ThucTrang&BphapQL

1. Thực trạng về CSVC ở trường THCS

a).Ưu điểm:

-Có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này và đưa ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể để làm tốt công tác quản lý, sử dụng CSVC – TBGD.

-Có sự đầu tư mua sắm, tu sửa trường lớp và trang thiết bị giáo dục phục vụ hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh là tương đối đầy đủ

-Có kế hoạch xin hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn đóng góp của nhân dân, các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn... để mua sắm thiết bị, hóa chất, mẫu vật…

-Chú trọng việc tu sửa, sắp xếp phòng thiết bị của nhà trường, tiếp nhận, phân phối ban hành theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục. Hệ thống CSVC dần được kiện toàn so với chuẩn.

-Khuôn viên, cảnh quan, môi trường sự phạm được đầu tư xây dựng đẹp và khang trang hơn đặc biệt là hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành phòng bộ môn. Sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khu vực để xe cũng được đầu tư xây dựng.

-Cảnh quan nhà trường cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng theo tiêu chí xanh, sạch, đẹp

-Các trường ở các thành phố lớn cũng đã được đầu tư các trang thiết bị một số phương tiện nghe nhìn hiện đại như: máy tính, máy chiếu…

-Các trường còn xây dựng quy chế quản lý tài sản phổ biến đến từng giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh trong nhà trường.

-> Cơ sở vật chất đó được tăng cường so với trước.

b). Nhược điểm:

- chưa có phòng bảo quản thiết bị, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, nhất là ở miền núi và nông thôn

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhiều trường vùng xa còn nhiều hạn chế

- Các trường ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có phòng học bộ môn để học những giờ thực hành

- Nhiều trường chưa có cán bộ chuyên trách về trang thiết bị thư viện hoặc Trình độ cán bộ quản lý về công tác thư viện, thí nghiệm còn hạn chế Và chưa có được những quy định cụ thể cho việc sử dụng, bảo quản đối với cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường nên trang thiết bị giáo dục bị sử dụng lãng phí và thiếu trách nhiệm.

- Các trường không có phòng đảm bảo đủ diện tích cho việc sắp xếp và bảo quản trang thiết bị, thư viện

- Nhiều trường chưa có cán bộ chuyên trách về trang thiết bị thư viện.

II. Biện pháp QL ở THCS

1. Lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục

2. Tổ chức hệ thống bộ máy chuyên trách quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có cơ chế phối hợp

3. Ban hành các văn bản v định mức tiêu chuẩn, quy định, quy chế quản lý và sử dụng cơ sở vật chất – kĩ thuật

Mục đích và nội dung của những văn bản này là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các văn bản pháp luật của Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên về công tác quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sát hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, gắn trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật.

4. Xây dựng các định mức tiêu chí v sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật làm tiêu chuẩn thi đua để đánh giá cán bộ và giáo viên:

Cần phải xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, định mức về số lượng của các yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất - kỹ thuật (lớp học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, nhà thể dục thể thao, thư viện, sân bãi…)

5. Tổ chức hệ thống thông tin trong quản lý trường sở

Thu thập thông tin mới có liên quan đến cơ sở vật chất - kỹ thuật

6.Kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc quản lý CSVC thiết bị

II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ở ĐẠI HỌC, CĐ:

1. Nâng cao năng lực nhận thức lý luận vá thực tiễn về cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.

- Thu thập, xử lý thông tin có liên quan đến quản lý cơ sở vật chất và thiết bị GD qua các tài liệu sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng:

- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.

- Tham gia các đợt tập huấn chuyên đề, hội thảo, xêmina hay các lớp tập huấn do nhà trường hay các trung tâm tổ chức.

- Tham gia học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các trường có biện pháp quản lý cơ sở vật chất tốt.

2. Nâng cao kĩ năng quản lý của cán bộ quản lý

- Cán bộ quản lý cần nghiên cứu và nắm vững hệ thống cơ sở pháp lý, kế hoạch đe chỉ đạo công tác tổ chức, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị GD

- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định của nhà nước phù hợp với chương trình đại học, cao đẳng.

- Tổ chức các đợt kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị GD

3. Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ, hợp lý và khoa hoc

4. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học:

- Giảng viên, sinh viên sử dụng thiết bị dạy học cần ghi rõ tên các thiết bị và kí nhận rõ ràng; lên lịch cho giảng viên, sinh viên mượn thiết bị dạy học.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy hoc.

5. Phân loại thiết bị dạy học để dễ dàng cho việc sử dụng thiết bị dạy học như: đánh số trang thiết bị, kí hiệu bằng chữ cái lên thiết bi,..

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: