mắt hình thành, chóp mũi cũng được nhìn thấy. Cơ phôi thai bắt đầu hình thành và vào khoảng tuần thứ 7, cử động đầu tiên của phôi thai có thể phát hiện được bằng siêu âm.

Về sự tăng trưởng của phôi thai

Vào cuối giai đoạn này, chiều dài của phôi thai từ đỉnh đầu đến mông bằng khoảng 2,5 cm và nặng khoảng 3g.

Em bé của bạn

Các chất bổ dưỡng đi từ bạn đến Thai nhi qua nhau thai và dây rốn, để nuôi thai nhi đang trưởng thành nhanh.

Nhịp đập của tim

Nhịp Tim vào khoảng 140 - 150 nhịp/ phút tức gấp đôi nhịp Tim của mẹ.

Hình dáng của thai nhi

Đầu vẫn còn quá lớn so với thân và cúi về phía trước ngực. Còn thân thì dần dần duỗi thẳng và dài ra.

Nội tạng

Tất cả các cơ quan đều hiện diện và hầu hết các cấu trúc chính đều đã hình thành.

Phản xạ

Nếu bạn sờ vào bụng, phôi thai sẽ cựa quậy nhưng bạn sẽ không cảm thấy điều đó.

Đối với bà mẹ

Đối với một số người, Ốm nghén là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Nôn mửa có thể từ nhẹ đến nặng và xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Và Người mẹ cũng chưa nhận ra được các thay đổi.

Nhu cầu chuyển hoá chất

Trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ, mức chuyển hoá bắt đầu gia tăng nên bạn phải cung cấp đủ năng lượng và Đạm cho cơ thể.

Hệ tuần hoàn thay đổi

Toàn khối lượng Máu tăng khoảng 25% để cung cấp đủ lượng oxy cho nhau thai.

Hệ sinh dục

Máu cung cấp cho Âm đạo và âm hộ tăng nhanh làm cho chúng trở nên tím nhạt. Vách Âm đạo mềm ra và dãn hợn tiết ra nhiều chất nhờn. Do đó khi bạn mang thai, dịch chất nhờn gia tăng rất nhiều ở âm đạo.

Vú bạn to ra, căng và nặng hơn bình thường. Da chung quanh quầng Vú bắt đầu trở nên mềm và sáng, tạo thành một quầng Vú thứ hai quanh núm vú.

Mệt mỏi

Bạn dễ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường và đôi khi cảm thấy muốn xỉu.

Da

Da, nhất là Da mặt bắt đầu nổi Mụn hoặc trở nên khô và ngứa 

Tuần mang thai thứ 10

03.12.2008

Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, bạn nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi.

Sự phát triển của bé

Cân nặng của thai nhi giờ chưa được 10g nhưng bé đang lớn lên rất nhanh. Tất cả các bộ phận của cơ thể từ tay, chân, mắt, cơ quan sinh dục ngoài và các bộ phận khác mặc dù chưa trọn vẹn về hình dáng và chức năng nhưng đã bắt đầu hoạt động.

Sự thay đổi của người mẹ

Trông bên ngoài thì bạn vẫn chưa ra dáng một bà bầu nhưng cảm giác ốm nghén, mệt mỏi đã rất rõ. Những cảm giác này không nhất thiết vào buổi sáng mà có thể vào bất kỳ lúc nào trong ngày vì thế hãy chiều chuộng bản thân nhiều hơn.

Các hormon thai nghén sẽ thông báo sự hiện diện của mình theo nhiều cách khác nhau. Nhiều chị em cảm thấy đau đầu và các vấn đề liên quan đến lưng như đau dây thần kinh tọa... hay mắc bệnh nấm âm đạo. Bất cứ khi nào bạn thấy có dấu hiệu của các bệnh này, hãy nghĩ tới những cách điều trị tự nhiên mà bạn có thể áp dụng.

Vận động luôn đồng nghĩa với sức khỏe thai kỳ và dễ chuyển dạ cũng như hồi phục sau sinh. Lưu ý không nên tập quá sức, hãy chọn những chương trình tập luyện an toàn và không làm bạn toát mồ hôi sau tập.

Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, bạn nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi.

Đây cũng là thời điểm nên bắt đầu nghĩ tới những thứ sẽ tạo cho bạn thói quen tốt.

Lời khuyên hữu ích

Mang bầu cũng đồng nghĩ với tăng cân. Để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho sự phát triển thai nhi, bạn nên hạn chế những loại sữa béo, nguyên kem nếu cân nặng bạn đã tương đối tốt trước khi sinh.

Hoạt động cộng đồng

Hãy trò chuyện với tất cả các bà mẹ. Hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thú vị khi thấy rằng tất cả những biểu hiện của mình đều rất điển hình và phổ biến ở các bà bầu.

Những điều cần lưu tâm

Siêu âm phát hiện hội chứng Down có thể thực hiện ở giai đoạn này.

Luôn tăng cường rau quả trong chế độ dinh dưỡng, ngay cả khi bạn không hứng thú lắm!

Chảy máu hay đau bụng có thể là những dấu hiệu đe dọa sẩy thai.

Những lo lắng thường gặp

Một băn khoăn thường gặp của các bà bầu là khi ăn uống cân bằng, đủ chất (bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm) thì có cần phải uống thêm vitamin bổ sung?

Vitamin bổ sung không thể thay thế cho chế độ dinh dưỡng. Điều này cũng có nghĩa một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh sẽ không cần phải dùng tới vitamin bổ sung.

Nếu bạn vẫn mặc vừa những quần áo thời điểm trước khi có bầu thì cũng đừng ngạc nhiên, bụng bầu của bạn mới ở giai đoạn đầu mà và nó sẽ thay đổi rất nhanh. Hãy mặc trang phục thật thoải mái.

Nên mặc đồ cotton cho những tháng mùa hè nóng bỏng. Tuyệt đối không mặc các chất có pha polyester, không chỉ gây bí mà còn có thể gây mẩn ngứa.

Khi đi sắm quần áo, hãy chọn các trang phục dành cho các bà bầu với cạp quần có thể điều chỉnh được.

Có thể thoải mái đi giày miễn là gót thấp hoặc phẳng.

Thai 11 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã to thế nào rồi?

Cho đến thời điểm này, chiều dài từ đầu đến mông của con bạn đã là 4,4 đến 6cm. Cân nặng của Thai nhi rơi vào tầm 8g. Kích thước của con bạn giống như kích thước của một quả Chanh to.

Bạn thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Trong khi những thay đổi lớn đang diễn ra với con của bạn thì những thay đổi của bạn có vẻ như còn rất chậm. Bạn đã ở thời điểm cuối của quý thứ nhất; Tử cung cũng đã lớn lên, phát triển theo thai nhi ở bên trong nó. Nó đã đủ lớn để có thể lấp đầy khung chậu của bạn và bạn sẽ cảm nhận được nó ở phần bụng dưới, trên phần trung tâm cúa xương dưới bụng.

Bạn chưa thể cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi. Nếu bạn nghĩ và cảm tháy đứa bé đang di chuyển trong thời gian này, thì một là bạn bị đầy hơi hoặc thai nhi của bạn đã kéo dài hơn là bạn nghĩ.

Con bạn đã lớn lên và phát triển ra sao?

Sự tăng trưởng của thai nhi lúc này là rất nhanh. Chiều dài từ đầu đến Chân của con bạn sẽ gấp đôi trong 3 tuần tới. Giống như hình minh hoạ ở trang sau, bạn có thể nhận thấy là đầu của đứa bé đã bằng nửa chiều dài tổng thể của con bạn. Khi đầu con bạn dài hơn ra (duỗi thẳng ra và uốn theo cột xương sống), cằm phát triển lên từ ngực, cổ dài hơn ra. Móng tay bắt đầu xuất hiện.

Các bộ phận sinh dục bên ngoài bắt đầu hình thành những đặc điểm riêng. Sự phát triển của thai nhi thành hai đặc tính riêng biệt là trai và gái sẽ hoàn thiện trong vòng 3 tuần tiếp theo. Nếu như Sảy thai xuất hiện trong Giai đoạn này thì hoàn toàn có thể biết được đó là con trai hay con gái.

Tất cả các phôi thai đầu tiên khi xuất hiện đều giống nhau, kể cả ngoại hình. Một phôi thai có thể phát triển thành con trai hay con gái có thể xác định được bằng thông tin về Gen có trong phôi thai đó.

Những thay đổi từ phía bạn.

Một số phụ nữ nhận thấy về tóc, ngón tay hoặc ngón chân trong suốt thời gian mang thai. Điều này không phải đều diễn ra đối với tất cả mọi người, nhưng nếu như nó xảy ra đối với bạn thì cũng không cần phải Lo lắng đâu. Một số phụ nữ được coi là may mắn khi Tóc và Móng tay của họ mọc lên nhanh và nhiều. Một số khác thì lại bị Rụng tóc trong thời gian mang thai.

Một số các bác sĩ thì cho rằng có những sự thay đổi này là do sự lưu thông trong Cơ thể người phụ nữ khi Mang thai tăng lên dọc cơ thể. Một số khác thì đảm bảo rằng nguyên nhân là do những thay đổi thuộc về hoóc môn trong Cơ thể bạn. Vẫn còn một số khác giải thích về sự khác biệt này là do "các giai đoạn" tăng trưởng khác nhau của Tóc và móng. Trong bất cứ trường hợp nào thì các tình trạng thường không mang tính vĩnh viễn. Có thể bạn chẳng làm gì hoặc thay đổi được rất ít tình trạng này.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy nhớ cho rằng bất chấp các căn bệnh buổi sáng, Đau đầu và vòng eo thay đổi, việc vợ bạn Mang thai vẫn là một điều kỳ diệu! Mang thai và Sinh con có thể chỉ xảy ra rất ít lần trong suốt cuộc đời của các bạn. Hãy cùng nhau tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này nhé. Sau này khi nhìn lại bạn sẽ thấy những thử thách để trở thành những người cha, Người mẹ thật là thú vị và thậm chí có thể thốt ra rằng: "Không đến nỗi tồi đấy chứ". Chúng tôi biết điều này vì các cặp vợ chồng có mang rồi lại sinh thêm con nữa.

Những Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Đi du lịch trong khi mang thai.

Các phụ nữ mang thai thường có những câu hỏi tương tự như là việc đi du lịch thì liệu có làm cho con của họ đau không. Nếu như thai kỳ của bạn không phức tạp, bạn không nằm trong nguy cơ cao, đi du lịch hoàn toàn chấp nhận được. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về tất cả các chuyến du lịch mà bạn đang cân nhắc trước khi lập nên kế hoạch chắc chắn hoặc mua vé cho các chuyến du lịch đó.

Bất kể là đi du lịch bằng xe hơi, xe buýt, tàu hoả hoặc máy bay, bạn đều cần thiết phải đứng dậy Đi bộ sau mỗi tiếng đồng hồ. Thường xuyên vào phòng Tắm có thể xem chừng được các yêu cầu này.

Rủi ro lớn nhất của việc đi du lịch đó là nguy cơ nảy sinh các sự cố trong thời gian bạn cách xa những người hiểu rõ về tình trạng bệnh lý và tiền sử mang thai của bạn. Nếu bạn thực sự lên kế hoạch cho một chuyến đi xa, hãy nhạy cảm trong việc lập kế hoạch. Không nên lạm dụng nó. Hãy coi như mọi việc bình thường!

  Đi du lịch bằng Đường hàng không. Đi du lịch bằng Đường hàng không hầu như an toàn nhất đối với tất cả các phụ nữ mang thai. Hầu hết các trạm hàng không của Mỹ đều cho phép phụ nữ được bay trong thời gian trên 36 tuần của thai kỳ. Cho các chuyến du lịch quốc tế, thời gian có thể tối giản xuống là 35 tuần. 

Những người phụ nữ mang thai có nguy cơ cao về trường hợp Đẻ non hoặc có những dị tật về Nhau thai nên tránh tất cả các tình huống đi du lịch bằng Đường hàng không. Bạn nên ghi nhớ tất cả những điều sau đây nếu bạn đang cân nhắc về các chuyến bay trong thời gian mang thai:

Tránh những chuyến bay có độ cao lớn (các chuyến bay liên tiếp ra Nước ngoài hoặc các chuyến bay trong nội địa) vì chúng bay ở độ cao lớn và do vậy lượng oxi rất thấp. Điều này khiến cho Tim bạn đập nhanh hơn, và con bạn cũng thế; nên nó sẽ nhận được ít oxi hơn.

Nếu như bạn mắc phải vấn đề phù thũng, hãy mặc những loại quần áo và giầy dép rộng rãi co giãn tốt. (Đây là lời khuyên bổ ích cho tất cả các hành khách khi đi du lịch). Tránh dùng các loại quần bố ống, tât cao trên mắt Cá chân và các loại nịt eo.

Bạn có thể đặt cho mình những bữa ăn đặc biệt, chẳng hạn như có lượng Natri thấp hoặc ăn chay, trong trường hợp bạn muốn tránh các loại Thực phẩm có thể gây gây nguy hại cho bạn.

Uống thật nhiều nước để đảm bảo lượng nước bạn hấp thu vào cơ thể.

Đứng dậy và đi lại xung quanh khi có thể trong các chuyến bay. Cố gắng đi bộ ít nhất là 10 phút trên mỗi tiếng. Đôi khi chỉ cần đững cũng có thể hỗ trợ rất nhiều cho quá trình lưu thông trong cơ thể bạn.

Cố gắng chọn những chỗ ngồi gân lối đi và gần nhà tắm. Nếu như bạn phải đi vào nhà vệ sinh nhiều lần, sẽ dễ dàng hơn cho bạn rất nhiều vì bạn sẽ không phải bò trườn qua người khác để có thể ra được ngoài.

Hãy cẩn thận với tất cả các loại tia phóng xạ trong các chuyến bay.

Các phương pháp an toàn trong khi lái xe lúc mang thai.

Một số phụ nữ mang thai có những băn khoăn về việc lái xe và sử dụng dây an toàn cũng như dây an toàn qua vai trong thời gian mang thai. Khi đeo những dây kiểm soát độ an toàn có thể giảm thiểu đáng kể các nguy cơ Chấn thương trong các tai nạn. Hơn 50.000 người chết và 2 triệu người bị thương đều có liên quan trực tiếp đến tai nạn ô ôt hàng năm. Khi thắt dây an toàn và dây đeo an toàn có thể giảm thiểu được các mất mát này. Không có lý do nào để bạn không lái xe khi mang thai, nếu như cảm thấy thai kỳ của bạn hoàn toàn an toàn và bạn thấy ổn.

Một số các phụ nữ mang thai cho rằng việc đeo dây an toàn có thể có hại cho họ trong khi mang thai. Dưới đây là một số lý do khước từ thông thường (và cũng là phản ứng của chúng tôi) về việc không nên sử dụng các loại dây đeo an toàn trong khi mang thai:

"Sử dụng các loại dây đeo an toàn có thể khiến cho con tôi đau". Không có một bằng chứng nào về việc gia tăng nguy cơ Chấn thương đối với thai nhi và tử cung nếu như bạn thắt dây an toàn. Cơ hội sống sót của bạn nếu đeo dây an toàn thường tốt hơn nếu không có. Sự sống sót của bạn là điều quan trọng đối với đứa con trong bụng bạn.

"Tôi không muốn bị tắc trong xe nếu có trường hợp hoả hoạn xảy ra". Rất ít các tai nạn xe ô tô dẫn đến trường hợp cháy nổ. Mà thậm chí nếu như hoả hoạn có thể xảy ra, bạn vẫn có thể tự tháo gỡ dây an toàn và chạy ra ngoài nếu như bản thân bạn còn tỉnh táo. Trường hợp phi ra khỏi xa chiếm tới 25% tất cả các trường hợp tử vong trong các tai nạn xe hơi. Dây an toàn có thể tránh khỏi các trường hợp này.

"Tôi là một tay lái xe cừ khôi". Khả năng lái xe cừ có thể hỗ trợ nhưng không thể tránh được tai nạn.

"Tôi không cần sử dụng dây đeo an toàn; tôi chỉ đi một đoạn ngắn thôi mà". Hầu hết tất cả các tai nạn xảy ra trong vòng 25 dặm trên đường về nhà.

Các nghiên cứu đã được tiến hành trên các phụ nữ mang thai những người sử dụng các dây đeo an toàn. Theo điều tra tại bang Califonia, chỉ có 14% các phụ nữ mang thai sử dụng dây đưo an toàn so với con số 30% của các phụ nữ không mang thai. Chúng ta biết rằng hệ thống thắt dây đeo Lưng an toàn có thể sử dụng được trong khi mang thai, nên hãy đeo cho sự an toàn của bạn và con bạn.

Cách đeo dây buộc qua vạt áo và dây đeo qua vai.

Có một cách hợp lý để bạn thắt dây an toàn trong quá trình mang thai. Hãy đặt các dây đeo buộc qua vạt áo dưới vùng bụng và xuyên qua Bắp đùi trên. Nên thắt nó chặt đến mức mà bạn cảm thấy thoải mái đén mức có thể. Các dây buộc qua vai có thể chặt nhưng hoàn toàn có thể thoải mái. Hãy điều chỉnh chỗ ngồi của bạn làm sao để dây đeo an toàn có thể xuyên qua vai của mình không nẹp vào cổ bạn. Hãy để các dây đeo qua vai ở giữa Ngực của bạn. Không nên để dây đeo tụt xuống dưới vai. Nếu như đó là một chuyến đi dài, hãy điều chỉnh nếu cần làm sao để có thể thấy thoải mái nhất.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Các loại thực phẩm giàu cácbon hydrat có thể cung cấp nguồn năng lượng Ban đầu cho sự phát triển của đứa con trong bụng bạn. Chúng đảm bảo rằng cơ thể bạn có thể sử dụng đủ lượng lượng Protein. Thức ăn từ nhóm này hầu hết đều cơ thể thay thế được nên bạn hoàn toàn đạt được tất cả các liều lượng mà bạn cần. Một số loại cácbon hydrat mà bạn cơ thể lựa chọn, cũng như các liều lượng của nó, bao gồm những loại dưới đây:

Bánh bột bắp ăn nóng với Thịt - lượng lớn.

Bột nhồi, ngũ cốc hoặc cơm, nấu chín - 1/2 cốc.

Ngũ cốc, ăn ngay - 28g.

Ổ bánh mỳ cứng hình tròn - 1/2 lượng nhỏ.

Bánh mỳ - 1 lát

Bánh mỳ cuộn - 1 lượng trung bình

Bạn cũng cần biết

Siêu âm trong quá trình mang thai

Về điểm này, bạn cần phải thảo luận với bác sĩ của bạn. Hoặc bạn đã tiến hành 1 xét nghiệm siêu âm. Siêu âm (biểu đồ dội) là một trong những phương pháp để đánh giá một thai kỳ. Mặc dù các bác sĩ, bệnh viện và các công ty bảo hiểm (tất nhiên họ cũng liên quan đến những vấn đề này) không đồng ý về thời điểm khi nào thì Siêu âm nên được tiến hành hoặc là liệu một phụ nữ có nên tiến hành Siêu âm hay không, nó hoàn toàn có bài cả. Xét nghiệm này đã chứng minh rằng tác dụng trong việc cải thiện "đầu ra" của thai kỳ. Đây không phải là một xét nghiệm mang tính tràn lan, và không có nguy cơ nào được biết đến liên quan đến xét nghiệm này.

Siêu âm bao gồm việc sử dụng các sóng âm có tần suất cao được tạo ra bằng cách gắn một dụng cụ thay thế vào chiếc máy biến năng. Một dạng chất bôi trơn sẽ được thay thế vào Da để tăng cường tiếp xúc với chiếc máy biến năng. Chiếc máy này sẽ đi qua vùng bụng dưới trên vùng tử cung. Sóng âm được phản chiếu thông qua chiếc máy biến năng qua vùng bụng, bên trong vùng khung chậu. Khi sóng âm tách các mô ra, chúng được chiếu thẳng và phản ánh lại vào chiếc máy biến âm. Sự phản chiếu của sóng âm có thể sánh với "rada" sử dụng trên các máy bay hoặc tầu thuỷ.

Các mô khác nhau trên cơ thể sẽ phản ánh khác nhau bằng những dấu hiệu siêu âm, và chúng ta có thể phân biệt được. Cảm xúc cũng được phân biệt, vì vậy chúng ta có thể đoán được cảm xúc của trẻ hoặc những phần trong cơ thể chúng, chẳng hạn như tim. Với phương pháp siêu âm, Tim của trẻ có thể bắt đầu đạp trong tuần thứ 5 và thứ 6 của thai kỳ.

Siêu âm có thể phát hiện ra cảm xúc của thai nhi. Cơ thể và Chân tay của trẻ bắt đầu thấy chuyển dodọng trong tuần thứ 4 giai đoạn tăng trưởng của phôi thai (tuần thứ 6 của thai kỳ).

Bác sĩ của bạn có thể sử dụng phương pháp siêu âm tuỳ thuộc vào thai kỳ của bạn, chẳng hạn như:

Hỗ trợ trong việc xác định thai kỳ sớm

Chỉ rõ kích thước đầu, bụng của 2 hoặc nhiều hơn 2 thai nhi.

Đo kích thước đầu, bụng hoặc xương đùi của thai nhi nhằm chỉ rõ thời gian của thai kỳ.

Phát hiện ra những thai nhi với hội chứng Đao.

Phát hiện ra các dị tật bẩm sinh của thai nhi, chẳng hạn như tật tràn dịch não và tật nhỏ đầu.

Phát hiện các dị tật của các bộ phận bên trong cơ thể, chẳng hạn như thận hoặc bàng quang.

Đo lượng Nước ối bên trong nhằm xác định độ khoẻ mạnh của thai nhi.

Phát hiện vị trí, kích thước và độ tăng trưởng của nhau thai.

Xác định các dị tật về nhau thai.

Phát hiện u hoặc dị tật hoặc tử cung.

Xác định vị trí của IUD

Phân biệt giữa sảy thai, mang thai lệch thai nhi bình thường.

Liên kết với các xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như chọc kim vào màng ối, lấy mẫu Máu dưới Da ở vùng dây Rốn (PUBS) và CVS để lựa chọn các phương pháp an toàn cho mỗi xét nghiệm.

Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống thật nhiều nước trước các xét nghiệm siêu âm. Nếu như trước kia bạn đã có các xét nghiệm siêu âm trong đợt mang thai trước đó, thì một trong những điều mà bạn cần phải lưu ý đó là bạn cảm thấy khó chịu thế nào khi bàng quang đầy ích nước và tưởng như vỡ bờ đến nơi!

Bàng quang của bạn nằm ngay trước tử cung của bạn. Khi bàng quang của bạn trống, tử cung của bạn sẽ trở nên khó nhìn hơn vì chúng ở xa hơn tận dưới khung xương chậu. Xương sẽ làm cản trở các tín hiệu siêu âm và khiến cho việc nhìn nhận phim chụp trở nên khó khăn hơn. Nếu như bàng quang của bạn đầy ứ nước, tử cung của bạn sẽ hiện ra ngoài khung Xương chậu và nhận thấy rõ hơn. Bàng quang lúc này đóng vai trò như một chiếc cửa sổ để nhìn thấy tử cung và thai nhi bên trong.

Các xét nghiệm siêu âm khác nhau: Có một dạng siêu âm 3 chiều xuất hiện ở một số vùng miền có thể cho bạn biềt rất rõ về các thông tin chi tiết, cũng như bức tranh rõ nét về thai nhi bên trong tử cung. Tất cả đều trở nên rõ nét như một bức tranh. Đối với hầu hết các phụ nữ mang thai các xét nghiệm là giống nhau. Chỉ khác ở chỗ là phần mềm máy tính sẽ "dịch" những bức tranh ra thành hình ảnh 3 chiều. Dạng siêu âm này chỉ được tiến hành khi có sự nghi ngờ về các dị tật bẩm sinh của thai nhi và bác sĩ của bạn muốn có một cận cảnh rõ nét hơn. Một khi sử dụng phương pháp siêu âm này, nó có thể giúp bạn chuẩn đoán và đánh giá được trường hợp sứt môi và vòm Miệng trong thai nhi đang phát triển. Nó hỗ trợc các nhân sự y tế xác định được quy mô của dị tật và do đó một chương trình trị liệu sẽ được triển khai nay lập tức sau khi kế hoạch sinh đã được đề ra.

Máy do siêu âm âm đạo, còn gọi là siêu âm xuyên âm đạo, có thể được sử dụng trong thời gian đầu của thai kỳ để nhìn thấy rõ hình ảnh của đứa bé tỏng bụng và nhau thai. Một chiếc máy dò sẽ được đặt vào bên trong Âm đạo và thai kỳ sẽ được hiện rõ từ góc này. Bạn không cần phải nhét đầy nước vào bàng quang lúc này!

Siêu âm có thể xác định được Giới tính của trẻ không? Một số các cặp vợ chồng hỏi liệu siêu âm có thể nói cho họ biết giới tính của đứa con họ đang mang trong bụng không. Nếu như đứa con trong bụng nằm đúng vị trí và đủ độ tuổi để các bộ phận sinh dục có thể phát triển và hoàn toàn nhìn rõ toàn bộ hình ảnh của nó, việc xác định giới tính có thể được tiến hành được. Tuy nhiên một số bác sĩ cảm thấy rằng chỉ nguyên nhân này không phải là một lý do đúng đắn để tiến hành các xét nghiệm siêu âm. Hãy thảo luận với bác sĩ của mình nhé. Hãy hiểu rằng siêu âm là một xét nghiệm, và xét nghiệm đôi khi cũng không hẳn là đúng.

Tuần mang thai 11

10.12.2008

Bây giờ bé đang rất "bận rộn" với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ.

Sự phát triển của bé 

Bé nhà bạn đã lớn gấp đôi trong vòng có 3 tuần, dài 3cm tính từ đỉnh đầu tới mông, nặng khoảng 6g.

Bây giờ bé đang rất "bận rộn" với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ.

Đầu có kích cỡ bằng một nửa chiều dài của thân mình còn trán thì phình to, nằm ở phía trên cao và sẽ dần dần "hạ xuống", giống như mọi người.

Các "chi tiết" cũng đang được hoàn thiện như móng tay và lông tơ. Bộ phận sinh dục đã bắt đầu nhìn rõ nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó.

Nếu được nhìn bé lúc này, bạn sẽ thấy rõ xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn đang dần kết thúc giai đoạn đầu tiên của thai kỳ và tử cung của bạn lúc này có kích thước của một quả dưa vàng lưới loại nhỏ, tương đương với kích thước vùng xương chậu.

Bạn đã có thể cảm thấy tử cung "chồi" ra ở phía trên của xương mu. Mặc dù chưa cần phải mặc ngay các quần áo rộng rãi như trong một vài tuần tới, nhưng cũng đừng để vòng bụng bị bó chặt. 

Nếu muốn giảm dần lượng cafein, hãy thay thế các loại đồ uống chứa cafein mà bạn hâm mộ trước đó bằng trà thảo dược phù hợp với các bà bầu.

Cố gắng uống 8 cốc nước/ngày nhưng hạn chế uống trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm. 

Nếu giấc ngủ của bạn không trọn vẹn vì một lý do nào đó, hãy thử áp tập nhẹ nhàng trước khi ngủ. Những giấc mơ kỳ lạ cũng thường rất phổ biến trong thời kỳ bầu bí và cũng là nguyên nhân khiến bạn thức giấc nửa đêm. 

Lời khuyên hữu ích

Nếu chứng ốm nghén của bạn thường xảy ra vào xung quanh bữa ăn tối khiến bạn bị đói do không thể ăn gì thì hãy ăn thật nhiều vào buổi sáng để bù đắp lại nhé.

Những điều cần lưu tâm

Lưu ý khi chăm sóc sắc đẹp như: dưỡng da, làm móng tay, làm tóc...

Bạn sinh mổ hay sinh thường trong lần sinh trước và lựa chọn của bạn lần này.

Nếu bạn thấy nước bọt tăng tiết nhiều hơn thì cũng đừng vội lo lắng, nó sẽ nhanh chóng biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ thôi. Thực ra chưa ai biết chính xác nguyên nhân nhưng chắc chẳn rằng nó hoàn toàn vô hại. Bạn có thể dùng bạc hà hay đánh răng với kem chứa bạc hà để làm giảm tình trạng này.

Những lo lắng phổ biến

Bạn bắt đầu gặp các vấn đề về răng miệng và không biết có thể điều trị không; nếu điều trị được thì dùng phương pháp nào an toàn? 

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, thật khó để "lờ" vấn đề này đi nếu bạn cảm thấy người ốm mệt. Tuy nhiên, hãy gắng chịu đựng cho tới khi thai được 12 tuần tuổi, khi đó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Bởi các bác sĩ sẽ không thể giúp gì được bạn ngoài lời khuyên: "Hãy đợi cho tới khi sinh bé xong rồi đến đây!"

Thủ phạm chính là các hormon thai kỳ tác động tới sức khỏe của nướu lợi. Các thức ăn cũng trở nên dễ bám vào răng hơn, lợi dễ chảy máu hơn và kết quả là gây ra viêm nhiễm, dẫn tới sâu răng. 

Hãy thường xuyên đánh răng và hỏi nha sĩ cách vệ sinh răng tốt nhất, loại bàn chải và kem đánh răng nên dùng.

Thai 12 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Con bạn lúc này đã nặng từ 8 đến 14 kg và chiều dài từ đầu đến mông là 6,1cm như hình ảnh các bạn sẽ nhìn thấy ở trang sau, kích thước của trẻ đã tăng gấp đôi so với 3 tuần trước đó! Chiều dai của trẻ tại thời điểm này dễ hơn đo cân nặng.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ Tử cung của bạn đã quá lớn để có thể nằm lại hoàn toàn trong khung xương chậu. Bạn sẽ cảm nhận thấy nó nằm ngày trên khung xương dưới bụng (khớp dưới bụng). Tử cung có sự thay đổi đáng kể khi bạn mang thai. Trong suốt thai kỳ nó sẽ lớn lên phía trên để lấp đầy khung Xương chậu và khu dưới bụng và sau khoảng vài tuần Sau khi sinh nó lại trở về kích thước bình thường.

Trước khi Mang thai tử cung của bạn rất rắn. Nó chỉ chứa khảng 10ml hoặc ít hơn. Dạ con này sẽ thay đổi trong khi bạn Mang thai khiến cho thành dạ con trở nên mỏng hơn, phần chứa Cơ thể sẽ đủ lớn để chứa thai nhi, Nhau thai và Nước ối. Tử cung sẽ tăng khả năng chống đỡ của nó lên đến 500 đến 1000 lần trong suốt thai kỳ! Cân nặng của dạ con cũng thay đổi khi con bạn được sinh ra, tử cung của bạn, dạ con nặng 1,1 kg so với 70g trước khi mang thai. Thành dạ con cũng tăng trưởng trong vài tháng đầu của thai kỳ do sự kích thích Hóc môn bởi estrogen và progesterone. Sau này ở Giai đoạn cuối của thai kỳ, sự phát triển của đứa bé ở trong bụng và nhau thai sẽ làm căng và bào mỏng thành dạ con.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào?

Một số, nếu có, các cấu trúc bên trong của trẻ sẽ được hình thành trong tuần này của thai kỳ. Tuy nhiên, những cấu trúc nào đã hình thành thì sẽ tiếp tục phát triển. Khi bạn đến Khám thai trong tuần thứ 12 của thai kỳ (hoặc cận kề giai đoạn này), bạn có thể nghe thấy nhịp Tim của con mình. Thường người ta dùng Dopper để nghe nhịp Tim này, đây là một chiếc máy nghe (nhưng không phải ống nghe). Nó có tác dụng khuyếch đại nhịp Tim của con bạn và bạn hoàn toàn có thể nghe rõ.

Hệ thống xương cốt lúc này là trọng âm của quá trình hình thành xương (sự hoá xương). Các ngón tay và ngón Chân đã tách nhau ra, Móng tay lúc này cũng đã dài ra. Các bộ phận sơ khai của lông và Tóc nằm rải rác bắt đầu xuất hiện trên cơ thể. Các bộ phận sinh dục bên ngoài bắt đầu hình thành những đặc điểm riêng phân biệt nam và nữ.

Bộ máy tiêu hoá (ruột non) lúc này có khả năng tạo ra áp lực đẩy thức ăn đi qua ruột. Nó cũng có khả năng hấp thụ Glucozơ (đường).

Trong phần chính của bộ não, tuyến tụy đã bắt đầu sản sinh ra một số hoóc môn. Hoóc môn là các loại hoá chất được sinh ra từ bộ phận của cơ thể nhưng lại có những ảnh hưởng đến các bộ phận khác bên trong cơ thể.

Một số sự kiện khác lúc này cũng bắt đầu diễn ra. Hệ thông thần kinh trung ương bắt đầu nới rộng hơn. Con bạn lúc này đang di chuyển bên trong cơ thể bạn nhưng có thể lúc này bạn chưa thể cảm nhận được những bước di chuyển đó. Kích thích đứa bé ở một điểm nào đó có thể khiến chúng hơi liếc nhìn, mở rộng miềng và di chuyển ngón tay hoặc ngón chân.

Mách nhỏ cho ông bố.

Trong lần khám thai tại thời điểm này, hoàn toàn có thể nghe được nhịp tim của trẻ. Nếu như bạ không thể có mặt ở buổi khám thai đó, hãy gửi kèm theo một cuộn băng trắng để vợ bạn có thể thâu lại âm thanh này cho bạn nghe sau đó.

Khối lượng Nước ối cũng tăng lên. Thể tích tổng lúc này rơi vào khoảng 50 ml. Vào thời gian này, nước ối giống như huyết tương khi sinh (thành phần không phải tế bào trong Máu của bạn), trừ phí nó chứa ít lượng Protein.

Những thay đổi của bạn

Có thể thời gian này bạn sẽ cảm thấy khá hơn những cảm giác mà bạn đã trải qua trong thai kỳ của mình. Khi này, căn bênh buổi sáng bắt đầu trở nên khá hơn. Bạn chưa thực sự phát tướng mà vẫn có thể cảm thấy tương đối thoải mai.

Nếu như đây là lần Mang thai đầu tiên của mình, bạn vẫn có thể mặc những Trang phục thông thường. Nếu bạn đã có hơn 1 lần mang thai trước đó, cơ thể bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với những bộ đồ rộng rãi, chẳng hạn như Váy bầu.

Lúc này chỗ dạ dày của bạn có thể trở nên to hơn bình thường. Ngực cũng tấy hơn. Đôi khi bạn còn cảm thấy Ngứa nữa. Cân nặng bắt đầu tăng ở một số vị trí chẳng hạn như mông, chân và cạnh sườn.

* Những thay đổi về da.

Da của bạn có thể thay đổi theo nhiều cách khác nhau trong suốt thai kỳ. Ở một số phụ nữ, Da ở vùng giữa bụng dưới trở nên sẫm hơn hoặc pha những sắc tố với màu nâu đen. Chúng tạo thành những Đường kẻ sọc gọi là Đường Nigra.

Đôi khi những mảng màu nâu bất thường với các kích thước khác nhau xuất hiện ở vùng mặt và cổ, gọi là chứng rám Da hoặc Mặt nạ của thai kỳ. Các dấu hiệu này sẽ biến mất hoặc mờ đi sau khi sinh. Các phương pháp Tránh thai dùng Thuốc có thể tạo ra những thay đổi về các vết rám tương tự như thế.

Các mạch huyết quản (còn gọi là chứng giãn mao mạch hay u mạch) là các Đường vạch nhỏ xuất hiện trên da, với các nhánh mở rộng ra bên ngoài. Tình trạng này sẽ xuất hiện ở khoảng 65% phụ nữ Da trắng và 70% phụ nữ Da đen trong suốt thai kỳ. Một tình trạng tương tự cũng xuất hiện các đường sọc đỏ trong đường bàn tay, còn gọi là nổi Ban đỏ trong gan bàn tay. Thường thấy ở 65% phụ nữ Da trắng và 35% phụ nữ da đen.

Các mạch huyết quản và nổi Ban đỏ trong gan bàn tay thường xuất hiện đồng thời. Các triệu chứng là nhất thời và biến đi sau khi sinh. Sự xuất hiện của cả hai tình trạng này có thể là do nguyên nhân về nồng độ estrogen cao trong suôt thai kỳ.

* Bước vào thai kỳ với bệnh cao huyết áp.

Nếu bạn mắc bệnh Cao huyết áp trước khi bạn mang thai, bạn có nguy cơ cao về chứng tiền sản giật. Nếu như căn bệnh này không được chữa trị trong suốt thai kỳ này của bạn, chứng tăng sông có thể giảm lượng Máu cung cấp tới dạ con và tạo ra nguy cơ hạn chế sự phát triển bên trong tử cung (IUGR). Ở Người mẹ chứng Cao huyết áp có thể gây ra các cơn đâu, bệnh thận, bệnh gan, hoại tim và hoại não.

Hầu hết các phương thuốc chữa bệnh cao huyết áp đều an toàn khi sử dụng trong quá tình mang thai. Tuy nhiên, nên tránh các chất ức chế ACE.

Nếu như bệnh cao huyết áp của bạn nghiêm trọng khi bạn bắt đầu mang thai. bạn nên tiến Hành Siêu âm nhiều lần trong suốt thai kỳ để có thể kiểm soát được sự phát triển của đứa bé trong bụng, ngoài ra bạn cần phải mua dụng cụ đo huyết áp tại nhà để có thể kiểm tra chỉ số vào bất cứ lúc nào.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ.

* Chấn thương về thể chất trong khi mang thai.

Chấn thương (về thể chất) xuất hiện từ 6 đến 7% trong các ca mang thai. Tai nạn bào gồm các phương tiện xe gắn máy chiếm 66% tổng số các trường hợp; ngã hoặc bị tấn công chiếm 34% còn lại. Hơn 90% trong số đó là các Chấn thương nhỏ.

Nếu bạn đã từng bị chấn thương trong khi mang thai, bạn sẽ được chăm sóc đặc biệt bởi các nhân sự y tế cấp cứu, các bác sĩ phẫu thuật chấn thương, các bác sĩ phẫu thuật bình thường và bác sĩ sản khoa của bạn. Hầu hết tất cả các chuyên gia y tế đều khuyên rằng phải quan sát người phụ nữ mang thai trong vài giờ đồng hồ sau tai nan. Điều này sẽ cung cấp thời gian chính xác để theo dõi đứa bé. Thời gian quan sát có thể dài hơn trong các tai nạn nghiêm trọng nếu cần thiết.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn

Một số phụ nữ đã hiểu nhầm khái niệm hấp thụ calo vào cơ thể trong khi mang thai. Họ đã nghĩ rằng họ có thể ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Đừng nên sa vào cái bẫy này! Sẽ không tốt cho bạn và cho con bạn nếu như bạn Tăng cân quá nhiều trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Nó khiến cho việc mang con trong bụng của bạn trở nên khó chịu và việc Sinh đẻ sẽ khó khăn hơn. Cũng khiến cho việc Giảm cân sau khi sinh trở nên khó khăn hơn. Sau khi sinh hầu hết tất cả các phụ nữ đều Lo lắng về việc mặc lại những trang phục bình thường cũng như trở lại phom người cũ như trước khi mang thai. Việc phải đối mặt với lượng cân tăng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu trên.

*Đồ ăn vặt

Thức ăn vặt có phải là một dạng Thực phẩm của bạn không? Bạn có ăn nhiều lần trong ngày không? Thai kỳ chính là một thời gian để trút bỏ những thói quen như thế! Bây giờ bạn đã mang thai, các thói quen về ăn uống sẽ ảnh hưởng đến một số người khác bên cạnh bản thân bạn - đứa con đang lớn dần trong bụng bạn. Nếu bạn thường bỏ bữa sáng, lấy một cái gì đó để ăn tạm bữa trưa, sau đó ăn tối ở nhà hàng, điều này không hề có lợi cho thai kỳ của bạn.

Thời gian và những thứ bạn ăn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi bạn nhận ra rằng những hành động của mình có ảnh hưởng như thế nào đến con bạn. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ chiếm một phần trong các kế hoạch của bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Hãy tránh xa các bữa ăn có chứa Chất béo và chất đường. Thay vì đó, hãy dùng những loại thực phẩm thay thế. Nếu bạn đi làm, hãy mang theo cho mình những Bữa ăn đủ chất cho buổi trưa và một số bữa ăn nhỏ khác.

*Các bữa nhỏ về đêm.

Các bữa ăn nhỏ nhiều Chất dinh dưỡng về đêm rất có lợi cho một số phụ nữ. Ngược lại, với một số khác những bữa ăn như thế này lại trở nên không cần thiết. Nếu bạn quen ăn kem hoặc một số loại bánh trước khi đi ngủ, bạn có thể trả tiền cho những bữa ăn như thế này trong suốt thai kỳ. Thức ăn trong dạ dày về đêm có thể gây cho bạn những sự kho chịu nếu như bạn mắc phải chứng ợ nóng, chứng Khó tiêu hoặc Nôn mửa.

* Chất béo và chất ngọt.

Bạn cũng nên thận trọng với các chất béo và chất ngọt, trừ phi bạn là người nhẹ cân và phải Tăng cân lên một chút. Một số loại thực phẩm thuộc nhóm này có thể giàu về calo nhưng lại có ít giá trị dinh dưỡng. Hãy ăn chúng với tần suất thấp. Thay vì lựa chọn các loại thực phẩm như thế, chẳng hạn như Khoai tây, bánh quy, hãy chọn một loại hoa quả, một chút phomát hoặc một lát bánh mỳ lúa mạch với một chút bơ lạc. Bạn có thể đáp ứng được nhu cầu Dinh dưỡng và chữa đói bụng trong cùng một lúc! Một số loại chất béo và chất ngọt mà bạn có thể lựa chọn bao gồm cả liều lượng của chúng như sau:

Đường hoặc Mật ong - 1 thìa canh.

Dầu - 1 thìa canh.

Bơ thực vật hoặc bơ thường - 1 cục nhỏ.

Mứt hoặc Thịt nấu đông - 1 thìa canh

Dầu Giấm - 1 thìa canh

Bạn cũng cần biết.

* Bệnh thứ 5.

Bệnh thứ 5, còn được gọi là virus Parvo B19, là căn bệnh thứ 5 được coi là một loại ngoại ban (nó không có liên quan đến vi rút parvo thông thường ở chó). Căn bệnh thứ 5 là một căn bệnh lây nhiễm qua đường không khí dạng nhẹ, trung bình. Nó lan nhanh, dễ dàng theo nhóm người, chẳng hạn như lớp hoặc các trung tâm chăm sóc sức khoẻ.

Chứng ngoại ban trông giống như lớp da ửng đỏ do bị tát. Các khu da ửng đỏ này mờ đi và lại tái diễn, kéo dài từ 2 đến 34 ngày. Không có phương pháp chữa trị nào cho căn bệnh này.

Vi rút rất quan trọng trong khi mang thai vì nó ảnh hưởng đến sự sản xuất tế bào hồng cầu ở người mẹ và đứa con trong bụng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn nhiễm căn bệnh thứ 5 ngày trong khi mang thai, hãy liên lạc ngay với bác sĩ của bạn. Việc xét nghiệm Máu sẽ được xác định liệu trước kia bạn có bị nhiễm loại Vitamin C rút này không. Nếu bạn không, bác sĩ của bạn sẽ kiểm soát được các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Một số các vấn đề của Thai nhi có thể được giải quyết được trước khi đứa bé được sinh ra.

* Chiếu chụp xơ hoá nang.

Xơ hoá nang (CF) là sự rối loạn về gen có thể gây nên các vấn đề về tiêu hoá và hô hấp. Những vấn đề liên quan đến sự rối loạn này thường được chuẩn đoán sớm. Với phương pháp hiện đại và việc xét nghiệm bằng cách chiếu mới, ngày nay chúng ta có thể xác định được những nguy cơ về Sinh sản với trường hợp CF. Xét nghiệm bằng cách chiếu chụp, sử dụng mẫu máu hoặc nước bọt.

Cơ hội mà bạn mang gen này là khá thấp. Người da trắng là 3%, người Tây Ban Nha là 2%, Châu Mĩ la tinh là 1,5% và người Châu Á là 1%. Tuy nhiên, nếu tiền sử Gia đình có gen CF thì bạn cũng có nguy cơ mang gen này.

Xét nghiệm xơ hoá nang. Xét nghiệm cho bệnh xơ hoá năng đang trở nên khá phổ biến. Nó thường được tiến hành đối với các cặp vợ chồng trước khi mang thai, như là 1 phần trong qúa trình tư vấn về gen. Một dạng xét nghiệm hiện đang có được gọi là xét nghiệm toàn diện về xơ hoá nang; nó có thể phát hiện hơn 1000 đột biến của gen CF. Quy trình xác nhận này cho phép các bác sĩ đưa ra những dự đoán về việc mang thai, một điều có thể dẫn đến quá trình tư vấn và chuẩn đoán trước khi sinh.

Nếu như cả hai bạn đều mang gen CF, con bạn sẽ có 25% nguy co mắc bệnh xơ hoá nang, thậm chí nếu đứa con khác của bạn không hề mắc bệnh này. Đứa con đang lớn trong bụng bạn có thể được xét nghiệm bằng cách lấy mẫu nhung mao màng đệm (xem tuần 10) trong vòng tuần thứ 10 và 11 của thai kỳ. Việc đút kim vào màng ối cũng có thể được dùng để xét nghiệm thai nhi.

Nếu như bạn nghĩ rằng xơ hoá năng là một mối quan tâm nghiêm túc, hoặc gia đình bạn có tiền sử về căn bệnh này, hãy nói chuyện với chuyên gia y tế của bạn. Việc chiếu chụp sẽ được tiến hành đối với những trường hợp có nguy cơ cao về CF, chẳng hạn như người da trắng, bao gồm dân tộc Do thái Ashkenazi. Việc xét nghiệm là quyết định của các Cá nhân mà bạn và chồng minh phải tự quyết định dựa trên những thông tin được cung cấp từ phía bạn và đội chăm sóc Sức khoẻ của bạn.

Một số cặp vợ chồng lựa chọn việc không xét nghiệm vì họ nghĩ rằng nõ sẽ không thay đổi được những gì mà họ có thể làm trong khi mang thai. Ngoài ra họ không muốn đưa người mẹ và thai nhi đang lớn trong bụng vào nguy cơ xét nghiệm CVS và chọc kim vào màng ối. 

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ra nắng

30.08.2009

Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Sản Phụ khoa cho thấy, bà mẹ mang thai phơi nắng hoặc tiếp xúc nhiều với các nguồn nhiệt trong 3 tháng đầu thường có xu hướng sinh con nhẹ cân.

Các bé như vậy dễ có nguy cơ chỉ số IQ thấp, khả năng học tập kém các bạn cùng lứa tuổi và có thể xuất hiện những vấn đề về hành vi khi đến trường.

Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng này. Nhưng theo nhận định ban đầu, có thể nhiệt độ cao khiến các mạch máu của người mẹ tự co lại để làm mát cơ thể, dẫn đến lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi giảm sút, không đủ để phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi trong 3 tháng đầu.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, việc thường xuyên ra nắng hoặc tiếp xúc với các nguồn nhiệt có thể làm tăng nguy cơ sinh non và sẩy thai.

Chuyên gia trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoàng gia (vương quốc Anh) cảnh báo, phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, nên hạn chế ra nắng hoặc tiếp xúc với các môi trường có nhiệt độ cao.

Theo chuyên gia trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoàng gia, phụ nữ mang thai nên tránh ra nắng trong khoảng từ 11 giờ đến 15 giờ. Nếu có việc phải ra ngoài, nên mặc áo rộng, dài tay, bằng vải dày và đội mũ để chống nắng. Không nên vận động nặng hoặc dùng trà, cà phê và đồ uống có cồn để tránh mất nước.

Thai 12 tuần tuổi

17.12.2008

Bạn giờ đã bước vào thời điểm cuối của giai đoạn thai kỳ đầu tiên, thời điểm hoàn chỉnh vóc dáng của một con người. Lúc này, nỗi lo sẩy thai cũng tạm lắng.

Sự phát triển của bé

Bé giờ đã là một con người hoàn chỉnh, từ mầm răng đến móng chân và có chiều dài bằng ngón tay cái của bạn (4cm). Các ngón tay và chân của bé đã có sự phân chia rõ rệt và xương bắt đầu trở nên cứng cáp.

Bé cũng đang bận rộn với trò đá chân và duỗi người. Nếu nhìn bé lúc này, bạn sẽ thấy giống như một người đang múa ba lê dưới nước.

Khoảng tháng thứ 6, bé sẽ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là lớn lên và mạnh hơn, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Chăm sóc tiền sinh

Một trong những việc quan trọng của giai đoạn này là nghe tim thai bằng máy khuếch đại âm thanh Sonicaid. Nhịp tim của bé lúc này giống như tiếng ngựa phi nước kiệu trong một vở kịch.

Đừng vội lo lắng nếu bác sĩ không muốn kiểm tra tim thai. Đơn giản là họ không muốn bạn lo lắng không cần thiết ở thời điểm này. Chỉ cần sang tuần kế tiếp là mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Lời khuyên hữu ích

Nếu chót bỏ lỡ các lớp học tiền sinh ở giai đoạn đầu thai kỳ thì đây là thời điểm thích hợp để bạn tìm một lớp học phù hợp.

Hoạt động cộng đồng

Nếu đây không phải là lần mang thai thứ 2 hay thứ 3 của bạn? Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng trải qua chuyện này trước khi bắt đầu nghiên cứu sách vở.

Những việc cần quan tâm

Đi siêu âm để kiểm tra thai kỳ trong tuần từ 12 - 14. Lần kiểm tra này sẽ cho biết quá trình mang thai của bạn có bình thường và bé có khoẻ mạnh không. Đây cũng là thời điểm cho biết chính xác tuổi thai dựa trên chiều dài của thai nhi. Việc siêu âm quanh thời điểm này chưa thể cho kết quả chính xác về giới tính thai nhi. 

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn vẫn muốn tiếp tục uống axit folic bổ sung sau thời điểm này bởi thực tế là hệ thần kinh của bé đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng trong các tuần tiếp theo vẫn rất quan trọng.

Những lo lắng thường gặp

Bạn làm việc cả ngày trong khi số giờ nghỉ ngơi rất ít?

Hãy tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc mọi nơi. Trao đổi với sếp về tình trạng của mình để nhận được sự ưu ái cần thiết.

Bạn lo lắng có thể bị nhiễm khuẩn từ các món ăn ngoài hàng quán?

Đúng là khả năng nhiễm khuẩn trong giai đoạn này cao hơn bởi hệ miễn dịch bị suy yếu đôi chút trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bạn lưu ý và cẩn thận với các thực phẩm mình ăn thì chắc chắn sẽ tránh được mọi phiền toái, rắc rối.

Các loại nước chưa được lọc có thể là nguồn nhiễm khuẩn đáng sợ vì thế tốt nhất là luôn mang nước uống theo bên người.

Thai 13 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Con bạn đang tăng trưởng một cách nhanh chóng! Chiều dài từ đầu đến mông của nó là 6,5 đến 7,8cm, và cân nặng của nó từ 13 đến 20g. Nó bằng kích thước của một quả đào.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Dạ con của bạn đã lớn lên một chút. Bạn có thể cảm thấy phần góc trên của nó ở ngay trên xương tại vùng thấp nhất dưới bụng, cách khoảng 10cm tính từ Rốn về phía dưới. Từ 12 đến 13 tuần, dạ con của bạn sẽ lấp đầy khung Xương chậu và bắt đầu lớn dần lên phía trên, vùng bụng. Nó lúc này trông giống như một quả bóng mềm.

Đến thời điểm này có lẽ bạn đã lên cân một chút. Nhưng nếu căn bệnh buổi sáng trước kia và bây giờ vẫn là một vấn đề nhức nhối của bạn và khiến bạn khó ăn, thì bạn có thể khong Tăng cân nhiều. Khi bạn cảm thấy thoải mái và con bạn cũng Tăng cân nhanh thì bạn cũng bắt đầu tăng cân nhanh.

Con bạn phát triển và lớn lên như thế nào?

Sự phát triển của Thai nhi đặc biệt nổi bật kể từ thời điểm này cho đến hết tuần thứ 24 của thai kỳ. Đứa bé có chiều dài gấp đôi kể từ tuần thứ 7. Những thay đổi về cân nặng của thai nhi diễn ra cũng tương đối nhanh trong 8 đến 10 tuần vừa qua của thai nhi. Trong tuần thứ 13, đầu của đứa trẻ bằng một nửa chiều dài từ đầu đến mông. Đến tuần thứ 21, đầu của trẻ đã bằng 1/3 kích thước cơ thể. Sự tăng trưởng về Cơ thể của trẻ sẽ nhanh hơn khi sự phát triển về đầu chậm lại.

Mặt của bé lúc này trông đã giống người hơn. Hai mắt, bắt đầu phát triển từ hai bên của khuôn mặt, giờ di chuyển vào gần nhau hơn trên khuôn mặt. Tai bắt đầu đứng tại vị trí bình thường của nó ở hai bên khuôn mặt. Các bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển đến độ Giới tính năm có thể được phân biệt so với giới tính nức nếu như xét nghiệm tiến Hành bên ngoài dạ con.

Ruột phát triển Ban đầu bên trong chỗ phồng lên ở dây rốn bên ngoài cơ thể của trẻ. Vào thời điểm này, chúng rút ra thành khoang bụng của thai nhi. Nếu như quá trình này không xảy ra và ruột vẫn nằm bên ngoài cơ thể của thai nhi, một trạng bệnh gọi là thoát vị rốn sẽ xảy ra. Điều này là khá hiếm (chỉ xảy ra 1 trong 10.000 ca sinh đẻ). Tình trạng này có thể được chữa trị bằng cách phẫu thuật, và đứa trẻ có thể hoàn toàn khoẻ mạnh sau khi sinh.

Những thay đổi của bạn

Bạn đang mất đi vòng eo của mình đấy! Quần áo lúc này trở nên ấm cúng hơn. Đây là thời điểm nên dùng các loại vải rộng rãi.

*Các điểm rạn nứt.

Các điểm rạn nứt, còn được gọi là Striae distensae, rất thường thấy, và ở những mức độ khác nhau, trong suốt thai kỳ. Nó có thể xuất hiện sớm hoặc muộn trong thai kỳ của bạn, thường xuất hiện ở bụng, Ngực và mông lẫn hậu môn. Sau khi sinh, chúng có thể bị mờ đi và trở lại giống màu Da ở những vùng xung quanh, nhưng chúng không biến đi hẳn. Để tránh trường hợp xuất hiện của các điểm rạn nứt, hãy tăng cân một cách chậm rãi và đều đặn. Bất cứ sự tăng cân nào cũng có thể khiến cho các vết rạn xuất hiện đều hơn.

Nếu như bạn dùng kem Steroid, chẳng hạn như hydrocortisone và topicort, để chữa trị các vết rạn nứt trong thai kỳ, bạn có thể hấp thu một lượng Steroid vào cơ thể. Hợp chất này sau đó sẽ truyền sang đứa con của bạn. Không nên sử dụng bất kỳ loại kem Steroid nào trong khi Mang thai nếu như không có sự kiểm tra của bác sĩ!

 Một số hành động nên làm. Mặc dù sự hình thành của các vết rạn có thể xảy ra trong khi mang thai, có một số điều mà bạn có thể làm để giảm thiểu mức độ trầm trọng của nó. Hãy thử những cách sau nhé:  

Hãy uống thật nhiều Nước và ăn những loại thức ăn bổ dưỡng. Các loại Thực phẩm giàu về các chất chống oxi hoá - quả và Rau có màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng - cung cấp các Chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo và làm lành các mô.

Duy trì tính đàn hồi của Da bằng cách ăn đủ lượng chất Protein và giảm thiểu về các chất béo. Hột lanh, dầu hột lanh, Cá và dầu cá là những nguồn rất hợp lý. Tuy nhiên cũng nên thận trọng  về lượng cá mà bạn hấp thụ vào cơ thể - bạn không cần phải ăn quá nhiều. Hãy xem phần thảo luận về cá ở tuần thứ 26.

Hãy tránh xa ánh nắng mặt trời.

Hãy duy trì các chế độ luyện tập thường xuyên.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại kem với axit alpha-hydroxy, axit Citric và axit Lactic. Một số trong các loại kem và Thuốc bôi trơn này có thể cải thiện chất lượng về các Chất xơ có tính đàn hồi của da.

Phương pháp chữa trị sau khi sinh. Một số các phụ nữ thường có băn khoăn về việc họ có thể làm gì với chứng Rạn da hình thành trong thai kỳ. Sau khi sinh, bạn có tương đối nhiều các phương pháp lựa chọn. Một số các phương pháp chữa trị mới hiện hành cũng rất có tác dụng.

Việc sử dụng Retin - A hoặc Renova, kết hợp cùng với axit Glycolic, đã được chứng minh là tương đối hiệu quả. Việc kê đơn cho hai loại này thực sự là cần thiết; bạn có thể mua axit Glycolic ở khoa Da liễu. Cellex - C, với axit Glycolic, cũng có tác dụng cải thiện các điểm rạn trên cơ thể. Các loại kem dùng ngay đã thực sự có những thành công nhất định trong việc chữa trị chứng rạn ra. Nó được gọi là StriVectin-SD sẵn có và cung cấp trực tiếp từ cơ sở sản xuất.

Cách chữa trị hiệu quả nhất đó là dụng phương pháp chiếu tia laze, nhưng lại tương đối đắt đỏ. Nó thường được tiến hành cùng với sự kết hợp của các phương thuốc kê ở trên. Với Nhất định: phương pháp chữa trị bằng tia laze, một chùm tia ánh sang laze sẽ được chiếu trực tiếp vào chất tạo keo collagen trong lớp thứ 2 của Da để cang ra những vết nhăn. Phương pháp chữa trị bằng tia laze có xung thuốc nhuộm có thể cải thiện được những vế rạn Da cả mới xuất hiện và đã xuất hiện được một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, Laze không phải đều có tác dụng với tất cả mọi người.

Matxa cũng được chứng tỏ về tính hiệu quả của nó với tác dụng tăng lượng Máu đến vùng da đó và kích thích quá trình tái tạo cũng như loại bỏ đi các tế bào chết trên bề mặt. Các loại kem khác nhau cũng có tác dụng. Hãy thảo luận các phương pháp chữa trị này với bác sĩ của bạn nếu như các vết rạn làm bạn buồn lòng.

* Những thay đổi xuất hiện trên ngực của bạn

Sự phát triển về ngực của Người mẹ ở cuối quý thứ nhất của thai kỳ (tuấn thứ 13)

Có thể bạn đang để ý đến những thay đổi xuất hiện trên ngực của bạn. (Hãy xem hình minh hoạ trang sau). Các tuyến vu (một tên gọi khác cho bộ ngực) được lấy tên từ một khái niệm của Latinh về ngực - vú.

Ngực của bạn được tạo nên bởi nhiều tuyến khác nhau, các mô liên kết để hỗ trợ và các mô béo để cung cấp qúa trình bảo vệ. Các túi Sữa được nối liền với các ống dẫn đến đầu vú.

Trước khi mang thai, một Bộ ngực trung bình nặng khoảng 200g. Trong khi mang thai, ngực thay đổi cả về kích thước lẫn cân nặng. Vào Giai đoạn gần cuối của thai kỳ, mỗi ngực có thể nặng từ 400 đến 800g. Trong thời gian cho con bú, Trọng lượng này của ngực có thể là 800 hoặc hơn thế.

Kích thước và hình dáng ngực của phụ nữ khác nhau rất nhiều. Các mô ngực thường nhô ra dưới cánh tay. Các tuyết tạo ra ngực thường mở Đường ống để dẫn tới đầu vú. Mỗi đầu Vú thường có chứa điểm cuối của các dây thần kinh, các sợi cơ, tuyến bã nhờn, tuyến Mồ hôi và khoảng 20 ống dẫn sữa.

Đầu Vú được bao quanh bởi các vòng mô (quầng), một vòng tròn, một vùng sắc tố. Trong khi mang thai, quầng này có thể sậm màu đì và lan rộng ra. Một vòng mô có màu đậm có thể đòng vai trò như một dấu hiệu cho trẻ sơ sinh khi bú.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn là liệu có loại bài tập nào mà hai bạn có thể tập cùng nhau theo 1 chế độ thường xuyên trong suốt thai kỳ không, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và chơi Golf hoặc quần vợt.

Ngực là bộ phận trải qua nhiều sự thay đổi trong suốt thai kỳ. Tong những tuần đầu tiên, một triệu chứng thông thường đó là cảm giác Ngứa và đau ở ngực. Sau tuần thứ 8 của thai kỳ. ngực của bạn có thể phát triển to hơn và xuất hiện nhiều cục u nhỏ hoặc gồ ghề trong khi các tuyênd và các ỗng dẫn bên trong đó vẫn tiếp tục lớn lên và phát triển. Do ngực của bạn thay đổi trong khi mang thai, bạn có thể nhận thấy các tĩnh mạch xuất hiện ngay dưới da.

Trong suốt quý thứ 2 của thai kỳ, một chất lỏng màu vàng nhạt được gọi là tuyến Sữa non bắt đầu hình thành. Nó có thể xuất hiện từ Đầu vú bằng cách Xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vú. Nếu như ngực của bạn đã lớn hơn, bạn có thể nhìn thấy các vết rạn xuất hiện tương tự như vùng bụng dưới của bạn.

Các tuyến vú bắt đầu phát triển trong tuần thứ 6 của bào thai. Cho đến thời điểm sinh đẻ, các ống dẫn sữa mới bắt đầu xuất hiện. Sau khi sinh, ngực của đứa bé mới có thể sưng lên và tiết ra một chút sữa nhỏ. Điều này có thể xuất hiện ở cả bé nam và bé nữ và nguyên nhân là sự tiết ra hoóc môn estrogen.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn

* Làm việc trong khi mang thai.

Ngày nay, rất nhiều phụ nữ làm việc xa nhà, và có thể vẫn tiếp tục đi làm trong thời gian mang thai. Vì thế, một điều rất thông thường là những người sử dụng lao động và bệnh nhân thường hỏi bác sĩ về công việc trong khi mang thai.

"Liệu có an toàn khi tôi vẫn đi làm trong khi Mang thai không?"

"Tôi có thể làm việc trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ hay không?"

"Liệu tôi có tạo ra nguy hiểm cho đứa con mình nếu tôi đi làm hay không?"

Hơn một nửa số phụ nữ vẫn đang làm việc và đang tìm việc. Ở Mỹ, hơn 1triệu trẻ em được sinh ra từ những người mẹ đôi khi vẫn làm việc trong khi mang thai. Những phụ nữ này hầu hết đều có những mối Lo lắng dễ hiểu về độ an toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp.

Các bác sĩ có thể được yêu cầu phải đảm bảo được một phụ nữ Mang thai khi làm việc mà không gây nguy hại gì đến bản thân cô ta cũng như thai kỳ của họ. Tính chất ốm yếu liên quan đến thai kỳ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như dưới đây:

Bản thân thai kỳ của nó.

Tính phức tạp của thai kỳ, chẳng hạn như chứng tiền sản giật, Đẻ non hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

Tính chất công việc, chẳng hạn như phải đứng quá lâu hoặc bị phơi nhiễm với các hoá chất độc hại, thuốc xông, khí độc, các dung môi và phóng xạ.

* Một số nguy cơ mà bạn có thể có nếu như làm việc trong khi mang thai.

Rất khó để có thể xác định được những nguy cơ có thể mang lại từ một công việc cụ thể. Ở hầu hết các trường hợp, chúng ta không có đủ thông tin để có thể biết rõ về những hợp chất có thể gây hai đến đứa con đang lớn trong bụng bạn.

Mục tiêu chính là giảm thiểu tất cả các nguy cơ xảy đến với người mẹ và con cố ấy mà vẫn có thể cho phép người mẹ tiếp tục công việc của mình. Một người phụ nữ với sức khoẻ bình thường và công việc vừa phải hoàn toàn có thể tiếp tục và duy trì công việc của mình trong suốt thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, cô ta cũng nên thay đổi công việc ở một số khía cạnh nào đó. Chẳng hạn như cô ta có thể giảm thiểu thời gian phải làm việc trong tư thế đứng. Các nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ phải đứng trong thời gian quá lâu ở cùng một địa điểm có nguy cơ cao về trường hợp Đẻ non hoặc sinh ra những đứa con nhẹ cân.

Hãy làm việc trực tiếp với bác sĩ và ông chủ của mình. Nếu như có vấn đề gì nảy sinh, chẳng hạn như Đẻ non hoặc xuất huyết, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ. Nếu cần nằm nghỉ tại nhà, hãy làm theo lời khuyên của họ. Trong quá trình tiếp diễn của thai kỳ, bạn cần phải làm việc ít thời gian hơn hoặc làm những công việc nhẹ nhàng hơn. Một điều hoàn toàn bất lợi cho bạn và con bạn là bạn tự ý đi ra ngoại và làm cho tình trạng phức tạp của thai kỳ ngày càng tồi đi.

* Hãy tự chăm sóc bản thân mình nếu như bạn tiếp tục công việc của mình khi mang thai.

Nếu như bạn còn làm việc, hãy thận trọng cho bản thân và cho cả đứa con trong bụng mình nữa.

Không nên tham gia vào bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy có hại cho bản thân và cho đứa con của mình.

Không nên đứng trong khoảng thời gian dài.

Ngồi thẳng trên ghế làm việc của mình.

Hãy đặt một chiếc ghế để Chân thấp ở dưới Bàn làm việc để thư gian cho đôi chân của bạn.

Thư giãn và nghỉ ngơi trong thời gian ăn trưa

Hãy đứng lên và đi lại sau 30 phút. Hãy vào nhà Tắm và lấy đó làm lý do để đứng dậy và đi lại.

Không nên mặc những bộ đồ bó eo, đặc biệt là khi bạn phải làm việc trong thời gian ngồi phần lớn thời gian trong ngày.

Hãy uống thật nhiều nước

Hãy nghe những bản nhạc nhẹ nhàng nếu như nó nằm trong khả năng và điều kiện của bạn.

Hãy mang theo mình những bưa ăn có lợi cho sức khoẻ hoặc những bữa ăn nhẹ để đảm bảo độ cân bằng của bạn về lượng calo hấp thụ vào cơ thể. Các loại đồ an nhanh thường không có calo.

Hãy cố gắng giảm thiểu những Căng thẳng trong công việc.

Không nên bắt đầu với các dự án đòi hỏi nhiều thời gian hoặc cần nhiều sự chú ý.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Cafein là một chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương thường thấy ở một số loại đồ uống và thực phẩm nhất định chẳng hạn như cafe, trà, các loại đồ uống có ga và Sôcôla. Chất kích thích này cũng thường thấy trong một số loại dược phẩm chẳng hạn như thuốc thèm ăn và thuốc đau đầu. Đã hơn 20 năm nay, Bộ thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã khuyên rằng các phụ nữ mang thai nên tránh dùng cafein. Cho đến ngày nay, không có một bằng chứng nào được đưa ra về độ an toàn của chúng đối với sức khoẻ của bạn và con bạn.

Lời cảnh báo về Cafein

Lượng cafein cao trong Cơ thể phụ nữ mang thai - 400mg trong một ngày - có thể ảnh hưởng đến Hệ thống hô hấp ở trẻ. Một nghiên cứu cho rằng việc nhiễm loại chất này trước khi sinh có thể liên quan đến chứng đột tử của trẻ sơ sinh (SIDS).

Hàm lượng cafein hấp thu vào cơ thể có liên quan đến việc nhẹ cân và tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa cafein và trường hợp sảy thai, chết lưu và đẻ non.

Hãy cắt giảm hoặc loại bỏ cafein trong các bữa ăn hàng ngày của bạn. Nó có thể truyền qua Nhau thai và đến cơ thể của con bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi canxi trong cơ thể của bạn và con bạn. Nếu bạn cảm thấy lo sợ thì con bạn cũng có thể trải qua những tác dụng tương tự như vậy. Lượng tiêu thụ cafein nếu nhiều có thể gây ra các vấn đề về hô hấp đối với trẻ sơ sinh. Cafein này có thể truyền qua Đường Cho con bú và gây nên sự khó chịu và Mất ngủ của trẻ. Tốc độ chuyển hoá cafein của trẻ sơ sinh có thể chậm hơn của người lớn và do đó cafein có thể tích tụ trong cơ thể của trẻ.

Tác hại của cafein đối với bạn trong Quá trình mang thai đó là nó mang lại sự bực bội, đau đầu, sự khó chịu trong dạ dày, Mất ngủ và chứng lo sợ. Hút thuốc cũng có thể tập hợp những tác hại của cafein.

Loại trừ cafein trong các bữa ăn của mình hoặc giảm thiểu lượng hấp thụ cafein vào cơ thể. Hãy đọc kỹ trên Nhãn hiệu của các loại dược phẩm trực tiếp đối với cafein. Hầu hết các chuyên gia y tế đều đồng tình rằng ít hơn hoặc 2 ly café (không phải loại cốc vại) hoặc một lượng tương đương mỗi ngày là hoàn toàn hợp lý. Lượng đó ít hơn 200mg mỗi ngày.

Một ý kiến hay là bạn nên giảm thiểu lượng cafein càng nhiều càng tốt trong các bữa ăn của mình. Điều đó tốt hơn cho con bạn và chính bản thân bạn cũng vì thế mà cảm thấy khoẻ mạnh hơn. Danh sách liệt kê dưới đây là những liều lượng cafein có mặt trong các nguồn thực phẩm và đồ uống khác nhau:

Café, với 140g - có từ khoảng 60 đến 140 mg và thậm chí có thể cao hơn.

Trà, với 140g - có từ khoảng 60 đến 65 mg.

Sôcôla nấu, 28g - 25 mg.

Kẹo Sôcôla, 28g - 6 mg.

Đồ uống nhẹ, 336g - có từ 35 đến 44 mg.

Các loại thuốc giảm đau, liều lượng chuẩn - 40mg

Các loại thuốc chống Dị ứng và cảm lạnh, liều lượng chuẩn - 25mg.

Bạn cũng cần biết.

* Bệnh Lyme

Bệnh Leme là một loại bệnh lây nhiễm truyền tời người bằng ve (ký Sinh hút Máu thuộc bộ Acanar của lớp tiết túc). Có rất nhiều giai đoạn của bệnh. Có khoảng 80% trường hợp bị đốt có thương tổn về da với một đặc trưng riêng, được gọi là mắt bò. Có một số triệu chứng giống như bệnh cúm. Sau khoảng 4 đến 6 tuần, các  triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, ngay cả xét nghiệm Máu cũng không phát hiện ra bệnh. Mà chỉ có thể tiến hành xét nghiệm này trong thời gian trước đó mới có thể đoán được bệnh.

Chúng ta biết rằng bệnh Lyme này có thể truyền qua nhau thai. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa biết nó có thể gây hại gì tới thai nhi. Các nghiên cứu về nó vẫn đang được tiến hành.

Việc chữa trị cho bệnh Lyme cần liệu pháp kháng sinh lâu dài và đôi khi cần đến cả liệu pháp kháng sinh trong tĩnh mạch. Một số loại dược phẩm trị bệnh Lyme đều an toàn để sử dụng trong thời gian mang thai.

Tốt nhất là nên tránh lây nhiễm bệnh Lyme nếu có thể. Tránh xa các khu vực có ve, đặc biệt là những khu có cây cối rậm rạp. Nếu như bạn không thể rời đi khỏi những khu vực như vậy, hãy mặc những chiếc áo có ống tay dài, quần dài, đội mũ hoặc quàng khăn, đi tất và ủng hay những đôi giày kín. Thường xuyên kiểm tra Tóc tai của mình vì ve có thể ẩn nấp trong đó. Kiểm tra kỹ cả quần áo để đảm bảo rằng không có ký sinh ve nào có mặt ở những Đường gấp, cổ tay hoặc vớ.

Thai 13 tuần tuổi

24.12.2008

Mặc dù chỉ dài có 5,5cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng chưa tới 14g nhưng gan đã bắt đầu tiết mật và thận đã sản xuất ra nước tiểu và được chứa ở bàng quang.

Sự phát triển của bé

Gương mặt của bé đang có sự thay đổi đáng kể, càng ngày càng giống với con người hơn. Mắt đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau thay vì nằm xa tít ở 2 bên trán và tai thì cũng đã về đúng vị trí.

Đây cũng là thời điểm các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đã hoàn thiện phát triển. Ruột dường như phồng lên hơn ở gần cuống rốn và bắt đầu dịch chuyển về khoang bụng. Read more information on your baby's development this week.

Thai nhi sẽ cử động nếu bụng mẹ bị kích thích mặc dù bạn hoàn toàn chưa cảm thấy gì. Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các "khớp" thần kinh (kết nối các dây thần kinh trong não bộ) đang hình thành.

Thai nhi bắt đầu có nhiều phản xạ hơn; sự xuất hiện của gan bàn tay làm các ngón tay gần nhau hơn, gan bàn chân phát triển giúp các ngón chân có thể co duỗi và sự phát triển của mí mắt giúp bé nhắm mở mắt dễ dàng.

Sự thay đổi của người mẹ

Thật tuyệt vời là cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu cảm thấy mình tràn đầy sức sống. Cảm giác căng thẳng vì lo sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn cũng bắt đầu quay trở lại. Hãy chắc rằng tất cả các loại thịt bạn ăn đều được nấu chín kỹ để loại trừ bệnh toxoplasmosis.

Các bệnh liên quan với răng và nướu có xu hướng phát triển trong suốt quá trình thai nghén vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ trong giai đoạn này. Tất nhiên cũng nên lưu ý các bác sĩ nha khoa về tình trạng bầu bí của mình để tránh chỉ định đi chụp X-quang.

Ngoài ra, càng chảy máu lợi thì bạn càng nên dùng chỉ tơ nha khoa cũng như đánh răng. Nếu bạn lo lắng hoặc cảm thấy các cách điều trị tại nhà không hiệu quả thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

Lúc này quần áo rộng rãi là rất cần thiết vì bụng đã "lộ" hơn trong khi cân nặng có thể chưa thay đổi nhiều. Bạn có thể cảm thấy rằng mình cần một kiểu tóc mới để phù hợp với tình hình hay đơn giản đó là một khuynh hướng bạn thích và đây chính là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện điều này.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này, thêm một vài cái gối lớn trên giường sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể đặt 1 cái dưới chân khi nằm nghiêng. Và đôi khi đây là cách giúp bạn dễ ngủ hơn sau sinh.

Những việc cần quan tâm

Đừng lo lắng nếu trong lần đầu siêu âm mà thai nằm ở vị trí thấp, 90% sẽ di chuyển lên cao khi ở tuần thai thứ 28.

Hãy rủ chồng cùng tham gia các lớp học tiền sinh để anh ấy có thể chia sẻ với bạn nhiều hơn trong giai đoạn này.

Các đốm nâu cũng bắt đầu nhiều hơn ở nhiều vùng da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một chiếc áo lót vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa và kích thích sự lớn lên không ngừng của bầu ngực.

Hãy nghĩ kỹ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào

Những lo lắng thường gặp

Theo truyền thống, người ta kiêng không mua sắm và chuẩn bị mọi thứ cho bé sắp chào đời vào thời điểm này vì họ tin rằng đó là một điềm xấu. Vậy nên, nếu gia đình bạn cũng theo quan niệm này thì tốt nhất là hãy đi shopping "ngắm trước" và lên danh sách những thứ cần mua để dung hoà.

Những băn khoăn khi mang bầu

15.04.2008

Những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ khiến nhiều người bất an. Một số người háo hức chờ đợi để khám phá, nhưng cũng có người cảm thấy âu lo, không hiểu điều gì đang xẩy ra trong cơ thể mình. Các giải đáp sau sẽ giúp thai phụ ổn định tâm lý:

1. Khi nào chấm dứt tình trạng nôn, nghén?

Hiện tượng ốm nghén thường xẩy ra vào ba tháng đầu của thai kỳ, giảm dần vào tuần thứ 14 trở đi. Tuy nhiên một số người nôn trong suốt thời gian mang thai. Đây là hiện tượng bình thường. Nếu tình trạng xẩy ra nhiều lần trong ngày, thai phụ nên trình bày với bác sĩ để được tham vấn và kê toa thuốc.

2. Thời gian nào có thể nghe được tim thai?

Khoảng tuần thứ 13 khi bạn khám thai nhi định kỳ, các bác sĩ sẽ dùng máy Doppler để nghe tim thai.

Cũng có trường hợp đến tuần thứ 16, bác sĩ mới nghe được tim thai. Thai phụ không nên lo lắng, hiện tượng này cũng bình thường vì còn tuỳ thuộc vào thiết bị nghe tim thai, kỷ thuật của bác sĩ, vị trí của thai nhi.

Ở nhà, khi thai 26 tuần tuổi, ông xã của bạn có thể nghe tim thai bằng cách dùng lõi giấy vệ sinh đặt lên bụng bạn và nghé sát tai vào. Chắc chắn anh ấy sẽ rất hạnh phúc khi nghe nhip sống của bé con.

3. Bé bắt đầu cử động trong giai đoạn nào?

Sớm nhất vào khoảng tuần 16, thai phụ có thể cảm thấy bé cử động. Thế nhưng, nhiều người cũng không cảm nhận được sự thay đổi của bé ở tuần 20-22. Từ tuần 28, bạn có thể biết thai nhi cử động 10 lần trong khoảng 12 giờ.

4. Khi nào ngực bắt đầu tiết sữa?

Đến khoảng tuần 16, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất sữa non. Hầu hết thai phụ đều không cảm nhận được điều này. Một số phụ nữ cảm nhận được đầu vú nhũ hoa tiết chất dịch. Đây chính là sữa non sau tuần thứ 16. Dù phát hiện hay không hiện tượng này cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ và khản năng tiết sữa của mẹ.

5. Vì sao trong thai ky thường xảy ra hiện tượng co thắt ở vùng kín?

Cơn co thắt nhẹ và không thường xuyên xảy ra khi bạn bắt đầu mang thai. Không phải ai cũng nhận biết tình trạng này. Khoảng tháng thứ 7 trở đi bạn bắt đầu cảm nhận được rất rõ các cơn co thắt. Đừng có lo lắng điều này có nghĩa là bạn sắp chuyển dạ.

6. Tại sao rốn phát triển hơn bình thường trong thai kỳ?

Tuổi thai càng lớn, vòng thai của mẹ càng tăng. Rốn sẽ giản ra. Từ tuần 20 bạn có thể thấy rốn nhô cao. Sau khi sinh nó có thể trở về vị trí cũ.

7. Thai nhi quay đầu vào lúc nào?

Từ tuần 36 trở đi, thai nhi thường cuộn mình trong bụng mẹ. Vị trí của bé thay đổi liên tục : lúc ngồi đầu, ngôi mông, khi thi nằm ngang ... Có bé tiếp tục thay đổi vị trí đến lúc mẹ chuyển dạ. Từ thời điểm này, vị trí của thai nhi giữ vai trò quan trọng trong việc xác định ngôi thai, chuẩn bị cho quá trình sinh.

Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu - đến - mông của con bạn lúc này là từ 2 đến 4mm. Đầu - đến - Chân có nghĩa là chiều dài tính ngồi hoặc khoảng cách từ đỉnh đầu của đứa trẻ đến Hậu môn hay mông đứa trẻ. Cách đo này thường được dùng nhiều hơn là cách đo từ đầu - đến - gót - chân của trẻ vì thời điểm này vẫn còn cong, khiến cho cách xác định này trở nên rất khó khăn.

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của nó là 8 đến 9,3cm. Kích thước của nó giống như kích thước của một quả đấm và cân nặng tời 25g.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Quần áo dành cho phụ nữ Mang thai có thể "bắt buộc" trong thời gian này rồi. Một số phụ nữ thường xoay sở bằng cách không dùng các loại quần có cúc hoặc khoá hoặc sử dụng các loại nẹp cao su hay các loại nẹp an toàn để tăng kích thước của vòng eo. Một số khác lại mặc quần áo của chồng, nhưng điều này cũng chỉ tác dụng trong thời gian ngắn. Bạn đang trở nên to hơn rồi đấy. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và trọn vẹn hơn với thai kỳ của mình nếu như bạn sử dụng những loại quần áo vừa người mình và để cho bạn không gian thoải mái khi to ra.

Cơ thể bạn phản ứng như thế nào với những thay đổi này thường có ảnh hưởng của quá trình bạn Mang thai trước kia hay không cũng như những thay đổi mà Cơ thể bạn phải trải qua sau đó. Da và cơ của bạn thường được điều tiết theo dạ con, Nhau thai và đứa bé, và thay đổi này mang tính vĩnh viễn. Da và cơ có thể phát triển nhanh hơn để có thể điều chỉnh theo dạ con và đứa con đang lớn lên trong bụng bạn. Điều đó có nghĩa là bạn có thể thể hiện ra ngoài sớm hơn và có cảm giác là mình lớn hơn người bình thường.

Con bạn lớn lên và phát triển thế nào.

Như hình ảnh minh hoạ mà bạn sẽ thấy dưới đây, cho tới tuần này, tai của trẻ đã dịch chuyển từ cổ tới hai bên đầu. Mắt cũng đã di chuyển chậm rãi từ hai bên đầu tời phần phía trước của khuôn mặt. Cổ tiếp tục dài thêm ra, và cằm không còn dính vào Ngực nữa.

Các phát triển về Giới tính vẫn tiếp tục diễn ra. Bây giờ việc xác định giới tính nam và nữ trở nên dễ dàng hơn vì các bộ phận sinh dục bên ngoài đã phát triển thêm một chút nữa.

Nếu như bạn muốn lắng nghe nhịp Tim của con bạn, cac thiết bị giờ rất sẵn có và bạn có thể sử dụng tại nhà. Một số người tín rằng đây chính là một điều rất lôi cuốn các ông bố bà mẹ quan tâm tời đứa con của mình. Nếu bạn muốn sử dụng dopper tại nhà, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ tại văn phòng làm việc của họ. Hay có thể tìm thông tin của những thiết bị này trên Internet.

Những thay đổi của bạn.

* Các vết và nốt trên da.

Thai kỳ có thể khiến cho các vết và nốt trên Da thay đổi và to ra. Các vết trên Da là những đốm nhỏ xuất hiện đầu tiên và có thể to hơn trong suốt thai kỳ của bạn. Còn các nốt trên Da cũng xuất hiện đầu tiên và kéo dài trong suốt thai kỳ, hoặc những nốt sẵn có ở trên da có thể phát triển to ra hoặc thâm đi. Nếu những nốt này đột nhiên thay đổi, cần phải kiểm tra ngay và chỉ rõ cho bác sĩ của bạn biết.

* Bạn có mắc bệnh Homorrhoid?

Hemorrhoid, đó là trường hợp xuất hiện các mạch Máu giãn to xung quanh hoặc bên trong hậu môn, đó là một trường hợp khá phổ biến trong hoặc sau thời gian mang thai. Nó có nguyên nhân là do lượng Máu trong khu vực xung quanh vùng dạ con và khung Xương chậu bị giảm đi do sức nặng của chính dạ con, gây nên những tắc nghẽn và ngăn cản sự lưu thông. Nó có thể trở nên trầm trọng hơn càng về cuối của thai kỳ. Bệnh này thậm chí có thể trở nên xấu đi trong một ca Mang thai được coi là tương đối thành công.

Việc chữa trị bệnh bao gồm việc tránh bệnh Táo bón bằng cách ăn những Thực phẩm có lượng Chất xơ vừa đủ và uống thật nhiều nước. Bạn cũng có thể tránh bênh Hemorrhoid bằng cách sử dụng Thuốc nhuận tràng. Một số phương pháp khác có thể được kể đến đó là việc Tắm ngồi và dùng thuốc đạn (một loại thuốc được dùng nhét vào Hậu môn là chất bôi trơn). Bạn có thể mua loại thuốc đạn này mà không cần kê đơn. Ở một số trường hợp hiếm, bệnh Hemorrhoid có thể chữa trì bằng cách phẫu thuật.

Sau khi mang thai, Hemorrhoid có thể được cải thiện hơn, nhưng nó có thể không mất hẳn đi hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng các phương pháp chữa trị đã đề cập ở trên sau khi thai kỳ đã qua đi.

Nếu như căn bệnh này mang lại cho bạn nhìều sự khó chịu, hãy trao đổi với bác sĩ của mình nhé. Họ sẽ tư vấn cho bạn biết phương pháp chữa trị nào tốt nhất cho bạn.

* Giảm bớt sự khó chịu của bệnh Hemorrhoid.

Nếu như căn bệnh Hemorrhoid là một vấn đề của bạn, hãy thử một số các lời khuyên dưới đây để có thể giảm bớt đi sự khó chịu.

Hãy nằm nghỉ ngơi 1 giờ mỗi ngày trong tư thế mông và Chân để lên cao

Hãy nằm trong tư thế Bàn chân để lên cao và đầu gối hơi cong một chút (tư thế hình Đường sim) khi bạn ngủ.

Ăn lượng đủ các Chất xơ và uống thật nhiều nước.

Hãy giữ ấm (không phải là nóng) Nước khi tắm để thư giãn hơn.

Sử dụng các loại thuốc đạn sẵn có mà không cần đến đơn thuốc cũng rất có lợi.

Đặt túi đá, hoặc một quả bóng tròn bằng cotton tẩm nước của cây phỉ hoa vàng vào vùng bị tổn thương.

Không nên ngồi và đứng trong một khoảng thời gian dài.

Những Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

* Tia X - quang, máy quét CT và MRIs trong khi mang thai.

Một số phụ nữ có những thắc mắc về việc sử dụng các xét nghiệm có liên quan đến phóng xạ trong khi mang thai. Liệu nó có làm cho con bạn đau không? Bạn có nên tiến hành các xét nghiệm đó vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ không?

Không có một liều lượng phóng xạ nào được coi là an toàn cho đứa con đang phát triển trong bụng bạn. Nguy hiểm cho con bạn bao gồm nguy cơ gia tăng về các đột biến và Ung thư trong Giai đoạn cuối đời. Một số bác sĩ tin rằng liều lượng tia X - quang an toàn nhất cho con bạn là không.

Các nghiên cứu ngày càng nhận thức được những nguy hiểm tiềm ẩn của các chất phóng xạ đối với một Thai nhi đang phát triển. Hiện tại, người ta tin rằng thai nhi có nguy cơ cao nhất trong vòng từ 8 đến 15 tuần Thai nghén (giữa 6 đến 13 tuần của thai nhi).

Các vấn đề, chẳng hạn như bệnh Máu trắng hoặc bệnh ruột thừa, có thể hoặc thực sự đã xuất hiện ở phụ nữ mang thai và có thể cần tới việc chụp tia X - quang để có những chuẩn đoán và việc chữa trị kịp thời. Hãy trao đổi yêu cầu về việc chụp tia X - quang với bác sĩ của bạn. Trách nhiệm của bạn là phải cho bác sĩ và một số người khác tham gia vào việc chăm sóc của bạn biết là bạn đang mang thai ít nhất là khả năng bạn mang thai trước khi bạn tiến hành bất cứ xét nghiệm y tế nào. Việc đối phó với các vấn đề về sự an toàn và nguy cơ do đó sẽ trở nên dễ dàng hơn trước khi xét nghiệm được tiến hành.

Nếu như bạn chiếu tia X - quang hoặc một loạt chùm tia X - quang, sau đó mới phát hiện là mình đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những nguy cơ có thể xảy đến với con của bạn. Họ sẽ có trách nhiệm đưa ra cho bạn những lời khuyên.

Scan chụp tia cắt lớp bằng vi tính, còn được gọi là CT scan, là một dạng đặc biệt của tia X - quang với những phân tích trên màn hình vi tính. Một số nghiên cứu cho thấy khối lượng tia phóng xạ mà thai nhi nhận được từ việc CT Scan thì thấp hơn nhiều so với xét nghiệm chụp tia X - quang thông thường. Tuy nhiên, các xét nghiệm này nên được tiến hành một cách thận trọng cho đến khi chúng ta biết rõ hơn về tác hại của tia phóng xạ dù ít dù nhiều có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi đang lớn trong bụng.

Sự tạo ảnh bằng các cộng hưởng từ, còn được gọi là MRI, là một phương pháp chuẩn đoán được sử dụng rộng rãi ngày nay. Trong thời gian này, không có một tác dụng có hại nào trong thai kỳ được báo cáo từ việc sử dụng MRI. Tuy nhiên, để có thể an toàn tốt nhất là tránh xét nghiệm MRI trong thứ quý nhất của thai kỳ.

Chăm sóc Răng miệng.

Không nên lảng tránh bác sĩ nha khoa hoặc lơ là Răng Miệng của bạn trong thời gian bạn mang thai. Hãy nói bác sĩ nha khoa là bạn đang có mang. Nếu như bạn cần khám răng, nếu có thể hãy ngừng việc đó cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Bạn không thể chờ đợi được trong trường hợp bạn bị viêm nhiễm. Trường hợp lây nhiễm mà không chữa trị có thể có hại cho bạn và con bạn.

Các chất kháng sinh hoặc các thuốc Giảm đau có thể rất cần thiết. Nếu bạn cần dược phẩm, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng bất cứ thứ gì. Một số loại thuốc kháng sinh và giảm đau có thể dùng an toàn trong thời gian mang thai.

Hãy thận trọng với các loại thuốc gây mê cho trường hợp khám răng lợi. Các trường hợp gây mê nội bộ thì không sao. Hãy tránh xa khí ga và gây mê thông thường nếu có thể. Nếu trường hợp gây mê tổng thể là cần thiết, hãy đảm bảo rằng chuyên gia gây mê có thể giám sát quá trình đấy.

Các trường hợp khẩn cấp về răng miệng. Trong trường hợp khẩn cấp về Răng miệng thực sự xảy ra. Các trường hợp khẩn cấp bao gồm ống chân răng, nhổ răng, khoang rộng, răng bị áp xe hoặc các vấn đề nảy sinh do các tai nạn hoặc chấn thương. Bất kỳ tình huống nào ở trên cũng có thể xảy ra trong Quá trình mang thai của bạn. Một vấn đề trầm trọng cũng đều được giải quyết. Thường thì các vấn đề nảy sinh mà không được chữa trị có thể nguy hiểm hơn nguy cơ mà bạn phơi nhiễm nhưng được điều trị dứt điểm.

Các trường hợp chụp X-quang răng có thể cần thiết và phải được tiến hành trong suốt quá trình mang thai. Bụng của bạn phải được chắn bởi một chiếc tạp dề bằng chì trước các chụp chiếu X-quang. Nếu có thể, hãy đợi cho đến thời điểm cuối quý thứ nhất của thai kỳ hãy tiến hành các xét nghiệm về răng.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Tăng cân khi kỳ mang thai bắt đầu có thể khiến nảy sinh một số vấn đề đặc biệt. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên Tăng cân hơn số trung bình là từ 14 đến 19 cân đối với một phụ nữ mang thai với cân nặng bình thường.

Bạn nên dùng các loại thực phẩm ít calo và ít béo. Việc đến gặp một chuyên gia tư vấn về Dinh dưỡng là cần thiết vì họ sẽ đưa ra những kế hoạch tốt về dinh dưỡng. Họ thường khuyên bạn không nên Ăn kiêng trong quá trình mang thai.

Việc Tăng cân quá quy định có thể gây ra một số vấn đề chẳng hạn như bệnh đái Đường hoặc bệnh huyết áp cao. Các vấn đề khác có thể nảy sinh thêm đó là bệnh đau lưng, bệnh giãn ven và mệt mỏi. Nếu như bạn tăng cân quá nhiều - quá mức cân mà chuyên gia y tế của bạn yêu cầu - bạn sẽ có nhiều nguy cơ hơn về việc mổ Đẻ để lấy thai nhi.

Nếu như bạn tăng quá nhiều cân, bác sĩ của bạn cơ thể yêu cầu bạn đến gặp họ nhiều hơn trong suốt thai kỳ. Việc Siêu âm cũng có thể trở nên cần thiết để tìm ra ngày sinh nở của bạn vì việc xác định vị trí và kích thước của thai nhi là tương đối khó khăn. Trong trường hợp lớp mỡ dưới bụng quá dầy có thể khiến cho việc kiểm tra có thể trở nên khó khăn. Bác sĩ có thể yêu cầu có thêm xét nghiệm về bệnh đái Đường trong quá trình thai nghén. Rất nhiều các xét nghiệm chuẩn đoán khác cũng trở nên cần thiết khi thời điểm sinh nở của bạn đang đến gần.

Hãy đi cùng một số người đến văn phòng bác sĩ.

Hãy mang chồng mình đến càng nhiều cuộc viếng thăm đến văn phòng bác sĩ càng nhiều càng tốt. Một điều khá tốt là để chồng bạn và bác sĩ cơ thể gặp nhau trước khi bạn sinh. Có thể mẹ của bạn hoặc bà bạn sẽ muốn đi cùng bạn đến văn phòng bác sĩ để nghe được nhịp Tim của cháu họ. Hoặc ngay cả trường hợp bạn muốn mang một cái băng catsét đến và thâu lại nhịp Tim của con bạn để mọi người cùng được nghe. Mọi việc đã thay đổi từ khi mẹ bạn mang thai ra bạn; và có rất nhiều những người bà rất thích những cuộc viếng thăm kiểu này.

Rất hay nếu bạn có thể đợi cho đến khi nghe được nhịp tim của con bạn rồi mới nên mang mọi người đi cùng mình tới văn phòng bác sĩ. Thường thì bạn không thể nghe được nhịp tim của bé trong lần đầu tiên, và điều này có thể khiến bạn hơi chán và thất vọng.

Hãy mang theo trẻ em tới văn phòng bác sĩ.

Một số phụ nữ có thói quen mang trẻ em tới văn phòng bác sĩ. Hầu hết các nhân viên tại đây không thấy phiền hà gì nếu như đôi khi bạn mang chúng đến. Họ hiểu rằng không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được người để mắt đến chúng. Tuy nhiên trong trường hợp bạn có nhiều vấn đề và cần trao đổi với bác sĩ thì tốt nhất là không nên mang chúng đến văn phòng.

Nếu như trẻ ốm yếu, vừa mắc bệnh thuỷ đậu hoặc bị cảm lạnh, hãy để chúng ở nhà là tốt nhất. Không nên để mọi người trong phòng chờ bị lây bệnh.

Một số phụ nữ thích mang trẻ đến trong trường hợp họ có nhiều hơn một đứa con. Điều này tạo ra sự đặc biệt cho Người mẹ đang có nhiều mong đợi và cho cả các đứa con. Tuy nhiên, những đứa bé hay Khóc nhè hoặc khái tính có thể tạo nên nhiều tình huống khó xử, vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về thời điểm thích hợp để có mang thành viên trong Gia đình đến khám thai.

Tuần mang thai 14

31.12.2008

Tử cung của bạn lúc này đủ lớn để cả thế giới biết rằng bạn đang mang thai. Nhưng bé yêu trong bụng thì vẫn còn nhỏ lắm, mới chỉ có kích cỡ bằng nửa quả chuối thôi.

Sự phát triển của bé

Thai nhi lúc này mới chỉ dài khoảng 8cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 23g. Mặc dù vậy nhưng nếu được nhìn thấy bé lúc này, bạn sẽ thấy bé hoàn chỉnh đến thế nào khi các dấu vân tay bé xíu cũng đã rất rõ nét.

Và khi bạn chạm vào bụng (khu vực gần dạ dày) bé sẽ cảm nhận được và nếu có một cái núm vú lúc này, chắc chắn bé sẽ không rời miệng khỏi nó đâu.

Nếu là một cô công chúa thì bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi đấy. Và sẽ chỉ thêm 1 triệu quả trứng nữa cho tới khi bé chào đời. Những trứng này chỉ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn đã bước vào giai đoạn thai kỳ thứ 2, giai đoạn kéo dài từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6. Và bây giờ là 2 tin tốt lành cho bạn: Thứ nhất là nguy cơ sẩy thai đột ngột và thứ 2 là các triệu chứng ốm nghén đã giảm hẳn. Bạn có thể lại "yêu" chồng khi năng lượng sống đang ngày càng trở nên dồi dào trong huyết quản.

Nếu bạn vẫn cảm thấy không thoải mái thì có thể là triệu chứng này sẽ theo bạn trong suốt 26 tuần còn lại.

Chuyện "lâm bồn" vẫn còn xa xôi lắm nhưng ngực đã bắt đầu tiết sữa non, loại sữa cực kỳ bổ dưỡng và cần thiết đối với trẻ mới sinh, trước khi sữa trưởng thành "kéo về". Thậm chí ngay cả khi ngực bạn rất nhỏ thì bạn vẫn có thể cho con bú bởi kích cỡ không quan trọng nếu nguồn sữa của bạn luôn dồi dào.

Lời khuyên hữu ích

Cảm giác buồn nôn, nôn ói không còn nữa nhưng ợ nóng thì vẫn có thể tiếp tục. Vì thế ăn một vài miếng đu đủ lúc này sẽ rất hiệu quả. Đu đủ sẽ giúp giảm hẳn chứng ợ nóng khó chịu này

Những việc cần quan tâm

Nếu bạn đã hết ốm nghén, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác đói cồn cào. Hãy luôn chuẩn bị các loại sa lát hoa quả hay rau tươi để làm món ăn nhẹ mỗi khi bạn thấy đói.

Dạo này tự nhiên bạn trước nên hay quên. Thực ra là không đáng để bạn phải lo ngại đâu.

Hoạt bát rất tốt khi bầu bí nhưng bạn cũng cần kiểm soát được cơ thể.

Những lo lắng thường gặp

Bạn cần luôn biết mình ăn gì và những thực phẩm đó có ảnh hưởng gì tới thai nhi không.

Bây giờ cơ thể bạn đang nuôi một mầm sống vì thế bạn rất dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Nếu thấy khó lòng từ bỏ những thực phẩm nguy cơ cao thì hãy lưu ý cách chế biến chúng nhé.

Có an toàn không khi dùng các loại chất béo rán, nấu?

Các loại dầu nấu, dầu hydrogenated đều có thể chuyển hóa thành chất béo trans không có lợi cho cơ thể khi bị đun ở nhiệt độ cao. Lúc này, tính chất của các loại dầu này cũng chẳng khác gì các loại chất béo chuyển hóa. Các tốt nhất là dùng dầu thực vật như dầu ngô, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu thầu dầu khi chế biến.

Thai 15 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của trẻ cho tới tuần này của thai kỳ là 9,3 đến 10,3cm. Cân nặng của bé lúc này là khoảng 50g. Kích thước của nó gần bằng kích thước của một quả bóng mềm.

Bạn đã thay đổi thế nào về ngoại hình?

Giờ việc xác định là bạn có mang trở nên dễ dàng hơn vì những thay đổi ở phần bụng dưới của bạn, và khiến cho độ bó của quần áo bạn cũng thay đổi. Bạn có thể cảm nhận được dạ con của mình nằm ở phần bụng dưới cách Rốn khoảng 7,6 đến 10cm.

Có thể việc bạn Mang thai đối với người khác là hơi khó chuẩn đoán nếu như bạn vẫn mặc những loại quần áo bình thường ra ngoài phố. Nhưng sẽ dễ nhận thấy nếu như bạn mặc quần áo bầu hoặc những bộ đồ tắm.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Khi bạn phải đi công tác xa hoặc không thể ở gần bên vợ, hãy nhờ bạn bè hoặc những thành viên trong Gia đình chăm sóc thay vợ mình để họ có thể sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào.

Có lẽ vẫn hơi sớm để bạn có thể cảm nhận thấy sự di chuyển của con mình, nhưng chỉ vài tuần nữa thôi là bạn có thể hoàn toàn cảm nhận được.

Sự phát triển nhanh chóng của con bạn vẫn tiếp tục diễn ra. Da của bé trở nên mỏng hơn. Vào thời điểm này bạn có thể nhìn thấy các mạch Máu dưới da. Các đợt lông nguyên sơ, còn gọi là lông tơ, bao quanh Cơ thể của bé.

Cho đến Giai đoạn này, con bạn đã bắt đầu mút tay. Hình ảnh có thể được nhìn thấy bằng xét nghiệm siêu âm. Mắt vẫn tiếp tục di chuyển về phía trước mặt nhưng vẫn còn tương đối cách xa nhau.

Tai tiếp tục phát triển về các dấu hiệu bên ngoài. Như hình ảnh minh hoạ bạn có thể nhìn thấy trong trang tiếp theo, tai trẻ lúc này trông đã giống như tai của người bình thường. Trong thực tế, con bạn trông càng ngày càng giống người sau mỗi ngày trôi qua.

Những chỗ xương đã hình thành trước đó giờ trở nên chắc hơn và duy trì lượng canxi (giai đoạn hoá xương) trong đó một cách nhanh chóng. Nếu lúc này tiến Hành chụp X-quang, xương của con bạn sẽ được thể hiện trên đó.

Xét nghiệm Alpha-fetoprotein.

Khi con bạn lớn lên trong bạn, nó sản xuất ra các alpha-fetoprotein. Loại Protein này được tìm thấy khi lượng Nước ối tăng lên. Một số loại Alpha-protein có thể xuyên qua lớp màng Thai nhi và trộn lẫn vào quá trình lưu thông của cơ thể bạn. Có thể xác định được lượng alpha-fetoprotein bằng cách phân tích mẫu Máu của bạn.

Nồng độ của loại Protein này rất có ý nghĩa trong thời gian mang thai. Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) thường được tiến hành trong khoảng tuần thứ 16 và 18 của thời kỳ thai nghén. Thời gian kéo dài xét nghiệm là rất quan trọng và phải tương quan với giai đoạn Thai nghén của bạn cũng như cân nặng của bạn.

Lượng alpha-fetoprotein gia tăng có thể biểu hiện một số vấn đề của thai nhi, chẳng hạn như tật nứt đốt sống (vấn đề về dây đốt sống) hoặc Quái thai không não (dị tật nghiêm trọng về dây thần kinh trung ương). Một số các nghiên cứu tìm thấy được sự tương quan giữa hàm lượng Alpha-fetoprotein và hội chứng Đao. Trước kia, phương pháp chọc kim vào màng ối là phương pháp duy nhất để xác định ra hội chứng Đao.

Lúc này đã nằm ở phía trước mặt nhưng vẫn còn tương đối cách xa.

Nếu như lượng Alpha-fetoprotein bình thường, các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm thật cẩn thận để nhận diện ra tật nứt đốt sống, quái thai không não và hội chứng Đao. Loại Siêu âm này cũng có thể dùng để xác định thời gian có mang của bạn.

Xét nghiệm AFP được tiến hành trên hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai; mặc dù ở một số bang, xét nghiệm này mang tính bắt buộc. Ở Canada nó không phải là một dạng xét nghiệm phổ biến. Nếu như xét nghiệm này không được tiến hành với bạn, hãy hỏi về vấn đề đó. Có một chút nguy cơ nhỏ, và nó nói cho bác sĩ của bạn biết con bạn đang lớn lên và phát triển ra sao.

Những thay đổi của bạn.

Xét nghiệm phết kính trong thời gian mang thai.

Trong lần đầu tiên đi khám thai, có thể bạn sẽ được xét nghiệm mẫu kính phết; một lần đầu đó là vào thời điểm bắt đầu của thai kỳ. Cho đến thời điểm này bạn sẽ có kết quả, và bạn có thể trao đổi với bác sĩ của bạn, đặc biệt là khi có điều gì bất thường.

Xét nghiệm Pap (viết tắt của xét nghiệm Papanicolaou) là một xét nghiệm bằng phương pháp chiếu chụp tiến hành trong thời gian làm xét nghiệm khung chậu. Nó xác định các tế bào Ung thư hoặc tiền ung thư từ cổ tử cung, nằm ở phần đầu của âm đạo. Xét nghiệm này có thể giảm thiểu đáng kể tỉ lệ tử vong do tế bào ung thư ở cổ Tử cung vì có thể phát hiện và chữa trị kịp thời.

 Một dạng xét nghiệm kính phết khác thường. Xét nghiệm kính phết là một dạng xét nghiệm bằng chiếu chụp. Nếu bạn phải xét nghiệm kính phết bất bình thường, bác sĩ của bạn phải xác nhận được số liệu và quyết định việc chữa trị. Hãy tiếp tục việc kiểm tra theo lời khuyên của bác sĩ.

Một xét nghiệm kiểu này phải được tiến hành một cách riêng lẻ. Khi một tế bào bất bình thường được coi là "không quá tồi" (có nghĩa là tiền ác tính hoặc không quá nghiêm trọng), nó có thể được theo dõi trong suốt thai kỳ bằng phương pháp dùng dụng cụ soi Âm đạo hoặc phương pháp mẫu kính phết (xét nghiệm Pap); phương pháp Sinh thiết có thể không phải tiến hành trong thời gian này. Cổ tử cung xuất huyết một cách dễ dàng trong suốt quá trình mang thai. Tình trạng này phải được giải quyết một cách thận trọng.

Phụ nữ Đẻ bình thường bằng Đường Âm đạo có thể nhận thấy thay đổi ở vùng bụng bằng phương pháp xét nghiệm Pap. Một nghiên cứu cho thấy 60% phụ nữ những người được chẩn đoán là mắc bệnh kết dính biểu nội mô vảy nặng ở cổ tử cung trước thời điểm sinh nở có lượng mẫu kính phết thông thường sau khi Sinh con họ được sinh ra.

 Bước tiếp theo là gì? Nếu như bác sĩ của bạn tỏ ra quan tâm lo lắng, họ có thể yêu cầu sử dụng máy soi âm đạo. Máy soi âm đạo là một quy trình dùng một dụng cụ giống như một cặp mắt hoặc kính hiển vi để xem xét cổ tử cung. Điều này cho phép các bác sĩ nhận biết được các vùng bất bình thường nằm tại vị trí nào và do đó trường hợp sinh thiết có thể tiến hành sau khi mang thai. Hầu hết các bác sĩ sản khoa/bác sĩ phụ khoa đều có thể tiến hành quy trình này tại văn phòng. 

Sinh thiết có thể cung cấp được những thông tin tốt nhất về bản chất và phạm vi của vấn đề. Nếu như có khả năng các tế bào bất bình thường có thể lây lan ra các khu vực khác nhau của cơ thể, xét nghiệm tế bào hình nón là cần thiết trong trường hợp này. Xét nghiệm dạng này xác định chính xác phạm vi của các căn bệnh nghiêm trọng hơn thế và loại bỏ các mô bất bình thường. Phẫu thuật này được tiến hành dưới dạng gây mê nhưng thường không mấy thực hiện trong quá trình mang thai.

Chữa trị với các loại tế bào dị dạng. Có nhiều cách để đôi phó với các tế bào dị dạng trong cổ tử cung, nhưng hầu hết trong số đó đều không thể tiến hành trong quá trình mang thai. Nhiều phương pháp này bao gồm phẫu thuật để loại bỏ các đốm dị dạng (nếu có thể nhìn thấy chúng), đốt điện hoặc "đốt cháy" các đốt nhỏ, đốt lạnh để làm tê liệt các tiểu liên kết, chiếu tia laze để phá huỷ vùng được coi là dị dạng ở cổ tử cung và sinh thiết tế bào hình nón với nhiều liên kết có liên quan.

Nhưng hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Hãy chuyển tư thế ngủ trong giai đoạn này.

Một số phụ nữ có những câu hỏi tập trung vào vấn đề về tư thế ngủ và thói quen ngủ trong khi họ mang thai. Nhiều người muốn biết là liệu họ có thể ngủ với cách nằm sấp hay không. Một số khác lại băn khoăn liệu họ có thể tiếp tục ngủ trên giường nước không. (Hoàn toàn có thể tiếp tục ngủ trên giường nước trong thời gian này).

Do càng ngày bạn càng to ra trong suốt quá trình mang thai, nên việc tìm được một tư thế ngủ thoải mái trở nên khó khăn hơn. Không nên nằm sấp khi ngủ. Khi dạ con của bạn to hơn lên, nằm ngửa có thể nằm tại vị trí đỉnh của các Mạch máu quan trọng nhất (động mạch chủ và tĩnh mạch chủ ở dưới) vốn sẽ chạy xuống phía dưới phần bụng của bạn. Điều này sẽ giảm thiểu lượng Máu lưu thông tới con của bạn cũng như một phần cơ thể của bạn. Một số người thậm chí còn cảm thấy khó Thở khi nằm ngửa.

Nằm sấp bằng dạ dày của bạn có thể tạo ra áp lực mạnh hơn đối với đứa con đang lớn trong bụng bạn. Và đây chính là một nguyên nhân để bạn có thể học cách nằm nghiêng. Với khá nhiều người, điều cảm thấy thích thú nhất của họ là Sau khi sinh họ có thể lại nằm sấp!

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Vào thời gian này, bạn cần phải bắt đầu bổ sung thêm khoảng 300calo trong bữa ăn hàng ngày để có thể đáp ứng nhu cầu của đứa con đang lớn trong bụng cũng như cơ thể đang thay đổi của bạn. Dưới đây là một số những lựa chọn về các loại Thực phẩm hàng ngày để đạt được lượng 300calo này. Hãy cẩn thận - 300calo có mặt trong không nhiều loại thực phẩm.

Lựa chọn thứ nhất - 2 lát Thịt bò mỏng, 1/4 cốc nước Bắp cải, 1 củ cà rốt.

Lựa chọn thứ hai - 1/2 cốc gạo đen nấu chín, 1/2 cốc dâu tây, 1 cốc nước cam, 1 lát Dứa tươi mỏng.

Lựa chọn thứ ba - khúc Cá hồi nặng 126g, 1 cốc Măng tây, 2 cốc Rau diếp Romaine,

Lựa chọn thứ tư - 1 cốc Gạo nếp nấu chín, một lát Khoai tây tươi, 1 cốc Sữa 1%, 1/4 cốc Đậu xanh nấu chín, 1/4 quả dưa cốm.

Lựa chọn thứ năm - 1 hộp Sữa chua, một quả Táo bình thường.

Bạn cũng cần biết.

Hãy có những bữa ngủ ngon.

Ngủ dường như là tương đối khó khăn trong thời điểm này cũng như giai đoạn sau này của thai kỳ. Hãy thử các đề nghị dưới đây để đảm bảo được những Giấc ngủ thư giãn.

Đi ngủ và tỉnh dậy cùng một giờ mỗi ngày.

Không nên uống quá nhiều nước trong buổi tối. Giảm thiểu sau 6 giờ chiều để bạn không phải tỉnh dậy nhiều lần trong đêm để đi vào nhà tắm.

Tránh chất cafein, đặc biệt là sau chiều tối.

Hãy luyện tập đều đặn.

Ngủ trong phòng có nhiệt độ mát mẻ; 21,1ºC là nhiệt độ cao nhất để có thể ngủ ngon giấc.

Nếu bạn mắc phải chứng ợ nóng, hãy gối cao đầu lên.

Có thể bạn sẽ gặp phải những cơ thở gấp do bụng bạn đang to lên, và ảnh hưởng trực tiếp đến Giấc ngủ của bạn. Nếu đó là trường hợp của bạn, hãy cố gắng nằm nghiêng về bên trái. Gối cao đầu và vai lên. Nếu phương án này không có tác dụng thư giãn, một bài tập nhỏ bằng cách Tắm ầm hoặc sục trong bể nước ấm (không được nóng) và một cốc sữa có thể là một giải pháp hiệu quả. Nếu bạn không thể ngủ ngon trên giường, hãy ngủ kiểu nửa chừng như nằm trên ghế tựa chẳng hạn.

Bạn có cảm thấy khó sống với các

căn bệnh buối sáng không?

Nếu bạn mắc phải căn bệnh buổi sáng và bắt đầu cảm thấy khá hơn, có thể điều bạn mong muốn là kiểm lại tất cả các mối quan hệ với chồng mình và một số người thân thiết. Những khi bạn cảm thấy không tốt, liệu họ có ở ngay bên cạnh bạn không? Chồng bạn sẽ cần đến những hỗ trợ của bạn khi thai kỳ càng ngày càng tiến triển, cũng như bạn cần đến sự hỗ trợ của anh ấy. Bạn sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể đối xử với nhau thật tốt - cả hai bạn đều có vai trò trong quá trình này.

Tuần mang thai 15

09.01.2009

"Mọc tóc" là tin tức "nổi bật" nhất trong tuần này. Bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ là sự thay đổi của hình dáng đầu, mí mắt mà là toàn cơ thể.

Sự phát triển của bé

Cơ thể bé lúc này phủ một lớp lông tơ mịn mà sẽ rụng hoàn toàn vài ngày sau sinh. Các múi cơ cũng bắt đầu làm việc.

Bước sang tuần này, bé đã có thể nắm tay, liếc mắt, biết biểu cảm qua nét mặc và thậm chí là mút ngón tay cái. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, những hành vi này của bé tương ứng với sự phát triển của các xung lực trong não.

Tính từ đỉnh đầu đến mông, bé lúc này đã dài 9cm và nặng khoảng 43g. Co thể bé đang lớn nhanh hơn đầu. Tuần này, lớp gây mỏng đã phủ kín khắp cơ thể cùng với lông tơ. M mắt đã biết đầu biết mở và những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu.

Nếu bạn chưa từng đi siêu âm thì đây là thời điểm rất thích hợp. Siêu âm lúc này sẽ cung cấp các thông tin sớm nhất về tình hình sức khỏe của bé: bé có bị mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác hay không.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn có lẽ đang cảm thấy ngày càng rạng rỡ và tràn đầy sức sống hơn so với thời điểm 3 tháng đầu, để lại tất cả những cảm giác ốm nghén sau lưng. Tuy nhiên, rất tiếc là không phải bà bầu nào cũng hoàn toàn hết ốm nghén.

Hầu hết các bà bầu trong giai đoạn này ngủ ngon hơn do bụng chưa quá lớn và bàng quang chưa bị chèn ép nhiều. Đây cũng là tháng thích hợp cho các vận động như bơi lội, đi bộ hay tập aerobic nhẹ nhàng.

Đây cũng là thời điểm tốt để bạn thực hiện những dự định cho tương lai như thu xếp một chỗ ở gần chỗ làm hơn, sắp xếp lại công việc và nghĩ về quá trình chăm sóc trẻ sau khi bé chào đời.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này, bạn có thể bắt đầu trò chuyện với bé bằng cách xoa bụng, gõ gõ tay vào bụng cũng như đặt headphone lên bụng trong khi chính bạn cũng đang nghe bản nhạc đó.

Những việc cần lưu tâm

Bạn mang bầu khi đã nhiều tuổi?

Thực phẩm trong các bữa ăn cùng bạn bè, đi ăn ở nhà hàng, ăn ở những nơi lạ....

Nếu chưa làm xét nghiệm nước tiểu trước đó thì bây giờ là thời điểm thích hợp.

Những lo lắng thường gặp

Mọi biểu hiện ốm đau khi mang bầu đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng nếu đó chỉ là xổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, với các vi rút gây bệnh Thủy đậu, viêm gan B, Rubella... thì bạn lại cần hết sức cảnh giác khi có những biểu hiện của các bệnh này.

Thai 16 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của trẻ cho tới tuần này của thai kỳ là 9,3 đến 10,3cm. Cân nặng của bé lúc này là khoảng 50g. Kích thước của nó gần bằng kích thước của một quả bóng mềm.

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của con bạn cho tới tuần này là 10,8 đến 11,6cm. Cân nặng của bé rơi vào khoảng 80g.

Bạn đã thay đổi thế nào về ngoại hình?

Khi con bạn lớn hơn, dạ con và Nhau thai cũng do đó lớn lên. 6 tuần trước đó, Tử cung của bạn nặng khoảng 140g. Thời gian này, nó nặng khoảng 250g. Lượng Nước ối xung quanh con bạn cũng tăng lên. Có khoảng 250ml nước ối. Bạn có thể cảm nhận được dễ dàng dạ con của bạn trong khoảng 7,6cm so với Rốn của bạn.

Con bạn lớn lên và phát triển ra sao.

Lông tơ đã bao phủ quanh người của trẻ. Dây rốn gắn vào bụng; sự kết nối này đã di chuyển dịch xuống phía dưới trong Cơ thể của bé.

Móng tay đã hình thành hoàn thiện hơn. Hình minh hoạ dưới đây đã chỉ ra lông tơ trong Giai đoạn đầu phát triển. Trong giai đoạn, tay đã dài hơn chân, tay và Chân cũng đã động đậy và di chuyển. Bạn có thể nhìn thấy hình ảnh di động này của trẻ bằng các xét nghiệm siêu âm. Bản thân bạn cũng có thể cảm nhận được trẻ đạp trong thời điểm này.

Một số phụ nữ cảm nhận sự di chuyển này giống như một "quả bong bóng đầy hơi" hoặc "một sự rung động nhẹ". Thông thường thì nó là một điều gì đó bạn có thể chú ý tới trong vài ngày hoặc hơn thế, nhưng bạn lại không thực sự nhận biết được cảm giác ấy. Chỉ có khi sau đó bạn mới nhận thấy là con bạn đang di chuyển bên trong bạn.

Những thay đổi của bạn.

Thai đạp lần đầu tiên.

Nếu như bạn chưa nhận thấy con mình đạp, đừng lo lắng. Sự di chuyển của thai nhi, thường được gọi là thai đạp lần đầu thường xuất hiện trong khoảng thời gian tuần thứ 16 và tuần thứ 20 của thai kỳ. Thời gian cho mỗi phụ nữ là hầu hết khác nhau. Một em bé có thể năng động hơn một số em khác, và do đó chúng cũng quẫy đạp nhiều hơn. Kích thước hoặc số lượng của Thai nhi cũng chính là cái ảnh hưởng đến cảm giác của bạn.

Xét nghiệm 3 lớp.

Xét nghiệm ngày nay có thể vượt xa xét nghiệm alpha-fetoprotein trong việc hỗ trợ bác sĩ của bạn có thể xác nhận được liệu Người mẹ có Mang thai với hội chứng Đao hay không. Với xét nghiệm 3 lớp, lượng alpha-fetoprotein được kiểm tra, cùng với lượng hoóc môn tuyến yên godadotropin màng đệm ở người (HCG) và các estriol chưa kết hợp (một dạng estrogen sản sinh ra từ nhau thai).

Hàm lượng của 3 loại hoá chất này có thể chỉ được các nguy cơ gia tăng của trẻ liệu có mang hội chứng Đao hay không. Với các bà mẹ độ tuổi cao hơn, tỉ lệ dị tật của bệnh có thể chiếm hơn 60%, với tỉ lệ âm tính là gần 25%.

Nếu bạn có kết quả không bình thường với xét nghiệm 3 lớp, thì Siêu âm và phương pháp chọc kim vào màng ối có thể phải được tiến hành. Lượng alpha-fetoprotein gia tăng có thể chỉ định nguy cơ cao về trường hợp dị tật bẩm sinh về ống dây thần kính (chẳng hạn như tật nứt đốt sống). Lượng HCG và Estriol là bình thường trong trường hợp này.

Các xét nghiệm Máu này được dùng để tìm ra các vấn đề có thể nảy sinh. Đó là xét nghiệm chiếu chụp. Xét nghiệm chẩn đoán sẽ thường xuyên dùng để xác nhận lại các chẩn đoán.

Hành động của bạn có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Phương pháp chọc dò màng ối.

Nếu như cần thiết, xét nghiệm chọc kim vào màng ối thường được tiến Hành để đánh giá giai đoạn tiền Sinh đẻ trong vòng tuần thứ 16 và 18 của thai kỳ. Cho đến thời điểm này thì dạ con của bạn có đủ lớn để có thể chứa được đủ lượng Nước ối và giúp xét nghiệm có khả năng tiến hành. Khi tiến hành theo quy trình này trong thời gian này cho phép một phụ nữ có đủ thời gian để đưa ra quyết định về việc có nên ngừng thai kỳ của mình hay không, nếu thực sự đó là điều bạn cần.

Với trường hợp chọc kim vào màng ối, Siêu âm được dùng để đặt một túi nước ối vào nơi mà thai nhi và nhau thai không trên Đường dùng để xét nghiệm. Phần bụng trên tử cung hoàn toàn thoáng. Phần Da bị tê cóng, và một chiếc kim được dùng để chọc dò qua thành dạ dày đến dạ con. Nước ối được rút ra từ khoang màng ối (khu vực bao quanh đứa trẻ) bằng si lanh. Phải cần có khoảng 30ml nước ối thường cần thiết để có thể dùng để tiến hành các xét nghiệm khác nhau.

Các tế bào thai nhi có thể trôi nổi trong môi trường nước ối vốn thích hợp cho quá trình nuôi cấy dùng trong mục đích phát hiện ra các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Chúng ta biết được khoảng hơn 400 dị tật bẩm sinh mà một đứa trẻ sinh ra có thể mắc phải - phương pháp chọc dò màng ối xác định ra khoảng 40 (chiếm 10%) trường hợp, bao gồm cả:

Vấn đề về Nhiễm sắc thể nam ở người, đặc biệt là Hội chứng Đao.

Giới tính của thai nhi, nếu như Giới tính đã được xác định rõ ràng chẳng hạn như chứng Máu không đông hoặc loạn dưỡng cơ Duchenne phải được xác định rõ.

Bệnh xương chẳng hạn như tật hoá xương không hoàn thiện.

Các trường hợp lây nhiễm đối với thai nhi, chẳng hạn như bệnh Herpes hoặc rubella.

Bệnh về hệ thống dây thần kinh trung ương, chẳng hạn như Quái thai không não.

Các bệnh về huyết học, chẳng hạn như chứng loạn nguyên hồng cầu.

Các vấn đề bẩm sinh về hệ thống trao đổi chất (vấn đề về hóa chất hay còn gọi là thiếu enzyme), chẳng hạn như cystine niệu hoặc bệnh nước ngọt cây thích về tiết niệu.

Nguy cơ từ quá trình chọc dò màng ối bao gồm cả việc gây Chấn thương cho thai nhi, nhau thai hoặc rốn, lây nhiễm Sảy thai hoặc Đẻ non. Việc sử dụng Siêu âm để có thể dẫn Đường cho kim giúp tránh được tính phức tạp của thai nhi nhưng cũng không có tác dụng giảm thiểu tất cả các nguy cơ. Có thể sẽ xuất hiện trường hợp chảy Máu từ thai nhi và của người mẹ là tách biệt và không cùng một dạng. Điều này đặc biệt là một nguy cơ đối với trường hợp người mẹ âm tính về Rh nhưng lại Mang thai đứa con mang Rh dương tính. Dạng chảy máu này có thể gây ra sự miễn dịch đồng loại. Một người mẹ có Rh âm tính nên dùng thêm chất RhoGAM trong thời gian dùng kim chọc dò màng ối để phòng tránh tình trạng miễn dịch đồng loại.

Trường hợp thai nhi bị hỏng do tính phức tạp của quá trình chọc dò màng ối ít hơn 3%. Quá trình này có thể được tiến hành chỉ bởi người có kinh nghiệm.

Bạn có phải là một người mẹ lớn tuổi hay không?

Ngày càng có nhiều người mẹ Mang thai ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi. Nếu bạn trong giai đoạn chờ đợi để lập gia đình, bạn không hề cô đơn. Trong những năm 80, các ca sinh nở ở các phụ nữ độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi đã tăng gấp đôi. Trường hợp sinh lần đầu ở độ tuổi đầu 3 trong năm 1990 chiếm tới 25% tất cả các ca Sinh đẻ của phụ nữ ở nhóm tuổi đó. Mỗi ngày ở Mỹ, có gần 200 phụ nữ ở độ tuổi 35 hoặc trên 35 Sinh con lần đầu tiên, Các nghiên cứu cho thấy, trong thế kỷ 21, gần 1 trong 10 trẻ em sẽ sinh ra ở người mẹ có độ tuổi tử 35 trở lên.

Khi bạn đã cao tuổi, chồng bạn có thể còn cao tuổi hơn bạn. Có thể bạn kết Hôn muộn hoặc bạn đã kết Hôn lần thứ 2, hoặc bắt đầu sống cùng nhau. Một số các cặp vợ chồng đã từng gặp phải trường hợp Vô sinh và không thể mang thai cho đến khi họ có trải qua giai đoạn xét nghiệm hoặc thậm chí là phẫu thuật.

Hoặc bạn là trường hợp phụ nữ độc thân và chọn phương pháp cấy tinh để cơ thể mang thai.

Ngày nay, một số bác sĩ thường đánh giá những nguy cơ của thai kỳ dựa theo Sức khoẻ của người mẹ chứ không phải là theo độ tuổi của cô ta. Tình trạng bệnh lý của người phụ nữ trước đó là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá sức khoẻ của người phụ nữ trong suốt quá trình mang thai. Ví dụ, một người phụ nữ khoẻ mạnh ở độ tuổi 39 ít có nguy cơ trong khi mang thai hơn là một người phụ nữ ở độ tuổi 20 nhưng lại mắc phải chứng đái đường.

Sự khoẻ mạnh của một người phụ nữ thường có ảnh hưởng nhiều hơn đến thai kỳ của cô ta hơn là độ tuổi của cô ấy.

Hầu hết tất cả những phụ nữ Có thai trong độ tuổi 30 và 40 đểu có tình trạng sức khoẻ tốt. Một người phụ nữ có tình trạng thể chất khoẻ mạnh với chu kỳ luyện tập đều đặn có thể trải qua thai kỳ một cách dễ dàng giống như người kém họ từ 15 đến 20 tuổi. Một ngoại lệ - trường hợp một người phụ nữ mang thai lần đầu ở độ tuổi 40 sẽ gặp phải nhiều nguy cơ biến chứng của thai kỳ hơn là những người cũng mang thai ở độ tuổi đó nhưng là đã Có con trước đó rồi. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai nếu khoẻ mạnh đều có thể sinh Đẻ bình thường.

Một số vấn đề về sức khoẻ liên quan đến tuổi tác - nguy cơ hình thành những  triệu chứng sẽ gia tăng tuỳ theo độ tuổi. Huyết áp cao và một số dạng của bệnh Đái tháo đường là những căn bệnh liên quan đến độ tuổi. Bạn sẽ không thể phát hiện ra rằng mình mắc phải những căn bệnh kiểu này nếu như bạn không đến gặp bác sĩ thường xuyên. Cả hai trạng bệnh này đều có thể khiến cho thai kỳ của bạn trở nên phức tạp hơn và có thể được kiểm soát Sau khi sinh nếu có thể.

 Tìm một chuyên gia tư vấn về Gen là một ý kiến sáng suốt. Nếu cả hai bạn đều ở độ tuổi trên 35, thì việc chuyên gia tư vấn Gen là cần thiết; điều này có thể nảy sinh một số vấn đề khúc mắc. Nguy cơ gây ra các dị tật về hoóc môn giới tính nam vượt quá 5% trong nhóm này. Tuổi của người cha cũng có ảnh hưởng đến thai kỳ. 

Tư vấn Gen có thể tạo ra sự gần gũi giữa hai vợ chồng và chuyên gia y tế những người được đào tạo để đối phó với các vấn đề liên quan đến sự xuất hiện của trạng bệnh, hoặc nguy cơ xuất hiện thuộc về Gen. Với việc tư vấn về Gen, các thông tin về Gen của người sẽ được áp dụng cho hoàn cảnh riêng của từng cặp vợ chồng. Các thông tin sẽ được giải mã để các cặp vợ chồng dễ hiểu hơn và đưa ra được những quyết định về việc có sử dụng Các biện pháp tránh thai hay không. Để có thêm thông tin về tư vấn Gen, hãy xem qua phần Chuẩn bị cho quá trình mang thai.

Khi người mẹ cao tuổi thì người cha cũng cao tuổi thậm chí là còn hơn. Rất khó có thể xác định được liệu tuổi của ai - của người cha hoặc của người mẹ - ảnh hưởng tới quá trình mang thai. Một số nghiên cứu đã minh chứng rằng người cha từ độ tuổi 55 trở lên khi Sinh con ra có nhiều nguy cơ mắc phải hội chứng Đao hơn. Những nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ càng tăng cao nếu như người mẹ cao tuổi. Chúng tôi đã thống kê được vào độ tuổi 40, nguy cơ người cha có thể khiến cho trẻ bị hội chứng Đao là 1%; tỉ lệ này sẽ tăng lên gấp đôi ở độ tuổi 45 nhưng cũng chỉ có 2%.

Mách nhỏ cho tuần thứ 16.

Một số các loại thức ăn bạn thường thích ăn có thể khiến cho dạ dày của bạn đau trong quá trình mang thai. Bạn cần phải thay thế một số loại Thực phẩm có nhiều Chất dinh dưỡng hơn mà bạn dễ tiêu hơn.

Một số các nghiên cứu ngày nay đề nghị rằng đàn ông nên có con ở độ tuổi trước 40. Đây là một quan điểm bảo thủ, và không phải ai cũng đồng tình với quan điểm đó. Phải có thêm số liệu và nghiên cứu cần được tiến hành trước khi chúng ta có thể đưa ra một phán quyết chắc chắn hơn về độ tuổi của người chà và ảnh hưởng của nó đối với thai kỳ của người vợ.

 Liệu thai kỳ của bạn có khác biệt không nếu bạn cao tuổi hơn? Do bạn là một sản phụ cao tuổi, bác sĩ của bạn có thể quan tâm đến bạn nhiều hơn hoặc bạn sẽ phải tiến hành nhiều xét nghiệm hơn. Xét nghiệm đó có thể bao gồm việc chọc dò màng ối và CVS, để xác định liệu con bạn có mắc phải hội chứng Đao hay không. Xét nghiệm này có thể sẽ được khuyên dùng thậm chí nếu bạn không bao giờ có ý định dừng thai kỳ. Biết rõ những thực tế này có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho đợt sinh nở của bạn. 

Bạn cũng cần phải cẩn thận hơn trong suốt Quá trình mang thai về các dấu hiệu và  triệu chứng của bệnh đái Đường trong kỳ Thai nghén cũng như bệnh cao huyết áp. Cả hai tình trạng này có thể trở thành những vấn đề phức tạp trong thai kỳ, với những việc chăm sóc y tế thật tốt, chúng ta có thể hoàn toàn giải quyết tương đối ổn thoả. Những người phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao thường có nhiều nguy cơ Sinh đôi hơn.

Giống như các ảnh hưởng về thể chất, bạn có thể nhìn thấy các đường giãn cơ tại nơi mà trước khi mang thai bạn không hề có, nhận thấy Ngực bạn xệ hơn và thấy độ căng của cơ yếu hẳn đi. Việc bạn mang thai và tuổi tác khiến cho bạn có những "mất mát" như vậy. Hãy chú ý đến cả Lối sống của bạn - Chế độ dinh dưỡng và luyện tập - có thể giúp bạn rất nhiều.

Do nhu cầu về thời gian và sức khoẻ, mệt mỏi có thể là một trong những vấn đề lớn nhất của bạn. Đây là những lời than phiền thường thấy của phụ nữ mang thai. Nghỉ ngơi là việc cần thiết bạn nên làm cho bạn và cho con bạn. Hãy nắm bắt lấy các cơ hội để bạn có thể nghỉ ngơi và tận dụng những Giấc ngủ ngắn. Không nên nhận thêm nhiệm vụ cũng không nên thử sức mình ở những vị trí mới. Không nên tình nguyện đưa mình vào những dự án lớn trong công việc hoặc bất cứ nơi nào. Hãy học cách nói "không". Bạn sẽ cảm thấy thực sự tốt hơn!

Luyện tập bình thường có thể giúp bạn đẩy cao được năng lượng của mình và có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu một số sự khó chịu. Tuy nhiên, hãy cùng với bác sĩ của bạn kiểm tra cẩn thận mọi thứ trước khi bắt đầu bất cứ chương trình luyện tập nào.

Căng thẳng bản thân nó cũng là một vấn đề. Để cơ thể giảm thiểu được cảm giác nặng nề này, cách tốt nhất là bạn hãy luyện tập, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hãy chú ý dành thời gian cho bản thân mình nhé.

Một số phụ nữ lại nhận thấy là việc tìm một nhóm chuyên hỗ trợ các trường hợp mang thai là cách tốt nhất để có thể đối phó với các khó khăn và họ có thể gặp phải. Hãy tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ của bạn vậy.

Qua các nghiên cứu, chúng ta được biết rằng sinh nở đối với phụ nữ khi đã cao tuổi là tương đối khó khăn. Tử cung của bạn lúc này có thể không mở rộng được sớm hơn như ở các phụ nữ trẻ, vì thế thời gian khi sinh có thể kéo dài hơn. Các phụ nữ cao tuổi này thường có tỉ lệ Mổ đẻ cao. Một nguyên do cho rằng phụ nữ cao tuổi thường sinh ra những đứa con to hơn. Sau khi sinh con, dạ con của bạn cũng không thẻ khép nhanh được. Thời gian xuất huyết hậu sản có thể kéo dài hơn và nhiều hơn.

Để có cái nhìn sâu hơn về việc mang thai sau độ tuổi 35, hãy xem cuốn sách "Mang thai sau tuổi 35".

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Một tin tốt lành - phụ nữ mang thai nên thường có những bữa ăn nhẹ, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ. Bạn nên dùng từ 3 đến 4 bữa ăn nhỏ ngoài những bữa ăn chính của mình. Mặc dù nò vẫn tồn tại một số tình huống tiến thoái lưỡng nan. Trước hết, bữa ăn nhỏ này phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Thứ hai, bữa chính phải nhẹ hơn thì bạn mới có thể ăn được các bữa ăn nhẹ này. Một mục tiêu về Dinh dưỡng trong khi mang thai đó là bạn phải ăn đủ các chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cần thiết cho nhu cầu sử dụng của bạn và thai nhi đang lớn trong bụng bạn.

Thông thường thì bạn muốn những bữa ăn nhẹ của mình thường nhanh và dễ nuốt. Có lẽ sẽ mất thời gian cho bạn để có thể lên được kế hoạch cũng như nỗ lực để đảm bảo là các thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng có thể tập trung trong các ăn nhẹ của bạn. Hãy chuẩn bị tất cả các thứ trước. Hãy cắt giảm bớt các loại Rau dùng cho salát và nhai vặt khi ngâm vào nối nước dùng ít canxi. Hãy luôn mang bên mình các quả Trứng đã luộc kỹ. Bơ lạc (dùng cho mục đích Giảm béo hoặc có thể dùng đều đặn), bánh quy mặn và Ngô sống là những lựa chọn tương đối tốt. Phomát ít béo và phomát nướng có thể bổ sung canxi. Nước hoa quả ép thay vì các đố uống có ga. Nếu như nước Hoa Quả có nhiều đường hơn nhu cầu bạn thích, hãy uống kèm nó với nước. Các loại trà thảo dược cũng rất tốt. (hãy xem thêm phần thảo luận về các loại trà thảo dược trong tuần thứ 30).

Bạn cũng cần biết.

Không nên nằm ngửa.

Tuần thứ 16 là một bước ngoặt - không nên nằm ngửa trên giường trong khi nằm nghỉ hoặc nằm ngủ hay đơn giản là nằm nghỉ trên sàn nhà khi luyện tập hoặc thư giãn. Tư thế này sẽ tạo ra nhiều áp lực trên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ và khiến cho lượng máu lưu thông đến đứa con của bạn ít hơn.

Lượng máu lưu thông truyền từ mẹ sang con có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và lớn lên của thai nhi. Không nên đặt sức khoẻ của con bạn vào sự nguy hiểm bằng việc quên đi hoạt động mang tính quan trọng này.

Nằm tựa trên chiếc ghế hoặc kê cao đầu trên gối có thể chấp nhận được. Không nên nằm ngửa bằng lưng.

Tính nhạy cảm với Rh.

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể giúp bạn xác định được nhóm máu và nhân tố Rh của mình. Có thể đến bây giờ bạn đã có nhiều thông tin về nó. Nhóm máu (chẳng hạn như O, A, B, AB) và nhân tố Rh là tương đối quan trọng. Rh là lượng Protein có trong máu của bạn; nó có một đặc tính gen di truyền. Nếu như bạn có Rh dương tính, có nghĩa là bạn có nhân tố này trong máu; âm tính thì ngược lại. Trước kia, một người phụ nữ có Rh âm tính mang đứa con trong bụng có Rh dương tính là có thể gây nên một thai kỳ mang tính phức tạp cao, khiến cho đứa con sinh ra rất yếu.

Máu của bạn hoàn toàn tách biệt so với máu của con bạn. Nếu bạn mang Rh dương tính, bạn không cần phải Lo lắng nhiều về bất cứ thứ gì. Nếu bạn Rh âm tính, bạn cần phải hiểu biết thêm về trạng bệnh này.

Nếu như bạn âm tính về Rh nhưng đứa con bạn mang trong bụng lại dương tính về nhân tố này hoặc trong trường hợp bạn truyền máu hoặc nhận máu ở một dạng nào đó, sẽ có nguy cơ bạn trở nên nhạy cảm với nhân tố Rh hoặc miễn dịch đồng loạt. Miễn dịch đồng loạt có nghĩa là bạn tạo ra các kháng thể lưu thông trong bộ máy có thể bạn, điều này không thể gây hại gì cho bản thân bạn nhưng nó có thể tấn công hồng cầu dương tính về Rh của con bạn (nếu như con bạn âm tính về Rh  thì sẽ chẳng có vấn đề gì cả). Kháng thể cảu bạn có thể truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến máu của con bạn. Điều này sẽ gây ra Các bệnh về máu của thai nhi và trẻ sơ sinh. Nó khiến cho con bạn bị Thiếu máu khi vẫn còn đang trong dạ con và điều này thực sự nguy hiểm. Phơi nhiễm các kháng thể này không hề gây ảnh hưởng gì cho người mẹ.

Thật may mắn là phản ứng này có thể phòng ngừa được. Việc sử dụng Globulin miễn nhiễm Rh (RhoGAM) có thể giảm thiểu tình trạng này. Nó được khuyên dùng trong tuần thứ 28 của giai đoạn Thai nghén để phòng ngừa trường hợp nhạy cảm trước khi sinh. Rất ít các phụ nữ ngày nay khi mang thai bị nhạy cảm. Nếu như bạn có Rh âm tính và lại đang mang thai thì việc tiêm RhoGAM sẽ trở thành một phần thai kỳ của bạn. RhoGAM là một sản phẩm được triết xuất từ máu của người. Nếu như bạn có nguyên do thuộc về tôn giáo, đạo đức và mang tính Cá nhân trong việc sử dụng về máu và các sản phẩm từ máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

Việc tiêm thêm RhoGAM sẽ được áp dụng cho trường hợp của bạn nếu như bạn phơi nhiễm máu của con bạn, khả năng xảy ra thường vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc trong khi sinh. Trường hợp Chấn thương ở vùng bụng có thể khiến cho bạn phơi nhiễm máu của con mình. Liều lượng RhoGAM nhiều có khả năng sẽ áp dụng cho bạn nếu như xét nghiệm máu cho thấy là có nhiều hơn mức bình thường các tế bào hồng cầu mang dương tính Rh được truyền từ con bạn sang hệ thống lưu thông máu của bạn.

RhoGAM cũng được đưa vào cơ thể bạn trong vòng 72 giờ sau khi sinh, nếu như con bạn dương tính về Rh. Còn nếu như con bạn âm tính về nhân tố này sẽ không cần phải tiêm thêm RhoGAM sau khi sinh hoặc phải xét nghiệm trong quá trình mang thai. Tuy nhiên tốt nhất là không nên để nguy cơ này xảy ra hoặc phải tiêm RhoGAM trong quá trình mang thai. Nếu như bạn mang thai lệch và âm tính về Rh, bạn cũng nên dùng thêm RhoGAM. Chất này cũng được dùng trong trường hợp Sảy thai hoặc nạo phá thai. Nếu bất cứ quy trình nào được tiến hành mà có thể khiến cho máu của bạn trỗn lẫn vào với máu của con bạn, chẳng hạn như chọc dò màng ối và CVS, cộng với việc bạn âm tính về Rh, bạn cũng nên bổ sung RhoGAM.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Liệu bạn có đang băn khoăn là bạn vẫn chưa chia sẻ cùng ai điều gì bao giờ không? Liệu bạn có đang quan tâm đến sức khoẻ của vợ hoặc con bạn không? Bạn có nghĩ đến vai trò của mình trong việc sinh đẻ của vợ không? Bạn có quan tâm đến việc mình có thể trở thành người cha tốt không? Hãy chia sẻ tất cả suy nghĩ ấy với vợ bạn. Bạn không phải là gánh nặng của cô ấy. Thực tế là, cô ấy sẽ có cảm giác được thư giãn hơn nếu như cô ấy biết rằng mình không hề Cô đơn trong cảm giác bị ngập lụt vì sự thay đổi mang tính to lớn này của cuộc đời.

Thai 16 tuần tuổi

16.01.2009

Bé vẫn còn rất nhỏ, mới chỉ nằm vừa vặn trong lòng bàn tay của bạn. Mặc dù bạn đã tăng 2,2 - 4,5kg nhưng bé yêu mới chỉ nặng có 70g và chiều dài từ đỉnh đầu đến mông mới chỉ là 11cm.

Sự phát triển của bé

Nét mới nhất của tuần này đó là sự nhảy cảm với ánh sáng và bé bắt đầu nấc cụt liên tục, một dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở. Bạn không thể nghe thấy những tiếng động đó bởi vì khí quản của bé lúc này toàn chất lỏng chứ chưa phải là khí.

Chân bé đang dài ra hơn so với tay, các móng tay đã hình thành đầy đủ và tất cả các cơ, khớp đã có thể vận động.

Lúc này, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của bé qua máy siêu âm do cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển đẩy đủ.

Đây cũng là thời điểm tốt để bạn bắt đầu luyện tập.

Sự thay đổi của người mẹ

Một trong những thời điểm thú vị nhất của giai đoạn mang thai đang rất gần: đó là cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những lần "máy bụng" đầu tiên. Bạn có thể cảm nhận những ngọ ngoạy đầu tiên này giống như là có ai đó vỗ nhẹ vào bụng bạn.

Hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được điều này trong khoảng thời gian 16 - 20 tuần thai vì thế đừng lo lắng nếu bé vẫn quá "ngoan ngoãn" ở thời điểm này. Nếu đây không phải là bé đầu lòng, bạn sẽ cảm nhận được thai đang "máy bụng" sớm hơn nữa.

Đây cũng thời điểm bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm tiền sinh như chọc ối, siêu âm (thường được thực hiện trong thời điểm 15 - 20 tuần thai). Chọc ối thường được khuyến nghị đối với phụ nữ ngoài 35 hoặc đã từng sinh bé mắc dị tật.

Hệ miễn dịch của bạn lúc này sẽ có chút thay đổi dù không đáng kể. Vì thế, bạn nên lưu ý rằng bạn có thể dễ bị ho và cảm lạnh hơn lúc bình thường. Mặc dù chúng có thể làm bạn bực bội, mệt mỏi nhưng những triệu chứng này không gây hại cho thai nhi. Những viêm nhiễm khác cũng có thể gặp khi bạn mang thai như sởi, rubella... mới cần được chăm sóc đặc biệt. Mặc dù bệnh "giời leo" không gây hại cho thai nhi nhưng bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các bà bầu khác.

Lời khuyên hữu ích

Nếu có điều kiện, hãy tham gia các lớp tập aerobic dưới nước dành cho các bà bầu. Đây là một trong những cách tuyệt vời nhất để bạn có thể sinh nở dễ dàng.

Những điều cần lưu tâm

Luôn uống nhiều nước để tránh bị khử nước.

Thực hiện những động tác yoga phù hợp để cơ thể luôn mềm dẻo trong suốt quá trình thai nghén.

Thai 17 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã to đến thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của trẻ là 11 đến 12 cm. Cân nặng của Thai nhi đã tăng lên gấp đôi trong vòng 2 tuần và tương đương với 100g. Cho tới thời điểm này, con bạn đã có kích thước bằng một bàn tay mở rộng.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Tử cung của bạn giãn ra và nằm cách Rốn bạn từ 3,8 đến 5cm. Bạn lúc này đã thể hiện ra ngoài nhiều hơn và bụng dưới của bạn đã bắt đầu hơi phồng lên. Cho đến thời điểm này, những loại quần áo rộng hoặc dùng riêng cho trường hợp mang bầu là bắt buộc để có thể cảm thấy thoải mái nhất.

Các phần khác của Cơ thể bạn cũng có những thay đổi. Lượng cân nặng tăng thêm từ 2,25 đến 4,5kg là hết sức bình thường.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào

Nếu như bạn nhìn ở hình minh hoạ trang sau và xem lại những chương trước đó, bạn sẽ thấy có sự thay đổi đáng kể đang diễn ra ở con bạn. Các lớp mỡ bắt đầu hình thành và tiếp tục phát triển sau những tuần tiếp theo. Con được gọi bằng cái tên khác đó là mô mỡ, mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra độ ấm và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Trong tuần thứ 17 của quá trình phát triển, Nước chiếm khoảng 89g trong cơ thể con bạn. Trong một em bé bình thường, mỡ chiếm khoảng 2,4kg trong một Trọng lượng bình thường 3,5kg.

Bạn có thể cảm thấy trẻ đạp trong thời gian này, hoặc có thể điều này đã diễn ra trước đó. Nhưng không phải ngày nào bạn cũng có thể cảm nhận được sự di chuyển này. Khi thai kỳ phát triển hơn, sự di chuyển của trẻ trở nên mạnh hơn và thường xuyên hơn.

Những thay đổi của bạn.

Cảm giác được con bạn đang đạp sẽ khiến cho bạn chắc chắn được thai kỳ của mình đang diễn ra rất tốt. Điều này thực sự có thật nếu như bạn có một vấn đề gì đó.

Khi thai kỳ càng dài, bạn sẽ cảm thấy rằng phần trên của dạ con là hình cầu. Nó sẽ càng ngày phát triển nhanh về chiều dài (lên phía trên bụng) hơn là về chiều rộng, và do đó dạ con của bạn càng tròn và giống hình Trứng hơn. Dạ con của bạn sẽ lấp đầy khung chậu và bắt đầu phát triển lên phía trên bụng. Ruột gan của bạn bị đẩy lên cao và sang bên cạnh. Nó chiếm hầu hết vào vị trí của gan. Tử cung này không phải trôi nổi lung tung nhưng cũng không gắn lại ở một điểm cố định nào đó.

Khi bạn đứng lên, dạ con của bạn chạm vào thành trên của bụng tại phía trước. Bạn sẽ cảm thấy rõ nhất mọi thay đổi tại vị trí này. Khi bạn nằm xuống, nó sẽ trôi về phía ngược lại cột sống và các mạch máu. (động mạch chủ và tĩnh mạch chủ).

Đau dây chằng.

Dây chằng xung quanh được gắn vào mỗi bên của phần trên dạ con và ở bên thành của khung xương chậu. Trong suốt thai kỳ và trong Giai đoạn lớn lên của dạ con, các dây chằng này sẽ giãn ra và bị kéo căng ra. Nó sẽ dài ra và dày hơn. Sự di chuyển của bạn sẽ kéo căng các dây chằng, gây đau và khó chịu gọi là đau dây chằng. Nó không phải là dấu hiệu của một vấn đề; nó biểu hiện là tử cung của bạn đang lớn lên. Đau có thể xuất hiện ở một bên hay cả hai bên, hoặc có thể tồi tệ hơn ở một bên hơn là bên kia. Cơn đau này không gây tổn hại đến bạn và con bạn.

Nếu như bạn gặp phải những cơn đau như thế này, bạn sẽ cảm thấy khá hơn nếu nằm xuống nghỉ ngơi. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu như các cơn đau trở nên trầm trọng hơn hoặc các dấu hiệu khác có thể nảy sinh. Một số dấu hiệu đáng báo động chẳng hạn như chảy Máu ở vùng âm đạo, chảy Nước ối từ Âm đạo và đau nặng.

Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Gia tăng lượng Khí hư ở âm đạo

Trong suốt quá trình mang thai, việc gia tăng về lượng chất thải của Âm đạo hoặc phân tiết âm đạo, còn gọi là bạch sản, là hết sức thông thường. Các chất tiết ra này thường có màu xanh hoặc vàng và tương đối dầy. Nó không phải là một dạng của lây nhiễm. Chúng tôi cho rằng đó là do lượng Máu lưu thông trên Da và cơ xung quanh vùng âm đạo tăng lên, tạo ra màu sắc tím hoặc xanh của âm đạo. Sự xuất hiện này bác sĩ của có thể dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn đầu của thai kỳ, gọi là dấu hiệu Chadwick.

Bạn cần phải đóng thêm băng vệ sinh trong trường hợp bạn bị chảy với số lượng nhiều. Tránh mặc những loại quần bó ống hoặc quần áo lót bằng nilông; chọn những loại quần lót có lớp màng bọc giữa bằng cottông để vùng giữa âm đạo được thoáng khí hơn.

Lây nhiễm âm đạo có thể và đã xảy ra trong khi mang thai. Trường hợp chảy ra có viêm nhiễm thường có mùi thối. Nó thường có màu vàng hoặc màu xanh và thường gây khó chịu hoặc Ngứa xung quanh và bên trong âm đạo. Nếu bạn có một trong các dấu hiệu ở trên, hãy gọi cho bác sĩ của bạn nhé. Một số các loại kem thoa và chất kháng sinh chống viêm nhiễm đều an toàn khi sử dụng trong thời gian mang thai.

Tắm vòi hoa sen trong khi mang thai.

Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng bạn không nên Tắm vòi hoa sen trong thời gian mang thai. Vòi tắm âm đạo hoàn toàn không nên dùng!

Dùng vòi hoa sen có thể khiến cho bạn xuất huyết hoặc có thể gây ra nhiều vấn đề khác nữa, chẳng hạn như nghẽn mạch khí. Nghẽn mạch khí xuất hiện khi không khí len vào dòng Máu của bạn từ áp lực của vòi hoa sen. Trường hợp này hiếm nhưng nó có thể gây ra các vấn đề tương đối phức tạp.

Mách nhỏ cho các ông bố

Hãy làm nhiệm vụ Xoa bóp để giảm căng cơ, thư giãn cơ và đầu óc, Lưng và chân.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Một số phụ nữ lựa chọn Ăn kiêng trong khi Mang thai vì lý do Cá nhân hoặc vì lý do tôn giáo. Nhiều người thì lại bị Nôn khi ăn thịt. Liệu Ăn chay trong khi Mang thai có an toàn không? Có thể an toàn nếu như bạn để ý đến loại và kết hợp các loại Thực phẩm với nhau.

Nếu bạn không ăn Thịt trong các bữa ăn, hãy đảm bảo rằng bạn phải hấp thụ đủ lượng calo cần thiết cho nhu cầu năng lượng của mình. Những loại thực phẩm đó là Hoa Quả tươi và rau. Tránh dùng những loại thực phẩm không có calo và ít hoặc không có giá trị về mặt dinh dưỡng. Mục tiêu của bạn là ăn đủ các nguồn Protein để cung cấp đủ năng lượng thai nhi và cho bản thân bạn.

Một điều cũng không kém phần quan trọng đó là phải chú ý bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn ăn nhiều loại ngũ cốc khác nhau, và đậu sấy, Hoa quả và mầm lúa mạch, bạn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bạn về sắt, kẽm và một số loại khoáng chất chủ yếu khác. Bạn cũng cần phải hấp thụ thêm các loại canxi và Vitamin B2 và Vitamin D.

Nếu bạn không ăn thịt vì chúng làm bạn cảm thấy khó chịu, hãy tham khảo ý kiến căn bệnh về tham chiếu tới một chuyên gia dinh dưỡng. Bạn sẽ cần sự hỗ trợ của họ để có thể lên được một kế hoạch ăn uống hoàn thiện. Nếu như bạn là một người ăn chay, có thể trong một thời gian ngắn bạn không thể biết được cách để hấp thu đủ các lượng Chất dinh dưỡng mà bạn cần. Tuy nhiên, nếu như bạn có bất cứ vấn đề gì, hãy tự tin trao đổi với bác sĩ của bạn.

Bạn cũng cần biết.

Xét nghiệm chụp chiếu hình tứ giác.

Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ của bạn có thể xác định được liệu đứa con bạn đang mang trong bụng có mắc phải hội chứng Đao hay không. Xét nghiệm máu dạng này cũng có thể tìm thấy các vấn đề khác trong thai kỳ của bạn, chẳng hạn như dị tật về ống dây thần kinh.

Xét nghiệm hình tứ giác này cũng giống như xét nghiệm 3 lớp, với thêm phương pháp thứ tư - lượng inhibin-A trong cơ thể bạn. Chỉ số thứ 4 này có thể tăng tính nhạy cảm so với tiêu chuẩn của xét nghiệm 3 lớp trên khoảng 20% trong việc xác định một thai nhi có thể mang hội chứng Đao hay không.

Xét nghiệm theo hình tứ giác này có thể xác định được 79% trường hợp hội chứng Đao ở thai nhi. Nó có kết quả dự đoán sai khoảng 5% trong tất cả các trường hợp.

Mách nhỏ tuần thứ 17

Nếu như bạn bị Chuột rút Chân trong thời gian mang thai, không nên đứng trong thời gian quá lâu. Nghỉ ngơi bằng cách nằm nghiêng càng nhiều lần càng tốt. Các bài tập giãn cơ được tiến Hành thận trọng cũng rất có lợi. Bạn cũng có thể dùng các miếng băng nóng để dán trực tiếp vào những chỗ hay bị chuột rút, nhưng không nên dùng quá 15 phút mỗi lần. Hãy bổ sung thêm kali trong các bữa ăn hàng ngày để đối phó với trường hợp chuột rút trước khi chúng bắt đầu hoành hành bạn - Nho khô và chuối là những nguồn cung cấp kali tuyệt vời nhất.

Thai 17 tuần tuổi

22.01.2009

Một điều vô cùng thú vị của tuần tuổi này là bé đã bắt đầu biết tạo thú vui, đó là nghịch dây rốn, sờ vào nó và đẩy nó di chuyển.

Sự phát triển của bé Tuần này, bé đã có kích thước của một quả lê/quả bơ (dài khoảng 11,6cm tính từ đỉnh đầu đến mông, nặng khoảng 100g). Các hệ thống trong cơ thể như tuần hoàn, bài tiết... đi vào hoạt động nhịp nhàng. Một điều vô cùng thú vị là bé đã bắt đầu biết đùa, đó là nghịch dây rốn, sờ vào nó và đẩy nó di chuyển. Thậm chí, bé còn biết nắm chặt dây rốn, khiến lượng oxy đi qua bị giảm sút. Các bà mẹ đừng vội lo lắng khi đọc những thông tin này vì bé sẽ không nắm chặt dây rốn lâu đâu. Bé đủ thông minh để biết đâu là điểm dừng mà. Bé cũng đã biết thở ra hít vào dù quanh bé toàn nước ối.

Trong 3 tuần tới, bé sẽ lớn rất nhanh, tăng gấp đôi trọng lượng và thêm vài cm chiều dài thân mình.

Lưu ý là sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Trên đây chỉ là những phát triển chung nhất của thai nhi trong giai đoạn tương ứng.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn giờ đã tăng ít nhất 2,2kg và có thể tăng tới 4,5kg. Tử cung đang "nở" to và bạn cảm nhận được sự đau nhói ở lưng do dây chằng đang bị kéo căng, thường là do sự thay đổi tư thế đột ngột. Cảm giác đau nhói này chỉ đôi chút nhưng nếu nó kéo dài vài ngày hoặc tăng nặng dù đã áp dụng nhiều cách khác nhau thì bạn cần tới gặp bác sĩ.

Có rất nhiều cặp vợ chồng lo lắng về quá trình sinh nở sẽ như thế nào và họ sẽ ra sao trong vai trò mới toanh sắp tới. Tất cả những lo lắng này đều hết sức bình thường. Hãy thử trò chuyện với những ông bố bà mẹ có con rồi để hiểu rõ hơn về cảm giác làm bố mẹ lần đầu và tìm đọc các sách báo nói về sinh nở. Điều này sẽ giúp bạn an tâm cũng như giúp quá trình sinh nở sau này dễ dàng hơn.

Đây cũng là thời điểm thuận lợi để bạn thực hiện một chuyến du lịch ngắn ngày nếu có thời gian và tiền bạc. Du lịch ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ luôn được khuyến khích vì bạn đã hết cảm giác ốm nghén và cũng chưa quá ộ ệ hay có bất kỳ nguy cơ sinh non nào. Nếu đi du lịch bằng đường hàng không, hãy nói rõ với nhân viên mua vé về tình trạng của bạn để phòng trường hợp một số hãng bay không "nhận" bà bầu.

Trao đổi cộng đồng

Bạn có một công việc phù hợp với giai đoạn chăm con mọn? Nếu không thì có lẽ không có cách nào khác là bạn phải nghỉ làm. Hãy trao đổi với các bà mẹ khác để tìm cho mình một cách phù hợp nhất.

Những điều cần quan tâm

Ăn làm nhiều bữa mối ngày. Các loại hoa quả khô, sữa chua... đều là những nguồn chất xơ rất tốt. Uống nhiều nước và tránh các loại nước có ga.

Bạn bắt đầu cảm nhận được sự phiền toái do hiện tượng chuột rút gây ra?

Những biểu hiện thai nghén nào mà bạn cần phải chú ý?

Làm gì khi mắc bệnh nấm âm đạo?

Những lo lắng thường gặp

Tôi thường có cảm giác mệt mỏi và cảm thấy hào hứng hơn đôi chút khi đi bộ hay tập luyện trong những tháng mùa hè nóng nực. Tôi được biết là việc tập luyện rất tốt. Vậy xin hỏi bài tập luyện nào tốt nhất cho bà bầu như tôi?

Giữ cân nặng vừa phải sẽ giúp cơ thể bạn đáp ứng được nhiều yêu cầu của giai đoạn thai nghén, giúp bạn lâm bồn thuận lợi cũng như cân nặng hợp lý của trẻ khi chào đời. Vậy hãy trung thực với bản thân mình, xem hoạt động nào làm bạn cảm thấy thoải mái nhất lúc này - đây chính là hoạt động thích hợp với bạn và an toàn cho thai nhi.Bạn có thể tập các bài yoga nhẹ nhàngđể thư giãn các múi cơ bắp, giúp bạn học được cách hít thở, chuẩn bị cho giai đoạn lâm bồn nhưng lưu ý là đừng căng cơ quá mức, hãy bảo vệ lưng của mình!

Cách dưỡng thai 18 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của con bạn lúc này là 12,5 đến 14cm. Cân nặng của Thai nhi rơi vào khoảng 150g.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?

Bạn có thể cảm nhận được dạ con của mình nằm ngay dưới rốn. Nếu bạn đặt ngón tay dọc theo đó mà đo, nó rộng khoảng 2 ngón tay so với Rốn của bạn. Dạ con của bạn lúc này đã bằng kích thước của một quả Dưa bở hoặc có thể lớn hơn một chút.

Lượng Tăng cân tổng thể của bạn lúc này có thể rơi vào khoảng 4,5 đến 5,8kg. Tuy nhiên con số này có thể khác nhau nhiều. Nếu như bạn Tăng cân nhiều hơn con số này hãy nói với bác sĩ của bạn. Bạn cũng cần phải gặp chuyên gia dinh dưỡng. Bạn còn nửa chặng Đường nữa cần phải đi qua trong thai kỳ của mình, và bạn sẽ còn tăng cân nhiều nữa.

Tăng cân quá nhiều so với mức cân quy định có thể khiến thai kỳ và Sinh đẻ trở nên khó khăn hơn. Quá nhiều cân khi tăng sẽ rất khó để có thể giảm đi sau đó.

Hãy theo dõi tất cả những thứ mà bạn ăn hàng ngày. Hãy lựa chọn các loại Thực phẩm có đủ Chất dinh dưỡng cho bạn và con bạn.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào.

Con bạn vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần, nhưng tại thời điểm này tốc độ tăng trưởng trở nên chậm hơn một chút. Như hình ảnh minh hoạ bạn nhìn thấy ở trang bên, con bạn lúc này trông đã như một con người.

Sự phát triển của Tim và hệ thống lưu thông.

Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, 2 ống đã nối lại vào tạo thành tim. Tim bắt đầu thu nhỏ vào từ ngày 22 của quá trình tăng trưởng hoặc vào khoảng đầu tuần thứ 5 của thai kỳ thai nghén. Tim bắt đầu đập và có thể nhìn thấy từ 5 đến 6 tuần của thai kỳ bằng xét nghiệm siêu âm.

Van tim được chia là thành các đám phồng lên. Các khu vực này sẽ phát triển thành buồng tim, gọi là tâm thất (trái và phải) va tâm nhĩ (tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải). Việc phân chia này bắt đầu từ tuần thứ 6 và thứ 7. Trong suốt tuần thứ 7, việc phân chia mô thành tâm nhĩ trái và phải bắt đầu, và một khoảng cách giữa các tâm nhĩ gọi là lỗ ovale xuất hiện. Khoảng mở này cho phép Máu được lưu thông từ một tâm nhĩ sang một tâm nhĩ khác, cho phép chúng đi qua phổi. Trong khi sinh, khoang mở này sẽ đóng kín.

Tâm thất, phần buồng tim thấp ở phía dưới (nằm dưới phần tâm thất), cũng bắt đầu xuất hiện các vách ngăn. Thành tâm thất được hình thành bởi các cơ. Tâm thất trái đẩy Máu lên phần trên Cơ thể và lên não, còn tâm thất phải thì đẩy Máu đến hai lá phổi.

Van tim xuất hiện cùng thời gian với buồng tim. Van này có nhiệm vụ lấp đầy và làm sạch tim. Âm thanh của tim cũng như tiếng gió phát ra từ tim là do lượng máu được truyền qua van tim. Máu của con bạn sẽ chảy qua Nhau thai bằng dây rốn. Ở nhau thai, oxi và các chất Dinh dưỡng được truyền từ cơ thể bạn tới cơ thể của thai nhi. Mặc dù tất cả sự lưu thông của máu từ cơ thể bạn tới cơ thể của thai nhi là khá gần gũi nhưng nó không phải tới sự kết nối trực tiếp. Hệ thống lưu thông này là hoàn toàn biệt lập.

Khi sinh ra, con bạn phải chuyển rất nhanh từ trạng thái phụ thuộc hoàn toàn vào cơ thể bạn để lấy oxi đến trạng thái độc lập phải sử dụng đến tim và Phổi của bé. Lỗ ovale lúc này đóng, máu sẽ đi từ tâm thất phải, tâm nhĩ phải và phổi trong quá trình oxi hoá lần đầu tiên. Đây thực sự là một chuyển biến lớn.

Trong tuần Thai nghén thứ 18, Siêu âm có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh về tim. Điều này có thể rất hữu ích trong việc xác định ra một số trạng bệnh, chẳng hạn như hội chứng Đao. Một chuyên gia về Siêu âm có thể tìm ra được các dị tật cụ thể về tim. Nếu như trường hợp dị tật nghi ngờ có khả năng xuất hiện, sẽ có nhiều đợt Siêu âm được tiến Hành để có thể sát sao sự phát triển của con bạn khi thai kỳ diễn ra sau này.

Những thay đổi của bạn.

Bạn có bị đau Lưng không?

Hầu như tất cả các phụ nữ đôi khi đều trải qua những đợt Đau lưng trong thai kỳ. Bạn cơ thể bị Đau lưng thời gian trước đó hoặc có thể xuất hiện khi cơ thể bạn trở nên to hơn. Một số phụ nữ thường bị đau lưng  trong một số tư thế hoặc hoạt động bao gồm luyện tập quá sức, đi bộ, cúi xuống, vận chuyển một số thứ hoặc trong cả tư thế đứng. Thường thì đó chỉ là những dấu hiệu đau lưng thường thấy chứ không phải là những vấn đề mang tính nghiêm trọng. Một số phụ nữ cần phải chăm sóc đặc biệt bằng cách ra khỏi giường hoặc đứng dậy ngay từ tư thế ngồi. Ở trường hợp nặng, nhiều phụ nữ không thể đi nổi.

Những thay đổi về tính linh động của khớp xương có thể là một số nguyên nhân góp phần vào sự thay đổi trong điệu bộ của bạn và gây nên sự khó chịu ở vùng lưng dưới. Điều này thực sự hay xảy ra trong thời gian về sau của thai kỳ.

Khi dạ con của bạn to lên sẽ chuyển trọng lực của bạn lên cao, phía trên Chân bạn, điều mà có thể gây ra ảnh hưởng tới các khớp xương xung quanh khung xương chậu. Tất cả các khớp nối đều giãn ra. Sự gia tăng về hoóc môn là các nguyên do mang tính tiềm ẩn; tuy nhiên sự khó chịu này còn có khả năng là dấu hiệu của các vấn đề mang tính nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như Viêm thận bể hoặc sỏi thận. Hãy kiểm tra kỹ cùng bác sĩ của bạn nếu như đau lưng là một Bệnh mãn tính của bạn.

Mách nhỏ cho tuần 18.

Trong khi luyện tập, nhu cầu oxy sẽ tăng lên. Cơ thể bạn sẽ nặng hơn, và độ cân bằng của bạn cũng thay đổi. Bạn cũng cảm thấy dễ mệt hơn. Hãy nhớ kỹ những điều này khi bạn điều chỉnh chương trình luyện tập của mình.

Làm thế nào để bạn có thể phòng tránh và giảm bớt đau? Hãy thử áp dụng một số mẹo nhỏ ngay từ thời gian đầu của thai kỳ khi có thể, và chúng sẽ giảm bớt khi thai kỳ của bạn càng gần Giai đoạn cuối.

Hãy theo dõi các bữa ăn và việc tăng cân của bạn.

Hãy tiếp tục với các bài tập theo hướng dẫn trong suốt quá trình mang thai.

Hãy làm quen với tư thế ngủ nằm nghiêng.

Hãy tìm ra thời gian thích hợp trong một ngày để bạn có thể nghỉ ngơi và nằm thư giãn trong 30 phút trong tư thế nghiêng người.

Nếu bạn Có con rồi, hãy Ngủ trưa trong cùng thời gian với chùng.

Có thể uống acetaminophen để điều trị bệnh đau lưng.

Hãy đốt nóng ở những vùng đau.

Nếu như các cơn đau không dứt và trở nên nghiêm trọng hơn, hãy nói với bác sĩ của bạn.

Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ.

Luyện tập trong quý thứ 2 của thai kỳ.

Mọi người chắc đã nghe câu chuyện về những người phụ nữ luyện tập tích cực hay tham gia vào những hành động nặng nhọc cho đến tận ngày họ sinh nở mà vẫn không hề có vấn đề gì cả. Đó là những câu chuyện về các Vận động viên Olympic Mang thai trong thời gian họ đạt được huy chương trong kỳ thi games của Olympic. Hình thức luyện tập và luyện tập Căng thẳng về thể chất không phải là một ý kiến sáng suốt cho tất cả các phụ nữ mang thai.

Khi Tử cung của bạn to hơn và vùng bụng của bạn trở nên rộng hơn, trạng thái cân bằng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ cảm thấy mình thật vụng về. Đây không phải là thời điểm để bạn tiếp cận với các môn thể thao cần phải tiếp cận nhiều, chẳng hạn như bóng rổ, hoặc những môn thể thao khiến bạn dễ ngã hoặc dễ Chấn thương hay bị tấn công vào vùng bụng.

Phụ nữ Mang thai có thể tham gia an toàn vào một số môn thể thao và các hoạt động luyện tập trong suốt thai kỳ. Đây là những thái độ khác hoàn toàn với những gì của 20, 30 và 40 năm trước. Nghỉ ngơi và giảm bớt các hoạt động là những điều hết sức phổ biến lúc đó. Ngày nay chúng tôi tin rằng luyện tập và các hoạt động có thể có lợi cho bạn và đứa con đang lớn trong bụng bạn.

Hãy trao đổi về các hoạt động cụ thể của bạn trong các lần khám thai. Nếu thai kỳ của bạn có tính nguy cơ cao hoặc nếu bạn đã từng bị Sảy thai nhiều lần, thì điều đặc biệt quan trọng là bạn phải trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào. Đây không phải là thời điểm để bạn rèn luyện cơ thể hoặc tích cực với hoạt động. Thực tế thì ngược lại, đây là một thời gian tương đối tốt để bạn có thể giảm thiểu khối lượng cũng như mật độ của các hoạt động bạn đang tiến hành. Hãy lằng nghe cơ thể bạn. Nó sẽ nói cho bạn biết thời điểm nào thì bạn cần phải hoạt động chậm lại

Thế còn những hoạt động mà bạn đã thực sự tham gia vào hoặc những hoạt động bạn có ý định tham gia vào thì sao? Dưới đây là phần thảo luận về một số hoạt động khác nhau và những ảnh hưởng nó có thể mang lại cho bạn trong quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. (Hãy xem thêm tuần 3 để có thêm thông tin về luyện tập trong khi mang thai.)

  Bơi lội. Bơi lội có thể rất tốt cho bạn trong khi mang thai. Sự nâng đỡ và nổi trên mặt Nước là một hình thức thư giãn. Nếu như bạn bơi, hãy bơi thông suốt thai kỳ. Nếu bạn không thể bơi và đã từng tham gia luyện tập dưới nước (luyện tập ở những đầu không sâu của bể), bạn cũng có thể duy trì hoạt động này trong suốt thai kỳ. Hoạt động này có thể bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, miễn sao là bạn không lạm dụng nó quá.

  Đi xe đạp. Đây không phải là lúc để bạn học đi xe đạp. Nếu như bạn cảm thấy thoải mái khí đi xe đạp và có những địa điểm an toàn cho việc đạp xe, bạn có thể thưởng thức môn thể thao này cùng với chồng và Gia đình của mình. 

Độ cân bằng của bạn cũng thay đổi khi cơ thể của bạn có những thay đổi. Điều này sẽ khiến cho việc lên và xuống xe của bạn trở nên khó khăn hơn. Ngã xe có thể gây tổn thương cho bạn và con bạn.

Đạp xe tại chỗ là một giải pháp tốt cho bạn trong những ngày thời tiết xấu hoặc cho thời gian cuối của thai kỳ. Một số các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ Mang thai nên đạp xe tại chỗ trong thời gian từ 2 đến 3 tháng trước khi sinh để tránh trường hợp ngã xe.

 Đi bộ. Đi bộ là một thú vị trong khi mang thai. Nó là thời điểm tuyệt vời để bạn và chồng mình có thể nói chuyện với nhau. Thậm chí cả khi thời tiết xấu, bạn vẫn có thể Đi bộ ở một số địa điểm, chẳng hạn như trong một khu phố buôn bán khép kín, để có một buổi luyện tập có ích. Đi dạo khoảng 2 dặm với tốc độ bình thường là vừa phải. Khi thai kỳ Đi xa hơn, bạn cần phải giảm tốc độ và khoảng cách đi bộ lại. Đi bộ là một hoạt động luyện tập mà bạn cơ thể bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ miễn sao bạn không lạm dụng nó là được. 

 Chạy bộ. Nhiều phụ nữ vẫn duy trì việc Chạy bộ trong khi mang thai. Hình thức luyện tập này có thể bị cấm trong thời gian mang thai, nên hãy kiểm tra kỹ trước với bác sĩ. Nếu thai kỳ của bạn có nhiều nguy cơ, chay bộ sẽ không phải là một lựa chọn đúng đắn. 

Việc mang thai không phải là thời điểm để bạn tăng độ dài của Đường chạy cũng không phải là thời gian để bạn luyện tập cho một cuộc đua. Hãy mang những bộ quần áo thoải mái và đi những đôi giày thể thao có tính nâng đỡ và độ đệm tốt. Hãy dành một khoảng thời gian để dịu lại.

Trong suốt kỳ mang thai bạn cần phải cắt giảm độ dài của đoạn Đường bạn chạy. Và có khả năng phải chuyển sang đi bộ. Nếu bạn nhận thấy có xuất huyết, đau, sự co rút và các dấu hiệu khác sau khi chạy, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Một số hoạt động thể thao khác.

Quần vợt và Golf rất an toàn để duy trì trong quý thứ 2 và 3 của thai kỳ nhưng nó không mang lại nhiều tác dụng luyện tập.

Cưỡi ngựa không nên tham gia tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Tránh nhảy cầu trong khi mang thai.

Chơi Bowling có thể chấp nhận được, mặc dù khối lượng luyện tập có thể khác nhau. Hãy cẩn thận trong giai đoạn cuối của thai kỳ; bạn có thể bị ngã hoặc giãn chằng ở lưng. Khi độ cân bằng thay đổi, bowling có thể trở thành một môn thể thao khó khăn cho bạn.

Hãy nói với bác sĩ của bạn về môn trượt tuyết trước khi lên dốc. Nhắc lại một lần nữa, độ cân bằng của bạn trong giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ thay đổi rất nhiều. Việc bạn ngã có thể gây tổn hại đến cho bạn và con bạn. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng trượt tuyết trong thời gian một nửa còn lại của thai kỳ là không hề tốt. Một số khác các bác sĩ lại cho phép việc trượt tuyết trong thời gian đầu của thai kỳ, nhưng chỉ trong trường hợp thai kỳ của bạn không hề phức tạp cũng như đối với các kỳ mang thai trước đó.

Lái xe trượt tuyết, ván trượt tuyết hoặc môtô trượt tuyết là những hoạt động không được khuyên dùng. Vài bác sĩ có thể cho phép bạn tham gia nhưng với cường độ thấp. Mặc dù vậy, hầu hết trong số họ đều cho rằng nguy cơ quá lớn, đặc biệt là khi bạn đã gặp phải những vấn đề trong thai kỳ lần này và lần trước đó.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Sắt đóng vai trò khá quan trọng trong thời gian bạn mang thai. Bạn cần khoảng 30mg mỗi ngày để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của thai kỳ, cũng như thể tích máu ngày càng gia tăng của bạn. Trong quá trình bạn mang thai, con bạn sẽ rút lượng sắt dự trữ của bạn ra để tạo thành sắt của mình trong vài tháng đầu của cuộc đời. Điều này đảm bảo cho con bạn không bị thiếu sắt nếu bạn cho con bú.

Hầu hết tất cả các loại Vitamin tiền Sinh đẻ đều chứa đủ lượng sắt cho nhu cầu của bạn. Nếu bạn phải bổ sung thêm sắt, hãy uống Thuốc sắt với một cốc nước cam ép hoặc nước Bưởi ép để gia tăng thêm lượng hấp thụ của nó. Tránh uống café, trà hoặc Sữa trong thời gian bạn dùng chất bổ sung sắt cũng như trong khi ăn các loại thực phẩm giàu sắt. Nó sẽ khiến cơ thể bạn khó hấp thụ sắt hơn.

Nếu như bạn cảm thấy mệt, mất khả năng tập trung, bị đau đầu, choáng váng hoặc chứng khó tiêu, dễ ốm thì có thể bạn đang bị thiếu sắt.

Một cách rất đơn giản để có thể xác định được liệu bạn có thiếu sắt hay không đó là kiểm tra phần mi mắt dưới của bạn. Nếu như lượng sắt của bạn đủ thì nó có màu hồng đậm. Móng tay của bạn cũng màu hồng.

Chỉ có 10 đến 15% lượng sắt bạn tiêu thụ có thể hấp thu vào cơ thể bạn. Cơ thể bạn dự trữ một lượng vừa đủ, nhưng để có thể duy trì được lượng dự trữ này thì bạn cần phải ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt theo một chế độ thường xuyên. Các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt bao gồm: Thịt gà, thịt bò, ngũ lục phủ tạng (gan, tim, thận), lòng đỏ trứng, Hoa Quả sấy khô, Rau chân vịt, Rau cải xoăn và tào phớ. Kết hợp các loại thức ăn Vitamin C với thức ăn giàu sắt sẽ giúp cho quá trình hấp thụ sắt của bạn tốt hơn. Rau salad chân vịt kết hợp với cam hoặc bưởi là một ví dụ điển hình.

Các Vitamin tiền sinh nở của bạn có chứa khoảng 60% sắt. Nếu như bạn đảm bảo được những bữa ăn có độ cân bằng tốt và uống các loại vitamin này hàng ngày, bạn sẽ không cần phải bổ sung thêm sắt nữa. Nếu bạn Lo lắng hãy trao đổi với bác sĩ của mình nhé.

Bạn cũng cần biết.

Viêm nhiễm bàng quang.

Một trong những vấn đề phổ biến nhất của thai kỳ đó là việc bài niệu thường xuyên. Viêm nhiễm đường tiết niệu (UTIs) có thể khiến cho bạn đi giải nhiều lần trong thời gian bạn mang thai. Bệnh UTI là một vấn đề phổ biến nhất có liên quan đến bàng quang và thận của bạn trong thai kỳ. Khi dạ con của bạn to hơn, nó nằm ngay trên phía đầu của bàng quang. Cái này sẽ gây cản trở cho dòng Nước tiểu chảy ra. Một tên gọi khác của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu đó là viêm nhiễm bàng quang hay đơn giản là viêm bàng quang.

Một số triệu chứng của viêm nhiễm bàng quang bao gồm cảm giác cấp bách khi đi tiểu, thường hay đi tiểu, đau buốt khi Đi tiểu đặc biệt là khi đi tiểu gần xong. Trường hợp viêm nhiễm nặng có thể có máu khi đi tiểu.

Bác sĩ của bạn có thể làm xét nghiệm Nước tiểu hoặc cấy ghép niệu đao trong lần bạn đi Khám thai đầu tiên. Họ sẽ kiểm tra trường hợp viêm nhiễm niệu đạo vào thời gian khác của thai kỳ hoặc trong trường hợp một số các triệu chứng gây khó chịu nảy sinh.

Bạn có thể tránh được trường hợp lây nhiễm bằng cách không nên nhịn đái. Hãy làm sạch bàng quang của bạn bất cứ khi nào bạn cảm thấy có nhu cầu cần phải đi tiểu. Không nên ngồi đợi để vào nhà tắm; nó có thể dẫn tới trường hợp viêm nhiễm niệu đạo. Hãy uống một chút nước ép của cây cam việt quất để phòng tránh trường hợp viêm nhiễm. Ở một số phụ nữ, có thể làm sạch bàng quang sau khi giao hợp.

Nếu bạn mắc phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu (UTI) trong khi mang thai, hãy gọi cho bác sĩ của bạn và phải để ý đến nó. Các nghiên cứu cho rằng nguy cơ có thể sinh ra những em bé chậm phát triển về Tinh thần hoặc thừa kế sự hạn chế về phát triển sẽ gia tăng nếu như bênh UTIs không được chữa trị cẩn thận. Bệnh này thường  xuất hiện trong khi mang thai con khiến nảy sinh trường hợp Đẻ non và Sinh con ra nhẹ cân.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc chữa trị cho trạng bệnh này, hãy hiểu rằng còn có rất nhiều các loại kháng sinh an toàn khi sử dụng. Nếu bạn bị bệnh, hãy dùng hết các loại kháng sinh được kê đơn cho bạn. Sẽ có hại cho con bạn nếu như bạn không chữa trị bệnh này kịp thời!

Trường hợp không chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu có thể trở nên xấu đi nhiều. Nó thậm chí có thể dẫn đến viêm bể thận, một tình trạng lây nhiễm thận nghiêm trọng (xem phần thảo luận ở dưới đây).

  Bệnh viêm bể thận. Một trạng bệnh nguy hiểm hơn bắt nguồn từ viêm nhiễm bàng quang đó là viêm bể thận. Dạng viêm nhiễm này xuất hiện ở khoảng 2% trong tử cung các trường hợp mang thai.

Triệu chứng bao gồm việc đi tiểu thường xuyên, cảm giác nóng ra khi đi tiểu, cảm giác bạn muốn đi tiểu nhưng lại chẳng có gì chảy ra cả, sốt cao, lạnh và đau lưng. Bệnh viêm bể thận yêu cầu phải nhập viện và chữa trị với kháng sinh liều cao.

Nếu bạn bị viêm bể thận hoặc viêm nhiễm bàng quang tái hồi trong khi mang thai, bạn có khả năng phải dùng kháng sinh trong suốt thai kỳ để tránh trường hợp tái nhiễm.

 Sỏi thận. Một vấn đề khác có liên quang đến thận và bàng quang đó là sỏi thận. Nó xuất hiện ở 1 trong 1500 ca mang thai. Sỏi thận gây đau ở vùng lưng hoặc bụng dưới. Nó có thể liên quan đến trường hợp đi tiểu ra máu.  

Bệnh sỏi thận trong khi mang thai có thể chữa trị bằng các loại thuốc Giảm đau và uống thật nhiều nước. Bằng cách này, sỏi thận có thể đi ra ngoài mà không cần đến phương pháp gắp bỏ bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật nghiền sỏi (một phương pháp tiến hành bằng siêu âm).

Thai 18 tuần tuổi

29.01.2009

Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể thai nhi đang thực sự hoạt động. Tuần này, mắt bé đã có thể nhìn thay vì chỉ nhắm chặt, tai cũng đã hoàn thiện những đường nét cuối cùng và sụn mềm đã bắt đầu hình thành giữa các đầu xương.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này dài 13cm từ đỉnh đầu tới mông, nặng xấp xỉ

140g. Hệ xương đã có các mô sụn. Một hợp chất bảo vệ có tên myelin bắt đầu bao bọc quanh dây thần kinh.

Với sự giúp đỡ của ống nghe đặc biệt, bạn đã có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Bạn sẽ nhận ngay ra rằng không có gì thú vị và dễ chịu hơn khi được nghe thấy "nhịp đập con tim" của đứa con bé bỏng đang thai nghén. Vậy là qua những ngày lo âu về quá trình thai nghén bởi bạn biết bé đang phát triển và lớn lên khỏe mạnh.

Sự phát triển của thai nhi lúc này đã làm thay đổi trọng lực. Lúc này bạn cần đi giày đế thấp và nằm nghiêng để được ngủ ngon giấc mỗi đêm.

Nếu bạn chưa làm xét nghiệm chọc ối thì đây là thời điểm thích hợp. 

Sự thay đổi của người mẹ

Đây là lần đầu tiên các bà mẹ cảm nhận được bé yêu trong bụng đang di chuyển. Nhiều bà bầu cho biết cảm giác đầu tiên này rất rõ ràng, giống như có rất nhiều con bướm đang vờn bay trong dạ dày họ vậy. Nhưng với các ông bố thì hoàn toàn chưa cảm nhận được sự "nghịch ngợm" của đứa trẻ.

Khi cả cơ thể ngày càng "nở nang" cũng là lúc bạn cảm thấy mình càng ít vẻ duyên dáng, quyến rũ hơn. Tuy nhiên, đừng lo, tình mẫu tử sẽ khiến tinh thần của bạn tốt hơn trong những tuần tới. Giai đoạn 3 tháng giữa cũng là thời điểm "yêu" an toàn. Ham muốn của một số thai phụ tăng lên trong khi một số khác thì lại hoàn toàn "hờ hững".

Bạn cũng cần lưu ý rằng quầng quanh núm vú đang ngày càng sẫm lại và mở rộng cùng với sự "lớn" lên của vòng ngực. Nó hoàn toàn vô hại và sẽ chỉ biến mất sau 12 tháng sinh bé.Một số vùng da khác cũng có thể chuyển sẫm như vùng kín, đường kẻ giữa bụng... và tất cả sẽ biến mất sau khi sinh bé.

Những điều cần quan tâm

Đây là thời điểm 2 vợ chồng cùng bàn tính về tài chính tương lai chuẩn bị đón đứa con đầu lòng. 

Luôn quan tâm tới vệ sinh ăn uống như trước đó, bổ sung nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của bé.

Tại sao lại cần phải làm xét nghiệm mức đường huyết?

Tại sao ngạt mũi lại phổ biến ở các bà bầu và điều trị như thế nào nếu nó phát triển thành viêm xoang.

Những lo lắng thường gặp

Tôi được biết rằng sự giao tiếp giữa 2 mẹ con rất quan trọng và mang lại nhiều ích lợi. Tuy nhiên, nói chuyện với cái bụng của mình thật không dễ, vậy phải làm thế nào?

Bạn có thể bắt đầu quá trình giao tiếp với bé ngay khi bé vẫn còn trong bụng. Những bài hát ru, những bản nhạc nhẹ không lời, cổ điển được xem là rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với cái bụng nhưng cũng đừng vì thế mà lo lắng. Bạn có thể trò chuyện với bé sau sinh mà.

Phát triển trí tuệ cho thai nhi

26.10.2008

Từ tháng thứ 5, thai nhi đã có khả năng cảm thụ thế giới bên ngoài bằng thính giác, xúc giác và truyền hoặc trao đổi thông tin với người mẹ

Thức ăn tốt cho sự phát triển trí tuệ của thai nhi.

Căn cứ theo nghiên cứu y học cho thấy, thì các thức ăn thông thường dưới đây có ích lợi cho sự phát triển của thai nhi, tăng thêm diện tích não bộ, xúc tiến trí lực thai nhi phát triển.

 - Các thức ăn tăng ích lợi cho trí tuệ không chứa nhiều mỡ : hạt hồ đào, vừng, thịt bò, dê, thỏ, gà, vịt, chim cút, lợn rừng, thỏ hoang, hải sâm, cá, tôm...

- Thức ăn chứa chất lòng trắng trứng tăng trưởng trí tuệ : thịt lợn rừng, thỏ hoang, bò, lợn, gà, sữa bột, trứng gà, trứng chim câu, trứng chim cun cút, đậu nành, cùng các loại óc và tủy động vật.

-  Thức ăn tăng trưởng trí tuệ chứa nhiều lượng đường : gạo nếp, gạo đen, ngô, lúa mạch, táo, quế, mộc nhĩ, ong chúa...

- Thức ăn chứa nhiều vitamin B tăng trưởng trí tuệ : hạt hồ đào, rau cải, vừng, mộc nhĩ, kê, đậu bướm, nấm hương...

- Thức ăn có hàm chứa nhiều vitamin C tăng trưởng trí tuệ : rau cải long tu, thị tử thúc, nho, long nhãn, quất...

- Thức ăn có hàm chứa nhiều vitamin E tăng trưởng trí tuệ : dầu mạch, dầu gạo đường, rau cải cúc, thịt nạc, cái loại sữa, lòng trứng...

-  Thức ăn chứa Canxi tăng trí tuệ : như rau cải, hải đới, cá, tôm, sữa bột, rau cải kinh giới, hồ lô, rau cải tía.

Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc

Âm nhạc rất có lợi cho việc phát triển não của thai nhi, tuy nhiên cần tuyển chọn nhạc thật tốt, không nên tùy tiện đem bất kì băng đĩa âm nhạc nào để nghe. Phạm vi âm lượng của âm nhạc dành cho thai nhi  nên dao động khoảng 500-1500 Hz; tiết tấu nên chậm, sảng khoái, tốt nhất là nhạc không lời. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều băng đĩa nhạc về giáo dục thai nhi, cần chú ý tuyển chọn cho đúng.

Khi người mẹ mang thai từ tuần thứ 16 trở nên có thể bắt đầu giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Mỗi ngày từ 1-2 lần, mỗi lần từ 10-20 phút. Dưới đây là một số điều cần chú ý khi cho thai nhi nghe nhạc :

- Thời gian nghe nhạc : nên chọn lúc thai nhi hoạt động, tức là khi thai nhi tỉnh dậy thì tiến hành, nói chung là trước lúc đi ngủ mỗi buổi tối là thích hợp nhất.

- Người mẹ mang thai cần cách xa loa khoảng 1,5-2m, hướng âm thanh có cường độ khoảng 65-70 Đêxinben, không được để máy nghe nhạc gần bụng mẹ cho thai nhi nghe.

- Phụ nữ mang thai bụng to có thể tăng âm lượng lên một chút. Phụ nữ mang thai bụng hơi nhỏ thì âm lượng cũng nên giảm đi một chút. Cùng với thai nhi, người mẹ cũng nên nghe những giai điệu nhạc mình yêu thích để đạt tâm lý thoải mái khoáng đạt.

- Bên cạnh đó, người cha cũng có thể hát cho thai nhi nghe, âm thấp của người đàn ông có sức truyền thụ đến thai nhi một cách dễ dàng hơn, để thai nhi có thể tiếp thu qua thính giác. Khi cha hát, người mẹ có thể vừa vuốt ve bụng mình và hát theo nhè nhẹ. Từ tuần 32 trở đi thai nhi có thể nhớ được bản nhạc, bài hát mà mình vẫn nghe hàng ngày, đồng thời sau khi sinh sẽ nhận ra được bài hát, bản nhạc đó.

Thai 19 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ Chân đến mông của con bạn là từ khoảng 13 đến 15 cm cho tới tuần này. Con bạn nặng khoảng 200g. Thật không thể tưởng tượng được con bạn sẽ nặng gấp 15 lần từ thời điểm này cho đến khi được sinh ra.

Bạn đã thay đổi thế nào về ngoại hình?

Bạn có thể cảm nhận thấy dạ con của mình cách dưới Rốn khoảng 1,3cm. Hình minh hoạ ở trang sau sẽ đưa ra cho bạn những kích thước mang tính tương xứng của bạn, Tử cung của bạn và đứa con đang lớn lên trong bụng bạn.

Tổng số cân mà bạn tăng lên trong lúc này là khoảng 3,6 đến 6,3kg. Trong Trọng lượng này, chỉ có khoảng 200g là của con bạn! Nhau thai lúc này nặng khoảng 170g; Nước ối nặng 320g. Dạ con nặng 320g nữa. Mỗi bên Ngực của bạn phải tăng lên 180g. Khối lượng tăng lên còn lại là do thể tích Máu của bạn cũng tăng lên và dự trữ tiền mang thai.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào.

* Hệ thống thần kinh của con bạn.

Hệ thống thần kinh Ban đầu của con bạn (não bộ và các cấu trúc khác, chẳng hạn như cột sống) được nhận thấy trong tuần thứ 4 khi khuôn hình thần kinh bắt đầu phát triển. Cho đến tuần thứ 6, việc phân chia hệ thống thần kinh trung ương đã được thiết lập.

Việc phân chia các bộ phận này bao gồm não trước, não giữa, não sau, và dây cột sống. Trong tuần thứ 7, não trước được chia thành 2 bán cầu và sau này sẽ trở thành hai bán cầu não.

* Tràn dịch não.

Tổ chức và sự phát triển của não tiếp tục từ thời điểm nguyên sơ này. Dịch xương sống của não (CFS), lưu thông xung quanh não và dây cột sống, được tạo ra bởi đám rối màng mạch. Chất dịch này phải được lưu thông mà không gặp phải bất kỳ vật cản nào. Nếu như các chỗ trống bị đóng kín và dòng lưu thông bị nghẽn lại vì 1 lý do nào đó, nó có thể gây ra chứng tràn dịch não (dịch ở trong não),

Trạn dịch não gây ra hiện tượng phình ở đầu. Tỷ lệ xuất hiện là 1 trong 2000 trẻ em, nó chiếm khoảng 12% các trường hợp dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nhất ở trẻ khi sinh ra.

Tràn dịch não thường có liên quan đến tật nứt đốt sống và xuất hiện ở 33% trong các trường hợp kể trên. Nó cũng có liên quan đến thoát vị màng não - tuỷ sống và thoát vị rốn (thoát vị của cột sống và rốn). Có khoảng 500 đến 1500ml của chất dịch được tích tụ lại, nhưng thông thường có thể nhiều hơn thế. Các mô ở não bị đè nén bởi các chất dịch này và là một vấn đề gây nhiều lo lắng.

Siêu âm là một phương pháp tốt nhất để có thể phát hiện ra các vấn đề này. Tràn dịch não thường bị phát hiện trong tuần thứ 19 của thai kỳ. Đôi khi nó được tìm thấy trong các xét nghiệm thường ngày và bằng "cảm giác" hoặc khi đo tử cung của bạn.

Trước kia, người ta không thể làm gì với bệnh tràn dịch não cho đến thời điểm sau khi sinh. Ngày nay, liệu pháp bên trong tử cung - phương pháp chữa trị khi Thai nhi vẫn nằm trong tử cung - có thể tiến Hành ở một số trường hợp.

Có hai phương pháp để chữa trị dịch não ở nội cung (môi trường bên trong tử cung). Ở một phương pháp, một chiếc kim sẽ được xuyên qua vùng bụng của Người mẹ và đến vùng não của trẻ hút bớt chất dịch tràn đó. Một lượng dịch sẽ được lấy ra để giảm bớt áp lực lên đầu của trẻ. Còn phương pháp chữa trị khác, một chiếc ống nhỏ bằng nhựa sẽ được đặt vào khu vực tích tụ chất dịch của não trẻ. Chiếc ống này sẽ được đặt nguyên ở vị trí đó và hút chất dịch liên tục.

Tràn dịch não là một vấn đề có nguy cơ cao. Quy trình chữa trị này đỏi hỏi tính chuyên môn cao và chỉ nên được tiến hành dưới bàn tay của các chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm đặc biệt là với những phương pháp hiện đại. Điều này yêu cầu phải có sự tham vấn với các chuyên gia có chuyên môn về xử lý những thai kỳ có nguy cơ cao.

Những thay đổi của bạn.

Cảm giác choáng váng.

Cảm giác choáng váng là một triệu chứng thường thấy trong khi mang thai, thường có nguyên nhân là do giảm huyết áp (hoặc huyết áp thấp). Thường thì triệu chứng bệnh này không xuất hiện cho đến quý thứ hai của thai kỳ những cũng có thể xuất hiện sớm hơn.

Có hai nguyên do quan trọng về tình trạng tụt huyết áp trong thai kỳ. Nó có thể xuất hiện do tử cung của bạn to ra và tạo áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ. Đây còn được gọi là tụt huyết áp do nằm ngửa xuất hiện khi bạn nằm xuống. Bạn có thể giảm thiểu được nguy cơ này bằng cách không nên nằm ngửa khi ngủ.

Nguyên nhân thứ hai của tụt huyết áp là do đứng dậy nhanh từ tư thế ngồi, quỳ gối hoặc ngồi xổm. Tình trạng này được gọi bằng cái tên tụt huyết áp do tư thế. Huyết áp của bạn tụt khi bạn đứng dậy nhanh trong khi Máu từ não của bạn đi xuống do trọng lực. Vấn đề này có thể cải thiện bằng cách đứng dậy một cách từ từ.

Nếu bạn bị bệnh thiếu Máu bạn cũng có thể bị choáng, nhợt nhạt hoặc mệt mỏi hay bạn sẽ cảm thấy rất dễ bị mệt. Máu của bạn thường được kiểm tra thường xuyên trong suốt thai kỳ. Bác sĩ của bạn sẽ nói cho bạn biết liệu bạn có bị Thiếu máu hay không. (Xem thêm tuần 22 để có nhiều thông tin hơn về bệnh thiếu máu).

Thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến lượng Đường trong máu của bạn. Lượng Đường trong máu cao (Tăng Glucozo huyết) hoặc lượng Đường trong máu thấp (giảm glucozo huyết) cũng có thể khiến cho bạn dễ bị choáng hoặc mệt mỏi. Nhiều bác sĩ thường vẫn kiểm tra các phụ nữ Mang thai về các vấn đề liên quan đến lượng đường trong máu, đặc biệt là khi họ có các triệu chứng về choáng váng hoặc có tiền sử Gia đình về bệnh đái đường. Hầu hết tất cả các phụ nữ có thể dùng những bữa ăn có độ cân bằng cao, không bỏ bữa và tuyệt thực trong một thời gian dài. Hãy mang theo một ít trái cây hoặc một vài bánh bích mỏng bên mình để có thể nâng cao lượng đường trong máu khi bạn cần đến nó.

Hãy ăn thành nhiều bữa mỗi ngày.

Các nghiên cứu cho rằng những phụ nữ Mang thai nếu ăn nhiều lần với các bữa ăn nhỏ trong một ngày thì có thể đảm bảo được lượng Chất dinh dưỡng cung cấp đầy đủ cho đứa con của họ hơn là những người chỉ ăn có 3 bữa chính trong ngày. Mặc dù lượng calo hấp thụ có thể là như nhau nhưng vẫn có sự khác biệt.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng duy trì lượng máu với đầy đủ chất Dinh dưỡng (bằng cách ăn nhiều lần trong ngày bằng các bữa ăn nhẹ) sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ so với những bà mẹ chỉ ăn những bữa ăn chính trong ngày và không ăn tiếp trong một khoảng thời gian hơi lâu. 3 bữa ăn chính có nghĩa là lượng Dinh dưỡng tăng lên rồi lại tụt xuống trong thời gian suột một ngày sẽ không hề có lợi cho đứa con đang lớn trong bụng bạn. Ăn thành nhiều bữa trong ngày có thể giảm thiểu hoặc phòng tránh được một số vấn đề liên quan đên thai kỳ chẳng hạn như Nôn mửa, ợ nóng và chứng khó tiêu.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Các dấu hiệu cảnh báo trong thời gian mang thai.

Rất nhiều phụ nữ khi Mang thai thường tỏ ra Căng thẳng vì họ không biết liệu mình có thể đối phó được các vấn đề quan trọng hay nghiêm trọng xảy ra trong thời gian này hay không. Hầu hết tất cả các phụ nữ đều có ít vấn đề (nếu có) trong khi mang thai. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy đọc qua danh sách dưới đây về những dấu hiệu quan trọng nhất cần phải nhận thức được. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu như bạn gặp phải một số vấn đề dưới đây:

Chảy máu âm đạo.

Sưng phông nghiêm trọng trên bề mặt các ngón tay.

Đau bụng nặng.

Chảy dịch ra từ âm đạo, thường là vọt ra hoặc đôi khi chảy theo kiểu nhỏ giọt hoặc ướt thường xuyên.

Thay đổi mạnh trong sự chuyển động của con bạn hoặc không thấy chúng chuyển động nữa.

Sốt cao (thường là 38,7ºC) hay lạnh.

Nôn mửa nghiêm trọng và thường khômg kiềm chế được.

Nhìn mờ mờ.

Đau khi đi tiểu.

Đau đầu liên miên và thường là những cơn đau nặng.

Trấn thương hoặc tai nạn, chẳng hạn như ngã xe máy, khiến bạn Lo lắng về Sức khoẻ của con bạn.

Một cách tốt nhất để có thể hiểu rõ bác sĩ của bạn đó là thăm dò ý kiến của ông ta về những lo lắng của bạn. Không nên cảm thấy xấu hổ khi đặt ra những câu hỏi về tất cả các thứ; có thể bác sĩ của bạn đã từng nghe về những câu hỏi dạng như vậy rồi cũng nên. Và họ cũng nên biết rõ về các vấn đề trước khi đưa ra các phương án chữa bệnh.

Giới thiệu tới một chuyên gia sản. Nếu như vấn đề chắc chắn xảy ra, bạn sẽ được giới thiệu tới một chuyên gia sản, một bác sĩ nhi khoa đã dành thêm hai năm đào tạo chuyên sâu. Các chuyên gia này đã có kinh nghiệm chăm sóc cho các phụ nữ Có thai kỳ nhiều rủi ro.

Có thể trong thời gian đầu của thai kỳ bạn chưa bộc lộ các nguy cơ dạng này. Tuy nhiên nếu như có vấn đề nảy sinh đến bạn (chẳng hạn như Đẻ non) hoặc đến với con bạn (tật nứt đốt sống), bạn sẽ được chuyển cho một chuyên gia sản để có thêm tư vấn và chăm sóc trong thời gian còn lại của thai kỳ. Bạn cũng vẫn cần phải ghé đến văn phòng bác sĩ của bạn thường xuyên trước khi sinh.

Nếu bạn đã đến gặp và làm việc với chuyên gia sản, có thể bạn sẽ phải Đẻ trong một bệnh viện thay vì nơi hộ sinh mà bạn đã chọn trước đó. Điều này cũng dễ hiểu vì bệnh viện sẽ có các dụng cụ chuyên ngành và họ có thể tiến hành các xét nghiệm chuyên môn cho bạn và con bạn.

Chế độ dinh dưỡng của bạn.

Dùng thảo dược trong thời gian mang thai.

Trước kia bạn có dùng thảo dược và các loại thực vật, dưới dạng trà, cồn thức, Thuốc hoặc bột nghiền để chữa một số bệnh về sức khoẻ và y tế chưa? Chúng tôi thành thực khuyên bạn không nên dùng bất cứ loại thảo dược nào để trị bệnh trong thời gian mang thai nếu như bạn chưa trao đổi kỹ với bác sĩ của mình!

Bạn có thể cho rằng việc dùng các phương thuốc thảo dược là hoàn toàn bình thường nhưng nó lại có khả năng gây nguy hiểm cho con của bạn. Chẳng hạn như nếu bạn bị Táo bón, bạn sẽ được khuyên dùng là keo khô làm thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, là keo khô có thể kích thích và làm giãn các cơ tử cung gây ra hiện tượng sảy thai. Một số loại thảo dược khác có thể gây khó chịu cho dạ dày của bạn và của con bạn nữa. Vì thế nên hãy cẩn thận - hãy đặc biệt thận trọng với tất cả các loại hợp chất mà bác sĩ của bạn chưa khuyên bạn dùng. Phải thường xuyên trao đổi với họ trước khi bạn quyết định dùng bất cứ thứ gì!

Hãy chú ý tới lượng hấp thụ canxi của bạn.

Một điều rất quan trọng là bạn cần phải hấp thụ đủ lượng chất canxi mỗi ngày. Bạn phải cần tới 1200mg canxi mỗi ngày trong suốt thai kỳ - hơn 50% so với thời gian trước khi mang thai. Để có thêm thông tin về canxi và một số mách nhỏ về cách bổ sung canxi vào bữa ăn hàng ngày của bạn, hãy xem phần thảo luận về dinh dưỡng ở tuần thứ 7.

Bạn cũng cần biết.

Dị ứng trong khi mang thai.

Dị ứng đôi khi trở nên rất nặng trong thời gian mang thai. Nếu bạn có thuốc chữa dị ứng, không nên đảm bảo rằng nó có thể an toàn trong khi mang thai. Một số loại thuốc Dị ứng không được khuyên dùng trong khi mang thai. Lý do là rất nhiều loại thuốc dị ứng là sự kết hợp của rất nhiều loại thuốc khác nhau nên bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các phương thuốc bất kể có được kê đơn hay không được kê đơn. Lời khuyên này cũng được áp dụng cho loại thuốc xịt mũi.

Các phương thuốc an toàn khi sử dụng trong khi mang thai bao gồm kháng sinh Histamine và giảm xung huyết. Thuốc giảm xung huyết có chứa oximetazoline, chẳng hạn như Afrin, có thể là loại được khuyên dùng. Các thuốc xịt Mũi có tác dụng ngăn dị ứng có chứa chất cromolyn sodium, chẳng hạn như Nasalcrom, cũng tương đối an toàn trong khi mang thai.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Khi có thể, hãy dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc tạo ra một số nguyên tắc dành thời gian cho vợ bạn. Cùng nhau lên kế hoạch cho thai kỳ và chuẩn bị thời điểm sinh đẻ.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn về thương hiệu thuốc an toàn nhất khi sử dụng nếu như bệnh dị ứng của bạn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn.

Để có thể đối phó với bệnh dị ứng, cách tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra nó. Lấy ví dụ như, nếu như khói bụi làm bạn khó chịu, hãy đóng chặt các cánh cửa sổ và tránh các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng, khi Phấn hoa ở trạng thái xấu nhất. Hãy đeo khẩu trang khi hút bụi nhà. Hãy dùng máy giữ độ ẩm nếu như bạn sống ở một vùng khí hậu hanh khô. Để có thể đối phó với vấn đề này, hãy uống thật nhiều nước.

Một số phụ nữ may mắn nhận thấy căn bệnh dị ứng của mình có khá hơn và các triệu chứng cũng cải thiện nhiều trong thai kỳ. Một số thứ cụ thể mà họ cảm thấy có vấn đề trong Giai đoạn tiền mang thai đã không còn là một vấn đề nữa.

Mách nhỏ cho tuần thứ 19.

 Cá có thể có lợi cho thai kỳ nhưng không nên ăn các loại Cá mập, cá kiếm, cá ngừ (tươi hoặc động lạnh) hơn một lần mỗi tuần.

Liệu bạn có là một Người mẹ độc thân không?

Rất nhiều phụ nữ chọn cuộc sống Có con mà không chông; hoàn cảnh của mỗi phụ nữ là khác nhau. Một số người có quan hệ rất sâu sắc với đối tác, bố của đứa bé, những vẫn lựa chọn cuộc sống không kết hôn. Khá nhiều người khi có mang mà không cần đến sự giúp đỡ của đối tác. Vẫn còn một vài phụ nữ độc thân lựa chọn lối Thụ tinh nhân tạo để có thai.

Bất kể là hoàn cảnh của họ như thế nào, rất nhiều môi quan tâm được chia sẽ giữa họ. Phần thảo luận này sẽ thể hiện một số vấn đề mà họ đã nêu ra.

Ở hầu hết các hoàn cảnh - bất kể người mẹ độc thân, góa phụ hay đã ly Hôn - không khí khi có một đứa con còn quan trọng hơn sự hiện diện của một người đàn ông trong gia đình. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu một người phụ nữ có sự hỗ trợ từ một người lớn khác trong gia đình để trông cậy, đứa con sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn trong một gia đình có phụ nữ làm chủ.

Một số người có thể cho rằng sự chọn lựa của bạn như vậy là không sáng suốt. Tuy nhiên, đó là việc của bạn chứ không phải của ai khác. Nếu ai đó có ý định mang lại cho bạn những giây phút nặng lòng như vậy, hãy chuyển chủ đề đi. Không nên trao đổi lý do bạn muốn có một đứa con cho bất kỳ ai trừ phi bạn muốn như vậy.

Thậm chí ngay cả khi bạn "độc thân", bạn vẫn không thực sự cô độc. Hãy tìm kiếm sự ủng hộ từ phía gia đình và bạn bè. Các bà mẹ trẻ sẽ tìm cách giúp bạn những kinh nghiệm của họ mà trước kia họ đã từng trải qua. Nếu như bạn có người thân trong gia đình hoặc bạn bè vẫn đang nuôi con nhỏ, hãy nói chuyện với họ. Bạn vẫn có thể chia sẻ các kinh nghiệm với họ thậm chí cả khi bạn đã kết hôn. Cố gắng không nên để hoàn cảnh cụ thể chi phối nó.

Cố gắng tìm đến những người mà bạn có thể yêu cầu họ giúp đỡ trong thai kỳ và sau khi con bạn ra đời cũng rất quan trọng. Một số phụ nữ cho rằng họ nghĩ đến những người mà vẫn có thể gọi hó lúc 2h đêm nếu như con bạn Khóc một cách khó kiểm soát nổi. Khi họ trả lởi những câu hỏi như vậy họ thường có những tên của những người mà họ có thể gọi đến trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào - trong khi và sau khi mang thai!

Rất có ích nếu bạn lựa chọn ai đó ở bên bạn khi bạn Sinh con và những người có thể ở bên bạn thời gian sau đó. Một phần quan trọng của việc Sinh con mà bạn cần phải lên kế hoạch cẩn thận vì bạn độc thân đó là kế hoạch của bạn để có thể tới bệnh viện vào thời điểm sinh. Một phụ nữ muốn bạn của cô ấy sẽ lái xe đưa cô ấy đi nhưng không thể đến bên cô ấy khi thời gian sinh đến. Lựa chọn tiếp theo của họ (một lựa chọn chung) đó là gọi taxi, và có thể đưa họ đến bệnh viện trong chốc lát.

 Các vấn đề về luật pháp. Do trường hợp của các bạn là duy nhất, điều quan trọng là phải trả lời được câu hỏi. Những câu hỏi dưới đây được đưa ra bởi những người phụ nữ thích lựa chọn cuộc sống  độc thân. Chúng tôi nhắc lại những câu hỏi đó nhưng vẫn để trống câu trả lời vì đó là những câu hỏi liên quan đến pháp luật và cần có sự đánh của một Luật sư chuyên ngành về luật gia đình ở nơi bạn sinh sống. Chúng sẽ bao gồm các câu hỏi giúp bạn xác định rõ các dạng câu hỏi bạn phải cân nhắc khi là một người mẹ độc thân.

Một người bạn tôi có một đứa con và cô ấy cũng độc thân, cô ấy khuyên tôi là hãy nên cẩn thận với các nhánh luật khác nhau trong trường hợp này. Ý của cô ấy là gì vậy?

Tôi có con mỗi mình và tôi lo lắng về những người nào có khả năng đưa ra các quyết định y tế về bản thân tôi và đứa con của tôi. Tôi có thể làm được điều gì về việc này không?

Tôi không cưới nhưng tôi và cha đứa trẻ thật Tình yêu nhau. Liệu đối tác của tôi có thể đưa ra các quyết định về y tế thay tôi không nếu như tôi có vấn đề gì đó trong khi sinh và sau khi sinh?

Nếu như có vấn đề gì đó xảy ra với tôi, thì liệu bạn trai tôi có thể thay tôi đưa ra các quyết định về y tế cho đứa con tôi sau khi nó được sinh ra không?

Vậy theo pháp luật hiện hành, quyền lợi của bạn trai tôi là gì nếu như chúng tôi không cưới nhau?

Liệu bố mẹ của bạn trai có được hưởng quyền lợi như ông bà của đứa con tôi không?

Tôi và bố của đứa con tôi Chia tay trước khi tôi phát hiện ra mình có mang. Vậy tôi có phải nói với anh ta về đứa con hay không?

Tôi lựa chọn phương pháp Thụ tinh nhân tạo. Vậy khi có vấn đề xảy ra cho bản thân tôi trong Quá trình mang thai hoặc trong khi tôi sinh con, liệu ai có thể đưa ra các phán quyết y tế cho tôi? Ai là người đưa ra quyết định như vậy cho tôi?

Tôi có mang bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vậy tôi sẽ Đặt tên cho "bố của con tôi" trên tấm giấy chứng nhận bằng cái tên nào đây?

Có cách nào đó để tôi có thể biết tiền sử bệnh tật gia đình của loại tinh trùng mà tôi sử dụng không?

Liệu ngân hàng tinh trùng có báo cho tôi biết những lưu ý nếu như các vấn đề về bệnh lý từ phía gia đình mà hiến tinh trùng cho tôi hay không?

Khi con tôi lớn lên, có thể nó sẽ cần một số hỗ trợ về mặt y tế (chẳng hạn như hiến thận) từ anh chị em. Liệu ngân hàng tinh trùng có cung cấp thông tin về gia đình hay không?

Tôi có mang bằng việc hiến tinh trùng, tôi lo lắng về quyền lợi của người cha đứa trẻ về tương lai sau này. Liệu tôi có nên lo lắng về vấn đề này không?

Tôi phải thu xếp như thế nào nếu như trong trường hợp con tôi bị chết?

Một số người đùa tôi rằng con tôi có thể cưới chị hoặc anh nó một ngày nào đó và tôi thực sự không biết về chuyện này vì tôi có nó bằng tinh trùng hiến tặng. Liệu điều này có thể xảy ra không?

Liệu còn có vấn đề gì mà tôi cần phải cân nhắc vì trường hợp cá biệt của mình không?

Thai 19 tuần tuổi

05.02.2009

Với chiều dài từ đỉnh đầu đến mông là 14,2cm, bé lúc này nặng khoảng 190g. Ngực bé bắt đầu phập phồng giống như đang thở nhưng không phải là sự lưu thông không khí mà là dịch ối.

Sự phát triển của bé

Tuần này, bạn bắt đầu bước sang tháng mang thai thứ 5. Bé lúc này đã "cao" khoảng 14cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Bé đã có cảm xúc và đặc biệt là có thể nghe rõ nhịp tim cũng như sự chuyển động của hệ tiêu hoá. Và không lâu nữa, bé có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung cũng như nhận ra giọng nói của mẹ.

Siêu âm giữa thai kỳ thường diễn ra từ tuần 18 đến 22) để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra nhau thai và cuống rốn cũng như xác định chính xác tuổi thai A. Trong quá trình siêu âm, bạn có thể thấy bé đạp, uốn người, với tay, gập người hay thúc vào bụng mẹ. Hãy rủ ông xã đi cùng để được tận hưởng cảm giác sung sướng khi nhìn thấy đứa con của mình.

Các bộ phận giới tính lúc này đã có thể nhìn thấy rõ và đầy đủ. Nếu bạn mang đa thai thì đây là thời điểm kiểm tra vị trí mà các thai đang nằm trong tử cung.

Sự thay đổi của mẹ

Sự quan tâm săn sóc khi bầu bí luôn mang lại cảm giác thư thái cho người mẹ nhưng cũng đừng quên đi khám đều đặn, đặc biệt nếu bác sĩ có một số lưu ý đặc biệt. Đừng bao giờ "gặm nhấm" những lo âu một mình. Hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ những điều bạn trăn trở như các biến chứng thai kỳ, quá trình lâm bồn và sinh nở....

Sự quan tâm săn sóc khi bầu bí luôn mang lại cảm giác thư thái cho người mẹ nhưng cũng đừng quên đi khám đều đặn, đặc biệt nếu bác sĩ có một số lưu ý đặc biệt. Đừng bao giờ "gặm nhấm" những lo âu một mình. Hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ những điều bạn trăn trở như các biến chứng thai kỳ, quá trình lâm bồn và sinh nở....

Trong vài tuần tới, bạn có thể sẽ thực hiện một siêu âm kiểm tra các cơ quan nội tạng của thai nhi. Đừng quá lo lắng, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ gặp vấn đề nào đó mà thôi. Nếu điều đó xảy ra với bạn, hãy đối diện với sự thật bằng cách hỏi thẳng thắn: "Tôi có nên tiếp tục giữ cái thai này lại".

Những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái hơn rất cần thiết ở thời điểm này. Hãy sắm một đôi giày với size lớn hơn bởi chân cũng lớn cùng cơ thể và nên chọn đôi đế thấp để tăng độ vững của đôi chân khi phải "gánh" thêm bụng bầu.

Mẹo hay có thể áp dụng

Vào tầm chiều, lúc khoảng 15h, cơ thể bạn lúc này bắt đầu "quá tải" vì công việc, hãy ngừng nghỉ ít phút, ăn chút hoa quả như táo, cam hay lê trong vòng 15 phút. Quãng nghỉ giữa giờ này sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn và có thể tiếp tục làm việc tới hết giờ buổi chiều.

Những điều cần lưu tâm

Canxi! Đây là giai đoạn bạn cần nhiều khoáng chất này hơn cả và vitamin D sẽ giúp răng và hệ xương của thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Tắm nước nóng có an toàn trong giai đoạn mang thai? Thực tế là tắm nước nóng có tác dụng thư giãn cơ bắp rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nhiệt độ nước bồn tắm. Nước quá nóng có thể làm tăng tuần hoàn máu, đẩy huyết áp tăng cao và đó là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác uể oải chứ không phải sảng khoái sau khi tắm nước nóng. Hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng mặt trước của cổ tay. Đây là vùng da nhạy cảm, sẽ cho biết nước bạn tắm là ấm hay nóng.

Kiểm tra protein trong nước tiểu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chức năng thận của bạn hoạt động có tốt không. Lượng protein trong nước tiểu thấp hơn mức trung bình thường không phổ biến lắm, và nó có nghĩa rằng thận đang phải làm việc mệt nhọc hơn thời điểm trước khi mang bầu. Nếu lượng protein tăng cao hơn mức trung bình thì bạn có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật và lúc này sẽ lấy thêm mẫu máu để làm xét nghiệm.Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng giúp bác sĩ biết chính xác rằng bạn có đang bị viêm đường tiết niệu không...

Những lo lắng thường gặp

Tôi luôn có cảm giác đói và tôi lo ngại rằng mình có thể ăn bất cứ thứ gì, bất chấp nó có tốt hay không. Tôi phải thay đổi chế độ ăn ra sao để nạp nhiều năng lượng hơn?

Cảm giác luôn đói không có lỗi và luôn luôn ăn một chút gì đó tốt cho cả bạn và thai nhi. Và mặc dù bạn chưa bước sang giai đoạn thai kỳ thứ 3 nhưng cảm giác đói cho thấy bạn và bé đang cần bổ sung thêm protein. Vậy thì hãy tăng cường các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt nạc, thịt gà và cá. Nếu không thích thịt cá, hãy tăng cường ăn các loại hạt họ lạc, các loại hạt bí, đậu đỗ và sữa, các sản phẩm từ sữa.

Yếu tố làm tăng thai lưu

07.08.2010

Thai lưu là khái niệm chỉ bào thai bị hỏng ở tuần 20 (hoặc sau tuần 20). Trước tuần 20, thai hỏng không gọi là thai lưu mà gọi là sảy thai.

Ở Mỹ, khoảng 25.000 ca thai lưu được báo cáo mỗi năm. Tỷ lệ thai lưu đã giảm xuống trong nhiều năm qua do hiểu biết về nguyên nhân thai lưu và giảm nguy cơ gây ra nó. Chẳng hạn, trong năm 2004, tỷ lệ thai lưu ở Mỹ là 6,2/1000, thấp hơn so với tỷ lệ 6,4/1000 năm 2002. Tỷ lệ thai lưu trong tuần 20-27 của thai kỳ vẫn khá ổn định từ năm 1990 đến nay (khoảng 3,2/1000) trong khi tỷ lệ thai lưu cuối thai kỳ (từ tuần 28 trở đi) đã giảm xuống (từ 4,3 còn 3,1/1000).

Yếu tố nguy cơ

Tiểu đường và cao huyết áp là yếu tố làm tăng thai lưu. Người mẹ mắc tiểu đường có nguy cơ thai lưu cao gấp 5 lần nhóm người mẹ không mang bệnh.

Béo phì ở mẹ là yếu tố được biết đến làm tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu. Những thai phụ có chỉ số cơ thể (BMI) là 30-39,9, tỷ lệ thai lưu lên tới 8/1000. Với thai phụ có BMI trên 40, tỷ lệ này là 11/1000.

Yếu tố khác làm tăng thai lưu là song thai (đa thai). Song thai (đa thai) có tỷ lệ lưu thai cao hơn 4 lần so với đơn thai.

Phụ nữ 25 tuổi trở lên cũng có nguy cơ lớn thai lưu. Người mẹ mang thai lần đầu cũng có nguy cơ lưu thai lớn hơn người mẹ đã từng sinh con.

Tuần thứ 20 - đến lúc thai nhi bước sang giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ

07.05.2010

Tuần thứ 20 trong thai kỳ, người mẹ sẽ cảm nhận những cử động đầu tiên của bé. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự "giao tiếp" đầu tiên giữa hai mẹ con mà còn là dấu hiệu cho mẹ biết bé bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của não bộ. Đây là giai đoạn não bộ bắt đầu tăng trưởng mạnh.

Kết quả của các khảo sát qua siêu âm 3 chiều cho thấy, từ giai đoạn này cho đến cuối thai kỳ, kích thước và khối lượng não tăng gấp 6 lần và các tế bào thần kinh hoàn thiện với tốc độ nhanh hơn. Tương ứng với giai đoạn phát triển này, thai nhi cần được cung cấp các dưỡng chất để nuôi dưỡng, hoàn thiện và bảo vệ não bộ.

Một nghiên cứu khác của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Sophia, Hà Lan cũng khuyên những người sắp làm mẹ nên chú trọng đến thời điểm cực kỳ quan trọng này. Bởi, nếu não bé không được phát triển tốt trong giai đoạn từ tuần 20 - 40 có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển các kỹ năng giao tiếp, nhận thức ở trẻ.

Điều này lại một lần nữa khẳng định, dinh dưỡng trong giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của bé. Vì vậy, trong chế độ ăn hằng ngày của mẹ không thể thiếu những nhóm dưỡng chất góp phần nuôi dưỡng, hoàn thiện và bảo vệ trí não của bé.

1. Nuôi dưỡng: carbohydrates, Vitamin B1, B2, B3 và B6 giúp cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển não bộ cho thai nhi.

2. Hoàn thiện: Acid folic, Vitamin D, đồng, kẽm, Choline, Mangan, I-ốt, sắt, Vitamin B6, B12

3. Bảo vệ: Vitamin C và Vitamin E giúp bảo vệ tế bào não khỏi quá trình oxy hóa

Nếu mẹ được bổ sung các nhóm dưỡng chất này ở hàm lượng đúng và đủ trong thai kỳ, não bộ bé sẽ được hỗ trợ để phát triển tối ưu.

Thai 20 tuần tuổi

08.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Trong Giai đoạn này của quá trình phát triển, chiều dài từ đầu đến mông của con bạn đã là 14 đến 16cm. Cân nặng của nó là 260g.

Bạn đã thay đổi thế nào về ngoại hình?

Xin chúc mừng - 20 tuần là đã đánh dấu nửa chặng đường. Hãy nhớ, toàn bộ thời gian của thai kỳ là 40 tuần từ điểm bắt đầu của kỳ kinh cuối cùng nếu như bạn kéo dài đến hết thai kỳ.

Tử cung của bạn có thể căng ra sát Rốn của bạn rồi. Bác sĩ theo dõi sát sao sự tăng trưởng và mở rộng của Tử cung bạn. Tăng trưởng cho đến thời điểm này có thể bất thường nhưng thường sẽ trở nên đều đặn sau tuần thứ 20.

Xác định rõ sự tăng trưởng của tử cung.

Tử cung của bạn luôn được để ý về kích thước để có thể theo dõi được sự tăng trưởng của con bạn. Bác sĩ có thể dùng một dụng cụ đo hoặc ngón tay của họ và đo bằng chiều rộng của ngón tay.

Chuyên gia y tế cần một điểm tư liệu tham khảo để có thể dựa vào đó đo sự tăng trưởng của bạn. Một số bác sĩ thì đo từ rốn của bạn. Một số khác lại đo bằng chỗ nối của phần dưới bụng. Phần tiếp giáp của bụng là nơi mà  xương dưới bụng bắt gặp phần giữa của bụng bạn. Khu vực nhiều xương này ở ngay trên niệu đạo của bạn. (nơi Nước tiểu đi ra, cách rốn 15,2 đến 25,4cm, dựa vào chiều cao của bạn. Nó có thể nẳm ở cách lông phần dưới bụng của bạn 2,5 đến 5cm.

Cách đo có thể tính từ phần giáp hợp của bụng dưới tới phần đầu của tử cung. Sau 20 tuần, ít nhất bạn phải to lên đến 1cm. Nếu sau tuần 20 nó là 20cm, thì ở lần Khám thai tiếp theo (4 tuần sau đó), bạn sẽ tăng lên 24cm.

Nếu như chỉ số lúc này là 28cm, bạn cần phải có thêm xét nghiệm Siêu âm để xét nghiệm bạn có Mang thai đôi không hoặc xem ngày sinh nở của bạn có đúng hay không. Nếu như chỉ số của bạn trong thời điểm này chỉ là 15 đến 16cm, thì đó là một nguyên nhân để xét nghiệm Siêu âm và lấy thêm thông tin đánh giá. Ngày bạn sinh có thể sai, hoặc sẽ có những Lo lắng về trường hợp ức chế sự phát triển trong môi trường tử cung hay nhiều vấn đề khác.

Không phải vị bác sĩ nào cũng có thể tiến Hành đo theo các cách giống nhau và không phải tất cả các phụ nữ đều có chung một kích thước. Các đứa bé cũng có những kích thước hoàn toàn khác nhau. Nếu những người bạn cũng đang Mang thai hỏi rằng: "Kích thước của bạn là bao nhiêu?", không nên lo lắng nếu chỉ số của họ khác bạn. Chỉ số của các phụ nữ khác nhau là khác nhau và cùa một thai kỳ có thể khác với một thai kỳ khác.

Nếu bạn tới gặp một vị bác sĩ mà thông thường bạn không đến khám tại văn phòng họ hoặc khi bạn gặp một vị bác sĩ hoàn toàn mới đối với bạn, chỉ số đo của bạn cũng có thể khác nhau. Điều này không biểu hiện một vấn đề gì cả và không phải ai trong những vị bác sĩ đo sai cho bạn. Chỉ là mọi người khác nhau cũng có những cách đo hơi khác nhau một chút.

Tốt nhất là nên nhờ một bác sĩ đo cho bạn theo một định kỳ thường xuyên sẽ có lợi hơn trong việc theo dõi sự tăng trưởng của con bạn. Trong giới hạn, các chỉ số đo thay đổi chính là dấu hiệu về Sức khoẻ và sự tăng trưởng của thai nhi. Nếu như nó xuất hiện một cách bất thường, nó sẽ là một dấu hiệu để cảnh báo. Nếu bạn có những lo lắng gì về kích thước và sự tăng trưởng của thai kỳ, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Mách nhỏ cho tuần 20

Một xét nghiệm Siêu âm lúc này cũng có thể cho biết Giới tính của trẻ nhưng riêng bản than đứa bé cũng phải có tính hợp tác. Giới tính được nhận biết  bằng cách nhìn bộ phận sinh dục bên ngoài. Thậm chí cả khi giới tính được nhận thấy rõ nhưng trường hợp xét nghiệm siêu âm cũng có thể đưa ra kết quả sai về giới tính.

Con bạn lớn lên và phát triển thế nào.

Da của trẻ

Da của trẻ lúc này đã bắt đầu phát triển thành hai lớp. Các lớp này bao gồm nhiều biểu bì, là lớp trên bề mặt, và  lớp bì, nằm ở lớp bên trong. Cho đến thời điểm này của thai kỳ, lớp biểu bì được sắp xếp thành 4 lớp. Một trong các lớp này có chứa các cung biểu bì, có vai trò trong việc cấu tạo nên mẫu bề mặt trên các đầu ngón tay, long bàn tay. Tất cả đều mang đặc tính Gen.

Lớp bì nằm dưới lớp biểu bì. Nó hình thành nên các phần nhô ra và tạo áp lực lên lớp biểu bì. Mỗi phần nhô ra có chứa một mạch Máu nhỏ (mao mạch) hoặc một dây thần kinh. Lớp sâu bên trong này có chứa một lượng mỡ lớn.

Khi đứa trẻ được sinh ra, Da của nó được che phủ một chất màu trắng giống như dạng bột. Được gọi là bã nhờn, nó được tạo ra bởi các tuyến trên Da trong vòng 20 tuần của thai kỳ. Các tuyến bã này có nhiệm vụ bảo vệ Da của con bạn trong môi trường nước ối.

Lông và Tóc xuất hiện trong vòng tuần thứ 12 và 14. Nó hình thành từ lớp biểu bì. Đoạn Chân long (còn được gọi là gai long) đẩy xuống lớp bì. Những chiếc long đầu tiên được nhìn thấy ở vùng  môi trên và ở lông mày. Nó thương rụng dần đi trong thời gian khi sinh ra và sẽ được thay thế bởi các lớp lông dày hơn từ các nang lông mới.

Hình ảnh bằng siêu âm.

Hình ảnh minh họa ở trang bên cạnh được xác định thông qua một xét nghiệm siêu aamm ( và là hình minh hoạ đã được giải mã thông qua siêu âm) ở một phụ nữ Mang thai trong tuần Thai nghén thứ 20. Siêu âm thường dễ hiểu hơn khi nó đã được tiến hành. Hình ảnh mà bạn đang  nhìn thấy là hình ảnh rất sống.

Nếu bạn nhìn rõ hơn vào bức ảnh đó, bạn sẽ cảm thấy đễ hiểu hơn. Hãy đọc kỹ các thông tin bên dưới và cố gắng hình dung ra hình ảnh của đứa bé trong môi trường bên trong tử cung. Hình ảnh siêu âm giống như hình ảnh cắt lớp một vật gì đó. Hình ảnh mà bạn đang nhìn là hình ảnh không gian 2 chiều.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Trong tuần thứ 20 của thai kỳ, vợ bạn có thể tiến hành xét nghiệm siêu âm. Tôt nhất là bạn hãy cố gắng có mặt trong đợt xét nghiệm này. Hãy nhớ dặn vợ bạn để cân nhắc về lịch trình của bạn khi hẹn gặp bác sĩ để siêu âm.

Tiến hành xét nghiệm trong khu vực bạn sống có thể không phải là một ý kiến hay. Việc sử dụng bừa bãi về tất cả các lọai Thuốc từ các xét nghiệm không bao giờ được khuyên dùng. Một trong những điều làm chúng tôi lo lắng là trường hợp siêu âm có thể chỉ ra những dị tật bẩm sinh và người xét nghiệm thường không được phép nói cho bạn biết. Không tốt nếu bạn thay thế các xét nghiệm mang tính thư giãn này giống với các xét nghiệm do bác sĩ của bạn yêu cầu.

Việc tiến hành xét nghiệm siêu âm trong thời điểm này sẽ giúp bạn chuẩn đoán và thiết lập được ngày sinh nở của mình. Nếu tiến hành xét nghiệm này quá sớm hoặc quá muộn ( 2 tháng đầu hoặc 2 tháng cuối của thai kỳ) thì có thể kết quả xét nghiệm về ngày sinh không chắc chắn đúng. Nếu như trong trường hợp có hơn một Thai nhi xuất hiện, thường việc này sẽ dễ nhận thấy ngay.

Lấy mẫu xét nghiệm Máu qua Da tại vùng dây rốn.

Trường hợp lấy mẫu Máu qua Da (PUBS), còn được gọi là  cordecentesis, là một xét nghiệm được tiến hành trong khi thai nhi vẫn đang lớn trong bụng bạn. Lợi ích của xét  nghiệm này đó là kết quả sẽ được biết chỉ trong vài ngày. Còn bất lợi của xét nghiệm này đó là nó mang nguy cơ cao hơn về tình trạng Sảy thai hơn là phương  pháp chọc dò màng ối.

Được chỉ Đường bởi hình ảnh có được do siêu âm, một chiếc kim nhỏ sẽ được đặt vào bên trong khu vực bụng của Người mẹ vào một tĩnh mạch nhỏ ở dây rốn. Một lượng máu mẫu nhỏ sẽ được lấy ra từ Cơ thể của bé để phân tích. Xét nghiệm PUBS sẽ phát hiện ra trường hợp rối loạn huyết mạch, lây nhiễm và bất ổn định của nhân tố Rh.

Máu của trẻ có thể được kiểm tra trước thời điểm sinh, và bé có thể được truyền máu, nếu thấy cần thiết. Quá trình này có thể phòng ngừa được bệnh Thiếu máu có thể đe dọa ddeeens mạng sống của trẻ vốn sẽ phát triển khi ngời mẹ có Rh âm tính và có các kháng thể gây nguy hại đến máy của trẻ. Nếu bạn có Rh âm tính, bạn cần phải tiếp RhoGAm sau xét nghiệm này ngay.

Những thay đổi của bạn

Giãn các cơ bụng.

Cơ bụng dưới của bạn đang dãn ra và kéo sang hai bên khi con bạn lơn dần lên trong bụng. Các cơ được dán chặt vào phần dưới của xương sườn và chạy dọc xuống khung Xương chậu của bạn. Nó sẽ được tách ra ở vùng giữa. Các cơ này được gọi là các cơ thẳng, khi chúng phân chia ra chúng được gọi là các thoái vị.

Bạn có thể nhận thấy sự phân chia này thường xuyên nhất trong khi bạn nằm xuống và gối cao đầu, co chặt vùng cơ bụng. Trông như thể có một khối phồng lên ở khu vực giữa bụng bạn. Bạn cũng có thể cảm nhận thấy các cạnh cơ hai bên của  khối phồng lên này. Nó không đau và cũng không gây nguy hại cho bạn và con bạn. Bạn có thể cảm thấy khoảng trống này ở giữa các cơ đó là dạ con của bạn. Ở tư thế này, bạn có thể cảm thấy dễ dàng hơn sự di chuyển của bé.

Nếu đây là đứa con đầu lòng của bạn, bạn có thể chưa nhận ra được sự phân tách này. Với mỗi thai kỳ trôi qua, sự phân chia càng trở nên rõ ràng hơn. Luyện tập có thể khiến các cơ trở nên vững chắc, nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy khoảng trống và đám phồng lên.

Trong thời gian sau này của thai kỳ, các cơ này sẽ co chặt lại và đóng kín khoảng trống. Sự rạn này có thể không thấy rõ nữa nhưng vẫn xuất hiện. Một chiếc đai cũng có thể chẳng giúp ích gì được cho bạn trong trường hợp loại bỏ đám phồng lên hoặc khoảng trống này.

Hành động của bạn có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Quan hệ tình dục.

Thời kỳ mang thai có thể là thời điểm để khiến bạn và chồng mình gần gũi nhau hơn. Khi bạn to hơn, việc giao cấu có thể trở nên khó khăn hơn vì nó sẽ tạo cho bạn sự khó chịu nhiều hơn. Cùng với một số hình thức và ở các tư thế khác nhau (chẳng hạn như bạn không nằm ngửa hoặc chồng bạn cũng không trực tiếp nằm đè lên bạn), bạn vẫn có thể tiếp tục Quan hệ tình dục trong thời điểm này của thai kỳ.

Nếu bạn cảm thấy có một áp lực tâm lý từ phía chồng bạn - cả những lo lắng của anh ta về sự an toàn cho việc Giao hợp này hay các yêu cầu Giao hợp một cách thường xuyên hơn - hãy trao đổi một cách thẳng thắn với chồng bạn. Không nên ngần ngại khi mời anh ta cùng đi với bạn đến văn phòng bác sĩ và yêu cầu tư vấn về các vấn đề này.

Nếu bạn có các vấn đề chẳng hạn như chứng co thắt, chảy máu hay một số rắc rối nào đó, hai bạn nên nói rõ cho bác sĩ biết. Cả hai bạn đều có thể quyết định là có nên tiếp diễn với các hoạt động Tình dục này trong thời gian mang thai hay không.

Chế độ Dinh dưỡng của bạn.

Một số phụ nữ chọn các loại Đường hóa học để cắt giảm bớt lượng calo. Aspartame và Saccharin là hai loại Đường hóa học phổ biến nhất bổ sung thêm vào đồ ăn và đồ uống. Aspartame ( được bán dưới thương hiệu Nutraweet và Equal ) có thể là loại đường hóa học phổ biến nhất. Nó được dùng cùng với một số đồ ăn và đồ uống để giảm lượng calo. Sacchanrin cũng có thể được bổ sung với mục đích này. Một sản phẩm cũng tương đối mới đó là Splenda, cũng bắt đầu có mặt trên thị trường.

Aspartame.

Aspartame là hợp chất kết hợp của amino axits phenylalanine và axits Aspartic, hai loại amino axit. Vẫn có khá nhiều tranh cãi về tính an toàn của hai loại axit nay. Chúng tôi khuyên các bạn không nên thay thế các loại đồ ăn mà có chứa đường hóa học. Vào thời đểm này, chúng tôi vẫn không biết rõ về tính an toàn của nó đối với phụ nữ mang thai và đứa con đang lớn trong bụng bạn. Nếu bạn bị bệnh phenylketone (khuyết tật bẩm sinh về chuyển hóa protein, gây tổn hại đến Hệ thần kinh và đưa đến chậm phát trí tuệ nghiêm trọng), bạn nên theo đuổi các loại Thực phẩm có ít phenylalanine hoặc con bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phenylalanine có trong Aspartame có vai trò về lượng phenylalanine có trong các bữa ăn.

Shaccharin.

Shaccharin là một loại đường hóa học khác được sử dụng nhiều ở một số loại đồ uống và thực phẩm. Mặc dù bây giờ nó không còn được sử dụng nhiều như trước kia. Nó vẫn có mặt trong một số loại thực phẩm, đồ uống và một số các hợp chất khác. Trung tâm khoa học và Lợi ích công chúng đã báo cáo rằng các xét nghiệm về saccharrin không chỉ rõ được tính an toàn của việc sử dụng loại đường hóa học này trong thời gian mang thai. Nên cách tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng sản phẩm này trong suốt thai kỳ.

Tránh sử dụng Aspartame và Saccharin.

Không nên sử dụng các loại đường hóa học này hoặc các loại chất thực phẩm bổ sung trong thời gian mang thai, nếu như bạn có thể tránh sử dụng nó. Có thể cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ hợp chất này và không cần có sự có mặt của nó trong các loại thực phẩm và đồ uống của bạn. Hãy làm điều này vì sự an toàn của con bạn.

Plenda.

Vào năm 1998, Splenda được sử dụng như một loại đường hóa học dùng trong các bữa ăn. Ở thời điểm này bạn có thể mua sản phẩm này dưới dạng chai hoặc túi, và nó cũng được tìm thấy ở nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Splenda là một tên thương hiệu của loại đường hóa học ít đi vào cơ thể mà không cần quá trình trao đổi chất - cơ thể bạn cũng không thể nhận ra nó dưới cả dạng đường và cacbonhydrat, các chất có tác dụng giảm lượng calo.

Sucralose được sử dụng trong dầu Dấm cho món salát, sản phẩm nướng bằng lò,  tráng miệng, các đồ uống bằng sữa, mứt và nước quả nấu đông, Cà phê và trà, nước siro và kẹo cao su. Splenda an toàn cho phụ nữ mang thai và khuyên dùng cho các phụ nữ chung.

Bạn cũng cần biết

Nghe Tim thai.

Có thể nghe Tim thai với một ống nghe trong tuần thứ 20 của thai kỳ. Trước kia các bác sĩ có dùng dụng cụ dopper để nghe Tim thai của con bạn và dùng siêu âm để có thể nhìn thấy tim thai đập, thì một tai nghe cũng có thể giúp bạn nghe được tim thai bạn. Điều này sẽ xuất hiện sau khi thai đập lần đầu.

Có thể âm thanh mà bạn nghe bằng tai nghe có thể khác so với âm thanh thường thấy ở văn phòng bác sĩ. Âm thanh này không to. Nếu như bạn chưa từng nghe bằng ống nghe, thi flaanf đầu tiên có thể hơi khó khăn cho bạn. Sẽ dễ dàng hơn nếu như con bạn to hơn và âm thanh do đó cũng có thể to hơn.

Nếu như  bạn không thể nghe được với một đôi tai nghe, không nên lo lắng. Cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng cho các bác sĩ để tiến hành theo một định kỳ!

Nếu như bạn nghe thấy âm thanh vun vút (tim của con bạn), bạn có thể phân biệt nó với âm thanh của tiếng đập (tim của người mẹ). Tim của trẻ trong bụng thường đập nhanh, thường là từ 120 đến 160/ nhịp phút. Nhịp tim của bạn có thể chậm hơn, thường là 60 đến 80 nhịp/ phút. Hãy hỏi bác sĩ của bạn dạy bạn cách phân biệt các âm thanh này.

Kích thích 5 giác quan cho thai nhi

02.04.2009

Các chuyên gia khuyên rằng để trí não bé phát triển tốt, cha mẹ nên áp dụng phương pháp kích thích giác quan ngay từ trong bụng mẹ.

Tuần lễ thứ 20, khi mẹ cảm nhận rõ ràng những cú đạp đầu tiên là lúc thích hợp nhất để bắt đầu kích thích giác quan cho thai nhi. Vì khi thai máy nghĩa là em bé đã sẵn sàng đáp trả với những giao tiếp bên ngoài. Loạt bài Kích thích 5 giác quan để trí não thai nhi phát triển tối ưu sẽ lần lượt cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp này.

Thời điểm vàng: tuần thứ 20 thai kỳ

Trước nay, các ông bố, bà mẹ đều biết rằng giao tiếp với bé ngay khi còn trong bụng mẹ bằng cách nói chuyện, hát có thể giúp bé thông minh hơn. Đó chính là một phần của phương pháp "Giáo dục thai nhi", hay còn gọi là "thai giáo" do tác giả người Mỹ Van de Carr nghiên cứu từ năm 1979. Và hoạt động chính của phương pháp này chính là kích thích các giác quan, giúp thai nhi đáp ứng với môi trường bên ngoài nhằm hỗ trợ phát triển trí não của bé trước và sau ra đời.

Tại hội thảo "Kích thích giác quan của bé ngay lần đầu thai máy do Báo Phụ nữ TP.HCM và nhãn hàng Similac Mom phối hợp tổ chức nhân ngày Quốc tế phụ nữ, 8.3.2009, TS.BS Lê Thị Thu Hà (Trưởng phòng khám thai, BV Từ Dũ) cho biết: "Tuần thứ 20 của thai kỳ được chọn là thời điểm vàng để bắt đầu hỗ trợ phát triển não bộ của bé thông qua kích thích 5 giác quan vì thời điểm này tế bào thần kinh của 5 giác quan đang dần phát triển mạnh. Quan trọng nhất, đây là lúc rất nhiều cơ quan của trẻ hình thành hoàn chỉnh như thính giác, thị giác, khứu giác... Ngoài ra, các bà mẹ cũng rất dễ dàng nhận ra cột mốc quan trọng này nhờ những cảm nhận đầu tiên về sự chuyển động của bé trong tử cung. Thêm vào đó, lúc này phần lớn các bà mẹ sẽ mất dần các triệu chứng ốm nghén, thích ứng được với những thay đổi về tâm sinh lý trong thời kỳ đầu mang thai để cảm nhận sự lớn dần của bé rõ ràng hơn".

Vào tuần thứ 20, thính giác và vị giác là những cơ quan phát triển mạnh nhất nên việc hỗ trợ kích thích hai giác quan này rất cần thiết.

Đối với thính giác, lúc này xương tai của bé đã phát triển tốt và có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài tử cung. Bài tập để kích thích giác quan này chính là việc bắt đầu giao tiếp với bé thông qua việc kể chuyện, nói chuyện, hát ru... mỗi ngày khoảng 15 phút. Cần lưu ý là giọng nói của mẹ (và của bố) cần hết sức chậm rãi, rõ ràng, truyền cảm, âu yếm, yêu thương với âm lượng vừa phải.

Ngoài ra, mẹ còn nên hỏi chuyện với bé như một em bé ngoài đời như: "Hôm nay con có khỏe không?", "Con đang làm gì đó?"... Cẩm nang mang thai và sinh con của GS.BS Miriam Stoppard (người Anh, nữ tác giả của loạt sách hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trẻ em) có đề cập rằng nếu bố mẹ thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với trẻ ngay từ lúc còn trong bụng mẹ bằng lòng yêu thương trìu mến, sẵn sàng đón nhận đứa con ra đời thì đứa trẻ ấy sẽ linh hoạt hơn, mau biết nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Hơi ấm và giọng nói của ba mẹ đã được bé ghi vào bộ nhớ, đến khi bé chào đời, những ấn tượng thân quen này sẽ tạo nơi bé cảm giác an toàn, gắn bó.

Về vị giác, thai nhi vào tuần thứ 20 đã có thể phân biệt rõ ràng 4 vị cơ bản gồm ngọt, mặn, đắng và chua. Mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm và nên ăn thật ngon miệng để trẻ có thể cảm nhận theo mẹ.

Dinh dưỡng của mẹ - tác nhân quan trọng của quá trình phát triển trí não trẻ

Do môi trường đặc biệt nên cuộc sống của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Việc ăn uống của mẹ do vậy có ảnh hưởng quyết định lên sức khỏe và sự phát triển trí não của bé. Lời khuyên lớn nhất của nhiều chuyên gia là hãy ăn uống thật thoải mái trong thai kỳ để sau này em bé dễ nuôi. Để thai nhi không bị "đói" nên duy trì khoảng cách giữa các bữa ăn là 4 giờ. Tuyệt đối không được bỏ bữa. Cần ăn đủ bữa vì đứa con trong bụng bạn cần được cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên. Bổ sung thêm nhiều bữa phụ như trái cây, bánh ngọt và uống sữa.

BS Thu Hà còn nhấn mạnh rằng: "Cả cơ thể mẹ và thai nhi đều phải được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch; đồng thời, trong khẩu phần mỗi ngày của mẹ cần được cung cấp đủ 400 mcg axit folic để hỗ trợ phát triển trí não cho thai nhi". Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng sức khỏe thai phụ và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

Những nội dung hướng dẫn kích thích giác quan thai nhi và các vấn đề dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ sẽ tiếp tục được BS Thu Hà giới thiệu trong các kỳ tới vào thứ sáu hằng tuần trên chuyên mục này.

Thai 20 tuần tuổi

14.02.2009

Chúc mừng bạn! Bạn đã đi được một nửa chặng đường. Đây là giai đoạn phát triển chủ yếu của bé với sự thay đổi ở những vùng đặc biệt của não.

Sự phát triển của bé

Đỉnh của tử cung giờ đã gần chạm rốn và sẽ còn tăng thêm khoảng 1cm trong mỗi tuần. Thai nhi lúc này dài khoảng 15cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 240g.

Bé bắt đầu biết nuốt dịch ối và thận đã sản xuất ra nước tiểu. Tóc đang mọc dài ra.

Sự phát triển của giác quan sẽ đạt tới đỉnh cao vào tuần này. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho 5 xúc giác: nếm, ngửi, nghe, nhìn và sờ. Quá trình sản sinh các tế bào thần kinh chậm dần thay vào đó là sự lớn lên của các tế bào và tập trung vào sự kết nối giữa các tế bào.

Cảm giác "máy bụng" không còn mơ hồ. Những "cú đạp" và nhào lộn cho thấy bé đang phát triển và sự hoạt động hăng hái của bé có thể làm bạn khó ngủ. Trong khoảng 10 tuần tiếp theo hoặc lâu hơn là giai đoạn bé hiếu động nhất. Sau đó, do tử cung lúc này đã quá chật chội nên buộc bé phải nằm im nhiều hơn.

Sự thay đổi của người mẹ

Tử cung lúc này đã mở rộng nhanh chóng, lấn chiếm dần ổ bụng, đỉnh của tử cung lúc này đã tiệm cận với rốn. Từ giờ trở đi, mỗi tuần tử cung sẽ mở rộng thêm 1cm.

Có thể sẽ có cảm giác đau nhói ở bụng dưới nhưng không có gì đáng ngại cả. Đó chỉ là tình trạng căng cơ và dây chằng mà thôi.

Rất nhiều thai phụ lo lắng rằng họ sẽ không thể chịu đựng được những cơn đau trong quá trình chuyển dạ và lâm bồn. Một số phụ nữ nghĩ tới phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau tối đa. Nhưng thực ra điều này không phải là 1 ý tưởng hay vì chuyển dạ có kèm gây tê màng cứng có nhiều nguy cơ hơn là chuyển dạ thông thường và cảm giác đau sẽ quay trở lại sau sinh.

Bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tự nhiên để đối phó với những cơn co dạ con thay vì dùng thuốc. Sự tự tin và cố gắng sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc và bớt lo âu hơn.

Để có thể ngủ ngon trong giai đoạn này là rất khó, đặc biệt là khi bạn bị chứng ợ nóng hay đầy bụng, khó tiêu. Một số khác lại khó ngủ do cảm giác đói và họ chỉ có thể ngủ lại sau khi "đánh chén" một bữa ăn thịnh soạn lúc nửa đêm. Số khác lại khó ngủ vì tắc mũi.

Lời khuyên hữu ích

Hãy xoa bóp các dây chằng, dùng miếng dán nóng hay chai nước nóng, miếng vải ấm để chườm ở chỗ bị đau. Nếu cảm giác đau vẫn còn hoặc lan sang lưng thì tốt nhất nên tới gặp bác sĩ.

Những điều cần lưu tâm

Hãy ăn nhiều chuối! Chúng là nguồn vitamin B tuyệt vời, rất quan trọng đối với hệ thần kinh của thai nhi. Hãy ăn nhiều rau quả hơn trong bữa ăn.

Đọc truyện hoặc hát cho bé nghe. Đây là cách tuyệt vời để tạo sự liên hệ giữa cha và con, mẹ và con.

Mang đa thai có gì khác?

Tại sao nên ăn trứng chín kỹ khi mang thai?

Những lo lắng thường gặp

Tôi bị hen và cần phải dùng ống xịt hen mọi lúc mọi nơi. Thuốc xịt hen có an toàn với bà bầu? Có khoảng 5% thai phụ bị hen. Tình trạng bệnh của 1/3 trong số này được cải thiện khi có thai, 1/3 thì không thấy có gì thay đổi và 1/3 còn lại thì tình trạng tồi tệ thêm. Dùng ống xịt chắc chắn sẽ an toàn hơn là khi không thể kiểm soát cơn hen.

Phát hiện và dự phòng nguy cơ sảy thai

31.01.2009

Sự cố sảy thai thường dễ xảy ra trong vòng 20 tuần lễ đầu tiên của thai kỳ. Sau khoảng thời gian này, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân gây sảy thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sảy thai và rất nhiều trường hợp sảy thai mà bác sĩ cũng không chẩn đoán được rõ nguyên nhân chính.

Trong quý I của thai kỳ, yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai lớn nhất là tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể. Biểu hiện là những trục trặc trong tế bào trứng và tinh trùng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai khác là:

- Rối loạn hormone trong cơ thể mẹ.

- Người mẹ mắc các chứng bệnh truyền nhiễm.

- Người mẹ có lối sống thiếu an toàn: hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện, thiếu dinh dưỡng, tiêu thụ quá mức caffein, nhiễm độc hóa chất, phóng xạ...

- Mang thai ở độ tuổi trên 35 và dưới 18.

- Trứng và tinh trùng làm tổ không đúng chỗ trong tử cung.

- Tâm lý căng thẳng, stress...

Ngoài ra, sảy thai có thể do quan hệ tình dục không đúng cách, tập thể dục không an toàn, làm việc trong điều kiện nguy hiểm...

Sảy thai không rõ nguyên nhân có thể do trứng yếu: Các chuyên gia cảnh báo rằng, trong cùng một buồng trứng có trứng khỏe mạnh và có trứng yếu, thậm chí kể cả trứng hỏng. Do đó, những người mẹ bị hỏng thai trong những tháng đầu mà không rõ nguyên nhân có thể do bào thai được thụ tinh nhằm phải những trứng yếu hoặc trứng đã hỏng từ trước. Loại trứng này không đủ chất lượng phát triển theo thời gian nên bị "rụng" giữa chừng. Chẳng may rơi vào trường hợp này, sớm muộn gì thai cũng bị hỏng dù người mẹ rất giữ gìn trong sinh hoạt và ăn uống.

Các dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng sau, tốt nhất bạn nên đi khám sớm.

- Sút cân nhanh.

- Những cơn đau lưng có dấu hiệu ngày một trầm trọng.

- Âm đạo tiết chất nhầy màu trắng hồng.

- Ra máu có màu đỏ tươi hoặc nâu đỏ đi kèm (hoặc không) với chứng chuột rút: khoảng 20-30% thai phụ chảy máu trong giai đoạn đầu mang thai có liên quan đến việc sảy thai.

- Đột nhiên mất các triệu chứng mang thai như ốm nghén...

Ngăn ngừa sảy thai

Trừ yếu tố trục trặc nhiễm sắc thể, các nguyên nhân dọa sảy thai khác có thể được phát hiện và dự phòng từ trước đó. Bước quan trọng nhất là bạn nên duy trì một sức khỏe tốt trước khi có ý định mang thai.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, người mẹ nên lưu ý một số điểm sau

- Tập thể dục đều đặn với cường độ hợp lý.

- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.

- Kiểm soát stress.

- Bổ sung axit folic hàng ngày.

- Tránh hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng chất kích thích...

- Giữ cho bản thân luôn trong điều kiện an toàn, tránh va đập, chấn thương...

Hội chứng buồn chán sau sảy thai

Khoảng 72% bà mẹ có triệu chứng chán nản nặng trong vòng 1 tháng sau sảy. Đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm thống kê sức khỏe Hoa Kỳ. Cuộc khảo sát cũng cho biết, nguy cơ thất vọng tăng gấp đôi đối với những bà mẹ lần đầu mang thai nhưng lại bị sảy. Chính tâm trạng này sẽ cản trở việc phụ nữ muốn có con lại sau đó.

Cách tốt nhất với những bà mẹ trong hoàn cảnh này là nghỉ ngơi đầy đủ, giảm stress và coi nhẹ việc đã từng bị sảy thai để sống lạc quan hơn.

Khả năng mang thai lại sau sảy

Có đến 60-70% số bà mẹ sảy thai đều có khả năng mang thai lại thành công sau đó. Hơn nữa, nếu tìm được ra nguyên nhân gây sảy thai thì tỷ lệ thành công này có thể lên tới 90%. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt hợp lý cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ thụ thai cho nhóm phụ nữ này.

Quan niệm không đúng về sảy thai

Nhiều người cho rằng việc sử dụng một số loại thuốc mát như sâm, nước dừa, nước rau má, trà atiso... sẽ làm bào thai mới hình thành bị "loãng" và hỏng. Do đó, nếu trong những tuần đầu mang thai, bà mẹ uống một trong số loại nước kia thì chắc chắn sẽ bị sảy thai. Thậm chí, những người mê tín còn khẳng định rằng, sảy thai là do "trời báo" nên muốn tránh cũng không được.

Các bác sĩ khuyên rằng, hai quan niệm trên là không có cơ sở khoa học. Việc sử dụng các loại đồ uống mát không làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, tình trạng sảy thai càng không liên quan đến vấn đề "trời báo".

Thai 21 tuần tuổi

09.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Con bạn đã lớn hơn nhiều trong tuần đầu tiên của nửa thời gian còn lại. Nó nặng khoảng 300g, và chiều dài từ đầu đến mông là 18 cm. Kích thước của bé lúc này bằng kích thước của một quả chuối to.

Bạn đã thay đổi thế nào về ngoại hình?

Bạn có thể cảm nhận thấy Tử cung của bạn nằm cach Rốn của bạn 1cm. Tại văn phòng bác sĩ, dạ con của bạn có thể đo được là 21cm cahcs đoạn giáp nối dưới bụng. Cân nặng của bạn có thể tăng từ 4,5 đến 6,3 kg.

Cho đến tuần này, vòng eo của bạn đã ra đi. Bạn bè hoặc người thân trong Gia đình - và thậm chí cả người lạ - cũng có thể nói là bạn đã có mang. Thật khó có thê dấu được tình trạng của bạn.

Mách nhỏ cho tuần 21.

Một cách tốt nhất có thể bổ sung canxi vào bữa ăn hàng ngày của bạn đó là nấu cơm và Cháo lúa mạch cùng với váng Sữa thay vì Nước bình thường.

Đến tuần thứ 21, tuy không còn sinh trưởng với tốc độ Chóng mặt như Giai đoạn trước, song bào thai vẫn tiếp tục phát triển. Các hệ cơ quan khác nhau trong Cơ thể bào thai dần hoàn thiện.

Hệ tiêu hóa của bào thai.

Hệ tiêu hóa của bào thai thực hiện chức năng rất đơn giản. Vào tuần thứ 11 của thai kỳ, ruột non bắt đầu co bóp vận chuyển các chất. Ruột non cũng có khả năng phân phối Đường từ chính bên trong nó đi khắp cơ thể vủa bào thai.

Đến tuần thứ 21, Hệ tiêu hóa phát triển mạnh giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Sau khi nuốt nước ối, bào thai hấp thụ phần lớn nước trong đó và tống đẩy các chất không hấp thụ được xuống ruột già.

Sự nuốt của bào thai.

Như đã nói ở trên, bào thai có thể nuốt Chất dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Bằng phương pháp siêu âm, bạn có thể quan sát bào thai nuốt ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Chúng ta  đã được thấy bào thai nuốt ngay từ tuần thứ 21 của thai kỳ.

Tại sao bột bào thai trong dạ con lại có thể nuốt? Các nhà nghiên cứu tin rằng việc nuốt Nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bào thai sinh trưởng và phát triển. Điều này cũng có thể là điều kiện để hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinhh có thể thực hiện được chức năng của nó ngay từ khi chào đời.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Cũng không còn là quá sớm cho bạn để bắt đầu nghĩ tới những cái tên đặt cho con mình khi nó chào đời. Đôi khi, các cặp vợ chồng có ý tưởng khác nhau về việc Đặt tên cho con. Bạn có thể tham khảo rất nhiều cuốn sách để được trợ giúp thêm về vấn đề này. Bạn có nghĩ đến việc sẽ lấy tên của người bạn thân hoặc họ hàng để đặt cho con mình? Bạn sẽ đặt tên họ cho con? Liệu sẽ có rắc rối gì nếu bạn chọn cho con mình một cái tên nghe kỳ quặc, khó gọi hoặc khó đánh vần? Họ tên viết tắt sẽ phải đánh vần thế nào? Chọn cái tên gọi thân mật nào cho hợp. Hãy bắt đầu nghĩ đến những điều này ngay từ bây giờ ngay cả khi bạn không chọn lấy một cái tên cụ thể cho tới sau khi con bạn chào đời.

Các cuộc nghiên cứu đã tìm ra bào thai có thể nuốt và vận chuyển qua hệ tiên hóa vào cơ thể bao nhiêu nước ối. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh, bào thai đủ tháng ( ở giai đoạn cuối thai kỳ) có thể nuốt được một lượng nước ối trong vòng 24 giờ.

Nước ối do bào thai nuốt vào sẽ đóng góp một phần nhỏ vào nhu cầu năng lượng của cơ thể bào thai. Các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể cung cấp các chất Dinh dưỡng thiết yếu giúp bào thai phát triển.

Phân bào thai.

Trong suốt thời kỳ Mang thai bạn có thể nghe thấy thuật ngữ phân bào thai và thắc mắc không viết nó có nghĩa gì. Thuật ngữ này chỉ những mảnh vụn thức ăn không tiêu hóa được từ nước ối được bào thai nuốt vào trong hệ tiêu hóa. Phân bào thai hầu hết được tạo thành từ các tế bào màng của thành ruột bào thai. Nó không chứa vi khuẩn, vì vậy vô trùng.

Phân bào thai là chất có màu từ hơi xanh đen đến nâu sáng do bào thai tống đẩy xuống ruột Già trong suốt thai kỳ, trước hoặc sau khi chào đời.

Sự di chuyển của phân bào thai. Nếu có phân bào thai xuất hiện trong suốt thời kỳ Mang thai thì đó chính là dấu hiệu hay triệu Trứng của sự rối loạn bào thai.

Nếu ruột của bào thai hoạt động trước khi chào đời và phân bào thai có mặt trong nước ối, bào thai có thể sẽ nuốt nước ối. Nếu bào thai hít phải khí từ phân bào thai vào phổi, đứa trẻ sinh ra rất có thể sẽ mắc chứng viêm phổi. Vì lý do này, nếu thấy phân bào thai xuất hiện lúc đứa trẻ chào đời, phải nhanh chóng lợi bỏ nó từ Miệng và cổ Họng của trẻ bằng cách sử dụng một ống hút nhỏ.

Những thay đổi trong bạn.

Ngoài việc tử cung của bạn ngày càng lớn dần lên, các bộ phận khác của cơ thể cũng bắt đầu thay đổi và to ra. Bạn có thể cảm nhận được Bắp Chân và Bàn chân mình sưng phù ra, đặc biệt là vào lúc cuối ngày. Nếu bạn Đi bộ nhiều, bạn sẽ thấy chân mình đớ sưng hơn là khi bạn ít Vận động và nghỉ ngơi cả ngày.

Xuất hiện các cục Máu tụ ở chân.

Một biến chứng nghiêm trọng trong thời kỳ Mang thai là việc hình thành các cục Máu tụ ở chân hoặc háng. Triệu chứng của hiện tượng này là chân sưng phù, tiếp đó là hiện tượng đau chân, mẩn đỏ và nóng khắp các vùng bị ảnh hưởng ở chân.

Hiện tượng này được gọi tên theo các cách khác nhau như chứng Huyết khối tĩnh mạch, bệnh huyết khối hay huyết khối sâu vùng thấp. Chứng bệnh này không riêng gì Thời kỳ mang thai mới xuất hiện nhưng đây là thời kỳ dễ mắc phả nhất. Nguyên nhân của hiện tượng này là do Máu lưu thông chậm ở chân do áp lực từ tử cung và sự thay đổi trong máu và cơ chế đông máu.

Nguyên nhân đáng nghi nhất dẫn tới hiện tượng hình thành máu cục ở chân trong thời kỳ mang thai là do giảm lưu thông máu hay còn gọi là sự ứ máu. Nếu trước đó bạn đã từng bị máu cục ở chân hay bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, hãy nói với bác sĩ của bạn ngay từ lúc bắt đầu mang thai. Bác sĩ của bạn cần phải nắm được vấn đề quan trọng này.

Huyết khối sâu và huyết khối trên bề mặt là 2 tình trạng khác nhau. Một cục máu tụ trên ề mặt chân không quá nghiêm trọng. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các Mạch máu gần bề mặt Da và có thể thường được nhìn thấy trên bề mặt. Có thể xử lý tình trạng máu cục này bằng Thuốc Giảm đau như acetaminôphen hay các hình thức khác nhau như vận động nâng chân, sử dụng miếng băng bó chân hoặc đôi khi là làm nóng chỗ máu cục. Nếu sau khi đã sử dụng các phương pháp này mà vẫn không thấy tình trạng này được cải thiện rõ rệt thì phải xem xét liệu hiện tượng đó có phải là huyết khối hay không.

Huyết khối sâu nguy hiểm hơn. Nó yêu cầu phải được chẩn đoán và điều trị. Triệu chứng của hiện tượng này phí chân từ đầu gối trở xuống có những khác biệt lớn tùy thuộc vào vị trí và độ nghiêm trọng của cục máu tụ. Ở giai đoạn đầu, hiện tượng này phát sinh với tốc độ rất nhanh, gây rất đau ở chân và bắp đùi.

Nếu trước đây bạn đã từng bị hiện tượng máu cụ do bất kỳ nguyên nhân nào, kiệu nó có ảnh hưởng đến việc mang thai hay không, khi mang thai bạn phải đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn biết ngay từ lần khám đầu tiên về bất cứ triệu chứng máu cục nào mà bạn từng gặp.

Sự nguy hiểm lớn nhất do chứng huyết khối sâu gây ra là sự tắc mạch Phổi khi các mảnh máu cục thoát ra và di chuyển tà chân lên phổi. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng hiếm khi xảy ra trong thời kỳ mang thai. Theo thống kê, trong từ 3000 đến 7000 phụ nữ mang thai, chỉ có duy nhất một trường hợp bị tắc mạch phỉ. Mặc dù đây là một biến chứng rất nguy hiểm trong thời kỳ mang thai nhưng có thể tránh được nếu có những biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm.

Triệu chứng để theo dõi. Nếu bị huyết khối sâu, thỉnh thoảng chân sẽ lạnh và xuất hiện những vết xanh xám nhợt nhạt, nhưng thường là một chỗ nào đó ở chân mềm, nóng và sưng to: các vùng Da trên những mạch máu bị ảnh hưởng thường phát đỏ. Hơn nữa, cũng có thể thấy xuất hiện các vệt đỏ ở các vùng Da trên các mạch máu bị hình thành huyết khối.

Xoa bóp bắp chân hoặc chân, hoặc đi bộ có thể gây rất đau. Có một cách để kiểm tra liệu bạn có bị chứng huyết khối sâu hay không là nằm xuống, gấp các ngõn chân hướng về đầu gối. Nếu mặt dưới chân mềm, đó có thể là một dấu hiệu khả nghi của hiện tượng huyết khối sâu. (Hiện tượng đau này cũng có thể đi kèm với sự mỏi cơ và các vết bầm). Hãy đến bác sĩ để kiểm tra nếu thấy có hiện tượng này.

Chẩn đoán tình trạng. Các cuộc nghiên cứu chẩn đoán chứng bệnh huyết khối sâu có thể khác nhau trên các phụ nữ mang thai và không mang thai. Ở phụ nữ không mang thai, có thể sử dụng ti X  quang và tiêm thuốc nhuộm vào chân để tìm các cục máu tụ. Phương pháp này thường không được áp dụng cho phụ nữ mang thai do việc tiếp xúc với bức xạ và thuốc nhuộm có thể gây ảnh hưởng xấu. Thay vao đó, ngời ta sẽ sử dụng phương pháp Siêu âm cho những phụ nữ mang thai để chẩn đoán tình trạng này. Hầu hết các trung tâm y tế lớn áp dụng phương pháp siêu âm, tuy nhiên, không phải bất kỳ trung tâm y tế nào cũng sử dụng phương pháp này.

Điều trị huyết khối sâu: Điều trị huyết khối sâu thường phải nằm viện và điều trị bằng liệu pháp heparin. Heparin (một chất làm loàng máu) phải được truyền trực tiếp vào mạch máu, không được uống như thuốc. Heparin không truyền từ mẹ sang bào thai, vì thế nó an toàn trong suốt thời kỳ mang thai cho cả Người mẹ và thai nhi. Nếu dùng heparin, phụ nữ mang thai cũng có thể phải bổ sung thêm can-xi. Trong khi heparin đang phát huy tác dụng, phụ nữ cần phải nằm nghỉ. Chân có thể vận động nâng lên hoặc làm nóng, cũng nên sử dụng thêm thuốc giảm đau.

Thời gian phục hồi, bao gồm cả thời gian nằm việ kéo dài từ 7 đến 10 ngay. Sau thời gian này, phụ nữ vẫn phải tiếp tục sử dụng heparin cho tới khi sinh. Thậm chí, Sau khi sinh con, sản phụ vẫn cần sử dụng heparin trong khoảng vài tuần, thời gian này tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của các cục máu tụ.

Nếu phụ nữ bị bệnh máu cục trong suốt thời kỳ mang thai, họ sẽ có thể phải cần đến heparin có thể đươc đưa vào cơ thể bằng ống rút chất lỏng hoặc bằng cách tiêm trực tiếp hàng ngày dưới sự giám sát của bác sĩ.

Một phương pháp khác để diều trị chứng huyết khối sâu là dùng warfarin - một phương pháp điều trị qua Đường miệng. Warafin không được đưa vào cơ thể trong thời kỳ mang thai vì nó có thể truền sang Nhau thai và gây hại cho thai nhi. Wafarin thường được truyền vào Cơ thể phụ nữ sau khi sinh để ngăn chặn sự hình thành máu cục. Phương pháp này có thể phải áp dụng một vài tuần hoặc một vài tháng tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của các cục máu tụ.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bào thai?

Tính an toàn của phương pháp siêu âm.

Trang kế tiếp là một minh họa về phương pháp Siêu âm kèm theo những chú thích rõ ràng. Minh họa này cho chúng ta nhìn thấy một bào thai trong tử cung cùng một U nang lớn trong ổ bung của người mẹ.

Rất nhiều phụ nữ vẫn còn nghi ngờ về tính an toàn của phương pháp siêu âm. Hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y học đều nhất trí rằng Siêu âm không gây ra bất kỳ nguy cơ có hại nào cho bạn và con bạn. Các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra các mối nguy hiểm tiềm ẩn nhưng các kết qur nghiên cứu không cho thấy một bằng chứng nào.

Siêu âm là công cụ cực kỳ hữu hiệu phục vụ các vấn đề về chẩn đoán và điều trị một số bệnh trong thời kỳ mang thai. Những thông tin do thử nghiệm siêu âm cung cấp giúp bác sĩ khẳng định lại kết quả nghiên cứu của mình với các phụ nữ mang thai.

Nếu bác sĩ của bạn gợi ý cho bạn sử dụng [ siêu và bạn cũng quan tâm đến điều này, hãy bàn với bác sỹ. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lý do và tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp siêu âm. Điều này có thể có những tác động đến sự phát triển Cua bào thai.

Dinh dưỡng của bạn

Phụ nữ mang thai thường thèm ăn những loại đồ ăn gì?

Nghiên cứu gần đây chỉ có 3 loại đồ ăn mà phụ nữ mang thai thường nghén.

33% thèm Sô - cô - la.

20% nghén kẹo và một số đồ ăn tương tự.

19% nghén trái cây và các loại Nước trái cây họ cam.

Một số phụ nữ đã mắc phải chứng thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Chứng bệnh này từ lâu vẫn là một biểu hiện không rõ ràng trong thời kỳ mang thai. Thèm ăn một loại đồ ăn cụ thể nào đó có thể vừa có lợi vừa có hại. Nếu cái mà bạn thèm ăn là chất Dinh dưỡng tố cho sức khỏe, hãy ăn một cách điều độ, đừng ăn những thức ăn có hại cho sức khỏe. Nếu bạn thèm ăn những đồ ăn nhiều mỡ và Đường hoặc những thứ chẳng chứa chút năng lượng nào thì hãy cẩn thận với nó. Hãy ăn một ít thôi, đừng để bạn bị cuốn theo nó. Hãy thử ăn những đồ ăn khác nhứ trái cây tươi hoặc một ít phó mát thay vì cứ chiều theo sự thèm ăn của bạn.

Chúng tôi chưa tìm ra tất cả các nguyên nhân khiến một phụ nữ có thể thèm ăn một thứ gì đó khi họ mang thai. Nhưng chúng tôi tin rằng, những biến đổi ở hoóc - môn và tâm lý diễn ra trong thời kỳ mang thai chính là những yếu tố góp phần gây ra chứng bệnh này.

Mặt trái của chứng thèm ăn là sợ ăn một số loại đồ ăn khác. Một số loại thức ăn bạn vẫn ăn bình thường trước khi mang thai giờ đay có thể gây bất ổn cho dạ dày của bạn. Điều này là khá phổ biến. Một lần nữa, chúng tôi lại tin rằng hiện tượng này có liên quan đến Ho óc - môn trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp này, các hooc- môn này đã có tác động đến đường ruột và sự tác động này gây ra phản ứng của bạn với một số loại đồ ăn nhất định.

Những điều bạn cần biết thêm

Liệu bạn có bị giãn tĩnh mạch?

Bệnh Giãn tĩnh mạch ở một góc độ nào đó, gặp phải ơ hầu hết các phụ nữ mang thai. Có thể như đã thành tiền lệ, giãn tĩnh mạch có xu hướng dễ mắc phải và nghiêm trọng hơn khi mang thai, khi tuổi và huyết áp càn lớn, nhất là lại cộng thêm việc đứng trong một khoảng thời gian dài.

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng mạch máu bị ứ. Lúc đầu, hiện tượng này xuất hiện ở chân nhưng cũng có thể ở âm hộ và trực tràng. Những bất ổn trong lưu thông máu và áp lực ở tử cung gây bất ổn cho các mạch máu, dẫn đến sự bí và ứ.

Trong hầu hết Cá trường hợp chứng giãn tĩnh mạch sẽ càng biểu hiện rõ rệt và gây đau đớn khi bào thai ngày càng lớn. Với việc tăng Trọng lượng của bào thai, giãn tĩnh mạch sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn (nhất là khi bạn đứng quá lâu).

Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch rất khác nhau. Ở một số phụ nữ, triệu chứng chính là xuất hiện các vết hoặc các nốt màu xanh tía ở chân nhưng hầu như không gây cảm giác khó chịu trừ một vài trường hợp có thể có cảm giác này vào buổi tối. Ở những phụ nữ khác có thể bị sưng phồng tĩnh mạch và cần phải cử động nâng chân vào buổi tối.

Sau khi sinh, hiện tượng sưng phông tĩnh mạch có thể giảm nhưng chứng giãn tĩnh mạch sẽ không hoàn toàn biến mất. Để điều trị các chứng bện về tĩnh mạch có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như dùng laze, tiêm hoặc phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật còn được gọi là sự giải phóng các mạch máu. Tuy nhiên, phẫu thuật tĩnh mạch thường không được áp dụng đối với phụ nữ mang thai, mà chỉ phụ nữ không mang thai.

Điều trị giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn hạn chế rất lớn hiện tượng sưng phồng tĩnh mạch: 

Mặc quần y tế chẽn gối (quần này có nhiều loại). Hãy xin chỉ dẫn từ bác sĩ của bạn.

Mặc các loại quần áo không làm bí sự lưu thông máu ở đầu gối và hàng.

Đứng hoặc đi bộ càn it càng tốt. hãy nằm nghỉ hoặc tập cử động nâng chân khi có thể. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Đi giày đế bằng khi cần.

Không được bắt chéo chân, điều này sẽ làm ngưng sự lưu thông máu, khiến tình trạng càng trở nên xấu đi.

Các bài Tập thể dục bạn lựa chọn có thể tiềm ẩn các nguy cơ gây hại. Bài tập có tác động mạnh. Các bài tập ít tác động hơn như đi xe đạp, tập Yoga trước khi sinh kết hợp sử dụng giãn tĩnh mạchầy mềm hình e-lip là sự lựa chọn tốt hơn cả.

Thai 21 tuần tuổi

19.02.2009

Bé đang lên cân đều và cơ thể thì trở nên trơn tuột do một chất trắng như mỡ gọi là gây đang bao bọc toàn bộ cơ thể nhằm bảo vệ da bé trong môi trường nước ối. Đa phần trẻ vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này khi sinh ra.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này dài khoảng 16,5cm từ đỉnh đầu tới mông và đang tăng cân đều đặn. Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Phản xạ nuốt của bé ngày càng nhiều hơn, nhằm luyện tập cho hệ tiêu hóa. Sau khi bé nuốt nước ối, cơ thể sẽ hấp thu nước trong nước ối và chuyển các cặn này vào ruột.

Cơ thể bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác.

Sự thay đổi của mẹ

Hầu hết phụ nữ bắt đầu cảm thấy thở hổn hển khi đi lên cầu thang. Thở không ra hơi trong tình huống này là bình thường và tình hình sẽ ngày càng "tệ" hơn do tử cung ngày càng phát triển, "chèn ép" phổi.

Luôn đảm bảo bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể vì bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu. Đừng bao giờ lo thừa sắt do ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt gồm: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, đậu lăng, rau chân vịt và ngũ cốc bổ sung sắt.

Lời khuyên hữu ích

"Dứa tươi (cắt từng miếng nhỏ) sẽ giúp giảm được chứng ợ nóng

Những điều cần lưu tâm

Bạn có thể trở lại công việc, tiếp tục ở nhà hay đi làm part time sau khi sinh bé? Xây dựng một kế hoạch mềm dẻo sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm, tâm trí bớt lo lắng.

Học cách bảo vệ lưng và luyện tập để giảm đau lưng.

Kiểm tra lại ngày dự sinh bé. Các bé thường chào đời sớm hơn dự kiến đấy.

Những lo lắng thường gặp

Tôi nghe nói rằng nhiễm trùng đường tiểu rất phổ biến trong giai đoạn mang thai. Vậy nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gì và có thể phòng ngừa không?

Nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm nấm Canadia rất phổ biến ở phụ nữ, dù họ có mang bầu hay không.

Tuy nhiên, những thay đổi do có thai thường làm cho bạn dễ bị viêm nhiễm hơn. Bạn có thể tránh các viêm nhiễm này ở giai đoạn đầu thai kỳ bằng cách uống nhiều nước và các loại nước quả, súp.

Vào mùa hè, nhiều thai phụ có cảm giác nóng buốt khi đi tiểu. Nếu cảm giác này là do tình trạng cơ thể bị khử nước thì uống thật nhiều nước lọc và các loại nước khác sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình hình. Tuy nhiên, nếu cảm giác nóng buốt này khôgn hết dù đã uống nhiều nước thì hẳn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu và cần đi khám chuyên khoa ngay. Các bác sĩ sẽ kê kháng sinh, loại dành cho thai phụ.

Cách dưỡng thai 22 tuần tuổi

09.11.2009

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Lúc này, bào thai đã nặng khoảng 350g. Chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông là vào khoảng 19cm.

Mách nhỏ cho tuần 22.

Uống thêm các loại đồ uống (tốt nhất là uông nước) trong suốt thời kỳ Mang thai để giúp Cơ thể bạn bắt kịp với sự gia tăng lưu lượng máu. Khi Nước tiểu vảu bạn trong gần giống như nước , đã là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước.

Tử cung lúc này ở trên Rốn khoảng 2cm và cách khớp dính 22 cm. Nhưng bạn vẫn chưa cảm thấy khó chịu. Bụng ngày càng to nhưng cũng không quá to và không làm cho hình dáng bạn biến đổi quá nhiều. Bạn vẫn có thể khom người và ngồi một cách thoải mái, không nên cố gắng đi bộ. Cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng sẽ dần mất đi, thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy khá khỏe khoắn. Đó cũng là một điều thú vị mà việc Mang thai đem lại

Con bạn lớn lên và phát triển ra sao?

Bào thai tiếp tục phát triển, kích thước cơ thể bào thai lớn dần từng ngày. Như bạn có thể thấy ở hình minh họa trang bên, mí mắt và Lông mày của bào thai đã phát triển, thêm vào đó, Móng tay cũng đã xuất hiện.

Chức năng gan.

Các hệ cơ quan trong cơ thể bào thai ngày càng trở nên chuyên biệt trong việc thực hiện các chức năng cụ thể. Xét  về gan, của bào thai, chức năng gan của bào thai khác với chức năng gan của người trưởng thành. Các en-zim (chất khoáng) sinh ra từ gan của người trưởng thành đóng vai trò quan trọng, thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau đối với cơ thể. Gan của bào thai cũng thực hiện các chức năng này nhưng ở mức độ thấp hơn sau khi đứa trẻ chào đời.

Một chức năng quan trọng của gan là phá vỡ và điêu tiết các sắc tố màu Da cam sinh ra do sự phá vỡ các tế bào máu. Tuổi thọ các tế bào hồng cầu của bào thai ngắn hơn so với ở người trưởng thành. Vì lý do này, bào thai sản xuất ra nhiều sắc tố Da cam hơn so với người trưởng thành.

Khả năng chuyển hóa các sắc tố Da cam của gan bào thai là khá hạn chế nhưng gan giúp loại bỏ các sắc tố này ra khỏi Máu của bào thai. Các sắc tố Da cam sẽ được chuyển từ Máu bào thai qua Nhau thai sang Máu của người mẹ. Sau đó, gan của Người mẹ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố này. Nếu đứa trẻ sinh ra thiếu tháng, nó sẽ trục trặc trong việc tiết chế những sắc tố này do gan củ nó còn quá non nớt để có thể lọc bỏ các sắc tố Da cam này khỏi máu.

Trẻ mới sinh nếu có nhiều sắc tố da cam trong cơ thể sẽ dễ mắc bệnh vàn da. Bệnh này phát sinh chủ yếu do quá trình chuyển giao từ sự tiết chế các sắc tố da cam bởi hệ thống điều tiết của người mẹ sang tiết chế vởi hệ thống của chính đứa trẻ sơ sinh. Gan của trẻ sơ sinh chưa thể bắt kịp với sự điều tiết theo cách của mẹ. Bệnh vàng da thường có xu hướng dễ nhiễm ở những đứa trẻ sơ sinh thiếu tháng, khi gan của chúng còn chưa sẵn sàng đảm nhận các chức năng điều tiết các sắc tố da cam.

Đứa trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh da vàng thường có mắt và da màu vàng. Để chữa trị bệnh vàng da, người ta thường sử dụng phương pháp bệnh bằng ánh sáng. Phương pháp  này sử dụng ánh sáng thâm nhập trực tiếp vào da giúp phá hủy các sắc tố da cam.

Những thay đổi trong bạn.

Fibronection bào thai

Trong một vài trường hợp, sự khó chịu thương thấy khi Mang thai như Đau bụng dưới, mỏi lưng, áp lực ở xương chậu, co thắt Tử cung (có thể gây đau hoặc không), Chuột rút hoặc có sự thay đổi bất thường ở dịch Âm đạo tiết ra có thể dễ bị lầm lẫn là những biểu hiện của Đẻ non. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một phương pháp đáng tin cậy nào để xác định liệu phụ nữ có thực sự đang có nguy cơ Đẻ non hay không. Hiện tại đang có một cuộc thử nghiệm có thể giúp các bác sĩ xác định được những nguy cơ này.

Fibronectin bào thai là một loại Protein có mặt trong bọc ối và màng bao bọc thai nhi. Tuy nhiên, sau tuần thứ 22, loại Protein này thông thường không xuất hiện nữa cho tới tuần thứ 38, mới xuất hiện trở lại.

Nếu chất này tiết ra từ Cổ tử cung và Âm đạo của phụ nữ mang thai sau tuần thứ 22 (trước tuần thai thứ 38) thì đó càng làm tăng nguy cơ Đẻ non. Nếu không thấy xuất hiện chất này, thì nguy cơ đẻ non là rất thấp và phụ nữ có thể sẽ không đau đẻ trong vòng 2 tuần sau đó.

Cuộc thử nghiệm này được tiến Hành như một xét nghiệm kính phết (lấy mẫu của một chất phết lên bản kính để soi dưới kính hiển vi). Người ta sẽ tiến hành xét nghiệm trên một miếng gạc lấy từ đỉnh của âm đạo, ngay sau cổ tử cung. Miếng gạc này sẽ được mang vào phòng thí nghiệm và sẽ cho biết kết quả trong vòng 24 giờ sau đó.

Bệnh Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là chứng bệnh thường gặp phải ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn mức bện thiếu máu, bạn cần phải được điều trị để đảm bảo an toàn cho bạn và con bạn. Nếu thiếu máu, bạn sẽ cảm hấy không khỏe trong suốt thời kỳ mang thai. Bạn cũng dễ có cảm giác mệt mỏi và có thể bị Chóng mặt nữa.

Trong cơ thể bạn cũng có một sự cân bằng tự nhiên giữa việc sản xuất ra các tế bào máu vận chuyển ô-xi đến khắp các cơ quan trong cơ thể và sự pha hủy các tế bào này. Thiếu máu là tình trạng số lượng tế bào hồng cầu ít. Nếu bạn bị thiếu máu, có nghĩa là bạn không có đủ hồng cầu.

Trong suốt quá trình mang thai, số lượng tế bào hồng cầu trong máu tăng lên. Lượng huyết tương (phần nước trong máu) cũng tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn. Bác sĩ của bạn sẽ theo dõi chặt chẽ những biến đổi này diễn ra trong máu bằng một thông số gọi hematocrit. Thông số này sẽ cho biết phần trăm lượng hồng cầu có mặt trong máu. Nó cũng kiểm tra luôn tình trạn hemoglobin. Hemoglobin là thành phần Đạm (protein) của các tế bào hồng cầu. Nếu bạn bị thiếu máu, chỉ số hematicrit đo được sẽ là thấp hơn 37 và chỉ số hemoglobin sẽ là dưới 12.

Việc xác định chỉ số hetocrit thường được tiến hanh một vài lần trực tiếp thên phụ nữ trước khi sinh, kết hợp với các công việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn bị thiếu máu, thì cần phải kiểm tra chỉ số này thường xuyên hơn.

Thông thường vào lúc sinh nở, bạn sẽ bị mất máu. Nếu bạn bị thiếu máu thì khi vượt cạn, bạn có nguy cơ cao hơn phải được truyền máu sau khi đứa trẻ chào đời. Hãy tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ về Chế độ ăn uống và bổ sung các loại dưỡng chất nếu bạn bị thiếu máu.

Thiếu máu do thiếu sắt. Hình thức thiếu máu phổ biến trong Thời kỳ mang thai ở phụ nữ là thiếu máu do thiếu sắt. Trong thời kỳ mang thai, bào thai cũng hấp thụ một lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể bạn sẽ không có đủ sắt để sản sinh ra Cá tế bào hồng cầu do Thai nhi đã sử dụng một lượng sắt cung cập cho chính các tế bào máu của nó. 

Hầu hết các Vitamin hấp thụ trước khi sinh có chứa sắt nhưng nó cũng chỉ có mặt như một chất bổ sung. Nếu bạn không thể hấp thụ Vitamin trước khi sinh, bạn có thể sẽ phải bổ sung mỗi lần 300 đến 350mg sun - phát sắt hoặc glu - cô - sắt, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Sắt là nhân tố quan trọng nhất cần phải bổ sung, sắt cần thiết đối với gần như tất cả các trường hợp mang thai.

Tuy nhiên, thậm chí dù đã được bổ sung lượng sắt, song một số phụ nữ mang thai vẫn bị thiếu máu do thiếu sắt. Dưới đây là một số nhân tố gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ:

Không thể hấp thu sắt hoặc các Vitamin có chứa sắt.

Chảy máu trong quá trình mang thai.

Thai Sinh đôi hoặc nhiều hơn.

Có tiền sử mổ dạ dày hoặc phần nào đó của ruột non ( khiến chúng khó hấp thụ đủ lượng sắt trước khi mang thai).

Dùng quá nhiều chất giảm a-xít dẫn đến giảm hấp thụ sắt.

Có những Thói quen ăn uống không tốt.

Mục đích của việc điều trị thiếu máu do thiếu sắt là làm tăng lượng sắt hấp thụ. Sắt hấp thụ kém qua Đường ruột vì thế phải được bổ sung hàng ngày. Cũng có thể dùng cách tiêm nhưng sẽ gây đau và để lại vết thâm trên da.

Tác dụng của việc bổ sung sắt trực tiếp vào cơ thể là gây Buồn nôn và nôn, hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu các biểu hiện này xảy ra, bạn nên giảm bớt liều lượng bổ sung sắt. Việc uống các viên sắt cũng có thể gây tao bón. Nếu bạn không thể uống viên sắt trực tiếp, hãy tăng cường ăn các thức ăn có chứa sắt như gan hoặc ra bina - các loại Thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Hãy đến bác sĩ để được hướng dẫn nên ăn gì trong bữa ăn hàng ngay.

Thiếu máu do thiếu hồng huyết cầu hình Lưỡi liềm. Đối với những phụ nữ da ssamj màu hoặc có nguồn gốc Địa Trung Hải hay Châu Phi, chứng thiếu máu do thiếu các hồng huyết cầu hình Lưỡi liềm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai. Trong các trường hợp nay, thiếu máu xảy ra là do tủy xương - cơ quan sản sinh ra các tế bào hồng cầu, không thể sản sinh kịp lượng tế bào hồng cầu số với lượng đã bị tiêu hủy. Trong trường hợp thiếu máu do thiếu các hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, các hồng cầu được sinh ra cũng dị thường, chúng có thể gây ra đau đớn do không thể lưu thông một cách bình thường mà làm nghẽn mạch máu.

Bạn có thể mang những dấu hiệu của bện thiếu máu do thiếu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm nhưng lại  không biểu hiện thành bệnh lý. Bạn cũng có thể truyền những dấu hiệu hoặc bệnh này sang thai nhi. Hayxcho bác sĩ của bạn biết bất kỳ một tiền sử bệnh lý nào của loại bệnh này từng có trong Gia đình bạn.

Làm xét nghiệm máu có thể dễ dàng phát hiện những biểu hiện thiếu tế bào hồng huyết cầu. Cũng có thể chuẩn đoán thiếu máu do thiếu các tế bào hồng huyết cầu ở bào thai bằng phương pháp chọc ối (đã bàn đến ở tuần thứ 16) hoặc xét nghiệm mẫu lông mao ở màng đệm.

Phụ nữ có những biểu hiện thiếu các tế bào hồng huyết cầu hình lưỡi liềm dễ bị viêm bể thận (xem tuần 18) và nhiễm khuẩn ở Nước tiểu trong suốt thời kỳ mang thai. Họ cũng dẽ bị mắc các bện thiếu máu do thiếu các thế bào hồng huyết cầu hình lưỡi liềm trong quá trình mang thai.

Phụ nữ bị thiếu máu do thiếu các tế bào hồng huyết cầu có thể trải qua những cơn đau theo từng thời kỳ trong suốt cuộc đời. Đau bụng hoặc đau Chân tay do các tế bào hồng cầu dị thường làm tắc nghẽn các mạch máu. Những cơn đau theo chu lỳ này có thể rất trầm trọng và cần phải nằm viện để điều bằng cách truyền dịnh và sử dụng Thuốc giảm đau.

Phương pháp sử dụng nước (hydroxyurea) đã chứng minh tính hiệu quả của nó, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại do chúng ta vẫn chưa có những dữ liệu nghiên cứu về những ảnh hưởng lâu dài của nó, vì thế, người ta khuyên rằng, phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này.

Các nguy cơ có thể xảy đến với phụ nữ mang thai thiếu cá tế bào hồng huyết cầu hình lưỡi liềm  là đau theo chu kỳ, viêm nhiễm, thậm chí là Tim không thực hiện được chức năng lưu thông máu. Các nguy cơ đối với thai nhi là tỉ lệ Sảy thai và chết lưu thai cao, ước tính đến 50%. Mặc dù có nguy cơ cao hơn, song nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh này vẫn có thể mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Thalassemia. Một lại thiếu máu khác ít gặp hơn là thallassemia. Chứng thiếu máu này xảy ra phổ biến nhất ở nhóm dân cư vùng Địa Trung Hải. Nguyên nhân dẫn đến chứng thiếu máu này là do cơ thể không thể không sản xuất đủ lượng protein đơn giản để sản sinh ra các tế bào hồng cầu. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc chứng bệnh này hoặc nếu bạn biết mình mắc phải, hãy nói với bá của bạn để được hướng dẫn điều trị.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn

Khi bạn có cảm giác "khó ở".

Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể mắc phải các triệu chứng bệnh như Tiêu chảy hay Cảm lạnh cũng như một số bệnh do vi-rút khác như cảm cúm, những triệu chứng bệnh này khiến bạn không khỏi Lo lắng và tự đặt ra cho mình hàng loạt những câu hỏi:

Tôi phải làm gì khi cảm thấy khó ở?

Tôi có thể điều trị bằng phương pháp nào là phù hợp?

Nếu ốm, tôi có nên uống bổ sung vitamin?

Nếu ốm và không thể ăn uống theo chế độ bình thường, tôi nên làm gì?

Nếu bạn bị ốm khi mang thai, đừng do dự, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Hãy để bác sĩ khuyên bạn neenlamf thế nào và cho bạn biết bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị nào là tốt nhất. Thậm chí nếu bạn chỉ bị cảm Cúm đơn thuần, bác sĩ vẫn muốn biết khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp bạn cần phải được điều trị sâu hơn nữa, bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn phải làm thế nào.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Khi bạn đi trên cùng một chiếc ô tô với vợ mình, hãy tự hỏi liệu mình có thể giúp gì cho cô ấy. Bạn có thể  đề nghị sẵn sàng dìu cô ấy lên xe, hoặc xuống xe. Bạn cũng có thể gợi ý nên đi một chiếc xe khác (nếu bạn có nhiều hơn một chiếc) nếu cô ấy cảm thầy thoải mái hơn khi đi xe khác. Hãy hỏi cô ấy xem liệu có cần phải điều chỉnh lại chỗ ngồi hoặc dây an toàn ở chỗ ngồi của cô ấy hay không. Hãy làm mọi thứ để cô ấy có thể cảm thấy việc lái xe nhẹ nhàng và dễ dàng đối với cô ấy.

Bạn có thể làm gì giúp chính mình không? Có chứ. Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc bị nhiễm vi rút, hãy tăng cường uống nhiều nước hơn nữa. Hãy uống thêm nhiều nước cam và các loại khác như nước súp. Ăn nhạt, không ăn các loại đồ ăn cứng cũng giúp bạn cảm thấy khá hơn chút ít.

Không tuân theo chế độ ăn uống bình thường một vài ngày sẽ có hại cho bạn và thai nhi nhưng banjcaanf phải uống thật nhiều nước. Không nên ăn các đồ ăn cứng vì nó rất Khó tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn nữa. Cũng nên tránh ăn uống các sản phẩm từ Sữa vì nó cũng gây tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Nếu sau 24 giờ, bệnh tiêu chảy vẫn chưa dứt, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Hayxhoir bác sĩ bạn cần phải áp dụng phương pháp trị tiêu chảy nao trong thời kỳ mang thai.

Nếu bạn bị ốm, bạn có thể ngừng uống vitamin bổ sung trong một vài ngày. Tuy nhiên, hãy uống trở lại ngay sau khi bạn cảm thấy Hệ tiêu hóa của mình đẫ ổn định.

Đừng áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào nếu không được bác sĩ từ vấn và hướng dẫn. Thông thường, tiêu chảy cũng như các bệnh di vi rút gây ra chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ trong vài ngay. Trong những ngày này, bạn có thể sẽ phải nghỉ làm, nằm nghỉ ở nhà cho đến khi đớ hoặc khỏi hẳn.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn cần uống nhiều nước và các loại đồ uống khác trong quá trình mang thai. Các chât này sẽ giúp cơ thể bạn điều tiết để sản sinh ra các chất dinh dưỡng, phát triển các tế bào mới, giữ nhịp và lưu lượng lưu thông máu và giữ thân nhiệt ổn định. Uống nhiều nươc hơn bình thường trong thời kỳ mang thai giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy cứ đốt cháy 15 ka lo, cơ thể bạn lại cần khoảng 1 thìa nước. Nếu bạn tiêu thụ 2000 kalo mỗi ngày, bạn cần phải uống khoảng 2, 28 lít. Vì nhu cầu về kalo trong thời kỳ mang thai tăng, nên nhu cầu về nước cũng tăng. Mỗi ngày uống từ 6 đến 8 cốc nước là mục tiêu tốt mà bạn cần hướng tới. Bạn có thể đạt được mục tiêu uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày bằng cách nhâm nhi uống nước và các loại đồ uống khác suốt cả ngày. Nhưng vào buổi tối hoặc đêm, hãy giảm uống nươc, bạn sẽ hạn chế được việc Đi tiểu tiện đêm.

Một số phụ nữ thắc mắc không biết liệu họ có thể uống một lại nước giải khát khác ngoài nước thông thường hay không? Nước thông thường là nguồn cung cấp tốt nhất, tuy nhiên, các loại đồ uống khác sẽ giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu. Bạn có thể uông thêm sữa, nước rau, Nước trái cây và một số loại trà thảo dược khác. Ăn ra, trái cây, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc cũng giúp bạn đáp ứng nhu cầu hấp thụ nước. Tránh uống trà, Cà phê và cô ca vì chúng có thể chứa natri là cafein các chất hoạtđộng như những hoạt chất lợi tiểu, vì thế sẽ càng làm tăng nhu cầu tiêu thụ nước của bạn.

Một số bệnh phổ biến phụ nữ thường gặp trong Quá trình mang thai có thể được điều trị bằng cách uống nước. Khi bạn uống nhiều nước, các chứng bện như đau đầu, co thắt tử cung hay viêm nhiễm bàng quang sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.

Hãy quan sát Nước tiểu của bạn xem liệu bạn đã uống đủ nước chưa. Nếu nó có màu từ vàng sáng đến trong suốt, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu màu vàng sậm, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tăng cường uống thêm nước. Đừng đợi cho đến lúc bạn thấy khát mới uống cái gì đó. Vì vào lúc bạn thấy khát, thì bạn đã mất đi ít nhất 1% lượng nước trong cơ thể.

Những điều bạn nên biết thêm.

Stress trong quá trình mang thai.

Stress là một triêu chứng thương thấy trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ. Cơ thể bạn đang thay đổi , banjvaf chồng bạn sắp trở thành những ông bố, bà mẹ và bạn cảm thấy khổng ổn lắm. Bạn cũng có thể cảm thấy Stress do công việc hoặc áp lực từ các trách nhiệm khác. Hãy thư giãn và nghỉ ngơi. Stress chẳn có lợi cho bất kỳ ai, nhât là đối với phụ nữ mang thai.

Ngay lúc nay, có khá nhiều cách có thể giúp bạn Giảm stress trong cuộc sống. Hãy thử những cách đó và hãy khuyến khích chồng bạn thử cùng bạn nếu anh ấy cũng cảm thây stress.

Đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngay, Thiếu ngủ có thể khiến bạn bị stress.

Hãy Nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày, đọc sách hoặc Nghe nhạc trong những lúc yên tĩnh.

Tập thể dục cũng giúp bạn loại bỏ stress. Đi bộ hoặc đến các phòng tập thể dục. Hãy tập thế dục theo một video riêng dành cho phụ nữ mang thai. Tập những động tác Vận động thẻ chất nhưng không quá mất nhiều công sức để giảm stress. Hãy khuyến khích chồng bạn cùng tập với bạn.

Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Nạp đủ năng lượng mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh tình trạng stress.

Hãy làm những việc mà bạn thích, và làm gì đó cho chính bạn.

Luôn luôn giữ vè mặt tươi tỉnh. Đôi khi, chỉ cần thay đổi cách nghĩ của bạn về điều gì đó, đưa ra những quyết định tích cực hơn sẽ có những tác động tốt đến bạn. Hãy tươi cười, thay vì cứ Cau có, giân dữ cũng phần nào giúp bạn giảm được stress.

Nếu hương thơm cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy đốt những cây nến thơm, hoặc mua hoa thơm cũng sẽ giúp bạn thư giãn.

Đừng bao giờ để mình đơn độc trong cuộc chiến chống stress. Hãy chia sẽ những lo lắng của bạn với chồng bạn hoặc với một nhóm phụ nữ mang thai khác.

Viêm ruột thừa.

Viêm ruột thừa có thể gặp phải bất kỳ thời điểm nào, thậm chí cả trong quá trình mang thai. Việc mang thai có thể khiến cho công tác chuẩn đoán viêm ruột thừa trở nên khó khăn hơn do viêm ruột thừa cũng có một số triệu chứng gần giống các biểu hiện điển hình ở phụ nữ mang thai như buồn Nôn và nôn. Việc chuẩn đoán cũng khó khăn do tử cung ngày càng lớn, ruột thừa di chuyển theo hướng lên trên và ra ngoài, vì thế các vùng bị đau cũng ở những vị trí khác so với tình trạng bình thường. Xem minh họa trang sau.

Phương pháp điều trị viêm ruột thừa là phẫu thuật ngay lập tức. Đây có thể là một ca phẫu thuật chủ yếu ở bụng và cần phải rạch một vết khoảng 3 đến 4 inches, đồng thời cần phải nằm viện một vài ngày. Việc soi ổ bụng, với các vết rạch nhỏ hơn cũng có thể được áp dụng trong một số trường hợp, tuy nhiên Soi ổ bụng sẽ khó thực hiện ở phụ nữ mang thai do tử cung lớn.

Biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi một đoạn ruột thừa nào đó bị viêm nhiễm và thoat vị. Hầu hết các nhà vật lý học tin rằng, tốt hơn hết là phẫu tuật cắt bỏ đoạn ruột thừa (chă bị viêm nhiễm) trước khi nó bị viêm và thoát vị gây hại cho toàn bộ khoang bụng. Cũng có thể Sử dụng thuốc khác sinh hỗ trợ, một số loại thuốc khác sinh vẫn rất an toàn sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Kích thích 5 giác quan cho thai nhi - Kỳ 2: Từ tuần lễ phát triển thứ 22

04.04.2009

Ở mỗi giai đoạn phát triển của bé, bố mẹ cần có những kiến thức và cách chăm sóc tương ứng để thích ứng với sự phát triển của thai nhi.

Ở kỳ 1, tác giả đã cung cấp kiến thức liên quan đến thời điểm vàng để bắt đầu kích thích giác quan cho bé. Kỳ 2 này sẽ cung cấp tiếp một số phương pháp kích thích giác quan ở tuần lễ phát triển thứ 22, 23, 24 - thời điểm ghi dấu sự phát triển tiếp tục của các giác quan sau thời điểm vàng.

Giai đoạn duy trì kích thích 5 giác quan

Khi được khoảng 22, 23 đến 24 tuần tuổi, mẹ cảm nhận thai máy rõ ràng hơn, tương ứng với sự phát triển mạnh và hoàn thiện dần của các giác quan của thai nhi. Ở giai đoạn này, phần đầu và phần thân của bé đã phát triển tương đối cân xứng để đáp ứng với những va chạm và âm thanh tiếp thu được từ bên ngoài. Các cơ quan như thính giác, thị giác và vị giác nên được chú trọng trong giai đoạn này.

Các bà mẹ nên duy trì những bài tập thính giác cho con bằng cách đọc cho bé nghe những cuốn sách có tính giáo dục như truyện cổ tích, những tâm hồn cao thượng... Ngoài ra, có thể chia sẻ với bé những câu chuyện về gia đình, về bố, hay chuyện bố mẹ đang chuẩn bị đón con chào đời thế nào. Những câu chuyện gần gũi đó sẽ giúp thai nhi cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Lưu ý khi hát hay đọc truyện cho con, các bà mẹ nên áp dụng vào những buổi trưa hay trước khi đi ngủ. Tư thế lúc hát, lúc kể cần hết sức thoải mái (nửa nằm nửa ngồi), đặc biệt là phải ở tình trạng tinh thần sảng khoái, hít thở sâu và cảm nhận nhịp thở của con, vừa hát vừa liên tưởng được nhìn thấy con và gửi tình yêu trìu mến vào những thời khắc liên tưởng đó. Những bài tập thính giác này sẽ không những giúp thai nhi phát triển não bộ mà còn được lưu giữ trong miền ký ức trẻ những cảm nhận tốt đẹp về mẹ mình.

Đối với thị giác, lúc này, thai nhi đã cảm nhận tốt ánh sáng dù hai mắt vẫn nhắm. Bố mẹ có thể kích thích giác quan này bằng cách chiếu luồng ánh sáng dịu vào bụng, di chuyển từ gần đến xa, khắp bề mặt bụng trong khoảng 1-2 phút. Thay đổi cường độ ánh sáng và lưu ý không chiếu một chỗ quá lâu, tránh ánh sáng chói vì khi đó có thể làm tổn thương mắt bé. Khi quen dần với việc tiếp xúc ánh sáng qua thành bụng mẹ, các tế bào thị giác được kích thích và phát triển linh hoạt hơn. Ở thời kỳ này, các ông bố bà mẹ có thể dùng giấy kính nhiều màu (xanh, đỏ, vàng...) chụp lên đèn để tạo ra ánh sáng màu giúp thai nhi làm quen dần với các màu sắc. Mẹ luôn trong tư thế thoải mái và tinh thần sảng khoái để thai nhi trong điều kiện tiếp nhận ánh sáng tốt nhất.

Về vị giác, lúc này các tế bào vị giác của thai nhi đã phát triển mạnh nên bé đã cảm nhận mùi vị rõ rệt hơn. Đây cũng là lúc phần lớn bà bầu chấm dứt thời kỳ ốm nghén và tìm lại được cảm giác ngon miệng. Vì thế, các bà mẹ nên "tranh thủ" ăn và ăn đa dạng thực phẩm với đầy đủ các vị mặn, ngọt, đắng và chua để kích thích vị giác của thai nhi.

Dinh dưỡng của mẹ - tác nhân quan trọng

Để đảm bảo sự hoàn hảo của trí não bé, TS-BS Lê Thị Thu Hà (Trưởng phòng khám thai, BV Từ Dũ) dặn dò: "Ngoài những bài tập kích thích giác quan, nguyên tắc vàng mà các bà mẹ nên áp dụng là luôn giữ tinh thần thoải mái, chế độ nghỉ ngơi và đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lý. Mẹ nên thường xuyên đổi thực đơn và ăn đầy đủ chất có trong tháp dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, các sản phẩm sữa và pho-mát, rau xanh, hoa quả tươi, bánh mì và các chất bột, chất béo... Ăn đủ bữa (cách mỗi 4 tiếng) và ngon miệng là những quy tắc cơ bản giúp thai nhi nhận đầy đủ chất dinh dưỡng và cảm nhận theo mẹ những vị của các buổi ăn này. Ngoài ra, cần duy trì việc cung cấp đủ 400 mcg acid folic mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai".

Như vậy, việc liên hệ và quan tâm đến bé mỗi ngày của mẹ sẽ không chỉ giúp trí não thai nhi phát triển tối ưu mà còn củng cố sự tự tin vào một thế giới tràn ngập tình yêu cũng như góp phần hình thành những nét tính cách lạc quan, tích cực của bé về sau.

Thai 23 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước bào thai lớn cỡ nào?

Vào tuần tuổi 23 này, bào thai đã nặng gần 455g. Chiêu dài tính từ đỉnh đầu đến mông là khoảng 20 cm. Kích thước bào thai lúc này tương đương một con búp bê nhỏ.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung nhô thêm khoảng 3,75cm so với rốn. Những thay đổi ở phần bụng diễn ra chậm dần nhưng chắc chắn thời kỳ này hình dáng của bạn đã khá tròn. Tổng Trọng lượng của bạn có thể tăng từ 2,5 đến 6,8 kg.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Bào thai vẫn tiếp tục lơn dần. Cơ thể bào thai bắt đầu phồng to ra nhưng Da bào thai vẫn có những nếp nhăn, trọng lượng của nó cũng tăng thêm. Xem hình minh họa

Các lông tơ trên cơ thể thỉnh thoảng đậm màu hơn vào Giai đoạn này. Mặt và cơ thể của Thai nhi đã bắt đầu trông giống hình dạng một đứa trẻ sơ sinh sắp sửa chào đời.

Chức năng của tụy bào thai.

Tụy của bào thai vẫn đang phát triển. Cơ quan này có vati trò rất quan trọng trong việc sản xuất ra hooc môn, đặc biệt là insulin; insulin rất cần thiết cho cơ thể, nó giúp phân giải và hấp thụ đường.

Khi lượng Đường trong Máu bào thai vượt mức, tuyến tụy sẽ  phản ứng bằng cách tăng mức isulin trong máu. Isulin được tìm thấy trong tụy của bào thai ở tuần thai tứ 9, đến đầu tuần thai thứ 12, nó được phát hiện có trong Máu của thai nhi.

Ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường, lượng isulin trong Máu thường cao. Đó là lý do vì sao bác sĩ thường rất  chú ý đến bệnh tiểu Đường ở phụ nữ mang thai.

Những thay đổi của bạn.

Vào thời kỳ này, bạn bè của bạn có thể đưa ra những bình luận về kích thước cơ thể bạn. Họ có thể nói, chắc chắn bạn sẽ Sinh đôi vì bụng bạn quá to. Một số người khác lại nói, bụng bạn quá nhỏ so với thời gian mang thai. Nếu những bình luận này làm bạn lo lắng, hãy nói với bác sĩ của bạn.

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra cụ thể trong từng lần khám. Bác sĩ sẽ quan sát và theo dõi sự thay đổi ở trọng lượng và kích thước Tử cung của bạn. Bạn nên nhớ ràng những phụ nữ và thai nhi khác nhau có tốc độ thay đổi và phát triên khác nhau. Điều quan trọng là những thay đổi và phát triển ấy phải diễn ra liên tục.

Khi bào thai lớn dần lên, Nhau thai cũng to ra. Lượng Nước ối cũng tăng lên.

Mất nước

Trong thời gian mang thai, tử cung to dần lên và nặng hơn. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nó nằm ngay sau bàng quang, trước trực tràng và phần dưới của ruột kết - một phần của ruột.

Giai đoạn sau đó, tử cung lại ở trên đỉnh của bàng quang. Do kích thước của nó tăng, nó có thể gây áp lực lớn lên bàng quan. Bạn có thể cảm nhận được điều này khi thấy quần lót của mình ướt.

Bạn không chắc chắn liệu mình đang bị mất nươc tiểu hay nươc ối đang bị rỉ ra. Thật khó để có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, khi màng nhầy bị rách, bạn thương thấy có một nguồn dịch tứa ra ngoài, hoặc rỉ ra liên tục từ âm đạo. Trong trường hợp bạn bị như vậy, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Tiếp tục có những biến đổi về tâm lý.

Bạn cảm thấy tâm lý mình có gì không ổn? Bạn vẫn dễ khóc? Bạn thắc mắc liệu bạn có thể kiểm soát được tâm lý của mình như trước đây hay không?

Đừng lo lắng. Tất cả những trạng thái tâm lý này được coi là bình thường trong giai đoạn này của thai kỳ. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nó bắt nguồn từ những thay đổi về hoocmon diễn ra liên tục trong suốt quá trình mang thai.

Bạn khó có thể làm được gì để cải thiện tình trạng tâm lý bất ổn trong thời lỳ mang thai. Nếu bạn nghĩ chồng bạn hoặc một số người khác phải chịu đựng những tâm lý thất thường của bạn thì bạ hãy nói vơi shoj về vấn đề này. Hãy giải thích cho họ hiểu đây chỉ là những biểu hiện và thông cảm với bạn. Sau đó, hãy cố gắng thư giãn, đừng buồn về chuyện này. Những biên cố tâm lý là một hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Mang thai và bệnh tiểu đường.

Một khi có trục trặc cực kỳ nghiêm trọng xảy ra trong quá trình mang thai, Bệnh tiểu đường sẽ tiếp tục mọt biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên ngày nay, rất nhiều phụ nữ Mang thai mắc Bệnh tiểu đường vẫn Sinh đẻ an toàn nếu được chăm sóc y tế và Dinh dưỡng hợp lý và tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

Trước khi phát hiện ra insulin, thường thì phụ nữ mắc bệnh Tiểu đường không thể mang thai. Sau khi phát hiện ra insulin và rất nhiều cách khác nhau để theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của bào thai. Ngày nay, bệnh tiểu Đường không còn là vấn đề quá nghiêm trọng. Tỉ lệ trẻ sơ sinh sống sót do tiểu đường là khá khả quan.

Bệnh tiểu đường được định nghĩa là tình trạng thiếu insulin trong máu. Insulin là nhân tố quan trọng giúp phân giả đường và chuyển hóa chúng vào trong các tế bào. Nếu bạn không có insulin, thì tỉ lệ đường trong máu và trong Nước tiểu của bạn sẽ rất cao.

Có 2 loại bệnh tiểu đường. Loại thứ nhất gây cho cơ thể ngừng sản xuất insulin, loại thứ 2 lại khiến hco cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Các nghiên cứu đã cho thấy loại bệnh tiểu đường thứ 2 có xu hướng ngày càng phổ biến ở những phụ nữ mang thai. Hậu quả do cả 2 loại tiểu đường này gây ra tỉ lệ đường Tuần hoàn trong máu của sản phụ rất cao.

Mách nhỏ các ông bố

Các ông bố tương lai cũng có những triệu chứng như phụ nữ mang thai? Các cuộc nghiên cứu cho thấy có đến 50% các ông bố tương lai gặp phải những triệu chứng như phụ nữ Mang thai khi vợ họ mang thai. Người ta miêu tả tình trạng này ở đàn ông bằng Pháp - couvade -  có nghĩa là "ấp trứng". Những triêu chứng cụ thể thường gặp ở đàn ông là buồn nôn, Tăng cân và nghén một lại đồ ăn nhất định nào đó.

Mắc phải bệnh tiểu đường trong quá trình Mang thai có thể gây ra các biến chứng về thận, mắt, máu hoặc các vấn đề về Tim mạch khác như Xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim. Những biến chứng này gây hại nghiêm trọng đến bạn và thai nhi.

Khống chế bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn không khống chế được bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai, con bạn sinh ra rất có nguy cơ bị phù. Điều này làm tăng nguy cơ phải mổ đẻ. Bạn cũng rất dễ bị chứng tiền kinh giật. Ngoài ra, đứa trẻ sinh ra cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc chứng giảm glucôzơ huyết ( lượng đường trong máu thấp) và bệnh vàng da.

Một cách để duy trì hàm lượng đường ổn định trong máu là không bao giờ ăn bỏ bữa, Tập thể dục đầy đủ theo lịch bạn đã đặt ra. Bạn có thể cũng phải điều chỉnh lượng Thuốc uống và cần uống thêm insulin trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn đã uống bổ sung insulin, thì lúc này, bạn cần phải điều chỉnh lại liều lượng, thời hạn của liều lượng, thời hạn của liều lượng hoặc lượng insulin mà bạn uống vào. Bạn cũng có thể phải kiểm tra hàm lượng đường trong máu 4 đến 8 lần một ngày.

Insulin là phương pháp an toàn nhất giúp bạn khống chế bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, về lâu về dài, phụ nữ mang thai cũng không nên áp dụng phương pháp này.

Cách điều trị bệnh giảm glucôzơ huyết bằng các loại thuốc như metformin cũng được các bác sĩ khuyên nên áp dụng trong thời kỳ mang thai.

Chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thời mang thai. Bệnh tiểu đường có thiên hướng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những người có vấn đề về hàm lượng đường trong máu trong Quá trình mang thai về sau thường dễ mắc tiểu đường. Các triệu chứng của tiểu đường bao gồm:

Đi tiểu nhiều.

Thị giác kém.

Sụt cân.

Chóng mặt.

Hay có cảm giác đói.

Cần phải thực hiện các xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Ở một số nơi, các xét nghiệm này được tiến Hành thường xuyên. Nếu bạn hoặc một người nào đó trong gia đính bạn hiện tại hoặc trước đây từng mắc bệnh tiểu đường, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Bác sĩ sẽ cho hướng dẫn bạn các cách điều trị tốt nhất.

Tiểu đường thai nghén. Một số phụ nữ chỉ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, thường gọi là tiểu đường thai nghén. Loại tiểu đường này có tỉ lệ xuất hiện 10% trên tất cả phụ nữ mang thai. Sau khi sinh, hầu hết phụ nữ mắc loại tiể đường này sẽ trở lại bình thường, bệnh này biến mất hẳn. Tuy nhiên, nếu tiểu đường thai nhén xuất hiện ở 1 lần mang thai, thì gần như có đến 90% nó sẽ tái xuất hiện ở những lần mang thai tiếp theo.

Chúng tôi tin Rằng có hai nguyên nhân dẫn tới tiểu đường thai nghén. Một là do cơ thể Người mẹ không sản xuất đủ insulin trong thời kỳ mang thai. Lý do thứ hai là cơ thể người mẹ sử dụng insulin không hiệu quả. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn tới hàm lượng đường trong máu tăng cao.

Trọng lượng của một phụ nữ ngay khi họ chào đời cũng có thể là một dấu hiệu của nguy cơ bị tiểu đường thai nghén. Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ khi chào đời có trọng lượng thuộc cuối nhóm thứ 10, khi mang thai thường có nguy cơ mắc tiểu đường Thai nghén cao gấp 3 đến 4 lần phụ nữ bình thường.

Nếu không được chữa trị, tiểu đường Thai nghén có thể rất nguy hiểm đến bạn và thai nhi do cả hai đều có nồng độ đường trong máu cao, có hại cho sức khỏe. Bạn cũng có thể bị mắc chứng đa ối (thừa nước ối). Bệnh này rất có thể sẽ gây Đẻ non do Cổ tử cung bị phồng to quá mức. Phụ nữ bị Tiểu đường thai nghén sẽ phải đau Đẻ lâu do thai nhi có kích thước khá lớn. Có trường hợp, thai nhi quá to, không thể lọt qua ống sinh dục của người mẹ và cần phải được mổ đẻ.

Nếu hàm lượng đường trong máu bạn cao, trong thời gian mat, bạn có nguy cơ nhiễm nhiều bệnh hơn. Các bệnh phổ biến nhất là bệnh về thận, bàng quan, cổ tử cung và tử cung.

Phương pháp điều trị triểu đường thai nghén gồm tập thế dục thường xuyên và uống nhiều nước. Chế độ Ăn uống hợp lý là nhân tố cơ bản để điều trị chứng bệnh này. Bác sĩ của bạn có thể sẽ gợi ý cho bạn thực hiện Chế độ ăn 6 bữa một ngày, mỗi bữa từ 2000 đến 2500 kalo. Bạn cũng có thể phải kiêng ăn một số thức ăn nhất định.

Dinh dưỡng của bạn.

Hấp thụ Natri.

Bạn phải cẩn thận với hàm lượng natri hấp thụ vào cơ thể trong thời kỳ mang thai. Hấp thụ quá nhiều natri có thể khiến cơ thể bạn trữ nước dẫn đến sưng phù. Hãy tránh các loại thức ăn chứa nhiều natri và Muối như lạc rang muối, Khoai tây chiên, dua muối, Thức ăn đóng hộp và đồ ăn sẵn.

Mách nhỏ cho tuần 23.

Giữ nước hấp thụ natri khoảng 3g (3000mg) hoặc ít hơn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn giảm tích nước.

Hãy đọc các Nhãn mác trên thức ăn. Chúng sẽ liệt kê hàm lượng natri có trong thức ăn. Một số sách liệt kê hàm lượng natri chứa trong thức ăn, nhưng thức ăn đó lại không có nhãn mác, ví dụ như các loại đồ ăn nhanh. Hãy kiểm tra chúng một cách cẩn thận và kỹ càng. Bạn sẽ ngạc nhiên không ngờ về hàm lượng natri chứa trong một chiếc bánh Hămbơgơ ăn nhanh.

Những điều bạn nên biết thêm.

Đường xuất hiện trong nước tiểu.

Cũng khá thường gặp phụ nữ mang thai dù không mắc bệnh tiểu đường nhưng trong Nước tiểu vẫn có mặt một lượng đường nhất định. Hiện tượng này xảy ra là do những thay đổi trong hàm lượng đường và cách thức xử lý đường trong thận - cơ quan kiểm soát hàm lượng đường trong cơ thể. Nếu thừa đường, thận sẽ bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Đường trong nước tiểu được gọi là glucosuria. Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng sau 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nhiều bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm tiểu đường trên từng phụ nữ mang thai, thường vào cuối tháng 6 của thai kỳ trở đi. Việc xét nghiệm này có ý nghĩ đực biệt quan trọng nếu Gia đình banj có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm máu chẩn đoán tiểu đường bao gồm xét nghiệm phát hiện nhanh nồng độ đường trong máu và xét nghiệm khả năng điều tiết glucô trong cơ thể.

Theo phương pháp xét nghiệm nhanh nồng độ đường trng máu, buổi tối trước ngày xét nghiệm, bạn vẫn ăn uống bình thường. Buổi sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn phải đến phòng khám để xét nghiệm máu. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn sẽ ít có nguy cơ bị tiểu đường. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, hàm lượng đường trong máu cao, bạn cần phải theo dõi, chẩn đoán sâu hơn.

Các cuộc theo dõi chẩn đoán sâu hơn bao gồm xét nghiệm khả năng điều tiết gluc ô. Theo phương pháp này, bạn phải nhịn ăn từ buổi tối hôm trước ngày xét nghiệm. Sáng hôm sau, tại  phòng xét nhiệm, bác sĩ sẽ cho bạn uống 1 loại đồ uống có chứa một lượng đường xác định. Nó tương tự một chai nước sôda nhưng vị khó uống. Sau khi bạn uống loại nước này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu bạn xét nghiệm khoảng 30 phút, 1 tiếng, 2 tiếng hoặc có trường hợp là 3 tiếng. Khoảng thời gian xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được khả năng điều tiết đường trong cơ thể bạn như thế nào.

Nếu bạn cần được điểu trị, bác sĩ sẽ đưa cho bạ kế hoạch điều trị.

Thai 23 tuần tuổi

07.03.2009

Bé lúc này đã có dáng vẻ của một trẻ sơ sinh thu nhỏ.

Sự phát triển của bé

Bé cân nặng khoảng 430gr, "cao" khoảng 27cm và đã có "dáng" của một trẻ sơ sinh mặc dù "chất tạo màu" cho lòng đen của mắt vẫn chưa hình thành.

Mặc dù trọng lượng của bé tăng lên mỗi ngày nhưng làn da của bé vẫn rất nhăn nheo. Đó là bởi vì bé cần phải tiếp tục lên cân nhiều hơn.

Môi của bé ngày càng rõ nét và mắt đã phát triển hoàn thiện mặc dù lòng đen chưa được "tô màu"; lông mày và lông mi đã hoàn chỉnh.

Tuyến tụy, một trong những tuyến sản xuất hormone cơ bản, đang dần hoàn thiện và những dấu vết đầu tiên của răng đã hình thành ở dưới lợi.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ lúc này đã lên được 5,4 - 6,8kg. Từ bây giờ, bạn sẽ tăng cân nhanh hơn, trung bình là 225g/tuần. Bạn thấy thèm ăn nhiều thứ, cảm giác ngon miệng tăng lên. Đây cũng là dịp bạn có thể thỏa sức ăn kem, nhưng nhớ lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Vẻ ngoài của âm đạo cũng đang có sự thay đổi rõ rệt mà bạn dễ dàng nhận thấy. Size của "vùng kín" tăng lên là kết quả của quá trình lưu thông máu qua đây gia tăng. Đi vệ sinh nhiều là một trong những "tác dụng phụ" của quá trình thai nghén nhưng đừng quên rằng bạn rất dễ bị nhiễm trùng nước tiểu. Bạn cũng có thể bị chảy máu chút ít nếu bạn mắc bệnh trĩ. Để phòng ngừa, bạn nên tránh không để bị táo bón.

Những việc cần lưu tâm

Bạn ăn đủ hoa quả và rau xanh? Các loại ngũ cốc, đậu lăng đều là những nguồn protein bổ dưỡng.  Rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn nhiều rau quả tươi, đúng mùa; tránh các loại hoa quả đóng hộp, trái vụ.

Đây là lúc bạn nghĩ tới một cái tên cho bé yêu.

Những lo lắng thường gặp

Không phải thai phụ nào cũng sở hữu một làn da sáng, rạng rỡ khi có thai mà rất nhiều bà bầu có nước da sạm tái. Tại sao nhỉ?

Đừng thất vọng nếu đang sở hữu một làn da ngày càng sạm đi cùng với sự lớn lên không ngừng của vòng 2. Bạn thấy đấy, vẻ ngoài của bạn đôi khi là gợi ý cho những dự đoán của mọi người xung quanh về giới tính của đứa trẻ bạn mang trong bụng.

Làn da mỏng manh của bạn có thể bị các hormone thai kỳ tấn công, trở nên khô hơn hay nhờ hơn bình thường. Thời tiết nắng nóng và ẩm ướt cũng góp phần "tàn phá" làn da của bạn.

Cách chăm sóc da tốt nhất lúc này là hãy vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa những đốm mụn. Đối với da khô, hãy dùng sữa tắm có chứa kem dưỡng ẩm. Luôn uống nhiều nước và ngủ đủ.

Đối với chị em bị nám da khi bầu bí thì cũng đừng quá lo lắng. Các vệt nám này sẽ sớm biến mất sau khi bé chào đời.

Thai 24 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước bào thai lớn cỡ nào?

Vào tuần thứ 23 này, bào thai đã nặng 540g. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông là khoảng 21cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Lúc này, Tử cung có kích thước nhô ra so với Rốn khoảng 3,8 đến 5,1 cm và khoảng 24 cm với khớp dính.

Bào thai sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Giai đoạn nay, bào thai phát triển to ra. Mặt và Cơ thể bào thai ngày càng giống một đứa trẻ sơ sinh sắp chào đời. Mặc dù nó đã nặng hơn một chút nhưng trông nó vẫn bé xíu.

Vai trò của bọc ối và Nước ối.

Vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ tinh, bọc ối non đã bắt đầu xuất hiện. Bào thai sinh trưởng và phát triển trong Nước ối chưa trong bọc ối. (Xem minh họa trang bên). Nước ối đóng một số vai trò quan trọng:

Tạo môi trường nuôi sống bào thai, giúp bào thai có thể di chuyển dễ dàng.

Bao bọc, bảo vệ tránh cho bào thai khỏi bị tổn thương.

Nước ối còn giúp điều hòa thân thiện cho bào thai.

Giúp bào thai phát triển khỏe mạnh và chào đời đủ ngày đủ tháng.

Lượng nước ối tăng rất nhanh. Vào tuần thai thứ 12, mới chỉ có 50ml nước ối, nhưng đến giữa thời kỳ mang thai, lượng nước ối đã tăng lên đến 400ml. Lượng nước ối vẫn tiếp tục tăng cho đến gần ngày sinh và đạt mức tối đa khoảng 1 lít vào khoảng tuần thai từ 36 đến 38.

Hỗn hợp nước ối thay đổi trong suất quá trình mang thai. Trong nửa thời gian đầu của kỳ thai, nước ối gần giống với huyết tương của Người mẹ (nước có trong Máu nhưng không chứa tế bào máu), ngoại trừ việc nó có ít pr ôt ê in hơn. Càng về sau khi bào thai càng phát triển, Nước tiểu của bào thai tiết ra nước ối làm cho lượng nước ối tăng lên đáng kể. Nước ối cũng có chứa các tế bào Máu và lông tơ của bào thai.

Mách nhỏ cho tuần 24

Ăn quá nhiều và ăn đêm trước khi đi ngủ là 2 nguyên nhân chính dẫn tới chứng bệnh ợ nóng. Mách nhỏ dành cho bạn là hãy ăn 5 đến 6 bữa nhẹ nhưng giàu Dinh dưỡng mỗi ngày, tránh ăn vặt trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy ổn hơn rất nhiều.

Bào thai nuốt nước ối trong hầu hết thời gian nằm trong bụng mẹ. Nếu bào thai không thể nuốt nước ối, sẽ dẫn đến tình trạng thừa nước ối trong bạn. Nếu bào thai nuốt nước ối nhưng nước không bài tiết được (ví dụ bào thai thiếu thận) thì lượng nước ối bào bọc Thai nhi sẽ rất ít. Tình trạng này được gọi là hiện tượng thiểu ối (thiếu nước ối).

Nước ối rất quan trọng. Nó chỗ trống cho bào thai di chuyển, đồng thời là môi trường sống cho bào thai di chuyển, đồng thời là môi trường sống cho bào thai sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước ối, bào thai thường có dấu hiệu chậm phát triển.

Những thay đổi trong bạn

Các vấn đề về hô hấp.

Một số phụ nữ than phiền họ bị nghẹt Mũi hoặc chảy Máu cam thường xuyên trong thời gian mang thai. Các nhà nghiên cứu cho rằng các triệu chứng này xuất hiện là do những thay đổi trong Tuần hoàn và cả những những thay đổi ở hooc-môn trong thời kỳ mang thai. Điều này khiến màng nhầy ở mũi và Đường hô hấp dễ bị sưng tấy và dễ chảy máu hơn.

Để điều trikj những triệu chứng này, bạn có thể sử dụng Thuốc thông mũi hoặc thuốc dạng xít. Một số loại thuốc đã được y học chứng minh là an toàn trong thời kỳ mang thai, như thuốc xịt mũi oxymetazoline (affrin, dristan long-lasting). Trước khi sử dụng những loại thuốc này, bạn phải hỏi chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng máy giữ độ ẩm cũng rất có ích cho bạn trong mùa đông khi mà việc đót nóng có thể làm khô không khí. Một số phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn nhờ việc tăng cường uống nước và bôi thuốc mỡ vào mũi.

Tình trạng Suy nhược trong thời gian mang thai.

Nhiều người đã nghe nói tớ khái niệm suy nhược hậu thai kỳ (cảm giác buồn rầu hoặc chán nản nghiêm trọng sau khi sinh). Trong một vài năm qua, đã có vô số thông tin về vấn đề này trên các phương tiên thông tin đại chúng. Tuy nhiên, có lẽ bạn lại không nghe Nói nhiều về tình trạng suy nhược trong thời gian Mang thai nhưng thực tế tình trạng này lại xảy ra. Các cuộc nghiên cứu cho thấy có đến 25% các bà mẹ Mang thai đã trải qua những mức đọ suy nhược khác nhau, và gần 10% suy nhược nghiêm trọng.

Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn có rất nhiều thay đổi. Có lẽ khó có thể phân biệt được đâu là suy nhược bệnh lý và đâu là những biến đổi bình thường khi mang thai. Rất nhiều triêu chứng của chứng bệnh suy nhược tương tự như những dấu hiệu thay đỏi ờ phụ nữ mang thai. Trong đó có mệt mói và mất ngủ. Sự khác nhau ở đây là mức độ và thời gian kéo dài của những triêu chứng này.

Một số triệu chứng thường gặp của chứng bệnh suy nhược là:

Buồn chán quá mức kéo dài nhiều ngày mà khong có nguyên nhân rõ ràng.

Khó ngủ hoặc thức dậy rất sớm.

Lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi rã rời (tình trạng này được coi là bình thường trong thời gian Mang thai nhưng sẽ được cải thiện sau đó vài tuần)

Ăn không ngon Miệng (khác với Buồn nôn và Nôn ọe).

Thiếu tập trung.

Nghĩ đến làm những việc có hại cho chính mình.

Nếu bạn có những triệu chứng này ngày nào cũng rất tồi tệ hoặc không có chuyển biến tốt sau vài tuần, bạn phải đến khám bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này như dùng thuốc chống suy nhược, một số loại thuốc chông suy nhược khá an toàn dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị suy nhược trầm trọng, bạn phải điều trị vì nó cần thiết cho sức khỏe của cả bạn và thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng cần được tư vấn về điều trị.

Các phương pháp điều trị chứng suy nhược gồm có: Tập thể dục đầy đủ, bổ sung Vitamin B, axit folic và axit béo ( xem mục bàn về Cá ở tuần 26). Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số phương pháp trị liệ khác như mát xa hay phương pháp tập phản xạ.

Một phương pháp nữa để điều trị chứng bệnh này là sử dụng ánh sáng, tương tự như cách điều trị cho những người mắc bệnh rối loàn ảnh hưởng theo mùa. Theo phương pháp này, người bị suy nhược sẽ được chiếu ánh sáng huỳnh quang màu nâu trắng 60 phút 1 ngày, 5 lần mỗi tuần. Cách điều trị này đã chứng minh tính hữu ích của nó. Một nghiên cứu gần đấy chỉ ra rằng, băng phương pháp này, chứng bệnh suy nhược đã được cải thiện đáng kể trên khoảng 50% người đã điều trị. Chúng tôi tin rằng ánh sáng đã tác động tới nhịp sinh học của bạn, giúp giải phóng một số hoócmôn nhất định và chính những hoóc môn này sẽ chống lại sự suy nhược.

Nếu bạn thây mình đang bị suy nhược, hãy đến khám bác sĩ trong lần khám thai. Bạn và bác sĩ của bạn cần phải thực hiện một số bước khi điều trị chứng bệnh này. Việc điều trị là rất cần thiết cho sức khỏe của bạn và đứa con trong bụng.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển cảu bào thai?

Bào thai có thể nghe được những gì?

Một bào thai đang lớn dần trong tử cung người mẹ có thể nghe thấy những âm thanh hay không? Nhờ vào kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau, chúng tồi kết luận âm thanh có thể thâm nhập vào nước ối và đến tai của bào thai.

Nếu bạn làm việc ở một nơi ồn ào, bạn nên đề nghị được làm việc trong môi trường yên tĩnh hơn khi bạn đang mang thai. Bằng những thông tin thu nhập được từ các cuộc nghiên cứu, người ta tin rằng, những tiếng ồn lớn và liên tục hoặc những tiếng nổ ngắn với cường độ mạnh có thể gây tổn hại đến thính giác của thai nhi trước khi chào đời.

Sẽ không có vấn đề gì nếu bào thai nghe những tiếng ồn lớn như trong buổi hòa nhạc nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn liên tục bị phơi nhiễm với những tiếng ồn quá lớn khiến bạn phải hét lên, rất có thể tạo những mối nguy hiểm tiềm ẩn với bào thai.

Dinh dưỡng của bạn

Nhiều phụ nữ mang thai đang lo ngại về việc ăn hàng. Một số người lại thắc mắc liệu họ có thể ăn một loại thức ăn nhất định như các món ăn của một số nước hay không. Họ Lo lắng những thức ăn cay hoặc nhiều gia vị có thể có hại đến thai nhi. Ăn hàng không vấn đề gì, tuy nhiên, điều này có thể không đúng với một số thức ăn nhất định.

Mách nhỏ

Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để tham gia các khóa học tiền Sinh sản trong khu vực bạn đang sinh sống. Hãy tìm hiểu xem có bao nhiêu khóa học, khi nào đăng ký, làm thủ tục đăng ký ở đau và giá cả mỗi khóa học là bao nhiêu. Bạn cũng có thể tham gia khóa học tại các bệnh viện hoặc các nhà hộ sinh, nơi bạn định Sinh con ở đó. Hãy cố gắng hoàn thành các khóa học ít nhất là 1 tháng trước ngày sinh.

Các loại thức ăn ngoài hàng tốt nhất là nó phải khiến bạn ăn ngon khi ở nhà. Thịt gà, cá, Rau tươi và sa lát thường là những lựa chọn tốt cho bạn. ăn các món ăn hàng nhiều gia vị hoặc các cách chế biến khác thường có thể khiến bạn Đau dạ dày và gây bất ổn Đường ruột. Ăn hàng cũng có thể làm bạn Tăng cân do cơ thể tích nước.

Trong Thời kỳ mang thai bạn nên tránh ăn hàng các loại thức ăn mặn, hoặc chứa nhiều natri, hoặc có nhiều kalo và Chất béo như nước sốt thịt, các món rán, thịt ướp Muối và các món tráng miệng ngậy. Tuy nhiên cũng rất khó để khống chế được lượng hấp thụ kalo nếu bạn ăn ở một nhà hàng đặc sản.

Một thách thức nữa của việc ăn hàng là làm sao để đảm bảo Chế độ ăn đầy đủ Dinh dưỡng và hợp lý khi bạn phải làm việc ở cơ quan. Có thẻ vì công việc, bạn phải đi ăn với các đối tác, khách hàng, hoặc phải đi công tác ở đâu đó, hãy lựa chọn món ăn cẩn thận. Nếu bạn có thể chọn món ngoài thực đơn, hãy chọn những món đủ dinh dưỡng nhưng ít béo. Bạn cũng có thể đề nghị được chế biến theo cách riêng; ví dụ một món nào đấy hấp thay vì rán. Trong những chuyến đi công tac, hãy mang theo một ít thức ăn cho riêng mình. Hãy chọn những thức ăn đủ dinh dưỡng nhưng có thể để lâu như trái cây, rau quả, chúng không cần để tủ lạnh.

Những điều bạn nên biết thêm.

Việc mang thai ảnh hưởng như thế nào đến đời sống Tình dục của bạn?

Mang thai và tính dục? Bạn có quan tâm đến những vấn đề này? Liệu có cần phải nghĩ quá nhiều đến vấn đề này ngay lúc này? Ham muốn Tình dục của bạn có mạnh mẽ hơn? Tình dục có phải điều cuối cùng trong tâm trí bạn?

Thông thường, phụ nữ có hai trạng thái tình dục trong quá trình mang thai. Một là ít ham muốn tình dục trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, ham muốn mạnh mẽ ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Hai là, ham muốn tình dục diamr dần tỉ lệ thuận với thời gian mang thai.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi và buồn nôn trong 3 tháng cuối, Trọng lượng của bạn tăng, bụng to, Ngực mềm và các vấn đề kahcs có thể khiến bạn giảm ham muốn tình dục. Điều này là hết sức bình thường. Hãy cho chồng bạn biết cảm giác của bạn và cố gắng tìm ra cách giả quyết làm thỏa mãn cả hai.

Đối với một số phụ nữ, viêc mang thai thực sự kích thích hoạt động tình dục. Một số trường hợp, phụ nữ đạt được cưc khoái hoặc Cực khoái liên tiếp trong lần đầu tiên Quan hệ tình dục khi mang thai. Điều này là do các Ho óc môn hoạt động mạnh, làm tăng lượng máu lưu thông xuống vùng xương chậu.

Một số phụ nữ lại cảm thấy mình kém hấp dẫn hơn khi mang thai do kích thước cơ thể đồ sộ và do những thay đổi diễn ra trong cơ thể. Hãy nói những cảm nghĩ của bạn với chồng bạn. Sự dịu dàng và hiểu, và thông cảm cho nhau sẽ giúp ích cho cả hai.

Bạn cung nên tìm hiểu những tư thế nào giap hợp trong thời gian mang thai. Cái bụng to có thể làm một tư thế Giao hợp trở nên không thoải mái so với những tư thế khác. Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn không nên nằm thẳng Lưng từ tuần thai tứ 16 cho đến khi đứa trẻ ra đời do trọng lượng của tử cung sẽ hạn chế đến tuần hoàn. Bạn có thể thử tư thế năm nghiêng hoặc nằm trên.

Thời điểm nào cần tránh quan hệ tình dục? Một số dấu hiệu xuất hiện sẽ cảnh báo cho bạn thời điểm nên tránh quan hệ tình dục. Nếu bạn từng bị đau Đẻ sớm, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn tránh Giao hợp và đạt cực khoái, cực khoái có thể gây co thắt nhẹ tử cung. Các chất chứa trong Tinh dịch cũng có thể kích thích tử cung co thắt, vì thé ngời ta khuyến cáo người chồng không nên xuất itnh vào bên trong Âm đạo và tử cung người vợ mang thai.

Nếu bạn có tiền sử sẩy thai, bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên tránh Quan hệ tình dục và đạt cực khoái. Tuy nhiên, cũng không có một tư liệu nghiên cứu nào cho thấy mối quan hệ giữa Quan hệ tình dục và sảy thai. Hãy tránh Quan hệ tình dục nếu Nhau thai nằm phía trước hoặc thấp, Cổ tử cung không giãn nở và không gây đau, có triệu chứng đau Đẻ sớm, đái rắt, Giao hợp đau, chảy máu Âm đạo không rõ nguyên nhân , hoặc chồng bạn bị Mụn gây thương tổn ở cơ quan sinh dục hoặc bạn có cảm giác mình đau đẻ thực sự.

Các Hành vi tình dục thường tránh. Khi mang thai, bạn cần tránh một số hành vi tình dục. Không được đưa bất kỳ vật gì có thể gây tổn thương và viêm nhiễm vào âm đạo. Thổi luồng khí vào âm đạo cũng gây nguy hiểm do nó có thể tiềm ẩn nguy cơ mang nguồn khí độc chết người vào máu phụ nữ. ( Tình trạng này có thể xảy ra bất kể phụ nữ đang mang thai hay không mang thai). Việc gây kích thích ở đầu Vú có thể làm giả phóng các Ho óc môn tuyến yên, gẩy ra co thắt tử cung, bạn nên bàn những vấn đề này với bác sĩ của bạn.

Cổ tử cung không giãn nở và không gây đau.

Đây là hiện tượng trước khi sinh nở, cổ tử cung không giãn nở và không gây đau, thường gây hậu quả đẻ non. Điều này có thể là một vấn đề nghiêm trọng trong quá trình mang thai.

Phụ nữ không nhận biết được giãn nở cổ tử cung cho tới khi đứa trẻ ra đời, hiện tượng này thường xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Việc chuẩn đoán thương được thực hiện sau một vai cà Đẻ non không đau đẻ trước khi sinh.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở cổ tử cung thường không rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu về y học tin rằng hiện tượng này xảy ra là do bị tổn thương từ trước hoặc do có phẫu thuật cổ tử cung, nhưn giãn nở cổ tử cung do nạo thai hoặc sảy thai.

Thông thường cổ tử cung không giãn nở trước tuần thai thứ 16. Trước thời gian này, bào thai không đủ nặng khiến cổ tử cung phải giãn nở và mỏng đi.

Mang thai không thành công do cổ tử cung không giãn nở và không gây đau khác hoàn toàn với việc bị sảy thai. Sảy thai thường phổ biến ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng cổ tử cung không gian nở và không gây đau là một biến chứng tương đối hiếm trong thời kỳ mang thai.

Để điều trị tình trạng này, thông thường người ta dùng phương pháp phẫu thuật. Cổ tử cung không giãn nở và không gây đau sẽ được củng cố bằng cách khâu, vết khâu sẽ làm cổ tử cung đóng lại.

Nếu đây là lần mang thai đầu tiên của ban, thì không có cách nào biết liệu bạn có bị trục trặc ở cổ tử cung hay không. Nếu trước kia bạn đã từng bị trục trặc này, hoặc đã từng bị đẻ non và được chẩn đoán cổ tử cung có nguy cơ không giãn nở và  không gây đau, hãy nói với bác sĩ của bạn những thông tin này.

Thai 24 tuần tuổi

11.03.2009

Bé của bạn lúc này "cao" khoảng 29cm từ đỉnh đầu tới gót chân. Các mạch máu trong 2 lá phổi đang phát triển phân nhánh không ngừng để chuẩn bị cho quá trình hô hấp ngoài không khí. Bé cũng thường xuyên nuốt hơn và dễ nấc hơn.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này đã nặng khoảng 500g và "cao" khoảng 29cm. Khả năng nghe đã rất tốt và bé có thể hiểu được lời bạn nói, nhịp tim đã hòa cùng tiếng sôi ùng ục của dạ dày. Những tiếng ồn lớn vọng vào túi ối, chẳng hạn như tiếng chó sủa, tiếng kêu phát ra từ máy hút bụi, sẽ không làm bé khó chịu cho tới ngày bé "chui ra ngoài".

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ trong bụng mẹ thích nghe nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc của Vivaldi, bản The Four Seasons.

Nếu chào đời bây giờ, bé có khả năng sống sót tới 85%. Những tiến bộ trong y học và công nghệ đủ để nuôi dưỡng một đứa trẻ 24 tuần tuổi ở bên ngoài tử cung trong trường hợp cần thiết.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có thể bị chảy máu chân răng khi đánh răng, đây là một trong những chứng thường gặp ở các bà bầu.

Hormone thai kỳ đã làm cho lợi của bạn dễ bị sưng, viêm, dẫn tới thường xuyên chảy máu, đặc biệt là khi bạn vệ sinh răng miệng. Điều bạn cần làm lúc này là đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên. Đừng sợ chảy máu chân răng mà không chăm sóc răng miệng vì chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn.

Hầu hết chị em đều tham gia lớp học tiền sinh vào tháng này và nhớ đừng quên thu xếp lịch để người bạn đời cũng có thể tham gia. Không chỉ biết thêm những điều mới mẻ mà ông bố tương lai còn có thể tìm thấy nhiều giải đáp thú vị.

Nếu ông xã nhà bạn đi xa khi bạn chuẩn bị sinh thì hãy nhờ mẹ hay một người họ hàng thân thiết nào đó luôn ở bên, giúp bạn tự tin hơn trong giai đoạn bầu bí này.

Lời khuyên hữu ích

Khi cảm thấy khó ngủ, hãy hỏi kinh nghiệm từ những người từng mang thai trước đó. Một trong những cách mang lại hiệu quả là đi bộ nửa tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và cảm thấy có thêm chút thời gian cho bản thân.

Những điều cần lưu tâm

Bạn muốn chuẩn bị phòng riêng, góc riêng cho bé, thậm chí là bé có thể ngủ cùng bạn trong giai đoạn đầu? Trước khi bắt tay vào làm, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp đề phòng nguy cơ huyết áp cao dẫn tới tiền sản giật.

Những lo lắng thường gặp

Những sinh hoạt hằng ngày như xách nước, bế trẻ và dịch chuyển hộp/đồ đạc nặng nề đều nên tránh trong giai đoạn này.

Các loại thuốc không kê đơn cũng nên tránh và một số hóa chất chẳng hạn như thuốc diệt côn trùng cũng nên tránh xa.

Nếu bạn làm việc, đừng làm việc tới mức cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Nếu thời gian làm việc kéo dài, hãy trao đổi với sếp để được nghỉ ngơi 15 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc.

Những công việc nhà như giặt giũ, rửa bát, mua thực phẩm, chăm sóc đứa lớn... nên chuyển giao cho người khác.

Đừng quên hạn chế ăn các loại thực phẩm như trứng chần, trứng sống, hải sản

Thai 25 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước bào thai lớn cỡ nào?

Lúc này, bào thai đã nặng khoảng 700g. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông là khoảng 22 cm. Lưu ý rằng đây là chiều dài và Trọng lượng trung bình, khác nhau trên mỗi bào thai và mỗi lần mang thai.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Xem minh họ trang bên. Vào tuần thai này, Tử cung của bạn to thêm một chút. Khi nhìn nghiêng, rõ ràng trông bạn to hơn.

Khoảng cách từ khớp dính đến đỉnh tử cung vào khoảng 25cm. Nếu bạn đến khám bác sĩ vào tuần thai thứ 20 hoặc 21, bạn sẽ thây khoảng cách này đã tăng thêm 4cm. Thời điểm nay, tử cung của bạn có kích thước khoảng bằng một quả bóng đá.

Đỉnh của tử cung nằm xuống giữa Rốn và xương ức (xương giữa ngực, nơi tiếp giáp với các xương sườn).

Bào thai sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Khả năng sông sót của trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Có vẻ thật khó tin nhưng nếu đứa trẻ ra đời thời điểm này, nó vẫn có thể sống được. Một số những tiến bộ vĩ đại nhất của khoa học đã được ứng dụng vào việc chăm sọc trẻ sơ sinh thiếu tháng. Không ai mong muốn đứa trẻ chào đời sớm thế này. Tuy nhiên, với những phương pháp chăm sóc và điều trị mới như thông hơi, theo dõi chặt chẽ và sử dụng các cách điều trị khác, đứa bé vẫn có cơ hội sống sót.

Bào thai nặng gần 700g và vẫn cực nhỏ. Rất khó cho nó có thể sông sót nếu ra đời vào lúc này. Nếu ra đời vào lúc này, đứa trẻ rất có thể phải nằm viện mất vài tháng để chăm sóc đặc biệt nhưng nó sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh và các biến chứng khác.(Xem thêm ở tuần 29).

Bào thai là trai hay gái?

Một trong những thắc mắc thường gặp nhất của những ông bố và mẹ đang chờ đón đứa con tương lai là « Đứa bé là trai hay gái ?. Phương pháp chọc ối có thể  xác định được Giới tính của Thai nhi bằng việc nghiên cứu Chrô-mô-sôm trong nó. Khám Siêu âm cũng giúp xác định giới tính của bào thai nhưng đôi khi không chính xác. Nếu áp dụng phương pháp siêu âm, sẽ không có chuyện giới tính của thai nhi đúng như những gì bạn mong muốn. Đối với nhiêu người, không biết trước giới tính của con mình khi Mang thai là một điều thú vị.

Một số người tin rằng, dựa vào tỉ lệ nhịp Tim của thai nhi có thể đoán biết được giới tính của nó. Nhịp bình thường ở bào thai giao động từ 120 đến 150 nhịp trong một phút. Một số người tin rằng, nhịp Tim nhanh sẽ là con gái và nhịp Tim chận là con trai. Tuy nhiên lại chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh giả thiết này. Đừng ép bác sĩ phải đoán giới tính của con bạn dựa trên phương pháp này vì nó cũng chỉ là đoán.

Một nguồn tin tin cậy hơn trong việc phán đoán giới tình của thai nhi là mẹ, Mẹ chồng bạn hoặc bất kỳ ai có thể nhìn vào bạn và những biểu hiện của bạn khi Mang thai mà phán đoán đứa con trong bụng bạn là trai hay gái. Mặc dù chúng tôi cũng không thực sự chắc chắn về điều này, song lại có khá nhiều người tìn vào phán đoán theo cách này. Một số người khăng khăng họ chẳng bao giờ sai khi phán đoán giới tính của đứa trẻ trước khi nó chào đời. Một lần nữa, cách phán đoán  này cũng không có cơ sở khoa học. bác sĩ của bạn thường quan tâm hơn đến sức khỏa của bạn và thai nhi. Bác sĩ sẽ tập trung làm thế nào để bạn và con bạn (bất kể là trai hay gái) đều được phát triển an toàn trong thời kỳ Mang thai và cho cả hai có thể vượt qua thời kỳ mang thai, đau Đẻ và sinh nở một cách mạnh mẽ.

Những thay đổi trong bạn

Dị ứng

Dị ứng (bệnh Ngứa ngáy) là một triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai. Nó không hình thành u hoặc nốt Mụn trên da, chỉ ngứa đơn thuần. Gần 20% số phụ nữ mang thai đều mắc bệnh di ứng và thường là vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, xảy ra mở mỗi lần mang thai và cũng có thể khi bạn sử dụng Thuốc tránh thai. Dị ứng không gây bất kỳ nguy cơ hại nào cho bạn và thai nhi.

Mách nhỏ cho tuần 25

Mang thai là khoảng thời gian của những tâm tình, trò chuyện và khám pháo tâm lý từng người giữa bạn và chồng bạn. Hãy để anh ấy biết anh ấy là nguồn động viên Tinh thần lớn thế nào đối với bạn.

Khi tử cung to ra chiếm hết khoang chậu, vùng Da và cơ trên bụng giãn ra, gây ngứa ngáy và điều tất nhiên. Hãy bôi thuốc Nước sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy, thuốc này cũng rất an toàn cho bạn và thai nhi. Tránh không gãi và gây kích ứng lên Da vì nó có thể khiến tình trạng càng thêm tồi tệ. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ chỉ dẫn dùng các loại thuốc chống dị ứng hoặc các loại thuốc nước bôi làm mát Da chứa tinh dầu bạc hà và long não. Thường thì dị ứng không phải dúng đến phương pháp trị liệu nào.

Bạn có thể bị ảnh hưởng của stress

Stress trong cuộc sống của bạn có thể ảnh hưởng tớ thai nhi. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ ngày càn chặt ché giữa Stress ở phụ nữ mang thai với một số chứng bệnh gặp phải ở phụ nữ mang thai như tiền kinh giật, Sẩy thai và đau Đẻ sớm.

Nếu hiện tại bạn đang bị Stress nghiêm trọng do mất việc hoặc chuyển công ty hoặc do người thận vừa mới qua đời, bạn hãy nhớ chú ý chăm sóc cho bản thân. Hãy đảm bảo việc ăn uống, nghỉ ngơi và cố găng giảm stress. Hãy nói cho bác sĩ của bạn biết và xin mách nhỏ từ bác sĩ của bạn.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bào thai?

Ngã và tổn thương do ngã.

Ngã là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những tổn thương nhỏ trong quá trình mang thai. Nhưng một điều may mắn là ngã không gây tổn thương nghiêm trọng đến bà mẹ và thai nhi. Tử cung được bảo vệ an toàn bên trong ổ bụng nhờ có khoang chậu. Thai nhi lại được bảo vệ chống lại những tổn thương bằng màng lót bọc Nước ối bao quanh nó. Tử cung và thành bùng cũng giúp bảo vệ bào thai.

Nếu bạn bị ngã. Nêu bạn bị ngã, hãy đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám phá cho bạn và bạn sẽ thấy yêm tâm hơn nếu bạn được theo dõi và thai nhi được kiểm tra nhịp tim. Bạn cũng có thể yên tâm hơn về cử động của bào thai sau khi bạn ngã.

Những tổn thương nhỏ ở bụng sẽ được điều trị theo phương pháp thông thường như khi bạn không mang thai, chỉ có điều tránh sử dụng tia X-quang. Khi bị ngã, bạn có thể đến khám siêu am, việc Siêu âm là rất quan trọng. Siêu âm đưa ra những kết luận dựa trên những cơ sở riêng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tổn thương ở bạn.

Cẩn thận để tránh bì ngã. Hãy nhớ rằng, trong thời gian mang thai, trọng lượng và khả nưng di chuyển của bạn thay đổi khi bụng bạn ngày càng to ra. Hãy cẩn thận vào mùa đông khi các bãi đỗ xe hoặc lề Đường bị ướt hoặc đóng băng. Nhiều phụ nữ mang thai cũng có thể bì trượt ngã khi đi cầu thang. Hãy đừng quên vịn vào tay vịn cầu thang khi đi. Hãy đi chậm hơn khi bụng bạn ngày càng to. Bạn sẽ không thể đi nhanh như trước đây. Với sự thay đổi về trọng lượng cộng với tình trạng Chóng mặt bạn có thể gặp phải khi mang thai, việc cảnh giác để tránh bị ngã là điều rất quan trọng.

Các dâu hiệu cần phải được kiểm tra sau khi bị ngã. Một số dâu hiệu cảnh báo cho bạn những lúc trục trặc sau khi bị ngã.

Chảy máu.

Xuất hiện dích tứa ra từ âm đạo, cho thấy dấu hiệu rách màng nhầy.

Đau bụng trầm trọng.

Đứt Nhau thai (bàn ở tuần thứ 33) là một biến chứng nghiêm trọng nhất do ngã hoặc tổn thương do ngã gây ra.  Đứt nhau thai là hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung trước kỳ sinh nở. Một tổn thương nghiêm trọng nữa là gãy xương hoặc tổn thương khiến bạn không cử động được.

Điều trị gãy xương. Đôi khi ngã hoặc một tai nạn nào đó có thể gây gẫy xương, cần phải điều trị bằng tia X-quang hoặc mổ. Không thể kể đến Sau khi sinh mới điều trị, mà phải điều trị ngay lập tức. Nếu bạn bị gãy xương, hãy nói với bác sĩ ngay  trước khi tiến hanh bất kỳ xét nghiệm hoặc phương pháp chữa trị nào.

Nếu cần phải sử dụng tia X- quang, vùng chậu và bụng của bạn phải được che lại, trnah stia X-quang chiếu vao. Vì tác dụng của tia X- quang với bạn cũng ngang bằng với tác hại mà nó có thể gây ra cho thai nhi.

Phương pháp gây mê hoặc làm Giảm đau cũng có thể cần thiết nếu gãy xương không nghiêm trọng và chỉ cần đến biện pháp kẹp chân. Tránh Sử dụng thuốc gây mê là tốt nhất cho bạn và con bạn. Bạn có thể dùng thuốc giam đau nhưng ở một liêu lượng tối thiểu.

Nếu vẫn buộc phải sử dụng phương pháp gây mê để chữa trị gãy xương, thai nhi cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ. Bạn có thể rất nhiều lựa chọn trong vấn đề này. Bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ của bạn sẽ cùng nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho bạn và con bạn.

Dinh dưỡng của bạn

Trong thời gian mang thai, nhu cầu của bạn về Vitamin và khoáng chất tăng lên. Sẽ là cách tốt nhất nếu bạn có thể đáp ứng tất cả 2 nhu cầu này thông qua ăn uống. Tuy nhiên, thực tế mà nói chúng tôi biết điều này là khó đối với nhiều phụ nữ. Đó là lý do tại sao bác sĩ lại kê đơn cho bạn uống Vitamin tiền Sinh sản để giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng.

Một phụ nữ còn cần phải được bổ sung thêm các Chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai, nhóm phụ nữ này bao gồm phụ nữ tuổi vị thành niên (do Cơ thể vẫn còn đang phát triển), phụ nữ bị suy Dinh dưỡng trầm trọng, những người ăn uống thiếu chất trước khi Thụ thai hoặc những phụ nữ từng sinh đôi, sinh ba trước đó. Những phụ nữ nghiện thuốc hoặc Rượu nặng hay những người mắc bênh mãn tính từng được chữa trị bằng những phương pháp nhất định, hoặc những người đang có vấn đề về tiêu hóa Sữa bò, lúa mì và các thức ăn thiết yếu khác cũng cần được bổ sung thêm dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, cả những người Ăn kiêng cũng cần phải bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất.

Lựa chọn một số loại thức ăn thay thế.

Trong suốt quá trình mang thai, bạn có thể cảm thấy việc đưa các thức ăn nhiều Dinh dưỡng trong Chế độ ăn uống ngày càng trở nên khó khăn hơn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn thấy dễ dàng hơn trong việc lựa chọ các món ăn khác nhau nhưng vẫn đủ chất.

Các bonhydrát phức hợp chứa nhiều trong Chất xơ sẽ là nguồn cung cấp năng lượng thường xuyên cho bạn giúp bạn thấy no lâu. Hãy thử ăn bánh bột mì nguyên chất, bánh ngô.

Các loại Rau lá xanh như rau bina, bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn những Rau quả có màu Da cam như Khoai lang hoặc cà rốt. Hãy cố gắng ăn kết hợp các loại rau quả này. Một món ăn tốt nhất là nó vừa đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng lại vừa thỏa mãn vị giác của bạn.

Các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như trái cây, rau cung cấp một lượng vitamin và Chất khoáng dồi dào nhưng lại không nhiều năng lượng. Ví dụ như Quả Kiwi chứa nhiều Vitamin C và E hơn bất kỳ loại trái cây nào khác. Nhưng nó cũng chỉ có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.

 Khi chọn rau diếp, hãy lưu ý chọn rau có màu sẫm sẽ tốt hơn. Rau romaine và rau bina có nhiều Vitamin A và axít foric. Rau diếp băng có chứa nhiều chất cơ nhất và là nguồn cung cấp kali lý tưởng. Arugula và Rau diếp cung cấp vitamin A và C.

Để kiềm chế việc ăn đồ ngọt, hãy khống chế bạn ăn trong vòng 100 kalo đồ ngọt mỗi ngày.

Tìm hiểu một số cách hấp thụ dinh dưỡng khác để đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng của bạn. Về rau, hãy ăn 1/1 bát súp rau. Về bánh mỳ và ngũ cốc, ăn 3 bát Bỏng Ngô có thể đáp ứng nhu cầu của bạn. Về protêin, hãy ăn ¼ bát Trứng thay thế, 2 thìa đậu bất kỳ.

Bác sĩ sẽ phân tích cho bạn về vấn đề này. Nếu bạn cần phải uống thêm nhiều vitamin hơn nữa, bác sĩ sẽ cho bạn mách nhỏ.

Khuyến cáo : Đừng bao giờ uống bất kỳ loại vitamin và khoáng chất bổ sung nào mà chưa hỏi chỉ dẫn của bác sĩ. (Xem thêm phần bàn về dinh dưỡng ở tuần 27)

Những điều bạn nên biết.

Các bệnh vè tuyến giáp.

Các vấn đề và bệnh phát sinh ở tuyến giáp có thể ảnh hưởng tớ bạn và thai nhi. Hoóc môn tuyến giáp được sinh ra từ chính tuyến giáp, hoóc môn này có tác động đến toàn bộ cơ thể bạn và nó đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa các chất trong bạn.

Hàm lượng hoóc môn tuyến giáp có thể cao hoặc thấp. Hàm lượng cao có thể dẫn đến tình trạng tăng năng tuyến giáp, hàm lượng hoóc môn thấp lại gây giảm năng tuyến giáp. Những pn có tiền sử sảy thai, đẻ non  hoặc mắc bệnh trong khoảng thời gian sắp sinh có nguy cơ bị trục trặc về hàm lượng hoóc môn tuyến giáp.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy đề nghịc được đi chợ thay cho vợ. Một số ông chồng có thể chưa quen với việc nay, hãy mang theo một chiếc điện thoại di động, nó sẽ giúp ích rất nhiều. Ngay cả khi bạn không phải đi chợ một mình, hãy đi cùng người vợ yêu quý của mình để giúp cô ấy nâng và mang những thứ đồ đã mua.

Những triệu chứng bạn có thể biết.

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp thường bị dấu đi do việc mang thai. Hoặc bạn có thể cảm nhận được những thay đổi trong Quá trình mang thai khiến bạn và bác sĩ của bạn nghi ngờ tuyến giáp hoạt động không bình thường. Những thay đổi này có thể là do tuyến giáp to hơn, thay đổi ở mạch, lòng bàn tay mẩn đỏ hoặc ấm, hoặc ẩm ướt. Do hàm lượng hoóc môn tuyến giáp có thể thay đổi trong Thời kỳ mang thai (do thai nhi), bác sĩ của bạn phải cẩn thận phân tích chính xác và rõ những kết quả xét nghiệm về loại hoóc môn này khi bạn mang thai.

Xét nghiệm tuyến giáp. Trước tiên, tuyến giáp được xét nghiệm thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm này sẽ đo hàm lượng hoóc môn tuyến giáp được sản xuất ra. Xét nghiệm cũng đo luôn hàm lượng các loại hoóc môn khác, hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH), sinh ra ở thùy não. Thêm một xét nghiệm nữa sử dụng là tia X - quang nghiên cứu tuyến giáp (quét phóng xạ i-ốt) cũng cần được thực hiện trong thời gian mang thai.

Điều trị các bệnh về tuyến giáp. Nếu bạn bị giảm năng tuyến giáp, bạn có thể cần phải được thay hoóc môn tuyến giáp. Người ta tin vào tính an toàn của phương pháp này với thai nhi và bà mẹ. Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra hàm lượng hoóc môn trong thời kỳ mang thai bằng cách xét nghiệm Máu để đảm bảo bạn có đủ lượng hoóc môn tuyến giáp.

Nếu bạn bị tăng năng tuyến giáp, phương pháp điều trị thường được áp dụng là dùng thuốc giảm hoạt động tuyến giáp. Thuốc này sẽ truyền qua nhau thai vào bào thai. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một liều lượng tối thiểu có thể để giảm nguy cơ ảnh hưởng của thuốc đối với bào thai. Cũng cần phải xét nghiệm Máu để theo dõi cơ thể cần bao nhiêu thuốc cho việc điều trị bệnh này. Tránh i-o-dua trong thời gian mang thai vì nó sẽ có tác hại đến bào thai đang phát triển.

Sau khi đứa trẻ chào đời, việc kiểm tra và theo dõi đứa trẻ về các dấu hiệu trục trặc tuyến giáp liên quan đến các phương pháp điều trị trên Người mẹ trong thời gian mang thai có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu bạn đã có tiền sử bị bệnh về tuyến giáp, bạn đang trong thời gian điều trị bệnh tuyến giáp hoặc vừa hoàn tất việc điều trị, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Hãy bàn về việc điều trị trong thời gian mang thai.

Bạn có ngại về bệnh than ?

Trên báo chí gần đây đã nói đến những nguy cơ mắc bệnh than. Bạn có quan tâm đến những phương pháp điều trị bệnh than hợp lý cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ Cho con bú chỉ nên điều trị nếu Sở y tế địa phương họ xác định họ đang sống trong môi trường ô nhiễm thực sự, và phơi nhiễm vơi những nguồn ô nhiễm có nguy cơ cao. Liệu pháp chữa trị Ban đầu là dùng thuốc ciprofloxain và kháng sinh, các loại thuốc này đều an toàn với người mẹ và thai nhi.

Thai 25 tuần tuổi

19.03.2009

"Tốc độ" lớn và tăng cân của bé đang khá ổn định. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g.

Sự phát triển của bé

Bé đang cao lớn, lên cân khá đều. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g. Làn da của bé đã mỏng dần do sự lớn lên của cơ thể và căn phòng túi ối đang ngày càng trở nên chật chội. Bé cũng đã hơi biết phân biệt vị ngọt. Vị giác đang hình thành và dù tin hay khôgn thì những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện ở tuần này. Một mốc đáng nhớ khác của giai đoạn này là bé hoàn toàn có thể sống độc lập mạnh khoẻ trong sự chăm sóc đặc biệt.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, những đường kẻ chỉ màu nâu hay đỏ ở bụng, hông và ngực xuất hiện khá rõ. Chẳng có một loại kem nào có thể xoá được những vết rạn đó. Chỉ có mặc áo ngực vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng rạn da vùng ngực. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu (khoảng 90% phụ nữ). Sau sinh, những đường rạn này sẽ nhạt màu dần và chuyển sang màu trắng, tiệp với màu da.

Cũng như vậy, mắt bạn trở nên nhạy sáng và có cảm giác sạn hay khô mắt. Đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang bầu và được gọi là "khô mắt". Để dễ chịu, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên hoặc loại nước dưỡng mắt.

Một số hiện tượng khác thường gặp ở giai đoạn bầu bí này là đau đầu, chuột rút, đau thắt lưng... hãy thử áp dụng những cách xoa dịu tự nhiên.

Một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh rất quan trọng đối với giai đoạn này.

Lời khuyên hữu ích

Để xoa dịu các cơn đau và tê cứng do chuột rút, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi đá lạnh. Để nó lên tay và cổ tay vài lần 1 ngày.

Những việc cần lưu tâm

Kiểm tra lại chế độ ăn nếu là người có bệnh tiểu đường.

Bạn đã từng sinh mổ trong lần trở dạ mới đây nhất?

Sự mệt mỏi từng xuất hiện trong 3 tháng đầu đang quay trở lại.

Những lo lắng thường gặp

Làn da trở nên ngứa ngáy và trầm trọng hơn nếu tiếp xúc với nắng. Điều này có bình thường?

Khoảng 20% bà bầu gặp phải hội chứng này. Hormone và sự kéo dãn làn da, đặc biệt khi bụng ngày một lớn chính là thủ phạm. Khoảng 2/3 thai phụ bị đỏ và ngứa gan bàn tay, lòng bàn chân và theo các chuyên gia thì có thể là hormone oestrogen tăng tiết. Thường thì mọi triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh nở. Nước nóng cũng làm tình trạng ngứa ngáy thêm tệ

Cách dưỡng thai 26 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước của con bạn lớn cỡ nào ?

Lúc này, bào thai đã nặng gần 910g. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông là khoảng 23 cm. Xem hình minh họa. Thai nhi đang tăng dần trọng lượng.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào ?

Tử cung ở trên Rốn 6 cm và cách khớp dính 26 cm.

Trong suốt nửa sau của thai kỳ, bụng bạn sẽ to thêm 1cm mỗi tuần. Nếu bạn vẫn tuân thủ Chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng, bạn sẽ tăng từ 7,2 đến 9,9 kg.

Mách nhỏ cho tuần 26

Hãy nằm nghiêng (tốt nhất là nghiêng sang bên trái) khi nghỉ ngơi vì nó giúp bào thai Tuần hoàn tốt nhất. Bạn sẽ không bị sưng phù nhiều nếu bạn nằm nghiêng sang trái hầu hết thời gian nằm trong ngày.

Bào thai sinh trưởng và phát triển như thế nào ?

Lúc này, bạn có thể nghe thấy nhịp Tim của thai nhi trong một vài lần khám thai. Lắng nghe nhịp Tim của đứa bé đang lớn dần trong bụng sẽ khiến bạn thấy yên tâm hơn.

Giai đoạn này, bào thai đã có chu kỳ ngủ và thức một cách rõ rệt. Bạn có thể thấy một kiểu chu kỳ như : vào những thời điểm nhất định trong ngày bạn sẽ thấy đứa trẻ rất hiếu động trong khi ở những khoảng thời gian khác nó lại ngủ. Ngoài ra, vào Giai đoạn này, 5 giác quan của bào thai đã phát triển hoàn chỉnh.

Hiện tượng loạn nhịp tim.

Trong thời gian mang thai, nếu chú ý lắng nghe nhịp Tim của thai nhi, bạn có thể sẽ giật mình khi nghe thấy những tiếng đập ngắt quãng. Một nhịp tim bất thường được gọi là loạn nhịp tim. Biểu hiện rõ của hiện tượng này là mạch bình thườn hoặc đập thình thịch nhưng tiếng đập đôi khi ngắt quãng. Hiện tượng loạn nhịp tim ở bào thai không còn là vấn đề lạ lẫm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn nhịp tim ở bào thai. Loạn nhịp tim có thể phát sinh khi tim thai ngày càng lớn và phát triển mạnh mẽ. Nhưng khi tim thai thạt sự trưởng thành, thì hiện tượng loạn nhịp tim thường không còn nữa. Loạn nhịp tim cũng có thể được phát hiện ở bào thai Cua những bà mẹ bị mắc bệnh luput (bệnh lao da).

Nếu phát hiện bào thai bị loạn nhịp tim trước khi đau Đẻ và sinh nở, bạn cần phải theo dõi nhịp tim của bào thai trong quá trình đau đẻ. Nếu phát hiện loạn nhịp tim trong quá tỉnh đau đẻ, bạn cần phải có bác sĩ khoa nhi lúc sinh. Bác sĩ nhi khoa sẽ đảm bảo đứa trẻ sinh ra an toàn hoặc được điều trị ngay lập tức nếu có trục trặc gì xảy ra.

Những thay đổi trong bạn.

Nếu Cơ thể bạn ngày càng to ra do Tử cung , Nhau thai và thai nhi ngày càng lơn. Những triệu chứng khó chịu như đau lưng, áp lực vùng chậu, Chuột rút ở Chân và Đau đầu có thể xuất hiện thường xuyên.

Thời gian qua nhanh. Thời gian Mang thai đã đến cuối tháng thứ 6. Bạn đã trải qua 2/3 chặng Đường mang thai. Sẽ không lâu nữa đứa bé ra đời.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Làm thế nào để đau Đẻ và sinh nở thuận lợi nhất?

Thật không dễ dàng gì để bắt đầu nghĩ đến việc đau đẻ và sinh nở. Một cách để đau đẻ và sinh nở. Một cách để đau đẻ và sinh nở dễ dàng nhất là hiểu được nhân tố nào dẫn đến thành công cho  một ca đau đẻ và sinh nở.

 Phải hiểu được việc Mang thai và các kinh nghiệm sinh nở. Hiểu biết là sức mạnh. Khi bạn hiểu điều gì có thể xảy đến với mình khi bạn mang thai, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Hãy đọc sách về vấn đề Mang thai của chúng tôi, hãy bàn các vấn đề và những điều lo ngại của bạn với bác sĩ và chia sẻ những thông tin và hiểu biết của bạn với chồng bạn.

Mối quan hệ của bạn với bác sĩ và các thành viên khác của đội ngũ y tế là rất quan trọng. Hãy là một bệnh nhân tốt bằng cách tuân thủ những chỉ dẫn y tế, theo dõi Trọng lượng của bạn, ăn uông sđủ chất và lành mạnh, uống bổ sung các vitamin, tham gai đầy đủ các lần khám và xét nghiệm. Hãy nhờ đội ngũ y tế chăm sóc hết mình cho bạn, và cả hai bên đều phải hỗ trợ lẫn nhau.

Có thể giúp đưa ra những quyết định tác động đến việc chăm sóc y tế bao gồm các tư thế sinh, các biện pahps giảm đau, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, mức độ tham gia vào việc đau đẻ và sinh vở của chồng bạn sẽ làm bạn cảm thấy tự chủ hơn trong quá trình đau đẻ và sinh nở. Hãy bàn với bác sĩ về các vấn đề và những tình huống khác nhau có thể gặp phải khi đi Khám thai trước khi sinh.

Làm việc với máy tín có hại đến thai nhi không ?

Nhiều phụ nữ lo ngại phải làm việc trước màn hình vi tính. Hiện tại, chưa có một bằng chứng nào cho thấy làm việc với máy vi tính có thể có hại đến thai nhi.

Nếu bạn làm việc với may vi tính, hãy chú ý đến cách bạn ngồi và thời gian ngồi ( điều này cần thiết với tất cả các công việc mà bạn phải ngồi trong hâu hết thời gian làm việc). Hãy ngồi lên mọt chiếc ghế tựa, nó giúp bạn có thể tựa Lưng và để chân thoải mái. Đừng ngồi thượt hoặc vắt chân. Hãy để Bàn chân lên một chiếc ghế đẩu hoặc hộp gì đó thấp cho đớ mỏi lưng. Cứ ít nhất 15 phút lại phải đứng lên và đi bộ, bạn cần phải đảm bảo tuần hoàn Máu tốt cho chân.

Theo dõi tử cung tại nhà.

Theo dõi tử cung tại nhà giúp phát hiện tình trạng đau đẻ sớm ở phụ nữ mang thai. Các biểu hiện liên quan đến Đẻ non là trước đó có dấu hiệu đẻ non, viêm nhiễm, rách màng nhầy trước kỳ sinh nở, Huyết áp cao do mang thai, và thai sinh đôi, sinh ba.

Theo dõi tử cung tại nhà kết hợp với theo dõi những co thắt tử cung hàng ngày thông qua liên lạc điện thoại với bác sĩ. Những thông số về co thắt tử cung của phụ nữ mang thai sẽ được truyền qua điện thaoij đến trung tâm nơi thẩm định những co thắt đó. Nhờ có maystinhs Cá nhân, bác sĩ của bạn có thể xem xét những thông số đó tại văn phòng làm việc tại nhà.

Chi phí cho việc theo dõi tử cung tại nhà có nhiều mức khác nhau, nhưng dao động từ 80 đến 100 đô la một ngay ; bao gồm cả phí bảo hiểm. Nếu phòng tránh được tình trạng đẻ non, thì chi phí cho việc theo dõi tử cung tại nhà là hoàn toàn xứng đáng, thậm chí nó còn giúp tiết kiệm trăm triệu đồng trong trường hợp phải chăm sóc y tế đặc biệt cho đứa trẻ sinh ra thiếu tháng.

Không phải ai cũng đồng ý Răng theo dõi tại nhà có hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Thật khó có thể phát hiện tất cả những phụ nữ cần theo dõi theo cách này. Nhu cầu theo dõi tử cung tại nhà nên được xem xét trên phương diện cá nhận. Hãy bàn phương án lựa chọn của bạn với bác sĩ nếu bạn từng có dấu hiệu đau đẻ sớm hoặc có một số nguy cơ đẻ non khác.

Dinh dưỡng của bạn.

Hãy ăn cá khi mang thai.

Ăn cá rất có lợi, đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Theo kêt quả từ một số cuộc nghiên cứu, phụ nữ mang thai ăn nhiều cá thường có thời gian mang thai lâu hơn và Sinh con nặng cân hơn. Điều này là rất quan trọng vì đứa trẻ càng nằm trong tử cung lâu thì nó càng có cơ hội Khỏe mạnh hơn khi sỉnh ra.

Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ ăn cá trong thời gian mang thai thường ít gặp những triệu chứng đẻ non hơn. Cái lợi này có lẽ bắt nguồn từ axít béo omêga - 3 chứa trong cá gây ra các phản ứng hoóc môn giúp bảo vệ bạn khỏi chứng đau sớm và đẻ non. Axít béo omêga - 3 cũng có thể giúp ngăn ngừa bênh huyêt áp cao và chứng tiền giật khi mang thai.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Lúc này, vợ bạn có thể cảm thấy cô ấy không hấp dẫn lăm. Hãy khích lệ cô ấy bằng việc đưa cô ấy đi ăn tối hoặc xem phim. Hãy chụp một bức chân dung hoàn thiện của cô ấy, ghi lại những hình ảnh cô ấy lúc này để cô ấy thấy cô ấy đáng yêu như thế nào.

Có nhiều loại cá ăn rất an toàn và bạn nên chọn đúng trong các bữa ăn. Hầu hết các loại cá có hàm lượng Chất béo thấp nhưng giàu Vitamin B, sắt, kẽm sêlen và đồng. Cá là sẹ bổ sung Dinh dưỡng tuyệt vời và an toàn cho các bữa ăn của bạn. Bạn có thể ăn thường xuyên tùy theo ý thích của mình. Xem biểu đồ liệt kê một số loại cá rất có lợi ở trang bên.

Axít béo Ômêga - 3 : Cá trổng, cá trích, cá đối, cá thu (không phải cá thu chúa), cá sác din và loại cá giống cá hồi là những loài cá chứa nhiều ax ít béo ô meega-3. Nếu bạn kiêng ăn cá hoắc không thích ăn cá, hãy ăn thêm dầu canola, hạt lanh, đậu tương, cây óc chó hoặc mầm lúa mì vì những thức ăn này có chứa dầu linolenic, là một dạng của a xít béo oomega-3.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc ăn các loại cá béo hoặc ăn vào các a xít béo ômêga-3 ở dạng khác (như dạng viên nén dầu cá) cũng có thể kích thích sự phát triển trí não ở bào thai. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, dầu cá có vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của bào thai. Một cuộc nghiên cứu trên phụ nữ mang thai cho thấy, khi phụ nữ mang thai ăn dầu cá, chất này sẽ tác động lên não của bào thai đang phát triển. Điều quan trọng với bạn là hãy đưa axít béo ômêga-3 vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chứng minh, tốt nhất là không nên ăn quá 2,4g axít béo ômêga-3 mỗi ngày.

Nhiễm độc thủy ngân mêtylic. Một số loài cá bị nhiễm các độc tố rất nguy hiểm do hậu quả của ô nhiễm môi trường mà con người gây ra. Những người ăn phải các loại cá này có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân mêlytic. Thủy ngân là một chất xuất hiện tự nhiên do kết quả ô nhiễm. Thủy ngân sẽ trở nên nguy hiểm khi nó thoiar ra ngoài không khí thành một chất gây ô nhiễm. Nó tồn tại ở các đại dương và từ đại dương xâm nhập vào một số loài cá.

FDA đã xác định được một hàm lượng nhất định thủy ngân mê ly tic trong cá có thể gây nguy hiểm đến con người. Chúng tôi biết rằng thủy ngân mê ly tic có thể truyền từ mẹ sang bào thai qua nhau thai. Nghiên cứu đã chỉ ra 60 000 trẻ em được sinh ra mỗi năm có ngủy cơ bị mắc các bệnh về thần kinh có liên quan đến việc mẹ chúng ăn các loại hải sản khi mang thai. Do não phát triển với tốc độ rất nhanh, bào thai có thể dễ bị nhiễm độc thủy ngân mêlytic hơn.

Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mang thai hoặc đang sắp Thụ thai nên cảnh giác với một số loài cá. Các loài cá như cá mập, cá kiếm và cá ngừ (tươi hoặc ướp lạnh) không nên ăn quá 1 lần trong một tháng. Nếu bạn đang trong thời kỳ Cho con bú cuãng nên hạn chế ăn các loài cá này, không ăn quá 1 lần trong một tuần. cá ngừ hộp an toàn hơn một chút nhưng cũng không nên ăn quá 1 hộp trong một tuần.

Một số loài cá Nước sạch cũng có thể nguy hiểm khi ăn như cá chó và cá walleye. Để đảm bảo an toàn khi ăn cá nước sạch, hãy tham khảo tư vấn từ các chức trách nhà nước và địa phương.

Một số đề phòng khác khi ăn cá. Trong cá có thể chứa chất ô nhiễm môi trường khác như ddiooxxin và PCBs (polychromic biphenyl). Các chất này được tìm thấy trong một số loài cá như cá xanh, hoặc cá hồi hồ, hãy tránh ăn các loài cá này.

Các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút và các độc tố cũng có thể thâm nhập làm ô nhiễm các loài cá. Nếu ăn cá loài cá bị ô nhiễm này, bạn có thể bị mắc bệnh, thậm chí là nghiêm trọng. Cá Sushi và ceviche là các loài cá có chứa virút và ký sinh trùng. Các loài giáp xác bị nhiễm nếu ăn gỏi sẽ gây viêm gan A, bệnh tả, hoặc viêm dạ dày, viêm ruột. Hãy tránh ăn gỏi tất cả các loài cá trong thời kỳ mang thai, và tránh ăn một số loài cá khác sống ở vùng nước ấm nhiệt đới, đặc biệt là vùng Florida, Caribê và Hawaii, đó là các loài cá amberjachk, cá nhồng, cá bluefich, cá mú, cá mahimahi, cá chỉ vàng và cá ngừ tươi.

Chúng tôi muốn khuyên các bà mẹ đang mang thai không nên ăn cá sushi. Tuy nhiên, họ vẫn có thể ăn 2 món chế biến từ cá sushi, đó là sushi nấu lẫn lươn luộc và cuốn virútới cua hấp và món veggis. Đây là hai món được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai.

Những điều bạn nên biết thêm.

Retin-A

Retin - A, khác với Accutance, là một loại kem hoặc Sữa dùng để trị Mụn và giúp loại bỏ các Nếp nhăn trên khuôn mặt. Nếu bạn đang sử dụng Retin - A khi mang thai, hãy ngừng ngay lập tức. Chúng tôi chă có đủ cơ sở để kết luận sử dụng Retin - A an toàn khi mang thai. Nhưng chúng tôi biết chắc rằng chách điều trị bạn đang áp dụng, dù là Thuốc uống, hít, tiêm hay chỉ bôi ngoài Da đều sẽ ngấm vào Máu bạn. Và bất kỳ chất gì trong Máu bạn đều sẽ truyền sang thai nhi.

Một số phương pháp điều trị mà Người mẹ áp dụng lại tập trung tác dụng vào thai nhi. Cơ thể bạn có thể đương đầy với no snhwng thai nhi thì không. Nếu một số chất  phát sinh trong thai nhi, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong tương lai, chúng ta sẽ biết nhiều hơn nữa những ảnh hưởng của các chất này tới bào thai đang sinh trưởng. Vào thời điểm này, tốt nhất là tránh sử dụng Retin - A, vì an toàn cho con bạn.

Các loại kem và thuốc mỡ Xte-roi.

Trong thời gian mang thai, có thể phát sinh các bệnh ngoài Da cần được điều trị bằng các loại kem và thuốc mỡ bôi, một trong các loại thuốc đó là Xte-roi. Trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn hỏi bác sĩ của bạnl

Các tai biến Mạch máu (còn gọi là chứng co giật).

Nếu bạn đã từng bị tai biến mạch máu trước khi mang thai, trong lần mang thai trước đó hoặc trong lần mang thai hiện tại, bạn cần cho bác sĩ của bạn biết.

Tai biến mạch máu thường xảy đến đột ngột, không có một dâu hiệu nào cảnh báo trước. Nó cho thấy tình trạng bất thường lên quan đến hệ thần kinh, cụ thể là bộ não. Khi bị tai biến mạch máu, chúng ta không thể tự điều khiển được bản thân. Tai biến mạch máu trong Thời kỳ mang thai còn trầm trọng hơn do nó ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.

Nếu bạn chưa bao giờ bị tai mạch máu, bạn nên biết rằng một thoáng Chóng mặt hoặc choáng váng thường không phải là dấu hiệu của tai biến mạch máu. Tai biến mạch máu thường được chẩn đoán bởi nhứng người theo dõi tai biến mạch máu và lưu ý tới các triệu chứng gặp phải trước đó. Cũng có thể phải dùng đến 1 phương pháp điện não đồ để chẩn đoán tai biến mạch máu.

Các cách khống chế tai biến mạch máu. Nếu bạn áp dụng các phương pháp khống chế hoặc phòng tránh tai biến mạch máu, hãu chia sẻ những thông tin quan trọng này với bác sĩ của bạn ngay từ lúc bắt đầu mang thai. Có thể áp dụng các phương pháp điều trị tai biến mạch máu trong thời kỳ mang thai nhưng hãy lưu ý đến một số phương pháp an toàn hơn.

Ví dụ, Dilatin có thể gây dị dạng bẩm sinh ở thai nhi, bao gồm các dị dạng trên khuôn mặt, đầu nhỏ hoặc chậm phát triển. Cũng có thể sử dụng các phương pháp khác để phòng tránh tai biến mạch máu trong thời kỳ mang thai. Một trong số những phương pháp phổ biến hơn cả là dùng thuốc an thần, tuy nhiên, vẫn còn một số lo ngại khi áp dụng phương pháp này.

Cần phải tăng cường theo dõi chặt chẽ tai biến mạch máu trong thời gian mang thai và trao đổi một cách nghiêm túc với bác sĩ. Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo ngại gì về nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Thai 26 tuần tuổi

06.11.2009

Ở thời điểm này, nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.

Sự phát triển của bé

Bé đã bắt đầu biết thở dù chưa có không khí trong phổi. Nhưng các giác quan đang phát triển rất nhanh. Ở thời điểm này, ảnh chụp CT não bộ cho thấy cơ quan xúc giác của bé rất phát triển và nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.

Bé lúc này nặng gần 660g và cao xấp xỉ 35cm từ đỉnh đầu đến gót chân.

Trong lần khám thai định kỳ này, các bác sĩ sẽ đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để tìm các chứng có thể gặp trong giai đoạn bầu bí như tiền sản giật và tiểu đường.

Sự thay đổi của mẹ

Một số bà bầu lúc này cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc do gặp những giấc mơ gây sợ hãi. Điều này là bình thường bởi vì khi ngủ, tiềm thức ẩn chứa những lo âu về thai sản và làm mẹ được đánh thức. Vòng 2 ngày một tròn cũng làm cho tư thế nằm của bà bầu luôn cố định, chẳng bao giờ được thoải mái. Nằm nghiêng lúc này chắc chắn sẽ dễ chịu hơn là nằm thẳng.

Lời khuyên hữu ích

Để giảm bớt chứng táo bón, các bà bầu nên ăn sữa chua và uống nhiều loại nước.

Quan hệ cộng đồng

Nỗi lo lên cân quá nhiều hay chưa lên đủ số cân nặng? Bạn không đơn độc. Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng sinh con. Rồi bạn sẽ thấy an tâm khi mình cũng chỉ nằm trong số đông đó.

Những việc cần lưu tâm

Đây là thời điểm các bà bầu có thể chiều chuộng bản thân bằng một chương trình chăm sóc sắc đẹp nào đó.

Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ cao nhất trong 3 tháng cuối.

Những lo lắng thường gặp

Tôi sắp làm mẹ và tôi thường xuyên phải làm việc với máy tính. Vào buổi tối, chân tôi thường sưng nề. Làm thế nào để tránh được tình trạng sưng nề này?

Ngồi ở bất cứ tư thế nào mà quá lâu đều có thể làm chân và mắt cá chân sưng nề, dễ bị chuột rút. Để lưu thông máu được tốt, hãy đi bộ quanh văn phòng sau mỗi 2 tiếng và làm một số động tác co duỗi. Nếu bạn ngồi hay đứng thì hãy duỗi chân, co gập chân để để thư giãn cơ. Khi bạn ngồi, nên luân phiên đổi chân và nên đặt chân lên 1 ghế phụ. Hạn chế vắt chéo chân khi ngồi.

Thai 27 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước con bạn lớn cỡ nào ?

Tuần này đánh dấu Giai đoạn đầu của kỳ thai thứ 3. Ngoài Trọng lượng và chiều dài từ đỉnh đầu tới chóp mông, chúng ta phải xét thêm tổng chiều dài của Cơ thể bào thai từ đầu đến chân. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn bào thai đã lớn tới mức nào trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Lúc này, bào thai đã nặng hơn 2 khoảng 1 kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 24 cm. Tổng chiểu dài từ đầu đến Chân khoảng 34cm. Xem minh họa.

Mách nhỏ cho tuần 27.

Các lớp giáo dục về Sinh sản không chỉ dành riêng cho các cặp vợ chồng mà cho cả các bà mẹ độc thân và những phụ nữ Mang thai mà chồng không thể cùng tham gia. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên tham gia những lớp học kiểu như thế nào.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào ?

Tử cung lúc này ở trên Rốn khoảng 7cm, đỉnh Tử cung cách khớp dính hơn 27 cm.

Bào thai sinh trưởng và phát triển như thế nào ?

Sự phát triển mắt.

Mắt bắt đầu xuất hiện vào khoảng ngày thứ 23 của kỳ thai (khoảng 5 tuần nghén). Lúc đầu, mắt trông giống 2 cái rãnh nông trên mỗi mặt của bộ não đang phát triển. 2 cái rãnh này tiếp tục phát triển và cuối cùng trở thành 2 cái túi, được gọi là túi thị giác (túi mắt). Võng mạc mắt phát triển từ ngoại bì. (Chung ta bàn về các ngoại bì trong tuần 4).

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, mắt nằm trên hai bên đầu. Vào tuần Thai nghén từ thứ 7 đến 10, mắt chuyển vào giữa mặt.

Khoảng 8 tuần thai nghén, các mạch Máu dẫn tới mắt được hình thành. Trong tuần Thai nghén thứ 9, mắt hình thành rõ rệt với một vòng tròn ở túi mắt. Lúc này, liên Hệ thần kinh từ mắt tới bộ não cũng bắt đầu xuất hiện, được gọi là thần kinh thị giác. Khoảng tuần nghén từ 11 đến 12, các mí mắt cho tới tuần mắt đã dính với mắt. Chúng tiếp tục dính với mắt cho tới tuần thứ 27, 28 của thai kỳ mới mở ra.

Võng mạc, ở mặt sau của mắt đã bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng. Nó là một phần của mắt nơi tập trung hộ tụ các hình ảnh ánh sáng. Nó phát triển thành các tầng vào tuần thứ 27 của thai kỳ. Các tầng này tiếp nhận ánh sáng và thông tin ánh sáng rồi truyền chúng đến bộ não để phân tích thành hình ảnh.

Bệnh đục nhân mắt bẩm sinhh. Đục nhân mắt bẩm sinh là một loại bệnh về mắt có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Hầu hết mọi người cho rằng bệnh này chỉ xuất hiện ở người Già nhưng đây lại là một nhận định sai lầm vì bệnh có thể xuất hiện ở một đứa trẻ mới sinh.

Thay vì trong hoặc trong suốt, võng mạc tập trung ánh sáng sau mắt lại đục mờ. Bệnh này thường do các tố bẩm về Gien (các yếu tố di truyền) gây ra. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện bệnh đục nhân mắt bẩm sinh ở những đứa trẻ có mẹ mắc bệnh sởi Đức ở tuần thai từ thứ 6 đến 7 của thai kỳ.

Bệnh teo cơ mắt. Một dạng Bệnh bẩm sinh về mắt khác là teo cơ mắt. Biểu hiện của bệnh này là mắt quá nhỏ. Nhãn cầu có thể chỉ bằng 2/3 kích thước bình thường. Sự dị thường này xuất hiện cùng với những bất thường khác của mắt. Bệnh này thường phát sinh do viêm nhiễm từ Người mẹ như bệnh nhiễm virút thuộc nhóm Herpes hoặc bệnh toxoplasma khi Mang thai vẫn đang phát triển trong tử cung.

Những thay đổi trong bạn.

Cảm nhận những cử động của bào thai.

Cảm nhận bào thai đang cử động (ngày càng nhanh) trong bụng mẹ là một trong những cảm giác quý báu nhất của những bà mẹ đang mang thai. Những cử động này là bước đầu của sự liên hệ chặt chẽ giữa bà mẹ và thai nhi. Nhiều phụ nữ có cảm giác họ biết trước được tính cách của đứa trẻ trước khi nó ra đời thông qua cách cử động của nó trong bụng mẹ. Những cử động này thường khiến các bà mẹ cảm thấy yên tâm hơn và cũng là cảm giác mà các bà mẹ muốn tận hưởng. Chồng bạn cũng có thể nhận biết những cử động của đứa trẻ nếu chạm vào bụng bạn khi Thai nhi đang hoạt động.

Các hoạt động của bào thai.

Bào thai đang hoạt động với cường độ rất khác nhau. Lúc đầu chỉ là những rung động yếu ớt, đôi khi được miêu tả như cử động của 1 con bướm hoặc của 1 cái bọt khí. Khi thai nhi ngày càng lớn dần, nó sẽ hoạt động mạnh, thậm chí có lúc bạn cảm thấy áp lực lướn hoặc những cú đá đau do thai nhi trong bụng gây nên.

Phụ nữ thường thắc mắc về tần suất hoạt động của thai nhi. Họ muốn biết liệu có đáng lo ngại nếu thai nhi hoạt động quá nhiều hoặc nếu nó không hoạt động đủ. Đây là một câu hỏi khó trả lời vì cảm giác của bạn về sự hoạt động của bon bạn khác với cảm giác của những người phụ nữ khác. Hoạt động của thai nhi ở mỗi lần bạn Mang thai khác nhau cũng khác nhau. Nhưng chắc rằng bạn sẽ thấy yên tâm hơn nếu thai nhi hoạt động thường xuyên. Nhưng sẽ không phải là bất thường nếu có lúc bạn thấy nó nằm im, hầu như không cử động gì.

Nếu bạn quá bận bịu, có thể bạn sẽ không chú ý thấy những hoạt động của bào thai. Bạn có thể biết đứa trẻ đang hoạt động hay nằm yên nếu bạn nằm nghiêng. Nhiều phụ nữ cho biết con họ thường hiếu động hơn vào Ban đêm, khiến họ thức giấc hoặc khó ngủ.

Nếu đứa trẻ trong bụng bạn nằm yê và không hoạt động như bình thường hoặc như bạn mong đợi, hãy trao đổi điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cũng có thể đến phòng khám của bác sĩ để nghe nhịp Tim của thai nhi nếu thấy nó có hoạt động không bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, không có gì phải quá Lo lắng về những điều này.

Đếm cử động. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể sẽ phải ghi lại tần suất hoạt động của thai nhi. Việc ghi lại này được thực hiện tại nhà và nó được gọi là đếm cử động. Bằng cách này, bạn sẽ yên tâm hơn về tình trạng bào thai. Thông tin từ việc đếm cử động cũng tương tự như những gì bạn biết từ một cuộc kiểm tra nhẹ nhàng. Xem đề cập vấn đề này ở tuần 41.

Bác sĩ của bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp phổ biến. Phương pháp thứ nhất là đếm xem thai nhi cử động bao nhiêu lần trong một giờ. Cách thứ hai là xem trong thời gian bao lâu thì thai nhi lại cử động 10 lần. Thường thì bạn có thể chọn thời điểm bạn muốn để tiến Hành những kiểm tra này. Sau khi ăn là thời điểm tốt nhất vì đó là lúc thai nhi hiếu động nhất. Việc kiểm tra này thường được tiến hành tại nhà.

Đau dưới xương sườn khi thai nhi hoạt động. Một số phụ nữ than phiền rằng họ bị đau dưới xương sườn và bụng dưới khi thai nhi hoạt động. Kiểu đau này không có gì bất thường nhưng nó có thể gây khó chịu khiến bạn lo ngại. Tần suất hoạt động của bào thai tăng tới mức bạn có thể cảm nhận được hàng ngày và những hoạt động của nó trở nên mạnh mẽ và nặng nề hơn đối với bạn. Cùng lúc này, tử cung to hơn và gây áp lực ngày càng lớn và càng mở rộng cũng gây áp lực lên ruột non, bàng quang và trực tràng.

Nếu những áp lực đó thực sự gây đau, đừng làm ngơ với chúng. Bạn cần phải trao đổi vấn đề này với bác sĩ. Trong hầu hết Cá trường hợp, vấn đề này không quá nghiêm trọng.

Phát triển các Khối u ở vú.

Việc phát hiện các Khối u rất quan trọng trong thời gian mang thai hoặc trong bất kỳ một thời điểm nào khác. Cũng không kém phần quan trọng là ngay từ lúc còn trẻ, bạn phải học cách tự kiểm tra các khối u ú và thực hiện việc tự kiểm tra một cách thường xuyên (thường là sau mỗi kỳ kinh nguyệt). Bằng cách này, phụ nữ có thể phát hiện tối đa 9 đến 10 khối u vú.

Bạn cũng có thể đến bác sĩ để tiến hành khám khối u Vú theo 1 chu kỳ nhất định, thườn là hibanj thấy có dịch tiết ra từ đầu vú.

Nếu bạn thực hiện kiểm tra hàng năm và không phát hiện khối u vú, điều này giúp bạn đảm bảo bạn không bị Ung thư vú trước khi mang thai.

Việc phát hiện các khối u Vú trong thời gian mang thai có thể bị hạn chế do những thay đổi ở tuyến vú. Để phát hiện một khối u vú có lẽ là khó khăn. Trong thời gian mang thai, vú ngày càng to ra. Trong thời kỳ cho con bú, việc Cho con bú khiến các khối u có xu hướng ẩn vào trong các mô của vú. Hãy tự kiểm tra vú trong thời gian mang thai cũng như khi không mang thai, tiến hành 4 đến 5 tuần một lân, tốt nhất là vào ngày đầu tiên của tháng.

Bác sĩ của bạn hoặc chính bạn đều có thể kiểm tra thường xuyên các khối u ở ngực. Bạn cũng có thể khám bằng cách chụp X-quang hoặc khám Siêu âm vú. Nếu phát hiện khối u, bạn cần được tiến hành chụp X-quang hoặc khám Siêu âm lại. Do việc chụp X-quang sử dụng tia X nên trong quá trình chụp, bụng bạn phải được che lại để tránh tia X tác động xấu đến thai nhi.

Chúng tôi chưa tìm ra bằng chứng nào cho thấy việc mang thai làm tăng nguy cơ phát sinh các khối u ở vú. Nhưng chúng tôi chắc một điều rằng, đôi khi thật khó có thể phát hiện ra khối u trong Thời kỳ mang thai do tuyến Sữa có nhiều thay đổi.

Điều trị khối u vú trong thời gian mang thai. Thông thường, một khối u vú có thể được hút dịch. Dịch hút ra từ khối u sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích liệ có những tế bao bất thường trong đó hay không. Nếu 1 khối u được hút dịch bằng kim tiêm, cũng cần phải thực hiện xét nghiệm sinh học dịch đó. Nếu dịch có lẫn máu, cần xét nghiệm kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi. Nếu qua khám khối u vú phát hiện Ung thư vú, phải bắt đầu điều trị ngay, cả khi mang thai. Việc điều Trị ung thư vú trong thời gian mang thai có thể phát sinh những biến chứng có hại cho thai nhi nếu áp dụng phương pháp điều trị bằng hóa chất, bức xạ, gây mê hoặc dùng Thuốc Giảm đau để hút dịch. Nếu một khối u bị ung thư cần phải điều trị bằng phương pháp hóa học hoặc bức xạ, bạn cần đặc biệt lưu ý đến thai nhi.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn?

Các lớp học tiền sinh sản.

Khi nào bạn nên tham gia các lớp học tiền sinh sản? Mặc dù đây mới là giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng đã đến lúc bạn phải đăng ký theo học các lớp học này. Sẽ rất thuận lợi nếu bạn học ngay từ bây giờ và hoàn thành khóa học trước những ngày cuối cùng của thai kỳ. Băng cách này, bạn sẽ có thời gian để thực hành những gì bạn đã học. Đừng đợi đến tận ngày sinh mới bắt đầu tham gia các lớp học.

Bạn và chồng bạn có nên cùng tham gia các lớp học tiền sinh sản?

Trong thời kỳ mang thai, qua trao đổi thắc mắc vơi bác sĩ, chắc bạn cũng đã hiểu những gì xảy ra lúc sinh nở. Từ các tài liệu được cung cấp khi đi Khám thai hoặc từ các cuốn  sách bạn cũng có thể biết điều gì sắp xảy ra phía trước. Các lớp học về Sinh sản giúp bạn có những cách chuẩn bị khác nhau cho quá trình đau Đẻ và sinh nở.

Nhờ việc gặp gỡ trao đổi thường xuyên trên lớp, thường là mỗi tuần một lần trong khoảng từ 4 đến 6 tuần, bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều bạn đang quan tâm. Một lớp học 10 người bao quát nhiều lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực sau:

Có những biện pháp Sinh đẻ nào?

Biện pháp "sinh Đẻ tự nhiên" là gì?

Mổ đẻ như thế nào?

Có những cách giảm đau nào hiện nay?

Bạn cần phải làm gì với phương pháp Sinh đẻ bạn đã chọn lựa?

Bạn cần phải bơm thụt?

Đến lúc nào cần phải theo dõi bào thai?

Điều gì xảy ra với bạn ở bệnh viện.

Tiêm thuốc tê vào tủy sống hay một phương pháp gây mê nào khác có an toàn cho bạn?

Đây là những vấn đề quan trọng, hãy trao đổi đối với bác sĩ của bạn để được chỉ dẫn thêm nếu các lớp học về sinh sản không cho bạn câu trả lời thỏa đáng.

Đối tượng nào nên tham gia các lớp học tiền sinh sản?

Các lớp học thường được tổ chức cho một nhóm ít phụ nữ mang thai và chồng họ hoặc những người cùng đi (người cùng đến bệnh viên với phụ sản). Đây là một cách học vô cùng lý thú.

Bạn có thể giao lưu và trao đổi thắc mắc với các cặp vợ chồng khác. Bạn sẽ thấy những phụ nữ khác cũng đang quan tâm đến những vấn đề giống bạn như đau đẻ và cách giảm đau. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết mình không phải là người duy nhất lo lắng về những điều sắp tới.

Các lớp tiền sinh sản không chỉ dành riêng cho phụ nữ mang thai lần đầu. Nếu bạn có mọt đối tượng mới hoặc một người chồng mới, nếu bạn đã không Sinh con trong một vài năm, nếu bạn có những thắc mắc hay bạn muốn tìm hiểu những gì sắp đến, lớp học tiền sinh sản sẽ đưa ra giải pháp cho những vấn đề của bạn.

Các lớp học này có thể giúp bạn giảm bớt những lo lắng hoặc giúp chồng bạn hiểu hơn về việc đau đẻ và sinh nở của bạn. Chúng cũng giúp bạn nhận ra những điều thú vị và niềm Hạnh phúc mang thai và sinh con.

Bạn học được những gì?

Các lớp học thường cung cấp cho bạn, chồng bạn hoặc người cùng đi những thông tin về việc mang thai, những tình huống sẽ xảy ra tại bệnh viên, hoặc khi bạn đau đẻ và sinh nở. Một cặp vợ chồng tìm thấy ở các lớp học này cơ hội tốt để chồng hiểu, quan tâm hơn và giúp anh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn đối với việc mang thai của vợ. Điều này cũng khiến người chồng ủng hộ tích cực hơn nữa cho vợ vào thời điểm người vợ đau đẻ và sinh nở cũng như trong suốt thời gian mang thai. (Xem thông tin ở tuần 31).

Chỗ ngồi có gắn dây an toàn cho trẻ sơ sinh.

Không còn quá sớm để nghĩ đến một hệ thống dây an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số người tin rằng họ có thể giữ con mình an toàn trong trường hợp xảy ra tai nạn. Trong khi một số người khác lại cho biết con họ sẽ không chịu ngồi yên trong cái dây an toàn.

Trong một vụ tai nạn, nếu một đứa trẻ không được giữ an toàn, nó sẽ giống như một tên lửa, áp lực do va chạm sẽ hất văng một đứa trẻ ra khỏi vòng tay của người lơn. Một cuộc nghiên cứu cho thấy hơn 30% trường hợp trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm là do không được giữ an toàn trên Đường từ bệnh viện về nhà sau khi sinh. Trong gần như tất cả các trường hợp, nếu đứa trẻ được đặt trong một hệ thống an toàn, nó sẽ có cơ hội sống sót nếu gặp tai nạn.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy đề nghị sẵn sàng làm các công việ nhà vì nó có thể sẽ khó khăn đối với bạn lúc này. Vệ sinh nhà Tắm hoặc toilét cũng sẽ là một sự giúp đỡ lớn đối với vợ bạn. Bạn cũng có thể tạo an toàn hơn cho cô ấy bằng cách sắp xếp lại tất cả những đồ đạc vốn được đặt ở những vị trí cao, khó với.

Hãy sớm bắt đầu dạy cho con bạn về sự an toàn. Nếu bạn luôn đặt con bạn trong một hệ thống an toàn trong ô tô, đó cũng là điều tự nhiên bạn nên làm. Bạn cũng có thể làm đứa bé chịu ngồi trong dây an toàn nếu bạn cũng thắt dây an toàn khi đi xe.

Dinh dưỡng của bạn.

Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn có thể cần đến một số Vitamin quan trọng, đó là Vitamin A, B và E. Hãy cùng chúng tôi phân tích xem mỗi loại Vitamin có tác dụng như thế nào đối với bạn trong thời kỳ mang thai.

Vitamin A. Vitamin A có vai trò thiết yếu đối vói sự sinh sản. May mắn thay, tình trạng thiếu vitamin A ở Bắc Mỹ không phải là phổ biến. Điều đáng lo ngại hơn ngày nay là con người bổ sung quá nhiều vitamin này trước khi thụ tahi và trong giai đoạn đầu mang thai (điều lo ngại này chỉ xảy ra với dạng retinol của Vitamin A, thường có trong dầu cá, dạng bê ta - carotin có nguồn gốc từ thực vật được cho là an toàn).

Hàm lượng vitamin A cho phép trong bữa ăn được các chuyên gia y tế khuyên là 2700IU (đơn vị quốc tế) cho 1 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Hàm lượng tối đa là 5000IU. Trong thời gian mang thai, nhu cầu này không thay đổi. Bạn có thể hấp thu vitamin A từ những thức ăn bạn ăn vào. Vì thế, không nên uống vitamin A bổ sung trong thời kỳ mang thai. Hãy đọc nhãn mác trên thức ăn để kiểm tra hàm lượng vitamin A chứa trong đó.

Vitamin B. Một số Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với bạn trong thời kỳ mang thai, đó là B6, B9 (axít folic) và B12. Chúng tác động tới sự phát triển thần kinh ở thai nhi và sự hình thành các tế bào máu. Nếu không đủ vitamin B trong quá trình mang thai, bạn sẽ dễ mắc bệnh thiếu máu. Các thức ăn giàu vitamin B gồm sữa, trứng, chuối, Khoai tây, bơ và gạo lứt.

Vitamin E. Đây là một lịa vitamin quan trọng trong thời kỳ mang thai vì nó giúp chuyển hóa các chất béo, cấu tạo cơ và tế bào hồng cầu. Bạn sẽ hấp thu đủ Vitamin E nếu bạn thường xuyên ăn thịt. Những người kiếng ăn Thịt hoặc những phụ nữ mang thai không thích ăn thịt có thể măt nhiều thời gian để bổ sung đủ vitamin E. Các loại thức ăn giàu vitamin E gồm dầu ôliu, mầm lúa mì, Rau bina và trái cây khô. Bạn có thể cùng bác sĩ đọc nhãn mác vitamin và kiểm tra xem lieuj nó có cung cấp đủ 100% hàm lượng vitamin cho phép được các chuyên gia y tế khuyên dùng hay không.

Hãy cảnh giác với mọi chất bạn hấp thu vào cơ thể trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn có những thắc mác,hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Những điều bạn nên biết thêm.

Bệnh Ban đỏ ngoài da.

Một số phụ nữ mắc chác triệu chứng bệnh trước khi mang thai và cần phải điều trị bằng cá phương pháp y tế trong suốt cuoojcj đời. Họ thường lo ngại ảnh hưởng của các phương pháp điều trị này đến thai nhi đang phát triển. Một trong các chứng bệnh cần điều trị là bênh bạn đỏ ngoài da.

Nhiều phụ nữ trẻ bị mắc bệnh loét ngoài Da đã Sử dụng thuốc mỡ xte-roi để khống chế bệnh. Họ cho biết liệu dùng thuốc này có hại gì đến đứa trẻ bụng hay không. Họ có nên tiếp tục dùng xte-roi trong Quá trình mang thai hay không?

Bệnh loét ngoài Da là sự rối loạn miễn dịch tự phát không rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ hoặc trung niên (phụ nữ thường bị loét Da phổ biến hơn nam giới - 9 phụ nữ mới có 1 nam giới). Những người bị mắc bệnh ngoài Da có một lượng lớn kháng thể trong máu. Những kháng thể này đi đến các mô củ người phụ nữ, gây nên bệnh loét ngoài da.

Việc chuẩn đoán ban đỏ ngoài Da được thực hiện thông qua các xét nghiệm Máu để tìm ra các kháng thể nghi vấn, trong đó có kháng thể loét ngoài da và kháng thể kháng nguyên.

Các chất kháng thể có thể được đưa tới các cơ quan khác nhau trong cơ thể và gây tổn thương một cơ quan nào đó. Các cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm các khớp da, cơ, thận, phổi, bộ Não và hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh loét ngoài da là đau khớp. Ngoài ra còn có cá triệu chứng khác như thương tổn, phát ban, lở loét trên da, sốt hoặc tăng huyết áp.

Chúng tôi chưa tìm ra cách chưa trị loét ngoài da. Bệnh ban đỏ ngoài da không ảnh hưởng tới việc mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ bị mắc bệnh này thường có nguy cơ sảy thai, Đẻ non và các biến chứng khác trong  th mang thai cao hơn. Nếu bệnh này ảnh hưởng đến thận, làm thận bị tổn thương, bạn phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian mang thai.

Thuốc xte-roi (tên viết tắt của corticoteroids) thường được dùng để chữa bệnh lupus (loại bệnh ngoài da). Phương pháp điều trị bệnh này ban đầu thường là Uống thuốc prednisone hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có thể không nhất thiết ngày nào cũng phải uống predmisone trừ khi xuất hiện các biến chứng của bệnh lupus trong thời kỳ mang thai.

Thai 27 tuần tuổi

04.04.2009

Do bé lớn rất nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này đã "cao" khoảng 35,6cm; nặng khoảng 760g. Mí mắt đã có thể khép mở. Nếu có thể "ngắm" bé lúc này, bạn sẽ thấy tròng mắt đen láy qua mí mắt đang khép.

Khả năng hưởng ứng với âm thanh sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng thứ 7, khi mà các dây thần kinh "dẫn" tới tai hoàn chỉnh.

Bé cũng đã bắt đầu có những hơi thở ngắn dù chỉ thở trong nước, hoàn toàn không có không khí. Đây là một cách luyện tập cho thời điểm chào đời sắp tới.

Sự thay đổi của mẹ

Do bé lớn quá nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng. Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau quả và ngũ cốc. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên vỏ lụa, đậu lăng và nếp cẩm - đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B và giúp giảm táo bón.

Những lớp học tiền sinh cũng thường được khởi động sau 1 vài tuần nữa nếu bạn chưa từng học. Các lớp học này sẽ cung cấp cho người mẹ những thông tin hữu ích và đầy đủ về quá trình sinh nở và những ngày đầu mới là mẹ. Hãy lưu giữ thông tin này để có thể vận dụng nó ngay khi bạn cần. 

Bạn đang tiến gần đến giai đoạn nghỉ ngơi - 3 tháng cuối thai kỳ.

Ở thời điểm này, huyết áp có thể tăng nhẹ nhưng nếu tăng cân nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bà bầu đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi thấy những triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng đừng chủ quan nếu thấy có những biểu hiện lạ.

Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, các bà bầu nên đi kiểm tra. Nếu nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B thì cũng đừng vội lo lắng. Đây là một dạng viêm nhiễm rất thường gặp và sự chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Lời khuyên hữu ích

Để thư giãn cơ thể, hãy ngâm chân vào chậu nước ấm. Có thể thêm một vài giọt tinh dầu để tăng thêm sự sảng khoái.

Sinh hoạt cộng đồng

Đồ dùng cho bé sẽ "ngốn" của bạn một khoản tiền kha khá nhưng đau đầu hơn là bạn sẽ "ngợp" trước vô số những lựa chọn. Tuy nhiên, không cần thiết phải sắm đủ mọi thứ theo một bảng khuyến nghị có sẵn nào đó. Hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ từng sinh trước đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá.

Những việc cần lưu tâm

Nếu thuộc trường phái ăn chay, cần chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác.

"Rạch" một chút vùng kín trong quá trình chuyển dạ, giúp cho quá trình sinh thường trở nên dễ dàng, kiểm soát được đường rách, tránh phải khâu nhiều, được áp dụng khá phổ biến hiện nay.

Thai 28 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước con bạn cỡ nào?

Lúc này, bào thai đã nặng gần 1,1 kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là gần 25 cm. Tổng chiều dài từ đầu đến Chân khoảng 35 cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung lúc này cách xa hẳn rốn. Có lúc, khoảng cách này thay đổi từ từ như trong hầu hết thời gian, khoảng cách này thay đổi với tốc độ chóng mặt.

Tử cung ở trên Rốn khoảng 8 cm. So với khớp dính, đỉnh Tử cung cách khớp dính khoảng 28cm. Thời điểm này, Trọng lượng của bạn tăng khoảng từ 7,7 đến 10,8 cm.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Lúc này, bề mặt não bào thai nhẵn. Vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, mặt não bắt đầu xuất hiện các rãnh nhăn và các vết lõm điển hình. Lượng mô não cũng tăng lên. Lông mày và lông mi của bào thai cũng xuất hiện. Tóc bào thai mọc dài ra, Cơ thể bào thai trỏ nên căng phồng và tròn hơn. Bào thai trông bắt đầu béo hơn một chút do lớp mỡ dưới Da dày lên. Trước thời điểm này, bào thai trông rất mỏng và gầy.

Bào thai Giai đoạn nay đã nặng gần 1,1kg. Đây là sự phát triển đáng ngạc nhiên so với chỉ cách đây 11 tuần, khi ây schir nặng có 100g ở tuần thai thứ 17. Chỉ trong 4 tuần từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28, trọng lượng của bào thai đã tăng lên gấp đôi. Bào thai đang phát triển một cách chóng mặt.

Những thay đổi trong bạn.

Nhau thai.

Nhau thai đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và sự sống của bào thai. Minh họa trang sau cho thấy bào thai dính với dây rốn - từ đó dính với Nhau thai qua dây rốn.

Hai tần tế bào là màng ối và màng đệm đều tham gia vào sự phát triển của nhau thai và bọc ối. Sự phát triển và chức năng của các tầng tế bào này phức tạp, nhưng chúng không được miêu tả trong cuốn sách này. Tuy nhiên, màng ối là tầng bao quanh Nước ối giúp bào thai bông bềnh, di chuyển trong đó.

Nhau tahi bắt đầu sản sinh ra các tế bào thuộc lá nuôi. Các tế bào này lớn lên từ các thành mạch Máu của Người mẹ và thiết lập mối quan hệ với Máu của người mẹ mà không pha trộn Máu của người mẹ với máu của bào thai (tuần hoàn máu của bào thai đọc lập với Tuần hoàn máu của người mẹ). Các tế bào này lớn lên trong các Mạch máu nhưng không tạo ra mối liên hệ về mạch nào giữa các mạch máu. Nhưng trong nnhau thai, dòng máu của bào thai lại gần với dòng máu của người mẹ.

Dọc theo cuốn sách này, chúng ta đã theo dõi quá trình tăng trọng lượng của bào thai. Nhau thai cũng phát triển nhanh đáng kinh ngạc. Sau 10 tuần thai nghén, nhau thai nặng khoảng 20g. Mười tuần sau đó, ở tuần Thai nghén thứ 20, nó đã nặng gần 170 g. Trong 10 tuần tiếp theo, nó đã tăng đến 430g. Khi hoàn chỉnh (khoảng 40 tuần), nó có thể nặng tới gần 650g.

Các mạch máu của bào thai và nhau thai đang phát triển sớm bắt đầu liên hệ với nhau vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3. Khoảng tuần Thai nghén thứ 3, phần nhô ra (lông tơ) từ nhau thai trở nhên dính chặt với tầng dưới tử cung. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai. Khoảng trống xung quanh nó bắt đầu thông với các mạch máu của người mẹ. Các lông tơ này hấp thụ các Chất dinh dưỡng và ô-xy từ máu của người mẹ, cahcs chất này được vận chuyển đến bào thai qua các mạch máu ở dây rốn. Các chất thải từ bào thai được chuyển qua các động mạch dây rốn tới các khoảng trống từ đó chuyển sang máu của người mẹ. Bằng cách này, bào thai sẽ loại bỏ được các chất thải.

Nhau thai làm nhiệm vụ gì? Nhau thai làm nhiệ vụ vận chuyển ô-xy tới bào thai và các-bon-níc từ bào thai đi. Nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất Dinh dưỡng và bài tiết các chất thải từ bào thai. Ngoài những chức năng này, nhau thai có vai trò hoóc môn quan trọng. Nó sản sinh ra các kích thích tố sinh dục màng đệm (đề cập ở tuần thứ 5).

Trong vòng 10 ngày sau khi thụ thai, hoóc môn này xuất hiện trong máu của người mẹ với một hàm lượng có thể đo được. Bằng cách kiểm tra hoóc môn sinh dục màng đệm sẽ xác định được một phụ nữ Có thai hay không. Nhau thai cũng bắt đầu sản xuất ra các hoóc môn sinh dục nam và nữ vào tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ.

Nhau thai có hình dạng như thế nào? Khi hoàn chỉnh, một nhau thai thường phẳng và nhẵn, trông gần giống như một cái bánh hình tròn hoặc hình ô-van. Nó có Đường kính khoảng 15-20 cm, chỗ dày nhất là khoảng 2-3 cm.

Trung bình, trọng lượng của nhau thai là từ 500 đến 650g.

Các nhau thai có kích thước và hình dạng rất khác nhau. Khi người mẹ bị nhiễm Bệnh giang mai hoặc đứa trẻ bị mắc bệnh nguyên hồng cầu (còn gọi là cảm ững Rh) thì nhau thai sẽ to quá mức bình thường. Nhiều trường hợp không tìm ra được nguyên nhân dẫn tới nhau thai có kích thước thước to bất thường. Ở các trường hợp Mang thai bình thường, nhau thai thường nhỏ nhưng cũng có khi sự khống chế sinh trưởng bên trong tử cung cũng khiến nhau thai có kích thước nhỏ.

Phần nhau thai dính với thành tử cung rắn chắc và xốp trong khi phần dính gần nhất với bào thai trong bọc ối lại nhẵn. Nó được bao bọc bởi màng ối và màng đệm. Nhau thai có màu đỏ hoặc hơi nâu đỏ. Gần đến kỳ sinh nở, nhau thai có thể có có những mảng màu trắng, đó là những phần tích canxi.

Những trường hợp Mang thai sinh đôi, sinh ba thường có nhiều hơn 1 nhau thai hoặc cosmootj nhau thai nhưng nhiêu dây rốn sinh ra từ nó. Thường ở thai Sinh đôi so 2 bọc ối với 2 dây rốn chạy đến các bào thai từ một nhau thai.

Dây rốn, bộ phận nối nhau thai đến bào thai chứa 2 động mạch và 2 tĩnh mạch dây rốn giúp vận chuyển máu đến và đi từ bào thai. Dây rốn dài khoảng 55cm và thường có màu trắng.

Một phụ nữ có vấn đề về nhau thai trong thời kỳ mang thai. Các vấn đề đó có thể là rách nhau (xem tuần 33), nhau thai ra trước khi sinh (xem tuần 35), hoặc vấn đề rất nghiêm trọng khác là hiện tượng sót nhau sau khi sinh.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bào thai.

Đối mặt với bệnh hen ở phụ nữ mang thai.

Hen là loại bệnh về Đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này là sự nhạy cảm ngày càng tăng với các kích thích của phế quản và khí quản. Biểu hiện của bệnh là khó thở, nhịp thỏ ngắn và gấp, Ho và Thở khò khè (tiếng ồn gần giống tiếng huýt gió hoặc tiếng xì xì tạo ra khi luồng khí chuyển động qua một Đường dẫn hẹp).

Bệnh hen phát sinh và khỏi kèm theo các triệu chứng cấp tính ngầy càng xấu đi xuất hiện rải rác giữa các giai đoạn không bộc lộ triệu chứng. Khoảng 2% dân số Mỹ và Canada mắc chứng bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh cũng tương tự ở các nước khác trên thế giới.

Bệnh hen có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng co khoảng 50% trường hợp hen xảy ra ở độ tuổi dưới 10, 33% ở độ tuổi khoảng 40. Việc Mang thai không khiến các triệu chứng hen khó đoán hoặc dai dẳng hơn. Một số phụ nữ mang thai, một số khác lại thấy các các triệu chứng này khi mang thai và không mang thai đều như nhau.

Số ít phụ nữ phát hiện hen trầm trọng hơn khi mang thai.

Bệnh hen trong thời gian mang thai. Bệnh hen có thể nghiêm trọng không kiểm soát nổi khi mang thai. Nó cũng là một trong những nhân tố dẫn đến Cao huyết áp ở phụ nữ mang thai gây ra Đẻ non, suy Dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh hoặc Thai nhi nhở hơn bình thường. Các phương pháp điều trị hen đang được áp dụng hiện nay được xem là an toàn. Nghiên cứu cho thấy sử dụng lọ Thuốc ngửi Mũi gây ảnh hưởng đến bào thai hơn vì nó ít tác động tới máu của người mẹ hơn,

Điều trị bệnh hen.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh hen khi mang thai vẫn Sinh đẻ an toàn. Nếu trước đó, khi chưa mang thai, phụ nữ bị hen nặng thi cũng dẽ mắc hen nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai.

Trong suốt thời gian mang thai, hàm lượng tiêu thụ ô-xy tăng khoảng 25%. Đó là lý do vì sao việc điều trị hen trong thời kỳ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng - nó sẽ giúp cung cấp đủ ô-xy cho bào thai sinh trưởng và phát triển. Kế hoạch điều trị hen bạn đã áp dụng trước khi mang thai có thể tiếp tục phât huy tác dụng. Kế hoạch này bao gồm các phương pháp điều trị hen trước và trong thời kỳ mang thai.

Các phương pháp điều trị hen như thuốc giãn phế quản terbualine và các loại thuốc xte-roi như hydrocortisone và methyprednisolone đều có thể sử dụng trong thời gian mang thai. Aminophyline (thuốc làm giãn cơ trơn và kích thích hô hấp) hoặc thuốc giãn phế quản theophyline cũng có thể được sử dụng để điều trị. Một số thuốc khác như metaproterenol và albuterol cũng được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị hen nặng, bác sĩ sắc tố kê cho bạn loại thuốc xịt (ngửi) chống viêm đường hô hấp như Natri cromolyn hoặc các lại thuốc ngửi mũi như beclomethasone. Hãy trao đổi tình trạng bệnh với bác sĩ của bạn trong những lần khám thai.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn có thể phân vân không biết mình nên ăn gì, và không nên ăn gì trong giai đoạn mang thai này. Nhìn vao biểu đồ dưới đây, rất có thể bạn sẽ có được câu trả lời:

Tôi nên ăn loại thức ăn nào?

Các loại nên ăn

Các loại Rau quả, trái cây có màu xanh thẫm hoặc vàng đậm - 1 lần/ bữa ăn trên một ngày

Các loại rau quả, trái cây chứa Vitamin C ( cà chua, giống cam quýt.) - 2  lần/ bữa ăn trên một ngày

Các loại rau quả, trái cây khác. - 2 lần/ bữa ăn trên một ngày

Bánh mì và ngũ cốc nguyên chất. - 4 lần/ bữa ăn trên một ngày

Các sản phẩm từ Sữa trong đó có sữa. - 4 lần/ bữa ăn trên một ngày

Các nguồn cung cấp protêin (thịt lợn, Thịt gia cầm, trứng, cá).- 2 lần/ bữa ăn trên một ngày

Đậu, lạc và các loại hạt khô. - 2 lần/ bữa ăn trên một ngày

Các loại nên hạn chế ăn

Cà phê in: 200g

Chất béo: hạn chế hàm lượng ăn vào.

Đường: hạn chế hàm lượng ăn vào.

Thức ăn nên tránh

Bất cứ thứ gì chứa cồn.

Gia vị thức ăn (nếu có thể).

Những điều bạn nên biết thêm.

Các bước xét nghiệm phụ.

Tuần thai nghén thứ 28 là thời điểm các bác sĩ bắt đầu tiến Hành xét nghiệm hoặc làm lại một số xét nghiệm máu nhất định, trong đó, có thể bao gồm cả xét nghiêm hàm lượng glu-cô trong máu để chẩn đoán tiểu đường.

Vào giai đoạng này của thai kỳ, nếu bạn bị thiếu yếu tố Rh, có thể bạn phải tiêm RhGAM. Việc tiêm RhGAM sẽ giúp bạn tránh bị cảm ứng Rh trong trường hợp máu bạn bị pha trộn với máu của thai nhi. RhGAM sẽ bảo vệ bạn chống lại tình trạng cảm ứng cho tới lúc bạn sinh con.

Bào thai nằm ở tư thế nào?

Thông thường, giai đoạn này là lúc bạn phải đến bác sĩ để kiểm tra xem thai nhi đang nằm ở tư thế nào. Liệu đầu thai sẽ ra trước? Hay mông sẽ ra trước (đẻ ngược)? Thai nhi có bị nằm nghiêng hay không?

Lúc này, thật khó, nếu không muốn nói là không thể chỉ nhìn hoặc sờ bên ngoài bụng bà mẹ mà đoán biết được thai nhi đang nằm ở tư thế nào. Liệu đầu, mông hay Bàn chân nó sẽ ra trước nhỉ? Tư thế nằm của thai nhi thay đổi qua từng giai đoạn của thai kỳ.

Cũng sẽ không gây đau nếu thò tay vào ổ bụng bà mẹ để kiểm tra xem đầu và các bộ phận khác của thai nhi nằm ở đâu. Trong 3 đến tuần tiếp theo đó, đầu thai nhi sẽ cứng hơn khi đó sẽ dễ dàng hơn cho bác sĩ xác định tư thế của bào thai.

Liệu Sinh đẻ tại nhà có an toàn không?

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiêu phụ nữ muốn sinh Đẻ tại nhà, một phần là do phụ nữ càm thấy sinh đẻ tại nhà "tự nhiên hơn". Một nhân tố khác dẫn tới quyết định Sinh con tại nhà có thể là do chi phí Đỡ đẻ và hộ ính tại bệnh viện và các trung tâm phụ sản cao, nhất là khi bạn không được bảo hiểm y tế đầy đủ. Thực tế bạn có thể đã nghe được kinh nghiệm từ những người bạn hoặc người quen rằng họ đã sinh đẻ tại nhà và mọi chuyện đều tốt đẹp. Nhưng liệu có thực sự an toàn?

Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào của bác sĩ, câu trử lời nhận được cho câu hỏi này dứt khoát là "không". Nghiên cứu cho thấy sinh đẻ tại nhà vô cùng mạo hiểm. Một số cuộc nghiên cứu đã kết luận, trẻ sơ sinh được sinh đẻ tại nhà có nguy cơ tử vong hoặc mắc vô số các biến chứng nguy hiểm cao gâp đôi. Sinh đẻ tại nhà cũng  gây nhiều nguy hiểm tới bà mẹ. Nếu Sinh con tại nhà, phụ nữ sinh đẻ lần đầu có nguy cơ mắc các biến chứng trầm trọng Sau khi sinh cao gấp 3 lần bình thương. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng khác cũng tăng nếu phụ nữ bị Tiểu đường thai nghén, cao huyết áp, hoặc mang thai Sinh đôi hoặc nhiều hơn.

Trường đào tạo về sản khoa và phụ khoa Mỹ đã khẳng đinh chắc chắn rằng sinh đẻ tại nhà gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi. Đây là điều mà chúng ta không thể chối cãi. Mặc dù không thể khuyên các bạn nên sinh đẻ tại nhà, nhưng bạn cũng có thể xét đến một số cách sinh đẻ tự nhiên. Hãy trao đổi điều này với bác sĩ của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn phải làm gì để có thể sinh đẻ một cách tự nhiên nhất mà vẫn đảm bảo an toàn như khi Sinh con tại bệnh viện hay các trung tâm phụ sản được trang bị cơ sở vật chất tốt.

Thai 28 tuần tuổi

13.04.2009

Thai phụ đã tiến thật gần đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bé đã thực sự "lớn" và tử cung của mẹ ngày càng trở nên chật chội. Bé có thể mở và nhắm mắt, ngủ và thức và có thể mút mát ngón tay hay ngón chân cái.

Sự phát triển của bé

Mặc dù vẫn còn "non" nhưng phổi thai nhi đã có thể vận hành đúng chức năng với sự giúp sức của y tế trong trường hợp bé "đòi" ra sớm.

Bé nặng khoảng 875g và "cao" khoảng 36,6cm tính từ đầu đến chân.

Thật thú vị là lúc này bé đã biết "mơ mộng". Một số chuyên gia tin rằng bé bắt đầu ngủ mơ từ tuần thai thứ 28. Các em bé trong bụng mơ về cái gì được nhỉ? Không ai biết cả nhưng rõ ràng não bộ đã "bắn" những tín hiệu cho thấy bé đang mơ. Các nếp gấp trên bề mặt não bộ đã xuất hiện và phát triển không ngừng.

Với những nhịp khá rõ ràng, người mẹ lúc này có thể cảm nhận rõ ràng những tiếng nấc cụt của thai, một hiện tượng rất phổ biến trong giai đoạn này và trong suốt quá trình thai nghén. Bé bị nấc cụt là vì bé thở trong dung dịch nước ối chứ không phải là không khí. Cảm giác của người mẹ khi nghe thấy tiếng nấc của con là ngạc nhiên và kèm chút lo lắng.

Sự thay đổi của mẹ

Cơ thể người mẹ đang "nở" nhanh hơn lúc nào hết. Tử cung thì đã gần chạm tới xương hông và cơ thể thì bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện khó chịu như chuột rút, trĩ và giãn tĩnh mạch. Điều an ủi đối với các thai phụ lúc này là các triệu chứng sẽ biến mất ngay sau khi sinh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc người mẹ cho con bú sẽ tác động rất lớn tới thái độ của người cha theo hướng tích cực.

Nếu mang nhóm máu RH(-) thì bạn cần tiêm một mũi kháng D vào tuần này để chống lại sự không tương hợp giữa máu mẹ và máu con. Tiêm 1 mũi nhắc lại khi ở tuần 36..

Lời khuyên hữu ích

Để tăng cường vitamin C cho cơ thể, hãy ăn ổi. Vỏ ổi giàu vitamin C gấp 5 lần so với cam. Hãy thêm 1 quả ổi vào các khẩu phần rau quả hằng ngày.

Những việc cần lưu tâm

Bạn cần chú ý những lời khuyên của bác sĩ nếu định di chuyển bằng phương tiện máy bay trong giai đoạn này.

Làm thế nào để bé chịu "quay đầu".

Những lo lắng thường gặp

Bạn đang muốn thuê một người chăm trẻ. Vậy người đó cần đáp ứng những tiêu chí nào? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

- Họ đến từ đâu, từ lời giới thiệu tin tưởng của người thân hay bạn bè hay một công ty việc làm?

- Bạn có biết xuất xứ gia đình họ? Họ sống trong thành phố hay ở vùng lân cận?

- Trông họ có khỏe mạnh không? Đừng do dự kiểm tra sức khỏe tổng thể của người chăm trẻ, đặc biệt là về bệnh lao hay các bệnh hô hấp bởi họ sẽ ở nhà bạn và thường xuyên gần gũi với bé.

- Cần thời gian để đào tạo người chăm trẻ cách vệ sinh và giữ an toàn cho bé?

Thai 29 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước con bạn lớn cỡ nào?

Lúc này, bào thai đã nặng khoảng 1,25kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là gần 26cm. Tổng chiều dài từ đầu đến Chân khoảng 35 cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung ở trên Rốn từ 7,6 đến 10,2 cm cách khớp dính khoảng 29cm. Nếu đến khám bác sĩ 4 tuần trước (khoảng ở tuần thai thứ 25), khoảng cách này có thể chỉ đo được là 25 cm. Khoảng cách này đã tăng thêm 4 cm trong vòng 4 tuần. Tổng Trọng lượng tăng thêm của bạn cho tới lúc này có thể vào khoảng từ 8,55 đến 11,25 kg.

Mách nhỏ cho tuần 29

Nếu bác sĩ khuyên bạn nên nằm nghỉ, hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể sẽ rất khó cho bạn để ngừng các hoạt động và ngồi không khi mà bạn bạn có vô số việc để làm. Nhưng hãy nhớ rằng điều này tốt cho cả bạn và con bạn.

Bào thai sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Sự sinh trưởng của bào thai.

Qua từng tuần chúng ta đã thấy được sự thay đổi về kích thước của bào thai khi thời gian Mang thai càn dài. Chúng tôi tính theo trọng lượng trung bình của bào thai để bạn hiểu một cách chung nhất con bạn đã lớn như thế nào tại một thời điểm nhất định của thai kỳ. Tuy nhiên, những con số này chỉ là chung chung, các bào thai có kích thước và trọng lượng rất khác nhau.

Do bào thai tăng trưởng với tốc độ rất nhanh trong suốt thai kỳ nên nếu sinh ra thiếu tháng, nó sẽ nhỏ xíu.  Thậm chí chỉ trong một vài tuần hoặc ít hơn thế, Tử cung cũng có thể ảnh hưởng lớn đến kích thước của bào thai. Sau 36 tuần nghén, bào thai vẫn tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn.

Có hai điều rất thú vị về trọng lượng củ Thai nhi đã được phát hiện:

Thai nhi Giới tính nam nặng hơn thai giới tính nữ.

Trọng lượng trẻ sơ sinh tăng tỉ lệ thuận vơi số lần Người mẹ Mang thai hoặc số con mà người mẹ đã sinh.

Những điều này cũng chỉ là chung chung, nó đúng với nhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả. Trọng lượng trung bình của bào thai khi đủ tháng là từ 3,28 đến 3,24 kg.

Bào thai trưởng thành như thế nào? Một thai nhi chào đời trong khoảng thời gian từ tuần thứ 38 đến 42 được coi là trẻ có sinh đủ tháng. Nếu sinh trước tuần thai thứ 38, trẻ sinh ra sẽ là thiếu tháng (đẻ non). Sinh sau tuần thai thứ 42 là thừa tháng.

Khi đứa trẻ rà đời sớm hơn bình thường, người ta goijlaf Đẻ non hoặc Đẻ thiếu tháng. Hai khái niệm này có một điêm khác nhau.

Một đứa trẻ sơ sinh mới chỉ 32 tuần tuổi nghén nhưng chức năng Phổi đã hoàn thiện vào thời điểm chào đời được gọi bằng thuật ngữ "trẻ sơ sinh thiếu tháng". Gọi theo cách này phù hợp hơn cách gọi là "trẻ só Sinh đẻ non". Thuật ngữ Đẻ non chỉ thích hợp cho những đứa trẻ sơ sinh có phổi chưa hoàn thiện (chưa trưởng thành) lúc chào đời.

Trẻ sơ Sinh đẻ non.

Đẻ non làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Những đứa trẻ bị đẻ non thường nặng chưa đến 2,5 kg.

Một đứa trẻ bị đẻ non cần có những thiết bị gắn trên người để theo dõi nhịp tim, xem hình minh họa trang 532. Ngoài ra nó cũng cần đến nhiều thiết bị y tế khác như ống bơm hút, các ống và Mặt nạ cung cấp ô-xy.

Năm 1950, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 20 trên 100 ca. Ngày nay, tỉ lệ này là dưới 10 trên 1000. Số lượng trẻ sơ sinh thiếu tháng cũng tăng gâp đôi so với cách đây 50 năm.

Tỉ lệ từ vong trẻ sơ sinh thường chỉ giảm ở những trường hợp sinh vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ (từ 27 tuần Thai nghén trở lên), với trọng lượng khi sinh ít nhất khoảng 1kg và không có dị dạng bẩm sinh. Nếu trọng lượng và tuổi thai dưới các mức này thì tỉ lệ tử vong sẽ cao.

Các phương pháp Chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non ngày càng cải thiện là nhân tố đóng góp vào tỉ lệ sống sót ngày càng cao của trẻ sơ sinh. Ngày nạy, trẻ sơ sinh ra đời trước tuần thai thứ 25 vẫn có thể sống. Tuy nhiên, phải đợi đến khi cúng lớn hơn mới xác định được tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của những đứa trẻ này.

Tỉ lệ sống sót ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Thông tin gân đây cho biết, những đứa trẻ sơ sinh nặng từ 500 đến 700 g có tỉ lệ sống sót là 43%, nặng từ 700g đến 1 kg thì tỉ lệ này là 72%. Tuy nhiên, ở các bệnh viện khác nhau thì các tỉ lệ này cũng khác nhau.

Thời gian nằm viện trung bình cho trẻ sơ sinh đẻ non dao động từ 125 ngày (đối với trẻ nặng từ 600 đến 700g) đến 76 ngày (đối với trẻ nặng từ 900g đến 1kg).

Bàn về tỉ lệ sống sót của trẻ sơ sinh, không thể không nói tới tỉ lệ tân suất dị dạng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh đẻ non. Những đứa trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp thường có tỉ lệ dị dạng cao. Trẻ sơ sinh có trọng lượng lớn hơn cũng bị dị dạng nhưng con số dị dạng ở nhóm này thấp hơn nhiều.

Thông thường, tốt nhất là đứa trẻ được ở trong tử cung người mẹ càng lâu càng tốt, nhờ đó, nó có thể sinh trưởng và phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, lại có trường hợp đứa trẻ chào đời sớm là tốt nhất, ví dụ như khi bào thai không có khả năng tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng.

Các nguyên nhân dẫ tới đau đẻ sớm và đe non. Trong hầu hết các trường hợp, người ta không rõ về nguyên nhân của đau đẻ sơm và đẻ non. Nhưng chúng ta biết chắc một vài trong số những nguyên nhân đó là hình dạng tử cung người mẹ bất thường, thai nhi đôi hoặc nhiều hơn, mắc chứng đa ối, rách nhau thai, rách màng nhầy trước kỳ sinh, Cổ tử cung không giãn nở và không gây đau, bào thai có những dị thường, thai chết khi còn trong bụng mẹ, sót dụng cụ tránh thai, người mẹ mắc bệnh trầm trọng hoặc do tính toán sai tuổi thai nghén

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới đau đẻ sớm và đẻ non có thể là rất khó. Người ta luôn cố để tìm ra nguyên nhân nào dẫ tới đau đẻ sớm trước thời kỳ đau đẻ thực sự. Bằng cách này, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.

Các cuộc kiểm tra ( xét nghiệm) có thể được tiến hành. Một cuộc kiểm tra ( được gọi là  SalEst) có thể xác định được liệu phụ nữ có nguy cơ đau đẻ sơm hay không. Cuộc kiểm tra này sẽ đo hàm lượng hoóc môn estriol trong Nước bọt của phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy lượng hoóc môn này thường tăng vọt trong vai tuần trước khi xảy ra đau đẻ sơm. Kết quả này đồng nghĩa với việc phụ nữ có nguy cơ sinh trước tuần thai thứ 37 cao gấp 7 lần bình thường. Cũng có thể phải tiến Hành một xét nghiệm khác kiểm tra lượng libronectin ở bào thai; xem tuần 22.

Một số câu hỏi khó về đẻ non cần được giải đáp:

Đứa trẻ nằm trong tử cung người mẹ hay ra đời sẽ tốt hơn?

Ngày thai kỳ có chính xác không?

Liệu có phải đau đẻ thực sự?

Những thay đổi trong bạn.

Điều trị đau đẻ sớm.

Liệu có thể làm gì để giải quyết tình trạng đau đẻ sớm? Tất nhiên là có thể. Hiện nay, chúng tôi có thể điều trị đau đẻ sớm bằng một số phương pháp.

Phương pháp điều trị đau đẻ sớm thông thường nhất là nằm nghỉ. Người ra khuyên phụ nữ Mang thai nên nằm nghỉ trên giường và nằm nghiêng sang một bên (bên phải hay bên trái đều được). Không phải bất kỳ ai cũng đồng ý vơi phương pháp điều trị nay nhưng nằm nghỉ trên giường thường rất hiệu quả trong việc khống chế sự co thắt tử cung và đau đẻ sơm. Nếu bạn bị co thắt tử cung hoặc làm đau đẻ sớm và được chỉ dẫn phải nừm nghỉ. Điều này cũng có nghĩa là bạn không thể đi làm hoặc tiếp tục nhiều hoạt động khác. Nhưng cũng đáng để bạn làm điều này nếu nhờ vào nó bạ có thể tránh được đẻ non.

Nếu bạn suốt ngày nằm nghỉ trong suốt thời gian mang thai, hãy từ từ lấy lại chu kỳ hoạt động sau khi đứa trẻ chào đời. Nằm nghỉ trong một thời gian dài sẽ khiến bạn mất trương lực cơ, dẫn đến mất vóc dáng. Có thể phải mất một thời gian để bạn trở lại hoạt động bình thường. Hãy bình tĩnh, đừng vội Vận động thể chất cho tới khi bạn cảm thấy đủ sức.

Các biện pháp khống chế đau đẻ sớm. Nhóm Bêta giải phóng adrenalin có thể được sử dụng để khống chế đau đẻ. Đây là nhóm Thuốc làm giãn cơ. Chúng giúp thả lỏng tử cung và giảm dần số co thắt ở tử cung (tử cung chủ yếu cấu tạo từ các cơ giúp đẩy thai nhi qua cổ tử cung trong quá trình đau đẻ). Vào Giai đoạn này, chỉ có ritodrine là thuốc được FDA cho phép áp dụng để điều trị đau đẻ sơm.

Ritodrine được dùng theo 3 dạng khác nhau: truyền vào tĩnh mạch, tiêm vào Cơ thể hoặc dùng như thuốc uống. Thường thì đầu tiên nó được truyền vào tĩnh mạch, và có thể phải nằm viện 2 ngày hoặc lâu hơn để tiến hành các công việc này. Tác dụng phụ của ritodrine đối với người mẹ có thể là Tim đập nhanh, cao huyết áp, có cảm giác sợ sệt, tức hoặc đau ngực, thay đổi trong hoạt động điện tim, tràn dich phổi và các trục trặc trong chuyển hóa chất ở bà mẹ như tăng hàm lượng Đường và giảm hàm lượng kali trong máu, thậm chí còn bị nhiễm axít Máu (tương tự như triệu chứng của bệnh tiểu đường), đau đầu, nôn, sốt, hoặc bị ảo giác.

Khi tử cung ngừng co thắt, bạn có thể chuyển sang điều trị bằng cách Uống thuốc sau mỗi 2 đến 4 giờ đồng hồ. Phụ nữ mang thai có thể uống ritodrine từ ngoài tuần Thai nghén thứ 20 đến trước tuần thai nghén thứ 36. Trong một số trường hợp, cách điều trị này được áp dụng mà không cho biết trước một dụng cụ bơm hút. Thường thì cách điều trị này được giành cho những phụ nữ có tiền sử đau đẻ sớm hoặc phụ nữ mang thai Sinh đôi hoặc nhiều hơn.

Các cách bạn bớt buồn tẻ trong thời gian nằm nghỉ.

Khi bạn bị bất kỳ biến chứng nào trong thời kỳ mang thai, bạn có thể nằm nghỉ. Việc nằm giúp giảm bớt áp lực của trọng lượng thai nhi lên cổ tử cung, rất có lợi cho bạn nếu bạn bị đau đẻ sớm. Việc nằm nghiêng giúp Máu lưu thông với hàm lượng tối đa đến tử cung,cung cấp nhiều hơn ô-xy và Chất dinh dưỡng tới bào thai.

Nằm nghỉ cũng có thể là bạn phải nằm nửa ngày hoặc suốt cả ngày. Có lẽ sẽ khá buồn tẻ nếu bạn bị bó buộ quanh giường. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn bớt buồn chán khi phải nằm nghỉ trên giường.

Nên nằm nghỉ hoặc tham gia các hoạt động trong ngày trong không gian của một chiếc ghế sofa trong Phòng khách tốt hơn là cả ngày trong phòng ngủ.

Dùng đệm hoặc gối nước để nằm hoặc gối đầu, nó giúp bạn thoải mái hơn.

 Luôn để điện thoại trong tay.

Để tài liệu hoặc sách báo, điều khiển từ xa ti vi hoặc radio và những thiết yếu khác bên cạnh.

Lập một thời gian biểu những công việc bạn sẽ làm trong ngày. Khi thức dậy, hãy thay quần áo mặc Ban ngày. Tắm rửa mỗi ngày. Chài đầu và đánh son môi. Hãy chợp mắt một chút nếu bạn cần, và hãy đi ngủ điều độ như thường.

Để các thức ăn và đồ uống bên cạnh. Hãy dùng một thùng ướp lạnh để giữ nóng cho Cà phê hoặc súp.

Hãy bắt đầu đọc những tập san. Cuốn sách của chúng tôi, tập san từng tuần mang thai, là cách dễ dàng giúp bạn ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình để chia sẻ với chồng hoặc con bạn sau này.

Làm một số công việc thủ công sạch như khâu vá, đan thêu, vẽ hoặc may. Hãy làm cái gì đó cho đứa con sắp chào đời của bạn.

Giành thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị mọi thứ cho sự ra đời của đứa bé.

Giành một ít thời gian để chuẩn bị phòng cho đứa trẻ khi chào đời, quyết định xem bạn cần chuẩn bị tã lót như thế nào và lên danh sách tất cả những thứ cần thiết cho con bạn khi nó chào đời.

Hãy chọn lựa và phân loại! Dành thời gian để lựa chọn các cuốn sách dạy nấu ăn, cho ảnh vào trong các album, xem lại các phiếu mua hàng và làm một quyển vở lưu lại những thông tin kho con bạn chào đời.

Để được hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ với những phụ nữ từng có kinh nghiệm về vấn đề này. Một nhóm hỗ trợ phụ nữ từng có kinh nghiệm về vấn đề này. Một nhóm hỗ trợ quốc gia cũng có thể giúp đỡ cho những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao. Họ sẽ cung cấp thông tin cho bạn và giúp bạn liên hệ với những  phụ nữ ở trong tình huống với bạn.

Các vấn đề tường tự như đã nói trên có thể xảy ra ở bào thai. Người ta đã phát hiện hàm lượng Đường trong Máu của trẻ sơ sinh có mẹ Sử dụng thuốc ritodrine trong Thời kỳ mang thai hàm lượng thấp. Những đứa trẻ này cũng thường có nhịp Thở dồn dập.

Thuốc giãn phế quản cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc giãn cơ giúp làm dứt tình trạng đau đẻ sớm. Mặc dù loại thuốc này đã cho thấy tính hiệu quả của nó trong điều trị, tuy nhiên, nó vẫn không được FDA chấp nhận, vì nó gây các tác dụng  phụ giống với khi sử dụng thuốc ritodrine.

Magiê sun - phát thường được dùng để điều trị chứng tiền kinh giật (xem thông tin về chứng bệnh này ở tuần 31). Cũng từ lâu chúng ta đã biết magiê sun - phát có thể khống chế đau đẻ hiệu quả. Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến thông qua một dụng cụ bơm hút cho trước và cần có thời gian nằm viện. Đôi khi, nó cũng được điều trị theo cách uống thuốc mà không cần nằm viện. Bạn phải được theo dẽo chặt chẽ thường xuyên nếu bạn sử dụng magiê sun - phát.

Cũng có thể sử dụng các loại thuốc an thần hoặc chất ma túy trong morphine hoặc meperindine. Đây không phải là biện pháp lâu dài nhưng lại có hiệu quả tức thì trong việc chặn đứng cơn đau.

Một cuộc nghiên cứu được tiến hành gần đây nhằm tìm ra các cách giúp ngăn chặn tình trạng đau đẻ sớm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra việc sử dụng hoóc môn ở một số phụ nữ có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ đẻ non. Hoóc môn đó là progesterone (hoóc môn steroid phân tiết bởi thể vàng trong buồng trứng, Nhau thai và vỏ thượng thận).

Trong cuộc nghiên cứu này, những phụ nữ đã từng bị đẻ non trong các lần mang thai trước đó được tiêm hoóc môn progesterone. Quá trình điều trị này đã làm giảm đáng kể tỉ lệ đẻ non. Cần phải tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu hơn nữa, tuy nhiên, cũng không có nhiều hi vọng các phương pháp điều trị này sẽ làm giảm số lượng các ca đẻ non vì đây là một vấn đề cực kỳ nan giải.

Lợi ích của việc chặn đứng tình trạng đau đẻ sớm. Việc chặn đứng tình trạng đau đẻ sớm giúp nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh và các mối nguy hiểm liên quan đến đẻ non. Nếu bạn từng đau đẻ sớm, bạn sẽ phải đến khám bác sĩ thường xuyên. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng thai nhi bằng phương pháp Siêu âm hoặc các cuộc kiểm tra tình trạng thai nhi bằng cảm nhận của người mẹ hoặc nhờ các thiết bị y tế (xem phần kiểm tra theo cách này ở tuần 41).

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Hầu hết những gì chúng tồi muốn đề cập ở tuần này là về trẻ sơ sinh đẻ non và cách điều trị đau đẻ sớm. Nếu bạn được chuẩn đoán đau đẻ sớm và bác sĩ chỉ định bạn phải nằm nghỉ hoặc tiến hành ác phương pháp điều trị, hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn cảm thấy lo ngại về những chỉ dẫn của bác sĩ, hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu bác sĩ khuyên bạn không được làm việc hoặc giảm bớt các hoạt động nhưng bạn lại lờ đi lời bác sĩ, bạn đang mạo hiểm với sức khỏe của bạn và thai nhi. Điều đó không đáng để mạo hiểm. Đừng ngại hỏi những người khác nếu bạn bị đau đẻ sớm.

Dinh dưỡng của bạn

Chúng tôi hi vọng các bạn đã hiểu cơ thể mình khi mang thai. Bạn nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Bạn đi tắm khi bạn cảm thây mình cần phải tắm. Bạn chú ý tới một vài biểu hiện khó chịu mới. Bạn cũng có thể lắng nghe nhu cầu cơ thể mình với vấn đề ăn uống. Khi bạn thấy đói hoặc khát nước, bạn phải ăn hoặc uống thứ gì đó. Ăn ít một nhưng chia thành nhiều bữa trong ngày giúp cung cấp liên tục chất Dinh dưỡng cho bào thai.

Luôn để đồ vặt bên cạnh. Nho khô, Hoa Quả khô và quả hạch là sự lựa chọn tốt khi bạn trên Đường đi. Hãy chú ý xem thời điểm nào trong ngày bạn thây đói nhất để chuẩn bị đồ ăn.

Hãy ăn cái gì khác nếu bạn muốn. Hãy ăn spaghetti trong bữa sáng, ngũ cốc trong bữa trưa nếu đó là tứ bạn muốn ăn. Đừng ép bản thân phải ăn những thứ khiến bạn chán ngán hoặc phát ốm. Luôn luôn có các loại thức ăn thay thế. Miễn là bạn ăn các thức ăn bổ dưỡng và chú ý đến loại thức ăn bạn ăn, làm được điều này cũng có nghĩa là bạn đang giúp chính mình và con mình.

Những điều bạn nên biết

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hiếm khi gây hại cho người lớn nhưng nó lại nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Liên cầu khuẩn nhóm B thường lây nhiễm từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục.

Hầu hết các phụ nữ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở Âm đạo và trực tràng. Có người nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B nhưng không phát hiện bệnh và không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Các trung tâm kiểm soát bệnh dịch, trường đào tạo Phụ khoa và Sản kha Mỹ cùng với viện nhi khoa Mỹ đã đưa ra các đề xuất nhằm ngăn chặn bệnh này ở trẻ sơ sinh. Một trong những đề xuất đó là các phụ nữ có triệu chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B cần phải được điều trị y tế. Một sso triệu chứng của bệnh này là:

Trong lần Sinh con trước, đứa trẻ cũng bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Đau đẻ sớm

Rách màng ối hơn 18 h đồng hồ.

Thân nhiệt khoảng 100.40F (tương đương 380C) ngay trước hoặc trong lúc sinh nở.

Đề xuất thứ 2 là lây mẫu xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B từ các điểm ở vùng trực tràng và Âm đạo của tất cả các phụ nữ mang thai ở tuần nghén từ 35 đến 37. Các phụ nữ có mẫu xét nghiệm dương tính phải sử dụng các thuốc kháng sinh như ampecilin, hay penicilin trong thời điểm đau đẻ và sinh nở.

Vòng tuần hoàn "ngủ" của bào thai

29.04.2009

Sau khoảng 7 tháng phát triển trong dạ con, một bào thai người dành hầu hết thời gian cho việc ngủ. Não của bào thai chuyển đổi qua lại giữa trạng thái ngủ với mắt chuyển động nhanh (REM) và trạng thái nghỉ ngơi yên lặng với ngủ mắt không chuyển động (non-REM). Nhưng liệu não của bào thai non hơn có chuyển đổi qua lại giữa các trạng thái ngủ khác nhau hay chỉ đơn giản không hoạt động, điều này vẫn còn là một bí ẩn cho đến nay.

Mathematician Karin Schwab và một nhóm các nhà khoa học thần kinh tại Đại học Friedrich Schiller tại Jena, Đức, đã phát hiện rằng bào thai cừu non đi vào một trạng thái như đang ngủ mơ vài tuần trước khi những chuyển động mắt đầu tiên được nhận thấy. Phân tích của họ có thể đem lại hiểu biểt sâu hơn về mục địch của hoạt động ngủ. Nó cũng cung cấp một công cụ để nghiên cứu sự phát triển của não và nhận biết những giai đoạn dế bị nguy hiểm nhất, khi tổn thương có thể dẫn tới bệnh tật sau này.

Nghiên cứu xuất hiện trên số đặc biệt của tạp chí Chaos, do Học viện vật lý Hoa Kỳ (AIP) xuất bản. Số đặc biệt này tập trung vào những mặt phi tuyến của hệ thống nhân thức và thần kinh. Số báo cũng đặt ra câu hỏi về tác động của những biến động đối với một số vùng nhất định của não, đồng thời đề xuất một số phương pháp đối với nhiều vấn đề trong khoa học thần kinh - bao gồm ngủ.

Việc đo trực tiếp hoạt động não của bào thai người là điều không thể. Những gì chúng ta biết về thói quen ngủ của bào thai chủ yếu là từ việc quan sát chuyển động của mắt. Khoảng tháng thứ 7 trong quá trình phát triển, những chuyển động mắt nhanh bắt đầu được nhận thấy. Cứ 20 đến 40 phút, não của một bào thai đang phát triển chuyển đổi giữa ngủ mắt chuyển động nhanh, não hoạt động mạnh, và ngủ mắt không chuyển động, não nghỉ ngơi. Chức năng của những vòng tuần hoàn này vẫn đang được bàn luận sôi nổi trong giới nghiên cứu giấc ngủ.

Một số người đã cố gắng đo hoạt động não của bào thai khi còn non bằng cách gắn vào một thiết bị điện não đồ. Những phép đo này, theo Schwab, rất khó để thực hiện và thường có nhiều lỗi. Vì vậy các nhà khoa học thần kinh nghiên cứu sự phát triển của não bào thai băn khoăn liệu vòng tuần hoàn ngủ chỉ đơn giản xuất hiện vào một thời điểm nhất định, hoặc liệu phát triển dần dần từ một dạng hoạt động não khác.

Để lấp lỗ hổng kiến thức này, Schwab nghiên cứu cừu, loài vật thường có 1 đến 2 bào thai có kích thước và cân nặng tương tự bào thai người. Quá trình phát triển não ở cừu cũng khá giống ở người, kéo dài 280 ngày ở người và 150 ngày ở cừu. Các nhà nghiên cứu ghi chép trực tiếp những hoạt động điện não của bào thai 106 ngày tuổi, một điều chưa hề có trước đây.

Sử dụng những phương pháp phân tích phức tạp, Schwab phát hiện những vòng tuần hoàn của hoạt động não khi bào thai còn non. Không giống với những chu trình phát triển sau này, những vòng tuần hoàn này dao động trong khoảng thời gian 5 đến 10 phút và từ từ thay đổi khi bào thai lớn dần.

Rất khó để diễn tả những gì mà bào thai trải qua ở những chu trình tuần hoàn này, nhưng phát hiện đã đem lại những hiểu biết mới về nguồn gốc của giấc ngủ. Schwab cho biết: "Giấc ngủ không đột nhiên phát triển từ một bộ não không hoạt động. Ngủ và trạng thái ngủ thay đổi là những quá trình được kiểm soát chặt chẽ". Những phát hiện này cũng phù hợp với những dữ liệu cho thấy tế bào não (nơron) tạo ra trạng thái ngủ hoàn thiện sớm hơn phần còn lại của não.

Hiểu biết kỹ hơn về sự phát triển của não có thể cung cấp những đầu mối về những bệnh tật sau này, ví dụ như chứng rối loạn thần kinh hoặc đột tử ở trẻ. Nghiên cứu cũng đem lại những hiểu biết mới về sự phát triển của não. Những thay đổi tuần hoàn trong hoạt động thần kinh có thể kích thích những tế bào thần kinh khác tìm kiếm và kết nối với nhau để tạo ra mạng lưới phức tạp trong não. Những phân tích phức tạp về hoạt động của não có thể giúp phát hiện những giai đoạn dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển của não

Tiết sữa non khi mang thai

28.04.2009

Khoảng tháng thứ 7, thai phụ bắt đầu có dấu hiệu tiết sữa non. Một số người mẹ thấy ngực mình chảy sữa ở giai đoạn sớm hơn, tháng thứ 5 hoặc thứ 6.

Một số người mẹ khác không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt.

Dấu hiệu

Ban đầu, bạn sẽ thấy "đầu ti" có những gợn trắng, trông giống như mụn. Đó là dấu hiệu cảnh báo bạn chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó (có khi kéo dài đến hàng tuần), bạn mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.

2 dấu hiệu nên đi khám

Sữa non có lẫn máu: Một số thai phụ hoảng hốt vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Điều này là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Nó không cảnh báo tình trạng nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn máu quá mức, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám.

Tiết sữa non quá sớm: Nếu bạn thấy dấu hiệu tiết sữa non trong quý I hoặc nửa đầu quý II, bạn nên đi khám. Nó có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết trong cơ thể.

2 nhầm tưởng về sữa non

Tiết sữa non không phải là bạn sắp chuyển dạ: Đây là hiện tượng tự nhiên, do tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa cho em bé sắp chào đời. Nó không phải là yếu tố dự báo bạn sắp chuyển dạ hay sảy thai.

Không tiết sữa non, tiết sữa non ít hoặc chậm không phải là bạn sẽ thiếu sữa cho bé bú về sau: Bởi vì, trong giai đoạn cho con bú, sữa mẹ được sản xuất dựa trên hoạt động của tuyến sữa, dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ, nhu cầu bú của bé. Sữa sẽ tiết nhiều hơn nếu bạn cho bé bú sớm và thường xuyên.

Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 4-5 người có hiện tượng sữa chảy ướt áo; số còn lại là ra ít sữa hoặc không có sữa. Nhiều người mẹ chỉ xuất hiện sữa non sau khi sinh nở.

Giữ sức khỏe cho bầu ngực

- Bạn nên chọn áo lót bằng chất liệu cotton, tránh mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực. Những chiếc áo bó khít sẽ gây cảm giác nhức ngực, vướng víu và khiến bạn khó thở.

- Bạn nên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng xà phòng hoặc các loại mỹ phẩm khác vì chúng có thể khiến da ngực bị kích ứng, khiến bạn đau rát.

- Lượng sữa non được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào từng cơ thể người mẹ. Một số thai phụ bị chảy sữa nhỏ giọt, không ảnh hưởng lắm đến sinh hoạt và vấn đề thẩm mỹ. Một số thai phụ khác bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo. Bạn nên thay áo lót, sử dụng tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực tùyvào tình trạng tiết sữa của bản thân.

- Nhiều người mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn; tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bạn không nên thực hiện điều này. Thứ nhất, việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Thứ hai, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.

Thai 29 tuần tuổi

25.04.2009

Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ kéo dài cho tới khi bà bầu "khai hoa nở nhụy" (thường là 40 tuần, tối đa 42 tuần).

Sự phát triển của bé

Bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, hãy hát và đọc sách cho bé nghe. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không muốn vậy - không ai giống ai cả mà.

Vào tuần này, bé nặng gần 1kg và "cao" khoảng 38cm.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn đã chính thức bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 29 và kết thúc ở tuần 40 và có thể lâu hơn thế (Đừng lo lắng nhé, tối đa là 42 tuần cơ mà. Nếu sau 42 tuần mà không có dấu hiệu gì thì sẽ được chỉ định sinh). Hầu hết các thai phụ sẽ tăng trung bình là 5kg trong suốt 3 tháng cuối.

Hầu hết các thai phụ sẽ tăng thêm 5kg trong giai đoạn này. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.

Thai phụ đang mang cảm giác muốn mang thai mãi mãi vì nghĩ tới quá trình chuyển dạ - sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua sinh nở. Nếu định sinh bé ở bệnh viện, hãy tới đó để hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ tin cậy gửi gắm. Một lớp học tiền sinh cũng rất tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.

Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh.

Nên đi khám bác sĩ thường xuyên hơn trong những tuần cuối.

Lời khuyên hữu ích

Một số thai phụ nhận thấy nếu kê 1 cái gối ở dưới bụng, vùng dạ dày thì giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.

Những việc cần lưu tâm

Tiểu cầu là một tế bào bé nhỏ di chuyển khắp cơ thể qua huyết mạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và chống viêm nhiễm.

Mức độ tiểu cầu ở từng người khác nhau nhưng thường trong khoảng 450 - 400 triệu đơn vị/ mỗi mililit máu. Trong quá trình mang thai, lượng tiểu cầu có thể giảm nhẹ và trên 8% thai phụ có lượng tiểu cầu từ 100 - 150 triệu đơn vị/ml máu. Đó là vì cơ thể tăng thêm lượng huyết tương trong quá trình bầu bí, khiến lượng tiểu cầu bị "loãng" bớt. Điều này không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó và nó vẫn hoạt động bình thường.

Để biết lượng tiểu cầu trong máu ở mức thấp hay không thì cần phải so sánh với lượng tiểu cầu trong máu ở thời điểm trước khi mang thai. Nếu lượng tiểu cầu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đông máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà bầu có thể bị chảy máu bất thường trong và sau sinh, đặc biệt nếu thai phụ sinh mổ. Tuy nhiên, hiện chưa có chuẩn nào cho thấy lượng tiểu cầu như thế nào là quá thấp và tới ngưỡng đó thì nguy cơ chảy máu không cầm sẽ tăng lên.

Chuẩn bị đồ dùng để vào viện lúc này không còn là quá sớm và chú ý ghi nhớ một số dấu hiệu chuyển dạ.

Những lo lắng thường gặp

Tôi muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tôi không thích gây tê màng cứng, gây tê tủy sống hay bất kỳ phương pháp hỗ trợ cần tới thuốc nào khác. Vậy tôi nên làm thế nào?

Nếu là người không ưa dùng thuốc trong cuộc sống hằng ngày thì khi sinh, bạn cũng ít khả năng phải dùng tới chúng. Thực tế là có rất nhiều cách hỗ trợ thai phụ không cần tới thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ ban đầu như:

- Mát xa trong quá trình chuyển dạ

- Học kiểm soát hơi thở

- Học cách thư giãn

Cách dưỡng thai 30 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước con bạn lớn cỡ nào?

Thời gian này, bào thai đã nặng khoảng 1, 35 kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 27 cm. Tổng chiều dài từ đầu đến Chân khoảng 38cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung ở trên Rốn khoảng 10cm. So với khớp dính, đỉnh Tử cung cách khớp dính khoảng 30cm.

Thật khó tin là bạn vẫn còn 10 tuần thai nữa mới sinh. Vì lúc này bạn có thể cảm giác bụng không còn chỗ trống nữa do tử cung to ra chiếm khoảng trống dưới xương sườn. Tuy nhiên, bào thai, nhau thai, tử cung và cả bọc ối vẫn tiếp tục phát triển về kích thước và tăng trọng lượng.

Tổng Trọng lượng tăng thêm của bạn đến thời điểm này trung bình là 11,4 đến 15,9 kg, khoảng nửa số kilogam này tập trung ở tử cung, bào thai, Nhau thai và bọc ối. Sự tăng trọng lượng và kích thước này hầu hết là ở trước bụng và Xương chậu nơi bạn dễ dàng nhận thấy. Khi thời gian Mang thai ngày càng dài, bạn có thể càng cảm thấy khó chịu ở khi vực chậu và bụng. Khi đó, trọng lượng của bạn có thể tăng thêm 1 pound trong 1 tuần.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thắt nút dây rốn.

Hình minh họa cho tuần này (trang sau) minh họa bào thai và dây rốn. Bạn có nhìn thấy các nút ở day rốn không/ Ban có thắc mắc tại sao dây rốn lại có những nút như thế này không? Chúng tôi không cho à dây rốn tự tạo nút.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Đây là thời điểm các ông chồng nên nghĩ đến việc thay đổi lịch làm việc, nhờ đó có nhiều thời gian ở nhà hơn trong Giai đoạn cuối của thai kỳ cũng như sau khi đứa trẻ ra đời. Gần như tất cả các ông bố bà mẹ đề ước có thể giành nhiều thời gian ờ nhà hơn. Nếu bạn phải đi nhiều, hãy thay đổi công tác để có nhiều thời gian ở nhà chuẩn bị cho vợ khi sinh con. Tre chào đời theo lịch riêng của nó. Nếu bạn muốn có mặt lúc con mình chào đời, hãy lập kế hoạch ngay từ bây giờ.

Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, Thai nhi thường khá hiếu động. Chúng tôi cho rằng các nút dây rốn xuất hiện là do trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi di chuyển vòng tròn. Lúc đầu, sự di chuyển này làm xuất hiện một vòng giống như thòng lọng ở dây rốn, tiếp đó, bào thai lại đi chuyển qua cái vòng này khiến cho nó được thắt nút - và nút dây rốn xuất hiện. Các hoạt động của bạn không gây ra và cũng không ngăng chặn được loại biến chứng đôi khi rất nguy hiểm này. Tuy nhiên, hiện tượng thắt nút dây rốn hiếm khi xảy ra.

Những thay đổi trong bạn.

Rách màng ối (vỡ ối)

Lớp màng bao quanh thai nhi có chưa Nước ối được gọi là túi Nước ối (bọc ối). Túi này thường không vỡ cho tới khi bắt đầu Đẻ hoặc trong lúc đau Đẻ và sinh nở. Nhưng không phải lúc nào cũng vây, đôi khi túi ối vỡ hơn bình thường trong thai kỳ mang thai.

Sau khi vỡ ối bạn cần đề phòng một số việc. Các màng ối của thai nhi giúp bảo vệ thai nhi khỏi viêm nhiễm. Khi vỡ ối, nước ối rỉ ra, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở người mẹ. Viêm nhiễm ở Người mẹ có thể gây nguy cơ nguy hiểm đến bào thai. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức khi bạn vỡ ối.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Tắm trong thai kỳ mang thai.

Nhiều phụ nữ băn khoăn không biết liệu trong giai đoạn cuối thai kỳ, Tắm có hại gì đến bào thai không. Hầu hết các bác sĩ cho ràng tắm trong suốt thai kỳ Mang thai không ảnh hưởng gì đến bào thai. Nhưng bác sĩ có thể sẽ lưu ý bạn nên cẩn thận khi vào hoặc ra hỏi bồn tắm và phải đảm bảo nước tắm không quá nóng. Hầu hết các bác sĩ sẽ không bảo bạn phải tránh tắm trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ bạn đã vỡ ối, bạn không được tắm trong bồn tắm.

Mách nhỏ cho tuần 30

Tư thế Vận động hợp lý cũng giúp bạn Giảm đau Lưng dưới và loại bỏ sự khó chịu do Đau lưng gây ra. Bạn có thể sẽ phải nỗ lực nhiều để duy trì tư thế vận động tốt, nhưng nỗ lực đó cũng hoàn toàn xứng đáng nếu nó giúp bạn giảm đau.

Phụ nữ cũng thường băn khoăn không biết phải làm thế nào nếu bị vỡ ối khi đang tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen. Khi vỡ ối, bạn thường thấy trong lượng nước ối tứa ra, tiếp đó, nước ối sẽ rỉ ra từ từ. Nêu bị vớ ối trong khi tắm, bạn có thể không nhận thấy luồng nước ối tứa ra đầu tiên. Tuy nhiên, bạn vẫn nhận biết được lượng nước ối rỉ ra dần dần kéo dài khoảng một thời gian.

Chọn nơi sinh cho con.

Thời điểm này có lẽ là lúc bạn nên bắt đầu xem xét việc sẽ Sinh con ở đâu. Đôi khi, bạn có thể không có sự lựa chọn nào nhưng cũng có khi trong khu vực bạn đang sinh sống, có một vài điểm cho bạn chọn lựa.

Bất kỳ bạn chọn Sinh con ở đâu, điều quan trọng nhất là bạn phải xét đến là sức khỏe của con con bạn và tất nhiên, và lợi ích cho cả hai, cả bạn và con bạn. Khi bạn quyết định chọn nơi sinh son, hãy chắc chắn rằng bạn đã trả lời những câu hỏi dưới đây (nếu có thể):

Bệnh viện đó có các thiết bị y tế và đội ngũ nhân viên y tế như thế nào?

Ở đó có các phương pháp gây mê nào? Các bác sĩ gây mê có mặt 24/24 hay không?

Nếu cần phải mổ đẻ, liệu bệnh viện đó sẽ mất bao nhiêu thời gian để tiến Hành ca mổ này? (ca mổ này chỉ nên kéo dài lâu nhất là 30 phút).

Có bác sĩ nhi khoa có mặt 24/24 đề phòng trường hợp khẩn cấp không?

Đội ngũ Y tá có làm việc 24/24 không?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc đẻ non, phải chuyển đến nơi điều trị đặc biệt, bệnh viện đó sẽ làm thế nào? Chuyển đi bằng xe cứu thương? Bằng phi cơ? Nếu bệnh viện không có phòng điều trị đặc biệt thì nơi điều trị đặc biệt gần nhất cách đó bao xa?

Có lẽ là quá nhiều câu hỏi cần được giải đáp nhwg các câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn. Vì sức khỏe và sự an toàn cho bạn và con bạn, hãy chắc chắn các nơi bạn sinh phải có các biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu trong trường hợp nguy cấp.

Phòng liên hoàn giành cho cả quy trình đau đẻ, sinh nở, hồi sức và phục hổi Sau khi sinh nên khi chọn phòng, bạn hãy lưu ý, Căn phòng mà bạn chọn nằm khi bắt đầu đau đẻ cũng chính là phòng nơi bạn sẽ đau đẻ, sinh nở, hồi sức và được chăm sóc phục hồi sau khi sinh trong suốt thời gian nằm viện. Không phải ở bệnh viện nào cũng có những căn phòng liên hoàn kiểu này nhưng xu hướng làm các phòng liên hoàn này ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Ý tưởng phòng liên hoàn đã được phát triển do nhiều phụ nữ không muốn phải chuyển từ khu vực danh cho đau đẻ và sinh nở sang phòng hồi sức hoặc chăm sóc phục hồi sáu khi sinh. Phòng Chăm sóc trẻ sơ sinh thường gần nơi đau đẻ, sinh nở và hồi sức. Vì thế bạn có thể thoải mái ngắm nhìn con mình bao lâu bạn thích, và cũng có thể để nó trong phòng bạn lâu hơn.

Phòng đau đẻ và sinh nở. Ở nhiều nơi, bạn thường phải đau đẻ ở một phòng riêng, sau đó sinh nở tại một phòng khác. Sau đó, bạn sẽ được chuyển sang phòng chăm sóc phục hồi sau khi sinh, nơi bạn sẽ ở trong suốt thời gian nằm viện còn lại.

Hầu hết các bệnh viện cho phép sản phụ để trẻ sơ sinh ở chung phòng bất cứ bao lâu họ muốn. Một số bệnh viện cũng có giường nhỏ, ghế dài hoặc ghế tựa đặt trong phòng sản phụ. Chúng có chức năng như những chiếc giường để chồng sản phụ có thể ở bên cạnh chăm sóc cho họ sau khi sinh. Bạn hãy tìm hiểu xem các bệnh viện trong khu vực bạn sống hiện đang trang bị những thiết bị y tế nào.

Phòng hộ sinh. Một sự lựa chọn khác dành cho bạn là phòng hộ sinh. Thuật ngữ ngày thường dùng để chỉ phòng nơi sản phụ sẽ đau đẻ và sinh nở. Đồng thời tại đó, sản phụ sẽ không phải chuyển từ phòng đau đẻ sang phòng sinh nở. Nhưng nếu sử dụng phòng hộ sinh, sản phụ có thể vẫn phải chuyển sang một  phòng khác của bệnh viện để được chăm sóc phục hồi sau khi sinh và trong suốt thời gian nằm viện còn lại.

Dinh dưỡng của bạn.

Một số phụ nữ thắc mắc không biết liệu uống trà thảo dược trong thời gian Mang thai có an toàn không. Họ cũng được biết rằng một số loại trà thảo dược có lợi cho phụ nữ mang thai, một số loại an toàn khi uống, một số loại khác lại không an toàn. Các lại trà thảo dược an toàn khi sử dụng gồm: Bồ công anh, rễ gừng, lá tầm ma, bạc hà cay và cây mâm xôi đỏ.

Lợi ích của uống một số loại trà thảo dược

Trà bồ công anh

Trà rễ gừng

Trà lá tầm ma

Trà bạc hà cay

Giảm sưng phù, đau dạ dày.

Giúp điều trị các triệu chứng nôn, và tắc nghẽn Đường hô hấp.

Giàu chất sắt, can xi, Vitamin và các Chất khoáng khác.

Điều trị các triệu chứng nôn, duy trì ổn định hàm lượng các loại hoóc môn.

Kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh.

Các bạn có thể nghĩ rằng thời điểm này, thật kỳ quặc để bàn về vấn đề chăm sóc cho đứa trẻ mà phải đến 10 tuần nữa mới chào đơi, nhưng điều này thực chất lại rất quan trọng. Bạn hãy bắt đầu nghĩ về việc này ngay từ bây giờ nếu bạn muốn trở lại công tác bình thường sau khi sinh. Chất lượng Chăm sóc trẻ sơ sinh là một chu cầu cao nhưng sự cung cấp thì lại hạn chế. Các chuyên gai khuyên bạn nên bắt đầu tìm kiếm một trung tâm chăm sóc trẻ ít nhất 6 tháng trước khi bạn cần tới nó. Đối với một phụ nữ, họ nên tìm một trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh vào cuối 3 tháng thứ 2 (quý 2) của thời kỳ mang thai.

Nếu bạn tìm được một trung tâm mà bạn thích, hãy đăng ký càng nhanh càng tốt vì có thể có cả một danh sách dài đang phải chờ đợi. Sau này, nếu bạn tìm được một nơi thích hợp hơn, bạn vẫn có thể thay đổi.

Việc quyết định xem loại hình chăm sóc nào là tốt nhất cho con bạn là vấn đề nan giải. Bạn và chồng bạn sẽ phải đưa ra rất nhiêu quyết định để lựa chọn các loại hình chăm sóc mà bạn muốn giành cho con bạn. Cách tốt nhất để làm những việc này là bạn và chồng bạn phải có những phương án lựa chọn trước khi đưa ra quyết định.

Trước khi quyết định chọn loại hình chăm sóc trẻ nào tốt nhất cho Gia đình bạn, bạn phải kiểm tra kỹ càng nhu cầu của gia đình bạn và con bạn. Lựa chọn các loại hình chăm sóc trẻ bao gồm:

Chăm sóc tại nhà bởi một thành viên trong gia đình hoặc một người giúp việc (không phải họ hàng).

Tại nhà của người chăm sóc.

Tại trung tâm chăm sóc trẻ.

Chăm sóc tại nhà. Bạn có thể chọn cách chăm sóc tại nhà, hoặc bởi người thân, họ hàng hoặc bởi người giúp việc. Cũng khá dễ dàng để một ai đó ở nhà bạn và chăm sóc con cho bạn.  Bạn sẽ không phải Lo lắng chuẩn bị mọi thứ cho đứa trẻ trước khi đi làm vào buổi sáng, bạn cũng không bao giờ phải ắm theo đứa bé ra ngoài trong những ngày thời tiết xấu, và bạn cũng đớ tốn thời gian hơn vào buối sáng và tối khi không phải ẵm bé, đặt và ru bé ngủ.

Khi người chăm sóc tre không phải là họ hàng của bạn thì chi phí cho việc thuê người giúp việc đến chăm sóc cho đứa bé có thể sẽ rất đắt. Bạn cũng có thể thuê một người lạ đến nhà chăm sóc cho con bạn. Nhưng khi đó, bạn sẽ phải xem xét, tìm hiểu và tham khảo thật tỉ mỉ và kỹ càng người bạn định thuê.

Chăm sóc tại nhà của người chăm sóc trẻ. Bạn có thể gửi con bạn ở nhà của người chăm sóc nó. Ở một nơi giống như nhà minh, đứa trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, những ngôi nhà kiểu như thế này không phải ở bang nào cũng có, vì thế bạn phải tìm hiểu kỹ càng và cẩn thận trước khi chọn.

Chăm sóc tại các trung tâm chăm sóc trẻ. Trung tâm chăm sóc trẻ là một môi trường mà trong đó, rất nhiều đứa trẻ sẽ được chăm sóc trong một không gian rộng. Các trung tâm có các tiện nghi chăm sóc, các hoạt động và dịch vụ chăm sóc, mức độ quan tâm đến từng đứa trẻ, quy mô nhóm và các phương thức chăm sóc trẻ rất khác nhau.

Một số trung tâm chăm sóc trẻ không nhận chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có những nhu cầu rất đặc biệt, hãy đảm bảo nơi bạn chọn chăm sóc trẻ sơ sinh cho con mình phải đáp ứng được các nhu cầu cảu tẻ sơ sinh.

Chi phí chăm sóc trẻ. Chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh có thể rất cao. Đó là chưa kể đến những trung tâm chăm sóc đặc biệt, mà mới chỉ đề cập đến việc chăm sóc trẻ thường xuyên tại nhà bạn, nhà của người chăm sóc hoặc ở một trung tâm chăm sóc Ban ngày.

Hãy chuẩn bị trước, chi phí chăm sóc trẻ ở một số khu vực có thể khá cao.

Mang thai và bệnh ung thư.

Mang thai là khoảng thời gian Hạnh phúc nhất đối với hầu hết phụ nữ, họ tràn ngập niềm phấn chấn và háo hức. Tuy nhiên, đôi khi các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong thời gian này. Ung thư trong thời gian mang thai là một biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm khi xảy ra.

Những phân tích dưới đây sẽ không làm bạn lo sợ mà chỉ cung cấp thêm thông tin cho bạn. Đây không phải là một chủ đề bạn luận thú vị, nhất là trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mọi  phụ nữ nên nắm được những thông tin này. Các kết luận về phần này trong cuốn sách bao gồm 2 phần.

Tăng cường hiểu biết của bạn về căn bệnh nghiêm trọng này.

Cung cấp cho bạn các nguồn thông tin giúp bạn liệt kê ra một bản câu hỏi thắc mắc để bạn có thể trao đổi và hỏi bác sĩ giải đáp.

Ung thư trước thời gian mang thai. Nếu hiện tại bạn đang mang thai nhưng đã mắc Bệnh ung thư từ trước đó, hãy báo cho bác sĩ của bạn biết ngay khi bạn phát hiện mình có thai. Bác sĩ sẽ cần phải sớm đưa ra các phương pháp chăm sóc và điều trị đặc thù cho bạn trong suốt thời gian mang thai.

Ung thư trong thời gian mang thai. Ung thư xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào cũng rất nguy hiểm. Ung thư trong thời gian mang thai còn nguy hiểm hơn nhiều lần. Bác sĩ phải nghiên cứu xem xét các phương pháp điều trị ung thư nhưng cũng phải lưu ý đến thai nhi trong bụng.

Sử dụng phương pháp điều trị ung thư nào là phù hợp phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ung thư. Phụ nữ có thể thắc mắc các vấn đề dưới đây:

Liệu có phải Phá thai thì mới điều trị được ung thư?

Liệu các phương pháp chữa trị ung thư có làm hại thai nhi?

Liệu các Khối u ác tính có ảnh hưởng tớ thai nhi? Nó có truyền sang thai nhi hay không?

Liệu có phải ngừng điều trị ung thư cho đến sau khi sinh hoặc sau khi đã phá thai.

May mắn là hầu hết các Bệnh ung thư ở phụ nữ mang thai phát sinh sau những năm Sinh đẻ nên nguy cơ mắc bệnh ung thư trong Thời kỳ mang thai được hạn chế rất thấp. Ung thư trong thời gian mang thai là một trường hợp rất hiếm xảy ra nhưng nếu xảy ra, phải điều trị theo những phương pháp đặc thù.

Một số bệnh ung thư có thể xảy ra trong thời gian mang thai là ung thư vú, ung thư Máu (bệnh bạch cầu và bệnh bạch huyết), ung thư da, ung thư các phần phụ (bệnh ung thư xảy ra ở các cơ quan của phụ nữ như cổ tử cung, dạ con và buồng trứng) và ung thư xương.

Khi bị ung thư trong thai kỳ mang thai, sẽ có những biến đổi vô cùng lớn ảnh hưởng đến Cơ thể bạn. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giả thuyết về những ảnh hưởng của những thay đổi này đến việc phát hiện Ung thư vú trong thời kỳ mang thai như sau:

Một số nhà nghiên cứu cho rằng các dạng ung thư ảnh hưởng bởi hàm lượng hoóc môn trong thời kỳ mang thai tăng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai.

Lượng lưu thông Máu tăng kéo theo những thay đổi trong Hệ Bạch huyết có thể là nguyên nhân dẫn tới sự di căn của ung thư tới các bộ phận khác của cơ thể.

Những thay đổi về sinh lý và thể chất của cơ thế trong thời gian mang thai (như tăng kích thước bụng và những thay đổi ở bầu Vú và tuyến vú) có thể khiến việc chuẩn đoán Ung thư vú ở giai đoạn đầu trở nên khó khăn.

Bà giả thuyết trên có vẻ đúng trong một số thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, biểu hiện của các giả thuyết này cũng rất khác nhau, nó tùy thuộc vào loại bệnh ung thư và cơ quan bị ung thư.

Ung thư vú. Ung thư Vú hiếm khi xảy ra ở phụ nữ độ tuổi dưới 35,hơn nữa nó cũng không phải là một biến chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Trong thai kỳ mang thai, việc Chẩn đoán ung thư vú sẽ khó khăn hơn do những thay đổi diễn ra ở các Bầu vú như vú trở mềm, to hơn, và thậm chí nổi cục. Trong số những phụ nữ măc ung thư vú, đến thời điểm này đã chẩn đoán có khoảng 2% là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng cho thấy việc mang thai không làm tăng tỉ lệ phát triển bệnh hay tỉ lệ di căn của ung thư.

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị ung thư trong giai đoạn mang thai nhưng phải theo đặc thù. Có thể phải cần đến phẫu thuật, điều trị bằng phương pháp hóa học hoặc bức xạ,hoặc kết hợp tất cả các phương pháp điều trị này.

Một dạng Ung thư vú bạn cần biết là ung thư vú viêm. Mặc dù dạng ung thư này rất hiếm nhưng vẫn có những trường hợp xảy ra trong thai kỳ mang thai hoặc sau khi sinh và có thể bị nhầm lẫn với tình trạng viêm sưng bầu vú đơn thuần. Các triệu chứng của ung thư vú viêm gồm: sưng hoặc đau bầu vú, tấy đỏ, có dích tiết ra ở Đầu vú hoặc sưng phù các đốt bạch huyết trên xương đòn hoặc dưới cánh tay. Bạ cũng có thể thấy xuất hiện các cục u nhưng triệu chứng này không phổ biến lắm.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào tương tự, đừng sợ. Hầu hết tất cả các viêm nhiễm ở bầu vú đều có liên quan đến việc nuôi con bằng sữa.Tuy nhiên, nếu bạn thấy lo lắng, hãy liên hẹ với bác sĩ để được trợ giúp. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sinh học ở bạn để chẩn đoán bệnh.

Ung thư Cổ tử cung và ung thư vùng chậu. Các nghiên cứu cho thấy cứ 10 000 trường hợp mang thai thì có 1 người bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, trong số các trường hợp ung thư đó lại có tới 1% được phát hiện ung thư khi đang mang thai. Ung thư cổ tử cung có thể chữa trị được, nhất là khi nó được phát hiện và điều trị sớm.

Các Khối u ác tính ở âm hộ và các mô bao quanh lỗ Âm đạo cũng có thể chuyển thành ung thư trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, đây là một loại biến chứng rất hiếm, chỉ xảy ra ở một vài trường hợp.

Các dạng ung thư khác trong thời gian mang thai. Bênh Hodgkin (một dạng ung thư ở gan và lá lách do nhà bác học người Hodgkin phát hiện ra) thường gặp ở những người trẻ tuổi.  Đến nay, bệnh này cũng đã được khống chế một thời gian dài bằng phương pháp điều trị hóa học và bức xạ, Bệnh này xảy ra với tỉ lệ 1 trên 6000 phụ nữ mang thai. Bệnh Hodgkin cũng được xem như không gây hậu quả tiêu cực cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị Bệnh bạch cầu (ung thư máu) thường có nguy cơ đau đẻ sớm cao.Họ cũng thường bị ra Máu nhiêu khi sinh.  Bệnh bạch cầu thường được điều trị bằng phương pháp hóa học hoặc bức xạ.

Ung thư Da là dạng ung thư có thể xảy ra trong thời gian mang thai. Bệnh này phát sinh do các tế bào Da săn sinh các hắc tố. Một khối u hắc tố có thể di căn khắp cơ thể. Việc mang thai có thể khiến các triệu chứng hoặc tình trạng bệnh Ung thư da càng tồi tệ hơn. Ung thư Da cũng có thể truyền từ người mẹ sang nhau thai, rồi truyền đến thai nhi.

Các khối u xương rất hiếm khi xảy ra trong thai kỳ mang thai. Tuy nhiên, 2 loại khối u xương lành tính cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh nở. Những khối u này có thể xuất hiện ở xương chậu và từ đó, gây ảnh hưởng đến việc đau đẻ. Nếu bị u xương khi mang thai, phụ nữ có khả năng phải mổ đẻ.

Thai 30 tuần tuổi

02.05.2009

Đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30.

Sự phát triển của bé

Não bộ của bé đang "lớn" rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng. Nếu là một bé trai, tinh hoàn lúc này đã di chuyển từ gần thận về tới háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã "chồi" lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Quá trình này sẽ được hoàn tất một vài tuần trước khi sinh.

Bé lúc này nặng khoảng 1,1kg và cao khoảng 38cm (tính từ đầu đến chân). Đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30 này.

Sự thay đổi của mẹ

Dưỡng thai đang ở giai đoạn đỉnh cao. Người mẹ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi (khoảng 200mg cho sự phát triển khung xương của thai nhi) vì vậy cần ăn nhiều các thực phẩm giàu các dưỡng chất này.

Khung xương này sẽ ngày càng trở nên "cứng cáp" hơn; não bộ, các múi cơ và phổi tiếp tục hoàn thiện. Vì thế người mẹ cần chú ý đảm bảo các khoáng chất và vitamin để thai nhi phát triển tối ưu.

Do cảm giác thèm ăn tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của thai nhi, vì thế hãy cố gắng hạn chế, đừng ăn nhiều loại bánh kẹo và các loại thức ăn nhanh, cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn thai nghén.

Luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất sắt, giúp tạo hồng cầu máu cho hệ huyết mạch ở thai nhi. Uống viên sắt bổ sung có thể gây táo bón vì thế một trong những cách bổ sung sắt hiệu quả là ăn nhiều các thực phẩm như thịt nạc, rau lá xanh, ngũ cốc bổ sung sắt cùng với các thực phẩm giàu chất xơ.

Nếu bạn chưa từng tập luyện gì trong suốt các tháng trước đó thì đây là thời điểm tốt để bạn tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ, hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Tại sao bạn không thử tham dự lớp yoga đặc biệt dành cho bà bầu? Nó không chỉ giúp bạn luyện thở mà còn giúp làm mềm các cơ, hỗ trợ rất tốt cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó giúp bạn tránh bị căng cơ, chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Lời khuyên hữu ích

Thời điểm chăm con mọn đã gần kề, hãy tranh thủ nghỉ ngơi, tận hưởng những giây phút này nhé. Hãy đi xem phim, một bữa ăn lãng mạn bên người yêu thương...

Chia sẻ cộng đồng

Nếu bạn có kế hoạch đi làm sau khi sinh bé thì lúc này sẽ có rất nhiều thứ khiến bạn phải bận tâm. Hãy chia sẻ với những bà mẹ đã từng trải qua giai đoạn này để có định hướng cho mình.

Những việc cần lưu tâm

Herpes - Những nguy cơ có thể gặp nếu bị nhiễm bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ?

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Những lo lắng thường gặp

Gia đình tôi không muốn tôi mua sắm và trang trí phòng bé trước khi bé chào đời - Họ cho rằng làm như vậy là một điềm gở. Tôi thì không muốn làm mọi việc vào phút chót. Vậy tôi phải làm gì?

Quan niệm của gia đình bạn xuất phát từ một niềm tin cổ xưa rằng việc mua sắm chuẩn bị trước là điểm báo người mẹ mong mỏi nhìn thấy đứa con ngay. Tuy nhiên, ngày nay mọi sự đã khác, quan niệm đó được xếp vào diện "mê tính dị đoan".

Nhưng trong trường hợp gia đình bạn nhất quyết phản đối thì hãy lên danh sách và "ngắm" cửa hàng sẽ mua đồ cho bé. Sau đó hãy chọn một người sẽ chịu trách nhiệm mua sắm mọi thứ bạn đã giao phó.

Thai 31 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước con bạn lớn cỡ nào?

Bào thai vẫn tiếp tục phát triển. Thời gian này, bào thai đã năng khoảng 1,6kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 28cm. Tổng chiều dài từ đầu đến Chân khoảng 40cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

So với khớp dính, đỉnh Tử cung cách khớp dính trên 31 cm một chút, nó trên Rốn khoảng 11 cm.

Sau 12 tuần thai nghén, tử cung đã to ra chiếm chỗ khoang chậu. Như bạ có thể thấy ở hình minh họa trang 561, đó là tuần mà tử cung đã chiếm một khoảng rộng trong ổ bụng.

Tổng Trọng lượng tăng thêm của bạn cho tới lúc này vào khoảng 9,45 đến 12,5 kg.

Mách nhỏ.

Đây là lúc nên bắt đầu bàn với chồng về các tiện nghi và đồ dùng cho bé như: chiếc giường cũi, chỗ ngồi tỏng ô tô và tã lót. Bạn sẽ cần phải mua những thứ này trước khi sinh. Hầu hết các bệnh viện hoặc các trung tâm phụ sản sẽ không để bạn đưa con về mà không có một chỗ ngồi an toàn trong ô tô.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Kìm hãm phát triển bên trong tử cung.

Kìm hãm phát triển bên trong tử cung là thuật ngữ dùng để chỉ một đứa trẻ sơ sinh mới chào đời có kích thước và trọng lượng quá nhỏ so với tuổi Thai nghén của nó. Theo định nghĩa này, trọng lượng của đứa trẻ dưới mức nhóm 10 (ở nhóm thấp nhất 10%) so vơi tuổi Thai nghén của nó. Điều này có nghĩa là có 9 trong số 10 đứa trẻ bình thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn.

Khi tuổi thai nghén chính xác (nghĩa là đúng ngày thai và thời gian Mang thai đủ lâu) mà trọng lượng của trẻ sơ sinh thấp hơn mức nhóm 10, bạn cần phải cảnh giác với hiện tượng này. Những đứa trẻ sơ sinh bị kìm hãm phát triển bên trong tử cung có tỉ lệ tử vong hoặc thương tổn lớn hơn so với những đứa trẻ khác có trọng lượng bình thường.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng hãm phát triển bên trong tử cung. Chẩn đoán tình trạng này có thể sẽ rất khó. Một lý do khiến bác sĩ của bạn thường đo và tính toán vùng bụng và tử cung bạn trong mỗi lần Khám thai là để xem tử cung và Thai nhi phát triển như thế nào. Sau một khoảng thời gian, bằng cách đo đạc và tính toán tử cung, người ta thường phát hiện thấy bất ổn nào đó nhưng lại không thấy thay đổi gì. Nếu sau 27 tuần thai nghén, tử cung dod được kích thước 27 cm và sau 31 tuần thai nghén, đo được 28 cm, bác sĩ sẽ phải lo ngại về nguy cơ kìm hãm phát triển bên trong tử cung và cần phải tiến Hành kiểm tra.

Việc chẩn đoán phát hiện tình trạng này là một lý do quan trọng để bạn đến khám thai. Có thể bạn không thích cân kiểm tra trọng lượng mỗi lần đến khám nhưng đó là cách tốt để bác sĩ có thể biết việc Mang thai đang tiến triển thế nào và thai nhi đang lớn dần.

Có thể chẩn đoán và xác định tình trạng kìm hãm phát triển bên trong tử cung bằng phương pháp siêu âm. Khám Siêu âm cũng đảm bảo  kiểm tra thai nhi trong bụng đang phát triển khỏe mạnh hay không và để chắc chắn thai không bị dị dạng, và nếu có phải được kiểm tra và chăm sóc thật cẩn thận.

Khi được chẩn đoán bị kìm hãm phát triển trong tử cung, bạn cần tránh tất cả những gì có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Dừng hút thuốc. Cải thiện và tăng cường dinh dưỡng. Ngừng sử dụng ma túy và các chất có cồn (rượu).

Một cách điều trị khác nữa là nằm nghỉ. Nằm nghiêng sang một bên là cách tốt để thai nhi có thể nhận được sự lưu thông Máu tốt nhất, lưu thông Máu tốt hơn là cơ hội tốt nhất để thai nhi tự cải thiện khả năng sinh trưởng của nó. Nếu Người mẹ bị mắc bệnh dẫn đến tình trạng kìm hãm phát triển trong tử cung của thai nhi thì phương pháp điều trị phải áp trước tiên là cải thiện sức khỏe cho người mẹ.

thai nhi bị kìm hãm phát triển trong tử cung ó nguy cơ tử vong trước khi chào đời. Để tránh tình trạng tử vong này, đứa trẻ nên được sinh sớm trước khi đủ tháng (đẻ non). Thai nhi bị kìm hãm phát triển trong tử cung thường không chịu đựng tốt khi người mẹ đau đẻ, do đó, những trường hợp này thường được sinh ra bằng cách mổ Đẻ để tránh gây đau đớn cho đứa trẻ. Trong một số trường hợp, đứa trẻ chào đời sẽ an toàn hơn khi ở trong tử cung người mẹ.

Nguên nhân gây tình trạng kìm hãm phát triển trong tử cung. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là một số điều kiện làm tăng nguy cơ bị kìm hãm phát triển trong tử cung hay còn gọi là hiện tượng thai nhỏ.

Hút Thuốc lá và một số loại Thuốc khác có thể kìm hãm sự phát triển của thai nhi. Càng hút nhiều thuốc thì thai nhi càng kém phát triển và tất nhiên, kích thước và trọng lượng của nó càng nhỏ.

Một phụ nữ có kích thước Cơ thể trung bình hoặc dưới mức trung bình, nhứng người không tăng đủ trọng lượng trong thời gian Mang thai sẽ khiến thai nhi bị kìm hãm phát triển trong tử cung. Đây là một nguyên nhân có thể được khắc phục và hạn chế bằng việc ăn đủ Dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Đừng cố ép mình chỉ được Tăng cân tới mức nhất định trong thời gian mang thai. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, khi lượng ka - lo bị hấp thụ hạn chế tới mức dưới 1500 ka lo một ngày trong một thời gian dài thì rất có thể sẽ gây tình trạng kìm hãm phát triển trong tử cung ở thai nhi.

Chứng tiền kinh giật Cao huyết áp cũng có tác động đến sự phát triển của thai nhi. Loại bệnh do virút nhóm Herpes gây nên, bệnh sỏi Đức và các bệnh do viêm nhiễm khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kìm hãm phát triển trong tử cung ở thai nhi.

Bệnh thiếu Máu ở người mẹ cũng có thể là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển trong tử cung của thai nhi (bệnh Thiếu máu đã được đề cấp ở tuần thai thứ 22). Những dị tật ở người mẹ cũng có thể hạn chế sự phát triển trong tử cung của thai nhi vì nó làm cho thai nhi nhận được ít Chất dinh dưỡng từ người mẹ hơn. Phụ nữ Sinh con bị hãm phát triển từ trong bụng mẹ có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ tương tự ở những lần sinh nở sau đó.

Phụ nữ sống ở những khu vực cao hơn so với mực Nước biển có nguy cơ sinh có có trọng lượng và kích thước nhỏ hơn so với những phụ nữ sống ở những vùng thấp hơn mực nước biển. Uống rượu, sử dụng ma túy, bị bệnh thần và mang thai sinh đôi, sinh ba cũng là một trong những nguyên nhân khiến đứa trẻ sinh ra có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn bình thường.

Một nguyên nhân nữa (không liên quan đến tình trạng kìm hãm phát triển trong tử cung ) khiến đứa trẻ sinh ra nhỏ hơn bình thường là những người phụ nữ nhỏ bé thường sinh những đứa con có kích thước và trọng lượng nhỏ. Ngoài ra, thời gian mang thai kéo dài cũng có thể khiến thai nhi thiếu sinh dưỡng và tất yếu cơ thế và trọng lượng sẽ nhỏ. Những thai nhi bị dị dạng,nhất là dị dạng Chrô - mô - sôm thì khi sinh ra chúng cũng có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn bình thường.

Những thay đổi trong bạn.

Sưng phù ở chân và Bàn chân trong thời gian mang thai.

Thời điểm này, và đặc biệt là càng gần cuối thai kỳ bạn có thể nhận thấy nếu bạn cởi bỏ giầy và để không nó một lúc bạn sẽ khó có thể xỏ lại đôi giày đó. Nguyên nhân là do chân bạn đã bị sưng phù.

Bạn cũng có thể nhận thây nếu bạn đi tất ni bó chặt ở đầu gối (hoặc sử dụng lót giây chặt), nó có thể sẽ để lại những vết khía trên chân bạn, trông sẽ giống như thể bạn vẫn đang mặc quần áo. Tránh mặc quần áo chật hoặc bó nếu bạn bị sưng phù.

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sản xuất thêm 50% lượng máu và nước (hoặc dịch) bình thường để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Một số lượng nước phụ ngấm vào các mô của cơ thể bạn. Khi tử cung to ra, gây áp lực xuống xương chậu, sự lưu thông máu xuống các phần dưới của cơ thể phần nào bị hạn chế, từ đó nước xuống chân và bàn chân, gây ra sưng phù.

Cách bạn ngồi cũng ảnh hưởng đến sự Tuần hoàn các loại nước (dịch) trong máu. Ngồi bắt chéo đầu gối hoặc mắt Cá chân cũng làm ngăn chặn tuần hoàn máu xuống chân. Để đảm bảo tuần hoàn máu tốt, không nên ngồi bắt chéo chân.

Hội chứng ống cổ tay trong thời kỳ mang thai.

Đặc thù của Hội chứng ống cổ tay là đâu ở bàn tay và cổ tay, có thể đau lan đến cả cẳng tay và bả tay và bả vai. Nguyên nhân gây đau là do các dây thần kinh giữa cổ tay bị ép.Các triệu chứng của hội chứng này là tê tay, Ngứa râm ran hoặc nóng bừng ở mặt trong của một bàn tay hoặc cả 2 bàn tay. Đồng thời, các ngón tay cũng bị tê liệt không hoạt động được. Hơn nữa nửa thời gian, cả 2 tay đều bị tê liệt.

Hội chứng này có thể xảy ra trong thời gian mang thai do sự tích nước của cơ thể và do sưng phù ở cổ tay và khu vực cánh tay. Có đến 25% phụ nữ mắc hộ chứng này trong thai kỳ mang thai nhưng ở mức nhẹ và không cần phải sử dụng phương pháp chữa trị nào. Trường hợp hội chứng ống cổ tay đầy đủ cần phải dùng đến các phương pháp điều trị cũng ít phổ biến hơn, tỉ lện mắc ở phụ nữ mang thai chỉ là 1 đến 2%.

Điều trị hội chứng này phỉa dựa vào các triệu chứng của nó. Hội chứng ống cổ tay có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nhưng cũng hiếm khi áp dụng phẫu thuật trong thời gian mang thai. Phụ nữ mang thai thường phải sử dụng nẹp cổ tay trong khi ngủ và nghỉ ngơi. Nẹp giữ cho cổ tay thăng. Thông thường trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay đều biến mất sau khi sinh.

Mắc hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ mang thai cũng không đồng nghĩa với việc cũng tái mắc hội chứng này sau khi sinh. Trong một số trường hợp rất hiếm,  các tử cung này có thể tái diễn sau một thời gian Sau khi sinh con. Trong trường hợp đó, cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thé nào đến sự phát triển của bào thai.

Các tư thế ngủ.

Chúng ta đã bàn về tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi đầy đủ và nằm nghiêng một bên khi ngủ trong tuần 15 của thai kỳ. Đây là thời điểm nó phát huy tác dụng. Bạn có thể thấy cơ thể mình bị tích nước nếu không nằm nghiêng khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Nằm nghiêng giúp bạn cảm thây khá hơn  nhanh chóng.

Đi khám bác sĩ.

Một điều quan trọng là bạn phải đến bác sĩ để khám thai một cách đều đặn. Có thể là không có gì nhiêu xảy ra trong những lân khám thai này, nhất là khi mọi thứ bình thường và tiến triển tốt đẹp. Nhưng những thông tin mà bác sĩ thu thập được sau mỗi lân khám thai sẽ cho biết tình trạng cơ thể bạn và thai nhi.

Bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu cho thấy bạn có thể có những bất thường như thay đổi huyết áp, thay đổi về trọng lượng hoặc sự phát triển không hoàn thiện của thai nhi. Nếu những trục trặc bất thường này không được phát hiện sớm, chúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bạn và thai nhi.

Các biện pháp sinh đẻ.

Đã đến lúc bạn phải bắt đầu nghĩ đến việc bạn sẽ Sinh con theo cách nào. Có thể bạn nghĩ còn quá sớm,nhưng không phải, bạn nên bắt đầu tính đến chuyện này từ bây giờ. Vì sao lại phải  như vậy? Bời vì rất nhiều biện pháp Sinh đẻ hiện nay cần có nhiều thời gian để bạn và chồng bạn cũng như người đỡ Đẻ chuẩn bị.

Nếu bạn quyết định chọn một biện pháp cụ thể nào đó, Ban có thể sẽ phải đăng ký lớp học về phương pháp này khá sớm. Ngoài ra, bạn và người Đỡ đẻ cho bạn cũng phải có thời gian để thực hành những cái đã học. Nhờ đó, bạn có thể áp dụng trong quá trình đau đẻ và sinh nở.

Thế nào là biện pháp Sinh đẻ tự nhiên? Trước khi sinh, một số phụ nữ quyết định họ sẽ đau đẻ và sinh nở theo phương pháp tự nhiên. Điều này có nghĩa gì? Định nghĩa về biện pháp Sinh đẻ tự nhiên ở mỗi cặp vợ chồng rất khác nhau.

Nhiều người định nghĩa sinh đẻ tự nhiên có nghĩa là không sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong quá trình đau đẻ và sinh nở. Những người khác lại cho răng, sinh đẻ từ nhiên là chỉ sử dụng một số loại thuốc Giảm đau nhẹ hoặc thuốc giảm đau cục bộ như thuốc gây tê ở khu vực Âm đạo để hỗ trợ quá trình đau đẻ và sinh nở, hoặc để hỗ trợ tầng sinh môn và làm lành tầng sinh môn. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sinh đẻ tự nhiên là tối thiểu hóa các bước nhân tạo trong quà trình đau đẻ và sinh nở. Những phụ nữ muốn áp dụng biện pháp sinh đẻ tự nhiên trong quá trình sinh nở cần phải được hướng dẫn trước để chuẩn bị.

Ba triết lý lớn về sinh đẻ. Có 3 triết lý lớn về sinh đẻ tự nhiên, đó là Lamaze, Bradley và Grantly Dick - Read.

Lamaza là cá kỹ thuật cổ nhất về Chuẩn bị sinh đẻ tự nhiên. Qua sách vở và thực hành, triết lý này tạo điều kiện cho các bà mẹ có thể thay thế các nỗ lực đau đẻ kém hiệu quả bằng các cách đau đẻ hiệu quả và nhấn mạnh việc thư giãn và Thở trong lúc đau đẻ và sinh nở là những cách lý tưởng cho việc sinh đẻ được dễ dàng.

Các lớp học Bradley dạy các phương pháp thư giãn thả lỏng Bradley và tập trung tâm trí, trong đó, áp dụng rất nhiều cách thư giãn thả lỏng. Triết lý này đặc biệt nhấn mạnh đến việc thư giãn và thở bụng sâu trong quá trình đau đẻ, giúp cho việc đau đẻ dễ dàng hơn. Các lớp học về triết lý này được tiến hành ngay khi bắt đâu mang thai và tiếp tục cho đến sau khi sinh con.

Grantly Dick - Read là phương pháp nhằm nỗ lực phá vỡ chu kỳ từ Sợ hãi đến Căng thẳng rồi đau đớn trong quá trình đau đẻ và sinh nở. Các lớp học về triết lý này là những lớp học đầu tiên về kinh nghiệm sinh nở giành cho cả những ông bố.

Bạn có nên sinh đẻ theo phương pháp tự nhiên? Các biện pháp sinh đẻ tự nhiên không phải thích hợp cho mọi phụ nữ. Nếu bạn được đưa đến bệnh viện trong tình trạng tử cung mới mở 1cm, thì việc đẻ theo phương pháp tự nhiên bằng cách rặn đẻ mạnh và đau có thể sẽ rất khó khăn cho bạn. Khi ấy, tốt hơn là bạn nên được gây tê ngoài màng cứng.

Mặt khác, nếu bạn được đưa đến bệnh viện khi tử cung đã mở 4 đến 5 phân, việc đau đẻ không quá đau đớn, thì đẻ theo phương pháp tự nhiên sẽ là một lựa chọn hợp lý. Không thế nói trước được điêu gì nhưng chúng ta cần phải cảnh giác và chuẩn bị cho mọi điêu có thể xảy ra.

Cần phải giữ Tinh thần lạc quan với những diễn biến không thể đoán trước của quá trình đau đẻ và sinh nở. Đừng cảm thấy tội lỗi hoặc thất vọng nếu vạn không thể làm được tất cả những gì bạn đặt ra trong kế hoạch chuẩn bị trước khi đau đẻ. Bạn có thể cần phải gây tê màng cứng, hoặc buộc phải Cắt tầng sinh môn khi sinh. Đừng để bất kỳ ai gây cho bạn cảm giác tội lỗi hoặc khiến bạn cảm thấy bạn kém hoàn thiện nếu phải mổ đẻ, gay tê ngoài màng cứng hoặc cắt tần sinh khi sinh nở.

Hãy cảnh giác với những bài giảng trong lớp học tiến Sinh sản kiêu như đẻ không đau, chẳng ai thực sự phải mổ đẻ, không cần đến phương pháp bơm hút và việc phải cắt tần sinh môn thật ngới ngẩn. Những bài giảng như vậy tạo cho bạn một viễn tưởng không có thực. Cho đến khi bạ buộc phải sử dụng đến một trong các phương pháp trên để sinh đẻ, bạn sẽ cảm giác như thể mình đã sinh đẻ thất bại.

Mục tiêu cả việc sinh đẻ là mẹ tròn con vuông, mẹ khở và con khỏe. Nếu bạn phải mổ đẻ, điều nay không co nghĩa là bạn và thai nhi sẽ gặp nguy hiểm. Vì một điều rất may mắn là Mổ đẻ rất an toàn. Nếu như trước đây, những đừa trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu mẹ chúng buộc phải Mổ đẻ nhưng lại không được mổ thì ngày nay, với phương pháp Mổ đẻ này, những đứa trẻ vẫn được chào đời an toàn. Đó là một điều hoàn thiện nhất.

Dinh dưỡng của bạn.

Trong thời kỳ mang thai, bạn nên đề phòng trong cách ăn uống hàng ngày, hãy cảnh giác với ngộ độc khuẩn samonela (một loại khuẩn khiến thức ăn trở nên độc). Vì khuẩn samonela có thể gây ra một loạt các triệu chứng từ Đau dạ dày nhẹ đến ngộ độc nghiêm trọng, đôi khi chết người. Bất kỳ triệu chứng ngộ độc nào do vi khuẩn này gây ra đều nguy hiểm đối với bạn.

Có hơn 1400 loại vi khuẩn samonela tồn tại trong rất nhiều nguồn. Chúng có thể có trong chứng tươi và Thịt gia cầm sống. Nhưng chúng cũng bị tiêu hủy khi thức ăn được nấu chín. Vì vậy, tốt hơn là bạn hãy đề phòng. Hãy nhớ những cách đảm bảo an toàn cho bạn dưới đây:

Khi chuẩn bị xong thức ăn từ gia cầm sống hoặc những sản phẩm có Trứng sống, hãy vệ sinh sạch sẽ chỗ làm, các vật đựng, đĩa và chảo bằng nước nóng và xà phòng hoặc các chất diệt trùng.

Nấu kỹ thịt gia cầm.

Không nên ăn một sản phẩm có trứng sống như sa lát, nước sốt hollandaise (một loại nước sốt gồm bơ, trứng và dầu), Rượu nóng đánh trứng tự làm, kem trứng tự làm và một số loại thức ăn tương tự khác. Không nên ăn các loại bánh ngọt bột nhão, bánh quy bột nhão hoặc bất kỳ thứ gì có trứng sống trước khi nấu.

Khi ăn trứng, hãy đảm bảo nấu chín. Luộc trứng ít nhất trong vòng 7 phút. Rim trứng trong khoảng 5 phút và rán mỗi mặt 3 phút. Không nên ăn trứng chỉ nấu chín một phần.

Những điều bạn nên biết thêm

Cao huyết áp do mang thai.

Cao huyết áp do mang thai chỉ xảy ra trong thai kỳ mang thai. Khi bị Cao huyết áp do mang thai, áp suất tâm thu (con số huyết áp thứ nhất) tăng tới mưc cao hơn 140ml thủy ngân hoặc tăng hơn 30ml thủy ngân so với huyết ap Ban đầu. Chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số huyết áp thứ 2) tăng đến hơn 90ml thủy ngân, hay tăng 15ml thủy ngân so với huyết áp ban đầu, điều này cũng cho thấy sự bất thường. Lấy ví dụ, một phụ nữ sau khi bắt đầu mang thai có huyết áp đo được là 100/60. Sau đó, huyết áp tăng lên đến 130/90. Điều này cho thấy người phụ nữ có khả năng bị cao huyết áp hay chứng tiền kinh giật.

Bằng việc đi khám bác sĩ định kỳ, bác sĩ sẽ giupsp bạn xác định huyết áp của bạn có tăng tới một mức nguy hiểm hay không. Đây cũng là một trong những lý do cho thấy tầm quan trọng của việc đi khám định kỳ trong thời gian mang thai.

Chứng tiền kinh giật là gì?

Chứng tiền kinh giật là một loại bệnh gồm rất nhiều triệu chứng khác xảy ra trong suốt Quá trình mang thai hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh. Chứng tiền kinh giật bao gồm đồng thời các triệu chứng sau:

Sưng phù.

Pr ôt ê in niệu.

Huyết áp cao.

Tăng phản xạ.

Một số triệu chứng không rõ ràng nhưng rất quan trọng khác của chứng tiền kinh giật là đau dưới xương sườn bên phải, đau đầu, thấy có bóng mờ ở mắt khi nhìn và những thay đổi về thị giác khác. Đây đều là những dấu hiệu đáng báo động. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức, nhất là khi bạn lại bị Huyết áp cao khi mang thai.

Mách nhỏ cho tuần 31.

Đeo nhẫn, vòng bạc đồng hồ có thể gây nên các vấn đề tuần hoàn máu. Đôi khi, một cái nhẫn có thể trở nên quá chật so với ngón tay của phụ nữ mang thai và buộc phải nhờ đến người bán trang sức cắt bỏ nó đi. Bạn có thể sẽ không muốn đeo nhẫn chút nào nếu nó làm tay bạn sưng phù. Một số phụ nữ mua những chiếc nhẫn không hề đắt tiền nhưng rất rộng để đeo trong thời gian mang thai. Hoặc bạn có thể xâu những chiếc nhẫn thành một chuỗi và đeo chúng quanh cổ hoặc tay.

Chứng tiền kinh giật có thể phát triển thành chứng kinh giật (còn gọi là sản kinh). Biểu hiện của chứng kinh giật là lên cơn co giật hoặc động kinh ở những phụ nữ mang thai đã mắc chứng tiền kinh giật hoặc động kinh ở những phụ nữ mang thai đã mắc chứng tiền kinh giật. Các cơn động kinh có thể không phải do bị tiền sử động kinh hoặc rối loạn thần kinh gây nên.

Hầu hết phụ nữ mang thai nhẹ hay nặng đều bị sưng phù, nhưng bị phù ở chân không có nghĩa là bạn mắc chứng tiền kinh giật. Bạn cũng có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai mà không phải là một triệu chứng của bệnh tiền kinh giật.

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng tiền kinh giật? Không ai biết chứng tiền kinh giật và kinh giật do nhân tố nào gây nên. Nó xuất hiện phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai lần đầu. Những phụ nữ tuổi trên 35 đã Sinh con đầu lòng có nguy cơ bị huyết áp cao và chứng tiền kinh giật cao hơn. (Xem tuần 16 để biết thêm thông tin về mang thai sau tuần 35)

Một số nhà nghiên cứu cho rằng những phụ nữ làm việc có nguy cơ mắc chứng tiền kinh giật cao hơn những phụ nữ không làm việc. Họ cho rằng sự tăng nguy cơ này là do áp lực công việc, nếu công việc hiện tại của bạn nhiều áp lực, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Điều trị chứng tiền kinh giật. Mục đích của việc điều trị chứng tiền kinh giật là để tránh chứng kinh giật (động kinh). Điều này có nghĩa là bạn phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian mang thai và kiểm tra huyết áp cũng như trọng lượng trong mỗi lần khám bác sĩ.

Tăng cân cũng có thể là một dấu hiệu của tiền kinh giật. Chứng tiền kinh giật gây Tăng cân vì nó làm cơ thể tích trữ nước. Nếu bạn thấy có triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ.

Cách điều trị chứng tiền kinh giật trước tiên là nghỉ ngơi tại nhà. Bạn có thể không làm gì hoặc không phải giành thời gian đi bộ. Nằm nghỉ giúp thận thực hiện chức năng một cách hiệu quả nhất và máu tuần hoàn tối đa xuống tử cung. Bạn có thể cần đến những chỉ dẫn về các cách giảm bớt nhàm chán khi nằm nghỉ ở tuần 29 nếu bác sĩ khuyên bạn phải nằm nghỉ.

Hãy nằm nghiêng sang một bên, không nên nằm ngửa. Uống nhiều nước, tránh ăn muối, các thức Ăn mặn hoặc có chứa natri khiến cơ thể tích nước. Các chất lợi tiểu trước đây đã từng được sử dụng thì không được liệt kê vào Danh sách thuốc điều trị chứng tiền kinh giật và được khuyên là không nên dùng loại thuốc này.

Nếu bạn không chịu được việc nằm nghỉ hoặc nếu các triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể khuyên bạn đến viện sinh con trước khi đủ tháng (đẻ non). Việc Đẻ non đảm bảo thể trạng cho đứa trẻ, tránh bị ảnh hưởng bởi chứng tiền kinh giật ở người mẹ.

Trong quá trình đau đẻ, tiên kinh giật có thể điều trị bằng ma - giê sun - phát thường đưa vào cơ thể qua các ống bơm hút để ngăn chặn các cơn động kinh xuất hiện trong khi đẻ và sau đó. Cao huyết áp có thể điều trị bằng các phương pháp chống cao huyết ap.

Nếu bạn nghĩ mình đang bị động kinh, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Việc chuẩn đoán là rất khó. Nhưng nếu có thể, hãy để những người đã từng quan sát tình trạng động kinh (có thể) nên mô tả với bác sĩ. Chứng kinh giật được điều trị theo cách tương tự như điều trị rối loạn thần kinh (xem tuần 26).

Thai 31 tuần tuổi

06.05.2009

Trong khi cân nặng đang tăng nhanh thì chiều cao của bé phát triển chậm hơn.

Sự phát triển của bé

Từ giờ cho tới khi chào đời, bé sẽ lên cân rất nhanh trong khi phát triển chiều cao lại chậm hơn.

Lúc này bé cao khoảng 40cm tính từ đỉnh đầu đến chân. 2 lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện. Bé có thể nhắm, mở mắt và có thể nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn bởi nguồn sáng.

Nếu chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ, đầu bé sẽ chuyển động về phía có ánh sáng hoặc di chuyển để sờ vào vùng ánh sáng. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ sẽ giúp thị lực của bé phát triển nhưng dù có thế nào, thị lực của trẻ sơ sinh cũng chỉ có thể nhìn xa 20 - 30cm. Thị lực của bé chỉ phát triển hoàn toàn sau tuổi 7 - 9.

Khoảng 1 lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần khi bé ngày 1 lớn hơn và tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ lên cân nhanh hơn 1 chút trong tháng này, khoảgn 1,4 - 1,8kg; tính trung bình lên 450g/tuần trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng đạt đỉnh cao trong 3 tháng cuối. 

Nếu thấy khó thở thì đừng lo lắng. Đó không phải là do thiếu dưỡng khí mà chỉ là do tử cung đang chèn vào cơ hoành. Vào thời điểm khoảng 34 tuần thai (hay trước khi chuyển dạ), đầu của bé sẽ hướng xuống dưới để sẵn sàng "chui ra". Khi đó, việc ăn uống và hít thở sẽ dễ dàng hơn.

Thời điểm này vẫn chưa phải là quá muộn nếu muốn tránh xa khói thuốc lá vì bé sẽ được tăng cường ôxy ngay khi bạn bỏ thuốc. Đồng thời hãy cố gắng khuyến khích những người bạn thường tiếp xúc bỏ thuốc, điều này cũng hữu ích như chính khi thai phụ không hút thuốc lá vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những rẻ có nguy cơ đột tử cao là con của các bà mẹ hút thuốc hay thai phụ sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá.

Để ngủ ngon trong 3 tháng cuối thai kỳ thật không đơn giản. Khi áp lực tử cung tăng lên, mọi vận động đều khó khăn hơn, chưa kể áp lực lên bàng quang khiến bạn có nhu cầu tiểu tiện liên tục. Những giấc mơ cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của thai phụ, giúp bạn ngủ ngon hơn hay đột ngột tỉnh giấc. Đừng quên kể cho người bạn đời nghe về những giấc mơ của mình.

Lời khuyên hữu ích

Xoa bóp chân với dầu ôliu và để chân lên cao 20 phút sẽ giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.

Những việc cần lưu tâm

Tại sao lại dễ bị giãn tĩnh mạch chân khi bầu bí?

Quan tâm tới các cơn gò Braxton Hicks sẽ giúp bạn phân biệt được chúng với các dấu hiệu chuyển dạ thực sự.

Xử trí với chứng chuột rút.

Những lo lắng thường gặp

Tôi thực sự rất mong chờ ngày bé chào đời nhưng cũng lo lắng về trách nhiệm làm mẹ. Tôi có thể làm gì để trở thành một người mẹ tuyệt vời?

Xin chia sẻ với bạn tâm trạng này và không ai khác, chính bạn bè và người thân sẽ là những người giúp đỡ bạn rất nhiều trong những tuần đầu tiên làm mẹ.

Một trong những việc mọi người có thể làm khi bạn vừa sinh là hạn chế tối thiểu khách tới thăm, nghe điện thoại giúp bạn... để sản phụ được nghỉ ngơi hoàn toàn sau sinh.

Nếu sinh mổ, sản phụ sẽ cần nhiều sự chăm sóc hơn cho đến khi vết mổ lên da non.

Trên tất cả hãy để bé hiểu rằng bạn luôn bên bé. Ôm ắp, tắm rửa, cho bé bú... sẽ giúp thắt chặt tình mẫu tử. Hãy hướng dẫn người bạn đời để họ gần gũi với bé hơn, mở đầu cho một gia đình hạnh phúc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể có những lo lắng như không biết khi nào thì nên thay tã? Khi nào có thể tắm cho bé?

Thai 32 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước con bạn lớn cớ nào?

Vào tuần này, bào thai đã nặng gần 1,8kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 29 cm. Tổng chiều dài tính từ đầu đến Chân khoảng 42 cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

So với khớp dính, đỉnh Tử cung cách khớp dính 32 cm. Tử cung nhô lên trên Rốn khoảng 12 cm.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thai sinh đôi? Sinh ba? Hay nhiều hơn?

Khi đề cập đến việc Mang thai nhiều hơn 1, trong hầy hết các trường hợp, chúng ta quy về hiện tượng sinh đôi. Khả năng Sinh đôi là nhiều hơn so với sinh ba, sinh tư, sinh năm hoặc thậm chí là nhiều hơn.

Bạn và chồng bạn có thể cảm thấy sốc bếu biết mình đang mang hơn 1 bào thai trong bụng. Đó là phản ứng rất bình thường. Cuối cùng thì cảm giác mong chờ hơn 1 đứa trẻ chào đời sẽ giúp loại bỏ cảm giác e sợ và trách nhiệm. Nếu bạn đang mang 2 hoặc hơn 2 đứa bé trong bụng, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên hơn. Bạn cũng cần phải lập kế hoạch sinh vởi và chăm sóc chúng thật cẩn thận sau khi sinh. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây về rất nhều vấn đề khác nhau xung quanh việc Mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiêu hơn.

Sinh đôi cùng Trứng và Sinh đôi khác trứng. Hơn 65% các bào thai Sinh đôi cho tới này đều do sự Thụ tinh và phát triển của 2 trứng riêng biệt. Hiện tượng này được gọi là sinh đôi hai hợp tử hay sinh đôi anh em (sinh đôi khác trứng). Tuy nhiên, những đứa trẻ giống hệt nhau. Thông thường thì sinh đôi cùng trứng phổ biến hơn sinh đôi khác trứng.

Khi có hiện tượng Mang thai nhiều hơn 1 bào thai, thì chắc chắn xảy ra một trong 2 trường hợp: từ một trứng tự phân chia hoặc từ các trứng khác nhau. Ví dụ, Thai nhi 4 có thể bắt nguồn từ 1, 2, 3 hoặc 4 trứng đã được thụ tinh.

Sự phân chia cử các trứng đã được Thụ tinh có thể diễn ra từ một vài ngày đầu cho tới ngày thứ 8 sau khi thụ tinh. Trong cuốn sách này, chúng thôi bàn về hiện tượng này ở tuần thai thứ 3. Nếu sự phân chia của trứng diễn ra sau khi thụ tinh 8 ngày có thể tạo ra thai nhi đôi dính nhau. (thai sinh đôi dính nhau hay còn gọi là sinh đôi Thái Lan). Trong trường hợp này, những đứa Trẻ sinh đôi sẽ có chung một cơ quan quan trọng nào đó như tim, Phổi hoặc gan. Nhưng may mắn là trường hợp này rất hiêm xảy ra.

Tần số xảy ra thai nhi. Tần số mang thai sinh đôi dựa trên loại sinh đôi. Sinh đôi cùng trứng xảy ra với tỉ lệ 1 trên 250 ca trên toàn thế giới. Việc hình thành loại thai sinh đôi này không chịu ảnh hưởng củ tuổi tác, chủng tộc, Di truyền và số lần mang thai hay con số các biện pháp đã được áp dụng điều trị Vô sinh (thuốc điều trị vô sinh). Tuy nhiên, sinh đôi khác trứng lại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủng tộc, di truyền, tuổi người mẹ, số lần mang thai trước và việc sử dụng Thuốc điều trị vô sinh.

Tần số mang thai nhiều hơn 1 bào thai ở những chủng tộc khác nhau cũng khác nhau. Tỉ lệ sinh đôi ở phụ nữ Da trắng là 1/100 trong khi ở phụ nữ Da đen, tỉ lệ này là 1/79. Một số khu vực nhất định ở châu Phi có tỉ lệ sinh đôi cao đáng ngạc nhiên. Trong đó, có những nơi tỉ lệ sinh đôi là 1/20 ca. Phụ nữ La Tinh cũng có tỉ lệ sinh đôi cao hơn phụ nữ Da trắng. Tỉ lệ sinh đôi ở châu Á ít phổ biến hơn, chỉ là 1/150 ca.

Di truyền cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh đôi.  Trong một nghiên cứu về sinh đôi khác trứng, tỉ lệ sinh đôi của những bà mẹ bản thân đã là con sinh đôi là 1/58 trường hợp.

Hiện tượng sinh đôi có lẽ xảy ra phổ biến hơn so với những gì chúng ta biết. Các cuộc khám Siêu âm sớm thường cho thấy có 2 bọc ối hoặc 2 bào thai. Thời gian sau đó, cũng tiến Hành Siêu âm trên chính phụ nữ đó lại cho kết quả chỉ có một bọc ối (một bào thai đã biến mất) trong khi bào thai còn lại vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển bình thường. Một số nhà nghiên cứu cho rằng không nên Siêu âm trong khoảng từ 8 đến 10 tuần thai đầu tiên. Các ông bố bà mẹ được thông báo từ kết quả siêu âm trong Giai đoạn này là sinh đôi sẽ không thể chịu được việc cuối cùng lại chỉ có một đứa bé ra đời.

Tỉ lệ sinh ba là 1/8000 ca. Nhiều bác sĩ không bao giờ được chứng kiến câc ca sinh ba trong suốt cuộc đời làm bác sĩ của họ (bác sĩ Curtis may mắn hơn là đã được chứng kiến và thực hiện 2 ca sinh ba).

Một Gia đình may mắn hơn những gia đình khác. Trong một số trường hợp mà Cá nhân chúng tôi biết, một phụ nữ Sinh đẻ 3 lần với 3 đứa con. Lần thứ 4, sinh đôi, lần thứ 5 (chỉ một năm sau đó), cô lại sinh 3. Cô và chồng cô quyết định sinh thêm một lần nữa, nhưng ở lần sinh thứ 6 này họ rất ngạc nhiên (và cũng thấy nhẹ nhõm) khi họ chỉ cho ra đời thêm 1 đứa bé.

Phương pháp  điều trị vô sinh, Thụ tinh nhân tạo và mang thai nhiều con. Từ lâu chúng ta đã biết rằng các loại thuốc điều trị Vô sinh làm tăng tỉ lệ mang thai nhiều con. Có một số phương pháp đã được áp dụng để điều trị vô sinh. Mỗi một phương pháp ảnh hưởng đến việc mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiêu hơn ở phụ nữ với mỗi mức độ khác nhau. Một trong số những phương pháp điều trị Vô sinh là dùng thuốc clommiphene. Sử dụng thuốc này ít nhất gây nguy cơ sinh đôi sinh ba so với cá phương pháp điều trị khác.

Sinh đôi là trường hợp mang thai phổ biến xảy ra do việc dùng thuốc điều trị Vô sinh hoặc do nuôi cấy hơn 1 hợp từ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tỉ lệ mang thai giời tính nam trong những ca sinh đôi, sinh ba này giảm nếu số lượng bào thai tăng. Điều này có nghĩa trong những ca sinh đôi, sinh ba này thì phần lớn đứa trẻ sinh ra sẽ là con gái.

Phát hiện bạn đang mang thai sinh đôi (sinh ba hoặc nhiều hơn). Trước khi phát minh ra siêu âm, việc chẩn đoán mang thai sinh đôi là rất khó khăn. Hình minh họa trang 578 cho thấy hình ảnh siêu âm thai sinh đôi. Bạn có thể nhìn thấy các bộ phận của 2 bào thai này.

Thường không thể chỉ bằng cách nghe nhịp Tim thai mà đoán biết được mang thai sinh đôi. Nhiều người cho rằng, nếu chỉ nghe thấy một nhịp Tim thì không thể có khả năng sinh đôi. Nhưng không phải như vậy. Hai nhip Tim rất nhanh có thể tỉ lệ tương tự hoặc giống nhau hoàn toàn. Điều này khiến cho việc xác định thai sinh đôi trở nên khó khăn.

Việc đo và khám bụng dưới mẹ trong suốt thai kỳ mang thai cũng rất quan trọng. Thông thường, bằng cách này có thể phát hiện được thai sinh đôi ở 3 tháng giữa của thai kỳ do bụng Người mẹ to lên rất nhanh so với những phụ nữ mang thai đơn.

Khám siêu âm là phương pháp tốt nhất để xác định thai sinh đôi. Cũng có thể sử dụng phương pháp chụp X- quang sau 16 đến 18 tuần thai khi khung xương của thai nhi đã hình thành để chẩn đoán. Tuy nhiên, ngày nay, phương pháp này ít được áp dụng.

Việc mang thai sinh đôi (sinh ba hoặc nhiều hơn) có nguy hiểm gì không? Mang thai sinh đôi làm tăng các nguy cơ có hại. Các nguy cơ có thể xảy ra thường là:

Tăng nguy cơ sảy thai.

Tử vong thai nhi ( trẻ sơ sinh).

Tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh ở thai nhi.

Trẻ sinh ra có Trọng lượng và kích thước quá nhỏ.

Chứng tiền kinh giật ở bà mẹ.

Những bất thường ở Nhau thai bao gồm rách nhau hoặc nhau trước.

Thiếu Máu ở bà mẹ.

Chảy Máu hoặc Băng huyết ở bà mẹ.

Những trục trặc ở dây rốn như quấn dây rốn, hoặc dính các dây rốn.

Hiện tượng đa ối.

Những biến chứng xảy ra trong khi đau Đẻ và sinh nở như Đẻ ngược hoặc thai nằm ngang.

Đẻ non.

Một trong  những vấn đề nguy hiểm nhất mà thai sinh đôi gây là là đẻ non. Khi số lượng bào thai tăng thì thời gian nghén và trọng lượng của mỗi bào thai giảm, mặc dù kết luận này không phải lúc nào cũng đúng với mọi trường hợp.

Thời gian mang thai trung bình đối với thai sinh đôi là 37 tuần. Với thai sinh ba là 35 tuần. Bất kỳ tuần nào, các bào thai cũng nằm trong tử cung, trọng lượng của chúng tăng lên cùng với sẹ hoàn thiện dần các hệ cơ quan.

Những dị dạng bẩm sinh lớn thường xảy ra ở những thai sinh đôi ( sinh ba hoặc nhiều hơn) phổ biến hơn so với thai đơn. Trong khi đó, các dị dạng nhỏ thì nhiều gấp đôi. Dị dạng bẩm sinh thường gặp ở những thai sinh đôi cùng trứng hơn so vơi thai sinh đôi khác trứng.

Một trong nhữn mục tiêu chính của việc đối phó với hiện tượng sinh đôi (hoặc nhiều hơn) là duy trì thời gian thai nằm trong tử cung để tránh đẻ non. Để thực hiện tố điều này, cách tốt nhất là nằm nghỉ. Có thể ạn sẽ không thể tiến hành các hoạt động như bình thường trong suốt thời gian mang thai. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên nằm nghỉ, bạn hãy làm theo.

Việc Tăng cân khá quan trọng khi bạn mang thai nhiều hơn 1. Nếu mang thai sinh đôi (hoặc nhiều hơn), bạn sẽ Tăng cân nhiều hơn bình thường khoảng từ 10 đến 12 kg, tùy thuộc vào số lượng bào thai trong tử cung. Việc ăn uống bổ sung chất sắt cũng là việc thiết yếu.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng các chất tocolytic (chất ngăn cơn đau đẻ) như ritodrine là phương pháp đặc thù để ngăn chặn tình trạng Đẻ non ( xem phần 29). Các chất này giúp thả lỏng tử cung và tránh cho bạn bị đẻ non.

Hãy tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ một cách chặt chẽ. Nếu bạn có thể giữ thai nhi trong tử cung thêm ngày nào, thêm tuần nào khi nó đang trong quá trình sinh trưởng phát triển và hoàn thiện, bạn sẽ không phải thấy con mình trong phòng chăm sóc đặc biệt Sau khi sinh ngày ấy, tuần ấy.

Đẻ nhiều hơn một đứa trẻ. Có bao nhiêu bào thai được sinh ra tùy thuộc vào tư thế các bào thai nằm trong tử cung. Ngoài đẻ non, các biến chứng có thể xảy ra khi đau đẻ và sinh nở bao gồm:

Đẻ ngược hoặc thai nằm ngang.

Sa dây rốn ( dây rốn ra trước đứa trẻ).

Rách nhau thai.

Nguy kịch cho thai nhi.

Chảy Máu sau khi sinh.

Do mang thai sinh đôi (hoặc nhiều hơn) có nguy cơ rủi ro cao hơn khi sinh nên cần phải có những biện pháp đề phòng trước và trong khi sinh. Có thể cần phải sử dụng đến dụng cụ bơm hút để đẻ và cần đến sự hỗ trợ sẵn sàng  của các bác sĩ sản khoa, nhi khoa và các nhân viên y tế.

Trong trường hợp sinh đôi, mọi sự kết hợp về các vị trí của các bào thai đều có thể xảy ra. Cả hai thai đều có thể đầu ra trước. Chúng cũng có thể cùng ở tư thế ngược nghĩa là mông hoặc Bàn chân ra trước. Cũng có thể chúng bị đẻ chéo, nghĩa là một phần nào đó ra trước mà không phải đẻ thuận cũng không phải đẻ ngược. Hoặc cũng có thể chúng chào đời trong điều kiện kết hợp tất cả các tư thế trên (xem thêm phần các tư thế chào đời của thai nhi ở tuần 38).

Khi cả hai thai nhi đều đầu ra trước, Âm đạo có thể nỗ lực hoàn thành việc Sinh đẻ an toàn. Một thai nhi có thể được sinh ra theo Đường âm đạo. Thai thứ 2 có thể phải Mổ đẻ nếu dây rốn ra trước hoặc đứa trẻ bị kiệt sức sau khi đứa thứ nhất đã chào đời. Một số bss cho rằng, cần Mổ đẻ trong trường hợp sinh đôi hoặc nhiều hơn.

Sau khi sinh hiai hoặc hơn hai đứa con, do những thay đôi quá lớn và quá nhanh ở kich thước tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ xem có hiện tượng ra máu ở bà mẹ hay không. Khi chứa nhiều hơn một thai nhi, tử cung sẽ phải giãn nở rất lơn. Phương pháp điều trị thường là dùng oxytocin (hoóc môn tuyến yên) kết hợp với các dụng cụ hơm hút giúp tử cung thả lỏng và làm ngưng chảy máu. Nhờ vậy, người mẹ sẽ không mất quá nhiều máu. Nếu bị mất nhiều máu, người mẹ có thể bị thiếu máu, phải truyền máu hoặc điều trị lâu dài bằng cách bổ sung các chất sắt.

Những thay đổi trong bạn.

Cho tới tuần này, bạn đã đều đặn đi khám bác sĩ hàng tháng nếu bạn không có những biến chứng bất thường hoặc không mắc phải căn bệnh gì. Từ tuần 32, hâu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến khám 2 tuần một lần. Chu kỳ khám này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến tháng cuối cùng của thai kỳ. Khi đó, bạn sẽ phải đến khám mỗi tuần một lần.

Đến lúc này, bạn có thể đã hiểu khá rõ về bác sĩ của bạn và cảm thấy thoải mái hơn khi bay tỏ những điều bạn Lo lắng với bác sĩ. Đây là thời điểm thích hợp cho bạn để hỏi bác sĩ giải đáp những thắc mắc và trao đồi với bác sĩ những lo lắng của bạn về vấn đề đau đẻ và sinh nở.

Nếu có những biến chứng hoặc bất thường gì xảy ra ở cuối thai kỳ nhiều hơn nữa để biết tình trạng của mính và thai nhi. Bạn cảm thấy dễ chịu hơn với sự chăm sóc mà bạn nhận được từ bác sĩ.

Bác sĩ có thể lên kế hoạch những cuộc nói chuyện, trao đổi trực tiếp với bạn về nhiều vấn đề tront những tuần sắp tới nhưng không phải lúc nào bạn cũng chỉ dựa trên những ý kiến từ bác sĩ. Bạn nên tham gia các lớp học về sơ sinh để nghe giảng về những vấn đề khác liên quan đến việc đau đr và sinh nở như các câu chuyện về thuật bơm hút thai, Mổ đẻ và các biến chứng khác xảy ra trong Thời kỳ mang thai cũng như tại thời điểm đau đẻ, sinh nở và thời kỳ sau khi sinh. Đừng ngại hỏi bác sĩ nếu bạn có những thắc mắc. Hầu hết câc bác sĩ và Y tá đều sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn. Họ muốn bạn cùng trao đổi về những vấn đề bạn lo ngại thay vì khiến bạn lo lắng về chúng một cách không cần thiết.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Cùng vơi các bà mẹ, các ông bố cũng nên lập một danh sách liệt kê các số điện thoại quan trọng và giữ chúng.  Một trong các số điện thoại nên ghi lại là: điện thoại nơi làm việc của cả hai vợ chồng, số điện thoại bệnh viện, lái xe hỗ trợ, người dỗ trẻ và các số điện thoại quan trọng khác. Các ông bố cũng cần liệt kê danh sách những người cần gọi sau khi đứa trẻ chào đời. Hãy mang theo những danh sách này đến bệnh viện nơi sinh.

Các hoạt động cảu bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Duy trì bổ sung các Vitamin tiền sinh sản.

Các Vitamin và sắt chứa trong Vitamin tiền Sinh sản rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi (hoặc thai nhi). Nếu người mẹ bị Thiếu máu lúc sinh thì có thể dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và con (hoặc các con). Nguy cơ người mẹ phải truyền máu cũng cao hơn, vì thế hãy duy trì uống các vitamin tiền sinh sản.

Dinh dưỡng của bạn - Mách nhỏ cho tuần 32.

Nếu bạn mang Đa thai (sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn), nhu cầu của Cơ thể bạn về năng lượng, đạm, vitamin và các Chất khoáng cũng tăng lên. Bạn cần phải nạp thêm khoảng 300 kalo mỗi ngày cho mỗi thai nhi so với mang đơn thai (một thai nhi trong tử cung) bình thượng. Để biết thêm bạn nên nạp thếm 300 kalo này như thế nào, hãy tham khảo ở tuần 15.

Nếu bạn đang chờ đón nhiều hơn một đứa trẻ chào đời, vấn đề Dinh dưỡng và sự tăng cân của bạn trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng. Thức ăn là nguồn cung cấp Dinh dưỡng và kalo tốt nhất nhưng một yếu tố khác cũng rất quan trọng là uống bổ sung các vitamin tiền Sinh sản hàng ngày. Nếu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn không lên cân, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng bệnh tiền kinh giật. Nếu bạn đang mang thai sinh đôi, mức tăng cân (đối vơi phụ nữ có trọng lượng trung bình ) mà bạn phải đạt được là 18kg. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ của bạn nói với bạn họ muốn bạn phải tăng thêm bao nhiêu cân. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ tăng cân đạt mức yêu cầu khi mang đa thai, các thai nhi sẽ khỏe manh gấp 10 lần.

Làm thế nào để tăng được số cân bạn cần? Nếu chỉ bổ sung nguồn kalo phụ thôi thì không có lợ gì cho bạn và các thai nhi đang phát triển trong tử cung. Bạn không nên ăn các loại đồ ăn vặt vì chúng chẳng cung cấp cho bạn một chút năng lượng nào. Hãy nạp năng lượng bằng các cách như: ăn thêm một bữa phụ các sản phẩm từ Sữa và một bữa phụ bổ sung Đạm mỗi ngày. Hai bữa phụ này sẽ cung cấp cho bạn nguồn canxi, đạm, sắ bổ sung mà bạn cần để đáp ứng nhu cầu phát triển thai nhi trong bụng. Hãy trao đôi vấn đề dinh dưỡng với bác sĩ của bạn, rất có thể bác sĩ của bạn sẽ giới thiệu cho bạn một bác sĩ tư vấn riêng về dinh dưỡng.

Những điều bạn nên biết thêm

Ra máu và xuất huyết sau khi sinh.

Ra máu khi đau đẻ và sinh nở là chuyện bình thường. Tuy nhiên, xuất huyết sau khi sinh lại là một chuyện khác và rất nguy hiểm. Xuất huyết sau khi sinh là hiện tượng mất khoảng từ trên 500ml máu trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết sau khi sinh. Các nguyên nhân phổ biến nhất là lúc đẻ tử cung không thể giãn nở và phải rách Âm đạo hoặc cổ tử cung.

Có nguyên  nhân khác có thể là do tổn thương ở Đường sinh dục như chảy máu ở tầng sinh môn, thoát vị, rách hoặc có lỗ ở tử cung. Xuất huyết cũng có thể là do các Mạch máu không thể tự đông máu bên trong tử cung, chỗ dính với nhau thai. Hiện tượng này xảy ra khi tử cung không điều tiết giãn nở kịp với việc đau đẻ quá nhanh, quá lâu hoặc đã từng đẻ nhiều con trước đó, hoặc bị viêm nhiễm tử cung, tử cung bị căng phồng quá mức (khi mang đa thai) hoặc do tác động của các chất nhất định đã dùng để gây mê khi đẻ. Hiện tượng xuất huyết nghiêm trọng cũng có thể đo các mô nhau thai còn sót trong tử cung gây nên. Khi đó, hầu hết các nhau thai đã được đẩy ra ngoài sau khi đứa trẻ ra đời nhưng vẫn còn một phần nhau sót lại trong tử cung. Sót nhau có thể gây chảy máu ngay lập tức hoặc hàng tuần, thậm chí là hàng tháng sau đó.

Những trục trặc trong cơ chế đông máu là nguyên nhân dẫn đến chảy máu. Hiện tượng này có thể chịu ảnh hưởng của việc mang thai hoặc do bẩm sinh. Chảy máu sau khi sinh phải được theo dõi chặt chẽ thường xuyên bởi các bác sĩ chăm sóc cho bạn.

Thai 32 tuần tuổi

14.05.2009

Thai nhi lúc này ít "nghịch ngợm" hơn bởi bé đang nghĩ cách chui ra khỏi bụng người mẹ và không thể nhào lộn nhiều như trước. Thai nhi có thể lắc đầu, các cơ quan nội tạng tiếp tục hoàn thiện và lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu phát triển.

Sự phát triển của bé

Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,5kg và trông ngày càng giống với thời điểm chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ "dài" khoảng 41cm.

Lưu ý là bé không thể "hiếu động" như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.

Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời.

Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và bé đã có thể "tè dầm"  - đấy là bé đang rèn luyện, sẵn sàng cho thời điểm sau khi chào đời.

Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ sẽ lên từ 1,3 - 1,8kg trong tháng này. Tăng khoảng 450g/tuần là hoàn toàn bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ vì bé đang vào giai đoạn tăng trưởng gấp rút mà.

Cho đến khi thai nhi "lọt" thẳng vào khung chậu (khoảng 37 tuần) thì lúc này các thai phụ thường có cảm giác khó thở, cứ như thể là thiếu dưỡng khí vậy. Đấy là vì thai nhi đã gây áp lực lên cơ hoành, cơ phẳng lớn có tác dụng hỗ trợ cho phổi. Hãy thư giãn, cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nghỉ ngơi cũng giúp thai nhi lớn nhanh hơn trong những ngày cuối.

Bạn có cảm giác đau lưng? Hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng.

Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng loại áo đỡ lưng khi cảm thấy lưng đau không chịu nổi. Nhiều phụ nữ đau lưng trong suốt thời gian mang thai, số khác dây chằng hông bị giãn khiến cho các khớp xương hông không thể làm việc như bình thường. Và hội chứng này được gọi là Rối loạn màng dính xương mu (SPD) và nó thường rất đau.

Nếu thai phụ và gia đình cảm thấy lo lắng vào những ngày này thì có thể tham dự một lớp tiền sinh cũng như lớp luyện thở.

Lời khuyên hữu ích

Khi chuyển dạ, để giảm đau, hãy tập trung vào 1 tiêu điểm nào đó như: 1 bức tranh treo trên tường hay một cái gì đó trên trần nhà... miễn là nó giúp bạn thư giãn và bạn sẽ chợt quên mất là mình đang bị đau.

Chia sẻ cộng đồng

Nên dùng loại vải nào để làm tã cho bé? Lựa chọn đúng đắn nhất là hỏi chính các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Những việc cần lưu tâm

Cân bằng giữa công việc và chăm sóc thai kỳ là việc không hề đơn giản. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đã sinh con.

Nếu lần đầu từng sinh sớm thì lần thứ 2 có như vậy không?

Tìm hiểu kỹ hơn về sinh mổ để chuẩn bị tinh thần trong trường hợp chỉ định.

Những lo lắng thường gặp

Trong lần khám thai định kỳ mới đây nhất, bác sĩ nói rằng huyết áp của tôi hơi cao nhưng chưa đến mức lo ngại. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lo lắng. Tôi cần phải làm gì để tốt nhất cho tôi và cho em bé trong bụng?

Huyết áp thường được kiểm tra định kỳ. Huyết áp tăng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu huyết áp của bạn tăng nhẹ trong 1 lần nào đó thì đúng là không nên quá lo lắng. Sự căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, ví như chờ đợi quá lâu để vào khám cũng có thể làm huyết áp tăng nhẹ và nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi.

Thai 33 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước Thai nhi lớn cỡ nào?

Vào tuần này, thai nhi đã nặng khoảng 2 kg. Chiều dai tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 30cm. Tổng chiều dài từ đầu đến chận khoảng 43cm.

Cơ thể bạn lớn cõ nào?

So với khớp dính, đỉnh Tử cung cách khớp dính 33 cm. Tử cung nhô lên trên Rốn khoảng 13cm. Tổng Trọng lượng tăng thêm của Cơ thể bạn khoảng 9,9kg đến 12,6kg.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thoát vị nhau thai.

Hình minh họa trang sau cho thấy sự thoái vị nhau thai. Đây là hiện tượng Nhau thai sớm tách khỏi thành tử cung.

Thông thường, nhau thai không tách khỏi tử cung trước khi sinh vô cùng nguy hiểm. Tỉ lệ thoát vị nhau thai ước tính khoảng 1/80 trường hợp mang thai. Chúng tôi chưa có một số liệu chính xác hơn vì thời điểm nhau thai tách khỏi tử cung trong các trường hợp khác nhau là khác nhau, điều này khiến nguy hiểm cho thai nhi cũng khác nhau. Nếu nhau thai tách khỏi tử cung đúng lúc sinh đẻ, đứa trẻ có thể vẫn chào hỏi mà không gặp sự cố gì. Hiện tượng này còn không nghiêm trọng bằng việc nhau thai thoát vị ngay trong thời gian mang thai. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị nhau thai đến nay vẫn chưa được tìm ra. Một số nhân tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ thoát vị nhau thai.

Tổn thương thể chất ờ Người mẹ do tai nạn ô tô hoặc ngã nặng.

Ngắn dây rốn ở thai nhi.

Thay đổi đột ngột kích thích tử cung do vỡ màng ối.

Cao huyết áp.

Ăn uống thiếu chất.

Dị tật ở tử cung người mẹ như có một dải mô ở vị trí trùng với chỗ dính giữa nhau thai và thành tử cung khiến nhau thai không thể dính với tử cung hợp lý.

Đã từng phẫu thuật tử cung để cắt bỏ U xơ hoặc từng nạo thai, sẩy thai.

Các nghiên cứu cho thấy thiếu axít folic cũng là một nguên nhân dẫn đến thoát vị nhau thai. Một số cuộc nghiên cứu khác lại kết luận việc Hút thuốc cũng có thể dẫn đến thoát vị nhau thai.

Nếu một phụ nữ trước đó bị thoát vị nhau thai, thì nguy cơ tái thoát vị nhau thai càng lớn. Tỉ lệ tái thoát vị nhau thai ước tính đến 10%. Điều này làm tăng mức độ nguy hiểm cho những lần sinh nở tiếp theo.

Thoát vị nhau thai có thể xảy ra ở hai dạng: nhau thai tách một phần hoặc toàn bộ ra khỏi thành tử cung. Trường hợp nguy hiểm nhất là nhau thai thoát vị toàn bộ khỏi thành tử cung. Thai nhi dựa hoàn toàn vào sự tuàn hoàn Máu từ nhau thai để phát triển. Khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung, thai nhi khổng thể nhận được Máu từ dây rốn - bộ phận dính với nhau thai.

Triệu chứng thoát vị nhau tahi. Có rất nhiều các triệu chứng thoát vị nhau thai, có thể là chảy Máu Âm đạo với một lượng lớn hoặc cũng có thể không chảy máu chút nào. Minh họa trang 593 cho thấy có hiện tượng chảy máu từ mặt sau của nhau tahi khi nhau bị thoát vị toàn bộ. Siêu âm có thể giuớ chẩn đoán tình trạng này mặc dù không phải lúc nào Siêu âm cũng cho kết quả chính xác tuyệt đối, nhất là khinhau nằm ở bề mặt sau của tử cung, nơi Siêu âm cũng không cho thấy rõ hình ảnh.

Các triệu chứng khác có thể là đau Lưng dưới, tử cung và bụng mềm, có hiện tượng co bóp tử cung. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị nhau thai:

Chảy máu Âm đạo - xảy ra ở khoảng 75% các trường hợp thoát vị nhau thai.

Tử cung (bụng) mềm - 60%.

Thai nhi suy kiệt hoặc các vấn đề về nhịp Tim thai - xảy ra ở khoảng 80% trong số tất cả các trường hợp.

Co bóp tử cung (co hoặc giãn ) 34%.

Đẻ non - 20%.

Các vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra khi bị thoát vị nhau tahi như bị sốc. Tình trạng này xuất hiện khi bị mất một lượng máu quá lớn trong khoảng thời gian rất ngắn. Thoát vị nhau thai cũng có thể dẫn đến hiện tượng đóng mạch, làm phát sinhcacs cục máu lớn. Các nhân tố gây đông máu có thể bị sử dụng hết, dẫn đến chảy máu nhiều hơn.

Có thể điều trị được thoát vị nhau thai hay không?

Việc điều trị thoát vị nhau thai có nhiều phương pháp khác nhau dựa trên khả năng chẩn đoán và tình trạng của người mẹ và thai nhi. Nếu bị chảy quá nhiều máu, phương án cần thiết là phải Đẻ ngay.

Nếu thoát vị nhau thai không gây chảy nhiều máu thì tình trạng này có thể được điều trị bằng phương pháp truyền thống, và phải dựa trên tình trạng của thai nhi - thai nhi chỉ bị ảnh hưởng hay đã nguy kịch.

Thoát vị nhau thai là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra ở 3 tháng giữa và bà tháng cuối của thai kỳ. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Những thay đổi trong bạn.

Làm thế nào để biết mình đã vỡ ối? Bạn sẽ biết khi bạn vỡ ối thật sự. Thường không chỉ xuất hiện một luồng Nước tứa ra từ âm đạo mà còn kèm theo lượng nước rỉ ra dần dần sau đó. Thông thường có một luồng Nước ối tứa ra trước, sau đó, nước ối sẻ rỉ ra từng tí một. Phụ nữ có thể nhận thông thườngấy sự ẩm ướt thường xuyên hoặc có nước chảy xuống chân. Nước ối tiếp tục rỉ ra là minh chứng cho thông thườngấy bạn đã bị vớ ối.

Nước ối trong và gần như nước. Nó có thể có màu đỏ như máu vàng hay xanh lá cây. Không có gì đáng lo ngại khi Dịch âm đạo tiết ra ngày càng nhiều hoặc Đi tiểu ít khi Mang thai tạo sức ép lên bàng quang. Bác sĩ có nhiều cách để kiểm tra bạn đã vỡ ối hay chưa. Có thể áp dụng 2 cách kiểm tra nước ối sau đây.

Một là kiểm tra bằng quỳ. Khi cho nước ối vào một mảnh giấy quỳ, nó sẽ làm chuyển màu giấy.  Cách kiểm tra này dựa trê nồng độ axít và nồng độ PH của nước ối. Tuy nhiên, máu cũng có thể làm chuyển màu quỳ, ngay cả khi bạn không bị vỡ ối (không có nước ối rỉ ra).

Cách thứ 2 là kiểm tra kiểu "cây dương xỉ". Dùng một miếng giấy bạc lấy một nước ối từ mặt sau của âm đạo. Cho nước ối lên tiêu bản kính hiển vi và soi dưới kính hiển vi. Nước ôi khô tao thành hình ống như cây dương xỉ hoăc các cành, nhánh của cây thông. Phương pháp này thường hiệu quả hơn trong công việc chẩn đoán thoát vị màng ối so với phương pháp quan sát sự chuyển màu của giấy quỳ.

Bạn phải làm gì khi bị vỡ ối? ối có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai, chứ không phải chỉ trong lúc đau Đẻ và sinh nở như nhiều người nghĩ.

Nếu bạn nghĩ mình đã vỡ ối, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Tránh Quan hệ tình dục vào thời điểm nàu vì Quan hệ tình dục sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tử cung và gây nguy hiểm cho thai nhi.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Tiếp tục tăng cân.

Bạn sẽ vẫn tiếp tục tăng cân. Đây là thời điểm có thể Tăng cân nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, phần lớn trọng lượng tăng thêm không phải do bạn mà do thai nhi. Thai nhi đang ở thai kỳ sinh trưởng nhanh nhất và có thể tăng được 224kg hoặc nhiều hơn sau mỗi tuần.

Hãy tiếp tục giữ Chế độ ăn uống hợp lý. Chứng ợ nóng có thể xuất hiện thường xuyên hơn do thai nhi ngày càng lớn chiếm khoảng trống của dạ dày. Hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn so với ăn 3 bữa chính như trước.

Dinh dưỡng của bạn.

Có lẽ bạn đã hiểu được tầm quan trọng của một chế độ ăn cân bằng về Dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Ăn nhiều Rau quả tươi, các sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc nguyên chất và Đạm sẽ góp phần giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Có thể bạn đang băn khoăng không biết loại thức ăn nào nên tránh. Một số loại thức ăn an toàn trong thai kỳ mang thai, một số loại lại không an toàn và bạn cần phải tránh.

Mách nhỏ cho tuần 33.

Đừng bỏ ăn hoặc bỏ bữa khi bạn bị tăng cân. Cả bạn và thai nhi đều cần nguồn Dinh dưỡng do các bữa ăn mang lại.

Nếu có thể, bạn hãy tránh ăn các gia vị. Chúng tôi không chắc chắn gia vị có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi đang phát triển nhưng nếu bạn có thể tránh, hãy tránh. Cũng nên cảnh giác với các loại Thuốc trừ sâu. Rửa sạch và để ráo nước tất cả các loại rau qur trước khi ăn hoặc trước khi nấu ngay cả khi bạn không ăn vỏ chúng. Các chất độc (chất ô nhiễm) có thể bám vào tay nếu bạn không rửa sạch. Hãy gọt vỏ Rau quả sau khi rửa nếu đó là cách bạn vẫn thường ăn. Điều này cũng giúp bạn loại bỏ được những quả có khả năng nhiễm độc.

Tránh ăn các loại Cá bị nhiễm độc PCB (xem tuần 26 để biết thêm thông tin)

Chỉ nên mua các ở những chợ có uy tín hoặc ăn cá bắt từ những khu vực không ô nhiễm. Hãy cảnh giác với những thứ bạn ăn vào để bảo vệ cho đứa trẻ trong bụng.

Những điều bạn nên biết thêm.

Liệu có phải tiến Hành cắt tần sinh môn?

Cắt tầng sinh môn là rạch một Đường từ âm đạo đến trực tràng trong lúc đẻ để tránh bị rách không đúng chỗ các bộ phận khác khi đầu thai nhi chui qua Đường sinh. Nó cũng có thể là vết cắt trực tiếp ở giữa hướng lên trực tràng hoặc vết rạch sang bên cạnh. Sau khi đứa trẻ ra đời, các tầng được đóng lại một cách riêng rẽ bằng cách khâu bằng chỉ tự tiêu mà không phải tháo bỏ sau khi vết cắt lành.

Bạn gần như không thể làm gì được gì nếu bạn cần phải cắt tầng sinh non. Nhiêu người tin rằng luyện tập kéo dài Đường Sinh sản lúc đau đẻ và sinh nở có thể tránh phải cắt tầng sinh môn. Điều này chỉ đúng với một số trường hợp, không đúng với mọi phụ nữ. Một số người khác lại tin rằng, việc Cắt tầng sinh môn có thể tránh tình trạng sa âm đạo, bàng quang và trực tràng. Sa âm đạo có thể dẫn tới mất khả năng điều tiết tiểu tiện và đại tiện, đồng thời làm thay đổi cảm giác trong sinh hoạt tình dục.

Mách nhỏ.

Nhà bạn có an toàn cho bé không? Khi tính đến sự an toàn cho con, bạn phải chú ý đến những thứ sau đây: các vật nuôi trong nhà, đồ đạc, khói thuốc lá, cánh cửa sổ và bất cứ thứ gì trong nhà có thể gây nguy hiểm cho đưa con bé Bỏng của bạn. Ngay từ bây giờ, hãy kiểm tra xem liệu có thứ gì trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm cho con bạn hay không. Nhờ vậy, bạn sẽ có thời gian để sắp xếp bố trí lại chúng trước khi con bạn chào đời.

Bạn sẽ biết nguyên nhân vì sao bạn phải cắt tâng sinh môn lúc đẻ khi đầu thai nhi nằm trong âm đạo. Cắt tầng sinh môn là một vết cắt thẳng, an toàn và được điều chỉnh. Cắt tầng sinh môn tốt hơn so với để rách tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau như rách đến bàng quang, các Mạch máu lớn hoặc trực tràng. Vết cắt tầng sinh môn nhanh lành hơn là các vết rách tự nhiên rời rạc.

Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần phải cắt tầng sinh môn hay không. Trao đổi vớ bác sĩ về sự cần thiết phải cắt tầng sinh môn.Tìm hiểu xem bạn sẽ phải cắt ở điểm giữa hay mặt bên âm đạo. Bạn cũng thử hỏi bác sĩ xem liệu có phải chuẩn bị gì thêm nếu bạn có khả năng phải cắt tầng sinh môn như phải bơm hút hoặc kéo dài âm đạo. Nếu sử dụng máy kẹp thai hoặc dụng cụ cặp thai Chân không khi đẻ thì có thể tiến hành cắt tầng sinh môn khi các thiết bị này đã được gắn vào đầu của đứa trẻ.

Cắt tầng sinh môn có thể được mô tả như một vết rạch sâu và theo các cấp độ sau:

Cắt tầng sinh môn cấp độ 1 - vết cắt chỉ ở trên da.

Cắt tâng sinh môn cấp độ 2 - vết cắt từ Da sâu xuống mô.

Cắt tầng sinh môn cấp độ 3 - vết cắt từ Da sâu xuống mô và cơ vòng trực tràng - mô xung quanh lỗ hậu môn.

Cắt tầng sinh môn cấp độ 4 - cắt qua 3 tầng và qua cả trực tràng.

Cảm giác đau đớn nhất sau một ca Sinh đẻ hoàn chỉnh có lẽ là khi phải cắt tầng sinh môn. Việc cắt tầng sinh môn còn tiếp tục gây khó chịu trong quá trình lành vết thương. Có thể sử dụng nhiều loại thuốc Giảm đau an toàn, kể cả trong thời kỳ cho con bú. Một trong số các loại thuốc đó là acetaminophen. Acetaminophen có chứa cô đê in. Một số loại thuốc khác cũng được dùng làm giảm đau.

Thai 33 tuần tuổi

23.05.2009

Nếu là bé trai, tinh hoàn đã về đến bìu. Thỉnh thoảng, 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không về đúng vị trí ngay cả khi bé đã chào đời. Nếu vậy thì cũng đừng lo lắng. Hiện tượng tinh hoàn ẩn thường tự hết trước khi bé được 1 tuổi.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,7 kilo và cao khoảng 42cm tính từ đầu đến ngón chân. Mặc dù phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng bé đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở.

Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài ngọn. Những bé khi chào đời tóc đen láy không có nghĩa rằng sau này tóc sẽ dày mà thường những đứa trẻ tốt tóc khi bé lại có mái tóc mỏng mảnh hơn khi trưởng thành.

Nếu là bé trai, 2 tinh hoàn đã rời bụng, lên đường tới vùng bìu. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả 2 tinh hoàn lại không về đúng vị trí dù bé đã chào đời. 2/3 những cậu bé bị ẩn tinh hoàn khi sinh sẽ tự hết bệnh trước khi đầy tuổi thôi nôi.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ lúc này đang tăng khoảng 450g/tuần thậm chí nhiều hơn và khoảng một nửa trong đó là vào bé. Vì thai nhi cũng đang cần phải tăng tốc (gấp đôi trong 7 tuần cuối) để đủ tiêu chuẩn khi chào đời. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng lúc này rất quan trọng.

Lượng mỡ đang được bồi đắp hằng ngày, bé trong có da có thịt, đáng yêu và khỏe mạnh hơn.

Thật khó ngủ khi ông xã nằm cùng mà không làm được gì. Nếu nghĩ rằng "yêu" trong những tháng cuối sẽ gây hại cho bé thì hãy ngừng ngay. Hầu hết các thai phụ đều có thể "yêu" đến tận khi có dấu hiệu chuyển dạ và thậm chí là "chuyện ấy" còn là một trong những yếu tố thúc bé ra đời nếu đến ngày mà bé chưa chịu ra.

Ưu tiên hàng đầu

Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên nghỉ ngơi tại nhà (không làm việc) để sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.

Lời khuyên hữu ích: Bình tĩnh trước các cơn gò

"Tôi bị các cơn gò Braxton Hicks khi thai mới được 26 tuần tuổi. Bác sĩ khuyên tôi nên đi vệ sinh khi thấy xuất hiện cơn gò và uống nhiều nước. Mẹo này rất có hiệu quả, tôi hoàn toàn kiểm soát được các cơn gò này", một bà bầu chia sẻ.

Những điều cần lưu tâm

Tiểu đường thai kỳ - Các bước kiểm soát bệnh.

Bé "nghịch" trong bụng như thế nào?

Những lo lắng thường gặp

Nhiều người nói rằng cho con bú là phương pháp tránh thai tốt nhất và tôi không cần phải lo lắng trong thời kỳ nuôi con mọn. Điều này có đúng?

Một số phụ nữ có khả năng thụ thai chỉ vài tuần ngay sau khi sinh - vì vậy đừng quá tin tưởng vào biện pháp tránh thai tự nhiên này trừ khi bạn muốn đẻ luôn 1 thể.

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai thực sự đáng tin cậy. Nếu không chắc chắn về biện pháp tránh thai sau sinh, hãy trao đổi với bác sĩ ngay từ bây giờ.

Thai 34 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước Thai nhi lớn cỡ nào?

Thai nhi lúc này nặng khoảng 2,28 kg. Chiều dai tính từ đỉnh đầu đến chóp moont là khoảng 32cm. Tổng chiều dài từ đầu đến Chân khoảng 44cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Đỉnh Tử cung nhô lên trên Rốn 14cm, và cách khớp dính khoảng 33cm.

Không có gì nghiêm trọng nếu các con số trên đo được ở bạn và thai nhi không giống với những người bạn gái khác của bạn. Điều quan trọng là Cơ thể bạn đang tiến triểm tốt, tử cung cũng phát triển và to ra với tỉ lệ hợp lý. Đó là những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường bên trong tử cung.

Mách nhỏ cho tuần 34.

Một mảnh giấy, môt dải băng hoặc một miếng băng có thể giúp bạn che bơt núm rốn nhạy cảm hoặc xấu xí nhô ra lớp quần áo.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Khám thai trước khi sinh.

Một cuộc Khám thai hoàn hảo trước khi sinh sẽ giúp bạn xác định thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Nó cũng giúp bạn phát hiện những dị tật bẩm sinh chủ yếu hoặc tình trạng Suy nhược ở thai nhi - tình trạng tiềm ẩn mối nguy hiểm cho thai nhi.

Siêu âm cũng giúp ích rất nhiều. Nó giúp bác sĩ quan sát được thai nhi bên trong tử cung, cũng như nhìn nhận được sự phát triển và hoạt động của bộ nào, Tim cũng như các cơ quan khác của thai nhi. Cùng với khám siêu âm, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra tình trạng thai nhi bằng cảm nhận của Người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế và thử sức chịu đựng của thai nhi với  áp lực co thắt tử cung.

Những thay đổi trong bạn.

Thai có xuống? Một vài tuần trước khi bắt đầu đau Đẻ hoặc lúc bắt đầu đau đẻ, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi ở bụng. Khoảng cách từ rôn hoặc khớp dính đến đỉnh tử cung rút ngắn dần so với những lần khám trước. Hiện tượng này xảy ra khi đầu thai nhi đã tiến vào Đường sinh. Sự thay đổi này thường được gọi là chuyển dạ.

Đừng Lo lắng nếu bạn không thấy minh có hiện tượng Chuyển dạ vì hiện tượng này không xảy ra với mọi phụ nữ, mọi trường hợp mang thai. Vì ngay trước khi bắt đầu đau Đẻ hoặc trong qua trinh đau đẻ mới Chuyển dạ cũng là tình trạng phổ biến.

Chuyển dạ vừa có lợi lại vừa bất lợi cho bạn. Lợi là ở chỗ, khi chuyển dạ, bụng trên sẽ có nhiều khoảng trống hơn. Do đó, Phổi sẽ có nhiều không gian để phồng to hơn, giúp cho việc Thở được dễ dàng hơn. Baats lởi chỗ, khi chuyển dạ, thai nhi xuống thấp dần sẽ gây sức ép lơn hơn lên xương chậu, bàng quang và trực tràng khiến bạn có cảm giác khó chịu hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kiểm tra cà cho biết vị trí của thai nhi: nằm trong khoang chậu hay cao hơn - nghĩa là thai nhi vẫn chưa tiến vào Đường sinh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chuyển biến nhanh chóng.

Nếu bác sĩ cho biết thai nhi đang ở trạng thái "trôi bồng bềnh" thì có nghĩa là một phần của thai nhi vẫn còn nằm cách xa Đường sinh (ống sinh sản).Tuy nhiên, vào thời điểm này, thai nhi thường không nằm cố định ở đường sinh. Nó vẫn có thể di chuyển khỏi các ngón tay của bác sĩ khi bác sĩ tiến Hành khám thăm dò.

Trải qua những cảm giác khó chịu

Đến thời điểm này của thai kỳ, một số phụ nữ cảm thấy như thể đứa bé sắp chui tọt ra. Nguyên nhân là do thai di chuyển sâu xuống đường sinh gây sức ép rất lớn. Một số phụ nữ mô tả cảm giác này như một sự tăng về áp lực.

Nếu bạn lo lắng về vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Có thể bạn phải được khám khoang chậu để xem đầu thai nhi đã xuống thấp đến đâu. Trong hầu hết các trường hợp, đứa trẻ chưa thể ra đời được. Tuy nhiên, do ngày càng xuống thấp, nên thai nhi gây sức ép lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn cảm nhận cách đây vài tuần.

Đến cuối tuần này, một cảm giác khó chịu khác nữa có thể phát sinh do sức ép ngày càng lớn của thai nhi. Một số phụ nữ cảm thấy như bị kim châm. Biểu hiện cụ thể của càm giác này là Ngứa râm ran, bị ép hoặc tê ở Xương chậu hoặc khoang chậu do áp lực từ thai nhi gây nên. Đây là một triệu chứng bình thường và bạn không nên lo lắng về nó.

Những cảm giác này có thể không được giải tỏa cho đến tận lúc đẻ. Bạn có thể nằm nghiêng sang một bên để giảm bớt sức ép lên xương chậu và các dây thần kinh, các mạch Máu và động mạch ở khoang chậu. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị.

Co bóp Braxton - Hichks và đau đẻ giả.

Hãy hỏi bác sĩ dấu hiệu nào là co bóp đau đẻ, những co bóp này có thể xuất hiện thường xuyên. Chúng tưng dần về thời lượng và cường độ. Bạn có thể cảm nhận từ những nhịp đều đều đến những co bóp đau thực sự. Nếu muốn, bạn hãy đo thời lượng từng hồi co bóp và tần số co bóp. Khi đến bệnh viện, hãy căn cứ một phần vào những kết quả đo này.

Co bóp Braxton - Hichks là những co bóp không gây đau, không theo nhịp mà bạ có thể cảm nhận được khi đặt tay lên bụng.

Những co bóp này thường bắt đầu sơm trong thai kỳ Mang thai với nhịp không ổn định. Khi mát xa khu vực tử cung, những co bóp này có thể tăng về tần số và cường độ. Giống như đau đẻ giả, co bóp Braxton - Hicks không phải là đau đẻ thực sự.

Đau đẻ giả thường xảy ra trước khi đau đẻ thực sự bắt đầu. Chúng thường diễn ra rất ngắn (dưới 45 giây một lần). Những co bóp kiểu này có thể gây khó chịu đến các phần khác nhau của cơ thể như háng, bụng dưới và lưng. Khi đau đẻ thật, co bóp tử cung sẽ gây đau bắt đầu từ đỉnh tử cung rồi lan ra toàn bộ tử cung, qua Lưng dưới rồi đến xương chậu.

Đau đẻ giả thường xuất hiện vào cuối thai kỳ Mang thai và nó cũng phổ biến ở những phụ nữ đã từng Mang thai và nó cũng phổ biến ở những phụ nữ đã từng mang thai và Sinh đẻ nhiều lần. Đau đẻ kiểu này thường ngắt nhanh như khi xuất hiện và dường như không gây nguy hiểm gì cho thai nhi.

Đau đẻ thật hay đau đẻ giả?

Vấn đề xem xét

 Đau đẻ thật

 Đau đẻ giả

Co bóp.

 Đều đặn.

 Không đều.

Tần số co bóp.

 Ngày càng tăng.

 Không tăng.

Cường độ co bóp.

 Ngày càng tăng.

 Không thay đổi.

Vị trí xảy ra co bóp.

 Toàn bộ khu vực bụng.

 Các khu vực khác nhau hoặc lưng.

Tác dụng của gây mê hoặc Thuốc giảm đau.

 Không làm ngắt cơn đau.

 Sau nhiều lần co bóp sẽ ngắt cơn

Thay đổi ở cổ tử cung.

 Cổ tử cung liên tục có những biến đổi (co lại hoặc giãn nở ra).

 Cổ tử cung không thay đổi.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Kết thúc thai kỳ mang thai cũng là lúc bắt đầu đau đẻ. Một số phụ nữ lo ngại (hoặc nghi ngờ) những hoạt động của họ có thể gây đau đẻ. Câu chuyện về những bà vợ gài đạp xe qua một con đường gập gềnh hoặc Đi bộ một quãng đường dài khi bắt đầu đau đẻ là không có thật.

Chúng tôi chắc một điều rằng việc Quan hệ tình dục và kích thích các núm Vú có thể gây đau đẻ thực sự trong một số trường hợp nhưng không phải với mọi phụ nữ. Tiến hành các hoạt động ngày bình thường (trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên nằm nghỉ) không gây đau đẻ trước khi đứa trẻ sẵn sàng chào đời. Ở những tuần tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về những vấn đề xung quanh hiện tượng có tính thời sự này.

Dinh dưỡng của bạn

Kiểm tra hàm lượng choresterol.

Thật lãng phí thời gian và công sức để kiểm tra hàm lượng choresterol trong thời gian mang thai. Lí do là trong thai kỳ mang thai, những thay đổi về hoóc môn làm cho hàm lượng choresterol trong Máu tăng. Bạn hãy đợi cho tới Sau khi sinh hoặc sau thai kỳ Cho con bú hãy kiểm tra hàm lượng choresterol trong máu.

Đồ ăn vặt giàu Vitamin A.

Khi muốn ăn vặt thứ gì đó, có thể bạn không nghĩ đến Khoai tây nướng nhưng đó lại là thứ ăn tuyệt vời. Khi ăn khoai tây, bạn có thể hấp thu được đạm, chất xơ, canxi, sắt, Vitamin B và Vitamin C. Hãy nướng mộ vài củ và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Hâm nóng một vài củ khi bạn thấy đói.  Bông cải cũng là nguồn thức ăn vặt khác giàu vitamin. Hãy ăn nó cùng với khoai tây nướng hoặc ăn cả hai thứ này với một ít Sữa chua thô, pho mát làm từ Sữa gạn kem hoặc kem chua không béo, bạn sẽ có một món ăn tuyệt vời.

Mách nhỏ.

Hãy đăng ký viện phụ sản trước để tránh đánh mất thời gian và tránh những bất tiện xảy ra khi đến viện sinh con. Hãy nhờ chồng bạn đăng ký trước phòng khám bác sĩ hoặc các lớp học tiền sinh sản. Nếu bác sĩ hoặc các nhân viên giảng dạy tại các lớp học không thể trả lời thắc mắc của bạn, hãy gọi đến bệnh viện để được giải đáp.

Thế nào là hiện tượng "ra Máu báo hiệu"?

Thông thường sau khi khám Âm đạo hoặc lúc bắt đầu đau đẻ sớm hoặc co thắt tử cung sớm, bạn sẽ bị chảy chút máu. Hiện tượng này gọi là ra máu báo hiệu, nó có thể xảy ra khi Cổ tử cung giãn và mở. Bạn sẽ không mất nhiều máu. Nhưng nếu điều này làm bạn lo lắng hoặc bạn có khả năng mất nhiều máu, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Cùng với việc ra máu báo hiệu, lúc mới đau đẻ, Âm đạo có thể tiết dịch nhày. Dịch nhầy này khác với dịch Nước ối tứa ra khi vỡ ối. Hiện tượng tiết dịch nhầy này không phải là tín hiệu cho thấy bạn sắp sinh hoặc sắp đau đẻ trong một vài giờ đồng hồ tới. Nó cũng chẳng nguy hại gì đến bạn và con bạn.

Tính thời gian mỗi cơn đau đẻ.

Hầu hết phụ nữ học được cách tính thời gian mỗi cơn đau đẻ từ các lớp học tiền Sinh sản hoặc từ bác sĩ của họ. Để biết mỗi cơn đau đẻ kéo dài bao lâu, hãy bắt đầu tính giờ từ lúc cơn đau đẻ bắt đầu cho đến khi ngắt cơn.

Bạn cũng nên nắm được tần số diễn ra các con đau đẻ. Vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều tranh cái. Bạn có thể chọn hai cách tính dưới đây, và hãy tham khảo bác sĩ xem nên áp dụng cách nào là tốt hơn:

Ghi lại khoảng thời gian từ lúc bắt đầu một cơn đau đẻ đến lúc bắt đầu một cơn đau đẻ tiếp theo. Cách này được áp dụng phổ biến nhất và cũng đáng tin cậy nhất.

Ghi lại thời gian từ lúc kết thúc một cơn đau đẻ và đến lúc bắt đầu cơn đau đẻ tiếp theo.

Tốt hơn là bạn, chồng bạn hoặc người cùng đi đến phòng đẻ với bạn nên tính thời gian các cơn đau đẻ trước khi gọi bác sỹ hoặc đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ muốn biết mỗi cơn đau đẻ kéo dài bao lâu và cứ sau bao nhiêu thời gian lại xuất hiện một cơn đau đẻ. Với những thông tin này, bác sĩ có thể quyết định khi nào bạn nên đến bệnh viện.

Thai 34 tuần tuổi

29.05.2009

Quá trình tăng trưởng tiếp tục đạt đỉnh cao: vào cuối tuần này, bé có thể sẽ dài tới 43,7cm (tính từ đầu tới chân). Vào lúc này, bé đã ở tư thế "trồng cây chuối" và sẽ còn có thể tiếp tục thay đổi tư thế.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này nặng khoảng 2 cân, cao khoảng 44cm. Bé đã sẵn sàng để chui ra ngoài - đầu bé đã chúc xuống dưới.

Các bác sĩ sẽ bắt đầu lưu ý đến vị trí bé nằm trong những tuần sắp tới vì một số bé có thể quay 180o (đầu lại quay lên trên) bất cứ lúc nào trong giai đoạn này.

Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau... để bé có thể "lọt" qua cổ tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Làn da của bé cũng bớt đỏ và ít nhăn nheo hơn.

Sự thay đổi của người mẹ

Nếu lần đầu tiên làm mẹ, đầu của bé có thể đã lọt xuống hố chậu và thúc vào tử cung. Nếu là lần mang thai tiếp theo thì điều này có thể chỉ xảy ra 1 tuần trước khi chuyển dạ và đôi khi chỉ xảy ra cho tới khi bắt đầu chuyển dạ.

Bạn lưu ý rằng chân, tay, mặt và mắt cá chân có thể hơi phù nề. Đây là tình trạng giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ấm và vào cuối ngày.

Thật kỳ lạ là việc uống nước thường xuyên, đều đặn sẽ giúp giảm phù nề. Cơ thể, đặc biệt là thận, và thai nhi cần rất nhiều nước vì thế nên uống thật nhiều.

Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Kế hoạch ưu tiên

Hãy làm cho cuộc sống trở nên đơn giản. Hãy "kiểm kê" lại mọi thứ trước khi đi mua sắm. "Nhắm" xem ai sẽ là người nấu nướng cho bạn trong những tuần đầu sau sinh.

Luôn mang theo số điện thoại của người thân, bác sĩ, hàng xóm và cả bệnh viện nơi bạn sinh.

Sắp xếp công việc để chăm sóc bé lớn trong khi mẹ đang bận với bé vừa sinh. Vật nuôi sẽ tiếp tục ở lại hay gửi nhà ai đó...?

Vấn đề tài chính cũng cần được lưu ý lúc này để khi sinh song, sản phụ không phải lo lắng nhiều.

Lời khuyên hữu ích

"Khi tôi cảm thấy buồn chán, tôi nằm xuống và xoa bụng. Và rồi, bé bắt đầu hưởng ứng. Tôi cảm thấy phấn chấn hẳn lên vì tôi có thể cảm nhận sự hiện diện của bé", một thai phụ chia sẻ.

Những việc cần lưu tâm

Hai bầu ngực của thai phụ đã bắt đầu tiết sữa? Xử trí như thế nào với tình trạng rỉ sữa non khi đang mang thai?

Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn và làm gì để khỏi bị được.

Bà bầu tẩm bổ quá dễ mắc đái tháo đường thai kỳ

05.12.2008

Khi thai 34 tuần, tự dưng Hiền thấy con không hay đạp như trước nữa nên đến bệnh viện phụ sản khám. Bác sĩ phát hiện thai nhi trong bụng cô bị dị dạng và nguyên nhân có thể vì Hiền mắc đái tháo đường thai kỳ do tăng cân quá nhanh.

Lấy nhau được hơn một năm mới có thai nên vợ chồng Hiền (Thanh Oai, Hà Nội), mừng lắm. Muốn con to, khỏe mạnh, Hiền rất chăm bồi bổ. Ngoài việc uống mỗi ngày 3 cốc sữa bầu, ai mách thức gì bổ dưỡng, tốt cho con, Hiền cũng cố ăn dù không thích. Có bầu 7 tháng, Hiền tăng 15 kg nhưng không hề e ngại vì nghĩ như thế mới tốt cho con. Cô không ngờ điều đó lại gây tai biến cho thai nhi trong bụng mình.

Hiền được các bác sĩ sản khoa giới thiệu đến khoa nội tiết - đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai để khám lại và tìm cách chữa trị. Tại đây, cô đã được các bác sĩ điều trị ổn định đường huyết, nhưng đứa con đã bị dị dạng thì không gì cứu vãn được, dù Hiền vẫn sinh thường và khỏe mạnh.

Chuyện của chị Trà, Gia Lâm, Hà Nội, cũng đau lòng không kém.

Hồi có thai lần đầu, chị khá khỏe nhưng đến tháng thứ 7 thì đẻ non và cháu bé không sống được. Chạy chữa mãi, hơn 2 năm sau chị mới có thai lại. Lần này chị đi khám thường xuyên và được phát hiện mình bị đái tháo đường thai kỳ. Chị nhờ một bác sĩ đa khoa có phòng khám tư theo dõi và được người này thường xuyên tiêm insulin lợn. Chị vẫn thấy con phát triển bình thường nhưng đến khi sinh thì cháu bé bị ngạt và cũng tử vong ngay.

Bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa, Trưởng khoa tiết niệu - đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, hiện nay, số thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ khá cao, cứ 100 phụ nữ mang thai thì có khoảng 5-7 người bị. Trước đây, nhiều trường hợp đẻ non, rau bong non, đa ối... xảy ra vì nguyên nhân này mà các bác sĩ cũng như thai phụ không biết.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường hoặc tăng đường huyết, xuất hiện lần đầu khi mang thai, thường ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều người sau khi sinh xong thì đường huyết trở lại bình thường nhưng cũng có người trở thành đái tháo đường thực sự.

Theo bác sĩ Hồng Hoa, bệnh này rất nguy hiểm với phụ nữ có thai vì nó không biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt để nhận biết và nhất là có thể gây tai biến nghiêm trọng cho cả mẹ và thai trong bụng cũng như lúc sinh.

Khi mẹ bị mắc đái tháo đường thai kỳ, thai có thể quá to (do dung nạp đường) hoặc không phát triển hay dị dạng đường thở. Khi được sinh ra, thai nhi dễ suy hô hấp, tử vong, bị hạ đường huyết hay vàng da sinh lý, đa hồng cầu, hạ canxi huyết... Khi trưởng thành, những em bé này dễ bị béo phì hay mắc đái tháo đường thực sự.

Bản thân người mẹ khi mắc bệnh cũng dễ tăng huyết áp, nếu không được kiểm soát tốt gây sản giật, đa ối, đẻ non, tai biến lúc đẻ, có khi nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, bác sĩ Hồng Hoa cũng khẳng định, nếu được phát hiện sớm, bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Những thai phụ mắc bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn một chế độ ăn đặc biệt và điều trị insulin người (Human insulin) để hạ đường huyết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tự theo dõi đường huyết của mình lúc đói và khoảng một hoặc hai giờ sau khi ăn.

Để phòng ngừa bệnh này, theo lời khuyên của bác sĩ, chị em khi mang thai phải đi khám thường xuyên, thử máu, nước tiểu. Ở tuần 24-28, các bà bầu nên đến cơ sở chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường để làm nghiệm pháp tăng đường huyết, chẩn đoán xem có bị bệnh hay không để các bác sĩ có cách kiểm soát và điều trị hợp lý.

Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ là những người vốn béo phì, thừa cân từ trước khi mang thai, tiền sử trong gia đình có người đái tháo đường, có bệnh rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp. Đặc biệt, một số chị em lại bị bệnh vì tẩm bổ quá nhiều, tăng cân quá nhanh.

Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa, hầu như thai phụ nào mắc bệnh này cũng ở trong tình trạng thừa cân.

Vì thế, bà khuyên, các bà mẹ tương lai cần có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng chất nhưng không nên ăn quá nhiều, cần kết hợp với vận động để cơ thể khỏe mạnh và không tăng cân nhiều và nhanh quá.

Ngoài ra, những người bị đái tháo đường thai kỳ đã được kiểm soát, sinh con khỏe mạnh thì sau khi sinh 6 tuần vẫn cần quay lại cơ sở chuyên khoa để tầm soát lại bệnh.

Thai 35 tuần tuổi

09.11.2009

Thai nhi lớn cỡ nào?

Tại thời điểm này, Thai nhi nặng khoảng 2,5 kg, chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông là 33 cm, chiều dài từ đầu đến Chân ước chừng là 45cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Vào tuần này, khoảng cách từ Rốn của bạn đến đỉnh Tử cung là khoảng 15cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35cm, cân nặng của bạn có thể tăng trong khoảng từ 10,8 đến 13kg.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Trong thời gian này các ông bố có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về vai trò của mình trong cuộc vượt cạn. Có một số việc bạn nên làm trong thời gian trước khi đứa trẻ chào đời như chuẩn bị máy quay phim ghi lại ngày chào đời của bé, hoặc cùng mẹ chuẩn bị các đồ dùng cần thiết. Tất nhiên cũng có một số ông bố không thích vai trò quan trọng này và điều này cũng là rất bình thường.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thai nhi nặng bao nhiêu?

Có lẽ bạn đã một lần hỏi bác sĩ về cân nặng của thai nhi tại thời điểm nào đó hoặc lúc chào đời. Đây là một thắc mắc thường gặp nhất ở các bà mẹ Mang thai sau thắc mắc về Giới tính của thai.

Có thể bạn ngày càng đồ sộ hơn. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng của thai nhi và Nhau thai cũng như sự gia tăng lượng Nước ối. Chính những nhân tố này làm cho việc xác định cân nặng của thai nhi trở nên khó khăn hơn.

Sử dụng phương pháp Siêu âm để xác định cân nặng của thai nhi.

Bằng siêu âm, các bác sĩ có thể ước lượng được cân nặng của thai nhi nhưng cách ước lượng này thường có rất nhiều sai sót. Ngày nay, tính chính xác của việc xác định cân nặng của thai nhi qua Siêu âm đã được cải thiện. Việc phán đoán chính xác cân nặng của thai nhi có thể mang lại nhiều điều tích cực.

Các bác sĩ đã sử dụng một số cách tính toán theo các công thức hoặc trong các chương trình máy tính để xác định cân nặng của thai nhi, bao gồm đo Đường kính đầu thai, chu vi đầu thai, chu vi bụng, chiều dài xương đùi, và một số các số đo khác.

Mặc dù được coi là phương pháp hiệu quả để xác định cân nặng của thai nhi nhưng Siêu âm vẫn có những sai số (khoảng 225gr) ổ mỗi số đo.

Thai nhi có chui lọt âm đạo? Dù bác sĩ hoặc siêu âm đã ước tính trước Trọng lượng của thai nhi, nhưng chúng tôi không thể nói chắc chắn liệu thai nhi có quá to so vớ Âm đạo hay bạn có phải mổ Đẻ hay không. Thông thường, bạn cần phải rặn để thử Đẻ xem thai nhi có vừa khoang chậu và có thể chui tọt qua Âm đạo hay không.

Những phụ nữ có kích thước trung bình hoặc trên trung bình, nếu thai nhi nặng từ 2,7 đến 2,9 kg, nó sẽ không thể chui tọt qua khoang chậu. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy những phụ nữ mảnh mai nhiều trường hợp vẫn có thể sinh được đứa trẻ nặng khoảng 3,4 kg hoặc nặng hơn mà không gặp nhiều khó khăn. Cách kiểm tra tốt nhất để biết thai nhi có thể chui lọt qua khoang chậu hay không là rặn đẻ thử.

Những thay đổi trong bạn.

Những thay đổi về tâm lý cuối thai kỳ.

Khi gân đến ngày sinh, bạn và chồng bạn có thể cảm thấy Lo lắng hơn về những gì sắp tới. Thậm chí tính khí bạn có thể thay đổi thất thường hơn mà không vì lý do gì. Bạn có thể nóng nảy hơn, dẫn đến sự Căng thẳng nặng nề trong các mối quan hệ của bạn. Bạn cũng bận tâm đến những thứ không có gì là quan trọng. Vào những tuần cuối của thai kỳ, bạn có thể càng lo lắng hơn về sức khỏe và tình trạng thai nhi. Thêm vào đó, bạn còn lo sợ làm thế nào bạn có thể chịu đựng được đau đẻ và làm thế nào để sinh con, bạn băn khoăn liệu mình có trở thành một Người mẹ tốt, có nuôi dạy con một cách hợp lý hay không.

Khi những cảm xúc tâm lý này ngự trị trong bạn, bạn cũng sẽ nhận thấy Cơ thể mình ngày càng đồ sộ hơn và bạn không thể làm được nhiều việc như trước đây vẫn thường làm. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hơn và không thể ngủ ngon. Những tình trạng này có thể xuất hiện cùng một lúc khiến tính khí bạn thay đổi rất nhanh từ thái cực này đến thái cực khác.

Làm thế nào để đối phó với những thay đổi tâm lý này? Thay đổi tâm lý xảy ra trong thai kỳ này là chuyện thường tình, đừng nghĩ rằng chỉ bạn mới có những thay đổi như vây. Những phụ nữ Mang thai khác và chồng bọ cũng đang băn khoăn về vấn đề này.

Hãy Tâm sự với chồng bạn về những lo ngại của bạn. Cho anh ấy biết cảm giác và tình trạng của bạn. Bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết chồng bạn quan tâm tới bạn, thai nhi và vai trò của anh ấy trong quá trình đau đẻ và sinh nở của bạn như thế nào. Bằng việc tâm sự về những vấn đề này, chồng bạn như thế nào. Bằng việc tâm sự về những vấn đề này, chồng bạn có thể dễ dàng hiểu những gì bạn đang trải qua, kể cả sự thay đổi đổi tính khí thất thường và những lúc Khóc không vì lý do gì.

Hãy trao đổi những vấn đề về tâm lý với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ có thể sẽ trấn an Tinh thần bạn rằng mọi thứ đang diễn ra là bình thường. Hãy tận dụng những gì đã học được từ các lớp học tiền Sinh sản và những thông tin hiện tại về Mang thai và sinh đẻ.

Những biến đổi về tâm lý thường xuyên xảy ra, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho nó. Hãy nhờ chồng bạn, Y tá tại phòng khám của bác sĩ và bác sĩ giải thích cho bạn hiểu tình trạng nào là bình thường và bạn nên làm gì khi tính khí thay đổi.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Chuẩn bị cho sự chào đời của bé.

Vào thời điểm này, bạn thường cảm thấy một chút hồi hộp khi nghĩ tới lúc đẻ. Bạn cũng có thể thấy Sợ hãi không biết khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc khi nào cần đến bệnh viện. Đừng do dự trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trong các lần đến khám trước khi sinh. Bác sĩ sẽ cho bạn biết các dâu hiệu cần được theo dõi. Trong các lớp học tiền sinh sản, bạn cũng nên học cách nhận biết dấu hiệu đau đẻ và khi sinh sản, bạn cũng nên học cách nhận biết dấu hiệu đau đẻ và khi nào nên gọi cho bác sĩ hoặc khi nào nên đến bệnh viện.

Bạn có thể bị vỡ ối trước khi đau đẻ. Trong hầu hết các trường hợp vỡ ối, bạn sẽ thấy có một luồng nước tứa ra từ âm hộ, sau đó rỉ ra đều đặn. (xem tuần 33).

Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, bạn nên chuẩn bị Hành lý sẵn sàng cho việc sinh đẻ. Xem liệt kê một số thứ nên chuẩn bị ở tuần 36, nhờ đó bạn sẽ có được những thứ cần thiết khi bạn đến bệnh viện.

Trao đổi với chồng bạn để tìm ra cách tốt nhất liên lạc được với anh ấy trong trường hợp bạn đau đẻ. Nếu bạn hoặc chồng bạn sử dụng Điện thoại di động thì việc liên lạc sẽ dễ dàng nhất. Bạn cũng có thể bảo chồng bạn cùng đi trong những lần Khám thai định kỳ.Các ông chồng cũng nên mang theo máy nhắn tin nếu họ thường xuyên ở cách xa điện thoại trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên làm gì nếu bạn nghĩ mình đã bắt đầu đau đẻ. Liệu gọi cho bác sĩ có phải là cách tốt nhất? Bạn có nên đến thẳng bệnh viện ? có nên gọi cho dịch vụ giải đáp thắc mắc? Bằng việc hiểu được những gì và khi nào cần làm, bạn có thể cảm thấy thư giãn và bớt lo lắng khi bắt đầu đau đẻ.

Đăng ký trước bệnh viện. Bác sỹ đã ghi lại hầu hết những gì xảy ra với bạn trong suốt thai kỳ mang thai và thường lưu lại một bản sao trong phòng đẻ.

Sẽ rất hữu ích và tiết kiệm thời gian nếu bạn đăng ký phòng đẻ tại bệnh viện trước ngáy sinh một vài tuần. Bạn có thể lấy mẫu đăng ký từ phòng khám của bác sĩ hoặc từ bệnh viện. Việc đăng ký bệnh viện trước khi đau đẻ là rất sáng suôt vì khi vào đến viện vào lúc đau đẻ, bạn sẽ rất vội vàng và phải lo nhiều vấn đề khác.

Bạn nên biết trong Mẫu đơn đăng ký trước bệnh viện, có thể không bao gồm một số thông tin nhất định dưới đây:

Nhóm Máu và nhân tố Rh.

Thời điểm xuất hiện kỳ Kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang thai và ngày sinh chính xác của bạn.

Thông tin chi tiết về bất kỳ lần mang thai nào trước đây, bao gồm cả những biến chứng xảy ra.

Tên bác sĩ.

Tên bác sĩ nhi khoa.

Dinh dưỡng của bạn.

Cơ thê bạn tiếp tục đòi hỏi bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất để đáp ứng vơi sự phát triển của thai nhi. Thậm chí bạn cần nhiêu hơn nữa nếu bạn cho con bú. Trang sau là hiểu đồ nhu cầu Vitamin và khoáng chất hàng ngày trong thời gian mang thai và cho con bú. Bạn cũng cần nhận thức được sự cần thiết của việc duy trì ăn uống đủ dinh dưỡng, vì sức khỏe của bạn và con bạn.

Những điều bạn nên biết thêm.

Thế nào là hiện tượng nhau thai trước?

Nhau thai trước là hiện tượng nhau thai nằm sát cổ tử cung, bao lấy cổ tử cung. Tình trạng này ít xảy ra, tỉ lệ chỉ là 1 trên 700 trường hợp mang thai. Minh họa ở trang trước cho thấy hình ảnh nhau thai trước.

Tình trạng nhau thai trước rất nguy hiểm vì nó gây nguy cơ chảy Máu nhiều. Và hiện tượng chảy Máu có thể diễn ra trong Thời kỳ mang thai hoặc trong quá trình đau đẻ.

Nhu cầu Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Vitamin và chất khoáng

 Thời kỳ mang thai

 Thời kỳ cho con bú

A

 800mcg

 1300mcg

B1

 1,5mg

 1,6mg

B2

 17mg

 1,8mg

B3

 17mg

 20mg

B6

 2,2mg

 2,2mg

B12

 2,2mcg

 2,6mcg

C

 70mg

 95mg

Canxi

 1200mg

 1200mg

D

 10mcg

 10mcg

E

 10mg

 12mg

Axit Floic

 400mcg

 280mcg

Sắt

 30mg

 15mg

Ma-giê

 320mg

 355mg

Phốt pho

 1200mg

 1200mg

Kẽm

 15mg

 19mg

Đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng nhau thai trước. Tuy nhiên, có một số nhân tố được cho là gây nguy cơ nhau thai trước rất cao như tiền sử mổ đẻ, tiền sử nhiều lần mang thai và tuổi bà mẹ cao.

Các triệu chứng của nhau thai trước. Triệu chứng điển hình báo hiệu tình trạng nhau thai trước là chảy máu âm đạo nhưng không bị đau và dạ con không co thắt. Các triệu chứng này thường không xuất hiện cho đến cuối quý hai (cuối tháng 6) của thời gian mang thai, hoặc khi Cổ tử cung mở ra, giãn ra đồng thời làm giãn nhau thai.

Hiện tượng chảy máu nhiều trường hợp rất nghiêm trọng có thể xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước nào. Nó bắt đầu khi tử cung mở rộng đi kèm với những cơn đau đẻ sớm hơn dự kiến và theo đó là chảy máu.

Ở nửa sau của thai kỳ, nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo thì nguy cơ bị nhau thai trước khá cao. Hiện tượng này không thể chỉ chẩn đoán thông qua khám ngoài vì việc thăm dò Xương chậu đôi khi còn gây chảy máu nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm để phát hiện nhau thai trước. Ở nử sau của vòng thai, kết quả siêu âm chính xác hơn vid khi đó tử cung và nhau thai đều to hơn, dễ quan sát hơn.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên tiến hành khám phá dò xương chậu khi bạn bị nhau thai trước, điều này cũng cần được đặc biệt lưu ý khi bạn đến bệnh viện hoặc đến khám ở một bác sĩ khác.

Nếu bị nhau thai trước, nguy cơ đẻ ngược là khá cao. Vì lý do này, và để khống chế chảy máu, các bác sĩ thường tiến hành mổ đẻ. Mổ đẻ trong trường hợp bị nhau thai trước giúp đứa bé chào đời an toàn và dễ dàng hơn, đồng thời có thể tách bỏ nhau thai ra ngoài, giúp tử cung co bóp trở lại và hạn chế tối thiểu sự chảy máu.

Mách nhỏ tuần 35.

Các loại áo lót được thiết kế dành riêng cho các bà mẹ mang thai Ngực ngày càng to ra rất tiện cho bạ mặc cả Ban ngày cũng như Ban đêm khi bạn đi ngủ

Thai 35 tuần tuổi

05.06.2009

Nếu lo lắng về khả năng sinh sớm thì hãy tự tin lên nhé vì hầu hết trẻ chào đời sau 35 tuần tuổi đều khỏe mạnh. Phổi của bé lúc này đã hoàn thiện, sẵn sàng cho quá trình chào đời và nếu có bất kỳ vấn đề gì cũng rất dễ điều trị.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này nặng khoảng 2,2kg và "cao" khoảng 45cm. Mỡ đang được bồi đắp dưới da để giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ.

Nếu bạn chưa từng nói chuyện với bé thì đây là thời điểm bắt đầu - ở tuần thứ 35 khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Một số bằng chứng cho thấy trẻ mới sinh sẽ chú ý hơn với những âm thanh ở tần số cao.

Đừng quá căng thẳng về nguy cơ sinh non nữa nhé. Bởi 99% trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì lớn. Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé vẫn còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối.

Sự thay đổi của mẹ

Cảm giác râm ran và tê dần dần ở xương chậu có thể xuất hiện - đó là do áp lực của thai nhi lên các dây thần kinh ở khu vực này. Cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi và tham gia các lớp học cách mát xa. Nếu cảm thấy ngày càng khó chịu thì cần trao đổi với bác sĩ.

Kế hoạch hàng đầu

Ngày trọng đại chỉ còn đúng 1 tháng nữa. Nếu dự định sinh bé ở bệnh viện thì đây là thời điểm thích hợp để làm 1 "tour" tham quan bệnh viện nơi bạn dự sinh và tìm hiểu về quá trình chuyển dạ trước khi sinh.

Chuẩn bị đồ dùng sẵn sàng để vào viện.

Lời khuyên hữu ích

"Vào những ngày cuối của giai đoạn thai kỳ, trở mình trên giường thực sự là một cơn ác mộng đối với tôi. Tôi đã thử mặc 1 bộ quần áo ngủ rộng rãi chất vải satin và kết quả là cảm thấy việc thay đổi tư thế trở nên dễ dàng hơn", một bà bầu chia sẻ.

Quan hệ cộng đồng

Hãy gọi điện cho tất cả các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trong giai đoạn đầu mà bạn biết để hiểu thêm về quá trình chuyển dạ và sinh nở sẽ như thế nào; giải quyết mọi lo lắng với đứa con mới sinh như thế nào...

Những việc cần lưu tâm

Có thể cho con bú nếu núm vú bị tụt vào trong?

Nguy cơ bị herpes trong quá trình mang thai.

Những lo lắng thường gặp

Tôi đang có kế hoạch dọn dẹp, sắp xếp lại ngôi nhà trước khi bé chào đời. Có những lưu ý nào cần ghi nhớ khi sắp chuyển dạ không?

Hãy kiểm tra danh sách những đồ bạn định mang vào viện, những gì cần sắm cho bé.

Nếu quyết định sinh ở bệnh viện thì cần phải kiểm tra tuyến đường sẽ đi, xem tới bệnh viện mất bao nhiêu lâu, có thể bị tắc đường không? Tốt nhất nên hỏi bác sĩ thời điểm nào vào viện là tốt nhất và lựa chọn một bệnh viện gần nhà. Ai sẽ là người đưa bạn tới bệnh viện, nếu người chồng quá căng thẳng thì hãy gọi taxi thay vì để chồng lái xe.

Nhà cửa thì nên thu xếp gọn gàng, sạch sẽ sao cho ít muỗi, kiến và các loại côn trùng có thể "tiếp cận" với bé nhất. Nếu dùng các loại thuốc xịt diệt côn trùng thì nên thực hiện khi nhà không có người và chỉ quay trở lại sau thời điểm phun thuốc là vài giờ.

Thai 36 tuần tuổi

09.11.2009

Thai nhi lớn cỡ nào?

Lúc này, Thai nhi nặng khoảng 2,75kg và chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông là 34cm, chiều dài toàn thân 46cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Vào tuần này, khoảng cách từ Rốn đến đỉnh Tử cung là khoảng 14cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính khoảng 36 cm. Bạn có thể cảm giác như khoang bụng không còn một khoảng trống nào nữa. Trong những tuần cuối này, tử cung ngày càng lớn do kích thước thai nhi bên trong ngày càng to. Tử cung lúc này có thể nhô cao gần đến xương sườn.

Mách nhỏ cho tuần 36

Đây là thời gian để bạn tìm cho con mình môt bác sĩ nhi khoa. Bạn có thể tham khảo các tài liệu do bác sĩ của bạn cung cấp, hỏi gia đình, bạn bè hoặc những người cùng học tại lớp học tiền Sinh sản với bạn giới thiệu cho bạn bác sĩ nhi khoa vẫn thường chăm sóc con họ.

Thai nhi trưởng thành và phát triển như thế nào?

Sự hoàn thiện của Phổi và hệ hô hấp.

Một trong những Giai đoạn quan trọng sự phát triển của thai là sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp. Nếu bị Đẻ non, trẻ rất dễ mắc phải hội chứng suy hô hấp ngaytwf khi mới sinh. Hiện tượng này còn được gọi là bệnh viêm màng phổi. Trong trường hợp này phổi phát triển không hoàn thiện, thai nhi không có khả năng tự Thở mà cần có sự hỗ trợ của máy trợ thở, bình ô xy.

Ở thập kỷ 70 của thế kỷ 20 các nhà khoa học đã tìm ra hai phương pháp để đánh giá sự hoàn thiện của phổi, cả hai phương pháp để đánh giá sự hoàn thiện của phổi, cả hai phương pháp này đều tiến Hành chung một xét nghiệm là chọc ối. Phương pháp thứ nhất dựa trên tỉ lệ L/S (Lecxithin/ Sphingomyelin - 2 nhân tố chứa trong Nước ối), bác sĩ có thể xác định trước sau khi chào đời, thai nhi có thể tự thở được hay không.

Phương pháp đánh giá dựa trên qua tỉ lệ L/S này thường chỉ đạt độ chính xác khi thai nhi đạt 34 tuần tuổi trở lên. Ở thời điểm đó mối quan hệ giữa hai nhân tố trong Nước ối đã thay đổi. Hàm lượng lecithin tăng lên trong khi lượng sphingomyelin vẫn giữ nguyên. Tỷ lệ giữa 2 nhân tố này sẽ cho biết mức độ hoàn thiện của phổi.

Kiểm tra PG (phosphatidyl gly - xê- rin) là phương pháp thứ 2 mà các bác sĩ dùng để xác định độ hoàn thiện của phổi của thai nhi. Phương pháp này có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nếu yếu tố PG có trong nước ối (kết quả tích cực) thì có thể kết luận trẻ chào đời không bị mắc chứng suy hô hâp.

Các tế bào nhất định có trong phổi của thai nhi sẽ sản xuất ra các chất hóa học thiết yếu cho hô hấp ngay khi vừa chào đời. Trẻ sơ sinh tự thở được là nhờ một phần rất quan trọng vào một nhân tố hóa học có hoạt tính bề mặt. Phổi của trẻ sơ Sinh đẻ non thường không chứa nhân tố này. Nhân tố này có thể được sản sinh trực tiếp trong phổi để chống lại hội chứng suy hô hấp, đồng thờ nhân tố này cũng luôn đầy đủ cho thai nhi hâp thụ. Nhiều trường hợp trẻ sơ Sinh đẻ non nếu được tiế nhân tố có hoạt tính bề mặt này vẫn có thể tự thở mà không cần đến các loại máy hỗ trợ.

Những thay đổi trong bạn.

Chỉ còn 4 đến 5 tuần nữa là đến ngày sinh tính theo lích của bạn. Trong thời điểm này, bạn sẽ rất Lo lắng về việc sinh nở. Tuy nhiên, đừng yêu cầu bác sĩ kích thích Đẻ cho bạn.

Bạn có thể đạt mức Tăng cân từ 11,25 đến 13 kg, mà vẫn còn khoảng 1 tháng Mang thai cuối cùng nữa. Tuy  nhiên, cũng là điều bình thường nếu trong những lần khám định kỳ theo tuần từ thời điểm này trở đi, Trọng lượng của bạn không tăng thêm nữa.

Cho đến thời điểm này, lượng nước ối bao quanh thai nhi đã đạt đến mức tối đa. Trong những tuần tiếp theo thai nhi đã đạt đến mức tối đa. Trong những tuần tiếp theo thai nhi vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên một lượng nước ối lại bị Cơ thể bạn hấp thụ ngược trở lại. Điều này làm cho lượng nước ối bao bọc bào thai giảm,  theo đó, các khoảng trống dành cho thai nhi di chuyển cũng ít đi. Bạn có thể có cảm giác khác về sự cử động của thai nhi. Một số phụ nữ cảm thấy đứa con trong bụng họ không hoạt động nhiều như trước.

Đau đẻ là gì?

Tìm hiểu đôi chút về quá trình đau đẻ là một việc rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết được khi nào mình đau đẻ và biết phải làm gì cơn đau đẻ bắt đầu. Nguyên nhân nào dẫn tới đau đẻ? Vì sao lại đau đẻ?

Rất tiếc là chúng tôi lại không có câu trả lời xác đáng cho vấn đề này vì nguyên nhân gây ra những cơn đau đẻ hiện vẫn chưa được tìm ra. Có rất nhiều lý thuyết giải thích nguyên nhân dẫn đến đau đẻ. Một trong số đó cho rằng các loại hoóc môn do cả bà mẹ và thai nhi sản xuất ra đã "châm ngòi" cho hiện tượng này. Một lý thuyết khác lại là chính cơ thể của bào thai đã sinh ra loại hoóc môn làm tử cung co thắt

Đau đẻ được định nghĩa là quá trình mở dần Cổ tử cung (giãn và nở). Đau đẻ xuất hiện do cơ ở tử cung co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài. Khi Mang thai đã được đẩy ra, cổ tử cung sẽ giãn.

Nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy tử cung thắt lại, co bóp hoặc bị ép mạnh, nhưng đó không thực sự là đau đẻ cho tới khi diễn ra một số thay đổi ở cổ tử cung. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn về các giai đoạn của quá trình đau đẻ. Các bạn hãy tham khảo để biết khi bạn sắp sinh con.

Ba giai đoạn của quá trình đau đẻ. Có 3 giai đoạn rõ rệt trong quá trình đau đẻ.

Giai đoạn 1: giai đoạn một bắt đầu với những cơn co thắt tử cung dài, liên tục với cường độ mạnh làm mở cổ tử cung. Giai đoạn 1 kết thúc khi cổ tử cung đủ mở (thường khoảng 10 cm) để đầu thai nhi có thể chui lọt.

Giai đoạn 2: giai đoạn của quá trình này bắt đầu khi cổ tử cung mở hoàn chỉnh 10 cm và kết thúc khi đứa trẻ chào đời.

Giai đoạn 3: giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi đứa trẻ chào đời và kết thúc khi Nhau thai và màng ối được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ.

Một số bác sĩ cho rằng quá trình này gồm 4 giai đoạn, giai đoạn thứ 4 là khoảng thời gian sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài, tử cung co bóp trở lại. Sự co bóp của tử cung là rất quan trọng trong việc khống chế chảy Máu Sau khi sinh sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài.

Quá trình đau đẻ kéo dài bao lâu? Thời gian đau đẻ qua 2 giai đoạn - 1 và 2  của quá trình đau đẻ, từ khi cổ tử cung mở rộng đến khi hoàn tất việc sinh nở là khoảng từ 14- 15 tiếng, có thể kéo dài hơn ở những trường hợp Sinh con lần đầu. Thời gian đau đẻ của nhiều phụ nữ có thể ngắn hơn, không phải trường hợp nào cũng là 14 đến 15 tiếng.

Các bà mẹ từng sinh nở một hoặc hai lần thường đau đẻ nhanh hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thời gian đau đẻ trung bình thường giảm đi vài tiếng đồng hồ ở những lần sinh thứ 2 và thứ 3.

Cũng có những phụ nữ chỉ mất khoảng từ 1 đến 2 tiếng để đau đẻ và Sinh con nhưng lại có những phụ nữ phải mất 18, 20, 24 tiếng hoặc lâu hơn nữa.

Chúng tôi không thể đoán trước được khoảng thời gian đau đẻ của từng phụ nữ, bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn nhưng chắc rằng câu trả lời nhận được cũng chỉ là một sự phỏng đoán.

Mách nhỏ các ông bố.

Hãy tự chuẩn bị cho mình những đồ dùng cần thiết như tạp chí, danh bạ điện thoại, quần áo, máy quay phim, film, mua pin mới, đồ ngủ, thẻ điện thoại, đồ ăn nhanh, các thông tin về bảo hiểm, gối và cả tiền mặt nữa.

Các hoạt động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Chọn bác sĩ cho bé.

Ở thời điểm này bạn cần phải chọn bác sĩ cho bé. Bạn có thể chọn bác sĩ nhi khoa - bác sĩ chuyên khám chữa bệnh cho trẻ em, hoặc chọn một bác sĩ gia đình. Nếu trong suốt thời gian mang thai, bạn đều khám tại bác sĩ Gia đình và bạn muốn chính bác sĩ này sẽ chăm sóc cho con bạn thì không  phải băn khoăn gì nhiều, hãy chọn luôn bác sĩ cho bé.

Sẽ rất tốt để gặp gỡ trao đổi với bác sĩ trước khi sinh,  hầu như các bác sĩ nhi khoa đều ủng hộ điều này. Đâ cũng là khoảng thời gian tốt cho cả bạn và chồng bạn để làm quen với bác sĩ mới và được giải đáp một số thắc mắc trước khi sinh.

Lần khám đầu tiên rất quan trọng. Lần khám này là thời điểm lý tưởng để bạn và chồng bạn cùng chia sẻ những băn khoăn và thắc mắc của các bạn với bác sĩ về vấn đề chăm sóc cho con và tìm những lời khuyên bổ ích. Bạn cũng có thể trao đổi về các học thuyết của bác sĩ, tìm hiểu lịch làm việc và thời gian bác sĩ có thể trả lời điện thoại, đồng thời thể hiện rõ điều bạn mong muốn từ bác sĩ.

Khi bé chào đời, bác sĩ nhi khoa của bé sẽ được thông báo để đến bệnh viện kiểm tra tình trạng của bé. Bạn phải đảm bào rằng bác sĩ nhi khoa của bé ở bệnh viện hoặc phòng khám trước và sau khi sinh là cùng một người.

Nếu bạn là thành viên của HMO và có hội các bác sĩ nhi khoa, hãy đến gặp một trong số họ. Nếu bạn có xích mích với bác sĩ hoặc không thể trực tiếp gặp để trao đổi với bác sĩ về những vấn đề quan trọng, bạn có thể chọn bác sĩ nhi khoa khác. Hãy hỏi Luật sư của bạn để biết thêm thông tin và xin những lời khuyên cần thiết.

Phân tích kết quả cuộc gặp với bác sĩ nhi khoa. Một số vấn đề có thể được giải quyết chỉ bằng việc phân tihcs cảm nhận của bạn sau lần gặp gỡ trao đổi với bác sĩ. Dưới cảm nhận của bạn sau lần gặp gỡ đối với bác sĩ. Dưới đây là một số điều mà bạn và chồng bạn nên trao đổi với nhau sau cuộc gặp gỡ với bác sĩ nhi khoa.

Thái độ và lý luận của bác sĩ có chấp nhận được không? Ví dụ như về cách sử dụng Thuốc kháng sinh và các phương thuốc khác, các cách chăm sóc trẻ và các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo có liên quan?

Bác sĩ có hiểu chúng ta muốn nói không?

Ông ấy có quan tâm đến vấn đề mà chúng ta đang trao đổi với ông không?

Chúng ta có cảm thấy thoải mái với ông ấy không?

Phòng khám có tiện nghi, sách sẽ và đủ ánh sáng hay không?

Nhân viên của ông ấy có niềm nở, hợp tác và dễ chia sẻ hay không?

Bằng cách chọn bác sĩ cho bé trước khi chào đời, bạn có cơ hội quyết định ai là người tham gia vào trọng trách nặng nề này. Nếu bạn không lựa chọn trước, bác sĩ Đỡ đẻ hoặc nhân sự bệnh viện sẽ chỉ định một bác sĩ nào đó cho bạn. Một lý do nữa cho bạn chọn bác sĩ trước cho bé là nếu con bạn có bị biến chứng gì thì ít nhất bạn cũng đã gặp và trao đổi được với người sẽ điều trị cho bạn.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn đang ngày càng gần những ngày cuối cùng của thai kỳ, vì thế, bạn càng phải chú ý nhiều hơn nữa vấn đề Dinh dưỡng so với các giai đoạn trước của thai kỳ mang thai. Bạn có thể cảm thấy chán ngán những món vẫn thường ăn. Thai nhi ngày càng lớn, và dường như bạn chẳng còn bao nhiêu chỗ trống cho thức ăn, dẫn đến chúng ợ nóng và khó tiêu.

Đừng lo là vấn đề Dinh dưỡng của bạn, hãy chú ý đến những gì bạn ăn. Hãy cảnh giác với những thứ ăn vào để tiếp tục cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con bạn trước khi chào đời.

Một ngày, hãy cố gắng ăn một bữa ra có lá màu xanh đậm, một bữa ăn các loại Thực phẩm hoặc Nước trái cây giàu Vitamin C, một bữa các loại thức ăn giàu Vitamin A (những loại thực phẩm có màu vàng như: Khoai lang, cà rốt, dưa vàng, đó là nguồn cung cấp Vitamin A rất dồi dào) và nhớ duy trì uống nhiều nước.

Những điều bạn nên biết thêm.

Thai nhi nằm ở vị trí nào?

Vào giai đoạn nào của quá trình Mang thai bác sĩ có thể cho bạn biết vị trí nằm của thai, ví dụ đầu thai quay xuống phía dưới hay thai sẽ bị đẻ ngược? Ở thời điểm nào thai sẽ nằm đúng vị trí mà nó nên nằm để chuẩn bị chào đời?

Thường thì từ giữa tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, bạn có thể cảm nhận được đầu thai nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn. Một số phụ nữ lại có thể cảm nhận được một số bộ phận khác của thai sớm hơn khoảng thời gian nay. Tuy nhiên, ở thời điểm này, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để xác định đó chính xác là đầu thai.

Vị trí thai với đầu nằm gọn trong khung Xương chậu trước khi sinh. Đây là vị trí thuận lợi (xem hình minh họa).

Đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Bạn sẽ có những cảm nhận rõ ràng về đầu thai nhi, nó khác xa với cảm nhận của một bác sĩ gặp phải một ca đẻ ngược, vì nếu đẻ ngược sẽ có cảm giác tròn và mềm.

Bắt đầu từ tuần 32- 34 bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.

Ở tuần thứ 34- 36 của thời gian mang thai, thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí  mà nó sẽ nằm trước khi chào đời. Nếu bạn bị thai  ngược tuần thứ 37, thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều. Tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra.

Chuẩn bị hành lý vào bệnh viện.

Việc chuẩn bị hành lý vào viện thường rất mệt mỏi và bạn cũng không muốn sửa soạn quá sớm để những gói hành lý cứ đập vào mắt bạn. Nhưng bạn cũng không muốn để đến tân phút chót, túm tất cả đồ đạc lại thành một đống hỗn độn và rồi để quên mất một số thứ quan trọng.

Thời gian tốt nhất để sắp xếp đồ đạc là khoảng 3-4 tuần trước ngày sinh dự kiến. Hãy gói tất cả những thứ bạn và người cùng đến phong đẻ với bạn cần, đồ dùng cần thiết cho con bạn sau khi sinh và các đồ đạc Cá nhân cần thiết trong thời gian nằm viện.

Có rất nhiều tứ bạn cần đến, danh mục đồ dùng sau đây gần như bao gồm tất cả những gì cần thiết:

 Các mẫu đăng ký hoặc bảo hiểm đã hoàn thiện, thẻ bảo hiểm.

Tất dày để đi trong phòng hộ sinh.

Một vài tờ báo để đọc khi chờ đợi.

Váy ngủ hoặc áo ngủ chất liệu cotton cho lúc sinh.

Kẹo, dầu thơm, Nước hoa quả để dùng trong khi sinh.

Sách báo, tạp chí.

Thuốc ngửi mũi.

Một hoặc 2 chiếc Váy ngủ dùng sau khi sinh.

Dép Lê đi trong nhà đế cao su.

Áo choàng dài để mặc khi đi ra ngoài hành lang.

2 áo nịt Ngực (và các phụ kiện nếu bạn cho con bú).

3 đôi quần xi líp.

Các đồ dùng cá nhân của bạn: bàn chải đánh răng, lược, thuốc đánh răng, dầu gội đầu, máy sấy tóc, xà bông, quạt.

Cặp Tóc hay búi Tóc nếu Tóc bạn dài.

Quần áo rộng rãi thoải mái chuẩn bị sẵn cho ngày ra viện.

Băng vệ sinh phụ nữ (nếu bệnh viện không cung cấp).

Kính nếu bạn cần phải đeo tránh lây nhiễm bệnh (vì trong lúc đẻ bạn không thể đeo).

Có thể bạn muốn mang theo một ít Hoa Quả để ăn sau khi đẻ nhưng bạn không nên chuẩn bị nó quá sơm.

Cũng là một ý tưởng hay cho bạn để chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho chồng bạn và người cùng đến phòng đẻ với bạn trong lúc đau đẻ và sinh nở. Bạn có thể matn theo một số vật dụng sau:

Đồng hồ đeo tay.

Bột mát xa dùng trong lúc đau đẻ.

Một quả bóng tennis hay một cuộn tranh để mát xa bụng dưới của bạn trong lúc đau đẻ.

Một cuộn băng, một đĩa nhạc, hay máy Nghe nhạc dùng trong luc đẻ.

Máy ảnh và phim ảnh.

Danh bạ điện thoại và thẻ điện thoại Đường dài.

Tiền lẻ để gọi điện hoặc dùng mua lặt vặt.

Đồ ăn vặt cho chồng bạn hoặc người cùng đi với bạn.

Bệnh viện sẽ cung cấp hầu như đầy đủ những thứ cần thiết cho bạn và con bạn, tuy nhiên bạn cũng cần phải chuẩn bị một số thứ sau:

Quần áo mặc đi dạo, gồm có cả áo mặc bên trong, dép đi trong nhà, áo khoác ngoài đề phòng trời lạnh.

Một đôi chăn cho bé.

Bỉm - đề phòng trường hợp bệnh viện không cung cấp.

Bạn phải đảm bảo chuẩn bị một chỗ thật an toàn cho bé khi từ bệnh viện về nhà. Điều này rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên bé xuất viện với chỗ ngồi trên ô tô.

Thai 36 tuần tuổi

11.06.2009

Bé đang lớn nhanh và sự chật chội của tử cung khiến bé bớt "hiếu động" hơn.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này nặng khoảng 2,4 kilô và "cao" khoảng 45cm. khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của người mẹ khi bé "vươn vai" hay ngó ngoáy. Lúc này thành tử cung và thành bụng đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn, đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng đã có thể xuyên qua thành bụng chút ít.

Thời điểm này bé cũng bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay và thận đã phát triển hoàn thiện. Gan cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng lọc thải.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn cảm thấy cơ thể dường như đã căng hết cỡ, tử cung đã mở rộng gấp 1.000 lần so với lúc ban đầu và chạm tới tận xương sườn.

Sự lên cân của thai phụ lúc này thường đạt 11,5 - 13,5kg và từ giờ, bạn sẽ lên cân rất ít hoặc không lên cân cho tới khi sinh.

Đây là thời điểm bạn nên đến các trung tâm sản khoa để học các luyện thở vào các buổi chiều. 

Đây cũng là lúc các ông bố tương lai có thể mát xa bụng vợ để "sợi dây" tình cảm cha con thêm gắn bó.

Một việc khác mà các bà mẹ nên học hỏi lúc này là học cách quấn tã - điều này sẽ giúp các bé mới chào đời cảm thấy an toàn, giống với trạng thái khi bé ở trong bụng mẹ.

Hãy mua một cặp áo ngực cho con bú nếu bạn chưa có.

Những việc cần lưu tâm

Đây là tuần cuối cùng mà bạn có thể di chuyển bằng máy bay.

Ưu tiên lúc này là mua loại tã dùng 1 lần hay dùng nhiều lần.

Bảo vệ nệm bằng 1 miếng nhựa mềm trong trường hợp bạn quấn bé bằng tã vải và 1 miếng vải cũ dùng để thấm nước chảy ra.

Những lo lắng thường gặp

Cả nhà đang mong chờ ngày bé chào đời nhưng tôi không biết sự xuất hiện của bé có làm thay đổi gì các mối quan hệ không?

Sự xuất hiện của bé sẽ tạo ra sự thay đổi trong mỗi quan hệ. Bạn không chỉ là thành viên mà hơn thế, là một người mẹ. Và đó là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể so sánh. Từ đây, cách ứng xử của 2 bạn không chỉ là quan hệ vợ chồng mà còn là vai trò của bậc làm cha làm mẹ.

Thuốc đặt âm đạo có ảnh hưởng tới thai?

11.10.2010

Mang thai tuần thứ 37, đi khám bác sĩ cho viên đặt âm đạo, thành phần mỗi viên gồm metronidazole 500mg, miconazole nitrate 100mg, lactobacillus acidophilus 50mg. Tuy nhiên khi đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thấy có lưu ý không dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc cho các giai đoạn còn lại của thai kỳ. Chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. Vậy tôi dùng không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Trịnh Thị Loan (Đồng Hới - Quảng Bình)

Xem xét tính chất và tác dụng dược lý của 3 thành phần thuốc có trong viên đặt âm đạo, chỉ có metronidazole là không được dùng trong 3 tháng đầu của thai nghén. Metronidazole vẫn thường được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, lỵ amip, nhiễm trùng roi đường sinh dục. Nếu thai nghén đã gần đến ngày sinh thì không còn ngại thuốc có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chất lượng thai.

Miconazole là thuốc dùng để chữa nấm Candida ở khoang miệng, hầu, đường tiêu hóa, đường sinh dục, có thể dùng cả khi có thai, trừ khi có quá mẫn với thuốc.

Lactobacilllus là sinh khuẩn tổng hợp, có chừng 60 triệu trong một viên nang, có tác dụng lập lại cân bằng hệ vi sinh, giúp vi khuẩn Doderlein không gây bệnh phát triển để trở thành hàng rào tự nhiên chống nhiễm khuẩn. Trong điều trị viêm âm đạo tái diễn, lactobacillus nên dùng sau đợt dùng kháng sinh để hệ vi sinh tự nhiên trong âm đạo sớm hồi phục.

Thuốc đặt âm đạo trước khi sinh là nhằm phòng ngừa vỡ ối sớm, đồng thời cũng phòng ngừa cả nhiễm khuẩn, nhiễm nấm cho cả thai khi đi qua đường sinh dục trong khi chuyển dạ. Nhiều trẻ sơ sinh bị tưa miệng (bệnh nấm ở miệng) có thể là do người mẹ bị nhiễm nấm âm đạo không được điều trị. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi sử dụng thuốc và cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thai 37 tuần tuổi

09.11.2009

Thai nhi lớn cỡ nào?

Vào thời điểm này, Thai nhi có thể đạt khoảng 2,95kg chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông khoảng 35cm, chiều dài toàn thân khoảng 47cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung có thể vẫn giữ nguyên kích thước so với 1 hoặc 2 tuần trước đó. Khoảng cách từ khớp dính đến đỉnh Tử cung là tuần trước đó. Khoảng cách từ khớp dính đến đỉnh tử cung là khoảng 37 cm, khoảng cách từ đỉnh tử cung đến Rốn là khoảng 16- 17 cm, Trọng lượng bạn có thể tăng từ 11,3 đến 15,9 kg.

Mách nhỏ các ông bố.

Hãy để vợ bạn biết làm thế nào để liên lạc được với bạn trong trường hợp bạn đi làm hoặc không có mặt ở nhà. Bạn có thể không hiểu được cô ấy Lo lắng như thế nào về việc này khi cô ấy cần bạn. Hãy luôn mang theo Điện thoại di động hoặc máy nhắn tin. Điều này sẽ làm cô ấy yên tâm.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Đầu thai nhi co nằm quay xuống phía hõm xương chậu?

Thai nhi vẫn tiếp tục Tăng cân và phát triển trong ba tuần cuối của quá trình mang thai. Như chúng ta đã thảo luận ở tuần 36, khoảng thời gian này, đầu thai nhi thường hướng xuống hõm xương chậu. Tuy nhiên có tớ 3% các trường hợp Mang thai mà phần Chân hoặc phần mông của thai nhi xuống hõm Xương chậu trước. Hiện tượng này gọi là thai ngược (chúng ta sẽ bàn trong tuần thứ 38).

Những thay đổi trong bạn.

Khám thăm dò khoang chậu cuối thai kỳ.

Ở thời điểm này của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến Hành khám thăm dò xương chậu. Việc thăm dò này nhằm mục đích đánh giá quá trình Mang thai của bạn. Một việc rất quan trọng được làm trước tiên là bác sĩ sẽ quan sát xem Nước ối có bị rỉ ra hay không. Nếu bạn nghĩ mình đã rò rỉ nước ối, hãy nói vói bác sĩ ngay.

Bác sĩ sũng sẽ khám thăm dò Cổ tử cung trong khi tiến hành khám xương chậu. Trong suốt quá tình đau Đẻ và rặn đẻ, cổ tử cung thường ơ trạng thái mềm và giãn mỏng, hiện tượng này gọi là mỏng hóa và bác sĩ cũng đánh giá độ mềm, độ mỏng và độ chắc của cổ tử cung.

Trước khi đau đẻ, cổ tử cung dày và độ mỏng hóa là 0%. Khi mới bắt đầu đau đẻ, cổ tử cung trở nên mỏng dần, khi cổ tử cung giãn mỏng một nửa so với độ dày Ban đầu thì nó được mỏng hóa khoảng 50%. Ngay trước khi sinh, hiện tượng mỏng hóa đạt 100% và lúc đó cổ tử cung đạt mức mỏng nhất.

Độ mở của cổ tử cung cũng rất quan trọng và thường được đo bằng cm. Cổ tử cung mở tối đa là được khoảng 10 cm và đó là độ mở cần thiết khi sinh. Trước khi cơn đau Đẻ bắt đầu, cổ tử cung có thể đóng hoặc mở rất ít - chỉ khoảng 1cm. Đau đẻ là sự co thắt, giãn nở của dạ con kết hợp với mở cổ tử cung để đứa trẻ có thể chui lọt và thoát ra khỏi dạ con.

Các bác sĩ cũng sẽ thăm dò xem liệu đầu hay chân hoặc mông của thai nhi sẽ ra trước, đồng thời kiểm tra hình dạng của xương chậu.

Tiếp đó, sẽ được xác đinh được độ xuống của thai. Độ xuống của thai biểu thị mức độ bộ phận của thai ra trước đã tiến đến đâu của Đường sinh (đường âm đạo). Nếu con số này là  - 2 độ thì nghĩa là đầu thai trong tử cung ở + 2. 0 độ là điểm đánh dấu trong xương chậu, nơi bắt đầu của Đường âm đạo.

Đường sinh được hiểu như một ống nhỏ, nó bắt đầu từ đai chậu, qua bộ phận xương chậu, và ra đến ngoài âm đạo. Thai nhi sẽ đi từ tử cung và ra ngoài theo Đường sinh này. Có trường hợp cổ tử cung mở trong lúc đau đẻ và rặn đẻ mà thai nhi không di chuyển xuống khoang chậu. Khi đó, cần phải Mổ đẻ và thai không vừa đai chậu.

Thông tin bác sĩ thu thập được sau khi khám. Sau khi đã khám và quan sát, bác sĩ sẽ đưa ra nhận xét về trường hợp của bạn bằng những thuật ngữ chuyên môn, ví dụ như bạn có thể thấy tình trạng của bạn được miêu tả là: 2cm, 50%, và - 2 độ. Điều đó có thể được giải thích là : Âm đạo mở 2 cm, mỏng phân nửa và đầu thai cao hơn điêm tiêu chuẩn là 2 độ.

Bạn hãy cố gắng học cách nhớ những thông tin này vì nó rất hữu ích khi bạn nhập viện và sẽ được khám ở đây. Bạn cũng có thể cho các bác sĩ hoặc nhân viên y tế bệnh viện biết độ mở và độ mỏng của cổ tử cung của bạn trong lần khám gần nhất để các bác sĩ xác định xem con số này đã thay đổi hay chưa.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển thai nhi?

Mổ đẻ.

Hầu hết các phụ nữ đều chuẩn bị cho việc đẻ thường nhưng luôn tồn tại nguy cơ phải mổ đẻ. Bằng phương pháp Mổ đẻ đứa trẻ được đưa ra ngoài bằng cách rạch một vết ở thành bụng và tử cung của người mẹ. Hình minh họa trong trang sau cho thấy một trường hợp mổ đẻ.

Lý do phải mổ đẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phải mổ đẻ. Nguyên nhân chủ yếu nhất đó là lần đẻ trước bà mẹ cũng dùng phương pháp mổ đẻ. Tuy nhiên có nhiều phụ nữ vẫn đẻ thường mặc dù lần đẻ trước là mổ đẻ. Trường hợp này gọi là đẻ thường sau mổ đẻ. Xem phần thảo luận ở các trang sau, trao đổi với bác sĩ nếu bạn đã từng Mổ đẻ và hãy tin tưởng rằng bạn vẫn có thể đẻ thường trong trường hợp sau.

Mổ đẻ rất cân thiết nếu thai nhi quá lơn so với kích thước đường sinh, tình trạng này gọi là sự mất cân sứng giữa đâu thai và xương chậu. Sự mất cân xứng này có thể được phát hiện trong thai kỳ mang thai, nhưng thông thường phải rặn đẻ thử để xác định trước khi khẳng định chắc chắn. Cac bác sĩ có thể phải tiến hành mổ đẻ nếu Siêu âm xác định thai quá lớn - khoảng 4kg hoặc nặng hơn, khó có thể cho đẻ bình thường qua đường âm đạo.

Tình trạng Suy nhược của thai nhi cũng là một nguyên nhân dẫn tới phải mổ đẻ. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị để theo dõi nhịp Tim thai và sự phản ứng của thai dưới áp lực của đau đẻ và rặn đẻ trong suốt quá trình đau đẻ. Nếu nhịp Tim thai cho thấy thai không thể chịu đựng được áp lực co thắt tử cung, thì việc tiến hành mổ đẻ là cần thiết để đảm bảo tính mạng.

Trong trường hợp dây rốn bị chèn, rất có thể phải sử dụng phương pháp mổ đẻ. Dây rốn có thể ra trước đầu thai nhi hoặc một phần dâu rốn bị đầu thai nhi chèn lên. Tình trạng này rất nguy hiểm vì khi dây rốn bị chèn, nó sẽ không thể cung cấp Máu cho thai nhi.

Biện pháp mổ đẻ rất cần thiết đối với những trường hợp thai ngược, có nghĩa là thay vì đầu thì chân hoặc mông của thai nhi tiến vào đường sinh trước. Việc đẻ thân của thai nhi ra trước đầu và vai sẽ gây tổn hại đến đầu hoặc cổ thai nhi, nhất là những trường hợp Sinh con lần đầu.

Tình trạng thoát vị Nhau thai hoặc nhau thai trước cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc phải mổ đẻ. Nếu nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh (thoát vị nhau), thai nhi sẽ không nhận đướcẹ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng. Dấu hiệ báo tình trạn này là chảy Máu Âm đạo nghiêm trọng. Nếu nhau thai bao lấy cổ tử cung (nhau thai trước) thì thai nhi không thể được chào đời bằng bất kỳ con đường nào khác ngoài mổ đẻ.

Tỷ lệ mổ đẻ gia tăng. Năm 1970, chỉ có rất ít các ca đẻ phải mổ. Đến nay các ca đẻ phải mổ ngày càng tăng. Tại Mỹ, con số này đã lên đến 20% trong tổng số các ca đẻ. Ở một số khu vực khác thì con số này thậm chí còn lớn hơn. Ở Canada, tỷ lệ này là 18%. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ trên một phần là do sự theo dõi thai trong quá trình đau đẻ ngày càng chặt chẽ và các bước tiến hành mổ đẻ ngày càng an toàn hơn. Một nguyên nhân nữa mổ đẻ có thể giúp các ca đẻ thai lớn thành công, với những trường hợp thai quá cớ, mổ đẻ có lẽ là cách duy nhất. Các nhà nghiên cứu kich thước và trọng lượng thai nhi có xu hướng ngày càng lớn là do các bà mẹ Mang thai có Chế độ ăn uống tốt hơn, không Hút thuốc trong thời gian mang thai và lúc sinh tuổi mang thai ngày càng tăng. Thêm một nguyên nhân nữa là một số bà mẹ trẻ (nhất là ở các nước châu Á) chọn ngày tốt để đẻ nên chấp nhận mổ đẻ.

Mổ đẻ được tiến hành như thế nào? Thông thường, khi tiến hành mổ đẻ, sản phụ vẫn tỉnh. Bác sĩ gây mê sẽ dùng phương pháp gây mê ngoài màng cứng hoặc gây mê tủy sống cho bạn (các phương pháp gây mê này sẽ được bàn đến trong phần Tuần 39). Nếu bạn vẫn tỉnh trong quá trình mổ đẻ, bạn có thể nhìn thấy con mình ngay khi nó chào đời.

Với việc mổ đẻ này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường từ thành bụng sau vào tới tử cung, sau đó cắt thành tử cung. Tiếp đến, bác sĩ sẽ cắt bọc ối chứa thai nhi rồi cắt tiếp nhau thai. Đứa trẻ sẽ được đưa ra ngoài qua vết rạch này. Tiếp đó, lấy nhau thai ra ngoài rồi khâu các tầng tử cung lại bằng một loại chỉ tiêu.Cac phần còn lại của bụng cũng được khâu bằng chỉ tự tiêu.

Hầu hết các ca mổ đẻ hiện nay được thực hiện theo kiểu rạch ngang gần cổ tử cung, nghĩa là vết rạch ở phía dưới thấp của tử cung.

Trước đây, mổ đẻ truyền thống thường được tiến hành bằng việc rạch một đường ở giữa tử cung để đưa thai nhi ra ngoài nhưng ở vị trí đó, vết mổ đẻ sẽ chậm liền hơn so với rạch phía dưới tử cung. Nguyên nhân là do vết rạch giữa tử cung ăn vào phần cơ, do đó có thể bị bục ra khi tử cung co thắt. Điều này dẫn tới chảy Máu nghiêm trọng và làm tổn thương đến thai nhi. Nếu bạn đã từng mổ đẻ theo phương pháp truyền thống, thì tất cả những lần Sinh con sau, bạn buộc phải mổ đẻ.

Một kiểu mổ đẻ khác là rạch hình chữ T. Vết rạch chạy dọc từ dưới lên trên tử cung theo hình chữ T ngược. Vết mổ dọc này cho bác sĩ nhiều khoảng trốn để đưa thai nhi ra ngoài. Nhưng nếu bạn chọn cách mổ này một lần thì tất cả những lần Sinh con sau bạn đều phải đẻ mổ theo cách này. Vết mổ kiểu này cũng dễ bị bục hơn so với bất kỳ kiểu nào khác.

Ưu và nhược điểm của phương pháp mổ đẻ. Mổ đẻ có nhiều ưu điểm. Ưu điểm lớn nhất là giúp trẻ được chào đời một cách khỏe mạnh. Trong trường hợp thai nhi quá to so với khung xương chậu, phương pháp duy nhất để đẻ an toàn là mổ đẻ. Thông thường, phụ nữ phải đau đẻ trước khi bác sĩ có thể xác định thai nhi có vừa khung chậu hay không. Gần như không thể đoán trước được điều này.

Nhược điểm của mổ đẻ chính là những rủi ro do phẫu thuật như nhiễm trùng, xuất huyết hoặc bị sốc do mất nhiều máu hoặc hình thành máu cục hoặc gây tổn thương đến các cơ quan khác như bàng quang và trực tràng.

Ở hầu hết các bệnh viện, bác sĩ khoa sản sẽ tiến hành mổ đẻ. Tuy nhiên, ở một bệnh viên, bác sĩ khoa sản sẽ tiến hành mổ đẻ. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện hoặc trung tâm phụ sản nhỏ thì bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ Gia đình có thể làm việc này.

Bạn có cần phải mổ đẻ? Sẽ rất tốt nếu bạn biết trước mình sẽ phải mổ đẻ. Nhờ đó, bạn sẽ không phải trải qua quá trình đau đẻ. Nhưng thật không may là bạn vẫn phải đợi cho tới lúc đau đẻ trước khi mổ đẻ vì hai lý do sau: bạn không thể biết trước liệu thai nhi có đủ khỏe để chống chịu lại những cơn đau đẻ hay không. Thứ 2 là bạn cũng không thể biết chính xác thai nhi có quá cỡ so với đường sinh hay không.

Một phụ nữ cảm thấy nếu họ phải đẻ mổ thì việc Sinh đẻ sẽ mất ý nghĩa. Họ nghĩ một cách sai lầm rằng họ không phải trải qua quá trình Sinh đẻ hoàn thiện. Điều này không đúng. Nếu bạn mổ đẻ, đừng nghĩ tiêu cực như vậy vì mổ đẻ chẳng hề làm mắt đi điều gì ở bạn.

Hãy nhớ rằng để sinh được một đứa con, bạn phải mất tới hơn 9 tháng, và ngay cả khi mổ đẻ, bạn cũng đã hoàn thành xuất sắc thiên chức thiêng liêng của mình.

Thời gian sau mổ đẻ. Sau khi mổ đẻ, bạn vẫn có thể bế hoặc thậm chí cho con bú. Bạn có thể phải dùng Thuốc Giảm đau cho vết mổ. Hiện nay có một hệ thống bơm (tiêm) thuốc giảm đau mà không gây tác dụng phụ cho con bạn. Hệ thống này có tên là ON - Q, nó sẽ bơm thuốc giảm đau cục bộ vào khu vực vết mổ giúp giảm đau. Hệ thống này chỉ tiêm thuốc giảm đau vào khu vực vết mổ mà không truyền vào toàn bộ cơ thể. Vì thế, thuốc giảm đau hầu như không truyền sang  trẻ qua đường Sữa mẹ. Hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này ở những lần khám trước khi sinh.

Có thể bạn sẽ phải nằm viện lâu hơn khoảng 2 ngày so với khi đẻ thường. Trước đây, bác sĩ thường yêu cầu bạn tránh ăn các thức ăn cứng trong vòng 2 ngày sau khi mổ. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng thời gian này có thể rút ngắn từ vài ngày đến vài giờ sau khi mổ. Tại sao lại vậy? nguyên nhân là do trước đây, mổ đẻ thường phải sử dụng phương pháp gây mê toàn bộ. Do đó, sản phụ không được ăn sau khi gây mê toàn bộ. Hiện nay, mổ đẻ thường chỉ gây mê cục bộ tại những vùng liên quan nên những quy tắc về ăn uống như vậy được xóa bỏ.

Thời gian phục hồi tại nhà sau khi mổ đẻ thường là dài hơn đẻ thường, thường thì thời gian này kéo dài khoảng 4 đến 6 tuần.

Đẻ thường sau khi đã từng mổ đẻ.

Bạn có nên cố gắng đẻ thường sau khi đã từng đẻ mổ ( biện pháp này gọi tắt là VBAC). VBAC đã trở nên ngày càng phổ biến hơn. Nói môt cách chuyên môn thì phương pháp sinh đẻ không quan trọng bằng sự an toàn của bạn và con bạn.

Trước khi bạn và bác sĩ đưa ra quyết định cuối cùng về phương pháp đẻ, bạn hãy cân nhắc kỹ những ưu và nhược điểm của cả hai hình thức đẻ thường và đẻ mổ. Có những trường hợp bạn không được phép lựa chọn. Ở một số trường hợp khác, bạn và bác sĩ có thể để đau đẻ diễn ra một lúc rồi mới quyết định xem bạn có thể đẻ thường được hay không.

Một số phụ nữ thường yêu cầu được mổ đẻ ngay ở những lần tiếp theo vì họ không muốn lại phải chịu đựng đau đớn do những cơn đau đẻ rồi cuối cùng vẫn phải mổ đẻ.

Nếu bạn đã từng mổ đẻ nhưng muốn đẻ thường, bạn vẫn phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường trong trường hợp mắc bệnh Đái tháo đường hoặc một số bệnh khác. Bạn hãy chia sẻ những thắc mắc của mình với bác sĩ.

Những ưu điểm và những rủi ro của VBAC. Ưu điểm của đẻ thường sau khi mổ đẻ là hạn chế được những rủi ro do phẫu thuật. Thời gian phục hồi đối với đẻ thường cũng ngắn hơn nhiều so với mổ đẻ.

Nếu Cơ thể có kích thước nhỏ nhưng thai nhi lại to, bạn vẫn cần phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường. Tương tự, cũng phải mổ đẻ lại nếu bạn mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn vì đẻ thường sẽ gần như không thể thực hiện được bởi nó gây hiểm cho các thai nhi. Trường hợp bị Huyết áp cao hoặc đái tháo đường cũng buộc phải mổ đẻ lại.

Ở những lầm đau đẻ và sinh con sau khi mổ đẻ, các vết mổ cũ bên trong có nguy cơ bị giãn và bục ra - tình trạng này gọi là rách dạ con và thường gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy giả thuyết này đặc biệt đúng với những trường hợp sử dụng hoóc môn kích thích làm chín cổ tử cung (làm mỏng và mở dần cổ tử cung ). Một cuộc nghiên cứu đã kết luận, nếu sử dụng hoóc môn cục bộ làm chín cổ tử cung, thì nguy cơ rách dạ con tăng lên gấp 15 lần. Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc sử dụng phương pháp kích thích đẻ làm cổ tử cung co thắt quá mạnh, và tử cung đã từng bị phẫu thuật không thể chịu đựng được áp lực co thắt mạnh đó. Nếu dùng một loại hoóc môn tĩnh mạch như oxytocin để kích thích đẻ thì nguy cơ rách dạ con cũng tăng gấp 5 lần.

Trong trường hợp này, các bác sĩ thường khuyến khích sản phụ mổ đẻ lại để tránh tình trạng rách dạ con. Tuy nhiên, vếu Quá trình mang thai và đau đẻ được theo dõi chặt chẽ, sản phụ vẫn có thể đẻ thường qua đường âm đạo.

Những phụ nữ mang thai 9 tháng và đã từng mổ đẻ trong lần sinh trước cũng có nguy cơ bị rách dạ con. Trong trường hợp này, nguy cơ rách dạ con trong quá trình mổ đẻ tăng gấp 3 lần. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có thể xảy ra do phải mất 6 đến 9 thán vết mổ tử cung mới có khả năng liền sẹo, tử cung không còn đủ khỏe để chống chịu với áp lực co thắt khi đau đẻ và đẻ thường qua đường âm đạo. Đẻ thường sau khi mổ đẻ an toàn nhất là sau mổ đẻ ít nhất 18 tháng, bạn mới lại đẻ đứa con tiếp theo.

Nếu bạn muốn cố gắng đẻ thường sau khi đã từng mổ đẻ, hãy trao đổi trước vấn đề này với bác sĩ để lên kế hoạch trước. Trong quá trình đau đẻ, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn bằng các thiết bị theo dõi thai nhi. Bạn có thể phải dùng đến thiết bị bơm hút khi mổ đẻ nếu cần.

Hãy cân nhắc những ưu điểm và rủi ro khi quyết định đẻ thường sau khi đã từng mổ đẻ. Thảo luận kỹ những ưu nhược điểm này với bác sĩ và chồng bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đừng e ngại phải hỏi bác sĩ quan điểm về cơ hội thành công của đẻ thường sau khi mổ đẻ vì bác sĩ biết mọi điều về tính trạng sức khỏe của bạn và thai nhi.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn và chồng bạn được mời đến một bữa tiệc lớn. Bạn từng rất lo lắng về Chế độ dinh dưỡng khi mang thai nhưng lúc này, bạn không còn mang thai nữa, con bạn đã chào đời. Vậy bạn có thể để mặc bản thân ăn bất cứ thứ gì bạn muốn? Hay bạn vấn duy trì Thói quen ăn uống trươc đây? Chúng tôi cho rằng bạn vẫn có thể ăn tiệc ngon lành và an toàn.  Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có những bữa tiệc tuyệt vời.

Hãy ăn các thức ăn tươi và nóng sốt được mang ra ngay từ đầu bữa tiệc. Vì sau đó, thức ăn có thể không được để lạnh hoặc hâm đủ nóng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Vì thế, hãy ăn ngay khi thức ăn vừa được mang ra hoặc ngay khi nó được nấu lại.

Trước khi đến bữa tiệc, bạn hãy ăn lót dạ một chút gì đó hoặc uống một cốc to nước để giảm bớt sự thèm ăn. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tránh các loại thức ăn có hàm lượng Chất béo và kalo cao nếu bạn không muốn ăn.

Tránh uống rượu. Thay vào đó, hãy uống các loại Nước hoa quả pha nước Gừng hoặc sô đa Chanh nhẹ. Nếu bữa tiệc tổ chức trong kỳ nghỉ co món Rượu nóng đánh trứng, bạn có thể uống một ly nếu nó đã được tiệt trùng và loại bỏ cồn.

Các loại Rau quả tươi tốt và an toàn như Brie, Camembert và phê - ta vì chúng thường chứa các vi khuẩn gây bệnh Listeria.

Hãy tránh xa các bàn ăn nếu bạn không cưỡng lại được sự thèm các loại bánh kẹo. Tôt hơn là bạn nên ngồi thư giãn (không ăn uống) và trò chuyện với bạn bè.

Những điều bạn nên biết.

Bạn có phải thụt rửa ruột hay không?

Khi đến phòng đẻ bạn có phải thụt rửa ruột? Thụt rửa ruột là quá trình bơm nước vào trực tràng nhằm rửa sạch ruột già.

Hầu hết các bệnh viện áp dụng việc thụt rửa ruột khi bắt đầu đau đẻ nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, việc thụt rửa ruột khi mới đau đẻ có những tác dụng nhất định. Chắc chắn bạn không muốn sớm phải đi Đại tiện ngay sau khi đứa bé chào đời vì đại tiện sẽ làm bạn thật sự khó chịu ở vết rách tầng sinh môn. Việc thụt rửa ruột trước khi đau đẻ có thể giúp tránh tình trạng này.

Mách nhỏ tuần 37.

Trước khi đi đẻ, hãy chuẩn bị các túi đồ đạc cần thiết, điền sẵn vào các giấy tờ bảo hiểm và chuận bị sẵn những thứ quan trọng khác.

Việc thụt rửa ruột trước khi đau đẻ cũng giúp cho quá trình sinh đẻ an toàn. Vì khi đầu thai nhi chui qua đường sinh, nó cũng kéo theo tất cả mọi thứ từ trực tràng, việc thụt rửa ruột trước sẽ làm giảm sự ô nhiễm từ phân Người mẹ sang thai nhi trong quá trình đau đẻ và vào  lúc đẻ. Điều này cũng giúp phòng ngừa các viêm nhiễm khác có thể xảy ra.

Hỏi bác sĩ xem việc thụt rửa ruột chỉ mang tính thủ tục hay có tác dụng thực tế. Đề nghị bác sĩ giải đáp thắc mắc của bạn về những tác dụng cụ thể của việc thụt rửa ruột và lý do phải thụt rửa ruột. Không phải tất cả các bác sĩ hay tất cả mọi bệnh viện đều yêu cầu phải thụt rửa ruột.

Thế nào là đau đẻ lưng?

Một số phụ nữ bị đau đẻ vùng lưng. Đau đẻ vùng Lưng xảy ra khi đứa trẻ chui qua đường Sinh sản nhưng ở tư thế nhìn thẳng lên trên (mặt hướng thẳng về phía trước bụng người mẹ ). Tình trạng này khiến sản phụ bị Đau lưng dưới.

Các cơ quan tham gia vào quá trình đau đẻ có thể làm việc dể dàng hơn nếu thai nhi nằm ở tư thế nhìn hướng xuống đất (quay mặt về phía sau lưng người mẹ) nhờ đó, đầu thai nhi có khả năng tự nhích sâu xuống ống Sinh sản trong quá trình người mẹ đau đẻ và rặn đẻ. Nếu đầu đứa trẻ không thể tự nhích phần nào xuống phía dưới, cằm nó sẽ hướng thẳng lên ngực. Trường hợp này sẽ gây Đau lưng dưới trong quá trình đau đẻ.

Tình trạng này cũng làm kéo dài thêm thời gian đau đẻ. Có thể bác sĩ sẽ phải xoay ngược đứa trẻ lại để nó quay mặt về phía sau, nhìn xuống đất thay vì cứ nhìn thẳng lên trên.

Ở nhiều thời điểm, rất khó để biết chính xác vị trí của từng bộ phận khác nhau của thai nhi. Dựa vào cảm giác về những cử động cảu thai nhi, bạn có thể biết được phần nào. Hãy nhờ bác sĩ vẽ ra trên bụng bạn tư thế nằm của thai nhi. Một số bác sĩ dùng bút đánh dấu vẽ minh họa tư thế nằm của thai nhi lên bụng của sản phụ. Bạn có thể lưu lại hình vẽ đó để chỉ cho chồng bạn thấy con mình đang nằm ở tư thế nào khi bạn đến viện đẻ.

Bác sỹ sẽ dùng pho - xép hay dụng cụ hút chân không?

Trong những năm gần đây, việc dùng pho - xép (1 dụng cụ hợp khó đẻ) trong sinh đẻ đã bị hạn chế do hai nguyên nhân. Thứ nhất, là ngày nay người ta thường áp dụng phương pháp mổ đẻ cho những trường hợp thai nằm ở vị trí cao trên xương chậu. Nếu khó đẻ tự nhiên, áp dụng mổ đẻ an toàn hơn nhiều so với dùng pho - xép.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc giảm dùng pho - xép trong sinh đẻ là do sử dụng dụng cụ hút chân không thay thế. Có hai loại dụng cụ hút chân không. Một loại có hình dạng một cái cốc nhựa vừa đầu thai nhi và hut đầu thai nhi ra. Loại thứ 2 là một chiếc cốc kim loại cũng được làm vừa đầu thai nhi. Bác sĩ có thể dùng các cốc hút chân không này để hút đầu và thân thai nhi ra trong quá trình sinh nở.

Mục tiêu của tất cả các ca sinh nở là sinh với mức độ an toàn nhất có thể. Nếu phải mất nhiều sức kéo khi sử dụng pho - xép để kéo đầu thai nhi ra, tốt hơn là hãy mổ đẻ.

Nếu việc sử dụng pho - xép hoặc dụng cụ hút chân không khiến bạn lo ngại điều gì, hãy trao đổi với bác sĩ. Tạo mối liên hệ chặt chẽ với bác sĩ có ý nghĩa quan trọng với bạn, nhờ đó bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn và giải đáp những thắc mắc, lo ngại trước và trong quá trình đau đẻ và sinh

Thai 37 tuần tuổi

19.06.2009

Xin chúc mừng bạn! Vào cuối tuần này, giai đoạn mang thai của bạn đã hoàn chỉnh, tức là bé có thể chào đời vào bất kỳ lúc nào.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này vẫn lên cân, lên khoảng 28g mỗi ngày. Cân nặng lúc này khoảng 2,7kilo và dài khoảng 45cm, tính từ đầu đến chân. Tất cả các bé đều khác nhau về cân nặng nhưng trung bình, cân nặng ở tuần 37 là 2,86kg.

Những trẻ sinh trước 37 tuần là sinh non hoặc sinh sớm và những người sinh sau 42 tuần là sinh muộn.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực ở bụng dưới tăng lên và có cảm giác như bé có thể lọt ra bất kỳ lúc nào. Cảm giác này chính là trạng thái sắp sinh và phổi, dạ dày của thai phụ lúc này đã bớt bị chèn ép nên thở và ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi bộ sẽ làm cho thai phụ cảm thấy không thoải mái. Một số phụ nữ cảm thấy như là bé sắp rơi ra (tuy nhiên, đừng có lo lắng, chuyện đó không thể xảy ra được đâu!), kèm theo đó là cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Những bài tập xương chậu sẽ giúp ích cho bạn lúc này.

Những tin tức tốt vào cuối tuần này là giai đoạn mang thai đã hoàn tất và bạn có thể sinh vào bất kỳ lúc nào. Vào cuối tuần này, BS có thể kiểm tra xem tử cung đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ; kiểm tra tư thế nằm của thai nhi, ước đoán thời điểm bé sẽ lọt vào xương chậu...

Chuẩn bị trước

Điều này có thực sự cần thiết? Học cách phân biệt các dấu hiệu chuyển dạ thực sự.

Hãy luôn đổ đầy nhiên liệu cho xe sẽ chở bạn tới bệnh viện và nắm rõ tuyến đường sẽ đi, đỗ xe ở đâu. Ai sẽ thay thế người đưa bạn tới bệnh viện trong trường hợp có trục trặc.

Bạn nên cắt tóc gọn gàng để chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ bận rộn.

Quan hệ cộng đồng

Nếu bạn dự định sinh mổ thì nên hỏi những người mẹ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Những việc cần lưu tâm

Ngôi thai của bé có ngược? Có thể xoay ngôi thai? Làm thế nào để bé ở vị trí tốt nhất khi sinh?

Xử trí với đau hông như thế nào.

Những lo lắng thường gặp

Tôi muốn sinh thường nhưng ít đau. Tôi có thể chọn phương pháp gây tê nào? Điều này phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn sinh có những loại gây tê nào: gây tê màng cứng, gây tê tủy sống....

Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

- Nhớ lại những hướng dẫn giảm đau tự nhiên

- Tự mát xa

- Thực hiện bài tập thở

- Áp dụng kỹ thuật thư giãn

Thai 38 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước Thai nhi lớn cỡ nào?

Vào thời điểm này, thai nhi nặng khoảng 3,1kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông không thay đổi nhiều, vẫn là khoảng 35 cm. Tổng chiêu dài từ đầu đến Chân khoảng 47cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Nhiều phụ nữ trong vài tuần cuối của thai kỳ, Cơ thể không phình to thêm nhưng lại có cảm giác rất khó chịu. Khoảng cách giữa Tử cung và khớp dính là khoảng 36 đến 38cm. Khoảng cách Rốn đến đỉnh tử cung là khoảng 16 đến 18cm.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Theo dõi thai nhi trong quá trình đau đẻ.

Bạn có thể thắc mắc làm sao bác sĩ có thể nói chính xác mọi điều về thai nhi, đặc biệt trong quá trình đau đẻ. Ở nhiều bệnh viện, nhịp Tim thai được theo dõi trong suốt quá trình đau Đẻ nhằm phát hiện sớm những bất thường và giải quyết một cách kịp thời.

Trong suốt quá trình đau đẻ, mỗi khi tử cung co thắt, lượng Máu vận chuyển từ Người mẹ sang Nhau thai càng chứa ít ô xy hơn. Hầu hết các thai nhi đều có thể chống chịu được với tình trạng này mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số thai nhi lại bị tác động bởi tình trạng này gân ra hiện tượng Suy nhược ở thai nhi.

Có hai cách để theo dõi nhịp Tim của thai nhi trong quá trình đau đẻ. Cách thứ nhất theo dõi bên ngoài thai nhi trước khi vỡ ối bằng cách dùng một ống nghe gắn trên bụng của người mẹ. Nguyên tắc hoạt động của ống nghe này tương tự như phương pháp Siêu âm nhằm xác định nhịp Tim thai.

Theo dõi bên trong thai nhi cho kết quả nhịp tim thai chính xác hơn. Đặt một điệm cực lên Da đầu của thai nhi, nối điện cực này với một thiết bị ghi nhịp tim bằng một dây nối. Phương pháp theo dõi bên trong này chỉ áp dụng được với những sản phụ đã vỡ ối hoặc tử cung đã mở ít nhất 1 cm.

Lấy mẫu Máu thai nhi. Các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm độ PH trong Máu thai nhi để xác định xem thai nhi có thể chịu đựng như thế nào với áp lực đau Đẻ và rặn đẻ. Phương pháp này chỉ được tiến Hành sau khi sản phụ đã vỡ ối và tử cung mở ít nhất 2 cm.

Một thiết bị được đưa vào Da đầu của thai và khía một vết nhỏ trên đó. Máu thai nhi sẽ được hút vào trong một ống nhỏ, sau đó được đưa vào xét nghiệm độ PH (axít ). Dựa vào độ PH có thể xác định được những trục trặc của thai nhi trong việc chống chịu với áp lực đau đẻ và rặn đẻ. Việc xét nghiệm máu thai nhi có thể giúp bác sĩ quyết đinh có cho tiếp tục đau đẻ hay phải mổ đẻ.

Những thay đổi trong bạn.

Hội chứng suy nhược sau khi sinh.

Sau khi đứa bé chào đời, bạ có thể sẽ rất xúc động. Bạn còn băn khoăn không biết Sinh con có phải là ý kiến hay không nữa. Tình trạng này gọi là hội chứng suy nhược sau khi sinh. Nhiều phụ nữ trải qua một mức độ nào đó của hội chứng này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế lại cho đây là hiên tượng bình thường.

Có tới 80% trong số tất cả các phụ nữ mắc hội chứng suy nhược sau khi sinh. (Xem phần thảo luận bên dưới). Hội chứng này thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Hội chứng này chỉ là tạm thời và nó đến nhanh thế nào thì cũng biến nhanh như thế.

Tuy nhiên, các triệu chứng của tình trạng này cũng có thể xuất hiện Sau khi sinh vài tháng sau khi phụ nữ bắt đầu thấy Kinh nguyệt trở lại và có những thay đổi về hoóc môn trong cơ thể.

Hội chứng suy nhược sau khi sinh có thể tự biến mất nhưng cũng phải mất đến một năm. Nếu bị suy nhược trầm trọng, có thể áp dụng các phương pháp điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng trong vòng vài tuần, nhưng tình trạng chỉ được cải thiện thực sự sau 6 đến 8 tháng. Điều trị thường xuyên là rất cần thiết để phục hồi hoàn toàn.

Các mức độ suy nhược. Mức độ suy nhược nhẹ nhất kéo dài chỉ khoảng 2 tuần. Tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 2 tuần và các triệu chứng không có xu hướng nặng thêm. Tham khảo các cách điều trị mức độ suy nhược nhẹ nhất ở trang bên. Mức độ nghiêm trọng hơn hội chứng này được gọi là Trầm cảm sau khi sinh. Khoảng 10% trong số tất cả các bà mẹ mới sinh mắc hội chứng ở mức độ này. Sự khác nhau giữa hội chứng cấp độ nhẹ nhất và Trầm cảm sau khi sinh thể hiện ở tần số, cường độ và thời gian kéo dài của các triệu chứng. Cấp độ này có thể xảy ra từ 2 tuần cho đến 1 năm sau khi sinh. Bà mẹ có thể có những cảm giác như giận dữ, bối rối, sợ sệt và thất vọng, cũng có thể có những thay đổi trong Chế độ ăn uống, ngủ ngỉ.  Họ sợ làm tổn thương đến thai nhi hoặc cảm thấy như đang điên lên. Mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng chính của trầm cảm sau khi sinh.

Mức độ trầm trọng nhất của hội chứng suy nhược sau khi sinh là chứng loạn thần kinh. Sản phụ thường có những ảo giác, họ nghĩ đến việc tự tử hoặc làm tổn hại đến thai nhi. Nhiều phụ nữ bị loạn thần kinh sau khi sinh còn có thể có những dấu hiệu rối loạn tính khí theo hai thái cực trái nhau không liên quan gì đến việc sinh đẻ. Hãy trao đổi tình huống này với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Sau khi sinh, nếu bạn cho rằng minh đã mắc hội chứng suy nhược ở một mức độ nào đó, hãy liên hệ với bác sĩ. Bất kỳ một mức độ nào của hội chứng suy nhược sau khi sinh (dù là nặng hay nhẹ) đều chỉ là nhất thời và có thể chữa trị được.

Ngoài ra, nếu 2 tuần sau khi sinh, bạn vẫn cảm thấy kiệt sức như ngay sau khi sinh, bạn có thể có nguy cơ bị trầm cảm ( suy nhược cấp độ 2). Cực kỳ mệt mỏi, đặc biệt là sau quá trình vật lộn với đau đẻ và sinh nở, đồng thời phải thích ứng bản thân với yêu cầu của một người mẹ mới là tình trạng bình thường ở phụ nữ sau khi sinh, tình trạng này không cải thiện, hãy gọi cho bác sĩ.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng suy nhược sau khi sinh. Một người mẹ mới cần phải thích ứng với rất nhiều thứ, hơn nữa nhiều yêu cầu đặt lên vai họ. Một trong 2 hoặc cả 2 tình huống này đều có thể gây suy nhược. Chúng tôi không chắc chắn về nguyên nhân dẫn đến suy nhược vì không phải phụ nữ với những thay đổi hoóc môn, sự suy giảm hoóc môn Buồng trứng và hoóc môn tử cung sau khi sinh cũng là một nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.

Các nhân tố khác gây ra hội chứng này là tiền sử tình trạng trầm cảm trong gia đình, thiếu sự giúp đỡ từ phía Gia đình sau khi sinh, sự cô độc và mệt mỏi triền miên. Bạn cũng có nguy cơ mắc hội chứng suy nhược sau khi sinh cao hơn nếu:

Mẹ hoặc chị gái bạn từng mắc hội chứng này - nó có thể Di truyền trong gia đình.

Bạn từng mắc hội chứng này ở lần Mang thai trước, vì thế có nguy cơ tái mắc hội chứng này.

Bạn đã sử dụng phương pháp nào đó can thiệp vào lần Mang thai này dẫn tới những biến động về hoóc môn nghiêm trọng hơn gây ra trầm cảm sau khi sinh.

Nếu bạn bị PMS trầm trọng trước khi Mang thai thì sau khi sinh tình trạng mất cân bằng hoóc môn sẽ nghiêm trọng hơn.

Có tiền sử hội chứng trầm cảm.

Gần thời điểm sinh con, cuộc sống của bạn có những biến động lớn gây ra sự suy giảm hoóc môn sau khi sinh.

Điều trị mức độ nhẹ nhất của hội chứng suy nhược sau khi sinh. Một trong những phương pháp quan trọng để đối phó với hội chứng suy nhược mức độ này là có được một hệ thống hỗ trợ tốt. Hãy nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ, nhờ mẹ hoặc Mẹ chồng ở bên cạnh chăm sóc bạn một thời gian, hãy bảo chồng bạn tam thời dừng một số việc nào đó để giúp bạn hoặc thuê người đến giúp bạn hàng ngày.

Có một số phương pháp làm giảm nhẹ các triệu chứng. Bạn có thể thử bất kỳ một phương pháp nào đó trong số các phương pháp dưới đây:

Nghỉ ngơi khi bé ngủ.

Giao lưu với những bà mẹ có triệu chứng tương tự để chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm.

Đừng cố gắng làm bản thân hoàn hảo.

Tập một vài động tác thể dục điều hòa mỗi ngay.

Ăn đủ chất và uốn nhiều nước.

Đi ra ngoài chơi hàng ngày.

Hãy nhớ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng Thuốc an thần tạm thời nếu sử dụng các phương pháp trên không hiệu quả. Khoảng gần 85% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh cần được điều trị trong thời gian đến gần một năm.

Điều trị các mức độ trầm trọng hơn hội Chứng trầm cảm sau khi sinh. Bên cạnh nhưng biểu hiện nhỏ của mức độ nhẹ nhất là khi hội chứng suy nhược sau khi sinh có 2 nhóm triệu chứng rõ rệt. Một nhóm phụ nữ bị trầm cảm cấp tính kéo dai trong khoảng vài tuần đến vài tháng, họ không ngủ được cũng không ăn được, họ cảm thấy mình vô dụng và cô độc, họ buồn rầu và Khóc rất nhiều. Nhóm phụ nữ khác lại có cảm giác cực kỳ lo lắng, bát an và bi kích động, nhịp tim cũng tăng. Có những phụ nữ không may còn bị cả 2 nhóm triệu chứng trên.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên, hãy gọi cho các bác sĩ ngay lập tức. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến phòng khám để kiểm tra và theo dõi, đồng thời kê đơn điều trị cho bạn. Hãy điều trị vì chính bạn và vì những người thân trong gia đình.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển cảu thai nhi?

Thai ngược.

Như chúng tôi đã đề cập, vào Giai đoạn đầu của thai kỳ, tình trạng thai nằm ngược rất phổ biến. Tuy nhiên, khi bắt đầu đau đẻ, chỉ có 3 đến 5% trường hợp thai (không kể các thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiêu hơn) nằm ngược. Các hoạt động của bạn có quyết định tư thế nằm của thai nhi?

Một số nhân tố nhất định có thể gây ra tình trạng thai ngược. Một trong số nhân tố chính là thai nhi chưa hoàn thiện. Gần cuối giai đoạn 2 của thai kỳ (cuối tháng thứ 6), thai có thể nằm ngược. Bằng việc chú ý chăm sóc bản thân, bạn có thể tránh được tình trạng đau đẻ sớm (đẻ non). Điều này tạo cơ hội tốt nhất cho thai nhi chuyển đổi tư thế nằm một cách tự nhiên.

Mặc dù chúng tôi chưa đưa ra được chính xác những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai ngược trong mọi trường hợp nhưng dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy:

Sản phụ đã từng mang thai trước đó.

Mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn.

Quá nhiều hoặc quá ít Nước ối.

Tử cung có hình dạng không bình thường.

Tử cung xuất hiện các tổ chức bất thường như u xơ.

Sản phụ bị nhau thai trước.

Thai nhi bị tràn dịch não.

Có một số tư thế thai ngược khác nhau. Thai ngược cục bộ xảy ra khi 2 chân của thai gấp cong tại mông, nhưng 2 đầu gỗi duỗi thẳng. Đây là kiểu thai ngược phổ biến nhất ở Giai đoạn cuối thai kỳ hoặc khi gần chạm tới mặt và đầu nó.

Đẻ ngược. Trong khoa học Sinh sản vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi về phương pháp đẻ tốt nhất cho các trường hợp đẻ ngược. Trong nhiêu năm, các ca đẻ tốt nhất cho các trường hợp đẻ ngược. Trong nhiều năm, các ca dẻ ngược vẫn được tiến hành cho đẻ qua Đường âm đạo. Thời gian sau đó, người ta lại cho rằng phương pháp an toàn nhất là mổ đẻ, đặc biệt nếu đó là lần mang thai đầu tiên của sản phụ. Ngày nay, hầu hết các bác sĩ tin rằng, đối với các trường hợp thai ngược, để đứa bé chào đời một cách an toàn nhất, nên tiến hành Mổ đẻ lúc mới bắt đầu đau đẻ hoặc trước khi đau đẻ.

Một số bác sĩ tin rằng, phụ nữ vẫn có thể đẻ ngược tự nhiên một cách an toàn. Điều này thường xảy ra đối với các ca đẻ ngược cục bộ nhưng thai đã đủ tháng tuổi và sản phụ đã từng Sinh đẻ một vài lần trước đó. Một bác sĩ lại cho rằng các trường hợp thai ngược ở tư thế một chân duỗi, một chân gấp đầu gối nên được cho đẻ bằng phương pháp mổ.

Hình minh họa thai ngược hoàn toàn - thai nằm trong khoang chậu ở tư thế mông ra trước và 2 đầu gối gấp lại.

Nếu đứa bé trong bụng bạn nằm ngược, hãy trao đổi với bác sĩ - việc này rất cần thiết. Khi đến bệnh viện biết tình trạng thai ngược của bạn. Nếu bạn có thắc mắc về đau đẻ và đẻ ngược, hãy đề cập luôn những thông tin này.

Xoay thai. Trước khi sản phụ vỡ ối, trước khi đau đẻ hoặc khi mới bắt đầu đau đẻ, các bác sĩ có thể tiến hành xoay thai từ tư thế thai ngược sang thai xuôi (đẻ thuận - đầu thai ra trước ). Bác sĩ sẽ dùng tay để xoay thai cho đầu ra trước. Quá trình này được gọi là xoay đầu thai bên ngoài.

Việc tiến hành xoay đầu thai bên ngoài về tư thế đẻ xuôi cũng có thể xảy ra một số rủi ro. Bạn cần tìm hiểu và nắm bắt được những rủi ro này. Hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng và sự cần thiết phải tiến hành xoay thai. Các rủi ro có thể là:

Rách màng ối.

Thoát vị nhau thai.

Tác động xấu đến nhịp tim thai.

Gây đau đẻ dữ dội.

Tỉ lệ thành công của việc xoay thai bên ngoài về tư thế đẻ xuôi là hơn 50%. Một số thai cứng đầu sau khi được xoay lại chuyển ngay về tư thế ngược như cũ. Việc xoay thai có thể phải được thực hiện lại, nhưng việc này có thể sẽ khó khăn hơn khi thai gần ngày sinh.

Các tư thế bất thường khác. Một tư thế thai bất thường khác là (đẻ) mặt ra trước. Do đầu thai gần như nằm ngang, mặt thai nhi chui xuống Đường sinh trước. Nếu thai nằm ở tư thế này mà trong quá trình đau đẻ không chuyển về tư thế bình thường, các bác sĩ thường phải tiến hành Mổ đẻ cho sản phụ.

Tư thế ngược vai. Ở tư thế này, khi đẻ, vai của thai nhi sẽ ra trước. Trường hợp này còn gọi là thai nằm ngang, vì tư thế nằm của thai nhi gần giống một cái nôi đặt trong khoang chậu. Đầu và mông Cua thai nhi nằm trên hai thành đối diện của bụng người mẹ. Phương pháp duy nhất để sinh những đứa trẻ ở tư thế này là mổ đẻ.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Hãy hỏi vợ bạn xem cô ấy cần mang theo những gì đến bệnh viện, như băng cát sét, đĩa CD hoặc máy nghe nhạc. Hãy trao đổi trước với cô ấy những vấn đề này và chuẩn bị trước mọi thứ sẵn sàng. Nếu bạn trực tiếp đến bệnh viện hoặc trung tâm phụ sản để tìm hiểu, bạn sẽ biết thêm nhiều cách để tạo môi trường tốt cho em bé mới sinh.

Dinh dưỡng của bạn.

Thời điểm này, có thể bạn cảm thấy không muốn ăn lắm, nhưng việc duy trì chế độ ăn uống đầy đủ vẫn rất quan trọng. Bạn có thể ăn vặt. Thay vì ăn các bữa chính, hãy chia thành nhiều bữa ăn vặt nhỏ trong ngày để duy trì năng lượng và tránh bị ợ nóng. Bạn có thể cảm thấy chán ngấy những thức ăn vẫn ăn từ trước tới giờ. Dưới đây là một số đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng:

Ăn chuối, Nho khô, trái cây khô và Xoài để thỏa mán nhu câu ăn uống đồ ngọt của bạn, đồng thời cung cấp cho cơ thể chất sắt, kali và magiê.

Một ít trái cây tươi ăn kèm với Sữa đã gạn kem, Sữa chua, sữa để lạnh hoặc kem để bổ sung canxi, các Vitamin và khoáng chất.

Bánh quy giòn giàu chất xơ, ăn với một ít bơ lạc rất ngon Miệng và cung cấp chất Đạm rất tốt.

Phó mát mềm màu trắng và trái cây, cho thêm ít Đường và quế sẽ tạo thành món sữa lẫn trái cây rất thơm ngon.

Khoai tây rán không ngâm Muối hoặc bánh Ngô ăn kết hợp với salsa hoặc đậu quả nhúng sẽ rất ngon miệng và là nguồn cung cấp Chất xơ tốt.

Ăn Rau ngót kết hợp với Tôm rất ngon, đồng thời có tác dụng bổ sung chất xơ.

Cà chua tươi ăn với dầu ô liu và húng quế tươi kết hợp với một vài lát phó mát Pác ma mỏng làm thành một bữa ăn cung cấp rau và sản phẩm từ sữa.

Thịt gà hoặc sa lát Cá ngừ (phải làm từ Thịt gà tươi hoặc cá ngừ bảo quản trong nước ) ăn với bánh quy giòn hoặc bánh Ngô để bổ sung đạm và chất xơ.

Những điều bạn nên biết thêm.

Thế nào là hiện tượng sót nhau?

Trong phần lớn các trường hợp, 30 phút sau khi đứa bé chào đời, nhau thai được đẩy hết ra ngoài và đây là một bước mang tính thủ tục trong các ca sinh đẻ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, một phần nhau thai không được đẩy  hết ra ngoài mà vẫn còn sót lại trong tử cung. Khi hiện tượng này xảy ra, tử cung không thể co bóp một cách bình thường dẫn đến chảy máu âm đạo, có thể là nặng.

Một số trường hợp khác, nhau thai không tách ra vì nó vẫn dính với thành tử cung. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên cũng rất hiếm xảy ra.

Sau khi sinh, sản phụ thường bị chảy máu rất nhiều, và có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để làm ngưng chảy máu. Ngoài ra, còn phải nạo hút nhau ra ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tình trạng bất thường của nhau thai. Người ta cho rằng nhau thai có thể dính vào một vết sẹo do lân Mổ đẻ trước để lại hoặc một vết rạch nào đó ở tử cung. Nhau thai cũng có thể dính vào chỗ đã từng bị nạo thai hoặc chỗ bị viêm nhiễm ở tử cung.

Lúc đẻ, trong khi bạn chú ý đến sự chào đời của đứa bé thì các bác sĩ lại lưu ý đến sự tống đẩy nhau thia ra ngoài. Một số sản phụ yêu cầu được nhìn thấy nhau thai sau khi sinh, khi đó có thể yêu cầu bác sĩ cho xem.

Bạn có cần phải cạo lông mu trước khi sinh?

Nhiều phụ nữ muốn biết liệu họ có phải cạo lông mu trước khi sinh đẻ. Lâu nay, việc cạo lông mu không còn là yêu cầu bắt buộc. Nhiều phụ nữ không phải cạo lông mu trong những ngày này. Tuy nhiên, những phụ nữ đã không cạo lông mu cho biết họ cảm thấy khó chịu khi lông mu mắc vào quần lót do dịch Âm đạo tiết ra bình thường sau khi sinh. Vì thế,  bạn nên nghĩ về vấn đề này và trao đổi trước với bác sĩ.

Thai 38 tuần tuổi

26.06.2009

Tuần này, lớp lông tơ và lớp gây (giống như phô mai) bao bọc cơ thể bé nhằm bảo vệ làn da mỏng manh của thai nhi trong môi trường nước ối đang dần dần biến mất và chỉ có số ít trẻ vẫn còn lông tơ và gây khi chào đời.

Sự phát triển của bé

Bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối. Các chất trong nước ối sẽ được chuyển hóa và giữ lại ở ruột, tạo thành lớp phân su màu đen dính.

Bé lúc này nặng gần 2,8kg và đã dài tới 50cm tính từ đầu tới chân. Đầu của bé lúc này đã lọt vào hố chậu và được bảo vệ bởi khung xương chậu. Vị trí này sẽ giúp chân và mông bé dễ vận động hơn nhờ không gian rộng hơn.

Nhiều bé lúc này đã có tóc và tóc đã dài khoảng 2,5cm. Và đừng ngạc nhiên nếu tóc của bé không cùng màu với tóc đen của bố mẹ mà là màu hung đỏ và hung vàng. Lông và các chất gây đã bao phủ cơ thể bé từ tuần thứ 26.

Sự thay đổi của mẹ

2 tuần chờ sinh lúc này giống như một trò chơi chờ đợi. Hãy tận hưởng giai đoạn thú vị này trước khi bé thực sự bước chân vào cuộc sống của bạn - hãy ăn uống và nghỉ ngơi thật nhiều.

Nếu cần sự giúp đỡ vì cảm thấy mình buồn chán trong giai đoạn mang thai thì hãy nhìn về phía trước, nghĩ xem bé chào đời sẽ như thế nào.

Chuẩn bị

Bạn có chắc chắn rằng sẽ có mọi thứ mình cần khi ở bệnh viện? Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ cần mang như quần áo bé mặc sau sinh và khi trở về nhà... Đừng quên mang quần áo cá nhân chuẩn bị cho chuyến đi từ bệnh viện về nhà đấy nhé. Bạn cũng sẽ cần 1 số thứ như quần dải rút hay áo bó chẽn do vòng bụng đã có sự thay đổi sau sinh.

Cũng trong thời gian chờ đợi này, bạn có thể mua một vài cuốn sách hướng dẫn chăm sóc bé trong năm đầu đời hay một số món đồ chơi dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Lời khuyên hữu ích

Nhờ anh xã xoa bóp thắt lưng sẽ giúp giảm đau hiệu quả

Quan hệ cộng đồng

Chồng bạn đang trải qua cảm giác khó tả khi sắp được làm cha? Hãy gửi cho anh ý những bài viết về kinh nghiệm làm cha lần đầu.

Những việc cần lưu tâm

Bạn nên đi khám vào tuần này và nói cho bác sĩ biết mọi biểu hiện lạ mà bạn đã gặp trong tuần qua.

Bạn đã hiểu rõ các phương pháp giảm đau khi chuyển dạ?

Những giấc mơ trong tuần mang thai cuối cùng.

Những lo lắng thường gặp

Mẹ chồng tôi rất tin vào bói toán. Bà nghĩ rằng tôi cần sinh mổ để chọn giờ đẹp. Tôi không tin vào bói toán nhưng tôi sợ đau khi chuyển dạ.

Nỗi sợ đau khi chuyển dạ là một cảm xúc hoàn toàn tự nhiên trong giai đoạn này. Nhưng có những phương pháp giúp giảm đau hiệu quả khi chuyển dạ và vì thế, bạn đừng quá lo lắng. Sinh mổ là phương pháp mổ bụng với một đường rạch ngang, nhỏ và bạn sẽ bị đau ít nhất là vài tuần sau sinh. Sinh mổ cũng có thể dẫn tới các biến chứng như nhiễm trùng hay sốt. Và sinh mổ không phải là lựa chọn tốt nhất cho thai nhi.

Thai 39 tuần tuổi

09.11.2009

Thai nhi lớn cỡ nào?

Đến tuần này, Thai nhi nặng hơn 3,25kg một chút. Chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông khoảng 36cm. Tổng chiều dài từ đầu đến Chân khoảng 48cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Hình minh họa trang sau vẽ một phụ nữ Mang thai nhìn nghiêng với Tử cung lớn và thai nhi bên trong. Cơ thể đã to tới mức gần như tối đa.  Bạn cũng có thể ở mức như vậy.

Nếu đo từ khớp dính đến đỉnh tử cung, khoảng cách là từ 36 đến 40cm. Trong khi đó, khoảng cách từ Rốn đến tử cung là từ 16 đến 20cm.

Bạn gần như đang ở những ngày Mang thai cuối cùng. Từ thời điểm này cho đến lúc sinh, Trọng lượng cơ thể sẽ không tăng nhiều mà vẫn duy trì ở mức từ 11,4 đến 15,9 kh cho tới lúc sinh.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Thai nhi tiếp tục tăng trọng lượng, thậm chí đến 1 hoặc 2 tuần thai cuối cùng còn tăng. Nó không có nhiều khoảng trống để di chuyển trong tử cung. Và thời gian này, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể thai nhi đã phát triển hoàn thiện ở đúng vị trí. Cơ quan cuối cùng cần được hoàn thiện hơn nữa là 2 lá phổi.

Liệu thai nhi có bị mắc vào dây rốn?

Có lẽ bạn cũng được bạn bè nói về chuyện không nên giơ cao tay qua đầu hoặc với lên lấy thứ gì đó ở trên cao vì nó có thể khiến dây rốn cuốn quanh cổ thai nhi. Câu chuyện này dường như chẳng đúng chút nào. Một số trường hợp thai nhi có thể bị mắc vào dây rốn, làm dây rốn thắt nút hoặc cuốn quanh cổ. Tuy nhiên, không có bất kỳ hoạt động nào của bạn trong thời gian Mang thai gây ra hoặc có thể ngăn chặn tình trạng này.

Hiện tượng thai nhi mắc vào dây rốn không phải lúc nào cũng là vấn đề nghiêm trọng trong quá trình đau đẻ. Nó chỉ thực sự gây nguy hiểm khi dây rốn bị thắt nút hoặc bị kéo dài và buộc chặt lấy cổ thai nhi.

Những thay đổi trong bạn.

Thai kỳ này hiển nhiên bạn có cảm giác cơ thể đồ sộ và rất khó chịu. Tử cung chiếm hết chỗ trong khoang chậu và gần hết khoang bụng. Nó đã ép tất cả cơ quan khác khỏi vị trí bình thường.

Vào Giai đoạn này của thai kỳ mang thai, có thể bạn nghĩ mình sẽ không bao giờ mang thai thêm một lần nữa vì cảm thấy khó chịu hoặc thấy như vậy là quá đủ. Lúc này, một số phụ nữ có thể nghĩ đến việc Triệt sản vĩnh viễn, như thắt ống dẫn trứng.

Thắt ống dẫn Trứng sau khi sinh?

Nhiều phụ nữ chọn giải pháp Thắt ống dẫn trứng Sau khi sinh ngay khi vẫn còn nằm trong bệnh viện. Đây không phải là lúc đưa ra quyết định về việc này nếu trước đó, bạn không suy nghĩ một cách thực sự nghiêm túc.

Triệt sản sau khi sinh có một ưu điểm nhất định. Bạn đang trong thai kỳ nằm viện và sẽ không phải mất thêm đợt nằm viện nào cho việc này. Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi khi Triệt sản vào thời điểm này. Nếu bạn thắt ống dẫn trứng sau 1 vai giờ hoặc 1 ngày sau khi sinh, sau đó, bạn lại thay đổi ý, bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc việc đã thắt ống dẫn trứng sớm.

Nếu bạn phải Gây tê ngoài màng cứng khi đẻ, bạn cũng có thể dùng cách này khi thắt ống dẫn trứng. Nếu bạn không phải gây tê ngoài màng cứng khi đẻ, bạn cần phải được gây mê trước khi tiến Hành thắt ống dẫn trứng. Công việc này thường được thực hiện vào buổi sáng ngày hôm sau (sau khi đứa bé đã chào đời). Việc thắt ống dẫn trứng không làm kéo dài thời gian nằm viện của bạn.

Có rất nhiều cách tiến hành triệt sản vĩnh viễn. Cách phổ biến nhất là rạch một vết nhỏ dưới rốn, từ vết rạch này có thể nhìn thấy ống dẫn trứng.

Có thể cắt bỏ một phần ống dẫn trứng hoặc đặt vòng hoặc nẹp ở ống dẫn trứng để ngăn chặn việc dẫn trứng qua ống này. Phương pháp này cần tiến hành trong khoảng từ 30 đến 45 phút.

Nếu bạn cần suy nghĩ thật kỹ hoặc không chắc chắn về việc thắt ống dẫn trứng, không nên làm phẫu thuật ngay. Có thể tháo được ống dẫn trứng sau khi đã thắt, song việc thắt ống dẫn trứng co chi phí rất đắt và cần phải nằm viện từ 3 đến 4 ngày. Tỉ lệ thành công của việc tháo ống dẫn trứng sau khi thắt chỉ là 50% và không đảm bảo có thể tiếp tục mang thai hay không.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Cho con bú có tốt cho bạn và bé?

Phần trình bày ở các trang sau sẽ đề cập đến các hoạt động của bạn sau khi con bạn chào đời - việc bạn có nên Cho con bú hay không. Cho con bú làm một quyết định mang tính Cá nhân. Một trong số những điều kiện bắt buộc để cho con bú là sự gắn kết giữa mẹ và con. Mối quan hệ mật thiết này có thể bắt đầu ngay sau khi đứa bé chào đời - một số phụ nữ cho con bú ngay trên bàn đẻ. Việc cho con bú sẽ kích tử cung co bóp, tránh chảy máu.

Cho con bú khích lệ tình Máu mủ thân thiết tự nhiên giữa mẹ với con và giữa con với mẹ. Những lúc cho con bú sẽ là thời điểm cho bạn thư giãn. Nó cho bạn thời gian tuyệt vời bên con bạn. Tuy nhiên, cho con bú cũng phải tuân theo những công thức nhất định.

Lợi ích của việc cho con bú. Việc cho con bú có lợi cho cả bạn và bé. Sữa mẹ tốt cho trẻ vì nó chứa tất cả các Chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Các loại Dinh dưỡng khác dù được pha trộn tuyệt vời giữa các vitamin, đam, chất béo, Đường và các Chất khoáng cũng không thể bằng Sữa mẹ.

Một ích lợi khác của việc nuôi con bằng Sữa mẹ là bạn đã tự bảo vệ con mình chống lại các viêm nhiễm, bệnh tật thông qua việc truyền kháng thể từ Sữa mẹ sang bé khi cho con bú. Nhiều người tin rằng trẻ con sơ sinh được nuôi bằng Sữa mẹ có ít nguy cơ bị Cảm lạnh và mắc các chứng bệnh khác hơn so với trẻ được nuôi băng các loại sữa làm khác.

Cho con bú cũng tốt cho bé vì khi đó, nó sẽ phải bú mạnh mẽ hơn khi bú núm ở đầu chai sữa. Điều này kích thích sự phát triển của Răng và hàm. Cho con bú cũng có thể giúp phòng tránh hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Một cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được cho bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu hoặc lâu hơn sau khi sinh có tỉ lệ tử vong đột ngột thấp hơn so với trẻ chỉ được cho bú ít nhất một tháng sau khi sinh.

Cho con bú giúp trẻ tránh tình trạng hàm lượng choresterol cao khi trưởng thành. Mặc dù một đứa trẻ được cho con bú Sữa mẹ có thể có hàm lượng choresterol cao hơn khi mới sinh ra, tuy nhiên, khi trưởng thành, hàm lượng này lại thấp hơn những người không được co bú băng sữa mẹ. Ngoài ra, một cuộc nghiên cứu khác cũng cho thây việc cho con bú có những ảnh hưởng tích cực đến trí thông minh của trẻ khi trưởng thành sau này - nó sẽ thông minh nhanh nhạy hơn những người khác nếu được cho con bú ít nhất 7 tháng.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một lý do quan trọng để cho con bú nếu đứa bé bị sinh non. Phần lớn chất kháng thể bảo vệ trẻ sơ Sinh đẻ non có trong sữa mẹ. Gần đây, sự bùng nổ dịch bệnh sakazakii đã được các nhà nghiên cứu tìm ra nguyên nhân là từ các thành phần chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh liên quan đến cá công thức bột. Dựa vào các kết quả này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo trẻ sơ Sinh đẻ non không nên cho ăn sữa bột.

Một lợi ích nữa của việc cho con bú là vệ sinh thái, cho con bú là sự lựa chọn tốt hơn cho thế giới. Vì việc sản xuất các loại sữa cho trẻ làm tiêu hao nguồn nguyên liệu, đồng thời, các bao bì đóng gói sữa sau khi sử dụng lại tạo ra một lượng phế thải khổng lồ trong môi trường.

Các ưu điểm của việc cho con bú đối với các bà mẹ là giảm được chi phí so với việc mua sữa ngoài. Cho con bú cũng rất thuận tiện, vì các bà mẹ sẽ không phải mang theo các hộp sữa và bình sữa nhân tạo. Một phụ nữ còn cảm thấy việc cho con bú giúp họ lấy lại vóc dáng dễ dàng hơn.

Trong thai kỳ mang thai, Ban có thể nhận thấy bầu Vú to hơn và có thể mềm đi vào những thời điểm nào đó. Hiện tượng này xảy ra là do có sự tăng cường hoạt động cảu các hoóc môn khiến các túi sữa trong Bầu vú to ra. Sữa trong các bầu Vú được trữ lại các bọc nhỏ bên trong các túi này.

Sữa non là sữa tiết ra đầu tiên từ 2 bầu vú, thông thường  sau khi sinh 2 đến 3 ngày. Sữa được tiết ra là do bé ngậm Đầu vú và gây kích thích tuyến sữa. Việc bé ngậm đầu vú mẹ sẽ truyền thông tin lên não yêu cầu sản xuất hoóc môn tiết sữa loại hoóc môn kích thích sản xuất sữa trong các túi sữa.

Học cách cho con bú. Bạn sẽ muốn học cách cho con bú ngay trong thời gian nằm viện chăm sóc phục hồi sau khi sinh. Hãy chờ các Y tá mách cho bạn một số bí quyết họ biết về việc cho con bú. Hãy nhờ họ giải đáp những thắc mắc của bạn nếu có. Những điều bạn học được có thể sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc cho con bú, giúp con bạn bú sữa ngon lành và hiệu quả hơn.

Cho con bú đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch ăn uống giàu Dinh dưỡng như trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cần nạp thêm ít nhất 500 kalo mỗi ngày (so với con số 300 kalo trong thai kỳ mang thai). Một số bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục uống bổ sung các Vitamin tiền Sinh sản trong thai kỳ cho con bú.

Hãy cảnh giác với những thứ bạn ăn và uống vào vì tất cả chúng đều có thể truyền sang tuyến sữa. Một số thức ăn nhất định không tốt cho bạn và bé. Ăn các loại thức ăn nhiêu gia vị hoặc sô cô la có thể gây Đau bụng cho bé. Cà phê in cũng có thể truyền sang bé. Tất cả các chất cồn và Rượu bạn uống vào đều truyền sang bé. Tất cả các chất cồn và Rượu bạn uống vào đều truyền sang bé qua tuyến sữa, vì thế hãy cảnh giác với các đồ uống chứa cồn. Thời gian cho con bú càng dài, bạn càng nhận thức rõ bạn nên và không nên ăn, uống gì.

Có những lúc bạn không ở cạnh con nhưng vẫn muốn cho con bú. Bạn vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bằng cách dùng một ống bơm sữa mẹ từ bầu vú và tích sữa lại . Ống bơm sữa này có thể hoạt động bằng pin, điện hoặc dùng tay. Hãy hỏi bác sĩ về vấn đề này trước khi ra viện.

Trong thời gian mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Học hỏi kinh nghiệm và những điều thú vị từ bạn bè về việc cho con bú.

Sự ứ sữa. Tình trạng phổ biến ở phụ nữ cho con bú là bị ứ sữa - hai bầu vú căng, mềm và ứ đầy sữa. Bạn có thể làm gì để giảm bớt tình trạng này?

Cách tốt nhất là thông sữa ở 2 bầu vú như cách bạn vẫn làm khi cho con bú nếu có thể. Một phụ nữ Tắm Nước nóng và vắt sạch sữa trong nước âm.

Chườm đá cũng có thể giúp bạn dễ chịu hơn.

Mỗi lần cho con bú, hãy cho con bú ở cả 2 bầu vú. Không nên chỉ cho bú một bên.

Khi bạn không ở bên cạnh bé, hãy cố gắng vắt ra một ít sữa để sữa được lưu thông và các ống dẫn sữa mở. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dngj các loại Thuốc Giảm đau nhẹ như acetaminophen trong trường hợp đau tức bầu vú. Acetaminophen được viện Nhi khoa Mỹ khuyên dùng và chứng nhận an toàn trong thai kỳ cho con bú.

Nếu tình trạng căng tức bầu vú nặng do ứa quá nhiều sữa, có thể tiến hành các phương pháp điều trị sâu hơn nữa như dùng acetaminophen kết hợp với cô đê in.

Hãy gọi co bác sĩ nếu tình trạng ứ sữa gây đau tức quá mức. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị cho bạn.

Viêm nhiễm tuyến vú. Trong thai kỳ chocon bú, phụ nữ có thể bị viêm nhiễm tuyến vú. Nếu bạn cho là mình đã bị viêm tuyến vú, hãy gọi cho bác sĩ. Sự viêm nhiễm có thể gây đau, làm tấy đỏ và sưng bầu vú, cũng có thể thấy xuất hiện những vệt đỏ trên bầu vú hoặc có những cảm giác khó chịu như đang cúm.

Viêm loét tức núm vú. Hầu hết các bà mẹ đang cho con bú có hiện tượng viêm Loét núm vú vào những thời điểm nào đó, nhất là thai kỳ đâu. Bạn có thể thử các phương pháp dưới đây để giảm bớt cá triệu chứng này:

Giữ 2 bầu vú khô ráo và sạch sẽ.

Đừng sấy (hoặc hơ) khô đầu vú, nó sẽ kích thích đóng vảy đầu vú, và phải mất một thời gian khá dài để vết viêm loét lành trở lại.

Chữa lành vết viêm loét bằng thuốc mỡ là tốt nhất. Dùng một miếng dây bằng vải chứa thuốc mỡ Lansinoh (thuốc này không chứa các chất diệt côn trùng hoặc chất gây dị ứng) bọc kín vùng đầu vú sau mỗi lần cho con bú.

Tin tốt lành! Trước khi quá muộn, chỉ một vài ngày hoặc 1 vài tuần sau, bầu vú bạn sẽ quen dần với việc cho con bú, và tình trạng căng tức do ứ sữa hoặc viêm loét Núm vú sẽ mất dần đi.

Các núm vú tụt vào bên trong. Một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc cho con bú do các núm vú thay vì vào bên trong, bạn vẫn có thể cho con bú bằng cách đeo một miếng độn Ngực bằng nhựa bên trong để giúp đầu vú trồi ra ngoài.

Một số bác sĩ cho rằng nên kéo núm ví bị tụt vào trong ra và lăn nó giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này vào những lần khám trước khi sinh.

Áo lót hỗ trợ. Một số phụ nữ nhận thấy việc mặc áo lót hỗ trợ rất có ích trong một vài tuần cuối của thai kỳ và trong thời gian cho con bú. Nhiều bác sĩ khuyên sản phụ nên mặc loại áo lót này mọi lúc, kể cả khi ngủ sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Tuy nhiên, để chuẩn bị 2 bầu vú sẵn sàng cho việc cho con bú, hãy để chúng tiếp xúc với không khí một cách thường xuyên. Lúc này không nên mặc áo ngực và sau đó, khi mặc quần áo, bạn nên để cho đầu vú nhẹ nhàng rắn chắc lại khi chúng cọ sát vào lớp vải của quần áo.

Nuôi con bằng sữa ngoài. Việc nuôi con bằng sữa ngoài không có hai gì cho con bạn. Các bà mẹ không nên cảm thấy có lỗi nếu nuôi con bằng sữa ngoài thay vì cho con bú sữa mẹ. Các số liệu cho thấy, nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa ngoài hơn so với số phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ. Chúng tôi cũng biết rằng, với công thức bổ sung chất sắt của các loại sữa ngoài, trẻ được nuôi bằng sữa ngoài có thể nhận được nguồn dinh dưỡng tốt.

Một số nguyên nhân khiến bạn không thể cho con bú bằng sữa mẹ. Bạn sẽ không thể cho con bú nếu bạn gặp một số vấn đề như: quá gây sau khi sinh hoặc mắc các triệu chứng bệnh như thiếu hoóc môn tiết sữa, bệnh tim, thận, lao hoặc HIV/ AIDS. Một số trẻ sơ sinh cũng không thể bú sữa mẹ nếu chúng bị dị tật khe hở môi hoặc vòm miệng. Không điều tiết được lactoza cũng gây cản trở việc cho con bú sữa mẹ. Ngoài ra, một số phụ nữ không thể cho con bú do các trục trặc về thể chất.

Một số phụ nữ rất muốn cho con bú và cố gắng để cho con bú nhưng không thực hiện được. Nếu bạn không thể cho con bú, đừng Lo lắng vì con bạn sẽ vẫn phát triển rất tốt.

Các ưu điểm của việc con nuôi con bằng sữa ngoài. Nuôi con bằng sữa ngoài có rất nhiều tiện lợi:

Một số phụ nữ thấy thích thú với sự tự do khi nuôi con bằng sữa ngoài vì họ có thể nhờ người khác chăm sóc con.

Cách nuôi con bằng sữa ngoài rất đơn giản, nó cũng không làm bà mẹ cảm thấy khó chịu nếu làm sai công thức.

Các ông bố cũng có thể tham gia nhiều hơn vào công việc chăm sóc trẻ nếu nuôi con bằng sữa ngoài.

Trẻ được nuôi băng sữa ngoài sẽ ít phải cho ăn hơn vì sữa ngoài tiêu hóa chậm hơn so với sữa mẹ.

Sữa cung cấp cho trẻ trong cả ngày có thể đươc pha chế cùng một lúc, vì thế tiết kiệm được công và thời gian.

Bạn không phải lo ngại về việc cho con bú trước đông người.

Việc nuôi con bằng sữa ngoài sẽ dễ dàng hơn cho bạn nếu bạn muốn quay lại làm việc sớm sau ki sinh con.

Nếu bạn nuôi con bằng các loại sữa có chứa chất sắt, bé sẽ không cần phải uống bổ sung chất sắt.

Nếu bạn dùng nước có chứa florua để pha sữa cho con, con bạn sẽ không phải bổ sung florua.

Dinh dưỡng của bạn.

Nếu bạn cho con bú.

Nếu bạn chọn cho con bú, bạn nên bắt đầu nghĩ đến nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ cho con bú. Trong thời kỳ này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nạp thêm khoảng 500 kalo mỗi ngày. Một bà mẹ đang cho con bú tiêu thụ từ 425 đến 700 kalo mỗi ngày. Lượng kalo nạp thêm sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, lượng kalo này cũng phải được nạp từ các nguồn thức ăn sạch và giàu dinh dưỡng như những thứ bạn đã ăn trong thời kỳ mang thai. Hãy ăn chín bữa với bánh mỳ, ngũ cốc, mỳ sợi hoặc cơm, 3 bữa với nhóm các sản phẩm từ sữa. Cũng nên ăn 4 bữa trái cây và 5 bữa Rau mỗi ngày. Hãy đặc biệt cảnh giác với các loại chất béo, dầu và đường, khống chế ăn khoảng 4 thìa mỗi ngày.

Như đã đề cập ở phần trên, bạn có thể phải tránh ăn một số loại thức ăn nhất định vì nó có thể truyền sang con bạn thông qua việc cho con bú và gây đau bụng cho bé. Tránh ăn sô cô la, các loại thức ăn gây đầy bụng như giá đỗ và xúp lơ, các loại thức ăn nhiều gia vị và một số loại không tố cho bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ và bác sĩ nhi khoa về những thắc mắc và lo ngại của bạn.

Ngoài việc chú trọng đến các thức ăn ăn vào bạn nên tiếp tục uống nhiều nước. Bạn cần uống ít nhất hơn 2 kít nước mỗi ngày để đủ nước và sản xuất đủ nuôi con. Trong những ngày nóng, bạn cần uống nhiều nước hơn nữa. Tránh các loại thức ăn và đồ uống chứa cà phê in vì cà phê in có thể đóng vai trò như một chất lợi tiểu. Nó có thể truyền sang con bạn trong thời gian từ 3 đến 5 giờ đồng hồ nhưng lại có thể tồn tại trong Máu trẻ sơ sinh đến 96 giờ đồng hồ.

Duy trì hấp thu canxi vào cơ thể rất quan trọng trong thai kỳ cho con bú. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem cần uống bổ sung thêm Vitamin gì. Một số bà mẹ vẫn uống các Vitamin tiểu Sinh sản trong suốt thai kỳ cho con bú.

Nếu nuôi con bằng sữa ngoài.

Ngay cả khi bạn nuôi con bằng sữa ngoài, bạn vẫn phải tuân theo Chế độ dinh dưỡng như trong Thời kỳ mang thai vì điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Hãy tiếp tục ăn các loại thức ăn giàu các bon hydrat phức hợp như các sẳn phẩm từ ngũ cốc và rau quả. Thịt lợn nạc, thịt gà, và cá cũng là những nguồn thức ăn giàu đạm. Khi ăn sản phẩm từ sữa, hãy chọn loại ít béo hoặc đã gạn kem

Nếu bạn nuôi con bằng sữa ngoài, bạn cần ít năng lượng hơn khi cho con bú. Tuy nhiên, đừng giảm cắt giảm quá nhiều năng lượng hấp thu hàng ngày với mục đích Giảm cân nhanh chóng. Bãn vẫn phải ăn đủ chất để duy trì năng lượng của cơ thể nhưng phải đảm bảo lượng kalo hấp thu được không phải từ các loại đồ ăn vặt.

Hãy liệt kê các loại thức ăn và số lượng mỗi loại bạn cần ăn vào mỗi ngày, cố gắng tuân theo bản liệt kê đó. Hãy ăn 6 bữa với các thức ăn như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, cơm và 3 cộng với 6 ao xơ Đạm mỗi ngày. Bạn vẫn nên hạn chế ăn các chất béo, dầu và đường, mỗi ngày chỉ nên khoảng 3 thìa cà phê. Và đừng nên duy trì uống nước hàng ngày. Bạn cũng có thể tham khảo chế độ Dinh dưỡng trong thai kỳ mang thai. Xem tuần 6.

Những điều bạn nên biết.

Giảm đau trong quá trình đau đẻ.

Quá trình đau Đẻ gây đau đớn thực sự kích thước tử cung thay đổi quá lớn để tạo điều kiện cho đứa trẻ chào đời. Bạn có thể cần được trợ giúp bằng các phương pháp giảm đau. Có rất nhiều cách giảm đau trong quá trình đau đẻ. Khi sử dụng các phương pháp giảm đau, phải lưu ý đến sự an toàn của cả bạn và đứa con trong bụng.

Một  phần quan trọng giúp đau Đẻ và sinh nở thành công chính là sự chuẩn bị trước. Chuẩn bị trước là tìm hiểu và nhận thưc được điều gì sẽ đến, căn nguyên của vấn đề xảy ra và không lo sợ về nỗi đau đớn khi đau đẻ và sinh nở. Hãy tin tưởng vào những người sẽ chăm sóc cho bạn, trong đó có các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện.

Gây mê là cách giảm đau hoàn hảo làm tan biến tất cả mọi cảm giác đau và chặn đứng sự giao động của các cơ. Trong khi đó, thuốc giảm đau có thể chỉ làm giảm đau một phân hoặc toàn phần. Dùng các chất ma túy làm thuốc giảm đau có thể khiến các chất này truyền sang thai nhi qua nhau thai. Hậu quả là làm suy giảm chức năng hô hấp của trẻ sơ sinh. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh (thang điểm Apgar một phương pháp để tránh giá nhanh tình trạng chung của một em bé ngay sau khi sinh. Cho tối đa 2 điểm chomoix dấu hiệu sau: kiểu thở, nhịp tim, màu sắc, trương lực cơ, và đáp ứng với kích thích. Như vậy một đứa trẻ có 10 điểm vào 60 phút sau khi sinh là ở tình trạng tốt nhất. Khi điểm số thấp, lặp lại thử nghiệm nhiều lần để đánh giá tiến bộ. Vì thế, không nên dùng chất ma túy làm giảm đau gần thời kỳ sinh nở.

Ở nhiều bệnh viện, gây mê lúc đẻ thường được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây mê vào một phần nhất định của cơ thể ví dụ gây mê cơ quan sinh dục, gây mê ngoài màng cứng hoặc gây mê cổ tử cung. Phương pháp này cũng tương tự như cách làm giảm đau khi trồng răng. Các chất gây mê thường được sử dụng là xylocaine và các chất thuộc nhóm xylocaine.

Có những trường hợp gây mê để đẻ, thường là trong tình trạng nguy cấp khi phải Mổ đẻ và phải cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa vì rất có thể đứa trẻ ngủ ngay trong lúc đẻ.

Gây mê ngoài màng cứng là gì? Đó là một trong các phương pháp gây mê phổ biến nhất và được áp dụng thường xuyên nhất hiện nay  trong quá trình đau đẻ và sinh nở. Nó giúp giải tỏa những cảm giác đau đớn do tử cung co thắt lúc đau đẻ sinh nở. Phương pháp này phải được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực gây mê. Một số bác sĩ khoa sản cũng có thể thực hiện được việc gây mê này nhưng ở hầu hết các bệnh viện, bác sĩ hoặc y tá chuyên về gây mê sẽ đảm nhận việc này.

Gây mê ngoài màng cứng liên tiếp được tiến hành khi bạn ngồi dậy hoặc nằm nghiêng. Các bác sĩ gây mê sẽ làm tê các vùng Da trên Lưng dưới giữa xương cột sống. Sau đó, bác sĩ sẽ chọc một Mũi kim qua vùng Da vừa được gây tê. Nhờ đó, thuốc gây mê sẽ được đưa tới quanh khu vực cột sống, nhưng không tiêm vào ống tủy sống. Một ống thông Đường tiểu cũng được đặt ra.

Giảm đau bằng phương pháp gây mê ngoài màng cứng cũng có thể được tiến hành trong lúc đau đẻ bằng cách sử dụng một kim tiêm. Các chuyên gia gây mê sẽ dùng kim tiêm này để tiêm một lượng thuốc mê vào cơ thể sản phụ khi cần thiết hoặc trong những khoảng thời gian giữa các cơn đau đẻ. Gây mê ngoài màng cứng là cách giảm đau cực kỳ hiệu quả chống lại các cơn đau đẻ.

Phương pháp gây mê ngoài màng cứng kết hợp ở khu vực cột sống là cách gây mê giảm đau dựa trên các kỹ thuật về gây mê ngoài màng cứng và đặc điểm cấu tạo và chức năng của tủy sống. Cách này hạn chế sự tê liệt, vì thế, sản phụ có thể đi lại dễ dàng hơn.

Khi bạn chọn phương pháp giảm đau bằng cách gây mê ngoài màng cứng, bạn có thể nghe thấy những thông tin sai lệch về thời điểm tiến hành gây mê. Phần lớn các bác sĩ cho rằng việc gây mê nên được tiến hành vào thời điểm đau đẻ và phải dựa trên cường độ của những cơn đau. Cũng không nhất thiết tử cung phải mở cụ thể bao nhiêu phân trước khi tiến hành gây mê ngoài màng cứng.

Nhược điểm của gây mê ngoài màng cứng là làm tụt huyết áp. Huyết áp thấp sẽ giảm lưu lượng Máu cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, rất may là nước được bơm vào qua phương pháp này cũng giúp giảm nguy cơ tụt huyết áp. Bạn cũng có thể gặp phải các trục trặc trong quá trình rặn đẻ. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu không cho thấy mối liên hệ nào giữa gây mê ngoài màng cứng khi đau đẻ và tình trạng Đau lưng sau khi sinh.

Các phương pháp giảm đau khác. Khi các cơn đau xảy ra đều đặn hơn và Cổ tử cung bắt đầu mở, các co thắt ở tử cung có thể trở nên dễ chịu hơn. Để đối phó với các cơn đau ở giai đoạn đầu của quá trình đau đẻ, nhiều bệnh viện sẽ sử dụng hỗn hợp các chất ma túy có tác dụng giảm đau hiệu quả như meperidine (demerol) và một loại thuốc an thần như promethazine (phenergen). Hỗn hợp này có tác dụng làm giảm đau đồng thời gây buồn ngủ hoặc làm dịu thần kinh. Hỗn hợp sẽ được tiêm trực tiếp vào các cơ hoặc đưa vào thông qua các dụng cụ bơm hút.

Gây mê tủy sống có thể áp dụng khi mổ đẻ. Cách gây mê này chặn đứng cảm giác đau đớn trong thời gian đủ lâu để tiến hành ca mổ. Ngày nay, phương pháp này không được sử dụng phổ biến gây mê ngoài màng cứng.

Một phương pháp giảm đau khác đôi khi cũng được áp dụng là gây mê giảm đau cơ quan sinh đôi. Các chất gây mê giảm đau được đưa vào ống Âm đạo và sẽ có tác dụng giảm đau Đường sinh (ống sinh sản). Tuy nhiên, bạn vẫn cảm nhận được sự đau đớn do tử cung co thắt. Một số bệnh viện còn dùng phương pháp gây mê ở cổ tử cung. Cách này giúp giảm đau do giãn nở cổ tử cung gây nên nhưng không làm giảm đau do những co thắt đẩy thai nhi ra.

Không có một phương pháp giảm đau nào thực sự hoàn hảo trong việc chống lại các cơn đau đẻ. Hãy trao đổi và tham khảo ý kiến các bác sĩ về tất cả các phương pháp giảm, và đừng quên đề cập những mối quan tâm và lo lắng của bạn. Hãy tìm hiểu xem hiện nay có những phương pháp gây mê nào, ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp.

Các biến chứng xảy ra do sử dụng phương pháp gây mê. Các phương pháp gây mê cot làm phát sinh một số biến chứng khi sử dụng. Một trong số đó là khiến thai nhi ngày càng trơ với cá loại chất ma túy giảm đau như Demerol. Đứa trẻ sinh ra thường có chỉ số Apgar thấp và suy giảm về hô hấp. Nó cần được làm tỉnh lại hoặc cần tiếp một loại thuốc khác như naloxone (narcan) để phản lại tác dụng của thuốc gây mê sử dụng trước đó.

Nếu Người mẹ được gây mê toàn bộ, đứa bé sinh ra sẽ có các triệu chứng ngày càng trơ thuốc, nhịp Thở yếu và nhịp Tim chậm hơn. Người mẹ cũng thường không thể tỉnh lại sau đó, và tất nhiên sẽ không thể nhìn thấy con mình chào đời cho tớ hơn 1 giờ đồng hồ sau đó.

Nếu sử dụng phương pháp gây mê ngoài màng cứng hoặc gây mê tủy sống trong lúc sinh, rất có thể sẽ để lại  nhiều tác dụng phụ sau khi sinh. Dưới đây là một phương pháp giúp đối phó với những tác dụng phụ này:

Nếu bị dị ứng, hãy ép lên vùng Da bị di ứng bằng một cái khăn mặt hoặc một cái chăn. Làm giảm Ngứa bằng cách bô nhiều thuốc mỡ hoặc thuốc dạng sữa lên vùng Da dị ứng.

Nếu bị đau đầu, hãy uống các loại đồ uống có chứa cà phê in như cà phê, trà, nước sô đa chứa cà phên in.

Nếu có cảm giác buồn nôn, hãy thở sâu, hít vào qua mũi và thở ra qua miệng.

Gần như không thể xác định được phương pháp gây mê nào tốt nhất cho bạn trước khi đau đẻ. Nhưng nếu sẽ rất có lợi nếu bạn biết trước hiện nay có những phương pháp gây mê nào đáng tin cậy trong quá trình đau đẻ và sinh.

Co thắt tử cung sau khi sinh.

Sau khi đứa trẻ chào đời, tử cung thu nhỏ lại ngay lập tức tà kích cỡ của một quả dưa sang kích cỡ một quả bóng chuyền. Khi hiện tượng này xảy ra, Nhau thai sẽ tách khỏi thành tử cung.Thời điểm này có thể xuất hiện một dòng máu tứa ra từ tử cung, đó là dấu hiệu cho thấy nhau thai đã được đẩy ra ngoài.

Sau khi nhau thai thoát ra ngoài, sản phụ sẽ được tiêm thuốc oxytocin. Thuốc này giúp tử cung co lại và xẹp xuống, nhờ đó sẽ làm ngừng chảy máu.

Chảy máu quá nhiều sau khi đứa trẻ chào đời qua đường âm đạo  được gọi là xuất huyết hậu sinh. Biểu hiện của tình trạng này là ra máu hơn 500ml. Tình trạng này có thể được ngăn chặn bằng mát xa tử cung và dùng thuốc để hỗ trợ tử cung co thắt lại bình thường.

Nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu quá nhiều sau khi sinh là tử cung không co lại - còn gọi là mất trương lực tử cung. Các bác sĩ, người cùng đi chăm sóc sản phụ hoặc y tá tham gia hỗ trợ ca đẻ cần phải mát xa tử cung xản phu sau khi sinh. Điều này sẽ giúp tử cung co về trạng thái cố định, nhờ đó, sản phụ sẽ không bị mất nhiều máu dẫn đến thiếu máu.

Giữ lại máu từ dây rốn.

Bạn và chồng bạn có nghĩ tớ việc giữ lại máu từ dây rốn của thai nhi? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tế bào gốc có trong máu ở dây rốn thai nhi có thể dùng để chữa trị hiệu quả một số bệnh. Máu dây rốn là máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai khi đứa trẻ ra đời. Trước đây, nhau thai và dây rốn thường được vứt bỏ đi sau khi sinh.

Giữ lại máu từ dây rốn và nhau thai có vô số ích lợi. Máu dây rốn có thể được dùng để chữa trị ung  thư và các bệnh về Di truyền mà hiện nay vẫn đang được điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương. Người ta đã chứng minh máu dây rốn chữa trị hiệu quả Bệnh bạch cầu ở trẻ em, một số bệnh về miễn dịch và một số bệnh về máu khác. Hiện nay, tại châu Âu và Mỹ, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu sử dụng máu dây rốn để xây dựng phương pháp Gien nhằm điều trị một số bệnh như Thiếu máu do thiếu hông huyết cầu hình Lưỡi liềm, Tiểu đường và bệnh AIDS.

Máu dây rốn có chứa các tế bào có tác dụng tương tự như các tế bào có trong tủy xương. Các tế bào gốc chính là thành tố cấu tạo máu và hệ miễn dịch. Các tế bào này không sinh sản trong dây rốn. Do vậy, khi truyền máu, máu dây rốn không nhất thiết phải được truyền cho một loại máu cùng nhóm, trong khi máu sinh ra từ tủy xương lại bắt buộc phải được truyền sang máu cùng nhóm. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng đối với những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số hoặc những người có nhóm máu lạ. Hai nhóm người này trước đây thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm người cho máu có cùng nhóm máu.

Trước khi sinh con, các bậc cha mẹ có thể yêu cầu lấy và giữ lại máu dây rốn đề phòng khả năng phải dùng đến sau này. Máu dây rốn của một đứa trẻ có thể được dùng cho chính đứa trẻ đó, cho anh chị em hoặc cha mẹ của đứa trẻ đó.

Máu phải được lấy từ dây rốn ngay sau khi đứa trẻ chào đời. Việc lấy máu này không gây đau chút nào cũng như không gây bất kỳ nguy hiểm gì cho người mẹ và trẻ sơ sinh. Máu này sẽ được chuyển đến các thiết bị và dụng cụ lưu trữ. Tại đó, máu sẽ được bảo quản lạnh.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về vấn đề này ngay từ những lần Khám thai - nhất là khi Gia đình bạn có tiền sử mắc một số bệnh nhất định. Hãy hỏi bác sĩ nơi bảo quản, phương pháp và chi phí bảo quản máu dây rốn. Đây là một quyết định bạn nên tham khảo ý kiến từ chồng mình nhưng trước hết, bạn cần thu thập những thông tin có ích, như các số liệu liên quan tại thời điểm này. Bảo quản máu thường không được bảo hiểm.

Nếu bạn không muốn lãng phí máu dây rốn của con mình, hãy nghĩ đến việc hiến máu từ thiện. Một ngây hàng máu dây rốn phi lợi nhuận có thể phân phối máu tời những người cần máu. Hãy hỏi bác sĩ những thông tin về dịch vụ bảo quản máu hoặc các chương trình hiến máu nhân đạo nơi bạn sinh sống.

Mách nhỏ

Bạn và chồng bạn muốn ai sẽ có mặt trong phòng hộ sinh? Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa. Một cặp vợ chồng thích sự riêng tư và thân mật hai người lúc sinh con. Một số cặp khác lại muốn sự có mặt của nhiều thành viên trong gia đình và bạn bè để chia sẻ kinh nghiệm với họ. Nếu hai vợ chồng bạn bàn trước về vấn đề này, các bạn sẽ chọn người mình mong muôn. Sau đó, chờ đợi sẵn sàng cho đứa bé chào đời.

Thai 39 tuần tuổi

06.07.2009

Ở tuần thứ 39 này, thai nhi nặng khoảng 3,2kg và lớp mỡ dưới da tiếp tục được "bồi đắp" để duy trì thân nhiệt sau khi bé chào đời.

Sự phát triển của bé

Bé yêu lúc này đã sẵn sàng chào đời. Ở thời điểm này, cơ thể bé đã hoàn thiện, lớp mỡ dưới da đã đủ sức để giữ ấm cho cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. Hầu hết các bé sẽ có cân nặng nằm trong khoảng 2,7 - 4,3kg khi chào đời. Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đã phát triển đầy đủ và phổi đã sẵn sàng chức năng hô hấp không khí.

Giờ bạn có thể nói rõ giới tính của em bé trong bụng? Một trong những dấu hiệu nhận biết chính là cân nặng. Các bé trai thường có xu hướng nặng cân hơn các bé gái.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có cảm giác ộ ệ và khó chịu hơn bao giờ hết. Hãy đơn giản hóa vấn đề như nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng được giữ bé trong bụng. Hãy xem phim, đọc sách, chăm sóc móng tay chân hay dành thời gian cho ông bố tương lai sắp bị "bỏ rơi". Còn có thể làm gì khác nhỉ? Kiểm tra xăng xe và đọc những mẩu chuyện vui về các em bé.

Anh xã lúc này cũng cần được thư giãn, nghỉ ngơi và tham gia các họat động yêu thích bởi khi bé chào đời sẽ ít có cơ hội để thực hiện.

Chuẩn bị

Đây là thời điểm tốt để tìm hiểu kỹ về các cơn gò khi chuyển dạ. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này.

Nếu đây là lần sinh thứ 2 thì hãy kiểm tra lại sự chuẩn bị cho bé thứ nhất trong giai đoạn bạn phải chăm sóc bé thứ 2.

Lời khuyên hữu ích

Một túi giữ lạnh đựng một số món ăn yêu thích sẽ rất tốt cho các thai phụ đang chuyển dạ. Hãy mang theo camera nếu muốn để ghi lại những giờ khắc đầu tiên khi bé chào đời. Có thể mang sách hay tạp chí vui vui để đọc khi thời gian chuyển dạ kéo dài.

Những điều cần lưu tâm

Bạn đã sẵn sàng cho bé bú? Hãy tham khảo những mẹo khi cho bé bú lần đầu

Ở thời điểm 1-5 phút đầu sau sinh, sức khỏe của em bé sẽ được tính theo chỉ số Apgar (đánh giá tình trạng sau sinh với 5 tiêu chí về màu da, nhịp tim, nhịp thở, phản xạ, hoạt động của cơ bắp).

Mặc dù rất mệt nhưng bạn vẫn không thể ngủ? Trước tiên, hãy cất đồng hồ đi bởi việc nhìn thời gian trôi sẽ chỉ làm bạn thêm căng thẳng. Tiếp đó, thay vì nằm trên giường chờ giấc ngủ tới, hãy đi tắm nước ấm để thư giãn. Nếu vẫn không thể ngủ, hãy chọn sách hay báo có nội dung nhẹ nhàng để đọc hoặc nghe 1 bản nhạc nhè nhẹ. Nếu tình trạng không được cải thiện và kéo dài thì lúc này, bác sĩ sẽ là người giúp bạn tốt nhất.

Những bệnh nào có thể gây nguy hiểm cho bé ở giai đoạn đầu sau sinh? Đó là bệnh sởi, nấm Chlamydia, sởi Đức, khuẩn tụ cầu nhóm B, viêm gan B, HIV/AIDS, herpes, bệnh nhiễm Listeriosis, bệnh tưa lưỡi, bệnh Toxoplasmosis, bệnh lao, bệnh viêm đường tiết niệu...

Những lo lắng thường gặp

Tôi có kế hoạch thuê 1 người giúp việc sau khi sinh bé. Tôi cần phải lưu ý những gì?

Thuê người sẽ giúp người mẹ giảm bớt những bận rộn trong quá trình chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, trước khi thuê, làm việc bán thời gian hay ở cùng nhà, bạn cần kiểm tra các thông tin sau:

- Bạn có biết rõ về họ (về gia đình, bạn bè...)?

- Bạn có biết địa chỉ chính xác nơi người đó ở?

- Người giúp việc trông có khỏe mạnh không? Đừng do dự trong việc kiểm tra sức khỏe của người sẽ đến chăm sóc trẻ, đặc biệt là các kiểm tra về bệnh lao hay ho hen.

- Có cần dành thời gian để đào tạo cô ấy cách giữ vệ sinh và an toàn không? Bạn cần chắc chắn rằng người giúp mình sẽ làm đúng ý mình.

Thai 40 tuần tuổi

09.11.2009

Kích thước Thai nhi lớn cỡ nào?

Thai nhi lúc này nặng khoảng 3, 4kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là khoảng 37 đến 38 cm. Tổng chiều dài từ đầu đến Chân khoảng 48 cm. Bào thai đã chiếm hết các khoảng trống trong Tử cung vì thế nó hầu như không còn chỗ để di chuyển.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Đỉnh tử cung nhô lên trên Rốn 16 đến 20 cm, và cách khớp dính khoảng 36 đến 40 cm.

Mách nhỏ cho tuần 40.

Nếu bạn muốn áp dụng một tư thế đau Đẻ khác, các kỹ thuật mát xa và thả lỏng hoặc Thuật thôi miên để giảm đau, đừng đợi cho đến lúc đau Đẻ mới hỏi về những vấn để này. Hãy trao đổi với bác sĩ về những điều bạn quan tâm trong những lần khám trước khi sinh.

Vào tuần nay, có lẽ bạn không còn bận tâm nhiều đến kích thước và Trọng lượng cơ thể. Bạn cảm thấy Cơ thể mình dường như không thể đồ sộ hơn và sẵn sàng cho đứa trẻ chào đời. Cơ thể bạn có thể tiếp tục to ra và Tăng cân thêm một chút cho tới lúc sinh con. Nhưng đừng nản, bạn săp sinh rồi.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Sắc tố Da cam là sản phẩm sinh ra từ các tế bào hông cầu. Trước khi đứa trẻ ra đời, các sắc tố Da cam được truyền dễ dàng từ thai nhi sang mẹ thông qua nhau thai. Qua quá trình này, cơ thể Người mẹ có thể loại bỏ được các sắc tố Da cam khỏ thai nhi. Sau khi đứa trẻ chào đời và dây rốn được thắt, đứa bé sẽ phải tự điều tiết để đối phó với các sắc tố Da cam do chính cơ thể nó sản xuất ra.

Bệnh vàng Da ở trẻ sơ sinh.

Sau khi sinh, nếu cơ thể đứa trẻ có gặp khó khăn trong việc tự loại bỏ các sắc tố da cam, nó có thể tích trữ một lượng lớn sắc tố da cam. Tình trạng này dễ dẫn tới bệnh vàng da ở trẻ. Biểu hiện của bệnh này là bàng da và trắng mắt. Thông thường, lượng sắc tố da cam tăng trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi sinh, sau đó giảm xuống.

Bác sĩ nhi khoa và các Y tá trong phòng chăm sóc có thể xác định đứa trẻ có bị vàng da hay không bằng cách quan sát màu da của nó. Cũng có thể cần phải tiến Hành xét nghiệm lượng sắc tố da cam của trẻ sơ sinh tại bệnh viện hoặc tại phòng khám của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh thường được chữa bệnh vàng da bằng liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp nauyf có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc ngay tại nhà với các thiết bị không giá đỡ. Ánh sáng từ thiết bị đặc biệt sẽ thâm nhaapjvafo da và phá vỡ các sắc tố da cam. Nếu lượng sắc tố da cam lớn, đứa trẻ có thể cần phải được truyền Máu mới thay thế.

Bệnh vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Lượng sắc tố da cam quá lớn tồn tại trong cơ thể trẻ sơ sinh có thể khiến các bác sĩ thực sự lo ngại vì tình trạng này rất dễ dẫn đến một căn bệnh nghiêm trọng - bệnh vàng da nhân. Bệnh vàng da nhân thường xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh bị Đẻ non hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Nếu trẻ bị bệnh vàng da nhân, nó có thể kéo theo mắc các vấn đề về thần kinh như tê liệt thần kinh, thiếu sự phối hợp giữa các cơ và các mức độ chậm phát triên chí não khác nhau. Tuy nhiên, bệnh vàng da nhân cũng hiếm xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Những thay đổi của bạn.

Thời gian chờ đợi ngày đến bệnh viện sinh con.

Nếu bạn đang chờ đợi ngày đến viện Sinh con đồng thời đang trải qua những cảm giác đau đớn, bạn có thể làm một số việc sau đây tại nhà xoa dịu bớt cảm giác đau.

Bắt đầu mỗi hồi co thắt, hãy hít Thở sâu. Thở ra từ từ. Cuối mỗi hồi co thắt lặp lại hít thỏ sâu.

Ngồi dậy và đi lại, hoạt động. Nó giúp bạn quên cảm giác đau và có thể giúp Giảm đau vùng lưng.

Nhờ chồng bạn mát xa các bả vai, cổ , Lưng và bàn chân. Điều này giúp bạn giảm Căng thẳng và cảm thấy dễ chịu hơn.

Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp bạn hạn chế Chuột rút và giảm đau nhiều khu vực khác nhau. Tắm Nước nóng cũng giúp bạn dễ chịu hơn.

Khi cơn co thắt bắt đầu, cố gắng không nghĩ về nó bằng cách xem những hình ảnh thú vị.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Đến bệnh viện.

Bạn nên đăng ký bệnh viện trước ngày sinh khoảng vài tuần. Điều này giúp bạn tiết kiệm được thời gian đăng ký nhập viện, đồng thời giảm bớt Căng thẳng cho bạn. Bạn nên dăng kỳ theo mẫu của bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ. Ngay cả khi bạn không mang theo giấy đăng ký này đến viện trước lúc bắt đầu đau đẻ, bạn cũng nên điền vào giấy đăng ký sớm. Nếu bạn để cho đến khi đau đẻ mới làm việc này, bạn sẽ phải đăng ký vội vã và có nhiều vấn đề khác để lo lắng.

Mang thẻ bảo hiểm y tế hoặc mang theo những thông tin về bảo hiểm - đễ sẵn chúng bên cạnh. Biết trước nhóm Máu của mình, yếu tố Rh (một nhóm các yếu tố kháng nguyên có hay không có trên bề mặt các hồng cầu ), tên bác sĩ hỗ trợ ca đẻ, tên bác sĩ nhi khoa và ngày sinh chính xác cũng rất có lợi.

Hãy hỏi bác sĩ bạn nên chuẩn bị những gì trước khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ cho bạn những chỉ dẫn cụ thể. Dưới đây là những câu hỏi có thể hỏi  bác sĩ:

Khi nào chúng tôi nên đến bệnh viện một khi tôi đã bắt đầu đau đẻ?

Chúng tôi có nên gọi cho bác sĩ trước khi từ nhà đến viện?

Làm thế nào để liên lạc được với bác sĩ nếu hết giờ làm việc?

Tôi có phải tuân theo những chỉ dẫn cụ thể nào trong quá trình đau đẻ?

Chúng tôi sẽ đến đâu - phòng cấp cứu hay phòng đau đẻ và sinh nở?

Nhiều cặp vợ chồng nhận được lời khuyên nên đi bệnh viện sau một giờ sau khi bắt đầu có hiện tượng co thắt tử cung, nghĩa là sau khi bắt đầu đau đẻ được 5 đến 10 phút. Tuy nhiên, hãy đi sớm nếu bệnh viện xa nhà, Đường khó đi hoặc thời tiết xấu.

Sinh con là sự kiện bạn đã không ngừng chuẩn bị từ trước. Nếu đây là đứa con đầu lòng, bạn có thể sẽ cảm thấy rất hồi hộp hoặc lo lắng, căng thẳng. Sinh con là khoảng khắc bạn có thể sẽ nhớ rất lâu.

Bạn cần phải quyết định là bạn muốn ai ở bên cạnh lúc sinh. Đôi khi, các thành viên trong Gia đình thường tưởng rằng họ rất được chào đón lúc bạn sinh. Nhiều cặp vợ chồng lại thích mang theo những đứa con nhỏ của họ vào phòng đẻ để chúng có thể thấy anh chị em chúng ra đời như thế nào. Hãy trao đổi những điều này với bác sĩ và hỏi ý kiến bác sĩ.

Sinh con có thể là một cảm xúc tuyệt vời và rất đặc biệt đối với bạn và chồng bạn,nhưng lại có thể gây Sợ hãi cho con nhỏ.

Có khá nhiều lớp học giành cho các cô bé, câu bé sắp có em để giúp chúng chuẩn bị Tinh thần chào đón một đứa em mới. Đây là một cách giúp con nhỏ cảm thấy chúng cũng là một phần nào đó của ca Sinh đẻ mà mẹ chúng sắp trải qua.

Chẩn đoán đau đẻ. Khi đến bệnh viện, rất có thể bạn lại được trả về nhà. Điều này xảy ra khi đau đẻ chưa thực sự đến mà đó mới chỉ là những dấu hiệu tiền đau đẻ. Khi đến bệnh viện, bạn sẽ được khám chẩn đoán các dấu hiệu đau đẻ. Công việc này đôi khi được gọi là chẩn đoán đau đẻ.

Nếu bạn được gửi trả về nha, đừng cảm thấy nản, buồn hoặc thất vọng. Bạn hãy hiểu rằng để chẩn đoán một sản phụ đau đẻ thực sự hay chưa, họ cần phải được khám chẩn đoán thường xuyên tại bệnh viện. Tình trạng này không thể chẩn đoán qua điện thoạt.

Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn đều hiểu rằng bạn muốn quá trình đau đẻ và sinh nở tiếp tục, mà không hề muốn lại phai quay trở về nhà.Tuy nhiên, nếu bạn chưa đau đẻ thực sự, tốt nhất là bạn nên về nhà. Nếu tình huống này xảy ra với bạn, hãy làm theo cách tốt nhất. Bạn sẽ trở lại viện khi thời điểm thích hợp đến.

Ở bệnh viện. Khi bạn nhập viện (hoặc nhà hộ sinh) để đau đẻ và sinh con, nhiều vấn đề có thể xảy ra. Bạn có thể được hỏi rất nhiều câu hỏi khi làm thủ tục nhập viện, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:

Bạn đã vỡ ối chưa? Vào lúc nào?

Bạn có bị ra Máu không?

Bạn có thấy co thắt tử cung không? Tần số co thắt như thế nào? Co thắt kéo dài trong bao lâu?

Gần đây nhất bạn ăn là lúc nào? Bạn đã ăn gì?

Các thông tin quan trọng khác mà bạn có thể được hỏi bao gồm các bệnh hoặc các triệu chứng bệnh bạn đã tưng mắc phải là gì? Bạn đã sử dụng phương pháp điều trị nào trong thời gian mang thai? Nếu bạn mắc các biến chứng như Nhau thai trước, hãy cho các nhân viên y tế biết khi bạn đến viện lần đầu. Đây cũng là lcus bạn nên cho các nhân viên y tế bệnh viện - những người sẽ chăm sóc cho bạn trong quá trình đau đẻ và sinh nở, biết những thông tin mà bác sĩ của bạn đã cung cấp cho bạn về tình trạng mở dần cà trạng thái bất động (không giãn nở ) của tử cung.

Một bản sao biểu đồ theo dõi thường được ghi lại trong quá trình đau đẻ và sinh nở. Nó chứa đựng những thông tin về sức khỏe của bạn và tình trạng của thai nhi.

Lần khám đầu tiên. Khám khoang chậu được tiến hành nhằm xác định bạn đang ở Giai đoạn đau đẻ nào, đồng thời dùng kết quả này để tham khảo trong suốt quá trình đau đẻ. Lần khám này và các dấu hiệu tất yếu được thực hiện bởi các y tá chuyên về công tác Đỡ đẻ và hộ sinh (y tá có thể là nam hoặc nữ). Chỉ ki gặp các trường hợp không bình thường, các tình trạng khẩn cấp, bác sĩ mới thực hiện lần khám này. Trong thực tế, cần phải mất một khoảng thời gian trước khi bạn gặp được bác sĩ, nhưng hãy nghỉ ngơi vì các y tá luôn sẵn sàng liên lạc ngay với bác sĩ qua điện thoại khi cần. Trong nhiều ca đẻ, bác sĩ không đến cho tới khi sinh  xong.

Người ta sẽ ghi lại tóm tắt ca đẻ, bao gồm các thông số tất yếu như chỉ số huyết áp, mạch, thân nhiệt và nhịp Tim của trẻ sơ sinh.

Khi bạn đã nhập viện. Nếu bạn được chẩn đoán đang trong tình trạng đau đẻ thực sự và phải tiếp tục nằm viện, thì trong nhiều vấn đề khác có thể xảy ra. Chồng bạn có thể phải đồng ý cho bạn nằm viện mặc dù bạn vẫn chưa điền thông tin vào các giấy tờ khi nhập viện. Bạn sẽ được yêu cầu ký vào một giây cho phép đối với bệnh viện, bác sĩ và bác sĩ phụ khoa. Điều này nhằm đảm bảo bạn đã được thông tin và nắm rõ các phương pháp, các bước bác sĩ tiến hành với bạn và bất kỳ nguy cơ nào có thể xảy ra.

Sau khi nhập viện, bước thứ nhất các bác sĩ sẽ thực hiện đối với bạn là bơm hút, cũng có thể hút cả máu ra. Bác sĩ có thể trao đổi với bạn về các phương pháp giảm đau hoặc bạn có thể yêu cầu được gây mê ngoài màng cứng tại một bộ phận nào đó nếu muốn.

Nếu bạn quyết định giàm đau bằng cách gây mê ngoài màng cứng hoặc nếu thời gian đau đẻ kéo dài, bạn phải cần đến phương pháp gây mê. Bạn sẽ phải cần đến phương pháp gây mê. Bạn sẽ vẫn có thể đi lại được.  Bạn không được ăn và cũng không được uống nhiều nước, chỉ một vài ngụm nhỏ. Trong suốt thời gian này, chỉ có bạn và chồng bạn trong phòng đẻ, các y tá chỉ đến thực hiện các công việc liên quan rồi đi. Ở hầu hết các bệnh viện, các y tá vsf bác sĩ sẽ đặt một sợi dây lưng theo dõi trên bụng người mẹ để ghi lại co thắt tử cung và nhịp Tim Cua thai nhi. Các kết quả theo dõi sẽ được chỉ ra trong phòng đẻ bởi các y tá tại trạm y tế.

Đo huyết áp được tiến hành đều đặn sau một khoảng thời gian nhất định. Khám khoang chậu cũng được thực hiện để theo dõi quá trình đau đẻ. Tại hầu hết các bệnh viện, các bác sĩ sẽ được thông báo ngay khi sản phụ bắt đầu đau đẻ, họ sẽ có mặt vào những thời điểm giữa các cơn đau đẻ trong suốt quá trình đau đẻ. Bác sĩ cũng sẽ có mặt khi co bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Khi bác sĩ không có mặt. Ở một số bệnh viện, khi đến nơi bạn mới biết rằng ca đẻ sẽ không có bác sĩ của  bạn, mà đỡ đẻ sẽ là một người khác. Nếu bác sĩ của bạn đi vắng trong thời gian bạn đau đẻ và sinh nở, bạn có thể yêu câu có bác sĩ thay thế. Vì  mặc dù bác sĩ của bạn luôn muốn có mặt lúc sinh nhưng đôi khi họ lại không thể.

Luôn có những lựa cọn mở trong quá trình đau đẻ và sinh.

Một điều rất quan trọng bạn cần phải tính đến khi chuẩn bị cho quá trình đau đẻ và Sinh con là xem xét và lựa chọn trước các biện pháp y tế có thể phải sử dụng để việc Sinh đẻ thành công. Bạn sẽ dùng phương pháp gây mê ngoài màng cứng? Hay bạn sẽ cố gắng đẻ tự nhiên, không dùng đến một loại Thuốc hỗ trợ nào? Bạn có đồng ý rach tầng sinh môn không?

Mỗi phụ nữ khác nhau, mỗi ca đau đẻ khác nhau cần đến các biện pháp y tế khác nhau. Thật khó có thể đoán trước điều gì xảy ra, bạn sẽ phải dùng phương pháp giảm đau nào trong  quá trình đau đẻ và sinh. Cũng không thể biết trước quá trình đau đẻ sẽ kéo dài bao nhiêu thời gian - 3 tiếng hay 20 tiếng. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước các tình huống và phương án đỗi phó một cách linh hoạt. Hãy tìm hiểu xem hiện tại đang có những cách giảm đau nào và bạn có thể chọn cách nào trong quá trình đau đẻ.

Trong suốt hai tháng cuối của thai kỳ, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ về những điều bạn quan tâm, Lo lắng và hãy nhớ kỹ những thông tin và lời khuyên của bác sĩ cung cấp về quá trình đau đẻ. Bạn cũng nên tìm hiểu xem bệnh viện nơi bạn chọn sẽ sinh con hiện đang áp dụng những phương pháp giảm đau nào vì không phải bệnh viện nào cũng áp dụng những phương pháp giảm đau như nhau.

Giảm đau không dùng thuốc.

Một số sản phụ không muốn dùng thuốc giảm đau trong quá trình đau đẻ. Họ muốn sử dụng những cách khác nhau như các tư thế rặn đẻ, mát xa, các cách hít thở, các kỹ thuật thư giãn thả lỏng hoặc thuật thôi miên để giảm đau. Các cách hít thở và các kỹ thuật thôi miên để giảm đau. Các cách hít thở và các kỹ thuật thư giãn thả lỏng thường được giảng dạy tại các lớp học về sinh đẻ.

Ở một số nơi, phụ nữ thường sử dụng thuật thôi miên để giảm đau trong quá trình đau đẻ và sinh. Thôi miên giảm đau đẻ là một kỹ thuật khống chế những cảm giác đau đớn khi đau đẻ và sinh nở do nhà khoa học Marie Mogan phát minh ra cách đây 20 năm. Nếu bạn muốn thử kỹ thuật giảm đau này, hãy hỏi bác sĩ về kỹ thuật này trong những lần đầu đến khám định kỳ trong thời gian mang thai. Kỹ năng giảm đau này cũng có thể được giảng dạy tại các lớp học về sinh đẻ tại một số vùng.

Sử dụng liệu pháp hương thơm - mát xa bằng dầu thơm cũng giúp ích rất lớn cho việc thư giãn thả lỏng. Nhiều bệnh viện hoặc trung tâm phụ sản hiện nay đã trang bị các bồn tắm phụ nữ sắp sinh. Nhiều phụ nữ có cảm giác giảm đau và tăng cảm giác thư giãn, thoải mái khingaam mình trong các bồn tắm này. Nước tại các bồn tắm này còn có tác dụng làm mềm vùng đáy chậu, nhờ đó nó có thể giãn nở dễ dàng hơn. Ở một số bệnh viện, sản phụ sẽ phải ra khỏi bồn tắm ngay trước khi sinh. Nếu bạn quan tâm đến phương pháp này, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Thuật ép cơ là sử dụng lực ép lên những vùng nhất định của cơ thê giúp giảm đau và thư giãn thả lỏng. Nó giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên,  đê phương pháp này phát huy tối đa hiệu quả, thì thường phải áp dụng vào thời điểm bắt đầu đau đẻ.

Tư thế rặn đẻ.

Các tư thế rặn đẻ khác nhau có thể giúp sản phụ, chồng sản phụ và bà đỡ phối hợp hiệu quả hơn để giảm đau trong quá trình đau đẻ. Sự kết hợp này có thể khiến sản phụ cảm thấy gần gũi hơn, giúp sản phụ chia sẻ những cảm giác. Một số phụ nữ có cảm giác phương pháp này giúp cho học và chồng họ xích lại gần nhau hơn nữa và khiến thời khắc sinh con tuyệt vời hơn rất nhiều.

Hầu hết phụ nữ ở vùng Bắc Mỹ và châu Âu đẻ trên giường trong tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ đang thử những tư thế đẻ mới, vừa giúp giảm đau lại vừa giúp đứa trẻ ra đời dễ dàng hơn.

Đã có thời gian phụ nữ thường đau đẻ và để trong các tư thế thẳng người, giữ thẳng đứng Xương chậu như thế ngồi quỳ gối, ngồi xổm, ngồi hoặc đứng dậy. Tư thế này giúp thành bụng được thả lỏng và thai nhi xuống nhanh hơn. Do các co thắt ngày càng mạnh và đều đặn hơn, quá trình đau đẻ thường được rút ngắn hơn.

Ngày nay, phụ nữ được tự do chọn lựa các tư thế đẻ thoải mái nhất. Điều này giúp phụ nữ tự tin hơn trong quá trình đau đẻ và sinh nở. Hơn nữa, những phụ nữ tự lựa chọn tư thế đẻ cho chính mình còn cảm thấy thỏa mãn hơn với những gì mình làm được sau khi sinh.

Một điều quan trọng nữa là bạn nên trao đổi những vấn đề này với bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ về những tiền nghi và thiết bị bạn có thể được sử dụng tại bệnh viện. Một số bệnh viện cung ứng các thiết bị đặc biệt như ghế tựa chuyên dùng cho sinh đẻ, các thanh dùng riêng cho sản phụ ngồi xổm hoặc các giường sinh, giúp sản phụ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Bạn có thể tham khảo các tư thế đau đẻ dưới đây.

Đi lại và đứng là các tư thế tốt nên được áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình đau đẻ. Đi lại giúp bạn có thể hít thở sâu dế dàng hơn và thư giãn hơn. Đứng dưới vòi hoa sen nước ấm cũng có thể giúp giảm đau hơn. Khi đi lại, nên nhớ bạn cần có người bên cạnh để hỗ trợ và động viên tinh thần cũng như tâm lý.

Tư thế ngồi có thể làm giảm cường độ và tần số co thắt. Bạn cũng có thể ngồi nghỉ sau khi đi lại và đứng, tuy nhiên, ngồi sẽ gây khó chịu nếu tử cung đang trong tình trạng co thắt.

Tư  thế chống 2 tay hoặc quỳ gối cũng là một cách giảm  cường độ và tần số co thắt. Bạn cũng có thể ngồi nghỉ sau khi đi lại và đứng, tuy nhiên, ngồi sẽ gây khó chịu nếu tử cung đang trong tình trạng co thăt.

Tư thế chống 2 tay hoặc quỳ gối cũng là một cách giảm đau khá hiệu quả. Quỳ trên một vật hỗ trwoj như ghế tự hoặc chính người chồng sản phụ cũng giúp làm giãn cơ lưng. Tác dụng của tư thế này cũng tương tự như thế Vận động đi lại và đứng.

Nếu bạn không thể đứng, đi lại hoặc quỳ gối, hãy nằm nghiêng sang một bên. Nếu Sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần nằm nghiêng sang trái, sau đó lại chuyển nghiêng sang phải.

Mặc dù nằm ngửa là tư thế phổ biến nhất khi đau đẻ và sinh, nhưng thư thế này có thể làm giảm cường độ và tần số của các cơn đau đẻ, do đó làm chậm quá trình đau đẻ và đẻ. Tư thế này cũng có thể làm tụt huyết áp ở sản phụ dẫn đến làm chậm nhịp Thiếu máu của thai nhi. Nếu bạn nằm ngửa, hãy gối đầu cao, đồng thời đặt một cái gối ở dưới mông để không bị thẳng lưng.

Một số phụ nữ băn khoăn không biết liệu đi lại trong lúc đau đẻ có làm giảm cường độ các cơn đau và giảm nguy cơ phải Mổ đẻ hay không. Còn rất nhiều vấn đề tranh cãi về việc đi lại và vận động khi đau đẻ. Nhiều người tin rằng việc đi lại giúp cho thai nhi di chuyển vào vị trí nhanh hơn, Cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm cường độ các cơn đau đẻ. Nhưng một số người lại cho rằng đi lại khiến cho sản phụ có nguy cơ bị ngã, thêm vào đó, khi sản phụ đi lại, các bác sĩ sẽ không theo dõi được tình trạng thai nhi, do đó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Một cuộc nghiên cứu gần đây thực hiện trên hơn 1000 phụ nữ Mang thai cho thấy việc đi lại khiddau đẻ không gây nguy cơ nào trong số 2 nguy cơ trên. Cuối cùng, chúng tôi tin rằng cách tốt nhất là để chính Cá nhân các bà mẹ tự lựa chọn bất kỳ cách nào họ cảm thấy tốt nhất cho bản thân.

Mát xa giảm đau.

Mát xa là cách giảm đau nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình đau đẻ. Sự vuốt ve, mát xa giúp bạn thư giãn thả lỏng. Một cuộc nghiên cứu đưa ra kết luận, nếu phụ nữ được mát xa trong khoảng 20 phút mỗi giờ trong suốt quá trình đau đẻ, họ sẽ cảm thấy đỡ mệt và đỡ đau hơn.

Rất nhiều vùng trên cơ thể sản phụ đang đau đẻ cần được mát xa. Mát xa đầu, cổ, lưng và Bàn chân có thể mang lại nhiều cảm giác dễ chịu và thư giãn. Người mát xà nên chú trọng đến phản ứng của người đau đẻ để xác định lực mát xa phù hợp.

Các cách mát xa khác nhau có ảnh hưởng rất khác nhau đến phụ nữ. Bạn và chồng bạn có thể tập mát xa trước khi đau đẻ và sinh con theo 2 phương pháp dưới đây.

Thứ nhất, là cách dùng các đầu ngón tay mát xa nhẹ nhàng khắp vùng bụng và đùi trên, cách mát xa này thường dùng lúc mới đau đẻ. Vuốt ve nhẹ nhàng nhưng không gây buồn nhột, các đầu ngón tay không lúc nào được rời khỏi da.

Hãy bắt đầu mát xa bằng 10 đầu ngón tay ở hai bên rốn. Sau đó, mát xa dịch ra ngoài và dịch lên trên rồi lại xuống vùng trung tâm. Sau đó lại quay trở về khu vực rốn. Có thể mát xa dịch xuống hai đùi. Cũng có thể mát xa chéo, quanh dây lưng theo dõi thai nhi. Di chuyển các đầu ngón tay chéo lên bụng, từ bên này sang bên kia giữa dây lưng.

Cách thứ 2 là mát xa phản lực. Cách này giúp giảm đau hiệu quả vùng lưng.  Đặt mu bàn tay hoặc phần bằng phẳng của nắm tay (cũng có thể sử dụng quả bóng tennis) mát xa phần sống lưng, áp dụng lực chắc chắn trong một chuyển động theo Đường tròn.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn không được phép ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trong lúc đau đẻ. Phụ nữ thường có cảm giác Nôn nao, sau đó có thể nôn lúc đau đẻ. Vì sức khỏe, sự thoải mái và an toàn của bạn, bác sĩ yêu cầu bạn không được ăn uống và để dạ dày trống rỗng suốt quá trình đau đẻ.

Có thể bạn không muốn ăn nhưng lại khát nước. Nhưng hãy hiểu rằng, bạn không được uống bất cứ thứ gì trong suốt quá trình đau đẻ cũng vì những lý do trên. Nhưng bạn có thể sẽ được hút một vài ngụm nước nhỏ hoặc được đặt một chiếc khăn nướ trên mặt để hút nước. Nếu thời gian đau đẻ kéo dài, cơ thể bạn có thể được truyền nước thông qua các ống bơm hút. Sau khi đứa bé chào đời, nếu mọi thứ đều ổn, bạn có thể ăn uống.

Những điều bạn nên biết.

Người cùng đi đến phòng đẻ.

Trong hâu hết các trường hợp, chồng bạn chính là người phải bên bạn lúc bạn đau đẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Bạn thân hoặc người thân như mẹ, chị gái cũng có thể đóng vai trò này. Đừng để đến phút cuối  cùng, hãy nhờ trước ai đó làm việc này. Để cho người đó có thời gian để chuẩn bị sẵn sàng cho cà đẻ và đảm bảo chắc chắn ràng họ sẽ có mặt bên cạnh bạn lúc đau đẻ và sinh.

Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi chứng kiến toàn bộ quá trình đau đẻ và sinh nở, thậm chí ngay cả chồng bạn. Đừng bắt chồng bạn hoặc người ở cạnh bạn phải chứng kiến cảnh tượng sinh nếu họ không muốn. Không có gì lạ nếu chồng bạn hoặc người nào đó ở cạnh bạn cảm thấy choáng váng, Chóng mặt hoặc thậm chí phải chạy ra ngoài khi chứng kiến cảnh đau đẻ và sinh. Thậm chí có khi người ở cạnh bạn hoặc chồng bạn còn bị Ngất đi hoặc choáng váng nghiêm trọng chỉ vì bàn luận về sự chuẩn bị cho quá trình đau đẻ và Sinh mổ đẻ

Chuẩn bị trước bằng cách tham gai các lớp học tiền Sinh sản giúp tránh được rất nhiều vấn đề. Trước đây, bạn thường chỉ có một minh trong phòng đẻ với y tá và bác sĩ trong khi chồng bạn phải đi đi lại lại chờ đợi tại phòng chờ. Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi.

Tầm quan trọng của một người đồng hành với bạn lúc đau đẻ và sinh là giúp đỡ cho bạn trong suốt quá trình từ lúc đau đẻ và sinh là giúp đỡ cho bạn trong suốt quá trình từ lúc Mang thai đến lúc đau đẻ, sinh và phục hồi sau khi sinh.Vì thế, bạn cần lựa chọn cẩn thận người này.

Lời khuyên cho người đồng hành (người bên cạnh sản phụ lúc đau đe và sinh). Khi đến bệnh viện, cả bạn và người cùng đi có thể rất hồi hộp và lo lắng. Người cùng đi có thể giúp bạn các việc sau:

Nói chuyện vơi bạn khi bạn đang đau đẻ, điều này giúp bạn phân tâm và thư giãn hơn.

Khích lệ, trấn an tinh thần bạn trong quá trình rặn đẻ và vào thời điểm đứa trẻ sắp chào đời.

Chú ý đóng cửa để giữ riêng tư cho bạn.

Giúp bạn giảm căng thẳng trong lúc rặn đẻ.

Vuốt ve, ôm bạn hoặc Hôn để khích lệ bạn (nếu bạn không thích điều này hãy nói với họ).

Trấn an bạn Răng bạn có thể kêu la nếu điều đó giúp bạn có cảm giác đỡ đau hơn.

Lau mặt hoặc Miệng cho bạn.

Lau sạch vùng bụng và lưng cho bạn.

Kích thích hỗ trợ vùng lưng bạn khi bạn đang cố gắng rặn đẻ.

Tạo không khí dễ chịu cho phòng đẻ bao gồm Âm nhạc và ánh sáng ( trao đổi trước với người cùng đi về vấn đề này để mang theo những gì bạn cần đến phòng đẻ).

Chụp ảnh (nhiều cặp vợ chồng rất thích chụp những bức ảnh con mình ngay khi chào đời, điều này khiến học nhớ mãi khoảnh khắc Hạnh phúc tuyệt vời đó.

Người cùng đi hoặc chồng bạn có thể giúp gì? Người cùng đi vơi bạn hoặc chồng bạn có lẽ là tài sản quý giá nhất đối với bạn trong lúc đau đẻ và sinh. Họ có thể giúp bạn rất nhiều trong việc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho quá trình đau đẻ và sinh nở. Họ ở bên cạnh hỗ trợ cho bạn vượt qua quá trình đau đẻ và sinh, chia sẻ với bạn niềm hanh phúc khi đứa bé chào đời.

Một vài trò quan trọng nữa của người cùng đi là đảm bảo bạn được đưa đến bệnh viện. Hãy lập trước kế hoạch tỏng vòng 4 đến 6 tuần thai cuối cùng, nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng liên lạc được với người sẽ cùng đi với bạn. Cũng rất hữu ích nếu bạn có người lái xe thay thế là người họ hàng hoặc bạn bè trong trường hợp bạn phải đón người cùng đi ngay lập tức và phải được đưa đến bệnh viện ngay. Trước khi đến viện, người cùng đi có thể giúp bạn đếm cử động co thắt để bạn có thể biết được diễn biến của quá trình đau đẻ.

Người cùng đi có thể nghỉ ngơi một chút trong thời gian bạn đau đẻ. Điều này rất cần thiết nếu thời gian đau đẻ kéo dài. Tốt hơn, người cùng đi với bạn nên ăn thứ gì đó trong phong đợi hoặc trong nhà ăn của bệnh viện.

Nhiều cặp vợ chồng làm rất nhiều việc khác nhau để giúp phân tán tâm trí của chính họ khỏi những cơn đau đẻ, khiến thời gian đau đẻ trôi nhanh, như chọn Đặt tên cho con , chơi trò chơi , Xem tivi hoặc nghe nhạc. Người cùng đi không nên nói chuyện công việc với sản phụ trong phòng đẻ, đó là cách chothaays sự thiếu nhiệt tình trong việc giúp đỡ sản phụ trong quá trình đau đẻ và sinh nở.

Bạn hãy trao đổi trước với bác sĩ về sự tham gia của người cùng đi trongca đẻ như cắt đây rốn hoặc tắm cho đứa trẻ khi nó chào đời. Việc này ở các bệnh viện khác nhau cũng khác nhau. Bạ cần hiểu rằng, bác sĩ sẽ có tránh nhiệm với bạn và với con bạn. Vì thế,  đừng đặt ra những yêu cầu có thể gây bất lợ cho bạn và con bạn.

Hãy quyết định trước bạn cần gọi cho ai. Mang theo danh sách tên và số điện thoại của người cần gọi. Bạn sẽ muốn tự mình gọi cho một vài người nào đó. Một số bệnh viện hoặc trung tâm phụ sản có trang bị sẵn máy điện thoại trong phòng đẻ.

Trao đổi với người cùng đi về những người đầu tiên bạn muốn cho chiêm ngưỡng đứa trẻ. Nếu bạn muốn ở bên cạnh chồng bạn khi bạn bè hoặc người thân được thấy bé trước tiên, hãy nói rõ với họ.Đưng để đứa trẻ bị đưa ra khỏi phòng đẻ trừ khi bạn muốn thế. Phần lớn sau khi đẻ, phụ nữ cần được vệ sinh cơ thể. Hãy dành một khoảng thời gian ở bên con bạn. Sau đó, bạn có thể cho bạn bè, người thân được vào thăm bé và cùng chia sẻ niềm hạnh phúc với bạn.

Sinh qua Đường âm đạo.

Chúng tối đã đề cập đến việc Mổ đẻ trong sinh đẻ ở tuần 37. May mắn là hầu hết các phụ nữ không phải tiến hành Mổ đẻ mà thường sinh qua đường âm đạo.

Có 3 giai đoạn đau đẻ rõ ràng.

Giai đoạn thứ nhất, tử cung co thắt với cường độ, thời gian và tần suất đủ lơn để khiến cổ tử cung mỏng dần và mở ra. Giai đoạn đau đẻ thứ nhất kết thúc bằng việc cổ tử cung mở hoàn chỉnh (thường là 10 cm), đủ để đầu đứa trẻ lọt qua.

Giai đoạn thứ 2 bắt đầu khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến 10cm. Một khi cổ tử cung bắt đầu mở hoàn toàn, quá trình rặn đẻ bắt đầu. Rặn đẻ có thể phải mất 1 đến 2 giờ (nếu sinh con đầu lòng hoặc thứ 2) hoặc chỉ mất vài phút (nếu người mẹ đã sinh đẻ nhiều lần). Kết thúc giai đoạn này, đứa trẻ ra đời.

Giai đoạn thứ 3 bắt đầu sau khi đứa trẻ chào đời. Kết thúc băng việc giải phóng ra nhau thai và màng ối (bao quanh thai nhi). Sau khi đứa trẻ và nhau thai đã ra ngoài, khâu tầng sinh môn (nếu phải cắt tần sinh môn để đẻ) có thể mất 20 đến 30 phút.

Sau khi sinh, cả sản phụ và trẻ sơ sinh đều được kiểm tra tình trạng sức khỏe. Trong thời gian này, banjct đến ngắm và bế con mình, thậm chisbanj có thể cho con bú.

Tùy thuộc vào nơi bạn sinh con - bệnh viện hay trung tâm phụ sản mà bạn có thể đẻ ngay tại phòng đau đẻ hay phải chuyên sang phòng khác gần đó. Sau khi sinh, bạn có thể phải nằm ơ phòng hồi sức, sau đó được chuyển đến phòng chăm sóc tại bệnh viện trước khi bạn khỏe hơn và sẵn sàng trở về nhà.

Bạn có thể phải nằm việ trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi sinh, nếu bạn không có những biến chứng bất thường nào. Trong trường hợp gặp trục trặc, bạn và bác sĩ của bạn sẽ phải trao đổi tìm ra phương án tốt nhất cho bạn.

Điều gì xảy ra với đứa trẻ sau khi sinh.

Sau khi đứa trẻ chào đời, bác sĩ sẽ buộc dây rốn lại và cắt, đồng thời hút các chất dịch còn lại trong miệng và cổ Họng của đứa trẻ. Sau đó, đứa trẻ thường được đưa đến y tá  hoặc bác sĩ nhi khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe ban  đầu, ghi lại chỉ số Apgar sau khoảng thời gian 1 phút và 5 phút sau khi sinh. Đứa trẻ cũng được đặt một sợi dây để phân biệt, nhằm tránh xảy ra nhầm lẫn trong quá trình đo.

Giữ ấm cho trẻ ngay Sau khi sinh là điều rất quan trọng. Để làm điều này, y tá thường giữ đứa trẻ khô ráo và lấy chăn ấm quấn lại. Việc này được thực hiện ngay cả khi đứa trẻ đang bú hoặc được y tá, hay bác sĩ chăm sóc.

Nếu có biến chứng xảy ra trong quá trình đau đẻ và sinh, đứa trẻ sẽ phải được theo dõi chặt chẽ hơn tại phòng chăm sóc. Thể trạng và sức khỏe của đứa bé là những mối quan tâm hàng đầu. Bạn có thể bế và chăm sóc con mình nhưng nếu đứa bé có vấn đề về hô hấp hoặc cần được theo dõi đặc biệt, thì việc kiểm tra tình trạng của tre ngay lúc này là rất cần thiết.

Đứa trẻ sẽ được bố, y tá hoặc người đi cùng vớ bạn đứa đến phòng chăm sóc trẻ sơ sinh. Tại đó, nó sẽ được cân trọng lượng, đo kích thước và cả dấu vân chân ( ở một số bệnh viện). Đứa bé cũng sẽ được nhỏ thuốc nhỏ mắt để tránh các viêm nhiễm vùng mắt. Nó cũng được truyên Vitamin K vào cơ thể để hỗ trợ cá yếu tố đông máu, được tiêm vác xin phòng viêm gan, nếu bạn yêu cầu. Nó còn được đặt trong một xe đẩy có mui bằng mây đan đã được làm nóng trong vòng 30 phút đến 2 tiếng, thời gian này tùy thuộc vào sự ổn định của đứa trẻ.

Bác sĩ nhi khoa sẽ có mặt ngay lập tức nếu có bất kỳ trục trặc gì xảy ra. Nếu không họ sẽ đến sau khi đứa trẻ chào đời và tiến hành khám thể trạng đứa trẻ trong vòng 24 giờ.

Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được khám và đo chỉ số Apgar vào thời điểm 1 phút và 5 phút sau khi sinh. Hệ chỉ số nà là một phương pháp đánh giá tổng trạng trẻ sơ sinh.

Nhìn chung, chỉ số này càng cao thì thể trạng của trẻ càng tốt. Hệ chỉ số này được đo trên 5 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có thể có các chỉ số 0,1 hoặc 2.2 là chỉ số cao nhất cho mỗi tiêu chí. Như vậy, tổng cộng chỉ số cao nhất của cả 5 tiêu chí sẽ là 10.5 tiêu chí này bao gồm:

Nhịp Tim của trẻ. Nếu tim không đập, chỉ số nhịp tim bằng không. Nếu nhịp tim chậm, chưa tới 100 nhịp đập trên 1 phút, chỉ số điểm bằng 1. Nếu trên 100 nhịp 1 phút, chỉ số này sẽ bằng 2.

Kiểu thở của trẻ. Nếu trẻ không thở, chỉ số là 0. Nếu nhịp thở chậm và không đều, chỉ số bằng 1. Nếu đứa trẻ Khóc và thở tốt, chỉ số là 2.

Trương lực cơ của trẻ. Tiêu chí này nhằm đanh giá tần số cử động của trẻ. Nếu chân,các cánh tay hầu như không cử động và mềm nhũn, chỉ số là 0. Nếu chân và cánh tay có một vài cử động nhỏ, chỉ số là 1. Nếu đứa trẻ hiếu động, thậm chí di chuyển, chỉ số sẽ là 2.

Mức độ phản ứng. Chỉ số phản xạ là 0 nếu đứa trẻ không có bất kỳ phản ứng gì với các kích thích bên ngoài như cọ vào lưng hoặc cánh tay nó, nếu đứa trẻ có những cử động nhỏ hoặc nhăn mặt trước những kích thích, chỉ số là 1. Nếu nó phản ứng mạnh mẽ với các kích thích chỉ số là 2.

Sắc da của đứa trẻ. Nếu da của trẻ có màu xanh hoặc tái, chỉ só bằng 0. Nếu cơ thể trẻ hồng hào nhưng chân và cánh tay xanh, chỉ số là 1. Nếu toàn bộ cơ thể hông hào, chỉ số là 2.

Thang điểm hoàn hảo chomotj đứa trẻ sơ sinh là 10. Tuy nhiên, hầu hết chúng chỉ nhận được 7,8 hoặc 9n điểm với một ca sinh đẻ hoàn toàn bình thường. Nếu kiểm tra vào thời điểm 1 phút sau khi sinh, thang điểm Apgar thấp, đứa trẻ cần phải được làm tỉnh lại. Các bác sĩ nhi khoa và y tá sẽ kích thích cho đứa trẻ thở hồi sức sau khi chào đời. Trong hầu hết các trường hợp, điêm Apgar đo được 5  phút sau khi sinh cao hơn thời điểm 1 phút sau khi sinh do đứa trẻ đã hiếu động hơn và quen dần với cuộc sống bên ngoài tử cung.

Thai 40 tuần tuổi

12.07.2009

Chỉ khoảng 5% các bé sinh đúng ngày thôi, còn lại 75% bé thường chào đời muộn hơn so với dự kiến.

Sự phát triển của bé

Ngày trọng đại đã rất gần và không còn lâu nữa bạn có thể âu yếm, ngắm nhìn bé thỏa thích. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu đến cuối tuần này mà bé vẫn chưa "chịu" chào đời. Chỉ khoảng 5% các bé sinh đúng ngày thôi, còn lại 75% bé thường chào đời muộn hơn so với dự kiến. Và hầu hết các bác sĩ sẽ đợi thêm 2 tuần nữa kể từ ngày dự sinh, nếu bé nhất định không chịu chui ra, mới chỉ định sinh mổ.

Lúc này, bé cao trung bình là 51cm (tính từ đầu đến chân và cân nặng xấp xỉ 3,4kilo lúc sinh). Tuy nhiên, không phải bé nào cũng giống nhau và cân nặng lúc chào đời nằm trong khoảng 2,5 - 3,8kilo là đảm bảo về mặc sức khỏe.

Dịch ối lúc này chuyển màu lợt hơn do chất trắng đục như sữa từ chất gây bao quay người bé sẽ "thôi" vào dịch ối. Lớp da ngoài cũng đang bong tróc, nhường chỗ cho lớp da mới ở dưới.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn cảm thấy căng thẳng nhất so với cả quá trình mang thai? Thực tế thì những tuần cuối này luôn khiến thai phụ có cảm giác như dài vô tận, lâu hơn cả 9 tháng mang thai trước đó.

Hầu hết các bác sĩ và bà đỡ sẽ chỉ can thiệp trong trường hợp thai vượt quá dự sinh 10 - 14 ngày. Trong trường hợp này, có thể "kích đẻ" bằng cách "yêu" chồng. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ dùng thuốc để "kích" chuyển dạ tự nhiên.

Nếu là lần sinh đầu, thời gian chuyển dạ sẽ thường kéo dài và chậm nhưng dù trong trường hợp nào cũng có thể tăng tốc nhờ sự trợ giúp của y học.

Chuẩn bị

Kiểm tra lại mọi thứ một lần cuối để chắc chắn là không quên thứ gì.

Sau sinh, sẽ có nhiều người muốn đến thăm. Tốt nhất là cố gắng hạn chế tối đa mọi người đến thăm trong tuần đầu sau sinh hoặc bất đắc dĩ thì không nên để thai phụ tiếp chuyện khách.

Lúc này cả sản phụ và em bé đều đang cần được nghỉ ngơi.

Những việc cần lưu tâm

Bạn đang háo hức không biết bé mới sinh sẽ thế nào? Thực tế là trong những tuần đầu tiên, bé sẽ chỉ dành thời gian cho ngủ và ăn thôi.

Những lo lắng thường gặp

Khi nào cần thay tã cho bé?

Khi nào có thể tắm bé? Ngay cả khi chưa rụng rốn thì việc tắm bé vẫn rất an toàn. Các chuyên gia khuyên nên đợi cho đến khi thân nhiệt của bé ổn định rồi hãy tắm. Nếu có thể nên đợi ít nhất 6 tiếng sau sinh hoặc lâu hơn.

Trẻ sơ sinh cũng không nhất thiết phải tắm hằng ngày. Chỉ cần lau nhẹ các gây bám trên người trẻ là đủ và không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích từ việc tắm rửa hằng ngày. Trẻ sơ sinh sẽ không bị bẩn cho đến khi chúng bắt đầu bò quanh nhà.

Chuẩn bị đồ cho mẹ và bé khi nhập viện sinh

13.07.2010

Để không bị động khi chuyển dạ, bạn nên chuẩn bị những dụng cụ sau đây từ trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng và gói gọn gàng trong một chiếc túi nhỏ.

Mặc dù được bác sỹ đưa ra ngày dự sinh từ trước đó cả vài tháng nhưng vẫn có nhiều trường hợp đẻ sớm, nhất là những bà mẹ sinh con đầu lòng. Chính vì vậy, việc chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết khi nhập viện là điều được nhiều bà mẹ làm trước đó cả tháng.

Đồ đạc chuẩn bị khi đi sinh đẻ cần phải đủ nhưng không được đầy, cân nhắc thật kỹ xem mang món nào, bỏ món nào để thật nhẹ nhàng khi vào viện. Bởi vì lúc trở dạ, cả gia đình thường cuống lên, không có đủ bình tĩnh và thời gian để mang theo lỉnh kỉnh nhiều thứ.

Đến khi nhập viện, một ai đó trong gia đình chỉ cần xách theo bà bầu vào viện mà không cần phải lo lắng đến đồ đạc nữa.

Chuẩn bị kỹ càng trước thời khắc quan trọng.

1. Đồ cho mẹ:

- Băng vệ sinh mama: khoảng 6 cái.

- Bỉm: 2 cái

- Bông gòn

- Sữa tươi và sữa đặc.

- Cốc có nắp và thìa.

- Quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần): 5 đến 10 chiếc.

- Giấy vệ sinh: 3 - 4 cuộn (dùng lúc chuyển dạ).

- Giấy và khăn ướt.

- Đồ mặc khi ra viện: 1 bộ (trong thời gian ở viện, bạn đã mặc đồ của bệnh viện rồi.)

- Kính râm (để bảo vệ mắt bạn không bị chói mắt, ảnh hưởng đến thị lực sau này.)

- Khăn mặt.

- Nịt bụng.

- Vài chai nước lọc.

- Một chiếc chậu nhỏ.

- Bàn chải đánh răng và nước xúc miệng.

- Vài chiếc túi nhỏ để gói đồ bẩn.

2. Đồ cho con

- Tã giấy trẻ nhỏ: 20 chiếc.

- Quần đóng tã: 3 chiếc.

- Áo sơ sinh: 3 chiếc.

- Tã chéo: 3 chiếc.

- Bao tay, bao chân: 3 đôi.

- Mũ mềm: 2 chiếc.

- Khăn xô: 1 chiếc

- Khăn xô tắm: 1 chiếc

- Khăn bông tắm, để đắp người cho bé: 1 chiếc.

- Sữa

- Nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé.

- Bình sữa, cốc, thìa loại nhỏ.

Tâm lý chung của các bà mẹ khi sắp đến ngày "ở cữ" là luôn lo lắng đến ngày sinh, lâu lâu lại lôi các vật dụng ra sửa soạn, sắp xếp cẩn thận để chờ đến giờ G. Đây cũng là tâm lý bình thường, các bà mẹ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng trên và không nên dành quá nhiều thời gian lo lắng cho vấn đề này.

Khi dấu hiệu sinh xuất hiện

05.06.2010

Ngay khi thấy biểu hiện như đau trằn bụng, đau lưng mỗi lúc một nhiều hơn, ra huyết màu nhạt, thai phụ mau chóng đến bệnh viện cùng hành lý đi vượt cạn. Thế nhưng...

Sau khi thấy dấu hiệu sinh, thai phụ đến bệnh viện nhưng đến lúc khám, bác sĩ lại hỏi: "Muốn về nhà chờ hay nhập viện?". Điều này khiến thai phụ hoang mang. Từ lúc chuyển dạ đến khi sinh, thời gian chờ đợi có thể vài giờ hoặc một đến hai tuần. Vậy dấu hiệu nào là chuyển dạ thật?

Phân biệt cơn đau chuyển dạ giả và thật

Bác sĩ Lê Thị Lan Phương, Phó Khoa Sanh A, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, cho biết, các bà mẹ chuyển dạ khi thai nhi ở tuần thứ 38 - 40. Một số trường hợp có thể chuyển dạ muộn hơn, sau 40 tuần.

Trong khoảng thời gian tứ tuần thứ 32 trở đi, bạn sẽ cảm thấy có những cơn co nhẹ. Đó là những cơn co sinh lý Braxton - Hicks. Cùng với việc ngôi thai xuống tiểu khung, những cơn co khiến bạn cảm thấy bụng co bụng trằn dưới hạ vị nhiều hơn khiến dễ són tiểu khi ho, cười.

Các cơn co sinh lý này không đều đặn và không kèm theo ra huyết hay ra nước bất thường. Ngược lại, cơn đau chuyển dạ thật thường xuất hiện đột ngột, đều đặn và gây đau. Mỗi người có thể cảm nhận cơn đau rất khác, đôi khi chỉ là biểu hiện của đau lưng kèm triệu chứng trằn, nặng vùng hạ vị hay cảm giác đại tiện... Thời gian giữa các cơn đau xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, cường độ tăng lên.

Cơn đau chuyển dạ thật sự sẽ làm cổ tử cung bật ra. Bạn sẽ thấy vùng kín ra một chất nhầy hơi dai màu hồng nhạt, đồng thời cảm giác nặng vùng bụng dưới sẽ nhiều hơn. Nếu trước đó có cảm giác mắc cầu, cảm giác này sẽ tăng lên rất nhiều.

Làm gì khi phát hiện dấu hiệu sắp sinh

Khi thấy các dấu hiệu, dù là giả hay thật, bạn nên đến bệnh hoặc trung tâm y tế gần nhất có đủ tiêu chuẩn để bạn sinh em bé.

Khi đi, bạn mang theo sổ khám thai để các bác sĩ tiện theo dõi.

Mọi sự chậm trễ hay phán đoán không chính xác có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như tim thai bất thường khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ, ngôi thai bất thường có thể gây vỡ tử cung mở chưa nhiều, thai nhi bình thường.

Nếu nhà xa, bạn nên yêu cầu bệnh viện bố trí cho mình ở lại phòng chờ để theo dõi. Nếu có điều kiện, bạn về nhà nghỉ, chờ con đau chuyển dạ thật xuất hiện. Trong thời gian chờ, bạn cần theo dõi biểu hiện của thai nhi để sớm phát hiện bất thường.

6 tư thế chuẩn bị ra đời của bé

08.05.2010

Trong những tuần cuối của thai kỳ, ngôi thai của bé có thể là thuận hoặc là ngược.

1. Mặt trở xuống

Ở vị trí này, chỏm đầu của bé hướng về phía trước, là tư thế thuận lợi và phổ biến nhất.

2. Mặt hướng lên trên

Mặt của bé hướng lên bụng của mẹ. Tư thế này, đầu bé khá khó khăn khi lọt xuống khung xương chậu của mẹ. Do đó, quá trình chuyển dạ không còn dễ dàng như vị trí ở trên. Nhiều bé có khả năng quay mặt trở xuống nếu đủ khoảng trống. Một số trường hợp, dùng kẹp forcep sẽ giúp bé quay đầu được. Người mẹ phải dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để âm đạo rộng ra, giúp cuộc "vượt cạn" thành công.

3. Ngôi mông

Mông của bé chặn ở lối ra, trong khi mặt được che bởi hai chân vắt chéo vào nhau. Đây là một trong số những dạng phổ biến của ngôi thai ngược. Ngoài thủ thuật xoay ngôi thai thì người mẹ có thể bị chỉ định mổ đẻ trong trường hợp này.

4. Ngôi chân (chân chặn ở lối ra)

Mặt của bé hướng lên phía trên tử cung mẹ, chân bắt chéo và chặn ở lối ra. Tương tự ngôi mông, bác sĩ có thể dùng thủ thuật xoay ngôi thai hoặc chỉ định mổ đẻ dành cho người mẹ.

5. Nằm ngang một bên

Tư thế này, lưng của bé hướng xuống phía dưới, một bên bả vai có thể chạm ở "cửa ra". Kiểu nằm này khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ và đến cuối thai kỳ, một số bé vẫn thích cách nằm này. Xoay ngôi thai và sinh mổ là hai cách ứng phó với ngôi thai kiểu đó.

6. Kiểu nằm của hai bé song sinh

Một bé hướng đầu xuống phía dưới, trong khi bé còn lại hướng chân (hoặc mông) xuống. Với kiểu nằm lộn đầu - lộn đuôi thế này, mổ đẻ là cách được bác sĩ chỉ định cho người mẹ.

Thai 41 tuần tuổi

06.11.2009

Bạn đã quá ngày sinh

Ngày sinh đã đến và cũng đã qua đi nhưng bạn vẫn chưa sinh. Bạn cảm thây mệt mỏi với việc mang thai. Bạn Lo lắng mình sẽ đau Đẻ và sinh nở như thế nào cuối cùng sẽ được thấy con mình ra sao. 

Bạn vẫn tiếp tục đến khám bác sĩ và bác sĩ luôn nói với bạn " Tôi chắc là bạn sẽ sớm sinh thôi. Cứ bình tĩnh" .Bạn cảm thấy mình muốn hét lên. Nhưng đừng cuống lên. Mọi thứ rồi sẽ qua thôi nhưng không thể ngay bây giờ được.

Điều gì xảy ra quá ngay sinh mà bạn vẫn chưa sinh?

Bạn đang trông ngóng đến lúc sinh con. Bạn đếm từng ngày cho tờ ngày sinh, nhưng ngày sinh đó đã đến rồi lại qua đi. Và đứa bé vẫn chưa chịu ra đời. Hiện nay gần 10% số trẻ em sinh ra muôn 2 tuần so với ngày  sinh tính chính xác.

Một kỳ thai được coi là quá ngày (châm, muộn) chỉ khi nó vượt quá 42 tuần hoặc 294 ngày sau ngày thứ nhất của kỳ Kinh nguyệt cuối cùng. (Đứa trẻ được sinh ở 41.6/7 tuần thai vẫn không phải là muộn).

Bác sĩ sẽ khám cho bạn để xác định xem đứa trẻ co di chuyển trong Tử cung hay không, Nước ối có bình thường và đầy đủ cho đứa trẻ phát triển không. Nếu đứa trẻ vẫn khỏe manh và hoạt động bình thường, bạn sẽ được theo dõi thường xuyen cho tới khi đau Đẻ thực sự bắt đầu.

Các cuộc kiểm tra cũng sẽ được tiến hành  để xác định Thai nhi quá ngày có phát triển khỏe mạnh và có thể tiếp tục ở trong tử cung hay không. Các cuộc điều tra này gồm có: kiểm tra bằng cảm nhận của Người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế, kiểm tra áp lực co bóp tử cung, và kiểm tra sinh lý. Các phương pháp kiểm tra này đều được trình bày trong phần dưới đây. Nếu thai nhi có dấu hiệu không chịu đựng được những co thắt khi đau đẻ và rặn đẻ, cần phải cho đẻ ngay.

Hãy chú ý chăm sóc cho bản thân.

Thông thường, bạn khó mà nghĩ được tích cực khi quá ngày sinh rồi mà vẫn chưa sinh. Nhưng đừng từ buông xuôi.

Hãy tiếp tục duy trì Chế độ ăn uống đủ Dinh dưỡng và uống nhiều nước. Nếu bạn làm được những điều này mà không có bất kỳ vấn đề gì, hãy tập một số bài tập nhẹ nhàng hư Đi bộ hoặc bơi.

Một số những bài tập tốt nhất cho bạn vào lúc này là các bài tập dưới nước. Bạn có thể bơi hoặc tập các động tác dưới nước khác mà không sợ bị ngã hoặc mất cân bằng, các động tác đơn giản nhất có thể chỉ là đi đi lại lại trong bể nước.

Bạn cũng nên nghỉ ngơi và thư giãn. Đứa bé sẽ sớm chào đời, khi đó bạn sẽ rất bận rộn. Vậy, hãy tận dụng thời gian này chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho bé, để Sau khi sinh con, từ viện về nhà, bạn sẽ không phải lo lắng bất cứ thứ gì cho bạn và em bé.

Các ca sinh muộn ngày.

Phần lớn số trẻ sơ Sinh đẻ muộn 2 tuần so với ngày sinh chính xác tính theo lịch đều chào đời an toàn. Tuy nhiên, Mang thai quá 42 tuần có thể gây một số vấn đề cho cả bà mẹ và em bé. Vì thế, các trường hợp thai nhi này cần được theo dõi và kiểm tra, và phải được kích thích đẻ ngay khi cần.

Quá trình sinh trưởng và phát triển Cua thai nhi trong tử cung dựa vào hai chức nưng quan trọng của Nhau thai là cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng. Thai nhi sẽ tiếp tục dựa vào hai chức năng này của nhau thai để sinh trưởng và phát triển trong tử cung khi quá ngày sinh.

Khi thai quá ngày, nhau thai có thể không cung cấp đủ ô xy và các chất Dinh dưỡng thiết yếu mà đứa trẻ cần để tiếp tục sinh trưởng và phát triển, thai nhi có thể bị mất chát dinh dưỡng. Khi đó, nó được gọi là thai già.

Lúc sinh ra, Da của đứa bé thường bị khô, nứt nẻ, tróc và nhăng nheo, Móng tay móng Chân dài, lông và Tóc mọc rậm, thiếu dinh dưỡng, lớp mỡ dưới Da mỏng.

Do thai Già tuổi có nguy cơ bị cắt nguồn cung cấp Dinh dưỡng từ nhau thai gây nguy hiểm cho thai nhi, nên việc tính chính xác ngày sinh rất quan trọng. Đó cũng là một lý do quan trọng để bạn đến Khám thai đều đặn trong thai kỳ mang thai.

Các cuộc điều tra cần thiết.

Như chúng tôi đã nói ở trê, có rất nhiều cách kiểm tra khác nhau để xác định thai  quá ngày có phát triển bình thường và có thể tiếp tục sống trong tử cung người mẹ hay không. Để đánh giá và xác định tình trạng thai nhi, các bác sĩ dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang bị co thắt tử cung, bác sĩ cần phải xác định sự co thắt này ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi.

Các cuộc kiểm tra được tiến Hành trên người mẹ để xác đinh tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một trong các cuộc định tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một trong các cuộc kiểm tra được thực hiện trước hết là kiểm tra âm đạo. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra Âm đạo hàng tuần để xác định Cổ tử cung đã bắt đầu mở hay chưa.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn ghi lại tần cử đồng cảu thai nhi (xem phần này ở tuần 27). Các cuộc khám Siêu âm được tiến hành hàng tuần để xác định xem thai nhi lơn cỡ nào và còn bao nhiêu Nước ối trong tử cung. Siêu âm cũng giúp phát hiện những bất thường ở nhau thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Có 3 cách kiểm tra giúp xác định tình trạng thai nhi trong tử cung khi thai quá ngày. Đó là kiểm tra dựa trên cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế, kiểm tra sức chịu đựng của thai nhi với áp lực co thắt của tử cung, và cách thứ 3 là kiểm tra sinh lý của thai. 3 cách kiểm tra này được trình bày dưới đây.

Kiểm tra dựa trên cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế.

Cách kiểm tra này được tiến hành tại phòng khám của bác sĩ ở khoa sản bệnh viện. Khi sản phụ nằm xuống, kỹ thuật viên sẽ gắn một thiết bị theo dõi thai nhi lên trên bụng của phụ sản. Bất cứ khi nào sản phụ cảm thấy cử động của thai nhi, sản phụ sẽ nhấn nút để đánh một dấu trên mảnh giấy theo dõi. Cùng lúc đó, thiết bị theo dõi gắn trên bùng sản phj sẽ ghi lại nhịp Tim của thai nhi.

Khi thai nhi hoạt động, nhịp Tim thường tăng lên. Các bác sĩ sẽ dùng các  kết quả từ cuôc kiểm tra này để đánh giá thai nhi chống chịu như thế nào để tiếp tục sống trong tử cung. Từ đó, có thể quyết định có cần đến các biện pháp xa hơn.

Kiểm tra sức chịu đựng của thai nhi với áp lực co thắt tử cung.

Cách kiểm tra nay cho biết tình trạng của thai nhi và mức độ chịu đựng của nó với áp lực co thắt tử cung khi đau đẻ và rặn đẻ. Nếu thai nhi không phản ứng tốt với những co thắt tử cung , đó là biểu hiện không đủ sức chịu đựng các cơn co thắt tử cung khi rặn đẻ và đau đẻ. Nhiều người tin rằng, cách kiểm tra này cho biết chính xác hơn tình trạng của thai nhi so với kiểm tra dựa trên cảm nhận của người mẹ kết hợp với thiết bị y tế.

Bài kiểm tra này được tiến hành như sau. Đặt một thiết bị theo dõi trên bụng của sản phụ. Dùng thiết bị bơm hút, bơm một lượng nhỏ hoóc môn tuyến yên vào tử cung để kích thích tử cung co thắt. Đo nhịp Tim thai nhỉ để xác định mức độ phản ứng của thai nhi với các co thắt.

Kiểm tra sinh lý.

Đây là bài kiểm tra toàn diện nhất để khám thai trong suốt thai kỳ mang thai. Nó được tiến hành khi có bất kỳ mối lo ngại gì về tình trạng thai nhi và giúp xác định tình trạng sức khỏe củ thai nhi. Cách kiểm tra này đánh gias sự phát triển của thai nhi trong tử cung.

Phương pháp kiểm tra sinh lý áp dụng một hệ tháng điểm cụ thể. Bốn trong số 5 cuộc kiểm tra trước được thực hiện bằng siêu âm, cuộc kiểm tra thứ 5 là theo dõi bên ngoài. Có 5 tiêu chí đánh giá và mỗi tiêu chí sẽ được cho điểm. 5 tiêu chí đó là:

Cử động hô hấp của thai nhi.

Cử động của Cơ thể thai nhi.

Nhịp cử động của thai nhi.

Lượng nước ối.

Nhịp tim tương ứng của thai nhi.

Trong suốt quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng hô hâp của thai nhi - sự cử động và phồng ra của lồng Ngực thai bên trong tử cung. Điểm được tính bằng số lần hô hấp diễn ra.

Cử động của thai nhi cũng được ghi lại . Điểm đạt được bình thường cho thấy cư động cảu thai nhi là bình thường. Điểm đạt dưới được là bất thường khi thai nhi hầu như hoặc không có bất kỳ cử động nào trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhịp cử động của thai nhi cũng được đánh giá tương tự. Cử động, ít cử động của chân và tay Cau thai nhi được ghi lại.

Việc xác định lượng nước ối cần đến khám siêu âm. Trường hợp Mang thai bình thường có đủ nước ối bao quanh thai nhi. Nếu Siêu âm cho kết quả bất thường, điều anyf có nghĩa là lượng nước ối đã giảm hoặc không còn nước ối bao bọc quanh thai nhi.

Theo dõi nhịp tim của thai nhi (thực hiện bằng cách dựa vào cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế)  được thực hiện bên ngoài. Cuộc kiểm tra này đánh giá sự thay đổi nhịp tim thai tương ứng với cử động của thai nhi. Mức chênh lệch và số lần thay đổi khác nhau tùy thuộc vào người thực hiện kiểm tra và quan điểm của họ về tình trạng bình thường của các tiêu chí trên.

Với bất kỳ cuộc kiểm tra nào, điêm trung bình thường là 2 và điểm bất thường là 0, 1 là điểm giữa. Từ 5 mức điểm này, xác định được tổng điểm bằng cách cộng tất cả các giá trị điểm từ 5 cuộc kiểm tra trên. Việc đánh giá  cũng khác nhau tùy thuộc vào độ tinh vi của các thiết bị được sử dụng và trình độ của của người thực hiện kiểm tra. Nhưng tổng điểm đạt được càng cao thì tình trạng thai nhi càng tốt. Nếu tổng điểm càng thấp, tình trạng thai nhi đáng lo ngại.

Trong trường hợp tổng điểm đạt được thấp, các bác sĩ thường gợi ý cho sản phụ đẻ luôn. Nếu tổng điểm là 2, sẽ tiến hành kiểm tra lại sau đó ít ngày. Nếu kết quả giao động giữa hai giá trị này (tổng điểm bằng 1), cần lặp lại các cuộc kiểm tra này ngay ngày hôm sau, tùy thuộc vào tình trạng Mang thai và các kêt quả từ kiểm tra sinh lý. Bác sĩ sẽ đánh giá tất cả các số liệu trươ khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Kích thích đẻ.

Có thể đến một thời điểm nào đó của thai kỳ, các bác sĩ phải tiến hành kích thích đẻ cho sả phụ. Nếu phải kich thích đẻ, tốt hơn sản phụ nên hiểu rằng tình trạng này là khá phổ biến. Mối năm, các bác sĩ phải kích thích đẻ cho khoảng 450 nghìn ca đẻ. Lý do phải kích thích  đẻ ở nhiều trường hợp là do thai quá ngày, nhưng cũng có nhiều lý do khác như người mẹ bị Huyết áp cao mãn tính, tiền kinh giật, tiểu Đường thai nghén, thai nhi phát triển kém trong tử cung hoặc bị miễn dịch đồng loại vơi yếu tố Rh.

Như chúng tôi đã đề cập ở nhưng phần trước, khi đến khám bác sĩ, bạn có thể phải khám cả xương chậu. Vào Giai đoạn này của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám và xác định xem bạn đã Sắn sàng như thê nào cho việc kích thích đẻ. Bác sĩ có thể dùng thang điểm Bishop cho việc xác định này. Đó là phương pháp cho điểm cổ tử cung, được dùng để đánh giá tỉ lệ thành công của việc kích thích đẻ. Thang điểm sẽ bao gồm điểm các tiêu chí: độ mở, độ mỏng dần, trạng thái không giãn nở, độ chắc chắn và vị trí của cổ  tử cung. Mỗi tiêu chí đều được cho điểm, sau đó sẽ cộng điểm của tất cả các tiêu chí này để được tổng điểm. Tổng điểm này sẽ giúp các bác sĩ xác định kích thích đẻ tại bộ phận nào.

*Làm mềm cổ tử cung trước khi kích thích đẻ.

Ngày nay, nhiều trường hợp, các bác sĩ phải làm mềm cổ tử cung trước khi kích thích đau đẻ. Làm mềm cổ tử cung là sử dụng Thuốc hoặc các phương pháp y tế kích thích làm cổ tử cung mỏng dần, mềm và mở ra.

Để làm chín cổ tử cung, cần chuẩn bị rất nhiều thứ, quan trọng nhất là 2 loại thuốc - gel predipil (thuốc bôi trơn cổ tử cung - 0.5mg ) và cervidil (10mg). Cervidil sử dụng một hệ điều khiển thai nhi ra ngoài.

Trong phân lớn các trường hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng gel predipil và cervidil  để làm chín, cổ tử cung 1 ngay trước khi kích thích đẻ. Cả 2 loại thuốc này đều được đặt vào đỉnh của âm đạo, ngay sau cổ tử cung. Sau đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp sang cổ tử cung, lam mỏng dần, mềm và mở cổ tử cung trước khi kích thích đẻ. Các bác sĩ sẽ tiến hành công việc này tại khu vực dành riêng cho đau đẻ và sinh tại bệnh viện, do đó,  thai nhi cũng sẽ được theo dõi.

* Kích thước đẻ.

Nếu kích thước đẻ, trước hết, các bác sĩ phải làm mềm cổ tử cung (làm mêm, mỏng và đủ mở) như đã nói ở trên, sau đó, sẽ truyền hoóc môn tuyến yên (pitocin) vào trong tĩnh mạch. Hoóc môn này sẽ được truyền liên tiếp cho tới khi bắt đầu đau đẻ. Lượng hoóc môn này được truyên vào cơ thể qua một ống bơm truyền. Do đó, có thể truyền rất nhiều vào cơ thể sản phụ. Trong khi cơ thể sản phụ tiếp nhân hoóc môn tuyến yên, các bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của thai nhi hi sản phụ đau đẻ.

Hoóc môn tuyến yên giúp tử cug co thắt gây đau đẻ. Thời gian của toàn bộ quá trình từ lúc làm mềm cổ tử cung cho tới khi đứa trẻ ra đời là khác nhau ở mỗi phụ nữ.

Điều quan trọng sản phụ phải nhận thức được là kích thích đẻ không đảm bảo đứa trẻ sẽ được sinh ra tự nhiên theo Đường âm đạo. Trong nhiều trường hợp, kích thích đẻ không mang lại hiêu quả, khi đó cần phải tiến hành mổ đẻ.

Các vấn đề sau khi sinh.

Sau khi sinh đứa bé chào đời, cuộc sống của bạn sẽ có rất nhiều thay đổi. Hãy tham khảo phần tổng quan dưới đây, bạn sẽ có được nhìn về cuộc sống săp tới của các bạn trong vai trò một người mẹ mới.

Ở bệnh viện.

Đau nhức mỏi ở các cơ sau nỗ lực răn đẻ và sinh con.

Mông đau và sưng, nhất là ở vết phai rạch tầng sinh môn (nếu có).

Vết rạch, mổ sẽ gây khó chịu nếu phải mổ đẻ.

Dùng nút báo gọi Y tá trong trường hợp cần thiết.

Chồng bạn và bạn nên dùng các cách khác nhau để gần gũi vớ con.

Cho con bú hoặc cho bú bằng bình Sữa nhân tạo có thể khiến bạn lo sợ nhưng yên tâm đi, bạn sẽ sớm thành chuyên gia trong việc này.

Ra Máu quá nhiều hoặc ra những cục Máu co kích thước to hơn quả Trứng là một dấu hiệu bất thường.

Kiểm tra, xét nghiệm kỹ hơn nếu bị huyết áp cao hoặc thấp.

Nêu Uống thuốc hoặc sử dụng các phương pháp giảm đau. Nếu vẫn không đỡ, hãy gọi y tá để được trợ giúp.

Sốt rét dưới 101, 5 độ F (25,25 độ C) là tình trạng đáng quan tâm.

Khóc hoặc cảm thấy xúc động là hiện tượng bình thường.

Cố gắng nghỉ ngơi. Yêu cầu ngắt điện thoại và hạn chế người vào thăm.

Mặc dù bạn chỉ sụt 2 đến 3 kg sau khi sinh, nhưng cũng phải mất một thời gian bạn mới trở lại trạng thái bình thường.

Ăn uống đủ chất để duy trì năng lượng và tạo điều kiện cho tuyến Vú sản xuất Sữa (nếu nuôi con bằng sữa mẹ).

Hãy ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bạn về quá trình đau đẻ, sinh nở va những giây phút đầu tiên được thấy đứa con bé Bỏng chào đời. Khuyến khích chồng bạn cùng làm.

Hỏi tên, địa chỉ và sô điện thoại của bác sĩ nhi khoa.

Nhờ các y tá hoặc nhân viên y tế bệnh viện giải đáp nếu có thắc mắc và giúp đỡ khi cần.

Bào chồng bạn dẫn ra dạo bộ bên ngoài phòng.

Giành thời gian ở bên chồng và con để tạo ra sự gắn bó gần gũi gia đình.

Tuần đầu tiên tại nhà.

Bạn vẫn tiếp tục cảm thấy đau do tử cung co thắt, nhất là khi cho con bú.

Ngực căng đầy, ứ và rỉ sữa ra ngoài là hiện tượng bình thường. Khu vực bị rách tấng sinh môn có thể vẫn còn đau.

Các cơ thể cũng vẫn đau.

Mặc quần áo giành riêng cho sản phụ sẽ thoải mái nhất.

Chân có thể vẫn còn sưng.

Có thể không điều tiết được tiểu tiện và đại tiện, khiến nước tiều và phân có thể bị són ra  ngoài đột ngột.

Nếu bị ra Máu nhiều hoặc ra các cục máu lớn, hãy gọi cho bác sĩ.

Có thể gặp trục trặc bất thường nếu Vú có những vết vằn hoặc nối nốt đỏ.

Hãy gọi cho bác sỹ nếu bị sốt.

Thư giãn, không nên lo lắng về các công việc nhà.

Tự dưng khoc, Thở dài hoặc cười là hiện tượng bình thường.

Nhờ Gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ khi cần.

Nhìn nghiêng, trông bạn như thể vẫn đang mang thai.

Cơ thể vẫn còn số Trọng lượng thừa đã tăng trong thời ian mang thai.

Lập kế hoạch khám bác sĩ lần đầu tiên của bé.

Lưu giữ những giấy tờ quan trọng liên quan đến bé như giấy khai sinh, các giấy tờ tiểm chủng miễn dịch (khi bạn lấy từ bác sĩ nhi khoa trong lần khám đầu tiên cho bé).

Lên kế hoạch lần khám sau 6 tuần sau khi sinh.

Bắt đầu lên kế hoạch bố trí chăm sóc Ban ngày cho bé nếu bạn vẫn chưa làm từ trước.

Giao cho chồng bạn những công việc để giúp bnaj khiến anh ấy cảm thấy có ích.

Tuần thứ 2 tại nhà.

Hai Bầu vú (dù Cho con bú hay không) bị căng tức khó chịu.

Giảm sưng phù  do cơ thể tích nước, do đók, bạn có thể mặc và dùng trở lại một số quần áo bà giày dép trước đây.

Bắt đầu làm quen dân với việc chăm em bé.

Khi ho, cười hắt cì hơi hoặc nhắc vật gì nặng, bạn có thể bị són Nước tiểu hoạc phân ngoài mà không thể nin được.

Bạn có thể cảm thấy mệt phờ. Chăm sóc trẻ sơ sinh cần  nhiều công sức và thời gian.

Nếu dịch tiết ra từ Âm đạo có mùi khó chịu hoặc có màu vàng xanh, đó là dấu hiệu bất thường. Nếu không giảm, cần gọi cho bác sĩ ngay.

Có thể để đứa bé Khóc một lúc trước khi khám cho nó.

Bạn gần như có thể nhìn thấy các Bàn chân mình khi nhìn thẳng từ trên xuống (bụng và Rốn đã nhỏ bơt).

Liệt kê trước bât kỳ thắc mắc nào của bạn để hỏi bác sĩ nhi khoa khi đến khám.

Đến bác sĩ kiểm tra đều đặn nếu bạn mổ đẻ, hoặc để kiểm tra vết rạch tầng sinh môn.

Hãy ghi nhật ký những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Tuần thứ 3 tại nhà.

Khu vực âm đạo và Hậu môn đã bơt sưng và đau nhưng ngồi lâu vẫn có thể gây khó chịu.

Tay đã đỡ sưng. Nếu bạn đã tháo bỏ nhẫn trong thời gian mang thai, hãy thử đeo lại.

Trẻ sơ sinh không phân biệt được ngày đêm, chúng ngủ và thức không theo giờ giấc gì. Vì thế, chế độ ngủ của bạn cũng bị xáo trộn.

Có con, khi đi đâu đó ( ví dụ một chuyến đi dài ngày) bạn sẽ mất gấp 3 lần thời gian để chuẩn bị.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có những vệt đỏ hoặc các nốt mềm hoặc cứng xuất hiện ở chân, đặc biệt là mặt sau cua Bắp chân. Rất có thể đó sẽ là những cục máu tụ.

Vào những thời điểm nào đó, bạn có thể cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng, thậm chí khóc.

Bạn có thể bị Giãn tĩnh mạch giống như mẹ bạn trước đây. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm khỏi khi bạn phục hồi sau khi sinh và bắt đầu Tập thể dục trở lại.

Da bụng trông vẫn bị chảy xệ khi đứng.

Giữ đúng cuộc hẹ với bác sĩ nhi khoa trong lần khám đầu tiên cho con. Bạn có thể sẽ nhận được các giấy tờ tiêm chủng miễn dịch của con mình ở lần khám này. Hãy cất giữ àn toàn các giấy tờ này cùng với những giấy tờ quan trọng khác của con bạn.

Hãy chụp thật nhiều ảnh của bé hoặc ghi lại nhiều cuốn băng video về bé, bạn sẽ thấy con mình lớn nhanh và thay đổi như thế nào.

Luôn để chồng bạn cùng chăm sóc con. Hãy để anh ấy được đóng góp một phần vào việc chăm sóc cho bé và nhờ anh ấy làm giúp những công việc nhà.

Đến thời điểm này, bạn đã thay đổi khoảng 200 cái tã (bỉm) cho bé, bạn đã trở thành chuyên gia trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Tuần thứ 4 tại nhà.

Các cơ quan trở nên dễ chịu hơn khi Vận động và lúc này bạn có thể làm được nhiều việc hơn. Hãy cảnh giác, nhiều phần cơ rất dễ bị căng do lâu ngày không vận động.

Khả năng điều tiết tiểu tiện và Đại tiện dần được cải thiện. Tập các bài tập Kegel cũng sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Con bạn đang cho thấy các dấu hiệu ngày càng thích ứng với một nhịp sinh học đều đặn.

Một số việc từng rất dễ làm lúc này lại trở nên khó khăn đối với bạn như những việc phải cúi người hoặc nhấc vật gì đó. Hãy từ từ làm mọi thứ, hãy tự cho mình thời gian để làm các việc nhà từ dễ nhất.

Kỳ Kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không cho con bú, kỳ kinh đầu tiên có thể xuất hiện sau 4 hoặc 9 tuần sau khi sinh nhưng cũng có thể sớm hơn.

Một số triệu chứng Viêm Đường tiết niệu có thể xuất hiện như Đi tiểu lẫn máu, Nước tiểu màu đen hoặc đục, bị đau hoặc Chuột rút nặng khi đi tiểu tiện. Nếu có  những triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ.

Bạn đã đi bộ và làm được những việc nhẹ nhàng mà không có vấn đề gì. Hãy tiếp tục làm như vậy.

Kiểm tra lại kế hoạch đến khám bác sĩ sau 6 tuần. Viết ra bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn được giải đáp.

Cho bé ngủ riêng là một kế hoạch tốt. Cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình bạn hoặc bạn bè có thể giúp bạn Chăm sóc bé nếu bạn nhờ họ.

Thời gian bên bé là những khoảnh khắc quý báu vì sau đó, bạn sẽ sớm phải trở lại với công việc trước đây và các hoạt động khác.

Tuần thứ 5 tại nhà.

Khi bạn trở lại hoạt động bình thường, bạn vẫn có thể bị đau cơ hoặc lưng.

Đại tiện vẫn có thể gây khó chịu ở chỗ rạch tâng sinh môn (âm hộ) hoặc trực tràng.

Khả năng điều tiết tiểu tiện và đại tiện trở lại bình thường.

Bạn có thể  cảm thấy một chút lo lắng để trở lại làm việc bình thường, thấy nhớ bạn bè và công việc.

Thật khó cho bạn để trở lại làm việc bình thường và không thể lúc nào cũng ỏ bên bé.

Hãy lên kế hoạch phòng Tránh thai sau khi sinh. Lựa chọn một phương pháp Tránh thai nào đó và hãy bắt đầu thực hiện.

Tình trạng Suy nhược sau khi sinh được cải thiện hơn rất nhiều, mặc dù có thể chưa biến mất hoàn toàn.

Bạn có thể cảm thấy một chút hồi hộp khi trở lại làm việc.

Quần áo trước khi mang thai có thể rộng nhưng lúc nãy vẫn còn chật.

Hãy tự nhủ mình rằng phải mất hơn 9 tháng mới sinh đạt được trọng lượng đã tăng. Vì thế cũng phải mất một thời gian mới trở lại trọng lượng như trước khi mang thai.

Để trở lại làm việc bạn cần lên kế hoạch. Hãy thực hiện ngay tứ bây giờ để đưa kế hoạch bào thực thế.

Lên kế hoạch cho việc trông nom, chăm sóc con Ban ngày và các việc khác cần phải nhanh chóng được sắp xếp. Gia đình bạn bè sẽ là những chỗ dựa quan trọng cho bạn.

Tuần thứ 6  tại nhà.

Kiểm tra Xương chậu tại lần khám sau 6 tuần sau khi sau thường cho kết quả không tồi so với bạn suy nghĩ.

Trong vòng 6 tuần sau khi sinh, tử cung đã biến đổi từ kích thước ở một quả Dưa hấu trở về kích thước bằng nắm tay.

Ở lần khám bác sĩ sau 6 tuần sau khi sinh, hãy lên kế hoạch trao đổi với bác sĩ một số vấn đề quan trọng như tránh thai, mức độ những hạn chế hoạt động hiện tại cần thiết và những vấn đề cho lần mang thai sắp tới.

Các hộ lý hoặc y tá trong phòng khám của bạn có thể giúp được nhiều cho bạn. Hãy cảm ơn bạn và đề nghị được nhờ họ giúp đỡ nếu có vấn đề sau nay.

Nếu hội chứng suy nhược sau khi sinh vẫn chưa biến mất, hãy gọi  cho bác sĩ.

Nếu bị chảy máu âm đạo hoặc ra Khí hư có mùi hôi, hãy gọi cho bác sĩ.

Nếu bị đau hoặc sưng phù chân hoặc bầu vú đỏ hoặc mềm, hãy trao đổi với bác sĩ trong những lần đến khám.

Hãy liệt kê các câu hỏi cần hỏi và hỏi bác sĩ. Các câu hỏi quan trọng như:

Tôi có thể lựa chọn các phương pháp tránh thai nào?

Tôi có phải hạn chết những hoạt động gì hoặc phải hạn chế quan hệ tình dục?

Tôi có thể rút ra nhưng kinh nghiệm gì từ lần mang thai và Sinh đẻ này cho những lần mang thai sau này?

Nếu bạn bế theo con mình đến khám lần này, hãy mang sẵn nhiều thứ phục vụ  cho bé vì rất có thể bạn sẽ phải mất thời gian đợi đến lượt khám.

Nếu bạn nhanh chóng quay lại với công việc trước đây, hãy kiểm tra lại kế hoạch chăm sóc.

Tiếp tục nhờ đến sự giúp đỡ của chồng bạn nếu có thể.

Hãy tiếp tục ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc cưa bạn vào cuốn nhật ký.

Sau 3 tháng.

Khi vận động viên Tập thể dục có thể đau cơ, đau hơn một chút so với cách đây một tháng trước nhưng bạn có thể thoải mái tập bất kỳ bài tập nào bạn muốn mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.

Kỳ Kinh nguyệt đầu tiên kể từ sau khi sinh có thể xuất hiện vào thời gian nay. Kinh có thể ra nhiều hơn, lâu hơn và khác với những lần trước khi mang thai.

Nếu bạn vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp tránh thai nào, bây giờ hãy bắt đầu thực hiện (trừ khi bạn muốn mang thai 2 lần trong một năm).

Cứ đẻ bé khóc nếu nó hơi quấy và cần làm dịu chính nó.

Kích thước và trọng lượng cơ thể bạn vẫn chứ giảm tới mức bạn mong muốn. Hãy tiếp tục ăn uống đủ chất và tập thể dục đều đặn, bạn sẽ đạt điều bạn mong muốn.

Ghi lại những bước ngoặt trong quá trình phát triển của bé trong một cuốn sách giành riêng cho cho bé hoặc trong cuốn nhật ký hàng ngày của bạn.

Nếu bạn Cai sữa cho con, hãy để chồng bạn Cho con bú bằng bình sữa.

Sau 6 tháng.

Nỗ lực Giảm cân có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng đừng buông xuôi. Hãy tiếp tục tâp thể dục chăm chỉ và ăn uống đủ chất.

Nếu bạn đang cho con bú, kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh có thể xuất hiện vào thời gian nay. Kinh có thể ra nhiều hơn, kéo dài hơn và khác với những lần trước khi mang thai.

Đừng cố tự mình làm tất cả mọi việc, hãy để chồng bận hoặc những người khác giúp bạn.

Chế độ chăm sóc về dinh dưỡng cho con bạn  phải được thiết lập ngay từ bây giờ.

Danh thời gian cho bản thân.

Sắp xếp thời gian tham gai thường xuyên hoạt động khác như tập thể dục thể thao, tổ chức cấc nhóm sinh hoạt cho trẻ và gặp gỡ với các bà mẹ mới sinh khác.

Bạn bắt đầu mặc dù trở lại các bộ quần áo đã mặc trước khi mang thai.

Hãy chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt của con trẻ với chồng bạn.

Ghi lại tiếng và chụp những bức ảnh của con. Băng cát sét hoặc băng video là những công cụ tuyệt vời nhất trong việc này.

Hãy kết bạn với một người Sinh con nào đó, tìm hiểu về các chi phí chăm sóc trẻ. Đó là cách tốt cho bạn để tiết kiệm thời gian cho những công việc khác của mình.

Sau 1 năm.

Tất cả mọi thứ đã trở lại bình thường. Bạn phải mất thời gian, công sức và nỗ lực rất nhiều những lúc này, cuộc sống của bạn đang rất êm đềm.

Con bạn lúc này đã hoạt động theo nhịp sinh học đều đặn hơn. Nó hầu như ngủ suốt đêm.

Đừng quên khám dịch tiết ra từ Đầu vú hàng năm.

Cơ thể bạn đang dần lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai.Bạn sụt hầu hết số cân đã tăng trong thời gian mang thai và bạn cảm thấy thật tuyệt vời.

Tiếp tục chăm chút cho bản thân. Duy trì tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ và ăn đủ chất.

Ghi lại những cảm xúc của bạn về khoảng thời gian này trong cuộc đời.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con có thể là cách tốt để phát triển tính tập thể cho bé. Tiếp xúc với những đứa trẻ khác rất tốt cho sự phát triển của bé.

Sinh nhật 1 tuổi của bé đã sắp đến. Hãy chuẩn bị tổ chức.

Tận hưởng những tiếng nói đầu đời, những bước đi đầu tiên và tất cả những gì khởi đầu của bé.

Hãy tiếp tục chụp những bức ảnh của bé.

Bạn cũng có thể tính đến việc mang thai đứa con tiếp theo.

10 dấu hiệu nhận biết sắp "vượt cạn"

05.05.2009

Nếu bạn thấy có những biểu hiện hoặc triệu chứng dưới đây thì bạn hãy chuẩn bị tâm lý, điều kiện vật chất thật vững vàng và kỹ càng, vì bạn sắp chuẩn bị trải qua một cuộc "vượt cạn" đấy.

1. Thở dễ dàng hơn

Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết trước khi bạn trải qua kỳ vượt cạn. Lý giải cho điều này là bởi sự di chuyển của thai nhi xuống phía dưới trước khi ra đời, cho nên sức ép trên cơ hoành sẽ giảm xuống và giúp cho việc thở trở nên dễ dàng hơn.

Kèm theo đó chứng ợ nóng cũng sẽ không còn hoành hành và gây cảm giác khó chịu cho bạn nữa. Đồng thời bạn cũng cảm nhận được sức ép đối với phần bụng dưới lại tăng lên. Việc ngồi và đi lại trở nên khó khăn hơn.

Sau sự di chuyển của thai nhi xuống phía dưới, cơ thể thai phụ sẽ cảm thấy khó ngủ hơn và dù đã thử nhiều tư thế nhưng lúc này bà bầu vẫn cảm thấy rất khó có thể đi vào giấc ngủ.

2. Thay đổi vị giác

Trước khi sinh bạn cũng có thể bị thay đổi vị giác, thường thì đa phần thai phụ sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng hoặc chán ăn, ngay cả khi đó là những món ăn khoái khẩu mà trước đó bạn vẫn thường rất ưa thích.

3. Giảm cân

Trước khi sinh cơ thể người mẹ thường có hiện tượng giảm cân. Cơ thể của phụ nữ mang thai thường giảm khoảng 1-2 kg. Điều này cũng rất dễ hiểu vì nó tạo thuận lợi hơn cho người phụ nữ lúc vượt cạn.

4. Bụng to ở phía dưới

Nếu bạn thấy bụng bạn tự nhiên to hơn ở phía dưới thì chứng tỏ thai nhi đã di chuyển xuống phía dưới để chuẩn bị cho việc chào đời. Dấu hiệu này thường xuất hiện từ 2- 3 tuần trước khi sinh.

5. Thay đổi tâm tính

Việc thay đổi tâm tính đối với phụ nữ chuẩn bị sinh con là điều rất dễ hiểu.Trạng thái mệt mỏi và nặng nề của cơ thể sẽ được thay thế bằng cảm giác phấn chấn hồi hộp.

Vì thế để chào mừng sự ra đời của bé yêu thì thai phụ thường tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho bé cũng như chuẩn bị tinh thần để làm mẹ.

6. Đi tiểu thường xuyên

Do sức ép của thai nhi dồn xuống bàng quang nên bạn sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường.

7. Đau eo lưng và chân trương phù

Đây là do đầu thai nhi ép xuống, ép thần kinh hệ mà dẫn đến chân không thoải mái, trương phù dần, đại tủy bị co, eo đau... chính là triệu chứng sắp sinh con.

8. Hoạt động thai giảm dần

Do tử cung thường co thắt khiến cho thai nhi khó hoạt động và đến trước khi sinh thì vị trí thai nhi đã được cố định nên hoạt động cũng giảm.

9.Thấy máu chảy

Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.

10. Phá nước ối

Các mô thai bị phá vỡ theo kiểu tử cung mà từ âm đạo chảy ra có thể nhiều hoặc ít. Sau khi phá nước ối khoảng 24 tiếng thì sinh con. Nên sớm vào viện vì vỡ nước ối cần nằm nghỉ và vệ sinh không gian thật tốt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vinh