ThuHoach1

Câu 1:Phân tích và làm rõ tư tưởng H Chí Minh là kết qucasvndng và phát trinsáng to ca chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thc tin cách mng Vit Nam. Với cương vị công tác hiện nay đồng chí đã làm gì để thc hin cuc vận động “Học tp và làm theo tm gương đạo đứcHồ Chí Minh”.

Trả lời:

Phân tích và làm rõ tư tưởng H Chí Minh là kết qucasvndng và phát trinsáng to ca chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thc tin cách mng Vit Nam.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sựkiện này là mốc son đánh dấusự kếthợp các nhân tố dântộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng.

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hếtsứcmạnh mẽ.  Liên tiếpnổ ra các cuộcnổidậy khắpmọi miền đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả mộtbộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đềubịthực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại. Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc càng trở nên là yêu cầu cơ bản, cấp bách. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong “tình hìnhđen tối như không có đường ra”. Bằng con đường nào và giai cấp nào có khả năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó?

Nhưng rồi chính lịch sử có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch ra cái tấtyếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác khẳng định chủ nghĩa tư bản nhất định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn - chế độ cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người. Và người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bảnchính là giai cấp công nhân - sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó là một tiếng sét trong lòng chủ nghĩa tư bản ở vào thời thịnh trị, sau khi nó chiến thắng các chế độ chuyên chế phong kiến và đã bành trướng ra khắp thế giới, chi phối mọi mặt đời sống xã hội loài người. Chính vào thời điểmấy Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra, mở đầu cho một xu thế mới của lịch sử thế giới, tạo ra phảnứng dây chuyền của hàng loạt cuộc đấu tranh giải phóng có quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Toàn bộ tình hình đó của thế giới, bằng nhiều con đường, dội vào và thấm sâu trong mảnh đất Việt Nam – nơi mà chính “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Nguyễn Ái Quốc là người gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội. Vời kỳ công của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác– Lênin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam chuyển hóa thành một tất yếu đưa đến một sự kiện trọng đại: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Namra đời. Sựkiện này là mốc son đánh dấusự kếthợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng. Đảng tuyên bố: “Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. Một cách tự nhiên, ngay sau lời tuyên bốấy của Đảng, chủ nghĩa Xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi, từ đó dọc theo thế kỷ XX, sang thế kỷ XXI, và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa Xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nhữngngười lao động trên thếgiới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sảnmớicứu nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồngốc, có một xã hộitốt lành  gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết,ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hoà bình, hạnh phúc của con người.

Rõ ràng, sự lựa chọn mục tiêu độclập dân tộcgắn chặtvới chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, xét về lôgíc là một tất yếu khách quan; xét vềlịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạngViệt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét vềnhu cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến vànguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá trịcơ bản nhất quyết định sự phát triểncủa đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau.

Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị của các chế độ ấy - những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệusản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp.Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyếtvấn đề độclập theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là: Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại; xoá bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việcnộibộquốc gia – dân tộc nào phải do quốc gia – dân tộc đó giải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xoá bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch conngười về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống vật chất ngàycàng đầy đủ và đờisống tinh thần ngày càng phong phú. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạchậu và tụthậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằngcon đường phát triển chủ nghĩa xã hội. Độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triểncủa Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, Đảng đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn toàn không cân sức với “hai đế quốc to”, mở ra thời kỳ phi thực dân sau Việt Nam cho cả hệ thống thuộc địa và các nước phụ thuộc trênthế giới.

Qua nửa thế kỷ giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc, đặc biệt 15 năm đổi mới, với hệ giá trị đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng tiêu biểu bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tỏ rõ tín độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đưa đời sống nhân dân lên ngày một cao hơn, đưa đất nước và dân tộc lên vị thế mới trong khu vực và trên thế giới. Độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với Việt Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động,là ngọncờhiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt soncủadân tộc Việt Nam ta. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.

Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, thì hệ giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lý tưởng, là quốcbảo phù hợp với xu thế thời đại; sẽ đưa nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực vàtrên thế giới.

Để thc hin cucvận động “Họctp và làm theo tấm gương đạo đứcHChíMinh”, với cương vị là mt ging viên ca Trường Đại hc Hi Phòng tôi t nhn thy: Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục có vị trí quan trọng, đó là nguồn sáng soi đường cho giáo dục Việt Nam trong hơn nửa thếkỷ qua và cả trong giai đoạnsắptới.Nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vấn đề rất phong phú, hấp dẫn và lý thú. Cho đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước viếtvề tư tưởng của Ngườivề giáo dục. Mỗi công trình đều có sắc thái riêng khi tiếp cận dưới những góc độ khác nhau nhưng đều đi đến khẳng định chung: HồChí Minh là một nhà giáo dục lớn của Việt Nam, Người đã để lại một di sản tư tưởng rất quý giá. Ngày nay chúng ta đang khai thác triệt để những tư tưởng đó để củng cố và phát triển sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trong kho tàng quý báu đó, có một vấn đề mà ngườihếtsức quan tâm, đó là, vai trò và phẩm chấtcủa người thầy giáo nhân dân trong sự nghiệp giáo dục.

Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họnhững phẩm chất cao quý và năng lục sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: " Không có thầy giáo thì không có giáo dục...không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá". Cho nên trong mọi chương trình, mọi chính sách, tài liệu giáo khoa dù hay đến đâu nếu không có thầy giáo tốt thì không có tác dụng gì với thếhệtrẻ. Ngườinói:"Thời trước, giáo dục là gõ đầu trẻ để kiếm cơm....Bây giờ nhiệm vụ khác trước, các cô, các chú có nhiệm vụ bồi dưỡng công dân... mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đào tạo lớp người cán bộ mới".

Trong bài phát biểu tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội(10/1964) Người nói: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thếhệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa Xã hội được. Vì vậy nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sữa chữa".

Bác Hồ của chúng ta đã từng làm thầy giáo nhiều năm, đã từng đào tạo nhiều thế hệ cách mạng cho nên người rất hiểu công lao to lớn và thầm lặng của người thầy. Lúc còn là thầy giáo Nguyễn Tất Thành, dạy ở trường Dục Thanh Người rất được học sinh yêu quý,có thể nói đó là nghề đầu tiên trên bước đường đi tìm chân lý của người. Qua những năm tháng ngắn ngủi trên đất Phan Thiết, Người đã chứng tỏ khả năng cũng như định hướng về giáo dục, về vai trò của người thầy. Công lao vĩ đạiđầu tiên của Người là đã thành lập tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, mở lớp đào tạo, rèn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam -Đội ngũ những con chim đầu đàn như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng

Sơn....Trong điều kiện khó khăn, việcmởrộng lớp giảng dạy, từ khâu soạn bài, tổchúcthực hiện đều do Hồ chí Minh đảm nhiệm. Chất lượng hiệu quả, tầm quan trọng của sựnghiệp giáo dục- đào tạo cán bộ đã được lịch sử kiểm nghiệm, chúng ta càng thấy được sựvĩ đạicủa nhà giáo dụcHồ Chí Minh. Để làm tròn nhiệmvụvẻ vang của người thầy giáo, Hồ Chí Minh đòi hỏi trướchếtngười thầy giáo phảicảitạo tư tưởng bản thân mình: "Trướchết phảitẩysạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch còn sót lại...và cần xây dựng tư tưởng dạy học để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân".

Đểxứng đáng với danh hiệu "Ngườikỹ sư tâm hồn","người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, mỗi người thầy giáo phải không ngừng họctập trau dồi chuyên môn nghiệpvụ và phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, thực sự vừa "hồng" vừa "chuyên". Để làm được như vậy thì "giáo viên cũng phải tiếnbộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệnvụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước. Phảicốgắng họctập đểcảitạo mình, cảitạo con em, cảitạo xãhội. Mà theo Người cách cảitạotốt nhất là họctập chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở, tư tưởng của chế độ mới, là một khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên, xãhội và tư duy, vềsựthắng lợicủa chủ nghĩa xãhội, về xây dựng chủ nghĩa cộng sản, là hệ tư

tưởng của giai cấp công nhân và Đảng cộng sản. Người thầy giáo cũng phảinắm được những những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin để xây dựng nền giáo dục Việt Nam theo phương châm "khoa học- dân tộc- đại chúng". Để nâng cao chất lượng dạy và học - quán triệt quan điểmcủa Mác- Lênin "bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục", Hồ Chí Minh cho rằng: "Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình-Người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất". Ngoài việc nhắc nhở về học tập chuyên môn, Người cũng lưu ý mộtvấn đềhếtsức quan trọng đó là họctập chính trị, vì "Có họctập lý luận Mác- Lênin thì mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết về trình độ chính trị mới làm nòng cốt công tác Đảng giao phó". Trong giáo dục học sinh, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến phương pháp giáo dục đạo đức.

Theo Người "Mộttấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền". Thật vậy, thầy cô giáo là những người đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, đem đến cho học sinh một tâm hồn cao đẹp, lành mạnh, trong sáng và tiến bộ. Nếu không tích cực học tập chủ nghĩa Mác- Lênin, thì không thể khai sáng được trí tuệ, không thể thắp sáng ngọn lửa tâm hồn của học sinh. Người nói" Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu". Một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người.

Ngượclạimộttấm gương sáng của người thầysẽ có cảmột thếhệ noi theo. Người viết:" Ócnhững người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ, vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà". Về quan hệ Thầy- Trò, Hồ Chí Minh lưu ý phải có quan hệ dân chủ đúng đắn: "Trong trường cần có dân chủ, đốivớimọivấn đềthầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có vấn đề gì đều thật thà phát biểu, điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt, dân chủ nhưng trò phải phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải "Cá đối bằng đầu".Trong quan hệ thầy trò phải có tính hai chiều, phải tạo được tính dân chủ trong học tập nhưng không phải dân chủ quá trớn. Người nhắclại câu "giáo bất nhiêm, sư chi toạ", tức là dạy không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn là do thầy lười nhác. Vì vậy để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học thì thầy giáo phải rèn luyện mình thêm trong thực tiễn đấu tranh của xãhội, tiếp thu lấy chất lượng sống ở đó mà truyềnlại cho thếhệtrẻ: "Thầy giáo và học trò, tuỳ hoàn cảnh và khả năng cần tham gia vào những công tác xãhội ích nướclợi dân, Những kiến thức thực tiễn đó mới thật là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng thếhệ đang lớn lên.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng ta đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục. Điều đó đã được Luật giáo dục khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Về vai trò, phẩm chất của người giáo viên Văn kiện Hội nghị TWII khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Giáo viên là nhân tốquyết định chất lượng của giáo dục và được xãhội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài...". Điều 16, Luật Giáo dục cũng quy định::"Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị- xã hội,của lực lượng vũ trang nhân dân". Điều này đòi hỏi nhà giáo phải có thế giới quan Mác - Lênin.

Vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên là vấn đề trọng tâm của ngành giáo dục, vì vậy trong thời gian qua Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như củng cố và nâng cấp trường học, đặc biệt là các trường sư phạm, có chính sách thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm, thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá nhằm nhanh chóng đảmbảosố lượng giáo viên, nâng cao tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn, nâng cao phẩm chất và năng lực cho giáo viên. Vì vậy trong những năm qua nền giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏicủa xã hội. Điều đó càng làm cho chúng ta thấyrằng,

cần phải quán triệt hơn nữa, vận dụng triệt để hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Hồ Chí Minh là nhà giáo dục kiệt xuất trong thời đại chúng ta, tư tưởng giáo dục của Người đãvạch ra phương hướng cơ bảncủa chiến lược phát triển giáo dục ở nưóc ta, đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dânlao động là được đi học, phản ánh quy luật khách quan của quá trình xây dựng và phát triển giáo dục là xác định đúng vị trí của giáo dục và vị trí của giáo viên -người quyết định chất lượng đào tạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn mà trong đó còn chứa đựng những lời khuyên rất chân thành, thiết thực của Người.

Cuộc vận động lớn của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là dịp để mỗi chúng ta thấm nhuần hơn tư tưởng của người, biết rõ và khâm phục hơn hơn mỗi hành động, việc làm nhân nghĩa của người. Với tư cách là một người đồng nghiệp, những người làm công tác giáo dục, tôi càng ra sức học tập và vận dụng thật tốt tư tưởng. tấm gương đạo đức của Người để ngày càng vững vàng trên bục giảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng phát triển sự nghiệp cách mạng nói chung và sựnghiệp giáo dục nói riêng.

Câu 2: Trình bày ni dung phấn đấu rèn luyn của người đảng viên trong giai đoạnhin nay. Liên h c th theo nhim v, v trí công tác hin nay của đồng chí.

Trả lời

Ni dung phấn đấu rèn luyn của người đảng viên trong giai đoạn hin nay

Trong giai đoạnmớicủa Cách mạng Việt Nam hiện nay, người đảng viên đứng trước những đòi hỏi mới và nhiệm vụ mới. Đó là nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; là yêu cầu giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thếlực thù địch trong điều kiệnmởcửa, hội nhập quốctế và khu vực.

Tình hình, nhiệm vụ đó đòi hỏi người đảng viên không thể như trước mà ngoài những phẩm chất chung, cần có sự phát triển phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.

1. V lập trường giai cp, bản lĩnh chính trị

Đảng viên phải kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lý tưởng cộng sản, đấu tranh bảovệchủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảovệchế độ Xã hội chủ nghĩa, vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Cùng với việc thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, người đảng viên lúc này cầnủng hộ nhân tố mới, tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, phê phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoan hay tư tưởng sai lệch.Lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị của đảng viên lúc này được thể hiện là sự kiên

định những vấn đềvề quan điểm có tính nguyên tắc mà Đảng ta đã đề ra. Đó là: Độclập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta; Chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nềntảng tư tưởng và kim chỉnam cho mọihành động của Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam là lựclượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”; Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng; kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốctế trong sáng của giai cấp công nhân. Là tiêu chuẩn hàng đầu của người đảng viên, lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị được hình thành qua giáo dục và rèn luyện trong tổchứccủa Đảng và đồng thời cũng là kết quả của quá trình tích lũy vốn sống thực tiễn mà người đảng viên trải qua. Vốn sốngấy chứa đựng cả tri thức và cả kinh nghiệm, bao quát những lĩnh vực hoạt động và những quan hệ xã hội. Khi đã có vốn sống thực tiễn phong phú, kinh nghiệm dày dặn, cần có thêm tri thức để phân tích, chắt lọc, khái quát thành giá trị, để có thể tổng kết những vấn đề thực tiễn, phát triển lý luận, để không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm cũng như tình trạng táchrời giữa lý luận và thực tiễn.

Xét về sự phát triển nhân cách của người đảng viên, mối quan hệ giữa vốn sống thực tiễn và học vấn; giữa kinh nghiệm và lý luận, giữa lý thuyết và thực hành, nếu được xử lý đúng đắnsẽtạo nên cơ sở cho sự phát triển tính tích cực và sáng tạocủamỗi người. Người đảng viên trong công cuộc đổimới và con ngườimới được đào luyện trong sựnghiệp xâydựng Chủ nghĩa Xã hội là con người có học thức, có tư duy khoa học, có tính tư tưởng cao; đồng thời, cũng là con người thiết thực trong hành động. Phải tránh rơi vào những cực đối lập sau đây làm cho con người không có sự phát triển lành mạnh về nhân cách: hoặc thô thiển, thực dụng (sống và hành động tùy tiện, buông thả, chạy theo lợi ích vật chất); hoặc lý thuyết suông, không phải con người hành động (do tách rời lý thuyết với kinh nghiệm trong thực tiễn).

2. V nhn thc, kiến thức, năng lực toàn din thc hin công cuộc đổi mi

Đổimới là một cuộcvận động cách mạng toàn diện và sâu sắc, diễn ra trên tấtcả lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến cơ chế quản lý, từ chế độ kinh tế đến hệ thống chính trị… Đó là một quá trình khó khăn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chưa có mô hình định sẵn. Đổimới đụng chạm đếnrất nhiềuvấn đề, phá vỡnhiều cái cũ, trong khi có những cái cũ đã tồntại quá lâu, ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm, đã thành thói quen, thành cơ chế chính sách rất khó sửa. Mặt khác, thế giới cũng đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ với nhiều biến cố, nhiều cái cũ bị đảo lộn, nhiều vấn đề phức tạp mới được nảy sinh; trên một số vấn đề, dường như rất khó phân biệt, khó kết luận đâu là phải trái, đâu là trắng đen để có thể xử lý. Thời đại chúng ta là thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thời đại tin học đạt nhiều thành tựu kỳ diệu, hằng ngày lượng thông tinồạt dồn đến rất nhanh và rất nhiều, đòi hỏi phải có trình độ thu nhận, phân tích và xử lý đúng đắn. Rõ ràng, trong tình hình đó, nếu cán bộ đảng viên không có kiến thức, không có trình

độnhất định về các mặt văn hóa, khoa họckỹthuật, quản lý kinh tế, pháp luật… thì không thể có đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thậm chí còn phạm những sai lầm. Vừa qua, không ít trường hợp đảng viên không phát huy được tác dụng, rơi vào tình trạng “trung bình”, mất uy tín trước quần chúng, là do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức. Đã qua rồi cái thời hễ cứ là đảng viên, là cán bộ thì dường như có thể làm được mọi việc. Ngày nay, mỗi người cộng sản chỉ có thể khẳng định vai trò lãnh đạo và uy tín của mình trong quần chúng bằng sự kiên định, trí thông minh, sự hiểu biết và năng lực hoàn thành nhiệm vụ.

Để đạttới năng lực trí tuệ và sáng tạo không thể không trau dồihọcvấn và coi họctập là trách nhiệm chính trị, nghĩa vụ đạo đức của người đảng viên. Trong Đảng ta hiện nay , trình độ học vấn của một bộ phận đảng viên còn rất thấp. Có không ít đảng viên, kể cả cán bộ Đảng, còn thấp hơn quần chúng về học vấn, văn hóa. Đó là lực cản nội tại làm cho Đảng gặp khó khăn trong công tác lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo giới trí thức và công tác khoa học kỹ thuật. Năng lực là một khái niệm đa nghĩa và nhiềucấp độ. Người đảng viên không chỉ là con người hành động một cách chủ động, mà còn phải có năng lực làm việc, năng lựctổchứcquản lý, năng lực giáo dục quần chúng, năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực giao tiếp, đối thoại, tranh luận một cách dân chủ và có văn hóa. Những năng lực đó không có sẵn, không hình thành tự động, ngẫu nhiên mà là kết quả của rèn luyện, học hỏi, tích lũy. Xuyên suốt tất cả những năng lực đó là năng lực phê phán, tự phê phán, sự nhạy cảm, khả năng điều chỉnh và thích ứng để thường xuyên tự đổi mới theo đúng quy luật. Yêu cầu này cần thiết cho mọi đảng viên. Nó càng đặc biệt cần thiết đối với các đảng viên ở các cương vị lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cao cấp. Năng lựccủa người đảng viên ở cương vịnày là năng lựcchiến lược, chung đúc trong đó cả tri thức, kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị, tài tổchức vàthuyết phục. Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực đó đối với các đảng viên và toàn Đảng là một yêu cầu đặc biệt đốivới Đảng lúc này.

3. V phm chất đạo đức, li sng, phong cách

Để thúc đẩy công cuộc đổimớitới những bước tiến và kết quảcụthể theo quan điểmthực tiễn, cần phải tổ chức việc giáo dục đạo đức trong Đảng và trong xã hội sao cho mỗi người thấm nhuần sâu sắcrằng, đạo đứcmớicủa những người tham gia đổimới xã hội là đạo đức hành động, đạo đức trong lao động, trong công việc, trong quan hệ với con người, trong đấu tranh khắc phụcmọitệnạn tha hóa để hướng tớisự cao đẹp, hướng tới việc lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.

Đốivới người đảng viên, chí phấn đấu cho cá nhân trở nên lương thiện, giữ gìn phẩm chất cá nhân cho trong sạch là chưa đủ và chưa thể hiện tính tiên phong gương mẫu. Người đảng viên không thể là người đứng ngoài cuộc đấu tranh loại trừ cái ác, thờ ơ và lảng tránh trướcsự hoành hành của cái ác trong đờisống. Đạo đức hành động đòi hỏi ởhọ dũng khí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền,ức hiếp quần chúng; bảo vệ sự thật, chân lý, lẽ công bằng và các giá trị dân chủ xã hội vì lợi ích công dân và vì lợi ích chung của xã hội. Dũng khí đó phải biểu hiện trong đấu tranh bảo vệ sự trong sạch, vững vàng của Đảng, uy tín của Đảng đối với xã hội; đồng thời, còn biểu hiện trong đời sống chính trị- xã hội, gắn liền mật thiết với các sinh hoạt của nhân dân, của xã hội, tích cực bảo vệ pháp luật, kỷ cương, an ninh trật tự, luân lý đạo đức, văn hóa tinh thần và lối sống lành mạnh của từng gia đình, từng tập thể đến toàn xã hội.

Không thể được coi là người có đạo đức, là người xứng đáng với danh hiệu đảng viên nếu người đó chỉ làm tròn nhiệm vụ, bổn phận của mình trong cơ quan, trong tập thể chi bộ, đảng bộ ở nơi làm việc, nhưng lại thờ ơ với các sinh hoạt công dân ở địa phương, trước hết ở nơi cư trú. Càng chưa thể có đạo đức, nếu như mỗi đảng viên không góp phần vào việc hình thành dư luận xã hội tích cực, phê phán cái tiêu cực, cái ác, cái xấu đang diễn ra hằng ngày trong đời sống xã hội. trong thực tế, có thể xảy ra những trường hợp và tình huống sau đây: Đảng viên không vi phạm pháp luật, nhưng không bộc lộ thái độ, quan điểm mang tính phê phán đốivới những hiện tượng phạm pháp hay lợidụng  kẽ hở trong quản lý của nhà nước để làm điều sai trái; đảng viên không phạm pháp nhưng không hành động, không đấu tranh với các hành vi phạm pháp, giữ an toàn cho riêng mình, nhưng để mặc nhiên diễn ra sự tổn hại cho công dân khác, cho xã hội; đảng viên sống lương thiện, nhưng không đủ dũng khí đấu tranh vớimọisựbất lương. Những biểu hiện đó, tuy là giữ được mình nhưng lại thiếu tính chiến đấu cách mạng, có thểgọilà tình trạng bạc nhược vềchính trị và đạo đức, ích kỷ trong nhân cách. Ởmức độnặng hơn, lại có những cán bộ, đảng viên, thậm chí cảtổchức đảng đứng ra bao che cho những hành vi tội lỗi, không ngăn cản mà còn tham gia vào những hành động tự phát, manh động, vô chính phủ của quần chúng do bị kích động hoặc kém giác ngộ. Lại có những trường hợp đảng viên hoặc tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất ý chí chiến đấu, phó mặc cho hoàn cảnh điều khiển khi những phần tử xấu xuyên tạc, công kích, bôi nhọ đảngvà chế độ. Thái độ dung túng, bao che hoặc đồng lõa, cũng như thái độ im lặng, bất động như vậy là vô tình hoặccố ý đồng lõa với tình trạng suy thoái đạo đức, tinh thần.Tình hình đó cho thấy, để hình thành những lớp đảng viên có đạo đức tương xứng với yêu cầu đổi mới, phải tiến hành hết sức công phu, tỷ mỷ việc giáo dục đạo đức và rèn luyện các tính cách đạo đức thông qua việc làm, hành động; mà việc kiểm tra, đánh giá những hoạt động đó không chỉ bằng các phương pháp và nguyên tắc của tổ chức đảng mà bằng cảsự giám sát của toàn dân.

4. V quan h vi quần chúng nhân dân lao động

Đảng ta đã xác định chế độ chính trịcủa nước ta là chế độ làm chủcủa nhân dân lao động dướisự lãnh đạocủa Đảng; sứcmạnh vô địch của Đảng là mối liên hệchặt chẽvớiquần chúng nhân dân. Đảng chủ trương phát huy dân chủ, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lựccủa công cuộc đổimới. Mỗi đảng viên, trướchết đảng viên là cán bộ lãnh đạo, có chức có quyền, phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, chăm lo đời sống hằng ngày của quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của quần chúng, giúp đỡquần chúng khi gặp khó khăn, kiên quyết đấu tranh chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, gia trưởng, độc đoán, đặc quyền đặc lợi, trù dậpức hiếp quần chúng và mọi hành vi vi phạm quyền làm chủ của dân. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, một yêu cầu rất cần thiết đối với người đảng viên trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Nó quyết định sự tín nhiệm của nhân dân đối vớiđảng viên. Không phải ngẫu nhiên khi còn sống, Bác Hồluôn luôn quan tâm đếnvấn đề này, nói nhiềuvềvấn đề này. Người thường nhắc nhởcán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi quan điểm và thái

độ đúng đắn đốivới quần chúng, coi việc tôn trọng quần chúng, họchỏi quần chúng, cóquan hệ mật thiết với quần chúng là một vấn đề thuộc về phẩm chất, tư cách, đạo đức của đảng viên.Đương nhiên, trong quá trình phát huy dân chủ, phải chống thái độ theo đuôi quần chúng, mị dân, dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan. Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật và pháp luật. Dân chủ không có nghĩa là tự do vô tổ chức, vô chính phủ. Những vấn đề chủ yếu nêu trên không phải chỉ là biểu hiện hợp thời cuộc trong tiêu

chuẩn của đảng viên, là yêu cầu đặc biệt về năng lực hoạt động chính trị- thực tiễn của người đảng viên, mà còn là sựkhẳng định vềbản lĩnh chính trị,về ý thức đạo đức, về năng lực vận động quần chúng, về phương pháp và phong cách công tác của người đảng viên trong điều kiệnmới và tình hình mới.

Liên h c th theo nhim v, v trí công tác hin nay ca bn thân

Là một giảng viên trẻ đượcở lại trường công tác và làm việc. Ngày tôi được kết nạp Đảng, tôi gọi đó là một bước ngoặtlớn trong cuộc đời mình. Trở thành một "đảng viên trẻ" đem đến cho tôi niềmtự hào, hạnh phúc lớn lao. Có được niềm vui đó, không chỉ là sựcố gắng của riêng bản thân, mà cònở sự dìu dắt, dạy bảo của thầy cô trong khoa– những người đi trước. Trong gần5 năm học công tác tại Khoa Toán Tin, tôi đã họctập đượcrất nhiều điều. Ngoài kiến thức chuyên môn, tôi còn học tậpở các thầy, các cô những nhân cách tốt. Những nhân cáchấy sẽ giúp tôi hoàn thiện bản thân mình và trưởng thành hơn trong tương lai. Ngoài tình cảm thầy trò, tôi còn nhận thấy ởthầy, cô tình cảm nhưcủa những người cha, người mẹ, dìu dắt tôi trên đường đời, như những người anh, người chị chia sẻ cùng tôi nỗi buồn, niềm vui. Hạnh phúc đó, không phải ai cũng may mắn có được. Trở thành đảng viên là vinh dự, tự hào nhưng trên hết là trách nhiệm. Trách nhiệm tiếp tục cống hiến để xứng đáng với những gì mà thầy cô, bạn bè đã tin tưởng. Cống hiến, không phải là cái gì đó quá cao siêu, mà trước hết chỉđơn giản là phải hết sức cố gắng trong học tập và công tácở khoa, làphấn đấu hết mình để chiếm lĩnh tri thức, nâng cao

trình độ chuyên môn. Tôi nhớ trong cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm, khi được kết nạp vào Đảng, dòng đầu tiên của ngày hôm đó chị viết: “Cái cảm giác rõ nét nhất của ngày hôm nay là: Phải phấn đấu

đểsống xứng đáng với cái tên "một ngườicộng sản". Vâng, dù bấtcứ trong hoàn cảnh nào, người đảng viên, ngườicộng sản luôn luôn thực hiện đúng mục tiêu lý tưởng của Đảng, lấyngọn cờ của Đảng làm mục tiêu, là ngọn đuốc dẫn đường, là hi sinh vì sự nghiệp cách mạng. Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản, tinh thần trong suốt như pha lê, cứng rắn như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng...”. Chính những ngọn lửa đó đã truyền sức mạnh để thế hệ trẻ như chúng tôi được thắp sáng, thôi thúc nhân lên nhằm vươn tới, cống hiến nhiều hơn nữa sức trẻ của mình cho đất nước!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: