thực hành địa lý

VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á MỘT NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG SỰ ĐA DẠNG

* Quá trình nhận biết về khu vực văn hóa Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải.

Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, khu vực văn hóa Đông Nam Á ngày càng được công nhận rộng rải trong khoa học. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc dựng lại các vương triều, các nền văn minh cổ ở đây, mà Đông Nam Á đang từng bước được xem xét như một khu vực lịch sử - văn hóa – kinh tế - chính trị thật sự.

* Văn hóa Đông Nam Á, một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng

Vào khoảng 10.000 năm trước (thời đại đồ đá giữa), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dảy Himalaya thiên di về hướng Đông Nam, tới vùng Đông Nam Á thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai _ Đông Nam Á tiền sử). Với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đây chủng này lan tỏa, họ có mặt trên toàn bộ Đông Nam Á cổ đại. Đông Nam Á cổ đại được xác định trên một khu vực địa lý rộng lớn. Ngoài 11 nước Đông Nam Á hiện nay thì Đông Nam Á cổ đại được xác định phía Bắc gồm toàn vùng Hoa Nam Trung Quốc (phía Nam sông Dương Tử), đảo Đài Loan, một số lảnh thổ ở Đông Bắc Ấn Độ, quần đảo Andaman và Nicoba trong vịnh Bengal, châu Đại Dương và cả đảo Madagasca ở Đông Nam châu Phi (tổ tiên chính là người Mã Lai di cư sang).

Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sự thống nhất do cùng một cội nguồn là một loại hình Indonesien, chính điều đó đã tạo ra bản sắc chung cho văn hóa Đông Nam Á.

*Về ngôn ngữ - chử viết: Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chổ các quốc gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc khác nhau (1998). Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á khác củng là các quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chử viết riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII , chử viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các quốc gia phương tây, chử viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.

*Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẩu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á _ Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.

*Về lể hội: Củng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể nói, ở mổi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…).

*Về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đều có thể thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẽ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á.

*Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song củng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mổi quốc gia, mổi dân tộc. Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.

Có thể khẳng định Đông Nam Á có có một bản sắc văn hóa riêng và ngày càng tiến bộ. Đông Nam Á hiện nay đang phát triển kinh tế, đất nước hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Mà văn hóa là động lực quan trọng nhất của của sự phát triển một nước, một khu vực. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nửa, đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai, Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, một khu vực phát triển, thịnh vượng của thế giới.

1.HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

A.      Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á, một ASEAN của Đông Nam á và vì Đông Nam á.Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội.ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người; GDP khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhânh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển.

Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN

Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài:Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:

*Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;

*Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;

*Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

*Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;

*Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;

*Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;

2.Văn hóa Sa Huỳnh

Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê, một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh Đức Phổ Quảng Ngãi một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Hùynh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã đư­ợc các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc ngư­ời thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ thời hậu kỳ đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á và Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.

3.Văn minh lúa nước

Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.

*Môi trường

Lượng m­ưa hàng năm ở vào khoảng từ 2.000 - 2.500 mm,

Vào thời kỳ tăng trưởng cần một lượng mưa vào khoảng 125 mm trong một tháng,

Thời kỳ thu hoạch cần nhiều nắng (ruộng khô càng tốt),

Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất, khoảng 21 - 27°C,

Cư dân phải có kinh nghiệm trong việc tưới và tiêu (thủy lợi)

*Yếu tố khác

Khu vực canh tác phải có độ bằng phẳng rất cần thiết để duy trì mực nước từ 100 mm đến 150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt.Chính vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thận lợi cho cây lúa nước phát triển. Ví dụ như đồng bằng sông Hồng, lưu vực sông Dương Tử... thích hợp cho cây lúa nước.Thời vụ là yếu tố cũng quan trọng không kém cho cây lúa nước, điều này thúc đẩy việc sáng chế ra lịch tính ngày, tháng, năm và các mùa trong năm của các cư dân trồng lúa nước.

Giống lúa cũng là một yếu tố tăng năng suất và phẩm chất cho cây lúa nước mà các cư dân trồng lúa nước đặc biệt coi trọng.

4.LỄ HỘI GIỮ HỒN LÚA Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á                                                                                                                                                                                           Nông nghiệp trồng lúa, mà chủ yếu là lúa nước, đã trở thành đặc trưng kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Lúa được coi là linh hồn trong lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân khu vực này. Có thể nói, chính nghề nông trồng lúa nước đã nảy sinh hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á, trong đó có lễ hội giữ hồn lúa.Nguồn gốc của lễ hội giữ hồn lúa

Là cư dân của những quốc gia nông nghiệp, người Đông Nam Á mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa, họ đã có quan niệm: mọi vật bao giờ cũng có hai phần, phần xác và phần hồn. Mỗi cây lúa cũng vậy, đều có hồn lúa trú ngụ. Hồn sẽ mang lại sinh khí, giúp cho cây lúa tươi tốt, đâm bông, trổ hạt. Giống như con người, cây lúa sẽ chết nếu phần hồn dời bỏ nó. Và theo đó, nghi lễ giữ hồn cho cây lúa đã xuất hiện rất tự nhiên như bao tín ngưỡng khác của cư dân nông nghiệp nơi đây.

Hồn của vạn vật là cái gì đó rất mơ hồ. Hình dạng hồn của mỗi vật được nhận thức một cách khác nhau do quan niệm của hoàn cảnh sống, do cảm nhận của giác quan. Với người dân nông nghiệp Đông Nam Á, hồn lúa luôn hiện lên với hình tượng của người phụ nữ. Có nhiều cách lý giải về điều này. Có ý kiến cho rằng, kinh tế cơ bản của cư dân nơi đây là trồng trọt, người phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng ở buổi ban đầu trong cuộc sống hái lượm và trồng trọt. Với công việc đó, người phụ nữ đã đảm nhận vai trò to lớn, được trân trọng với sự hình thành chế độ mẫu hệ (1). Có lẽ thế nên hồn lúa, sinh khí sự sống của cây lúa, đã hóa thân vào họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á lại có kiến giải: chức năng người phụ nữ là sinh sản, duy trì nòi giống. Điều đó cũng có ở cây lúa. Và như thế, người phụ nữ chính là biểu tượng thiêng liêng của hồn lúa… (2). Dù là cách lý giải nào thuyết phục, thì cũng đều có một điểm chung, đó là sự trân trọng hồn lúa như hình ảnh người mẹ không thể thiếu trong các gia đình nông nghiệp Đông Nam Á. Với mỗi nơi, cách gọi về hồn lúa là khác nhau. Có thể đó là thần lúa, nữ thần lúa, có nơi đặt tên là mẹ lúa, hoặc công chúa mặt trời…

Để giữ hồn cho cây lúa, đương nhiên nghi lễ này sẽ được tiến hành vào đầu mùa gieo hạt hoặc đầu mùa gặt. Cư dân Đông Nam Á quan niệm, đây là thời điểm hồn lúa rất dễ bay đi do thay đổi chỗ ở.

Ở Malaysia và Singapor, hồn lúa được gọi là công chúa mặt trời. Sau các nghi lễ long trọng ở ngoài đồng, công chúa mặt trời được rước về nhà trong một khung cảnh lộng lẫy. Trong lễ hội này, người ta tuyển chọn một cô gái đẹp, cho mặc xiêm y màu vàng (biểu tượng cho hạt lúa chín), bố trí ngồi trên chiếc xe dán giấy trang kim sặc sỡ, xung quanh cô là rất nhiều bó lúa được xếp như là những đóa hoa. Chiếc xe chở cô gái, biểu tượng của công chúa mặt trời, được đi đầu đoàn xe chở lúa. Trên tay cô gái là một bó lúa được gặt từ thửa ruộng thiêng. Khi về đến sân đập, cô gái sẽ chia bó lúa (thường là 7 nhánh) cho các bà mẹ trong làng. Những người phụ nữ này mang các nhánh lúa được chia, bọc trong một chiếc khăn sạch và bỏ vào giỏ riêng. Giỏ được coi như một chiếc nôi để hồn lúa nằm. Sau đó, họ cẩn thận đặt chiếc giỏ ấy vào kho thóc của gia đình.

Tại Thái Lan, vào khoảng tháng chín âm lịch, khi mà cây lúa bắt đầu ngậm đòng kết hạt, người Thái bắt đầu chọn ngày làm lễ cầu nữ thần lúa. Lễ hội diễn ra rất tưng bừng, náo nhiệt, được tổ chức khá công phu ở ngoài đồng. Người ta lấy rơm, kết lại thành hình một người phụ nữ rồi đặt ở ngoài đồng cùng lụa là, các lễ vật khác: bánh chuối, trứng và một nắm cơm; còn có thêm cả phấn, nước hoa và lược. Họ quan niệm, nữ thần lúa cần trang điểm, chải chuốt bộ tóc mượt mà. Cũng có nơi, họ mặc thêm bộ quần áo mới may cho người rơm. Họ cầu mong nữ thần lúa sinh sản nhiều lúa, sao cho thóc đầy vựa, cơm đầy nồi.

5.Độc đáo tết té nước các quốc gia ở Đông Nam Á

Tết té nước tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á thường diễn ra từ 13 tới 15/4 hàng năm. Điểm nhấn của lễ hội độc đáo này chính là lúc mọi người té nước vào nhau như cách thể hiện thay lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Dù có nhiều tên gọi khác nhau giữa các quốc gia như lễ Songkran ở Thái Lan, Bunpimay ở Lào, Thingyan ở Manmar và Chol Chnam Thmay ở Campuchia, nhưng Tết té nước tại các quốc gia này có nhiều điểm chung về hình thức.  Sau những lễ nghi mang đậm sắc thái tôn giáo tại đền chùa, mọi người đổ ra đuờng, dùng xô, chậu, vòi nước hay súng nước tha hồ nghịch nước vào nhau, sau đó còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Mọi người quan niệm rằng đón nhận nước té càng nhiều càng tốt bởi như vậy họ sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới. Hiện nay, tết Té nước ở các nước Đông Nam Á đang là điểm đến của nhiều du khách trên thế giới. Bởi Tết Té nước mang tính chất cộng đồng rộng rãi, không phân biệt người địa phương hay du khách, không phân biệt già trẻ, gái trai, các tầng lớp xã hội, ngôn ngữ… tất cả đều cùng hòa vào những điệu nhảy, ca hát, uống rượu, nghịch nước và tận hưởng niềm vui bất tận trong làn nước mát trong. 

Tết té nước Songkran của người Thái diễn ra trong dịp nóng nhất trong năm. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Bất kể là ai đều có thể té nước mà không sợ bị mắng và té nước càng nhiều, năm mới càng gặp may mắn, thành đạt. Ngoài té nước, người Thái còn bôi bột mì lên mặt, lên đồ vật để trừ tà ma, xua đi rủi ro trong cuộc sống.

Thủ đô Bangkok là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất. Người dân ở đây hay tề tựu ở khu vực đường Khao San bởi đây là một trong những điểm nóng diễn ra hoạt động té nước hoành tráng nhất. Trong khi đó Chiang Mai được xem là thủ đô của Songkran bởi nơi đây tổ chức Songkran đầy màu sắc truyền thống với nhiều phong tục cổ xưa vẫn còn được lưu giữ. Dịp này, người Chiang Mai lo trang hoàng lại nhà cửa và chùa chiền, sao cho nhà cửa thật lộng lẫy, chùa chiền thật đẹp và uy nghiêm. Trong Tết té nước, người dân ở Chiang Mai cũng làm lễ buộc chỉ cổ tay như một hình thức chúc may mắn trong năm mới. Với họ, ngày Tết Songkran càng ướt càng vui, càng hạnh phúc nên ai cũng chuẩn bị kỹ các phương tiện té nước vào người nhau. Sau khi mọi người vui thỏa với việc chúc phúc nhau bằng nước thì họ bắt đầu ăn Tết. Songkran là Tết mọi người nghĩ tới người đã khuất nên họ thường chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn để cúng tổ tiên rồi tiếp đó mới vui chơi thỏa thích.

Tại Campuchia, vào dịp Tết té nước Chol Chnam Thmay trên khắp các con đường, những ngôi chùa sáng rực đèn hoa, đặc biệt là những con đường hướng về Hoàng cung. Trong đêm giao thừa, mọi người thắp nhang đèn đưa tiễn thần Téveda cũ để rước thần Téveda Thmay vào nhà. Ngày đầu tiên của năm mới, người dân ăn mặc thật đẹp rồi đội mâm lễ đến chùa cúng Phật. Qua ngày thứ hai, mọi người làm lễ dâng cơm của gia đình mình vào bình bát cho các sãi dùng như thể hiện lòng tôn kính và nhận lại từ sãi trưởng lời chúc phúc cho cả nhà. Ngày thứ ba là lễ tắm Phật. Vào buổi tối, các hoạt động lễ hội đường phố sẽ diễn ra từng bừng như: lễ té nước, bôi bột màu…

 6.Lễ hội chùa Hương

Kéo dài suốt 3 tháng (tính từ thời điểm khai hội mùng 6 tháng giêng đến giữa tháng 3 âm lịch), lễ hội chùa Hương xứng đáng được mệnh danh là lễ hội đẹp nhất nước ta.Chùa Hương và động Hương Tích là danh lam nổi tiếng của Việt Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km. Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp...Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.Mùa lễ hội năm nay, một số dịch vụ tại Chùa Hương có tăng lên, đặc biệt như vé đò tăng từ 25.000 đến 35.000 đồng cho một vé, Vé thắng cảnh tại khu di tích cũng tăng lên.

7.Egetarian Festival

Lễ hội ăn chay Phuket ( Vegetarian Festival ) là sự kiện thường niên diễn ra trong tháng 9 âm lịch. Người Thái tin rằng lễ hội ăn chay cùng với những nghi thức thiêng liêng của nó sẽ ban phát may mắn cho những người tuân thủ nghi lễ này.

Lễ hội ăn chay Phuket ( Vegetarian Festival ) là sự kiện thường niên diễn ra trong tháng 9 âm lịch. Người Thái tin rằng lễ hội ăn chay cùng với những nghi thức thiêng liêng của nó sẽ ban phát may mắn cho những người tuân thủ nghi lễ này. Trong suốt 10 ngày diễn ra lễ hội, các tín đồ thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với đức tin dành cho các thánh thần và sức mạnh thần thánh đã ban cho họ. Ngoài ra, lễ hội còn có một số nghi lễ đặc biệt như đi bộ chân trần trên than nóng hay dùng vật nhọn xuyên qua má...

8.Du lịch Campuchia.

Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm.Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn hoá hẫp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch khác.Các điểm tham quan khác có thể phải kể đến vùng đồi núi thuộc tỉnh Rattanakiri và tỉnh Mondulkiri, những ngôi đền nằm biệt lập thuộc tỉnh Preah Viherd và Banteay Chhmar và các khu vực kinh tế quan trọng như Battambang, Kep và Kampot là những địa danh mới được khám phá gần đây.Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Nhưng sự hùng vĩ này lại trái ngược với Cánh đồng chết và bảo tàng diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê rợn và tàn bạo nhất của thế kỷ 20.Ngày nay, người Khmer vốn chiếm 95% dân số Campuchia đã tạo ra những ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, họ chính là những người thân thiện và hạnh phúc nhất mà du khách từng gặp. Nụ cười người Khmer có ở khắp nơi, như trong chuyện cổ tích và truyền thống đậm đà bản sắc riêng của dân tộc này. Campuchia vì vậy thật sự là vùng đất của sự tương phản: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch, giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc điểm vô song của đất nước Campuchia. Điều đó thúc đẩy bất cứ du khách nào cũng khát khao một lần đặt chân lên mảnh đất này.

9.Tháp đôi Petronas

Petronas Towers tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia hiện là tòa tháp đôi cao nhất thế giới. Công trình do kiến trúc sư người Argentina, César Pelli, thiết kế, và được hoàn thành vào năm 1998.Petronas Towers có 88 tầng, mọc trên khu đất từng là một trường đua xe. Kết cấu tòa nhà phần lớn là bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cực tốt. Bề mặt hai tòa tháp hoàn toàn bằng kính và thép, được thiết kế theo motip nghệ thuật đạo Hồi, tôn giáo chính tại Malaysia.

10.Đền angkor Wat

Angkor Wat (đọc theo tiếng Việt : Ăng-co Vat) thuộc tỉnh Siem Reap. Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom (Ăng-co Thom) thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.Cách bố cục này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm du khách từ khắp nơi trên thế giới.Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: