thuốc+ ông già và biển cả
1.ý nghĩa nhan đề và hình tượng con cá kiếm
Tầng nghĩa ngoài cùng, nghĩa đen là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín, u mê, ngu muội .
Tầng nghĩa thứ hai của “Thuốc” là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác. Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Tầng nghĩa thứ ba của “Thuốc” , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc, là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước, cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
2. HÌNH ẢNH CON ĐƯỜNG MÒN VÀ VÒNG HOA
Tác giả còn phác họa hình ảnh con đường dẫn đến khu nghĩa địa này : có một con đường mòn ở giữa chia làm hai: Ở giữa có con đường nhỏ hẹp , cong queo, do những người hay đi tắc dẫm mãi thành đường. Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen. Là cái ranh giới tự nhiên để phân cách ngăn cách giữa những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du với quần chúng , như gia đình Hoa Thuyên , cả Khang ,Năm Gù . Không chỉ sống họ mới cách biệt nhau mà cho đến khi chết họ cũng cách biệt nhau bởi con đường mòn nhỏ hẹp , cong queo ấy c. Vòng hoa trên mộ Hạ Du - Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum
+ Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong. Đồng thời cũng thể hiện sự traân trọng của ông với cuộc cách mạng Tân Hợi.
+ Rõ ràng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du như muốn khẳng định một chân lý lịch sử và cách mạng: Trong trạng thái mê muội, tê liệt của quần chúng thuở ấy, vẫn có người nhớ đến, tiếc thương ngưỡng mộ và quyết tâm noi gương người cách mạng tiên phong đã ngã xuống vì đại nghĩa. Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách mạng, cho niềm lạc quan đối với tiền đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện “Thuốc” là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu một đám cháy ngày mai!
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
+ Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan. d. Hình ảnh những nấm mộ như những chiếc bánh bao của người giàu trong ngày mừng thọ. Nghĩa địa này là nghĩa địa Cổ Hiên Ðình Khẩu - nơi chôn xác những người nghèo như cu Thuyên và những người hoạt động Cách mạng như Hạ Du . Tác giả đã so sánh ngôi mộ ở nghĩa địa Cổ Thiên Ðình Khẩu : như những chiếc bánh bao của người giàu trong ngày mừng thọ.
Nghĩa thứ nhất đầy thương cảm: người chết nhiều ( chết vì lạc hậu u mê, tăm tối) Nghĩa thứ hai: Ðây là lối so sánh rất sâu rất đau , hàm chứa một ý nghĩa tố cáo rất gay gắt . Lối so sánh này cũng tạo nên một sự đối lập để làm nổi bật sự tham lam tàn ác của giai cấp thống trị . Những người nằm dưới những ngôi mộ này như cu Thuyên và Hạ Du đều là những người chết trẻ , chết non ,chết yểu . Vậy mà mộ của họ lại được so sánh như như những chiếc bánh bao của những kẻ giàu có , sống lâu trong ngày mừng thọ . Một đằng là chết non , chết yểu , một đằng là mừng thọ sống cao tuổi .Ðó là sự đối lập hoàn toàn . Từ đó tác giả tố cáo tội ác của giai cấp thống trị : sống phè phỡn , sống sung sướng trên xương xương máu của những người nghèo và chiến sĩ cách mạng . Nghĩa thứ ba: Phê phán người dân TQ u mê về chính trị, không biết phân biệt đâu chính đâu tà. Họ đã để mộ Hạ Du chung với những kẻ chết chém vì ăn cướp. e. Thời gian nghệ thuật của truyện Tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con.Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng . dự báo về một tương lai sáng sủa cho cách mạng Trung Hoa. Thời gian nghệ thuật trong
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top