thương hàn và chăm sóc
Bệnh Thương Hàn
CÂU 1:TB DTH,TRIỆU CHỨNG,ĐIỀU TRỊ,PHÒNG BỆNH THƯƠNG HÀN
a)Dịch tễ học
vi khuẩn theo phân nước tiểu BN ra ngoại cảnh từ tuần thứ 2 trở đi.những người mang mần bệnh là nguồn nguy hiểm,ít được để ý
vi khuẩn nhiễm vào nước,sữa,kem,phomat,bơ,thịt,sò,hến….theo đường miệng xâm nhập sang người khác khi người này ăn hoặc uống các thức ăn,nước uống không tiệt trùng
bệnh phát triển mạnh vào mùa nắng,ở những nơi có vệ sinh môi trường và vs thực phẩm kém
b)Triệu chứng
*Thời kỳ ủ bệnh
Khoảng 10 ngày(3-60 ngày)
*Thời kỳ khởi phát:khoảng 5-7 ngày
-nhức đầu,mệt mỏi,kém ăn,đau các chi
-đau bụng,buồn nôn,ói mửa,táo bón
-sốt tăng từ từ thường về chiều tạo hình ảnh sốt bậc thang
*Thời kỳ toàn phát
Từ 5-7 ngày
-hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc
+sốt tăng dần,đến 39-410C liên tục từ tuần lễ thứ 2,tạo hình ảnh sốt cao nguyên,thường kèm ớn lạnh
+mạch phân ly:mạch tương đối chậm(30-40% các trường hợp)
+bn suy nhược nhanh,hốc hác
+rối loạn tri giác,li bì có vẻ vô cảm,thờ ơ
-Rối loạn tiêu hóa
+tiêu chảy 3-4 lần trong ngày,phân vàng lỏng,lổn nhổn,xen kẽ táo
+bụng chướng,đau nhẹ,sờ thấy lạo xạo ở hố chậu phải,nghe có tiếng óc ách
+gan lách to thường gặp ở trẻ em
+lưỡi bẩn mất gai
-hồng ban
Xuất hiện từ ngày thứ 7-10 of bệnh,ở bụng,phần dưới ngực,hồng biến mất khi đè tay,hồng ban biến mất sau 2-3 ngày
-các triệu chứng khác(ít gặp)
+xuất huyết da-niêm mạc,rong kinh(với phụ nữ)
+vàng da,vàng mắt
+cổ cứng,có dấu hiệu màng não
*Thời kỳ lui bệnh(tuần lễ 3-4)
Sốt hạ dần,các triệu chứng thuyên giảm thời gian bình phục kéo dài
c)Điều trị
*Kháng sinh:dùng đến 5-7 ngày sau khi hạ sốt,dùng liều nhẹ tăng dần
Cholormaphenicol 30mg/kg/ngày
Amoxicillin-ampicillin 50mg/kg/ngày
Cotrimoxazole 48mg/kg/ngày
Trong trường hợp kháng thuốc cephalosporin
*CS tổng quát
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi các biến chứng
Khẩu phần ăn nhẹ,mềm,dễ tiêu
Không dùng thuốc chống táo bón
Không dùng salicylate để hạ sốt
CÂU 2:LẬP KHCS BN THƯƠNG HÀN
1.Nhận định
1.1 Hỏi bệnh
*Bệnh sử
-bệnh xuất hiện từ bao giờ?
-diễn biến bệnh ra sao?chú ý các dấu hiệu:sốt kéo dài,rối loạn tiêu hóa,tình trạng rối loạn TK…
*Tiền sử
-sống trong vùng dịch tễ lưu hành?
-điều kiện vs thực phẩm và vs môi trường kém?
-có tiếp xúc với người bệnh?
-xung quanh có ai mắc bệnh như người bệnh không?
*Hiện tại
-người bệnh nôn-buồn nôn?
-người bệnh có đau bụng?
-người bệnh đau đầu?mất ngủ?ù tai?nói ngọng?
-đi ỉa bao nhiều lần/ngày
-đặc điểm of phân:lỏng-sệt-màu vàng nâu-mùi khẳm?
1.2 Khám-quan sát
*Toàn trạng
-thể trạng như thế nào?
-người bệnh tỉnh táo?vô cảm,thờ ơ?hay li bì?hôn mê?...
-chỉ số M-HA-nhiệt độ-nhịp thở?
*Tình trạng tiêu hóa
-dấu hiệu mất nước
-lưỡi khô,rìa lưỡi đỏ?giữa lưỡi màu trắng(xám)?
-người bệnh chướng bụng?đau bụng(Đau lan tỏa và óc ách hố chậu phải?
-gan lách to
*Tình trạng tuần hoàn
-có dấu hiệu mạch nhiệt phân ly
-tiếng tim có mờ?HA thấp
-rối loạn nhịp tim
*Tình trạng hô hấp
-khó thở?phát hiện viêm phế quản-viêm phổi
*tìm dấu hiệu đào ban và loét họng
Xác định người bệnh đang ở giai đoạn nào of bệnh,phát hiện các biến chứng.xuất huyết tiêu hóa,thủng ruột,viêm gan,viêm não…?
1.3 Tham khảo hồ sơ bệnh án
-chẩn đoán điều trị
Thực hiện đầy đủ các XN:giúp cho việc chẩn đoán và theo dõi diễn biến bệnh
+XN huyết học:làm CT máu
+cấy máu:nên cấy sớm trong tuần đầu khi chưa dùng ks
+cấy phân:lấy bệnh phẩm phân đưa xn vào tuần thứ 2 of bệnh
+phản ứng huyết thanh widal
-chế độ hộ lý
-các cs đặc biệt khác
2.Chẩn đoán CS
-mất nước và điện giải liên quan đến tiêu chảy
-rối loạn thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng,nhiễm độc
-nguy cơ xuất huyết tiêu hóa,thủng ruột,viêm cơ tim…liên quan đến hậu quả of bệnh
-mất cân bằng dinh dưỡng:ít hơn nhu cầu cơ thể liên quan đến rối loạn tiêu hóa
-người bệnh lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh
3.Lập KHCS
-bù nước-điện giải và chăm sóc cho người bệnh khi ỉa chảy
-đảm bảo thân nhiệt và hết tình trạng nhiễm trùng,nhiễm độc
-phát hiện sớm và không để các biến chứng xảy ra
-tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh
-người bệnh hết lo lắng và có kiến thức về bệnh
4.Thực hiện KHCS
4.1 Bù nước-điện giải và Cs cho người bệnh khi ỉa chảy
-cho Bn nằm buồng riêng,nằm giường có lỗ thủng để giúp người bệnh đại tiểu tiện tại chỗ.đặt 2 bô có thuốc sát khuẩn để đựng phân và chất nôn
-theo dõi số lần đi ngoài,số lượng phân,t/c phân.màu sắc phân
+nếu người bệnh ỉa phân đen là xuất huyết tiêu hóa
+khi người bệnh táo bón:không thụt tháo cho người bệnh
-người bệnh đau bụng
+theo dõi mức độ đau bụng
+chườm ấm bụng
+theo dõi dấu hiệu bụng chướng
Nếu BN đau bụng nhiều,bụng chướng căng người điều dưỡng pải theo dõi thủng ruột
Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột
-đo mạch,HA:3h/1 lần,ngày 2 lần..tùy theo tình trạng BN
-đánh giá mức độ mất nước-điện giải và mất máu khi người bệnh nôn,ỉa chảy nhiều và xuất huyết tiêu hóa
-thực hiện y lệnh bù dịch
+cho BN uống oresol,truyền dd đẳng trương hoặc truyền máu(theo y lệnh)
+chú ý theo dõi tốc độ truyền,phát hiện dấu hiệu phù phổi cấp do truyền dịch nhanh
-lấy máu gửi làm XN điện giải đồ
-lấy phân gửi XN vi khuẩn
4.2 Đảm bảo thân nhiệt và hết tình trạng nhiễm trùng-nhiễm độc
-đo nhiệt độ 3 lần/ngày
-nới rộng quàn áo,nằm buồng thoáng,kín gió
-khi bn sốt cao
+chườm mát cho người bệnh
+dùng thuốc hạ sốt:paracetamol
-theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng:môi khô,lưỡi bẩn
-thực hiện y lệnh dùng thuốc kháng sinh
-theo dõi rối loạn tri giác:li bì,mê sảng
-Khi BN có biểu hiện co giật,hôn mê:theo dõi biến chứng viêm não
-khi BN nhiễm độc nặng:thực hiện y lệnh dùng corticoid(theo dõi BN phát hiện dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa)
-người bệnh ít ngủ:động viện BN ngủ đúng giờ,tránh lo lắng,an tâm điều trị
4.3 Phát hiện sớm-không để các biến chứng xảy ra
*Theo dõi phân và chất nôn:màu sắc,số lượng,t/c
-nếu người bệnh ỉa phân đen là xuất huyết tiêu hóa
*người bệnh đau bụng
-theo dõi mức độ đau
-dấu hiệu chướng bụng
Nếu BN đau bụng nhiều,bụng chướng căng điều dưỡng pải theo dõi thủng ruột
-không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột
-theo dõi dấu hiệu sinh tồn
-dấu hiệu TK
-theo dõi da,nước tiểu
4.4 Tăng cường dinh dưỡng cho BN
-hướng dẫn người nhà of BN chế biến khẩu phần ăn phù hợp với Bn nhưng pải đảm bảo dinh dưỡng,không ăn chất xơ cứng
-khi BN sốt:cho ăn sữa,cháo,nước hoa quả
-khi hết sốt:cho ăn thức ăn đặc dần
-sau khi hết sốt 7 ngày:cho chế độ ăn bt.lúc này ăn tăng đạm đề BN chóng hồi phục sức khỏe,khuyến khích BN uống nhiều nước
-động viên người bệnh ăn hết khẩu phần ăn
-khi người bệnh xuất huyết tiêu hóa
+pải ngừng ăn đường miệng,chườm lạnh bụng
+theo dõi phân of BN.nếu phân trở lại bt thì tiêp tục nuôi dưỡng theo trình tự từ lỏngàđặc
-người bệnh nặng:kết hợp nuôi dưỡng bằng đường TM
4.5 BN hết lo lắng và có kiến thức về bệnh
-hướng dần nội quy khoa phòng cho BN và người nhà bằng thái độ hòa nhã
-giải thích cho Bn và người nhà biết được NN gây bệnh,diễn biến lâm sàng và biết cách đề phòng biến chứng có thể xảy ra
-hướng dẫn cụ thể chế độ ăn cho người bệnh
-tắm rửa,thay quần áo,chăn màn đệm gối cho BN thường xuyên
-không tự uống thuốc ngoài y lệnh
-hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân-chất nôn đúng quy cách để tránh lây lan
-BN cần tắm rửa thay quần áo theo quy định
-khi xuất viện:hướng dẫn pp dự phòng,VS thực phẩm,nước uống,.cách tẩy uế và xử lý phân tại nhà
-khi ra viện 10 ngày,BN sốt lại thì cần đến khám ngày
5.Đánh giá
-BN hết sốt
-hết rối loạn tiêu hóa
-ăn,ngủ tốt
-không có biến chứng
-BN hiểu biết được các kiến thức về bệnh
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top