Thuc tap cong nhan
Lời cảm ơn
Qua đợt thực tập này chúng em đã tìm hiểu được rất nhiều điều về ngành nghề xây dựng mà chúng em đang theo học. Qua quá trình quan sát và thực hành nhất là được sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh kỹ sư, các anh chị em công nhân đang thi tại công trường ……………………………… thuộc Công ty……………………... Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ phụ trách:
Giáo viên hướng dẫn :
Chủ nhiệm công trình :
Hướng dẫn thực tập:
Chúng em đã thấy rõ được nhiệm vụ, cách làm việc của người kỹ sư phụ trách kĩ thuật, thi công. Đồng thời chúng em cũng nắm được nhiệm vụ và các thao tác cơ bản của người công nhân, người thợ khi tham gia thi công một công việc cụ thể được giao.Vì công trình đang trong giai đoạn thi công nên chúng em không được quan sát nhiều khâu thi công trước đó và do kiến thức còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm cũng như thời gian thực tập có hạn nên bản báo cáo của em khó tránh đựơc sơ sài và thiếu xót vì vậy em mong được sự chỉ bảo và truyền đạt của các thầy và các anh kỹ sư.…
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo……………………. , các anh kỹ sư, các
anh chị công nhân đang thi công tại công trường ………………………. đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.
Hà Nội, ngày 11 thámg 01 năm 2012
Sinh viên:
Nguyễn Khắc Thoan
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Họ và tên: Nguyễn Khắc Thoan
Lớp: 09X1
Trường : Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Tên công trình:
Địa điểm:
Đơn vị thi công:
Thời gian thực tập: Từ ngày 19/12/2011 đến ngày 13/01/2012.
Nhận xét
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Hà nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012
Kỹ sư phụ trách
Giám đốc công ty
NỘI DUNG
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tổng quan về công trình
Phối cảnh công trình:
- Bố trí công trình:
+ Mặt bằng bố trí công trình
+ Khu tập kết và gia công thép:
+ Khu tập kết và gia cốp pha:
+ Lán trại cơ khí, và nhà ăn được bố trí ngay tại công trường
Khi nhóm chúng em đến thực tập, công trình đang thi công đến phần thô tầng 4 nên nhóm thực tập chúng em đã được thực hành với 3 nghề cơ bản sau : nghề thép, cốp pha – giàn giáo và nghề bê tông.
Sau đây là 3 nghề cụ thể mà em đã được thực hành tại công trường.
A. NGHỀ THÉP
1. Các loại thép thông thường: Thép dùng trong xây dựng có đường kính từ 6-40 mm trong đó thép có đường kính từ 6-10mm là loại thép trơn dạng cuộn,thép có đường kính từ 12-40mm là loại thép gai dạng thanh thẳng. Thép có cương độ cao dùng trong kết cấu các công trình đặc biệt và làm cốt dự ứng lực.
2. Gia công thép theo bản vẽ:
-Với các loại thép nhỏ thì dùng vam tay
-Thép trơn dùng xe cơ giới hoặc máy nắn thép để nắn thẳng thép
-Thép gai dùng vam tay hoặc máy để uốn.
3. Cách buộc thép móng thép cột, thép dầm, sàn.
-Thép cột: Sau khi gia công thép theo bản vẽ thép được đưa ra công trường.
Dựng thép dọc cho đai vào buộc . khoảng cách đai được định sẵn trong bản vẽ khi buộc cần đưa thép vào góc đai
-Thép dầm: 2 đầu được đặt trên 2 cột và được bắt mỏ với cột.đặt các thanh thép ngang rồi luồn đai, chỉnh đai cho đúng kích thước rồi lấy thép buộc cố định .
Cách buộc: Dùng dây thép có đường kính 1 mm dài khoảng 8-10 cm gập đôi luồn bắt chéo qua chỗ thép cần buộc rồi dùng móc xoắn thép theo chiều thuận của tay
4. Cách nối thép:
- Khoảng cách mối nối là: 30-40mm d (d là đường kính thép) và được buộc ít nhất 3 nút đai,có thể nối bằng phương pháp hàn,chiều dài mối
Hàn > 10d
- Yêu cầu mối nối: 2 thanh thép nối phải thẳng,sát vào nhau,không cong vênh , được buộc ít nhất 3 nút đai.
* Các phương pháp hàn:
- Hàn tiếp điểm: Điện hạ áp qua máy biến thế từ 380V xuống 3V-9V,hai thanh thép được nối với nhau tại điểm hàn, được kẹp giữa hai cực của máy hàn, khi phóng điện hai thanh thép được nung đỏ, dùng một lực ép hai cực hàn làm hai thanh thép liền lại và tiếp xúc nhau.
- Hàn đối đầu: Chỉ áp dụng với thep 12, dùng dòng điện hạ thế từ 1,2V đến 9V
- Hàn hồ quang: là dòng điện có điện áp 40V-60V tạo ra hồ quang đốt chảy que hàn lắp vào chỗ cần hàn.
* Lắp cốt thép:
- Móng băng: thép ngang đặt trước, thep dọc đặt sau, thép dầm, móng, đối với các loại móng to và cao phải dùng bộ giá.
- Sàn: Đặt phương ngắn ở dưới (đặt trước), đặt phương dài ở trên (đặt sau), dùng phấn vạch đầu khoảng cách, buộc theo 1 phương có định sau đó điều chỉnh
- Dầm : loại nhỏ làm ngoài,loại to làm tại chỗ.
* Phương pháp lắp dựng:
- Lắp từng thanh: lắp dựng kết cấu thép từ các thanh dời thành khung hoặc lưới.Lắp cốp pha đáy dầm rồi lắp cốp pha dầm sau đó ghép cốp pha thành dầm và cốp pha thành sàn.
- Lắp đặt từng phần: cốt thép được lắp sẵn thành từng phần như 1 đoạn cốt thép dầm, thép đế móng độc lập.
- Lắp đặt toàn bộ: cốp thép được buộc hoặc hàn hoàn chỉnh thành 1 tấm hoặc khung, sau đó đặt vào cốp pha và bổ xung các chi tiết liên kết.
- Thi công lắp cốp cứng: chuẩn bị tốt sàn công tác để tạo mặt bằng, bắc giáo và các dụng cụ chuyên dụngnhư thang, giáo treo.Đối với nha khung khi tiến hành đổ cần chú ý đổ cột sau để bắt vào tường tăng tính liên kết giưa tường và cột.
B. CỐP PHA- GIÀN GIÁO
1. Các loại gỗ thông thường dùng trong xây dựng:
Gỗ dùng trong xây dựng từ nhóm 2 dến nhóm 6 trong đó
- Gỗ nhóm 2-5 được dùng chủ yếu làm đồ dùng nội thất, trang trí, cầu thang, …
- Gỗ nhóm 5-6 được dùng làm cốp pha trong xây dựng
* Yêu cầu của gỗ cốp pha:
Là các loại gỗ thuộc nhóm 5-6 có cường độ tốt, không mục nát, không bị xoắn thân, không cong ,…đảm bảo độ cứng, bền, chiều dày từ 2-3 cm, đúng kích thước hình dáng thiết kế dễ tháo lắp không ảnh hưởng đến bê tông khi tháo,sau khi ghép thành khuôn phải khít, đảm bảo khi đổ và đàm bê tông không bị đổ ra ngoài
Cấu tạo cốp pha:
2. Cách ghép cốp pha:
* Cốp pha cột :
- Gồm hai phần:
+ Chủ yếu là phần khuôn để tạo cột có hình dáng và kích thước cột theo thiết kế.
+ Phần gông giữ khuôn ổn định và chắc.(Gông có thể làm bằng thép hoặc bằng gỗ, khoảng cách giữa các gông từ 0,4 đến 0,6 m)
+ Chân ván khuôn chứa một cửa nhỏ để làm vệ sinh trước khi đổ bê tông, kích thớc cửa khoảng 30x40 cm,có nắp đậy đợc gia công.
+ Phương pháp lắp đặt ván khuôn cột:
1. Móng bêtông
2. Vạch tim
3. Thép chờ
4. Đệm gỗ đặt sẵn trong bê tông mống
5. Khung gỗ làm cửa
6. Cao độ thép chờ
Trước hết xác định tim ngang và dọc của cột, cạnh mặt cắt cột lên sàn.
-Gim khung, cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt sẵn trong khung móng để làm cữ dựng ván khuôn cột.
- Dựng lần lợt các móng phía trong đất phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 móng với nhau, lắp các gông , nêm chặt.
- Dùng dây kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột
- Nẹp giữ chống cho cột thẳng đứng.
Lắp dựng cốp pha thành dần
Ván khuôn có dạng hộp dầm được ghép bởi hai mảnh ván thành và 1 mảnh ván đáy, ván đáy đặt giữa 2 ván thành , chiều dày ván đáy 3 đến 4 cm,mặt bên ván thành bằng mặt bê tông và được bào thẳng cạnh. Có thể chống giữ ván khuôn dầm bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài hoặc kéo bằng dây thép kết hợp với thanh văng chống tạm bên trong tuỳ thuộc vào độ cao của dầm.
* Phương pháp xác định khuôn dầm chính:
-Xác định tim dầm chính.
- Dải ván lót để đặt chân cột.
- Đặt cột chống chữ T: Đặt 2 cột chống sát tờng hay sát cột, cố định 2 cột chống. Đặt khuôn một số cột chống chính theo đờng tim dầm, đặt nêm và cố định tạm thời các cột chống.
- Rải ván dầm lên xà để cột chống chữ T, và cố định 2 đầu bằng các giằng.
- Đặt tiếp cột chống chữ T theo thiết kế .
- Kiểm tra tim dầm và điều chỉnh đáy dầm cho đúng cao độ.
* Cốp pha sàn:
- Ván khuôn sàn gồm những tấm có kích thớc rộng 1500 – 1600 mm, dài 2600 – 2900mm,
dày 20 -25mm đặt trực tiếp lên dầm đỡ.
- Để dễ tháo ván khuôn sàn , chu vi sàn phải có ván dầm , ván dầm liên kết vào thanh, ván khuôn dầm và ván đỡ khuôn sàn.
* Ván khuôn cầu thang:
Phương pháp lắp:
-Trớc tiên ta đặt ván đáy và hệ thống chống đỡ.
- Lắp đặt cốt thép rồi ghép ván thành cầu thang.
- Cố định ván khuôn bằng thanh gông , thanh chống xiên, thanh văng tạm.
3. Yêu cầu kỹ thuật với cốp pha:
- Ván dùng làm ván khuôn phải tốt, không bị cong vênh, sâu mọt, mục nát…thường dùng bằng cây bạch đàn.
- Đảm bảo vững chắc không bị biến hình khi sức nặng của khối bê tông hoặc
bê tông cốt thép mới đổ và tải trọng khác trong quá trình thi công.
- Đảm bảo thao tác lắp nhanh, tháo dỡ để không làm hại ván khuôn.
- Ván đươc dùng nhiều lần (ván gỗ dùng 6 đến 7 lần, ván kim loại trên 100 lần)
* Yêu cầu về kết cấu ván khuôn:
- Ván khuôn nên kết thành từng tấm tiêu chuẩn, với trọng lượng của ván khuôn tiêu chuẩn không quá 120 kg.
- Kết cấu không ở những bộ phận thẳng đứng phải đảm bảo tháo ra đợc mà không bị phụ thuộc vào việc tháo ván khuôn, dàn giáo để chống đỡ.
- Mặt ván đặt yêu cầu cần thiết của mặt bê tông theo thiết kế.
- Mặt ván phải nhẵn, sạch sẽ.
- Vắn phải chắc, đảm bảo đợc những rung động do đầm gây nên.
4. Yêu cầu về lắp dựng ván khuôn:
- Khi vận chuyển, nâng lên, hạ xuống phải nhẹ nhàng tránh cho ván khuôn bị biến dạng.
- Khi lắp ván khuôn phải sửa lại chỗ để , làm vệ sinh, khi đổ bê tông phải bịt kín các lỗ đó lại bằng các miếng gỗ gia công sẵn.
- Tránh dùng ván khuôn tầng dưới làm chỗ tựa cho ván khuôn tầng trên.
- Khi lắp dựng vắn khuôn phải chú ý chừa lỗ để bắt đợc bằng bộ đầu cố định bulông, móc hay các loại kẹp khác.
- Trong quá trình đổ bê tông phải thờng xuyên kiểm tra hình dạng, kích thớc và vị trí của ván khuôn, nếu có biến dạng do vận chuyển cần phải có biện pháp xử lý thích đáng và kịp thời.
- Cố định ván khuôn bằng thanh chống và cọt buộc.
* Yêu cầu về sử dụng và bảo quản:
- Ván khuôn sử dụng lần sau phải cọ sạch bê tông cũ, đất mùn, bề mặt và cạnh ván phải làm cho sạch lại.
- Ván khuôn sau khi gia công xong phải bảo quản cẩn thận, tránh hiện tượng cong vênh, nứt nẻ,…, phải để nơi khô ráo có mái che và đặt cách đất 10cm , đệm kê ở hai đầu.
- Xếp theo thứ tự , phân loại để còn tiện sử dụng
5. Cách tháo cốp pha:
a.Thời gian tháo dỡ ván khuôn :
- Việc tháo dỡ tiến hành sau khi bê tông đạt độ cứng cần thiết.
- Với ván khuôn thẳng đứng không chịu đợc lực dỡ khi cường độ bê tông đảm bảo cho góc, cạch bề mặt không bị sứt mẻ.
- Với bê tông khối lớn, để tránh sảy ra nứt,phải căn cứ vào nhiệt độ cho phép trong và ngoài bê tông.
- Với ván khuôn chịu tải trọng của khối bê tông thì thời hạn tháo dỡ ván khuôn phải căn cứ vào kết quảthí nghiệm.
-Làm ngược lại với quá trình lắp cốp pha
Tháo nêm hoặc kích để hạ ván sàn,sau đó rút xà gồ ngang,rut xà gồ dọc với trình tự từ trongửa ngoài.
b.Yêu cầu kỹ thuật khi tháo dỡ ván khuôn:
- Khi tháo dỡ ván khuôn phải có biện pháp tránh va chạm hoặc gây chấn động mạnh, làm h hỏng mặt ngoài , sứt mẻ cạnh góc.
- Tháo dỡ các trụ của ván khuôn ở tấm sàn của công trình nhiều tàng phải tuân theo những quy luật sau:
+ Không cho phép tháo dỡ trụ xuống của ván khuôn sàn nằm dới của tấm sàn sắp đổ bê tông.
+ Trụ chống của ván khuôn ở tấm sàn nằm dới có thể tháo dỡ hoàn toàn khi bê tông đạt cờng độ thiết kế.
+ Muốn tháo dỡ trụ sớm hơn thì phải thí nghiệm cường độ bê tông tại thời điểm tháo dỡ và tính toán tải trọng thực tế, nếu đảm bảo kỹ thuật thì tháo dỡ được.
Hiện nay thường dùng dàn giáo và cốp pha bằng thép.
C. NGHỀ BÊ TÔNG
1. Các loại vật liệu sử dụng để đổ bê tông
- Xi măng là chất kết dính trong bêtông, khi đổ bêtông Ximăng kết hợp với nước tạo thành vữa bao bọc các hạt cát, đá và lấp đầy các khoảng rỗng. Sau khi đông cứng vữa xi măng gắn chặt các hạt cát, đá tạo thành khối liên tục và rắn chắc.
- Xi măng thường dùng là ximăng Pooc-lăng, ximăng hỗn hợp và một số loại ximăng khác.
- Khi đánh giá ximăng ta dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Trọng lượng thể tích
+ Tỷ trọng và độ mịn
+ Tính hút nước và nhả nước
+ Tính toả nhiệt
+ Tính chống ăn mòn
+ Tính ổn định thể tích
+ Cường độ ximăng
+ Quá trình đông cứng ximăng
Khi sử dụng cần chú ý đến nhãn, mác và hạn sử dụng ghi trên bao bì.
* Cốt liệu:
a. Cốt liệu nhỏ: Cốt liệu nhỏ dùng cho bêtông thườnglà cát, cát có đường kính ≤ 5mm, là hỗn hợp thiên nhiên của các nham thạch rắn và chắc hay cát nhân tạo được nghiền từ loại nham thạch rắn và chắc.
Những yêu cầu đối với cát:
+ Không lẫn những hạt sỏi, đá dăm có kích thước lớn
+ Không lẫn nhiều hạt bụi, bùn và đất sét, hàm lượng tạp chất này không được vượt quá 3% trọng lượng
+ Hàm lượng mika không được vượt quá 1% trọng lượng
+ Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo từng nhóm, theo mức độ sạch để sử dụng, cát ngoài trời phải che đậy.
b. Cốt liệu lớn:
Cốt liệu lớn thường dùng là sỏi và đá dăm, trong trường hợp đặc biệt có thể dùng sỏi lẫn cát có trong thiên nhiên để làm bêtông.
Khi đánh giá chất lượng của cốt liệu lớn dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Độ rỗng của cốt liệu
+ Cấp phối của cốt liệu
+ Cường độ của cốt liệu
+ Lượng ngậm nước của cốt liệu
Những quy định khi sử dụng cốt liệu lớn:
- Sử dụng đá phải sạch
- Tỷ lệ hạt dẹt, thỏi không quá 15%
- Tỷ lệ đất sét, phù sa không quá 2% khi dùng mác bê-tông >150, không quá 3% khi dùng mác bê-tông từ 100-150 và không quá 5% khi dùng mác bê-tông <100.
* Nước:
+ Dùng nước sạch, không sử dụng nước sông
+ Nước không được lẫn các chất dầu, mỡ , đường…
* Phụ gia:
Để cải thiện độ dẻo của bêtông, tăng độ bền và tiết kiệm ximăng người ta trộn thêm chất phụ gia vào.
2. Mác của bê tông:
a.Mác 100,200,300,400,500.bê tông được trộn bằng tay hoặc bằng máy
Trộn bê tông bằng tay thì bê tông có độ sụt nhỏ hơn khi trộn bằng máy.
b. Tính toán lượng pha trộn:Tỷ lệ của thành phần pha trộn hỗn hợp bê-tông là lượng sỏi, đá, ximăng và nước trong 1m3 bêtông đã được xác định:
- Lượng cát, đá không được sai qúa 5%
- Lượng ximăng không được sai quá 2%
- Tỷ lệ ximăng/ nước (X/N) phải được đảm bảo
- Tỷ lệ thành phần hỗn hợp bêtông có thể tính toán theo thể tích hay trọng lượng
3. Trộn và vận chuyển vữa bêtông:
a. Những yêu cầu đối với trộn bêtông:
-Thành phần của bêtông phải đảm bảo
-Trộn đều đồng nhất về thành phần
-Thời gian trộn và vận chuyển phải rút ngắn
-Vữa bêtông phải có độ sụt nhất định
b. Cân đo vật liệu:
Để đảm bảo lượng pha trộn của các thành phần thì vật liệu cần cân đo chính xác
- Ximăng, cát, đá dăm, sỏi và các chất phụ gia tính theo trọng lượng
- Nước tính theo thể tích
c. Trộn bêtông:
* Trộn bằng tay:Tiến hành trên sàn trộn bằng tôn hay gỗ ghép có diện tích 5-7
m2
- Dụng cụ: Xẻng, cuốc, thùng chứa nước …
- Cách trộn:
+ Trộn cát với xi măng: (trộn khô )
+ Trộn hỗn hợp cát, ximăng với sỏi và một phần nước nhất định .
+ Cuối cùng tưới toàn bộ nước lên hỗn hợp. Miệng thùng tưới nước nhỏ <30% ,vừa tưới vùa trộn .
+ Thời gian trộn <10 phút.
+ Trộn bê tông bằng tay thường có cuờng độ bê tông không cao chỉ dùng cho quy mô nhỏ .
* Trộn bằng máy: Máy trộn thường có hai loại :
Loại có thùng đổ nghiêng được , dung tích 300,400,1200.
- Chu trình làm việc của máy bao gồm :
+ Đổ cốt và xi măng vào cối :
+ Quay cối để trộn đều, sau đó cho nước vào
+ Quay nghiêng cối để trút bêtông ra .
- Cách trộn: Thể tích vật liệu đổ vào cối phải phù hơp với dung tích cối, không chêng lệch quá 10% .
- Cho máy chạy trước khi cho vật liệu vào cối, không dừng máy trước khi bê tông được trút ra
- Trước hết bỏ 10%-15% lượng nước, sau đó cho thêm ximăng, cốt liệu đồng thời và liên tục phần nước còn lại.
- Khi thêm chất phụ gia thì chỉnh chất phụ gia phải trộn sơ bộ với ximăng trên sàn trộn hay máy trộn cho đều nhau.
d. Vận chuyển hỗn hợp bêtông
+ Vân chuyển là đưa bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ bêtông.
+ Có thể vận chuyển bằng cơ giới , nửa cơ giới hoặc thủ công
- Yêu cầu vận chuyển hỗn hợp bêtông
- Dụng cụ và phương pháp vận chuyển phải đảm bảo cho bêtông không bị phân tầng và thay đổi tỷ lệ nước
- Dung tích các phương tiện vận chuyển lấy theo bội số hoặc ước số của một cối trộn.Bố trí dây chuyền đổ bêtông, tránh bị ứng đọng thời gian vận chuyển cần cố gắng rút ngắn
- Vận chuyển bằng xe thô sơ, xe cút kít, xe cải tiến dùng cho phạm vi từ 8-10m.
- Vận chuyển bằng xe goòng là phương tiện vận chuyển nửa cơ giới dung tích 0.4-0.5m3. Chạy trên đường ray nhỏ, chiều rộng đường 600-700mm, độ dốc không quá 2%
- Vận chuyển bằng dây và thùng treo
- Vận chuyển bằng ô tô: Khoảng cách hợp lí nhất là 1.5km loại ô tô tự đổ trộn
- Vân chuyển bằng băng tải: Dùng cho các công trình lớn, có khối lượng
100-150m3 /ca. Băng tải có thêt di chuyển đi xa 2km
- Vận chuyển bằng máy bơm bêtông với đường kính ống là 150, 280 hoặc 283mm
e) Đổ bê tông :
* Chỉ dẫn chung :Trước khi đổ bêtông cần kiểm tra hình dáng, kích thước, vị trí và độ hở các khe rãnh của bàn khuôn, cốt thép dàn giáo, sân công trình.Đối với ván khuôn bằng gỗ phải dọn sạch, kiểm tra kích thước, hình dạng, vị trí của cốt thép cốt thép cũ phải đánh sạch
Không được đặt các vật liệu lên cốt thép, muốn đi lại trong khu vực đổ bêtông thì phải bắc cầu
Tránh đổ bêtông va chạm vào ván khuôn và cốt thép. Nếu đổ bê tông lên lớp bêtông cũ thì phải cạo sạch bề mặt tiếp xúc
* Các phương pháp đổ bêtông móng:
- Đổ bằng máy bơm bêtông:
Chuẩn bị đổ bê tông sàn, dầm
* Chiều cao của bêtông :
- Bắt đầu từ độ sâu trước nhất đổ thành từng lớp , tránh đổ cốt liệu rơi vãi vữa xi măng phân tầng . khi đổ phải giữ cho phương quả dọi thẳng đứng và giảm chiều cao rơi tự do
- Thông thường chiều cao quả dọi rơi tự do trong hỗn hợp không quá 1.5-2cm, ống vòi không quá 5 cm . Khi dùng máng dẫn phía dưới cần có đoạn ống dẫn để tránh cho bêtông bị phân tầng
* Chiều dài đổ bêtông: Khoảng cách vận chuyển, khả năng đầm, điều kiện khí hậu, kích thước của kết cấu cho phép độ dầy của bêtông
* Mạch ngừng khi đổ bê tông bêtông được đổ liên tục không được ngừng khi đổ bêtông. Trong nhiều trương hợp nếu không thể tiến hành đổ bê tông một cách liên tục toàn bộ kết cấu công trình mà phải gián đoạn nhiều vị trí theo yêu cầu tổ chức lao động và kĩ thuật thì chỉ được ngừng tại các vị trí nhất định gọi là mạch ngừng.
* Xử lí khớp nối thi công: Việc sử dụng khớp nối thi công được tiến hành như sau: Dùng bàn chải sắt đánh sạch các mảng vữa trên bề mặt. Dùng nước tưới và rửa toàn bộ bề mặt. Nếu bêtông có độ sụt dưới 4-6 cm thì cần phải rải một lớp vữa ximăng cát khi đổ bê tông mới, công tác đổ bêtông tiến hành bình thường, sau khi đổ bêtông 3-4 giờ giữ cho bêtông đủ độ ẩm cần thiết.
* Đổ bê tông trong các công trình thường gặp:
a. Đổ bêtông móng:
Trước khi đổ bê tông móng cần phải chuẩn bị một lớp lót bê tông. Tạo mặt phẳng cho việc thi công móng khuôn và cốt thép, kiểm tra máy trộn, phương tiện vận chuyển…Nếu khối bêtông quá lớn thì phải phân chia thành nhiều ô đổ.
b. Đổ bê tông dầm, bản cột:
Kiểm tra máy trộn, máy đầm, phương tiện vận chuyển hỗn hợp bêtông, nhân lực, ván khuôn. Dùng máng khuôn đưa bêtông vào cột, đầm được đưa vào trong cột theo phương thẳng đứng.
Nếu chiều cao của cột quá 4 m, không nên đổ bêtông từ trên xuống dưới, phải làm các ô đổ để đổ bêtông vào để tránh hiện tượng phân tầng.
4. Đầm bê tông:
Có thể tiến hành bằng tay hoặc máy
- Đầm bằng tay: Đầm gang nặng 8-10 kg , xà beng nhọn đầu, thép tròn trơn, búa nhỏ, đầm sắt.Đầm gang và sắt được dùng để đầm sân, đường. Que sắt, xà beng dùng trọc cho vữa bê tông đi xuống sâu vào trong kết cấu, búa dùng gõ lên mắt cốt pha, khi đầm cần phải đầm kỹ,xong chỗ này đầm chỗ khác,tránh để sót.
+ Trước khi đầm phải san bằng lớp bê tông vữa
+ Khi đầm khối bêtông nhỏ, độ sụt vữa trên 7 cm phải dùng que sắt chọc đều.
+ Phương pháp này chỉ dùng cho công trình nhỏ
- Đầm bêtông bằng máy: Máy đầm làm việc theo nguyên lí chấn động
- Ưu điểm:
+ Sử dụng được loại vữa bêtông khô, do đó lượng ximăng tiết kiệm được 10-15%.
+ Giảm lượng ximăng và độ co ngót của bêtông, cường độ và tính chống thấm tăng.
Yêu cầu đầm bêtông: chất lượng bêtông phụ thộc nhiều vào công tác đầm bêtông. Khi đổ bêtông từng lớp nằm ngang, phải theo dõi xem chiều dày của lớp đổ có phù hợp với yêu cầu cần thiết không và xem bêtông có được đầm kĩ trước khi đổ lớp sau không.
Khi đầm dùi, phải đầm tong lớp bêtông, chiều day của lớp đó không được lớn 1,25 chiều dày của đầm dùi. Khi đầm mặt đối với kết cấu không có cốt thép (dầm ở trên các mặt sàn)hoặc chỉ có một hàng cốt thép chiều dày của lớp đó không được lớn hơn 250mm, đối với kết cấu 2 hàng cốt thép không được lớn hơn 120mm.
Khi đầm không được tỳ máy lên cốt thép của các kết cấu toàn khối.
Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo bêtông được đầm chặt đầy đủ,khi bê tông không lún nữa, trên mặt bêtông xuất hiện vũă ximăng và bột khí không thoát ra nữa,tuỳ thộc vào độ chảy hỗn hợp của bêtông nhưng thời gian đầm tại mỗi vị trí nằm trong khoảng 2060 giây.
5. Bảo dưỡng bêtông:
Trong điều kiện khô, nóng phải đảm bảo không để xảy ra trường hợp bêtông bị co ngót lớn dẫn tới rạn nứt.
Mục đích bảo dưỡng bê tông là không cho nước xâm nhập vào bê tông mới đổ,không làm mất nước mới đổ.
Bản chất của bảo dưỡng bê tông:làm thoả mãn điều kiện để phản ứng thủy hoá được thực hiện, tác dụng thuỷ hoá chỉ tiến hành ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Tưới nước sạch vào bề mặt của khối bê tông. lần tưới nước đầu tiên thực hiện sau khi đổ bê tông từ 4 đến 6 giờ tuỳ theo nhiệt độ ngoài trời.
Đối với kết cấu phẳng nên dùng bao tải hay rơm ẩm che phủ lên bề mặt bê tông khi bảo dưỡng. Tuyệt đối không để bê tông trắng mặt.
Khi trời nóng phải tưới cả cốp pha. Để mặt bê tông áp vào cốp pha vẫn được ẩm ướt cần thiết.Tại vùng khí hậu khô và nóng phả phủ một lớp cát lên bề mặt bê tông dày ít nhất là 10 cm.
Thời gian giữ ẩm bê tông không được ít hơn 20 ngày đêm, chỉ cho phép người và thiết bị vận chuyển qua lại trên kết cấu bê tông khi cường độ bê tông đạt 15kG\cm2.
· T ổng k ết: Sau gần 1 tháng thực tập công nhân, chúng em đã h ọc hỏi được rất nhiều kiến thức về thi công xây dựng một công trình, đư ợc tìm hiểu về các loại vật li ệu, cấu kiện sử dụng trong thi công công trình, các loại máy móc, thiết bị hiện đại cao cấp với quy mô và công s ất l ớn, đ ược học cách làm các công việc của người công n ân, m ở rộng đư ợc khả năng làm việc thực tế ngoài công trường. Chúng em xin cám ơn c ác anh k ỹ sư phụ t ách đã hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực tập, và hoàn thành báo cáo này , về kiến thức chuy ên ngành xây dựng chúng em cũng chưa đư ợc học nhiều nên trong các quá trình làm việc còn nhi ều thiếu xót, chúng em rất cám ơn sự hư ớng dẫn tận tình của các anh kỹ sư.
Phần nhận xét, Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hà nội, ngày… tháng 01 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top