Thượng Đế và Khoa học

Thượng Đế và Khoa học

Ngay từ thời cổ đại, Socrate (470 - 399 trước Công Nguyên), được coi là cha đẻ của triết học chuyên nghiệp, với nền móng tư duy "Nhận thức luận", đã chú mục đến hai bản tính tách biệt của con người là: Thân xác và Linh hồn.

Theo ông: Linh hồn, riêng có, độc lập với thể xác và bất tử. Ông chứng minh:

1. Thân xác: Có ăn uống, có bài tiết, có sinh ra , có ốm đau, có chết. Thân xác có sinh ra, điều đó hoàn toàn thực chứng trước mắt mọi người.

Nhưng tại sao nó ốm? chẳng hạn khi thân xác mắc chứng tháo chảy thì có lý do từ bên ngoài vào: đó là thức ăn xấu . Nhưng khi thân xác vẫn ăn đủ thức ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhưng nó vẫn không thể tránh được già lão và chết, thì bởi tại sao? Bởi chính sự huỷ diệt hư vong ở trong thân. Thân xác, thí dụ: như thanh sắt kia, nó rỉ, trước hết bởi bị không khí ẩm (Ngày nay chúng ta biết ôxy hoá) ăn mòn, sau đó bởi chính sự giãn mỏi, huỷ hoại ngay trong các đơn tử của nó. Tóm lại, thân xác bị huỷ diệt bởi hai nguyên nhân chính:

- Nguyên nhân bên ngoài: Thức ăn xấu

- Nguyên nhân bên trong: Sự lão hoá, tàn phai ngay mỗi tế bào thân xác.

2. Linh hồn: Người ta không hề thấy linh hồn được sinh ra lúc nào, và bởi cách chi, và cũng chẳng thấy được, lúc linh hồn chết. Với hai nguyên nhân bên ngoài và bên trong huỷ diệt thân xác, linh hồn không hề bị dính mắc. Linh hồn không ăn gì, trừ lúc nó đọc sách, nhưng chữ nghĩa trên cuốn sách không bị ngốn theo cách thân xác ngốn đồ ăn, chữ nghĩa ở đâu thì vẫn còn nguyên đó. Linh hồn chẳng bao giờ già, vì khi trẻ nó biết một tam giác phải có hai vuông, thì khi già tam giác đó vẫn còn hai vuông. Linh hồn không chết vì ba lý do:

Một: Nó không sinh ra thì không chết.

Hai: Không có thức ăn nào có thể tác động vào khiến nó bị "tháo chảy", hay ốm. Nó có thể đọc phải sách xấu, sách đó có thể làm nhận thức của nó lệch lạc, dẫu vậy cũng không thể làm nó ốm, bằng chứng là khi nó đọc được những cuốn sách hay tự nó đã uốn nắn, điều chỉnh lấy mình.

Ba: Về sức sống tự thân, nó không hề bị già cỗi, bởi lẽ, dù cơ thể có ốm đau, mỏi mệt, tàn tạ thế nào, thậm chí cả lúc hấp hối, thì sự hiểu biết của linh hồn về thế giới cũng chẳng hề suy giảm (bằng chứng là, vào lúc chết người ta còn minh mẫn nhất, để dặn dò vợ con, đồng nghiệp, bạn bè, những điều cần thiết trước khi phải đi xa).

Sau khi đã lý giải rất nhiều, Socrate nói: "Kết quả là bởi vì linh hồn không bị phá huỷ bởi bất kỳ cái gì xấu, cái riêng biệt và xa lạ, vậy thì hiển nhiên cần thiết thực tại đó luôn tồn tại, nếu nó luôn tồn tại, thì nó chính là bất tử " (Par conséquent, puisqu'elle n'est détruie par aucun mal qui lui soit propre, ni qui soit étranger, il est évidemment nécessaire que cette réalité soit toujours-existante; et si elle est toujours - existante, c'est qu'elle est immortelle) (35).

Kế tiếp Socrate, Platon (427-347 trước Công nguyên) bàn về hai điểm chính: thứ nhất linh hồn là bản thể thuần khiết tách biệt khỏi thân xác, thứ hai, linh hồn là khuôn mẫu của vạn vật. Theo cách nhìn thực chứng. chúng ta vẫn biết , con người thu gom nhận thức qua những kinh nghiệm sống, những kinh nghiệm đó thường đi vào qua các ngả giác quan, thí dụ: người ra sờ nước thấy mát, sờ băng thấy lạnh, và sờ lửa thấy nóng, ngửi hoa thấy mùi thơm và ngửi đồ dở thấy mùi uế khí, nhìn trời "đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa". Đó là nhận thức đi qua ngả các giác quan - nghĩa là các "cửa thành" thể xác. Song còn một thứ nhận thức khác - thuần khiết của ý thức - đó là nhận thức toán học - nó là thứ được nhiều nhà triết học và toán học coi là thuần khiết duy niệm.

Tại sao vây? vì những biện pháp toán học từ khai căn đến tích phân, hay tổ hợp... đều chẳng liên quan chút nào đến các giác quan của con người. Chúng là sản phẩm trừu tượng duy niệm "tuyệt đối" của trí óc xây dựng nên. Và cái thế giới ý thức thuần khiết không cần vướng bận hay cậy nhờ các giác quan mà vẫn tạo ra nhận thức cho mình. Platon coi đó là linh hồn. Ông nói: "Giác quan của chúng ta gắn với thể xác và do đó ít đáng tin cậy. Nhưng chúng ta cũng có một linh hồn bất tử là trụ sở của lý tính. Chính vì linh hồn không có tính vật chất nên nó có thể thấy được thế giới ý tưởng" (36).

Về vũ trụ, "Platon nghĩ rằng, mọi hiện tượng tự nhiên chỉ là những cái bóng của những hình dạng hoặc ý tưởng vĩnh hằng" Platon lý giải: "Ông ngạc nhiên khi trông thấy lắm điều giống nhau trong thiên nhiên và từ đó ông diễn dịch ra rằng phải có một số nhất định những cái khuôn ở "bên trên" hay ở "phía sau" tất cả những gì bao quanh chúng ta. Những cái khuôn đó, Platon gọi là ý tưởng. Đằng sau tất cả những con ngựa, những con heo, và những con người luôn luôn có "ý tưởng về con người". Cũng vậy lò bánh có thể có những chiếc bánh hình người cũng như hình ngựa hay hình heo, một lò bánh xứng đáng với tên gọi thường có hơn một cái khuôn... Platon chủ trương có một thực tại khác đằng sau thế giới giác quan. Thực tại đó, ông gọi là thế giới lý tưởng. Chính nơi đây người ta bắt gặp những khuôn mẫu vĩnh hằng và bất biến là cội nguồn của những hiện tượng khác nhau trong thiên nhiên" (37).

Ở phần tiên đề, chúng ta đã đề cập ngay cả Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, sau một thời tư duy tổng đề, cũng đi đến chỗ lý giải: Có một Đấng sáng tạo tác thành mọi loài thì tốt hơn là những loài ngẫu nhiên sinh thành. Sau Darwin, nhiều nhà sinh vật học đã công bố những nghiên cứu của mình rằng:

1. Vạn vật không chỉ đơn thuần có tiến hoá mà kèm theo đó luôn cặp kè một khuynh hướng thoái hoá, suy giảm, diệt vong.

2. Vạn vật không phải lúc nào cũng lao vào cuộc cạnh tranh loại bỏ lẫn nhau trong cuộc sinh tồn, mà chúng còn cộng tồn để sống với nhau. Không phải loài nào cũng tuân thủ sự thích ứng ngụy trang giữa môi trường để bảo tồn, mà trong cùng một điều kiện sống đã xuất hiện nhiều loài khác nhau - cùng chức năng trái ngược nhau.

Chẳng hạn, trong cùng một vũng nước, có những con cá biến màu chui lủi rất tài, nhưng lại có những con cá màu sặc sỡ, vây kềnh càng như thế cuộc sống của chúng là để điệu nhiều hơn là để lủi trốn. Đặc biệt như kiểu mẫu của con rắn đuôi chuông. Đuôi nó gồm những lớp vẩy cứng xếp cạnh nhau, nó bò đi đến đâu, những lớp vẩy rung mạnh tạo ra âm thanh như tiếng chuông.

Tiếng chuông đó có tác dụng: cảnh báo những con vạt nhỏ bé hãy tránh xa - nghĩa là, đó là chức năng nhân đạo. Nhưng lại tác hại rằng ,lúc nào nó cũng báo hiệu cho những kẻ săn mồi "lạy ông tôi ở chỗ này", với hình ảnh đó, thiên nhiên dạy chúng ta rằng, đời sống của muôn loài trong vũ trụ, không chỉ đơn thuần là cuộc săn - giết lẫn nhau, mà còn mang chức năng cộng tồn nhân đạo. Thí dụ về điều đó đầy rẫy, kìa những con cá nhỏ làm vệ sinh vây, mang cùng cơ thể cho những con cá lớn, cá sấu há miệng chờ chim đến xỉa răng, những con ngựa vằn vượt sông để tự nguyện dâng cơ hồi rình mồi cho cá sấu, và những con cá hồi bơi ngược dòng cạn để trở thành thức ăn béo bở cho những con gấu đang rình bên suối... Những hình ảnh như vậy đếm khôn xiết kể. Thánh Gandhi đã từng nói: "Có vô số định nghĩa về Thượng Đế vì những biểu hiện của Ngài nhiều vô kể. Nhưng tôi chỉ thờ lạy Thượng Đế như là sự thật mà thôi. Tôi chưa gặp được ngài, nhưng tôi tìm Ngài không ngơi nghỉ" (38).

3. Cái quan trọng nhất phản bác lại luật tiến hoá, là mọi vật đều có loài. Nghĩa là theo cách nói của Platon chúng đều có khuôn hình từ trước để tạo ra chúng. Loài chim Chào Mào chẳng hạn, chúng có hơn mười loài, về giống chỉ khác nhau rất nhỏ, nhưng về hàng rào giới thì lại rất nghiêm ngặt. Một đôi chào mào loài này đang sống, con đực lăn ra chết, con cái không thể nào hợp đôi với con đực của loài bên cạnh đã sống côi cút từ lâu. Cả anh, cả ả rất cần nhau, nhưng không thể nào tái giá bừa bãi chỉ vì không đúng loài. Thậm chí cả anh lẫn ả, thà quyên sinh để chấm dứt trạng thái cô đơn hơn là tìm cách tán tỉnh nhau.

Chính vì quan niệm về loài - tức khuôn mẫu là cái khó có thể do tiến hoá ngẫu nhiên, triết gia David Hume nói: "Nếu bạn tin có Chúa, tất cả sẽ tốt đẹp hơn, linh hồn cho phép bạn chấp nhận tất cả. Nhưng nếu bạn không tin? Tất cả sẽ trở nên bình thường, và trong sự phủ định bạn không thể lý giải một cách lý tính tại sao vạn vật lại xuất hiện theo từng chủng loại" (Si vous croyez en Dieu, tout est pour le mieux: votre foi vous permet de tout accepter. Mais, si vous n'y croyez pas? C'est, apres tout, affaire de tempérament, et, dans la négative vous ne pouvez expliquer raisonablement pourquoi les choses se présentent de la sort) (39).

Khoa học là thực chứng, nghĩa là nhìn thấy mà tin. Chúng ta biết, tiến hoá luận của Darwin dựa trên những quan sát trực tiếp và thống kê các loài. Nhưng ông chỉ quan sát và thống kê cuộc sống thân xác của chúng chứ không phải cuộc sống đó luôn kèm theo linh hồn - yếu tố dấu mặt "tuyệt đối" của chúng. Về phương pháp thực chứng Aristote (385-322 trước Công nguyên) nói: "Con người của kinh nghiệm hiểu biết vật thể là gì, nhưng không hiểu tại sao và những nguyên nhân nữa" (For men of experience know that the thing is so but do not know why, while the others know the "why" and the cause ) (40).

Chẳng hạn, khi nhìn một dấu chân, người quan sát bình thường, ai cũng có thể nhận ra dấu chân đó to hay nhỏ, nông hay sâu... nhưng một người có tư duy thì luôn phải đặt câu hỏi: dấu chân đó từ đâu mà ra? và tại sao ở đây?

Giống vậy, khi đặt câu hỏi về nguyên nhân của những nguyên nhân, thì lập tức vấn đề của Đấng sáng tạo hiện ra. Cũng như, khi quan sát các loài, trong tâm trí Platon bỗng dội lên câu hỏi: Chúng từ đâu mà ra? Trả lời: Chúng từ khuôn thước nhất định mà ra (như khuôn cho loài người, khuôn cho loài ngựa, khuôn cho loài heo). Hỏi: những khuôn đó bởi tay ai, hay do ngẫu nhiên các loài sinh ra. Không! không thể những chiếc bình gốm lại biết tự làm lấy khuôn cho chúng! Khuôn cho các loài cũng vậy chúng chỉ có thể được làm từ tay Thượng Đế!

Platon nhìn qua trực giác quan sát thấy "Khuôn thước của muôn loài", còn Aristote thì nhận thấy trong mọi cơ thể sống đều kết hợp với một cấu thành khăng khít với chúng: đó là Linh hồn. Ông nói: "Linh hồn là một cách thức tất yếu chứa trong mọi vật thể" (The soul is in a certain way all things).

Chúng ta vừa điểm qua ba bậc thầy, ba người cha vĩ đại nhất của triết học thời cổ đại, cả ba bằng cách này hay cách khác đều chứng minh có linh hồn, và linh hồn đó bất tử:

1. Socrate: Linh hồn không thể bị cái gì bên ngoài xâm nhập làm cho hư hại, bởi thế linh hồn bất tử.

2. Platon: Linh hồn như muôn mẫu cho muôn loài, cho dù loài nào có diệt vong thì khuôn mẫu cho loài đó vẫn còn, chẳng bao giờ chết.

3. Aristote: Linh hồn là cách thức tất yếu chứa trong mọi vật thể. Cách khẳng định của Aristote rất mạnh, linh hồn không chỉ là đặc phẩm giành cho các cơ thể sống, mà còn giành cho vạn vật (all things). Điều này còn đúng cho đến tận kỷ nguyên cơ học lượng tử hiện đại - các điện tử hành trình như có mắt.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức

- Sinh năm 1957, học đại học An Ninh

- Anh là một người khác thường mà nhà thơ Đỗ Minh Tuấn gọi là "Anh hề triết học, chàng Đông-ki-sốt văn chương"

Tác phẩm đã in

1. Ý hướng tính văn chương. Chuyên luận và 9 cuốn khác.

Tác phẩm sắp in

1. Ngưỡng cửa làm người (tiểu thuyết, 2 tập, và 12 cuốn khác)

2. Người Việt Nam tự ngắm mình (chuyên luận)

3. Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại (chuyên luận, chungta.com đăng nhiều kỳ)

4. Hành trình tâm linh nhân loại (chuyên luận, chungta.com đăng nhiều kỳ)

5. Công lý và Dục vọng (chungta.com đăng nhiều kỳ)

6. Quan phẩm và Nhân phẩm (chungta.com đăng nhiều kỳ)

Xem trang Tác giả...

Trước và cùng thời gian của ba triết gia này, các tôn giáo Ấn Độ cũng quan niệm rằng: Linh hồn không chết được. Linh hồn so với thể xác, giống như thể tích không khí chứa trong các vật thể như chiếc hộp, chiếc bát, chiếc cốc kia. Nếu ta xé rách hộp, hay gấp hộp lại thì thể tích không khí trong nó cũng không hề mất. Hay dễ hiều hơn, nếu ta đánh đổ, đánh vỡ chiếc bát đựng nước, bát vỡ, nước đổ ra sân nhà, thì chỉ có cái bát bị vỡ thôi, còn nước dù có đổ đi đâu vẫn là lượng nước đó, sẽ chảy, sẽ bay hơi không thể nào chết được. Về điểm này, triết gia hiện đại Bergson sau này, cũng lý giải rằng: linh hồn giống như chiếc áo treo lên thân xác là chiếc đinh. Ngày kia, chiếc đinh bị yếu, lung lay, rơi tuột, chiếc áo rơi theo nhưng vẫn còn đó, và người ra có thể mắc chiếc áo ấy vào một cái đinh khác - nghĩa là linh hồn vẫn còn nguyên vẹn di chuyển từ thân xác này sang thân xác khác.

Trở lại với "dấu chân thực chứng", một tín đồ nói rằng: "Tôi không thể nhìn thấy Chúa, nhưng giống như buổi sáng khi thức giấc, tôi nhìn thấy những dấu chân lạc đà, và tôi biết có những con lạc đà đã đi qua đây trong đêm. Giống vậy, khi tôi nhìn thấy vũ trụ, tôi thấy được bàn tay của người đã làm ra nó, đó là Thượng Đế". Quan niệm trên cũng là quan niệm của triết gia, thần học gia saint Thomas d'Aquin (1225-1274). Ông nói: "Thượng Đế là Đấng sáng tạo, theo nghĩa Ngài làm cho vạn vật bước từ hư vô ra hiện hữu" (Dien est créateur, dans ce sens qu'il fait passer les choses du néant à l'être) (41).

Vạn vật không thể từ hư vô bước ra hiện hữu một cách tự chúng, mà chúng phải được ra lò từ tay ai đó. Và chúng cũng không thể hoạt động nổi nếu không được điều khiển từ một nguyên lý tối thượng mang cấp độ vẹn toàn. S.T. d'Aquin nói: "Vũ trụ không toàn hảo nếu những hữu thể không chứa trong nó một cấp độ vẹn toàn" (L'Universe ne serait pas parfait, s'il n'y avait dans les êtres seul degré de perfection) (42).

Với triết gia Descartes thì, linh hồn là cái còn dễ nhận biết hơn thân xác.

Ông lý giải, thân xác là "trương độ" nghĩa là nó lù lù - trân trân- sờ sờ ra đấy, không thể nào chối bỏ được việc thân xác đang chiếm cứ trong không gian. Còn linh hồn là "suy tưởng".Ta có thể nghi ngờ việc thân xác có hay không, nhưng không thể nào mảy may cho rằng "ta đang không có cả nghi ngờ". Mà "nghi ngờ" đó là của linh hồn. Trước khi nghi ngờ, nhận biết bất cứ sự việc gì, linh hồn luôn có trước để đưa ra nghi vấn, cùng lời giải đáp, bởi thế nó còn tất yếu hơn là thể xác.

Khi Descartes nói: "Tôi tư duy tức tôi hiện hữu" (Je pense, done, Je suis), cả châu Âu trong thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX đã nghĩ rằng đó là chân lý chắc chắn nhất, không thể nào nghi ngờ nổi. Và linh hồn đó, như một dòng nước được nối tiếp từ nguồn nước vô cùng, từ nơi vô biên - toàn năng - toàn trí của Chúa Trời, bởi lẽ đó nó mới có thể thấp thỏm, suy tư, và ám ảnh về nơi Hữu đã sinh ra mình (Về quan điểm của Descartes, chúng ta sẽ bàn kỹ ở chương "Thượng Đế và Thần học"). Rõ ràng hơn Platon nghĩ, Thượng Đế là khuôn mẫu của vạn vật, Descartes cho rằng, Thượng Đế vừa tạo ra vạn vật, vừa tạo ra lề luật để cai quản vạn vật. Ông nói: "Thượng Đế tạo ra lề luật bởi đó thế giới được cai quản" (Dieu a crée les lois par les quelles le monde est gouverné) (43).

Mạnh mẽ hơn cả Descartes, Hegel cho rằng Chúa không chỉ là lề luật, mà vũ trụ vận động trong một chu trình hợp lý của mọi tạo vật đều mang dáng dấp của lô-gic và lý trí. Và tất cả mọi vật to - nhỏ - lớn - bé - ngắn - dài khi vừa là lô - gic tự thân chúng, vừa vận động một cách khôn ngoan trong chương trình hợp lý của vũ trụ, cái đó phải được tạo ra từ tay Chúa.

Hegel nói: "Chúa là lô-gic, lý trí, lề luật của vũ trụ" (God is the logos, the reason, the law of the Universe) (44).

Hegel còn là một chuyên gia lọc lõi về lịch sử, trải qua các nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử, ông thấy rằng, các sự kiện, các biến cố vĩ đại, đến các sự cố nhỏ của con người, dường như tất cả đều nằm trong chương trình của Chúa. Tất cả chúng xuất hiện như tất nhiên phải có một Đấng sắp đặt và định đoạt, chứ không phải diễn ra được chăng hay chớ. Ông nói: "Để chứng minh Thượng Đế hãy chỉ ra sự thực thi của những hình ảnh và ngự trị của Đấng quan phòng trong chương trình lịch sử" (Pour justifier Dieu en montrant la réalisation des desseins et le règne de la Providence dans le cours de l'histoire) (45).

Với nhà bác học Pascal thì chỉ cần mở mắt nhìn vũ trụ, thấy một thiên nhiên vô hạn, vận động, hít thở sống, sinh sôi nảy nở, thấy ngay, nó không thể thuộc công trình ngẫu nhiên của nó, chỉ có một cách nó phải thuộc về tay - Đấng đã làm ra nó. Ông nói: "Thiên chúa chẳng là gì khác hơn là Thiên nhiên vô hạn". (Dieu n'est rien d'autre que la Nature infinie) (46)

Văn hào, nhà tư tưởng Voltaire, từng là một người bất tin Chúa, chống Chúa đến điên khùng, vậy mà rút cục, sau những năm tháng quan sát và chiêm nghiệm vũ trụ, ông đã buộc phải thú nhận rằng: "Phải mù mới không thấy loá mắt bởi cảnh vật... Phải khờ dại mới không nhận được tác giả ... Phải điên mới không thờ Ngài " (47).

Từ đầu chương đến giờ, chủ yếu chúng ta khảo sát quan điểm của các triết gia về vấn đề Tâm linh cùng Thượng Đế. Các quan điểm đó, chủ yếu dựa trên: phương pháp luận của Biện chứng pháp. Ở đó yếu tố khả nghiệm, thực chứng ít hơn yếu tố lô-gic . Điều đó cũng khá hợp lý, bởi lẽ theo nhiều triết gia, vì Thượng Đế là một lĩnh vực siêu hình vô tận nên không thể đòi thực chứng qua những giác quan giới hạn của con người. Chưa nói đến Thượng Đế, ngay tâm linh là cái của con người thôi, cho đến những phát giác đầu thế kỷ XX của môn Phân Tâm học, Freud cũng đành phải thú nhận: con người có thể hiểu về ý thức (Conscience), hiểu lờ mờ về tiền ý thức (Préconscience), còn Vô thức (In conscience) thì mù tịt.

Vì vậy, bàn về Thượng Đế con người buộc phải dùng đến biện chứng pháp để suy lý: bên kia - ngược chiều với cái con người nhìn thấy là gì? - có phải chẳng có gì khác hơn là Thượng Đế?

Dẫu vậy, khoa học, dựa trên thực chứng vẫn là môn khiến mọi người dễ tin hơn cả, như người Việt bảo "Trăm nghe không bằng một thấy", chúng ta hãy tìm hiểu lộ trình tìm kiếm Thượng Đế của khoa học. Để nói về khoa học thì chẳng gì hơn là sở cứ chắc chắn, và sở cứ đó chẳng gì hơn là tin tưởng vào các nhà chuyên môn. Mới đây (4/2002), Nhà xuất bản Đà Nẵng có ấn hành cuốn "Thượng Đế và Khoa học"*) do dịch giả Lê Diên dịch từ nguyên bản tiếng Pháp "Dieu et la Science" (Grasset, Paris 1996). Cuốn sách nói về cuộc đối thoại của hai tiến sĩ vật lý thiên văn và vật lý lý thuyết Grichka Bogdanov và Igor Bogdanov với Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp Jean Guitton. Cuộc đối thoại căn cứ trên những thành tựu mới nhất của khoa học, cũng như những vấn nạn mới nhất đặt ra. Bởi thế, để gây sở cứ chắc chắn hơn cả cho bạn đọc, về lĩnh vực khoa học, "Cái gì của Chúa thì trả cho Chúa" - cái gì của các nhà khoa học thì trả cho các nhà khoa học, tôi xin lược trích nguyên si cuộc đối thoại cũng như tuyên ngôn của ba nhà khoa học trên.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: