thuc tap

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1, 2

(Dành cho sinh viên hệ cao đẳng, đại học chuyên ngành tài chính và ngân hàng)

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 01 NĂM 2013

PHẦN 1: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1, 2

1.1. Hướng dẫn chọn đề tài

1.1.1.Tên đề tài

Có thể báo cáo bạn đang thực hiện là báo cáo đầu tiên, do vậy đây cũng có thể là cố gắng lần đầu lựa chọ tên đề tài cho nghiên cứu của mình. Khi bạn tiến hành công việc nghiên cứu, cân nhắc xem bạn có cần thay đổi tên đề tài mà bạn đã lựa chọn khi chuẩn bị nghiên cứu để đảm bảo rằng tên đề tài phản ánh đúng trọng tâm, nó phải phản ánh chính xác nội dung của báo cáo.

Tên đề tài phải ngắn gọn. Tên đề tài nên có độ dài không quá 14 từ và một tên đề tài chuẩn mực phải mô tả đầy đủ nội dung nghiên cứu của bạn.

Tên đề tài gồm 2 phần: tên nội dung nghiên cứu, tên đơn vị kiến tập

Ví dụ:

-         Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương

-         Thực trạng về cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Chợ Lớn – Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Ghi nhớ là tên đề tài phải phản ánh chính xác các phần chính mà bạn đang bàn luận/ tranh luận trong báo cáo. Đây là thực hành nghề nghiệp nên đề tài chỉ yêu cầu mô tả, phân tích, chưa đòi hỏi về giải pháp

1.1.2.Một số gợi ý chọn đề tài

a)Đối vơi ngành ngân hàng

Sinh viên nghiên cứu thuộc lĩnh vực Ngân hàng bao gồm các vấn đề liên quan đến các nội dung đã học:

+ Nghiệp vụ vốn tự có

+ Nghiệp vụ huy động vốn

+ Nghiệp vụ tiếp nhận vốn

+ Nghiệp vụ cấp tín dụng

+ Nghiệp vụ ngân quỹ

+ Nghiệp vụ  đầu tư

+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

+  …...

b)Đối với sinh viên ngành tài chính DN

Sinh viên thuộc ngành TCDN nghiên cứu các vấn đề căn bản về TCDN:

+  Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty…

+ Tổ chức TCDN trong công ty.

+ Tiếp cận vốn lưu động và các biện pháp quản lý (vốn bằng tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu).

+ Quản lý TS cố định và vốn cố định.

+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ (bên trong, bên ngoài).

+ Quản lý chi phí SXKD (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN…).

+ Giải pháp tăng doanh thu của công ty.

+ Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong công ty.

+ …

Ngoài ra, một số sinh viên cũng có thể nghiên cứu về những vấn đề ở tầm vĩ mô liên quan đến các môn học cơ sở ngành như : “Lạm phát và giải pháp kiểm soát lạm phát ở VN”; “Tự do hóa dòng vốn”; “Chính sách tiền tệ nhằm phục vụ phát triển trong mối quan hệ với lạm phát”; v.v…

Ngoài ra , giảng viên hướng dẫn có thể lựa chọn những đề tài khác trong phạm vi chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng phù hợp với nội dung nghiên cứu và năng lực của sinh viên.

Chú ý không được trùng lắp tên đề tài giữa các SV thực tập cùng đơn vị (dù ai hướng dẫn)

2.2.Hình thức báo cáo

-Báo cáo của sinh viên được đánh máy vi tính, một mặt, khổ giấy A4

- Số trang: tối đa 25 - 40 trang được đánh thứ tự từ trang mở đầu đến trang kết luận.

- Font chữ: Vni - Times hoặc Times New Roman mã Unicode cỡ chữ 13, cách dòng 1,5 lines.

- Canh lề: Lề trên và lề dưới: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trái 3, 5 cm.

- Thứ tự trình bày: Mục lục, mở đầu, các chương ( 1,2,3), kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo.

-Mẫu bìa: Theo qui định của nhà trường.

1.3.Cấu trúc một báo cáo thực hành nghề nghiệp 1, 2

Một Báo cáo thực hành nghề nghiệp 1, 2 gồm các phần sau đây:

1.      TRANG BÌA CHÍNH

2.      TRANG BÌA LÓT

3.      ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

4.      ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

5.      LỜI CẢM ƠN

6.      LỜI CAM ĐOAN

7.      MỤC LỤC

8.      DANH MỤC BẢNG BIỂU

9.      DANH MỤC CÁC HÌNH

10.DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

11.PHẦN MỞ ĐẦU

12.CHƯƠNG 1

13.CHƯƠNG 2

14.CHƯƠNG 3

15.KẾT LUẬN

16.PHẦN PHỤ LỤC (nếu có)

17.TÀI LIỆU THAM KHẢO

TỶ TRỌNG CÁC PHẦN CỦA BÁO CÁO

Nội dung

Số trang

1.      Trang bìa chính

2.      Trang bìa phụ

3.      Đánh giá của giảng viên

4.      Đánh giá của cơ quan thực tập

5.      Lời cảm ơn

6.      Lời cam đoan

7.      Mục lục

8.      Danh mục các bảng,

9.      Danh mục các hình,

10.Danh mục các từ viết tắt

11.Phần mở đầu

12.Chương 1

13.Chương 2

14.Chương 3

15.Kết luận

16.Phụ lục

17.Tài liệu tham khảo

1

1

1

1

1

1

2

1

1

1

2

25% số trang quy định

50% số trang quy định

25% số trang quy định

1

1

1-2

1.4.Hướng dẫn viết nội dung các phần của báo cáo

TRANG BÌA

Trang tên đề tài phải bao gồm các phần sau:

-         Tên trường, khoa

-         Logo

-         Tên của báo cáo

-         Tên đề tài

-         Tên học viên, lớp

-         Tháng/ năm nộp báo cáo

LỜI CẢM ƠN

Trong phần này, sự giúp đỡ của bất kỳ ai đều được ghi nhận và cảm ơn. Trang này mang tính tự chọn cao.

MỤC LỤC

Trang này liệt kê các phần chính của tiểu luận cùng với số trang tương ứng

PHẦN MỞ ĐẦU

vTính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Phần giới thiệu cung cấp cho người đọc một cái nhìn sơ lược về nghiên cứu. Nó xây dựng một bối cảnh mà nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu rộng hơn. Thông tin nên được trình bày theo thứ tự từ thông tin khái quát chung đến thông tin cụ thể.

vCâu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

•      Nghiên cứu và phần viết báo cáo của bạn phải mở đầu bằng một vấn đề, một câu hỏi hay một giả thuyết và kết thúc bằng giải pháp đối với vấn đề đó, câu trả lời hoặc sự tán thành/ bác bỏ giả thuyết.

•      Bởi toàn bộ báo cáo tập trung vào câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết nghiên cứu, vì vậy câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu nên được lựa chọn một cách hiệu quả.

•      Khi đã xác định được câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết nghiên cứu theo thuật ngữ/ nghĩa rộng, tiếp đó bạn phải hình thành các mục tiêu hay hành động cụ thể theo trình tự  để thu thập thông tin, sự kiện và số liệu cần thiết để đưa ra câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu.

vPhương pháp nghiên cứu

•      Mô tả các phương pháp, phương thức và tài liệu nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận nghiên cứu, ví dụ: quần thể và mẫu được chọn, kỹ thuật chọn mẫu, địa điểm, tài liệu được sử dụng

•      Bảng câu hỏi/ phỏng vấn; phương thức được lựa chọn cho nghiên cứu

•      Số liệu được phân tích như thế nào? ví dụ: kỹ thuật phân tích nào đã được sử dụng?

•      Những khó khăn/ hạn chế nào gặp phải trong quá trình nghiên cứu.

vNội dung nghiên cứu

•      Nêu tóm tắt các nội dung nghiên cứu

vÝ nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu

•      Ý nghĩa của nội dung mà bạn nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ chức năng của các bộ phận; Tình hình nhân sự; Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;  Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức …

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ …

Phân tích, đánh giá hiện trạng của tổ chức về lĩnh vực mà đề tài khóa luận đề cập đến.  Nêu được những mặt mạnh, mặt yếu của vấn đề, lý giải được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng …

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT

Từ các kết quả trình  bày ở chương 2, tác giả đưa ra những đánh giá, nhận xét của mình.

KẾT LUẬN

Ø  Phần kết luận gồm có phần khái quát ngắn gọn về kết quả nghiên cứu, ví dụ: liên quan đến chủ đề nghiên cứu/ giả thuyết ban đầu, tóm tắt các kết quả nghiên cứu, giải thích/ bình luận về kết quả nghiên cứu, các hàm ý, ứng dụng của nghiên cứu; các hạn chế, thiếu sót của tiểu luận, các khía cạnh có thể phát triển thêm.

Ø  Phần kết luận không chỉ đơn thuần là phần tóm tắt những thông tin trước đó mà cùng với các phần có liên quan khác của tiểu luận được chứng minh bằng kết quả nghiên cứu để tạo ra một luận điểm chặt chẽ/ mạch lạc.

PHỤ LỤC

Bản copy của bảng câu hỏi, phụ lục phỏng vấn, biểu đồ, số liệu, đồ thị quá chi tiết đối với phần nội dung được đặt ở phần này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các tài liệu xuất bản tham khảo trong nghiên cứu được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo, trong đó tên tác giả xếp theo thứ tự bảng chữ cái và sử dụng mẫu tài liệu tham khảo của Harvard.

Ø  Thứ tự:

  Tài liệu tiếng Việt

  Tài liệu tiếng Anh

  Trang web

Ø  Cách viết: STT.Tác giả, Tên sách, Nhà xuất bản, Năm xuất bản

Ví dụ:

9. Phạm Thị Thu Phương,Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2007.

2.Thompson, A.A. and Strickland, A.J., Strategic Management, McGraw-Hill Irwin, Boston

1.5.Đánh giá – cho điểm báo cáo

§  Kết quả thực hành nghề nghiệp của sinh viên được đánh giá qua toàn bộ quá trình và kết quả các bước công việc được thực hiện như: Viết đề cương, đọc tài liệu, thu thập số liệu, nghiên cứu thị trường, … theo đúng yêu cầu và thời gian của nhà trường giao.

§  Điểm của đề án được đánh giá theo thang điểm 10 (Điểm tròn).

Đề án đạt yêu cầu phải từ 5 điểm trở lên. Nếu dưới 5 điểm, sinh viên bị nợ học phần này và phải đăng ký trả nợ học phần theo quy chế đào tạo.

§  Khoa sẽ lập Hội đồng đánh giá  đề án THNN trước khi công bố điểm chính thức cho sinh viên để xem xét các trường hợp sau:

            + Những đề án bị điểm dưới 5 hoặc đạt điểm giỏi.

            + Những đề án có nội dung giống nhau (Từng phần hoặc toàn bộ).

            + Những đề án sao chép (Từng phần hoặc toàn bộ) của sinh viên các khóa khác.

PHẦN 2: NHỮNG CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VIẾT BÁO CÁO

LẬP KẾ HOẠCH VIẾT BÁO CÁO

Dựa theo kế hoạch của Khoa và của giảng viên sinh viên nên lập kế hoạch viết báo cáo cho riêng mình và tuân thủ thời gian biểu đó. Điều này sẽ giúp học viên hoàn thành nghiên cứu đúng thời hạn.

–        Lưu lại nghiên cứu của mình vào đĩa để đảm bảo nghiên cứu của bạn không bị mất do lỗi máy tính.

–        Luôn lưu lại thông tin chi tiết về các tài liệu tham khảo và câu hỏi. Do thiếu phương pháp hệ thống trong việc ghi lại chi tiết, ngày tháng, tài liệu tham khảo... một số lượng lớn tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu có thể bị mất hoặc không được nhớ chính xác.

Công việc

Thời gian

Đề cương

Tuần 1  (Từ ngày … đến ngày ….)

Chương 1

Tuần 2

Chương 2

Tuần 3

Chương 3, kết luận, phần mở đầu

Tuần 4

Hoàn chỉnh

Tuần 5

In ấn và nộp

Tuần 6

LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Ø  Lựa chọn đề tài vừa sức, Không nên lựa đề tài quá khó

Ø  Đề tài phù hợp ngành học

Ø  Đề tài phù hợp đơn vị thực tập

Ø  Chọn đề tài thuộc sở trường của mình

TẠI CƠ QUAN THỰC TẬP

Ø  Ăn mặc lịch sự, đúng quy định cơ quan

Ø  Giờ giấc đúng quy định

Ø  Giao tiếp niềm nở, hòa đồng

Ø  Thực hiện theo quy định của cơ quan

LƯU GIỮ FILE

Ø  Lưu theo file riêng các nội dung sau

o   Phần đầu, ví dụ: 0.Phandau

o   Chương 1, ví dụ: 1.Chuong 1. Ly luan

o   Chương 2 ví dụ: 2.Chuong 2. Thuc trang

o   Chương 3 và kết luận, ví dụ: 3.Chuong 3 - ket luan

o   Phụ lục và tài liệu tham khảo, 4. Phu luc – TLTK

o   File full: Khi hoàn chỉnh toàn bộ

Ø  Làm xong nên sao lưu nhiều bản, gửi lên mail cá nhân hoặc lưu ở ổ đĩa khác, tránh trường hợp sự cố bất trắc xảy ra, ảnh hưởng tiến độ.

XỬ LÝ VĂN BẢN

Ø  Copy văn bản phải cùng bảng mã

Ø  Chuyển bảng mã dùng Unikey: Ctrl + Shift + f6

Ø  Dùng thống nhất 1 font chữ trong toàn bộ báo cáo

Ø  Nên định dạng chuẩn theo quy định trước khi tiến hành soạn thảo.

HÌNH THỨC BÁO CÁO

-         Trang bìa đúng quy định

-         Đánh số trang: Các trang phụ (trước chương 1) đánh số trang theo số la mã I, ii, iii, iv…; Các chương và phụ lục đánh số trang: 1, 2, 3, …

Chương 1. …                                                                           

1.1.                                                                                                       

1.1.1                                                                                                     

1.1.2                                                                                                     

1.2.

Chương 2. …

2.1.

2.1.1

2.1.2                                                                                                     

2.2

-         Không nên dùng header và footer rườm rà

-         Format đúng quy định

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

-         Phần này liên quan đến việc trình bày những kết quả nghiên cứu quan trọng nhất cùng với sự giải thích và bình luận chúng. Lưu ý rằng việc bất kỳ số liệu, bảng biểu, đồ thị..... nào cũng luôn phải có giải thích kèm theo là rất quan trọng.

5.IN ẤN

- Xuất ra file PDF khi in ấn

- Khi in bản thảo nộp cho giảng viên bạn nên in tất cả các phần từ trang bìa trở đi, in những phần bạn đã làm xong để giảng viên sửa một lần, tiết kiệm thời gian sữa chữa.

.

SAU ĐÂY LÀ BÌA MẪU

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG

&

BÁO CÁO

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO  TÀI CHÍNH  CÔNG TY TNHH THIÊN PHÚC

            Giảng viên hướng dẫn:   

            Sinh viên thực tập      :  

            Lớp                              :        

Tp. Hồ Chí Minh, tháng12  năm 2012

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: