Thực trạng Lạm phát và biện pháp
*Thực trạng:
+Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam từ cuối năm 2009. Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp Việt Nam đảo ngược xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008.
+Trong năm 2010, do dịp Tết nguyên đán và việc tăng giá điện,xăng, lạm phát trong hai tháng đầu năm tăng cao. 5 tháng tiếp theo của năm 2010 chứng kiến tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định ở mức thấp chứng tỏ các biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã có tác động. Tuy nhiên, lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ từ tháng 9 năm 2010 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng CPI cho 11 tháng đã tăng lên đến 9,58% so với 20,71% và 5,07% của cùng kỳ năm 2008 và 2009. Việc phá giá VND so với USD trong tháng 8 năm 2010 và biến động của thị trường vàng trong nước và quốc tế vừa qua được coi là một vài trong số những nguyên nhân chủ yếu khiến cho lạm phát tăng cao lúc này. Trong 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đang có những dấu hiệu đáng lo ngại về hiện tượng lạm phát. CPI tháng 4 đạt tới 3,32%, đưa lạm phát của 4 tháng đầu năm lên mức 9,64%, trong khi mức Quốc hội cho phép là 3%. So với tháng 4, mặt bằng giá hiện tại cũng cao hơn khoảng 17,6%
Biện pháp
Năm 2010
Chính sách tiền tệ : Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động triển khai các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và thận trọng nhằm mở rộng tín dụng ở mức hợp lý, giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay và đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế, trong đó, chủ yếu tập trung vào 3 nhóm giải pháp, bao gồm sử dụng linh hoạt và chủ động các công cụ chính sách tiền tệ, bình ổn thị trường và đảm bảo an toàn hệ thống
Chính sách tài khóa :
Hai khoản chi lớn nhất là chi thường xuyên, và chi đầu tư phát triển tăng tương ứng ở mức gần 7% và 43% so với dự toán năm 2010. Đó là một mức tăng kép rất cao, theo báo cáo của Chính phủ và đánh giá của Quốc hội.
Năm 2011
Ngày 24/2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
+Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng:
Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%
Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.
Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng;
+Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước
Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua.
Giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP. Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn
+Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng
Trong quý II năm 2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu
Xây dựng kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…
+Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo
Tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện
+Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giảm thiểu tối đa tình trạng tăng giá do tâm lý
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top