thuc trang GT
Thực trạng hệ thống giao thông Hà Nội
1. Hệ thống giao thông tĩnh
+ Về giao thông đối ngoại
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
- Giao thông đường không: Hà Nội có 2 sân bay gồm sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 35 km và sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội 8 km, dành cho hoạt động bay huấn luyện và bay taxi phục vụ các chuyến du lịch bằng máy bay trực thăng.
- Giao thông đường thủy: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
- Giao thông đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu. Nội thành Hà Nội có mạng lưới đường sắt đi các tỉnh với 6 tuyến, chiều dài 150km, giao cắt với đường bộ tại 173 điểm, trong đó chỉ có 72 điểm có người gác chắn...
- Giao thông đường bộ: Thành phố hiện có 11 bến xe liên tỉnh là Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Nước Ngầm, Lương Yên, Hà Đông, Sơn Tây, Đan Phượng, Thường Tín, Chúc Sơn, Hoài Đức, nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Phú Thọ...
+ Về giao thông đối nội
Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm. Tính đến nay, Hà Nội mới có tổng số 5968 km đường, trong đó đường nội thành có 684 km, chiếm khoảng 6,8% diện tích đất đô thị. Tuy nhiên, mạng lưới đường phân bố không đều, đường trong đô thị thường ngắn và hẹp, nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ. Mạng lưới đường đô thị dày đặc trong khu vực trung tâm thành phố như quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình.
Hiện tại, diện tích đường của Hà Nội quá nhỏ. Mật độ mạng lưới đường Hà Nội còn thấp và phân bố không đều, mới đạt 4,08km/km2 cho tất cả các loại đường ở các quận nội thành cũ. Nhiều tuyến đường có lòng đường hẹp nhưng lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông luôn ở mức độ lớn như đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn, Hoàng Hoa Thám, Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Bạch Mai, Trương Định…Nếu theo chức năng được quy định, các tuyến đường đó phải rộng từ 60-80m, số làn xe theo quy định phải từ 8-10 làn xe, nhưng thực tế các tuyến đường này chỉ đạt từ 3-6 làn xe nên luôn trong tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông.
Điểm rõ nhất của giao thông Hà Nội là diện tích đất dành cho đường giao thông còn quá ít, Hà Nội hiện có 5968 km đường, 237 cầu các loại, mới đạt tỷ lệ khoảng 7% tổng diện tích (chuẩn thế giới là 15-20%). So sánh theo hướng khác, quỹ đất dành cho giao thông đô thị của Hà Nội chỉ đạt 2% - 3%, trong khi yêu cầu là phải đạt 16 - 26%. Hà Nội lắm phố, nhiều phường nhưng phố xá đều nhỏ hẹp (80% có mặt cắt dưới 11m).
Thêm vào đó, hiện nay, đời sống kinh tế của Thủ đô phát triển, lượng ôtô mà người dân sở hữu theo đó vượt gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với thời gian trước. Thế nên điều này kéo theo nhu cầu tìm bãi đỗ, dừng xe đúng quy định gia tăng đáng kể. Hà Nội mới chỉ có một số bãi đỗ xe ôtô được cấp phép trên một số tuyến phố nằm trong khu vực trung tâm thành phố như: Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm); Hàng Chuối (quận Hai Bà Trưng); Ngọc Khánh, Kim Mã (quận Ba Đình),… Bên cạnh đó, nhiều khu vực do đường phố quá chật hẹp, không có điểm đỗ nên vi phạm vẫn diễn ra.
Hà Nội hiện có 58 tuyến xe buýt cùng 1.197 điểm dừng, đỗ đón trả khách đã đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu đi lại của nhân dân. Thế nhưng, một thực tế là hệ thống cơ sở hạ tầng Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ cho sự phát triển và an toàn giao thông của xe buýt. Bên cạnh đó, hệ thống đèn giao thông, biển báo hiệu ở nhiều điểm cũng thiếu hợp lý, chưa đồng bộ, ảnh hưởng tới việc đi lại của nhân dân. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đèn tín hiệu giao thông như kỹ thuật lắp, tầm nhìn, kỹ thuật vận hành đèn... cũng chưa được quy định cụ thể.
Có thể thấy rằng, cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
2. Hệ thống giao thông động
Giao thông đường bộ trong đô thị phần lớn giao thông cá nhân, chiếm đa số là môtô, xe máy, kế đến là ô tô với số lượng đang tăng nhanh, và xe đạp đang giảm xuống. Giao thông trên đường chủ yếu là giao thông hỗn hợp gồm xe thô sơ, cơ giới, xe 2-4 bánh đều đi chung nên tốc độ luôn bị hạn chế, đi lại lộn xộn, hay va chạm, căng thẳng. Giao thông công cộng gồm xe buýt, taxi và xe ôm. Tuy nhiên, tỷ lệ giao thông công cộng vẫn còn rất thấp trong giao thông đô thị. Là thành phố thủ đô, song giao thông công cộng ở Hà Nội mới đảm bảo khoảng dưới 20% nhu cầu đi lại, còn trên 80% là do phương tiện cá nhân và đi bộ thực hiện. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng mới của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân. Hiện số lượng xe công cộng mới đạt hơn 1.200 xe buýt với 72 tuyến vận hành. Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sau khi mở rộng Thủ đô có tới 252.926 ô tô các loại, hơn 2,5 triệu xe máy, khoảng 1 triệu xe đạp và 300 xích lô. Hà Nội được “xếp hạng” đô thị có tỷ lệ sở hữu xe máy cao nhất thế giới, khoảng 2 người/xe. Vì là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, đương nhiên xe máy áp đảo và lấn át các phương tiện khác.
Đó là chưa kể các phương tiện đăng ký ngoại tỉnh thường xuyên hoạt động. Trong những năm gần đây, lượng phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là phương tiện cá nhân tăng nhanh (khoảng 12%-15%/năm), song diện tích dành cho giao thông lại thấp hơn yêu cầu rất nhiều. Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 - 2009, tổng số ôtô và xe máy tại Hà Nội tăng đều đặn, tương ứng với 302.293 ôtô và 3.649.315 xe máy. Tính trung bình mỗi kilômét đường Hà Nội phải gánh chịu gần 6.500 ôtô và xe máy các loại.
Vào các giờ cao điểm như đi làm buổi sáng, giờ tan tầm buổi chiều và các ngày lễ hầu hết các tuyến đường chính của Hà Nội đều ùn tắc. Mặc dù Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp như hạn chế đăng ký xe máy, cắt xén vỉa hè, phân làn-luồng giao thông, bịt ngã tư, lắp thêm các cột đèn tín hiệu chỉ dẫn,... nhưng vẫn chỉ là các giải pháp tình thế. Diện tích đường của Hà Nội hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% lượng phương tiện giao thông đăng ký của thành phố, chưa kể lượng ôtô, xe máy từ ngoại tỉnh đổ vào hoạt động mỗi ngày.
Với biến động cơ học của người và phương tiện tham gia giao thông tại Hà Nội hiện nay, trong khoảng 10 năm tới, nếu không có cách mở rộng thì nhiều đường phố chính của Hà Nội sẽ luôn ở tình trạng quá tải - ùn tắc kể cả không phải giờ cao điểm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top