Thức tỉnh (1): Chuyển động của vật chất (2)
Trung Quốc cổ đại, có một tư tưởng gọi là "Thiên Nhân hợp nhất", Đạo gia cho rằng cơ thể con người chính là một vũ trụ, cũng giống như vũ trụ bên ngoài vậy, chúng câu thông với nhau, mà bản tính làm chủ thể cơ thể con người chịu trách nhiệm tất cả mọi thứ. Người Trung Quốc cổ đại gọi phương thức nhận thức vũ trụ bằng cách giác ngộ "bản tính" là "tu luyện", người hiện đại gọi là khí công, người trong xã hội quốc tế gọi những người như vậy là "tu đạo sỹ – người tu đạo". Đạo gia "tu luyện" giảng phản bổn quy chân, quay trở về bản tính của chính mình, chính là mở ra một cánh cửa để đột phá nhận thức các thứ vi quan ở các tầng thứ khác nhau.
Có rất nhiều sinh mệnh mà con người không thể nhận biết được, đối với nhận thức về chân lý và chân tướng trong vũ trụ cũng giống như vậy, cũng sẽ không bởi vì khoa học nhân loại nhận thức chưa đến thì [có nghĩa là] chúng không tồn tại. "Thần (Giác Giả)" chỉ là [có sự] khác biệt quá lớn đối với nội hàm của con người, năng lực lớn hơn mà thôi nhưng cũng tuân thủ theo thiên lý mà hành sự. Các quần thể sinh mệnh khác nhau [thì] nhận thức và chân tướng Phật Pháp mà họ tiếp xúc cũng khác nhau.
Trong xã hội nhân loại, có một số người có thể biết được về sự tồn tại của khoa học kỹ thuật của người ngoài hành tinh, những khoa học kỹ thuật ngoài hành tinh này có thể siêu việt không gian, nó cũng có thể tạo ra một thành trì to lớn như một thành phố trên không trung, những ai biết được một số tình huống này vẫn luôn nghi hoặc khó hiểu rằng vì sao khoa học kỹ thuật ngoài hành tinh vượt xa khỏi con người lại luôn phải lén lút như vậy, chiểu theo nhận thức của con người, ai có kỹ thuật quân sự mạnh, thì người đó có thể cai trị và lãnh đạo người khác, tại sao họ không đường hoàng hiện ra mà làm chủ hết thảy mọi thứ nơi đây?
Đó là bởi vì, trong vũ trụ còn có tồn tại nhân tố chế ước chúng. Công nghệ mà con người tôn sùng lại không thực sự mạnh mẽ, điều lớn mạnh chân chính là "Pháp" bất biến đang đo lường và ước chế tất cả mọi sinh mệnh và vật chất nhưng con người không nhìn thấy, không tin tưởng, mà yêu cầu của "Pháp" đối với sinh mệnh là quyết định tương lai căn bản của sinh mệnh và sự hưng suy của vận động vật chất. Chỉ là Pháp cấp cho sinh mệnh sự "tự do" lựa chọn, con người chính là ở trong quá trình này mà biểu hiện ra định hướng tinh thần của mình và những hành động sự việc đã làm, cuối cùng [sẽ] đối diện với một lần "Thẩm phán".
"Thần" mà con người lý giải là sự lý giải của văn hoá biến dị, đặc biệt là Trung Quốc đến thời kỳ cận đại, người ta cho rằng Thần (Giác Giả) là thay con người "Tiêu tai, giải nạn", cho rằng chỉ cần thành kính "cầu" xin là có thể cảm động đến Thần (Giác Giả), từ đó mà được như ý nguyện. Người Trung Quốc đi chùa phần nhiều đều là vì "phát tài", người hiện đại cho rằng con người thời cổ xưa cũng là như vậy, kỳ thực sự khác biệt là rất lớn. Con người cổ đại không có quá nhiều "tư dục" như vậy, nhưng lại có truy cầu đối với "cảnh giới" của tự thân, khi nhắc đến [hai chữ] "tu hành" liền khởi lên tinh thần tràn đầy sự trang nghiêm chính giác, cảm thấy rất thần thánh. "Tu hành" là biểu hiện của người có huệ căn, ngộ tính và ý chí kiên cường. Chỉ là đã đến thời cận đại, lễ giáo thay thế cho truyền thống, những nhân tâm ẩn tàng trong chùa miếu thay thế cho chính niệm tu hành, văn hoá điện ảnh mang đến cho con người rất nhiều nhận thức sai lầm. Kỳ thực, nếu suy nghĩ cẩn thận thì "Tiêu tai, giải nạn, phát tài" căn bản không phải là văn hoá mà "Thần (Giác Giả)" truyền cấp cho con người, lật hết tất cả các kinh điển tôn giáo chính thống căn bản là không có loại hàm nghĩa này! Vì vậy đây chỉ là vọng niệm của con người mà thôi!
"Chính Thần" trong tôn giáo căn bản không quản những thứ này. Tuy nhiên, trong không gian có một số thứ linh tinh hỗn tạp đang quản, vì vậy con người đang bái lạy những thứ này, nó chỉ là loại "dịch vụ có trả phí", trong quan hệ một mất một được thì điều thực sự đánh mất lại có thể là những thứ còn trân quý hơn, kết cục có thể sẽ càng thảm hại. Từ bi của Thần (Giác Giả) là cấp cho bản tính con người một con đường quay trở về, giúp con người hiểu rõ những nghi hoặc về căn nguyên của "khổ", khiến con người giác ngộ, người tu luyện xác thực là có Thần đang quản, đây là tình huống thực tế mà người hiện đại không biết. Một phương diện khác, Thần (Giác Giả) từ hồng quan đang chế ước quan hệ giữa sinh mệnh với nhau, bảo hộ nhân loại, ổn định hoàn cảnh sinh sống của các loài, nếu không, có nhiều sinh mệnh như vậy, thì sớm đã bị rối tung lên rồi.
Con người ai ai cũng có mặt "bản tính", có thể từ trên biểu hiện mà biết được cái gì là đúng, cái gì là sai, nhưng cũng chỉ là như vậy mà thôi. "Bản tính" bị chôn vùi trong "phi bản tính" cần phải thông qua khải ngộ mới có thể giải phóng ra được, nhưng con đường để giác ngộ bản tính là khó khăn trùng trùng. Đứng trước dụ hoặc, người ta thường khó mà tìm ra được căn nguyên để giữ vững chính niệm, nguyên nhân là vì nhận thức (chân tướng) đối với "ma tính tư tưởng" của cảm xúc nhục thân không thể thăng hoa lên được, cũng không biết Pháp môn để đề cao. Không có kết cấu tư duy "Tâm pháp" của thế giới truyền thống và quá trình ma luyện, thì không cách nào nhìn thấy hoặc nhận thức đến thể hiện của chân tướng tại tầng thứ càng cao, quan niệm không thay đổi thì không cách nào giác ngộ trong cảnh giới "mê" này.
Một số người trải qua ma nạn, đau đớn thống khổ, có thể bình tĩnh mà suy ngẫm về nhân sinh, đã từng cảm thán sự vô thường của con người và sự tang thương (đổi thay như bãi bể nương dâu) của thế giới, có thể đã từng vật lộn, thất vọng, từng cố gắng loại bỏ những thứ quấy nhiễu trong tâm v.v... , cũng có thể đã từng một phen nỗ lực, muốn duy trì bản tính, chỉ là không biết làm như thế nào, đây là những gì mà tu luyện cấp cho con người. Sở dĩ Xã hội nhân loại có thể tu luyện là vì, ngoài "bản tính" ra thì nguyên nhân cấu thành nên con người hoàn chỉnh còn có tồn tại "ý thức cơ thể", đây cũng là biểu hiện nhân tố chính phụ đồng tại của con người. Con người vẫn luôn vật lộn trong mâu thuẫn giữa bản tính và dục vọng của cơ thể, vì vậy nói cảnh giới [sở tại] của con người là "mê", chính là chỉ việc con người sẽ nhận chịu loại mê hoặc này. Tuy nhiên, [trong khi] mâu thuẫn hình thành giữa con người với nhau, sẽ có thể nhìn thấy lựa chọn từ trong tâm của họ, đối đãi với mâu thuẫn như thế nào, có thể giác ngộ hay không .v.v....
Quá khứ Cơ đốc giáo giảng "Khi ai tát má bên phải của con, hãy đưa cả má bên trái cho họ đánh", cũng chính là trong mâu thuẫn cần xem "tâm" của người này muốn gì, "Ý niệm" khởi lên như thế nào? Cảnh giới ở đâu? Có thể đạt đến yêu cầu và mức độ thuần khiết của thế giới thiên quốc hay không? Đứng từ góc độ này mà nhìn, xã hội nhân loại cung cấp cho con người một hoàn cảnh tu luyện, từ trong trở lực của nhân tố phụ diện mà đánh thức mặt chính diện của mình.
Tất cả văn minh truyền thống cổ xưa, cho dù là phương đông hay phương tây, điều đầu tiên [cần] cấp cho con người đều là những kết cấu chính diện như chân lý, chân tướng "tòng Thiện tồn Chân" (bảo tồn sự chân thật [chân tướng] đi theo sự thiện lương), bởi vì đây chính là những nguồn gốc để giác ngộ bản tính. Thông qua học tập phía chính diện, con người dần dần minh bạch ra mặt phụ diện trong cảm xúc [của] thân thể là gì, nguyên nhân chân chính khiến tính chất của con người xuất hiện biến hoá, hiểu rõ những nhân quả này, trong tu luyện dần dần buông bỏ những thứ bất hảo, có thể hội và cảm ngộ thì [sẽ] giúp con người có những lý giải thâm sâu hơn đối với "Pháp". "Chính tín" tồn tại ổn định, nhận thức của con người đề cao lên rồi, thì sẽ có sức mạnh lực lượng bất phá để hoá giải các loại ma tính và cảm xúc không tốt trong ý thức cơ thể. Nếu như con người biết nương theo truyền thống mà không ngừng đề cao bản thân, như vậy là đã ở trong tu luyện rồi.
Nền văn minh cổ xưa của Trung Hoa có nguồn gốc uyên nguyên rất thâm sâu về [vấn đề] "tu luyện", văn hóa Thần truyền tại đây đã lưu lại rất nhiều những đạo lý mà năng lực bộ não của con người không với tới được như các "kinh điển về đạo đức" và câu chuyện tu luyện, còn có "Thái cực, hà đồ, lạc thư, chu dịch, bát quái" v.v, chỉ đạo nhận thức của con người đối với vật chất và tinh thần, vũ trụ cho đến thời không. Vì vậy, vào thời cổ đại khi mà văn hoá tu luyện vẫn còn thịnh hành, người Trung Quốc thường gọi nghề nghiệp của mình là "Đạo", mỗi một nghề đều có một bộ "phẩm hạnh tu tập" của chính nó, [điều này] được gọi là văn hoá ngành nghề, thực ra chính là những gì mà con người giảng về "xả thân vì nghĩa, những gì nên làm, những gì không nên làm", trên biểu hiện chính là con người khi đứng trước lợi ích có thể giữ được giới hạn của mình hay không, đây chính là "Đạo đức" mà mọi người nói đến, thậm chí ngay cả tên trộm cũng có yêu cầu đối với chính mình, trong lịch sử từng xuất hiện "Hiệp đạo" (đạo tặc hào hiệp) có lẽ chính là tình huống này.
Con người luôn ở trong loại trạng thái thế này, khi làm việc đều chú ý đến việc buông bỏ tạp niệm, tĩnh tâm và điều tức, con người bình thường sau một ngày làm việc sẽ dành cho bản thân một khoảng thời gian ở một mình, hoặc đả toạ hoặc học thuộc lòng giáo huấn của thánh hiền, làm dịu lại sự nóng nảy [trong ngày]; cũng sẽ tự suy ngẫm lại bản thân, đối chiếu những khiếm khuyết của bản thân với những bậc tiền bối, con người [khi đó chính là] đang gìn giữ vinh diệu và đạo nghĩa của bản thân và nghề nghiệp của mình. Nói chung, người ta tin rằng thông qua việc đề cao phẩm chất đạo đức [sẽ] có thể giác ngộ được nhận thức về nhân sinh, sinh mệnh và vũ trụ, trong thế giới con người thì họ coi những điều này là ý nghĩa tìm cầu của sinh mệnh và nội hàm chân chính làm người.
Con người nhìn nhận phẩm chất tinh thần quan trọng hơn vật chất, đây là điều mà con người hiện đại khi đã tiến vào thời kỳ mạt Pháp khó mà lý giải được. Kỳ thực, sự thăng hoa phẩm chất tinh thần cũng sẽ đem đến cho nhân loại nhận thức khoa học mới, tạo nên trạng thái phát triển khác trong xã hội. Xét về mặt thời gian, người Trung Quốc cổ đại đã có thể hiểu rõ nắm vững được tình huống "Phương sinh phương diệt" (Có sinh có diệt), nhìn nhận sự tồn tại của sinh mệnh trong [một trường] thời gian lớn hơn; về không gian, Phật giáo nói cho con người biết rằng "một bông hoa là một thế giới", "trong một hạt cát có tồn tại tam thiên đại thiên thế giới". Con người là ở trong nhận thức to lớn này mà nhìn nhận tiến trình sinh mệnh và ý nghĩa [sự tồn tại] của thế giới vật chất đối với nhân loại, vì vậy con người mới có thể cảm thán [về] sự nhỏ bé tầm thường của tự thân, duy trì bản tính khiêm tốn cho chính mình, nhìn thấu sự phù phiếm, mới có tâm đi tìm kiếm một cuộc sống rộng lớn hơn và bản tính thiện lương, mới có thể xem nhẹ ảnh hưởng thực sự của danh lợi đến những thứ vận động của vật chất tại tầng thứ xã hội nhân loại này.
Vì vậy, cho dù là ở phương đông hay phương tây, một số khoa học gia tư tưởng cởi mở và có thành tựu đã lần lượt bước vào tôn giáo, cũng bởi vì họ phát hiện ra rằng, nhận thức của tôn giáo đối với hồng quan và vi quan, vật chất và sinh mệnh, có thể là một cánh cửa dẫn đến nhận thức chân tướng của vũ trụ, khi con người ở trong "chính tín" và thân thể nỗ lực thực hành "tu luyện", thì mới có thể mở ra cánh cửa đó. Một khi họ tiến vào họ sẽ làm như vậy, không ngừng đề cao chính mình, khi bản tính quy vị thì điều được giải phóng ra là nhận thức đối với vật chất và tinh thần ở tầng thứ cao hơn, đây là đứng từ góc độ người tu luyện mà giảng.
Văn minh 5000 năm của Trung Quốc đã mang đến cho nhân loại nền văn hoá rộng lớn của thiên thể, đồng thời cũng đặt định thế giới tinh thần cao thượng và tiêu chuẩn đạo đức phổ quát cho con người. Trên biểu hiện, kỳ thực chính là [tam giáo] "Thích, Đạo, Nho". Thích giáo (Phật giáo) giúp con người nhận biết về các vị Thần và thế giới của họ, về biểu hiện và cảnh giới của người tu luyện, về tầng Thiên lý đang chế ước nhân loại này, sinh mệnh trong [tầng] Thiên lý này sẽ tuần hoàn và luân hồi ra sao; Đạo gia đem đến cho con người nhận thức đối với "Thái cực, âm dương, tu chân, vô vi, thiên địa nhân"; Nho giáo thì dạy con người "Nhân lễ nghĩa trí tín" (Ngũ thường), dạy con người biết "Lễ nhạc xạ ngự thư số" (Lục nghệ).
Sự phát triển của vật chất đều được chứa đựng trong hai chữ "Đạo Nghĩa", người ta đều tuân theo nó, những quần thể sinh mệnh khác nhau tuân theo những "Thiên lý" khác nhau, chân tướng mà họ nhận thức đến được cũng khác nhau, nhưng tất cả đều bị Đạo Nghĩa chế ước, sự phát triển rời xa Đạo Nghĩa chính là làm rối loạn chuyển động vật chất, khiến chúng hủ hoá và tất yếu sẽ giải thể. Vì vậy, đối với nhân loại mà giảng, nếu muốn biết được những điều vượt qua khỏi tầng thứ và cảnh giới của nhân loại, nhận thức đến chân tướng của vật chất, hiểu rõ biểu hiện hai mặt chính phụ của vật chất, thì giác ngộ "bản tính" mới là phương pháp câu thông và nhận biết trực tiếp nhất về bí ẩn của vũ trụ.
Trong quá trình tìm về truyền thống, không ngừng đề cao bản thân, thản nhiên buông bỏ những điều bất hảo, thì ước thúc đối với đại não sẽ được giảm bớt, [con người khi đó] sẽ thể ngộ và phát hiện ra được [những] nhận thức cao hơn, nếu như có thể từ trên phẩm chất đạo đức không ngừng siêu việt khỏi [sự chế ước của] thuộc tính của sinh mệnh, thì có thể quay về và phù hợp với quần thể sinh mệnh cao hơn, nhận thức được vũ trụ to lớn hơn.
Từ góc độ xã hội nhân loại mà giảng, đối với một người không tu luyện, thì cách gốc rễ để duy trì đạo đức của họ, chính là cần giải quyết những [điều] mê [hoặc] của họ. Khiến cho họ hiểu rõ [quan hệ] giữa "được và mất" và sự tồn tại của "nhân quả", chính là cần giải đáp cho được ý nghĩa của đạo đức đối với con người và phương thức tồn tại chân thực của nó trong vũ trụ. Khi con người tin chắc vào "tiền nhân hậu quả" (nguyên nhân phía trước [dẫn tới] hậu quả phía sau) và tiêu chuẩn đo lường tốt xấu, thì trong mâu thuẫn mới có thể thản nhiên đối mặt với hết thảy, nội tâm cân bằng và bình tĩnh. Đạo đức của con người là mong manh yếu nhược, bởi vì xã hội nhân loại rất "mê", "mê" ở chỗ con người không cách nào thông qua khoa học kỹ thuật mà nhìn thấy và nhận thức được thế giới thiên thể hồng đại, "mê" ở chỗ ý thức thân thể chấp trước và tham lam đối với "vật [chất]", mê ở chỗ con người không biết thông qua tu hành gian khổ liệu có thực sự đạt được sự đề cao bản thân và tầng thứ sinh mệnh hay không?
Vì vậy, bản tính không có cách nào giải phóng ra được, nên sẽ không nhìn thấy được nhân tố chế ước sinh mệnh và cái "Lý" chân chính đang quyết định sự vận động của vật chất, mà quan hệ xã hội hình thành trong sự phát triển của vật chất xác thực có thể làm hủ hoá và ăn mòn con người, cho nên nhân tâm mới lúc sáng lúc tối. Như vậy nhìn lại, sự phát triển quá độ của vật chất, hay tốc độ phát triển quá nhanh của nó đối với con người không nhất định là một việc tốt, đạo đức không theo kịp, trong sự dao động đó [luôn] tồn tại vấn đề tin hay không tin đối với văn minh cổ xưa, [khi đó] nhân loại sẽ đối mặt với nguy hiểm của sự hủ hóa. Đối với con người trong các thời kỳ khác nhau mà nói thì [cần] có văn hoá có thể duy trì được đạo đức của họ, người càng ở trung tâm của vật chất thì yêu cầu [đối với họ] lại càng cao, vì vậy, trong xã hội truyền thống, thiên tử có văn hóa kế thừa của thiên tử, thần dân có văn hoá của thần dân, các hoàn cảnh văn hóa tại các tầng thứ khác nhau do truyền thống sáng tạo nên đã trở nên vô cùng quan trọng đối với con người.
Mặc dù vậy, khi Thích giáo truyền xuất vào 2500 năm trước, đã nói cho con người biết rằng khi đó đã là [thời kỳ] "Ngũ độc ác thế" rồi. Đạo đức của con người vẫn là không tránh khỏi việc trượt xuống dốc, nhân tâm của con người hôm nay so với con người vào thời đó đã khác biệt lớn như thế nào rồi. Biến dị của nhân tâm bắt đầu từ trung tâm quyền lực thượng tầng bên trên tiếp tục đi xuống các tầng diện khác nhau đồng thời biểu hiện nó ra bề mặt, thúc đẩy mỗi một tầng, đều không ngừng xuất hiện những biến dị về văn hoá, những thứ rác rưởi như: tham lam, giảo hoạt xảo quyệt, ngụy thiện đạo đức giả, tham nhũng hủ bại, kết bè đảng mưu lợi riêng, kẻ lừa người dối, khát máu, bạo lực và đấu tranh .v.v.... những thứ cặn bã này thuận theo lịch sử mà tiếp diễn, thì chỉ khác nhau ở mức độ và phạm vi mà thôi. Những gì cuối cùng hình thành nên thượng tầng bên trên chính là "quyền thuật (thủ đoạn quyền lực)", con người rơi vào một loại đấu tranh chính trị "ngươi chết ta sống", ảnh hưởng của nó đến con người chính là khiến cho con người triệt để mất đi tín tâm vào Đạo Nghĩa, từng tầng từng tầng mà hủy hoại những điều này của con người, không ngừng mở rộng đến bề mặt của xã hội. Khi Đạo Nghĩa không còn tồn tại, thì "người không vì mình trời tru đất diệt" đã trở thành biểu hiện cuối cùng của trạng thái tinh thần phổ biến của nhân loại và sự vận động của vật chất.
Con người không thể hiểu được những thứ thiên tai nhân họa liên tiếp [là đang] tấn công vào điều gì mà đến? Thực ra, vật chất đã bại hoại rồi, điều mà nó đối mặt chính là giải thể, là đào thải đối với sinh mệnh. Thời kỳ khác nhau, ở những nơi khác nhau trên thế giới, đều có các Giác Giả khác nhau đến thế gian, hồng truyền thiên lý và Phật Pháp, Phật Pháp có thể cứu độ con người, đồng thời đem tâm Pháp lưu lại cho thế giới, cứu vãn đạo đức của nhân loại và tiêu trừ đi một bộ phận nghiệp lực của con người. Từ góc độ xã hội nhân loại mà giảng, phá hoại Phật Pháp chính là phá hoại đạo đức của con người, sẽ khiến cho con người bởi bại hoại nhanh chóng mà gánh chịu lượng nghiệp lực cự đại, điều họ đối mặt là sự bại hoại và đào thải toàn diện. Vì vậy, đối với những sinh mệnh tà ác vu cáo cho chân lý của Phật Pháp và bức bại Phật Pháp hồng truyền mà nói chính là đã tạo nên tội ác to lớn cực đại, trở thành "trọng tội", cuối cùng họ phải đối mặt với sự sự tiêu hủy triệt để từ "hình thể" đến "thần thức", "hình Thần toàn diệt" mà tôn giáo giảng, đây mới chính là sự thống khổ của sinh mệnh và là kết thúc vĩnh viễn cho thế giới tinh thần [của họ].
Thánh giả giảng: "Người vô đức, thiên tai nhân họa. Đất vô đức, vạn vật điêu tàn. Trời vô Đạo, đất nứt trời sập, thương khung trống rỗng. Pháp Chính, càn khôn chính, sinh cơ bừng bừng, trời đất ổn, Pháp trường tồn." (Trích từ "Tinh Tấn Yếu Chỉ – Pháp Chính")
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top