thực trạng vốn cho doanh nghiệp

*Vốn tín dụng ngân hàng:

  Theo nghiên cứu của VCCI, hơn 74% số doanh nghiệp muốn tìm đến nguồn vốn bằng hình thức vay ngân hàng. Chính tâm lý này đang hạn chế tính năng động của doanh nghiệp.

Theo điều tra của Bộ KH&ĐT, chỉ có 1/3 doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra "quá sức" đối với doanh nghiệp. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5- 10% số doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay.Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao (có nơi lên tới 27%) và việc gia tăng các loại phí của các ngân hàng cũng đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp thực sự cần vay vốn để sản xuất kinh doanh. Không ít doanh nghiệp đã thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất vì không vay được vốn.

*Vốn tín dụng thương mại

Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê có tới 80,5% số doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác. Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ được ghi lại một cách đơn giản trên sổ nợ của người bán; ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm. Vì vậy, các khoản nợ đã không được xác nhận về mặt pháp lý và khó chứng minh khi nảy sinh tranh chấp; dẫn đến nguy cơ nợ nần dây dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ của các tiểu thương ở chợ đầu mối... Mặc dù quan hệ tín dụng thương mại mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, tiểu thương đã tồn tại như một quan hệ thực tế khách quan trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng phải tới ngày 1/7/2006, với việc Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực, quan hệ này mới chính thức được pháp luật thừa nhận. Đây được xem như một động lực thúc đẩy sự phát triển thị trường mua bán nợ nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung.

 *Vốn vay trên thị trường tài chính

trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn, thị trường chứng khoán thiếu sôi động và sụt giảm kéo dài, phương thức huy động vốn này vẫn rất hạn chế trong giai đoạn từ 2008 tới nay, khác hẳn với thực tế huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán rất thành công của năm 2007 (thậm chí trong giai đoạn 2006-2007 thì phần giá trị thặng dư thu lại từ việc phát hành cổ phiếu mới của nhiều DN đạt giá trị rất lớn). Thực tế này chỉ có thể được cải thiện khi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô phát huy hiệu quả, nền kinh tế trong nước và thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới. Khi ấy thị trường chứng khoán mới có nền tảng để phục hồi và mở ra các cơ hội mới cho DN huy động vốn. Trong giai đoạn còn nhiều khó khăn hiện nay, việc huy động vốn qua kênh này dù là phát hành cổ phiểu hay vay nợ bằng trái phiếu thì phương thức huy động vốn chỉ có thể thành công nếu DN có dự án thật sự khả thi và được thể hiện bằng các kế hoạch cụ thể, chi tiết. Các đối tác của DN trong quá trình huy động vốn cần được chọn lọc kỹ để lựa chọn ra đối tác hiểu dự án của DN, có kế hoạch công bố thông tin và thu hút đầu tư hiệu quả và tư vấn cho DN những giới hạn hiệu quả nhất của các chỉ tiêu phát hành huy động thêm vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phần) hay huy động vốn vay (phát hành trái phiếu) với quy mô, tỷ trọng nào là phù hợp nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tuylip18