Thực trạng TTTC

I) Về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ

Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm...

Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng.

Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn.

Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét.

Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.

II.Thị trường chứng khoán

A.Thị trường cổ phiếu

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn rất sơ khai và non trẻ.Các công ty niêm yết chưa use TTCK như là 1 kênh quan trọng để huy động vốn đầu tư dài hạn.Các nhà đầu tư tham gia vào giao dịch cổ phiếu rất hạn chế.Đến ngày 30/6/2003 mới có khoảng 14500 tài khoản giao dịch,trong đó có 91 nhà đầu tư trong nuwocs có tổ chức và 35 nàh đầu tư nc ngoài có tổ chức.

Giá cổ phiếu tại Việt Nam rất rất rẻ.Do đó,theo phân tích của Công ty Chứng khoán FPTS, nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt ở cổ phiếu của những công ty đầu ngành.

B.Thị trường trái phiếu

Các loại trái phiếu ở Việt Nam hiện nay gồm:

-Trái phiếu kho bạc

-Trái phiếu đầu tư

-Trái phiếu công ty:thiếu nhiều điều kiện để phát triển

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dẫn báo cáo theo dõi Trái phiếu châu Á số mới nhất ra ngày 30/11 cho hay:Việt Nam có thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tăng trưởng mạnh nhất trong quý 3, với tốc độ tăng trưởng là 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 17 tỷ đô-la Mỹ. Thị trường trái phiếu công ty tăng 34,7% trong khi thị trường trái phiếu chính phủ tăng 21,1%.

*GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCC:

1.phải có cơ chế lãi suất linh hoạt và chịu sự điều tiết của thị trường

2.phải có công cụ tài chính phong phú,đa dạng

3.xây dựng và đa dạng hóa các tổ chức tài chính ngân hàng,các công ty tài chính

4.xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin

5.kinh tế xã hội phải ổn định và phải có 1 hệ thống pháp luật toàn diện

- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so NHNN tổ chức, vận hành.

- NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của NHNN trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Các NHTM mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Đây cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà Ngân hàng thương mại cần nhằm tới thu hút./.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: