Thuc Hanh Benh Tim mach
NguyÔn l©n viÖt
(Chñ biªn)
Thùc hμnh
BÖnh tim m¹ch
Nhμ xuÊt b¶n Y häc
2003
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thiên niên kỷ mới, chúng ta vui mừng chứng
kiến và tiếp thu những thành tựu phát triển của khoa học kỹ
thuật nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của con
người.
Tuy vậy, chúng ta cũng không khỏi lo âu bởi mô hình
bệnh tật đã có những sự thay đổi theo chiều hướng của các nước
đang phát triển. Trong các loại bệnh lý đó, bệnh tim mạch là một
trong những bệnh đang có xu hướng tăng nhanh một cách rõ rệt
ở nước ta.
Trong thời gian gần đây, các bác sỹ của chúng ta đã tiếp
thu và ứng dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật tiên tiến trong
chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch, từ đó đã cải thiện được
hẳn tiên lượng bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tuy nhiên, khối lượng kiến thức và những hiểu biết mới
trong lĩnh vực tim mạch thì ngày càng gia tăng, nhưng điều kiện
trang thiết bị thực tế tại nhiều tuyến của chúng ta còn chưa đáp
ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, các thầy thuốc nhiều khi sẽ
khá lúng túng trong thực hành chẩn đoán và điều trị cho các
bệnh nhân tim mạch.
Xuất phát từ thực tiễn công tác điều trị và giảng dạy trong
nhiều năm, tập thể các cán bộ giảng dạy của Bộ môn Tim mạch,
Trường Đại học Y Hà nội và một số cộng sự đã cố gắng tham
gia biên soạn quyển sách này.
Với phương châm là bám sát thực tế, dễ dàng ứng dụng
nhưng cũng không kém phần cập nhật, chúng tôi đã cố làm hết
sức mình trong việc biên soạn để phù hợp với những yêu cầu nói
trên. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi cố gắng cập nhật
những thông tin mới nhất có thể có trên nền tảng những kiến
thức kinh điển đã biết trong lĩnh vực tĩnh mạch.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách "Thực hành Bệnh Tim
mạch" này không chỉ dành cho các bác sỹ chuyên khoa tim
mạch mà có thể còn giúp ích cho các bác sỹ thực hành nói chung
cũng như để các sinh viên y khoa tham khảo thêm trong học tập.
Y học là một ngành khoa học có lượng thông tin được bổ
sung và đổi mới hàng ngày. Mặt khác, sự hiểu biết của chúng tôi
còn có hạn và thời gian biên soạn khá sát sao nên quyển sách
này chắc chắn còn những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất hoan
nghênh và sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của
các bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
CÁC TÁC GIẢ
CHỦ BIÊN
Phó giáo sư, Tiến sỹ NGUYỄN LÂN VIỆT
Tham gia biên soạn:
Thạc sỹ NGUYỄN LÂN HIẾU
Thạc sỹ PHẠM MẠNH HÙNG
Tiến sỹ ĐỖ DOÃN LỢI
Bác sỹ NGUYỄN NGỌC QUANG
Thạc sỹ PHẠM THÁI SƠN
Phó giáo sư, Tiến sỹ NGUYỄN LÂN VIỆT
MỤC LỤC
1. Đau thắt ngực không ổn định ......................................................... 1
2. Đau thắt ngực ổn định .................................................................... 17
3. Nhồi máu cơ tim cấp....................................................................... 35
4. Biến chứng của nhồi máu cơ tim cấp......................................... 53
5. Sốc tim ................................................................................................ 75
6. Rối loạn lipid máu ........................................................................... 85
7. Tăng huyết áp.................................................................................... 95
8. Tai biến mạch máu não ................................................................121
9. Tách thành động mạch chủ .........................................................139
10. Điều trị một số rối loạn nhịp tim thường gặp ........................167
11. Thấp tim............................................................................................219
12. Hẹp van hai lá .................................................................................231
13. Hở van hai lá ...................................................................................253
14. Hở van động mạch chủ.................................................................267
15. Hẹp van động mạch chủ...............................................................287
16. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn................................................305
17. Van tim nhân tạo............................................................................321
18. Suy tim..............................................................................................341
19. Bệnh cơ tim giãn ............................................................................379
20. Bệnh cơ tim phì đại .......................................................................387
21. Bệnh cơ tim hạn chế......................................................................395
22. Viêm màng ngoài tim cấp ...........................................................399
23. Tràn dịch màng ngoài tim ...........................................................411
24. Viêm màng ngoài tim co thắt .....................................................423
25. Tâm phế mạn...................................................................................431
26. Nhồi máu phổi ................................................................................453
27. Thông liên nhĩ.................................................................................475
28. Thông liên thất................................................................................485
29. Còn ống động mạch ......................................................................495
30. Bệnh van động mạch phổi...........................................................503
31. Tứ chứng Fallot ..............................................................................509
32. Hẹp eo động mạch chủ.................................................................519
1
ĐAU THẮT NGỰC KHÔNG ỔN ĐỊNH
Đau thắt ngực không ổn định (unstable angina,
ĐTNKÔĐ) là một trong những vấn đề khá thời sự hiện nay do
tính chất thường gặp của nó cũng như nhiều tiến bộ mới trong
chẩn đoán và điều trị. Hàng năm ở Mỹ ước tính có tới > 700 000
bệnh nhân nhập viện vì ĐTNKÔĐ. Tiên lượng của ĐTNKÔĐ
cũng nặng nề không kém nếu so với NMCT.
Thuật ngữ Hội chứng mạch vành cấp bao gồm: NMCT
cấp có ST chênh lên (hoặc có Q); NMCT cấp không Q; và
ĐTNKÔĐ. Trong đó, người ta thường xếp NMCT không Q và
ĐTNKÔĐ vào cùng một bệnh cảnh gọi là Bệnh mạch vành
không ổn định và có cách xử trí như nhau.
Trong bài này đề cập chủ yếu đến ĐTNKÔĐ trong bối
cảnh của bệnh mạch vành không ổn định nhưng cũng là để áp
dụng cho điều trị NMCT không có sóng Q.
I. Sinh lý bệnh
A. Cho đến nay người ta đã hiểu rõ cơ chế của ĐTNKÔĐ là
sự không ổn định của mảng xơ vữa và mảng này bị vỡ
ra. Sự vỡ ra của mảng xơ vữa cũng gặp trong NMCT
cấp, tuy nhiên mức độ và diễn biến có khác nhau đôi
chút. Nếu sự nứt vỡ là lớn và hình thành máu đông ồ ạt
lấp toàn bộ lòng mạch sẽ dẫn đến NMCT. Nếu sự nứt vỡ
nhỏ hơn và cục máu đông này chưa dẫn đến tắc hoàn
toàn ĐMV thì đó là ĐTNKÔĐ. Tuy nhiên, ĐTNKÔĐ có
thể diễn biến nặng và biến thành NMCT thực sự.
B. Sự hình thành cục máu đông: Như đã trình bày ở trên,
khi mảng xơ vữa bị vỡ, lớp dưới nội mạc được lộ ra và
tiếp xúc với tiểu cầu, dẫn đến hoạt hoá các thụ thể
IIb/IIIa trên bề mặt tiểu cầu và hoạt hoá quá trình ngưng
kết của tiểu cầu. Thêm vào đó tiểu cầu ngưng kết này sẽ
2
giải phóng ra một loạt các chất trung gian làm co mạch
và hình thành nhanh hơn cục máu đông.
C. Hậu quả là làm giảm nghiêm trọng dòng máu tới vùng cơ
tim do ĐMV đó nuôi dưỡng, và biểu hiện trên lâm sàng
là cơn đau ngực không ổn định. Trong thực tế một số yếu
tố sau có thể làm nặng bệnh hơn: sốt, tăng huyết áp
nhiều, rối loạn nhịp tim, cường giáp...
Hình 1-1. Sự nứt ra của mảng xơ vữa trong ĐTNKÔĐ.
II. Chẩn đoán
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Đặc điểm chung: so với bệnh nhân NMCT, bệnh
nhân ĐTNKÔĐ thường có tuổi già hơn, có tỷ lệ tiểu
đường cao hơn, tỷ lệ tăng huyết áp (THA) và rối loạn
lipid máu cũng gặp nhiều hơn. Thêm vào đó, số bệnh
nhân ĐTNKÔĐ sau NMCT hoặc các thủ thuật can
thiệp ĐMV cũng nhiều.
2. Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng đau ngực cũng
giống như trong đau ngực ổn định đã mô tả, chỉ có sự
khác nhau về tính chất, trong ĐTNKÔĐ tính chất dữ
dội hơn, kéo dài hơn, có thể xảy ra cả trong khi nghỉ,
có thể không hoặc ít đáp ứng với Nitrates.
3. Khám lâm sàng:
a. Khám lâm sàng ít có giá trị để chẩn đoán
ĐTNKÔĐ, nhưng khám lâm sàng là cực kỳ quan
3
trọng giúp chẩn đoán phân biệt cũng như đánh
giá các yếu tố nguy cơ, biến chứng...
b. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh như viêm
màng ngoài tim, viêm phế quản, viêm khớp ức
sườn, các bệnh tim thực tổn kèm theo...
c. Phát hiện các triệu chứng của suy tim, tiếng T3,
hở van tim...
4. Phân loại ĐTNKÔĐ theo Braunwald: giúp phân
loại bệnh nhân và dự đoán tiên lượng bệnh cũng như
có thái độ xử trí thích hợp.
Bảng 1-1. Phân loại ĐTNKÔĐ theo Braunwald.
Độ Đặc điểm
I Đau ngực khi gắng sức:
• Mới xảy ra, nặng, tiến triển nhanh
• Đau ngực mới trong vòng 2 tháng
• Đau ngực với tần số dày hơn
• Đau ngực gia tăng khi gắng sức nhẹ
• Không có đau ngực khi nghỉ trong vòng 2 tháng
II Đau ngực khi nghỉ, bán cấp:
• Đau ngực khi nghỉ xảy ra trong vòng 1 tháng
nhưng không phải mới xảy ra trong vòng 48 giờ
III Đau ngực khi nghỉ, cấp:
• Đau ngực xảy ra trong vòng 48 giờ
Các hoàn cảnh lâm sàng
A Đau ngực thứ phát: xảy ra do các yếu tố không
phải bệnh tim mạch như thiếu máu, nhiễm trùng,
cường giáp trạng, thiếu ôxy...
B Đau ngực tự phát
C Đau ngực không ổn định sau NMCT: trong vòng
2 tuần sau NMCT
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ:
a. Trong cơn đau có thể thấy sự biến đổi của đoạn
ST: ST chênh xuống, T đảo chiều, ST chênh lên
thoáng qua. Nếu ST chênh lên bền vững hoặc
4
mới có xuất hiện bloc nhánh trái thì ta cần phải
nghĩ đến NMCT.
b. Có 20 % bệnh nhân không có thay đổi trên ĐTĐ.
c. Việc phân biệt ĐTNKÔĐ với NMCT cấp không
có sóng Q chủ yếu là xem có sự thay đổi của men
tim hay không.
Bảng 1-2. Phân tầng nguy cơ của bệnh nhân ĐTNKÔĐ
Nguy cơ cao Nguy cơ vừa Nguy cơ thấp
Có một trong các
biểu hiện sau:
Không có các dấu
hiệu nguy cơ cao
nhưng có 1 trong
các dấu hiệu sau:
Không có các
biểu hiện của
nguy cơ cao hoặc
vừa
• Đau ngực khi
nghỉ > 20 phút,
của bệnh mạch
vành
• Có phù phổi cấp
do bệnh mạch
vành
• Đau ngực khi
nghỉ có kèm
theo đoạn ST
thay đổi > 1mm
• Đau ngực kèm
theo xuất hiện
ran ở phổi, tiếng
tim thứ 3 hoặc
HoHL mới
• Đau ngực kèm
theo tụt huyết
áp
• Đau ngực khi
nghỉ >20 phút
nhưng đã tự đỡ
• Đau ngực khi
nghỉ >20 phút
nhưng đáp ứng
tốt với điều trị
• Đau ngực về
đêm
• Đau ngực có
kèm theo thay
đổi ST
• Đau ngực mới
xảy ra trong
vòng 2 tuần,
tính chất nặng.
• Có sóng Q bệnh
lý hoặc xuất
hiện ST chênh
xuống ở nhiều
chuyển đạo.
• Tuổi > 65
• Có sự gia tăng
về tần số và
mức độ đau
ngực
• Đau ngực
khởi phát do
gắng sức nhẹ
• Đau ngực mới
xuất hiện
trong vòng 2
tuần- 2 tháng
• Không thay
đổi ST
2. Men tim:
a. Vì tính chất khó phân biệt với NMCT (không
sóng Q) và có thể tiến triển đến NMCT của
5
ĐTNKÔĐ nên mọi bệnh nhân cần được làm xét
nghiệm men tim và theo dõi các men này.
b. Các men thường được dùng để theo dõi là CK và
CK-MB; Troponin T và I.
c. Về nguyên tắc trong ĐTNKÔĐ không có sự thay
đổi các men tim, tuy nhiên trong một số trường
hợp có thể thấy tăng đôi chút men Troponin I và
điều này báo hiệu tiên lượng xấu hơn.
3. Siêu âm tim: Siêu âm tim thường giúp ích cho ta
chẩn đoán rối loạn vận động vùng (nếu có), đánh giá
chức năng thất trái (đặc biệt sau NMCT) và các bệnh
lý thực tổn van tim kèm theo hoặc giúp cho việc chẩn
đoán phân biệt.
4. Các nghiệm pháp gắng sức:
a. Cần chú ý là khi đã chẩn đoán chắc chắn
ĐTNKÔĐ thì không có chỉ định làm các nghiệm
pháp gắng sức do tính chất bất ổn của bệnh.
b. Các nghiệm pháp này chỉ đặt ra khi bệnh nhân ở
nhóm nguy cơ thấp, lâm sàng không điển hình,
không có thay đổi trên ĐTĐ và đã điều trị ổn
định tại bệnh viện trong vài ngày.
5. Chụp động mạch vành:
a. Chỉ định chụp động mạch vành trong ĐTNKÔĐ
được các tác giả thống nhất là ở nhóm bệnh nhân
có nguy cơ cao, vì mục đích của chụp ĐMV là để
can thiệp ĐMV nếu có thể. Các chỉ định khác là
khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc tái phát đau
ngực sau khi đã dùng thuốc điều trị tối ưu, khi
bệnh nhân có suy tim, rối loạn nhịp, giảm chức
năng thất trái... (bảng 1-3). Hiện nay một số trung
tâm trên thế giới chủ trương chụp ĐMV và can
thiệp cho mọi bệnh nhân ĐTNKÔĐ ngay thì đầu.
Tuy nhiên, cách này chưa tỏ ra lợi ích vượt trội
6
so với cách điều trị bảo tồn trước, nó chỉ vượt trội
ở nhóm có nguy cơ cao.
Bảng 1-3. Các chỉ định của chụp ĐMV trong ĐTNKÔĐ.
• Nhóm nguy cơ cao.
• Tiền sử có can thiệp ĐMV hoặc mổ cầu nối.
• Suy tim.
• Giảm chức năng thất trái (EF < 50%).
• Rối loạn nhịp thất ác tính.
• Còn tồn tại hoặc tái phát đau ngực sau dùng thuốc .
• Có vùng giảm tưới máu cơ tim rộng trên các xét nghiệm
chẩn đoán không chảy máu (xạ đồ cơ tim, siêu âm tim
stress).
• Có bệnh van tim rõ rệt kèm theo (HoHL, HoC).
III. Điều trị
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta bắt đầu bằng các
phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa là nền tảng và
bắt đầu cho mọi trường hợp. Các biện pháp điều trị tái tạo mạch
(can thiệp nong hoặc đặt Stent ĐMV, phẫu thuật làm cầu nối
chủ-vành) rất quan trọng và là điều trị mang tính triệt để, cần
được cân nhắc trong từng tình huống cụ thể.
A. Mục tiêu của điều trị nội khoa
1. Nhanh chóng dùng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
2. Làm giảm đau ngực bằng các thuốc chống thiếu máu
cục bộ cơ tim.
3. Các bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa
cần được chỉ định can thiệp cấp cứu. Với những bệnh
nhân đáp ứng tốt với điều trị nội khoa cũng cần được
sàng lọc và xem xét chụp động mạch vành để quyết
định tiếp hướng điều trị tái tạo mạch cho bệnh nhân
(nong ĐMV và/hoặc đặt Stent, mổ cầu nối...).
B. Các ưu tiên trong điều trị
1. Aspirin.
7
2. Giảm đau ngực bằng Nitrate và/hoặc chẹn bêta giao
cảm.
3. Chống đông máu bằng Heparin hoặc Heparin trọng
lượng phân tử thấp (LMWH).
4. Các thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa tiểu cầu.
C. Thuốc chống ngưng kết tiểu cầu đường uống
1. Aspirin:
a. Cơ chế chống ngưng kết tiểu cầu của Aspirin là
thông qua chẹn con đường Thromboxan A2 làm
bất hoạt tiểu cầu.
b. Tuy tác dụng của Aspirin được coi là yếu trong
chống ngưng kết tiểu cầu nhưng nhiều nghiên
cứu đã chứng minh được là nó có thể làm giảm
tới 50% tử vong hoặc NMCT ở bệnh nhân
ĐTNKÔĐ.
c. Thuốc có thể phát huy tác dụng ức chế
Thromboxan A2 trong vòng 15 phút, nên cần cho
ngay khi bệnh nhân nhập viện. Nên cho loại hấp
thu nhanh (BabyAspirin viên 81 mg nhai 4 viên).
hoặc gói bột Aspegic (gói 100 mg) uống 3 gói.
d. Tuy còn bàn cãi về liều duy trì nhưng liều lượng
ngay lúc đầu nên dùng khoảng 300 mg để có thể
đạt được khả năng tác dụng tối đa chống ngưng
kết tiểu cầu trong ngày đầu, những ngày sau có
thể dùng liều từ 81 - 325 mg/ngày.
2. Tilcopidine (Ticlid) và Clopidogrel (Plavix):
a. Các thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu thông
qua con đường ức chế ADP có liên quan hoạt hoá
tiểu cầu, do đó khả năng chống ngưng kết tiểu
cầu mạnh hơn Aspirin.
b. Ticlopidine cần khoảng 2-3 ngày để đạt được
hiệu quả tác dụng tối đa. Với Clopidogrel thì thời
gian này ngắn hơn đôi chút.
8
c. Tác dụng phụ: Ticlid có thể gây hạ bạch cầu máu
(0,2 -5 % các trường hợp), có thể gây hạ tiểu cầu
máu kèm theo. Tác dụng phụ này ít gặp hơn đối
với Clopidogrel.
d. Liều lượng: Ticlid cho ngay 500 mg sau đó cho
250mg x 2 lần/ngày trong những ngày sau. Plavix
cho liều ban đầu 300 mg sau đó 75 mg/ngày.
e. Chỉ định: Vì lý do giá thành còn tương đối cao
và vì tác dụng phụ nặng có thể xảy ra nên các
thuốc này chỉ nên chỉ định trong trường hợp bệnh
nhân kém dung nạp với Aspirin. Trong trường
hợp có can thiệp đặt Stent ĐMV thì nên cho thêm
thuốc này phối hợp với Aspirin. Sau khi đặt Stent
các thuốc này được dùng tiếp trong 2-4 tuần rồi
ngừng và chỉ tiếp tục cho Aspirin
D. Các thuốc chống đông
1. Heparin:
a. Vì cơ chế hình thành cục máu đông trong
ĐTNKÔĐ, nên việc cho thuốc chống đông là bắt
buộc.
b. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dùng
Heparin phối hợp với Aspirin trong ĐTNKÔĐ
làm giảm nguy cơ tử vong và NMCT tới 33 % so
với chỉ dùng Aspirin đơn độc.
c. Thời gian dùng Heparin nên kéo dài khoảng 3-7
ngày, nếu dùng dài quá có thể làm tăng nguy cơ
gây hạ tiểu cầu máu của Heparin.
d. Hiệu ứng bùng lại (rebound) thiếu máu cơ tim
cục bộ khi ngừng Heparin có thể gặp là do hình
thành huyết khối liên quan đến kích thích hoạt
hoá tiểu cầu. Do đó việc duy trì liên tục Aspirin
là biện pháp tốt để phòng tránh hiệu ứng này.
e. Nên dùng Heparin theo đường truyền TM.
9
f. Liều dùng: Liều khuyến cáo hiện nay là liều
tương đối thấp, tiêm ngay TM 60 UI/kg sau đó
truyền TM liên tục liều 15 UI/kg/giờ. Cần kiểm
tra thời gian aPTT mỗi 6 giờ sao cho thời gian
này đạt khoảng 50-70 giây.
2. Heparin có trọng lượng phân tử thấp (LMWH):
a. Lợi thế so với Heparin thường là: có thời gian tác
dụng kéo dài, liều cố định do dùng tiêm dưới da
mà ít cần theo dõi bằng các xét nghiệm liên tục,
ức chế cả yếu tố Xa và IIa của tiểu cầu, ít gây
giảm tiểu cầu máu.
b. Một số nghiên cứu cho thấy LMWH làm giảm 17
% tỷ lệ NMCT hoặc tử vong ở bệnh nhân
ĐTNKÔĐ so với dùng Heparin thường.
c. Liều lượng: Có nhiều loại LMWH trong đó có
những loại hay được dùng: tiêm dưới da:
• Enoxaparin (Lovenox): 1mg/kg mỗi 12 giờ,
• Dalteparin: 120 U/kg mỗi 12 giờ,
• Nadroparin (Fraxiparin): 0,1 ml/10kg cân
nặng, tiêm dưới da chia 2 lần trong ngày.
3. Thuốc ức chế trực tiếp thrombin (Hirudin,
Hirulog): Các thuốc này ức chế trực tiếp thrombin
nên có tác dụng chống đông khá mạnh. Tuy nhiên,
cho đến nay chúng chưa được chấp nhận để dùng
thường quy trong ĐTNKÔĐ thay thế cho Heparin.
Chúng chỉ nên được dùng ở những bệnh nhân có tiền
sử bị giảm tiểu cầu do dùng Heparin.
E. Các thuốc ức chế thụ thể Glycoprotein IIb/IIIa của
tiểu cầu
1. Cơ chế: Trên bề mặt của tiểu cầu có các vị trí (thụ
thể) mà khi được hoạt hoá sẽ gắn kết với mạng fibrin
gây nên sự ngưng kết tiểu cầu, các vị trí này gọi là
các thụ thể Glycoprotein IIb/IIa. Việc ức chế thụ thể
này đã ức chế tận gốc quá trình ngưng kết tiểu cầu
10
nên các thuốc nhóm này sẽ có tác dụng chống ngưng
kết tiểu cầu rất mạnh.
2. Các loại thuốc và liều:
a. Abciximab (Reopro): là thuốc được phát hiện và
dùng đầu tiên. Liều dùng tấn công 0,25 mg/kg
tiêm thẳng TM sau đó truyền TM 10 mcg/phút
trong 12 giờ tiếp theo.
b. Eptifibatid (Intergrilin): Liều dùng tấn công 180
mcg/kg tiêm thẳng TM sau đó truyền TM 1,3 -
2,0 mcg/phút trong 12 giờ tiếp theo.
c. Tirofiban (Aggrastat): liều tấn công 0,6 mcg/kg/
phút truyền TM trong 30 phút sau đó truyền TM
0,15 mcg/kg/phút trong 12 -24 giờ tiếp theo.
d. Lamifiban: 0,1 mcg/kg/phút truyền TM/ 24 giờ.
3. Cách dùng: các thuốc này có thể được dùng như
sau:
a. Dùng trong lúc can thiệp ĐMV làm giảm nguy
cơ tử vong hoặc NMCT (thử nghiệm EPIC với
Reopro làm giảm tới 90 % nguy cơ tử vong hoặc
NMCT sau 30 ngày liên quan đến can thiệp).
b. Dùng trước lúc can thiệp ĐMV (thử nghiệm
CAPTURE với Reopro làm giảm tới 20 % nguy
cơ tử vong, NMCT hoặc phải can thiệp lại sau 30
ngày có liên quan đến can thiệp).
c. Dùng độc lập cho ĐTNKÔĐ: làm giảm 10-17 %
nguy cơ tử vong hoặc NMCT trong ĐTNKÔĐ
(thử nghiệm PURSUIT với Eptifibatid, thử
nghiệm PRISM với Tirofiban).
F. Các Nitrates
1. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được Nitrate
làm giảm nguy cơ tử vong hoặc NMCT ở bệnh nhân
ĐTNKÔĐ, nhưng Nitrate là điều trị quan trọng để
giảm đau ngực cho bệnh nhân và cải thiện triệu
chứng.
11
2. Liều dùng: nên bắt đầu ngay bằng xịt dưới lưỡi (hoặc
ngậm) cho bệnh nhân, sau đó thiết lập đường truyền
TM để truyền Nitroglycerin với liều 10-20 mcg/phút.
Có thể tăng liều sau mỗi 5-10 phút tuỳ đáp ứng của
bệnh nhân, mỗi lần tăng 5-10 mcg/phút. Một số
trường hợp đáp ứng tốt có thể dùng thuốc dưới dạng
miếng dán ngực hoặc dạng mỡ bôi.
G. Các thuốc chẹn bêta giao cảm
1. Các thuốc chẹn bêta giao cảm giúp làm giảm nhu cầu
ôxy của cơ tim do giảm co bóp cơ tim và giảm nhịp
tim. Hơn nữa, thuốc có thể làm giảm áp lực đổ đầy
tâm trương nên làm tăng máu về ĐMV trong kỳ tâm
thu. Dùng chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân
ĐTNKÔĐ không những làm giảm đau ngực tốt mà
còn được chứng minh là làm giảm tỷ lệ biến thành
NMCT và giảm diện hoại tử cơ tim nếu bị NMCT.
Các thuốc chẹn β giao cảm được coi là thuốc hàng
đầu trong điều trị ĐTNKÔĐ.
2. Nên dùng các thuốc chẹn chọn lọc β1: Metoprolol,
Atenolol...
3. Chống chỉ định: Nhịp chậm (bloc nhĩ thất độ cao);
Bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn; Suy tim nặng mất bù;
Bệnh mạch ngoại vi; Huyết áp thấp; Sốc tim.
4. Mục tiêu điều trị là giảm được triệu chứng đau ngực
và giảm nhịp tim. Nên bắt đầu bằng liều thấp và theo
dõi sát. Thường dùng Metoprolol tiêm TM 5 mg sau
đó tăng dần liều theo đáp ứng sau 5-10 phút. Có thể
dùng gối bằng viên Metoprolol liều thấp 25-50 mg
mỗi 12 giờ.
H. Các thuốc chẹn kênh canxi
1. Các thuốc này làm giãn mạch, chậm nhịp tim, giảm
sức co bóp cơ tim. Nếu dùng đơn độc trong
ĐTNKÔĐ có thể làm tăng nguy cơ NMCT hoặc tử
vong.
12
2. Chỉ nên dùng thuốc chẹn kênh calci trong trường hợp
có THA nhiều và/hoặc khi chức năng thất trái bệnh
nhân còn tốt, nhịp không chậm và có yếu tố co thắt
mà ít đáp ứng với Nitrates hoặc không thể dùng được
thuốc chẹn bêta giao cảm.
I. Các thuốc ức chế men chuyển
1. Không phải thuốc thường quy trong điều trị
ĐTNKÔĐ.
2. Nên dùng khi có kèm theo giảm chức năng thất trái
mà huyết áp còn tốt.
J. Vấn đề dùng các thuốc tiêu huyết khối
1. Cho đến nay đã thống nhất là KHÔNG dùng thuốc
tiêu huyết khối cho bệnh nhân ĐTNKÔĐ vì không
những không cải thiện được tiên lượng mà còn gia
tăng tỷ lệ NMCT và tử vong (nghiên cứu TIMI-IIIb).
2. Cơ chế có thể là vì trong ĐTNKÔĐ chưa tắc hoàn
toàn ĐMV nên thuốc tiêu huyết khối này không làm
cải thiện thêm dòng chảy mà nó lại có thể làm tan
cục máu đông đã bao lấy chỗ vỡ của mảng xơ vữa,
làm lộ ra lại lớp dưới nội mạc này gây hoạt hoá
ngưng kết tiểu cầu trở lại.
K. Điều trị can thiệp ĐMV (nong hoặc đặt Stent)
1. Chỉ định cho chụp ĐMV: để can thiệp ĐMV đã
được bàn đến ở phần chỉ định chụp ĐMV nói trên.
a. Các tổn thương ĐMV phù hợp cho can thiệp là:
tổn thương ngắn, không vôi hoá, tổn thương ít
mạch, không phải thân chung, chức năng thất trái
còn tốt...
b. Một số trung tâm có điều kiện trang thiết bị và
kinh nghiệm tốt của bác sỹ can thiệp thì có thể
xét can thiệp ngay (cấp cứu) cho mọi bệnh nhân
ĐTNKÔĐ khi đến viện, tuy nhiên kết quả chưa
vượt trội so với bắt đầu bằng điều trị nội khoa.
13
Hình 1-2. Hình ảnh ĐTĐ của một trường hợp
ĐTNKÔĐ, ST chênh xuống và T âm từ V1-V6
2. Khi can thiệp ĐMV, việc dùng phối hợp các thuốc là
rất quan trọng:
a. Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu đường uống :
Aspirin phối hợp với Ticlopidin hoặc
Clopidogrel.
b. Thuốc ức chế thụ thể Glycoprotein IIb/IIIa.
c. Thuốc chống đông (Heparin, LMWH).
14
Hình 1-3. Hình ảnh chụp động mạch vành của bệnh
nhân ĐTNKÔĐ trước (hình trái) và sau (hình phải) đặt
Stent (mũi tên chỉ vị trí thương tổn).
L. Mổ làm cầu nối chủ-vành
1. Các chỉ định cho phẫu thuật:
a. Tổn thương nhiều thân ĐMV mà đoạn xa còn tốt.
b. Tổn thương thân chung ĐMV.
c. Các tổn thương quá phức tạp (vôi hoá, xoắn vặn,
gập góc, chỗ chia nhánh...) mà không thể can
thiệp nong hoặc đặt stent được.
d. Thất bại khi can thiệp.
2. Các yếu tố dự đoán nguy cơ cao cho phẫu thuật là:
tuổi cao, có nhiều bệnh nặng kèm theo, chức năng
thất trái giảm nhiều, tiểu đường, kinh nghiệm của
phẫu thuật viên... Tuy nhiên, một số nghiên cứu
(BARI, CASS) cho thấy ở những bệnh nhân tiểu
đường hoặc suy giảm chức năng thất trái, có tổn
thương nhiều thân ĐMV thì phẫu thuật làm cầu nối
tỏ ra ưu thế hơn so với can thiệp ĐMV.
Tài liệu tham khảo
1. Antman EM, Tanasuevic MJ, Thompson B, et al. Cardiac-specific
troponin I levels to predict the risk of mortality in patients with
acute coronary syndromes. N Engl J Med 1996;335:1342-1349.
2. Bittl JA, Strony J, Brinker JA, et al. Treatment with bivalirudin
(Hirulog) as compared with heparin during coronary angioplasty for
unstable or ostinfarction angina. N Engl J Med 1995;333:764-769.
3. Boden WE, O'Rourke RA, Crawford MR, et al. Outcomes in
patients with acute non-Q-wave myocardial infarction randomly
assigned to an invasive as compared with a conservative
management strategy. N Engl J Med 1998;338:1785-1792.
15
4. Braunwald EG, Mark DB, Jones RH et. al. Unstable angina:
diagnosis and management. Clinical Practice Guideline Number 10.
AHCPR Publication No.94-0602. Rockville, MD: Agency for
Health Care Policy Research and the National Heart, Lung, and
Blood Institute, Public Health Service, U.S. Department of Health
and Human Services, 1994.
5. Cohen M, Demers C, Garfinkel EP, et al. Low-molecular-weight
heparins in non-ST segment elevation ischemia: the ESSENCE trial.
Am J Cardiol 1998;82:196-246.
6. EPILOG Investigators. Platelet glycoprotein Ilb/lIla receptor
blockade and low-dose heparin during percutaneous coronary
revascularization. N Engl J Med 1997; 336:1689-1696.
7. Fuster V, Badimon L, Badimon JJ, et. al. The pathogenesis of
coronary artery disease and the acute coronary syndromes. N EngI J
Med 1992;326:242-250.
8. Gersh BJ, Braunwald EG, Rutherford JD. Chronic coronary artery
disease: unstable angina. In: Braunwald EG, ed. Heart disease: a
textbook of cardiovascular medicine, 5th ed. Philadelphia: WB
Saunders, 1997:1331-1339.
9. Granger CB, Califf RM. Stabilizing the unstable artery. In: Califf
RM, Mark DB, Wagner GS, eds. Acute coronary care, 2nd ed. St.
Louis: Mosby, 1995:525-541.
10. Hamm CW, Goldmann BU, Heeschen C,et al. Emergency room
triage of patients with acute chest pain by means of rapid testing for
cardiac troponin T or I. N Engl J Med 1997;337:1648-1653.
11. Lincoff AM, Califf RM, Moliterno DM, et al. Complementary
clinical benefits of coronary-artery stenting and blockade of platelet
glycoprotein lIb/Illa receptors. N Engl J Med 1999;341:319-327.
12. Moliterno DJ, Granger CB. Differences between unstable angina
and acute myocardial infarction: the pathophysiological and clinical
spectrum. In: Topol EJ, ed. Acute coronary syndromes, 1st ed. New
York: Marcel Dekker, 1998:67-104.
13. Ohman EM, Armstrong PW, Christenson RH, et al. Cardiac
troponin T levels for risk stratification in acute myocardial ischemia.
N Engl J Med 1996;335:1333-1341.
14. Oler A, Whooley MA, Oler J, et al. Adding heparin to aspirin
reduces the incidence of myocardial infarction and death in patients
with unstable angina: a meta-analysis. JAMA 1996;276:811-515.
16
15. Roe MT. Unstable angina and non-ST-segment elevation MI. In:
Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular
Medicine. Philadelphia: LippincottRaven, 2000.
16. Stone PH, Thompson B, Anderson HV, et al. Influence of race, sex,
and age on management of unstable angina and non-Q-wave
myocardial infarction: the TIMI III registry. JAMA 1996;275:1104-
1112.
17. Theroux P, Ouimet H, IvicCans J, et. al. Aspirin, heparin, or both to
treat acute UA. N Engl J Med 1988;319:1105-1111.
18. TIMI IIIB Investigators. Effects of tissue plasminogen activator and
a comparison of early invasive and conservative strategies in
unstable angina and non-Q-wave myocardial infarction. Circulation
1994;89: 1545-1556.
19. Van Miltenburg AJ, Simoons ML, Veerhoek RJ, et al. Incidence and
follow-up of Braunwald subgroups in unstable angina. J Am Coll
Cardiol 1995;25:1256A292.
20. White RD. Unstable angina: ischemic syndromes. In: Topol EJ, ed.
Textbook of cardiovascular medicine. 1st ed. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998:365-393.
21. Williams DO, Braunwald E, Thompson B, et al. Results of
percutaneous transluminal coronary angioplasty in unstable angina
and non-Q-wave myocardial infarction: observations from the TIMI
IIIB trial. Circulation 1996;94:2749-2755.
17
ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH
(BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH)
William Heberden là người đầu tiên mô tả thuật ngữ "đau
thắt ngực" từ hơn 220 năm nay. Cho đến bây giờ, đây là loại
bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia
tăng rất mạnh ở các nước đang phát triển. Theo ước tính hiện ở
Mỹ có khoảng gần 7 triệu người bị đau thắt ngực và hàng năm
có thêm khoảng 350 000 người bị đau thắt ngực mới.
Đau thắt ngực ổn định còn được gọi là Bệnh cơ tim thiếu
máu cục bộ mạn tính hoặc Suy vành. Cơn đau thắt ngực là
triệu chứng thường có trong hai tình trạng của bệnh tim thiếu
máu cục bộ, đó là: đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không
ổn định.
A. Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn
biến nặng lên bất ổn của cơn đau thắt ngực trong vòng
vài tuần gần đây. Với đau thắt ngực ổn định thì tình trạng
lâm sàng thường ổn định, cơn đau thắt ngực ngắn, xảy ra
khi gắng sức, đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với Nitrates.
Đau thắt ngực ổn định thường liên quan đến sự ổn định
của mảng xơ vữa.
B. Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng bất ổn về lâm
sàng, cơn đau thắt ngực xuất hiện nhiều và dài hơn, xảy
ra cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi và cơn đau ít đáp ứng với
các Nitrates. Cơn đau này thường liên quan đến tình
trạng bất ổn của mảng xơ vữa động mạch vành.
I. Triệu chứng lâm sàng
Chú ý khai thác kỹ bệnh sử, đánh giá đủ các yếu tố nguy cơ.
A. Triệu chứng cơ năng
1. Cơn đau thắt ngực điển hình:
18
a. Vị trí: Thường ở sau xương ức và là một vùng
(chứ không phải một điểm), đau có thể lan lên cổ,
vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng. Hay gặp hơn
cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt
trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay 4, 5.
b. Hoàn cảnh xuất hiện: Thường xuất hiện khi
gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn
nhiều hoặc hút thuốc lá. Một số trường hợp cơn
đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay
đổi tư thế, hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh.
c. Mức độ đau và các triệu chứng kèm theo: Hầu
hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như
thắt lại, nghẹt, rát, bị đè nặng trước ngực và đôi
khi cảm giác buốt giá. Một số bệnh nhân có khó
thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi...
d. Thời gian cơn đau: Thường khoảng vài phút, có
thể dài hơn nhưng không quá 30 phút. Những cơn
đau xảy ra do xúc cảm thường kéo dài hơn là đau
do gắng sức. Những cơn đau mà chỉ kéo dài dưới
1 phút thì nên tìm nguyên nhân khác ngoài tim.
2. Phân loại đau thắt ngực ổn định: Cho đến nay cách
phân loại mức độ đau thắt ngực theo Hiệp hội Tim
mạch Canada (Canadian Cardiovascular Society -
CCS) là được ứng dụng rộng rãi nhất và rất thực tế.
B. Khám lâm sàng: Khám thực thể ít đặc hiệu nhưng rất
quan trọng, có thể phát hiện các yếu tố nguy cơ hoặc
những ảnh hưởng đến tim.
1. Các yếu tố nguy cơ cao của bệnh động mạch vành có
thể phát hiện thấy là: Tăng huyết áp, mảng
Xantheplasma, biến đổi đáy mắt, các bằng chứng của
bệnh động mạch ngoại vi.
2. Trong cơn đau thắt ngực có thể nghe thấy tiếng T3,
T4; tiếng ran ở phổi... Ngoài ra ít có triệu chứng thực
thể nào là đặc hiệu.
19
3. Khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt các nguyên
nhân khác gây đau thắt ngực như: Hẹp động mạch
chủ, bệnh cơ tim phì đại, bệnh màng ngoài tim, viêm
khớp ức sườn...
Bảng 2-1. Phân độ đau thắt ngực theo CCS.
Độ Đặc diểm Chú thích
I Những hoạt động thể
lực bình thường không
gây đau thắt ngực.
Đau thắt ngực chỉ xuất
hiện khi hoạt động thể
lực rất mạnh.
II Hạn chế nhẹ hoạt động
thể lực bình thường.
Đau thắt ngực xuất hiện
khi leo cao >1 tầng gác
thông thường bằng cầu
thang hoặc đi bộ dài hơn
2 dãy nhà.
III Hạn chế đáng kể hoạt
động thể lực thông
thường.
Đau thắt ngực khi đi bộ
dài từ 1-2 dãy nhà hoặc
leo cao 1 tầng gác.
IV Các hoạt động thể lực
bình thường đều gây
đau thắt ngực.
Đau thắt ngực khi làm
việc nhẹ, khi gắng sức
nhẹ.
II. Các xét nghiệm chẩn đoán
Hình 2-1. Các xét nghiệm chẩn đoán đau thắt ngực.
20
A. Điện tâm đồ lúc nghỉ: là một thăm dò sàng lọc trong
bệnh mạch vành.
1. Có tới > 60% số bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có
điện tâm đồ (ĐTĐ) bình thường. Một số bệnh nhân
có sóng Q (chứng tỏ có NMCT cũ), một số khác có
ST chênh xuống, cứng, thẳng đuỗn. ĐTĐ còn giúp
phát hiện các tổn thương khác như phì đại thất trái,
bloc nhánh, hội chứng tiền kích thích...
2. ĐTĐ trong cơn đau có thể thấy sự thay đổi sóng T và
đoạn ST (ST chênh xuống, sóng T âm). Tuy nhiên
nếu ĐTĐ bình thường cũng không thể loại trừ được
chẩn đoán có bệnh tim thiếu máu cục bộ.
B. Nghiệm pháp gắng sức (NPGS): Rất quan trọng trong
đau thắt ngực ổn định, giúp cho chẩn đoán xác định, tiên
lượng cũng như điều trị.
1. NPGS sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ
hoặc làm giãn ĐMV và được theo dõi liên tục bằng
một phương tiện nào đó như ĐTĐ gắng sức hay siêu
âm tim gắng sức. Độ nhạy và độ đặc hiệu của từng
phương pháp gắng sức là có sự khác nhau.
2. Phương pháp gây thiếu máu cơ tim cục bộ:
a. Gắng sức thể lực:
• Cơ chế: Làm tăng nhu cầu ôxy cơ tim, làm
cơ tim tăng co bóp, tăng tiền gánh và hậu
gánh. Việc tăng nhu cầu ôxy cơ tim sẽ dẫn
đến tăng nhịp tim và ảnh hưởng đến huyết áp.
Dựa vào sự tăng nhịp tim này để xác định khả
năng gắng sức của bệnh nhân. Mặt khác, khi
nhịp tim tăng lên sẽ làm cho nhu cầu tiêu thụ
ôxy cơ tim tăng lên và lúc đó sẽ xuất hiện
những biến đổi trên ĐTĐ hoặc các hình ảnh
khác mà khi nghỉ có thể sẽ không thấy.
21
• Gắng sức thể lực giúp dự đoán khả năng hoạt
động thể lực của bệnh nhân và giai đoạn gây
ra thiếu máu cơ tim.
• Tuy nhiên gắng sức thể lực không thể thực
hiện được ở những bệnh nhân có chứng đi
cách hồi, bệnh phổi nặng, bệnh khớp, hoặc
những dị tật, những bệnh có ảnh hưởng đến
khả năng thực hiện gắng sức của bệnh nhân.
b. Dùng một số thuốc làm giãn ĐMV: như
Adenosin và Dipyridamole.
• Cơ chế: Adenosin làm giãn các vi mạch của
hệ thống mạch vành, do đó nếu có hẹp một
nhánh ĐMV thì các nhánh còn lại giãn ra lấy
hết máu ở nhánh đó gây ra hiện tượng thiếu
máu cơ tim tương ứng với nhánh ĐMV bị hẹp
(hiện tượng ăn cắp máu).
• Dipyridamole cũng có cơ chế giống như
Adenosin nhưng xuất hiện tác dụng chậm hơn
và kéo dài hơn.
• Các thuốc này thường dùng cho phương pháp
chẩn đoán tưới máu cơ tim bằng phóng xạ.
c. Dùng các thuốc làm tăng co bóp cơ tim và
tăng nhịp tim (Dobutamine và Arbutamine)
• Cơ chế: Là các thuốc kích thích β1 giao cảm,
làm tăng co bóp cơ tim, làm tăng nhu cầu ôxy
của cơ tim.
• Các thuốc này thường dùng khi làm siêu âm
gắng sức.
3. Các phương pháp gắng sức:
a. Điện tâm đồ gắng sức:
• Đánh giá được những bệnh nhân có nguy cơ
cao về bệnh mạch vành. Những dữ liệu trong
bảng sau sẽ giúp chúng ta có thể dự đoán
được những bệnh nhân có nguy cơ cao bị
bệnh ĐMV khi làm ĐTĐ gắng sức.
22
• Dự đoán mức độ hoạt động thể lực an toàn
cho bệnh nhân (nhất là sau NMCT).
• Tuy nhiên, ĐTĐ gắng sức ít có giá trị ở
những bệnh nhân mà ĐTĐ cơ bản đã có
những bất thường như dày thất trái, đang có
đặt máy tạo nhịp, bloc nhánh trái, rối loạn dẫn
truyền...
• ĐTĐ gắng sức cũng không dự đoán được
mức độ hẹp ĐMV và không định vị chính xác
được vùng cơ tim thiếu máu.
Bảng 2-2. Những dữ kiện giúp dự đoán nguy cơ cao bị
bệnh mạch vành trên điện tâm đồ gắng sức.
• Không đủ khả năng chạy 6 phút theo phác đồ Bruce.
• Nghiệm pháp dương tính sớm (≤ 3 phút).
• Kết quả gắng sức dương tính mạnh (ST chênh xuống
≥ 2 phút).
• ST chênh xuống ≥ 3 phút sau khi đã ngừng gắng sức.
• ST chênh xuống kiểu dốc xuống (down-sloping).
• Thiếu máu cơ tim xuất hiện ở mức nhịp tim còn
tương đối thấp (≤ 120 ck/phút).
• Huyết áp không tăng hoặc tụt đi.
• Xuất hiện nhịp nhanh thất ở mức nhịp tim ≤ 120 chu
kỳ/phút.
b. Siêu âm tim gắng sức: Là thăm dò có giá trị,
đơn giản và có thể cho phép dự đoán vùng cơ tim
thiếu máu và vị trí ĐMV tương ứng bị tổn
thương.
• Siêu âm gắng sức có thể làm với gắng sức thể
lực (xe đạp nằm) hoặc thuốc (Dobutamine).
• Tuy nhiên, kết quả của thăm dò này còn phụ
thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm
siêu âm và đôi khi khó khăn nếu hình ảnh mờ
(Bệnh nhân béo, bệnh phổi...)
c. Phương pháp phóng xạ đo tưới máu cơ tim:
Thường dùng Thalium201 hoặc Technectium99m.
Có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, đo được từng vùng
tưới máu cơ tim song độ nhạy, độ đặc hiệu bị
23
giảm ở những bệnh nhân béo phì, bệnh hẹp cả 3
nhánh ĐMV, bloc nhánh trái, nữ giới...
C. Siêu âm tim thường quy
1. Tìm những rối loạn vận động vùng (nếu có).
2. Giúp đánh giá chức năng tim, bệnh kèm theo (van
tim, màng tim, cơ tim...).
D. Holter điện tim: Có thể phát hiện những thời điểm xuất
hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ trong ngày, rất có ý
nghĩa ở những bệnh nhân bị co thắt ĐMV (Hội chứng
Prinzmetal) hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng
(không có đau thắt ngực). Trong cơn co thắt mạch vành
có thể thấy hình ảnh đoạn ST chênh lên. Ngoài ra có thể
thấy được một số các rối loạn nhịp tim khác.
Bảng 2-3. Chỉ định chụp ĐMV theo AHA/ACC.
Nhóm I: Có chỉ định thống nhất
• Không khống chế được triệu chứng với điều trị nội
khoa tối ưu.
• Bệnh nhân có nguy cơ cao khi làm NPGS (bảng 2-2).
• Có bằng chứng của rối loạn chức năng thất trái từ
mức độ vừa.
• Chuẩn bị cho phẫu thuật mạch máu lớn.
• Nghề nghiệp hoặc lối sống có những nguy cơ bất
thường.
Nhóm II: (Thường có chỉ định, nhưng cần cân nhắc)
• Bệnh nhân trẻ tuổi có bằng chứng của bệnh cơ tim
thiếu máu cục bộ trên NPGS hoặc có tiền sử NMCT.
• Bằng chứng của thiếu máu cơ tim nặng trên NPGS.
Nhóm III: (Thường không có chỉ định)
• Bệnh nhân đau thắt ngực mức độ nhẹ (CCS I, II) về
triệu chứng, không có rối loạn chức năng thất trái và
không có nguy cơ cao trên NPGS.
24
E. Chụp động mạch vành: là phương pháp quan trọng
giúp chẩn đoán xác định có hẹp ĐMV hay không và mức
độ cũng như vị trí hẹp của từng nhánh ĐMV.
1. Chỉ định chụp ĐMV: Nhìn chung chỉ định chụp
ĐMV ở bệnh nhân suy vành là nhằm mục đích can
thiệp nếu có thể. Vì đây là một thăm dò chảy máu và
khá tốn kém nên việc chỉ định cần cân nhắc đến lợi
ích thực sự cho bệnh nhân. Hội Tim mạch Hoa kỳ và
Trường môn Tim mạch Hoa kỳ (AHA/ACC) đã có
những khuyến cáo về chỉ định chụp ĐMV ở bệnh
nhân suy vành như trong bảng 2-3.
III. Điều trị
A. Mục đích: Ngăn ngừa nguy cơ tử vong và biến chứng,
cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hình 2-2. Tiến triển của mảng xơ vữa ĐMV.
B. Lựa chọn phương pháp
1. Có 3 phương pháp điều trị: Thuốc, can thiệp ĐMV,
mổ làm cầu nối chủ vành. Thêm vào đó, cần phải
điều chỉnh các yếu tố nguy cơ cho người bệnh.
2. Việc chỉ định phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nên
bắt đầu cũng như duy trì bằng điều trị nội khoa.
Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc
bệnh nhân có nguy cơ cao trên các thăm dò thì cần có
chỉ định chụp ĐMV và can thiệp kịp thời.
25
C. Điều trị nội khoa
1. Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu:
a. Aspirin: Làm giảm tỷ lệ tử vong và nhồi máu cơ
tim tới 33% (SAPAT). Liều dùng từ 75 - 325
mg/ngày.
b. Nếu dị ứng hoặc dung nạp kém với Aspirin:
• Ticlopidine (Ticlid): viên 250mg, dùng 2
viên/ngày. Tác dụng phụ có thể gặp là hạ
bạch cầu máu (3-5%), hạ tiểu cầu. Cần phải
theo dõi công thức máu khi dùng.
• Clopidogrel (Plavix): Viên 75mg, hiệu quả
cao và ít tác dụng phụ hơn Ticlid, liều
75mg/ngày.
c. Trong trường hợp có chỉ định chụp ĐMV mà có
can thiệp đặt stent thì cần dùng phối hợp giữa
một trong hai loại thuốc này với Aspirin và dùng
cho bệnh nhân ít nhất trước 2 ngày can thiệp. Sau
can thiệp ĐMV thuốc này cùng Aspirin phải
được dùng thêm ít nhất 1 tháng, sau đó có thể chỉ
cần dùng Aspirin. Tuy nhiên, những nghiên cứu
gần đây cho thấy rằng dùng thêm Plavix kéo dài
thêm 9 tháng càng cho lợi ích rõ rệt hơn.
d. Thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa: Chỉ có dạng
tiêm được chứng minh là cải thiện tốt tỷ lệ sống
và ít biến chứng ở bệnh nhân được nong động
mạch vành hoặc đặt Stent.
26
Hình 2-3. Cơ chế tác dụng của các thuốc chống ngưng
tập tiểu cầu.
2. Điều chỉnh rối loạn Lipid máu: Được chứng minh
là có khả năng phòng ngừa cả tiên phát lẫn thứ phát
bệnh ĐMV.
a. Chỉ định:
• Bệnh nhân có rối loạn lipid máu mà có tiền sử
đau thắt ngực hoặc NMCT.
• Bệnh nhân sau làm cầu nối ĐMV.
b. Các nhóm thuốc:
• Ức chế men HMG-CoA: Simvastatin (Zocor),
Atorvastatin (Lipitor), Fluvastatin (Lescol)...
là những thuốc được chứng minh là rất tốt
trong ngăn ngừa bệnh động mạch vành. Thử
nghiệm 4S với Simvastatin cho thấy giảm rõ
rệt nguy cơ bệnh ĐMV ở bệnh nhân được
dùng thuốc so với nhóm chứng.
• Dẫn xuất Fibrat: như Gemfibrozil (Lopid),
Fenofibrat (Lipanthyl),Benzafibrat
(Banzalip).
• Nicotinic acid (Niacin).
27
• Các loại Resins gắn acid mật: Colestipol,
Cholestyramine.
3. Các dẫn xuất Nitrates:
a. Cơ chế:
• Làm giảm nhu cầu ôxy cơ tim do gây giãn
mạch làm giảm tiền gánh và một phần hậu
gánh của thất trái.
• Có thể làm tăng dòng máu của ĐMV do làm
giảm áp lực cuối tâm trương của thất trái và
làm giãn ĐMV.
• Ngoài ra còn có một phần tác dụng ức chế
ngưng kết tiểu cầu.
b. Lựa chọn thuốc: (Bảng 2-4).
c. Tác dụng phụ:
• Đau đầu: Do giãn mạch não, có thể giảm bớt
liều khi có triệu chứng này.
• Có thể gặp bừng mặt, chóng mặt, hạ HA.
• Cẩn thận khi uống với các thuốc giãn mạch
khác. Chống chỉ định dùng cùng với
Sildenafil (Viagra).
• Chú ý là thường có sự quen thuốc khi dùng
Nitrates liên tục kéo dài, do đó cần dùng ngắt
quãng (không nên dùng liên tục).
Bảng 2-4. Các loại Nitrates.
Tên thuốc Đường
dùng
Liều Số lần/ngày
Nitroglycerin
(Glycerin
trinitrate
Nitrobid,
Nitrostat,
Nitrodur,
Natispray,
Nitromit...)
Viên ngậm
dưới lưỡi
Dạng xịt
Viên giải
phóng chậm
Mỡ bôi
Miếng dán
Dạng tiêm
truyền TM
0,15-0,6 mg
0,4 mg
2,5 - 9,0 mg
1,25 - 5 cm
2,5 - 15 mg
5-400μg/phút
Theo nhu cầu
Theo nhu cầu
Mỗi 6-12 giờ
Mỗi 4-8 giờ
Mỗi 24 giờ
Truyền liên
tục
28
Isosorbide
dinitrate
(Isosorbid,
Lenitral,
Sorbitrate)
Viên ngậm
dưới lưỡi
Viên nhai
Viên uống
Viên chậm
2,5 - 10 mg
5 - 10 mg
10 - 40 mg
40 - 80 mg
Mỗi 2 - 3 giờ
Mỗi 2 - 3 giờ
Mỗi 6 giờ
Mỗi 8 - 12 giờ
Isosorbid - 5-
mononitrate
(Imdur, Ismo)
Viên ngậm
dưới lưỡi
Viên chậm
10 - 40 mg
60 mg
Mỗi 12 giờ
Mỗi 24 giờ
Erythrityl
tetranitrate
(Cardilate)
Viên ngậm
Viên uống
5 - 10 mg
10 mg
Theo nhu cầu
Mỗi 8 giờ
4. Các thuốc chẹn β giao cảm:
a. Cơ chế:
• Chẹn β1 giao cảm do đó làm giảm nhịp tim,
giảm sức co cơ tim và làm giảm nhu cầu ôxy
cơ tim. Nó cũng làm giảm sức căng lên thành
thất trái nên làm dòng máu từ thượng tâm
mạc tưới đến nội tâm mạc nhiều hơn.
• Riêng các thuốc có chẹn β2 giao cảm có thể
gây co mạch vành, nên không dùng ở bệnh
nhân có co thắt ĐMV.
• Thuốc chẹn β giao cảm được sử dụng như
thuốc hàng đầu trong điều trị suy vành (nếu
không có chống chỉ định). Nó đã được chứng
minh là làm giảm tỷ lệ tử vong và nhồi máu
cơ tim ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.
b. Chống chỉ định:
• Bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn.
• Nhịp chậm, các bloc nhĩ-thất.
• Suy tim nặng.
• Bệnh mạch máu ngoại vi.
• Đái tháo đường, rối loạn mỡ máu là những
chống chỉ định tương đối.
c. Các loại thuốc:
29
• Chọn lọc β1.
(a) Metoprolol (Betaloc): 50 - 200 mg/ ngày.
(b) Atenolol (Tenormin): 25 - 200 mg/ngày.
(c) Acebutolol (Sectral): 200 - 600 mg
(d) Betaxolol: 20 - 40 mg/ngày
• Không chọn lọc (chẹn cả β1 và β2)
(a) Propranolol (Inderal): 40 - 320 mg/ ngày
(b) Nadolol, Timolol, Pindolol
• Chẹn cả β và α: Labetalol, Carvedilol
5. Các thuốc chẹn dòng canxi:
a. Cơ chế: Chẹn dòng canxi vào các tế bào cơ trơn
mạch máu, và vào tế bào cơ tim nên làm giãn
mạch, và có thể giảm sức co bóp cơ tim.
b. Các nhóm thuốc:
• Dihydropyridines: (Nifedipin, Amlordipine,
Felodipine, Isradipine); ít tác dụng lên ĐMV.
Nifedipin và Amlordipine có thể dùng trong
một số trường hợp, đặc biệt khi có THA và có
yếu tố co thắt kèm theo.
• Benzothiazepines: Diltiazem (Tildiem) 30-90
mg x 3 lần/ngày. Không dùng ở bệnh nhân có
giảm chức năng co bóp thất trái, nhịp chậm.
• Phenylalkylamine: Verapamil (Isoptine): 120
- 240 mg x 2 lần/ngày. Có thể làm giảm chức
năng co bóp thất trái và làm chậm nhịp tim.
Không dùng thuốc này ở bệnh nhân suy tim.
c. Tác dụng phụ:
• Hạ huyết áp, bừng mặt, chóng mặt, đau đầu...
• Gây giảm sức co bóp cơ tim, nhịp chậm, nên
thuốc được coi là chống chỉ định ở bệnh nhân
có suy tim hoặc nhịp chậm.
6. Ức chế men chuyển: Chỉ nên dùng ở những bệnh
nhân đau thắt ngực ổn định sau NMCT có rối loạn
chức năng thất trái hoặc bệnh nhân có THA kèm
30
theo. Nên khởi đầu bằng liều thấp để tránh tụt huyết
áp và suy thận.
7. Điều trị Hormon thay thế:
a. Ở phụ nữ mạn kinh có sự giảm Estrogen do đó có
thể rối loạn Lipid máu làm tăng nguy cơ bệnh
mạch vành và THA. Có nhiều nghiên cứu đã
chứng minh vai trò của điều trị thay thế hormon ở
những bệnh nhân nữ mãn kinh làm giảm nguy cơ
mắc bệnh THA hoặc ĐMV.
b. Hiện nay thường dùng là Estrogen, liều 0,625 mg
/ngày, uống trong 25 ngày liên tục, nghỉ 5 ngày.
8. Các thuốc chống gốc ôxy tự do: Vitamin E 400 -
800 đơn vị/ngày có thể làm giảm một số biến cố
bệnh tim mạch. Tuy nhiên các nghiên cứu còn chưa
thống nhất về lợi ích thực sự của nó trong bệnh
ĐMV.
D. Điều trị can thiệp động mạch vành
(Nong ĐMV bằng bóng, đặt Stent hoặc dùng các thiết bị khác).
1. So sánh với dùng thuốc điều trị: làm giảm triệu
chứng và giảm tỷ lệ tử vong đáng kể (các thử nghiệm
ACME, MASS, RITA - 2). So sánh với phẫu thuật
làm cầu nối: Nếu ở những bệnh nhân có bệnh tổn
thương 1 động mạch vành, lợi ích vượt trội của can
thiệp ĐMV không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên ở
những bệnh nhân bị tổn thương nhiều động mạch
vành, trước đây thường chỉ định cho phẫu thuật,
nhưng nay một số nghiên cứu cho thấy kết quả cũng
tương tự như mổ làm cầu nối (Thử nghiệm BARI).
Riêng ở những bệnh nhân có kèm theo tiểu đường thì
mổ làm cầu nối ĐMV tỏ ra ưu thế hơn.
2. Chỉ định: (Xem các chỉ định chụp động mạch vành).
Ngoài ra, khi chụp ĐMV thấy tổn thương khu trú,
không phải ở thân chung, không phải bệnh cả 3
31
ĐMV, chức năng thất trái còn tốt... thì nên ưu tiên
cho can thiệp ĐMV.
3. Các phương pháp trong điều trị can thiệp động
mạch vành bao gồm: nong động mạch vành bằng
bóng, đặt Stent trong ĐMV, bào gọt mảng xơ vữa có
định hướng (Directional Coronary Angioplasty),
khoan mảng xơ vữa (Rotablator)... Sự lựa chọn các
phương pháp này tuỳ thuộc vào tổn thương khi chụp
ĐMV, trình độ, kinh nghiệm thầy thuốc cũng như
khả năng trang thiết bị. Hiện nay, với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cho ra đời những
dụng cụ tiên tiến và việc dùng các thuốc mới (ví dụ
thuốc ức chế thụ thể IIb/IIIa) phối hợp với can thiệp
ĐMV đã cho tỷ lệ thành công của can thiệp rất cao
với rất ít biến chứng.
4. Một vấn đề cực kỳ quan trọng là khi can thiệp ĐMV
phải dùng phối hợp các thuốc điều trị nội khoa tốt,
trong đó vai trò của các thuốc chống ngưng kết tiểu
cầu là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng tắc
mạch vành cấp. Nếu có đặt Stent thì nên dùng phối
hợp Aspirin với Ticlopidin (hoặc Clopidogrel) trước
ít nhất 2 ngày, sau đó kéo dài thêm Clopidogrel
(Plavix) hoặc Ticlopidine (Ticlid) khoảng 2 - 4 tuần
thì dừng, chỉ còn Aspirin là kéo dài mãi. Tuy nhiên,
những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng dùng phối
hợp Plavix và Aspirin kéo dài thêm 9 tháng càng cho
lợi ích rõ rệt hơn. Trong lúc can thiệp thì cần dùng
Heparin, nếu kết quả can thiệp tốt, không cần dùng
tiếp Heparin. Các thuốc mới ức chế thụ thể GP
IIb/IIIa nếu được dùng phối hợp sẽ cho kết quả cao
hơn và ít biến chứng. Tuy nhiên giá các loại thuốc
này khá đắt.
5. Vấn đề tái hẹp (restenosis) sau khi can thiệp cũng
rất nan giải. Mặc dù Stent đã làm giảm đáng kể tỷ lệ
tái hẹp nếu so với chỉ nong động mạch vành đơn
32
thuần, nhưng tỷ lệ tái hẹp sau 6 tháng vẫn khá cao
(10-20%). Người ta đang thử nghiệm nhiều biện
pháp mới ngăn ngừa tái hẹp cho kết quả khả quan
như dùng phóng xạ tại chỗ (Brachial Therapy) hoặc
kỹ thuật gen. Gần đây các thử nghiệm với các loại
stent có phủ thuốc kháng phân bào có nhiều kết quả
khả quan trong việc chống tái hẹp. Cho tới nay, hầu
như chưa có loại thuốc uống nào có thể ngăn tái hẹp
tốt.
E. Mổ làm cầu nối chủ - vành
1. Chỉ định: Bệnh nhiều động mạch vành bị hẹp (vd.
Tổn thương 3 ĐMV), tổn thương thân chung, tổn
thương phức tạp không phù hợp cho can thiệp mà
đoạn xa còn tốt...
2. So sánh với điều trị nội khoa: Làm giảm triệu chứng
và cải thiện tỷ lệ tử vong đáng kể (Nghiên cứu
CASS, ECSS, VACS). So với can thiệp ĐMV: Cho
kết quả tương tự với bệnh tổn thương không nhiều
ĐMV, với bệnh nhiều ĐMV thì có vẻ có lợi ích hơn,
nhưng trong bệnh ĐMV kèm theo tiểu đường thì
phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành tỏ ra có lợi hơn.
3. Kỹ thuật mổ làm cầu nối động mạch vành hiện nay
đã có nhiều tiến bộ như việc dùng các đoạn động
mạch quay, động mạch vú trong làm giảm nguy cơ
tắc cầu nối sau mổ so với dùng tĩnh mạch hiển theo
cách truyền thống. Hơn thế nữa, những kỹ thuật ít
xâm lấn như mổ với tim vẫn đập (không phải dùng
tim phổi máy) đang hứa hẹn những kết quả tốt đẹp.
F. Điều chỉnh lối sống
1. Tập thể dục, vận động thể lực đều đặn.
2. Điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý.
3. Bỏ thuốc lá, phải thật cương quyết.
4. Các yếu tố tâm lý: Tránh căng thẳng thần kinh...
33
G. Một số phương pháp mới
1. Tái tạo mạch xuyên cơ tim bằng LASER
(Directional Myocardial Laser Revascularization):
a. Dùng tia Laser khoan nhiều lỗ nhỏ trực tiếp vào
các vùng cơ tim từ trong lớp nội tâm mạc cho đến
dưới thượng tâm mạc. Cơ chế là tạo ra các vi
mạch nhỏ để máu từ buồng tim có thể nuôi trực
tiếp được cơ tim và sau một thời gian sẽ xuất hiện
hệ thống vi tuần hoàn mới để tưới máu cho cơ
tim.
b. Có thể thực hiện kỹ thuật này khi mổ tim hoặc
qua đường ống thông tim.
c. Kỹ thuật này được chỉ định khi việc lựa chon các
phương pháp điều trị khác gặp bế tắc (ví dụ bệnh
nhiều ĐMV mà tổn thương phức tạp không can
thiệp được và đoạn xa không phù hợp cho làm
cầu nối).
2. Gene liệu pháp: vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu
với hy vọng dùng gene để biến đổi cải tạo hệ tuần
hoàn vành bằng các hệ tuần hoàn bàng hệ tân tạo.
Tài liệu tham khảo
1. Alderman EL, Bourassa MG, Cohen LS, et al. Ten-year follow-up
of survival and myocardial infarction in the randomized coronary
artery surgery study. Circulation 1990;52:1629-1646.
2. Armstrong PW. Stable ischemic syndromes. In: Topol EJ, ed.
Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia: Lippincott-
Raven, 1998:333-365.
3. CAPRIE Steering Committee. A randomized, blinded trial of
clopidogrel versus aspirin in patients at risk of ischemic events
(CAPRIE). Lancet 1996;345:1329-1339.
4. Diaz MN, Frei B, Vita JA, Keaney JF Jr. Mechanism of disease:
antioxidants and atherosclerotic heart disease. N Engl J Med
1997;337:408-4166.
5. Ferrari R. Major differences among the three classes of calcium
antagonists. Eur Heart J 1997;18:A56-A7O.
6. Furberg CD, Psaty BM, Meyer JV. Nifedipine: dose related increase
in mortality in patients with coronary heart disease. Circulation
1995;92: 1326-1331.
7. Gersh BJ, Braunwaid E, Rutheiford JD. Chronic coronary artery
disease. In: Braunwald E, ed. Heart disease: a textbook
34
o[cardiovascular medicine, 5th ed. Philadelphia: WB Saunders,
1997:1289-1366.
8. Guidelines and management of stable angina pectoris:
recommendations of the Task Force of the European Society of
Cardiology. Eur Heart J 1997;18:394-413.
9. Juul-Moller S, Edvardsson N, Jahnmatz B, et al. Double blind trial
of aspirin in primary prevention of myocardial infarction in patients
with stable chronic angina pectoris. Lancet 1992;114:1421-1425.
10. Kapadia SR. Stable angina. In: Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds.
Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott--
Raven, 2000.
11. Mark DB, Nelson CL, Califf RM, et al. Continuing evolution of
therapy for coronary artery disease. Circulation 1994;59:2015-2125.
12. Mark DB, Shaw L, Harrell FE, et al. Prognostic value of a treadmill
exercise score in outpatients with suspected coronary artery disease.
N Engl J Med 1991;325:S4-S53.
13. Parker JD, Parker JO. Drug therapy: nitrate therapy for stable angina
pectoris. N Engl J Med 1995;335:520-531.
14. Solomon AJ, Gersh BJ. Management of chronic stable angina:
medical therapy, percutaneous transluminal coronary angioplasty,
and coronary artery bypass graft surgery, lessons from randomized
trials. Ann Intern Med 1998;125:216223.
15. The Bypass Angioplasty Revascularization (BARI) Investigators.
Comparison of coronary bypass surgery with angioplasty in patients
with multivessel disease. N Engl J Med 1996;335:217-225.
16. The Scandinavian Simvastatin Survival Study Group. Randomised
trial of cholesterol lowering in 4444 patients with coronary heart
disease: The Scandinavian Simvastatin Survival Study (4S). Lancet
1994;344:1383-1389.
35
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ và các nước châu Âu. Ước tính
ở Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân nhập viện mỗi năm vì NMCT
cấp và khoảng 200.000 đến 300.000 bệnh nhân tử vong hàng
năm vì NMCT cấp. Ở Việt nam số bệnh nhân NMCT ngày càng
có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nếu như những năm 50,
NMCT là bệnh rất hiếm gặp thì hiện nay hầu như ngày nào cũng
gặp những bệnh nhân NMCT cấp nhập viện (tại Viện Tim
mạch). Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị NMCT cấp đã
làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do NMCT cấp. Sự ra đời của
đơn vị cấp cứu mạch vành (CCU) đầu những năm 60, tiếp đến là
các thuốc tiêu huyết khối những năm 80 và hiện nay là can thiệp
động mạch vành cấp cứu và những tiến bộ về các thuốc phối
hợp đã làm cho tỷ lệ tử vong do NMCT cấp trên thế giới hiện
nay giảm xuống chỉ còn khoảng < 7% so với trước đây là > 30
%.
I. Sinh lý bệnh
Cơ tim được nuôi dưỡng bởi 2 động mạch vành (ĐMV) đó
là ĐMV trái và ĐMV phải. ĐMV trái xuất phát từ lá vành trái
của ĐMC và ĐMV phải xuất phát từ lá vành phải. Thực tế,
ĐMV trái lại chia ra 2 nhánh lớn là nhánh liên thất trước (LAD)
và nhánh mũ (LCx). Do vậy người ta thường gọi là 3 thân ĐMV
để nuôi cơ tim.
NMCT được hiểu là do sự tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc
nhiều nhánh ĐMV để gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử
vùng cơ tim được tưới máu bởi nhánh ĐMV đó. Thủ phạm ở
đây chính là mảng xơ vữa động mạch. Nhưng vấn đề đặt ra là
trong thực tế nếu mảng xơ vữa cứ phát triển âm thầm gây hẹp
nhiều thậm chí tắc hoàn toàn ĐMV theo thời gian cũng không
gây ra triệu chứng của NMCT cấp vì đã có sự thích nghi và phát
triển của tuần hoàn bàng hệ. Cơ chế chủ yếu của NMCT cấp là
36
do sự không ổn định và nứt ra của mảng xơ vữa để hình thành
huyết khối gây lấp toàn bộ lòng mạch. Nếu việc nứt ra này
không lớn và hình thành cục máu đông chưa gây lấp kín toàn bộ
lòng mạch, thì đó là cơn đau thắt ngực không ổn định trên lâm
sàng.
II. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Cơn đau thắt ngực điển hình:
a. Đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc hơi
lệch sang trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái
cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Nhìn
chung cơn đau có tính chất giống cơn đau thắt
ngực nhưng kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi
dùng Nitroglycerin.
b. Một số trường hợp đau có thể lan lên cổ, cằm,
vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị.
c. Một số trường hợp NMCT có thể xảy ra mà bệnh
nhân không hoặc ít cảm giác đau (NMCT thầm
lặng), hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già,
bệnh nhân có tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
d. Trong trường hợp đau lan nhiều ra phía sau lưng
phải phân biệt với tách thành động mạch chủ.
2. Các triệu chứng khác đi kèm theo có thể gặp là: vã
mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc
buồn nôn, lú lẫn... Các triệu chứng của rối loạn tiêu
hoá thường gặp trong trường hợp NMCT sau dưới.
3. Đột tử cũng là một trong những thể hay gặp của
NMCT cấp.
B. Triệu chứng thực thể
1. Khám thực thể trong NMCT cấp nói chung ít có giá
trị để chẩn đoán xác định nhưng cực kỳ quan trọng
để giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác, giúp
37
phát hiện các biến chứng, tiên lượng bệnh cũng như
là cơ sở để theo dõi bệnh nhân.
2. Những triệu chứng hay gặp là: nhịp tim nhanh, tiếng
tim mờ, tiếng ngựa phi, huyết áp có thể tăng hoặc tụt,
xuất hiện tiếng thổi mới ở tim, các rối loạn nhịp, ran
ẩm ở phổi, các dấu hiệu của suy tim, phù phổi cấp....
Sau vài ngày có thể thấy tiếng cọ màng tim (hội
chứng Dressler).
C. Các yếu tố lâm sàng có giá trị tiên lượng bệnh
Việc đánh giá tiên lượng bệnh nhân NMCT cấp đóng vai
trò rất quan trọng giúp thầy thuốc có thái độ xử trí, theo
dõi bệnh, cũng như giải thích cho bệnh nhân và gia đình
tốt hơn. Những nghiên cứu lớn trên thế giới đã chỉ ra
những yếu tố sau (xếp theo mức độ từ cao đến thấp) có
tiên lượng xấu đối với NMCT cấp: (bảng 3-1 và 3-2)
1. Tuổi: càng cao tiên lượng càng xấu.
2. Huyết áp tâm thu tụt (< 90 mmHg).
3. Độ Killip càng cao tỷ lệ tử vong càng tăng.
4. Nhịp tim nhanh > 100 chu kỳ /phút.
5. Vị trí của NMCT.
Bảng 3-1. Liên quan giữa độ Killip và tỷ lệ tử vong
trong vòng 30 ngày.
Độ
Killip
Đặc điểm lâm sàng % Tỷ lệ tử vong
trong 30 ngày (%)
I Không có triệu chứng
của suy tim trái
85 5,1
II Có ran ẩm < 1/2 phổi,
tĩnh mạch cổ nổi, có
thể có tiếng T3 ngựa
phi
13 13,6
III Phù phổi cấp 1 32,2
IV Sốc tim 1 57,8
38
III. Cận lâm sàng
A. Điện tâm đồ (ĐTĐ): Là một trong những thăm dò rất có
giá trị để chẩn đoán NMCT cấp và định khu NMCT.
ĐTĐ cần được làm ngay khi bệnh nhân nhập viện và làm
nhắc lại nhiều lần sau đó để giúp chẩn đoán cũng như
theo dõi. Những thay đổi trên ĐTĐ biến thiên theo thời
gian mới có nhiều giá trị. Các tiêu chuẩn của chẩn đoán
NMCT cấp trên ĐTĐ là:
1. Xuất hiện sóng Q mới (rộng ít nhất 30 ms và sâu
0,20 mV) ở ít nhất 2 trong số các miền chuyển đạo
sau: D2, D3 và aVF; V1 đến V6; D1 và aVL, hoặc
2. Xuất hiện đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống (>
0,10 mV) ở ít nhất 2 trong số các miền chuyển đạo
nói trên, hoặc
3. Sự xuất hiện mới bloc nhánh trái hoàn toàn trong
bệnh cảnh lâm sàng nói trên.
Bảng 3-2. Liên quan giữa vị trí NMCT cấp và tỷ lệ tử
vong.
Tỷ lệ tử vong
(%)
Vị trí NMCT
Thay đổi trên
ĐTĐ Trong
30 ngày
Trong
1 năm
Đoạn gần của
ĐMLTT (LAD)
(NMCT trước rộng)
ST chênh lên ở V1-
6, DI, aVL hoặc
kèm theo bloc
nhánh trái
19,6 25,6
Đoạn giữa của LAD ST chênh lên V1-6,
DI và aVL
9,2 12,5
Đoạn xa của LAD ST chênh lên ở V1-
4, hoặc D1, aVL và
V5-6
6,8 10,2
NMCT sau dưới
rộng (Đoạn gần của
ĐMV phải hoặc
động mạch mũ)
ST chênh lên ở D2,
D3, aVF và kèm
theo một trong các
chuyển đạo sau
6,4 8,4
39
NMCT sau dưới nhỏ
(Đoạn xa của ĐMV
phải hoặc ĐM mũ)
V1, V3R, V4R
V5-6
R>S ở V1, V2 hoặc
ST chênh lên chỉ ở
D2, D3 và aVF
4,5 6,7
Lưu ý là: sóng Q thường xuất hiện trung bình sau 8-12
giờ, tuy nhiên trong một số trường hợp không có sóng Q
mà chỉ có biến đổi của đoạn ST (NMCT không Q - hay
NMCT dưới nội tâm mạc).
Trường hợp NMCT thất phải thì cần làm thêm các
chuyển đạo V3R đến V6R để tìm các biến đổi này.
Trong trường hợp kèm theo bloc nhánh phải hoàn
toàn, việc chẩn đoán trên ĐTĐ trở nên khó khăn hơn.
Nếu bệnh nhân có NMCT trước bên có thể thấy hình ảnh
sóng T chênh đồng hướng với phức bộ QRS ở V1-V4.
Hình 3-1. NMCT sau dưới cấp.
B. Các men sinh học trong huyết thanh bệnh nhân
1. Creatine Kinase (CK): 3 iso-enzyme của men này
là CK-MB, CK-MM, CK-BB đại diện cho cơ tim, cơ
vân và não theo thứ tự trên. Bình thường CK-MB
chiếm khoảng <5% lượng CK toàn phần (bình
thường CK toàn phần trong huyết thanh từ 24-190
U/l ở 37oC và CK-MB < 24 U/l).
40
a. Men này bắt đầu tăng 3-12 giờ sau nhồi máu,
đỉnh cao khoảng 24 giờ và trở về bình thường sau
48-72 giờ.
b. Lưu ý là men này có thể tăng trong một số trường
hợp khác như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,
sau mổ tim, sau sốc điện. Nó cũng tăng trong một
số bệnh khác như: chấn thương sọ não, chấn
thương cơ (kể cả tiêm truyền), tiêu cơ vân, bệnh
viêm cơ, suy thận mạn, tập thể lực quá mạnh...
2. Troponin: bao gồm Troponin I và T, là hai loại men
có giá trị chẩn đoán cao và khá đặc hiệu cho cơ tim,
hơn nữa nó còn có giá trị tiên lượng bệnh. Các men
này bắt đầu tăng khá sớm sau NMCT (3-12 giờ) đạt
đỉnh ở 24-48 giờ và tăng tương đối dài (5-14 ngày).
3. Lactate DeHydrogenase (LDH): bao gồm 5 isoenzymes
và gặp ở mọi mô trong cơ thể. LDH tăng từ
8-12 giờ sau nhồi máu, đạt đỉnh ở 24-48 giờ và kéo
dài 10-14 ngày. Tỷ lệ LDH1/LDH2 > 1 có ý nghĩa
trong NMCT.
Hình 3-2. Thay đổi các men sau NMCT cấp (theo giờ).
4. Các Transaminase SGOT và SGPT: ít đặc hiệu
cho cơ tim. Tuy nhiên ở điều kiện của chúng ta thì
Giờ
41
xét nghiệm các men này cũng vẫn có giá trị nhất
định. Trong NMCT thì SGOT tăng nhiều hơn SGPT.
C. Siêu âm tim: cũng rất có giá trị, đặc biệt trong những
thể NMCT không Q hoặc có bloc nhánh. Thường thấy
hình ảnh rối loạn vận động vùng liên quan đến vị trí nhồi
máu. Mức độ rối loạn từ giảm vận động, không vận
động, vận động nghịch thường và phình thành tim. Siêu
âm tim còn giúp đánh giá chức năng thất trái, các biến
chứng cơ học của NMCT (thủng vách tim gây thông liên
thất, hở van tim do đứt dây chằng), tràn dịch màng tim,
huyết khối trong buồng tim...
D. Thăm dò phóng xạ tưới máu cơ tim: thường không cần
dùng trong giai đoạn cấp của NMCT. Các thăm dò này
có ích ở giai đoạn sau để đánh giá mức độ tưới máu cho
từng vùng cơ tim và sự sống còn của cơ tim nhằm giúp
ích cho chỉ định can thiệp mạch vành.
IV. Chẩn đoán phân biệt
A. Viêm màng ngoài tim: đau thường liên tục và cảm giác
rát, đau thay đổi theo tư thế và nhịp thở, thường đau tăng
khi nằm ngửa. Trong viêm màng ngoài tim cũng có thể
có ST chênh lên nhưng là chênh lên đồng hướng ở các
chuyển đạo trước tim và không có hình ảnh soi gương.
Siêu âm có thể giúp ích cho chẩn đoán.
B. Viêm cơ tim cấp: là một chẩn đoán phân biệt khá khó
khăn vì các triệu chứng lâm sàng cũng như ĐTĐ khá
giống NMCT. Bệnh sử và khám lâm sàng cho thấy bệnh
cảnh nhiễm trùng (đặc biệt là virus) và siêu âm tim có
giảm vận động đồng đều giúp thêm chẩn đoán phân biệt.
C. Tách thành động mạch chủ: điển hình là đau dữ dội lan
phía sau lưng. Nhiều khi tách thành ĐMC cũng gây ra
NMCT khi nó ảnh hưởng đến ĐMC lên và gốc ĐMC.
Siêu âm tim có thể thấy hình ảnh tách thành ĐMC nếu ở
ĐMC lên. Siêu âm qua thực quản rất có giá trị chẩn
42
đoán. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng
hưởng từ là những thăm dò tốt giúp chẩn đoán xác định.
D. Nhồi máu phổi: thường đột ngột khó thở, đau ngực, ho
ra máu mà không có phù phổi. ĐTĐ là hình ảnh tâm phế
cấp với S1 Q3 (S sâu ở D1 và Q sâu ở D3). Chụp
Xquang có thể thấy hình ảnh một đám mờ ở phổi và siêu
âm tim không thấy có rối loạn vận động vùng.
E. Các bệnh cấp cứu bụng như thủng dạ dày, cơn đau dạ
dày cấp, viêm tuỵ cấp, viêm túi mật, giun chui ống mật...
cũng cần được phân biệt nhất là với NMCT cấp thể sau
dưới.
V. Điều trị NMCT cấp
A. Điều trị ban đầu
1. Khẩn trương đánh giá tình trạng bệnh nhân và nên
chuyển ngay đến những cơ sở có thể điều trị tái tưới
máu. Kịp thời đánh giá các biến chứng nguy hiểm để
khống chế (loạn nhịp, suy tim...). Bệnh nhân phải
được vận chuyển bằng xe cứu thương và có nhân
viên y tế đi cùng. Đồng thời thực hiện các biện pháp
điều trị ban đầu.
2. Các biện pháp chung, ban đầu cho mọi bệnh nhân là:
a. Bệnh nhân phải được bất động tại giường.
b. Thở ôxy: với liều 2-4 lít/phút qua đường mũi vì
trong NMCT cấp thường kèm theo thiếu ôxy.
Một số trường hợp suy hô hấp nặng cần phải đặt
nội khí quản và cho thở máy phù hợp.
c. Giảm đau đầy đủ: làm giảm sự tăng tiết
cathecholamin trong máu và góp phần làm giảm
nhu cầu ôxy cơ tim.
• Morphin sulphat là thuốc được lựa chọn hàng
đầu, liều dùng từ 2-4 mg tiêm tĩnh mạch sau
đó nhắc lại sau 5-10 phút nếu bệnh nhân vẫn
đau. Chú ý nhịp thở của bệnh nhân và nhịp
43
tim. Nếu gây nhịp chậm có thể cho Atropin
0,5 mg tiêm TM.
d. Nitroglycerin (0,4 mg) ngậm dưới lưỡi, có thể
nhắc lại sau mỗi 5 phút. cần chú ý huyết áp của
bệnh nhân. Nếu huyết áp tối đa còn > 90 mmHg
là tốt. Tiếp sau đó cần thiết lập ngay đường
truyền tĩnh mạch và truyền Nitroglycerin với tốc
độ 10 mcg/phút, có thể chỉnh liều theo con số
huyết áp của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân huyết áp
tụt thì không thể dùng Nitroglycerin, khi đó cần
áp dụng ngay các biện pháp vận mạch tốt. Lưu ý
là Nitroglycerin có thể gây nhịp chậm và không
dùng khi có NMCT thất phải.
e. Cho ngay thuốc chống ngưng kết tiểu cầu:
Aspirin cần cho ngay bằng đường uống dạng
không bọc với liều 160 - 325 mg hoặc có thể cho
bằng đường tiêm tĩnh mạch 500 mg. Có thể cho
bằng dạng gói bột Aspegic. Nếu bệnh nhân có
tiền sử loét dạ dày tá tràng đang tiến triển thì có
thể thay bằng Ticlopidine (Ticlid) 250 mg x 2
viên/ngày hoặc Clopidogrel (Plavix) cho ngay
300 mg sau đó 75 mg/ngày. Các nghiên cứu gần
đây cho thấy phối hợp giữa Aspirin và Ticlopidin
hoặc Clopidogrel làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.
f. Thuốc chống đông: Heparin tiêm thẳng TM liều
65-70 đv/kg sau đó duy trì liều 15-18 đv/kg/giờ.
Heparin tự nó không làm giảm tỷ lệ tử vong do
NMCT nhưng rất quan trọng nếu bệnh nhân được
cho thuốc tiêu huyết khối hoặc can thiệp động
mạch vành cấp. Dùng Heparin với thuốc tiêu
huyết khối cần cho ngay 5000 đv tiêm TM sau đó
truyền tĩnh mạch liều khoảng 1000 đv/giờ (trừ
trường hợp cho Streptokinase thì không dùng
Heparin phối hợp). Khi dùng Heparin cần điều
chỉnh liều theo thời gian APTT sao cho thời gian
này gấp 1,5 thời gian chứng (50-75 giây).
44
g. Thuốc chẹn bêta giao cảm: làm giảm tỷ lệ tử
vong và giảm diện cơ tim bị nhồi máu hoại tử.
Thuốc hay dùng là Metoprolol tiêm TM 5 mg sau
đó nhắc lại mỗi 5 phút cho đến tổng liều là 15
mg, trong khi đó bắt đầu cho uống 25-50 mg. Các
thuốc khác có thể dùng là Atenolol, Esmolol.
Không dùng các thuốc này khi bệnh nhân có dấu
hiệu suy tim nặng, nhịp tim chậm < 60, huyết áp
tâm thu < 90 mmHg, bloc nhĩ thất độ cao, bệnh
phổi tắc nghẽn, bệnh mạch ngoại vi nặng.
B. Điều trị tái tưới máu
Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị NMCT cấp
là làm tái tưới máu (tái lưu thông ĐMV bị tắc) càng sớm
càng tốt. Ba biện pháp điều trị tái tưới máu hiện nay là:
dùng thuốc tiêu huyết khối, can thiệp (nong, đặt stent)
động mạch vành cấp, mổ bắc cầu nối chủ-vành cấp. Việc
điều trị sớm tái tưới máu đã làm giảm mức độ hoại tử cơ
tim, giảm tỷ lệ tử vong và bảo tồn chức năng thất trái.
1. Lựa chọn phương pháp điều trị tái tưới máu: Việc
lựa chọn phương pháp điều trị tái tưới máu ngay cho
bệnh nhân NMCT cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như thời gian đến viện, tình trạng bệnh nhân cụ thể,
điều kiện trang thiết bị và trình độ của cơ sở y tế.
2. Thời điểm điều trị tái tưới máu: Các nghiên cứu đã
chứng minh được là lợi ích càng lớn nếu tiến hành
được tái tưới máu càng sớm. Nếu thời gian được tái
tưới máu trong vòng 1 giờ đầu (kể từ khi đau) thì lợi
ích là lớn nhất. Hiện nay, khi can thiệp ĐMV thì đầu
được áp dụng ở nhiều trung tâm, thì thời gian để có
được hiệu quả tốt nhất là trước 120 phút. Nói chung
là trong vòng 12 giờ đầu thì vẫn còn chỉ định điều trị
tái tưới máu. Nếu sau 12 giờ, mà vẫn còn tồn tại các
triệu chứng thì vẫn có thể có lợi ích khi điều trị tái
tưới máu (không phải là thuốc tiêu huyết khối).
45
3. Điều trị tái tưới máu mạch vành bằng các thuốc
tiêu huyết khối:
a. Là phương pháp đơn giản và nên được lựa chọn
hàng đầu. Các thử nghiệm lớn đã chứng minh các
thuốc này làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do
NMCT cấp, giải quyết được 60 - 90 % các
trường hợp. Nó chính là kỷ nguyên mới thứ hai
trong điều trị NMCT cấp sau sự ra đời của các
CCU.
b. Chỉ định thuốc tiêu huyết khối càng sớm càng tốt
và tốt nhất trong vòng 6 giờ đầu, nếu bệnh nhân
đến muộn hơn và trong vòng 12 giờ mà vẫn còn
tồn tại dấu hiệu của hoại tử cơ tim lan rộng thì
vẫn có thể dùng thuốc tiêu huyết khối .
c. Các thuốc này có một số chống chỉ định tương
đối và tuyệt đối (Bảng 3-3).
Bảng 3-3. Chống chỉ định của thuốc tiêu huyết khối.
Chống chỉ định tuyệt đối
• Đang có bệnh hoặc thủ thuật gây chảy máu nặng.
• Thiếu hụt các yếu tố đông máu (rối loạn).
• Mới bị các chấn thương nặng.
• Mới phẫu thuật (<10 ngày).
• Các thủ thuật xâm lấn (< 10 ngày).
• Phẫu thuật thần kinh trong vòng 2 tháng.
• Chảy máu đường tiêu hoá trong 10 ngày.
• TBMN trong vòng 1 năm.
• Tiền sử u não, phình mạch não.
• Viêm màng ngoài tim cấp.
• Nghi ngờ tách thành động mạch chủ.
• Loét đường tiêu hoá đang tiến triển.
• Bệnh màng phổi cấp tính.
• Đang có thai.
Chống chỉ định tương đối:
• Huyết áp tối đa > 180 mmHg.
• Huyết áp tối thiểu > 110 mmHg.
46
• Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
• Xuất huyết võng mạc do bệnh lý đái tháo đường.
• TBMN > 12 tháng.
• Có hồi sinh tim phổi trong vòng 10 phút.
• Đang dùng chống đông kháng Vitamin K lâu dài.
• Suy thận hoặc gan nặng.
• Rong kinh rong huyết nặng.
4. Các loại thuốc tiêu huyết khối:
a. Việc lựa chọn các thuốc tiêu huyết khối phải cân
nhắc dựa vào hoàn cảnh thực tế và giá thành.
Trong các thuốc trên, rt-PA được các tác giả
nước ngoài ưa dùng nhưng giá thành khá cao.
Streptokinase là thuốc cũng được dùng rộng rãi,
giá thành rẻ hơn và tương đối ít tai biến.
Bảng 3-4. Các loại thuốc tiêu huyết khối và liều dùng.
Các thuốc đặc hiệu với fibrin
• Alteplase (rt-PA): Tiêm thẳng TM 15 mg sau đó
truyền TM 0,75 mg/kg (cho tới 50 mg) trong vòng 30
phút, tiếp theo 0,5 mg/kg (cho tới 35 mg) truyền TM
trong 60 phút tiếp. Liều tối đa 100 mg trong 90 phút.
• Reteplase (r-PA): tiêm thẳng TM 10 đơn vị trong 2
phút, sau đó 30 phút lại tiêm như vậy (10 đơn vị).
Các thuốc không đặc hiệu với fibrin
• Streptokinase (SK): Truyền TM 1,5 triệu đơn vị trong
vòng 60 phút.
• Anistreplase (APSAC): tiêm thẳng TM 30 đơn vị
trong vòng 2 phút.
• Urokinase (UK): truyền TM 3 triệu đơn vị trong vòng
60 phút.
b. Khi dùng các thuốc tiêu huyết khối bắt buộc phải
phối hợp với Heparin vì các nghiên cứu đã chứng
minh là làm giảm nguy cơ bị tắc lại mạch sau
dùng thuốc tiêu huyết khối. Heparin được dùng
trước và sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối 4 giờ
thì truyền tiếp Heparin với liều 1000 đv/giờ trong
47
vòng 48 - 72 giờ tiếp. Riêng đối với
Streptokinase thì không cần dùng Heparin phối
hợp vì thuốc này tác động không đặc hiệu với hệ
fibrin nên có thể gây chảy máu nhiều nếu phối
hợp Heparin.
c. Biến chứng của các thuốc tiêu huyết khối: quan
trọng nhất là chảy máu. Chảy máu nội sọ là biến
chứng nguy hiểm nhất (gặp ở khoảng 0,5% đối
với Streptokinase và 0,7% đối với tPA) , ngoài ra
có thể gây chảy máu nhiều bất kể nơi nào. Cần
theo dõi thời gian aPTT. Nếu bị mất máu nhiều
phải truyền máu, huyết tương tươi.
5. Can thiệp động mạch vành trong giai đoạn cấp
cứu (nong, đặt Stent): Mặc dù thuốc tiêu huyết khối
là tiến bộ đáng kể, nhưng do nhiều chống chỉ định và
số bệnh nhân đến viện khá muộn nên tỷ lệ bệnh nhân
được dùng thuốc tiêu huyết khối không cao. Hiện
nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tính ưu việt
của phương pháp can thiệp động mạch vành trong
giai đoạn cấp. Tuy nhiên, nó tuỳ thuộc nhiều vào
trang thiết bị và kinh nghiệm của thầy thuốc can
thiệp.
a. Chỉ định: Can thiệp ĐMV cấp chỉ nên chỉ định ở
những bệnh nhân có chống chỉ định của thuốc
tiêu huyết khối hoặc có tình trạng huyết động
không ổn định (sốc tim) hoặc có rối loạn nhịp
tim. Hiện nay, đối với một số trung tâm có kinh
nghiệm và có trang thiết bị tốt, người ta thường
có xu hướng can thiệp ĐMV thì đầu (primary
intervention) (tức là can thiệp ngay lập tức khi
bệnh nhân đến viện và chưa dùng thuốc tiêu sợi
huyết). Các khuyến cáo gần đây đã có xu hướng
ủng hộ cho việc can thiệp này.
b. Can thiệp khi dùng thuốc tiêu huyết khối thất
bại: tức là sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối mà
48
bệnh nhân vẫn còn đau ngực, lâm sàng không ổn,
ST vẫn chênh lên trên ĐTĐ thì có chỉ định can
thiệp ĐMV.
c. Khi can thiệp động mạch vành cấp cần dùng phối
hợp với các thuốc:
• Aspirin 325 mg/ngày kéo dài mãi, phối hợp
Ticlopidin (Ticlid) 250 mg x 2 lần ngày trong
nửa tháng hoặc Clopidogrel (Plavix) 75
mg/ngày. Vai trò của Clopidogrel ngày càng
được nhấn mạnh vì tính hiệu quả và khá an
toàn của nó. Những nghiên cứu gần đây cho
thấy lợi ích của Plavix càng được khẳng định
khi dùng kéo dài đến 9 tháng.
• Các thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa (ReoPro,
Aggrastat...) là những thuốc chống ngưng kết
tiểu cầu triệt để. Khi dùng cùng với can thiệp
ĐMV cấp làm giảm đáng kể tỷ lệ tai biến do
can thiệp và tỷ lệ tắc mạch sau can thiệp. Tuy
nhiên các thuốc này khá đắt tiền.
• Heparin là cần thiết trong khi can thiệp. Nếu
can thiệp kết quả thành công có thể xét dừng
Heparin sau can thiệp.
6. Mổ làm cầu nối chủ - vành cấp cứu:
Chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đau ngực tái
phát sau dùng tiêu huyết khối hoặc động mạch vành
không thích hợp cho can thiệp (tổn thương nhiều
thân, tổn thương thân chung, tổn thương phức tạp...),
hoặc can thiệp thất bại, hoặc bệnh nhân có những
biến chứng cơ học.v.v...
49
Trước khi nong Sau nong và đặt Stent
Hình 3-3. Nong và đặt Stent động mạch liên thất trước.
C. Điều trị tiếp theo
1. Các biện pháp chung:
a. Chế độ vận động: Với những bệnh nhân trong
giai đoạn cấp hoặc chưa ổn định cần bất động tại
giường. Tuy nhiên nếu những bệnh nhân được
điều trị tái tưới máu tốt mà không còn đau ngực
thì sau đó 12 giờ có thể cho cử động nhẹ tại
giường và ngồi dậy nhẹ nhàng tại giường. Sau 24
giờ có thể cho vận động nhẹ nhàng và sau 48 giờ
có thể cho đi bộ nhẹ tại phòng rồi tăng dần mức
vận động để trở về bình thường.
b. Chế độ dinh dưỡng: Trong giai đoạn cấp (đau
nhiều) thì không nên cho ăn mà nên dinh dưỡng
bằng đường truyền tĩnh mạch. Khi bệnh nhân đỡ
cần chú ý chế độ ăn đủ năng lượng (1200 - 1800
calorie/ngày) ít cholesterol và muối. Bệnh nhân
NMCT cần tránh táo bón và nên cho thêm các
nhuận tràng.
c. An thần: nên tránh thăm hỏi nhiều của người nhà
trong giai đoạn cấp. Nếu bệnh nhân lo lắng quá
có thể cho thêm một chút an thần.
2. Các thuốc:
a. Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu (Aspirin,
Ticlopidin, Clopidogrel): đặc biệt quan trọng.
50
• Liều Aspirin từ 75-325 mg/ngày nhưng nên
dùng > 160 mg/ngày.
b. Các thuốc chống đông: Heparin cần thiết khi có
dùng thuốc tiêu huyết khối và khi can thiệp
ĐMV. Heparin không nên dùng kéo dài > 5 ngày.
Các thuốc kháng vitamin K đường uống chỉ dùng
khi có kèm theo rung nhĩ hoặc có phình vách thất
gây cục máu đông.
c. Các Nitrates: mặc dù không làm giảm tỷ lệ tử
vong nhưng chúng cải thiện tình trạng thiếu máu
cục bộ, cải thiện triệu chứng và suy tim nếu có.
d. Các thuốc chẹn beta giao cảm: nên tiếp tục kéo
dài (nếu không có các chống chỉ định).
e. Các thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC): Nên
cho sớm và bắt đầu liều nhỏ (trong vòng 24 giờ
đầu). Chú ý huyết áp của bệnh nhân. Thuốc
ƯCMC làm giảm tỷ lệ tử vong, bảo tồn chức
năng thất trái. Nên dùng bắt đầu bằng thuốc có
tác dụng ngắn như Captopril 6,25 mg trong 24
giờ đầu sau đó đánh giá tình trạng và điều chỉnh
liều hoặc thay các thuốc ƯCMC khác có thời
gian tác dụng kéo dài hơn.
f. Điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ trong đó chú
ý điều trị tốt đái tháo đường, rối loạn mỡ máu
(nếu có) kèm theo.
D. Phục hồi chức năng sau NMCT
1. Giai đoạn ở tại bệnh viện:
Đối với những bệnh nhân ổn định cần sớm
phục hồi chức năng bằng cách cho bệnh nhân sớm
vận động nhẹ. Ngày thứ ba có thể cho bệnh nhân đi
lại nhẹ nhàng trong phòng. Trước khi ra viện cần
giáo dục bệnh nhân về chế độ tập luyện, loại bỏ yếu
tố nguy cơ, điều chỉnh chế độ ăn và chế độ thuốc
men hàng ngày cho bệnh nhân.
51
2. Giai đoạn ở nhà:
Bệnh nhân cần đi bộ sớm tối thiểu mỗi ngày 2-
3 lần, mỗi lần 20-30 phút và duy trì nhịp tim không
tăng quá 20 nhịp so với nhịp tim lúc nghỉ. Để khẳng
định bệnh nhân có thể trở về cuộc sống sinh hoạt
bình thường, bệnh nhân cần được làm nghiệm pháp
gắng sức để đánh giá. Việc giáo dục bệnh nhân vẫn
đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này về chế độ
sinh hoạt và thuốc men.
Tài liệu tham khảo
1. Falk E, Shah PK, Fuster V. Coronary plaque disruption.
Circulation 1995;92:657-671.
2. Flather M, Pipilis A, Collins R, et al. Randomized controlled
trial of oral captopril, of oral isosorbide mononitrate and of
intravenous magnesium sulphate started early in acute
myocardial infarction: safety and haemodynamic effects. ISIS-4
(Fourth International Study of Infarct Survival) Pilot Study
Investigators. Eur Heart J 1994;15:605-619.
3. GUSTO Investigators. An international randomized trial
comparing four thrombolytic strategies for acute myocardial
infarction. N Engl J Med 1993;329: 673682.
4. Lauer MA, Lincoff AM. Acute myocardial infarction. In: Marso
SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular
Medicine. Philadelphia: LippincottRaven, 2000.
5. Lee K, WoodliefL, Topol E, et al. Predictors of 30-day
mortality in the era of reperfusion for acute myocardial
infarction. Circulation 1995;91:1659-1668.
6. Lincoff A, Topol E, CaliffR, et al. Significance of a coronary
artery with thrombolysis in myocardial infarction grade 2 flow
"patency". Am J Cardiol 1995;75: 871-876.
7. Lincoff AM, Califf RM, Moliterno DM, et al. Complementary
clinical benefits of coronary-artery stenting and blockade of
platelet glycoprotein ub/Iha receptors. N Engl J Med
1999;341:319-327.
8. Mark D, Hlatky M, CaliffR, et al. Cost effectiveness of
thrombolytic therapy with tissue plasminogen activator as
compared with streptokinase for acute myocardial infarction. N
Engl J Med 1995;332:1415-1424.
9. Ryan TJ, Anderson JL, Antman EM, et al. ACC/AHA
guidelines for the management of patients with acute
myocardial infarction: a report of the American College of
Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice
Guidelines (Committee on Management of Acute Myocardial
Infarction). J Am CoIl Cardiol 1996;25:1328-1428.
52
10. Sgarbossa EB, Wagner G. Electrocardiography. In: Topol EJ,
ed. Textbook of cardiovascular medicine. New York:
Lippincott-Raven, 1998.
11. The EPILOG Investigators. Platelet glycoprotein IIb/IIIa
receptor blockade and low-dose heparin during coronary
revascularization during percutaneous coronary
revascularization. N Engl J Med 1997;336:1689-1696.
12. The GUSTO IIb Angioplasty Sub study Investigators. A clinical
trial comparing primary coronary angioplasty with tissue
plasminogen activator for acute myocardial infarction. N Engl J
Med 1997;336: 1621-1628.
13. The GUSTO III Investigators. A comparison of reteplase with
alteplase for acute myocardial infarction. N Engl J Med
1997;337:1115-1123.
14. Topol EJ, Van de Werf FJ. Acute myocardial infarction: early
diagnosis and management. In: Topol EJ, ed. Textbook of
Cardiovascular Medicine. New York: LippincottRaven, 1998.
15. White RD, Van de Werf FJ. Thrombolysis for acute myocardial
infarction. Circulation 1998;97:1632-1646.
16. Woods K', Fletcher S. Long-term outcome after intravenous
magnesium sulphate in suspected acute myocardial infarction:
the second Leicester Intravenous Magnesium Intervention Trial
(LIMIT-2). Lancet 1994;343:516-S19.
53
BIẾN CHỨNG NHỒI MÁU CƠ TIM
Bệnh nhân NMCT thường chết chủ yếu là do các biến
chứng cấp và nếu qua khỏi giai đoạn cấp cũng thường để lại một
số biến chứng đôi khi rất nặng nếu không được điều trị một cách
thoả đáng. Các biến chứng của NMCT rất phong phú và có thể
chia làm các nhóm: biến chứng cơ học, biến chứng rối loạn
nhịp, biến chứng thiếu máu cơ tim, tắc mạch...
I. Biến chứng cơ học
Các biến chứng cơ học có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân
là: thông liên thất, hở van hai lá cấp do đứt dây chằng, vỡ thành
tim tự do, phình thành tim...
A. Thông liên thất (TLT) do thủng vách liên thất
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. TLT xảy ra ở khoảng 0,5 - 2% số bệnh nhân
NMCT cấp. Tỷ lệ gặp ngang nhau giữa các nhóm
NMCT phía trước và sau dưới. TLT thường xảy
ra ở những bệnh nhân bị NMCT diện rộng, tắc
một mạch mà tuần hoàn bàng hệ kém. TLT có thể
xảy ra sớm ngay sau 24 giờ của NMCT nhưng
thường xảy ra sau khoảng 3-7 ngày.
b. Bệnh nhân có biến chứng TLT thường có dấu
hiệu lâm sàng nặng nề hơn. Các bệnh cảnh lâm
sàng như đau ngực tăng, phù phổi cấp, tụt huyết
áp, sốc tim có thể xảy ra đột ngột trong qua trình
đang diễn biến bình thường của bệnh.
c. Khi nghe tim thấy một tiếng thổi tâm thu mới
xuất hiện vùng trước tim, tiếng thổi rõ nhất ở
phía thấp bên trái xương ức. Khi bệnh nhân có lỗ
thủng lớn ở vách liên thất và tình trạng suy tim
nặng thì có thể không nghe thấy tiếng thổi nữa.
54
d. Cần phân biệt với hở van hai lá hoặc hở van ba
lá.
2. Giải phẫu bệnh:
Lỗ TLT là hậu quả của lỗ thủng vùng cơ tim bị
hoại tử do NMCT và xảy ra chỗ ranh giới giữa vùng
không hoại tử và vùng bị nhồi máu. Lỗ này thường ở
vùng gần mỏm tim đối với những bệnh nhân NMCT
vùng trước và vùng vách sau với NMCT phía sau.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán:
a. Điện tâm đồ: có thể thấy bất thường về dẫn
truyền ở nút nhĩ thất hoặc đường dẫn truyền từ
nhĩ xuống thất.
b. Siêu âm tim: là thăm dò có giá trị trong chẩn
đoán bệnh đặc biệt là siêu âm màu. Đối với thủng
vùng gần mỏm, mặt cắt 4 buồng từ mỏm là mặt
cắt tốt nhất để quan sát. Đối với thủng vùng vách
sau, mặt cắt trục dọc có lái góc đôi chút hoặc mặt
cắt trục dọc dưới mũi ức cho phép đánh giá rõ
nhất. Trong một số trường hợp cần phải dùng đến
siêu âm qua đuờng thực quản để đánh giá rõ hơn
về bản chất thương tổn. Siêu âm tim có thể giúp
đánh giá được kích thước lỗ thông, mức độ lớn
của shunt. Siêu âm tim cũng có thể giúp đánh giá
chức năng thất trái và thất phải, từ đó góp phần
tiên lượng bệnh.
c. Thông tim phải: khi có chỉ định chụp ĐMV
thường nên thông tim phải để đánh giá được
luồng thông và lưu lượng shunt cũng như áp lực
động mạch phổi, cung lượng tim... giúp có thái
độ điều trị và tiên lượng bệnh tốt hơn.
4. Điều trị:
a. Thái độ: Tỷ lệ tử vong khi có biến chứng TLT
được điều trị nội khoa là khoảng 24% sau 24 giờ,
46% sau 1 tuần và 67-82% sau 2 tháng. Do vậy,
55
cần nhanh chóng xác định và có kế hoạch mổ
sớm để đóng lỗ thông ngay khi tình trạng bệnh
nhân không được ổn định.
b. Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa là biện pháp
cơ bản và là cầu nối cho điều trị ngoại khoa. Các
thuốc giãn mạch làm giảm lưu lượng shunt và
làm tăng cung lượng hệ thống do làm giảm sức
cản hệ thống; tuy nhiên, nếu làm giảm sức cản
động mạch phổi quá lại dẫn đến làm tăng lưu
lượng shunt. Thuốc thường dùng là Nitroprusside
truyền TM, bắt đầu bằng liều 0,5-3 mcg/kg/ph và
theo dõi huyết áp trung bình ở mức 70-80mmHg.
c. Đặt bóng bơm ngược dòng trong động mạch
chủ (IABP): là biện pháp nên được thực hiện
càng sớm càng tốt trước khi gửi đi mổ. IABP làm
giảm sức cản hệ thống, giảm lưu lượng shunt,
tăng tưới máu ĐMV và duy trì đuợc huyết áp
động mạch.
d. Phẫu thuật: Là biện pháp lựa chọn mặc dù tình
trạng huyết động không được ổn định. Phẫu thuật
ở bệnh nhân có biến chứng TLT làm giảm đáng
kể tỷ lệ tử vong so với điều trị bảo tồn. Tuy
nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao đặc biệt ở nhóm
bệnh nhân có sốc tim, suy đa phủ tạng, NMCT
vùng sau dưới gây lỗ thủng vùng vách sau do kỹ
thuật khó khăn hơn nhiều so với vùng mỏm...
B. Hở van hai lá (HoHL) cấp
HoHL cấp do đứt dây chằng cột cơ là một biến
chứng nặng nề và báo hiệu tiên lượng rất xấu trong
NMCT. Đứt dây chằng cột cơ thường xảy ra trong vòng
2-7 ngày sau NMCT cấp và chiếm tỷ lệ khoảng 1% trong
số NMCT cấp.
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. HoHL cấp do đứt dây chằng cột cơ thường xảy ra
ở bệnh nhân bị NMCT cấp thành sau.
56
b. Nếu tình trạng đứt hoàn toàn một cột cơ gây
HoHL cấp sẽ dẫn đến tình trạng sốc tim nhanh
chóng hoặc đột tử. Những trường hợp nhẹ hơn có
thể biểu hiện bằng khó thở tăng lên nhiều, phù
phổi cấp hoặc đi vào sốc tim.
c. Nghe tim: có thể thấy xuất hiện một tiếng thổi
tâm thu mới ở vùng mỏm lan lên nách hoặc lên
vùng đáy tim. Trong trường hợp NMCT vùng
thành sau gây đứt dây chằng sau có thể nghe thấy
tiếng thổi tâm thu phía cạnh xương ức dễ nhầm
lẫn với thông liên thất hoặc hẹp van động mạch
chủ. Cường độ tiếng thổi không có ý nghĩa dự
đoán mức độ nặng nhẹ của HoHL. Đôi khi tiếng
thổi rất nhẹ hoặc không thấy do bệnh nhân bị suy
tim quá mức hoặc giảm cung lượng tim quá.
d. Chú ý: Đứt dây chằng thường xảy ra ở NMCT
vùng dưới. NMCT vùng này (tắc nhánh liên thất
sau - PDA) gây hoại tử cột cơ phía sau và gây sa
van hai lá và HoHL.
2. Các xét nghiệm chẩn đoán:
a. Điện tâm đồ: cho thấy hình ảnh của NMCT cấp
thường là phía sau dưới.
b. Xquang tim phổi có thể cho thấy hình ảnh của
phù phổi tuỳ mức độ. Một số bệnh nhân có hình
ảnh phù phổi nhiều ở thuỳ trên phải vì dòng
HoHL phụt trực tiếp nhiều về phía tĩnh mạch
phổi phải phía trên.
c. Siêu âm Doppler tim: là phương pháp rất có giá
trị trong chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh.
• Hình ảnh sa lá van hai lá.
• Hình ảnh dòng màu của HoHL và cho phép
đánh giá mức độ HoHL.
• Cho phép chẩn đoán phân biệt với tiếng thổi
do biến chứng thông liên thất hoặc các biến
chứng khác.
57
• Giúp đánh giá chức năng tim và áp lực động
mạch phổi.
d. Thăm dò huyết động: Thông thường đối với
những bệnh nhân này cần theo dõi huyết động
chặt chẽ bằng một ống thông Swan-Ganz để theo
dõi áp lực động mạch phổi, cung lượng tim và áp
lực mao mạch phổi bít (PCW). Trên đường cong
áp lực của PCW có thể thấy hình ảnh sóng V cao
một cách bất ngờ.
3. Điều trị:
a. Các ưu tiên trong điều trị: Cần thiết phải phát
hiện được nhanh chóng biến chứng HoHL cấp để
kịp thời đối phó. Bệnh nhân cần được điều trị nội
khoa một cách hết sức tích cực và cân nhắc điều
trị ngoại khoa sớm nếu có thể.
b. Điều trị nội khoa:
• Các thuốc giãn mạch đóng vai trò quan trọng.
Thuốc được ưu tiên dùng là Nitroprusside,
thuốc này làm giảm sức cản hệ thống một
cách có ý nghĩa, làm giảm phân số hở van hai
lá và có thể làm tăng cung lượng tim. Thuốc
này được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch
liên tục với liều khởi đầu là 0,5-3
mcg/kg/phút và điều chỉnh theo huyết áp
trung bình trong khoảng 70-80 mmHg.
• Thuốc giãn mạch không nên dùng cho bệnh
nhân đã bị tụt huyết áp. Trong trường hợp
này, giải pháp tốt nhất là nên đặt bóng bơm
ngược dòng trong động mạch chủ (IABP).
IABP làm giảm hậu gánh của thất trái và tăng
lưu lượng đến mạch vành. Sau khi đặt IABP
có thể cân nhắc cho tiếp thuốc giãn mạch.
c. Biện pháp can thiệp động mạch vành cấp cứu:
Nong ĐMV hoặc đặt Stent cấp cứu làm cải thiện
được tình trạng huyết động và mức độ HoHL ở
58
những bệnh nhân HoHL mới do thiếu máu cục
bộ. Tuy nhiên, khi đã bị đứt hẳn cột cơ thì can
thiệp ĐMV đơn thuần cũng không cải thiện được
tình trạng bệnh.
d. Điều trị ngoại khoa: Là biện pháp cần được tiến
hành sớm khi có đứt hoàn toàn cột cơ.
• Tỷ lệ tử vong khi mổ khá cao (20-25% ở các
nước phát triển) tuy nhiên vẫn là biện pháp
hiệu quả nhất và cần được chỉ định sớm.
• Nên tiến hành can thiệp ĐMV trước khi tiến
hành phẫu thuật can thiệp van hai lá.
• Có thể tiến hành sửa van hai lá ở những bệnh
nhân HoHL mức độ vừa mà không cần phải
thay van hai lá.
C. Vỡ thành tự do của tim
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Vỡ thành tự do tim có thể gặp ở khoảng 3% số
bệnh nhân NMCT cấp và là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tử vong đột ngột. Vỡ thành
tim cũng chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có
NMCT xuyên thành. Những yếu tố nguy cơ dễ
xảy ra vỡ thành tim là: tuổi già, nữ giới, tăng
huyết áp quá nhiều, NMCT lần đầu và hệ thống
mạch vành không phong phú.
b. Triệu chứng của thể cấp: có thể thấy biểu hiện
của phân ly điện cơ trên ĐTĐ và đột tử. Một số
bệnh nhân kêu đau ngực dữ dội hơn, ho và nấc.
c. Thể bán cấp: gặp ở số ít bệnh nhân mà bệnh cảnh
dễ nhầm với viêm màng ngoài tim cấp, nôn, tụt
huyết áp.
d. Khám thấy các dấu hiệu của ép tim cấp đột ngột:
giãn tĩnh mạch cảnh, mạch đảo, tiếng tim mờ..
2. Các xét nghiệm chẩn đoán:
59
a. Điện tâm đồ: có hình ảnh nhịp bộ nối hoặc tự
thất, điện thế ngoại vi thấp, sóng T cao nhọn ở
các chuyển đạo trước tim. Một số bệnh nhân biểu
hiện nhịp chậm trước khi vỡ thành tự do.
b. Siêu âm tim: cho phép nhìn thấy hình ảnh ép tim
cấp và có thể cho phép nhìn thấy chỗ vỡ.
3. Điều trị:
a. Biện pháp điều trị tái tưới máu làm giảm bớt tỷ lệ
bị vỡ thành tim.
b. Mục đích là phải nhanh chóng nhận biết được
tình trạng vỡ tim và tiến hành mổ cấp cứu.
c. Điều trị nội khoa chỉ đóng vai trò tạm thời khi
hồi sức và trong lúc đưa đến phòng mổ. Dùng
thuốc vận mạch và truyền dịch để duy trì huyết
áp.
d. Nhanh chóng chọc dịch màng tim nếu xác định là
có ép tim cấp trong lúc thu xếp cuộc mổ.
e. Phẫu thuật tối cấp cứu là biện pháp duy nhất có
thể cứu sống được bệnh nhân trong trường hợp bị
vỡ thành tự do tim.
D. Giả phình thành tim
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Giả phình thành thất thường có tiến triển thầm
lặng và thường được phát hiện tình cờ khi làm
các thăm dò chẩn đoán. Tuy nhiên, một số bệnh
nhân có biểu hiện của các cơn tim nhanh tái phát
và suy tim.
b. Thăm khám có thể thấy tiếng thổi tâm thu hoặc
tâm trương hoặc tiếng thổi theo tư thế do dòng
máu xoáy qua lỗ thủng vào chỗ phình.
c. Bản chất bệnh lý của giả phình thành thất là do
vỡ một chỗ nhỏ của thành tự do thất và được
màng ngoài tim cùng huyết khối thành bao bọc
60
lại. Giữa túi phình và thất vẫn còn liên hệ với
nhau nhờ lỗ thủng.
2. Các xét nghiệm chẩn đoán:
a. Xquang tim phổi: thẳng có thể thấy hình ảnh
bóng tim bất thường với một chỗ lồi tương ứng
với túi phình.
b. Điện tâm đồ: có thể cho thấy hình ảnh ST chênh
vòm cố định giống trường hợp bị phình thất.
c. Siêu âm tim: có thể giúp chẩn đoán xác định
bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng là một
biện pháp khá chính xác để chẩn đoán bệnh.
3. Điều trị: Phẫu thuật là chỉ định bắt buộc bất kể kích
cỡ hoặc triệu chứng của túi giả phình này như thế
nào để ngăn ngừa việc vỡ thứ phát của túi giả phình
này.
E. Phình vách thất
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Thể cấp: Khi một vùng cơ tim rộng bị giãn ra thì
nhanh chóng dẫn đến suy tim hoặc sốc tim.
Những bệnh nhân bị NMCT ở vị trí có ảnh hưởng
đến vùng mỏm thường là có nguy cơ cao nhất.
b. Thể mạn tính: Là những thể phình vách thất tiến
triển từ từ sau hơn 6 tuần. Chúng xảy ra ở 10-
30% các trường hợp NMCT. Những bệnh nhân
này thường có các triệu chứng của suy tim, rối
loạn nhịp thất, tắc mạch đại tuần hoàn..
c. Khám tim: Đôi khi có thể phát hiện được vùng
bị phình của thất thông qua sờ mỏm tim hoặc gõ
tim. Còn phần lớn các trường hợp là có thể thấy
tiếng ngựa phi ở những bệnh nhân đã suy giảm
nhiều chức năng thất trái.
2. Sinh lý bệnh:
61
Phình vách thất là một vùng cơ thất bị giãn ra
do vùng đó bị hoại tử do động mạch vành nuôi
dưỡng tương ứng bị tắc. Nếu ĐMV bị tắc được giải
phóng càng sớm thì nguy cơ bị phình vách thất càng
thấp. Quá trình phình vách thất là phối hợp nhiều cơ
chế trong đó quá trình tái cấu trúc (remodeling) cơ
tim là rất quan trọng.
3. Các thăm dò cận lâm sàng:
a. Điện tâm đồ:
• Nếu phình vách thất xảy ra cấp tính thì sóng
ST chênh lên cố định mặc dù ĐMV có được
tái tưới máu.
• Nếu phình vách thất xảy ra từ từ thì ST chênh
lên tồn tại khoảng hơn 6 tuần.
b. Xquang tim phổi: thấy hình ảnh một vùng bóng
tim phình ra tương ứng với vùng cơ thất bị phình.
c. Siêu âm tim: là một thăm dò có giá trị giúp chẩn
đoàn xác định bệnh, định khu, đánh gía các biến
chứng, chức năng thất, huyết khối. Đặc biệt siêu
âm giúp chẩn đoán với gỉa phình thất (trong
phình vách thất thật thì cổ vào rộng còn giả phình
thì cổ vào hẹp).
d. Chụp cộng hưởng từ: cũng giúp xác định phình
vách thất.
4. Điều trị:
a. Điều trị nội khoa:
• Phình cấp: Nên nhanh chóng điều trị tình
trạng suy tim bằng các thuốc giãn mạch
truyền tĩnh mạch và đặt bóng bơm ngược
dòng trong ĐMC. Cho thuốc ức chế men
chuyển sớm là một biện pháp quan trọng
ngăn ngừa được quá trình tái cấu trúc và lan
rộng của vùng nhồi máu. Vì quá trình lan
rộng của nhồi máu xảy ra rất sớm nên cần cho
thuốc ức chế men chuyển sớm trong vòng 24
62
giờ của NMCT cấp (nếu huyết áp không quá
thấp).
• Phình mạn tính: Các thuốc dùng để điều trị
suy tim do phình mạn tính vách thất là: ức
chế men chuyển, lợi tiểu hoặc có thể cho
Digoxin.
• Chống đông: Các thuốc kháng vitamin K
đường uống được chỉ định ở những bệnh
nhân có phình vách thất mà có huyết khối
bám thành. Trước tiên nên cho Heparin trong
vòng vài ngày và cũng bắt đầu luôn bằng các
thuốc chống đông dạng uống loại kháng
vitamin K. Khi điều trị, nên chỉnh liều sao
cho INR từ khoảng 2-3 trong vòng 3-6 tháng.
Đối với những phình vách thất dù lớn mà
không thấy hình ảnh huyết khối bám thành thì
người ta cũng chưa rõ lợi ích và chỉ định của
kháng vitamin K. Đối với những bệnh nhân
có phình vách thất mà chức năng thất trái rất
kém thì nên cho thuốc chống đông đường
uống trong ít nhất 3 tháng sau NMCT cấp.
b. Điều trị can thiệp:
• Những bệnh nhân bị nhồi máu thì can thiệp
ĐMV càng sớm càng tốt giúp ngăn chặn quá
trình giãn thành thất và tái cấu trúc. Can thiệp
muộn sau 12 giờ vẫn có thể có ích nhưng sau
24 giờ thì có thể không cải thiện được tình
hình phình vách thất.
• Đối với những bệnh nhân có phình vách thất
mà có rối loạn nhịp thất nguy hiểm thì có thể
cân nhắc việc cấy máy phá rung tự động
trong buồng tim (ICD).
c. Ngoại khoa: Đối với những bệnh nhân phình
vách thất có suy tim dai dẳng hoặc rối loạn nhịp
tim nặng nề thì có thể cân nhắc điều trị ngoại
khoa. Điều trị ngoại khoa có thể cắt đóng đoạn
63
phình hoặc làm một miếng vá ở đó để duy trì
được thể tích thất trái. Cũng nên cân nhắc việc
điều trị tái tưới máu động mạch vành trước đó.
II. Các rối loạn nhịp
Trong NMCT, biến chứng rối loạn nhịp tim là rất thường
gặp ở các mức độ khác nhau (90% các trường hợp). Có thể gặp
tất cả các loại rối loạn nhịp khác nhau (xin tham khảo chi tiết ở
phần các rối loạn nhịp tim).
A. Rối loạn nhịp thất
1. Ngoại tâm thu thất: hay gặp, cần theo dõi tốt, điều
chỉnh các rối loạn điện giải. Thuốc chẹn bêta giao
cảm có thể có tác dụng tốt. Một số tác giả ưa dùng
Amiodarone.
2. Nhịp tự thất gia tốc: hay gặp ở bệnh nhân có hội
chứng tái tưới máu, đề phòng cơn nhanh thất hoặc
rung thất.
3. Nhịp nhanh thất và rung thất: là tình trạng cấp cứu
và cần xử trí theo đúng như phác đồ ngừng tuần
hoàn.
B. Rối loạn nhịp trên thất: có thể gặp các rối loạn như:
1. Nhịp nhanh xoang.
2. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
3. Rung nhĩ.
4. Nhịp bộ nối.
C. Các rối loạn nhịp chậm
1. Nhịp chậm xoang: hay gặp ở bệnh nhân NMCT sau
dưới, cần điều trị khi có ảnh hưởng đến huyết động.
2. Bloc nhĩ thất từ cấp I đến cấp III: Nếu bloc độ cao
ảnh hưởng đến huyết động thì cần cấp cứu theo phác
đồ và chú ý đặt máy tạo nhịp tạm thời sớm. Chỉ định
đặt máy tạo nhịp tạm thời:
a. Vô tâm thu;
64
b. Bloc nhĩ thất cấp III;
c. Nhịp chậm xoang hoặc bloc nhĩ thất độ thấp
nhưng có ảnh hưởng đến huyết động.
III. Suy chức năng thất trái và sốc tim
Rối loạn chức năng thất trái là diễn biến khó tránh khỏi
sau NMCT, chỉ tuỳ theo mức độ nhẹ hay nặng. Mức độ suy chức
năng thất trái liên quan đến vùng tổn thương nhiều hay ít. Bệnh
nhân NMCT với vùng tổn thương nhỏ có thể gây rối loạn vận
động một vùng cơ tim nhưng không gây giảm chức năng đáng
kể toàn bộ thất trái. Tuy nhiên, khi nhồi máu diện rộng, đặc biệt
là vùng trước hoặc ở nữ giới, người cao tuổi, tiểu đường... là
những yếu tố dự báo nguy cơ cao của suy tim trái nặng và sốc
tim.
A. Phân loại
Hiện nay phân loại của Killip và Kimban (bảng 4-1) là
phân loại được sử dụng rộng rãi nhất trên lâm sàng để phân
loại mức độ nặng nhẹ và có giá trị tiên lượng bệnh
Bảng 4-1. Mối liên quan giữa độ Killip và tử vong trong
30 ngày.
Độ
Killip
Đặc điểm lâm sàng
%
Tỷ lệ tử vong
trong 30 ngày
(%)
I Không có triệu chứng
của suy tim trái
85 5,1
II Có ran ẩm < 1/2 phổi,
tĩnh mạch cổ nổi, có
thể có tiếng T3 ngựa
phi
13 13,6
III Phù phổi cấp 1 32,2
IV Sốc tim 1 57,8
Một phân loại khác của Forrester dựa trên các thông số
huyết động cũng có giá trị tiên lượng bệnh rất tốt (bảng 4-2).
Bảng 4-2. Phân loại của Forrester trong NMCT cấp.
Độ
áp lực mao mạch
phổi bít (mmHg)
Chỉ số
Tỷ lệ tử vong
trong 30 ngày
(%)
65
l/phút/m2
I < 18 > 2,2 3
II > 18 > 2,2 9
III < 18 < 2,2 23
IV > 18 < 2,2 51
B. Triệu chứng lâm sàng
1. Triệu chứng cơ năng:
a. Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của suy hô hấp,
khó thở, cảm giác lạnh... bên cạnh các dấu hiệu
kinh điển của NMCT.
b. Bệnh nhân sốc tim có các dấu hiệu trầm trọng
hơn như khó thở nhiều, tiểu ít, rét run, rối loạn
tâm thần...
2. Triệu chứng thực thể:
a. Hạ huyết áp do giảm cung lượng tim, giảm thể
tích tuần hoàn.
b. Ứ trệ tuần hoàn phổi, với ran ở phổi.
c. Giảm tưới máu ngoại vi: da lạnh, đầu chi lạnh, vã
mồ hôi.
d. Nghe tim: thấy nhịp tim nhanh, tiếng ngựa phi..
3. Nguyên nhân dễ dẫn đến sốc tim ở bệnh nhân
NMCT cấp:
a. NMCT diện rộng.
b. Nhồi máu thất phải diện rộng.
c. Vỡ thành thất.
d. Hở van hai lá cấp.
e. Ép tim cấp có kèm hoặc không kèm vỡ thành tim.
C. Các xét nghiệm thăm dò
1. Xét nghiệm máu: Tăng acid lactic trong máu, tăng
creatinin và thiếu ôxy máu động mạch.
2. Xquang tim phổi: thấy hình ảnh ứ huyết phổi các
mức độ.
66
3. Điện tâm đồ (ĐTĐ): thường chỉ ra dấu hiệu của
NMCT lan rộng. Có thể thấy hình ảnh ST chênh
xuống (do thiếu máu cơ tim) lan rộng ở nhiều chuyển
đạo. Nếu ĐTĐ không biến động đặc hiệu khi sốc tim
thì phải nghĩ tới nguyên nhân khác gây sốc tim như
tách thành ĐMC hoặc các biến chứng cơ học trầm
trọng của NMCT cấp.
4. Siêu âm tim: giúp đánh giá mức độ lan rộng của
vùng nhồi máu, chức năng thất và tìm hiểu thêm các
biến chứng có thể gây ra sốc tim.
5. Các thăm dò chảy máu: giúp theo dõi về huyết
động chính xác. Thường thì nên đặt một ống thông
Swan Ganz để theo dõi áp lực động mạch phổi và áp
lực mao mạch phổi bít cũng như cung lượng tim
(xem thêm phần sốc tim).
D. Điều trị
1. Các ưu tiên trong điều trị: Nếu bệnh nhân có sốc
tim nên đặt bóng ngược dòng trong ĐMC (IABP)
trước nếu có thể, sau đó tìm cách giải quyết nguyên
nhân và các biện pháp điều trị nội khoa thích hợp.
2. Các thuốc:
a. Các thuốc giãn mạch đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong điều trị bệnh nhân suy tim trái sau
NMCT. Cần theo dõi huyết áp chặt chẽ khi cho
các thuốc giãn mạch.
b. Nitroglycerin dạng truyền tĩnh mạch là thuốc nên
được lựa chọn hàng đầu. Liều dùng bắt đầu từ 10
- 20 mcg/phút và có thể tăng mỗi 10 mcg/phút
sau vài phút tuỳ theo đáp ứng và huyết áp. Nên
điều chỉnh sao cho huyết áp trung bình động
mạch khoảng 70 mmHg.
c. Nitropruside có thể thêm vào để có tác dụng làm
giảm hậu gánh vì nếu dùng Nitroglycerin một
mình chủ yếu làm giảm tiền gánh do giãn hệ tĩnh
67
mạch. Nitroprusside được dùng bắt đầu bằng liều
0,3-5 mcg/kg/phút và chỉnh liều theo huyết áp
động mạch.
d. Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) cải thiện
được chức năng thất trái ở bệnh nhân sau NMCT.
ƯCMC nên được cho sớm trong NMCT nếu
huyết áp không thấp quá. Chú ý tác dụng gây tụt
áp liều đầu của ƯCMC, do vậy nên cho bệnh
nhân dạng truyền TM với liều bắt đầu thấp và
không dùng khi có sốc tim.
e. Thuốc lợi tiểu có tác dụng tốt ở những bệnh nhân
có phù phổi sau NMCT. Furosemide là thuốc nên
được lựa chọn.
f. Digitalis trợ tim không nên cho rộng rãi trong
NMCT, nhưng có tác dụng tốt ở bệnh nhân suy
tim trái nhiều kèm rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ hoặc
các thuốc khác điều trị suy tim kém hiệu quả.
g. Các thuốc giống giao cảm (Dopamine và
Dobutamine) được chỉ định cho những bệnh nhân
suy tim nặng có tụt áp hoặc sốc tim.
h. Thuốc vận mạch khác (Norepinephrine) có thể
phải dùng khi cần thiết để duy trì huyết áp trong
sốc tim (xem bài sốc tim).
3. Điều trị can thiệp động mạch vành:
a. Đặt ngay bóng bơm ngược dòng động mạch chủ
nếu có thể ở bệnh nhân sốc tim. Biện pháp này
rất hữu ích giúp làm giảm hậu gánh, tăng cung
lượng tim, giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy cơ tim.
b. Can thiệp động mạch vành tức thì giúp cải thiện
được tiên lượng ở những bệnh nhân đã có sốc tim
đặc biệt ở người không quá già.
4. Phẫu thuật:
a. Phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành trong sốc tim ở
bệnh nhân NMCT được chỉ định ở những bệnh
68
nhân bị bệnh nhiều ĐMV, hoặc tổn thương thân
chung ĐMV trái mà không thích hợp cho can
thiệp ĐMV.
b. Có khi phẫu thuật được chỉ định để cấy ghép
những thiết bị hỗ trợ thất trong khi chờ ghép tim.
IV. Nhồi máu cơ tim thất phải
Rối loạn chức năng thất phải nhẹ thường gặp ở những
bệnh nhân bị NMCT vùng sau dưới, tuy nhiên có khoảng 10%
số bệnh nhân này có suy thất phải cấp và điều trị cần chú ý một
số đặc điểm khác biệt.
A. Giải phẫu bệnh
Thành thất phải bình thường mỏng hơn và ít nhu cầu
tiêu thụ ôxy hơn buồng thất trái, do vậy thông thường thì
thất phải có thể chịu đựng và hồi phục sau khi được điều trị
kịp thời. Việc suy chức năng thất phải nặng xảy ra phụ thuộc
vào mức độ tắc nhánh động mạch vành nuôi dưỡng thất phải
và mức độ tuần hoàn bàng hệ từ bên trái sang khi nhánh nuôi
thất phải bị tắc (nhánh này thông thường bắt nguồn từ động
mạch vành bên phải).
B. Triệu chứng lâm sàng
1. Bệnh nhân NMCT thất phải thường có triệu chứng
của ứ trệ tuần hoàn ngoại vi nhưng không khó thở.
2. Bệnh nhân có suy thất phải nặng có thể có biểu hiện
của giảm cung lượng tim nặng như rét run, chân tay
lạnh, rối loạn tâm thần, huyết áp tụt và thiểu niệu.
3. Thăm khám thực thể ở bệnh nhân NMCT thất phải
thường thấy tĩnh mạch cổ nổi, gan to, huyết áp thấp
nhưng phổi không có ran. Dấu hiệu Kussmaul (tĩnh
mạch cổ nổi to hơn trong thời kỳ hít vào) là khá đặc
hiệu và báo hiệu có suy thất phải nặng.
69
C. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ: thường cho thấy hình ảnh NMCT vùng
sau dưới kèm theo ST chênh lên ở V1 và đặc biệt là
V3R và V4R.
2. Xquang tim phổi: không có dấu hiệu của ứ trệ tuần
hoàn phổi.
3. Siêu âm tim: là một thăm dò có giá trị trong NMCT
thất phải. Trên siêu âm tim thường cho thấy hình ảnh
thất phải giãn, suy chức năng thất phải, rối loạn vận
động vùng sau dưới, và đặc biệt giúp loại trừ tràn
dịch màng tim gây ép thất phải (dễ nhầm với NMCT
thất phải).
4. Các thông số về huyết động trên thăm dò chảy máu
cho thấy tăng áp lực của nhĩ phải nhưng không tăng
áp lực mao mạch phổi bít (PCWP). NMCT thất phải
cũng làm giảm cung lượng tim do giảm lượng máu
về thất trái. Khi áp lực nhĩ phải trên 10 mmHg và tỷ
lệ áp lực nhĩ phải/PCWP trên 0,8 là một dấu hiệu
huyết động quan trọng gợi ý NMCT thất phải.
D. Điều trị
1. Điều trị nội khoa:
a. Truyền đủ dịch là một biện pháp quan trọng hàng
đầu vì trong NMCT thất phải có sự giảm cung
lượng tim do giảm thể tích đổ đầy thất trái. Một
số bệnh nhân nặng cần cho truyền tới 1 lít dịch
trong giờ đầu. Khi truyền dịch cần phải theo dõi
chặt chẽ các thông số huyết động vì nếu truyền
quá nhiều dịch đôi khi lại dẫn đến suy giảm chức
năng thất trái (hiện tượng này là do vách liên thất
bị ép quá về phía thất trái gây giảm cung lượng
tim). Mục tiêu điều trị là đưa áp lực tĩnh mạch
trung tâm đến khoảng 15 mmHg.
b. Thuốc tăng co bóp cơ tim: Khi truyền dịch vẫn
không đủ làm tăng cung lượng tim thì có chỉ định
70
dùng các thuốc tăng co bóp cơm tim.
Dobutamine là thuốc được lựa chọn hàng đầu
làm tăng cung lượng tim và phân số tống máu
của thất phải.
c. Một lưu ý rất quan trọng là không được dùng các
thuốc giãn mạch (Nitrates, ức chế men chuyển...)
và lợi tiểu khi có suy thất phải vì các thuốc này
càng làm giảm cung lượng tim.
2. Điều trị can thiệp:
a. Nong hoặc đặt Stent động mạch vành sớm sẽ
giúp cải thiện rõ rệt tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân
NMCT thất phải. Việc tái tưới máu ĐMV thất
phải giúp cải thiện chức năng thất phải.
b. Một số trường hợp NMCT thất phải thường kèm
theo nhịp chậm hoặc bloc nhĩ thất cấp III cần
được đặt máy tạo nhịp tạm thời sớm và đại đa số
phục hồi tốt sau khi đã can thiệp tốt ĐMV.
c. Một số trường hợp huyết áp thấp quá có thể cần
phải đặt bóng bơm ngược dòng động mạch chủ.
3. Phẫu thuật:
a. Một số trường hợp mà tình trạng sốc tim kéo dài
không đáp ứng các biện pháp điều trị thông
thường có thể có chỉ định mổ cắt màng ngoài tim.
b. Phẫu thuật cấy thiết bị hỗ trợ tim khi tình trạng
sốc tim quá nặng.
c. Mổ làm cầu nối chủ-vành cấp khi tổn thương
không thể can thiệp được hoặc khi can thiệp có
biến chứng hoặc khi có các biến chứng cơ học.
V. Đau ngực tái phát sau NMCT
Biến chứng thiếu máu cơ tim (đau ngực) xảy ra sau
NMCT cấp có thể do vùng tổn thương lan rộng, thiếu máu cơ
tim tái phát, tái NMCT...
71
A. Vùng tổn thương lan rộng: Bệnh nhân vẫn đau ngực
liên tục hoặc tái phát, trên điện tâm đồ có thay đổi mới
(chênh hơn và lan rộng), men tim vẫn tăng kéo dài.
Thăm dò siêu âm tim hoặc phóng xạ đồ giúp xác định
được vùng cơ tim tổn thương.
B. Thiếu máu cơ tim tái phát: Bệnh nhân đau ngực sau
giai đoạn cấp từ vài giờ đến 30 ngày với sự thay đổi trên
điện tim chứng tỏ có thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim
tái phát thường hay xảy ra hơn ở bệnh nhân NMCT
không có sóng Q. Đau ngực tái phát sau NMCT thường
có tiên lượng xấu và cơ chế bệnh sinh được coi như là
đau thắt ngực không ổn định. Việc điều trị do đó được
coi như là điều trị đau thắt ngực không ổn định.
C. Nhồi máu cơ tim tái phát: Bệnh nhân đau ngực lại với
thay đổi mới điện tim đồ và men tim. Nếu bệnh nhân
nhồi máu lại sau khi đã dùng thuốc tiêu huyết khối cần
tiến hành can thiệp động mạch vành ngay.
Vấn đề điều trị: Cần chỉ định chụp và can thiệp ĐMV
sớm ở các bệnh nhân này. Các thuốc Heparin, Aspirin, Nitrates,
chẹn Beta giao cảm cần được cho một cách tích cực hơn.
VI. Các biến chứng tắc mạch
Các biến chứng tắc mạch ở bệnh nhân NMCT cấp xảy ra
trong khoảng 20% số bệnh nhân. Những bệnh nhân bị NMCT
trước rộng là có nguy cơ cao dễ bị biến chứng này.
A. Triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là của tai biến
mạch não, một số bệnh nhân bị tắc mạch chi, tắc mạch thận,
tắc mạch mạc treo... Hầu hết các tai biến tắc mạch thường
xảy ra trong 10 ngày đầu của NMCT cấp. Đối với những
bệnh nhân nằm bất động lâu, có thể có các biến chứng huyết
khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tắc mạch phổi. Tuỳ theo thể
bệnh mà có các triệu chứng tương ứng trên lâm sàng.
72
B. Điều trị
1. Truyền Heparin tĩnh mạch liên tục trong 3-4 ngày
sao cho thời gian aPTT ở khoảng 50-65 giây.
2. Với những bệnh nhân bị NMCT thành trước mà có
dấu hiệu huyết khối bám thành cần cho thuốc chống
đông đường uống (kháng vitamin K) ít nhất trong 3
tháng, gối đầu với Heparin.
3. Heparin trọng lượng phân tử thấp có tác dụng phòng
ngừa tốt huyết khối tĩnh mạch chi dưới và nhồi máu
phổi đối với những bệnh nhân nằm lâu.
VII. Biến chứng viêm màng ngoài tim
A. Viêm màng ngoài tim cấp
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Biến chứng viêm màng ngoài tim cấp xảy ra ở
khoảng 10% số bệnh nhân NMCT cấp và là một
trong những nguyên nhân gây đau ngực. Biến
chứng này thường xảy ra trong vòng 24-96 giờ
sau NMCT cấp.
b. Viêm màng ngoài tim cấp thường xảy ra ở bệnh
nhân có NMCT xuyên thành. Một số không có
triệu chứng lâm sàng mà chỉ nghe thấy tiếng cọ
màng tim.
c. Đa số các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau
ngực kéo dài và cảm giác rát bỏng. Đau ngực
tăng lên khi bệnh nhân ngồi và cúi ra phía trước
hoặc hít thở sâu, ho hay nuốt. Đau thường không
lan và quanh quẩn trước ngực.
d. Nghe tim cho thấy dấu hiệu quan trọng nhất là
tiếng cọ màng ngoài tim. Một số trường hợp có
thể không thấy tiếng cọ này. Tiếng cọ màng tim
thường nghe rõ nhất ở cạnh ức trái vùng thấp.
Tiếng cọ màng tim tiến triển theo thời gian, giảm
hoặc mất đi khi lượng dịch màng tim nhiều.
73
e. Cơ chế của viêm màng ngoài tim cấp là do phản
ứng viêm vùng màng tim tương ứng với vùng bị
nhồi máu. Sự tiến triển của phản ứng viêm có thể
liên quan đến mức độ và diện rộng của NMCT.
2. Các xét nghiệm chẩn đoán:
a. Điện tâm đồ: là một thăm dò có giá trị trong
chẩn đoán viêm màng tim cấp. Tuy nhiên khi
bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim cấp sau
NMCT cấp thì các dấu hiệu viêm màng ngoài tim
có thể bị che lấp mất. Nhìn chung, dấu hiệu đặc
hiệu của viêm màng ngoài tim trên ĐTĐ là đoạn
ST chênh lên đồng hướng ở các chuyển đạo và
kiểu chênh lên hình yên ngựa. Các dấu hiệu thay
đổi đoạn ST cũng thay đổi theo thời gian, đầu
tiên là ST và T chênh lên, sau đó T dẹt rồi ST về
đường đẳng điện và sóng T thì âm rồi cũng
dương trở lại.
b. Xquang tim phổi: ít có giá trị chẩn đoán viêm
màng ngoài tim cấp.
c. Siêu âm tim: có thể cho thấy dịch màng ngoài
tim, nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ
chẩn đoán được.
3. Điều trị:
a. Aspirin là thuốc được lựa chọn với liều khoảng
2,5g đến 4g trong một ngày chia làm 4-6 lần.
b. Các thuốc giảm viêm chống đau không steroid và
steroid không nên dùng để điều trị trong trường
hợp này vì nó có thể ảnh hưởng quá trình liền sẹo
của cơ tim và làm lan rộng vùng nhồi máu một
cách âm thầm. Một số bệnh nhân mà có đau ngực
tái phát nhiều không đáp ứng với Aspirin thì có
thể cho Colchicine.
74
B. Hội chứng Dressler
Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim muộn) xảy
ra ở khoảng 1-3% số bệnh nhân NMCT. Hội chứng này
thường xảy ra sau từ 1-8 tuần sau NMCT cấp. Hiện cơ chế
bệnh sinh của bệnh chưa được rõ hoàn toàn, nhưng người ta
thấy có nhiều bằng chứng liên quan đến cơ chế tự miễn dịch
của cơ thể.
Bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngực kiểu viêm
màng ngoài tim, có thể sốt, đau khớp, đau cơ, tăng bạch cầu
máu, tốc độ lắng máu tăng. Nghe tim có tiếng cọ màng ngoài
tim. Siêu âm tim cho thấy có dịch màng ngoài tim.
Về điều trị thì giống như trong điều trị viêm màng tim
cấp sau NMCT. Tuy nhiên, nếu sau quá 4 tuần của NMCT
thì có thể cho bệnh nhân được các thuốc kháng viêm không
phải steroid thậm chí có thể cho cả steroid.
Tài liệu tham khảo
1. Chatterjee K. Complications of acute myocardial infarction. Curr
Probi Cardiol 1993;18:1-79.
2. Mukherjee D. Complications of myocardial infarction. In: Marso
SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine.
Philadelphia: LippincottRaven, 2000.
3. O'Donnell L. Complications of MI beyond the acute stage. Am J
Nurs 1996;96:25-31.
4. Reeder GS. Identification and treatment of complications of
myocardial infarction. Mayo Clin Proc 1995;70:SS0-884.
5. Subramaniam PN. Complications of acute myocardial infarction.
Postgrad Med 1994;95:143-145.
75
SỐC TIM
Sốc là tình trạng mất cân bằng giữa dòng tuần hoàn và nhu
cầu ôxy của các mô: tình trạng này dẫn tới thiếu ôxy mô, rối
loạn chuyển hoá mô và giảm chức năng của các cơ quan. Về
triệu chứng lâm sàng: sốc biểu hiện bằng mạch nhanh, huyết áp
tụt và kẹt, thiểu niệu hoặc vô niệu, vã mồ hôi, da xanh tái, rối
loạn tâm thần có thể gặp.
Sốc tim (cardiogenic shock) chỉ là một trong nhiều loại
sốc khác nhau. Các đặc điểm về huyết động của sốc tim cũng
như một số loại sốc khác được tóm tắt trong bảng 5-1 dưới đây.
Ngày nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị NMCT
nhưng nếu NMCT mà đã có sốc tim thì tỷ lệ tử vong vẫn còn
đặc biệt cao (60-80%).
Bảng 5-1. Phân loại sốc và các đặc điểm về huyết động.
Loại sốc C
I
SV
R
PV
R
Sv
O2
R
AP
R
VP
PA
P
PA
W
P
Sốc tim (NMCT, ép
tim cấp)
↓ ↑ ± ↓ ↑ ↑ ↑ ↑
Sốc giảm thể tích
(mất máu)
↓ ↑ ± ↓ ↓ ↓ ↓ ↓
Sốc phân bố (nhiễm
khuẩn, phản vệ)
↑ ↓ ± ±-
↑
±-
↓
±-
↓
±-
↓
±-
↓
Sốc tắc nghẽn (nhồi
máu phổi rộng)
↓ ↑-
±
↑ ↓ ↑ ↑ ↑ ±-
↓
Trong đó: CI: chỉ số cung lương tim; SVR: sức cản đại tuần
hoàn; PVR: sức cản tiểu tuần hoàn; SvO2: bão hoà ôxy mạch
trộn; RAP: áp lực nhĩ phải; RVP: áp lực thất phải; PAP: áp lực
động mạch phổi; PAWP: áp lực động mạch phổi bít. ±: Không
thay đổi; ↓: giảm; ↓: tăng.
76
I. Định nghĩa và sinh lý bệnh của sốc tim
A. Định nghĩa
Sốc tim là tình trạng giảm cung lượng tim không đáp ứng
được nhu cầu ôxy của các mô cơ thể. Chẩn đoán sốc tim gồm:
1. Huyết áp tâm thu < 80 mmHg khi không có mặt các
thuốc vận mạch hoặc < 90 mmHg khi có mặt các
thuốc vận mạch và ít nhất kéo dài > 30 phút.
2. Giảm cung lượng tim (Chỉ số tim < 2,0 lít/phút/m2)
mà không liên quan đến giảm thể tích tuần hoàn
(PAWP > 12 mmHg).
3. Giảm tưới máu mô: thiểu niệu (nước tiểu < 30
ml/giờ), co mạch ngoại vi, rối loạn tâm thần.
B. Nguyên nhân
1. Nhồi máu cơ tim cấp: là nguyên nhân hàng đầu của
sốc tim đặc biệt là nhồi máu trước rộng vì có một
vùng cơ tim lớn bị hoại tử.
2. Các nguyên nhân khác:
a. Hở hai lá cấp do đứt dây chằng trong NMCT
hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
b. Thủng vách liên thất cấp trong NMCT.
c. Viêm cơ tim cấp do các nguyên nhân.
d. Giai đoạn cuối của bệnh cơ tim giãn.
e. Các bệnh van tim nặng (hở van hai lá, hở van
động mạch chủ ...).
f. Ép tim cấp.
g. Rối loạn nhịp nặng.
h. Một số trường hợp sau mổ tim phổi nhân tạo.
C. Tỷ lệ gặp sốc tim trong NMCT cấp
Từ những năm 50 cho tới những năm 90 của thế kỷ
vừa qua, tỷ lệ sốc tim có thay đổi chút ít khoảng 19% → 6%,
nhưng vẫn giữ một tỷ lệ cao trong NMCT cấp. Ước tính
trong khoảng 1 triệu bệnh nhân bị NMCT cấp ở Mỹ mỗi
năm thì có tới 70.000 đến 150.000 bệnh nhân bị sốc tim. Tỷ
lệ tử vong ở bệnh nhân có sốc tim vẫn đặc biệt cao từ 60 - 90
%.
77
D. Sinh lý bệnh của sốc tim do NMCT cấp
1. Đầu tiên là việc nhồi máu gây mất một vùng cơ tim
lớn hoặc nhồi máu nhỏ ở bệnh nhân có giảm chức
năng thất trái từ trước dẫn đến giảm thể tích nhát bóp
tim và giảm cung lượng tim, việc này cũng dẫn đến
giảm dòng máu đến mạch vành đã bị tổn thương tạo
nên một vòng xoắn bệnh lý.
2. Việc giảm cung lượng tim lại càng làm huyết áp tụt
và thiếu máu các mô dẫn đến một loạt các đáp ứng ở
các mô theo vòng xoắn bệnh lý làm bệnh thêm nặng.
II. Biểu hiện lâm sàng
A. Tình trạng sốc: Như đã trình bày trong phần định nghĩa,
sốc tim được biểu hiện bởi:
1. Huyết áp tâm thu < 80 mmHg khi không có mặt các
thuốc vận mạch hoặc < 90 mmHg khi có mặt các
thuốc vận mạch và ít nhất kéo dài > 30 phút.
2. Giảm cung lượng tim (Chỉ số tim < 2,0 l/phút/m2) mà
không liên quan đến giảm thể tích tuần hoàn (PAWP
> 12 mmHg).
3. Giảm tưới máu mô: thiểu niệu (nước tiểu < 30
ml/giờ), co mạch ngoại vi, rối loạn tâm thần.
B. Khám lâm sàng: có thể thấy
Bệnh nhân xanh tái, khó thở, thờ ơ ngoại cảnh hoặc rối loạn
tâm thần, mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi...
1. Khai thác bệnh sử và khám lâm sàng để phát hiện
các nguyên nhân:
a. NMCT cấp:
• Có thể đau ngực điển hình của NMCT cấp.
Trong NMCT cấp, sốc tim thường xảy ra ở
giờ thứ 8-10 sau đau ngực.
• Điện tâm đồ thay đổi: xuất hiện sóng Q và
đoạn ST chênh.
• Các men tim tăng.
78
• Siêu âm cho thấy có rối loạn vận động vùng
của cơ tim, có thể thấy các biến chứng cơ học
kèm theo như hở van hai lá, thông liên thất...
b. Ép tim cấp:
• Khó thở dữ dội.
• Tĩnh mạch cổ nổi.
• Mạch đảo (chìm hoặc mất khi hít vào).
• Huyết áp tụt, kẹt.
• Nghe tim tiếng mờ, gan to.
• Diện đục tim to, bóng tim to trên Xquang.
• Siêu âm giúp xác định khối lượng dịch nhiều
hay ít.
c. Các bệnh van tim:
• Nghe tim có thể phát hiện được các tổn
thương van tim.
• Siêu âm Doppler tim có ích trong việc đánh
giá chính xác tổn thương của các van tim.
d. Viêm cơ tim cấp:
• Rất dễ nhầm với NMCT cấp.
• Tiền sử có thể có các dấu hiệu nhiễm trùng
mới xảy ra.
• Có thể kèm theo các rối loạn nhịp nặng nề.
e. Các bệnh khác:
• Giai đoạn cuối của bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ
tim phì đại.
• Rối loạn nhịp nặng: điện tâm đồ giúp xác
định chẩn đoán.
• Nhồi máu phổi gây suy chức năng thất phải
cấp: bệnh nhân đau ngực, ho máu, khó thở
nhiều, chụp phim có thể thấy đám mờ.
III. Điều trị
A. Các biện pháp chung
1. Nhanh chóng xác định tình trạng sốc tim của bệnh
nhân, loại trừ các nguyên nhân khác gây ra huyết áp
thấp.
79
2. Bệnh nhân cần được nằm ở khoa điều trị tích cực.
3. Ôxy: cần được cung cấp đầy đủ, nếu bệnh nhân tự
thở tốt có thể cho thở qua đường mũi, nếu bệnh nhân
có rối loạn nhịp thở hoặc suy hô hấp nặng thì cần đặt
nội khí quản và cho thở máy đúng chế độ.
4. Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch.
5. Đặt catherter tĩnh mạch trung tâm theo dõi, tốt nhất
là có Swan-Ganz để theo dõi cung lượng tim và áp
lực động mạch phổi bít.
6. Theo dõi bão hoà ôxy động mạch.
7. Theo dõi lượng nước tiểu (đặt thông đái).
8. Đảm bảo tốt thể tích tuần hoàn sao cho áp lực nhĩ
phải từ 10-14 mmHg và PAWP từ 18-20 mmHg.
9. Kiểm soát tốt các rối loạn nhịp tim kèm theo nếu có
(nhanh thất: sốc điện, nhịp chậm quá: đặt máy tạo
nhịp).
10. Kiểm soát các rối loạn thăng bằng kiềm toan và nước
điện giải.
11. Dùng các thuốc vận mạch (xem phần sau).
12. Dùng các biện pháp hỗ trợ cơ học tuần hoàn (phần
sau).
B. Theo dõi huyết động
Trong điều trị sốc tim, theo dõi huyết động là yếu tố
quyết định để điều chỉnh và can thiệp kịp thời.
C. Các thuốc
1. Dobutamine:
• Là một catecholamin tổng hợp, có tác dụng
trội trên bêta 1 giao cảm làm tăng sức co bóp
cơ tim và tăng nhịp tim phần nào, ít ảnh
hưởng đến co mạch, loạn nhịp và dòng máu
đến thận.
• Là thuốc lựa chọn hàng đầu trong điều trị sốc
tim, chỉ định tối ưu khi huyết áp còn > 80
mmHg. Liều dùng: 2 - 5 μg/kg/phút.
80
Bảng 5-2. Các thuốc dùng trong sốc tim.
Thuốc Liều thông thường Tác dụng phụ
Dobutamine 5-15 μg/kg/phút truyền
TM.
Quen thuốc, phải
tăng liều dần.
Dopamine 2-20 μg/kg/phút, truyền
TM.
Làm tăng nhu cầu
ôxy cơ tim.
Noradrenalin 2-16 μg/kg/phút, truyền
TM.
Co mạch ngoại vi
và mạch tạng.
Nitroglycerin 10 μg/phút, tăng dần liều
mỗi 10 mcg trong 10
phút nếu không đáp ứng.
Đau đầu, tụt
huyết áp.
Nitroprussiat 10 μg/phút, có thể tăng 5
μg mỗi 10 phút.
Đau đầu, tụt
huyết áp, ngộ độc
cyanid.
Amrinone 0,75 mg/kg tiêm TM
trong 2 phút sau đó
truyền TM 5-10
μg/kg/phút.
Giảm tiểu cầu
máu.
Milrinone Tiêm TM 50mcg trong
10 phút sau đó truyền
TM 0,375 - 0,750
μg/kg/phút.
Rối loạn nhịp
thất.
Furosemide 20 - 160 mg tiêm TM. Hạ kali máu,
magiê máu.
Bumetanide 1-3 mg tiêm TM. Nôn, chuột rút.
2. Dopamine:
a. Là 1 catecholamin tự nhiên, có tác dụng trên các
thụ thể giao cảm tuỳ theo liều. Với liều thấp (2-5
μg/kg/ph) chủ yếu tác dụng trên thụ thể
dopamine làm giãn mạch thận, tăng dòng máu
đến thận và làm tăng thể tích nhát bóp của tim.
Với liều trung bình (5-15 μg/kg/phút) chủ yếu
kích thích β1 giao cảm làm tăng sức co bóp cơ
tim và tăng nhịp tim. Với liều cao 15 - 20
81
μg/kg/phút sẽ có tác dụng kích thích α giao cảm
gây co mạch ngoại vi mạnh.
b. Chỉ định tốt khi huyết áp tâm thu < 80 mmHg,
liều dùng từ 2-20 μg/kg/phút, tùy theo đáp ứng.
3. Noradrenalin:
a. Cũng là một catecholamin tự nhiên với tác dụng
mạnh trên α giao cảm gây co mạch nhiều.
b. Nên có chỉ định khi HA tâm thu < 70 mmHg và
liều dùng từ 2-16 μg/kg/phút.
4. Các thuốc giãn mạch:
a. Các thuốc này chỉ dùng khi đã duy trì được con
số HA ở mức ổn định.
b. Các thuốc này gây giãn mạch nên làm giảm tiền
gánh và hậu gánh cho tim, do đó rất có lợi khi bị
NMCT cấp hoặc các suy tim cấp kèm theo.
c. Các thuốc thường dùng là: Nitroglycerin dạng
truyền hoặc Nitroprussiad với liều bắt đầu từ 10
μg/phút.
5. Các thuốc trợ tim:
a. Không nên dùng Digitalis trong NMCT cấp có
sốc tim dù có suy thất trái nặng vì thuốc này làm
tăng nguy cơ bị loạn nhịp và tăng tỷ lệ tử vong.
b. Trong các trường hợp khác khi có suy tim do
bệnh van tim hoặc bệnh cơ tim mà có kèm rung
nhĩ nhanh thì Digitalis rất nên dùng.
c. Các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim do ức chế
phosphodiesterase (Milrinone, Amrinone) có thể
dùng trong trường hợp có suy tim nặng.
6. Các thuốc lợi tiểu:
a. Các thuốc lợi tiểu làm giảm áp lực đổ đầy thất
trái và nên dùng khi có suy tim mà có tăng khối
lượng tuần hoàn và đã khống chế được huyết áp.
82
b. Thường dùng là Furosemide, Bumetanid tiêm
tĩnh mạch.
D. Hỗ trợ tuần hoàn bằng cơ học
Khi các thuốc dùng tỏ ra ít đáp ứng hoặc thất bại, cần
cân nhắc sớm việc dùng các biện pháp hỗ trợ cơ học đặc biệt
khi cần phải can thiệp ĐMV hoặc mổ cầu nối.
1. Bơm bóng ngược dòng trong động mạch chủ
(Intra - Aortic Balloon Counterpulsation Pump -
IABP):
a. Dùng một quả bóng to và dài đặt trong ĐMC từ
đoạn trên của ĐMC xuống cho đến tận ĐMC
bụng trước chỗ chia ra động mạch chậu. Việc
bơm bóng và làm xẹp nhờ khí heli do một máy
bơm ở ngoài nối với bóng và làm việc theo chu
chuyển của tim. Bóng sẽ được bơm phồng lên
trong thời kỳ tâm trương và làm xẹp đi trong thời
kỳ tâm thu, do vậy sẽ làm tăng dòng máu đến
ĐMV trong thời kỳ tâm trương và chủ yếu làm
giảm áp lực hậu gánh trong kỳ tâm thu nên làm
giảm gánh nặng cho tim.
b. Chống chỉ định khi có hở chủ nặng, tách thành
động mạch chủ, bệnh lý mạch ngoại vi.
c. Các nghiên cứu cho thấy, từ khi ra đời loại bóng
bơm này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do
sốc tim.
2. Máy tim phổi nhân tạo chạy ngoài (Hemopump):
đang được thử nghiệm và cho kết quả khá tốt. Ngày
nay, một số trung tâm còn có loại máy xách tay rất
tiện lợi.
E. Điều trị nguyên nhân
1. NMCT cấp: Khi sốc tim xảy ra thì các biện pháp tái
tưới máu ĐMV càng tỏ ra cấp thiết:
a. Thuốc tiêu huyết khối: chưa chứng minh được
làm giảm tỷ lệ tử vong trong NMCT cấp có sốc
83
tim (nghiên cứu GISSI-1, GUSTO-1), tuy nhiên
nếu không có chống chỉ định nên cho thuốc tiêu
huyết khối vì làm cải thiện được dòng chảy của
ĐMV đáng kể nếu bệnh nhân sống sót. Nên dùng
rt-PA hơn là dùng Streptokinase.
b. Can thiệp ĐMV: Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh can thiệp ĐMV khi có sốc tim làm giảm tỷ
lệ tử vong và phục hồi sốc tim nhanh. Tuy nhiên
can thiệp chỉ đạt kết quả tối ưu khi có các biện
pháp khác hỗ trợ tốt và đòi hỏi thủ thuật can thiệp
phải được tiến hành một cách nhanh chóng bởi
nhóm người làm có kinh nghiệm (nghiên cứu
SHOCK, SMASH). Can thiệp ĐMV trong sốc
tim sẽ có thể ít tác dụng nếu quá muộn (>36 giờ)
hoặc bệnh nhân cao tuổi (>75 tuổi) (theo khuyến
cáo rút ra từ nghiên cứu SHOCK).
c. Mổ làm cầu nối chủ-vành: Đặc biệt có ý nghĩa
khi có các biến chứng cơ học kèm theo như hở
hai lá cấp do đứt dây chằng, thông liên thất...
2. Các nguyên nhân khác: cần được điều trị tích cực
theo nguyên nhân:
a. Bệnh nhân có ép tim cấp phải xác định và chọc
dịch ngay.
b. Bệnh nhân có bệnh van tim cần được phẫu thuật
sửa hoặc thay van tim.
c. Viêm cơ tim cấp hoặc bệnh cơ tim vẫn còn là vấn
đề nan giải, việc điều trị còn nhiều khó khăn, chủ
yếu vẫn là điều trị triệu chứng.
Tài liệu tham khảo
1. Antman E. Braunwald E. Acute Myocardial Infarction. In
Braunwald E ed, Heart Disease, a textbook of cardiovascular
medicine, 5th edition WB Saunders Philadephia, 1997.
2. Barron HW, Pirzada SR, Lomnitz Dj et al. Use of IABP in patients
with AMI complicated by cardiogenic shock. J Am Coll Cardiol
1998;31.
84
3. Eagle and Guyton et al.ACC/AHA Guidelines for Coronary Artery
Bypass Graft Surgery surgery JACC Vol. 34, No. 4, October
1999:1262-347 Recommendations of the ACC/AHA Task Force in
order to decrease morbidity and mortality in patients undergoing
CABG. Circulation 1999;100:1464-1480.
4. Goldstein JA, Barzilai B, Rosamond TL, Eisenberg PR, Jaffe AS.
Determinants of hemodynamic compromise with severe right
ventricular infarction. Circulation 1990;82:359-368.
5. Hasdai D, Holmes DR Jr, Califf RM, et al. Cardiogenic shock
complicating AMI: Predictors of death. Am Heart J 1999;138:21-
31.
6. Hochman JS, Buller C, Sleeper L et al. for the SHOCK
Investigators. Cardiogenic shock complicating AMI-Etiologies,
management and outcome: A report from the SHOCK trial registry.
J Am Coll Cardiol 2000; 36:1063-70.
7. Hochman JS, Sleeper LA, Webb JG, et al. Early revascularization
in acute myocardial infarction complicated by cardiogenic shock.
SHOCK Investigators. Should We Emergently Revascularize
Occluded Coronaries for Cardiogenic Shock. N Eng J Med 1999;
341: 625-634.
8. Kinch JW, Ryan TJ. Right ventricular infarction. N Engl J Med
1994;330:1211-1217.
9. Kosuge M, Kimura K. Ishikawa T et al. Implications of the absence
of ST-segment elevation in lead V4R in patients who have inferior
wall AMI with right ventricular involvement Clin Cardiol 2001;
24:225-230.
10. Menon V, Slater J, White H, et al. AMI complicated by systemic
hypoperfusion without hypotension. A report from the SCHOCK
trial registry. Am J Med 2000; 108:374-80
85
RỐI LOẠN LIPID MÁU
I. Định nghĩa
Người ta gọi là rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều
các rối loạn sau:
1. Tăng Cholesterol huyết tương:
a. Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/l
(< 200 mg/dl)
b. Tăng giới hạn: Cholesterol trong máu từ 5,2 đến
6,2 mmol/l (200 - 239 mg/dl)
c. Tăng cholesterol máu khi >6,2 mmol/l (>240
mg/dl)
2. Tăng TG (Triglycerid) trong máu:
a. Bình thường: TG máu <2,26 mmol/l (<200 mg/dl).
b. Tăng giới hạn: TG từ 2,26-4,5 mmol/l (200-400
mg/dl).
c. Tăng TG: TG từ 4,5-11,3mmol/l (400-1000mg/dl).
d. Rất tăng: TG máu > 11,3 mmol/l (> 1000 mg/dl).
3. Giảm HDL-C (High Density Lipoprotein
Cholesterol): HDL-C là 1 Lipoprotein có tính bảo vệ
thành mạch. Khác với LDL-C, nếu giảm HDL-C là có
nguy cơ cao với xơ vữa động mạch:
a. Bình thường HDL-C trong máu > 0,9 mmol/l.
b. Khi HDL-C máu < 0,9 mmol/l (<35mg/dl) là giảm.
4. Tăng LDL-C (Low Density Lipoprotein Cholesterol)
a. Bình thường: LDL-C trong máu <3,4 mmol/l
(<130 mg/dl)
b. Tăng giới hạn: 3,4 - 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl)
c. Tăng nhiều khi: > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl)
5. Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp: Khi Cholesterol >
6,2 mmol/l và TG trong khoảng 2,26 - 4,5 mmol/l.
86
II. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
A. Nguyên nhân gây tăng cholesterol máu
1. Chế độ ăn:
a. Ăn quá nhiều mỡ động vật.
b. Ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều Cholesterol
(phủ tạng động vật, mỡ độngvật, trứng, bơ, sữa
toàn phần...).
c. Chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì).
2. Di truyền:
a. Tăng Cholesterol gia đình (thiếu hụt thụ thể với
LDL).
b. Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp có tính chất gia
đình.
c. Tăng Cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen.
3. Thứ phát:
a. Hội chứng thận hư.
b. Suy giáp.
c. Đái tháo đường.
d. Bệnh lý gan tắc nghẽn.
e. Một số bệnh gây rối loạn protein máu (đa u tuỷ
xương, macroglobulinemia).
B. Nguyên nhân gây tăng Triglycerid máu
1. Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc
apolipoprotein C-II.
2. Tăng TG có tính chất gia đình.
3. Béo phì.
4. Uống quá nhiều rượu.
5. Đái tháo đường.
6. Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.
C. Nguyên nhân gây giảm HDL-C:
1. Hút thuốc lá.
2. Béo phì.
87
3. Lười vận động thể lực.
4. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
5. Tăng TG máu.
6. Dùng thuốc chẹn bê ta giao cảm kéo dài.
7. Rối loạn gen chuyển hoá HDL.
Hình 6-1. Cấu trúc của lipoprotein.
III. Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu
A. Việc điều trị tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên
cơ sở đánh giá tình trạng rối loạn Lipid máu và các yếu
tố nguy cơ của bệnh mạch vành (bảng 6-1).
Bảng 6-1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành.
Yếu tố nguy cơ dương tính:
• Nam ≥ 45 tuổi
• Nữ ≥ 55 tuổi
• Có tiền sử gia đình bị bệnh ĐMV
• Hút thuốc lá nhiều
• Tăng huyết áp
• HDL-C < 0,9 mmol/l
• Đái tháo đường
Yếu tố nguy cơ âm tính: tính trừ đi 1 yếu tố nguy cơ nếu có
• HDL-C ≥ 60 mg/dl
88
B. Điều trị cấp một và điều trị cấp hai.
Gọi là điều trị cấp một khi bệnh nhân có rối loạn Lipid máu
nhưng chưa có tiền sử bị bệnh mạch vành, điều trị cấp hai khi
bệnh nhân đã có tiền sử bệnh mạch vành:
1. Điều trị cấp một: nhằm đạt được LDL-C máu < 4,1
mmol/l với những bệnh nhân có ít hơn 2 yếu tố nguy
cơ hoặc LDL-C < 3,4 mmol/l nếu bệnh nhân có ≥ 2
yếu tố nguy cơ. Điều trị phải bắt đầu bằng điều chỉnh
chế độ ăn và luyện tập. Dùng thuốc khi đã điều chỉnh
chế độ ăn một thời gian mà thất bại hoặc phải bắt đầu
ngay khi:
a. Có quá nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và
lượng LDL-C trong máu cao (> 4,1 mmol/l),
hoặc
b. Khi lượng LDL-C trong máu quá cao (> 5
mmol/l).
2. Điều trị cấp hai: Khi bệnh nhân đã có biểu hiện bệnh
mạch vành. Mục đích điều trị chủ yếu là phải làm
giảm được LDL-C < 2,6 mmol/l (<100 mg/dl). Cần
điều chỉnh chế độ ăn thật nghiêm ngặt cho mọi bệnh
nhân, đồng thời cho thuốc phối hợp ngay khi LDL-C
> 3,4 mmol/l.
IV. Điều trị cụ thể
A. Chế độ ăn và sinh hoạt
1. Dùng chế độ ăn giảm Cholesterol và calo (nếu
bệnh nhân béo phì). Gồm 2 bước:
a. Bước 1: thành phần chất dinh dưỡng ăn hàng
ngày có lượng acid béo bão hoà < 10 %, tổng số
các chất béo không quá 30 % và lượng
Cholesterol phải < 300 mg/ ngày. Như vậy là cần
tránh hoặc giảm các chất mỡ động vật, trứng,
sữa nguyên, phủ tạng động vật, các loại pho-mat,
kem... Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau, và các
89
loại ngũ cốc với lượng tinh bột chiếm khoảng 55
- 60 % khẩu phần.
b. Bước 2: Được áp dụng khi thực hiện bước trên
sau 6-12 tuần không kết quả. Trong bước này làm
giảm tiếp lượng acid béo bão hoà xuống < 7%
khẩu phần và lượng Cholesterol < 200 mg/ ngày.
c. Thời gian điều chỉnh chế độ ăn và một số lưu ý:
• Nếu chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn theo như
chỉ định đã nói trên thì thời gian cần ít nhất là
6 tháng. Cứ 6-8 tuần nên kiểm tra lại lượng
Cholesterol máu. Chế độ ăn phải được duy trì
lâu dài cho dù có dùng thuốc hay không
dùng.
• Cần lưu ý hơn khi dùng chế độ ăn này ở
người già và phụ nữ có thai.
• Ở bệnh nhân bị tăng TG, cần hạn chế mỡ
động vật, đường và rượu.
• Giảm cân nặng cho những bệnh nhân béo phì.
Nên bắt đầu giảm dần dần lượng calo hàng
ngày, thường hạn chế ở mức 500 calo/ngày.
• Tập thể lực là rất quan trọng, nó có thể làm
giảm được LDL-C và tăng HDL-C. Tập thể
lực còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và
giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
B. Điều trị bằng thuốc
1. Các nhóm thuốc:
a. Các loại resins gắn acid mật: như
Cholestyramine (Questran), Colestipol
(Colestid):
• Các thuốc này không hấp thu qua ruột, nó gắn
với acid mật làm giảm hấp thu của chúng. Do
vậy nó sẽ làm tăng chuyển hoá từ Cholesterol
sang acid mật trong gan, làm giảm lượng
Cholesterol dự trữ trong gan và làm tăng hoạt
tính của thụ thể với LDL của gan. Nó làm
90
giảm LDL-C tới 30%, làm tăng HDL-C
khoảng 5 % nhưng làm tăng nhẹ TG. Do vậy
thường dùng kết hợp với thuốc khác và không
dùng khi TG tăng cao.
• Liều thường dùng: Questran 8 - 16 g/ngày
chia 2 lần dùng trong bữa ăn, Colestid: 10 -
30 g/ngày chia làm 2 lần. Nên khởi đầu bằng
liều thấp sau đó tăng dần.
• Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: táo bón,
đau bụng, buồn nôn, nôn, nóng ruột... Chú ý
khi dùng chung các thuốc khác có thể làm
giảm hấp thu các thuốc đó.
b. Nicotinic acid (Niacin): đây là một loại Vitamin
tan trong nước, ức chế gan sản xuất ra các
Lipoprotein. Các thuốc này:
• Làm giảm VDLD-C tới 50%, làm giảm LDLC
tới 25% và tăng HDL-C 15-35%.
• Liều bắt đầu nên thấp khoảng 100 mg x 3 lần/
ngày, sau đó có thể tăng liều tới khoảng 2-4
g/ngày.
• Tác dụng phụ: Cảm giác đỏ bừng da rất hay
gặp (hầu như gặp ở tất cả các bệnh nhân). Có
thể tránh bằng cách uống thuốc trong bữa ăn
hoặc uống Aspirin 100 mg trước mỗi lần
dùng thuốc 30 phút. Các tác dụng phụ khác
bao gồm: mẩn ngứa, buồn nôn và nôn, đầy
bụng, chóng mặt, mất ngủ, tăng nhãn áp, hạ
huyết áp. Cũng có thể gặp tăng urê máu và
tăng men gan khi dùng thuốc.
• Chống chỉ định của Niacin: ở bệnh nhân bị
Goutte, loét dạ dày tá tràng, bệnh viêm đại
tràng mạn. Chống chỉ định tương đối ở bệnh
nhân đái tháo đường.
c. Thuốc ức chế men HMG-CoA Reductase
(nhóm Statin): Gồm Simvastatin (Zocor);
91
Lovastatin; Pravastatin; Fluvastatin; Atorvastatin
(Lipitor)...
• Các thuốc này ức chế hoạt hoá men HGMCoA-
reductase làm giảm tổng hợp
Cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hoá
thụ thể LDL do đó làm giảm LDL-C trong
máu. Simvastatin và Artovastatin có thể làm
giảm LDL-C tới 60% và làm giảm TG tới
37%. Đã nhiều nghiên cứu chứng minh được
là các Statin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở
bệnh nhân có bệnh mạch vành, giảm tỷ lệ
bệnh mạch vành ở bệnh nhân bị tăng Lipid
máu, và làm giảm tỷ lệ phải can thiệp lại ở
bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành
hoặc mổ cầu nối chủ-vành.
• Liều dùng: Simvastatin (Zocor) từ 5-40
mg/ngày; Atorvastatin (Lipitor) 10-80 mg/
ngày; Lovastatin 10-20 mg/ngày; Pravastatin
10-40 mg/ngày. Các thuốc nhóm này không
nên dùng gần bữa ăn và có thể dùng 1 lần
trong ngày trước khi đi ngủ. Các statin khác
nhau có hiệu lực đối với LDL-C khác nhau
(bảng 6-2).
Bảng 6-2. Tác dụng của các statin khác nhau đối với sự
thay đổi của LDL-C và HDL-C.
Thuốc Liều đầu
(LBĐ)
Tối đa Giảm
LDL-C
với LTĐ
Tăng
HDL-C
với LTĐ
Lovastatin
(Mevacor)
20mg 80 mg 40% 9,5%
Pravastatin
(Pravachol)
10-20
40 mg 34% 12%
Simvastatin
(Zocor)
20 mg 80 mg 47% 8%
Fluvastatin 20-40 80 mg 36% 5,6%
92
(Lescol) mg
Atorvastatin
(Lipitor)
10 mg 80 mg 60% 5%
• Tác dụng phụ: Bao gồm khó tiêu, ỉa chảy, táo
bón, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mất ngủ.
Tăng men gan có thể gặp ở 1-2% số bệnh
nhân dùng thuốc. Không nên dùng statin cho
bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển, đau
cơ, viêm đa cơ, tiêu cơ vân... Không nên dùng
Statin cùng với Cyclosporin, các dẫn xuất
Fibrat, Erythromycin, Niacin... vì các thuốc
này có thể làm tăng độc tính khi dùng cùng
nhau.
• Chú ý: hiện nay thuốc Lipobay (Cerivastatin)
đã phải rút khỏi thị trường do tác dụng phụ
nguy hiểm gây tiêu cơ vân khi dùng cùng với
các Fibrat.
d. Các dẫn xuất fibrat (acid fibric) bao gồm :
Gemfibrozil (Lopid); Fenofibrat (Lipanthyl,
Tricor); Bezafibrat (Benzalip).
• Các thuốc này làm giảm VLDL và do đó làm
giảm TG khoảng 20-50%, làm tăng HDL-C
khoảng 10-15%. Gemfibrozil làm giảm LDLC
khoảng 10-15%. Do vậy các thuốc này chỉ
định tốt trong các trường hợp tăng TG máu và
có thể kết hợp tốt với thuốc gắn muối mật.
• Liều thường dùng là: Gemfibrozil 600 mg x 2
lần/ngày trước khi ăn; Fenofibrat 300
mg/ngày.
• Tác dụng phụ có thể gặp là: sưng phù mặt,
đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn ngứa...
Men gan có thể tăng, cần theo dõi men gan
khi dùng các thuốc này. Nhóm thuốc này còn
làm tăng nguy cơ sỏi mật.
93
e. Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ
(Estrogen): có thể có ích ở phụ nữ sau tuổi mãn
kinh có rối loạn lipid máu. Estrogen uống làm
giảm LDL-C khoảng 15% và làm tăng HDL-C
cũng khoảng 15%. Đây là thuốc nên chọn lựa đầu
tiên cho điều trị ở phụ nữ sau tuổi mạn kinh có
rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, thuốc này có thể
làm tăng TG đôi chút.
2. Vấn đề kết hợp thuốc: có thể dùng 2 loại thuốc ở 2
nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác nhau nếu
thấy cần thiết. Việc kết hợp 2 loại thuốc với liều thấp
sẽ thay thế cho việc dùng 1 loại với liều cao vì khó
dung nạp. Trong một số trường hợp khi tăng quá cao
Cholesterol máu nên kết hợp 2 loại thuốc. Sự kết hợp
tốt nhất là giữa Statin và Niacin.
3. Theo dõi khi dùng thuốc: cần kiểm tra Cholesterol
và TG máu mỗi 3-4 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng
sau 2 tháng điều trị, mặc dù đã dùng liều tối ưu, thì
nên thay bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ 2.
Lưu ý là việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập phải
luôn luôn được bảo đảm.
4. Một số tình huống cụ thể:
a. Điều trị bệnh nhân tăng Triglycerid máu: Với
bệnh nhân tăng giới hạn TG thì chỉ cần điều
chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt, đặc biệt là giảm
trọng lượng, chế độ ăn ít tinh bột, mỡ và không
uống rượu. Trong trường hợp phải dùng thuốc thì
nên lựa chọn Niacin hoặc dẫn xuất fibrat. Khi TG
rất cao trong máu thì cần phải đề phòng nguy cơ
viêm tuỵ cấp.
b. Điều trị bệnh nhân tăng lipid máu hỗn hợp (tăng
cả Cholesterol và TG). Mục đích thứ nhất là phải
đưa LDL-C về giới hạn bình thường, sau đó cố
gắng đưa TG về mức bình thường hoặc gần bình
thường nếu có thể. Việc điều chỉnh chế độ ăn và
94
giảm cân nặng vẫn là quan trọng hàng đầu. Khi
dùng thuốc nên kết hợp Niacin hoặc một Fibrat
với một Statin.
c. Điều trị bệnh nhân bị giảm HDL-C: Chú ý trước
tiên là loại bỏ các căn nguyên gây giảm HDL như
hút thuốc lá, béo phì, lười tập thể dục, đái tháo
đường không được khống chế, tăng TG máu,
dùng chẹn bêta giao cảm kéo dài. Có thể dùng
Niacin, Statin hoặc Gemfibrozil.
Tài liệu tham khảo
1. Abramowicz M, editor. Choice of lipid-lowering drugs. Med Lett
1998;40:117-22.
2. American Diabetes Association. Management of dyslipidemia in
adults with diabetes. Diabetes Care 1999;22:Suppl 1:S56-S59.
3. Bachmaier K, Neu N, de la Maza LM, Pal S, Hessel A, Penninger
JM. Chlamydia infections and heart disease linked through antigenic
mimicry. Science 1999;283:1335-9.
4. Denke MA. Cholesterol-lowering diets: a review of the evidence.
Arch Intern Med 1995;155:17-26.
5. Diaz MN, Frei B, Vita JA, Keaney JF Jr. Antioxidants and
atherosclerotic heart disease. N Engl J Med 1997;337:408-16.
6. Fielding CJ, Fielding PE. Molecular physiology of reverse
cholesterol transport. J Lipid Res 1995;36:211-28.
7. Ginsberg HN. Is hypertriglyceridemia a risk factor for
atherosclerotic cardiovascular disease? A simple question with a
complicated answer. Ann Intern Med 1997;126:912-4.
8. Ginsburg HN, Goldberg IJ. Disorders of lipoprotein metabolism. In:
Fauci AS, Braunwald E, Isselbacher KJ, et al., eds. Harrisons
principles of internal medicine. 14th ed. Vol. 2. New York:
McGraw-Hill, 1998:2138-
9. Havel RJ, Rapaport E. Management of primary hyperlipidemia. N
Engl J Med 1995;332:1491-8. [Erratum, N Engl J Med
1995;333:467].
10. Illingworth DR, Tobert JA. A review of clinical trials comparing
HMG-CoA reductase inhibitors. Clin Ther 1994;16:366-85.
11. Levine GN, Keaney JF Jr, Vita JA. Cholesterol reduction in
cardiovascular disease: clinical benefits and possible mechanisms. N
Engl J Med 1995;332:512-21.
12. Lipid Metabolism Branch, Division of Heart and Vascular Diseases,
National Heart, Lung, and Blood Institute. The Lipid Research
Clinics population studies data book. Vol. 1. The Prevalence Study:
95
aggregate distribution of lipids, lipoproteins and selected variables
in North American populations. Bethesda, Md.: National Institutes
of Health, 1980:1-136.
13. Staels B, Dallongeville J, Auwerx J, Schoonjans K, Leitersdorf E,
Fruchart J-C. Mechanism of action of fibrates on lipid and
lipoprotein metabolism. Circulation 1998;98:2088-93.
14. Stone NJ. Secondary causes of hyperlipidemia. Med Clin North
Am1994;78:117-41.
95
TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp và hiện
đã trở thành một vấn đề xã hội. Ở các nước phát triển, tỷ lệ THA
ở người lớn (>18 tuổi) theo định nghĩa của JNC VI là khoảng
gần 30 % dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi có THA.
Theo thống kê ở Việt nam những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ
THA ở người lớn là khoảng 11% thì thống kê gần đây tỷ lệ THA
ở Hà nội cho người lớn đã khoảng 20 %.
THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có
thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề (vd.
tai biến mạch não) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình xã hội.
Ngày nay đã có khá nhiều thay đổi trong quan niệm về
THA, phương thức điều trị cũng như việc giáo dục bệnh nhân đã
tác động đến tiên lượng của THA.
I. Định nghĩa tăng huyết áp (THA)
Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội THA quốc tế
(World Health Organization - WHO và International Society of
Hypertension - ISH) đã thống nhất gọi là THA khi huyết áp tâm
thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Con số này có được là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch
tễ cho thấy:
• Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch não ở
người lớn có con số huyết áp ≥ 140/90 mmHg.
• Tỷ lệ TBMN ở người có số huyết áp < 140/90 mmHg
giảm rõ rệt.
II. Giai đoạn tăng huyết áp
Hầu hết hiện nay người ta sử dụng cách phân loại của JNC
VI (Uỷ ban phòng chống huyết áp Hoa kỳ) do tính chất thực tiễn
và khả thi của nó. Thêm vào đó WHO-ISH cũng cho cách phân
96
loại tương tự chỉ khác nhau về thuật ngữ (bảng 7-1). Những
điểm chú ý trong cách phân loại này:
• Đã đề cập đến khái niệm HA bình thường cao, vì những
nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp với những
nguy cơ cao (ví dụ tiểu đường) thì đã cần điều trị.
• Không còn giai đoạn IV như trước đây (HA > 210/120
mmHg) vì trong thực tế trường hợp này gặp không nhiều
và phương án điều trị thì giống như giai đoạn III.
Bảng 7-1. Phân loại THA theo JNC VI (1997).
Khái niệm HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương
(mmHg)
HA tối ưu < 120 và < 80
HA bình thường < 130 và < 85
Bình thường cao 130 - 139 và 85-89
Tăng huyết áp
Giai đoạn I 140 - 159 và/hoặ
c
90 - 99
Giai đoạn II 160 - 179 và/hoặ
c
100 - 109
Giai đoạn III ≥ 180 và/hoặ
c
≥ 110
III. Xác định và đánh giá một bệnh nhân THA
A. Chẩn đoán xác định THA: rất đơn giản là đo HA.
1. Những lưu ý khi xác định huyết áp:
a. Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất
5 phút trước đo), không dùng các chất kích thích
có ảnh hưởng đến huyết áp (cà phê, hút thuốc lá).
b. Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, tay để trên
bàn sao cho nếp khuỷu ngang với mức tim. Trong
một số trường hợp đặc biệt cần đo HA ở cả tư thế
nằm và ngồi hoặc đứng.
c. Bề rộng bao đo huyết áp nên bằng 80 % chu vi
cánh tay, do đó ở một số bệnh nhân tay to cần
dùng loại bao rộng hơn.
97
d. Nên dùng loại máy đo huyết áp thuỷ ngân.
e. Con số huyết áp tâm thu tương ứng với pha I của
Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên) và huyết
áp tâm trương là ở pha V (mất tiếng đập). Cần
chú ý là có thể gặp khoảng trống HA.
f. Nên đo HA ở cả hai tay và lấy trị số ở bên có số
đo cao hơn.
g. Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2
phút và con số cuối cùng là trung bình cộng nếu
có sự khác biệt > 5 mmHg.
2. Xác định là THA: Nếu khi đo ngay lần đầu HA >
160/100 mmHg thì có thể xác định là bị THA, nếu
không thì nên khám lại để khẳng định (bảng 7-2).
Bảng 7-2. Thái độ đối với bệnh nhân THA khi đo lần
đầu (theo JNC VI).
HA tối đa HA tối thiểu Thái độ
< 130 < 85 Kiểm tra lại trong 2 năm
130-139 85-89 Kiểm tra lại trong 1 năm
140-159 90-99 Khẳng định lại trong vòng 2 tháng
160-179 100-109 Đánh giá và điều trị trong vòng 1
tháng
≥ 180 ≥ 110 Lập tức đánh giá và điều trị ngay
hoặc trong vòng 1 tuần tuỳ tình
hình lâm sàng
3. Một số phương pháp đo huyết áp khác:
a. Giáo dục bệnh nhân tự đo huyết áp theo dõi, việc
này có những lợi ích là: tránh cho bệnh nhân phải
đến cơ sở y tế liên tục, giảm chi phí, giúp theo
dõi điều trị tốt; tránh hiện tượng THA "áo choàng
trắng"; làm bệnh nhân tích cực với điều trị THA.
b. Đo huyết áp liên tục (Holter huyết áp). Biện pháp
này không dùng để áp dụng thường quy, nó có
ích trong một số trường hợp như nghi ngờ bệnh
98
nhân có THA "áo choàng trắng", THA cơn, THA
kháng lại điều trị, tụt HA do dùng thuốc hạ HA.
B. Đánh giá một bệnh nhân THA
Việc thăm khám một bệnh nhân THA nhằm vào 3 mục đích sau:
• Tìm hiểu nguyên nhân (nếu có).
• Đánh giá các biến chứng (tổn thương cơ quan đích).
• Đánh giá các yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc các rối loạn
khác để có thái độ điều trị đúng mức và tiên lượng bệnh.
1. Khai thác bệnh sử bao gồm:
a. Khai thác tiền sử THA, thời gian, mức độ THA.
b. Tiền sử các bệnh tim mạch, các triệu chứng bệnh
tim mạch, suy tim, TBMN, bệnh mạch ngoại vi,
bệnh thận, tiểu đường, rối loạn mỡ máu...
c. Các thói quen, lối sống (béo phì, hút thuốc lá,
uống rượu, chế độ ăn nhiều muối...), trình độ giáo
dục, điều kiện sống...
d. Tiền sử gia đình về THA và các bệnh tim mạch...
e. Các thuốc hạ áp đã dùng và mức độ đáp ứng...
2. Thăm khám thực thể:
a. Đo HA (nêu trên). Trong một số trường hợp nghi
ngờ cần đo huyết áp các tư thế và đo HA tứ chi.
b. Khám toàn trạng, chú ý chiều cao, cân nặng.
c. Thăm khám đáy mắt.
d. Thăm khám hệ tim mạch, chú ý các tiếng thổi ở
tim, nhịp tim, các dấu hiệu suy tim, tiếng thổi ở
các mạch máu lớn...
e. Thăm khám bụng chú ý tiếng thổi ở động mạch
chủ hay động mạch thận, thận to hay không, các
khối bất thường ở bụng...
3. Các thăm dò cận lâm sàng:
a. Các thăm dò thường quy trong THA là:
• Phân tích nước tiểu.
• Công thức máu.
99
• Sinh hoá máu (điện giải đồ, glucose khi đói,
Cholesterol toàn phần và HDL- cholesterol).
• Điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
b. Các thăm dò hỗ trợ: nếu cần thì thăm dò thêm:
• Creatinin máu, protein niệu 24 giờ, acid uric,
LDL-C, Triglycerid trong máu.
• Nồng độ renin, catecholamin... máu trong
một số trưòng hợp hãn hữu.
• Siêu âm tim để đánh giá khối lượng cơ thất
trái và chức năng thất trái hoặc có kèm theo
bệnh hay các biến chứng tim mạch khác.
IV. Nguyên nhân tăng huyết áp
Bảng 7-3. Một số nguyên nhân THA thứ phát.
Các bệnh về thận:
• Viêm cầu thận cấp
• Viêm cầu thận mạn
• Sỏi thận
• Viêm thận kẽ
• Hẹp động mạch thận...
Các bệnh nội tiết:
• U tuỷ thượng thận (Pheocromocytom)
• Cushing
• Cường aldosteron
• Cường giáp
• Cường tuyến yên...
Các bệnh hệ tim mạch:
• Hở van ĐMC (gây THA tâm thu đơn độc)
• Hẹp eo ĐMC (gây THA chi trên)
• Bệnh vô mạch (Takayashu)
• Hẹp, xơ vữa ĐMC bụng, ảnh hưởng đến động
mạch thận
Do dùng một số thuốc:
• Cam thảo
• Các thuốc cường alpha giao cảm (vd. các thuốc
nhỏ mũi chữa ngạt...)
• Thuốc tránh thai...
100
Nguyên nhân khác:
• Ngộ độc thai nghén
• Rối loạn thần kinh
A. Đại đa số THA ở người lớn là không có căn nguyên (hay
THA nguyên phát) chiếm tới > 95%. Một số yếu tố được
coi là yếu tố nguy cơ của THA sẽ được trình bày sau.
B. THA thứ phát hay THA có căn nguyên cần được chú ý
nhất trong các trường hợp sau: (Bảng 7-3)
1. Phát hiện ra THA ở tuổi trẻ < 30 hoặc già > 60.
2. THA rất khó khống chế bằng thuốc.
3. THA tiến triển nhanh hoặc THA ác tính.
4. Có biểu hiện bệnh lý cơ quan khác mà có thể là
nguyên nhân của THA.
V. Phân tầng mối nguy cơ cho bệnh nhân THA
Việc phân tầng các mối nguy cơ cho bệnh nhân THA rất
quan trọng giúp hoạch định chiến lược điều trị THA cho bệnh
nhân hợp lý. Việc phân tầng THA dựa trên các yếu tố nguy cơ
và các tổn thương cơ quan đích.
A. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở bệnh nhân
THA
1. Hút thuốc lá.
2. Rối loạn lipid máu.
3. Đái tháo đường.
4. Tuổi > 60.
5. Nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh.
6. Tiền sử gia đình có người thân bị bệnh ĐMV: nữ <
65 tuổi hoặc nam < 55 tuổi.
B. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA
1. Tim:
a. Cấp: Phù phổi cấp, NMCT cấp.
b. Mạn: dày thất trái, suy vành mạn, suy tim...
2. Não:
101
a. Cấp: Xuất huyết não, tắc mạch não, TBMN
thoáng qua, bệnh não do THA...
b. Mạn: TBMN, TBMN thoáng qua.
3. Thận: Đái máu, đái ra protein, suy thận...
4. Mắt: Soi đáy mắt có thể thấy: các mạch máu co nhỏ,
dấu hiệu bắt chéo động mạch/tĩnh mạch (dấu hiệu
Salus Günn), xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai
thị...
5. Bệnh động mạch ngoại vi.
C. Phân tầng mối nguy cơ đối với bệnh nhân THA
Có 3 nhóm nguy cơ (theo JNC VI):
1. Nhóm A: Là những bệnh nhân THA nhẹ hoặc THA
mà không có tổn thương cơ quan đích, không có các
nguy cơ bệnh mạch vành, không có biểu hiện bệnh
tim mạch.
2. Nhóm B: Là những bệnh nhân THA chưa có tổn
thương cơ quan đích và không có bệnh tim mạch
kèm theo mà có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim
mạch đã nói trên nhưng không phải là tiểu đường.
3. Nhóm C: là nhóm có bệnh tim mạch kèm theo hoặc
có tổn thương cơ quan đích hoặc tiểu đường và có
hoặc không kèm theo yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
Bảng 7-4. Phân tầng mối nguy cơ và thái độ điều trị THA.
Giai đoạn Nhóm nguy cơ
THA A B C
Bình thường
cao
Điều chỉnh
lối sống
Điều chỉnh
lối sống
Dùng
thuốc**
Giai đoạn I Điều chỉnh
lối sống (tới
12 tháng)
Điều chỉnh
lối sống (tới
6 tháng)*
Dùng
thuốc
Giai đoạn II
và III
Dùng thuốc Dùng thuốc Dùng
thuốc
102
Ghi chú: (*) Cho những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ,
cân nhắc cho ngay thuốc phối hợp với điều chỉnh lối sống.
(**) Cho những bệnh nhân có suy tim, suy thận, tiểu đường.
VII. Điều trị tăng huyết áp
A. Mục đích và nguyên tắc điều trị
1. Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng.
2. Đưa HA về trị số bình thường (< 140/90 mmHg, nếu
có tiểu đường thì số HA phải <135/85 mmHg).
3. Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn
thương cơ quan đích.
4. Phải cân nhắc từng cá thể bệnh nhân, các bệnh kèm
theo, các yếu tố nguy cơ, các tác dụng phụ và ảnh
hưởng có thể của thuốc mà có chế độ dùng thuốc
thích hợp.
5. Nếu không có những tình huống THA cấp cứu thì
HA nên được hạ từ từ để tránh những biến chứng
thiếu máu cơ quan đích (não).
6. Việc giáo dục bệnh nhân cần phải nhấn mạnh:
a. Điều trị THA là một điều trị suốt đời;
b. Triệu chứng cơ năng của THA không phải lúc
nào cũng gặp và không tương xứng với mức độ
nặng nhẹ của THA;
c. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới
giảm được đáng kể các tai biến do THA.
B. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống):
Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng
thuốc hay không.
1. Giảm cân nặng nếu thừa cân:
a. Chế độ giảm cân cần đặc biệt được nhấn mạnh ở
những bệnh nhân nam giới béo phì thể trung tâm
(béo bụng).
103
b. Việc giảm béo phì đã được chứng minh làm giảm
được cholesterol và giảm phì đại thất trái.
c. Không áp dụng chế độ này cho phụ nữ có thai bị
THA.
2. Hạn chế rượu:
a. Nếu dùng quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ tai
biến mạch não ở bệnh nhân THA, làm tăng trở
kháng với thuốc điều trị THA.
b. Một số điều tra cho thấy nếu dùng lượng rượu
thích hợp thì có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạch
vành (hiệu ứng ngược).
c. Do đó lượng rượu nếu có dùng cần hạn chế ít hơn
30 ml ethanol/ngày (ít hơn 720 ml bia, 300 ml
rượu vang và 60 ml rượu Whisky).
d. Tuy nhiên, với một số dân tộc mà số cân nặng
không nhiều (như người dân nước ta) thì lượng
rượu nếu có dùng chỉ nên bằng một nửa lượng
rượu nói trên.
3. Tăng cường luyện tập thể lực:
a. Nếu tình huống lâm sàng cho phép nên khuyến
khích bệnh nhân tập thể dục đều.
b. Chế độ luyện tập cần đều đặn ít nhất 30 - 45
phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
c. Với những bệnh nhân có triệu chứng hoặc nguy
cơ bệnh mạch vành cần phải cho bệnh nhân làm
các nghiệm pháp gắng sức thể lực trước khi quyết
định cho bệnh nhân chế độ tập thể lực.
4. Chế độ ăn:
a. Giảm muối (Natri), đã được chứng minh làm
giảm số huyết áp và nguy cơ biến chứng ở bệnh
nhân THA. Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện
với lượng muối < 6 g NaCl/ngày hoặc < 2,4 g
Natri/ngày.
b. Duy trì đầy đủ lượng Kali khoảng 90 mmol/ngày,
đặc biệt ở bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu để
điều trị THA.
c. Bảo đảm đầy đủ calcium và magnesium.
104
d. Chế độ ăn hạn chế các mỡ động vật bão hoà, hạn
chế các thức ăn giàu Cholesterol.
5. Bỏ thuốc lá: Cần hết sức nhấn mạnh để bệnh nhân
cương quyết từ bỏ hút thuốc lá trong mọi trường hợp,
vì đây là một trong những nguy cơ mạnh nhất của
các biến chứng tim mạch.
C. Các thuốc điều trị tăng huyết áp
1. Thuốc chẹn bêta giao cảm (bảng 7-5):
a. Là một trong các thứ thuốc được lựa chọn hàng
đầu trong điều trị THA, đã được chứng minh làm
giảm tỷ lệ TBMN và đặc biệt là giảm NMCT.
b. Cơ chế: Làm hạ huyết áp do chẹn thụ thể bêta
giao cảm với catecholamin do đó làm giảm nhịp
tim và cung lượng tim. Nó cũng làm giảm nồng
độ renin trong máu, làm tăng giải phóng các
prostaglandins gây giãn mạch.
Bảng 7-5. Các loại thuốc chẹn bêta giao cảm hay dùng.
Các loại thuốc ISA Liều đầu Liều duy trì
Loại chẹn chọn lọc β1
Atenolol 50 mg 25- 100 mg
Betaxolol 10 mg 5 - 40 mg
Bisoprolol 5 mg 2,5 - 20 mg
Metoprolol 50 mg x 2 50 - 450 mg
Metoprolol XL 50-100 mg 50 - 400 mg
Acebutolol + 200 mg x 2 200 - 1200
Các thuốc không chọn lọc
Propranolol 40 mg x 2 40 - 240 mg
Propranolol LA 40 - 80 mg 60 - 120 mg
Timolol 10 mg x 2 20 - 60
Pindolol + 5 mg x 2 10 - 60 mg
105
Carteolol + 2,5 mg 2,5 - 10 mg
Penbutolol + 20 mg 20 - 80 mg
Thuốc chẹn cả bêta và alpha giao cảm
Labetalol 100 mg x 2 200 - 1200 mg
Carvedilol 6,25 mg x 2 12,5- 1200 mg
c. Phân loại: Dựa trên mức chọn lọc trên tim mà có
thể chia ra nhóm có chọn lọc với thụ thể β1 và
không chọn lọc (chẹn cả β1 và β2). Tuy nhiên
với liều cao thì các thuốc chọn lọc β1 sẽ không
còn chọn lọc nữa. Các thuốc chẹn bêta giao cảm
này còn được phân biệt bởi có hoạt tính giao cảm
nội tại (ISA) hoặc không có. Thuốc có hoạt tính
giống giao cảm nội tại ít gây hạ nhịp tim hơn.
d. Chống chỉ định và tác dụng phụ: các thuốc
chẹn bêta giao cảm có khá nhiều chống chỉ định:
• Nhịp chậm, đặc biệt là bloc nhĩ thất độ cao.
• Suy tim nặng.
• Các bệnh phổi co thắt (hen phế quản).
• Bệnh động mạch ngoại vi.
• Thận trọng ở bệnh nhân có tiểu đường, rối
loạn mỡ máu.
• Thuốc dùng lâu có thể gây hội chứng
Raynaud, liệt dương, mất ngủ, trầm cảm...
• Có hiệu ứng cơn THA bùng phát nếu ngừng
thuốc đột ngột.
2. Các thuốc chẹn alpha giao cảm (bảng 7-6):
a. Cơ chế tác dụng: Các thuốc này ức chế thụ thể
α1 giao cảm làm bloc thụ thể alpha giao cảm hậu
hạch, dẫn đến giãn động mạch và tĩnh mạch.
Bảng 7-6. Các thuốc chẹn alpha giao cảm thường dùng.
Các loại thuốc Biệt dược Khởi đầu Duy trì
Doxazosin mesylate Cardura 1 mg 1-16 mg
106
Prazosin hydrochloride Minipress 1 mg x 2 1-20 mg
Terazosin hydrochloride Hytrin 1 mg 1-20 mg
b. Đặc điểm: các thuốc chẹn alpha giao cảm thường
có hội chứng "liều đầu tiên" tức là tác dụng rất
mạnh khi dùng liều đầu tiên, có thể dẫn đến tụt
huyết áp, do đó khi dùng liều đầu tiên cần bắt đầu
rất thấp và theo dõi chặt chẽ. Các thuốc này có
thể gây tụt huyết áp tư thế, đau đầu, chóng mặt...
Thuốc chọn lọc α1 giao cảm dùng lâu dài có thể
cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Thuốc còn
có tác dụng tốt chữa triệu chứng ở những bệnh
nhân có phì đại tiền liệt tuyến lành tính.
3. Thuốc chẹn cả alpha và bêta giao cảm: (bảng 7-5)
a. Do chẹn cả thụ thể bêta ở tim và alpha ở mạch
ngoại vi nên có được cả hai cơ chế gây hạ HA
của hai nhóm nói trên.
b. Carvedilol là loại thuốc hiện được đề xuất không
những để điều trị THA, suy vành mà còn tác
dụng tốt trong suy tim với liều kiểm soát chặt
chẽ.
c. Tác dụng phụ giống như các thuốc chẹn bêta giao
cảm, ngoài ra có thể gây huỷ hoại tế bào gan, hạ
HA tư thế, hội chứng giống lupus ban đỏ, run
chân tay và bùng phát THA khi ngừng thuốc đột
ngột.
4. Các thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương:
a. Cơ chế: các thuốc nhóm này kích thích thụ thể
α2 giao cảm tiền hạch trong hệ thần kinh trung
ương, làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi và
làm giảm trở kháng mạch hệ thống, từ đó hạ
huyết áp.
b. Đặc điểm: Các thuốc này không phải là thuốc
lựa chọn ưu tiên cho điều trị THA do có nhiều tác
dụng phụ như: nhịp chậm, chóng mặt, khô miệng,
107
hạ huyết áp tư thế, trầm cảm, rối loạn hoạt động
tình dục. Một số thuốc có thể gây tăng men gan,
giảm chức năng thất trái và đặc biệt là hội chứng
"ngừng thuốc đột ngột"- THA bùng phát khi
ngưng thuốc đột ngột.
5. Các thuốc khác tác động lên hệ giao cảm:
a. Cơ chế tác dụng: Các thuốc này ngăn chặn giải
phóng nguồn Norepinephrin (Noradrenalin) ở tận
cùng thần kinh ngoại vi. Riêng Reserpine còn có
cả tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, nó làm
cạn kiệt nguồn dự trữ norepinephrin ở các neuron
thần kinh dẫn đến hạ HA.
b. Đặc điểm: hiện nay các thuốc này không còn
được coi là thuốc lựa chọn đầu tiên trong điều trị
THA, nhưng vẫn còn có ích trong một số trường
hợp nhất định.
c. Tác dụng phụ của các thuốc này khá nhiều:
Reserpin gây trầm cảm ở 2 % số bệnh nhân.
Ngoài ra các thuốc nhóm này có thể gây buồn
ngủ, khô miệng, nghẹt mũi, hạ HA tư thế, các rối
loạn tình dục hoặc rối loạn tiêu hoá.
Bảng 7-7. Các thuốc tác động lên hệ giao cảm trung
ương và ngoại vi
Tên thuốc Biệt dược Liều đầu Duy trì
Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương
Clonidine Catapres 0,1 mg x 2 0,1 - 1,2 mg
Methyldopa Aldomet,
Dopegyt
250 mg x 2-3 250-2000 mg
Thuốc tác động lên hệ giao cảm ngoại vi
Guanfacine Tenex 1 mg 1 - 3 mg
Guanabenz Wytensin 4 mg x 2 4 - 64 mg
Thuốc có tác dụng hỗn hợp
Reserpine 0,5 mg 0,01- 0,25 mg
6. Các thuốc lợi tiểu:
108
a. Lợi tiểu được coi là thuốc nên lựa chọn hàng đầu
trong điều trị THA.
b. Cơ chế tác dụng:
• Lợi tiểu làm giảm khối lưọng tuần hoàn trong
lòng mạch, do đó làm hạ HA.
• Ngoài ra, lợi tiểu có thể làm giảm nhẹ cung
lượng tim và tăng trở kháng mạch ngoại vi
nhưng tác dụng này không trội và hết nếu
dùng lâu dài.
• Một số loại có tác dụng gây giãn mạch nhẹ
(Indapamide) do ức chế dòng Natri vào tế bào
cơ trơn thành mạch.
c. Các nhóm thuốc lợi tiểu (bảng 7-8).
Bảng 7-8. Các loại thuốc lợi tiểu thường dùng.
Loại thuốc Liều đầu Duy trì
Nhóm Thiazide
Benzthiazide 25 mg x 2 50-100 mg
Chlorothiazide 500 mg 125-1000 mg
Chlorothalidone 25 mg 12,5-50 mg
Hydrochlorothiazide 25 mg 12,5 - 50 mg
Hydroflumethiazide 50 mg 50- 100 mg
Indapamide 1,25 mg 2,5 - 5,0 mg
Methylchlothyiazide 2,5 mg 2,5 - 5 mg
Metolazone 2,5 mg 1,25-5 mg
Quinethazone 50 mg 25-100 mg
Lợi tiểu tác động lên quai Henle
Bumetanide 0,5 mg uống
hoặc tiêm TM
0,5-5,0 mg
Ethacrynic acid 50 mg uống
hoặc tiêm TM
25-100 mg
Furosemide 20 mg uống
hoặc tiêm TM
20-320 mg
Torsemide 5 mg uống
hoặc tiêm TM
5-10 mg
Lợi tiểu giữ kali
109
Amiloride 5 mg 5-10 mg
Spironolactone 50 mg 25-100 mg
Triamterene 50 mg x 2 50 - 200 mg
d. Tác dụng phụ:
• Khác nhau tuỳ từng nhóm.
• Nhóm Thiazide gây hạ kali máu, hạ magne
máu và gây rối loạn mỡ máu nếu dùng kéo
dài. Có thể gây yếu cơ, chuột rút, liệt dương...
Thiazide có thể làm xấu chức năng thận ở
bệnh nhân suy thận.
• Lợi tiểu tác dụng trên quai là lợi tiểu mạnh,
làm mất kali và điện giải khác nhiều và có thể
gây ngộ độc với tai. Nó cải thiện được chức
năng thận và không ảnh hưởng đến mỡ máu.
• Lợi tiểu giữ kali là lợi tiểu yếu và ít khi dùng
đơn độc. Khi phối hợp với một loại lợi tiểu
thải kali làm tăng tác dụng lợi tiểu và ngăn
ngừa được tác dụng phụ gây rối loạn điện giải
máu. Chú ý khi dùng ở bệnh nhân suy thận.
7. Các thuốc chẹn kênh canxi:
a. Các thuốc nhóm này có tác dụng hạ HA rất rõ và
tương đối ít tác dụng phụ. Tác dụng của các
thuốc thuộc nhóm này trên hệ thống tim mạch rất
khác nhau tuỳ từng loại.
Bảng 7-9. Các thuốc chẹn kênh canxi thường dùng.
Tên thuốc Biệt dược Liều ban đầu Duy trì
Nhóm Dihydropyridine (DHP)
Nifedipine Adalate 10 mg 10-30 mg
NifedipineXL,L
L
Adalate LA 30 mg 30-90 mg
Amlordipine Amlor 5 mg 2,5-10 mg
Isradipine 2,5 mg x 2 2,5-10 mg
Nicardipine 20 mg x 4 60-120 mg
Felodipine Plendil 5 mg 2,5-10 mg
110
Nhóm Benzothiazepine
Diltiazem SR 60-120mgx2 120-360 mg
Diltiazem CD 180 mg 180-360 mg
Diltiazem XR 180 mg 180-480 mg
Nhóm Diphenylalkylamine
Verapamil 80 mg 80-480 mg
VerapamilCOER 180 mg 180-480 mg
Verapamil SR Isoptine 120 mg 120-480 mg
b. Cơ chế tác dụng:
• Các thuốc chẹn kênh calci làm giãn hệ tiểu
động mạch bằng cách ngăn chặn dòng canxi
chậm vào trong tế bào cơ trơn thành mạch.
• Các tác động trên nhịp tim và sức co bóp cơ
tim tuỳ thuộc vào từng phân nhóm thuốc.
c. Đặc điểm:
• Các thuốc nhóm DHP thế hệ sau
(Amlordipine, Felodipine, Isradipine...) tác
dụng tương đối chọn lọc trên mạch và có tác
dụng hạ HA tốt, ít ảnh hưởng đến chức năng
co bóp cơ tim và nhịp tim, có tác dụng kéo
dài nên có thể dùng liều duy nhất trong ngày.
Nifedipin làm nhịp tim nhanh phản ứng. Nó
có ảnh hưởng đến sức co bóp cơ tim nhưng
không nhiều bằng Verapamil và Diltiazem.
• Verapamil và Diltiazem có ảnh hưởng nhiều
đến đường dẫn truyền gây nhịp chậm và có
ảnh hưởng nhiều đến sức co cơ tim.
d. Tác dụng phụ:
• Verapamil có thể gây táo bón, nôn, đau đầu,
hạ huyết áp tư thế.
• Diltiazem có thể gây nôn, đau đầu, mẩn
ngứa...
• Các DHP có thể gây phù các đầu chi, bừng
mặt, đau đầu, mẩn ngứa.
111
• Các thuốc chẹn kênh canxi thường không gây
ảnh hưởng đến đường máu, lipid máu khi
dùng kéo dài.
• Nhìn chung các thuốc chẹn kênh canxi không
có chỉ định ở bệnh nhân NMCT cấp mà có rối
loạn chức năng thất trái.
8. Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC):
a. Là những thuốc điều trị THA tốt, ít gây những
tác dụng phụ trầm trọng, không ảnh hưởng nhịp
tim và sức co bóp cơ tim, không gây những rối
loạn về lipid máu hay đường máu khi dùng kéo
dài. Thuốc đặc biệt có giá trị ở những bệnh nhân
có kèm theo suy tim.
b. Cơ chế tác dụng: thuốc có tác dụng ức chế men
chuyển, là loại men giúp chuyển từ angiotensin I
thành angiotensin II, do đó làm giãn mạch, giảm
tiết aldosterone gây hạ HA. Nó còn ức chế con
đường thoái giáng của bradykinin, làm chất này ứ
đọng lại và cũng gây ra giãn mạch, hạ huyết áp.
Angiotensinogen Karikinin
Angiotensin I Bradykinin
Angiotensin II Các peptid bất hoạt
↑ Aldosterone Co mạch trực tiếp
THA
Renin
Men chuyển
ƯCMC
(-)
112
Hình 7-1. Cơ chế tác dụng của thuốc ức chế men chuyển.
c. Đặc điểm: Không gây rối loạn lipid máu, đường
máu, acid uric khi dùng kéo dài.
• Tác dụng phụ khó chịu hay gặp của ƯCMC là
gây ho khan, nhiều khi phải cho ngưng thuốc
vì tác dụng phụ này.
• ƯCMC giãn ưu tiên tiểu động mạch đi ở cầu
thận nên có thể gây suy thận đột ngột do giảm
dòng máu tới thận ở những bệnh nhân bị hẹp
động mạch thận 2 bên. Chống chỉ định tuyệt
đối của ƯCMC là bệnh nhân có hẹp động
mạch thận 2 bên. ƯCMC cũng không dùng ở
phụ nữ có thai. Vì làm tăng kali máu nên thận
trọng ở bệnh nhân suy thận, đang dùng thuốc
lợi tiểu giữ kali, hoặc chế độ bồi phụ kali.
Bảng 7-10. Các thuốc tác động lên hệ Renin-Angiotensin.
Thuốc Biệt dược Liều đầu Liều duy trì
Các thuốc ức chế men chuyển
Captopril Capoten, Lopril 25 mg 50 - 450 mg
Enalapril Renitec 5 mg 2,5 - 40 mg
Benazepril Lotensin 10 mg 10 - 40 mg
Fosinopril Monopril 10 mg 10 - 40 mg
Lisinopril Zestril 5-10 mg 5 - 40 mg
Moexipril Univasc 7,5 mg 7,5 - 30 mg
Quinapril Accupril 5-10 mg 5 - 40 mg
Ramipril Altace 2,5 mg 1,25 - 20 mg
Trandolapril Mavik 1-2 mg 1 - 4 mg
Perindopril Coversyl 2-4 mg 4 mg
Các thuốc ức chế thụ thể AT1
Losartan Cozaar 25 - 100 mg
Valsartan Diovan 80 - 320 mg
Irbesartan Avapro 150 - 300 mg
Telmisartan Micardis 20 - 160 mg
113
9. Các thuốc đối kháng với thụ thể AT1 của
Angiotensin II: Đây là các thuốc khá mới trong điều
trị THA và suy tim.
a. Cơ chế: ức chế thụ thể AT1, nơi tiếp nhận tác
dụng của angiotensin II (là một chất gây co mạch
mạnh), từ đó làm giãn mạch, hạ huyết áp.
b. Vì cơ chế này nên thường không gây ra ho như
khi dùng ƯCMC. Có thể có tác dụng phụ như
viêm phù mạch ngoại vi, dị ứng, ngứa... Tác động
lên thận và kali máu ít hơn khi dùng ƯCMC.
10. Các thuốc giãn mạch trực tiếp:
a. Cơ chế tác dụng: Các thuốc này làm giãn trực
tiếp cơ trơn động mạch gây hạ huyết áp. Nó có
thể phản ứng tăng tái hấp thu nước và natri và
làm tăng hoạt động hệ giao cảm phản ứng gây
nhịp tim nhanh.
b. Là thuốc hạ huyết áp mạnh, nhưng không phải là
lựa chọn hàng đầu. Rất có ích khi bệnh nhân có
biểu hiện kháng lại các thuốc hạ huyết áp khác,
hoặc có thể chỉ định cho phụ nữ có thai. Có thể
phối hợp thêm loại thuốc này với nitrate để điều
trị suy tim.
c. Tác dụng phụ có thể gặp là: đau đầu, nôn, nhịp
nhanh, hạ HA tư thế. Có thể gây hội chứng giống
Lupus ban đỏ (10 % bệnh nhân dùng kéo dài, liều
cao), do đó khi có hội chứng này phải ngưng
ngay thuốc. Minoxidil có thể gây tăng cân, rối
loạn nhẹ về bất thường điện tim, tăng mọc lông
tóc, tràn dịch màng tim.
Bảng 7-11. Các thuốc giãn mạch trực tiếp.
Thuốc Biệt dược Liều đầu Liều duy trì
Hydralazine Apresolin 10 mg 50 - 300 mg
Minoxidil Loniten 5 mg 2,5 - 100 mg
114
11. Các thuốc hạ huyết áp dùng theo đường truyền
tĩnh mạch: các thuốc này (bảng 7-12) có thể đã được
xếp loại trong các nhóm thuốc nói trên hoặc không.
a. Các thuốc nhóm này có thể được chỉ định trong
một số tình huống THA lâm sàng nhất định:
• Tăng huyết áp ác tính.
• Chảy máu nội sọ do THA.
• Tách thành động mạch chủ.
• Suy thận tiến triển nhanh.
• Sản giật.
• THA kèm NMCT cấp hoặc suy tim trái cấp.
b. Chỉ nên sử dụng các thuốc này tại một số đơn vị
hồi sức tích cực (có đủ trang thiết bị kỹ thuật và
điều kiện để theo dõi tốt bệnh nhân).
12. Các thuốc hạ HA dùng theo đường dưới lưỡi:
a. Trong một số trường hợp cấp cứu dùng thuốc
theo con đường này cho kết quả tốt. Hai loại
thuốc hay dùng là Nifedipine và Clonidine.
b. Nifedipine cho ngậm dưới lưỡi bắt đầu có tác
dụng trong vòng 30 phút. Loại viên nang 10 mg,
cho cắn, nhai và nuốt thì tác dụng còn nhanh hơn.
Tác dụng có thể kéo dài đến 4-5 giờ theo đường
dùng này. Chú ý thuốc có thể gây tụt HA quá
nhiều và nhanh. Không nên dùng trong trường
hợp bệnh nhân bị NMCT cấp hoặc suy tim cấp.
Bảng 7-12. Các thuốc điều trị THA theo đường tĩnh mạch.
Thuốc Liều dùng Chú ý
Sodium
Nitroprusside
- Tác dụng:
tức thời
- Kéo dài:
2-3 phút
Truyền TM: 0,5 -
10 μg/kg/phút
Là thuốc lựa chọn ưu
tiên, có thể gây tụt áp,
nôn, nguy cơ ngộ độc
cyanide ở bệnh nhân suy
gan, hen. Phải bọc kỹ
tránh ánh sáng
115
Diazoxide
- Tác dụng:
1-5 phút
- Kéo dài:
6-12 giờ
Tiêm: 50-100 mg,
nhắc lại 5-10 phút,
tổng liều 600 mg.
Truyền TM: 10-30
mg/phút
Nhịp nhanh, tụt HA,
nôn, tăng đường máu.
Có thể làm tăng thiếu
máu cơ tim ở bệnh nhân
NMCT, làm nặng thêm
suy tim, tách thành ĐMC
Labetalol
- Tác dụng:
5-10 phút
- Kéo dài:
3-6 giờ
Tiêm: 20-80 mg,
nhắc lại 5-10 phút,
tổng liều 300mg.
Truyền TM: 0,5-2
mg/phút
Có thể gây tụt áp, bloc
nhĩ thất, suy tim, co thắt
phế quản, nôn, THA
bùng lại khi ngưng. Có
thể ít tác dụng ở bệnh
nhân đã dùng chẹn bêta
Nitroglycerin
- TD: 1-2 phút
- KD: 3-5 phút
Truyền TM: 5-100
μg/phút
Đau đầu, nôn. Có thể
giảm tác dụng nếu dùng
lâu dài.
Esmolol
- Tác dụng:
1-5 phút
- Kéo dài:
10 phút
Tiêm TM: 500
μg/kg/ph trong
phút đầu
Truyền TM: 50-
300 μg/kg/ph
Tụt HA, bloc nhĩ thất,
suy tim, co thắt phế quản
Phentolamine
- TD: 1-2 phút
-KD:3-10 phút
Tiêm TM: 5-10
mg mỗi 5-15 phút
Tụt HA, tim nhanh, đau
đầu, đau ngực, đáp ứng
THA nghịch thường.
Hydralazine
- Tác dụng:
10-20 phút
- Kéo dài:
3-6 giờ
Tiêm TM: 10-20
mg sau 20 phút
nhắc lại (nếu
không có đáp ứng)
Ưu tiên dùng trong sản
giật. Có thể gây tụt áp,
suy thai, nhịp nhanh, đau
đầu, nôn, viêm tắc TM
tại chỗ.
Nicardipine
- Tác dụng:
1-5 phút
- Kéo dài:
3-6 giờ
Truyền 5 mg/giờ ,
có thể tăng 1,0-2,5
mg/giờ mỗi 15
phút, tối đa 15
mg/giờ
Tụt áp, đau đầu, nhịp
nhanh, nôn.
Enalaprilat
- TD:5-15
phút
Tiêm TM 0,625-
2,5 mg mỗi 6 h
Tụt huyết áp.
116
- KD: 1-6 giờ
VI. Một số tình huống lâm sàng
A. THA ở người trẻ
1. Nên chú ý tìm nguyên nhân.
2. Đặc điểm THA ở người trẻ tuổi là có sự tăng trương
lực hệ giao cảm và tăng nồng độ renin huyết tương.
3. Các thuốc nhìn chung dễ lựa chọn cho người trẻ.
B. THA ở người có tuổi
1. Thường kèm theo tăng trở kháng hệ mạch máu, giảm
nồng độ renin máu, tăng khối lượng cơ thất trái.
2. Hay có kèm các bệnh khác, nên khi cho thuốc hạ HA
phải cân nhắc các chống chỉ định và tác dụng phụ.
3. Lợi tiểu hoặc chẹn kênh calci nên được lựa chọn nếu
không có các chống chỉ định.
4. Nên tránh dùng các thuốc có thể gây hạ HA tư thế
hoặc các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương
vì tăng nguy cơ gây trầm cảm.
C. THA ở người béo phì
1. Thường hay có tăng trở kháng mạch, tăng cung
lượng tim, và tăng khối lượng tuần hoàn.
2. Giảm cân nặng là mục tiêu quan trọng nhất.
3. Thuốc đầu tiên nên lựa chọn là lợi tiểu.
D. THA ở người tiểu đường
1. Thường có kèm theo bệnh lý thận do tiểu đường.
2. Mục tiêu là hạ HA về dưới mức bình thường cao.
3. Thuốc ƯCMC nên được lựa chọn hàng đầu vì tác
dụng tốt và làm giảm protein niệu.
E. THA có suy thận mạn tính
1. Phụ thuộc nhiều vào khối lượng tuần hoàn.
117
2. Lợi tiểu là thuốc ưu tiên, trong đó lợi tiểu quai đặc
biệt có tác dụng khi mà creatinin máu > 2,5 mg/dl, nó
giúp cải thiện được chức năng thận.
F. THA có phì đại thất trái
1. Phì đại thất trái làm tăng nguy cơ đột tử, NMCT.
2. Chế độ ăn giảm muối; giảm cân nặng và các thuốc hạ
HA (trừ thuốc giãn mạch trực tiếp) có thể làm giảm
phì đại thất trái. Thuốc ƯCMC là loại làm giảm phì
đại thất trái mạnh nhất.
G. THA có kèm theo bệnh mạch vành
1. Chẹn bêta giao cảm nên được lựa chọn hàng đầu nếu
không có các chống chỉ định.
2. Chẹn bêta giao cảm làm giảm tỷ lệ tử vong do
NMCT, làm giảm nguy cơ dẫn đến NMCT ở bệnh
nhân đau ngực không ổn định. Nó còn làm giảm
nguy cơ tái NMCT ở bệnh nhân sau NMCT và làm
tăng tỷ lệ sống sót sau NMCT.
3. ƯCMC có ích nhất là khi bệnh nhân có giảm chức
năng thất trái kèm theo.
4. Chẹn kênh calci có thể dùng khi THA nhiều, nhưng
cần hết sức thận trọng và chỉ nên dùng khi không có
suy giảm chức năng thất trái.
H. THA có suy tim
1. ƯCMC và lợi tiểu là thuốc lựa chọn hàng đầu.
2. Có thể dùng phối hợp giữa Nitrate với Hydralazine
trong trường hợp THA khó trị. Cần hết sức thận
trọng với Hydralazine vì nó làm tăng nhịp tim phản
xạ, do đó có thể làm xấu đi tình trạng thiếu máu cục
bộ ở bệnh nhân có suy vành kèm theo.
I. THA và thai nghén
1. Phân loại THA ở phụ nữ có thai: (theo Trường
môn Sản Phụ khoa Hoa kỳ 1996) THA ở phụ nữ có
thai có thể gặp các tình huống sau:
a. Tiền sản giật hoặc sản giật: là tình trạng THA khi
có thai kèm theo protein niệu, phù và có thể có
rối loạn chức năng gan, thận.
118
b. THA mạn tính do bất kể nguyên nhân nào: là tình
trạng THA xuất hiện trước tuần thứ 20 thai kỳ.
c. THA mạn tính do hậu quả của tiền sản giật hoặc
sản giật.
d. THA thoáng qua hoặc muộn: Là THA không liên
quan đến protein niệu và không có ảnh hưởng
đến hệ thần kinh trung ương. THA trở lại bình
thường vài ngày sau đẻ.
2. Điều trị:
a. Nên điều trị khi HA tối thiểu > 100 mmHg.
b. Không áp dụng chế độ giảm cân nặng và tập
luyện quá sức.
c. Methyldopa là thuốc nên được lựa chọn hàng
đầu; Hydralazine có thể được dùng thay thế.
THA
↓
Bắt đầu hoặc tiếp tục thay đổi lối sống
↓
Không đạt được đích điều trị THA (< 140/90 mmHg)
Hạ HA thấp hơn với bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận
↓
Lựa chọn thuốc điều trị ban đầu (trừ phi có chống chỉ định)
Tăng huyết áp không có biến chứng:
• Thuốc lợi tiểu
• Thuốc chẹn thụ thể β giao cảm
Chỉ định bắt buộc:
• Đái đường týp I có protein niệu: Thuốc ức chế men chuyển
• Suy tim: Thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu
• THA tâm thu đơn độc (người già): ưu tiên thuốc lợi tiểu,
chẹn kênh canxi loại dihydropyridine tác dụng kéo dài.
• NMCT: Thuốc chẹn β giao cảm (không có ISA),
thuốc ức chế men chuyển (khi rối loạn chức năng tâm thu)
Các chỉ định đặc biệt cho các loại thuốc sau:
• Thuốc ức chế men chuyển
• Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
• Thuốc chẹn thụ thể α giao cảm
• Thuốc chẹn thụ thể β giao cảm
• Thuốc chẹn thụ thể α-β giao cảm
• Thuốc chẹn kênh canxi
• Thuốc lợi tiểu
Bắt đầu loại thuốc tác dụng kéo dài, liều duy nhất trong ngày, liều
119
thấp. Điều chỉnh liều. Có thể kết hợp liều thấp các thuốc khác
↓
Không đạt được đích điều trị THA
Không đáp ứng
Có các tác dụng phụ
Dung nạp tốt nhưng
đáp ứng không đủ
↓ ↓
Thay bằng thuốc
ở nhóm khác
Thêm thuốc nhóm khác
(lợi tiểu nếu chưa dùng)
Chưa đạt tới đích điều trị THA
↓
Tiếp tục thêm loại thuốc thứ ba khác nhóm
Đánh giá lại nguyên nhân, chế độ điều trị
Hình 7- 2. Phác đồ điều trị THA (theo JNC VI).
Tài liệu tham khảo
1. Blair SN, Goodyear NN, Gibbon LW, et al. Physical fitness and
incidence of hypertension in healthy normotensive men and women.
JAMA 1984;252:487-490.
2. Curb JD, Pressel SL, Cufler JA, et al. Effect of diuretic-based
antihypertensive treatment on cardiovascular disease risk in older
diabetic patients with isolated systolic hypertension. JAMA
1996;276:1886-1892.
3. Denton D, Weisinger P, Mundy NI, et al. The effect of increased salt
intakes on blood pressure of chimpanzees. Nature Mod
1995;1:1009-1016.
4. Groppelli A, Giogi D, Omboni S, et al. Blood pressure and heart rate
response to repeated smoking before and after beta blockade and
selective alpha-1 inhibition. J Hypertens 1992;10:495.
5. Huang Z, Willett WC, Manson JE, et al. Body weight, weight
change, and risk for hypertensive women. Ann Intern Med
1998;128:81-88.
6. Joint National Committee. The sixth report of the Joint National
Committee on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood
Pressure (JNC-VI). Arch Intern Med 1997;157:2413-2446.
7. MacMahon S, Peto R, Cutler J, et al. Blood pressure, stroke, and
coronary heart disease. Part 1. Prolonged differences in blood
pressure: Prospective observational studies corrected for the
regression dilution bias. Lancet 1990;335:765-774.
120
8. Psaty BM, Smith NL, Siscovick DS, et al. Health outcomes
associated with antihypertensive therapies used as first-line agents:
A systematic review and meta-analysis. JAMA 1997;277:739-743.
9. Staessen JA, Fagard R, Thijs L, et al. For the Systolic Hypertension-
Europe (Syst-Eur) Trial Investigators. Morbidity and mortality in the
placebo-controlled European Trial on Isolated Systolic Hypertension
in the Elderly. Lancet 1997;360:757-764.
10. Sytkowski PA, D'Agostino RB, Belanger AJ, et al. Secular trends in
long term sustained hypertension, long term treatment and
cardiovascular mortality: The Framingham Heart Study 1950-1990.
Circulation 1996;93:697-703.
11. Whelton PK, Appel U, Espeland MA, et al. Sodium reduction and
weight loss in the treatment of hypertension in older persons. A
randomized controlled trial of non pharmacologic interventions in
the elderly (TONE). JAMA 1998;279:839-846.
12. Zanchetti A, Mancia G. Benefits and cost-effectiveness of
antihypertensive therapy. The actuarial versus the intervention and
approach. J Hypertens 1996;14:809-811.
121
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993) tai biến mạch máu
não (TBMN) hay đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư.
Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 730000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử
vong chiếm tới 27%. Tại Viện Tim mạch Việt nam (1996-
2000) tính trung bình cứ 2 ngày có một bệnh nhân vào viện
vì TBMN. Tử vong do TBMN chiếm 1/4 tỷ lệ tử vong chung
tại Viện Tim mạch. Ngay tại các nước phát triển, TBMN vẫn
là một biến chứng nặng, dễ tử vong, ảnh hưởng lớn tới sức
khoẻ, tâm thần và đời sống người bệnh, các di chứng tàn phế
trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
TBMN gặp ở nam nhiều hơn nữ giới, hay gặp ở lứa
tuổi trung niên (> 40 tuổi). Tuổi của những bệnh nhân
TBMN có liên quan đến tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hay
xơ vữa động mạch thường lớn hơn bệnh nhân TBMN có liên
quan đến bệnh van tim hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
TBMN xảy ra ở bất kỳ giờ nào trong ngày và bất cứ mùa nào
trong năm, song thường xảy ra 1-10 giờ sáng và vào các
tháng nóng nhất (tháng 7, 8) hay lạnh nhất (tháng 12,1 - theo
thống kê của Viện Tim mạch Việt nam).
I. Phân loại tai biến mạch máu não (TBMN)
A. TBMN (hay đột quỵ) là một rối loạn khu trú chức năng
của não có tiến triển nhanh trên lâm sàng, nguyên nhân
thường do một mạch máu não bị vỡ hoặc tắc. TBMN có
các loại tổn thương chính là chảy máu não, chảy máu
màng não và nhũn não hoặc phối hợp các loại.
1. Chảy máu não do vỡ mạch máu não, liên quan với
huyết áp cao hoặc dị dạng mạch máu não.
2. Nhũn não xảy ra khi một nhánh động mạch não bị
tắc thường do 3 nguyên nhân chính là mảng xơ vữa,
cục tắc bắn từ xa tới và nhũn não do giảm tưới máu
122
não. Các nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm: tách
thành động mạch não, viêm mạch não và huyết khối
tĩnh mạch não.
a. Nhũn não do mảng xơ vữa chủ yếu xảy ra ở các
mạch máu lớn (động mạch cảnh trong, động
mạch sống, động mạch nền) song cũng xảy ra ở
các động mạch não nhỏ và vừa ở bất kỳ vùng
nào. Thương tổn lúc đầu chỉ là mảng xơ vữa gây
hẹp dần lòng mạch, từ đó tạo thành huyết khối,
sau cùng gây tắc mạch. Huyết khối có khi hình
thành mới dù không có xơ vữa từ trước, hay gặp
ở bệnh nhân có tình trạng tăng đông. Khuyết não
(lacunar stroke) thường vì tắc các tiểu động
mạch nằm sâu trong não do mảng xơ vữa nhỏ
hoặc do quá trình lipohya-linolysis (hay gặp ở
bệnh nhân tăng huyết áp).
a. TBMN do cục tắc bắn từ xa thường gây tắc các
động mạch não đường kính trung bình, nhất là
động mạch não giữa và các nhánh chính của hệ
thống động mạch sống nền. Nguồn gốc của các
cục tắc này chủ yếu từ tim, một số ít hình thành
ngay tại vùng xơ vữa của phần đầu các động
mạch não. Gần một nửa nguyên nhân cục tắc từ
tim là huyết khối hình thành do rung nhĩ, phần
còn lại là huyết khối hình thành do rối loạn chức
năng thất trái nặng, do các bệnh van tim (hẹp van
hai lá), tắc mạch nghịch thường hoặc nhồi máu
cơ tim mới, thậm chí do mảng xơ vữa bắn từ quai
ĐMC, cục sùi do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
b. TBMN do giảm tưới máu não xảy ra ở những
mạch não hẹp nhiều chưa đến mức tắc hẳn, gây
thiếu máu ở những vùng xa nơi giáp ranh tưới
máu của các động mạch não. Kinh điển là vùng
giáp ranh giữa động mạch não trước và động
mạch não giữa, là vùng chi phối vận động các
chi. Hẹp động mạch cảnh trong ở mức độ nặng có
123
thể gây thiếu máu vùng này, nhất là sau khi đã có
tụt huyết áp.
c. Tách thành động mạch não hay gặp ở động
mạch cảnh trong hoặc động mạch sống, do chấn
thương hoặc tự phát (50%). Tách thành động
mạch cũng có thể gặp ở các động mạch có hiện
tượng loạn sản xơ cơ.
d. Đột quỵ còn xảy ra ở những bệnh nhân viêm
mạch máu não do các bệnh tự miễn, nhiễm
trùng, nghiện ma tuý hoặc vô căn. Một số ít
trường hợp đột quỵ do huyết khối trong tĩnh
mạch hoặc xoang tĩnh mạch nội sọ: những
trường hợp này hay có kèm theo chảy máu não,
động kinh và các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.
3. TBMN thoáng qua (cơn thiếu máu não thoáng qua,
TIA: transient ischemic attack): người bệnh đột nhiên
bị liệt nửa người hoặc một nhóm cơ như liệt nửa mặt,
nói nghịu, đột nhiên không nhai được, tay buông rơi
đồ vật đang cầm; nhưng các dấu hiệu này thoái triển
hết ngay trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân do tắc một
động mạch não nhưng cục máu đông lại tự tiêu được.
Bảng 8-1. Dự báo vị trí tổn thương động mạch não.
Khởi phát Động mạch
tổn thương
Nguyên nhân
thường gặp
Thất ngôn + Liệt 1/2
người
Động mạch
não giữa
Cục tắc từ xa hoặc
do mảng xơ vữa
Yếu nửa người đơn thuần
và/hoặc mất cảm giác
nửa người đơn thuần
Khuyết não Mảng xơ vữa nhỏ
Yếu chân nhiều hơn tay,
đái dầm, thay đổi tính
tình
Động mạch
não trước
Cục tắc từ xa hoặc
do mảng xơ vữa
Mất thị trường đơn thuần Động mạch
não sau
Cục tắc từ xa hoặc
do mảng xơ vữa
Yếu tứ chi, liệt thần kinh
sọ, thất điều
Động mạch
nền
Mảng xơ vữa
124
B. Hỏi bệnh và khám lâm sàng thần kinh tỉ mỉ cho phép
xác định sơ bộ vùng mạch não bị tổn thương và nguyên
nhân gây ra TBMN. Chẳng hạn: bệnh nhân có thất vận
ngôn và liệt nửa người phải sẽ có thương tổn của động
mạch não giữa bên trái, thường do cục tắc từ động mạch
cảnh hoặc nguồn gốc động mạch. Ngược lại, yếu mặt,
tay và chân mà không có các dấu hiệu khác thường gợi ý
tổn thương khuyết não do tắc các mạch nhỏ nằm sâu
trong não.
1. Không thể phân biệt chính xác nhũn não và xuất
huyết não trên lâm sàng dù có nhiều điểm gợi ý như:
diễn biến của xuất huyết não thường đột ngột hơn,
kèm dấu hiệu màng não và chọc dịch tuỷ sống có
máu không đông khi chảy máu não-màng não... trong
khi nhũn não thường có tiền triệu đi trước, hay gặp ở
bệnh nhân tăng huyết áp (2/3 TBMN ở bệnh nhân
THA là nhũn não, chỉ 1/3 là xuất huyết não), có các
dấu hiệu hẹp, tắc động mạch cảnh, có tiền sử đái tháo
đường, hay kèm sốt...
2. Những yếu tố nguy cơ quan trọng của TBMN là tăng
huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim (bệnh van hai lá,
rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh cơ
tim giãn, nhồi máu cơ tim...), thiếu máu não thoáng
qua, béo phì, nghiện rượu, hút thuốc lá, rối loạn lipid
máu, tăng axít uric máu.
II. Chẩn đoán và đánh giá tai biến mạch não
A. Triệu chứng lâm sàng
1. TBMN có thể có các dấu hiệu báo trước nhưng
không đặc trưng và rất dễ bị bỏ qua như: đau đầu,
chóng mặt, ù tai... Đặc biệt là nhức đầu: đau nhức 2
bên thái dương, hoặc có khi đau dữ dội một nửa đầu
hay sau gáy, kèm theo cứng cột sống. Phải nghĩ đến
TBMN khi người bệnh có liệt nửa người, rối loạn tri
giác hoặc hôn mê. Khi bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ
125
đến viện thì cần hỏi kỹ bệnh sử và tiền sử, khám lâm
sàng và thần kinh tỷ mỷ. Với bệnh nhân thất ngôn,
nên hỏi kỹ người nhà. Cần khám tim mạch và thần
kinh một cách toàn diện kể cả việc nghe mạch cảnh
hai bên và đo huyết áp cả hai tay. Khám thần kinh
bao gồm đánh giá tri giác, vận ngôn, các dây thần
kinh sọ, vận động, tiểu não, thất điều, cảm giác và
phản xạ gân xương.
2. TBMN bao giờ cũng được xem là một tình trạng cấp
cứu nội khoa, khi phát hiện cần sơ cứu tại chỗ và
chuyển bệnh nhân đến đơn vị chuyên biệt: Đơn vị
Chăm sóc và Điều trị TBMN (Stroke Unit).
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Khi nghi ngờ bệnh nhân có TBMN nên làm các
xét nghiệm:
• Công thức máu.
• Đường máu.
• Điện giải máu gồm cả magiê và canxi (rối
loạn hai ion magiê và canxi có thể gây triệu
chứng giống như TBMN).
• Creatinin máu.
• Thời gian Quick, tỷ lệ PT và thời gian aPTT.
• Điện tâm đồ.
• Xquang ngực: đánh giá chung về bệnh tim
mạch và tình trạng viêm phổi do sặc.
• Tổng phân tích nước tiểu (nếu thấy hồng cầu
niệu, nên đi tìm các nguyên nhân gây tắc cả
mạch thận).
• Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ
(MRI) sọ não.
• Holter điện tim, siêu âm mạch cảnh, siêu âm
tim (qua thành ngực hoặc thực quản), chụp
mạch não, chọc dịch tuỷ sống - là nhóm xét
nghiệm được chỉ định trong một số bệnh cảnh
lâm sàng nhất định.
126
2. Hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo rằng tất cả
những bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ nên chụp cắt
lớp vi tính theo tỷ trọng (CT) hoặc chụp cộng
hưởng từ (MRI) để phân biệt giữa nhũn não và
xuất huyết não, để định khu vị trí tổn thương và
loại trừ những bệnh lý có biểu hiện giống đột quỵ.
Các nguyên nhân gây biểu hiện giống TBMN gồm:
• Thoái hoá myelin (xơ cứng rải rác).
• U não.
• Áp xe não, viêm não, các nhiễm trùng thần
kinh khác.
• Các rối loạn chuyển hoá (tăng đường máu
hoặc hạ đường máu, tăng hoặc hạ canxi máu,
tăng hoặc hạ natri máu).
• Triệu chứng thần kinh sau động kinh.
• Chấn thương (tụ máu dưới màng cứng, dập
não...).
• Triệu chứng thần kinh liên quan với đau nửa
đầu Migraine.
• Hội chứng phân ly (Hysteri), bệnh tâm căn.
3. Chụp cắt lớp theo tỷ trọng (CT) sọ não rất giá trị
để phát hiện các vùng chảy máu lớn, u não hoặc
những thương tổn cấu trúc trong sọ khác gây ra các
biểu hiện giống như đột quỵ cấp tính. Tuy nhiên CT
có thể bỏ sót khá nhiều (lên tới 50%) nếu chụp ngay
trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát. Hơn nữa chụp
CT không phải là biện pháp lý tưởng để phát hiện các
vùng nhũn não nhỏ, nhũn não ở vùng hố sau hoặc các
thương tổn gây mất myelin (như trong bệnh xơ cứng
rải rác gây biểu hiện giống đột quỵ). Chụp CT xoắn
ốc cho những hình ảnh chi tiết về các động mạch
trong và ngoài sọ, với độ phân giải tốt hơn hẳn so với
chụp MRI có thuốc cản quang.
4. Hình ảnh chụp MRI sọ não nhậy hơn so với chụp
CT, đặc biệt trong những trường hợp đột quỵ cấp,
127
nhồi máu não nhỏ (khuyết não) hoặc vùng tổn
thương liên quan đến khu vực thân não. Mặt khác
chụp MRI có thuốc cản quang sẽ cho phép sàng lọc
và khảo sát được bệnh lý các động mạch lớn trong
hoặc ngoài sọ. Những kỹ thuật MRI tiên tiến (MRI
diffusion perfusion, spectroscopy) còn cho biết tình
trạng chuyển hoá và cấp máu ở vùng não bị thiếu
máu. Tuy nhiên ở Việt nam, chụp MRI đắt hơn nhiều
so với CT và có một số chống chỉ định. Do đó, nên
dùng các triệu chứng lâm sàng để dự đoán vị trí
thương tổn và nguyên nhân, từ đó lựa chọn phương
tiện chẩn đoán hình ảnh thích hợp. Chẳng hạn trong
trường hợp nghi ngờ khuyết não, MRI là lựa chọn tốt
nhất vì CT sẽ không thể phát hiện được các thương
tổn này nếu diễn biến cấp tính hoặc ở vùng thân não.
Ngược lại, nếu TBMN do tổn thương các mạch não
lớn, nhất là đã xảy ra vài ngày, không còn có chỉ định
can thiệp thêm thì nên lựa chọn chụp CT sọ não.
5. Siêu âm mạch cảnh dùng để thăm dò và đánh giá
thương tổn ở chỗ chia nhánh các động mạch cảnh, hệ
thống động mạch sống nền. Siêu âm Doppler qua sọ
dùng để khảo sát dòng chảy (hướng, vận tốc) của các
động mạch lớn trong sọ.
6. Chỉ định Holter điện tim 24-48 giờ (để phát hiện
cơn rung nhĩ kịch phát hoặc các loại rối loạn nhịp
khác) hoặc siêu âm Doppler tim nếu nghi ngờ
nguyên nhân TBMN do cục tắc nghẽn từ tim. Siêu
âm Doppler tim qua thành ngực có thể phát hiện rất
nhiều nguyên nhân tim mạch gây đột quỵ như huyết
khối nhĩ trái hoặc thất trái, rối loạn chức năng thất
trái nặng, bệnh van tim hoặc còn lỗ bầu dục. Nếu
nghi ngờ căn nguyên từ tim mà siêu âm tim qua
thành ngực không phát hiện bất thường gì, thì cần
làm siêu âm tim qua thực quản. Tuy nhiên đôi khi
không thể làm được siêu âm qua thực quản ở một số
128
bệnh nhân nặng. Siêu âm tim qua thực quản có độ
nhậy rất cao để phát hiện huyết khối nhĩ trái, lỗ bầu
dục, một vài bệnh lý van tim (như hẹp hở van hai lá)
cũng như phát hiện các mảng xơ vữa ở quai động
mạch chủ có khả năng bắn đi gây tắc mạch.
7. Chụp động mạch não vẫn là tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán bệnh lý ở các mạch não lớn và các mạch
nhỏ trong sọ. Chỉ định chủ yếu cho những bệnh nhân
đột quỵ trẻ tuổi; trong trường hợp nghi ngờ tách
thành mạch não hoặc viêm mạch máu não hoặc chỉ
định trước khi phẫu thuật bóc nội mạc động mạch
cảnh. Siêu âm Doppler mạch cảnh, chụp CT, kể cả
chụp MRI mạch não có cản quang vẫn có độ nhậy
thấp (15%) để phát hiện những trường hợp cần mổ
bóc nội mạc động mạch cảnh, vì thế nhất thiết phải
chụp mạch não trước loại phẫu thuật này.
A B C
Hình 8-1. Hình ảnh xuất huyết não (A), nhũn não (B),
vỡ phình dị dạng mạch não (C) gây TBMN.
8. Chọc dịch não tuỷ và làm điện não đồ không cần
phải làm thường quy đối với tất cả những bệnh nhân
nghi ngờ đột quỵ. Dù sao thì chọc dịch não tuỷ vẫn
có giá trị trong những trường hợp nghi ngờ xuất
huyết nhỏ dưới màng nhện. Những bệnh nhân nghi
có viêm mạch, cũng có bất thường trong dịch não
tuỷ: số lượng tế bào tăng cao (đa số là bạch cầu
lymphô) và tăng protein. Những bệnh nhân có liệt
129
kiểu Todd (sau động kinh) sẽ có bất thường trên điện
não đồ.
9. Nên thăm dò tình trạng tăng đông ở bệnh nhân đột
quỵ tuổi dưới 45, có tiền sử tắc động mạch hoặc tĩnh
mạch từ trước, tiền sử sẩy thai tự nhiên, tiền sử gia
đình có thuyên tắc mạch tuổi trẻ, đột quỵ không rõ
nguyên nhân xảy ra trên bệnh nhân có bệnh tự
miễn...
III. Điều trị
Điều trị TBMN nhằm mục đích phòng các biến chứng,
khôi phục tổn thương cấp tính của nhu mô não và phòng đột
quỵ tái phát.
A. Phòng biến chứng
1. Chống phù não:
a. Bằng các dung dịch ưu trương:
• Mannitol truyền 0,5-1 g/kg trong 20-30 phút,
sau đó truyền lại 0,25-0,5 g/kg cứ 6h/lần. Nếu
truyền quá 48 h, nên giảm dần liều mannitol
để tránh gây phù não hồi lại do thuốc. Nói
chung mannitol không nên truyền quá 3 ngày,
nếu muốn truyền nhiều hơn, nên có khoảng
nghỉ để thải thuốc, tránh tác dụng gây tăng áp
lực nội sọ thứ phát.
• Glycerol (1mg/kg trong vòng 120 phút).
Cho đến nay, mannitol vẫn là biện pháp hàng
đầu để chống phù não. Khi mannitol bắt đầu
giảm tác dụng mà vẫn cần giảm áp, nên cân
nhắc truyền dịch muối ưu trương hoặc giảm
áp bằng phẫu thuật.
b. Tăng thông khí có kiểm soát trong thời gian ngắn
(mục đích hạ PaCO2 xuống còn 25-30 mmHg),
gây kiềm hoá máu, co mạch não và giảm thể tích
máu não, do đó làm giảm đáng kể áp lực nội sọ,
tác dụng này xuất hiện ngay sau 20 phút nhưng
130
cũng nhanh chóng mất đi sau 1-2 giờ do hệ thống
đệm trong cơ thể sẽ trung hoà tác dụng này, vì
thế chỉ nên coi tăng thông khí như một biện pháp
cấp cứu tạm thời trong khi chờ đợi hoặc phối hợp
với các biện pháp khác như truyền dịch ưu
trương, mở hộp sọ... Có thể truyền dung dịch
THAM 60 mmol pha với 100 ml Glucose 5%
truyền tĩnh mạch trong 45 phút sau đó duy trì qua
tĩnh mạch trung tâm 3 mmol/h để làm kiềm hoá
máu.
c. Barbiturate: làm giảm thể tích dòng máu não do
co mạch. Liều dùng 250-500 mg thiopental (tiêm
bolus) sau đó truyền tiếp tục 5 mg/kg/h hoặc tiêm
bolus từng lúc. Biến chứng có thể xảy ra là giảm
huyết áp nặng gây hạ áp lực tưới máu não.
2. Kiểm soát huyết áp động mạch:
a. Mặc dù rất nhiều bệnh nhân TBMN có tăng huyết
áp song đa số trường hợp huyết áp sẽ giảm tự
nhiên. Nếu tình trạng tăng huyết áp vẫn còn,
không nên hạ huyết áp xuống đột ngột vì điều
này làm rối loạn cơ chế tự điều hoà mạch não,
làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não
ranh giới với tổn thương, làm triệu chứng lâm
sàng nặng thêm. Giảm mức độ tăng huyết áp bắt
buộc phải làm trong một số trường hợp như có
triệu chứng bệnh tim nặng, tăng huyết áp ác tính,
phình tách động mạch chủ và ở bệnh nhân điều
trị t-PA. Một số tác giả yêu cầu phải hạ huyết áp
ở bệnh nhân dùng Heparin tĩnh mạch để giảm
nguy cơ chuyển nhũn não thành xuất huyết não.
b. Duy trì huyết áp tâm thu < 185 mmHg và huyết
áp tâm trương < 110 mmHg. Những bệnh nhân
có huyết áp quá cao (HA tâm thu ≥ 220 mmHg,
HA tâm trương ≥ 120 mmHg) phải hạ áp ngay,
tuy nhiên nên giảm từ từ HA tâm thu xuống 170-
131
180 mmHg và HA tâm trương xuống 95-100
mmHg. Sau đó nếu vẫn tồn tại triệu chứng liên
quan đến tăng huyết áp, có thể hạ tiếp HA tâm
thu còn 150-160 mmHg và HA tâm trương còn
90-95 mmHg.
c. Không nên dùng Nifedipine dưới lưỡi để hạ HA
cấp khi TBMN vì khả năng hạ HA quá nhanh
cũng như tác dụng bất lợi lên cơ chế điều hoà
máu não sẽ làm đột quỵ nặng hơn. Nên tránh
dùng các thuốc hạ áp có thể gây tăng áp lực nội
sọ như các thuốc giãn mạch trực tiếp (Sodium
Nitroprusside, Nitroglycerin, Hydralazin) và các
thuốc chẹn kênh canxi, nhất là ở những bệnh
nhân nhồi máu diện rộng gây phù nề và doạ tụt
não. Các nhóm thuốc hạ áp khác như ức chế men
chuyển, chẹn bêta giao cảm có tác dụng hạ áp tốt
mà không gây tác dụng phụ đối với huyết động
của mạch máu não, có thể uống (Captopril) hoặc
tiêm tĩnh mạch (Enalapril, Labetalol, Esmolol)...
3. Phòng huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc động mạch
phổi: bằng Heparin tiêm dưới da (5000 UI 12h/lần)
hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp liều dự
phòng, hoặc đi ủng khí để ép cẳng chân nếu có chống
chỉ định dùng Heparin.
4. Phòng viêm phổi do sặc hoặc trào ngược:
a. Gần một nửa số bệnh nhân TBMN có nuốt khó,
từ đó có thể gây sặc và viêm phổi (15%). Nguy
cơ này cao nhất ở bệnh nhân tổn thương gốc các
động mạch não lớn (80-90%), nguy cơ vừa ở
bệnh nhân nhũn nửa bán cầu (40-60%) và thấp
nhất (10-15%) ở bệnh nhân nhồi máu não nhỏ.
b. Bệnh nhân khó nuốt nên cho ăn qua ống thông
mềm trong tuần đầu tiên. Nếu tình trạng khó nuốt
còn kéo dài, nên mở thông dạ dày hoặc hỗng
132
tràng để cho ăn và làm giảm nguy cơ biến chứng
trào ngược.
c. Phối hợp thêm với các thuốc kháng cholinergic
nhưAatropine hoặc Glyco-pyrrolate để giảm tiết
dịch vị và giảm nguy cơ viêm phổi do trào
ngược.
5. Kiểm soát đường máu: rất nhiều bệnh nhân TBMN
có đái tháo đường thực sự hoặc tình trạng tăng đường
huyết thoáng qua, cả hai đều làm nặng thêm tổn
thương não. Do đó, khuynh hướng hiện nay là kiểm
soát tích cực tình trạng tăng đường máu ở bệnh nhân
đột quỵ, duy trì đường máu < 170 mg/dl (< 9,5
mmol/l), dùng Insulin tiêm/truyền tĩnh mạch nếu cần.
6. Kiểm soát thân nhiệt: bằng thuốc hạ sốt hoặc đắp
chăn/khăn lạnh. Giảm thân nhiệt từ mức độ
nhẹ→vừa sẽ hạn chế lan rộng tổn thương não thứ
phát, giảm áp lực nội sọ và giảm tỷ lệ tử vong. Tác
dụng phụ hay gặp là giảm số lượng tiểu cầu và tăng
tỷ lệ viêm phổi. Khuynh hướng hạ thân nhiệt sớm
ngay trong 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát đang được
nghiên cứu.
7. Theo dõi và chăm sóc:
a. Nên để bệnh nhân ở đơn vị TBMN, theo dõi sát
tình trạng thần kinh, các dấu hiệu sinh tồn và
chăm sóc toàn diện (1 y tá cho 2-4 bệnh nhân)
chứ không cần phải chuyển sang đơn vị hồi sức
tích cực.
b. Trong giai đoạn cấp cần áp dụng các kỹ thuật cấp
cứu nội khoa nhằm đảm bảo đường thở thông
thoáng (kể cả việc phải thông khí nhân tạo), duy
trì cân bằng nước - điện giải, kiềm toan, dinh
dưỡng tốt qua đường miệng, qua ống thông dạ
dày hoặc nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh
mạch.
133
c. Thực hiện tốt vệ sinh cho người bệnh như vệ sinh
răng miệng, thay quần áo, vệ sinh ngoài da, vệ
sinh đường tiểu, cho nằm đệm nước và xoay trở
bệnh nhân chống loét mục da ở các điểm tỳ đè,
vỗ rung lồng ngực chống ứ đọng ở phổi để tránh
biến chứng nhiễm trùng do nằm tại chỗ lâu.
d. Phục hồi chức năng sớm và tích cực ngay sau khi
TBMN hồi phục, luyện tập phòng co cứng các
cơ, khớp, huyết khối... Ban đầu việc luyện tập
phải do nhân viên y tế thực hiện và sau đó huấn
luyện cho người nhà để khi về nhà có thể tiếp tục
tập cho bệnh nhân.
8. Phẫu thuật mở hộp sọ hoặc dẫn lưu não thất làm
giảm áp lực nội sọ, tránh tụt não, giúp cứu sống bệnh
nhân và ngăn ngừa các tổn thương không hồi phục.
Tuy nhiên chỉ định và thời gian tối ưu để mở hộp sọ
còn cần nghiên cứu thêm.
9. Song song với những việc này, phải tiếp tục điều trị
nguyên nhân gây đột quỵ và các yếu tố nguy cơ của
TBMN như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh van
tim, rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu, béo phì, hút
thuốc lá, nghiện rượu...
B. Khôi phục các tổn thương nhu mô não cấp tính
Trong giai đoạn sớm của TBMN, vùng thương tổn
chứa đựng những vùng não đã bị huỷ hoại vĩnh viễn ở giữa
và những vùng thiếu máu não có khả năng hồi phục ở xung
quanh. Kích thước và khả năng sống của vùng thiếu máu não
ranh giới này phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, độ nặng, thời
gian tai biến, tuần hoàn bàng hệ... Các nghiên cứu cho thấy
khả năng sống của vùng này chỉ duy trì được trong vòng 4-
17 giờ. Tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can
thiệp mạch não trong trường hợp tắc mạch não và bảo vệ não
bằng các thuốc bảo vệ thần kinh là hai biện pháp chính để
khôi phục vùng nhu mô còn "thoi thóp" này.
1. Thuốc tiêu sợi huyết:
134
a. Trong số những thuốc tiêu sợi huyết, chỉ có rt-
PA (được FDA công nhận chỉ định dùng thuốc từ
1996) với liều 0,9mg/kg dùng ngay trong vòng
3 giờ kể từ khi khởi phát (tiêm bolus tĩnh
mạch 10%, sau đó truyền phần còn lại trong
vòng 1 giờ, liều tối đa 90 mg) là liều có hiệu quả
đã được chứng minh (nghiên cứu NINDS), cho
dù có một tỷ lệ nhất định chuyển dạng nhũn não
thành xuất huyết não (3% xuất huyết nặng). Nếu
tăng liều rt-PA cao hơn, thời gian cửa sổ dùng
thuốc dài hơn (trong 6 giờ kể từ khi khởi phát) thì
không hề có lợi mà còn tăng nguy cơ xuất huyết
não nặng (lên đến 20%, nghiên cứu ECASS).
b. Yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết não thứ phát
là hình ảnh nhũn não sớm trên phim CT và mức
độ nặng của đột quỵ (> 20 điểm theo thang điểm
NIHS). Tuy nhiên cần tuân thủ các chỉ định,
chống chỉ định và phải đánh giá đầy đủ các nguy
cơ khi dùng rt-PA.
c. Chỉ định dùng rt-PA:
• Đột quỵ kiểu thiếu máu não.
• Có thể xác định rõ thời gian khởi phát.
• Có thể dùng ngay rt-PA trong vòng 3 giờ kể
từ khi khởi phát.
• Chụp CT không có hình ảnh xuất huyết não
hoặc các bệnh nặng khác của não.
• Tuổi ≥ 18.
d. Tiêu chuẩn loại trừ:
• Đột quỵ hoặc chấn thương nặng sọ não mới
trong vòng 3 tháng.
• Tiền sử xuất huyết não (XH màng não hoặc
trong não) hoặc có nghi ngờ XH màng não.
• CT sọ có hình ảnh chảy máu não, dị dạng
động-tĩnh mạch, u não hoặc các phình mạch
não.
135
• Huyết áp tâm thu > 185 mmHg hoặc huyết áp
tâm trương > 110 mmHg (đo 3 lần, mỗi lần
cách nhau 10 phút).
• Tiền sử có hoặc trong cơn đột quỵ có động
kinh.
• Chảy máu trong đang tiến triển.
• Rối loạn đông máu (aPTT hoặc PT dài, tiểu
cầu < 100000/ml).
• Triệu chứng lâm sàng đã cải thiện nhanh hoặc
ở mức độ nhẹ.
• Hôn mê hoặc ngủ gà.
• Mổ đại phẫu hoặc can thiệp mới trong vòng 2
tuần.
• Xuất huyết tiêu hoá hoặc sinh dục tiết niệu
mới trong vòng 3 tuần.
• Mới chọc động mạch (vùng ép được) hoặc
mới sinh thiết trong vòng 1 tuần.
• Đường máu < 50 mg/dl hoặc > 400 mg/dl.
• Viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim,
huyết khối nhiễm trùng, viêm ruột đang tiến
triển hoặc đang có thai và cho con bú.
• Nghiện rượu hoặc ma tuý nặng.
2. Heparin:
a. Heparin tiêm tĩnh mạch không làm giảm mức độ
nặng của đột quỵ khi đã xảy ra, mà còn làm tăng
nguy cơ chuyển vùng nhồi máu não thành xuất
huyết não do tăng lượng máu đến vùng nhũn não
chứ không phải do tự Heparin gây chuyển thành
xuất huyết. Những bệnh nhân có nhồi máu não
diện rộng (> 2/3 bán cầu) nếu dùng Heparin có
nguy cơ tử vong cao hơn hẳn bệnh nhân nhồi
máu diện nhỏ hoặc trung bình (do phù não tiến
triển khi nhũn não diện rộng chuyển thành xuất
huyết não), do đó không được dùng Heparin.
Cũng chống chỉ định dùng heparin trong vòng 24
giờ nếu bệnh nhân đã được dùng rt-PA.
136
b. Tuy nhiên, có một số trường hợp Heparin được
chỉ định để phòng nhồi máu não tiến triển hoặc
tái phát bao gồm:
• Nhũn não đang tiến triển.
• Huyết khối gây TBMN từ tim (nếu vùng nhũn
não nhỏ hoặc vừa).
• Huyết khối động mạch sống nền.
• Phình tách động mạch não.
• Cục tắc nghẽn di chuyển từ động mạch đến
động mạch não.
• Tai biến mạch não thoáng qua tiến triển hơn.
• Huyết khối tĩnh mạch não.
• Một vài tình trạng tăng đông.
c. Bệnh nhân có thời gian aPTT > 2 lần chứng cũng
có nguy cơ cao chuyển dạng thành xuất huyết, vì
vậy để giảm nguy cơ này nếu dùng Heparin,
không nên tiêm bolus tĩnh mạch mà chỉ truyền
Heparin 15-18 UI/kg/giờ, đồng thời khống chế
aPTT gấp 1,5 lần so với chứng.
d. Heparin tiêm dưới da không có ích lợi gì (nghiên
cứu International Stroke Trial Project).
3. Aspirin (160-300 mg/ngày) dùng ngay trong giai
đoạn cấp đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc
phòng ngừa được tái phát đột quỵ và giảm tỷ lệ tử
vong.
4. Thuốc bảo vệ thần kinh: nhiều thuốc khác nhau
(như Lubeluzole...) nhằm vào vùng tế bào thần kinh
đang thiếu máu đã được thử nghiệm để làm giảm
hoặc khắc phục các hậu quả của đột quỵ với các cơ
chế như: ức chế thụ thể đáp ứng với các acid amine ở
vùng sau xináp, ức chế men glutamate release, hạn
chế các tác động của ion canxi và các gốc tự do, ức
chế hình thành nitric oxide. Tuy nhiên vẫn còn quá
sớm để nói về hiệu quả của các thuốc này.
137
C. Phòng tái phát TBMN
1. Phòng tái phát đột quỵ chính là kiểm soát và điều
trị tốt các yếu tố nguy cơ của TBMN như tăng huyết
áp, bệnh tim thực tổn, đái tháo đường, hút thuốc...
2. Cần điều trị triệt để các bệnh van tim (hẹp van hai
lá khít, sa van hai lá) hay viêm nội tâm mạc nhiễm
khuẩn bằng một số thủ thuật như nong van hai lá,
phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.
Đối với bệnh nhân rung nhĩ, sau khi đã điều trị
nguyên nhân, cần sốc điện hoặc dùng thuốc chống
loạn nhịp để chuyển nhịp về nhịp xoang. Nếu chuyển
nhịp thất bại, bệnh nhân phải uống thêm thuốc chống
đông duy trì ở ngưỡng có tác dụng (INR từ 2-3) để
phòng TBMN do huyết khối. Cũng cần uống thuốc
chống đông nếu bệnh nhân có bệnh cơ tim giãn nặng
(buồng thất trái giãn, chức năng co bóp kém: EF <
30%), rối loạn nặng chức năng thất trái, NMCT có
huyết khối bám thành, túi phình thất trái...
3. Đối với bệnh tăng huyết áp cần phải uống thuốc hạ
áp thường xuyên và theo dõi huyết áp định kỳ tại cơ
sở y tế. Phải xác định dùng thuốc hạ áp suốt đời kèm
với chế độ ăn giảm mặn kết hợp với các thuốc chống
ngưng tập tiểu cầu (như Aspirin 325 mg/ngày,
Ticlodipine 500mg/ngày hoặc Clopidogrel 75
mg/ngày). Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu đã
chứng tỏ được vai trò dự phòng không những TBMN
mà còn các biến cố tim mạch khác (Aspirin làm giảm
tới 25% các biến cố), vì thế nên dùng có hệ thống
cho các bệnh nhân TBMN trừ phi có chống chỉ định.
4. Đối với bệnh đái tháo đường cần phải thực hiện
nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu
đường đồng thời uống thuốc hoặc tiêm insulin để giữ
đường máu ở mức bình thường và theo dõi đường
máu định kỳ tại cơ sở chuyên khoa nội tiết.
138
5. Đối với người có nhiều yếu tố nguy cơ của TBMN
thì phải chú ý tới những triệu chứng báo trước như:
nhức đầu kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, cơn
thiếu máu não thoáng qua để có biện pháp phòng
bệnh kịp thời.
6. Những bệnh nhân có hẹp nhiều (>70%) động mạch
cảnh trong hoặc động mạch cảnh gốc thì nên chỉ
định phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh hoặc
can thiệp đặt giá đỡ qua chỗ hẹp để dự phòng TBMN
(giảm tỷ lệ tử vong do TBMN từ 26% xuống 9% sau
2 năm).
Tài liệu tham khảo
1. Broderick J, Brott T, Kothari R, et al. The greater
Cincinnati/Northern Kentucky stroke study: preliminary first-ever,
and total incidence rates of stroke among blacks. Stroke,
1998;29:415- 421.
2. Ameri A, Bousser MG. Cerebral venous thrombosis. Neurol Clin,
1992;10:87-111.
3. Barnett HJM, Stein BM, Mohr JP, Yatsu FM, eds. Stroke:
Pathophysiology, Diagnosis, and Management. 2nd ed. New York:
Churchill Livingstone, 1992.
4. Alberts MJ, Chaturvedi S, Graham G, et al. Acute stroke teams:
results of national survey. Stroke, 1998;29:2318 -2320.
5. McNamara RL, Lima JA, Whelton PK, Powe NR. Echocardiographic
identification of cardiovascular sources of emboli to guide
clinical management of stroke: a cost-effectiveness analysis. Ann
Intern Med, 1997;127:775-787.
6. Pulsinelli W. The ischemic penumbra: from benchtop to bedside.
Neurology, 1994;134:1- 6.
7. Wardlaw J, Warlow C, Counsell C. Systemic review of evidence on
thrombolytic therapy for acute ischemic stroke. Lancet, 1997;350:
607-614.
8. Adams HP, Brott TG, Furlan AJ, et al. Guidelines for thrombolytic
therapy for acute stroke: a supplement to the guidelines for the
management of patients with acute ischemic stroke. Stroke, 1996;
27:1711-1718.
9. Adams HP, Adams RJ, Brott T, et al. Guidelines for the Early
Management of Patients With Ischemic Stroke: A Scientific
Statement From the Stroke Council of the American Stroke
Association. Stroke, 2003;34:1056 -1083.
139
10. Latchaw RE, Yonas H, Hunter GJ, et al. Guidelines and
Recommendations for Perfusion Imaging Cerebral Ischemia: A
Scientific Statement for Healthcare Professionals by the Writing
Group on Perfusion Imaging, From the Council on Cardiovascular
Radiology the American Heart Association. Stroke, 2003;34:1084-
1104.
139
TÁCH THÀNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Tách thành động mạch chủ (ĐMC) là bệnh ít gặp (tỷ lệ
hiện mắc khoảng 5-30 ca/triệu người/năm), tần suất thay đổi phụ
thuộc vào từng quần thể với các yếu tố nguy cơ khác nhau. Triệu
chứng bệnh thường đa dạng, dễ nhầm với nhiều bệnh cảnh cấp
cứu khác, cần chú ý nghi ngờ mới có thể chẩn đoán và xử trí kịp
thời, tránh những biến chứng gây tử vong. Tỷ lệ nam/nữ là 2/1,
độ tuổi hay gặp nhất là từ 60 đến 70 tuổi. Tỷ lệ tử vong khoảng
1%/mỗi giờ trong 48 giờ đầu.
Vị trí tách thành ĐMC hay gặp là ĐMC lên (chỗ lồi, vùng
cao trên các xoang vành phải và xoang không vành khoảng 1-2
cm, chiếm khoảng 60-65%), ĐMC xuống - chỗ xuất phát (ngay
dưới chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái, 20%), quai
ĐMC (10%), còn lại ở ĐMC bụng do những vùng này phải căng
giãn nhiều nhất dưới áp lực cao trong kỳ tâm thu hoặc là điểm
nối (xung yếu) giữa những vùng cố định và di động của ĐMC.
I. Phân loại: Tách thành ĐMC có thể theo nhiều kiểu:
A. Phân loại kinh điển: theo hai kiểu DeBakey và
Stanford. Tách thành ĐMC hay gặp nhất ở đoạn ĐMC
lên sau đó là vùng lân cận với dây chằng động mạch.
1. Phân loại theo DeBakey có 3 týp:
a. Týp I: thương tổn cả ĐMC lên và ĐMC xuống.
b. Týp II: thương tổn chỉ ở ĐMC lên.
c. Týp III: thương tổn chỉ ở đoạn ĐMC xuống.
2. Phân loại theo Stanford gồm 2 kiểu:
a. Týp A: tổn thương đoạn ĐMC lên cho dù khởi
phát ở bất kỳ đoạn ĐMC nào.
b. Týp B: thương tổn ĐMC đoạn xa kể từ chỗ xuất
phát của nhánh động mạch dưới đòn trái.
Tuy nhiên có khi không thể phân định rõ týp chẳng
hạn nếu tách thành ĐMC chỉ ở quai ĐMC cạnh vùng
140
xuất phát động mạch dưới đòn trái gần với gốc ĐMC
mà không có kèm đoạn ĐMC lên. Vì thế, có thể chia
theo vị trí tách thành hai loại: tách thành ĐMC đoạn
gần (tính từ gốc ĐMC lên đến chỗ xuất phát của
động mạch dưới đòn trái) và đoạn xa (từ đó trở đi).
Hình 9-1. Phân loại tách thành ĐMC theo
DeBakey và Stanford.
3. Phân loại theo vị trí giải phẫu, tùy vào đoạn tổn
thương.
4. Phân loại theo thời gian bị bệnh:
a. Cấp tính: thời gian kể từ khi khởi phát ≤ 2 tuần.
b. Mạn tính: thời gian > 2 tuần, khoảng một phần ba
số bệnh nhân thuộc nhóm mạn tính.
Tỷ lệ tử vong tăng dần lên trong vòng 2 tuần lễ đầu
tiên, đạt cực đại vào khoảng 75-80%, tạo ra một
ngưỡng tự nhiên về diễn biến bệnh.
5. Phân loại của Svensson: mới đề xuất gần đây, nhờ
kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới, là:
a. Tách thành ĐMC kinh điển do nội mạc bị tách
ra chia ĐMC thành hai lòng giả và thật, có hoặc
không thông với nhau qua các vết rách nội mạc,
chênh lệch áp lực giữa hai vùng chỉ từ 15-25
mmHg nên lòng giả có khuynh hướng phồng lên
141
theo thời gian, tạo ra phình mạch, lóc rộng, thậm
chí vỡ ra.
Hình 9-2. Phân loại tách thành ĐMC theo Svensson.
b. Huyết khối hoặc chảy máu trong thành ĐMC
thường do đứt các mạch nuôi ĐMC gây xuất
huyết/huyết khối trong thành ĐMC, làm thành
ĐMC dày lên, tiến triển thành loại 1, vỡ ra hoặc
khỏi hẳn với 2 týp khác biệt theo căn nguyên:
hoại tử lớp giữa thành nang Erdheim-Gsell hoặc
tạo mảng xơ vữa - với loại này không thể chẩn
đoán được khi chụp mạch mà phải dùng các
phương pháp chẩn đoán khác.
c. Tách thành ĐMC khu trú gây phồng thành
ĐMC: không thể chẩn đoán trên lâm sàng, song
phát hiện được dưới hình ảnh khối phồng khi
chụp mạch hoặc chụp cắt lớp mạch máu.
d. Loét và nứt mảng xơ vữa ĐMC: thường gặp ở
ĐMC bụng tuy cũng thấy ở ĐMC ngực, các
mảng xơ vữa loét có thể tiến triển thành tách
thành ĐMC kinh điển hoặc vỡ bung mảng xơ
vữa, gây bệnh cảnh tắc mạch do cholesterol.
142
e. Tách thành ĐMC do chấn thương hoặc do thủ
thuật, can thiệp trong lòng mạch, có thể tiến
triển thành loại 1 hoặc 2, thậm chí vỡ ra.
6. Đường kính vòng van ĐMC ở người trưởng thành
bình thường là 2,6 ± 0,3 cm ở nam, 2,3 ± 0,2 cm ở
nữ; đối với ĐMC lên tương ứng ở hai giới là 2,9 ±
0,3 và 2,6 ± 0,3 cm. Đường kính ĐMC lên bình
thường tối đa là 2,1 cm/m2 da, lớn hơn là giãn và nếu
> 4 cm được coi là túi phình. Đối với ĐMC xuống,
giá trị bình thường là 1,6 cm/m2, nếu > 3 cm được
coi là phình dạng túi. Độ dày thành ĐMC bình
thường là < 4mm. Đường kính lòng ĐMC sẽ tăng
dần theo tuổi khoảng 1-2 mm/10 năm, mức độ tăng
càng lớn khi đường kính lòng mạch càng tăng.
II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Giãn ĐMC hoặc tăng huyết áp gây rạn nứt nội mạc
lòng mạch, sau đó máu sẽ thấm vào qua vết nứt. Dưới tác
dụng của áp lực tuần hoàn theo nhịp đập, dòng máu thấm
vào sẽ tách rời các lớp của thành ĐMC. Một số ít các trường
hợp còn lại có liên quan với các yếu tố làm yếu thành mạch,
dễ gây nên tách thành ĐMC: như hội chứng Marfan (biến dị
nhiễm sắc thể làm thay đổi tổng hợp polypeptide). Các yếu
tố nguy cơ hay gặp của tách thành ĐMC bao gồm:
1. Tăng áp lực lên thành ĐMC:
a. Tăng huyết áp.
b. Giãn ĐMC.
c. Van ĐMC một hoặc hai lá.
d. Hẹp eo ĐMC.
e. Thiểu sản quai ĐMC.
f. Do thủ thuật, phẫu thuật với ĐMC: dụng cụ
thông tim, bóng ĐMC, vị trí phẫu thuật tim (đặt
canuyn, kẹp động mạch chủ, nối mảnh ghép...).
2. Giảm sức chịu tải của ĐMC:
143
a. Tuổi già.
b. Thoái hoá lớp giữa: hội chứng Marfan, hội chứng
Ehlers-Danlos.
c. Hội chứng Noonan, hội chứng Turner, viêm động
mạch tế bào khổng lồ.
d. Thai nghén.
Trong số các yếu tố nói trên thì tuổi và tăng huyết áp
không kiểm soát tốt là hai yếu tố nguy cơ thường gặp nhất.
Thai nghén làm tăng nguy cơ của phình tách ĐMC: 50%
biến cố xảy ra ở tuổi < 40, trong ba tháng cuối hoặc giai
đoạn sau đẻ. Nguy cơ càng cao ở phụ nữ có hội chứng
Marfan và giãn gốc ĐMC từ trước.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất (95%), vị
trí thường ở giữa ngực phía trước (61%) hoặc sau
(36%), phụ thuộc vào vị trí ĐMC bị phình tách (tách
thành ĐMC lên thường gây đau ngực phía trước, tách
thành ĐMC xuống thường gây đau ngực phía sau,
đau lưng, đau bụng. Cảm giác đau có thể đau chói,
dữ dội, như dao đâm (51%), nhưng nổi bật là sự xuất
hiện đau đột ngột nhanh chóng đạt mức tối đa (85%).
Cảm giác đau khi tách ĐMC ít khi lan lên cổ, vai,
xuống hai cánh tay như đau thắt ngực điển hình của
hội chứng mạch vành cấp. Hướng lan của cơn đau
xuống lưng, bụng, bẹn và đùi là chỉ điểm cho quá
trình tách thành ĐMC lan đi xa. Không ít bệnh nhân
hoàn toàn không đau. Một số khác có khoảng thời
gian hoàn toàn không đau rồi đau trở lại. Đây là dấu
hiệu báo động cho nguy cơ vỡ của phình tách ĐMC.
2. Một số biểu hiện hiếm gặp khác bao gồm suy tim ứ
huyết (do HoC nặng khi phình tách đoạn ĐMC lên),
ngất (4-5% trường hợp do vỡ vào khoang màng tim,
144
ép tim), tai biến mạch não, liệt hai chi dưới, ngừng
tim...
B. Triệu chứng thực thể
1. Huyết áp cao: đa số là nguyên nhân, phần còn lại là
hậu quả của tách thành ĐMC đoạn xa do phình tách
lan đến động mạch thận gây thiếu máu thận. 25%
trường hợp tụt HA tâm thu động mạch < 100 mmHg.
Nguyên nhân tụt áp và sốc tim trong tách thành
ĐMC do hở van ĐMC nặng cấp tính, vỡ khối phồng,
ép tim, hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất trái.
Khối phình vỡ hoặc nứt vào khoang màng tim có thể
nhanh chóng dẫn đến tràn máu và gây ép tim cấp, rồi
tử vong. Cần chú ý đến dấu hiệu "giả tụt huyết áp"
do động mạch dưới đòn bị chèn ép.
2. Hở van ĐMC: 18-50% các trường hợp tách ĐMC
đoạn gần có hở van ĐMC từ nhẹ đến nặng, có thể
nghe thấy tiếng thổi tâm trương của hở van ĐMC
trong số 25% số bệnh nhân. Hở van ĐMC nặng, cấp
tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai
(sau vỡ phình ĐMC), thường biểu hiện lâm sàng
trong tình trạng truỵ tim mạch cấp tính và sốc tim.
Cơ chế gây hở van ĐMC bao gồm giãn vòng van,
giãn gốc ĐMC, rách vòng van hoặc lá van, đóng
không kín lá van ĐMC (do lòng giả trong ĐMC đè
không cân, mất độ nâng của lá van hoặc chính mảnh
nứt nội mạc cản trở sự đóng kín van ĐMC. Rối loạn
vận động thành tim gặp trong 10-15% chủ yếu do
giảm tưới máu mạch vành vì: lòng giả phát triển đè
vào mạch vành, tách thành ĐMC tiến triển vào
ĐMV, tụt huyết áp. ĐMV bên phải thường bị ảnh
hưởng nhiều hơn so với bên trái, dù hiếm khi xảy ra
đồng thời tách thành ĐMC và nhồi máu cơ tim (1-
2%). Cơ tim thiếu máu dẫn tới rối loạn chức năng
tâm thu thất trái là yếu tố góp phần gây tụt huyết áp
và sốc tim ở bệnh nhân tách thành ĐMC.
145
3. Có chênh lệch về độ nảy của mạch hoặc huyết áp
động mạch giữa hai tay hoặc mất mạch đột ngột.
Mạch hai tay khác nhau là dấu hiệu thực thể đặc hiệu
nhất của tách thành ĐMC, gặp trong 38% các trường
hợp. Chênh lệch mạch và huyết áp giữa hai tay là do
một hay cả hai động mạch dưới đòn bị chèn ép một
phần, hoặc có mảnh nứt di động trong lòng mạch nên
có thể nghe thấy tiếng thổi dọc theo các động mạch
lớn như động mạch cảnh, dưới đòn hoặc động mạch
đùi. Biểu hiện thiếu máu ngoại vi, nhất là chi dưới có
thể gặp trong 15 đến 20% số bệnh nhân phình tách
ĐMC. Biểu hiện mạch đúp (hiếm gặp) do chênh lệch
về tốc độ dòng chảy giữa lòng giả và thật trong
trường hợp lòng giả tiến triển vào giữa lòng thật.
Khám vùng cổ có thể thấy các biểu hiện như giãn
mạch cổ một bên do đè ép của lòng giả quanh ĐMC,
hoặc giãn tĩnh mạch cả hai bên do tĩnh mạch chủ trên
bị chèn ép hoặc tràn dịch màng tim, ép tim.
4. Triệu chứng thần kinh gặp trong số 18-30% các
trường hợp:
a. Nhũn não/đột quỵ là triệu chứng thường gặp nhất
ở tách thành ĐMC, chiếm 5-10% số bệnh nhân.
Đa số bệnh nhân tách thành ĐMC biểu hiện đột
quỵ có tiền sử đau ngực. Ngoài đột quỵ, thay đổi
tưới máu não có thể gây thiếu máu não thoáng
qua với các biểu hiện đa dạng từ rối loạn ý thức
đến ngất (12% số bệnh nhân).
b. Thiếu máu tuỷ sống và bệnh thần kinh ngoại vi
do thiếu máu hay gặp nhất nếu tách thành ĐMC
đoạn xa (tới 10%) do hậu quả đè ép vào các động
mạch gian sườn, nhánh động mạch
Adamkiewicz, hoặc các động mạch nuôi rễ tuỷ
sống. Vùng tưới máu cho tuỷ sống giáp ranh giữa
nhánh động mạch Adamkiewicz và các nhánh
nuôi rễ tuỷ sống rất dễ bị tổn thương do thiếu
146
máu khi tách thành ĐMC. Thiếu máu tuỷ biểu
hiện rất đa dạng như hội chứng viêm tuỷ cắt
ngang, bệnh lý tuỷ sống tiến triển, nhồi máu tuỷ
sống, hội chứng sừng trước tuỷ sống, liệt hai chi
hoặc liệt tứ chi. Bệnh thần kinh ngoại vi trong
tách thành ĐMC (do thiếu máu của nơ-ron hoặc
lòng giả đè ép trực tiếp vào dây thần kinh) hiếm
gặp song biểu hiện rất đa dạng, không cố định
như: liệt hai chi dưới, khàn tiếng, bệnh lý đám rối
thắt lưng cùng và hội chứng Horner. Phần lớn
triệu chứng thần kinh liên quan ở bệnh nhân tách
thành ĐMC là đau. Tuy nhiên triệu chứng đột
quỵ, ngất hoặc khàn tiếng cũng có thể là những
triệu chứng đầu tiên.
5. Các biểu hiện khác:
a. Tràn dịch khoang màng phổi trái do khối phình
vỡ vào khoang màng phổi.
b. Phù phổi một bên hoặc ho ra máu do tách thành
ĐMC lan vào động mạch phổi.
c. Xuất huyết tiêu hoá cấp tính do loét thực quản
hoặc tá tràng.
d. Đau bụng cấp do phồng mạch lan vào động mạch
mạc treo tràng.
e. Khó nuốt do khối phồng ĐMC đè vào thực quản.
6. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng có thể xác định tới
96% trường hợp tách thành ĐMC (theo von
Kodolistch) dựa trên các triệu chứng:
a. Đau ngực khởi phát đột ngột, hoặc cảm giác đau
ngực chói dữ dội hoặc cả hai.
b. Chênh lệch mạch, huyết áp hoặc cả hai.
c. Trung thất hoặc ĐMC giãn rộng hoặc cả hai.
Nếu chỉ có triệu chứng số 2 đơn thuần hoặc ít
nhất 2 trong 3 triệu chứng thì tỷ lệ đúng là 83%. Nếu
chỉ có triệu chứng 1 hoặc 3 đơn thuần thì tỷ lệ đúng
147
lần lượt là 31 và 39%. Chẩn đoán loại trừ 93% các
trường hợp nếu không có triệu chứng nào.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Xquang ngực mặc dù có độ đặc hiệu thấp, song vẫn
có giá trị chẩn đoán ban đầu nếu phối hợp với triệu
chứng cơ năng và thực thể. Dấu hiệu kinh điển gợi ý
tách thành ĐMC là bóng trung thất giãn rộng (50%
các trường hợp). Bóng trung thất to về bên trái là
chính nếu tách thành ĐMC ngực, to về bên phải nếu
tách thành ĐMC lên. Các dấu hiệu khác là những
thay đổi về hình dạng của ĐMC như: bướu khư trú ở
quai ĐMC, giãn rộng cung ĐMC đoạn xa ngay sau
chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái, dày
thành ĐMC (tăng độ dày của bóng ĐMC phía ngoài
điểm vôi hoá nội mạc), di lệch điểm vôi hoá ở cung
ĐMC (hơn 1cm), hình ảnh ĐMC hai lòng, khác biệt
về kích thước giữa các phần ĐMC lên và xuống,
thường có tràn dịch màng phổi trái, suy tim ứ huyết...
Tuy vậy, những dấu hiệu này chỉ có tính chất gợi ý
chứ không có giá trị chẩn đoán xác định.
2. Điện tâm đồ: không đặc hiệu, hay gặp nhất là dày
thất trái, các dấu hiệu khác bao gồm ST chênh
xuống, thay đổi sóng T hoặc ST chênh lên. Dấu hiệu
thiếu máu cơ tim có thể gặp nếu kèm tổn thương
động mạch vành, do vậy cần nghĩ đến khả năng này
nếu hội chứng vành cấp có kiểu đau dữ dội bất
thường. Các dấu hiệu của viêm màng tim và bloc dẫn
truyền nhĩ thất cũng có thể gặp trên điện tim đồ.
3. Tách thành ĐMC có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong
nếu bỏ sót chẩn đoán và không điều trị. Do đó lựa
chọn phương tiện chẩn đoán nào phụ thuộc chủ yếu
vào khả năng thiết bị ở từng cơ sở: thông thường là
chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ hạt
nhân (MRI), siêu âm qua thực quản (SÂTQ) và chụp
mạch bằng thuốc cản quang. Các phương pháp này
148
đều chứng tỏ độ chính xác, độ nhậy và đặc hiệu cao
trong chẩn đoán. Barbant và cộng sự thấy ở những
nhóm bệnh nhân nguy cơ cao (tỷ lệ hiện mắc > 50%),
giá trị dự báo dương tính (khả năng phát hiện bệnh) >
85% cho cả 4 phương tiện chẩn đoán hình ảnh (CT,
MRI, SÂTQ, chụp mạch). Tuy nhiên đối với nhóm
có nguy cơ trung bình (tỷ lệ hiện mắc khoảng 10%),
giá trị dự báo dương tính của CT, MRI và SÂTQ >
90% so với chụp mạch bằng thuốc cản quang chỉ còn
65%. Nếu tỷ lệ hiện mắc chỉ còn 1% (nhóm nguy cơ
thấp) thì giá trị dự báo dương tính đều < 50% với
CT, SÂTQ, hoặc chụp mạch, chỉ trừ MRI vẫn đạt
gần 100%. Ngược lại dù thế nào, giá trị dự báo âm
tính và độ chính xác (khả năng loại trừ bệnh) vẫn đạt
trên 85% trong cả 4 biện pháp chẩn đoán hình ảnh.
4. Chụp cắt lớp vi tính (CT) là biện pháp được dùng
nhiều do ít xâm lấn và cho phép chẩn đoán nhanh
chóng khi cấp cứu, phát hiện được huyết khối trong
lòng giả và xác định tràn dịch màng tim. Độ nhậy đạt
83-94%, độ đặc hiệu là 87-100% đối với chẩn đoán
tách thành ĐMC, trừ những trường hợp ở ĐMC lên,
độ nhậy giảm còn < 80%. Nhược điểm chính của
chụp CT, ngoài việc phải dùng thuốc cản quang, là
khó xác định được nguyên uỷ của vết rách nội mạc,
khó khảo sát các nhánh bên của ĐMC bị tổn thương
và không thể đánh giá mức độ hở van ĐMC. Các kỹ
thuật mới như chụp CT xoắn ốc hoặc chụp siêu
nhanh làm tăng độ nhậy của phương pháp này. So
với chụp CT cổ điển, chụp CT xoắn ốc có ưu thế hơn
do chụp kiểu xoắn ốc cho phép ghi được nhiều hình
ảnh hơn lúc mức độ cản quang đạt cực đại, phát hiện
và đánh giá tốt hơn các biến đổi theo nhịp thở của
bệnh nhân trên trục dài. Hơn nữa, hình ảnh dựng lại
2D và 3D cho phép nhìn rõ đường đi của mảng nứt
so với xuất phát điểm của động mạch dưới đòn, một
điểm đặc biệt quan trọng đối với tách thành ĐMC
149
đoạn xa để loại trừ tách thành ĐMC ngược dòng vào
quai ĐMC (chiếm 27% các trường hợp tách thành
ĐMC xuống, vốn có tỷ lệ tử vong cao tới 43%).
Chụp CT xoắn ốc cũng nhanh hơn, dễ thao tác hơn
và chất lượng hình ảnh ít phụ thuộc vào người làm,
đồng thời, do mặt cắt được xác định chính xác nên
việc so sánh giữa các kết quả với nhau chính xác hơn
(dễ theo dõi).
5. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có độ nhậy và độ đặc
hiệu rất cao từ 95-100%. MRI có thể xác định chắc
chắn tách thành ĐMC, mức độ lan rộng, xác định
chính xác vị trí nứt đầu tiên, xác định các nhánh động
mạch bên có liên quan, đồng thời có thể đánh giá
những tổn thương có liên quan của động mạch thận.
Cho dù có một số hạn chế, song MRI đã trở thành
phương pháp chuẩn để chẩn đoán tách thành ĐMC.
a. Chế độ chụp spin echo theo điện tâm đồ cho phép
xác định dòng chảy chậm trong lòng giả. Chế độ
chụp cine và gradient recall echo cũng cung cấp
những dữ kiện về dòng chảy trong lòng động
mạch giả và thật, mức độ hở van ĐMC. Chế độ
tăng cường hình ảnh cho phép chẩn đoán rõ hơn
khi kết quả của các chế độ chụp trên không thể
kết luận về huyết khối hoặc dòng chảy có hay
không. Những kỹ thuật chụp mới như fastgradient
echo, K-space acquistion cho phép giảm
thời gian xét nghiệm hơn nữa mà không giảm độ
chính xác. So sánh MRI, CT và SÂTQ cho thấy
độ nhậy và độ đặc hiệu của MRI cao hơn ở nhóm
có bệnh van ĐMC. Hơn nữa, MRI cho phép dựng
lại hình ảnh 3 chiều ở bất kỳ góc độ nào.
b. Hạn chế của MRI ở chỗ: không phải có sẵn ở mọi
bệnh viện, thời gian thao tác lâu hơn, có chống
chỉ định ở một số nhóm bệnh nhân, khó theo dõi
các dấu hiệu sinh tồn nhất là ở những trường hợp
150
huyết động không ổn định, Hơn nữa MRI không
an toàn cho những bệnh nhân đặt máy tạo nhịp
tim, kẹp mạch máu hoặc các thiết bị cấy của nhãn
khoa, của mũi họng...
6. Siêu âm tim:
a. Siêu âm tim qua thành ngực chỉ có độ nhậy 35-
80% và độ đặc hiệu 39-96%, phụ thuộc vào vùng
ĐMC (độ nhậy đạt 78-100% ở đoạn ĐMC lên
nhưng giảm hẳn còn 31-55% ở ĐMC xuống).
Siêu âm qua thành ngực có thể quan sát thấy hình
ảnh mảng nứt nội mạc di động, các vết nứt và
lòng giả của ĐMC lên hay quai ĐMC, tăng
đường kính gốc ĐMC, giãn quai ĐMC, tăng độ
dày thành ĐMC... Tuy nhiên khả năng của siêu
âm giảm đi rất nhiều trong trường hợp khoang
gian sườn hẹp, béo phì, giãn phế nang hoặc bệnh
nhân phải thở máy. Siêu âm tim qua thành ngực
không phải là phương tiện để chẩn đoán tốt tách
thành ĐMC, dù là tách thành đoạn ĐMC lên.
b. Siêu âm qua thực quản (SÂTQ) ngày nay
tương đối phổ biến, an toàn, có thể thực hiện
nhanh chóng và dễ dàng tại giường kể cả ở bệnh
nhân huyết động không ổn định, với độ chính xác
cao (độ nhậy lên tới 98%, độ đặc hiệu từ 63-
96%). Hơn nữa, phương tiện này còn cho phép
khảo sát vị trí nứt nội mạc đầu tiên, huyết khối
trong lòng giả, thay đổi về dòng chảy, tổn thương
động mạch vành hoặc quai ĐMC phối hợp, mức
độ lan rộng, dịch màng tim, mức độ hở van
ĐMC... Triệu chứng quan trọng nhất để chẩn
đoán tách thành ĐMC có thể quan sát thấy qua
SÂTQ là dải nội mạch bị tách trong lòng ĐMC,
chia lòng mạch thành lòng giả và lòng thật. Hơn
nữa, có thể quan sát thấy phổ dòng chảy Doppler
mầu khác hẳn nhau giữa hai lòng mạch. Trường
hợp lòng giả đã vôi hoá lâu, sẽ thấy dấu hiệu di
chuyển vết vôi hoá nội mạc vào giữa và thành
mạch dày lên. Chẩn đoán xác định sẽ dễ dàng
151
hơn nếu có kèm theo các dấu hiệu của vết nứt
nội mạc đầu vào, phổ Doppler màu trong lòng
giả, hoặc có kèm giãn gốc ĐMC. Nhược điểm
chính của SÂTQ là phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm của người làm siêu âm, không đánh giá
được ĐMC đoạn xa dưới động mạch thân tạng,
không thể làm được nếu có giãn tĩnh mạch hoặc
chít hẹp thực quản, có thể bỏ sót (ở vùng ĐMC
lên đoạn xa hoặc quai ĐMC đoạn gần do khí
trong khí quản hoặc nhánh phế quản gốc trái,
nằm giữa ĐMC và thực quản làm giảm hoặc mất
tín hiệu siêu âm) thậm chí chẩn đoán sai (nhầm
với vệt mỡ trung thất, mảng xơ vữa vôi hoá, âm
dội của siêu âm ...).
7. Chụp động mạch chủ bằng thuốc cản quang có độ
nhậy từ 86-88% và độ đặc hiệu từ 75-94% để chẩn
đoán tách thành ĐMC ngực, với các biểu hiện: hình
ảnh cột thuốc cản quang bị tách rời hoặc xoắn vặn,
dòng chảy lờ đờ hoặc không, không ngấm hết thuốc
cản quang ở các mạch máu chính, hở van ĐMC...
Chụp động mạch chủ có độ nhậy thấp, có thể bỏ sót
nếu huyết khối lấp kín lòng giả, huyết khối trong
thành ĐMC... Tuy từng được coi là phương tiện hàng
đầu để chẩn đoán, nhất là cho phép đánh giá được
thương tổn động mạch vành kèm theo nếu có, song
ngày nay chụp ĐMC bằng thuốc cản quang ít được
dùng do kéo dài hoặc trì hoãn khoảng thời gian quý
báu để phẫu thuật kịp thời. Hình ảnh giải phẫu động
mạch vành chỉ đóng vai trò quan trọng đối với quyết
định mổ khi có tắc lỗ vào động mạch vành do mảnh
nội mạc hoặc bệnh nhân có bệnh động mạch vành
mạn tính. Chụp động mạch vành trong giai đoạn cấp
chỉ nên ưu tiên cho bệnh nhân biết chắc chắn hoặc
gần chắc chắn bệnh động mạch vành.
8. Định lượng men trong huyết thanh: có hiện tượng
giải phóng đặc hiệu các myosin chuỗi nặng (Mhc) của
152
tế bào cơ trơn vào huyết tương khi có tách thành
ĐMC (nồng độ Mhc trong huyết tương bình thường
trong khoảng 0.9 ± 0.4μg/l, ngưỡng chẩn đoán tách
thành ĐMC là ≥ 2.5μg/l. Xét nghiệm định lượng Mhc
(mất 30 phút) trong vòng 3h sau khi khởi phát có độ
nhậy 91%, độ đặc hiệu 98% ở người bình thường, độ
nhậy đạt 83% ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, độ chính
xác chung đạt khoảng 96%. Tuy nhiên độ nhậy giảm
theo thời gian: còn 72% trong vòng 3 giờ tiếp theo và
chỉ là 30% sau 6 giờ, dù vậy với mức Mhc >10μg/l thì
độ đặc hiệu là 100%. Tuy chưa được ứng dụng rộng
rãi song phương pháp này có thể xác định những
trường hợp nghi tách thành ĐMC trong vòng 6 giờ
đầu (lý tưởng là 3 giờ) sau khởi phát, hoặc giúp lựa
chọn các biện pháp chẩn đoán đặc hiệu khác.
9. Để hoạch định chính xác chiến lược can thiệp, cần
đánh giá các thương tổn như: (1) đoạn ĐMC bị tách;
(2) vị trí vết rách nội mạc đầu tiên; (3) hở van ĐMC;
(4) thương tổn động mạch vành; (5) thương tổn vùng
quai ĐMC hoặc động mạch thận; (6) xuất hiện máu
trong khoang màng tim, màng phổi hay trung thất.
Cần phân biệt thêm:
a. Giữa tách thành ĐMC và bệnh thoái hoá
ĐMC: mảng xơ vữa ĐMC thường nhìn thấy rõ
hơn, bề mặt xù xì hơn nếu so với mảng rách nội
mạc ĐMC thường nhẵn hơn. Chỉ gặp huyết khối
bám thành ĐMC khi có tách thành ĐMC. Tuy
nhiên, mảng xơ vữa ĐMC khi vỡ cũng có thể sẽ
dần đến loét và tách thành ĐMC.
b. Lòng mạch thật và giả: dòng máu trong lòng
mạch giả thường có nhiều âm cuộn, chảy chậm
lại, thậm chí chảy ngược chiều so với hướng tống
máu trong lòng mạch thật thời kỳ tâm thu. Tuy
nhiên, khả năng nhìn thấy rõ dòng màu trong
lòng mạch giả phụ thuộc vào mức độ thông
thương giữa hai lòng mạch: nếu không thông, sẽ
153
không thấy được tín hiệu dòng màu. Một điểm
quan trọng khác là hình thành huyết khối chỉ thấy
trong lòng mạch giả.
c. Vị trí của vết rách nội mạc đầu tiên: các vết
rách, nứt nội mạc đầu, cuối cũng như nhiều vết
rách nứt ở đoạn giữa có thể thấy trực tiếp trên
MRI hoặc siêu âm qua thực quản. Dòng chảy qua
các vết rách nội mạc thường theo hai chiều, với
nhiều loại phổ đa dạng trong kỳ tâm trương.
Chênh áp qua vết rách đầu tiên hiếm khi cao do
áp lực trong lòng giả cũng ngang trong lòng thật.
d. Tách thành ĐMC không thông giữa hai lòng thật
và giả chỉ chiếm khoảng 10%, thường dễ hình
thành huyết khối trong lòng giả hơn (cần phân
biệt với huyết khối trong thành ĐMC). Loại tách
thành ĐMC còn thông thương thấy rõ dòng máu
và có thể thấy cả vết rách đầu và cuối trên vùng
tách nội mạc.
Như vậy có thể thấy rằng: mỗi một trong số các
biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tim qua thực
quản, chụp CT, MRI và chụp động mạch chủ cản quang
đều có những ưu hay nhược điểm nhất định. Lựa chọn
biện pháp chẩn đoán sẽ phụ thuộc vào khả năng nguồn
lực sẵn có tại chỗ hơn là chỉ dựa thuần tuý theo lý thuyết.
Đối với phình tách ĐMC týp A thì mục đích chính là đưa
bệnh nhân đi mổ càng sớm càng tốt.
Bảng 9-1. Khả năng chẩn đoán tách thành ĐMC.
Khả năng chẩn đoán Chụp
ĐMC
Chụp
CT
Chụp
MRI
Siêu
âm TQ
Vị trí rách đầu tiên ++ + +++ ++
Lòng giả/ lòng thật +++ ++ +++ +
Thương tổn nhánh bên +++ - ++ +
Tràn dịch màng tim - ++ +++ +++
Thương tổn ĐMV +++ - - ++
Hở van ĐMC kèm theo +++ - + +++
Độ nhậy chung (%) 88 83-94 98 98-99
Độ đặc hiệu chung (%) 95 87-100 98 77-97
154
Siêu âm tim qua thực quản và chụp CT có thể thực
hiện nhanh nhất đối với những tình huống cấp cứu, trong
đó siêu âm được ưa chuộng hơn do khả năng linh hoạt,
nhanh chóng, độ nhậy cao, tương đối an toàn và cho
nhiều thông tin. Dù sao nếu tại chỗ không có siêu âm qua
thực quản, chụp cắt lớp (CT) sẽ là biện pháp tối ưu.
Chụp MRI sẽ cho nhiều thông tin chi tiết nhất, độ
nhậy và độ đặc hiệu cao nhất song trong bối cảnh cấp
cứu cần nhanh chóng và thuận tiện thì MRI không phù
hợp. MRI phù hợp nhất để đánh giá hàng loạt tiến triển
của tách thành ĐMC mạn, dù đã được phẫu thuật hay chỉ
điều trị nội khoa.
Chụp động mạch chủ chỉ được chỉ định cho những
bệnh nhân không thể chẩn đoán xác định bằng phương
tiện khác hoặc bắt buộc phải xác định giải phẫu hay
thương tổn của động mạch vành phục vụ cho phẫu thuật.
V. Tiến triển tự nhiên
Tác động của dòng máu làm khoét sâu dần vào lớp nội
mạc với các mức độ khác nhau hoặc tạo thành lòng mạch
giả, hoặc thậm chí vỡ ra ngoài gây tử vong. Tách thành đoạn
ĐMC lên thường nằm ở vị trí bên phải, phía sau và trên so
với lỗ động mạch vành phải. Khi lan rộng về phía quai
ĐMC, vết tách thường ở phía sau. Tách thành ĐMC xuống
lại hay gặp ở phía sau và bên trái nên hay làm tổn thương
động mạch thận trái và động mạch chậu hoặc đùi trái. 21%
bệnh nhân tách thành ĐMC sẽ tử vong trước khi vào viện, tỷ
lệ tử vong ở nhóm tách thành ĐMC lên không được điều trị
khoảng 1-3% mỗi giờ và đạt khoảng 25% trong vòng 24 giờ
đầu kể từ khi khởi phát, 70% sau tuần đầu và 80% sau tuần
thứ hai. < 10% bệnh nhân tách thành ĐMC đoạn gần sống
sau 1 năm, phần lớn chết trong vòng 3 tháng đầu do hở van
ĐMC cấp, tắc các nhánh động mạch chính, vỡ phình ĐMC.
90% trường hợp tách thành ĐMC đoạn gần có nguy cơ vỡ
khối phình, 75% sẽ vỡ vào khoang màng tim, màng phổi trái
hoặc trung thất.
155
Các dạng bệnh liên quan đến tách thành ĐMC:
1. Xuất huyết và huyết khối trong thành ĐMC:
a. Tiến triển của huyết khối trong thành ĐMC cũng
giống tách thành ĐMC kinh điển, phụ thuộc vào
vị trí huyết khối. Huyết khối thành ĐMC nằm
giữa lớp ngoài và lớp trong của thành ĐMC, khác
với tách thành ĐMC ở chỗ không có lưu thông
với lòng thật của ĐMC cho dù có thể nứt mảng
nội mạc và phát triển thực sự thành tách ĐMC,
hoặc gây thủng ra ngoài hoặc tạo túi phình ĐMC.
b. Dễ dàng chẩn đoán xác định bằng siêu âm qua
thực quản và chụp MRI. Xuất huyết trong thành
ĐMC làm tách thành ĐMC thành nhiều lớp, tăng
độ dày của thành ĐMC (>5mm), tăng khoảng
cách giữa lòng ĐMC và thực quản.
c. Biểu hiện của huyết khối thành ĐMC trên siêu
âm gồm: dầy lên khu trú thành một vùng ĐMC;
có khoảng trống siêu âm trong thành ĐMC;
không thấy vết tách nội mạc song vẫn có tín hiệu
dòng chảy Doppler; đẩy lệch vào giữa các vết vôi
hoá ở nội mạc.
d. MRI còn xác định hàng loạt các thay đổi bệnh lý
trong khối máu tụ, nhờ đó đánh giá được mức độ
thoái triển hay tiến triển của huyết khối. MRI
cũng đánh giá được thời gian tạo thành huyết
khối dựa vào sự hình thành methemoglobin. Các
tín hiệu mạnh trên các mặt cắt T1 và T2 do
methemoglobin cho thấy tiến triển bán cấp của
khối máu tụ, ngược lại chảy máu mới sẽ có các
tín hiệu rất đa dạng về cường độ trong các vùng
khác nhau của khối máu tụ.
2. Mảng xơ vữa loét ở ĐMC:
a. Thường gặp nhất ở ĐMC xuống, là mảng xơ vữa
có loét tiển triển, khoét dần vào lớp xơ chun, lớp
giữa, cuối cùng hình thành nên giãn và túi phình
156
thật/giả ĐMC, hình thành huyết khối tại chỗ hoặc
vỡ bung ra... song ít khi gây thủng hay thực sự
tách thành ĐMC (có thể do tác dụng bảo vệ của
lớp xơ hoá thành ĐMC dày sau khi bị xơ vữa).
Biến chứng thuyên tắc mạch do mảng xơ vữa loét
khá hiếm. Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý này là
tuổi cao hoặc tăng huyết áp không kiểm soát
được. Biểu hiện lâm sàng cũng giống như các
dạng tách thành ĐMC khác: khởi phát đau ngực
hoặc đau lưng đột ngột.
b. Chụp CT đánh giá chính xác hình ảnh loét tiến
triển của mảng xơ vữa ĐMC, tuy nhiên phải dùng
thuốc cản quang để tráng đầy trong lòng ĐMC và
vết loét. So với chụp CT có thuốc cản quang,
MRI có độ chính xác cao hơn, đặc biệt có giá trị
khi chống chỉ định tiêm thuốc cản quang. Mặc dù
siêu âm thực quản cũng có giá trị nhất định song
rất dễ dàng bỏ sót những mảng xơ vữa loét ở
đoạn xa của ĐMC lên và đoạn đầu của quai
ĐMC.
3. Tiên lượng:
a. Tỷ lệ tử vong chung tại viện xấp xỉ 30% nếu tách
thành ĐMC đoạn gần, 10% với tách thành ĐMC
đoạn xa. Tỷ lệ này không hề giảm trong 3 thập kỷ
vừa qua dù đã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị. Những yếu tố dự báo tử vong tại
viện bao gồm: tách thành ĐMC đoạn gần, tuổi >
65, cơn đau có tính chất di chuyển, có sốc, có
chênh lệch mạch giữa các chi, có dấu hiệu thần
kinh khu trú.
b. Tỷ lệ sống của những bệnh nhân tách thành ĐMC
đoạn gần được phẫu thuật và ra viện tốt là 65-
80% sau 5 năm và 40-50% sau 10 năm. Tiên
lượng của bệnh nhân tách thành ĐMC đoạn xa rất
đa dạng phụ thuộc vào từng nhóm bệnh nhân.
157
Tuy nhiên, tiên lượng xa tồi hơn ở bệnh nhân có
tách lan rộng ngược dòng về phía quai ĐMC
hoặc ĐMC lên và ở bệnh nhân không có huyết
khối trong lòng giả ĐMC. Nguyên nhân chính
gây tử vong khi theo dõi lâu dài bệnh nhân tách
thành ĐMC là vỡ khối phình do tách thành thứ
phát hoặc do tạo thành túi phình ĐMC rồi vỡ.
VI. Điều trị
A. Lựa chọn phương thức điều trị
1. Tử vong khi tách thành ĐMC không phải do vết nứt
nội mạc đầu tiên mà chủ yếu do tiến triển của phình
tách gây chèn ép các mạch máu quan trọng hoặc vỡ.
a. Tách thành ĐMC đoạn gần (týp A) bắt buộc phải
điều trị ngoại khoa càng sớm càng tốt để giảm
nguy cơ biến chứng (hở van ĐMC cấp, suy tim ứ
huyết, ép tim, triệu chứng thần kinh) đồng thời để
giảm nguy cơ tử vong (1%/giờ).
b. Điều trị tách thành ĐMC đoạn xa (týp B) hiện
còn nhiều điểm chưa thống nhất song nên khởi
đầu bằng điều trị thuốc. Phẫu thuật thường chỉ
định cho những bệnh nhân có biến chứng hoặc
điều trị nội khoa thất bại. Về lâu dài, cần nghiên
cứu thêm để xác định nhóm bệnh nhân nào thực
sự có lợi nếu mổ.
c. Tỷ lệ tử vong sau 5 năm ra viện ở bệnh nhân
được điều trị hợp lý là 75-82%.
2. Một số bệnh cảnh cần lưu ý:
a. Tách thành ĐMC có tụt huyết áp: nguyên nhân
hàng đầu là vỡ thành ĐMC hoặc ép tim. Cần lập
tức bù máu, dịch và chuyển mổ ngay. Nếu phải
chọc dịch màng tim để nâng huyết áp trước khi
chuyển đến phòng mổ thì cũng không nên lấy
nhiều mà chỉ lấy lượng dịch màng tim đủ để
huyết áp ở mức chấp nhận được. Nếu phải dùng
158
thuốc vận mạch để nâng huyết áp thì nên dùng
Norepinephrine hoặc Phenylephrine (không ảnh
hưởng đến dP/dt) mà nên tránh dùng Epinephrine
hoặc Dopamine.
b. Tách thành ĐMC có nhồi máu cơ tim cấp: chống
chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết. Chụp ĐMC
trong giai đoạn cấp có nguy cơ rất cao tiếp tục
gây tách thành và làm chậm trễ khoảng thời gian
quý báu dành cho phẫu thuật.
B. Điều trị nội khoa
1. Chỉ định điều trị nội khoa:
a. Tách thành ĐMC cấp tính týp III không có biến
chứng.
b. Tách thành ĐMC cấp tính đoạn quai, đơn thuần,
huyết động ổn định.
c. Tách thành ĐMC mạn tính, ổn định.
2. Thực nghiệm cho thấy dòng chảy theo nhịp sẽ tiếp
tục thúc đẩy quá trình tách thành động mạch theo cả
hai chiều lên xuống. Vì thế phải hạ huyết áp cấp cứu
bằng các thuốc dùng đường tĩnh mạch ở mọi bệnh
nhân ngay khi nghi ngờ tách thành ĐMC trừ khi đã
sốc tim, nhằm mục đích giảm lực co bóp của thất
trái, giảm mức độ tăng áp trong ĐMC (dP/dt), giảm
huyết áp động mạch xuống tới mức thấp nhất có thể
được mà không gây ảnh hưởng đến tưới máu các cơ
quan sống còn, nhờ vậy làm giảm quá trình tiến triển
của tách thành ĐMC và giảm nguy cơ vỡ khối phình.
3. Hiện tại, phối hợp chẹn β giao cảm và một thuốc
giãn mạch (ví dụ Nitroprusside Natri) được coi là
phương thức điều trị nội khoa cơ bản đối với tách
thành ĐMC. Nên dùng thuốc chẹn β giao cảm trước
khi dùng thuốc giãn mạch để tránh phản xạ giải
phóng catecholamine thứ phát khi dùng thuốc giãn
mạch làm tăng co bóp thất trái và mức độ tăng áp
159
trong lòng động mạch, càng làm tách thành ĐMC
tiến triển. Liều thuốc chẹn β tăng tới khi tác dụng
(nhịp tim ≤ 60 hoặc huyết áp trung bình động mạch ≤
60-70 mmHg). Nếu có chống chỉ định với chẹn β, có
thể dùng thuốc chẹn kênh canxi. Sau khi bệnh nhân
đã dùng đủ chẹn β, có thể thêm dần Natri
Nitroprusside đường tĩnh mạch để đưa huyết áp động
mạch tới ngưỡng mong muốn rồi duy trì: khởi đầu
với liều 20 μg/phút, điều chỉnh dần để duy trì huyết
áp động mạch trung bình khoảng 60-70 mmHg.
Trường hợp không tác dụng, có thể dùng Labetalol
(chẹn cả α và β giao cảm) hoặc Trimetaphan (ức chế
hạch thần kinh).
Bảng 9-2. Một số thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch.
Thuốc Liều ban đầu Liều duy trì
Thuốc được lựa chọn đầu tiên
Propanolol 1 mg TM/3-5 phút, tối đa
6,15 mg/kg
2-6 mg tĩnh mạch 4-
6h/lần
Labetalol 10 mg TM/2 phút, sau đó
20-40 mg × 10-15
phút/lần, tối đa 300mg.
truyền 2 mg/phút
TM, chỉnh đến 5-20
mg/phút
Esmolol 30 mg TM truyền 3-12 mg/phút
Metoprolol 5 mg TM × 5 phút/lần 5-10 mg TM 4-
6h/lần
Nếu có chống chỉ định với thuốc chẹn β giao cảm
Enalaprilat 0,625 mg tĩnh mạch 0,625 mg TM 4-
6h/lần
Diltiazem 0,25 mg/kg TM/2 phút,
nếu không có tác dụng,
nhắc lại 0,35 mg/kg TM
sau 15 phút
Truyền 5 mg/giờ,
tăng dần 2,5-5
mg/giờ tối đa
15mg/giờ
Verapamil 0,075-0,1 mg/kg tới 2,5-5
mg/kg /2 phút
5-15 mg/giờ truyền
TM
4. Bệnh nhân tách thành ĐMC đoạn xa, không biến
chứng, có thể chỉ điều trị nội khoa trong giai đoạn
160
cấp do tỷ lệ sống sót vẫn đạt gần 75% dù được mổ
hay không. Hơn nữa, bệnh nhân tách thành ĐMC
đoạn xa thường tuổi cao, hay có các bệnh tim mạch,
hô hấp hoặc tiết niệu kèm theo. Những bệnh nhân
tách thành ĐMC đoạn gần có những bệnh khác
không thể phẫu thuật được cũng nên điều trị nội
khoa. Mục đích của điều trị nội khoa khi tách thành
ĐMC giai đoạn cấp nhằm ổn định vết nứt tách,
phòng vỡ chỗ phình tách, thúc đẩy quá trình liền của
vết tách và làm giảm nguy cơ biến chứng.
5. Nguy cơ tiềm tàng luôn phải đề phòng khi điều trị
nội khoa để mổ kịp thời bao gồm: vết tách thành
ĐMC tiếp tục lan rộng, khối phình tách ngày càng
phồng hơn, nguy cơ ép vào các tổ chức lân cận gây
giảm tưới máu các cơ quan - thường biểu hiện trong
bệnh cảnh cơn đau ngực/bụng tái phát, chướng bụng,
toan chuyển hoá tăng, men tim tăng dần và/hoặc suy
giảm dần chức năng thận. Nguyên nhân chính gây tử
vong ở bệnh nhân điều trị nội khoa là vỡ khối phình
tách ĐMC và giảm tưới máu các cơ quan.
C. Phẫu thuật
1. Chỉ định mổ:
a. Mọi bệnh nhân có tách thành ĐMC cấp đoạn gần,
trừ trường hợp không thể phẫu thuật do các bệnh
lý nặng kèm theo. Chống chỉ định thường gặp là
đột quỵ mới do nguy cơ vùng nhũn não chuyển
thành xuất huyết não khi dùng chống đông và do
hiện tượng tái tưới máu sau phẫu thuật.
b. Chỉ định phẫu thuật ở nhóm tách thành ĐMC cấp
đoạn xa bao gồm: khối phình tách phồng lên
nhanh chóng, thấm máu phúc mạc, doạ vỡ, đau
kéo dài không kiểm soát được và/hoặc thiếu máu
chi hoặc tạng, tách lan ngược về ĐMC đoạn lên,
có hở van ĐMC hoặc ở bệnh nhân có hội chứng
Marfan.
161
2. Tỷ lệ tử vong quanh phẫu thuật ở bệnh nhân tách
thành ĐMC giao động từ 5-10%, có thể lên tới 70%
nếu đã có biến chứng. Các yếu tố độc lập tiên lượng
tử vong bao gồm: ép tim, truỵ tim mạch, vị trí vết
nứt, thời điểm phẫu thuật, thiếu máu thận hoặc tạng,
rối loạn chức năng thận và có bệnh phổi hoặc bệnh
động mạch vành kèm theo. Thời gian tiến hành chẩn
đoán trước mổ càng dài, tỷ lệ tử vong trong và sau
phẫu thuật càng cao.
3. Phương pháp mổ tối ưu phụ thuộc từng phẫu thuật
viên, đa số đều phối hợp với dán keo ĐMC. Mục
đích của phẫu thuật nhằm cắt bỏ và thay thế đoạn
ĐMC có vết nứt đầu tiên, chứ không phải toàn bộ
phần ĐMC bị tách thành. Nếu van ĐMC không thể
sửa lại thì áp dụng phẫu thuật Bentall (thay đoạn gốc
ĐMC và van ĐMC, cắm lại động mạch vành). Dán
keo ĐMC chiếm vai trò quan trọng, dùng để dán các
lớp ĐMC bị tách và trám kín chỗ chảy máu của
miệng nối ở ĐMC, nhờ đó làm giảm tỷ lệ thay van
ĐMC, giảm chảy máu trong và sau mổ cũng như
giảm tần suất và mức độ biến chứng.
4. Biến chứng của phẫu thuật bao gồm chảy máu,
nhiễm trùng, hoại tử ống thận cấp và/hoặc thiếu máu
mạc treo. Biến chứng đáng sợ nhất sau mổ tách thành
ĐMC đoạn xuống là liệt hai chi dưới do thiếu máu
vào động mạch tuỷ sống qua các động mạch gian
sườn. Các biến chứng muộn bao gồm hở van ĐMC
tiến triển (nếu không thay van ĐMC luôn), phình
mạch tại miếng nối và tái phát phình tách ĐMC.
Khoảng 50% trường hợp còn tồn tại một phần phình
tách sau mổ. Khoảng 15% bệnh nhân mổ tách thành
ĐMC phải mổ lại do tiến triển tiếp của tách thành
ĐMC còn sót lại; hoặc do tách thành ĐMC mới (ở
vùng miệng nối hoặc đoạn ĐMC khác); hoặc do tạo
thành túi thừa ĐMC. Các phương pháp như chụp
162
MRI, siêu âm tim qua thực quản rất có giá trị để theo
dõi đoạn mạch nhân tạo, miệng nối hoặc phát hiện
sớm giãn/phồng ĐMC.
D. Can thiệp qua da theo đường ống thông
1. Đặt giá đỡ (Stent) trong lòng ĐMC chỉ mới được
thực hiện trên số ít bệnh nhân có nguy cơ cao khi
phẫu thuật, đa số là những bệnh nhân tách thành
ĐMC xuống có triệu chứng giảm tưới máu chi dưới
hoặc các tạng ổ bụng (như ruột, gan, và/hoặc thận).
Đặt giá đỡ được coi là thành công khi bít được vết
nứt nội mạc đầu tiên, gây đông lòng giả trong vòng 2
giờ sau đặt: tỷ lệ thành công trên lâm sàng từ 76-
100%, tỷ lệ tử vong sau 30 ngày là 25%. Các biến
chứng gồm nhồi máu ruột, suy thận, thuyên tắc chi
dưới, vỡ lòng giả, hội chứng sau đặt Stent trong lòng
ĐMC (tăng thân nhiệt và protein C phản ứng thoáng
qua, tăng nhẹ bạch cầu đa nhân), với tần suất giao
động từ 0 đến 75%. Tại thời điểm hiện nay, đặt Stent
được coi như một biện pháp điều trị tạm thời ở
những bệnh nhân có triệu chứng giảm tuới máu chi
dưới và hoặc tạng ổ bụng thứ phát do tách thành
ĐMC đoạn xa. Đặt Stent và/hoặc đục lỗ lòng giả có
thể áp dụng cho những bệnh nhân tách thành ĐMC
đoạn gần để ổn định toàn trạng trước khi phẫu thuật.
2. Hiện tại, khoảng 13% bệnh nhân tách thành ĐMC
được đặt đoạn mạch ghép có giá đỡ (Stent graft). Lâu
dài, đoạn mạch ghép có giá đỡ có thể trở thành
phương pháp cơ bản để điều trị tách thành ĐMC
đoạn xa, trước khi xảy ra biến chứng.
E. Điều trị huyết khối trong thành ĐMC và mảng xơ
vữa loét ở ĐMC
1. Biện pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí thương tổn
ĐMC giống như tách thành ĐMC. Huyết khối trong
thành ĐMC và mảng xơ vữa loét ở ĐMC chủ yếu
163
đều gặp ở ĐMC xuống, do đó cần điều trị nội khoa
tích cực nhằm kiểm soát tối ưu huyết áp, giảm mức
tăng áp (dP/dt) trong ĐMC, kiểm soát các yếu tố
nguy cơ của xơ vữa động mạch và theo dõi sát về lâu
dài. Nguy cơ tử vong của huyết khối trong thành
ĐMC khoảng 21%, trong đó 2/3 tử vong do tiến triển
thành phình tách hoặc vỡ phình tách ĐMC.
2. Phẫu thuật được chỉ định ở bệnh nhân có huyết khối
trong thành hoặc mảng xơ vữa loét vùng ĐMC lên
hoặc quai ĐMC và ở bệnh nhân có giãn tăng dần
hoặc hình thành túi phình bất kể ở vị trí nào của
ĐMC.
F. Điều trị và theo dõi lâu dài
1. Tách thành ĐMC chỉ nên coi là biến cố cấp tính
trong khi đa số nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ của
bệnh lại là một quá trình mạn tính, toàn thể và tiến
triển dần dần, vẫn tồn tại cho dù đã giải quyết triệt để
tách thành ĐMC bằng phẫu thuật. Nguy cơ hình
thành túi phình, tách thành ĐMC tiến triển, tách
thành ĐMC tái phát phải luôn được cảnh giác và theo
dõi cẩn thận. 14-29% bệnh nhân tách thành ĐMC
đoạn xa hình thành túi phình mạch.
2. Điều trị giai đoạn sau của tách thành ĐMC đoạn xa
cũng tương tự như trong giai đoạn cấp: kiểm soát
huyết áp động mạch tích cực bằng thuốc chẹn β giao
cảm (Atenolol, Metoprolol, Labetalol) hay
Diltiazem. Các thuốc gây giãn mạch (tăng dP/dt) như
Hydralazine hay Minoxidil chỉ nên dùng nếu phối
hợp với các thuốc làm giảm sức co bóp (như chẹn β
giao cảm). Trường hợp điều trị nội khoa thất bại tức
là tiếp tục có bằng chứng tách thành ĐMC tiến triển,
biến chứng mạch các tạng, đau tái phát hoặc hở van
ĐMC tiến triển thì xem xét điều trị bằng phẫu thuật.
164
3. Điều trị chung về lâu dài cho các bệnh nhân tách
thành ĐMC dù được phẫu thuật hay không bao gồm
kiểm soát tối ưu huyết áp động mạch với mục tiêu
giảm huyết áp tâm thu động mạch ≤ 130 mmHg:
(cho phép giảm 2/3 tỷ lệ tái phát).
4. Về lâu dài, tử vong (khoảng 30%) do vỡ khối phồng
thứ phát hoặc tách thành ĐMC tái phát, đa số trong
vòng 2 năm đầu. Do vậy mục đích của theo dõi và tái
khám là để phát hiện sớm các phình mạch thứ phát:
khám lâm sàng, đo huyết áp, chụp phim Xquang tim
phổi... tuy nhiên bắt buộc phải làm nhiều lần các xét
nghiệm thăm dò ĐMC như siêu âm tim qua thực
quản, chụp CT, chụp MRI... Chụp MRI là tiêu chuẩn
vàng và là phương tiện cung cấp nhiều thông tin nhất
về bệnh. Thời gian tái khám nên vào các mốc như 3
tháng, 6 tháng sau khi ra viện, sau đó tiếp tục 6
tháng/lần trong vòng 2 năm, rồi tuỳ thuộc vào nguy
cơ của từng bệnh nhân mà tái khám 6 tháng hoặc 12
tháng/lần.
Tài liệu tham khảo
1. Amstrong WF, Bach DS, Carey L et al. Spectrum of acute aortic
dissection of the ascending aorta: a transesophageal
echocardiographic study. J Am Soc Echocardiogr 1996;9:646-656.
2. Barbant S, Eisenberg M, Schiller N. Diagnostic value of imaging
techniques for aortic dissection. Am Heart J 1992;124:2:541-543.
3. Cigarroa JE, Isselbacher EM, DeSanctis RW et al. Diagnosis
imaging in the evaluation of suspected aortic dissection: old
standards and new directions. N Eng J Med 1993;328:35-43.
4. Erbel R. Diseases of the thoracic aorta. Heart 2001;86:227-234.
5. Hagan PG, Nienaber CA, Isselbacher EM et al. The International
Registry of Acute Aortic Dissection (IRAD): new insights into an
old disease. JAMA 2000;283:879-903.
6. Harris JA, Bis KG, Glover JL et al. Penetrating atherosclerotic
ulcer of the aorta. J Vas Surg 1994;19:90-98.
7. Khan IA, Nair Chandra. Clinical, diagnostic, and management
perspectives of aortic dissection. Chest 2002;122:311-328.
165
8. Maraj R, Rerkpattanapipat P, Jacobs LE et al. Meta-analysis of 143
reported cases of aortic intramural haematoma. Am J Cardiol
2000;86:664-8.
9. Meszaros I, Morocz J, Szlavi J et al. Epidemiology and
clinicopathology of aortic dissection. Chest 2000; 117:1271-1278.
10. Pitt MP, Bonser RS. The natural history of thoracic aortic
aneurysm disease: an overview. J Card Surg 1997;12 (suppl):270-
278.
11. Pretre R, Segesser LV. Aortic dissection. Lancet 1997;349:1461-
64.
12. Spittell PC, Spittell JA Jr, Joyce JW et al. Clinical features and
differential dignosis of aortic dissection: experience with 236
cases. Mayo Clin Proc 1993;68:642-651.
13. Suzuki T, Katoh H, Tsuchio Y, et al. Diagnostic implications of
elevated levels of smooth-muscle myosin heavy chain protein in
acute aortic dissection: the smooth muscle myosin heavy chain.
Ann Intern Med 2000; 133:537-541.
14. von Kodolitsch Y, Schwartz AG, Nienaber CA. Clinical prediction
of acute aortic dissection. Arch Intern Med 2000;160:2977-2982.
15. Willens HJ, Kessler KM. Transesophageal echocardiography in the
diagnosis of diseases of the thoracic aorta: part I. Chest
1999;116:1772-1779.
167
ĐIỀU TRỊ
MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP
I. Các thuốc chống loạn nhịp
A. Đại cương
1. Rối loạn nhịp tim (RLNT) là một trong những vấn đề
thường gặp trong các bệnh nội khoa nói chung và tim
mạch nói riêng.
2. Các thuốc chữa loạn nhịp tim rất phong phú và khác
biệt nhau về cơ chế tác dụng, cách dùng, tác dụng
phụ...
3. Vấn đề sử dụng các thuốc chống loạn nhịp cũng hết
sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về
bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc chống loạn
nhịp. Các nghiên cứu cũng như thực tế lâm sàng đã
cho thấy chính các thuốc chống loạn nhịp cũng có
thể gây ra những rối loạn nhịp khác trầm trọng hoặc
các biến chứng nguy hiểm.
4. Trước một trường hợp có loạn nhịp tim đỏi hỏi người
thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận
định kiểu RLNT, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm
vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác
thuốc...
B. Phân loại thuốc chống loạn nhịp
1. Vì tính chất phức tạp của các thuốc chống loạn nhịp,
do đó việc phân loại cũng có nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên cho đến nay, hầu hết các bác sỹ thực hành
lâm sàng sử dụng cách phân loại đơn giản của
Vaughan William (bảng 10-1) và phân nhóm của
Harrison trong việc phân chia một cách chi tiết nhóm
I của Vaughan William.
168
Bảng 10-1. Phân loại thuốc chống loạn nhịp theo
Vaughan William.
Nhóm Tác dụng của thuốc Tác dụng ưu tiên trên kênh
điện học
I Tác dụng trực tiếp
trên màng tế bào
Chẹn kênh natri nhanh
(pha 0)
II Chẹn bêta giao cảm Đóng không trực tiếp kênh
canxi (pha IV)
III Kéo dài thời gian tái
cực
Chẹn kênh kali ra ngoài
(pha III)
IVa Chẹn kênh canxi Chẹn dòng canxi chậm vào
tế bào (ở nút nhĩ thất) (pha
II)
IVb Chẹn không trực tiếp
kênh canxi
Mở kênh kali (tăng khử cực)
Bảng 10-2. Phân nhóm của Harrison cho nhóm I.
Phân
nhóm
Tác dụng Thay đổi trên ĐTĐ
IA Ngăn chặn vừa phải kênh
natri nhanh (pha 0)
Kéo dài thời gian tái cực qua
con đường ức chế kênh kali
Kéo dài QRS và QT.
IB Chẹn kênh natri (nhiều hơn
trên mô bệnh).
Làm ngắn thời gian tái cực
(giảm thời gian trơ).
ít ảnh hưởng đến
QRS và QT.
IC Ngăn chặn đáng kể kênh
natri nhanh.
ảnh hưởng rất ít đến tái cực.
Lμm dμi QRS (QT dμi
ra theo do thay ®æi
QRS).
C. Tóm tắt một số loại thuốc chống loạn nhịp thường
dùng (bảng 10-3).
169
Bảng 10-3. Một số thuốc chống loạn nhịp (TCLN) thường dùng.
Thuốc Liều khởi
đầu
Liều duy
trì
Bán
huỷ
(giờ)
Chuyển
hoá và đào
thải
Tác dụng phụ Tương tác
thuốc
NHÓM I
Nhóm IA
Quinidine
(Serecor,
Quinidex)
1,2 - 1,6
g/ngày,
chia đều
7-9 Gan: 80%
Thận: 20%
Rối loạn tiêu hoá
(RLTH), viêm
gan, cơ quan máu,
tụt HA, xoắn
đỉnh.
↑ nồng độ
Digoxin, tăng
tác dụng của
Warfarin, tăng
nguy cơ xoắn
đỉnh nếu phối
hợp với TCLN
nhóm III.
Procainamide
(Procan SR,
Procanbid)
TM: 17 mg/kg
trong 20-30
phút
TM: 2-6
mg/phút
3,5 Gan : 40%
Thận: 60%
RLTH, hệ TK, hệ
máu, hạ HA,
Lupus.
Với nhóm III
làm tăng nguy
cơ xoắn đỉnh.
Disopyramide
(Norpace,
Rythmodan)
Uống: 300 mg Uống:
100-200
mg mỗi 6
giờ
8 Gan: 50%
Thận: 50%
Kháng
cholinergic, giảm
co bóp cơ tim, hạ
HA, xoắn đỉnh.
Với nhóm III
làm tăng nguy
cơ xoắn đỉnh.
170
Nhóm IB
Lidocaine
(Xylocaine)
TM: 1-1,5 mg
/kg sau đó 0,5
mg/kg mỗi 10
phút đến tổng
liều là 3mg/kg
TM: 2-4
mg/kg
2 Gan: 90%
Thận: 10%
Hệ TK với liều
cao; giảm dòng
máu tới gan khi bị
suy tim nặng hoặc
sốc
↑ nồng độ bởi
chẹn bêta giao
cảm,
Cimetidine
Mexiletine
(Mexitil)
Uống: 400 mg Uống:
100-400
mg mỗi 8
giờ
10-17 Gan: 90%
Thận: 10%
Hệ TK, hệ tiêu
hoá, nhịp chậm,
hạ HA
Giảm nồng độ
bởi Rifamycin
Phenintoin;
Tăng nồng độ
do Theophyllin
Torcainide
(Tonocard)
Uống: 400-
800 mg
Uống:
400-800
mg mỗi 8
giờ
13,5 Gan: 40%
Thận: 60%
Hệ TK, hệ tiêu
hoá, hệ máu
Phenintoin
(Dilantin)
TM: 10-15
mg/kg trong 1
giờ
Uống:
400-600
mg mỗi
ngày
24 Gan Hệ TK, hạ HA,
thiếu máu
Tăng nồng độ
bởi Cimetidine
Amiodarone,
Fluconazole,
Giảm nồng độ
bởi Rifamycin
Carbamazepin
171
Morcizine
(Ethmozine)
Uống:
200-300
mg mỗi 8
giờ
6-13 Gan: 90%
Thận: 10%
Hệ TK, hệ tiêu
hoá, có thể gây
loạn nhịp
Nhóm IC
Flecanide
(Tambocor)
Uống: 50-
200 mg
mỗi 12
giờ
12-27 Gan: 65%
Thận: 35%
Hệ TK, giảm co
bóp cơ tim, gây
loạn nhịp. Chống
chỉ định khi có
tổn thương thực
thể cấu trúc tim
Tăng nồng độ
bởi:
Amiodarone
Tăng bloc nhĩ
thất nếu dùng
cùng thuốc
chẹn bêta giao
cảm hoặc chẹn
kênh canxi.
Propafenone
(Rythmol)
Uống:
150-300
mg mỗi 8
giờ
2-32 Gan: 50%
Thận: 50%
RLTH, giảm co
bóp cơ tim, gây
loạn nhịp, tăng
nguy cơ tử vong ở
bệnh nhân sống
sót sau đột tử
Tăng nồng độ
Digoxin; tăng
hoạt tính của
thuốc chẹn bêta
giao cảm.
NHÓM II
Metoprolol TM: 5 mg Uống: 25- 3-4 Gan Giảm co bóp cơ Tăng hoạt tính
172
(Betaloc,
Lopressor)
mỗi 5 phút 100 mg
mỗi 8-12
giờ
tim, giảm nhịp
tim, co thắt phế
quản, hệ TK, liệt
dương
bởi thuốc chẹn
kênh can xi
Propranolol
(Inderal)
TM: 5 mg
mỗi 5 phút
Uống: 10-
120 mg
mỗi 8 giờ
3-4 Gan Giảm co bóp cơ
tim, giảm nhịp
tim, co thắt phế
quản, hệ TK, liệt
dương
(giống như trên)
Esmolol
(Breviloc)
TM: 0,5
mg/kg
TM: 0,05-
3
mg/kg/phú
9 phút Dạng
esterases
trong máu
(giống như trên) (giống như trên)
NHÓM III
Amiodarone
(Cordarone,
Pacerone)
Uống: 1,2 -1,6
g/ngày
TM: 5mg/kg
sau đó 10-20
mg/kg/ngày
Uống:
200-400
mg/ngày
25-110
ngày
Gan Phổi, mắt, tuyến
giáp, chức năng
gan, kéo dài QT,
giảm co bóp cơ
Tăng hoạt tính
Warfarin; tăng
nồng độ
Flecanide và
Digoxin; tăng
nguy cơ xoắn
đỉnh nếu dùng
cùng với thuốc
173
nhóm IA
Sotalol
(Betapace)
Uống: 80-
120 mg
mỗi 12
giờ
15-17 Không
chuyển hoá,
thải qua
thận
Giảm nhịp tim,
bloc nhĩ thất,
giảm co bóp cơ
tim, xoắn đỉnh, co
thắt phế quản
Tăng hoạt tính
của thuốc chẹn
canxi, tăng
nguy cơ xoắn
đỉnh nếu dùng
với thuốc nhóm
IA hoặc lợi tiểu
Bretylium
torsylaye
TM: 5-10
mg/kg, nhắc
lại tới tổng
liều là
30mg/kg
TM: 1-2
mg/phút
7-9 Gan: 20%
Thận: 80%
Hạ HA, RLTH Làm tăng nguy
cơ hạ HA khi
dùng với lợi
tiểu hoặc thuốc
giãn mạch
Ibutilide
(Corvert)
TM: 0,015 -
0,025 mg/kg
trong 5 phút
2-12 Gan: 90% Xoắn đỉnh, hạ
HA, đau đầu,
RLTH
Tránh dùng
cùng các thuốc
làm kéo dài QT
NHÓM IVA
Diltiazem TM: 0,25
mg/kg
TM: 10-
15 mg/giờ
Uống: 30-
120 mg
mỗi 8 giờ
3-4 Gan Giảm nhịp tim,
giảm co bóp cơ
tim, làm nặng suy
174
Verapamil TM: 2,5-10
Uống: 80-
120 mg
mỗi 8 giờ
6-12 Gan (giống như trên) (giống như trên)
NHÓM IVB
Adenosine
(Adenocard)
TM: 6 mg
tiêm nhanh,
nếu không tác
dụng nhắc lại
12 mg tiêm
nhanh
10
giây
Nóng bừng, khó
thở, đau ngực, vô
tâm thu, co thắt
PQ
Tăng hoạt tính
Dipyridamole;
bị thay đổi tác
dụng do Cafein,
Theophylline
THUỐC KHÁC
Digoxin TM/Uống:
0,25-0,5 mg
TM/Uống:
0,1-0,75
mg mỗi 8
giờ trong
ngày
36-48 Thận Hệ TK, hệ tiêu
hoá, bloc nhĩ thất,
loạn nhịp
Tăng nồng độ
bởi Quinidine,
Verapamil,
Amiodarone,
Propafenone.
Ghi chú: TM: tiêm Tĩnh mạch; TK: thần kinh; RLTH: rối loạn tiêu hoá; HA: huyết áp
175
II. Thăm khám bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim
A. Lâm sàng
1. Khai thác kỹ bệnh sử và đánh giá lâm sàng rất quan
trọng, nó giúp cho điều trị tốt các rối loạn nhịp tim.
2. Hỏi kỹ tiền sử xuất hiện loạn nhịp, hoàn cảnh xuất
hiện, thời gian, tần xuất, cách bắt đầu cũng như kết
thúc, đáp ứng với các điều trị (xoa xoang cảnh, ấn
nhãn cầu...), các triệu chứng khác đi kèm (đau ngực,
ngất, xỉu...).
3. Hỏi về tiền sử gia đình xem có ai mắc các RLNT như
bệnh nhân không (một số loạn nhịp bẩm sinh có
trong các bệnh như bệnh cơ tim phì đại, hội chứng
QT dài gia đình, hội chứng Wolff - Parkinson -
White...).
4. Hỏi kỹ tiền sử các bệnh tim có từ trước (bệnh van
tim, bệnh mạch vành...) hoặc các bệnh không phải
tim có thể liên quan đến loạn nhịp (bệnh nội tiết,
bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng...).
5. Thăm khám thực thể cần chú ý đến các dấu hiệu sinh
tồn, nhịp tim đều hay không, huyết áp như thế nào,
các biểu hiện bệnh tim mạch, các bệnh khác...
6. Cận lâm sàng cần chú ý: điện giải đồ, công thức máu,
một số nồng độ các thuốc đang dùng mà nghi có ảnh
hưởng đến nhịp tim. Trong một số trường hợp nghi
ngờ, có thể làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
tuyến giáp hoặc các độc tố...
B. Điện tâm đồ (ĐTĐ): Là một xét nghiệm rất quan trọng
trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim.
1. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo: Là bắt buộc, nếu có
ĐTĐ lúc không có loạn nhịp sẽ giúp ích rất nhiều
cho chẩn đoán.
2. Theo dõi trên monitor liên tục giúp theo dõi những
biến đổi về tần số, hình thái của loạn nhịp; các đáp
ứng với điều trị...
176
3. Các trường hợp không rõ về hoạt động của nhĩ trên
ĐTĐ thì có thể làm một số chuyển đạo đặc biệt như:
a. Chuyển đạo Lewis: điện cực âm đặt ở bờ trên
phải cạnh xương ức, điện cực dương đặt ở bờ
dưới trái cạnh ức.
b. Chuyển đạo thực quản: đưa một điện cực đặc biệt
vào trong thực quản gần vị trí nhĩ trái, cho phép
nhìn rõ sóng hoạt động của nhĩ.
c. Chuyển đạo trực tiếp buồng nhĩ: dùng điện cực
máy tạo nhịp tạm thời đưa vào buồng nhĩ phải.
C. Holter ĐTĐ: Phương pháp ghi lại ĐTĐ trong suốt 24
giờ hoặc hơn, cho phép ghi lại được những đoạn rối loạn
nhịp mà ĐTĐ bình thường không bắt được (vd. các
ngoại tâm thu, các cơn nhịp nhanh kịch phát...).
D. Một số phương pháp khác
1. Nghiệm pháp gắng sức đôi khi rất có ích để đánh
giá những loạn nhịp liên quan đến gắng sức, đặc biệt
là các ngoại tâm thu thất hoặc các cơn nhịp nhanh
thất. Nó phân biệt những rối loạn nhịp này là do tổn
thương thực thể (xuất hiện hoặc nặng lên khi gắng
sức) hoặc cơ năng (khi gắng sức mất đi).
2. Thăm dò điện sinh lý tim (cardiac electrophysiology
study) là phương pháp được chỉ định khi
các thăm dò không chảy máu không đủ để đánh giá
các rối loạn nhịp hoặc để điều trị một số rối loạn
nhịp. Người ta sử dụng một số dây điện cực và đưa
đến nhiều vị trí khác nhau trong buồng tim để đánh
giá bản đồ hoạt động điện học của tầng nhĩ, nút nhĩ
thất, đường dẫn truyền nhĩ thất, tầng thất... Phương
pháp này cũng cho phép định vị được các vị trí hoặc
các đường dẫn truyền bất thường, các ổ ngoại vị và
xác định cơ chế của các loại rối loạn nhịp.
177
III. Rung nhĩ
Rung nhĩ (RN) là một trong những rối loạn nhịp rất
thường gặp, chiếm khoảng 0,4 - 1,0% trong cộng đồng và gặp ở
khoảng 10% số người trên 80 tuổi.
A. Nguyên nhân
1. Tăng huyết áp.
2. Bệnh van tim (HHL).
3. Suy tim.
4. Bệnh động mạch vành.
5. Các nguyên nhân khác: nhồi máu phổi; bệnh phổi
mạn tính tắc nghẽn; cường giáp; nhiễm trùng; rối
loạn chuyển hoá, bệnh màng ngoài tim, Phẫu thuật
tim mạch...
6. Rung nhĩ vô căn.
B. Sinh lý bệnh
1. Các giả thiết về cơ chế gây rung nhĩ:
a. Vòng vào lại tại nhĩ, là cơ chế mà ngày càng có
nhiều bằng chứng và được chú ý nhất.
b. Giả thiết về rối loạn sự phát nhịp, sự hình thành ổ
ngoại vị (một hoặc nhiều) ở nhĩ gây tăng tính tự
động hoặc nảy cò hoạt động. Việc đốt ổ ngoại vị
này bằng sóng cao tần qua catheter ở vùng đổ vào
của các tĩnh mạch phổi thu được những thành
công bước đầu đã hỗ trợ cho giả thiết này.
2. Nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ sẽ tăng vọt,
đặc biệt ở người có tuổi, ở bệnh nhân có tiểu đường,
có bệnh van tim, tăng huyết áp, suy tim...
3. Rung nhĩ thường kèm theo nhịp thất nhanh làm cho
cung lượng tim bị giảm đi đáng kể, nhất là khi bệnh
nhân có các bệnh thực tổn ở tim kèm theo. Bản thân
rung nhĩ đã giảm khoảng 20 % lượng máu xuống thất
trong thời kỳ tâm trương. Do đó, khi RN kèm theo
178
nhịp thất nhanh thì càng làm cho thời kỳ tâm trưong
ngắn, lượng máu về thất giảm đi đáng kể.
4. Phân loại rung nhĩ: có thể phân ra các thể rung nhĩ
(dựa trên kiểu xuất hiện rung nhĩ) như sau để tiện
cho việc theo dõi và điều trị:
a. Cơn rung nhĩ lần đầu mới xảy ra, là rung nhĩ mới
thấy xuất hiện lần đầu tiên ở bệnh nhân, có thể
thoáng qua do những nguyên nhân có thể phục
hồi được hoặc có thể tồn tại mãi.
b. Rung nhĩ kịch phát, là những rung nhĩ xuất hiện
và kết thúc tự phát (thường trong 48 giờ) và dễ bị
tái phát.
c. Rung nhĩ dai dẳng, là những rung nhĩ tồn tại lâu
nhưng vẫn có thể tái tạo nhịp xoang bằng thuốc
hoặc sốc điện chuyển nhịp.
d. Rung nhĩ mạn tính, là những rung nhĩ lâu mà
chuyển nhịp bằng thuốc hoặc sốc điện đều không
hoặc rất ít thành công hoặc không duy trì được
lâu nhịp xoang.
C. Triệu chứng lâm sàng
1. Có thể không có triệu chứng gì.
2. Đa số bệnh nhân thấy hồi hộp đánh trống ngực, khó
thở, đau ngực, chóng mặt, vã mồ hôi...
3. Có thể có biến chứng tắc mạch là biểu hiện đầu tiên
của bệnh.
4. Nghe tim: thấy loạn nhịp hoàn toàn, có thể thấy
những dấu hiệu của bệnh van tim kèm theo (nếu có).
D. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ:
a. Sóng P mất, thay bằng sóng f= 400 - 600 ck/phút.
b. Nhịp thất rất không đều về khoảng cách, tần số.
179
c. Biên độ của các sóng QRS trên cùng một đạo
trình cũng rất khác nhau.
2. Siêu âm tim giúp chúng ta đánh giá xem có huyết
khối trong các buồng tim hay không hoặc có thể có
nguy cơ hình thành huyết khối (giãn các buồng tim,
hiện tượng tăng đông trong các buồng tim).
Hình 10-1. Rung nhĩ: sóng f nhĩ rõ ở chuyển đạo V1.
E. Điều trị
Nhằm 3 mục đích:
• Giảm đáp ứng (tần số) thất.
• Giảm nguy cơ tắc mạch.
• Chuyển nhịp (đưa về nhịp xoang) và duy trì nhịp
xoang.
1. Kiểm soát nhịp thất: Thông thường thì nhịp thất có
thể được kiểm soát bằng bằng các thuốc làm chậm
đường dẫn truyền qua nút nhĩ thất.
a. Digitalis:
180
• Là thuốc kinh điển để hạn chế tần số thất khi
bị rung nhĩ nhanh. Nó là thuốc lý tưởng cho
những bệnh nhân bị rung nhĩ nhanh mà có
giảm chức năng thất trái, hoặc có chống chỉ
định với các thuốc chẹn bêta giao cảm, chẹn
kênh calci.
• Thường dùng loại tiêm tĩnh mạch (Isolanide,
Cedilanid 0,4 mg tiêm TM 1/2- 1 ống).
Trong trường hợp không khẩn cấp, có thể cho
dạng uống Digoxin 0,25 mg (1-2 viên/ngày),
điều chỉnh liều về sau theo đáp ứng cụ thể.
• Chú ý nếu có chỉ định sốc điện điều trị rung
nhĩ thì phải dừng Digitalis trước đó vài ngày.
b. Chẹn bêta giao cảm:
• Có thể dùng dạng tiêm tĩnh mạch
(Metoprolol, Esmolol) hoặc dạng uống. Các
thuốc chẹn bêta giao cảm thường được lựa
chọn ở những bệnh nhân rung nhĩ nhanh mà
có căn nguyên bệnh mạch vành hoặc rung nhĩ
nhanh tiên phát.
• Cần chú ý các chống chỉ định của các thuốc
chẹn bêta giao cảm (đã đề cập đến ở bài các
thuốc điều trị THA).
c. Các thuốc chẹn kênh canxi:
• Thường dùng Verapamil hoặc Diltiazem dạng
tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống. Các thuốc
này làm giảm đáp ứng thất tốt, đặc biệt dạng
tiêm có tác dụng khá nhanh.
• Chống chỉ định dùng khi có rối loạn chức
năng thất trái, có suy tim rõ.
2. Ngăn ngừa tắc mạch:
a. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc chống
đông ở bệnh nhân rung nhĩ được trình bày trong
bảng 10-4. Nguy cơ tắc mạch là rất dễ xảy ra ở
bệnh nhân bị rung nhĩ. Tuy nhiên, cần cân nhắc
181
giữa lợi ích và tác hại của việc dùng các thuốc
chống đông ở từng bệnh nhân rung nhĩ cụ thể.
b. Thuốc và cách dùng: Kháng Vitamin K là thuốc
được lựa chọn hàng đầu. Mục tiêu cần đạt được
khi dùng là đảm bảo tỷ lệ INR ở mức 2,0 - 3,0.
Bảng 10-4. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc
chống đông ở bệnh nhân rung nhĩ
Chỉ định:
• Rung nhĩ ở bệnh nhân có: tiền sử tắc mạch não hoặc tai
biến thoáng qua, có suy tim ứ huyết, bệnh cơ tim giãn,
bệnh động mạch vành, hẹp van hai lá, có van tim nhân tạo,
cường tuyến giáp, THA.
• Dùng trước khi sốc điện điều trị rung nhĩ (có kế hoạch) ít
nhất 3 tuần và sau sốc điện ít nhất 4 tuần.
Chống chỉ định tương đối:
• Không có khả năng kiểm soát, theo dõi các xét nghiệm về
tỷ lệ Prothrombin và INR.
• Bệnh nhân sa sút trí tuệ.
• Phụ nữ đang mang thai.
• Loét đường tiêu hoá đang tiến triển.
• Có tiền sử chảy máu trầm trọng hoặc bị rối loạn đông máu.
• THA nặng không khống chế được.
• Nếu chỉ định chuyển nhịp thì cần dùng một
thuốc trong những thuốc trên trước ít nhất 3
tuần và sau ít nhất 4 tuần.
• Trong trường hợp cần chuyển nhịp cấp cứu
thì cần cho Heparin và phải kiểm tra siêu âm
qua thực quản bảo đảm không có máu đông
trong nhĩ trái mới chuyển nhịp cho bệnh nhân
và sau chuyển nhịp thì tiếp tục cho kháng
Vitamin K thêm 4 tuần.
182
Với những bệnh nhân tuổi dưới 65 và ít nguy cơ tắc mạch hoặc
có chống chỉ định dùng kháng vitamin K thì có thể cân nhắc
cho Aspirin để thay cho kháng Vitamin K.
Bảng 10-5. Các thuốc kháng Vitamin K thường dùng.
Loại thuốc Thời gian tác dụng (giờ)
Bắt đầu Kéo dài
Thời gian tác dụng ngắn
EthyleBiscoumacetate
(Tromexane)
Phenindione (Pindione)
28-24
24 - 48
48 - 96
Thời gian tác dụng vừa
Acenocoumarol (Sintrom)
Fluindione (Previscan)
Tioclomarol (Apegmone)
24 - 48
48 - 96
48 - 72
48 - 96
Thời gian tác dụng dài
Warfarine (Coumadine)
36
96 - 120
3. Chuyển nhịp (đưa về nhịp xoang) và duy trì nhịp
xoang: Rõ ràng là việc chuyển về nhịp xoang và duy
trì nhịp xoang sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh
nhân về cả huyết động và giảm các nguy cơ tắc
mạch. Tuy nhiên, phải lưu ý là bệnh nhân cần được
đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định chuyển nhịp.
Trong một chừng mực nào đó, nếu không đánh giá
kỹ lưỡng bệnh nhân, việc cố gắng chuyển nhịp và
dùng thuốc duy trì có thể sẽ thất bại hoặc không
mang lại lợi ích gì hơn mà làm tăng nguy cơ do dùng
thuốc duy trì nhịp lâu dài. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng, đối với những bệnh nhân bị RN đã
lâu, có nhiều yếu tố tái phát kèm theo... thì việc
khống chế nhịp thất, ngăn ngừa tắc mạch và chung
sống hoà bình với RN lại là giải pháp tối ưu nhất.
Trong mọi trường hợp RN, các bệnh cơ bản phải
được xem xét giải quyết triệt để trước khi điều trị
rung nhĩ.
183
a. Chuyển nhịp bằng thuốc: Là phương pháp nên
được lựa chọn đầu tiên trong việc chuyển nhịp.
Tỷ lệ thành công khác nhau phụ thuộc vào tình
trạng cụ thể từng bệnh nhân cũng như nguyên
nhân gây rung nhĩ và thời gian rung nhĩ. Nhìn
chung, tỷ lệ thành công do chuyển nhịp bằng
thuốc thấp hơn chuyển nhịp bằng sốc điện. Trong
trường hợp dùng thuốc chuyển nhịp không thành
công thì nên chỉ định sốc điện điều trị kịp thời.
Khi đó vai trò của các thuốc này khá quan trọng
vì nó giúp khả năng sốc điện chuyển nhịp thành
công cao hơn và duy trì tốt nhịp xoang sau đó.
Các thuốc dạng tiêm tĩnh mạch (bảng 10-3).
• Procainamide (nhóm IA): là thuốc có thể
được chọn để chuyển nhịp trong RN. Có
khoảng 1/3 bệnh nhân khi dùng thuốc này có
tác dụng phụ (rối loạn tiêu hoá, huyết học, hội
chứng giống Lupus...).
• Amiodarone (Cordarone): là thuốc được lựa
chọn khi các thuốc khác không dùng được
hoặc thất bại. Lưu ý là thuốc có thời gian bán
huỷ cực kỳ dài (120 ngày). Thận trọng với
các biến chứng khi dùng lâu dài (rối loạn
tuyến giáp, nhìn mờ, viêm phổi kẽ, viêm gan,
co giật...). Amiodarone được chứng minh là
làm giảm tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp thất.
Tuy nhiên, trong các rối loạn nhịp nhanh nhĩ
nó cũng có tác dụng rất tốt đặc biệt là ở bệnh
nhân rung nhĩ. Thường dùng dưới dạng
truyền tĩnh mạch pha trong dung dịch đường
hoặc muối đẳng trương.
• Ibutilide: là một thuốc mới và rất hữu hiệu
trong điều trị rung nhĩ. Biến chứng có thể gặp
là cơn xoắn đỉnh (gặp 1-2%).
Các thuốc dạng uống (bảng 10-3).
184
• Cả Amiodarone và Procainamide đều có ở
dạng uống, trong đó Amiodarone là thuốc hay
được sử dụng hơn cả, nhất là để duy trì nhịp
xoang sau khi đã được chuyển nhịp. Lưu ý
những tác dụng phụ của Amiodarone khi
dùng lâu dài và thời gian bán huỷ cực kỳ dài
của nó. Procainamide khi dùng lâu dài sẽ kém
dung nạp hơn, nên thường không dùng loại
này để duy trì nhịp xoang.
• Quinidine là thuốc trước đây thường được
dùng nhất để chuyển nhịp và duy trì nhịp
xoang. Tuy nhiên Quinidine có rất nhiều tác
dụng phụ và bản thân nó cũng là yếu tố để có
thể gây ra các rối loạn nhịp khác. Nó tương
tác với một số thuốc khác như Digoxin,
kháng vitamin K, Verapamin, làm tăng tác
dụng các thuốc này khi dùng cùng với nhau.
• Sotalol là thuốc thuộc nhóm III nhưng có tác
dụng chẹn bêta giao cảm. Nó có thể dùng ở
bệnh nhân rung nhĩ, nhưng cần chú ý các tác
dụng phụ liên quan đến chẹn bêta giao cảm
và có thể gây xoắn đỉnh do làm QT kéo dài.
• Flecainide và Propafenone là thuốc thuộc
nhóm IC (bảng 10-3) có tác dụng tốt ở bệnh
nhân rung nhĩ. Chúng là thuốc có khả năng
dung nạp tốt nhưng có thể làm tăng tỷ lệ tử
vong ở bệnh nhân có rối loạn nhịp thất do
bệnh động mạch vành. Do đó, các thuốc này
thường không được chỉ định ở bệnh nhân
rung nhĩ do căn nguyên bệnh động mạch
vành hoặc bệnh có tổn thương cấu trúc tim.
• Disopyramide thuộc nhóm IA, có tác dụng
tương tự Procainamide và Quinidine. Tuy
nhiên thuốc này gây giảm co bóp cơ tim
nhiều, do đó không nên dùng ở những bệnh
nhân có rối loạn chức năng thất trái.
185
b. Chuyển nhịp bằng sốc điện: Là biện pháp có
hiệu quả cao trong chuyển nhịp từ rung nhĩ về
nhịp xoang với tỷ lệ thành công trên 80%.
• Sốc điện điều trị rung nhĩ nên được chỉ định
khi dùng thuốc thất bại, có dấu hiệu thiếu
máu cơ tim, khó khống chế nhịp thất, suy
tim... đặc biệt khi có những rối loạn huyết
động trầm trọng thì cần chỉ định sớm. Sốc
điện sẽ thành công cao hơn khi đã được dùng
các thuốc trước đó (ví dụ Amiodarone).
• Sốc điện chuyển nhịp chỉ tiến hành khi bệnh
nhân đã được dùng chống đông đầy đủ (xem
phần trên). Trong trường hợp cấp cứu thì cho
Heparin và phải làm siêu âm qua thực quản
để loại trừ không có máu đông trong nhĩ.
• Sốc điện phải được tiến hành ở những nơi có
khả năng cấp cứu và theo dõi tốt về tim mạch,
bệnh nhân được gây mê tốt. Các nhân viên y
tế phải thành thạo trong việc áp dụng các biện
pháp hô hấp hỗ trợ.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chuyển
nhịp bằng sốc điện là: thời gian bị rung nhĩ
lâu hay nhanh, độ lớn của sóng f, kích thước
nhĩ trái, có hở van hai lá phối hợp, có suy tim
không ? Thời gian bị rung nhĩ càng lâu, sóng
f càng nhỏ, nhĩ trái đo trên siêu âm lớn hơn
45 mm là những yếu tố dự báo thất bại của
sốc điện hoặc khả năng tái phát rung nhĩ cao.
• Năng lượng dùng trong sốc điện điều trị rung
nhĩ thường bắt đầu bằng liều nhỏ 100J sau đó
có thể tăng lên tới 200J, 300J và phải là sốc
điện đồng bộ.
4. Các phương pháp điều trị khác:
a. Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: Phương pháp này
được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với
các cách điều trị trên hoặc khi nhịp thất bị chậm
186
(ví dụ khi có rung nhĩ kèm theo bloc nhĩ thất cấp
III). Việc đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn đòi hỏi phải
đốt đường đường dẫn truyền nhĩ thất (nếu còn
chức năng) và vẫn phải dùng chống đông lâu dài.
b. Triệt phá rung nhĩ qua đường ống thông
(catheter ablation): Qua đường ống thông đưa các
điện cực và dùng sóng radio cao tần đốt trong nhĩ
trái thành từng khía tạo hiệu quả giống như phẫu
thuật Maze để triệt phá các vòng vào lại tại cơ
nhĩ. Phương pháp này có tỷ lệ thành công không
cao lắm và có thể có những biến chứng, nhiều khi
phải cần đến cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Ngày
nay, cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật và các dụng
cụ mới đã cho phép tỷ lệ thành công ngày càng
cao hơn và hứa hẹn đây sẽ là một phương pháp
điều trị tốt cho những rung nhĩ dai dẳng mạn tính.
c. Phẫu thuật cắt các khía ở cơ nhĩ (phẫu thuật
Maze), phẫu thuật tạo hành lang nhĩ, phẫu thuật
cô lập nhĩ là những phẫu thuật đã được thực hiện
để điều trị rung nhĩ, tuy nhiên tỷ lệ thành công
còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật và tình trạng
bệnh nhân. Phẫu thuật trong điều trị rung nhĩ
thường chỉ được thực hiện trong khi tiến hành các
cuộc phẫu thuật khác ở bệnh nhân (ví dụ khi mổ
thay van tim, mổ làm cầu nối...).
IV. Cuồng động nhĩ
Cuồng động nhĩ (atrial flutter) là một hình thái nhịp
nhanh trên thất khá hay gặp và thường không tồn tại lâu dài vì
có xu hướng chuyển về nhịp xoang hoặc chuyển sang rung nhĩ.
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau tuỳ theo bệnh tim
thực tổn có sẵn, theo đáp ứng thất chậm hay nhanh
mà bệnh nhân có thể có cảm giác hồi hộp trống ngực.
187
2. Cuồng nhĩ thường chỉ tồn tại vài giờ đến vài ngày, ít
khi kéo dài hơn vì sau đó nó sẽ chuyển về nhịp xoang
hoặc thành rung nhĩ.
B. Sinh lý bệnh
1. Cuồng nhĩ xuất hiện là do vòng vào lại ở nhĩ, thông
thường ở nhĩ phải và rất ít khi ở nhĩ trái.
2. Điển hình nhất là vòng vào lại ở nhĩ phải và đi theo
ngược chiều kim đồng hồ xuống theo thành tự do của
nhĩ phải và lên lại ở vách liên nhĩ.
3. Cuồng nhĩ có thể chia làm 2 thể (type): Type I là loại
cuồng nhĩ có thể cắt được bằng tạo nhịp nhĩ vượt tần
số và tần số nhĩ thường ở mức 240-340 chu kỳ/phút
khi chưa dùng thuốc. Type II là loại cuồng nhĩ không
cắt được bằng tạo nhịp nhĩ vượt tần số và tần số nhĩ
thường ở mức cao hơn 340-430 chu kỳ/phút.
C. Điện tâm đồ: Là thăm dò cơ bản cho phép chẩn đoán
cuồng nhĩ.
1. Điển hình, ta sẽ thấy mất sóng P và thay bằng sóng F
hình răng cưa, đều đặn, rất rõ ở các chuyển đạo sau
dưới (DII, DIII, aVF).
2. Tần số F từ 240-340 ck/phút, trung bình 300 ck/phút.
3. Phức bộ QRS thường giống như lúc còn nhịp xoang
(không giãn rộng).
4. Tần số thất thường khá đều và là ước số so với nhịp
nhĩ vì có thể có bloc 2:1; 3:1... Tuy nhiên, đôi khi tần
số thất không đều do sự thay đổi mức bloc nhĩ thất
trong cuồng nhĩ.
188
Hình 10-2. Cuồng nhĩ 2:1.
5. Trong trường hợp cuồng nhĩ mà có bloc nhĩ thất 2:1
thì đôi khi khó chẩn đoán do sóng F lẫn với sóng T.
Khi đó cần thiết làm một số nghiệm pháp làm chậm
đáp ứng thất để làm lộ ra sóng F rõ hơn (ví dụ xoa
xoang cảnh, tiêm Adenosin...).
D. Điều trị
1. Làm giảm đáp ứng thất:
a. Là bước đầu tiên cần thực hiện cho mọi bệnh
nhân cuồng nhĩ, đặc biệt khi đáp ứng thất nhanh
có thể gây ảnh hưởng đến huyết động.
b. Các thuốc có thể dùng là Digitalis loại tiêm, tác
dụng nhanh (Cedilanide, Isolanide), hay một số
thuốc chẹn kênh canxi hoặc chẹn bêta giao cảm.
c. Digitalis nên là thuốc được lựa chọn hàng đầu để
làm giảm đáp ứng thất.
2. Các thuốc chuyển nhịp và duy trì:
189
a. Thường dùng các thuốc nhóm IA (Quinidin,
Procainamid), IC (Flecainid, Propafenone) hoặc
nhóm III (Amiodaron).
b. Thông thường các thuốc này có tỷ lệ thành công
không cao trong chuyển nhịp nhưng rất quan
trọng giúp cho sốc điện thành công, vì có một tỷ
lệ nhất định khi sốc điện cuồng nhĩ sẽ trở thành
rung nhĩ và nếu không có dùng các thuốc này
trước thì khó có thể đưa về được nhịp xoang.
3. Chống đông trong cuồng nhĩ nên chỉ định cho những
bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch cao (tiền sử tắc
mạch, nhĩ trái lớn...).
4. Sốc điện chuyển nhịp: là phương pháp rất có hiệu
quả và nên được lựa chọn cho bệnh nhân cuồng nhĩ.
Thường dùng năng lượng thấp, bắt đầu từ 50J. Một
số trường hợp sốc điện làm cuồng nhĩ biến thành
rung nhĩ, khi đó cần sốc tiếp như trong điều trị rung
nhĩ để chuyển về nhịp xoang.
5. Tạo nhịp nhĩ vượt tần số: Có thể thực hiện bằng
điện cực áp trực tiếp vào thành cơ nhĩ trong khi mổ
hoặc đưa điện cực qua đường thực quản. Với điện
cực qua đường thực quản thì cần phải có dòng điện
lớn (tới 30 mA), nên có thể gây đau đớn cho bệnh
nhân. Thường dùng cách tạo nhịp tim đập theo máy
với tần số nhanh hơn tần số tim của bệnh nhân
khoảng 10 - 20 nhịp để gây ức chế vòng vào lại rồi
tắt máy đột ngột, nhịp xoang của bệnh nhân sẽ được
tái lập lại.
6. Triệt phá vòng vào lại qua đường ống thông: Đây
là biện pháp hữu hiệu với tỷ lệ thành công trên 95 %
và ít tái phát. Trước tiên dùng các điện cực thăm dò
bản đồ điện học của nhĩ để phát hiện ra vòng vào lại,
sau đó định vị và tiến hành đốt bằng sóng radio cao
tần qua một dây điện cực.
190
7. Với một số trường hợp cuồng nhĩ tồn tại dai dẳng và
không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, có
thể cần phải đốt triệt phá nút nhĩ thất và cấy máy tạo
nhịp vĩnh viễn.
V. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (CNNKPTT)
Thực tế tim nhanh trên thất bao gồm nhiều loại rối loạn
nhịp khác nhau như: rung nhĩ, cuồng nhĩ, tim nhanh nhĩ, nhịp
nhanh trên thất có vòng vào lại ở nút nhĩ thất hay qua đường dẫn
truyền phụ... Tuy vậy, trong thực hành từ trước đến nay người ta
gọi là cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất để chỉ những cơn
tim nhanh bản chất trên thất và có vòng vào lại ở nút nhĩ thất
hoặc vòng vào lại nhĩ thất qua đường dẫn truyền phụ.
A. Sinh lý bệnh: thường có hai loại chủ yếu:
1. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (CNNKPTT)
có vòng vào lại ngay tại nút nhĩ thất: vòng vào lại
chạy qua đường dẫn truyền nhanh và chậm ở nút nhĩ
thất hoặc qua đường dẫn truyền chậm ở nút nhĩ thất
và đường dẫn truyền phụ ở rãnh nhĩ thất (trong hội
chứng WPW). Trong đại đa số các trường hợp (95%)
đường đi xuống (xuôi) của vòng vào lại là qua đường
dẫn truyền chậm của nút nhĩ thất và đi ngược lên
theo đường dẫn truyền nhanh. Việc khởi phát ra cơn
nhịp nhanh thường là do hiện tượng "nẩy cò" khi có
một ngoại tâm thu nhĩ hoặc ngoại tâm thu thất. Ngoại
tâm thu nhĩ làm bloc dẫn truyền xuôi ở đường dẫn
truyền nhanh và khi đó xung động chỉ xuống theo
đường dẫn truyền chậm, vòng lại khử cực đường dẫn
truyền nhanh gây vòng vào lại. Kết thúc cơn nhịp
nhanh là kết quả của việc bloc đường dẫn truyền
chậm.
2. CNNKPTT có vòng vào lại nhĩ thất có liên quan
đến một đường dẫn truyền phụ và ẩn: không thể
hiện trên điện tim đồ bề mặt.
191
B. Triệu chứng lâm sàng
1. CNNKPTT thường xảy ra ở những bệnh nhân không
có bệnh tim thực tổn. Tuy nhiên có một số trường
hợp cũng có thể xảy ra ở các bệnh nhân có bệnh tim
thực tổn.
2. Khai thác tiền sử có thể thấy bệnh nhân có những
cơn hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh, sự xuất
hiện và kết thúc cơn nhịp nhanh khá đột ngột.
3. Trong cơn bệnh nhân có cảm giác hồi hộp đánh trống
ngực, lo lắng, tim đập rất nhanh.
4. CNNKPTT thường ít ảnh hưởng đến huyết động và
thường không kéo dài. Song có một số ít trường hợp,
cơn có thể kéo dài hàng ngày và có thể gây tụt áp
hoặc suy tim.
5. Nghe tim thấy nhịp tim thường rất đều, tần số trung
bình 180 - 200 ck/ phút.
6. CNNKPTT có thể kết thúc đột ngột hoặc khi bảo
bệnh nhân hít sâu vào rồi thở ra nhưng đóng chặt
thanh môn (rặn thở) hoặc khi được bác sỹ xoa xoang
cảnh hay ấn nhãn cầu...
C. Điện tim đồ
1. Phức bộ QRS thường thanh mảnh, đều, tần số 180 -
200 ck/phút.
2. Sóng P không nhìn thấy do lẫn vào QRS hoặc đôi khi
có thể nhìn thấy giống như sóng r nhỏ ở V1.
3. Khi kết thúc cơn có thể thấy một đoạn ngừng xoang
ngắn hoặc nhịp chậm trước khi tái lập nhịp xoang.
192
Hình 10-3. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
D. Điều trị
1. Cắt cơn nhịp nhanh:
a. Các biện pháp gây cường phế vị có thể cắt
được cơn nhịp nhanh: Có thể bảo bệnh nhân hít
sâu vào rồi thở ra nhưng đóng thanh môn (động
tác rặn); có thể xoa xoang cảnh (chú ý trước khi
xoa phải nghe không thấy hẹp động mạch cảnh
và xoa từng bên một. Xoang cảnh nằm ở vị trí
ngang sụn giáp, khi xoa bảo bệnh nhân nghiêng
đầu một bên, bác sỹ dùng ngón tay cái ấn lên
xoang cảnh và day). Ấn nhãn cầu là một biện
pháp khá hiệu quả và hay được dùng nhưng cũng
khá thô bạo, đôi khi có thể gây bong võng mạc
của bệnh nhân.
b. Thuốc đầu tay nên dùng là Adenosine dạng ống
tiêm 6mg. Adenosine gây bloc nhĩ thất hoàn toàn
tạm thời và nhiều khi gây tạm ngưng xoang, do
đó làm ngưng dẫn truyền trong nút nhĩ thất và
193
làm cắt đứt vòng vào lại ở nút nhĩ thất. Vị trí tiêm
nên ở chỗ tĩnh mạch nền và khi tiêm phải bơm
thật nhanh vì thời gian bán huỷ của thuốc cực
nhanh. Lần đầu dùng 6 mg, nếu không kết quả thì
tiêm nhắc lại 6 mg và nếu vẫn không có kết quả
thì dùng tiếp 12 mg (2 ống).
c. Các thuốc chẹn kênh canxi và chẹn bêta giao
cảm có thể được dùng khi dùng Adenosine thất
bại. Thực tế người ta thường dùng Verapamil
dạng tiêm tĩnh mạch. Verapamil làm kéo dài thời
gian trơ của nút nhĩ thất và chấm dứt vòng vào lại
của nút nhĩ thất. Liều lượng của Verapamil từ 5-
10 mg tiêm tĩnh mạch trong 2-3 phút. Chống chỉ
định ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thất trái,
có tụt áp, cẩn thận ở người già.
d. Chẹn bêta giao cảm thường dùng là Propranolol
hoặc Esmolol dạng tiêm TM. Liều của
Propranolol là 0,15 mg/kg tiêm TM tốc độ 1
mg/phút. Chú ý các tác dụng phụ và chống chỉ
định của các thuốc này.
e. Digitalis, làm chậm dẫn truyền trong nút nhĩ thất
và có thể cắt được các CNNKPTT do vòng vào
lại tại nút nhĩ thất. Tuy nhiên, cần thận trọng khi
bệnh nhân có hội chứng WPW hoặc có ý định
xoa tiếp xoang cảnh sau đó vì Digitalis có thể
làm tăng nhạy cảm của xoang cảnh.
f. Amiodarone là thuốc có thể cân nhắc khi các
biện pháp trên thất bại. Nhiều khi bản thân
Amiodarone cũng không cắt cơn được nhưng sau
khi dùng thuốc này thì có thể tiến hành lại các
biện pháp gây cường phế vị, khi đó sẽ có hiệu
quả.
g. Sốc điện cắt cơn được chỉ định khi CNNKPTT
dai dẳng, có ảnh hưởng đến huyết động (gây suy
tim, tụt huyết áp) hoặc các thuốc không cắt được
194
cơn. Thường chỉ cần năng lượng nhỏ (50J) và
đồng bộ là có thể cắt được cơn.
2. Điều trị triệt để:
a. Hiện nay, nhờ phương pháp thăm dò điện sinh lý
để phát hiện các đường dẫn truyền phụ và qua đó
dùng sóng radio cao tần để triệt phá (đốt)
(catheter ablation) các đường dẫn truyền phụ đã
có thể giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đây là
phương pháp nên được lựa chọn hàng đầu cho
các bệnh nhân có CNNKPTT tái phát nhiều
không đáp ứng với các điều trị nội khoa thông
thường. Đối với tất cả các bệnh nhân được chẩn
đoán là có CNNKPTT nên gửi đến những trung
tâm có thể thăm dò điện sinh lý để xem xét việc
điều trị triệt để các CNNKPTT cho bệnh nhân.
b. Các thuốc có thể dùng để dự phòng CNNKPTT
có vòng vào lại tại nút nhĩ thất là chẹn bêta giao
cảm, Digitalis, hoặc Verapamil... Tuy vậy, việc
dùng các thuốc này lâu dài phải được chú ý tới
các tác dụng phụ của chúng.
c. Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy
lợi ích vượt trội của triệt phá đường dẫn truyền
phụ so với dùng thuốc và đây chính là phương
pháp có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
VI. Ngoại tâm thu thất
Ngoại tâm thu thất (NTTT) là một trong những rối loạn
nhịp tim cũng khá thường gặp. Tuy NTTT có thể xuất hiện trên
người bình thường và không gây nguy hiểm, nhưng nhiều
trường hợp NTTT thường xảy ra trên một bệnh nhân có bệnh
tim và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu
không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Việc quyết định điều trị cũng cần phải được cân nhắc kỹ
và thường phải dựa trên các triệu chứng do NTTT gây ra, sự có
mặt của bệnh tim kèm theo và nhất là phải dựa trên một số đặc
195
điểm của NTTT trên ĐTĐ để xem đó có phải là NTTT nguy
hiểm hay không.
A. Nguyên nhân
1. NTTT ở người bình thường: hay gặp ở phụ nữ và
thường là một dạng, một ổ. Tiên lượng lành tính và
thường không cần phải dùng thuốc chống loạn nhịp.
2. NTTT ở bệnh nhân có bệnh tim thực tổn: hay gặp
trong một số bệnh lý sau:
a. Nhồi máu cơ tim: khá hay gặp và cần cảnh giác
trong giai đoạn cấp cũng như phải theo dõi sát
sau NMCT.
b. Bệnh cơ tim giãn.
c. Bệnh cơ tim phì đại.
d. Bệnh van tim (do thấp, sa van hai lá...).
e. Tăng huyết áp.
f. Dùng các thuốc điều trị suy tim (Digitalis, các
thuốc giống giao cảm), các thuốc lợi tiểu, các
thuốc chống loạn nhịp...
g. Rối loạn điện giải máu...
B. Triệu chứng lâm sàng
1. Bệnh nhân có thể không thấy có triệu chứng gì đặc
biệt cả. Nhưng đa số bệnh nhân thấy có cảm giác hồi
hộp đánh trống ngực, hoặc là cảm giác hẫng hụt
trong ngực.
2. Thăm khám lâm sàng có thể thấy: sờ mạch có nhát
rất yếu hoặc không thấy, tiếp đó là khoảng nghỉ dài
hơn. Có trường hợp thấy mạch chậm bằng một nửa
so với tần số của tim nếu nghe tim đồng thời (khi
bệnh nhân có NTTT kiểu nhịp đôi). Nghe tim có thể
thấy những nhát bóp xảy ra sớm và sau đó thường
hay có một khoảng nghỉ bù. Khi bệnh nhân bị rung
nhĩ thì trên lâm sàng khó biết được là có NTTT hay
196
không. Khi đó, ĐTĐ mới giúp chẩn đoán chắc chắn
được.
C. Điện tâm đồ
1. ĐTĐ là thăm dò rất quan trọng trong chẩn đoán
NTTT.
2. Nhát NTT được biểu hiện là một nhát bóp đến sớm,
phức bộ QRS thường giãn rộng, hình thù khác biệt so
với nhát bóp tự nhiên của bệnh nhân, sóng T và đoạn
ST đảo hướng so với QRS, không có sóng P đi trước.
3. Phức bộ QRS của NTTT này thường đến khá sớm.
Một NTTT điển hình thường hay có thời gian nghỉ
bù, tức là khoảng RR'R = 2RR.
4. NTTT có thể có nhiều dạng (hình dáng khác nhau
trên cùng chuyển đạo), nhiều ổ (các khoảng ghép
khác nhau).
5. Khi cứ một nhát bóp nhịp xoang xen kẽ một NTTT
thì gọi là NTTT nhịp đôi, và khi hai nhịp xoang có
một NTTT gọi là NTTT nhịp ba...
197
Hình 10-4. Ngoại tâm thu thất.
D. Các thăm dò khác
1. Cần làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, nhất là chú ý
các rối loạn điện giải đồ máu.
2. Siêu âm tim rất hữu ích giúp ta phát hiện các tổn
thương thực thể ở tim.
3. Holter điện tim để xác định các thời điểm xuất hiện,
mức độ nguy hiểm và số lượng NTTT trong 24 giờ.
4. Nghiệm pháp gắng sức thể lực có thể được chỉ định
trong một số tình huống nhất định để phân biệt các
NTTT cơ năng (không có bệnh tim thực tổn) hay
thực tổn (có bệnh tim thực tổn)...
E. Các dấu hiệu báo hiệu một NTTT nguy hiểm
1. Xảy ra ở bệnh nhân có bệnh tim thực tổn.
2. Số lượng NTTT nhiều.
3. NTTT đi thành từng chùm hoặc nhịp đôi, nhịp ba.
4. NTTT đến sớm (sóng R' (là sóng R của phức bộ
NTTT) sẽ rơi trên sóng T của phức bộ thất trước đó.
5. NTTT đa dạng, đa ổ.
F. Điều trị
1. Đối với NTTT cơ năng (ở bệnh nhân không có
bệnh tim thực tổn):
a. Thường là lành tính, tiên lượng tốt và không cần
điều trị đặc hiệu.
b. Chỉ nên điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng cơ
năng dồn dập (đau ngực, khó thở...).
c. Việc điều trị nên bắt đầu bằng loại bỏ các chất
kích thích (càphê, rượu, thuốc lá...). Tập thể dục
đều đặn. Nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc
khác cần lưu ý đến khả năng các thuốc này có thể
gây ra NTTT (lợi tiểu, cocaine, thuốc cường giao
cảm...). Chú ý điều chỉnh điện giải trong máu.
198
d. Thuốc lựa chọn (nếu cần) hàng đầu cho điều trị
NTTT cơ năng là một loại chẹn bêta giao cảm
liều thấp.
2. Đối với NTTT thực tổn (trên bệnh nhân có bệnh
tim thực tổn) trong giai đoạn cấp tính của bệnh:
a. Thường gặp nhất là trong NMCT cấp và báo hiệu
có thể sắp chuyển thành nhịp nhanh thất hoặc
rung thất. NTTT còn có thể xảy ra khi bệnh nhân
có phù phổi cấp do các bệnh van tim, viêm cơ tim
cấp, viêm màng ngoài tim... Một số bệnh cảnh
cũng cần được quan tâm: bệnh nhân có hội chứng
Prinzmetal, hội chứng tái tưới máu sau dùng
thuốc tiêu huyết khối hoặc sau can thiệp ĐMV.
b. Thuốc hàng đầu là: Lidocain (Xylocain) tiêm TM
thẳng 80 - 100 mg sau đó truyền TM 1-4mg/
phút. Có thể gặp các tác dụng phụ của Lidocain
như chóng mặt, nôn, ảo giác...
c. Procainamid là thuốc được chọn để thay thế cho
Lidocain khi Lidocain không có tác dụng hoặc
bệnh nhân không thể dung nạp được. Liều dùng
là cho ngay 100mg tiêm thẳng TM mỗi 5 phút
cho đến tổng liều là 10-20 mg/kg cân nặng, sau
đó truyền TM 1-4mg/phút.
d. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy Amiodarone
có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân
NMCT cấp có NTTT (liều lượng xem ở bảng 10-
3).
e. Chú ý điều chỉnh tốt các rối loạn điện giải (nếu
có) và nhanh chóng giải quyết các căn nguyên
nếu tìm thấy.
3. NTTT ở bệnh nhân có bệnh tim mạn tính:
a. Việc lựa chọn các thuốc chống loạn nhịp cho các
bệnh nhân này phải dựa trên tình trạng bệnh cụ
thể, đặc biệt là chức năng tim còn tốt không, tác
dụng của thuốc và khả năng gây loạn nhịp của
các thuốc.
199
b. Đối với NTTT sau NMCT: các thuốc nhóm IC
(Flecanide, Encainid) hoặc IB (Mexitil) không
những không cải thiện tỷ lệ tử vong mà có khi
còn làm tăng tử vong do khả năng gây ra loạn
nhịp của chính các thuốc này (thử nghiệm
CAST). Do vậy các thuốc nhóm IC nhìn chung là
chống chỉ định trong NTTT sau NMCT. Thuốc
được lựa chọn là nhóm chẹn bêta giao cảm hoặc
Amiodarone. Nghiên cứu CAMIAT và EMIAT
đã chứng minh Amiodarone có thể làm giảm tỷ lệ
tử vong ở bệnh nhân NMCT có NTTT.
c. Bệnh cơ tim là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây NTTT. Nguy cơ đột tử sẽ tăng
cao vọt ở những bệnh nhân này khi có NTTT.
Trong giai đoạn mạn tính thì nên dùng
Amiodarone.
d. Khi gặp NTTT ở bệnh nhân bị bệnh van tim có
suy tim nặng thì cần được xử lý ngay. Chú ý các
rối loạn điện giải đồ và bệnh nhân có bị ngộ độc
Digitalis không. Trong trường hợp bệnh nhân ngộ
độc Digitalis có NTTT (hay gặp nhịp đôi) thì
ngừng Digitalis ngay và cho Lidocain, đồng thời
điều chỉnh tốt các rối loạn điện giải. Các trường
hợp khác có NTTT ở bệnh nhân có bệnh tim mạn
tính ta có thể lựa chọn Amiodarone hoặc Sotalol.
VII. Cơn nhịp nhanh thất
Cơn nhịp nhanh thất (NNT) là cơn tim nhanh khi có ít nhất
ba nhát NTTT đi liền nhau với tần số trên 100 ck/phút. Có thể
chia NNT ra làm hai loại dựa trên thời gian kéo dài của NNT:
• NNT thoảng qua (hoặc không bền bỉ): là NNT xuất hiện
từng đoạn kéo dài không quá 1 phút.
• NNT bền bỉ: là khi có NNT kéo dài trên 1 phút.
A. Nguyên nhân
1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ.
2. Bệnh cơ tim (bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại,
phì đại đường ra thất phải, sarcoid cơ tim...).
200
3. Bệnh van tim, đặc biệt khi thất trái giãn và giảm chức
năng co bóp.
4. NNT do dùng thuốc hoặc độc tố: thuốc chống loạn
nhịp nhóm IC, Digitalis...
5. NNT bền bỉ tiên phát: thường xảy ra ở bệnh nhân
không có bệnh lý thực tổn ở tim.
6. Trong hoặc sau phẫu thuật tim...
B. Triệu chứng lâm sàng
1. Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau ở bệnh nhân có cơn
NNT. Nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng, tần số
thất, sự có mặt của các bệnh tim thực tổn kèm theo...
2. Một số bệnh nhân có thể không cảm thấy có triệu
chứng gì đặc biệt. Trái lại ở một số khác lại có thể
biểu hiện ngay bằng ngất hoặc đột tử.
C. Điện tâm đồ
1. Tần số tim thường từ 130 -170 ck/phút.
2. Thông thường thì nhịp tim không thật đều như trong
cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhất là khi mà
trước đó có NNT đa dạng hoặc có nhát hỗn hợp.
3. Phức bộ QRS thường giãn rộng, biểu hiện dưới dạng
giống như của bloc nhánh trái hoặc phải.
4. Sóng P có thể nhìn thấy với tần số chậm hơn của
QRS. Trong trường hợp không nhìn rõ sóng P, nếu
làm chuyển đạo thực quản sẽ thấy rõ ràng có sự phân
ly giữa nhịp nhĩ và thất. Trong một số trường hợp ta
thấy có sự dẫn truyền ngược dòng làm cho sóng P âm
ở ngay sau QRS.
201
Hình 10-5. Cơn nhịp nhanh thất, có làm chuyển đạo thực
quản để bộc lộ sóng P.
D. Chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất là với nhịp nhanh
trên thất có phức bộ QRS giãn rộng (do dẫn truyền lệch
hướng, bloc nhánh...), người ta có thể:
1. Sử dụng chuyển đạo thực quản.
2. Sử dụng tiêu chuẩn loại trừ của Brugada (hình 10-6):
Kh«ng cã h×nh ¶nh d¹ng RS ë c¸c chuyÓn ®¹o tr−íc tim?
Kho¶ng c¸ch R ®Õn S > 100 ms ë 1 chuyÓn ®¹o tr−íc tim?
Cã nhiÒu phøc bé QRS h¬n lμ P ?
Có đủ tiêu chuẩn hình thái của NNT(*)
Không
NNT
Có
Không
NNT
Có
Không
NNT
Có
202
ở ít nhất 1 chuyển đạo trước tim?
Nhịp nhanh trên thất có dẫn truyền lệch hướng
Hình 10-6. Tiêu chuẩn Brugada để chẩn đoán phân biệt
NNT với nhịp nhanh trên thất có dẫn truyền lệch hướng.
(*) Tiêu chuẩn hình thái của NNT là:
a. Thời gian QRS rộng > 0,14 giây
b. Trục QRS quay trên
c. Hình thái ở các chuyển đạo trước tim:
• Giống bloc nhánh phải hoàn toàn ở V1, và
R/S <1 ở V6.
• Giống bloc nhánh trái ở : V1 có RT>RS; V6
có dạng qR.
d. Phân ly nhĩ thất, có nhát bóp hỗn hợp, nhát thoát
thất.
E. Điều trị
1. Chuyển về nhịp xoang: Trong giai đoạn cấp của
cơn NNT, mức độ khẩn cấp của việc chuyển về nhịp
xoang tuỳ thuộc vào tình trạng lâm sàng và ảnh
hưởng đến huyết động.
a. Các ưu tiên trong điều trị: Khi cơn NNT mà có
ảnh hưởng huyết động nhiều, có ngất hoặc mất ý
thức thì cần xử trí ngay như một ngừng tuần hoàn
và phải nhanh chóng sốc điện cắt cơn. Sốc điện
còn được chỉ định trong trường hợp cơn NNT lúc
đầu ổn định nhưng dùng thuốc thất bại và có xu
hướng ảnh hưởng đến huyết động. Thuốc sẽ được
chỉ định khi có cơn NNT nhưng tình trạng huyết
động còn tương đối ổn định.
Không
NNT
Có
203
b. Thuốc:
• Lidocaine (Xylocaine) là thuốc được lựa chọn
đầu tiên: Tiêm thẳng TM 1 - 1,5 mg/kg cân
nặng sau đó truyền TM 1-4 mg/phút.
• Procainamid: Được dùng khi Lidocaine thất
bại hoặc có thể cho ngay từ đầu.
• Amiodarone là thuốc nên lựa chọn, nhất là
trường hợp cơn NNT do bệnh tim thiếu máu
cục bộ hoặc khi dùng các thuốc trên thất bại.
c. Sốc điện trực tiếp được chỉ định khi tình trạng
huyết động không ổn định và dùng liều đầu tiên
là 100J. Đối với những trường hợp có cơn NNT
mà mất mạch thì sốc điện ngay 200J. Nếu bệnh
nhân còn tỉnh, nên dùng sốc điện đồng bộ.
d. Tạo nhịp vượt tần số có thể hữu ích trong một
số trường hợp.
e. Các biện pháp hỗ trợ khác:
• Thở ôxy hỗ trợ.
• Điều chỉnh ngay các rối loạn điện giải nếu có.
• Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra cơn NNT
để điều chỉnh kịp thời nếu có thể. Đặc biệt
trong NMCT cấp, giải quyết kịp thời các thủ
thuật tái tưới máu cho động mạch vành là
biện pháp triệt để nhất để điều trị đối với cơn
NNT.
2. Điều trị duy trì:
a. Thuốc:
• Nghiên cứu ESVEM so sánh tác dụng của 7
loại thuốc chống loạn nhịp (Imipramine,
Mexiletine, Pimenol, Quinidine, Sotalol,
Procainamide, Propafenone) để điều trị ngăn
ngừa tái phát cơn NNT thì thấy là Sotalol có
tác dụng ngăn ngừa NNT hiệu quả nhất.
• Các nghiên cứu CAMIAT và EMIAT cho
thấy Amiodarone có thể ngăn ngừa được cơn
204
NNT sau NMCT cấp và giảm tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, khi dùng Amiodarone lâu dài
chúng ta phải chú ý đến các tác dụng phụ khá
phong phú của nó.
• Vai trò của các thuốc chống loạn nhịp trong
điều trị duy trì để ngăn ngừa tái phát cơn
NNT còn chưa thực sự được thống nhất.
Thêm vào đó, chúng ta cần chú ý đến tác
dụng gây loạn nhịp của một số thuốc.
b. Cấy máy phá rung tự động trong buồng tim:
Nghiên cứu MADIT và AVIT là hai thử nghiệm
lớn đã chứng tỏ rằng việc cấy máy phá rung tự
động trong buồng tim là thực sự có ích và giảm
tỷ lệ đột tử rõ rệt ở những bệnh nhân thường có
cơn NNT. Máy sẽ có tác dụng nhận biết cơn
NNT xảy ra và tự động phát ra sốc điện để cắt
cơn. Tuy nhiên, các loại máy này còn khá đắt
tiền.
c. Điều trị bằng cách triệt phá (huỷ) vòng vào lại
bất thường trong NNT bằng sóng Radio qua
đường ống thông. Thành công của phương pháp
đạt được khoảng 50 -70%. Hiện nay phương
pháp này đang ngày càng được hoàn thiện hơn và
cho kết quả cao hơn.
d. Phẫu thuật: Đối với một số bệnh nhân mà không
khống chế được bằng thuốc duy trì và có các ổ
sẹo tổn thương sau nhồi máu gây loạn nhịp,
người ta có thể phẫu thuật cắt bỏ nội mạc vùng
sẹo của tâm thất gây loạn nhịp mà đã được định
vị bằng thăm dò điện sinh lý trước đó. Ngày nay
nhờ phương pháp triệt phá các ổ xung động bất
thường qua đường ống thông, phẫu thuật để điều
trị NNT ít còn được dùng đến.
205
VIII. Xoắn đỉnh (Torsades de points)
Xoắn đỉnh (XĐ) chính là một loại nhịp nhanh thất đa hình
thái có liên quan đến hiện tượng tái cực chậm trễ của cơ tim.
Hầu hết xoắn đỉnh có biểu hiện kéo dài đoạn QT trước đó. Cơn
xoắn đỉnh thường chỉ kéo dài vài chục giây nhưng cũng có
trường hợp khá bền bỉ hoặc thoái hoá thành rung thất.
Biểu hiện và diễn biến lâm sàng của cơn xoắn đỉnh có thể
là mất ý thức hoặc đột tử. Trên ĐTĐ là hình ảnh nhịp thất nhanh
tới trên 200 ck/phút với hình thái đa dạng và các đỉnh của QRS
xoắn xuýt quanh trục đường đẳng điện (có lúc các đỉnh của phức
bộ QRS quay lên trên, có lúc lại quay xuống dưới trục đường
đẳng điện).
A. Nguyên nhân
1. Bẩm sinh:
a. Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh có kèm theo điếc
(Hội chứng Jervell-Lange-Niesel).
b. Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh không kèm theo
điếc (Hội chứng Romano-Ward).
2. Mắc phải:
a. Thuốc: một số thuốc sau đôi khi có thể gây nên
xoắn đỉnh:
• Các thuốc chống loạn nhịp: nhóm IA, Sotalol,
Amiodarone, Mexiletine, Flecainide...
• Một số thuốc hướng thần và chống trầm cảm
(Haloperidol, Amitriptiline...).
• Thuốc kháng sinh (Ampicillin,
Erythromycine...).
• Ketoconazol, Astemizole...
b. Các rối loạn nhịp chậm có QT kéo dài.
c. Rối loạn điện giải máu, đặc biệt là hạ kali hoặc
magiê máu. Hạ canxi máu cũng có thể gây xoắn
đỉnh.
d. Một số nguyên nhân khác: Tai biến mạch não,
dùng thuốc cản quang chứa Iod...
206
Hình 10-7. Xoắn đỉnh.
B. Điều trị
1. Cắt cơn:
a. Cú đấm mạnh trước ngực bệnh nhân đôi khi cũng
có hiệu quả.
b. Nếu XĐ kéo dài hoặc gây rối loạn huyết động
nặng cần sốc điện bằng năng lượng bắt đầu từ 50-
100J và có thể tăng lên đến 360J nếu cần.
2. Điều chỉnh ngay các rối loạn điện giải máu:
a. Tiêm Magiê sulfate thẳng vào tĩnh mạch với liều
1-2 g và có thể nhắc lại đến tổng liều 2-4 g trong
vòng 15 phút. Việc này có thể cắt được cơn XĐ
trong 75% số bệnh nhân.
b. Bồi phụ kali và canxi theo yêu cầu.
c. Ngừng ngay các thuốc có thể gây XĐ hoặc rối
loạn điện giải máu.
3. Điều trị các rối loạn nhịp chậm nếu có:
a. Dùng Isoproterenol truyền TM.
b. Đặt máy tạo nhịp tạm thời: là biện pháp rất hữu
ích trong các trường hợp này.
c. Có thể dùng Lidocain.
IX. Một số rối loạn nhịp chậm
Các rối loạn nhịp chậm và các bloc nhĩ thất là những loạn
nhịp tim khá thường gặp. Rất nhiều trong số các rối loạn nhịp
207
này thường không có triệu chứng và cũng không nguy hiểm.
Tuy vậy, có một số loại nhịp chậm rất nguy hiểm có thể đe doạ
tính mạng bệnh nhân. Chúng tôi sẽ trình bày dưới đây hai vấn đề
khá quan trọng trong nhịp chậm, đó là hội chứng suy nút xoang
và bloc nhĩ thất.
A. Hội chứng suy nút xoang
Hội chứng suy nút xoang hay còn gọi là nút xoang
bệnh lý (SSS: Sick Sinus Symdrom) hoặc rối loạn chức năng
nút xoang (Sinus Node Dysfunction) là tình trạng nút xoang
không đủ khả năng để duy trì hoạt động bình thường của ổ
chủ nhịp. Trên lâm sàng chúng ta có thể gặp các biểu hiện từ
nhịp chậm xoang, ngưng xoang, nhịp thoát nút hoặc cơn
nhịp nhanh-nhịp chậm xen kẽ.
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Ngất hoặc tiền ngất (xỉu) là những triệu chứng
đáng chú ý, ngoài ra có thể thấy choáng váng,
chóng mặt, khó thở...
b. Với những bệnh nhân có hội chứng nhịp nhanh -
nhịp chậm có thể có những cơn hồi hộp đánh
trống ngực.
2. Nguyên nhân: Có thể do những nguyên nhân thực
thể hoặc những nguyên nhân bên ngoài (bảng 10-6).
Bảng 10-6. Nguyên nhân của suy nút xoang.
Nguyên nhân nội tại:
• Bệnh lý thoái hoá nút xoang
• Bệnh động mạch vành
• Bệnh cơ tim
• Tăng huyết áp
• Các bệnh thâm nhiễm cơ tim (amyloidosis, khối u...)
• Bệnh chất tạo keo
• Bệnh lý viêm (viêm cơ tim)
• Chấn thương do mổ xẻ
• Bệnh tim bẩm sinh
Nguyên nhân ngoại sinh:
208
• Do một số thuốc: Chẹn bêta giao cảm, chẹn kênh
canxi, Digoxin, các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA,
IC, III...
• Ảnh h−ëng hÖ thÇn kinh tù ®éng: c−êng tr−¬ng lùc
phÕ vÞ qu¸ møc, héi chøng xoang c¶nh, chËm xoang
cña lùc sÜ...
• Rèi lo¹n ®iÖn gi¶i m¸u vμ c¸c c¨n nguyªn kh¸c: t¨ng
kali m¸u, rèi lo¹n néi tiÕt, t¨ng ¸p lùc néi sä, h¹ th©n
nhiÖt, sèc nhiÔm khuÈn...
3. Điện tâm đồ:
a. Nhịp chậm xoang thái quá (< 60 chu kỳ /phút),
phức bộ QRS thanh mảnh và sóng P đi trước.
b. Có thể thấy những nhát ngưng xoang. Nếu ngưng
xoang > 3 giây là một dấu hiệu có giá trị và báo
hiệu nguy hiểm.
c. Có thể thấy những nhịp thoát nút.
d. Nếu thấy hình ảnh nhịp nhanh - nhịp chậm xen
kẽ thì đó cũng là một dấu hiệu khá đặc trưng
trong suy nút xoang.
4. Các xét nghiệm chẩn đoán:
a. Các thăm dò không chảy máu:
• Điện tâm đồ thường quy 12 chuyển đạo là
một thăm dò cơ bản.
• Holter điện tim cho phép theo dõi diễn biến
điện tim trong 24 giờ và có giá trị để chẩn
đoán, nhất là khi thấy hội chứng nhịp nhanh -
nhịp chậm hoặc các đoạn ngưng xoang.
• Nghiệm pháp Atropine: dùng để phân biệt là
suy nút xoang hay do cường thần kinh phó
giao cảm. Bình thường khi tiêm 0,04 mg/kg
Atropine cho bệnh nhân thì nhịp tim nội sinh
của bệnh nhân sẽ tăng tối thiểu theo công
thức: Nhịp tim tăng = 118,1 - (0,57 x tuổi)
Nếu sau tiêm mà nhịp tim thấp hơn nhịp nói
209
trên thì chứng tỏ có suy yếu nút xoang
(nghiệm pháp dương tính).
• Nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt-table testing):
giúp phân biệt ngất do cường phế vị hay do
suy nút xoang. Nếu có những cơn nhịp chậm
xuất hiện khi làm bàn nghiêng, chứng tỏ ngất
liên quan đến hệ thần kinh tự động (cường
phó giao cảm) hơn là do suy nút xoang.
• Xoa xoang cảnh giúp phân biệt những đoạn
ngưng xoang là do cường xoang cảnh hay do
suy nút xoang. Trong cường xoang cảnh, khi
xoa ta có thể thấy có những đoạn ngưng
xoang dài hơn 3 giây. Đây là một thăm dò
khá nguy hiểm
b. Thăm dò nút xoang qua đường ống thông:
thăm dò rất có giá trị trong chẩn đoán suy nút
xoang.
• Thời gian phục hồi nút xoang: là khoảng
thời gian phục hồi lại nhịp đập xoang sau khi
đã kích thích nhĩ vượt tần số và dừng lại. Khi
thời gian này trên 1400 ms (mili giây) thì có
thể coi là có suy nút xoang. Thời gian phục
hồi nút xoang được hiệu chỉnh là thông số có
giá trị hơn sau khi đã hiệu chỉnh thời gian
trên theo nhịp tim thực tế của bệnh nhân. Nếu
thời gian này dài trên 550 ms là suy nút
xoang.
• Thời gian dẫn truyền xoang nhĩ (SACT):
Bình thường khoảng cách giữa các sóng P cơ
bản là A1-A1. Khi có kích thích tạo nhát bóp
ngoại tâm thu nhĩ (A2) và đến nhát tiếp theo
đập trở lại của nhĩ gọi là A3, ta sẽ có:
SACT = (khoảng A2-A3) - (khoảng A1-A1)
Thời gian dẫn truyền xoang nhĩ này nói lên
tính tự động của nút xoang và không ảnh
hưởng bởi phát nhịp, thời gian dẫn truyền đến
210
nút bằng thời gian dẫn truyền ra khỏi nút, và
không có thay đổi trong nguyên lý ổ tạo nhịp.
5. Điều trị:
a. Điều trị trong cơn cấp cứu khi suy nút xoang
nặng gây nhịp chậm trầm trọng có triệu chứng:
• Atropine: 0,04 mg/kg tiêm thẳng tĩnh mạch.
• Có thể đặt máy tạo nhịp tạm thời khi không
cải thiện được bằng thuốc.
• Isopreterenol (Isuprel) có thể cho với liều bắt
đầu 1 mcg/ phút truyền tĩnh mạch. Biện pháp
này có thể là cầu nối trong lúc chờ cấy máy
tạo nhịp. Không nên dùng ở những bệnh nhân
có tiền sử cấp cứu ngừng tim.
b. Chỉ định cấy máy tạo nhịp nói chung được áp
dụng cho mọi bệnh nhân suy nút xoang đã có
triệu chứng (ngất, xỉu...) hoặc khi bắt buộc vẫn
phải dùng thuốc làm chậm nhịp tim: bảng 10-7.
c. Tất cả các thuốc làm chậm nhịp xoang cần phải
được ngừng lại nếu có thể. Nếu không thể ngưng
được thì cần cân nhắc đặt máy tạo nhịp ngay.
d. Đối với những bệnh nhân có hội chứng nhịp
nhanh - nhịp chậm, thường thì cần đặt máy tạo
nhịp để điều trị những lúc nhịp chậm và cho
thuốc để điều trị các rối loạn nhịp nhanh.
B. Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (bloc nhĩ thất)
Bloc nhĩ thất là sự dẫn truyền từ nhĩ xuống thất bị chậm lại
hay ngưng hẳn.
1. Phân loại: người ta thường chia bloc nhĩ thất thành 3
mức độ như sau:
a. Bloc nhĩ thất độ I: Là hiện tượng dẫn truyền
chậm trễ từ tâm nhĩ xuống tâm thất, biểu hiện
bằng đoạn PQ trên điện tim đồ kéo dài trên 0,20
giây. Hiện tượng này có thể gặp ở người bình
thường hoặc ở một số bệnh lý của tim.
211
b. Bloc nhĩ thất độ II:
• Kiểu Mobitz I hay còn gọi là chu kỳ
Wenckebach, biều hiện bằng đoạn PQ trên
điện tâm đồ bị dài dần ra và đến một lúc nào
đó sẽ chỉ còn sóng P mà không có QRS đi
kèm (tức là có một nhịp nghỉ thất). Sau đó
chu kỳ lại được lập lại giống như trên.
• Kiểu Mobitz II: biểu hiện bằng những nhát
bóp của tim bị bloc xen kẽ vào những nhát
nhịp xoang bình thường, mức độ bloc có thể
là 2/1; 3/1... ví dụ, nếu bloc tuân theo quy luật
cứ 2 sóng P mới có một QRS đi kèm theo thì
ta gọi là bloc 2/1.
c. Bloc nhĩ thất cấp III hay bloc nhĩ thất hoàn
toàn là tình trạng đường dẫn truyền từ nhĩ xuống
thất bị nghẽn hẳn, nhĩ sẽ đập theo nhịp của nút
xoang kích thích còn thất sẽ đập theo nhịp riêng
của nó.
2. Điện tâm đồ:
a. Sóng P không đứng trước các thất đồ (QRS) và
cũng không có liên hệ gì với các thất đồ, mà nó
có thể rơi vào trước, sau hay trùng lên các phức
bộ QRS một cách ngẫu nhiên mà thôi.
b. Tần số của các sóng P vẫn bình thường, khoảng
60-80 chu kỳ/phút.
c. Tần số các phức bộ QRS rất chậm (khoảng 30-40
chu kỳ/phút) nhưng rất đều.
d. Hình dạng của QRS có thể thanh mảnh bình
thường, nhưng cũng có khi QRS bị giãn rộng nếu
trung tâm chủ nhịp của thất xuất phát từ phía
dưới của bộ nối.
e. Chú ý: đôi khi ta thấy có sóng P rơi trùng phía
trước QRS với một khoảng QRS bình thường và
làm cho nhát bóp này hơi "sớm" hơn so với nhịp
cơ sở, ta gọi đó là "nhát bắt được thất".
212
3. Triệu chứng lâm sàng:
a. Triệu chứng cơ năng:
• Nếu nhịp thất chỉ chậm ít, bệnh nhân có thể
không có triệu chứng gì cả.
• Nhưng nếu nhịp tim chậm nhiều thì lượng
máu từ tim đến các cơ quan, trong đó có não
bị giảm sút. Do đó, bệnh nhân có thể thấy
choáng váng thoảng qua, mất thăng bằng và
có khi bị xỉu hay thậm chí bị ngất (trong bệnh
cảnh của hội chứng Adams-Stokes).
• Khi xảy ra cơn ngất, thì bệnh nhân mất ý
thức, tay chân co quắp, sùi bọt mép...
b. Triệu chứng thực thể:
• Nghe tim thấy nhịp tim chậm (30-40 ck/phút)
và đều.
• Có thể nghe thấy "tiếng đại bác" do có sự
trùng hợp đi gần nhau giữa co bóp tâm nhĩ và
tâm thất.
• Huyết áp tối đa thường tăng và huyết áp tối
thiểu thường giảm vì nhịp thất chậm sẽ làm
cho thời gian tâm trương dài ra.
4. Nguyên nhân:
a. Tác dụng của một số thuốc:
• Digoxin.
• Chẹn bêta giao cảm.
• Chẹn kênh canxi.
• Một số thuốc chống loạn nhịp...
b. Bệnh tim thiếu máu cục bộ:
• Nhồi máu cơ tim cấp.
• Bệnh động mạch vành mạn tính.
c. Thoái hoá tiên phát đường dẫn truyền nhĩ thất:
• Bệnh Lenegre...
d. Bệnh tim bẩm sinh:
• Bloc nhĩ thất hoàn toàn bẩm sinh.
• Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất.
213
• Đảo gốc các động mạch lớn.
• Bệnh hệ thống.
e. Bệnh van tim.
f. Bệnh cơ tim:
• Bệnh cơ tim thâm nhiễm: Nhiễm bột.
• Sarcoidosis, Hemochromatosis...
g. Nhiễm trùng, viêm cơ tim:
• Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
• Viêm cơ tim (Chagas, bệnh Lyme, thấp tim,
lao, sởi...).
h. Bệnh van tim do bệnh chất tạo keo.
i. Rối loạn chuyển hoá:
• Tăng kali máu.
• Tăng magiê máu.
j. Bệnh nội tiết (bệnh Addison).
k. Chấn thương:
• Mổ tim.
• Điều trị phóng xạ.
• Thông tim và các điều trị can thiệp, đặc biệt
đốt các đường dẫn truyền...
l. Khối u.
m. Bệnh hệ thần kinh tự động:
• Hội chứng xoang cảnh.
• Ngất do cường phế vị.
n. Rối loạn thần kinh cơ:
• Phì đại cơ.
5. Các xét nghiệm chẩn đoán: Việc chẩn đoán chủ yếu
dựa vào điện tim đồ.
a. Bloc nhĩ thất cấp I: Chủ yếu dựa vào đo đoạn
PR trên ĐTĐ, PR kéo dài trên 0,20 giây ở người
lớn và trên 0,18 giây ở trẻ em với hình dáng của
sóng P và QRS bình thường.
214
Hình 10-8. Bloc nhĩ thất cấp I: PR=0,36 giây.
b. Bloc nhĩ thất cấp II:
• Mobitz I (chu kỳ Wenckebach):
Đoạn PR sẽ kéo dài dần và kết thúc bởi
một nhát bóp không có QRS.
Khoảng cách RR sẽ ngắn dần.
Khoảng RR nơi nhát bóp không có QRS
sẽ nhỏ hơn tổng 2 khoảng RR cạnh đó.
Có sự nhắc lại theo chu kỳ (chu kỳ
Wenckebach).
Hình 10-9. Bloc nhĩ thất cấp II, Mobitz I.
• Mobitz II: Các khoảng PP vẫn đều và có
những nhát bóp không dẫn (khác với ngoại
tâm thu nhĩ bị bloc, khoảng này không đều).
c. Bloc nhĩ thất cấp III (hoàn toàn):
• Tần số nhĩ vẫn bình thường, đều.
• Tần số thất rất chậm và cũng đều.
• Không có mỗi liên hệ nào giữa nhĩ và thất
215
• Phức bộ QRS thường giãn rộng và nếu bloc
càng ở thấp thì QRS càng rộng và tần số thất
càng chậm.
Hình 10-10. Bloc nhĩ thất cấp III.
6. Điều trị:
Với bloc nhĩ thất cấp I hoặc bloc nhĩ thất cấp II
kiểu Mobitz I thường không cần điều trị gì đặc hiệu.
Với các bloc nhĩ thất độ cao (Mobitz II hoặc cấp III)
dai dẳng thường cần phải cấy máy tạo nhịp (xem
phần sau).
a. Thuốc: Dùng trong trường hợp cấp cứu, đặc biệt
khi bệnh nhân có ngất hoặc xỉu. Thuốc thường
chỉ có tác dụng tạm thời để chờ cấy máy tạo nhịp
hoặc trong giai đoạn cấp của một số bệnh chờ khi
hồi phục. Thuốc không có lợi ích nếu dùng kéo
dài trong các trường hợp bloc nhĩ thất độ cao có
triệu chứng.
• Nếu bệnh nhân có ngất do nhịp chậm.
Atropine là thuốc nên thử dùng đầu tiên,
nó có thể làm giảm mức độ bloc ở bệnh
nhân bloc do cường phế vị quá chứ không
có tác dụng với những tổn thương thực
thể đường dẫn truyền. Nó có tác dụng tốt
hơn ở bệnh nhân có nhồi máu cơ tim sau
dưới.
216
Có thể dùng Dopamine với liều bắt đầu 5
mcg/kg/phút ở những bệnh nhân có kèm
huyết áp thấp.
• Nếu bệnh nhân trong tình trạng rất trầm
trọng, có thể dùng ngay Adrenaline truyền
tĩnh mạch thay vì Dopamine, Liều 1-2
mcg/phút.
• Isoproterenol hydrochlorid (Isuprel), có thể
có ích ở bệnh nhân bloc nhĩ thất không phải
do thiếu máu cơ tim vì làm tăng nhịp tim khá
chọn lọc. Tuy nhiên cần lưu ý là ở bệnh nhân
có bệnh mạch vành thì không nên dùng vì nó
làm tăng nhu cầu ôxy cơ tim. Liều ban đầu
nên từ 2 mcg/phút tăng theo đáp ứng nhịp tim
cho đến 10 mcg/phút.
b. Tạo nhịp tim tạm thời:
• Máy tạo nhịp qua da (hai điện cực áp thành
ngực) rất có hiệu quả nhưng gây đau đớn.
Đây là máy xách tay lưu động, thường gắn
với hệ thống phá rung cấp cứu. Những bệnh
nhân ngất cần đặt ngay tạo nhịp tạm thời
trong lúc vận chuyển đến bệnh viện.
• Cấp cứu: dùng máy tạo nhịp áp thành qua da
(nếu có) trong lúc chờ tiến hành đặt máy tạo
nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch.
• Tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch là
giải pháp cấp cứu tối ưu cho những trường
hợp nhịp chậm có triệu chứng nặng.
c. Chỉ định cấy máy tạo nhịp (bảng 10-7).
• Nhìn chung chỉ định khi bệnh nhân có nhịp
chậm mà có triệu chứng (ngất, xỉu, mệt lả do
nhịp chậm...).
• Nếu bloc nhĩ thất hoàn toàn do NMCT sau
dưới thường chỉ cần đặt tạo nhịp tạm thời, vì
có thể hồi phục sau giai đoạn cấp do bloc ở
bệnh nhân này thường do cường phế vị quá
mức. Nếu là bloc cấp III mà do nhồi máu cơ
217
tim trước bên thì nên chỉ định cấy máy tạo
nhịp sớm.
• Các trường hợp bloc nhĩ thất hoàn toàn mắc
phải thường cần cấy máy tạo nhịp, trong khi
bloc nhĩ thất bẩm sinh thường không cần cấy
máy tạo nhịp do bệnh nhân có sự thích nghi
bằng các nhịp thoát.
Bảng 10-7. Các chỉ định cấy máy tạo nhịp lâu dài.
Nhóm bệnh Chỉ định bắt buộc Có thể chỉ định
Suy nút
xoang
(SNX)
SNX kèm triệu chứng nặng,
không hồi phục sau khi đã
dùng thuốc hoặc cần phải
dùng thuốc gây nhịp chậm.
- Không có bằng
chứng chứng tỏ
nhịp chậm < 40
ck/phút liên quan
đến SNX và các
triệu chứng có thể
khống chế được.
- Bệnh nhân có
triệu chứng nhẹ
hoặc không
nhưng có nhịp tim
< 30 ck/phút (khi
thức giấc).
Bloc nhĩ thất
mắc phải
Bloc nhĩ thất cấp III có một
trong các đặc tính sau:
- Có triệu chứng.
- Có rối loạn nhịp kèm theo
hoặc bệnh lý kèm theo cần
dùng thuốc có thể gây nhịp
chậm.
- Có đoạn ngưng tim trên 3
giây hoặc nhịp tim < 40
ck/phút ở bệnh nhân không
có triệu chứng.
- Bloc sau khi điều trị đốt
các đường dẫn truyền trong
tim (catheter ablation).
- Bệnh nhân bloc
nhĩ thất cấp III
mà không có triệu
chứng và nhịp tim
trung bình lúc
thức giấc là hơn
40 ck/phút.
- Bloc nhĩ thất
cấp II kiểu
Mobitz II không
có triệu chứng.
- Bloc nhĩ thất
cấp I nhưng nhịp
tim rất chậm và
218
- Sau mổ tim.
- Bệnh lý thần kinh cơ có
kèm theo bloc nhĩ thất cấp
III (hội chứng Kearns Sayre,
phì đại Erb...)
b. Bloc nhĩ thất độ II có
kèm theo triệu chứng do
nhịp chậm (bất kể thể và vị
trí).
có triệu chứng
hoặc khi đặt máy
tạm thời có hội
chứng máy tạo
nhịp.
Biến chứng
sau nhồi
máu cơ tim
- Bloc nhĩ thất cấp II kiểu
Mobitz II tồn tại sau nhồi
máu cơ tim tại vị trí bó His
trở xuống mà có kèm theo
bloc 2 nhánh hoặc Bloc nhĩ
thất cấp III tại vị trí bó His
trở xuống sau NMCT.
- Tồn tại bloc nhĩ thất cấp II
Mobitz II hoặc cấp III có
triệu chứng.
- Tồn tại bloc nhĩ
thất cấp II độ cao
hoặc cấp III tại vị
trí nút nhĩ thất.
Bloc 2
nhánh hoặc
3 phân
nhánh mạn
tính
- Có kèm theo bloc nhĩ thất
cấp III từng lúc.
- Bloc nhĩ thất cấp II Mobitz
II.
Hội chứng
cường
xoang cảnh
và ngất
- Ngất tái phát nhiều lần do
kích thích xoang cảnh. Kích
thích nhẹ xoang cảnh có thể
gây ngừng thất trên 3 giây.
Tài liệu tham khảo
1. Benditt G, Remole S, Milatein S, et al. Syncope: causes, clinical
evaluation, and current therapy. Annu Rev Med 1992;43: 283-300.
2. Braunwald E, ed. Heart disease: a textbook of cardiovascular
medicine, 5th ed. Philadelphia: WB Saunders, 1997.
3. Domanski MJ, Zipes DP, Schron E. Treatment of sudden cardiac
death. Current understandings from randomized trials and future
research direction. Circulation 1997;95:269~2699.
219
4. Donbar SB, Ellenbogen K, Epstein AB. Sudden cardiac death: past,
present, and future. American Heart Association Monograph Series.
Armonk, NY: Futura Publishing, 1997.
5. Kowey PR. Pharmacological effects of antiarrhythmic drugs.
Review and update. Arch Intern Med 1998;158:325-332.
6. Marcus Fl, Opie LH Antiarrhythmic agents. In: Opie LH, ed. Drugs
for the heart, 4th ed. Philadelphia: WB Saunders, 1997:207-247
7. Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular
Medicine. Philadelphia: LippincottRaven, 2000.
8. Nattel S. Antiarrhythmic drug classifications. A critical appraisal of
their history, present status, and clinical relevance. Drugs
1991;41:672-701.
9. Singh BN. Antiarrhythmic drugs: a reorientation in light of recent
developments in the control of disorders of rhythm. Am J Cardiol
1998;81:3D-13D.
10. Task Force of the Working Group on Arrhythmias of the European
Society of Cardiology. The Sicilian gambit. A new approach to the
classification of antiarrhythmic drugs based on their actions on
arrhythmogenic mechanisms. Circulation 1991;84:1831-1851.
11. Wein AL, Grimm RA, Black 1W, et al. Cardioversion guided by
transesophageal echocardiography: the ACUTE pilot study. Ann
Intern Med 1997;126:200-209.
12. Zipes DP, Jalife J, eds. Cardiac electrophysiology: from cell to
bedside, 2nd ed. Philadelphia: WB Saunders, 1995.
219
THẤP TIM
Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp
(rheumatic fever) được coi là một trong những bệnh của hệ miễn
dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Cho tới nay, bệnh
vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt
nam) và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ
tuổi. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6-15 tuổi, nhưng không ít
trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa. Ngày nay, người
ta đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm Liên cầu khuẩn
tan huyết nhóm A đường hô hấp trên (Streptococcus A).
I. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh
Cho đến nay, thế giới đã thống nhất dùng tiêu chuẩn Jones
được điều chỉnh năm 1992 (Bảng 11-1). Chẩn đoán xác định
thấp tim khi có bằng chứng của nhiễm liên cầu A đường hô hấp
(biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp trên và/hoặc làm
phản ứng ASLO dương tính và/hoặc cấy dịch họng tìm thấy liên
cầu), kèm theo có ít nhất 2 tiêu chuẩn chính hoặc có 1 tiêu chuẩn
chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ.
Bảng 11-1. Tiêu chuẩn Jones được điều chỉnh năm 1992 trong
chẩn đoán thấp tim.
Tiêu
chuẩn
chính
1. Viêm tim: gặp 41-83% số bệnh nhân thấp tim.
Viêm tim có biểu hiện lâm sàng từ nhịp nhanh,
rối loạn nhịp (hay gặp bloc nhĩ thất cấp 1), hở van
hai lá hoặc van động mạch chủ, viêm màng ngoài
tim, viêm cơ tim, đến suy tim...
2. Viêm khớp: Gặp khoảng 80 %, là triệu chứng rất
có ý nghĩa nhưng không phải đặc hiệu hoàn toàn.
Biểu hiện là sưng đau khớp kiểu di chuyển và
không bao giờ để lại di chứng ở khớp.
3. Múa giật của Sydenham: là rối loạn vận động
ngoại tháp, với vận động không mục đích và
không cố ý.
220
4. Nốt dưới da: nốt có đường kính 0,5-2cm, nổi
dưới da, di động tự do, không đau, có thể đơn độc
hoặc tập trung thành đám, thường thấy ở gần vị
trí các khớp lớn như khớp gối.
5. Hồng ban vòng: là những ban đỏ không hoại tử,
nhạt màu ở giữa, vị trí thường ở thân mình, mặt
trong các chi và không bao giờ ở mặt. Thường
mất đi sau vài ngày.
Tiêu
chuẩn
phụ
1. Sốt.
2. Đau khớp: đau một hoặc nhiều khớp nhưng
không có đủ các triệu chứng điển hình của viêm
khớp.
3. Tăng cao protein C-reactive huyết thanh.
4. Tốc độ máu lắng tăng.
5. Đoạn PQ kéo dài trên điện tâm đồ.
Bằng chứng của nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A trước đó
1. Cấy dịch ngoáy họng tìm thấy liên cầu hoặc test nhanh
kháng nguyên liên cầu dương tính.
2. Tăng nồng độ kháng thể kháng liên cầu trong máu
(Phản ứng ASLO > 310 đv Todd).
II. Sinh lý bệnh
Mối liên hệ chặt chẽ giữa viêm họng và thấp tim đã được
biết rõ từ năm 1930. Người ta thấy rằng: (1) Có bằng chứng của
sự tăng rõ rệt kháng thể kháng streptolysin O ở trong huyết
thanh bệnh nhân bị thấp tim. (2) Hiệu quả rõ rệt của kháng sinh
trong phòng bệnh thấp tim là một trong những bằng chứng hỗ
trợ cho cơ chế trên.
Thấp tim không phải do trực tiếp liên cầu gây ra mà thông
qua cơ chế miễn dịch. Thông thường, sau khoảng 3 tuần viêm
đường hô hấp trên bệnh nhân mới có biểu hiện của thấp tim.
Một khía cạnh nữa là thấp tim rất ít khi xảy ra ở bệnh nhân dưới
5 tuổi, khi mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện đầy đủ nên phản
ứng chéo của cơ thể chưa đủ hiệu lực gây ra thấp tim.
Kháng nguyên là các protein M,T và R ở lớp vỏ ngoài của
liên cầu A là yếu tố quan trọng nhất gây phản ứng chéo với cơ
221
thể. Khi liên cầu xâm nhập vào cơ thể chúng ta, cơ thể sẽ sinh ra
các kháng thể chống lại vi khuẩn đó, nhưng vô tình đã chống lại
luôn các protein ở các mô liên kết của cơ thể, nhất là các mô liên
kết ở van tim. Trong đó, protein M là yếu tố không những đặc
hiệu miễn dịch mà còn là yếu tố gây thấp mạnh nhất.
Có khoảng 3% số bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên do
liên cầu nhóm A mà không được điều trị triệt để sẽ tiến triển
thành thấp tim, và có khoảng 50% số bệnh nhân đã bị thấp tim
sẽ bị tái phát các đợt thấp tim sau đó. Nhiễm liên cầu ngoài da
thường ít khi gây thấp tim.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Các biểu hiện chính
1. Viêm tim:
a. Viêm tim là một biểu hiện bệnh lý nặng của thấp
tim và khá đặc hiệu. Có khoảng 41-83% số bệnh
nhân thấp tim có biểu hiện viêm tim. Các biểu
hiện của viêm tim có thể là viêm màng trong tim,
viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim.
b. Viêm tim có thể biểu hiện từ thể không có triệu
chứng gì đến các dấu hiệu suy tim cấp nặng hoặc
tử vong.
c. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp là: tăng nhịp
tim, tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi tâm trương,
tiếng rung tâm trương, rối loạn nhịp, tiếng cọ
màng tim, suy tim...
d. Suy tim thường ít gặp ở giai đoạn cấp, nhưng nếu
gặp thì thường là biểu hiện nặng do viêm cơ tim.
e. Một trong những biểu hiện phải chú ý và là biến
chứng nặng của thấp tim là viêm van tim. Hở van
hai lá là một trong những biểu hiện thường gặp
nhất, trong khi hở van động mạch chủ ít gặp hơn
và thường kèm theo hở van hai lá.
f. Viêm màng ngoài tim có thể gây đau ngực, tiếng
cọ màng tim, tiếng tim mờ...
222
2. Viêm khớp:
a. Viêm khớp là một biểu hiện hay gặp nhất trong
thấp tim (80%) nhưng lại ít đặc hiệu.
b. Biểu hiện của viêm khớp là sưng, nóng, đỏ, đau
khớp, xuất hiện ở các khớp lớn (gối, cổ chân, cổ
tay, khuỷu, vai...) và có tính chất di chuyển.
c. Viêm khớp đáp ứng rất tốt với Salycilate hoặc
Corticoid trong vòng 48 giờ. Nếu trong trường
hợp đã cho Salycilate đầy đủ mà trong vòng 48
giờ viêm khớp không thuyên giảm thì phải nghĩ
tới nguyên nhân khác ngoài thấp tim.
d. Viêm khớp do thấp tim thường không bao giờ để
lại di chứng ở khớp.
3. Múa giật Sydenham:
a. Đây là biểu hiện của tổn thương ngoại tháp và
khá đặc hiệu cho thấp tim.
b. Các biểu hiện là những động tác vận động không
mục đích và không tự chủ ở các cơ mặt, chi; giảm
trương lực cơ, rối loạn cảm động.
c. Các biểu hiện ban đầu có thể là khó viết, khó nói
hoặc đi lại.
d. Các biểu hiện này thường rõ khi bệnh nhân bị
xúc động hoặc thức tỉnh và mất đi khi bệnh nhân
ngủ.
e. Múa giật Sydenham là một trong những biểu hiện
muộn của thấp tim, nó thường xuất hiện sau
khoảng 3 tháng sau khi viêm đường hô hấp trên.
Múa giật Sydenham thường biểu hiện đơn độc
trong thấp tim và gặp ở khoảng 30%. Triệu
chứng này thường mất đi sau 2-3 tháng.
f. Cần phải chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý
khác như động kinh, rối loạn hành vi tác phong...
4. Nốt dưới da:
223
a. Đó là những nốt có đường kính khoảng 0,5-2 cm,
cứng, không đau, di động và thường xuất hiện
ngay trên các khớp lớn hoặc quanh các khớp. Nốt
dưới da có thể gặp ở khoảng 20% số bệnh nhân
bị thấp tim và thường biến mất sau khoảng vài
ngày.
b. Da ở trên nốt này thường vẫn di động bình
thường và không có biểu hiện viêm ở trên.
5. Hồng ban vòng (erythema marginatum):
a. Đây là một loại ban trên da, có màu hồng và
khoảng nhạt màu ở giữa tạo thành ban vòng.
Thường không hoại tử và có xu hướng mất đi sau
vài ngày.
b. Hồng ban vòng là một dấu hiệu khá đặc hiệu
trong thấp tim và ít gặp (5%), thường chỉ gặp ở
những bệnh nhân có da mịn và sáng màu. Hồng
ban vòng thường xuất hiện ở thân mình, bụng,
mặt trong cánh tay, đùi và không bao giờ ở mặt.
c. Khi có hồng ban vòng thì thường có kèm theo
viêm cơ tim.
6. Các dấu hiệu phụ:
a. Sốt thường xảy ra trong giai đoạn cấp.
b. Đau khớp được xác định là chỉ đau khớp chứ
không có viêm (sưng, nóng, đỏ).
c. Ngoài ra, có thể gặp các biểu hiện như đau bụng,
viêm cầu thận cấp, viêm phổi cấp do thấp tim, đái
máu, hoặc viêm màng não... Đây là những dấu
hiệu không trong tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tim.
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Các dấu hiệu là bằng chứng của nhiễm liên cầu
nhóm A (GAS):
a. Có thể xác định thông qua ngoáy họng tìm thấy
liên cầu (nuôi cấy hoặc xét nghiệm kháng nguyên
224
nhanh) hoặc các phản ứng huyết thanh thấy tăng
nồng độ kháng thể kháng liên cầu.
b. Xét nghiệm ASLO (AntiStreptoLysin O) là một
phản ứng thông dụng hiện nay. Sự tăng nồng độ
ASLO trên 2 lần so với chứng (khoảng trên 310
đơn vị Todd) có giá trị xác định dấu hiệu nhiễm
GAS. Tuy nhiên ASLO còn có thể tăng trong một
số bệnh lý khác như: viêm đa khớp, bệnh
Takayasu, Schoenlein-Henoch, hoặc thậm chí ở
một số trẻ bình thường.
c. Để xác định bằng chứng nhiễm GAS trước đó có
thể dùng xét nghiệm ASLO nhắc lại nhiều lần
hoặc một số kháng thể khác như: anti-DNAase B;
anti-hydaluronidase; anti-streptokinase; anti-
NADase...
d. Hiện nay có một số que thử nhanh có sẵn để thử
với một số kháng thể kháng GAS, nhưng độ
chính xác không cao và có ý nghĩa tham khảo.
2. Sinh thiết:
a. Sinh thiết cơ tim có thể cho thấy hình ảnh hạt
Aschoff, là hình ảnh hạt thâm nhiễm gặp trong
thấp tim. Hạt này gặp ở khoảng 30% số bệnh
nhân có các đợt thấp tái phái và thường thấy ở
vách liên thất, thành thất, tiểu nhĩ.
b. Các hình ảnh tế bào học còn cho thấy hình ảnh
viêm nội mạc tim với đặc trưng là phù và thâm
nhiễm tổ chức màng van tim.
c. Sinh thiết cơ tim không có ích trong giai đoạn
cấp của thấp tim, nó chỉ nên chỉ định và có giá trị
phân biệt khi thấp tim tái phát và khó phân biệt
với các bệnh thấp khớp mạn khác.
3. Một số xét nghiệm máu khác:
a. Tăng bạch cầu, thiếu máu nhược sắc/bình sắc.
225
b. Tốc độ máu lắng tăng và protein C phản ứng
tăng.
4. Xquang tim phổi: Thường thì không có biến đổi gì
đặc biệt trong thấp tim. Một số trưòng hợp có thể
thấy hình tim to, rốn phổi đậm hoặc phù phổi.
5. Điện tâm đồ:
a. Thường hay thấy hình ảnh nhịp nhanh xoang, có
khi PR kéo dài (bloc nhĩ thất cấp I).
b. Một số trường hợp có thể thấy QT kéo dài.
c. Khi bị viêm màng ngoài tim có thể thấy hình ảnh
điện thế ngoại vi thấp và biến đổi đoạn ST.
6. Siêu âm Doppler tim:
a. Có thể giúp đánh giá chức năng tim.
b. Hình ảnh hở van tim ngay cả khi không nghe
thấy được trên lâm sàng.
c. Có thể thấy tổn thương van hai lá và van động
mạch chủ. Giai đoạn sau có thể thấy hình ảnh van
dày lên, vôi hoá cùng các tổ chức dưới van.
IV. Điều trị
A. Điều trị đợt cấp
Một khi đã có chẩn đoán xác định thấp tim thì các biện pháp
sau là cần thiết:
1. Loại bỏ ngay sự nhiễm liên cầu: (xem Bảng 11-3)
bằng thuốc kinh điển Benzathine Penicillin G
600.000 đơn vị (đv) tiêm bắp sâu 1 lần duy nhất cho
bệnh nhân dưới 27 kg, và 1,2 triệu đv cho bệnh nhân
trên 27 kg, tiêm bắp sâu 1 lần duy nhất. Nếu bệnh
nhân bị dị ứng với penicillin thì dùng thay bằng
Erythromycine 40mg/kg/ngày, uống chia 2 lần/ngày,
trong 10 ngày liên tục.
2. Chống viêm khớp: phải được bắt đầu càng sớm
càng tốt ngay khi có chẩn đoán.
226
a. Aspirin: là thuốc được chọn hàng đầu và hiệu
quả nhất. Liều thường dùng là 90 - 100 mg/kg/
ngày, chia làm 4-6 lần. Thuờng dùng kéo dài từ
4-6 tuần tuỳ thuộc vào diễn biến lâm sàng. Có thể
giảm liều dần dần sau 2-3 tuần. Nếu sau khi dùng
Aspirin 24-36 giờ mà không hết viêm khớp thì
cần phải nghĩ đến nguyên nhân khác ngoài thấp
tim.
b. Prednisolone được khuyến cáo dùng cho những
trường hợp có kèm viêm tim nặng. Liều dùng là 2
mg/kg/ngày chia 4 lần và kéo dài 2-6 tuần. Giảm
liều dần trước khi dừng.
c. Một số thuốc giảm viêm chống đau không phải
corticoid có thể được dùng thay thế trong một số
hoàn cảnh nhất định.
3. Điều trị múa giật Sydenham: bao gồm các biện
pháp nghỉ ngơi tại giường, tránh các xúc cảm, dùng
các biện pháp bảo vệ và có thể dùng một số thuốc
như: Phenobarbital, Diazepam, Haloperidol, hoặc
steroid. Việc phòng bệnh tiếp tục theo chế độ cũng là
biện pháp tránh được tái phát múa giật Sydenham.
4. Chế độ nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp là rất quan
trọng. Đầu tiên là nghỉ tại giường, sau là vận động
nhẹ trong nhà rồi vận động nhẹ ngoài trời và trở về
bình thường (Bảng 11-2). Chế độ này tuỳ thuộc vào
mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bảng 11-2. Chế độ nghỉ ngơi đối với bệnh nhân thấp
tim.
Chế độ Chỉ viêm
khớp
Viêm
tim nhẹ
Viêm
tim vừa
Viêm tim
nặng
Nghỉ tại
giường
1 - 2 tuần 2 - 3
tuần
4 - 6
tuần
2 - 4 tháng
Vận động nhẹ
trong nhà
1 - 2 tuần 2 - 3
tuần
4 - 6
tuần
2 - 3 tháng
Vận động 2 tuần 2 - 4 1 - 3 2 - 3 tháng
227
nhẹ ngoài trời tuần tháng
Trở về sinh
hoạt bình
thường
Sau 4 - 6
tuần
Sau 6 -
10 tuần
Sau 3 - 6
tháng
Thay đổi
tuỳ trường
hợp
5. Điều trị suy tim (nếu có): nghỉ tại giường, thở ôxy,
với suy tim trái cấp cho Morphin, lợi tiểu, trợ tim.
Hạn chế ăn mặn, hạn chế uống nhiều nước, có thể
dùng lợi tiểu. Digoxin có thể dùng nhưng phải thận
trọng vì quả tim của bệnh nhân thấp tim rất nhạy
cảm, nên dùng liều ban đầu chỉ nên bằng nửa liều
quy ước.
6. Phòng thấp: Vấn đề cực kỳ quan trọng là nhắc nhở
bệnh nhân và gia đình sự cần thiết và tôn trọng chế
độ phòng thấp tim cấp hai khi bệnh nhân ra viện.
B. Phòng bệnh: (Bảng 11-3)
1. Phòng bệnh cấp I: Một bước cực kỳ quan trọng là
loại trừ ngay sự nhiễm liên cầu khuẩn (đã nêu ở
trên), hay còn gọi là chế độ phòng thấp cấp I.
Bảng 11-3. Chế độ phòng bệnh cho thấp tim.
PHÒNG THẤP CẤP I
Thuốc Liều Đường
dùng
Thời gian
Benzathine
Penicillin G
600.000 đv (<27kg)
1,2 triệu đv (≥27kg)
Tiêm bắp Liều duy nhất
Hoặc
Penicillin V
250mg × 2-3 lần/ngày
(trẻ em)
500mg × 2-3 lần/ngày
(người lớn)
Uống 10 ngày
Erythromycin (cho
bệnh nhân dị ứng
với Penicillin)
40 mg/kg/ngày Uống 10 ngày
PHÒNG THẤP TIM CẤP II
Thuốc Liều lượng Đường
dùng
Khoảng cách
dùng
Benzathine
Penicillin G
1,2 triệu đv Tiêm bắp 3-4 tuần/1 lần
228
Hoặc
Penicillin V
250 mg Uống 2 lần/ngày
Sulfadiazine 0,5g (<27kg)
1,0g (≥27kg)
Uống hàng ngày
Erythromycin (cho
bệnh nhân dị ứng
với Penicillin hoặc
Sulfazidine)
250 mg Uống 2 lần/ ngày
a. Cần thiết phải điều trị thật sớm nếu có thể.
b. Penicillin là thuốc lựa chọn hàng đầu vì tính hiệu
quả và giá rẻ. Nên dùng Benzathine Penicillin G
liều duy nhất tiêm bắp (Bảng 11-3). Có thể dùng
thay thế bằng uống Penicillin V trong 10 ngày.
c. Các thuốc phổ rộng như Ampicillin không có lợi
ích gì hơn so với Penicillin trong điều trị thấp
tim.
d. Với bệnh nhân dị ứng với Penicillin, thay thế
bằng Erythromycin uống trong 10 ngày. Có thể
dùng Marcrolide mới như Azithromycin để thay
thế rất có tác dụng, dùng trong 5 ngày với liều
500 mg trong ngày đầu sau đó 250 mg mỗi ngày
cho 4 ngày tiếp theo.
e. Có thể thay thế bằng chế độ khác là dùng
Cephalosporin thế hệ I dạng uống (Cephalexin,
Cephadroxil), uống trong 10 ngày.
2. Phòng bệnh cấp II: Phải bắt đầu ngay khi đã chẩn
đoán xác định là thấp tim.
a. Thuốc dùng được nêu trong Bảng 11-3.
b. Thời gian dùng (Bảng 11-4), nói chung phụ thuộc
vào từng cá thể bệnh nhân.
c. Nói chung nên dùng đường tiêm. Chỉ nên dùng
đường uống cho các trường hợp ít có nguy cơ tái
phát thấp tim hoặc vì điều kiện không thể tiêm
phòng được, vì tỷ lệ tái phát thấp tim ở bệnh nhân
dùng đường uống cao hơn đường tiêm nhiều.
Bảng 11-4. Thời gian tiến hành của phòng thấp cấp II.
229
Tình trạng bệnh Thời gian kéo dài
Thấp tim có viêm cơ tim và
để lại di chứng bệnh van
tim.
Kéo dài ít nhất 10 năm và ít nhất
phải đến 40 tuổi. Có thể tiêm rất lâu
dài (nên áp dụng).
Thấp tim có viêm tim
nhưng chưa để lại di chứng
bệnh van tim.
10 năm hoặc đến tuổi trưởng thành,
một số trường hợp kéo dài hơn.
Thấp tim không có viêm
tim.
5 năm hoặc đến 21 tuổi, có thể dài
hơn tuỳ trường hợp.
Tài liệu tham khảo
1. Bisno AL. Group A streptococcal infection and acute rheumatic
fever. N Engl J Med 1991; 325:783-793.
2. da Silva NA, de Faria Pereira BA. Acute rheumatic fever. Pediatr
Rheumatol 1997;23:545-568.
3. Dajani AS. Rheumatic fever. In: Braunwald E, ed. Heart disease: a
textbook of cardiovascular medicine, 5th ed. Philadelphia: WB
Saunders, 1997:1769-1775.
4. Dijani AS, Ayoub E, Bierman FZ, et, al, Guidelines for the
diagnosis of rheumatic fever: Jones criteria. Updated 1993.
Circulation 1993; 87: 302-307.
5. Nader S. Rheumatic fever. In: Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds.
Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott-
Raven, 2000.
6. Stollerman GH. Rheumatic fever. Lancet 1997;349: 935-942.
231
HẸP VAN HAI LÁ
Hẹp van hai lá (HHL) vẫn còn là bệnh rất phổ biến ở nước
ta cho dù tỷ lệ mắc bệnh này đã giảm nhiều ở các nước đã phát
triển khác.
I. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Đa số bệnh nhân không hề có triệu chứng trong một
thời gian dài. Khi xuất hiện, thường gặp nhất là khó
thở: mới đầu đặc trưng là khó thở khi gắng sức, sau
đó là khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm
(do tăng áp lực mạch máu phổi). Cơn hen tim và phù
phổi cấp khá thường gặp trong HHL - là một điểm
đặc biệt của bệnh: biểu hiện suy tim trái mà bản chất
lại là suy tim phải.
2. Các yếu tố làm bệnh nặng thêm: sự xuất hiện rung
nhĩ trong HHL với tần số thất đáp ứng rất nhanh là
yếu tố kinh điển dẫn đến phù phổi cấp. Sự giãn nhĩ
trái là yếu tố dự đoán xuất hiện rung nhĩ ở bệnh nhân
HHL. Thai kỳ của phụ nữ HHL cũng làm cho triệu
chứng nặng thêm.
3. Có thể gặp các triệu chứng liên quan với nhĩ trái giãn
to như:
a. Ho ra máu do tăng áp lực nhĩ trái và tăng áp lực
động mạch phổi.
b. Khàn tiếng (hội chứng Ortner), do nhĩ trái giãn to
đè vào dây thần kinh quặt ngược hoặc nuốt nghẹn
do nhĩ trái to đè vào thực quản.
c. Tắc mạch đại tuần hoàn (mạch não, thận, mạc
treo, mạch chi) do huyết khối hình thành trong
buồng nhĩ trái giãn nhất là khi có kèm rung nhĩ.
232
d. Rung nhĩ (cơn kịch phát hoặc dai dẳng) gây biểu
hiện hồi hộp trống ngực, có thể gây choáng hoặc
ngất (rung nhĩ nhanh), góp phần hình thành huyết
khối và gây ra tắc mạch đại tuần hoàn...
4. Lâu dần sẽ có các triệu chứng của suy thất phải (gan
to, phù chi dưới...) do tăng áp động mạch phổi. Khi
tăng áp lực động mạch phổi, bệnh nhân có thể đau
ngực gần giống cơn đau thắt ngực, do tăng nhu cầu
ôxy thất phải.
5. Mệt cũng là triệu chứng hay gặp do cung lượng tim
giảm thấp.
B. Triệu chứng thực thể
1. Chậm phát triển thể chất nếu HHL có từ khi nhỏ: dấu
hiệu "lùn hai lá".
2. Lồng ngực bên trái có thể biến dạng nếu HHL từ
nhỏ.
3. Dấu hiệu của ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi có suy
tim phải: tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch
cổ dương tính, phù chi dưới, phù toàn thân, gan to,
tràn dịch các màng...
4. Các dấu hiệu của kém tưới máu ngoại vi: da, đầu chi
xanh tím.
5. Sờ có thể thấy rung miu tâm trương ở mỏm tim. Một
số trường hợp khi tăng áp động mạch phổi nhiều có
thể thấy tiếng T2 mạnh và tách đôi ở cạnh ức trái.
6. Gõ diện đục của tim thường không to.
7. Nghe tim: là biện pháp quan trọng giúp chẩn đoán
bệnh HHL.
a. Tiếng clắc mở van hai lá, nghe rõ ở mỏm tim,
khoảng cách từ T2 đến tiếng này càng hẹp thì
mức độ HHL càng nhiều (<80 ms trong HHL
khít). Tuy nhiên, một số trường hợp không nghe
thấy tiếng này khi van hai lá đã vôi cứng, mở
233
kém. Tiếng này cũng có thể gặp trong HoHL,
thông liên thất, teo van ba lá kèm theo thông liên
nhĩ.
b. Tiếng rung tâm trương ở mỏm tim: âm sắc
trầm thấp, giảm dần, nghe rõ nhất ở mỏm, thời
gian phụ thuộc vào chênh áp (dài khi HHL khít),
có tiếng thổi tiền tâm thu nếu còn nhịp xoang.
Nghe tim sau gắng sức hoặc ngửi Amyl Nitrate
làm tăng cường tiếng thổi do tăng chênh áp khi
tăng dòng chảy qua van hai lá. Tuy nhiên tiếng
rung tâm trương này có thể không có nếu van hẹp
quá khít hoặc dây chằng cột cơ bị vôi hoá xơ
cứng nhiều, hoặc khi suy tim nặng, kèm theo hẹp
van động mạch chủ làm giảm dòng máu qua van.
Tiếng rung tâm trương còn có thể gặp trong một
số truờng hợp khác như HoC, tăng cung lượng
qua van hai lá... Tiếng thổi tiền tâm thu cũng
thường gặp nhất là khi bảo bệnh nhân gắng sức
hoặc dùng một ít khí Amyl Nitrate. Tiếng thổi
này sẽ không có khi bệnh nhân đã bị rung nhĩ.
c. Tiếng T1 đanh khá quan trọng trong HHL. Tiếng
T1 có thể không rõ đanh nữa khi van vôi hoá
nhiều hoặc giảm sự di động của lá van. Nghe ở
đáy tim có thể thấy tiếng T2 mạnh và tách đôi,
biểu hiện của tăng áp động mạch phổi.
d. Một số tình trạng có thể giống biểu hiện của hẹp
van hai lá như u nhầy nhĩ trái hoặc tim ba buồng
nhĩ. Tiếng đập của u nhầy có thể nhầm với tiếng
clắc mở van. Khi bệnh nhân có rung tâm trương
luôn cần chẩn đoán phân biệt với u nhầy nhĩ trái.
Các tình trạng khác có thể gây nên tiếng rung tâm
trương bao gồm: thông liên nhĩ, hoặc thông liên
thất, tiếng thổi Austin-Flint của hở chủ (giảm khi
giảm hậu gánh) hoặc của hẹp van ba lá (nghe rõ
nhất ở bờ trái xương ức và tăng lên khi hít vào).
234
II. Nguyên nhân
A. Đa số trường hợp HHL đều là do di chứng thấp tim dù
50% bệnh nhân không hề biết tiền sử thấp khớp.
1. Đợt thấp tim cấp thường hay gây ra hở van hai lá.
Sau một số đợt thấp tim tái phát, hẹp van hai lá bắt
đầu xuất hiện, tiếp tục tiến triển nhiều năm cho tới
khi biểu hiện triệu chứng.
2. Thương tổn chính là thâm nhiễm xơ, dày lá van.
Dính mép van, dính và co rút dây chằng góp phần
gây nên HHL. Xuất hiện vôi hoá lắng đọng trên lá
van, dây chằng, vòng van, tiếp tục làm hạn chế chức
năng bình thường của van. Những thương tổn này tạo
thành van hai lá hình phễu như hình miệng cá mè.
B. Các nguyên nhân gây hẹp van hai lá
1. Di chứng thấp tim.
2. Bẩm sinh:
a. Van hai lá hình dù: do có một cột cơ xuất phát
các dây chằng cho cả hai lá van, dẫn đến hở hoặc
hẹp van.
b. Vòng thắt trên van hai lá.
3. Bệnh hệ thống có thể gây xơ hoá van hai lá:
a. U carcinoid.
b. Lupus ban đỏ hệ thống.
c. Viêm khớp dạng thấp.
d. Lắng đọng mucopolysaccharide.
e. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đã liền sẹo.
235
Hình 12-1. Thương tổn van hai lá do thấp.
III. Sinh lý bệnh
1. Bình thường diện tích lỗ van hai lá là 4-6 cm2. Khi
diện tích lỗ van hai lá < 2cm2, dòng chảy qua van hai
lá bị cản trở tạo thành chênh áp qua van hai lá giữa
nhĩ trái và thất trái trong thời kỳ tâm trương. Chênh
áp này và áp lực nhĩ trái sẽ càng tăng khi diện tích lỗ
van càng giảm. Tuỳ theo mức độ diện tích của lỗ van
hai lá mà người ta chia thành các loại:
a. HHL rất khít khi diện tích lỗ van < 1,0 cm2.
b. HHL khít khi diện tích lỗ van từ 1 đến < 1,5 cm2.
c. HHL vừa khi diện tích lỗ van từ 1,5-2,0 cm2.
2. Dòng chảy qua van hai lá tăng làm chênh áp qua van
tăng theo cấp số nhân (vì chênh áp là hàm bậc hai
của dòng chảy). Vì vậy, gắng sức hoặc thai nghén
(tăng thể tích và dòng máu lưu thông) sẽ làm tăng
đáng kể áp lực nhĩ trái. Nhịp tim nhanh làm giảm
thời gian đổ đầy tâm trương cũng làm tăng chênh áp
qua van và áp lực trong nhĩ trái. Do đó trong giai
đoạn sớm, hội chứng gắng sức rất thường gặp ở bệnh
nhân HHL.
3. Tăng áp lực nhĩ trái dẫn đến tăng áp trong hệ thống
mạch phổi gây ra các triệu chứng ứ huyết phổi. Tăng
áp lực thụ động trong hệ mạch phổi sẽ gây tăng sức
cản mạch phổi (tăng áp động mạch phổi phản ứng,
hàng rào thứ hai). Tình trạng này có thể mất đi và trở
về bình thường nếu tình trạng hẹp van được giải
quyết. Tuy nhiên, nếu hẹp van hai lá khít kéo dài sẽ
dẫn đến bệnh cảnh tắc nghẽn mạch máu ở phổi.
4. Mặc dù thất trái ít bị ảnh hưởng bởi các quá trình
bệnh sinh trên nhưng 25-30% số trường hợp có giảm
phân số tống máu thất trái, có lẽ là do giảm tiền gánh
thất trái vì giảm dòng chảy đổ về thất trái lâu ngày.
236
5. Những trường hợp hẹp van hai lá khít có thể gây
giảm cung lượng tim đến mức gây triệu chứng giảm
tưới máu. Tình trạng cung lượng tim thấp mạn tính
sẽ gây phản xạ tăng sức cản mạch đại tuần hoàn và
tăng hậu gánh, càng làm tiếp tục giảm chức năng co
bóp thất trái hơn nữa. Phân số tống máu sẽ trở lại
bình thường nếu giải quyết chỗ hẹp ở van hai lá (khôi
phục tiền gánh và hậu gánh). Một số bệnh nhân vẫn
tiếp tục rối loạn co bóp cơ tim kéo dài sau khi đã mở
chỗ hẹp, nguyên nhân hay được nghĩ tới là tình trạng
viêm cơ tim âm ỉ do thấp tim.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Siêu âm Doppler tim: là biện pháp thăm dò cực kỳ quan
trọng để chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ hẹp
van hai lá, chẩn đoán hình thái van, tổ chức dưới van hai
lá và các thương tổn kèm theo (thường có trong HHL)
giúp chỉ định điều trị.
1. Kiểu TM: lá van dày, giảm di động, biên độ mở van
hai lá kém, hai lá van di động song song, dốc tâm
trương EF giảm (EF < 15 mm/s là HHL khít).
2. Siêu âm 2D: hình ảnh van hai lá hạn chế di động, lá
van hình vòm (hockey-stick sign), vôi hoá lá van và
tổ chức dưới van. Siêu âm 2D còn cho phép đo trực
tiếp diện tích lỗ van hai lá, đánh giá chức năng thất
trái và các tổn thương van khác có thể kèm theo.
3. Siêu âm Doppler đặc biệt quan trọng để đánh giá
mức độ hẹp:
a. Vận tốc đỉnh dòng chảy qua van hai lá > 1 m/giây
gợi ý có HHL, song dấu hiệu này không đặc hiệu,
có thể xảy ra do nhịp nhanh, tăng co bóp. Hở hai
lá và thông liên thất cũng gây tăng dòng chảy dù
không có HHL.
237
b. Chênh áp qua van hai lá (đo viền phổ dòng chảy
qua van hai lá) cho phép ước lượng mức độ nặng
của hẹp van.
• HHL nhẹ: chênh áp trung bình qua van < 5
mmHg,
• HHL vừa: chênh áp trung bình qua van từ 5-
12 mmHg,
• HHL khít: chênh áp trung bình qua van > 12
mmHg.
c. Ước tính áp lực động mạch phổi (ĐMP), thông
qua việc đo phổ của hở van ba lá kèm theo hoặc
hở van ĐMP kèm theo (thường gặp trong HHL).
d. Cho phép đánh giá tổn thương thực tổn kèm theo
như HoHL, HoC và mức độ, điều này rất quan
trọng giúp cho quyết định lựa chọn phương pháp
can thiệp van hai lá thích hợp.
4. Siêu âm Doppler tim dùng để đánh giá diện tích lỗ
van hai lá khá chính xác, từ đó xác định và đánh giá
mức độ hẹp. Thường có hai cách đo trên lâm sàng:
a. Đo trực tiếp lỗ van trên siêu âm 2D:
• Mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái, cắt qua mép
van, lấy lỗ van hai lá vào trung tâm, dừng
hình trong thời kỳ tâm trương khi lỗ van mở
rộng nhất. Sau đó dùng con trỏ để đo được
trực tiếp diện tích van hai lá.
Hình 12-2. Đo diện tích lỗ van hai lá trên siêu âm 2D.
238
• Hình ảnh mờ (do thành ngực dầy, khí phế
thũng), van, tổ chức dưới van dầy, vôi, méo
mó hoặc biến dạng sau mổ tách van... là
những yếu tố khiến rất khó xác định được
chính xác lỗ van. Nếu cắt không vuông góc sẽ
ước lượng sai diện tích lỗ van (tăng lên). Vôi
hoặc xơ dày mép van cũng làm sai lệch (giảm
đi). Độ phân giải thấp làm mờ mép van và
tăng quá diện tích, độ phân giải cao làm diện
tích giảm đi. Tuy vậy phương pháp này vẫn
được dùng rộng rãi.
b. Phương pháp PHT (thời gian bán giảm áp lực):
Thời gian bán giảm áp lực (thời gian để áp lực
giảm một nửa so với giá trị ban đầu), là thời gian
để vận tốc giảm còn 70% vận tốc đỉnh. Hẹp hai lá
làm thời gian giảm áp lực của dòng chảy qua van
hai lá bị kéo dài ra. Càng hẹp nhiều thì mức thời
gian này càng dài, Sóng E của phổ hai lá được
dùng để tính diện tích lỗ van theo PHT:
• Diện tích lỗ van hai lá = 220/PHT
Hình 13-3. Đo diện tích lỗ van hai lá bằng PHT.
• Nếu không tính tự động thì PHT = 0,29 × thời
gian giảm tốc sóng E. Nếu dòng chảy tâm
trương không tuyến tính, có thể dùng dòng
239
chảy giữa tâm trương để ước lượng ra vận tốc
tối đa. Nếu có rung nhĩ, cần lấy trung bình từ
5-10 nhát bóp liên tiếp để tính.
• Phải đảm bảo dòng Doppler song song với
hướng của dòng chảy.
• PHT bị thay đổi không phản ánh đúng thực tế
nếu có thay đổi nhanh chóng của huyết động
qua van như ngay sau nong van hai lá. PHT
cũng bị sai lệch nếu nhịp tim nhanh (EA gần
như trùng nhau). Hở van động mạch chủ, làm
thất trái đầy nhanh, cũng gây giảm PHT→
tăng diện tích lỗ van hai lá giả tạo.
5. Siêu âm tim gắng sức chỉ định cho bệnh nhân có
triệu chứng song siêu âm tim khi nghỉ không biểu lộ
HHL khít rõ hoặc khi đã có HHL khít mà chưa có
biểu hiện lâm sàng. Có thể đánh giá chênh áp qua
van hai lá trong khi thực hiện gắng sức (bằng xe đạp
lực kế) hoặc ngay sau khi gắng sức (bằng thảm
chạy). Siêu âm Doppler cũng dùng để đo vận tốc
dòng hở van ba lá, dòng hở qua van động mạch phổi
để ước lượng áp lực động mạch phổi khi gắng sức.
6. Siêu âm tim qua thực quản: với đầu dò trong thực
quản cho thấy hình ảnh rõ nét hơn, dùng để đánh giá
chính xác hơn mức độ hẹp van cũng như hình thái
van và tổ chức dưới van, hình ảnh cục máu đông
trong nhĩ trái hoặc tiểu nhĩ trái. Từ đó giúp chỉ định
phương thức điều trị can thiệp van hai lá. Siêu âm
qua thực quản nên được chỉ định thường quy trước
khi quyết định nong van hai lá nếu có điều kiện. Tuy
nhiên, với các trường hợp nhịp xoang và khi hình ảnh
khá rõ trên siêu âm qua thành ngực thì cũng đủ để
đánh giá cho chỉ định nong van hai lá.
B. Thông tim: là phương pháp rất chính xác để đo các
thông số như: áp lực cuối tâm trương thất trái, áp lực nhĩ
trái (trực tiếp hoặc gián tiếp qua áp lực mao mạch phổi
240
bít), áp lực động mạch phổi, cung lượng tim (phương
pháp Fick hoặc pha loãng nhiệt), nhịp tim và thời gian đổ
đầy tâm trương (giây/nhịp tim). Trên cơ sở hai đường áp
lực đồng thời ở thất trái và nhĩ trái, có thể tính được
chênh áp qua van hai lá (bằng phần diện tích giữa hai
đường áp lực × hệ số đo). Nếu dùng đường áp lực mao
mạch phổi bít, nên dịch đường áp lực sang trái 50-70 ms
là phần thời gian để truyền áp lực từ nhĩ trái đến mạng
lưới mao mạch phổi.
1. Diện tích lỗ van hai lá được ước tính theo công
thức Gorlin:
37,7 * ª ¸ ¸
− / êigiandædÇ ytamtr−ong *
¸
Ch nh ptrungbinh quavanhail
Cungl îngtim Th NhÞptim
DiÖntÝchlç vanhail =
Hệ số 37,7 được tính từ hằng số Gorlin 44,3 × 0,85
(hệ số hiệu chỉnh của van hai lá). Ngoài ra có thể dựa
vào công thức đơn giản hoá do Hakki đề xuất:
ª ¸ ¸
−
¸
Ch nh ptrungbinhquavanhail
Cungl îngtim
DiÖntÝchlçvanhail =
2. Không thể dùng áp lực mao mạch phổi bít để tính
diện tích lỗ van hai lá nếu bệnh nhân có hẹp động
mạch hoặc tĩnh mạch phổi, tắc mao mạch phổi hoặc
tim ba buồng nhĩ hay khi cung lượng tim quá thấp.
Đồng thời ống thông đo áp lực mao mạch phổi bít
phải đặt đúng vị trí. Hơn thế nữa, phương pháp pha
loãng nhiệt ít chính xác nếu có hở van ba lá hoặc tình
trạng cung lượng tim thấp. Dòng hở van hai lá hoặc
luồng thông do thông liên nhĩ gây ra ngay sau nong
có thể làm ước lượng sai dòng chảy qua van hai lá.
241
C. Điện tâm đồ: hình ảnh P hai lá (sóng P rộng do dày nhĩ
trái) thường gặp nếu bệnh nhân còn nhịp xoang. Trục
điện tim chuyển sang phải. Dày thất phải xuất hiện khi
có tăng áp lực động mạch phổi. Rung nhĩ thường xảy ra
ở bệnh nhân HHL.
D. Chụp Xquang ngực:
1. Giai đoạn đầu, có thể chưa thấy biến đổi nào quan
trọng, bờ tim bên trái giống như đường thẳng. Tiếp
đó, khi áp lực ĐMP tăng sẽ thấy hình ảnh cung ĐMP
nổi và đặc biệt là hình ảnh 4 cung điển hình ở bờ bên
trái của tim (từ trên xuống: cung ĐMC, cung ĐMP,
cung tiểu nhĩ trái, cung thất trái). Một số trường hợp
có thể thấy hình ảnh 5 cung khi nhĩ trái to và lộ ra
bên trái dưới cung tiểu nhĩ.
2. Hình ảnh 2 cung ở phần dưới bờ tim bên phải do nhĩ
trái ứ máu nhiều có 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là hình
ảnh song song hai cung với cung nhĩ trái vẫn ở bên
trong cung nhĩ phải, giai đoạn tiếp là hai cung này
cắt nhau, và sau cùng là nhĩ trái to nhiều với hình ảnh
hai cung song song, cung nhĩ trái ở ngoài cung nhĩ
phải.
3. Một số trường hợp HHL rất khít có thể thấy thất trái
rất sáng trong thời kỳ tâm trương do máu đổ vào thất
trái ít. Cũng có thể thấy hình ảnh vôi hoá van hai lá.
Đường Kerley B xuất hiện trên phim chụp thẳng khi
có tăng áp lực động mạch phổi. Thất phải giãn (giảm
khoảng sáng sau xương ức trên phim nghiêng trái).
4. Hình ảnh gián tiếp khác như nhánh phế quản gốc trái
bị đẩy lên trên hoặc nhĩ trái đè thực quản ở 1/3 dưới,
thực quản bị đẩy ra sau trên phim chụp nghiêng có
uống thuốc cản quang.
5. Có thể thấy hình ảnh vôi hoá của van hai lá hoặc tổ
chức dưới van trên phim chụp hoặc chiếu dưới màn
tăng sáng.
242
V. Điều trị
A. Điều trị nội khoa
1. Nếu bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng thì chỉ
cần điều trị kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc
khi có kèm HoHL hoặc HoC.
2. Nếu bệnh nhân mới chỉ khó thở khi gắng sức ở mức
độ nhẹ thì điều trị thuốc lợi tiểu để làm giảm áp lực
nhĩ trái. Phối hợp thuốc chẹn β giao cảm (tác dụng
giảm đáp ứng tăng nhịp tim khi gắng sức) sẽ tăng
được khả năng gắng sức. Tránh dùng các thuốc giãn
động mạch.
3. Rung nhĩ là nguyên nhân rõ ràng gây nặng bệnh, vì
thế cần điều trị triệt để rung nhĩ (chuyển về nhịp
xoang) hoặc ít nhất phải khống chế nhịp thất để tăng
thời gian tâm trương đổ đầy thất trái và giảm chênh
áp qua van hai lá. Những thuốc thường dùng là
digitalis và nhóm chẹn β giao cảm. Dùng các thuốc
chống loạn nhịp hoặc sốc điện chuyển nhịp có thể
chuyển rung nhĩ về nhịp xoang song hiệu quả lâu dài
để tránh tái phát rung nhĩ còn phụ thuộc vào việc giải
quyết mức độ hẹp van.
4. Bắt buộc phải điều trị chống đông ở bệnh nhân HHL
có rung nhĩ vì nguy cơ huyết khối gây tắc mạch cao:
nên duy trì INR trong khoảng từ 2-3. Việc điều trị dự
phòng huyết khối nhĩ trái và tắc mạch ở bệnh nhân
nhịp xoang còn chưa thống nhất, song nên điều trị
nếu bệnh nhân đã có tiền sử tắc mạch đại tuần hoàn,
có cơn rung nhĩ kịch phát hoặc khi đường kính nhĩ
trái lớn (≥ 50-55 mm) sẽ dễ dàng chuyển thành rung
nhĩ. Một số tác giả khác có xu hướng điều trị thuốc
chống đông cho tất cả bệnh nhân HHL cho dù mức
độ hẹp và kích thước nhĩ trái tới đâu.
5. Nếu triệu chứng cơ năng nặng lên (NYHA ≥ 2) bệnh
nhân cần được chỉ định mổ hoặc can thiệp qua da.
Một số tác giả còn coi tăng áp lực ĐMP (≥ 55
mmHg) hoặc rung nhĩ cũng là chỉ định để can thiệp
hoặc mổ do việc can thiệp sớm giúp kiểm soát rung
243
nhĩ tốt hơn và giảm bớt tỷ lệ nguy cơ, biến chứng về
lâu dài. Nếu không can thiệp hoặc mổ thì tỷ lệ tử
vong sau 10 năm là 40% ở bệnh nhân trẻ, tăng lên
gấp đôi sau 20 năm và tỷ lệ này là 60-70% sau 10
năm ở bệnh nhân già.
B. Nong van bằng bóng qua da
1. Nong van bằng bóng qua da là kỹ thuật đưa ống
thông đầu có bóng vào nhĩ trái qua chỗ chọc vách
liên nhĩ rồi lái xuống thất trái và đi ngang qua van
hai lá, sau đó bóng sẽ được bơm lên-xuống dần theo
từng cỡ tăng dần để làm nở phần eo của bóng gây
tách hai mép van cho đến khi kết quả nong van đạt
như ý muốn. Nong van hai lá qua da (NVHL) đã trở
thành phương pháp được lựa chọn hàng đầu cho các
bệnh nhân HHL trên toàn thế giới và đây là thủ thuật
chiếm vị trí thứ 2 (về số lượng cũng như ý nghĩa)
trong can thiệp tim mạch. Tại Việt nam, NVHL bắt
đầu từ 1997, đến nay đã trở thành phương pháp điều
trị thường quy. Kết quả nong bằng bóng (tách hai
mép van bị dính) thường tốt, diện tích lỗ van tăng 1-2
cm2, chênh áp qua van hai lá và áp lực động mạch
phổi giảm khoảng 1/3 so với áp lực động mạch phổi
trước đó. NVHL được ưu tiên lựa chọn vì:
a. NVHL có tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng qua
nhiều nghiên cứu.
b. NVHL cải thiện đáng kể tình trạng huyết động và
diện tích lỗ van.
c. NVHL có kết quả trước mắt và khi theo dõi lâu
dài tương tự hoặc thậm chí còn hơn nếu so với
mổ tách van cả trên tim kín lẫn tim mở.
d. NVHL là thủ thuật ít xâm phạm, nhiều ưu thế so
với mổ như: thời gian nằm viện ngắn, ít đau,
không có sẹo trên ngực, tâm lý thoải mái hơn...
e. NVHL có thể thực hiện được trong một số tình
huống đặc biệt mà phẫu thuật khó thành công
244
trọn vẹn hoặc nguy cơ cao như: ở phụ nữ có thai,
ở người suy tim nặng, ở bệnh nhân đang trong
tình trạng cấp cứu...
Hình 12-4. Nong van hai lá bằng bóng Inoue.
245
HHL (NYHA 1-2)
HHL nhẹ (MVA >1,5cm2) HHL khít (MVA <1,5cm2)
Siêu âm gắng sức
PAP > 60 mmHg Có Hình tháivan tốt cho NVHL
MVG > 15 mmHg
Không Có
Không
Theo dõi hàng năm Nong van hai lá
Hình 12-5a. Chỉ định nong van hai lá theo AHA/ACC.
HHL (NYHA 3-4)
HHL nhẹ (MVA >1,5cm2) HHL khít (MVA <1,5cm2)
Siêu âm gắng sức
PAP > 60 mmHg Có Hình thái van tốt cho NVHL
MVG > 15 mmHg
Không Không Có
Nguy cơ cao nếu mổ
Không Có
Tìm nguyên nhân khác Mổ sửa/thay van Nong van hai lá
Ghi chú: MVA: diện tích lỗ van hai lá; PAP: áp lực tâm thu
ĐMP; MVG: chênh áp trung bình qua van hai lá; NVHL: nong
van hai lá qua da
246
Hình 12-5b. Chỉ định nong van hai lá theo AHA/ACC.
2. Chọn lựa bệnh nhân NVHL bao gồm:
a. HHL khít (diện tích lỗ van trên siêu âm < 1,5
cm2) và có triệu chứng cơ năng trên lâm sàng
(NYHA ≥ 2).
b. Hình thái van trên siêu âm tốt cho NVHL, dựa
theo thang điểm của Wilkins: bệnh nhân có tổng
số điểm ≤ 8 có kết quả tốt nhất.
c. Không có huyết khối trong nhĩ trái trên siêu âm
qua thành ngực (hoặc tốt hơn là trên siêu âm qua
thực quản).
d. Không có hở hai lá hoặc hở van động mạch chủ
mức độ vừa-nhiều kèm theo (> 2/4) và chưa ảnh
hưởng đến chức năng thất trái.
3. Chống chỉ định NVHL: ở bệnh nhân hở van hai lá
vừa-nhiều (≥3/4) hoặc có huyết khối mới trong nhĩ
trái hay tiểu nhĩ trái.
4. Thang điểm Wilkins trên siêu âm: để lượng hoá
tình trạng van và dây chằng giúp cho dự báo thành
công của NVHL (do Wilkins đề xuất năm 1988) có
độ nhạy cao, được hầu hết các trung tâm trên thế giới
sử dụng như một tiêu chuẩn quan trọng trong chọn
bệnh nhân NVHL. Trong thang điểm này thì tình
trạng dày của lá van và tổ chức dưới van có ảnh
hưởng nhiều đến việc cải thiện diện tích lỗ van sau
nong. Các nghiên cứu theo dõi ngắn hạn và trung hạn
đều chỉ ra rằng với điểm Wilkins trên siêu âm ≤ 8 thì
tỷ lệ thành công rất đáng kể. Có một khoảng "xám"
từ 9 - 11 điểm, khi đó kết quả NVHL vẫn có thể tốt
nếu có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với điểm Wilkins >
11 thì không nên nong van hai lá bằng bóng do kết
quả NVHL không tối ưu, tỷ lệ biến chứng, suy tim,
tái hẹp sau nong rất cao. Hiện nay phương pháp
NVHL bằng dụng cụ kim loại do Cribier đề xuất vẫn
247
cho kết quả tốt ngay cả ở bệnh nhân có tình trạng van
xấu (điểm siêu âm cao).
Bảng 12-1. Thang điểm Wilkins trên siêu âm đánh giá
van hai lá.
Điểm Di động van Tổ chức
dưới van
Độ dày
van
Mức độ
vôi hoá
1
Van di động
tốt, chỉ sát bờ
van hạn chế.
Dày ít,
phần ngay
sát bờ van.
Gần như
bình
thường: 4 -
5 mm.
Có một
điểm vôi
hoá.
2
Phần giữa
thân van và
chân van còn
di động tốt.
Dày tới 1/3
chiều dài
dây chằng.
Dày ít phía
bờ van: 5 -
8 mm.
Vôi hóa dải
rác phía bờ
van.
3
Van vẫn còn
di động về
phía trước
trong thời kỳ
tâm trương,
(chủ yếu là
gốc van).
Dày tới
đoạn xa
dây chằng.
Dày lan
xuống cả
thân lá van:
5 - 8mm.
Vôi hoá lan
đến đoạn
giữa lá van.
4
Không di
động hoặc rất
ít.
Dày nhiều
và co rút
cột cơ dây
chằng.
Dày nhiều
toàn bộ cả
lá van: > 8
- 10mm.
Vôi hoá
nhiều lan
toả toàn bộ
van.
Hình 12-6. Lỗ van hai lá trước và sau nong bằng bóng.
5. Biến chứng sau nong van hai lá:
248
a. Tử vong (< 1%) thường do biến chứng ép tim
cấp hoặc tai biến mạch não.
b. Ép tim cấp do chọc vách liên nhĩ không chính
xác gây thủng thành nhĩ hoặc do thủng thất khi
NVHL bằng bóng/dụng cụ kim loại (< 1%).
c. HoHL luôn là biến chứng thường gặp nhất (hở
hai lá nặng sau nong chỉ từ 1-6%, theo nghiên
cứu tại Viện Tim mạch Việt nam là 1,3%).
d. Tắc mạch đặc biệt là tắc mạch não (< 1%).
e. Còn tồn lưu thông liên nhĩ: phần lớn lỗ thông này
tự đóng trong vòng 6 tháng; những trường hợp
còn tồn lưu (10%) thì lỗ nhỏ, shunt bé và dung
nạp tốt.
6. Siêu âm qua thực quản: có vai trò rất quan trọng
trong nong van hai lá: nhằm xác định không có huyết
khối nhĩ trái và tiểu nhĩ trái trước khi nong. Trong
một số trường hợp đặc biệt, siêu âm qua thực quản
hướng dẫn lái bóng nong và đánh giá kết quả sau mỗi
lần nong (diện tích lỗ van, mức độ hở hai lá, chênh
áp qua van hai lá...).
7. Diện tích lỗ van hai lá sau nong: nên được đánh giá
bằng cách đo trực tiếp trên siêu âm 2D. Diện tích lỗ
van hai lá tính bằng phương pháp PHT thường ít tin
cậy trong vòng 24-48 giờ sau nong (do huyết động
thay đổi nhanh chóng).
8. HoHL: là biến chứng khó kiểm soát nhất (1-6% theo
các nghiên cứu). HoHL có xu hướng tăng lên sau
NVHL vì thế HoHL > 2/4 là chống chỉ định tương
đối của NVHL, tuy nhiên, mức độ HoHL nhẹ sau
nong là hoàn toàn chấp nhận được và dễ dung nạp.
Các yếu tố như HoHL trước nong, tình trạng van vôi
hoá góc mép van... có khả năng thấp trong việc dự
báo HoHL sau NVHL. Thang điểm của Padial và
Palacios đề xuất có khả năng dự báo khá tốt HoHL
nặng sau NVHL.
249
Khi điểm Padial >10, khả năng HoHL nặng sau
NVHL sẽ tăng lên nhiều. Nghiên cứu tại Viện Tim
mạch Việt nam cho thấy, với điểm Padial > 10, khả
năng bệnh nhân bị HoHL (RR) tăng 53 lần. Cơ chế
chính gây hở van hai lá sau nong là thương tổn của tổ
chức dưới van, của mép lá van hoặc do lá van bị co
rút gây đóng không kín. Dòng HoHL nhẹ sau nong
thường xuất phát từ mép van trong khi dòng HoHL
nặng thường do đứt dây chằng hoặc rách lá van. Một
số trường hợp kết quả rất tốt sau nong van, không có
hoặc HoHL rất nhẹ ngay sau nong nhưng sau một
thời gian lại xuất hiện HoHL nhiều hơn thường do
hiện tượng co rút lá van, hoặc tổ chức dưới van di
chứng thấp tim.
Bảng 12-2. Thang điểm của Padial dự đoán HoHL.
Thông số Điểm
Độ dày lá van trước 1 → 4
Độ dày lá van sau 1 → 4
Tình trạng vôi hoá mép van 1 → 4
Tình trạng tổ chức dưới van 1 → 4
Tổng 4 → 16
9. Tái hẹp sau nong van hai lá: là khi nong van thành
công về kết quả nhưng qua theo dõi thì (1) diện tích
lỗ van hai lá giảm đi nhỏ hơn giá trị tổng diện tích lỗ
van hai lá trước nong và một nửa số diện tích gia
tăng sau nong và (2) triệu chứng lâm sàng rõ
(NYHA > 2). Ví dụ: một bệnh nhân có diện tích lỗ
van hai lá trước nong van là 1 cm2 và ngay sau nong
đạt được 2 cm2, phần gia tăng là 1 cm2, 1/2 lượng gia
tăng là 0,5 cm2 nên gọi là hẹp lại khi diện tích lỗ van
< 1,5 cm2. Tỷ lệ tái hẹp van hai lá nói chung thay đổi
từ 6-21%, sau 4 năm tỷ lệ sống còn là 84%. Nghiên
cứu bước đầu tại Viện Tim mạch Việt nam (trên 600
bệnh nhân, trung bình 2 năm) cho thấy 100% số bệnh
nhân sống sót sau 2 năm, trong đó 85% bệnh nhân
250
không có những triệu chứng cơ năng gây ra do hẹp
hai lá, chỉ có 3,4% bệnh nhân tái hẹp van.
a. Tuổi cao, NYHA cao, rung nhĩ, diện tích lỗ van
trước nong nhỏ, áp lực động mạch phổi cao, hở
van ba lá nhiều, hở van hai lá tăng sau nong, diện
tích lỗ van hai lá sau nong thấp là những yếu tố
tiên lượng xấu về lâu dài.
b. Kết quả lâu dài (>10 năm) sau nong van tuy rất
ấn tượng (tương đương với mổ sửa van tim mở)
song mới chỉ dừng lại ở những bệnh nhân trẻ
tuổi, van còn chưa vôi mà chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ ở những bệnh nhân lớn tuổi hơn.
C. Phẫu thuật
1. Mổ tách van tim kín: là biện pháp dùng một dụng
cụ tách van hoặc nong van bằng tay qua đường mở
nhĩ, thông qua đường mở ngực (không cần tuần hoàn
ngoài cơ thể). Hiện tại phương pháp này hầu như
không được dùng vì đã có nong van hai lá bằng bóng
qua da hoặc phẫu thuật tim mở. Mổ tách van hoặc
mổ sửa van tim có trợ giúp của tuần hoàn ngoài cơ
thể cho phép quan sát trực tiếp bộ máy van hai lá, lấy
cục vôi, xẻ và tạo hình mép van và dây chằng van hai
lá.
2. Bệnh lý dưới van nặng thường ưu tiên lựa chọn phẫu
thuật so với can thiệp. Bệnh lý van tim khác kèm
theo HHL cần điều trị (như hở hoặc hẹp van động
mạch chủ) cũng là một ưu tiên cho phẫu thuật. Đối
với bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi và hở van
ba lá nặng thứ phát, nong van bằng bóng đơn thuần
làm giảm áp lực động mạch phổi cũng không đủ để
làm giảm hở van ba lá nhất là ở những bệnh nhân lớn
tuổi, vì thế phẫu thuật van hai lá kết hợp với tạo hình
van ba lá có thể là chiến lược điều trị phù hợp hơn.
3. Phẫu thuật thay van hai lá:
251
a. Thay van hai lá thường được chỉ định khi van vôi
và co rút nhiều hoặc có kèm HoHL phối hợp.
b. Lựa chọn thay van hai lá cơ học hoặc sinh học
tuỳ thuộc vào nguy cơ của việc dùng thuốc chống
đông kéo dài khi có van cơ học so với mức độ dễ
thoái hoá của van sinh học. Tỷ lệ sống sót sau
thay van 5 năm từ 80-85%.
c. Quan điểm bảo tồn tổ chức dưới van trong mổ
hẹp van hai lá cũng giống như hở van hai lá nhằm
duy trì cấu trúc và chức năng thất trái sau mổ.
4. Mổ sửa van hai lá: tuy khó hơn song vẫn thực hiện
được ở một số trường hợp. Sau 10 năm tỷ lệ sống sót
> 95%, tỷ lệ mổ lại do tái hẹp sau mổ < 20%.
5. Tăng áp lực động mạch phổi làm tăng nguy cơ của
phẫu thuật song tiên lượng của bệnh nhân sau mổ
còn tốt hơn nhiều so với chỉ điều trị nội khoa.
6. Phẫu thuật Maze điều trị rung nhĩ mạn tính có thể
kết hợp ngay khi tiến hành mổ van hai lá.
D. Theo dõi sau thủ thuật
Theo dõi sau mổ hoặc sau nong van hai lá phải tiến
hành ít nhất 1 năm/1 lần, hoặc nhanh hơn nếu như xuất
hiện triệu chứng lâm sàng, nhất là khi có các dấu hiệu
gợi ý có tái hẹp van hai lá hoặc hở van hai lá phối hợp.
Siêu âm tim cần được làm định kỳ để theo dõi diễn biến
lâm sàng của bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo
1. Alpert JS, Sabik J, Cosgrove DM III. Mitral valve disease. In: Topol
EJ, ed. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998:503-532.
2. Braunwald E. Valvular heart disease. In: Braunwald E, sd. Heart
disease: a textbook of cardiovascular medicine, 5th ed. Philadelphia:
WB Saunders, 1997:1007-1076.
3. Carabello B, Grossman W. Calculation of stenotic valve orifice area.
In: Baim DS, Grossman W, eds. Cardiac catheterization,
252
angiography and intervention, 5th ed. Baltimore: Williams &
Wilkins, 1996:151-166.
4. Carabello BA, Crawford FA. Valvular heart disease. N Engl J Med
1997;337:32-41.
5. Crawford MR, Souchek J, Oprian CA. Determinants of survival and
left ventricular performance after mitral valve replacement.
Circulation 1990;81:1173-1181.
6. Dean LS, Mickel M, Bonan H, et al. Four-year follow-up of patients
undergoing percutaneous balloon mitral commissurotomy: a report
from the National Heart, Lung, and Blood Institute balloon
valvuloplasty registry. J Am Coll Cardiol 1996;25: 1452-1457.
7. Farhat MB, Ayari M, Maatouk F, at al. Percutaneous balloon versus
surgical closed and open mitral commissurotomy: seven year
follow-up results of a randomized trial. Circulation 1995;97:245-
250.
8. Glazier JJ, Turi ZG. Percutaneous balloon mitral valvuloplasty.
Prog Cardiovase Dis 1997;40:5-26.
9. Griffin BP, Stewart WJ. Echocardiography in patient selection,
operative planning, and intra operative evaluation of mitral valve
repair. In: Otto CM, ed. The practice of clinical echocardiography.
Philadelphia: WB Saunders, 1997:355-372.
10. Grossman W. Profiles in valvular heart disease. In: Baim DS,
Grossman W, ads. Cardiac catheterization, angiography and
intervention, 5th ed. Baltimore: Williams & Wilkins, 1996:735-756.
11. Mpert JS, Sabik J, Cosgrove DM III. Mitral valve disease. In: Topol
EJ, ed. Textbook of Cardiovascular Medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998:503-532.
12. Olesen KH. The natural history of 271 patients with mitral stenosis
under medical treatment. Br Heart J 1962;24:349-357.
13. Reid CL. Echocardiography in the patient undergoing catheter
balloon mitral commissurotomy. In: Otto CM, ed. The practice of
clinical echocardiography. Philadelphia: WB Saunders, 1997:373-
388.
14. Reyes VP, Raju BS, Wynee J, et al. Percutaneous balloon
valvuloplasty compared with open surgical commissurotomy for
mitral stenosis. N Engl J Med 1994;331: 961-967.
15. Stewart WJ: Intraoperative echocardiography. In Topol EJ, ed.
Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia: Lippincott-
Raven, 1998: 1492-1525.
16. Thamilarasan M. Mitral valve disease. In: Marso SP, Griffin BP,
Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia:
LippincottRaven, 2000.
17. Tuzcu EM, Block PC, Griffin B, Dinsmore H, Newell JB, Palacios
IF. Percutaneous mitral balloon valvotomy in patients with calcific
mitral stenosis: immediate and long-term outcome. J Am Coll
Cardiol 1994;23:1604-1609.
18. Wilkins GT, Weyman AE, Abascal VM, Block PC, Palacios IM.
Percutaneous balloon dilatation of the mitral valve: an analysis of
echocardiographic variables related to outcome and the mechanism
of dilatation. Br Heart J 1985;60:299-308.
253
253
HỞ VAN HAI LÁ
Hở van hai lá (HoHL) là bệnh khá thường gặp. HoHL
thường chia thành hai loại: HoHL thực tổn (do thấp tim, viêm
nội tâm mạc, biến chứng của NMCT...) hoặc HoHL cơ năng...
I. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Phù phổi (khó thở khi nghỉ, khi nằm) hoặc sốc tim
(do giảm thể tích tống máu) là triệu chứng chính của
hở van hai lá (HoHL) nặng, cấp, mới xuất hiện.
2. HoHL mạn tính thường không biểu hiện triệu chứng
cơ năng gì trong nhiều năm ngoài một tiếng thổi ở
tim. Đợt tiến triển của HoHL thường xuất hiện khó
thở khi gắng sức hay giảm dung nạp khi gắng sức,
nặng hơn sẽ xuất hiện khó thở khi nằm và cơn khó
thở kịch phát về đêm. Lâu ngày sẽ xuất hiện triệu
chứng suy tim trái, cũng như các triệu chứng suy tim
phải do tăng áp động mạch phổi.
3. Loạn nhịp hoàn toàn (rung nhĩ) thường gặp do hậu
quả của giãn nhĩ trái. Triệu chứng hay gặp khác là
mệt (do giảm thể tích tống máu và cung lượng tim).
B. Triệu chứng thực thể
1. Sờ: Mỏm tim đập mạnh và ngắn nếu chức năng thất
trái còn tốt. Mỏm tim đập lệch trái khi thất trái giãn.
Có thể cảm thấy hiện tượng đổ đầy thất nhanh và
giãn nhanh nhĩ trái.
2. Nghe tim:
a. Tiếng tim:
• Âm sắc T1 thường giảm (HoHL mạn) nhưng
cũng có thể bình thường nếu do sa van hai lá
hoặc rối loạn hoạt động dây chằng.
254
• T2 thường tách đôi rộng (do phần chủ của T2
đến sớm), âm sắc sẽ mạnh khi có tăng áp
động mạch phổi.
• Xuất hiện tiếng T3 khi tăng dòng chảy tâm
trương cho dù đó không phải luôn luôn là
biểu hiện rối loạn chức năng thất trái. Đôi khi
có thể nghe thấy tiếng T4 nhất là trong đợt
HoHL cấp.
b. Tiếng thổi tâm thu: toàn thì tâm thu, âm sắc
cao, kiểu tống máu, nghe rõ nhất ở mỏm, lan ra
nách (xuất hiện giữa thì tâm thu nếu do sa va hai
lá hoặc rối loạn chức năng cơ nhú). Tiếng thổi
tâm thu này có thể ngắn, đến sớm khi HoHL cấp/
nặng phản ánh tình trạng tăng áp lực nhĩ trái. Tuy
vậy nếu áp lực nhĩ trái tăng quá nhiều sẽ không
còn nghe rõ thổi tâm thu nữa. Cần chẩn đoán
phân biệt tiếng thổi toàn tâm thu của HoHL với
hở ba lá (HoBL) và thông liên thất (TLT): tất cả
đều có âm sắc cao, nhưng tiếng thổi của TLT
thường thô ráp hơn, nghe rõ ở bờ trái xương ức
và lan ra vùng trước tim; tiếng thổi của HoBL
nghe rõ nhất ở bờ dưới trái xương ức, lan về bờ
phải xương ức và đường giữa đòn trái, tăng lên
khi hít sâu trong khi thổi tâm thu HoHL nghe rõ
nhất ở mỏm và lan ra nách (cũng có thể lan ra
đáy tim do dòng chảy hướng ra trước).
c. Các triệu chứng thực thể của suy tim trái và suy
tim phải (tĩnh mạch cổ nổi, gan to, cổ chướng,
phù chi dưới) xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng.
II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
A. Nguyên nhân gây ra HoHL
1. Bệnh lý lá van:
a. Di chứng thấp tim: xơ hoá, dầy, vôi, co rút lá van.
b. Thoái hoá nhầy: làm di động quá mức lá van.
255
c. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) gây
thủng lá van, co rút lá van khi lành bệnh.
d. Phình lá van do dòng hở van ĐMC (do
VNTMNK) tác động lên van hai lá.
e. Bẩm sinh:
• Xẻ (nứt) van hai lá: đơn thuần hoặc phối hợp
(thông sàn nhĩ thất).
• Van hai lá có hai lỗ van.
f. Bệnh cơ tim phì đại: van hai lá di động ra trước
trong kỳ tâm thu.
2. Bệnh lý vòng van hai lá:
a. Giãn vòng van:
• Giãn thất trái do bệnh cơ tim giãn, bệnh tim
thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp.
b. Vôi hoá vòng van:
• Thoái hoá ở người già, thúc đẩy do tăng huyết
áp, đái đường, suy thận.
• Do bệnh tim do thấp, hội chứng Marfan, hội
chứng Hurler.
3. Bệnh lý dây chằng:
a. Thoái hoá nhầy gây đứt dây chằng.
b. Di chứng thấp tim: dày, dính, vôi hoá dây chằng.
4. Bệnh lý cột cơ:
a. Nhồi máu cơ tim gây đứt cột cơ nhú.
b. Rối loạn hoạt động cơ nhú:
• Thiếu máu cơ tim: cụm cơ nhú trước được
cấp máu từ nhánh mũ và nhánh liên thất
trước, cụm cơ nhú sau từ nhánh xuống sau
(PDA).
• Bệnh lý thâm nhiễm cơ tim: amyloid, sarcoid.
c. Bẩm sinh: dị dạng, van hình dù...
256
B. Cơ chế bệnh sinh
1. HoHL cấp tính: gây tăng thể tích cuối tâm trương
thất trái (vì thêm một lượng máu do HoHL từ nhĩ trái
đổ về), tăng độ dài sợi cơ (tiền gánh) và tăng co bóp
cơ tim theo định luật Frank-Starling dù hậu quả là
tăng áp lực đổ đầy thất trái và gây ứ huyết ở phổi.
Hậu gánh giảm do máu thoát về nhĩ trái vì thế càng
làm thất trái bóp khỏe, tăng động tuy thể tích tống
máu vẫn giảm. Nếu dung nạp được, bệnh nhân sẽ
tiến triển thành HoHL mạn tính.
2. Trong trường hợp HoHL mạn tính, thất trái giãn và
phì đại lệch tâm. Sức ép lên thành cơ tim sẽ trở lại
bình thường do phì đại cơ tim, đồng thời mức độ
giảm hậu gánh do thoát máu về nhĩ trái không còn
nhiều như trong pha cấp. Tiền gánh vẫn ở mức cao
làm nhĩ trái giãn. Thất trái không co bóp tăng động
như trong pha cấp song vẫn ở ngưỡng bình thường
cao. Rối loạn chức năng thất trái sẽ tiến triển âm
thầm trong nhiều năm dù không có hoặc có rất ít
triệu chứng. Những thông số truyền thống đánh giá
co bóp cơ tim (như phân số tống máu) sẽ vẫn ở
ngưỡng bình thường trong thời gian dài do tăng tiền
gánh và giảm/bình thường hoá hậu gánh. Lâu dần rối
loạn chức năng kèm với giãn tiến triển buồng thất
trái và tăng sức ép lên thành tim càng làm HoHL
tăng lên, thành một vòng xoắn tiếp tục gây giảm
chức năng thất trái, gây mất bù. Khi các triệu chứng
cơ năng đã rõ thì có khi rối loạn chức năng thất trái
đã không hồi phục, làm tăng nguy cơ suy tim, tăng tỷ
lệ biến chứng và tử vong dù đã phẫu thuật giải quyết
bệnh van hai lá.
III. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tim: các biểu hiện không đặc hiệu như dày nhĩ trái,
dày thất trái, rung nhĩ đều có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn
nào của HoHL.
257
B. Xquang ngực: thường có giãn thất trái và nhĩ trái nếu
HoHL mạn tính. Hình ảnh phù khoảng kẽ và phù phế
nang gặp khi HoHL cấp hoặc khi đã suy thất trái nặng.
C. Siêu âm Doppler tim: (qua thành ngực và qua thực
quản) đóng vai trò rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi
để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ hở van hai lá.
Mức độ hở hai lá trên siêu âm Doppler tim thường chia
làm 4 độ (từ 1/4 đến 4/4) hoặc các mức độ: nhẹ (1+), vừa
(2+), nhiều (3+) và rất nhiều (4+).
1. Siêu âm Doppler mầu: chẩn đoán HoHL bằng hình
ảnh dòng màu phụt ngược về nhĩ trái. Độ HoHL có
thể ước tính dựa vào sự lan của dòng màu phụt
ngược trong nhĩ trái. Lượng giá mức độ hở hai lá:
dựa vào các thông số như:
Hình 13-1. Dòng màu của HoHL trên siêu âm Doppler.
Hình 13-2. Sa van hai lá và ba lá trên siêu âm 2D.
a. Độ dài tối đa của dòng màu (hở) phụt ngược
trong nhĩ trái hoặc % diện tích dòng hở so với
258
diện tích nhĩ trái. Rất đáng tin cậy nếu HoHL
kiểu trung tâm, song thường đánh giá thấp mức
độ hở van nếu dòng hở lệch tâm. Với những dòng
hở lệch tâm lớn, HoHL được ước tính tăng thêm
1 độ. Hướng của dòng hở cho phép đánh giá
nguyên nhân gây HoHL.
Bảng 13-1. Lượng giá mức độ hở van hai lá.
Độ
HoHL
Chiều dài tối đa của
dòng hở (cm) phụt
ngược vào nhĩ trái
Diện tích dòng
hở so với diện
tích nhĩ trái (%)
Độ 1 < 1,5 < 20
Độ 2 1,5 - 2,9 20 - 40
Độ 3 3,0 - 4,4 -
Độ 4 > 4,4 > 40
Cần chú ý: với phương pháp này, khi dùng
siêu âm qua thực quản để đánh giá HoHL, nếu
dùng an thần (giảm hậu gánh) sẽ làm giảm mức
HoHL so với bình thường. Tương tự, nếu đánh
giá HoHL ngay trong mổ, độ hở thay đổi nhiều
phụ thuộc vào tiền gánh và hậu gánh cơ tim. Do
vậy, người ta thường phối hợp thêm nhiều
phương pháp khác để đánh giá mức độ HoHL.
b. Độ rộng dòng hở (chỗ hẹp nhất) khi qua lỗ hở
(vena contracta): là một chỉ số đáng tin cậy. Nếu
rộng > 0,5 cm là bằng chứng của HoHL nặng.
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi máy siêu âm
phải có độ phân giải cao và phải phóng hình to,
nên dễ có xu hướng đánh giá quá mức độ hở.
c. Diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO) tính theo
phương pháp PISA (Proximal Isovelocity Surface
Area): dựa trên hiện tượng dòng chảy qua lỗ hẹp
hình phễu: khi tới gần lỗ hở, vận tốc của dòng hở
gia tăng hội tụ có dạng bán cầu, tại phần rìa vùng
hội tụ vận tốc dòng chảy chậm, dạng cầu lớn
trong khi tại vùng sát lỗ hở vận tốc dòng chảy
259
nhanh, dạng cầu nhỏ. Có thể đo chính xác vận tốc
dòng chảy và đường kính vùng cầu tại điểm đầu
tiên có hiện tượng aliasing của phổ Doppler (tần
số giới hạn Nyquist), từ đó tính diện tích lỗ hở
hiệu dụng (ERO = 2πr2V/Vmr) và thể tích dòng
hở (RV = ERO × VTImr) trong đó r là chiều dài
từ bờ ngoài vùng cầu hội tụ đến mặt phẳng van
hai lá, V là vận tốc tại vùng aliasing, Vmr là vận
tốc tối đa dòng hở xác định bằng Doppler liên
tục, VTImr là tích phân vận tốc thời gian của
dòng hở. Diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO) là
thông số đánh giá chính xác độ hở: nhẹ (ERO: 0-
10 mm2), vừa (10-25 mm2), nặng (25-50 mm2),
rất nặng (> 50 mm2). Tuy nhiên thực tế lại có một
vài sai số khi chọn vùng hội tụ dạng cầu dẹt, xác
định mặt phẳng lỗ hở, khi dòng hở lại không
đồng nhất, lệch tâm... và làm tăng giả tạo độ hở.
Dù vậy hiện tượng PISA thường báo hiệu mức độ
hở hai lá vừa nhất là khi sử dụng Doppler xung
(PRF).
2. Siêu âm Doppler xung: có thể giúp đánh giá mức độ
hở van hai lá, nhất là trong những trường hợp HoHL
nặng, có thể dựa vào dòng chảy tĩnh mạch phổi. Hiện
tượng giảm phổ tâm thu của dòng chảy tĩnh mạch
phổi khi chức năng thất trái bình thường báo hiệu
HoHL nặng, tuy nhiên không chính xác nếu rung nhĩ
hoặc đã rối loạn chức năng thất trái nặng. Hiện tượng
đảo ngược phổ tâm thu dòng chảy tĩnh mạch phổi
báo hiệu HoHL rất nặng.
D. Thông tim
1. Sóng v trên đường cong áp lực nhĩ trái (tương ứng
giai đoạn đổ đầy nhĩ trái từ các tĩnh mạch phổi trong
thời kỳ tâm thu) cho phép ước lượng mức độ HoHL,
đặc biệt là HoHL cấp tính. Biên độ sóng v gấp 2-3
lần áp lực trung bình nhĩ trái gợi ý HoHL nặng. Tuy
260
nhiên nếu HoHL mạn tính hoặc khi giảm hậu gánh,
có thể không thấy bất thường sóng v. Không có sóng
v cũng không thể loại trừ HoHL nặng. Mặt khác sóng
v cao cũng có thể gặp trong những trường hợp như
rối loạn chức năng thất trái mà nhĩ trái kém giãn,
thông liên thất sau nhồi máu cơ tim hoặc những tình
trạng tăng lưu lượng phổi.
2. Chụp buồng thất trái: cho phép ước lượng mức độ
HoHL theo phân độ của Seller:
• 1/4: Chỉ có vệt cản quang mờ vào nhĩ trái,
không đủ viền rõ hình nhĩ trái.
• 2/4: Cản quang tràn khắp nhĩ trái nhưng đậm
độ không bằng thất trái, mất đi nhanh chóng
sau 2-3 nhát bóp.
• 3/4: Đậm độ cản quang ở nhĩ trái và thất trái
bằng nhau.
• 4/4: Cản quang ở nhĩ trái đậm hơn ở thất trái,
xuất hiện cả cản quang ở tĩnh mạch phổi.
3. Thông tim cũng dùng để khảo sát đồng thời bệnh
động mạch vành khi HoHL: bệnh nhân nam tuổi ≥
40, nữ tuổi ≥ 50 dù không có triệu chứng hoặc yếu tố
nguy cơ của bệnh mạch vành cũng nên chụp động
mạch vành trước mổ. Chỉ định thông tim gồm:
a. Khi không tương xứng giữa triệu chứng lâm sàng
và kết quả thăm dò không chảy máu,
b. Khi dự định phẫu thuật ở những bệnh nhân còn
nghi ngờ về mức độ nặng của hở van hai lá hoặc
bệnh mạch vành,
c. Bệnh nhân hở van hai lá có nguy cơ mắc bệnh
mạch vành hoặc nghi ngờ bệnh mạch vành là căn
nguyên gây hở van hai lá.
IV. Điều trị
Nắm bắt cơ chế sinh bệnh là việc rất cần thiết để lựa chọn
biện pháp điều trị phù hợp.
261
A. Hở van hai lá cấp tính
1. Điều trị nội khoa: nếu huyết áp trung bình động
mạch vẫn trong giới hạn bình thường, sử dụng các
thuốc hạ hậu gánh có thể làm ổn định tình trạng
HoHL cấp. Truyền tĩnh mạch Nitroprusside và
Nitroglycerin làm giảm áp lực mạch phổi và tăng
cường thể tích tống máu. Nếu chưa cần phẫu thuật
ngay, có thể chuyển sang dạng thuốc uống, phối hợp
thuốc ức chế men chuyển và Hydralazin. Trong
những trường hợp HoHL nặng, cấp (mà thất trái chưa
kịp giãn, phì đại như HoHL do đứt cột cơ nhú sau
nhồi máu cơ tim) nếu xuất hiện triệu chứng phù phổi,
sốc tim thì nên đặt bóng trong động mạch chủ để ổn
định tình trạng huyết động trước khi gửi đi mổ.
2. Điều trị ngoại khoa: đa số bệnh nhân HoHL nặng,
cấp tính đều phải mổ cấp cứu.
B. Hở van hai lá mạn tính
1. Chọn phương pháp và thời điểm điều trị phù hợp:
a. Bệnh nhân HoHL từ vừa đến nặng nếu có triệu
chứng thì có chỉ định mổ.
b. Bệnh nhân HoHL nặng không có hoặc có rất ít
triệu chứng thì chỉ định phức tạp hơn. Vấn đề
mấu chốt là xác định được thời điểm can thiệp
trước khi chức năng thất trái giảm đến mức
không hồi phục. Nếu chỉ theo dõi sát tới khi xuất
hiện triệu chứng thì vẫn có nguy cơ bỏ qua rối
loạn nặng chức năng thất trái và tiên lượng sẽ
kém đi hẳn. Ưu thế của sửa van đối với tình trạng
suy tim và tỷ lệ tử vong sau mổ khiến cho ngày
càng có khuynh hướng chỉ định mổ sửa van hai lá
sớm hơn nếu thương tổn giải phẫu cho phép.
c. Rất nhiều phương tiện và thông số được đề xuất
để dự báo tiến triển của rối loạn chức năng thất
trái, suy tim và tử vong sau mổ ở bệnh nhân
262
HoHL nặng. Song lựa chọn thời điểm và biện
pháp điều trị cần phối hợp tuỳ từng cá nhân:
• Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân tuổi trên
75, có kèm bệnh lý mạch vành hoặc rối loạn
chức năng thận có tiên lượng kém hẳn sau mổ
vì thế nên gửi đi mổ trước khi biểu hiện rõ
triệu chứng các bệnh kèm theo. Rung nhĩ
cũng là một lý do để cân nhắc chỉ định mổ
sớm.
• Thông số đo bằng siêu âm tim: rất có ích để
đánh giá xem bệnh nhân đã cần gửi đi mổ hay
chưa. Thông thường phân số tống máu (EF) ở
trên ngưỡng bình thường. Vì thế EF < 50%
cho thấy tình trạng rối loạn chức năng thất
trái nặng nên gửi đi mổ sớm cho dù chưa có
triệu chứng. Ngay cả khi EF từ 50-60% cũng
đã làm tăng nguy cơ suy tim và tỷ lệ tử vong
sau mổ. Các thông số dự báo nguy cơ khác
bao gồm: đường kính cuối tâm thu thất trái
(LVESD, Ds) ≥ 45 mm, phân suất co ngắn
sợi cơ thất trái FS ≤ 31%, thay đổi áp lực thất
trái theo thời gian dp/dt < 1343.
(a) Khi lâm sàng và siêu âm tim không lộ rõ,
nên làm siêu âm tim gắng sức: giảm đáp
ứng với gắng sức, EF thất trái không tăng
khi gắng sức, chỉ số thể tích cuối tâm thu
thất trái (LVESVI) ≥ 25 cm3/m2 là những
chỉ số gợi ý cần chỉ định mổ sớm.
(b) Bệnh nhân có sa lá van hai lá gây HoHL
nặng nên chỉ định mổ sớm dù không có
hoặc có rất ít triệu chứng.
• Thông số đo bằng thông tim:
(a) Áp lực trung bình động mạch phổi ≥ 20
mmHg, chỉ số tim (CI) < 2 l/phút, áp lực
cuối tâm trương thất trái ≥ 12 mmHg là
263
các dấu hiệu dự báo tiên lượng tồi sau
mổ.
(b) Cung lượng tim không tăng hoặc áp lực
mao mạch phổi bít tăng khi gắng sức là
dấu hiệu cho biết đã có rối loạn chức năng
thất trái ẩn.
(c) Độ giãn (elastance) thất trái (đường cong
tương quan giữa thể tích và áp lực) là
thông số đánh giá chức năng co bóp thất
trái tốt nhất song ít được ứng dụng rộng
rãi vì phải dùng các thiết bị đặc biệt.
2. Điều trị nội khoa:
a. HoHL do rối loạn chức năng thất trái (có giãn
vòng van) được điều trị bằng các thuốc chữa suy
tim như :
• Các thuốc giảm hậu gánh, đặc biệt là ức chế
men chuyển, làm giảm thể tích dòng hở và
tăng thể tích tống máu. Nhóm này cũng có tác
dụng với bệnh nhân HoHL do bệnh lý van
tim có triệu chứng đang chờ mổ.
• Thuốc lợi tiểu và nhóm Nitrate có tác dụng
tốt trong điều trị ứ huyết phổi.
• Rung nhĩ phải được điều trị kiểm soát tần số
thất bằng các thuốc chống loạn nhịp, nhất là
Digitalis và thuốc chẹn β giao cảm.
b. Vai trò của thuốc với bệnh nhân HoHL mạn tính
do bệnh van tim, chưa có triệu chứng, nói chung
còn cần nhiều thử nghiệm chứng minh nhất là về
khả năng làm chậm tiến triển của HoHL hoặc
phòng rối loạn chức năng thất trái. Điều trị các
thuốc giảm hậu gánh quá tích cực có thể che bớt
các triệu chứng, từ đó đưa ra các quyết định sai
lầm về thời điểm và biện pháp can thiệp.
c. Phải dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
cho tất cả trường hợp HoHL do bệnh van tim
264
ngoại trừ hở do giãn thất trái mà các van tim bình
thường.
3. Điều trị phẫu thuật:
a. Kinh điển là cắt bỏ bộ máy van hai lá rồi thay
bằng van hai lá nhân tạo. Tuy nhiên, sau mổ
thường có giảm chức năng thất trái và suy tim ứ
huyết. Các kỹ thuật mới có xu hướng bảo tồn tổ
chức dưới van nhằm giảm thể tích thất trái và sức
ép trên cơ tim sau mổ (thất trái càng có dạng elíp
thì càng cải thiện EF sau mổ).
b. Kỹ thuật sửa van làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong
và biến chứng: tỷ lệ sống còn sau 5 năm > 85%
và chỉ có 10% bệnh nhân phải mổ lại trong 5
năm. Các kỹ thuật bộc lộ tối thiểu càng làm giảm
hơn nữa tỷ lệ biến chứng và tử vong. Tuy chưa có
thử nghiệm nào so sánh mổ sửa và thay van song
các nghiên cứu đều cho thấy ưu thế của mổ sửa
van (phần nào do sự lựa chọn bệnh nhân):
• Tử vong của mổ sửa van là 2% so với 5-8%
của thay van.
• Phân số tống máu sau mổ thường cao hơn ở
nhóm bệnh nhân sửa được van.
• Nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân sửa van thấp
hơn (5% trong 5-10 năm so với 10-35% nếu
thay van). Nguy cơ viêm nội tâm mạc cũng
giảm hẳn (0,4% so với 2,2%). Sau mổ sửa
van không cần dùng thuốc chống đông kéo
dài (chỉ 3 tháng) nên đã giảm nguy cơ khi
dùng thuốc chống đông.
• Tỷ lệ phải mổ lại tương tự giữa hai nhóm
bệnh nhân mổ sửa và thay van.
• Một số bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái
nặng hoặc hở van hai lá thứ phát có thể áp
dụng thủ thuật Batista (tái cấu trúc thất trái
265
kết hợp với mổ sửa van) cho kết quả sớm rất
tốt trong khi không thể mổ thay van.
Tuy nhiên chỉ định mổ sớm (nhất là sửa van) ở
những bệnh nhân HoHL nặng mà chưa có triệu
chứng còn gây nhiều tranh cãi.
c. Khả năng sửa van thường phụ thuộc vào nguyên
nhân gây HoHL, dễ đánh giá trước mổ bằng siêu
âm tim qua thành ngực hoặc qua thực quản.
Thành công và các biến chứng của mổ sửa
van/thay van có thể đánh giá bằng siêu âm tim
ngay trong mổ. HoHL tồn dư là biến chứng hay
gặp nhất sau khi ngừng máy tim phổi nhân tạo.
Nếu HoHL còn ≥ 2/4 nên chạy lại tim phổi nhân
tạo để sửa tiếp hoặc thay van hai lá. Chạy máy
tim phổi nhân tạo lần thứ hai không tăng thêm tỷ
lệ tử vong tại viện.
d. Cần loại trừ một biến chứng sau mổ là hẹp đường
ra thất trái do thừa mô lá van sau (> 1,5 cm) đẩy
vùng đóng hai lá van ra trước di chuyển vào
đường ra thất trái trong thời kỳ tâm thu. Biến
chứng này rất hay gặp ở những bệnh nhân có
thừa mô lá van và thất trái nhỏ và tăng động. Kỹ
thuật sẻ bớt mô lá van sau được áp dụng để hạn
chế biến chứng này, tuy nhiên nếu có cản trở
đường ra thất trái quá nhiều thì nên mổ thay van
hai lá.
4. Theo dõi sau mổ:
Siêu âm tim sau mổ 4-6 tuần được dùng làm mốc
theo dõi. HoHL tái phát do sửa không tốt hoặc do
nguyên nhân gây bệnh tiếp tục tiến triển. Bệnh nhân
nên được theo dõi lâm sàng và siêu âm tim (đánh giá
kết quả mổ sửa van, cơ chế và mức độ hở van, chức
năng thất trái, huyết khối hay viêm nội tâm mạc) ít
nhất 1 năm/1 lần.
266
Tài liệu tham khảo
1. Alpert JS, Sabik J, Cosgrove DM III. Mitral valve disease. In: Topol
EJ, ed. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998:503-532.
2. Bach DS, Boiling SF. Improvement following correction of
secondary mitral regurgitation in end-stage cardiomyopathy with
mitral annuloplasty. Am J Cardiol 1996;78:966-969.
3. Braunwald E. Valvular heart disease. In: Braunwald E, sd. Heart
disease: a textbook of cardiovascular medicine, 5th ed. Philadelphia:
WB Saunders, 1997:1007-1076.
4. Carabello B, Grossman W. Calculation of stenotic valve orifice area.
In: Baim DS, Grossman W, eds. Cardiac catheterization,
angiography and intervention, 5th ed. Baltimore: Williams &
Wilkins, 1996:151-166.
5. Carabello BA, Crawford FA. Valvular heart disease. N Engl J Med
1997;337:32-41
6. Cohn LH, Couper OS, Aranki SF. Long-term results of mitral valve
reconstruction for regurgitation of the myxomatous mitral valve. J
Thorac Cardiovasc Surg 1994;107:1453-151
7. Enriquez-Sarano M, Schaff HV, Orszulak TA, et al. Valve repair
improves the outcome of surgery for mitral regurgitation: a
multivariate analysis. Circulation 1995;91: 1022-1028.
8. Griffin BP, Stewart WJ. Echocardiography in patient selection,
operative planning, and intra operative evaluation of mitral valve
repair. In: Otto CM, ed. The practice of clinical echocardiography.
Philadelphia: WB Saunders, 1997:355-372.
9. Grossman W. Profiles in valvular heart disease. In: Baim DS,
Grossman W, eds. Cardiac catheterization, angiography and
intervention, 5th ed. Baltimore: Williams & Wilkins, 1996:735-756.
10. Hall SA, Brickner E, Willett DL, Irani WN, Mridi I, Grayburn PA.
Assessment of mitral regurgitation severity by Doppler color flow of
the vena contracta. Circulation 1997;95:636-642.
11. Leung DY, Griffin BP, Stewart WJ, Cosgrove DM, Thomas JD,
Marwick TH. Left ventricular function after valve repair for chronic
mitral regurgitation: predictive value preoperative assessment of
contractile reserve by exercise echocardiography. Am Coll Cardiol
1996;28:1195-1205.
12. Leung DY, Griffin BP, Stewart WJ, et al. Left ventricular function
after valve repair for chronic mitral regurgitation: predictive value of
preoperative assessment of contractile reserve by exercise
echocardiography. J Am Coll Cardiol 1996;28:1195-1205.
13. Mpert JS, Sabik J, Cosgrove DM III. Mitral valve disease. In: Topol
EJ, ed. Textbook of Cardiovascular Medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998:503-532.
14. Stewart WJ. Choosing the golden moment for mitral valve repair. J
Am Coll Cardiol 1994;24: 1544-1546.
15. Stewart WJ: Intraoperative echocardiography. In Topol EJ, ed.
Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia: Lippincott-
Raven, 1998: 1492-1525.
267
16. Thamilarasan M. Mitral valve disease. In: Marso SP, Griffin BP,
Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia:
LippincottRaven, 2000.
17. Thomas JD. How leaky is that mitral valve? simplified Doppler
methods to measure regurgitant orifice area. Circulation
1997;95:545-550.
18. Zuppiroli A, Rinaldi M, Kramer-Fox R. Natural history of mitral
valve prolapse. Am J Cardiol 1995;75:10281032.
267
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
Hở van động mạch chủ (HoC) có thể chia thành 2 loại: cấp
tính và mạn tính. HoC mạn thường do van đóng không kín vì bờ
của lá van bị dầy lên và cuộn lại, do giãn vòng van-gốc động
mạch chủ (ĐMC) hoặc cả hai. HoC cấp thường do chấn thương
ngực, viêm nội tâm mạc, tách thành động mạch chủ gây thủng,
sa lá van hoặc giãn cấp tính vòng van và gần như luôn phải mổ
cấp cứu.
I. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Nếu HoC cấp do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,
mức độ hở ban đầu có thể không lớn, song có thể tiến
triển rất nhanh chóng về mức độ HoC và suy tim, cần
theo dõi sát.
2. HoC mạn tính thường không biểu hiện gì trong
nhiều năm. Triệu chứng cơ năng khi xuất hiện
thường liên quan đến ứ huyết phổi như khó thở khi
gắng sức, sau đó dần dần xuất hiện khó thở khi nằm,
cơn khó thở kịch phát về đêm, cuối cùng là các dấu
hiệu của suy tim toàn bộ.
3. Đau thắt ngực xuất hiện ở những bệnh nhân HoC
nặng (do giảm tưới máu mạch vành trong thời kỳ tâm
trương và giảm chênh áp qua lưới mạch vành khi đã
tăng áp lực cuối tâm trương thất trái vì suy tim).
B. Triệu chứng thực thể
1. HoC cấp, mức độ nặng thường có bệnh cảnh cấp
tính. Cần nghĩ tới tách thành động mạch chủ ở bệnh
nhân HoC cấp có kèm đau ngực. Cũng cần xác định
bệnh sử và các yếu tố nguy cơ của viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn. Triệu chứng suy tim ứ huyết (phù
phổi...) báo hiệu tiên lượng xấu trong bệnh HoC cấp.
268
2. HoC mạn tính thường không biểu hiện triệu chứng
gì trong một thời gian dài ngoài một tiếng thổi tâm
trương ở bờ trái xương ức. Cần tìm biểu hiện HoC ở
những bệnh nhân có hội chứng Marfan hoặc phình
giãn động mạch chủ lên.
3. Các triệu chứng bên ngoài có thể gặp trong HoC mạn
tính là:
a. Kiểu hình Marfan: thường ở người trẻ, có dị tật
nhiều cơ quan: nốt ruồi son, bàn chân - tay và các
ngón dài như chân tay nhện, ngực hình phễu...
b. Có thể kèm triệu chứng của viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn.
c. Nhìn thấy vùng đập rộng trước tim hoặc mỏm tim
lệch trái do thất trái giãn.
d. Số đo huyết áp vẫn bình thường nếu HoC nhẹ.
Khi HoC nặng, buồng thất trái giãn, con số huyết
áp tâm thu tăng cao, huyết áp tâm trương giảm
nhiều, tạo ra chênh lệch về số đo huyết áp lớn.
Tình trạng tăng động tuần hoàn này có thể gây ra
một loạt các dấu hiệu như:
• Dấu hiệu Musset: đầu gật gù theo nhịp đập
của tim.
• Dấu hiệu Müller: lưỡi gà đập theo nhịp tim.
• Dấu hiệu Hill: huyết áp ở chân lớn hơn ở
cánh tay > 60 mmHg.
• Mạch Corrigan: mạch đập nẩy nhanh mạnh,
chìm sâu.
• Mạch Quincke: hiện tượng "nhấp nháy" của
lưới mao mạch ở móng tay, môi.
• Dấu hiệu Duroziez: tiếng thổi đôi ở động
mạch đùi khi ép ống nghe vào.
• Dấu hiệu Trobe: tiếng tâm thu và tâm trương
nổi bật ở động mạch đùi
Khi suy tim tiến triển, co mạch ngoại vi sẽ làm
tăng con số huyết áp tối thiểu, huyết áp tối đa
269
giảm do rối loạn chức năng thất trái. Trường hợp
tách thành động mạch chủ kèm tràn dịch màng
tim, có thể gặp hiện tượng mạch nghịch thường.
4. Sờ: mỏm tim thường đập mạnh, tăng động, lệch trái,
khoang liên sườn V ngoài đường giữa đòn, do thất
trái giãn. Thường có rung miu tâm trương ở khoang
liên sườn II trái, đôi khi có cả rung miu tâm thu (do
tăng lưu lượng qua van ĐMC). Độ nảy và thời gian
khi bắt mạch quay, mạch đùi có thể xác định được
mức độ HoC. Kinh điển là mạch Corrigan (nẩy
nhanh, mạnh, chìm xuống nhanh). Có thể gặp mạch
hai đỉnh nẩy trong trường hợp hẹp phối hợp hở van
động mạch chủ. Nhịp tim vẫn nằm trong giới hạn
bình thường cho tới giai đoạn muộn của bệnh, nhịp
tim thường tăng lên để bù trừ cho thể tích tống máu
khi đã giảm quá mức.
5. Nghe tim:
a. Tiếng tim có thể dùng để xác định mức độ HoC:
• Tiếng T1 mờ khi HoC nặng và rối loạn chức
năng thất trái do hiện tượng đóng sớm van hai
lá cũng như giảm lực gây đóng van.
• Thành phần chủ của tiếng T2 thường mờ do
các lá van ĐMC đóng không kín, thành phần
phổi của T2 cũng hay bị tiếng thổi tâm trương
lấn áp. T2 tách đôi sát nhau hoặc tách đôi
nghịch thường (trên tâm thanh cơ động đồ,
thành phần chủ đi sau thành phần phổi) do
thời gian tống máu thất trái bị kéo dài vì thể
tích tống máu tăng.
• Tiếng T3 nghe được khi giảm nặng chức năng
tâm thu thất trái. T4 hay có, do nhĩ trái phải
bóp máu xuống buồng thất trái đã giảm độ
giãn.
b. Thổi tâm trương kiểu phụt ngược, bắt đầu ngay
sau tiếng T2, cường độ giảm dần, nghe rõ nhất ở
270
bờ trái xương ức khi bệnh nhân ngồi nghiêng
người về phía trước và thở ra hết sức. Mức độ
HoC liên quan chặt với độ dài hơn là cường độ
của tiếng thổi: giai đoạn đầu, tiếng thổi thường
ngắn, đến khi bệnh tiến triển, tiếng thổi trở thành
toàn tâm trương, tuy vậy khi suy tim nặng, ở giai
đoạn cuối, tiếng thổi thường ngắn lại do áp lực
cuối tâm trương thất trái tăng dần lên. Vận cơ
tĩnh (bóp chặt tay...), ngồi xổm, dùng thuốc tăng
co cơ tim sẽ làm tăng tiếng thổi trong khi đang
ngồi xổm đứng thẳng dậy, nghiệm pháp Valsalva
hoặc hít Amyl Nitrite lại làm giảm tiếng thổi này.
c. Thổi tâm thu ở đáy tim lan lên các động mạch
cảnh do tăng lưu lượng tống máu qua van động
mạch chủ.
d. Rung tâm trương Austin Flint: nghe thấy ở
mỏm tim trong trường hợp HoC nặng: do dòng
HoC phụt ngược gây rung lá trước van hai lá
hoặc dòng HoC làm đóng sớm van hai lá và tạo
dòng xoáy qua van hai lá gây rung. Khi đó, cần
phân biệt với rung tâm trương do hẹp hai lá phối
hợp.
II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
A. Nguyên nhân gây ra HoC
1. Bệnh lý gốc động mạch chủ làm đóng van không
kín gây hở:
a. Hở van động mạch chủ cấp tính:
• Phình tách thành động mạch chủ.
• Tách thành động mạch chủ do chấn thương
ngực.
b. Hở van động mạch chủ mạn tính:
• Hội chứng Marfan.
• Giãn phình động mạch chủ.
• Giãn vòng van động mạch chủ.
271
• Viêm thành động mạch chủ do bệnh giang
mai.
• Lupus ban đỏ hệ thống.
• Loạn sản xương.
• Hội chứng Ehlers-Danlos.
• Lắng đọng mucopolysacharide.
• Viêm cột sống dính khớp.
• Hội chứng Reiter.
• Viêm động mạch tế bào khổng lồ.
• Hội chứng Takayashu.
2. Bệnh lý tại lá van động mạch chủ:
a. Hở van động mạch chủ cấp tính:
• Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
• Sa lá van do chấn thương.
b. Hở van động mạch chủ mạn tính:
• Di chứng van tim do thấp.
• Thoái hoá vôi hoặc thoái hoá nhầy.
• Phình giãn xoang Valsalva.
• Van động mạch chủ hai lá, bốn lá hoặc một lá
van.
• Điều trị thuốc methysergide.
B. Cơ chế bệnh sinh
1. HoC mạn tính làm tăng gánh thể tích thất trái, gây
phì đại lệch tâm, giãn và tăng thể tích cuối tâm
trương của thất trái. Nếu chức năng thất trái còn bù,
thể tích tống máu nói chung sẽ tăng lên đáng kể, thể
tích tống máu thực sự vẫn còn bình thường, thất trái
có thể chịu được thể tích máu phụt ngược mà không
tăng quá áp lực cuối tâm trương thất trái. Bệnh nhân
sẽ không thấy rõ các biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
2. Dần dần rối loạn chức năng thất trái phát triển, giãn
thất trái tăng dần, rối loạn quá trình tống máu thất
trái, làm giảm phân số tống máu, tăng thể tích và áp
lực cuối tâm trương thất trái, giảm thể tích tống máu.
Quá trình tăng gánh cả thể tích và áp lực gây phì đại
272
thất trái lệch tâm phối hợp đồng tâm. Thời điểm này
cũng là lúc xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
3. HoC cấp tính gây tăng thể tích cuối tâm trương thất
trái nhanh chóng, trong khi cơ thất trái chưa thể phì
đại để dung nạp, nên dễ dàng vượt quá áp lực nhĩ trái
tạo ra tình trạng phù phổi cấp. Đồng thời áp lực cuối
tâm trương thất trái tăng nhanh, có thể gây đóng sớm
van động mạch chủ, giảm thể tích tống máu, giảm
cung lượng tim đưa đến tình trạng sốc tim.
III. Diễn biến tự nhiên
1. Bệnh nhân HoC mạn tính khi đã xuất hiện triệu
chứng sẽ có khuynh hướng tiến triển bệnh khá
nhanh. Các yếu tố tiên lượng xấu ở bệnh nhân HoC
mạn gồm:
a. Triệu chứng cơ năng (NYHA >II), con số huyết
áp động mạch chênh lệch lớn.
b. Chỉ số đánh giá chức năng thất trái: phân số tống
máu < 50-55%, phân suất co ngắn sợi cơ < 25-
30%, đường kính cuối tâm thu > 55 mm, đường
kính cuối tâm trương > 75-80 mm.
c. Giảm phân số tống máu khi gắng sức.
d. Điện tim có rối loạn tái cực, ST chênh xuống >
0,1 mV khi gắng sức.
e. Rung nhĩ.
Nói chung phân số tống máu thất trái là thông
số quan trọng nhất xác định tỷ lệ sống còn ở những
bệnh nhân có HoC. Khi đã rối loạn chức năng thất
trái, triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2-3 năm,
trung bình > 25%/năm.
Bệnh nhân HoC mức độ nhẹ-vừa có tỷ lệ sống
sau 10 năm từ 85-95%. Bệnh nhân HoC vừa-nặng
điều trị nội khoa có tỷ lệ sống sau 5 năm là 75% và
sau 10 năm là 50%. Nếu đã có đau ngực, điều trị nội
khoa cũng chỉ kéo dài thời gian sống khoảng 5 năm.
273
Đối với nhóm bệnh nhân HoC nặng chưa có triệu
chứng, những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ biến
cố (đột tử, xuất hiện triệu chứng phải phẫu thuật, rối
loạn co bóp thất trái) khoảng 6,2%/năm, tỷ lệ xuất
hiện triệu chứng khoảng 10%/năm. Tỷ lệ tử vong
tăng tuyến tính hàng năm: với bệnh nhân có triệu
chứng khoảng 9,4% còn với bệnh nhân chưa có triệu
chứng là 2,8%. Diễn biến tự nhiên của HoC nặng
mạn tính không hề tốt như trước đây mô tả. Đáng
chú ý ở chỗ triệu chứng cơ năng tiến triển không
tương ứng với bất kỳ chỉ số chức năng thất trái nào.
Đột tử có thể xảy ra ở bệnh nhân HoC nặng đã
có triệu chứng, thường do các rối loạn nhịp thất liên
quan đến phì đại và rối loạn chức năng thất trái hoặc
thứ phát do thiếu máu cơ tim.
2. Tỷ lệ sống còn sẽ tăng nếu điều trị tích cực các thuốc
giãn mạch như Nifedipine, thuốc ức chế men chuyển,
Hydralazine, chỉ định sớm thời điểm phẫu thuật và
cải tiến kỹ thuật mổ. Mặc dù thuốc cải thiện phần
nào tiên lượng sống nhưng tác dụng chính chỉ là kéo
dài thời gian chờ mổ.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tâm đồ: Hình ảnh điển hình là dày thất trái, T cao
và rối loạn nhịp nhĩ. Dạng rối loạn nhịp nhĩ hay gặp nhất
là rung nhĩ, nhất là khi có bệnh van hai lá phối hợp. Bloc
dẫn truyền các mức độ có thể gặp khi áp xe vòng van
ĐMC.
B. Xquang tim phổi: bệnh nhân HoC mạn có hình ảnh tim
to. Có thể gặp hình ảnh giãn nhĩ trái hoặc giãn động
mạch chủ lên.
C. Siêu âm tim: siêu âm 2D cho phép xác định nguyên
nhân HoC cấp, khảo sát được gốc ĐMC, kích thước và
chức năng của thất trái. Siêu âm Doppler tim cho phép
chẩn đoán xác định HoC và lượng giá mức độ HoC
274
(bằng nhiều phương pháp sử dụng Doppler mầu, Doppler
xung và Doppler liên tục).
1. Xác định dòng phụt ngược của HoC dựa trên mặt cắt
dọc cạnh ức và mặt cắt 5 buồng từ mỏm. Đồng thời
phối hợp các mặt cắt khác để đánh giá hình dạng van
ĐMC (cạnh ức trục ngắn), phần gốc ĐMC và ĐMC
lên (trên 1 khoang liên sườn so với mặt cắt cạnh ức
trục dài), quai ĐMC và ĐMC xuống (trên hõm ức và
dưới mũi ức) cũng như đánh giá cơ chế, nguyên nhân
gây hở, chức năng thất trái, mức độ HoC ảnh hưởng
đến các buồng tim và tổn thương van phối hợp. Dấu
hiệu rung cánh van hai lá, đóng sớm van hai lá (trên
siêu âm tim kiểu TM) có giá trị chẩn đoán cao.
A B
C D
Hình 14-1: Dòng phụt ngược của hở van ĐMC trên
Doppler mầu. (A: Mặt cắt dọc cạnh ức trái. B: Mặt cắt ngang
qua gốc ĐMC. C: Mặt cắt 5 buồng tim từ mỏm. D: Hình ảnh
siêu âm TM mầu của một trường hợp hở van ĐMC).
275
2. Đánh giá mức độ HoC có rất nhiều phương pháp
dựa vào siêu âm Doppler song không phương pháp
nào được chấp nhận làm tiêu chuẩn chung. Mặt khác,
nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc dùng siêu âm
Doppler để đo: thay đổi tuỳ theo độ giãn nở của thất
trái, của ĐMC và sức cản đại tuần hoàn. Cái chính là
ước lượng mức độ nặng của HoC dựa trên cơ sở tổng
hợp của nhiều thông số trên siêu âm. Song cần chú ý:
các thông số tương đối thống nhất nếu mức độ HoC
nhẹ hoặc nặng nhưng thường khác nhau nhiều nếu
HoC mức độ vừa, do đó cần phối hợp thêm các triệu
chứng lâm sàng. Một số thông số sau thường được sử
dụng để đánh giá mức độ hở van ĐMC:
a. Dựa vào siêu âm Doppler mầu:
• Đường kính dòng HoC/đường kính đường ra
thất trái (ĐRTT).
• Diện tích dòng HoC/diện tích đường ra thất
trái.
• Hiện tượng dòng chảy gần hội tụ ở ĐMC lên:
tương ứng với HoC 3+ hay 4+.
• Chiều dài và diện tích dòng HoC phụt ngược
vào trong thất trái: tuy nhiên kết quả tính giao
động rất nhiều, phụ thuộc vào tình trạng tải
của cơ tim và hướng của dòng hở. Dòng HoC
thường bị trộn với dòng chảy qua van hai lá
và làm cho việc ước lượng mức độ hở chủ bị
quá lên.
b. Dựa vào siêu âm Doppler liên tục:
• Tương quan tín hiệu giữa phổ Doppler liên
tục của dòng hở ĐMC so với dòng tống máu
từ thất trái vào động mạch chủ.
• Dốc giảm áp và thời gian bán giảm áp lực-
[PHT] (thời gian chênh áp giữa động mạch
chủ và thất trái giảm còn một nửa so với giá
trị ban đầu): dốc giảm áp càng dốc, PHT càng
ngắn thì HoC càng nặng.
• Dòng chảy ngược trong thời kỳ tâm trương ở
đoạn đầu động mạch chủ xuống: tương ứng
với HoC nặng.
276
• Tỷ số giữa tích phân vận tốc theo thời gian
của dòng chảy tâm trương (VTId) trên tích
phân vận tốc theo thời gian của dòng chảy
tâm thu (VTIs):
VTId / VTIs > 50% tương ứng với HoC nặng.
c. Dựa vào huyết động: tính phân số hở (RF) dựa
trên hiệu số dòng chảy qua van động mạch phổi
so với dòng chảy qua van ĐMC nếu không có
luồng thông trong tim.
/100
Qa
Qa Qp
RF
−
=
Trong đó: Qa = LVOTvti × 0,785 × Da và
Qp = RVOTvti × 0,785 × Dp
Da là đường kính đường ra thất trái (LVOT) đo ở
mức van ĐMC; Dp là đường kính đường ra thất
phải (RVOT) đo ở mức ngang van động mạch
phổi; vti là tích phân vận tốc theo thời gian tại
LVOT hoặc RVOT.
d. Các thông số siêu âm tim của HoC mạn tính mức
độ nặng:
• Đường kính dòng HoC / đường kính đường ra
thất trái ≥ 65%.
• Diện tích dòng HoC / diện tích buồng thất trái
≥ 60%.
• Dốc giảm tốc trên phổ Doppler liên tục dòng
HoC ≥ 3m/giây.
• PHT ≤ 300 ms.
• Có dòng chảy ngược toàn tâm trương ở đoạn
đầu động mạch chủ xuống.
• Hiện tượng dòng chảy gần hội tụ trên siêu âm
Doppler mầu.
• Mật độ tín hiệu Doppler liên tục dòng hở
ĐMC giống dòng tống máu lên ĐMC.
• Phổ dòng chảy qua van hai lá có dạng hạn
chế.
• Phân số hở > 50%.
• Thể tích hở > 60 ml.
• Đường kính cuối tâm trương thất trái > 65
mm.
277
Bảng 14-1. Các phương pháp đánh giá mức độ HoC.
Mức độ
HoC
Phương pháp
Nhẹ (1+) Vừa (2+) Vừanặng
(3+)
Nhiều
(4+)
Đường kính HoC
/ Đường ra thất
trái (%)
< 25 25-45 46-64 ≥65
Diện tích HoC /
Diện tích thất trái
(%)
4 4-25 25-59 ≥60
PHT (ms) ≥ 400
400±170
300-400
370±70
300-400
250±80
≤ 300
140±30
Dốc giảm tốc ≤ 2 2-3 2-3 ≥3
Mật độ phổ của
dòng hở so với
mật độ phổ dòng
tống máu lên
ĐMC
nhạt,
không
hoàn toàn
nhạt,
hoàn toàn
nhạt ít
hơn,
hoàn toàn
cùng
mật độ
Chiều dài dòng
HoC phụt ngược
về thất trái
ngay
dưới các
lá van
ĐMC
không
quá 1/2
lá trước
van hai lá
tới tận
vùng các
cơ nhú
tới tận
mỏm
Đường kính dòng
HoC trên siêu âm
mầu kiểu TM
< 8 mm 8-12 mm 12-16
>16
Vận tốc dòng
chảy cuối tâm
trương/vận tốc tối
đa dòng chảy tâm
thu
0% 1-10% 11-20% >20-
25%
Vận tốc dòng
chảy cuối tâm
trương (đo tại eo
ĐMC) (m/s)
< 0,1 0,1-0,2 0,2-0,4 > 0,4
278
D. Siêu âm tim qua thực quản: rất có giá trị ở bệnh nhân
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn để phát hiện cục sùi hoặc
áp xe vòng van ĐMC. Nếu HoC đơn thuần, sùi điển hình
thường ở mặt nhìn về phía tâm thất của lá van. Viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn dễ làm tổn thương cả lá van
(thủng) và các cấu trúc của gốc ĐMC gây tình trạng HoC
cấp, tiến triển nhanh. Siêu âm qua thực quản cũng cho
phép đánh giá nguyên nhân gây HoC, xác định các tổn
thương bẩm sinh và loại trừ phình tách ĐMC.
E. Siêu âm gắng sức: đánh giá đáp ứng của thất trái với
gắng sức. Phân số tống máu thất trái bình thường khi
nghỉ nhưng không tăng khi gắng sức chính là dấu hiệu
rối loạn tiềm ẩn chức năng thất trái và có chỉ định mổ.
F. Chụp xạ hình kiểu nhiều cổng (MUGA): đánh giá
chức năng thất trái, tính phân số và thể tích hở.
G. Thông tim và thăm dò huyết động: chỉ định khi:
1. Bệnh nhân nam tuổi ≥ 40 và nữ tuổi ≥ 50 nên chụp
động mạch vành để loại trừ bệnh động mạch vành
trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp nào.
2. Chụp động mạch chủ để đánh giá mức độ HoC (tư
thế nghiêng trái chếch đầu với ống thông trên lá van
ĐMC 1 cm). Cần cẩn thận khi lái ống thông (do quai
động mạch chủ thường giãn, nhất là trong hội chứng
Marfan) để tránh gây sang chấn. Cũng cần chú ý
bệnh lý hẹp lỗ đổ vào động mạch vành phải hoặc trái.
Bảng 14-2. Mức độ hở van ĐMC khi chụp ĐMC.
Mức độ HoC Mật độ cản quang
thất trái
Tốc độ cản
quang nhạt
dần
Nhẹ (1+) Nhạt, không viền hoàn
toàn
Nhanh
Vừa (2+) Nhạt, viền hoàn toàn Nhanh
Vừa-nhiều
(3+)
Bằng độ cản quang
ĐMC
Vừa
Nhiều
(4+)
Đậm hơn độ cản quang
ĐMC
Chậm
279
3. Huyết động: bệnh nhân HoC mạn tính còn bù sẽ có
tăng áp lực tâm thu và giảm áp lực tâm trương ĐMC
trong khi áp lực các buồng tim bên phải bình thường.
Bệnh nhân HoC nặng sẽ có tăng áp lực cuối tâm
trương thất trái, tăng áp lực mao mạch phổi bít, tăng
áp lực động mạch phổi tuỳ theo mức độ suy tim và
các tình trạng bệnh lý van tim phối hợp khác. Cũng
nên cố gắng đo chênh áp qua van động mạch chủ để
đánh giá mức độ hẹp van ĐMC phối hợp (nếu có).
V. Điều trị
A. Lựa chọn phương hướng điều trị: chủ yếu là phải xác
định nguyên nhân, ổn định tình trạng huyết động, xác
định nhu cầu và thời điểm phẫu thuật tuỳ thuộc vào bệnh
cảnh HoC cấp tính, HoC mạn tính, còn bù hoặc mất bù.
Phẫu thuật là điều trị tất yếu cho bệnh nhân HoC nặng
cho dù nguyên nhân gì, nhất là khi đã suy tim.
1. Chỉ định mổ gồm:
a. Hở van động mạch chủ nặng, cấp tính.
b. Bệnh ĐMC: khi đường kính gốc ĐMC ≥ 50 mm
dù hở van ở mức độ nào.
c. Hở van động mạch chủ mạn tính có kèm theo:
• Triệu chứng suy tim ứ huyết (NYHA ≥ 2)
hoặc có đau ngực.
• Phân số tống máu thất trái EF ≤ 50%.
• Đường kính thất trái cuối tâm thu ≥55 mm.
• Đường kính thất trái cuối tâm trương ≥75mm.
• Phân số tống máu giảm khi gắng sức.
B. Điều trị nội khoa
1. HoC mạn tính: bao gồm:
a. Phải điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm
khuẩn nhất là HoC nặng.
b. Có thể duy trì hoạt động thể lực bình thường
(gắng sức nhẹ, chơi thể thao) song nên tránh dạng
280
gắng sức tĩnh nếu chức năng thất trái bình thường
và chưa biểu hiện triệu chứng. Nên làm nghiệm
pháp gắng sức để đánh giá khả năng hoặc mức
dung nạp gắng sức với yêu cầu hoạt động cụ thể.
c. Các thuốc giãn mạch như Nitroprusside,
Hydralazine, Nifedipine tác dụng chậm và thuốc
ức chế men chuyển: có tác dụng giảm thể tích hở
và tăng thể tích tống máu, giảm tải, giúp tái cấu
trúc thất trái, giảm thể tích cuối tâm thu và tăng
phân số tống máu. Thuốc giãn mạch được chỉ
định ở bệnh nhân HoC có:
• Tăng huyết áp động mạch.
• Suy tim và/hoặc rối loạn chức năng thất trái
nhưng chống chỉ định mổ.
• Cải thiện tình trạng lâm sàng và huyết động
trước mổ ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất
trái chưa xuất hiện triệu chứng cơ năng và
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhưng
chức năng thất trái còn tốt hoặc bắt đầu giảm.
Không nên điều trị lâu dài thuốc giãn mạch
nếu đã có chỉ định mổ vì nhóm bệnh nhân
này nên được mổ ngay, không trì hoãn.
• HoC nặng, chưa có triệu chứng, thất trái giãn
(đường kính cuối tâm trương > 60-65 mm)
với mục đích cải thiện tiên lượng và trì hoãn
thời điểm phải mổ. Tuy nhiên, khi:
(a) HoC mức độ nhẹ-vừa: nếu chưa có triệu
chứng không cần điều trị.
(b) HoC nặng: nếu chưa có triệu chứng, chức
năng tâm thu thất trái bình thường, thất
trái không to hoặc giãn nhẹ (đường kính
cuối tâm trương < 60 mm) thì chưa phải
mổ, nên cũng không cần điều trị thuốc.
d. Thuốc ức chế men chuyển còn được chỉ định ở
bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu thất trái
kéo dài sau mổ thay van. Nifedipine (so với
281
Digoxin) đã chứng tỏ lợi ích rõ rệt, giảm tỷ lệ
xuất hiện triệu chứng, bảo tồn chức năng tâm thu
thất trái sau mổ song hiện chưa đầy đủ thông tin
về các tác dụng của các thuốc khác như
Hydralazine và ức chế men chuyển. Không nên
dùng kéo dài Digoxin, Nitrate, thuốc lợi tiểu hoặc
các thuốc tăng co bóp cơ tim ở nhóm bệnh nhân
không có triệu chứng. Liều dùng thuốc phải được
điều chỉnh đủ để làm giảm huyết áp động mạch.
e. Những bệnh nhân hở van ĐMC nặng mạn tính
cần phải theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện
sự xuất hiện của các triệu chứng và sự thay đổi
kích thước cũng như chức năng thất trái để chỉ
định thay van ĐMC. Khoảng thời gian giữa các
lần theo dõi sẽ tuỳ thuộc vào bệnh cảnh và chức
năng của thất trái.
Hình 14-2.Theo dõi bệnh nhân HoC chưa có triệu
chứng.
Bệnh cảnh Chỉ định
Xuất hiện triệu chứng cơ năng ⎯⎯⎯⎯→ Phẫu thuật
Chức năng thất trái giảm (EF < 50%) ⎯⎯⎯⎯→ Phẫu thuật
Chức năng thất trái bình thường, ⎯→ Theo dõi & Siêu âm
và không có triệu chứng cơ năng lâm sàng tim
↓ ↓ ↓ ↓
Ds < 45mm hoặc Dd < 60mm (*) ⎯→ 12 tháng 12 tháng
Ds: 45-50mm hoặc Dd: 60-70mm(*) ⎯→ 6 tháng 6-12 tháng
Ds: 50-55mm hoặc Dd: 70-75mm(*) ⎯→ 3 tháng 3-6 tháng
Ds > 55mm hoặc Dd > 75mm ⎯⎯⎯⎯→ Phẫu thuật
(*) Khi mới đo lần đầu tiên hoặc khi các giá trị chưa ổn định
(chẳng hạn khi giá trị đo lần trước thấp hơn), cần phải đo lại
định kỳ 3 tháng/lần.
Đối với bệnh nhân HoC không nặng, phân số tống
máu thất trái bình thường, buồng tim không giãn
hoặc giãn rất ít, chỉ cần làm siêu âm kiểm tra định kỳ
282
2-3 năm một lần. Những bệnh nhân HoC nặng nên
được kiểm tra siêu âm nhiều hơn, tối thiểu 1 lần/năm.
Siêu âm Doppler tim nên được kiểm tra lại 2-3 tháng
sau lần khám đầu tiên để đảm bảo tiến triển của bệnh
không quá nhanh. Khi đường kính thất trái đã thay
đổi so với lần đo trước, nên lập kế hoạch khám lâm
sàng và siêu âm tim 3 tháng một lần. Nếu hình ảnh
siêu âm tim không đủ rõ, nên theo dõi bằng chụp xạ
hình buồng thất. Chụp xạ hình buồng thất cũng được
chỉ định nếu phân số tống máu thất trái trên siêu âm
ở mức ranh giới. Nếu hình ảnh siêu âm tốt, không
cần tiến hành chụp xạ hình thêm. Siêu âm cũng được
chỉ định theo dõi để đánh giá kích thước gốc ĐMC ở
những bệnh nhân có giãn gốc ĐMC. Một khi các dấu
hiệu của tình trạng rối loạn chức năng tâm thu thất
trái xuất hiện, cần xem xét khả năng phẫu thuật ngay
cả khi bệnh nhân chưa có triệu chứng. Bệnh nhân sau
mổ thay van hoặc sửa van thì chăm sóc và theo dõi
như quy trình bình thường.
2. HoC cấp tính:
a. Trường hợp HoC cấp do phình tách động mạch
chủ, nếu tình trạng huyết động còn ổn định, cần
điều trị tích cực bằng thuốc chẹn β giao cảm để
kiểm soát được huyết áp trước khi khi dùng thuốc
giãn mạch.
b. Cân nhắc chỉ định mổ ngay nếu chẩn đoán HoC
cấp do phình tách động mạch chủ hoặc do chấn
thương. Mục đích của điều trị nội khoa chỉ là để
tăng tối đa thể tích tống máu và hạn chế tối đa
tiến triển lan của phình tách ĐMC. Dùng đường
tĩnh mạch các thuốc giãn mạch và chẹn β giao
cảm nếu bệnh cảnh có tính chất cấp tính. Nếu ổn
định, có thể dùng thuốc uống như Nifedipine, ức
chế men chuyển, Hydralazine để làm giảm tiền
283
gánh, cải thiện thể tích tống máu và cung lượng
tim.
c. HoC cấp liên quan đến viêm nội tâm mạc nhiễm
khuẩn, cần điều trị thuốc kháng sinh ngay (sau
khi đã cấy máu). Nếu tình trạng huyết động kém,
vẫn có thể phẫu thuật thay van ĐMC nhân tạo dù
mới chỉ dùng kháng sinh. (Khi đó van ĐMC đồng
loài/tự thân thường được ưa chuộng).
3. Điều trị can thiệp: chống chỉ định đặt bóng trong
động mạch chủ (IABP) khi HoC từ vừa-nhiều. Bệnh
nhân phối hợp hở và hẹp van ĐMC không nên nong
van bằng bóng qua da do khuynh hướng tăng nhiều
mức độ HoC cấp sau nong.
4. Phẫu thuật:
a. Thời điểm để phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu
tố bao gồm triệu chứng cơ năng, kích thước và
chức năng thất trái. Cụ thể là:
• Với HoC cấp, phẫu thuật vẫn có lợi cho dù
chức năng thất trái ra sao.
• HoC không có triệu chứng:
(a) Bệnh nhân không có triệu chứng nhưng
rối loạn chức năng thất trái khi nghỉ sẽ dễ
có nguy cơ cao xuất hiện các triệu chứng
suy tim trong vòng 2-3 năm, do đó nên
được mổ có chuẩn bị.
(b) Bệnh nhân không có triệu chứng, chức
năng thất trái bình thường, khả năng dung
nạp gắng sức bình thường (đạt mức 8
MET theo quy trình chuẩn) thì chỉ nên
theo dõi sát và có thể dùng các thuốc giãn
mạch.
(c) Bệnh nhân không có triệu chứng và bất
thường dung nạp gắng sức hoặc tăng
đường kính cuối tâm thu thất trái (>
55mm) sẽ nhanh chóng có rối loạn chức
284
năng thất trái, do đó nên được xét mổ có
chuẩn bị.
• Thay van ĐMC phải được tiến hành ngay
trước thời điểm mà nếu tiếp tục trì hoãn có
thể dẫn tới kết cục không tốt sau mổ (chủ yếu
liên quan với mức độ rối loạn chức năng thất
trái). Thời điểm phẫu thuật ở những bệnh
nhân không có hoặc có rất ít triệu chứng và
chức năng thất trái trong giới hạn bình thường
vẫn còn nhiều bàn cãi. Chức năng tâm thu
thất trái thường sẽ được cải thiện đáng kể sau
mổ nếu chỉ mới rối loạn trong vòng 18 tháng.
Chức năng tâm thu và kích thước cuối tâm
thu thất trái là những yếu tố dự báo quan
trọng nhất đối với thời gian sống, tiên lượng
và chức năng thất trái sau phẫu thuật nên
thường được các thầy thuốc dùng để theo dõi
và quyết định thời điểm mổ trên lâm sàng.
b. Các khả năng phẫu thuật cũng tương tự như hẹp
van động mạch chủ. Nhiều bệnh nhân có sa lá
van ĐMC hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
gây hở chủ thì có thể xem xét khả năng mổ sửa
van ĐMC nếu thương tổn phù hợp.
Tài liệu tham khảo
1. Borer JS, Hochreiter C, Herrold EM, et al. Prediction of indications
for valve replacement among asymptomatic or minimally
symptomatic patients with chronic aortic regurgitation and normal
left ventricular performance. Circulation 1998;97:525-534.
2. Brener SJ, Dufly CI, Thomas JD, Stewert WJ. Progression of aortic
stenosis in 394 patients: relation to changes in myocardial and mitral
valve dysfunction. J Am Coll Cardiol 1995;25:305-310.
3. Carabello BA, Crawford FA. Valvular heart disease. N Engl J Med
1997;337:32-41.
4. Carabello BA, Stewart WJ, Crawford FA. Aortic valve disease. In:
Topol EJ, ed. Comprehensive cardiovascular medicine.
Philadelphia: Lippincott-Raven, 1998: 563-585.
285
5. Carabello BA. Timing of valve replacement in aortic stenosis:
moving closer to perfection [Editorial]. Circulation 1997;95:2241-
2243.
6. Deedy M. Aortic valve disease. In: Marso SP, Griffin BP, Topol EJ,
eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott-
Raven, 2000.
7. Gaasch WH, Sundaram M, Meyer TE. Managing asymptomatic
patients with chronic aortic regurgitation. Chest 1997;111:1702-
1709.
8. Kelly TA, Rothbart RM, Cooper CM, Kaiser DL, Smucker ML,
Gibson RS. Comparison of outcome of asymptomatic to
symptomatic patients older than 20 years of age with valvular aortic
stenosis. Am J Cardiol 1988;61:123-130.
9. Otto CM, Burwash IG, Legget ME, et al. Prospective study of
asymptomatic valvular aortic stenosis: clinical, echocardiographic,
and exercise predictors of outcome. Circulation 1997;95:2262-2270.
10. Otto M. Aortic stenosis: echocardiographic evaluation of disease
severity, disease progression, and the role of echocardiography in
clinical decision making. In: Otto CM, ed. The practice of clinical
echocardiography. Philadelphia: WB Saunders, 1997:405-32.
11. Pellikka PA, Nishimura RA, Bailey KR, Tajik AJ. The natural
history of adults with asymptomatic, hemodynamically significant
aortic stenosis. J Am Coll Cardiol 1990;15:1012-1017.
12. Weyman AE, Griffin BP. Left ventricular outflow tract: the aortic
valve, aorta, and subvalvular outflow tract. In: Weyman AE, ed.
Principles and practice of echocardiography, 2nd ed. Philadelphia:
Lea & Febiger, 1994:498-574.
287
HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
Hẹp van động mạch chủ (HC) là nguyên nhân thường gặp
nhất gây tắc nghẽn đường tống máu của thất trái. Các nguyên
nhân khác bao gồm hẹp dưới van động mạch chủ do màng xơ,
hẹp dưới van động mạch chủ do cơ tim phì đại và hẹp trên van
động mạch chủ.
I. Triệu chứng lâm sàng
Nên nghĩ đến chẩn đoán HC trước bất kỳ bệnh nhân nào
có tiếng thổi tâm thu tống máu ở bờ phải phía trên xương ức, lan
lên động mạch cảnh. Phần lớn bệnh nhân khi đi khám chưa có
triệu chứng cơ năng tuy nhiên buộc phải hỏi kỹ để phát hiện tiền
sử đau ngực, choáng váng, ngất hoặc các dấu hiệu khác của suy
tim. Tiền sử hẹp eo ĐMC gợi ý bệnh van ĐMC có hai lá van,
ngược lại nếu bệnh nhân được chẩn đoán van ĐMC có hai lá
van, phải đo huyết áp động mạch tứ chi để loại trừ hẹp eo ĐMC.
Tiền sử thấp tim gợi ý nguyên nhân HC là di chứng thấp tim.
A. Triệu chứng cơ năng: thường chỉ gặp khi hẹp van ĐMC
mức độ nặng.
1. Đau ngực do tăng tiêu thụ ôxy cơ tim trong khi cung
cấp ôxy cho cơ tim bị giảm hoặc do xơ vữa mạch
vành. 25% số bệnh nhân không đau ngực đã có bệnh
mạch vành, trong khi đó 40-80% số bệnh nhân HC
đau ngực có kèm bệnh mạch vành.
2. Choáng váng, ngất: do tắc nghẽn cố định đường
tống máu thất trái và giảm khả năng tăng cung lượng
tim, bệnh nhân HC có thể tụt huyết áp nặng trong các
tình huống giảm sức cản ngoại vi dẫn đến choáng
váng hoặc ngất.
3. Biểu hiện của suy tim: do rối loạn chức năng tâm
thu hoặc chức năng tâm trương. Theo tiến triển của
bệnh, xơ hoá cơ tim sẽ dẫn tới giảm co bóp. Các cơ
288
chế bù trừ nhằm làm tăng thể tích trong lòng mạch sẽ
làm tăng áp lực thất trái cuối tâm trương, tăng áp lực
mao mạch phổi bít gây ứ huyết phổi. Các tình trạng
gây rối loạn đổ đầy thất trái như rung nhĩ hoặc tim
nhanh đơn thuần có thể gây biểu hiện suy tim.
B. Triệu chứng thực thể
1. Bắt mạch: triệu chứng nổi bật của HC là mạch cảnh
nẩy yếu và trễ (pulsus parvus et tardus), là dấu hiệu
tốt nhất cho phép ước lượng mức độ HC tại giường.
Một số bệnh nhân lớn tuổi bắt mạch lại vẫn thấy gần
giống bình thường do giảm độ chun giãn của thành
mạch, nên gây ước lượng thấp mức độ HC. Bắt mạch
ngoại vi đều giảm khi có HC nặng. Đôi khi sờ thấy
rung miu tâm thu dọc theo động mạch cảnh ở bệnh
nhân HC khít. Có thể sờ thấy rung miu tâm thu ở
khoang liên sườn II bên phải ở bệnh nhân HC.
2. Sờ thấy mỏm tim đập rộng, lan tỏa nếu thất trái phì
đại nhưng chưa lớn hẳn. Đối với một số trường hợp,
sờ thấy mỏm tim đập đúp, tương ứng với sóng a hay
tiếng T4 do thất trái giãn nở kém.
3. Nghe tim: các tiếng bệnh lý chính bao gồm:
a. Thổi tâm thu tống máu ở phía trên bên phải
xương ức, lan lên cổ, đạt cường độ cao nhất vào
đầu-giữa tâm thu. Mức độ HC càng nặng, tiếng
thổi càng dài hơn, mạnh hơn và đạt cực đại chậm
hơn (cuối kỳ tâm thu). Tuy nhiên cường độ tiếng
thổi không liên quan chặt với mức độ hẹp do
cường độ tiếng thổi có thể giảm nhẹ đi nếu cung
lượng tim giảm nhiều hoặc chức năng thất trái
giảm nặng. Trường hợp van ĐMC có hai lá van,
còn di động, có thể nghe được tiếng mở van
ĐMC trước tiếng thổi tâm thu.
b. Tiếng T1 nói chung không thay đổi khi HC, tuy
nhiên nếu chức năng tâm thu thất trái rối loạn
289
nặng và tăng áp lực cuối tâm trương thất trái, âm
sắc T1 giảm do hiện tượng đóng sớm và giảm lực
tác động đóng van hai lá. Thành phần chủ của
tiếng T2 giảm đi khi HC khít, T2 trở nên nhẹ và
gọn (đơn độc) do chỉ nghe thấy thành phần phổi
của tiếng T2. Một số bệnh nhân HC nặng có tiếng
T2 tách đôi nghịch thường do kéo dài thời gian
tống máu thất trái qua lỗ van hẹp khít. T2 tách đôi
nghịch thường cũng gặp trong các tắc nghẽn
đường tống máu thất trái khác và trong bloc
nhánh trái. Tiếng T3 là dấu hiệu chức năng tâm
thu thất trái kém. Tiếng T4 xuất hiện do nhĩ trái
co bóp tống máu vào buồng thất trái có độ giãn
kém khi hẹp van ĐMC khít.
c. Ngoài ra, có thể gặp các tiếng thổi của hở van
ĐMC do hẹp thường đi kèm hở van. Hiện tượng
Gallevardin xảy ra trong một số trường hợp hẹp
van ĐMC nặng, vôi hoá: thành phần âm sắc cao
của tiếng thổi lại lan xuống mỏm tim, dễ lẫn với
tiếng thổi của hở van hai lá kèm theo.
d. Nhịp tim nhanh lúc nghỉ ở bệnh nhân HC nặng là
một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng
cung lượng tim giảm thấp.
II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
A. Các nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ
1. Hẹp van ĐMC bẩm sinh: dạng hẹp van ĐMC hay
gặp nhất ở người lớn là bệnh van ĐMC có hai lá
van, chiếm 1-2% dân số, chủ yếu ở nam giới. Van
ĐMC thường thoái hoá và vôi sớm. Một số dạng HC
khác như dính lá van, van một cánh...
2. Hẹp van ĐMC mắc phải:
a. Hẹp do thoái hoá và vôi hoá là dạng bệnh thường
gặp nhất, nổi trội ở tuổi 70-80. Quá trình rối loạn
chuyển hoá canxi trong bệnh Paget, bệnh thận
290
giai đoạn cuối làm tăng quá trình vôi hoá. Các
yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành thúc đẩy
nhanh quá trình vôi hoá ở các lá van bị thoái hoá.
b. Hẹp van ĐMC do thấp tim ít khi đơn thuần mà
không kèm bệnh van hai lá. Thấp tim gây xơ hoá,
vôi hoá, dính các lá van và mép van ĐMC, dày lá
van nhất là tại bờ.
Hình 15-1. Van ĐMC vôi hoá.
B. Sinh lý bệnh
1. Hẹp van ĐMC đặc trưng bởi quá trình hẹp dần lỗ van
ĐMC gây tăng dần hậu gánh cho thất trái. Để duy trì
cung lượng tim, thất trái phải bóp với sức bóp tâm
thu cao hơn, làm tăng áp lực lên thành tim, dẫn đến
phì đại đồng tâm, nhờ đó bình thường hoá sức ép lên
thành tim (theo định luật Laplace: sức ép lên thành
tim = áp lực × đường kính + 2 × độ dày tim), song lại
làm giảm độ giãn nở của thất trái.
2. Thất trái giãn kém sẽ làm giảm quá trình đổ đầy thất
trái thụ động trong giai đoạn đầu của thời kỳ tâm
trương. Tiền gánh thất trái phụ thuộc rất nhiều vào co
bóp nhĩ trái. Thất trái càng dầy, lực bóp càng gia
tăng, thời gian tâm thu kéo dài, càng làm tăng mức
độ tiêu thụ ôxy cơ tim. Khi suy tim, áp lực cuối tâm
291
trương thất trái tăng làm giảm áp lực tưới máu động
mạch vành, gây đè ép các động mạch nhỏ trong cơ
tim hoặc phía dưới nội tâm mạc, do đó càng làm
giảm hơn nữa cung cấp ôxy cho cơ tim, gây biểu hiện
đau ngực...
C. Diễn biến tự nhiên của bệnh
1. Tiến triển của hẹp van ĐMC đặc trưng bởi một giai
đoạn kéo dài không biểu hiện triệu chứng cơ năng
cho tới khi diện tích lỗ van ĐMC < 1,0 cm2. Nói
chung, chênh áp trung bình qua van ĐMC tăng
khoảng 7 mmHg/năm và diện tích lỗ van giảm
khoảng 0,12-0,19 cm2/năm. Do tốc độ tiến triển rất
khác nhau, tất cả bệnh nhân HC cần được tuyên
truyền kỹ về các triệu chứng báo hiệu tiến triển của
bệnh. Tỷ lệ sống còn gần như bình thường khi không
có triệu chứng cơ năng. Nguy cơ đột tử < 2%/năm
ngay cả ở bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng mà không
có triệu chứng cơ năng.
2. Nhưng khi đã phát triển triệu chứng cơ năng, tỷ lệ
sống còn giảm xuống nhanh chóng nếu không mổ:
a. Khi bệnh nhân đã có đau ngực thì tỷ lệ sống còn
chỉ đạt 50% sau 5 năm,
b. Khi đã có ngất thì tỷ lệ sống còn chỉ đạt 50% sau
3 năm,
c. Khi đã có suy tim thì thời gian sống trung bình <
2 năm.
d. Đột tử có thể xảy ra ở những bệnh nhân HC đã có
triệu chứng cơ năng do các rối loạn nhịp thất trên
bệnh nhân phì đại và rối loạn chức năng thất trái
hoặc rối loạn nhịp thứ phát do thiếu máu cơ tim.
III. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tâm đồ: thường có dày nhĩ trái (80%) và phì đại
thất trái (85%). Rối loạn nhịp ít khi xảy ra, chủ yếu ở giai
đoạn cuối và đa số là rung nhĩ, nhất là khi có kèm bệnh
292
van hai lá. Bloc nhĩ thất có thể gặp khi có ápxe vòng van
biến chứng của viêm nội tâm mạc.
B. Xquang ngực: ít có giá trị chẩn đoán do hình ảnh có thể
hoàn toàn bình thường. Bóng tim giống hình chiếc ủng
nếu phì đại thất trái đồng tâm. Hình tim thường to nếu đã
có rối loạn chức năng thất trái hoặc có HoC phối hợp.
Một vài hình ảnh khác có thể bắt gặp là hình ảnh vôi hoá
van ĐMC ở người lớn tuổi (phim nghiêng) hoặc giãn
đoạn ĐMC lên sau hẹp.
C. Siêu âm Doppler tim: siêu âm Doppler tim là phương
pháp được lựa chọn để chẩn đoán xác định và đánh giá
mức độ nặng của hẹp chủ. Các mặt cắt cạnh ức (2D hoặc
TM) là những vị trí tốt nhất để đánh giá cơ chế, nguyên
nhân HC và đo đạc kích thước buồng tim, thành tim.
1. Đánh giá về tình trạng van, nguyên nhân gây hẹp
van và ảnh hưởng đến các buồng tim:
a. Các lá van dày, mở dạng vòm trong thời kỳ tâm
thu gặp trong HC bẩm sinh và do thấp tim, phân
biệt bằng kiểu dày của lá van (mặt cắt trục dài
cạnh ức trái): HC do thấp thường dày khu trú ở
bờ tự do nhiều hơn so với thân lá van, rất hay có
HHL kèm theo. Ngược lại, HC do thoái hoá thì
quá trình vôi hoá thường tiến triển từ thân cho tới
bờ mép van, làm giảm dần di động lá van đến độ
gần như cố định. Có thể sơ bộ đánh giá mức độ
HC dựa vào biên độ mở van trên siêu âm TM
(bình thường là 16-22 mm):
• HC nhẹ: biên độ mở van ĐMC từ 13-15 mm.
• HC vừa: biên độ mở van ĐMC từ 8-12 mm.
• HC nặng: biên độ mở van ĐMC < 8 mm.
Tuy nhiên giá trị này có tính chất gợi ý, chứ
không hoàn toàn chính xác, vì chỉ đánh giá được
khoảng cách giữa 2 trong số 3 lá van ĐMC. Kỹ
thuật đo và vị trí mặt cắt có thể làm sai lạc kết
quả đo. Cung lượng tim giảm nhiều cũng làm
293
giảm biên độ mở của van ĐMC dù không có HC
thực sự.
b. Số lượng mép van, đường đóng van và hình dạng
lỗ van (mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái) cho phép
chẩn đoán các loại HC bẩm sinh: van ĐMC có
hai lá van, van ĐMC dạng một lá-một mép hoặc
dạng một lá-không có mép van... Tuy nhiên, khi
van ĐMC đã vôi hoá nặng thì việc xác định
nguyên nhân HC trở nên rất khó khăn.
c. Phì đại và giãn thất trái, giãn nhĩ trái trên mặt cắt
trục dài cạnh ức trái nhưng nếu hẹp van ĐMC
đơn thuần, thất trái thường nhỏ tuy có phì đại.
Mặt cắt bốn buồng hoặc năm buồng từ mỏm cho
phép đánh giá chung chức năng co bóp và vận
động thành thất. Các mặt cắt này cũng cho phép
xác định mức độ hở van ĐMC kèm theo bằng
siêu âm Doppler mầu.
2. Đánh giá về huyết động:
a. Chênh áp qua van ĐMC: thường đo bằng
Doppler liên tục sử dụng mặt cắt năm buồng từ
mỏm và một số mặt cắt khác như: khoang liên
sườn II bờ phải xương ức, trên hõm ức... dựa trên
công thức Bernoulli sửa đổi (P = 4 V2) để xác
định chênh áp trung bình và chênh áp tối đa (tức
thời đỉnh-đỉnh) giữa ĐMC và thất trái. Mức độ
HC được phân loại dựa vào chênh áp qua van
ĐMC:
• HC nhẹ: chênh áp tối đa < 40 mmHg hoặc
chênh áp trung bình < 20 mmHg.
• HC vừa: chênh áp tối đa: 40-70 mmHg hoặc
chênh áp trung bình: 20-40 mmHg.
• HC nặng: chênh áp tối đa > 70 mmHg hoặc
chênh áp trung bình > 40 mmHg.
Một số yếu tố làm tăng giả tạo chênh áp qua van
ĐMC như: có kèm hở van ĐMC, màng ngăn
294
dưới van ĐMC, tình trạng tăng cung lượng tim,
đo sau nhát ngoại tâm thu, lấy nhát bóp không đại
diện (khi rung nhĩ) hoặc lẫn với phổ của hở van
hai lá.
Hình 15-2. Phổ Doppler liên tục của hẹp van ĐMC.
b. Diện tích lỗ van ĐMC: đo theo nguyên lý của
phương trình liên tục:
Diện tích van ĐMC = π × r2 × VTITT / VTIĐMC
Trong đó: VTITT là tích phân vận tốc theo
thời gian của dòng chảy tâm thu tại vị trí buồng
tống máu của thất trái (Doppler xung với cửa sổ
Doppler cách van ĐMC 1 cm tại mặt cắt 5 buồng
tim); VTIĐMC là tích phân vận tốc theo thời gian
của dòng chảy qua vị trí van ĐMC bị hẹp; r là
bán kính của buồng tống máu thất trái (mặt cắt
trục dài, ngay sát vòng van ĐMC).
Mức độ hẹp van ĐMC được phân loại dựa vào
diện tích lỗ van như sau:
• HC nhẹ: diện tích lỗ van > 1,5 cm2.
• HC vừa: diện tích lỗ van từ 1-1,5 cm2.
• HC nặng: diện tích lỗ van < 1 cm2, khi diện
tích < 0,75 cm2 (< 0,5 cm2/m2 diện tích da)
thì được coi là hẹp van ĐMC rất khít.
c. Chỉ số VTITT/VTIĐMC: khi < 0,3 tương ứng với
hẹp van ĐMC nặng, khi < 0,25 tương ứng với
295
HC khít. Chỉ số này không phụ thuộc vào lưu
lượng tim và tránh được các sai sót khi đo đường
kính buồng tống máu thất trái, có ích trong
trường hợp hẹp van ĐMC khít và rối loạn chức
năng thất trái nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ số
này có tỷ lệ sai sót cao khi đường kính buồng
tống máu thất trái rộng > 2,2 cm hoặc hẹp <
1,8cm.
3. Siêu âm tim qua thực quản: có thể đo trực tiếp diện
tích lỗ van (2D), nhưng khó lấy được phổ Doppler
của dòng chảy qua van bị hẹp hơn. Công cụ này rất
có ích để đánh giá hình thái van ĐMC trong bệnh
hẹp van ĐMC bẩm sinh.
4. Siêu âm gắng sức: nhằm phân biệt những trường
hợp hẹp van ĐMC thực sự có rối loạn chức năng tâm
thu thất trái nặng (nên chênh áp qua van thấp) với
những trường hợp giả hẹp (bệnh lý ảnh hưởng đến cơ
tim từ trước, có kèm hẹp van ĐMC nhẹ, nên cũng rối
loạn chức năng tâm thu thất trái và chênh áp thấp qua
van ĐMC) bởi trường hợp giả hẹp không hề có cải
thiện sau khi được mổ. Dobutamine truyền với liều
tăng dần từ 5 đến 20 μg/kg/phút để tăng dần cung
lượng tim, sau đó dùng siêu âm tim kiểm tra từng
bước diện tích lỗ van và chênh áp qua van ĐMC.
Cần ngừng ngay nghiệm pháp khi bệnh nhân tụt áp,
đau ngực hoặc xuất hiện rối loạn nhịp tim.
D. Thông tim: trước đây thông tim là tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán và lượng giá hẹp van động mạch chủ. Tuy
nhiên ngày nay, siêu âm tim dần dần đã được chấp nhận
rộng rãi như một phương tiện để chẩn đoán và đánh giá
HC thay thế cho thông tim.
1. Thông tim được chỉ định khi có nghi ngờ về mức độ
hẹp van trên siêu âm tim hoặc để chụp động mạch
vành cho bệnh nhân nam tuổi > 40 và nữ tuổi > 50
trước khi mổ thay van.
296
2. Cần cân nhắc giữa các lợi ích của thông tim và nguy
cơ biến chứng nhất là ở bệnh nhân HC khít. Nguy cơ
tử vong sau thông tim ở bệnh nhân hẹp khít van
ĐMC là 0,2%. Bệnh nhân HC nặng nên dùng thuốc
cản quang loại trọng lượng phân tử thấp, không ionic
để hạn chế bớt các nguy cơ tụt huyết áp do giãn
mạch ngoại vi, rối loạn nhịp chậm, rối loạn chức
năng cơ tim thoáng qua, hạn chế tác dụng lợi tiểu
thẩm thấu, nhờ đó giảm bớt nguy cơ của thủ thuật.
Đối với bệnh nhân hẹp khít van ĐMC, nên tránh
chụp buồng thất trái.
3. Giá trị chênh áp trung bình qua van ĐMC đo bằng
thông tim rất giống với siêu âm trong khi giá trị
chênh áp tối đa đỉnh đỉnh đo qua thông tim thường
thấp hơn so với siêu âm. Có thể làm thử nghiệm kích
thích bằng truyền Nitroprusside tĩnh mạch để đánh
giá sự thay đổi về chênh áp qua van và diện tích lỗ
van mỗi khi có thay đổi cung lượng tim nhằm phân
biệt các trường hợp hẹp van ĐMC thực sự với những
trường hợp giả hẹp.
4. Khi HC không khít thì phân số tống máu, cung lượng
tim khi nghỉ, áp lực các buồng tim bên phải và áp lực
mao mạch phổi bít đều bình thường. Áp lực cuối tâm
trương thất trái thường tăng do thất trái phì đại đã
giảm độ giãn. Sóng a trên đường cong áp lực nhĩ trái,
áp lực mao mạch phổi bít thường nổi rõ. Khi mức độ
HC tăng lên, áp lực cuối tâm trương thất trái, áp lực
các buồng tim phải và động mạch phổi cũng tăng lên.
Phân số tống máu và cung lượng tim sẽ giảm khi
bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối. Trường hợp HC
khít, chức năng thất trái giảm nặng thì chênh áp qua
van ĐMC sẽ giảm. Không bao giờ đánh giá mức độ
hẹp van ĐMC chỉ dựa trên giá trị chênh áp qua van
đơn thuần mà phải chú ý đến chức năng thất trái và
mức độ hở van hai lá kèm theo.
297
IV. Điều trị
A. Lựa chọn biện pháp điều trị: cốt lõi của điều trị hẹp
van ĐMC nặng là phẫu thuật thay van ĐMC. Nói chung
phẫu thuật ưu tiên cho những bệnh nhân đã có triệu
chứng cơ năng, do thay van ĐMC có nguy cơ biến chứng
khá cao và tỷ lệ sống còn chỉ thực sự cải thiện rõ rệt khi
bệnh nhân đã bộc lộ triệu chứng cơ năng. Ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy khi hẹp van ĐMC tới mức độ
nặng, thì xu hướng sẽ xuất hiện triệu chứng và phải mổ
thay van chỉ trong vòng 3 năm. Đối với bệnh nhân lớn
tuổi đã hẹp khít van ĐMC, việc mổ khi chưa có triệu
chứng xem ra có lợi hơn so với việc đợi đến khi xuất
hiện triệu chứng cơ năng. Mổ sớm cũng có lợi đối với
những bệnh nhân trẻ mà chênh áp qua van ĐMC rất cao
vì hạn chế được nguy cơ cao xuất hiện đột tử. Tương tự,
bệnh nhân có diện tích lỗ van ĐMC ≤ 1,0 cm2 kèm theo
hẹp đáng kể động mạch vành và cần làm cầu nối chủ-
vành thì nên tính cả đến việc mổ thay van ĐMC.
B. Điều trị nội khoa
1. Bắt buộc phải điều trị kháng sinh dự phòng viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn.
2. Với bệnh nhân chưa có triệu chứng cơ năng (diện
tích lỗ van ĐMC > 1,0 cm2) thì điều trị có mục đích
phòng tiên phát bệnh lý động mạch vành, duy trì nhịp
xoang và khống chế huyết áp. Tất cả bệnh nhân phải
được hướng dẫn về các dấu hiệu và triệu chứng của
đau thắt ngực, ngất hoặc suy tim để đi khám lại ngay
và xét mổ nếu xuất hiện các triệu chứng cơ năng này,
vì khi đó nguy cơ phẫu thuật thấp hơn các nguy cơ
của việc tiếp tục điều trị nội khoa.
3. Điều trị suy tim nhằm vào việc kiểm soát cân bằng
dịch để giảm ứ huyết phối, thường bằng thuốc lợi
tiểu. Tuy nhiên, cung lượng tim ở bệnh nhân HC
nặng phụ thuộc nhiều vào tiền gánh, nên cần rất thận
298
trọng khi dùng lợi tiểu để tránh dùng liều quá cao,
gây tụt huyết áp (do giảm cung lượng tim) và giảm
tưới máu ngoại vi. Tránh dùng các thuốc nhóm
Nitrates ở bệnh nhân suy tim do HC nặng vì thuốc
làm giảm tiền gánh đáng kể, có thể gây giảm tưới
máu não và ngất. Digoxin thường chỉ được chỉ định
cho bệnh nhân HC suy tim nhất là khi rung nhĩ. Điều
trị HC có suy tim bằng thuốc không hề cải thiện tiên
lượng sống lâu dài của bệnh nhân. Hơn nữa, điều trị
nội khoa bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng và rối loạn
chức năng thất trái quá tích cực không hề có lợi mà
còn nguy hiểm.
4. Tránh dùng các thuốc giãn mạch cho bệnh nhân
hẹp chủ đơn thuần.
a. Trong một số bệnh cảnh hẹp hở van ĐMC, HC
phối hợp hở van hai lá, HC phối hợp bệnh mạch
vành thì có thể cân nhắc việc dùng các thuốc giãn
mạch song nên hết sức thận trọng, đôi khi phải
theo dõi huyết động cho bệnh nhân tại phòng hồi
sức. Trên lý thuyết, bệnh nhân hở van nhiều sẽ có
lợi khi dùng thuốc giãn mạch; bệnh nhân có bệnh
mạch vành cũng có lợi vì giảm hậu gánh sẽ làm
giảm nhu cầu ôxy cơ tim. Dù vậy, thuốc giãn
mạch chỉ là biện pháp điều trị tạm thời trước
khi mổ làm cầu nối chủ vành.
b. Liều khởi đầu nên dùng rất thấp tại phòng hồi sức
(tốt nhất là nitroprusside để dễ chỉnh liều), sau
khi đã ổn định liều giãn mạch sẽ chuyển dần sang
thuốc uống (ức chế men chuyển, Hydralazine).
5. Bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng chịu đựng rất kém
tình trạng rung nhĩ (vì tiền gánh thất trái phụ thuộc
rất nhiều vào co bóp nhĩ), nhanh chóng-dễ dàng gây
giảm cung lượng tim và ứ huyết phổi, đồng thời tăng
nhu cầu ôxy (do nhịp nhanh). Bởi vậy, cần điều trị
299
tích cực rung nhĩ ngay từ lúc mới khởi phát ở bệnh
nhân HC nặng nhằm chuyển về nhịp xoang.
6. Đối với bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng và chức
năng thất trái rối loạn nặng, có chênh áp qua van
ĐMC thấp: phẫu thuật chỉ cải thiện triệu chứng
khoảng 50%, 50% còn lại không hề cải thiện triệu
chứng và chết trong giai đoạn hậu phẫu mà không ít
trong số đó là các trường hợp giả hẹp chủ (rối loạn
chức năng cơ tim nặng từ trước kèm theo giả hẹp van
ĐMC do cung lượng tim thấp). Tuy còn nhiều điểm
chưa thống nhất song trước khi đi đến việc lựa chọn
bệnh nhân phù hợp và quyết định mổ, thì:
a. Nên làm siêu âm tim gắng sức hoặc nghiệm pháp
kích thích khi thông tim để đánh giá những
trường hợp hẹp van ĐMC thực sự gây rối loạn
chức năng thất trái nặng bằng cách đo diện tích lỗ
van và chênh áp qua van ĐMC khi cung lượng
tim tăng. Nếu cung lượng tim tăng đáng kể mà
không gây thay đổi chênh áp thì đó là giả hẹp,
ngược lại nếu cung lượng tim tăng gây tăng
chênh áp qua van thì đó là hẹp thật.
b. Nên thử nong van bằng bóng qua da: nếu triệu
chứng suy tim và cung lượng tim cải thiện sau
can thiệp thì khả năng hồi phục sau mổ thay van
ĐMC sẽ lớn hơn.
C. Điều trị can thiệp
1. Đặt bóng trong động mạch chủ (IABP): nhằm ổn
định tạm thời tình trạng huyết động ở bệnh nhân hẹp
van động mạch chủ nặng, suy tim mất bù để chuẩn bị
mổ. Hiệu quả của đặt bóng trong động mạch chủ là
nhờ tăng tưới máu mạch vành trong kỳ tâm trương,
làm giảm tình trạng thiếu máu của toàn thể cơ tim
khi hẹp van ĐMC khít, suy tim mất bù.
300
2. Nong van động mạch chủ bằng bóng qua da: có
vai trò rõ rệt đối với hẹp van ĐMC bẩm sinh ở trẻ em
tuy không được áp dụng tuyệt đối ở bệnh hẹp van
ĐMC mắc phải. Mặc dù kỹ thuật này có nhiều hứa
hẹn nhưng so với mổ thì vẫn chưa hiệu quả bằng: sau
thủ thuật, diện tích lỗ van tăng lên 50% song sau 6
tháng có tới 50% tái phát. Vì thế nong van ĐMC
bằng bóng chỉ được chỉ định trong một số trường hợp
nhất định như: hẹp van ĐMC bẩm sinh ở trẻ em,
bệnh nhân không thể mổ do tuổi cao hay có bệnh
phối hợp, điều trị tạm thời trước khi mổ có chuẩn bị,
điều trị thử ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thất
trái nặng (xem liệu bệnh nhân có cải thiện sau mổ
hay không). Tỷ lệ tử vong của thủ thuật này khoảng
2-5%.
D. Điều trị ngoại khoa
1. Chỉ định mổ thay van ĐMC:
a. Bệnh nhân có triệu chứng cơ năng:
• Đau ngực.
• Ngất.
• Suy tim.
b. Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng:
• Tuổi trẻ và chênh áp qua van ĐMC > 100
mmHg.
• Cần làm thủ thuật/phẫu thuật lớn, có nguy cơ
cao.
• Có chỉ định bắc cầu nối chủ vành.
• Rối loạn chức năng tâm thu thất trái.
2. Các loại phẫu thuật thay van động mạch chủ: thay
van động mạch chủ được ưa chuộng hơn mổ sửa van
vì sau khi gọt mỏng và lấy vôi ở lá van, các lá van
hay co rút, gây hở van ngay sau phẫu thuật và dần
dần mức độ hở sẽ tăng lên. Tuy nhiên, với hẹp van
ĐMC bẩm sinh mà van chưa vôi thì vẫn có thể sửa
van tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Mổ thay van
301
ĐMC đơn thuần không kèm bệnh mạch vành hoặc
các bệnh nặng khác thì tỷ lệ tử vong quanh phẫu
thuật khoảng 2-3%. Tỷ lệ sống còn sau mổ thay van
ĐMC vào khoảng 85% sau 10 năm. Sự lựa chọn loại
van để thay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi,
nguy cơ dùng/không dùng thuốc chống đông, đặc
điểm giải phẫu, chức năng thất trái, mức độ hoạt
động thể lực, dự tính mổ lại... Nói chung, bao gồm
các loại như:
a. Phẫu thuật Ross (ghép van tự thân): van và thân
động mạch phổi được cắt luôn cả khối rồi thay
vào vị trí của van động mạch chủ đồng thời cắm
lại hai động mạch vành. Chỗ van động mạch phổi
bị cắt sẽ được thay thế bằng một van động mạch
phổi đồng loài. Van ghép tự thân kiểu này rất tốt
về huyết động, không cần dùng thuốc chống
đông, ít vôi hoá hơn so với các van sinh học
khác, có thể lớn lên theo phát triển của cơ thể, có
đặc tính chống nhiễm trùng rất cao... nên rất phù
hợp để làm ở trẻ nhỏ hoặc ở bệnh nhân viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn song đòi hỏi kỹ thuật cao
và thời gian kéo dài, dễ gây ra nhiều rối loạn sau
mổ. Tiên lượng lâu dài phụ thuộc vào mức độ hở
van động mạch chủ, bệnh lý van động mạch phổi
(hở, hẹp) hay các rối loạn chức năng thất phải
(thứ phát sau bệnh van ĐMP).
b. Thay van ĐMC đồng loài: được dùng rộng rãi ở
các bệnh nhân trẻ tuổi do đặc điểm huyết động
tốt và không cần dùng thuốc chống đông. Tuy
nhiên theo thời gian, các van loại này không hề
lớn lên, sẽ bị thoái hoá, vôi và gây hở. Bản thân
kỹ thuật thay van loại này cũng khá phức tạp vì
thường phối hợp với việc tạo hình một phần gốc
động mạch chủ và cắm lại động mạch vành, cho
dù vẫn đơn giản hơn so với phẫu thuật Ross. Tuổi
thọ trung bình của van là 15 năm. Phẫu thuật này
302
có tỷ lệ nhiễm trùng rất ít khi đang có viêm nội
tâm mạc và đây là thay van đồng loài được chỉ
định khi viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên van
nhân tạo.
c. Thay van sinh học (dị loài): thường được chỉ định
cho bệnh nhân tuổi > 70. Trong vòng 10 năm, 80-
90% van thoái hoá gây hở hoặc hẹp do thủng lá
van, giảm vận động, rò quanh chân van. Không
cần dùng chống đông lâu dài sau thay van vì
nguy cơ huyết khối thấp. Phần lớn đều có chênh
áp qua van ngay sau mổ (vì bị vòng van, khung
đỡ cản trở một phần), ở mức độ nhiều hơn so với
van cơ học vì thế khi thay, cần chọn loại van có
kích thước lớn nhất có thể được để giảm bớt
chênh áp qua van.
d. Thay van cơ học: các loại van thường dùng là St.
Jude Medical, Metronic-Hall và Carbomedics.
Bệnh nhân sau thay van loại này phải uống thuốc
chống đông để giảm nguy cơ tạo huyết khối ở
van và các biến chứng tắc mạch khác. Độ bền của
loại van này là cao nhất nếu duy trì được điều trị
chống đông và dự phòng kháng sinh cẩn thận
trong nhiều năm.
3. Biến chứng: những biến chứng tiềm tàng sau mổ
thay van ĐMC là hư hỏng cấu trúc van, rối loạn hoạt
động (huyết động) van, huyết khối kẹt van, tắc mạch,
chảy máu do dùng thuốc chống đông, viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn van ĐMC nhân tạo, huyết tán và
bloc nhĩ thất. Phải dùng thuốc chống đông cẩn thận
(đối với bệnh nhân nào có chỉ định) và phải dùng kéo
dài suốt thời gian tồn tại van nhân tạo (đến cả đời).
Bệnh nhân hoạt động thể lực mức độ thấp sẽ ít ảnh
hưởng hơn đến huyết động của van và do đó tốc độ
thoái hoá van cũng sẽ chậm hơn.
303
E. Theo dõi
1. Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng chưa có
triệu chứng cơ năng nên được theo dõi sát và hướng
dẫn để tới khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng cơ
năng nào.
2. Siêu âm Doppler tim 1-6 tuần sau mổ thay van
ĐMC đánh giá hoạt động của van và chênh áp qua
van nhân tạo để làm mốc theo dõi. Sau đó bệnh nhân
được kiểm tra siêu âm định kỳ 1-2 lần/năm.
3. Kiểm tra hiệu quả chống đông máu (tỷ lệ
prothrombin, INR) định kỳ để điều chỉnh liều phù
hợp ở bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc chống đông.
Tài liệu tham khảo
1. Borer JS, Hochreiter C, Herrold EM, et al. Prediction of indications
for valve replacement among asymptomatic or minimally
symptomatic patients with chronic aortic regurgitation and normal
left ventricular performance. Circulation 1998;97:525-534.
2. Brener SJ, Dufly CI, Thomas JD, Stewert WJ. Progression of aortic
stenosis in 394 patients: relation to changes in myocardial and mitral
valve dysfunction. J Am Coll Cardiol 1995;25:305-310.
3. Carabello BA, Crawford FA. Valvular heart disease. N Engl J Med
1997;337:32-41.
4. Carabello BA, Stewart WJ, Crawford FA. Aortic valve disease. In:
Topol EJ, ed. Comprehensive cardiovascular medicine.
Philadelphia: Lippincott-Raven, 1998: 563-585.
5. Carabello BA. Timing of valve replacement in aortic stenosis:
moving closer to perfection [Editorial]. Circulation 1997;95:2241-
2243.
6. Deedy M. Aortic valve disease. In: Marso SP, Griffin BP, Topol EJ,
eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott-
Raven, 2000.
7. Gaasch WH, Sundaram M, Meyer TE. Managing asymptomatic
patients with chronic aortic regurgitation. Chest 1997;111:1702-
1709.
8. Kelly TA, Rothbart RM, Cooper CM, Kaiser DL, Smucker ML,
Gibson RS. Comparison of outcome of asymptomatic to
symptomatic patients older than 20 years of age with valvular aortic
stenosis. Am J Cardiol 1988;61:123-130.
304
9. Otto CM, Burwash IG, Legget ME, et al. Prospective study of
asymptomatic valvular aortic stenosis: clinical, echocardiographic,
and exercise predictors of outcome. Circulation 1997;95:2262-2270.
10. Otto M. Aortic stenosis: echocardiographic evaluation of disease
severity, disease progression, and the role of echocardiography in
clinical decision making. In: Otto CM, ed. The practice of clinical
echocardiography. Philadelphia: WB Saunders, 1997:405-32.
11. Pellikka PA, Nishimura RA, Bailey KR, Tajik AJ. The natural
history of adults with asymptomatic, hemodynamically significant
aortic stenosis. J Am Coll Cardiol 1990;15:1012-1017.
12. Weyman AE, Griffin BP. Left ventricular outflow tract: the aortic
valve, aorta, and subvalvular outflow tract. In: Weyman AE, ed.
Principles and practice of echocardiography, 2nd ed. Philadelphia:
Lea & Febiger, 1994:498-574.
305
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) là tình trạng
bệnh lý do viêm nhiễm với thương tổn chủ yếu ở lớp nội mạc
của tim. Biểu hiện đại thể thường gặp là những tổn thương loét
và sùi ở các van tim. Đây là bệnh rất nặng, nếu không được phát
hiện và điều trị sớm bệnh thường dẫn đến tử vong. Ngày nay dù
có nhiều tiến bộ trong các kháng sinh điều trị cũng như phẫu
thuật nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh vẫn còn khá cao.
I. Nguy cơ mắc VNTMNK
A. Nguy cơ cao
1. Van nhân tạo.
2. Tiền sử bị VNTMNK.
3. Tim bẩm sinh có tím.
4. Bệnh hở van động mạch chủ và/ hoặc hẹp van ĐMC.
5. Hở van hai lá.
6. Hẹp van hai lá kèm hở van hai lá.
7. Còn ống động mạch.
8. Thông liên thất.
9. Hẹp eo động mạch chủ.
10. Các phẫu thuật tim mà vẫn tồn tại tình trạng huyết
động bất ổn sau mổ.
B. Nguy cơ vừa
1. Sa van hai lá có gây hở van hai lá.
2. Hẹp hai lá đơn thuần.
3. Bệnh lý van ba lá.
4. Hẹp động mạch phổi.
5. Bệnh cơ tim phì đại lệch tâm.
6. Bệnh van ĐMC có hai lá van hoặc vôi hoá van động
mạch chủ mà chưa ảnh hưởng nhiều đến huyết động.
7. Bệnh thoái hoá van ở người già.
306
8. Các phẫu thuật tim mà tình trạng huyết động sau mổ
ít biến động (trong thời gian 6 tháng sau mổ).
C. Nguy cơ thấp
1. Sa van hai lá không gây hở hai lá.
2. Hở ba lá trên siêu âm tim mà không kèm theo bất
thường van.
3. Thông liên nhĩ lỗ thứ hai đơn thuần.
4. Mảng xơ mỡ động mạch.
5. Bệnh động mạch vành.
6. Cấy máy tạo nhịp.
7. Các phẫu thuật tim mà tình trạng huyết động sau mổ
không biến động, thời gian > 6 tháng sau mổ.
II. Nguyên nhân
A. Viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân van tự nhiên: hay gặp
nhất là liên cầu khuẩn (viridans Streptococcus và các
phân nhóm khác) chiếm khoảng 60%, Staphylococcus
25%, Enterococcus, nhóm HACEK (Haemophilus,
Actinobacillus, Cardiobacterium, Eikenella, và Kingella)
khoảng 3%.
B. Viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân dùng ma tuý đường
tĩnh mạch: thường hay bị tổn thương van tim bên phải
và hay gặp nhất là tụ cầu vàng (S. aureus), ngoài ra đôi
khi có thể gặp nấm.
C. Viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân van nhân tạo: có thể
xảy ra sớm hoặc muộn. Thường hay xảy ra trong 6 tháng
đầu sau thay van. Thường hay gặp tụ cầu vàng (S.
aureus), vi khuẩn gram âm, có thể do nấm làm tiên
lượng bệnh thêm phần nặng.
D. Viêm nội tâm mạc có cấy máu âm tính (10-30%):
thường gặp ở bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước đó,
cũng cần chú ý ở nhóm có vi khuẩn gây bệnh mọc muộn:
do nấm, nhóm HACEK, Legionella, Chlamydia psittaci,
Coxiella, Brucella, Bartonella...
307
E. Viêm nội tâm mạc do nấm: thường gặp Candida và
Aspergillus, hay gặp ở bệnh nhân van tim nhân tạo, có
thiết bị cơ học cài ghép trong tim, suy giảm miễn dịch,
dùng thuốc ma tuý đường tĩnh mạch. Bệnh cảnh phức tạp
và tiên lượng rất nặng.
III. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán
Là biểu hiện bởi 3 hội chứng: (Bảng 16-1)
1. Nhiễm trùng hệ thống.
2. Tổn thương nội mạc mạch.
3. Phản ứng hệ miễn dịch với nhiễm trùng.
Nói tóm lại: trước một bệnh nhân với tam chứng kinh điển như:
sốt, thiếu máu, tiếng thổi ở tim cần nghĩ tới khả năng
VNTMNK.
Vấn đề cấy máu: là một xét nghiệm cực kỳ quan trọng để
chẩn đoán bệnh cũng như định hướng điều trị. Phải thực hiện
sớm ngay khi có chẩn đoán lâm sàng. Lấy ít nhất 3 mẫu máu
riêng biệt trong 24 giờ, ở những vị trí tĩnh mạch khác nhau, mỗi
lần nên lấy ở 2 ống nghiệm ái khí và kị khí riêng. Vì VNTMNK
là hiện tượng có mặt vi khuẩn liên tục trong máu nên không cần
phải chờ lúc sốt đỉnh cao mới lấy máu cho dù cấy máu khi bệnh
nhân đang sốt thì tỷ lệ dương tính sẽ cao hơn. Cần lưu ý là khi
cấy máu gọi là âm tính trong những ngày đầu thì phải tiếp tục
cấy tiếp vì một số vi khuẩn như đã nói trên mọc rất muộn.
IV. Tiêu chuẩn chẩn đoán VNTMNK
Ngày nay, hầu hết các tác giả dùng tiêu chuẩn Duke cải
tiến vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất (Bảng 16-2a và16-
2b). Tiêu chuẩn bao gồm: VNTMNK chắc chắn (về giải phẫu
bệnh và về lâm sàng), VNTMNK có thể và loại trừ
VNTMNK.
Đối với VNTMNK chắc chắn trên giải phẫu bệnh thì chỉ
cần 1 trong 2 tiêu chuẩn là đủ.
308
Đối với VNTMNK chắc chắn trên lâm sàng thì cần có 2
tiêu chuẩn chính, hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ,
hoặc có 5 tiêu chuẩn phụ.
VNTMNK có thể khi không đủ tiêu chuẩn nói trên nhưng
cũng không đủ tiêu chuẩn loại trừ.
Loại trừ VNTMNK khi các dấu hiệu lâm sàng được giải
quyết sau 4 ngày dùng kháng sinh, hoặc không có bằng chứng
giải phẫu bệnh sau 4 ngày dùng kháng sinh.
A B
Hình 16-1. Sùi nội mạc thân động mạch phổi (A); Sùi
van động mạch phổi (B).
C D
Hình 16-2. Sùi van động mạch chủ (C) gây hở van động
mạch chủ nặng (D). LA: nhĩ trái, MV: van hai lá, V: sùi, AV:
309
van động mạch chủ, Ao: động mạch chủ, RV: thất phải, LV:
thất trái, AR: hở van động mạch chủ.
310
Bảng 16-1. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của VNTMNK.
Biểu hiện Triệu chứng cơ năng Thăm khám Các thăm dò
Nhiễm trùng
hệ thống.
Sốt kéo dài, rét run, vã mồ
hôi, khó chịu, yếu cơ, ngủ
lịm, mê sảng, đau đầu, mất
ngủ, sụt cân, đau lưng, đau
khớp, đau cơ... Có thể khai
thác thấy đường vào: mũi
họng, răng miệng, ngoài
da, tiết niệu, tiêm chích...
Sốt.
Xanh tái.
Sụt cân.
Suy nhược.
Lách to.
Thiếu máu.
Tình trạng thiếu máu.
Tăng bạch cầu máu.
Tăng tốc độ lắng máu.
Cấy máu dương tính.
Bất thường dịch não tuỷ.
Tổn thương
nội mạc tim
mạch.
Khó thở, đau ngực, liệt khu
trú, tai biến mạch não, đau
bụng, đau và lạnh đầu chi.
Tiếng thổi mới ở tim.
Suy tim.
Đốm xuất huyết dưới da, mắt,
cơ.
Nốt Roth.
Nốt Osler.
Tổn thương Janeway.
Đốm xuất huyết.
Tai biến mạch não.
Phình vi mạch não.
Thiếu máu hoặc tắc mạch chi.
Đái máu vi thể.
Chụp tim phổi.
Siêu âm tim.
Chụp mạch máu.
CT scan sọ não.
311
Bảng 16-1. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của VNTMNK (tiếp theo).
Phản ứng
miễn dịch.
Đau khớp, đau cơ, viêm
bao gân.
Viêm khớp.
Các dấu hiệu tăng urê máu.
Móng tay khum
Protein niệu,
Hồng cầu niệu, trụ niệu,
Tăng urê máu,
Nhiễm toan máu.
Tăng gramma globulin.
Thấy có yếu tố dạng
thấp, giảm bổ thể và
phức hợp miễn dịch trong
máu.
Tìm kháng thể kháng tụ
cầu trong máu.
Bảng 16-2a. Tiêu chuẩn Duke chẩn đoán chắc chắn VNTMNK trên giải phẫu bệnh.
Tìm thấy vi khuẩn (nấm) bằng nuôi cấy hoặc soi tế bào ở:
• Cục sùi trong tim.
• Cục sùi bắn đi gây tắc mạch.
• ổ áp xe trong tim.
Hình ảnh tổn thương giải phẫu bệnh:
• Thấy ở cục sùi hoặc ổ ápxe trong tim có hình ảnh tế bào học của viêm nội tâm mạc đang tiến
312
triển.
Bảng 16-2b. Tiêu chuẩn Duke trên lâm sàng.
TIÊU CHUẨN CHÍNH:
CÊy m¸u d−¬ng tÝnh ®Æc tr−ng cho VNTMNK:
• Lo¹i vi khuÈn ®iÓn h×nh (ë Ýt nhÊt 2 mÉu m¸u): viridant Streptococcus; S. bovis; nhãm HACEK;
S. aureus hoÆc Enterococcus.
• CÊy m¸u d−¬ng tÝnh bÒn v÷ng:
• Tån t¹i lo¹i vi khuÈn ë hai mÉu m¸u kh¸c nhau Ýt nhÊt 12 giê, hoÆc
• Tån t¹i lo¹i vi khuÈn ë c¶ 3 mÉu m¸u, hoÆc ë phÇn lín trong 4 hoÆc h¬n c¸c mÉu m¸u c¸ch biÖt
mμ thêi ®iÓm cña mÉu ®Çu vμ mÉu cuèi c¸ch nhau Ýt nhÊt 1 giê.
B»ng chøng tæn th−¬ng néi t©m m¹c: B»ng chøng siªu ©m tim:
• Khèi sïi di ®éng lóc l¾c trong tim, dÝnh víi van tim hoÆc c¸c cÊu tróc trong tim, hoÆc ë c¸c cÊu
tróc nh©n t¹o (van) mμ kh«ng gi¶i thÝch ®−îc vÒ h×nh d¸ng gi¶i phÉu th«ng th−êng cña tim, hoÆc
• H×nh ¶nh ¸pxe, hoÆc
• H×nh ¶nh ®øt t¸ch míi mét phÇn van nh©n t¹o, hoÆc
• H×nh ¶nh hë van tim míi x¶y ra.
TIÊU CHUẨN PHỤ:
1. TiÒn sö:
• Cã bÖnh van tim tõ tr−íc.
• Tiªm chÝch ma tuý
313
Bảng 16-2b. Tiêu chuẩn Duke trên lâm sàng (tiếp theo).
2. Sốt trên 38oC.
3. Tổn thương mạch máu:
• Tắc mạch lớn.
• Nhồi máu phổi nhiễm khuẩn.
• Phình mạch hình nấm.
• Xuất huyết nội sọ.
• Xuất huyết mô liên kết.
• Tổn thương Janeway.
4. Hiện tượng miễn dịch:
• Viêm cầu thận.
• Nốt Osler.
• Chấm Roth.
• Yếu tố dạng thấp.
5. Bằng chứng vi khuẩn:
• Cấy máu dương tính nhưng không đủ tiêu chuẩn chính.
• Xét nghiệm huyết thanh với các tác nhân gây VNTMNK có bằng chứng đang hoạt động.
6. Siêu âm tim nghi ngờ hình ảnh của VNTMNK nhưng không đủ bằng chứng quy định trong tiêu
chuẩn chính
314
315
V. Điều trị
A. Nguyên tắc điều trị
1. Kháng sinh cần được cho sớm ngay sau khi cấy máu
kết thúc. Trong lúc chờ kết quả cấy máu thì cho
kháng sinh theo quy ước: thường dùng quy ước là
Ampicilin 2g tiêm tĩnh mạch (TM) mỗi 4 giờ kết hợp
với Gentamycin 1,0 mg/kg cân nặng TM mỗi 8 giờ.
Có thể thay thế bằng Nafcillin 1,5 g tiêm TM mỗi 4
giờ hoặc Vancomycin 1 g tiêm TM mỗi 12 giờ.
2. Khi có kháng sinh đồ cần điều chỉnh kháng sinh theo
chế độ chuẩn (trình bày kỹ ở phần sau).
3. Chú ý kiểm tra và theo dõi các chức năng thận, gan...
để chọn kháng sinh và liều thích hợp.
4. Không nên dùng chống đông để ngăn ngừa tắc mạch
trong VNTMNK.
5. Điều trị VNTMNK do nấm thường phải kết hợp điều
trị nội ngoại khoa.
6. Chỉ định điều trị ngoại khoa can thiệp thường khó
khăn nhưng cũng rất cần thiết trong những hoàn cảnh
nhất định.
7. Việc phòng ngừa VNTMNK ở những bệnh nhân có
nguy cơ là việc hết sức cần được chú ý đến.
B. Điều trị cụ thể
1. Điều trị nội khoa:
a. Chế độ dùng kháng sinh cho các loại cầu khuẩn
(Bảng 16-3).
b. Chế độ dùng kháng sinh cho Trực khuẩn mủ
xanh (Pseudomonas aeruginosa) và các vi khuẩn
gram âm khác.
• Nên dùng loại Penicillin có phổ rộng
(Penicillin mới): Ticarcillin hoặc
Piperacillin), hoặc Cephalosporin thế hệ 3,
hoặc Imipenem
316
• Phối hợp với Aminoglycoside.
317
Bảng 16-3. Lựa chọn kháng sinh cho các loại cầu khuẩn.
Loại vi
khuẩn
Chế độ Thời
gian
Lưu ý
Liên cầu
viridant,
bovis
1. Penicillin G 4 triệu đv tiêm TM mỗi 6
giờ, kết hợp với Gentamycin 1 mg/kg
mỗi 12 giờ TM, hoặc
2. Penicillin G 4 triệu đv tiêm TM mỗi 6
giờ kết hợp Gentamycin 1 mg/kg TM
mỗi 12 giờ (chỉ cho 2 tuần đầu), hoặc
3. Penicillin G 4 triệu đv tiêm TM mỗi 6
giờ, hoặc
4. Ceftriaxone 2 g tiêm TM hoặc TB 1
lần trong ngày, hoặc
5. Vancomycine 10 mg/kg tiêm TM mỗi
12 giờ.
2 tuần
4 tuần
4 tuần
4 tuần
4 tuần
Chế độ chuẩn, cho bệnh nhân < 65
tuổi, không có suy thận, không có biến
chứng.
Cho bệnh nhân có biến chứng hoặc
liên cầu kháng Penicillin mức độ vừa.
Cho bệnh nhân > 65 tuổi, có suy thận.
Cho bệnh nhân bị dị ứng với
Penicillin.
Cho bệnh nhân bị dị ứng với nhóm
Lactamine.
Enterococ
-cus và
các cầu
khuẩn
kháng
Penicillin
1. Ampicillin 2g tiêm TM mỗi 4 giờ kết
hợp với Gentamycin 1 mg/kg TM mỗi
8 giờ, hoặc
2. Vancomycine 15 mg/kg, tiêm TM mỗi
12 giờ kết hợp với Gentamycin 1
mg/kg tiêm TM mỗi 8 giờ
4-6
tuần
4-6
tuần
4 tuần thường đủ cho các trường hợp
có triệu chứng < 3 tháng.
Cho các trường hợp dị ứng với
Penicillin.
318
Bảng 16-3. Lựa chọn kháng sinh cho các loại cầu khuẩn (tiếp theo).
Tụ cầu
vàng (S.
aureus)
1. Nafcillin 1,5 g, tiêm TM mỗi 4 giờ,
hoặc
2. Như trên kết hợp với Gentamycin 1
mg/kg tiêm TM mỗi 8 giờ trong 3-5
ngày, hoặc
3. Cefazolin 2 g tiêm TM mỗi 8 giờ,
hoặc
4. Vancomycin 15 mg/kg tiêm TM mỗi
12 giờ
4-6
tuần
4-6
tuần
4-6
tuần
4-6
tuần
Chế độ chuẩn.
Cho bệnh nhân nhiễm tụ cầu nặng.
Dị ứng với Penicillin.
Dị ứng với Penicillin và
Cephalosporins; cho loại tụ cầu kháng
với Methicillin.
Liên cầu
nhóm A,
Liên cầu
pneumon
-iae
1. Penicillin G, 2 triệu đv tiêm TM mỗi 6
giờ, hoặc
2. Cefazolin, 1 g tiêm TM mỗi 8 giờ.
2-4
tuần
2-4
tuần
Nhóm
HACEK
1. Ampicillin 2 g, tiêm TM mỗi 4 giờ kết
hợp với Gentamycin 1 mg/kg TM mỗi
12 giờ, hoặc
2. Ceftriaxone 1-2 g tiêm TM hoặc tiêm
bắp 1 lần trong ngày.
4 tuần
4 tuần
Gentamycin có thể ngừng nếu vi
khuẩn nhạy cảm với Ampicillin.
Cho bệnh nhân bị dị ứng với
Penicillin.
319
c. Điều trị VNTM do nấm.
• Thường dùng Amphotericin B, có thể kết hợp
với Flucytosine.
Amphotericin B: hoà trong Dextro 5%
truyền TM trong 2-4 giờ với liều 0,5
mg/kg/ngày.
Thuốc có độc tính nhiều đến thận.
Flucytosine có độc tính làm ức chế tuỷ
xương, cần theo dõi công thức máu khi
điều trị thuốc này.
• Sau khi dùng thuốc 1-2 tuần nên tính đến việc
phẫu thuật thay van.
• Một số thuốc dạng uống như Fluconazole
hoặc Itraconazole có thể dùng phối hợp.
2. Điều trị ngoại khoa:
a. Mục đích cơ bản của điều trị ngoại khoa cho
VNTMNK là lấy đi những mảnh sùi hoặc hoại tử
mà không thể điều trị nội khoa được, sửa lại van
hoặc thay van bị tổn thương.
b. Chỉ định điều trị ngoại khoa cho VNTMNK là
một quyết định khó khăn nhưng rất cần thiết
trong một số hoàn cảnh. Khi chỉ định phải cân
nhắc nhiều yếu tố và phải chú ý tới thời điểm can
thiệp (bảng 16-4).
c. Suy tim tiến triển là một trong những chỉ định
chính, vì có tới 90 % chết vì suy tim nếu không
được can thiệp kịp thời.
d. VNTMNK ở van nhân tạo thường đòi hỏi kết hợp
điều trị nội và ngoại khoa.
e. Thời khoảng dùng kháng sinh sau khi mổ ở bệnh
nhân VNTMNK còn chưa thống nhất. Các tác giả
cho rằng, nếu mảnh sùi (hoặc áp xe lấy ra trong
mổ cấy có vi khuẩn thì thời gian điều trị sau mổ
phải dài bằng một liệu trình đầy đủ cho điều trị
VNTMNK.
320
Bảng 16-4. Chỉ định phẫu thuật khi VNTMNK.
Chỉ định rõ ràng:
• Suy tim không khống chế được do tổn thương
van.
• Van nhân tạo không ổn định.
• Không khống chế được hoặc không thể khống
chế được nhiễm khuẩn (ví dụ do nấm hoặc
Enterocuccus kháng thuốc kháng sinh).
• Tắc mạch tái phát.
Chỉ định tương đối:
• Tæn th−¬ng lan réng quanh van (dß, ¸pxe).
• Tæn th−¬ng van tù nhiªn sau khi ®· ®iÒu trÞ tèi −u.
• VNTMNK mμ cÊy m¸u ©m tÝnh cã sèt dai d¼ng
kh«ng gi¶i thÝch ®−îc.
• M¶nh sïi to (>10mm) víi nguy c¬ t¾c m¹ch cao.
VI. Phòng ngừa VNTMNK
Đây là công tác đặc biệt quan trọng đòi hỏi tất cả các thầy
thuốc thực hành cần nắm rõ. Về nguy cơ đã được trình bày ở
bảng 16-5, trong đó những bệnh nhân có nguy cơ cao và vừa cần
phải được phòng ngừa đúng mức khi làm các thủ thuật.
Bảng 16-5. Thủ thuật có nguy cơ VNTMNK cao và vừa.
Các thủ thuật răng miệng, họng:
• C¸c thñ thuËt r¨ng miÖng cã thÓ g©y ch¶y m¸u.
• C¾t amidan hoÆc n¹o VA.
• Soi thanh qu¶n b»ng èng soi cøng.
Các thủ thuật tiêu hoá:
• C¸c phÉu thuËt liªn quan ®Õn niªm m¹c ruét.
• Thñ thuËt g©y x¬ trong gi·n tÜnh m¹ch thùc qu¶n.
• PhÉu thuËt ®−êng mËt.
• Néi soi ®−êng mËt.
Các thủ thuật đường tiết niệu:
• Soi bμng quang.
• Nong niÖu ®¹o.
• PhÉu thuËt tiÒn liÖt tuyÕn.
Các thủ thuật khác: ChÝch, dÉn l−u c¸c æ nhiÔm trïng.
321
B¶ng 16-6. ChÕ ®é kh¸ng sinh phßng ngõa VNTMNK trong mét sè thñ thuËt.
BÖnh c¶nh Lo¹i kh¸ng sinh LiÒu dïng
A. Chế độ cho các thủ thuật răng,miệng, đường hô hấp, thực quản
Chế độ phòng chuẩn. Amoxicillin 2g, uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật.
Trường hợp không
uống được kháng sinh.
Ampicillin 2g, tiêm TM hoặc TB 30 phút trước
thủ thuật.
Trường hợp dị ứng với
Penicillin.
Clindamycin hoặc
Cephalexin hoặc
Azithromycin.
600mg, uống 1 giờ trước thủ thuật.
2g, uống 1 giờ trước thủ thuật.
500 mg, 1 giờ trước thủ thuật.
B. Cho các thủ thuật đường sinh dục tiết niệu, dạ dày ruột
Ở bÖnh nh©n nguy c¬
cao.
Ampicillin kÕt hîp víi
Gentamicin (30 phót tr−íc thñ thuËt)
tiÕp theo dïng Ampicillin
hoÆc Amoxicillin (6 giê sau).
2g, tiªm TM hoÆc tiªm b¾p.
1,5mg/kg, tiªm TM hoÆc tiªm b¾p.
1g, tiªm TM hoÆc tiªm b¾p.
1g, uèng.
Ở nh÷ng bÖnh nh©n
nguy c¬ cao, dÞ øng víi
Penicillin.
Vancomycin kÕt hîp víi
Gentamycin (trong vßng 30 phót
tr−íc thñ thuËt).
1g, truyÒn TM trong vßng 1-2 giê.
1,5mg/kg tiªm TM hoÆc TB
Ở bÖnh nh©n nguy c¬
võa.
Amoxicillin hoÆc
Ampicillin.
2g, uèng 1 giê tr−íc thñ thuËt.
2g, tiªm TM hoÆc tiªm b¾p trong vßng
30 phót tr−íc thñ thuËt.
BÖnh nh©n nguy c¬ võa,
dÞ øng víi Penicillin.
Vancomycin. 1g, truyÒn TM trong 1-2 giê vμ kÕt
thóc 30 phót tr−íc khi lμm thñ thuËt.
322
Tài liệu tham khảo
1. Baue A, Geha AS, Hammond GL, Laks H, Naunheim KS, eds.
Glenn's thoracic and cardiovascular surgery, 6th ed. Norwalk, CT:
Appleton & Lange, 1996:1915-1930.
2. Braunwald E, ed. Heart disease: a textbook of cardiovascular
medicine, 5th ed. Philadelphia: WB Saunders, 1997:1077-1104.
3. Child JS, ed. Diagnosis and management of infective endocarditis.
Cardiol Clin North Am 1996;14.
4. Dajani AS, Taubert KA, Wilson W, et at. Prevention of bacterial
endocarditis: recommendations by the American Heart Association.
Circulation 1997;96:358-366.
5. Durack DT, Lukes AS, Bright DK. New criteria for diagnosis of
infective endocarditis: utilisation of specific echocardiographic
findings. Am J Med 1994;96:200-209.
6. Durack DT. Prevention of infective endocarditis. N Engl J Med
1995;332:38-44.
7. Farmer JA, Torre G. Endocarditis. Curr Opin Cardiol 1997;12:123-
130.
8. Fauci AS, ed. Harrison's principles of internal medicine, 14th ed.
New York: McGraw-Hill, 1998:785-791.
9. Mandell GL, Bennett JE, Dolin R, eds. Principles and practice of
infectious diseases, 4th ed. New York: Churchill-Livingstone,
1995:740-799.
10. Mexander RW, Schlant RC, Fuster V, eds. Hurst's the heart. New
York: McGraw-Hill, 1998:2205-2239.
11. Murphy M. Infective endocarditis. In: Marso SP, Griffin BP, Topol
EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 2000.
12. Otto C. The practice of clinical echocardiography. Philadelphia:
WB Saunders, 1997:389-403.
13. Topol EJ, ed. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven Publishers, 1998:607-637.
14. Von Reyn CF, Levy BS, Arheit RD, Friedland G, Crumpacker CS.
Infective endocarditis: an analysis based on strict case definitions.
Ann Intern Med 1981;94: 505-518.
15. Wilson WR, Karchmer AW, Dajani AS, et al. Antibiotic treatment
of adults with infective endocarditis due to streptococci, enterococci,
staphylococci, and HACEK microorganisms. JAMA 1995;274:
1706-1713.
321
VAN TIM NHÂN TẠO
I. Các loại van tim nhân tạo
Các loại van tim nhân tạo được chia thành 2 nhóm lớn:
van cơ học và van sinh học. Mỗi loại van lại có độ bền, nguy cơ
tạo huyết khối, và đặc điểm huyết động khác nhau.
Bảng 17-1. Đặc điểm của các loại van tim nhân tạo.
Diện tích lỗ van hiệu
dụng (cm2)
Loại van
Độ
bền Vị trí van
ĐMC
Vị trí van
hai lá
Nguy
cơ
huyết
khối
Van bi
(Starr-Edwards)
++++ 1,2-1,6 1,4-3,1 ++++
Van đĩa một cánh
(Bjửrk-Shiley,
Medtronic-Hall,
Omnicarbon)
+++/
++++
1,5-2,1 1,9-3,2 +++
Van đĩa hai cánh
(St. Jude Medical,
Carbomedics)
++++ 2,4-3,2 2,8-3,4 ++
Van sinh học dị
loài (Ionescu-
Shiley, Hancock,
Carpentier-
Edwards)
++ 1,0-1,7 1,3-2,7 +/++
Van sinh học
đồng loài
+++ 3,0-4,0 - +
A. Van cơ học
1. Van đĩa một cánh: (van Björk-Shiley, Medtronic-
Hall và Omnicarbon) có cấu tạo gồm một vòng van
bằng kim loại gắn với một cánh đĩa bằng pyrolytic
carbon di động tự do một góc 60-85o xung quanh một
trục, tạo thành hai lỗ lớn để máu lưu thông.
322
Hình 17-1a. Cấu trúc một số loại van tim cơ học.
2. Van đĩa hai cánh: (van St. Jude Medical,
Carbomedics) gồm hai cánh đĩa bán nguyệt di động
tự do một góc 75-90o ở hai bên, tạo thành một diện
chữ nhật và hai lỗ lớn hai bên cho máu lưu thông khi
van mở. Van được thiết kế để có một dòng hở nhỏ
trong van nhằm giảm hình thành huyết khối trên đĩa.
323
Hiện là loại được dùng phổ biến do nhiều ưu điểm về
huyết động.
3. Van bi (lồng) (van Starr-Edwards): gồm một viên bi
bằng silicon di động tự do trong lồng chụp kim loại,
máu sẽ đi xung quanh viên bi. Loại này hiện gần như
không còn sử dụng do nhiều nhược điểm về huyết
động.
Hình 17-1b. Cấu trúc một số loại van bi (lồng).
B. Van sinh học: mặc dù rất giống van tự nhiên song về
huyết động vẫn chưa phải đã tối ưu do kích thước van bị
các thành phần vòng van, phần chống đỡ van làm nhỏ đi.
1. Van dị loài: bằng cách phủ lên một giá đỡ và một
vòng van kim loại màng tim bò hoặc van tim lợn đã
qua xử lý như van Carpentier-Edwards. Các loại van
mới như Hancock II hoặc Medtronic Freestyle, St.
Jude-Medical có cải tiến huyết động do cách gắn van
trực tiếp với ĐMC hoặc đặt van ngồi trên vòng van...
2. Van đồng loài: chủ yếu ở vị trí van ĐMC bằng cách
lấy van từ người hiến tạng, có thể kèm thêm một
đoạn ĐMC, bảo quản lạnh trong ngân hàng mô. Việc
phát triển còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
II. Lựa chọn loại van để thay
1. Sửa van:
Cần phải xem xét khả năng van còn sửa được hay
không trước khi quyết định thay van, do sửa van có
ưu thế hơn hẳn như: bảo tồn được chức năng thất trái
324
vì giữ được các tổ chức dưới van, tỷ lệ tử vong chu
phẫu thấp, không cần dùng thuốc chống đông, tỷ lệ
sống còn lâu dài tốt. Hiện nay, chủ yếu mới áp dụng
rộng rãi các kỹ thuật sửa van hai lá, còn đối với van
ĐMC thì khó sửa hơn rất nhiều, chỉ nên làm hạn chế
trong một số trường hợp không do thấp tim như van
ĐMC hai lá bẩm sinh gây HoC do sa van, van không
vôi, không hẹp...
Bảng 17-2. So sánh giữa mổ thay van và sửa van.
Nên thay van Nên sửa van
1. Di chứng do thấp
tim.
2. Viêm nội tâm mạc.
3. Tổn thương van
hai lá phức tạp (xơ,
vôi nhiều, co rút lá
van, tổ chức dưới van
thương tổn nặng...).
4. Phẫu thuật viên ít
kinh nghiệm.
1. Bệnh sa van hai lá.
2. HoHL do bệnh tim thiếu
máu.
4. Giãn vòng VHL, lá van
bình thường.
5. Tổn thương chủ yếu lá sau
van HL.
6. Di động lá van hai lá quá
mức.
7. Van ĐMC hai lá bẩm sinh,
sa van gây hở.
2. Van sinh học dị loài: chỉ định thay cho bệnh nhân
không thể dùng thuốc chống đông kéo dài, bệnh nhân
tuổi cao (> 70), cũng nên cân nhắc thay van sinh học
cho những bệnh nhân nữ còn muốn có thai. Cần chú
ý nguy cơ thoái hoá van phải mổ thay van lại (tỷ lệ
mổ lại 40% nếu tuổi bệnh nhân < 40, 20-30% nếu
tuổi 40-60, và 10% nếu tuổi > 70).
3. Van đồng loài (sinh học): có độ bền cao hơn, chênh
áp qua van thấp nhất so với các loại van sinh học
khác nhưng sau 20 năm chỉ 10% van hoạt động còn
tốt. Van ĐMC đồng loài được lựa chọn cho bệnh
nhân tuổi < 50, phụ nữ còn muốn có thai, bệnh nhân
không thể dùng thuốc chống đông kéo dài, bệnh nhân
cần thay cả van và đoạn ĐMC và đặc biệt là bệnh
325
nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại van ĐMC
có biến chứng (ápxe, dò...).
4. Van cơ học: chỉ định cho bệnh nhân tuổi < 60 (do độ
bền cao, ít cần mổ lại), ở bệnh nhân phải dùng thuốc
chống đông (do rối loạn nhịp hoặc đột quỵ). Bệnh
nhân cần thay cả van hai lá và động mạch chủ nên
thay van cơ học vì van hai lá sinh học nhanh thoái
hoá. Do cấu trúc gọn nên bệnh nhân có kích thước
thất nhỏ nên thay van cơ học. Quyết định lựa chọn
từng loại van cụ thể còn phụ thuộc vào cấu tạo và đặc
điểm huyết động từng loại van: van St. Jude Medical
và Metronic-Hall được ưa chuộng nhất do ưu thế về
huyết động, độ bền cao và tỷ lệ biến chứng thấp...
III. Theo dõi sau mổ thay van
Việc theo dõi sau mổ thay van tim nhân tạo là hết sức cần
thiết, gồm theo dõi triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, dù bệnh
nhân không có triệu chứng cơ năng. Kết quả siêu âm Doppler
tim trong vòng 1-6 tuần ngay sau mổ được dùng làm mốc để
theo dõi về sau. Thông thường nên kiểm tra định kỳ siêu âm tim
1 năm một lần hoặc mau hơn nếu có triệu chứng cơ năng, nhất là
giai đoạn 5 năm sau mổ trở đi. Tuyên truyền cho bệnh nhân về
nguy cơ và sự cần thiết phải điều trị dự phòng viêm nội tâm
mạc.
Riêng với bệnh nhân có van cơ học, cần theo dõi định kỳ
hiệu quả của thuốc chống đông bằng xét nghiệm tỷ lệ
Prothrombin và INR.
1. Dùng thuốc chống đông sau mổ thay van:
a. Đối với van cơ học:
• Ngay sau mổ thay van có rất nhiều cách dùng
thuốc chống đông. Dùng sớm quá sẽ làm tăng
nguy cơ tràn máu màng tim, ép tim hoặc chảy
máu sau mổ. Một số nơi chỉ bắt đầu dùng
thuốc chống đông đường uống 3-4 ngày sau
mổ thay van. Một số khác dùng Heparin tĩnh
326
mạch liều thấp (để aPTT đạt ngưỡng bình
thường cao) ngay từ 6-12 giờ sau mổ, tăng
Heparin lên đủ liều sau rút dẫn lưu ngực, bắt
đầu uống thuốc chống đông từ 24-48 giờ sau
mổ. Dù sao nên xét kỹ nguy cơ huyết khối
của từng bệnh nhân và vị trí van (van hai lá
cao hơn van ĐMC).
• Về lâu dài: uống thuốc chống đông (thuốc
kháng vitamin K) để duy trì giá trị INR trong
ngưỡng tác dụng.
Bảng 17-3. Ngưỡng tác dụng chống đông cho các loại
van tim nhân tạo.
Nguy cơ
tắc mạch
Loại van INR Phối hợp
Thấp * Van cơ học:
- Van bi
- Van đĩa 1 cánh
- Van đĩa 2 cánh
- Nhiều van
* Van sinh học:
- Đồng loài
- Dị loài
4,0-5,0
3,0-4,0
2,5-3,0
3,0-4,5
-
2,0-3,0
-
-
-
-
-
Aspirin
325
mg/ngày
Cao (kèm rung
nhĩ, tiền sử tắc
mạch, huyết
khối nhĩ, rối
loạn chức năng
thất trái nặng)
- Van cơ học
- Van sinh học
3,0-4,5
2,0-3,0
Aspirin
80-160
mg/ngày
-
• Dùng thuốc chống đông lâu dài có nguy cơ
chảy máu nhẹ (2-4%/năm), chảy máu nặng
(1-2%/năm), tử vong 0,2-0,5%/năm. Nguy cơ
chảy máu tăng ở tuổi già (5-6% ở bệnh nhân
> 70 tuổi). Nguy cơ xảy ra tắc mạch cho dù
vẫn dùng thuốc chống đông là 1%/năm.
327
b. Đối với van sinh học: việc dùng thuốc chống
đông sau mổ thay van sinh học còn nhiều bàn cãi.
Nguy cơ tắc mạch cao nhất sau mổ và giảm dần
trong 3 tháng sau mổ, tỷ lệ huyết khối ở vị trí van
hai lá (7%) cao hơn so với vị trí van ĐMC (3%).
Vì thế cần dùng thuốc chống đông đường uống
sau mổ thay van sinh học trong 3 tháng đầu sau
mổ, rồi chuyển sang Aspirin 325 mg/ngày.
Những bệnh nhân đã có tiền sử tắc mạch, rung
nhĩ, rối loạn chức năng thất trái nên uống thuốc
chống đông suốt đời.
2. Điều chỉnh liều chống đông khi làm các thủ thuật
không phải tim mạch:
a. Đối với các thủ thuật lớn, mất máu nhiều, nên
dừng thuốc chống đông đường uống ít nhất 3
ngày trước khi làm thủ thuật để INR ≤ 1,6. Cần
điều trị gối bằng Heparin tiêm tĩnh mạch ở bệnh
nhân có van bi, rung nhĩ, huyết khối nhĩ trái, rối
loạn chức năng thất trái nặng, tiền sử tắc mạch.
b. Đối với những thủ thuật nhỏ (như nhổ răng...),
nguy cơ chảy máu ít, có thể vẫn duy trì tiếp liều
chống đông đang dùng.
c. Sau mổ, dùng lại Heparin ngay khi có thể, sau đó
gối tiếp bằng thuốc chống đông đường uống để
duy trì lâu dài.
3. Điều chỉnh quá liều chống đông:
a. Liều thuốc chống đông khởi đầu nên là 5 mg
Warfarin (tương đương 1 mg Acenocoumaron
(Sintrom®) hay 5 mg Fluindione (Previscan®).
Phải giảm bớt liều ở người già, người có bệnh
gan mật phối hợp hoặc có nguy cơ chảy máu cao.
b. Nếu INR vượt ngưỡng điều trị và < 5,0 thì nên hạ
bớt liều điều trị hoặc tạm dừng một ngày và uống
với liều hạ thấp hơn.
328
c. Nếu INR > 5,0 và < 9,0 mà không chảy máu đáng
kể, tạm ngừng thuốc chống đông một hoặc hai
ngày, theo dõi thường xuyên INR, uống lại thuốc
với liều thấp hơn khi INR đã về ngưỡng điều trị
hoặc tạm dừng một ngày thuốc, uống 1-2,5 mg
vitamin K1 nhất là khi nguy cơ chảy máu cao.
d. Nếu cần nhanh hơn (chẳng hạn cần mổ cấp) thì
uống 2-4 mg vitamin K1 (INR sẽ giảm đáng kể
sau 24h). Nếu INR vẫn còn cao thì chỉ uống thêm
1-2mg vitamin K1 mà thôi.
e. Nếu INR > 9,0 mà không chảy máu đáng kể, thì
dừng ngay thuốc chống đông, phối hợp uống 3-
5mg vitamin K1 (INR sẽ giảm đáng kể sau 24-
48h), lặp lại nếu cần, theo dõi sát và dùng lại
thuốc chống đông với liều thấp khi INR đã nằm
trong ngưỡng điều trị.
f. Nếu INR > 20 có kèm chảy máu nặng, dừng ngay
thuốc chống đông, truyền tĩnh mạch chậm 10 mg
vitamin K1, phối hợp với truyền huyết tương tươi
hoặc tủa prothrombin tuỳ trường hợp, có thể lặp
lại 12h/lần.
4. Thuốc chống đông và thai nghén: tỷ lệ biến chứng
tắc mạch do huyết khối tăng lên khi có thai. Tuy
nhiên do tác dụng gây dị tật bẩm sinh, nên ngừng
thuốc chống đông đường uống (kháng vitamin K)
trong ba tháng đầu sau khi có thai, thay bằng Heparin
tiêm dưới da 15.000 đơn vị × 2 lần/ngày nhằm duy trì
thời gian aPTT gấp 1,5-2,0 lần so với chứng (lấy xét
nghiệm sau tiêm 6 giờ) ít nhất cho đến 3 tháng giữa,
khi đó có thể quay lại uống thuốc chống đông tiếp
cho tới giữa 3 tháng cuối. Đến lúc đó, chuyển lại
tiêm dưới da Heparin 5.000 đơn vị × 2 lần/ngày cho
tới lúc chuyển dạ. Có thể phối hợp với Aspirin liều
thấp.
329
IV. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân có van
tim nhân tạo
A. Triệu chứng lâm sàng: biểu hiện của rối loạn hoạt động
van nhân tạo tương đối phức tạp (xem thêm phần biến
chứng van nhân tạo).
1. Tiền sử và bệnh sử: nên hỏi kỹ hoặc kiểm tra hồ sơ
ra viện về các vấn đề liên quan đến van nhân tạo như:
chỉ định thay van; vị trí van nhân tạo; loại và kích
thước van; thời gian kể từ khi thay; các biến chứng
liên quan đến dùng thuốc chống đông, biến chứng tắc
mạch, viêm nội tâm mạc, sốt hoặc thay đổi âm sắc
tiếng đập của van.
2. Khám thực thể: để phát hiện các tiếng thổi mới, âm
nghẹt hoặc các biểu hiện huyết khối kẹt van. Bản
thân van nhân tạo đã làm thay đổi tiếng bình thường
do di chuyển cánh van hoặc do thay đổi tính chất của
dòng chảy qua van. Các tiếng, âm sắc của van nhân
tạo đã che lấp những tiếng tim bình thường. Mặt
khác những âm sắc này có thể không hề thay đổi cho
dù đã rối loạn nặng hoạt động của van. Tuy nhiên
nếu đã quen với các tiếng van tim nhân tạo thì nghe
tim cũng giúp ích được nhiều cho việc chẩn đoán
bệnh lý của van nhân tạo trước khi sử dụng các biện
pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
B. Các xét nghiệm chẩn đoán: xác định rối loạn hoạt động
van nhân tạo chủ yếu dựa trên hình ảnh siêu âm Doppler
tim, cho phép đánh giá sớm trước khi biểu lộ ra triệu
chứng lâm sàng.
1. Siêu âm Doppler tim: cần đánh giá đầy đủ cấu trúc
của van, các thành phần của bộ máy van nhân tạo,
chênh áp trung bình và tối đa qua van, dòng hở trong
van hoặc quanh van. Siêu âm tim qua thực quản được
chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ hoặc đã có
triệu chứng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nói
330
chung, kỹ thuật làm siêu âm không khác gì so với các
van tự nhiên, song khó hơn do van nhân tạo gây ra
các bóng cản âm.
a. Rối loạn hoạt động của van thường biểu hiện ở
chỗ các lá van đóng không kín (do huyết khối, do
vôi hoá van sinh học hay do nội mạc tăng sinh
quá mức), di động quá mức vòng van (biểu hiện
của long van, có thể kèm theo các tổn thương
xung quanh như ápxe, dò, giả phình cạnh vòng
van gây ra do viêm nội tâm mạc van nhân tạo).
b. Siêu âm Doppler màu cung cấp các kết quả đo
đạc gián tiếp nhưng đáng tin cậy về hoạt động
của van nhân tạo: như chênh áp qua van (từ đó
ước tính diện tích lỗ van hiệu dụng), dòng hở
trong van hoặc quanh van, cơ chế gây hở van...
c. Đánh giá hở van nhân tạo:
• Đối với van cơ học, dòng hở được coi là sinh
lý nếu diện tích hở < 2 cm2 và độ dài dòng hở
< 2,5 cm ở vị trí van hai lá hoặc diện tích hở
< 1 cm2 và độ dài dòng hở < 1,5 cm ở vị trí
van động mạch chủ. Phần lớn các van sinh
học đều có dòng hở nhẹ (sinh lý) ngay sau khi
thay van.
• Dòng hở van bệnh lý thường rộng và dài hơn
nhiều, có thể có nhiều dòng hở, thường liên
quan đến hiện tượng vôi, sẹo hoá vòng van,
hư hại cấu trúc van, áp xe vòng van, tổ chức
lân cận... Siêu âm tim qua thực quản sẽ giúp
lượng giá khá chính xác mức độ hở van đặc
biệt là trong trường hợp hở chân (quanh) van.
• HoHL được coi là nặng khi vận tốc tối đa đầu
tâm trương ≥ 2,5 m/giây hoặc PHT dòng chảy
qua van hai lá ≤ 150 miligiây.
331
• HoC được coi là nặng khi PHT dòng chảy
qua van ĐMC ≤ 250 miligiây hoặc có dòng
chảy ngược trong động mạch chủ xuống.
d. Đánh giá hẹp van nhân tạo:
• Chênh áp qua van:
(a) Van nhân tạo nào cũng ít nhiều tạo ra một
chênh áp qua van. Chênh áp qua van tính
trên siêu âm Doppler liên tục sau mổ vài
tuần được coi là giá trị tham chiếu để theo
dõi sau này.
(b) Chênh áp qua van cao không những do
hẹp van mà còn do tình trạng tăng cung
lượng, thiếu máu, nhịp nhanh, hở van
nhân tạo nhiều hoặc hiện tượng "phục hồi
áp lực" (rất hay gặp ở van cơ học hai cánh
ở vị trí van ĐMC, có hiện tượng áp lực
tăng thứ phát sau khi dòng chảy đi qua lỗ
hẹp, làm tăng chênh áp thực sự qua van
lên khoảng 1/3 song nếu đã hẹp van, thì
hiện tượng này giảm đi).
• Diện tích lỗ van: Phương trình liên tục cho
phép ước tính diện tích lỗ van chức năng:
Diện tíchvan ĐMC = (Đường kính vòng van)2 ×
0,785 × VTIĐRTT/VTIvan ĐMC
Diện tíchvan HL = (Đường kính ĐRTT)2 ×
0,785 × VTIĐRTT / VTIvan HL
Trong đó ĐRTT là đường ra thất trái,
VTI là tích phân vận tốc theo thời gian dòng
chảy tính bằng siêu âm Doppler liên tục.
• Thời gian bán giảm áp lực (PHT): có ích để
đánh giá diện tích lỗ van hai lá nhân tạo
(=220/PHT), đồng thời cho phép phân biệt
nguyên nhân gây tăng VTI dòng chảy qua
van hai lá (nếu PHT cũng tăng, nguyên nhân
là hẹp van), nếu PHT không kéo dài, thì
332
nguyên nhân chỉ là tăng dòng chảy qua van.
Tuy nhiên diện tích lỗ van tính theo PHT đôi
khi sẽ lớn hơn giá trị thực.
• Chỉ số tỷ suất giữa vận tốc dòng chảy ở
đường ra thất trái và van ĐMC nhân tạo cho
phép đánh giá có hẹp van hay không nhất là
khi không biết rõ đường kính vòng van. Chỉ
số VĐRTT/Vvan ĐMC này càng lớn thì diện tích
lỗ van càng lớn, nếu < 0,23 thì hẹp van đáng
kể.
Bảng 17-4. Một số thông số bình thường của các loại
van tim nhân tạo khi đo bằng siêu âm Doppler tim.
Loại van nhân tạo Vận tốc
tối đa
Chênh áp
trung bình
(mmHg)
Vị trí van ĐMC
Starr-Edwards
Bjửrk-Shiley
St. Jude
Medtronic-Hall
Hancock
Carpentier-Edwards
Van đồng loài
3,1 ± 0,5
2,5 ± 0,6
3,0 ± 0,8
2,6 ± 0,3
2,4 ± 0,4
2,4 ± 0,5
0,8 ± 0,4
24 ± 0,4
14 ± 5
11 ± 6
12 ± 3
7 ± 3
11 ± 2
14 ± 6
Vị trí van hai lá
Starr-Edwards
Björk-Shiley
St. Jude
Medtronic-Hall
Hancock
Carpentier-Edwards
1,8 ± 0,4
1,6 ± 0,3
1,6 ± 0,3
1,7 ± 0,3
1,5 ± 0,3
1,8 ± 0,2
5 ± 2
5 ± 2
5 ± 2
3 ± 1
4 ± 2
7 ± 2
2. Soi d−íi mμn t¨ng s¸ng: chØ cã Ých trong tr−êng hîp
c¸c van c¬ häc. NÕu chØnh ®Ó chïm tia X ®i song
song víi mÆt ph¼ng cña van th× h×nh ¶nh ®ãng më
c¸c c¸nh van lμ râ nhÊt. Di ®éng c¸nh van gi¶m lμ
dÊu hiÖu cña t¾c nghÏn van, ng−îc l¹i di ®éng vßng
333
van qu¸ lín (> 7o ®èi víi van §MC vμ > 11o ®èi víi
van hai l¸) lμ dÊu hiÖu cña long (háng) van mét phÇn.
3. Th«ng tim tr¸i vμo thÊt tr¸i cã thÓ tiÕn hμnh an
toμn ë bÖnh nh©n cã van §MC sinh häc ®Ó ®o chªnh
¸p qua van, nh−ng ®èi víi van §MC c¬ häc (chèng
chØ ®Þnh ®−a èng th«ng qua) th× ph¶i xuyªn v¸ch liªn
nhÜ råi ®−a èng th«ng xuèng thÊt tr¸i. §èi víi van hai
l¸ còng ph¶i lμm t−¬ng tù ®Ó ®o ®−îc chªnh ¸p.
Chèng chØ ®Þnh ®−a èng th«ng qua c¸c van c¬ häc
(lång bi, lång ®Üa, mét hay hai c¸nh).
4. Chôp céng h−ëng tõ (MRI): cho phÐp x¸c ®Þnh hë
van, rß quanh van, hoÆc ¸pxe vßng van nÕu cã chèng
chØ ®Þnh lμm siªu ©m qua thùc qu¶n. Chôp c¾t líp
theo tû träng (CT) kh«ng cã gi¸ trÞ trong viÖc ®¸nh
gi¸ ho¹t ®éng van nh©n t¹o.
C. Rối loạn hoạt động của van nhân tạo và các biến
chứng liên quan
1. Rung nhĩ: có tới một nửa số bệnh nhân thay/sửa van
xuất hiện rung nhĩ sau mổ. Điều trị loại rung nhĩ này
không khác gì so với điều trị rung nhĩ nói chung.
a. Đối với bệnh nhân chưa có tiền sử rung nhĩ thì
thường tự trở về nhịp xoang. Nhưng nếu rung nhĩ
dai dẳng, kéo dài > 24 giờ, thì cần xem xét điều
trị thuốc chống đông và chuyển nhịp bằng thuốc
chống loạn nhịp hoặc sốc điện.
b. Điều trị dự phòng trước mổ bằng thuốc chẹn β
giao cảm hoặc Amiodarone có tác dụng rõ rệt
làm giảm tỷ lệ rung nhĩ sau mổ tim.
2. Rối loạn dẫn truyền: bloc nhĩ thất phải đặt máy tạo
nhịp chiếm khoảng 2-3% sau mổ thay van và khoảng
8% sau mổ lại van. Nguyên nhân thường do sang
chấn bó His trong mổ hoặc phù nề tổ chức quanh van
sau mổ. Các yếu tố như vôi hoá vòng van ĐMC hoặc
hai lá, rối loạn dẫn truyền trước mổ, tuổi cao, viêm
334
nội tâm mạc nhiễm khuẩn, phẫu thuật van ba lá làm
tăng nguy cơ rối loạn dẫn truyền sau mổ, có thể dẫn
tới phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.
3. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK): Tỷ
lệ VNTMNK ở bệnh nhân thay van nhân tạo xấp xỉ
3-6%, với đặc điểm cục sùi rất lớn (do vi khuẩn gây
bệnh cư trú trên van, nên có thể tránh khỏi các cơ chế
bảo vệ của cơ thể). Thường chia làm 2 loại:
a. VNTMNK trên van tim nhân tạo sớm: trong vòng
60 ngày sau mổ: chủ yếu do tụ cầu da (S.
epidermidis), diễn biến rất nặng, dễ dàng đưa đến
tử vong (20-70%).
b. VNTMNK trên van tim nhân tạo muộn: thường
xảy ra ở bệnh nhân có nhiều van nhân tạo hoặc ở
vị trí van ĐMC. Lâm sàng nói chung giống
VNTMNK trên van tự nhiên. Tác nhân hay gặp
nhất là liên cầu, sau đó là vi khuẩn Gram âm, tụ
cầu ruột và S. epidermis.
c. Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm tim qua
thực quản do độ nhậy và đặc hiệu cao (90-95%);
đồng thời xác định các biến chứng khác như áp
xe vòng van, long van, rò van..; cũng như dùng
siêu âm để theo dõi hiệu quả điều trị.
d. Điều trị: nếu chỉ dùng kháng sinh đơn thuần, tỷ lệ
tử vong lên tới 61% (so với 38% nếu thay van)
do khả năng thành công rất thấp (cắt sốt) với các
tác nhân như tụ cầu, vi khuẩn gram âm hoặc nấm,
còn với liên cầu đáp ứng cũng chỉ khoảng 50%.
e. Bệnh nhân VNTMNK van tim nhân tạo vẫn nên
dùng thuốc chống đông. Nếu không dùng thuốc
chống đông, nguy cơ đột quỵ khi có thêm
VNTMNK tăng lên tới 50% trong khi nếu dùng
chống đông thì tỷ lệ tắc mạch chỉ là 10%. Hiện
chưa có kết luận chắc chắn nào về việc tăng nguy
335
cơ xuất huyết não ở bệnh nhân VNTMNK van
nhân tạo có dùng thuốc chống đông.
f. Chỉ định mổ thay lại van tim nhân tạo khi:
• Tiếp tục nhiễm khuẩn huyết dù đã điều trị
kháng sinh rất tích cực.
• VNTMNK ăn thủng các tổ chức xung quanh
hoặc tạo đường dò.
• Cục tắc gây nghẽn mạch tái phát.
• VNTMNK do nấm.
• Long van hoặc tắc van nhân tạo.
• Tắc nghẽn đường dẫn truyền mới hoặc rối
loạn dẫn truyền nặng hơn.
• Suy tim ứ huyết tiến triển hoặc rối loạn huyết
động nặng.
4. Tan máu: gặp ở rất nhiều bệnh nhân thay van cơ học
nhưng hiếm khi biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng.
a. Tỷ lệ thiếu máu do tan máu gặp ở 6-15% bệnh
nhân thay van bi, song hiếm gặp hơn ở van đĩa
hoặc van sinh học. Thiếu máu do tan máu thường
gặp ở bệnh nhân có nhiều van nhân tạo, van nhân
tạo cỡ nhỏ, hở quanh van và VNTMNK trên van
nhân tạo... với cơ chế liên quan đến dòng máu
xoáy có áp lực cao đập vào các tổ chức kim loại.
b. Chẩn đoán xác định khi có tăng men LDH, tăng
hồng cầu lưới, tăng bilirubin gián tiếp,
haptoglobin niệu và xuất hiện các mảnh vỡ hồng
cầu trên lam máu. Siêu âm tim thường phát hiện
thấy có hiện tượng va đập của dòng máu có tốc
độ cao (dòng hở lệch tâm hoặc quanh van) va vào
các tổ chức van nhân tạo.
c. Thiếu máu tan máu nhẹ có thể điều trị bổ sung
với sắt, acid folic và truyền máu. Dùng thuốc
chẹn bêta giao cảm và kiểm soát tốt huyết áp có
thể làm giảm mức độ nặng của tán huyết.
336
d. Mổ lại để sửa hở quanh van hoặc thay van được
chỉ định cho những bệnh nhân thiếu máu tan máu
nặng cần phải truyền máu nhiều lần hoặc có suy
tim ứ huyết.
5. Huyết khối: tỷ lệ huyết khối tại van chiếm khoảng
0,2-1,8%/năm, hay gặp nhất ở vị trí van ba lá, sau đó
là vị trí van hai lá và cuối cùng là vị trí van ĐMC.
a. Nên nghĩ tới huyết khối kẹt van ở bệnh nhân có
triệu chứng khởi phát đột ngột, có tiền sử tắc
mạch hoặc dùng thuốc chống đông không đủ.
Siêu âm tim qua thực quản là biện pháp thường
dùng nhất để chẩn đoán huyết khối tại van, tuy có
thể phát hiện hình ảnh hạn chế vận động của van
nhân tạo khi soi trên màn chiếu Xquang. Hình
ảnh trên siêu âm gợi ý huyết khối là một khối di
động, mật độ mềm, không đồng đều.
b. Điều trị: cách thức xử trí phụ thuộc vào vị trí
huyết khối của van chứ không phụ thuộc vào loại
van hay thời gian giả định hình thành huyết khối.
• Trước khi điều trị:
(a) Heparin được dùng sớm ngay từ khi nghĩ
tới và khảo sát bệnh. Tiếp tục dùng chống
đông đường uống (thuốc kháng vitamine
K) trừ phi có chỉ định mổ lại rõ.
(b) Siêu âm tim qua thực quản hoặc ít nhất là
soi dưới màn tăng sáng nên làm trong
vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát và lặp lại
thường xuyên nếu còn huyết khối.
c. Điều trị nội khoa:
• Chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết cho huyết
khối van nhân tạo ở tim phải do hậu quả ít
nghiêm trọng nếu huyết khối bắn đi xa khi so
với bên tim trái. Tỷ lệ thành công lên tới
82%, tỷ lệ biến chứng tắc mạch khoảng 12%
và biến chứng chảy máu nặng khoảng 5%.
337
• Các thuốc hay dùng nhất là: Streptokinase
(250.000 đơn vị tiêm trực tiếp tĩnh mạch/30
phút, sau đó truyền tĩnh mạch 100.000 đơn
vị/giờ) hoặc Urokinase (4.400 đơn vị/kg/giờ).
Thời gian dùng thuốc tiêu sợi huyết thường từ
2 đến 120 giờ, song nên dừng nếu không cải
thiện về huyết động sau 24 đến 72 giờ.
• Sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết thành công,
cần theo dõi sát hiệu quả điều trị chống đông
đường uống cũng như siêu âm Doppler tim
lại nhiều lần.
• Chống đông bằng Heparin và Wafarin nói
chung được khuyên dùng cho các huyết khối
nhỏ (≤ 5mm): sử dụng Heparin tiêm tĩnh
mạch, sau đó tiêm dưới da 17.000 đơn vị 2
lần/ngày kết hợp uống thuốc kháng vitamin K
(duy trì INR từ 2,5-3,5) trong vòng 3 tháng.
d. Phẫu thuật: tỷ lệ tử vong quanh phẫu thuật thấp
nhất cũng là 5% vì thế cần cân nhắc nguy cơ của
từng bệnh nhân so với khả năng và điều kiện của
từng trung tâm. Chỉ định thay van và lấy bỏ huyết
khối cho trường hợp huyết khối van nhân tạo tim
trái trừ phi huyết khối nhỏ hoặc không thể mổ do
nguy cơ phẫu thuật quá cao. Cũng chỉ định mổ
nếu điều trị tiêu huyết khối không thành công,
mổ sau khi ngừng truyền thuốc 24 giờ.
6. Hỏng hóc cơ học: bong vòng van nhân tạo có thể
gặp ngay trong giai đoạn sớm sau phẫu thuật do kỹ
thuật mổ kém, vòng van quá vôi hoá, bệnh nhân
dùng steroid lâu dài, mô van quá mủn (đặc biệt nếu
mổ lại) hoặc nhiễm trùng. Hiện tượng bong van cũng
có thể xảy ra muộn do nhiễm trùng. Hình ảnh van
đung đưa (lắc lư) trên siêu âm tim hay khi soi dưới
màn tăng sáng là một chỉ định mổ lại cấp cứu.
338
7. Mất tương xứng giữa kích thước van nhân tạo so
với bệnh nhân:
a. Tất cả các loại van nhân tạo trừ van tự thân ĐMC
(không có vòng kim loại) đều có diện tích lỗ van
hiệu dụng thấp hơn hẳn do với van tự nhiên. Vì
thế luôn luôn có hiện tượng chênh áp qua van
nhân tạo và hẹp van tương đối. Nếu thay vào một
van nhân tạo có đường kính quá nhỏ thì sẽ gây ra
tình trạng giảm đáng kể cung lượng tim, gây ra
các triệu chứng lâm sàng. Hiện tượng này hay
gặp nhất khi thay van động mạch chủ ở bệnh
nhân hẹp van động mạch chủ.
b. Vì vậy, nếu bệnh nhân có vòng van nhỏ, nên
dùng van đồng loại hoặc van đĩa ở vị trí van
ĐMC do các ưu thế về huyết động. Van ĐMC
nhân tạo có đường kính ≤ 21mm cũng không nên
thay cho bệnh nhân cao lớn hoặc hoạt động thể
lực nhiều. Nguyên lý chung là nên cố gắng thay
van bằng một van nhân tạo có đường kính lớn
hơn, nếu cần thì phối hợp với tạo hình (mở rộng)
vòng van.
8. Pannus (hiện tượng tăng sinh nội mạc quá mức
phủ trùm lên van): thường phối hợp với huyết khối
để gây tắc van (tỷ lệ có thể tới 5% với van cơ học).
Cơ chế hình thành pannus còn chưa rõ, có thể liên
quan với hiện tượng tăng sinh nguyên bào sợi do
phản ứng miễn dịch với dị vật (là van nhân tạo) hoặc
phối hợp với các tác nhân như dùng thuốc chống
đông không đủ liều, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,
tác động của dòng máu xoáy qua van hai lá... Nói
chung, phải làm siêu âm tim qua thực quản để xác
định và khảo sát căn nguyên gây tắc van nhân tạo.
9. Đột quỵ do cục máu đông ở bệnh nhân có van tim
nhân tạo:
339
a. Nguy cơ đột quỵ tái phát khoảng 1%/ngày trong
2 tuần đầu. Nếu chụp phim CT trong vòng 24 và
48 giờ mà không có chảy máu não hoặc nhũn não
diện lớn thì nên dùng Heparin đường tĩnh mạch.
Duy trì uống thuốc chống đông sẽ làm giảm nguy
cơ tái phát đột quỵ xuống một phần ba song lại
tăng từ 8-24% nguy cơ chuyển dạng nhũn não
thành xuất huyết não nhất là trong vòng 48 giờ
đầu tiên. Bổ sung Aspirin hoặc Clopidogrel nếu
tái phát đột quỵ dù đã dùng đủ liều thuốc chống
đông.
b. Với bệnh nhân có ổ nhũn não lớn, nên tạm dừng
thuốc chống đông trong vòng 5-7 ngày đồng thời
cũng nên ngừng thuốc chống đông 1-2 tuần nếu
có chuyển dạng nhũn não thành xuất huyết.
Tài liệu tham khảo
1. Acar J, Iung B, Boissel JP, et al. Multicenter randomized
comparison of low-dose versus standard-dose anticoagulation in
patients with mechanical prosthetic heart valves. Circulation
1996;94:2107-2112.
2. Akins CW. Results with mechanical cardiac valvular prosthesis. Ann
Thorac Surg 1995;60:1836-1844.
3. Cannegieter SC, Rosendaal FR, Wintzen AR, et al. Optimal oral
anticoagulant therapy in patients with mechanical heart valves. N
Engl J Med 1995;333:11-17.
4. Davis EA, Greene PS, Cameron DE, et al. Bioprosthetic versus
mechanical prosthesis for aortic valve replacement in the elderly.
Circulation 1996;94:II-121-125.
5. Garcia MJ. Principles of Imaging. In: Topol EJ. Comprehensive
Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven, 1998:
609-35.
6. Green CE, Glass-Royal M, Bream PR, et al. Cinefluoroscopic
evaluation of periprosthetic cardiac valve regurgitation. Am J Radiol
1988;151:455-459.
7. Israel DR, Sharma SK, Fuster V. Anti-thrombotic therapy in
prosthetic heart valve replacement. Am Heart J 1994;127:400-411.
8. Jaeger FJ, Trohman RO, Brener S, et al. Permanent pacing
following repeat cardiac valve surgery. Am J Cardiol 1994;74:505-
507.
9. Lengyal M, Fuster V, Keitni M, et al. Guidelines for management of
left-sided prosthetic valve thrombosis: a role for thrombolytic
therapy. J Am Coll Cardiol 1997;30:1521-1526.
340
10. Lin S, Wong J. Prosthetic heart valves. In: Marso SP, Griffin BP,
Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia:
LippincottRaven, 2000.
11. Rahimtoola SH. Prosthetic heart valve performance: long-term
follow-up. Curr Probl Cardiol 1992:33ắ406.
12. Shaff IW. Prosthetic Valves. In: Giuliani ER, Oersh BJ, McOoon
MD, et al., eds. Mayo Clinic Practice of Cardiology, 3rd ed. St.
Louis: Mosby, 1996:1484-1495.
13. Vogel W, Stoll HP, Bay W, et al. Cineradiography for determination
of normal and abnormal function in mechanical heart valves. Am J
Cardiol 1993;71:225-232.
14. Vongratanasin W, Hillis LD, et al. Prosthetic heart valves. N Engl J
Med 1996;335: 407-416.
15. Zabalgoitia M. Echocardiographic assessment of prosthetic heart
valves. Curr Probl Cardiol 1992:270-325.
341
SUY TIM
Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường gặp trong nhiều
bệnh về tim mạch như các bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh
mạch vành, bệnh tim bẩm sinh và một số bệnh khác có ảnh
hưởng nhiều đến tim.
Bình thường khi chúng ta cần làm một hoạt động gắng sức
nào đó (lao động, chạy nhảy...) thì lập tức tim sẽ tăng tần số và
tăng sức co bóp để đưa được nhiều máu (tức là đưa được nhiều
ôxy) đến cho các mô của cơ thể. Nhưng khi tim bị suy, thì tim
không còn khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể nữa.
Vì vậy người ta có thể định nghĩa: Suy tim là trạng thái bệnh lý
trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng với nhu cầu của
cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh
nhân.
Suy tim là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp trên lâm
sàng. Theo nghiên cứu Framingham thì có khoảng 2,3 triệu
người Mỹ bị suy tim (1981) và cũng ở Mỹ mỗi năm có khoảng
400.000 bệnh nhân mới mắc suy tim (thống kê năm 1983).
Gần đây, trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế
bệnh sinh của suy tim, về tính năng và tác dụng của một số loại
thuốc mới trong điều trị suy tim, người ta đã thu được những kết
quả khả quan trong việc điều trị hội chứng này.
I. Sinh lý bệnh
Chúng ta đã biết trong suy tim thường là cung lượng tim
bị giảm xuống. Khi cung lượng tim bị giảm xuống thì cơ thể
phản ứng lại bằng các cơ chế bù trừ của tim và của các hệ thống
ngoài tim, để cố duy trì cung lượng này. Nhưng khi các cơ chế
bù trừ này bị vượt quá sẽ xảy ra suy tim với nhiều hậu quả của
nó.
A. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lượng tim: Qua
nghiên cứu, người ta đã hiểu rõ được cung lượng tim phụ
342
thuộc vào 4 yếu tố: Tiền gánh, hậu gánh, sức co bóp của
cơ tim và tần số tim.
Sức co bóp cơ tim
Tiền gánh Cung lượng tim Hậu gánh
Tần số tim
1. Tiền gánh: (Preload)
a. Tiền gánh được đánh giá bằng thể tích hoặc áp
lực cuối tâm trương của tâm thất.
b. Tiền gánh là yếu tố quyết định mức độ kéo dài
sợi cơ tim trong thời kỳ tâm trương, trước lúc tâm
thất co bóp. Tiền gánh phụ thuộc vào:
• Áp lực đổ đầy thất, tức là lượng máu tĩnh
mạch trở về tâm thất.
• Độ giãn của tâm thất, nhưng ở mức độ ít quan
trọng hơn.
2. Sức co bóp của cơ tim:
a. Trước đây bằng thực nghiệm nổi tiếng của mình,
Starling đã cho ta hiểu rõ được mối tương quan
giữa áp lực hoặc thể tích cuối tâm trương trong
tâm thất với thể tích nhát bóp. Cụ thể là:
• Khi áp lực hoặc thể tích cuối tâm trương
trong tâm thất tăng, thì sẽ làm tăng sức co
bóp của cơ tim và thể tích nhát bóp sẽ tăng
lên.
• Nhưng đến một mức nào đó, thì dù áp lực
hoặc thể tích cuối tâm trương của tâm thất có
tiếp tục tăng lên đi nữa, thì thể tích nhát bóp
sẽ không tăng tương ứng mà thậm chí còn bị
giảm đi.
343
b. Qua đây ta có thể hiểu được một vấn đề quan
trọng trong suy tim là: áp lực hoặc thể tích cuối
tâm trương trong tâm thất tăng do các nguyên
nhân khác nhau, sẽ làm thể tích nhát bóp tăng,
nhưng sau một thời gian sẽ dẫn đến suy tim vì
sức co bóp của cơ tim kém dần và khi đó thể tích
nhát bóp sẽ giảm đi. Tim càng suy thì thể tích
nhát bóp càng giảm.
3. Hậu gánh (Afterload): Hậu gánh là sức cản của các
động mạch đối với sự co bóp của tâm thất. Sức cản
càng cao thì sự co bóp của tâm thất càng phải lớn.
Nếu sức cản thấp quá có thể sẽ làm giảm sự co bóp
của tâm thất, nhưng nếu sức cản tăng cao sẽ làm tăng
công của tim cũng như tăng mức tiêu thụ ôxy của cơ
tim, từ đó sẽ làm giảm sức co bóp của cơ tim và làm
giảm lưu lượng tim.
4. Tần số tim: Trong suy tim, lúc đầu nhịp tim tăng
lên, sẽ có tác dụng bù trừ tốt cho tình trạng giảm thể
tích nhát bóp và qua đó sẽ duy trì được cung lượng
tim. Nhưng nếu nhịp tim tăng quá nhiều thì nhu cầu
ôxy của cơ tim sẽ lại tăng lên, công của cơ tim cũng
phải tăng cao và hậu quả là tim sẽ càng bị suy yếu đi
một cách nhanh chóng.
B. Các cơ chế bù trừ trong suy tim
1. Cơ chế bù trừ tại tim:
a. Giãn tâm thất: Giãn tâm thất chính là cơ chế
thích ứng đầu tiên để tránh quá tăng áp lực cuối
tâm trương của tâm thất. Khi tâm thất giãn ra, sẽ
làm kéo dài các sợi cơ tim và theo luật Starling,
sẽ làm tăng sức co bóp của các sợi cơ tim nếu dự
trữ co cơ vẫn còn.
b. Phì đại tâm thất: Tim cũng có thể thích ứng
bằng cách tăng bề dày các thành tim, nhất là
trong trường hợp tăng áp lực ở các buồng tim.
344
Việc tăng bề dày của các thành tim chủ yếu là để
đối phó với tình trạng tăng hậu gánh. Ta biết rằng
khi hậu gánh tăng sẽ làm giảm thể tích tống máu,
do đó để bù lại cơ tim phải tăng bề dày lên.
c. Hệ thần kinh giao cảm được kích thích: Khi có
suy tim, hệ thần kinh giao cảm được kích thích,
lượng Catecholamin từ đầu tận cùng của các sợi
giao cảm hậu hạch được tiết ra nhiều làm tăng
sức co bóp của cơ tim và tăng tần số tim.
2. Bằng ba cơ chế thích ứng này, cung lượng tim sẽ
được điều chỉnh lại gần với mức bình thường. Tuy
nhiên các cơ chế này cũng chỉ có thể giải quyết trong
một chừng mực nào đó mà thôi. Thực vậy, nếu tâm
thất đã giãn đến mức tối đa và dự trữ co cơ bị giảm
thì luật Starling sẽ trở nên rất ít hiệu lực. Cũng tương
tự như vậy, phì đại các thành tim sẽ làm tăng công
của tim. Hệ thần kinh giao cảm bị kích thích lâu ngày
cũng sẽ dẫn đến giảm mật độ cảm thụ bêta trong các
sợi cơ tim và giảm dần đáp ứng với Catecholamin.
3. Cơ chế bù trừ ngoài tim: Trong suy tim, để đối phó
với việc giảm cung lượng tim, hệ thống mạch máu ở
ngoại vi được co lại để tăng cường thể tích tuần hoàn
hữu ích. Cụ thể có ba hệ thống co mạch ngoại vi
được huy động:
a. Hệ thống thần kinh giao cảm: Cường giao cảm
sẽ làm co mạch ngoại vi ở da, thận và về sau ở
khu vực các tạng trong ổ bụng và ở các cơ.
b. Hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron: Việc tăng
cường hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm và giảm
tưới máu thận (do co mạch) sẽ làm tăng nồng độ
Renin trong máu. Renin sẽ hoạt hóa
Angiotensinogen và các phản ứng tiếp theo để
tăng tổng hợp Angiotensin II. Chính Angiotensin
II là một chất gây co mạch rất mạnh, đóng thời
nó lại tham gia vào kích thích sinh tổng hợp và
345
giải phóng Nor-adrenalin ở đầu tận cùng các sợi
thần kinh giao cảm hậu hạch và Adrenalin từ tủy
thượng thận. Cũng chính Angiotensin II còn kích
thích vỏ thượng thận tiết ra Aldosteron, từ đó làm
tăng tái hấp thu Natri và nước ở ống thận.
c. Hệ Arginin-Vasopressin: Trong suy tim ở giai
đoạn muộn hơn, vùng dưới đồi - tuyến yên được
kích thích để tiết ra Arginin - Vasopressin, làm
tăng thêm tác dụng co mạch ngoại vi của
Angiotensin II, đồng thời làm tăng tái hấp thu
nước ở ống thận.
d. Cả 3 hệ thống co mạch này đều nhằm mục đích
duy trì cung lượng tim, nhưng lâu ngày chúng lại
làm tăng tiền gánh và hậu gánh, tăng ứ nước và
Natri, tăng công và mức tiêu thụ ôxy của cơ tim,
tạo nên một "vòng luẩn quẩn" bệnh lý và làm cho
suy tim ngày một nặng hơn.
4. Ngoài ra, trong suy tim, nhằm cố gắng bù đắp lại
việc co mạch khu trú hay toàn bộ nói trên, các hệ
thống giãn mạch với Bradykinin, các Prostaglandin
(PGI2 , PGE2) và Yếu tố nhĩ làm tăng đào thải Natri
(Atrial Natriuretic Peptid) viết tắt là APN, cũng được
huy động song hiệu quả thường không nhiều.
C. Hậu quả của suy tim: Khi các cơ chế bù trừ (cơ chế
thích ứng) nói trên bị vượt qua thì sẽ xảy ra suy tim với
các hậu quả như sau:
1. Giảm cung lượng tim: cung lượng tim giảm sẽ gây:
a. Giảm vận chuyển ôxy trong máu và giảm cung
cấp ôxy cho các tổ chức ngoại vi.
b. Có sự phân phối lại lưu lượng máu đến các cơ
quan trong cơ thể: lưu lượng máu giảm bớt ở da,
ở các cơ, ở thận và cuối cùng ở một số tạng khác
để ưu tiên máu cho não và động mạch vành.
346
c. Nếu cung lượng tim rất thấp thì lưu lượng nước
tiểu được lọc ra khỏi ống thận cũng sẽ rất ít.
2. Tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi:
a. Suy tim phải: Tăng áp lực cuối tâm trương ở thất
phải sẽ làm tăng áp lực ở nhĩ phải rồi từ đó làm
tăng áp lực ở các tĩnh mạch ngoại vi và làm cho
tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù, tím tái...
b. Suy tim trái: Tăng áp lực cuối tâm trương ở thất
trái sẽ làm tăng áp lực nhĩ trái, rồi tiếp đến làm
tăng áp lực ở tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi.
Khi máu ứ căng ở các mao mạch phổi sẽ làm thể
tích khí ở các phế nang bị giảm xuống, sự trao
đổi ôxy ở phổi sẽ kém đi làm bệnh nhân khó thở.
Đặc biệt khi áp lực mao mạch phổi tăng đến một
mức nào đó sẽ phá vỡ hàng rào phế nang - mao
mạch phổi và huyết tương sẽ có thể tràn vào các
phế nang, gây ra hiện tượng phù phổi.
II. Phân loại và nguyên nhân
A. Phân loại suy tim: Có thể có nhiều cách phân loại suy
tim khác nhau, dựa trên cơ sở:
1. Hình thái định khu: Suy tim phải, suy tim trái và suy
tim toàn bộ.
2. Tình trạng tiến triển: Suy tim cấp và suy tim mạn
tính.
3. Lưu lượng tim: Suy tim giảm lưu lượng và suy tim
tăng lưu lượng.
4. Suy tim do tăng tiền gánh và suy tim do tăng hậu
gánh.
5. Tuy nhiên, trên lâm sàng người ta thường hay chia ra
ba loại: suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
B. Nguyên nhân suy tim
1. Suy tim trái:
347
a. Tăng huyết áp động mạch: là nguyên nhân
thường gặp nhất gây ra suy tim trái. Chính tăng
huyết áp đã làm cản trở sự tống máu của thất trái
tức là làm tăng hậu gánh.
b. Một số bệnh van tim:
• Hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần
hoặc phối hợp với nhau.
• Hở van hai lá.
c. Các tổn thương cơ tim:
• Nhồi máu cơ tim.
• Viêm cơ tim do thấp tim, nhiễm độc hay
nhiễm khuẩn.
• Các bệnh cơ tim.
d. Một số rối loạn nhịp tim: có ba loại rối loạn
nhịp tim chủ yếu có thể đưa đến bệnh cảnh của
suy tim trái:
• Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhất là
cơn rung nhĩ hay cơn cuồng động nhĩ.
• Cơn nhịp nhanh thất.
• Bloc nhĩ - thất hoàn toàn.
e. Một số bệnh tim bẩm sinh:
• Hẹp eo động mạch chủ.
• Còn ống động mạch.
• Ống nhĩ - thất chung...
f. Chú ý: Trường hợp hẹp van hai lá, do tăng cao
áp lực trong nhĩ trái và mao mạch phổi nên dẫn
đến những triệu chứng giống như suy tim trái.
Nhưng sự thực thì hẹp hai lá đơn thuần không
gây được suy tim trái theo đúng nghĩa của nó vì
hẹp hai lá đã tạo nên một sự cản trở dòng máu đi
tới thất trái, làm cho áp lực (hay thể tích) cuối
tâm trương của thất trái lại bị giảm hơn bình
thường; tâm thất trái không bị tăng gánh nên
không suy được.
2. Suy tim phải:
348
a. Các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng
ngực, cột sống:
• Các bệnh phổi mạn tính : Hen phế quản, viêm
phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản,
xơ phổi, bệnh bụi phổi... dần dần đưa đến
bệnh cảnh của tâm phế mạn.
• Nhồi máu phổi gây ra bệnh cảnh tâm phế cấp.
• Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.
• Gù vẹo cột sống, các dị dạng lồng ngực khác.
b. Các nguyên nhân tim mạch:
• Hẹp van hai lá là nguyên nhân thường gặp
nhất.
• Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp động mạch
phổi, tam chứng Fallot. Một số bệnh tim bẩm
sinh khác có luồng shunt trái→phải (thông
liên nhĩ, thông liên thất vv...) đến giai đoạn
muộn sẽ có biến chứng của tăng áp động
mạch phổi và gây suy tim phải.
• Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn
thương nặng ở van ba lá.
• Một số nguyên nhân ít gặp: u nhầy nhĩ trái,
vỡ túi phình xoang Valsalva vào các buồng
tim bên phải, tăng áp lực động mạch phổi tiên
phát vv...
c. Chú ý: Trường hợp tràn dịch màng ngoài tim
hoặc viêm màng ngoài tim co thắt sẽ có biểu hiện
giống như suy tim phải, nhưng thực chất đó chỉ là
những trường hợp thiểu năng tâm trương chứ
không phải suy tim phải theo đúng nghĩa của nó.
3. Suy tim toàn bộ:
a. Thường gặp nhất là các trường hợp suy tim trái
tiến triển thành suy tim toàn bộ.
b. Các bệnh cơ tim giãn.
c. Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim.
349
d. Cuối cùng cần phải nhắc đến một số nguyên nhân
đặc biệt gây suy tim toàn bộ với "lưu lượng
tăng":
• Cường giáp trạng.
• Thiếu Vitamin B1.
• Thiếu máu nặng.
• Dò động - tĩnh mạch.
III. Triệu chứng
A. Suy tim trái
1. Triệu chứng cơ năng:
a. Khó thở: Là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu
chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra
thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên
thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức
độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở
một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột,
dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.
b. Ho: Hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân
gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi
ho ra đờm lẫn ít máu.
2. Triệu chứng thực thể:
a. Khám tim: Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch
sang trái. Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể
gặp của một vài bệnh van tim đã gây nên suy thất
trái, ta thường thấy có ba dấu hiệu:
• Nhịp tim nhanh.
• Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.
• Cũng thường nghe thấy một tiếng thổi tâm
thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ
năng vì buồng thất trái giãn to.
b. Khám phổi:
• Thường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi.
Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe
được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn
350
trong trường hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy
rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai
đáy phổi lên khắp hai phế trường như "thủy
triều dâng".
• Trong đa số các trường hợp, huyết áp động
mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu
lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch
thường nhỏ đi.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán:
a. Xquang:
• Tim to ra nhất là các buồng tim bên trái. Trên
phim thẳng: tâm thất trái giãn biểu hiện bằng
cung dưới bên trái phồng và kéo dài ra.
• Cả hai phổi mờ nhất là vùng rốn phổi. Đôi
khi có thể bắt gặp đường Kerley (do phù các
khoảng kẽ của hệ thống bạch huyết của phổi)
hoặc hình ảnh "cánh bướm" kinh điển ở hai
rốn phổi trong trường hợp có phù phổi.
b. Điện tâm đồ: Thường chỉ thấy dấu hiệu tăng gánh
các buồng tim bên trái: Trục trái, dày nhĩ trái, dày
thất trái.
c. Siêu âm tim: Thường thấy kích thước các buồng
tim trái (nhĩ trái, thất trái) giãn to. Ngoài ra siêu
âm còn giúp ta biết được sự co bóp của các vách
tim cũng như đánh giá được chính xác chức năng
tâm thu của thất trái. Trong nhiều trường hợp siêu
âm tim còn giúp cho ta khẳng định một số
nguyên nhân đã gây ra suy tim trái.
d. Thăm dò huyết động cho phép:
• Đánh giá mức độ suy tim trái thông qua việc
đo chỉ số tim (bình thường từ 2-3,5 l/phút/m2)
và đo áp lực cuối tâm trương của thất trái.
• Đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một
số bệnh van tim.
351
B. Suy tim phải
1. Triệu chứng cơ năng:
a. Khó thở: ít hoặc nhiều, nhưng khó thở thường
xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn
kịch phát như trong suy tim trái.
b. Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức
vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).
2. Triệu chứng thực thể:
a. Chủ yếu là những dấu hiệu ứ máu ngoại biên:
• Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự
phát hoặc khi sờ vào gan thì đau. Lúc đầu gan
nhỏ đi khi được điều trị và gan to lại trong
đợt suy tim sau, nên còn gọi là gan "đàn xếp".
Về sau, do ứ máu lâu ngày nên gan không thể
nhỏ lại được nữa và trở nên cứng.
• Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi
gan-tĩnh mạch cổ dương tính. Áp lực tĩnh
mạch trung ương và áp lực tĩnh mạch ngoại
biên tăng cao.
• Tím da và niêm mạc: Tím là do máu bị ứ trệ
ở ngoại biên, nên lượng Hemoglobin khử
tăng lên trong máu. Tùy mức độ suy tim mà
tím nhiều hay ít. Nếu suy tim nhẹ thì chỉ thấy
tím ít ở môi và đầu chi. Còn nếu suy tim nặng
thì có thể thấy tím rõ ở toàn thân.
• Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi
dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy
phù toàn thân, thậm chí có thể có thêm tràn
dịch các màng (tràn dịch màng phổi, cổ
chướng...). Bệnh nhân thường đái ít (khoảng
200 - 500ml/ngày). Nước tiểu sậm màu.
b. Khám tim:
• Sờ: có thể thấy dấu hiệu Hartzer (tâm thất
phải đập ở vùng mũi ức), nhưng không phải
bệnh nhân nào cũng có dấu hiệu này.
352
• Nghe: ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây
ra suy tim phải ta còn có thể thấy:
(a) Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có tiếng
ngựa phi phải.
(b) Cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu
nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do
hở van ba lá cơ năng. Khi hít vào sâu,
tiếng thổi này thường rõ hơn (dấu hiệu
Rivero-Carvalho).
(c) Huyết áp động mạch tối đa bình thường,
nhưng huyết áp tối thiểu thường tăng lên.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán: trừ trường hợp suy tim
phải do hẹp động mạch phổi có những đặc điểm
riêng của nó, còn trong đa số các trường hợp khác ta
thấy:
a. X quang:
• Trên phim tim phổi thẳng:
(a) Cung dưới phải (tâm nhĩ phải) giãn.
(b) Mỏm tim nâng cao hơn phía trên vòm
hoành trái, do tâm thất phải giãn.
(c) Cung động mạch phổi cũng giãn to.
(d) Phổi mờ nhiều do ứ máu ở phổi.
• Trên phim nghiêng trái: Thất phải to làm cho
khoảng sáng sau xương ức bị hẹp lại.
b. Điện tâm đồ: Thường thấy các dấu hiệu của trục
phải, dày nhĩ phải, dày thất phải.
c. Siêu âm tim: chủ yếu thấy kích thước thất phải
giãn to. Trong nhiều trường hợp có thể thấy các
dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi.
d. Thăm dò huyết động: có thể thấy:
• Áp lực cuối tâm trương của thất phải tăng
(thường là trên 12 mmHg).
• Áp lực động mạch phổi cũng thường tăng.
353
C. Suy tim toàn bộ: Thường là bệnh cảnh của suy tim phải
ở mức độ nặng:
1. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.
2. Tĩnh mạch cổ nổi to, áp lực tĩnh mạch tăng rất cao.
3. Gan to nhiều..
4. Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay
cổ chướng.
5. Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho
huyết áp trở nên kẹt.
6. X quang: Tim to toàn bộ.
7. Điện tâm đồ: Có thể có biểu hiện dày hai thất.
IV. Đánh giá mức độ suy tim
Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trên y
văn thế giới người ta thường hay dùng cách phân loại mức độ
suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New York Heart
Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ
hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.
A. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA
Bảng 18-1. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.
Độ Biểu hiện
I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ
năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như
bình thường.
II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức
nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.
III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức
rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.
IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường
xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.
Trong thực tế lâm sàng, cách phân loại này rất tốt đối với
suy tim trái, nhưng không thật thích hợp lắm đối với các bệnh
nhân suy tim phải.
354
B. Phân loại mức độ suy tim trên làm sàng
Ở nước ta, số lượng các bệnh nhân suy tim phải thường
chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các bệnh nhân bị suy tim. Vì
vậy, sơ bộ trên lâm sàng các thầy thuốc thường qui ước mức độ
suy tim theo khuyến cáo của Hội Nội khoa Việt nam như sau:
Bảng 18-2. Phân loại mức độ suy tim trên làm sàng.
Độ Biểu hiện
I Bệnh nhân có khó thở nhẹ nhưng gan chưa sờ thấy.
II Bệnh nhân khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm.
III Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to gần sát rốn nhưng khi
được điều trị gan có thể nhỏ lại.
IV Bệnh nhân khó thở thường xuyên, gan luôn to nhiều
mặc dù đã được điều trị.
V. Điều trị
Điều trị suy tim bao gồm:
• Những biện pháp điều trị chung cho tất cả các loại
nguyên nhân gây ra suy tim, nhằm giảm ứ trệ tuần hoàn
và tăng cường khả năng co bóp của cơ tim.
• Những biện pháp điều trị đặc biệt áp dụng cho từng
trường hợp cụ thể tùy theo nguyên nhân của suy tim.
A. Những biện pháp điều trị chung
1. Các biện pháp không dùng thuốc:
a. Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một việc khá
quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của
tim. Nói chung bệnh nhân cần giảm hoặc bỏ hẳn
các hoạt động gắng sức. Trong trường hợp suy
tim nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa
nằm nửa ngồi. Tuy nhiên, trong trường hợp suy
tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày thì
khi hoàn cảnh cho phép, nên khuyến khích bệnh
nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ
động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho
máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn,
355
giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch
thường hay gặp ở những bệnh nhân này.
b. Chế độ ăn giảm muối:
• Chế độ ăn giảm muối là cần thiết, vì muối ăn
(NaCl) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu,
do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn, từ đó
gây tăng gánh nặng cho tim.
• Một người bình thường hấp thu khoảng 6 -
18g muối NaCl/ ngày, tức là 2,4 - 7,2g (100 -
300mmol) Na+ / ngày. Đối với bệnh nhân suy
tim, tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng
chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ ăn gần như
nhạt hoàn toàn.
• Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được
dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g (50
mmol) Na+ /ngày.
• Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh
nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl /ngày tức
là < 0,48g (20mmol) Na+ /ngày.
c. Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh
nhân:
• Cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho
bệnh nhân hàng ngày nhằm giảm bớt khối
lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim.
• Nói chung chỉ nên dùng cho bệnh nhân
khoảng 500 - 1000ml lượng dịch đưa vào cơ
thể mỗi ngày.
d. Thở ôxy: là biện pháp cần thiết trong nhiều
trường hợp suy tim vì nó tăng cung cấp thêm ôxy
cho các mô, giảm bớt mức độ khó thở của bệnh
nhân, đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi
thường gặp ở những bệnh nhân thiếu ôxy.
e. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác:
• Bỏ rượu, thuốc lá, cà phê...
• Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì.
356
• Tránh các xúc cảm mạnh (stress).
• Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ
tim nếu đang dùng, ví dụ: các thuốc chẹn bêta
giao cảm hoặc Verapamil hay Disopyramide,
Flecainide...
• Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình
trạng suy tim như nhiễm trùng, rối loạn nhịp
tim...
B. Các thuốc trong điều trị suy tim
1. GLUCOSID trợ tim:
a. Các dạng Glucosid trợ tim được dùng trên lâm
sàng là:
• Digitalis với các dạng Digitalin hay Digitoxin
lấy từ Digitalis Purpurea; Digoxin và Isolanid
lấy từ Digitalis Lanata.
• Strophanthus với các dạng G Strophantin (tức
Uabain) lấy từ Strophantus Kombe.
• Trong thực hành lâm sàng hiện nay
DIGOXIN là loại thuốc trợ tim tiêu biểu
thường được các thầy thuốc hay sử dụng
nhiều nhất.
b. Cơ chế tác dụng:
• Digoxin làm tăng sức co bóp của cơ tim gián
tiếp thông qua việc ức chế men Natri - Kali -
Adenosine Triphosphatase (Na+-K+-ATPase)
của bơm ion ở màng tế bào cơ tim, từ đó cản
trở việc ion Na+ thoát ra ngoài màng tế bào.
Do sự ức chế này làm cho nồng độ Na+ trong
tế bào tăng cao, vì vậy sự vận chuyển Na+ -
Ca++ qua màng tế bào cũng bị rối loạn, làm
tăng nồng độ Ca++ trong tế bào cơ tim, từ đó
thúc đẩy các sợi cơ tim tăng cường co bóp.
• Mặt khác Digoxin còn tác động trên hệ thống
thần kinh tự động của tim, làm giảm nhịp tim
và giảm tốc độ dẫn truyền nhĩ - thất.
357
• Ngoài ra Digoxin còn làm tăng trương lực hệ
phó giao cảm và làm giảm hoạt tính của hệ
giao cảm.
c. Dược động học:
• Digoxin thường được dùng dưới dạng uống
(viên nén, viên nang, dạng cồn) hoặc tiêm.
• Ở dạng uống, phần lớn Digoxin được hấp thu
ở ruột non sau đó sẽ được phân bố tiếp tại
một số mô. Nồng độ Digoxin thường được
tập trung chủ yếu ở thận, tim, gan, tuyến
thượng thận, ống tiêu hóa...
• Digoxin được chuyển hóa chủ yếu tại gan.
Phần lớn Digoxin được thải trừ qua đường
nước tiểu, chỉ có một phần nhỏ (khoảng 25%)
được thải trừ qua đường phân.
• Ở người lớn, với chức năng gan, thận bình
thường thì thời gian bán hủy trung bình của
Digoxin (theo đường uống) là 36 giờ.
• Một số nghiên cứu đã cho thấy là nồng độ
trung bình trong huyết tương của Digoxin có
tác dụng điều trị thường trong khoảng từ 0,5
hoặc 0,8 đến 2,0ng/ml. Tuy nhiên khoảng
cách giữa nồng độ điều trị và nồng độ ngộ
độc là rất hẹp. Có bệnh nhân phải dùng trên
2,0 ng/ml mới có tác dụng điều trị, ngược lại
một số bệnh nhân khác ở nồng độ 0,8 - 1,5
ng/ml đã có triệu chứng của ngộ độc Digoxin.
d. Liều lượng và cách dùng:
• Trước đây người ta hay dùng bắt đầu bằng
liều tấn công sau đó chuyển sang liều duy trì.
• Liều tấn công thường là 0,25 - 0,5mg, rồi cứ
sau 6 giờ có thể cho thêm 0,25mg để đạt tổng
liều là 1 - 1,5 mg/ngày.
• Khi đạt được hiệu quả, thường chuyển sang
liều duy trì từ 0,125 - 0,375mg/ngày.
358
• Ngày nay người ta thường không còn dùng
liều tấn công với một lượng thuốc lớn trong
một thời gian ngắn như trên vì cách này rất dễ
gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Trong đa số
các trường hợp, các thầy thuốc thường bắt
đầu ngay bằng liều duy trì như đã trình bày ở
trên để đạt dần tới liều có hiệu lực điều trị.
• Việc theo dõi nồng độ Digoxin trong huyết
tương sẽ giúp ta điều chỉnh được tới liều điều
trị tối ưu. Nồng độ Digoxin huyết tương trong
khoảng từ 1,8 - 2 ng/ml được coi là nồng độ
có hiệu lực điều trị, quá nồng độ đó thì dễ bị
nhiễm độc Digoxin.
e. Tương tác thuốc:
• Một số thuốc có thể làm giảm việc hấp thu
Digoxin như: Cholestyramine, Cholestipol,
Kaolin-pectin, Sulfasalazine, Neomycine
v.v... Ngược lại, một số thuốc có thể làm tăng
việc hấp thu Digoxin như Tetracycline hoặc
Erythromycine. Một số thuốc khác có thể làm
giảm đáng kể độ thanh thải Digoxin, do đó có
thể làm tăng nồng độ của Digoxin trong máu
như: Quinidine, Verapamil, Spironolactone,
Amiodarone...
• Cần đặc biệt chú ý không bao giờ được dùng
phối hợp Digoxin với các muối Canxi (đường
tĩnh mạch) vì sự phối hợp này có thể gây nên
những rối loạn nhịp tim nặng nề, thậm chí có
thể gây tử vong.
f. Chỉ định:
• Suy tim với cung lượng tim thấp, đặc biệt khi
có rung nhĩ nhanh.
• Các rối loạn nhịp trên thất, đặc biệt trong
rung nhĩ hay cuồng động nhĩ.
• Chú ý: Những trường hợp suy tim với cung
lượng tim cao (thiếu máu nặng, nhiễm độc
359
giáp, dò động - tĩnh mạch, bệnh thiếu vitamin
B1...) hoặc suy tim có liên quan đến một tắc
nghẽn cơ học hay suy tim trong tâm phế mạn
không phải là những chỉ định của Digoxin.
g. Chống chỉ định:
• Nhịp tim chậm.
• Bloc nhĩ - thất cấp II, cấp III chưa được đặt
máy tạo nhịp.
• Ngoại tâm thu thất.
• Nhịp nhanh thất và rung thất.
• Hội chứng Wolff - Parkinson - White.
• Bệnh cơ tim tắc nghẽn.
• Cần thận trọng trong trường hợp: Nhồi máu
cơ tim cấp (vì Digoxin làm tăng nhu cầu ôxy
của cơ tim) và các rối loạn điện giải, đặc biệt
là hạ K+ máu và / hoặc hạ Mg ++ máu.
h. Nhiễm độc Digoxin: một số thống kê đã cho thấy
số bệnh nhân dùng Digoxin bị nhiễm độc chiếm
khoảng 5 - 15% tổng số bệnh nhân dùng thuốc.
• Yếu tố thuận lợi cho nhiễm độc Digoxin là :
(a) Rối loạn điện giải: hạ K+ máu, hạ Mg++
máu, tăng Ca++ máu.
(b) Tuổi cao: làm tăng độ nhạy cảm với
Digoxin do giảm độ lọc của thận, từ đó dễ
làm ứ đọng thuốc.
(c) Nhiễm kiềm chuyển hóa.
(d) Giảm ôxy máu.
(e) Suy thận, suy gan...
• Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc Digoxin:
khi bệnh nhân đang dùng Digoxin, tự nhiên
thấy một số biểu hiện sau :
(a) Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn
mửa, ỉa chảy.
(b) Rối loạn thần kinh: có thể chỉ là đau đầu,
chóng mặt nhưng có thể nặng hơn như ảo
giác, mất phương hướng, mê sảng...
360
(c) Rối loạn tim mạch: do tăng tính kích
thích, tăng tính tự động và giảm tính dẫn
truyền của tế bào cơ tim:
i. Ngoại tâm thu nhĩ và thất, hay gặp là
ngoại tâm thu thất nhịp đôi, ngoại tâm
thu thất đa dạng hoặc từng chùm.
ii. Nhịp nhanh bộ nối, nhịp nhanh thất.
iii. Bloc xoang - nhĩ.
iv. Bloc nhĩ - thất các loại.
v. Xoắn đỉnh, rung thất.
• Xử trí nhiễm độc Digoxin:
(a) Ngừng ngay việc điều trị bằng Digoxin.
(b) Theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên
điện tâm đồ.
(c) Điều chỉnh kịp thời các rối loạn về điện
giải và thăng bằng toan kiềm, trong đó
cần đặc biệt lưu ý có tình trạng hạ K+
máu không? Nếu có hạ K+ máu cần cho
bệnh nhân uống khoảng 20 - 50 ml dung
dịch Kalichlorua 10%. Trường hợp cần
thiết có thể truyền nhỏ giọt Kalichlorua
vào tĩnh mạch sau khi đã pha thuốc trong
dung dịch đẳng trương, nhưng với điều
kiện đậm độ K+ truyền tĩnh mạch không
được vượt quá 13 - 15mmol/giờ.
(d) Có thể dùng Atropin tiêm tĩnh mạch với
liều từ 0,5 - 1mg khi có nhịp chậm xoang
hoặc nhịp chậm do Bloc nhĩ - thất.
(e) Với các loại rối loạn nhịp thất, đặc biệt là
ngoại tâm thu thất, ta có thể điều trị bằng
cách truyền Lidocaine với đậm độ
2mg/phút.
(f) Gần đây người ta còn dùng một phương
pháp khá mới nữa để điều trị những
trường hợp nhiễm độc Digoxin. Đó là
dùng kháng thể đặc hiệu của Digoxin
(Fab fragments, Digibind) và thường
được viết tắt là Fab. Thường Fab được
dùng theo đường truyền tĩnh mạch.
361
i. Cơ chế: Phức hợp Digoxin kết hợp
với Fab sẽ được đào thải qua thận,
làm mất tác dụng của Digoxin. Một
ống Fab 40mg trung hòa 0,6mg
Digoxin.
ii. Với ngộ độc mạn Digoxin: Số ống Fab
cần dùng = [nồng độ Digoxin máu
(ng/ml) × cân nặng cơ thể (kg)] / 100.
iii. Với ngộ độc cấp Digoxin: Số ống Fab
cần dùng = [liều lượng Digoxin đã dùng
cho bệnh nhân (mg) × 0,8] / 0,6.
2. Thuốc lợi tiểu:
a. Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước tiểu, qua
đó làm giảm khối lượng nước trong cơ thể, giảm
khối lượng máu lưu hành, làm bớt lượng máu trở
về tim và làm giảm thể tích cũng như áp lực cuối
tâm trương của tâm thất, làm giảm tiền gánh, tạo
điều kiện cho cơ tim đã bị suy yếu hoạt động
được tốt hơn.
b. Biến chứng có thể gặp khi dùng các thuốc lợi tiểu
là hạ K+ máu, hạ Na+ máu, làm giảm thể tích và
kiềm hóa máu. Hạ K+ máu là một biến chứng
quan trọng, có thể đe doạ tính mạng của bệnh
nhân, nhất là khi dùng cùng với Digoxin. Do đó
khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu, cần phải theo dõi
chặt chẽ điện giải máu. Việc bù muối Kali hoặc
phối hợp với lợi tiểu giữ Kali là vấn đề luôn luôn
phải nhớ đến.
c. Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazide (Chlorothiazide,
Hydrochlothiazide, Metolazone, Indapamide):
• Thường được dùng một cách khá phổ biến
trong điều trị suy tim ở những bệnh nhân mà
chức năng thận còn bình thường.
• Vị trí tác động của thuốc là ở ống lượn xa
(riêng Metolazone còn tác động trên cả ống
lượn gần), với cơ chế làm tăng bài tiết muối,
do đó sẽ làm tăng thải nước.
362
Hydrochlothiazide còn được dùng nhiều vì
giá khá rẻ.
• Biến chứng có thể gặp khi dùng Thiazide là
hạ K+, Na+, Ca++ máu. Thuốc cũng có thể làm
tăng urê, creatimin máu, có khi gây viêm tụy,
viêm mạch. Gần đây người ta đề cập đến tác
dụng phụ làm tăng LDL-Cholesterol khi dùng
Thiazide dài ngày (trong nhóm này
Indapamide ít ảnh hưởng đến chuyển hóa
Lipoprotein).
d. Nhóm thuốc lợi tiểu tác dụng lên quai Henle
(Furosemid, Bumetanide, Acid Ethacrynic...):
• Vị trí tác động chủ yếu của thuốc là ở nhánh
lên của quai Henle. Lợi tiểu nhóm này làm
tăng thải Natri lên đến 25%, ngoài ra chúng
còn có tác dụng làm tăng dòng máu đến thận
do làm tăng hoạt hóa Prostaglandin PGE có
tác dụng giãn mạch thận. Vì có tác dụng lợi
tiểu mạnh và không làm giảm chức năng thận
nên lợi tiểu nhóm này được chỉ định ở bệnh
nhân suy tim mà đòi hỏi phải giảm thể tích
tuần hoàn nhanh hoặc ở bệnh nhân suy thận.
• Furosemide ngoài khả năng làm giảm tiền
gánh nhanh, khi dùng tiêm tĩnh mạch nó còn
có tác dụng gây giãn mạch trực tiếp. Vì vậy,
Furosemide đặc biệt có hiệu quả trong điều trị
bệnh nhân suy tim nặng hoặc bị phù phổi cấp.
• Lợi tiểu nhóm này có thể gây hạ K+, Na+,
Ca++, Mg++ máu. Ngoài ra một số bệnh nhân
đôi khi có thể có biểu hiện nổi ban, viêm
mạch...
e. Nhóm thuốc lợi tiểu giữ Kali (Spironolactone,
Triamterene, Amiloride):
• Lợi tiểu nhóm này tác động trên đoạn cuối
của ống lượn xa. Spironolactone tác động
thông qua vùng nhạy cảm aldosterone;
Triamterene và Amiloride cũng tác động ở
363
vùng cuối của ống lượn xa nhưng không chịu
sự kiểm soát của aldosterone.
• Tác dụng lợi tiểu của các thuốc thuộc nhóm
này yếu nếu chỉ dùng một mình. Nhưng vì lợi
ích giữ Kali nên chúng thường được phối hợp
với lợi tiểu Thiazide hoặc lợi tiểu quai Henle.
Lợi tiểu giữ Kali thường tác dụng chậm và
kéo dài. Nói chung với loại lợi tiểu giữ Kali
này, khi dùng cũng phải theo dõi Kali máu,
đặc biệt chú ý khi dùng cùng với thuốc ức chế
men chuyển, hoặc thuốc giảm viêm không
Steroide. Ngoài ra nhóm lợi tiểu giữ Kali này
cũng đôi khi cũng có thể gây ra tăng urê máu,
sỏi thận (với Triamterene) hoặc chứng vú to ở
nam giới (với Spironolactone).
Bảng 18-3. Một số thuốc lợi tiểu dùng trong suy tim.
Thuốc Đườn
dùng
Liều TB
ngày (mg)
Bắt đầu
tác
dụng
Tác
dụng
kéo dài
Thiazide
Chlorothiazide U 250 - 500 2h 6 - 12h
TM 500 15ph 1h
Hydrochlothiazi
-de
U 25 - 100 2h 12h
Metolazone U 2,5 - 20,0 1h 24 - 48h
Indapamide U 2,5 - 5,0 2h 24h
Lợi tiểu quai
Furosemide U 20 - 80 1h 6 - 8h
TM,
TB
10 - 80 5ph 2 - 4h
Ethacrynic
acide
U
TM
25 - 100
50
30ph
5ph
6 - 8h
2 - 4h
Bumetanide U 0,5 - 2,0 30ph 2h
TM,
TB
0,5 - 2,0 5ph 30ph
Torsenide U 5 - 10 2h 8 - 12h
TM 5 - 10 5ph 6 - 8h
364
Nhóm giữ kali
Spironolactone U 50 - 200 1 - 2ng 2 - 3 ng
Triamterene U 100 - 200 2 - 4 ng 7 - 9 ng
Amiloride U 5 - 10 2h 24h
OLX: ống lượn xa, OLG: ống lượn gần, QH: Quai Henle, U: đường
uống, TM: tiêm tĩnh mạch, TB: tiêm bắp, h: giờ, ph: phút, ng: ngày.
3. Các thuốc giãn mạch trong điều trị suy tim:
a. Như chúng ta đã rõ, cơ chế bù trừ ở bệnh nhân
suy tim bao gồm cả sự co thắt ở hệ động mạch và
tĩnh mạch. Sự co thắt hệ động mạch làm tăng hậu
gánh và sự co hệ tĩnh mạch làm tăng tiền gánh.
Hơn nữa trong suy tim, sự co thắt hệ mạch phổi
còn là hậu quả của thiếu ôxy máu, hoặc sự đáp
ứng lâu dài với việc tăng dòng máu qua phổi (ví
dụ khi có Shunt trái → phải trong tim) hoặc đáp
ứng lâu dài với việc tăng áp lực nhĩ trái (Ví dụ:
Hẹp hai lá, suy tim trái...).
b. Các thuốc giãn mạch có thể ưu tiên tác dụng
giảm hậu gánh, tiền gánh hoặc cả hai. Những
thuốc làm giãn tĩnh mạch nhiều hơn sẽ làm giảm
tiền gánh và áp lực đổ đầy thất. Còn các thuốc
làm giãn động mạch sẽ làm giảm hậu gánh. Vì
vậy, nói chung các thuốc giãn mạch sẽ cải thiện
được cung lượng tim, giảm áp lực đổ đầy tim và
giảm sức ép lên thành tim. Ở những bệnh nhân
hở van tim, suy tim nặng hoặc có tăng trở kháng
mạch, hoặc suy tim có tăng huyết áp thì dùng các
thuốc giãn động mạch rất có hiệu quả.
c. Tác dụng phụ nói chung của các thuốc giãn mạch
trong điều trị suy tim thường là: Hạ huyết áp
(nhất là hạ huyết áp trong tư thế đứng), tăng nhẹ
urê máu... Dùng thuốc giãn mạch cần hết sức
thận trọng ở những bệnh nhân có hạn chế cung
lượng tim (Ví dụ: Hẹp van động mạch chủ, bệnh
cơ tim phì đại tắc nghẽn) hoặc ở những bệnh
365
nhân có rối loạn chức năng tâm trương (Bệnh cơ
tim hạn chế).
d. Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin:
• Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ức chế
men có nhiệm vụ chuyển từ Angiotensin I
thành Angiotensin II từ đó ức chế sự tổng hợp
Angiotensin II, là một chất gây co mạch,
đồng thời lại làm tăng Bradykinin, là một
chất gây giãn mạch. Kết quả chung là các
thuốc ức chế men chuyển này sẽ làm giãn
mạch nhiều, làm giảm hậu gánh, từ đó góp
phần cải thiện tình trạng suy tim. Trong
những năm gần đây, vai trò của thuốc ức chế
men chuyển trong điều trị suy tim đã ngày
càng được nhấn mạnh nhất là trong những
trường hợp suy tim đã trơ với những biện
pháp điều trị kinh điển.
• Chống chỉ định dùng khi: Hẹp động mạch
thận hai bên, phụ nữ có thai.
• Những tác dụng phụ có thể gặp là: ho, nổi
ban, tụt huyết áp, loạn vị giác, tăng creatinin
máu, tăng kali máu...
• Thận trọng khi dùng thuốc ức chế men
chuyển cùng với loại lợi tiểu giữ kali hoặc
dùng thuốc cho bệnh nhân có huyết áp thấp.
Bảng 18-4. Một số thuốc ức chế men chuyển thường dùng.
Thuốc Liều đầu
(mg/ngày)
Trung bình
(mg/ngày)
• Benazepril (Cibace, Cibacen,
Lotensin)
5 - 10 10 - 40
• Captopril (Capoten, Lopril,
Lopiril, Captopril)
12,5 - 25 12,5 - 100
• Enalapril (Innovace, Pres,
Renitec, Renivace, Vasotec)
2,5 - 5 2,5- 40
• Fosinapril (Monopril, Staril) 10 10 - 40
366
• Lisinopril (Prinivil, Zestril) 10 5 - 40
• Quinapril (Accupril, Acuitel) 10 5 - 80
• Ramipril (Altace, Delix,
Ramace, Triatec, Tritace)
1,25 - 2,5 1,25 - 20
e. Nhóm thuốc ức chế trực tiếp thụ thể AT1 của
angiotensin II:
• Các thuốc nhóm này khá mới và cơ chế là ức
chế trực tiếp thụ thể AT1. Khác với thuốc ức
chế men chuyển, các thuốc ức chế thụ thể
AT2 không làm tăng bradykinin nên có thể
không gây ra các triệu chứng phụ như là ho
khan (một tác dụng phụ rất phổ biến khi dùng
ƯCMC và là hạn chế đáng kể của ƯCMC).
• Các thuốc này được dùng chủ yếu để điều trị
bệnh nhân THA nhưng các nghiên cứu mới
đây cũng chứng minh vai trò tốt trong điều trị
suy tim và là thuốc thay thế cho ƯCMC khi
không dung nạp được.
Bảng 18-5. Một số thuốc ức chế thụ thể AT1 của
angiotensin II trong điều trị suy tim.
Thuốc Liều ban đầu Liều trung bình
Candesartan 8-16 mg 2-32 mg
Eprosartan 200-400 mg 400-800 mg
Irbersartan 75-150 mg 75-300mg
Losartan 25 mg 25-100 mg
Telmisartan 20-40 mg 40 - 80 mg
Valsartan 80 mg 80-320 mg
f. Nhóm Nitrates:
• Nhóm Nitrat chủ yếu làm giãn hệ tĩnh mạch,
từ đó làm giảm tiền gánh. Nhóm này còn làm
giảm bớt tình trạng thiếu máu cơ tim do làm
giảm áp lực đổ đầy tim, ngoài ra chúng còn
làm giãn trực tiếp động mạch vành.
Bảng 18-6. Một số Nitrat thường dùng.
367
Dạng thuốc Liều
Bắt
đầu
(phút)
Kéo dài
Nitroglycerin (ngậm) 0,3 - 0,6 2 - 5 10-30ph
Dinitrat Isosorbide (ngậm) 2,5 - 10 10- 30 1 - 2 h
Dinitrat Isosorbide (uống) 5 - 20 30- 60 4 - 8 h
Mononitrat Isosorbide (uống) 10 - 20 30- 60 6 - 8h
Nitroglycerin (cao dán) 5 - 15 > 30 12 - 14h
• Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc là: nhức
đầu, hạ huyết áp, nổi ban...
• Nitrat có thể được dùng dưới dạng uống, mỡ
bôi da, cao dán, ngậm dưới lưỡi hoặc tiêm
truyền tĩnh mạch.
g. Hydralazine:
• Làm giãn hệ động mạch do tác dụng làm giãn
trực tiếp cơ trơn của thành mạch máu, từ đó
làm giảm hậu gánh. Vì vậy, Hydralazine rất
có ích trong điều trị suy tim do hở van tim.
• Chú ý: thuốc có thể gây tăng nhịp tim phản
xạ, đau đầu, nôn, làm xuất hiện cơn đau thắt
ngực. Liều dùng trung bình là uống 20 -
100mg, chia thành 2 - 3 lần trong ngày.
h. Một số thuốc giãn mạch dùng đường tiêm
truyền: Các thuốc này thường được chỉ định cho
những bệnh nhân suy tim nặng hoặc bệnh nhân
suy tim mà không thể uống được thuốc. Khi
dùng, cần bắt đầu bằng liều nhỏ và theo dõi chặt
diễn biến về huyết động. Khi ngừng thuốc, cần
giảm liều dần dần để tránh các phản xạ co mạch
đột ngột.
• Nitroglycerin: làm giãn hệ thống tĩnh mạch
và có tác dụng giãn trực tiếp mạch vành.
(a) Nitroglycerin được đề nghị trong điều trị
suy tim ở những bệnh nhân bị nhồi máu
cơ tim cấp hoặc bệnh nhân đau ngực
không ổn định.
368
(b) Thời gian bắt đầu tác dụng của thuốc rất
nhanh; bán hủy thường từ 1 - 3 phút.
(c) Liều dùng ban đầu thường là 10μg/phút
(dùng bơm tiêm điện). Biến chứng nguy
hiểm có thể gặp là tụt huyết áp.
• Natri Nitroprusside: gây giãn trực tiếp động
mạch làm giảm hậu gánh, còn tác dụng giãn
hệ tĩnh mạch thường không nhiều.
(a) Thuốc được chỉ định ở những bệnh nhân
suy tim cấp, nặng do tăng huyết áp hoặc
hở van tim nặng.
(b) Liều ban đầu thường là 10 μg/phút (tối
đa 300 - 400 μg/phút). Thời gian bán hủy
của thuốc là 1-3 phút.
(c) Tụt huyết áp cũng là biến chứng quan
trọng cần theo dõi. Vì thuốc được chuyển
hóa dưới dạng Cyanide, nên có thể gây
ngộ độc với nồng độ Thiocyanate trên 10
ng/dl, do đó cần thận trọng ở bệnh nhân
suy thận.
• Enalaprilat:
(a) Là dạng hoạt hóa mất este của Enalapril ở
dạng tiêm tĩnh mạch. Thời gian bắt đầu
tác dụng nhanh, thời gian bán hủy ngắn.
(b) Liều ban đầu thường là 1,25mg tiêm tĩnh
mạch cho mỗi 6 giờ. Ở những bệnh nhân
có dùng kèm lợi tiểu hoặc suy thận nên
giảm liều (0,025mg tiêm TM/6giờ).
4. Thuốc chẹn bêta giao cảm:
a. Trong những năm gần đây, vai trò của thuốc chẹn
bêta giao cảm trong điều trị suy tim ngày càng
được nhấn mạnh. Cơ chế là ngăn chặn tác dụng
kích thích thái quá của hệ thần kinh giao cảm
trong suy tim ứ huyết mạn tính.
369
b. Các thuốc chẹn bêta giao cảm được chỉ định
trong điều trị suy tim mạn, nặng khi đã dùng đầy
đủ các thuốc khác, nhưng cũng không nên dùng
khi suy tim đã quá nặng mất bù.
c. Hiện nay mới chỉ có 3 loại thuốc chẹn bêta giao
cảm đã được chứng minh là có thể dùng trong
điều trị suy tim đó là: Carvedilol (Dilatrend);
Metoprolol (Betaloc) và Bisoprolol (Concor).
d. Khi dùng thuốc chẹn bêta giao cảm trong điều trị
suy tim nên bắt đầu bằng liều rất thấp, theo dõi
chặt chẽ và tăng dần liều chậm. Lợi ích thực tế
của khi dùng chẹn bêta giao cảm chỉ xuất hiện
chậm và lâu dài.
5. Các thuốc chẹn kênh canxi:
a. Tuy là các thuốc giãn mạch nhưng các thuốc
chẹn kênh canxi không được dùng để điều trị suy
tim vì nó có thể ảnh hưởng sức co cơ tim, nhất là
các thuốc thế hệ thứ nhất.
b. Một số thuốc thế hệ thứ hai (Amlodipine) không
ảnh hưởng đến sức co cơ tim nhưng cũng không
cải thiện được suy tim.
6. Các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim khác:
a. Các thuốc giống giao cảm: thường được dùng
để điều trị trong các trường hợp suy tim nặng mà
các thuốc thông thường không có hiệu quả. Một
số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp là: làm tăng
thiếu máu cơ tim, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp
thất, co mạch ngoại biên. Khi điều trị ta cần phải
theo dõi chặt chẽ tình trạng huyết động và điện
tim của bệnh nhân.
• Dopamine:
(a) Liều 1- 3 μg/kg/phút có tác dụng làm giãn
mạch thận và mạc treo, thông qua kích
thích thụ thể Dopamine, kết quả làm tăng
dòng máu đến thận và số lượng nước tiểu.
370
(b) Liều 2-5μg/kg/phút làm tăng sức co bóp
của cơ tim do kích thích thụ thể bêta.
(c) Liều cao hơn 5-10 μg/mg/phút thì thuốc
sẽ kích thích thụ thể alpha giao cảm gây
co mạch ngoại biên, tăng trở kháng hệ
mạch ảnh hưởng xấu đến cung lượng tim.
(d) Dopamine rất có ý nghĩa khi ta dùng cho
bệnh nhân suy tim có hạ huyết áp. Một
nhược điểm của thuốc là hay làm cho
nhịp tim nhanh nhiều.
• Dobutamine:
(a) Chủ yếu kích thích chọn lọc β1-giao
cảm, tác dụng trên β2 và ∝-giao cảm yếu
hơn nhiều. Thuốc có tác dụng cải thiện
tình trạng huyết động, thông qua việc kích
thích trực tiếp tác dụng co cơ tim và làm
giãn hệ động mạch phản xạ, từ đó làm
giảm hậu gánh và tăng cường cải thiện
cung lượng tim. Khi dùng thuốc này
thường huyết áp và nhịp tim thay đổi
không quá nhiều. Tuy nhiên nhịp tim
nhanh vẫn có thể xảy ra khi dùng liều cao.
(b) Liều dùng ban đầu, bằng đường truyền
tĩnh mạch hằng định từ 1-2 μg/kg/phút và
điều chỉnh cho đến khi đạt được hiệu quả
huyết động cần thiết.
(c) Những bệnh nhân suy tim nặng, mạn tính,
có thể dùng từng đợt Dobutamine trong
2-4 ngày, để giảm một cách đáng kể các
triệu chứng của suy tim. Những bệnh
nhân phải dùng Dobutamine kéo dài, cần
theo dõi chặt chẽ và không nên vượt quá
liều 10 μ g/kg/phút.
(d) Dobutamine không có vai trò tốt trong
điều trị suy tim ở những bệnh nhân có rối
loạn chức năng tâm trương (ví dụ: bệnh
371
cơ tim phì đại) hoặc ở bệnh nhân suy tim
có tăng cung lượng.
b. Các thuốc ức chế men Phosphodiesterase: làm
tăng sức co bóp của cơ tim và giãn mạch do làm
tăng adenosin mono phosphate vòng (AMPc).
• Hai loại thuốc đã được sử dụng trong lâm
sàng là Amrinone và Milrinone. Chúng được
chỉ định trong những đợt điều trị ngắn ngày ở
bệnh nhân suy tim dai dẳng, khó điều trị.
Amrinone có tác dụng cải thiện huyết động
như Dobutamin, nhưng làm giãn mạch mạnh
hơn. Vì vậy, hạ huyết áp có thể xảy ra ở
những bệnh nhân có dùng thuốc này cùng với
một thuốc giãn mạch khác.
• Liều lượng :
(a) Amrinone tiêm tĩnh mạch 750 μg/kg
trong 2 - 3 phút sau đó truyền tĩnh mạch
với liều 2,5 - 10,0 μg/kg/phút.
(b) Milrinone: liều ban đầu là 50 μg/kg, tiêm
tĩnh mạch trong 10 phút sau đó truyền
TM với liều 0,375-0,750 μg/kg/phút.
• Tác dụng phụ của các thuốc ức chế men
phosphodiesterse: có thể gây loạn nhịp nhĩ
hay thất và đôi khi gây tắc mạch.
c. Vesnarinone: là một dẫn xuất của Quinoline,
thuốc có tác dụng làm tăng co bóp cơ tim. Khi
kết hợp với Digoxin và thuốc ức chế men chuyển
trong điều trị suy tim, thuốc có thể cải thiện được
tốt hơn tình trạng suy tim. Liều trung bình là
60mg/ngày, dùng kéo dài. Tác dụng phụ có thể
gặp là giảm bạch cầu hạt.
7. Thuốc chống đông:
a. Trong suy tim, máu thường ứ lại ở các cơ quan
ngoại biên nên rất dễ tạo thành các cục máu đông
trong hệ thống tuần hoàn và từ đó gây ra những
372
tai biến tắc nghẽn mạch máu. Vì vậy, người ta
phải dùng thuốc chống đông không những trong
những trường hợp cấp tính như tắc động mạch
phổi, não, chi... mà còn phải điều trị dự phòng
trong các trường hợp suy tim có tim to, nhất là
trong các trường hợp có thêm rung nhĩ.
b. Bên cạnh Heparin được sử dụng trong các trường
hợp tắc mạch cấp, người ta còn sử dụng các
thuốc chống đông thuộc nhóm kháng vitamin K.
C. Điều trị nguyên nhàn
Ngoài các biện pháp điều trị chung (như đã trình bày
trên), ta còn phải áp dụng một số biện pháp điều trị đặc biệt
tùy theo từng nguyên nhân:
1. Suy tim do cường giáp: Phải điều trị bằng kháng
giáp trạng tổng hợp hoặc phương pháp phóng xạ hay
phẫu thuật.
2. Suy tim do thiếu vitamin B1: cần dùng vitamin B1
liều cao.
3. Suy tim do rối loạn nhịp tim kéo dài thì phải có
biện pháp điều trị các rối loạn nhịp tim một cách hợp
lý: dùng thuốc, sốc điện hay đặt máy tạo nhịp.
4. Suy tim do nhồi máu cơ tim : người ta có thể can
thiệp trực tiếp vào chỗ tắc của động mạch vành bằng
thuốc tiêu sợi huyết, nong và đặt Stent động mạch
vành hoặc mổ bắc cầu nối chủ vành...
5. Suy tim do một số bệnh van tim hoặc dị tật bẩm
sinh: nếu có thể, cần xem xét sớm chỉ định can thiệp
qua da (nong van bằng bóng) hoặc phẫu thuật...
D. Một số biện pháp điều trị đặc biệt khác
1. Biện pháp hỗ trợ tuần hoàn đặc biệt: có thể được
áp dụng ở những bệnh nhân suy tim mà những biện
pháp điều trị khác thất bại hoặc ít hiệu quả.
373
a. Đặt bóng trong động mạch chủ: Bằng phương
pháp thông tim, người ta đưa một ống thông có
gắn một quả bóng đặc biệt, từ động mạch đùi,
ống thông được đẩy lên tới động mạch chủ. Bóng
sẽ được đặt ở vị trí trong lòng động mạch chủ
dưới chỗ phân nhánh ra động mạch dưới đòn trái.
Bóng sẽ được bơm căng ra một cách đồng bộ vào
thời kỳ tâm trương của chu chuyển tim. Kết quả
là nó sẽ làm tăng lượng máu đến tưới cho động
mạch vành và làm giảm nhu cầu ôxy của cơ tim.
Thêm vào đó, nó làm giảm đáng kể tiền gánh và
hậu gánh, cải thiện một cách rõ rệt cung lượng
tim cho bệnh nhân.
b. Thiết bị hỗ trợ thất: Là thiết bị phải mổ để cấy
ghép giúp các bệnh nhân suy tim quá nặng để kéo
dài thêm thời gian chờ thay tim.
2. Thay (ghép) tim:
a. Là biện pháp hữu hiệu cuối cùng cho những bệnh
nhân suy tim giai đoạn cuối, đã kháng lại với tất
cả các biện pháp điều trị nội, ngoại khoa thông
thường. Đó thường là những trường hợp có tổn
thương cơ tim rất rộng và nặng nề.
b. Một thống kê gần đây cho thấy kể từ khi có thuốc
giảm miễn dịch Cyclosporine, tỷ lệ sống sót sau
một năm ghép tim là 90% và sau 5 năm là 65-
70%. Nói chung thì chức năng và chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện đáng kể
sau ghép tim.
c. Các thuốc thường hay dùng nhất để điều trị giảm
miễn dịch sau ghép tim là: Glucocorticoids,
Cyclosporine và Azathioprine. Một số loại thuốc
giảm miễn dịch mới khác còn đang trong giai
đoạn thử nghiệm.
d. Những biến chứng có thể gặp sau ghép tim bao
gồm: thải ghép sớm, nhiễm trùng do dùng thuốc
374
giảm miễn dịch. Sự phát triển của bệnh mạch
vành sau mổ cũng là một nguyên nhân quan trọng
gây tử vong sau năm đầu tiên được ghép tim.
VI. Suy tim cấp và phù phổi cấp do tim
A. Sinh lý bệnh
1. Phù phổi cấp xảy ra khi áp lực của mao mạch phổi
tăng quá ngưỡng gây thoát dịch ra khỏi lòng mạch
vào trong khoảng kẽ và phế nang. Từ đó gây rối loạn
trầm trọng sự trao đổi khí.
2. Việc tăng áp lực mao mạch phổi này chủ yếu gây ra
là do tình trạng suy tim trái cấp và một số bệnh lý tắc
nghẽn đường ra của của tĩnh mạch phổi đặc biệt là
bệnh hẹp van hai lá.
B. Chẩn đoán
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Tình trạng khó thở nhiều, đôi khi dữ dội và đột
ngột, phát triển nhanh chóng.
b. Kèm theo bệnh nhân lo lắng, vật vã, tím tái...
c. Một số ho ra máu hoặc thậm chí trào bọt hồng ra
miệng.
d. Khám thấy bệnh nhân khó thở nhanh, nông. Nghe
phổi có thể thấy ran rít, ran ngáy và đặc biệt là
ran ẩm to nhỏ hạt hai bên phế trường (có thể diễn
biến kiểu nước thuỷ triều dâng từ hai đáy phổi).
2. Chụp Xquang phổi:
a. Hình ảnh bóng tim to, huyết quản phổi tăng đậm.
b. Mờ hình cánh bướm lan toả từ hai rốn phổi.
c. Đôi khi thấy hình ảnh đường Kerley B.
d. Tiến triển theo tình trạng lâm sàng.
C. Điều trị
1. Các biện pháp hỗ trợ ban đầu:
a. Cung cấp ôxy đầy đủ.
375
b. Đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo nếu cần.
c. Để bệnh nhân ở tư thế nửa ngồi.
d. Có thể tiến hành garô ba chi luân phiên hoặc
chích máu nếu không có điều kiện thuốc men tốt.
2. Dùng thuốc:
a. Morphine sulphate là thuốc rất quan trọng vì
làm giảm lo lắng cho bệnh nhân và giãn hệ tĩnh
mạch phổi, tĩnh mạch hệ thống. Morphine được
dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch 2-5mg mỗi lần
và nhắc lại sau 10-25 phút nếu còn cho đến khi
có tác dụng.
b. Furosemide làm giảm gánh nặng tuần hoàn và
có hiệu lực tức thời giãn động mạch phổi nhanh
khi tiêm tĩnh mạch. Liều ban đầu từ 20-40 mg
tiêm thẳng tĩnh mạch sau đó có thể tăng liều và
nhắc lại sau vài phút cho đến khi đáp ứng đầu đủ.
Liều có thể tăng đến tối đa là 2000mg.
c. Nitroglycerin là thuốc giãn chủ yếu hệ tĩnh mạch
làm giảm tiền gánh và có tác dụng hiệp đồng với
Furosemide. Nên dùng đường truyền tĩnh mạch
với liều bắt đầu là 10 μg/phút và tăng dần tuỳ
theo đáp ứng.
d. Nitroprusside rất có hiệu quả điều trị phù phổi
cấp ở bệnh nhân tăng huyết áp hoặc hở van tim
cấp. Khi dùng thuốc này cần theo dõi chặt chẽ
đáp ứng của bệnh nhân dựa trên các thông số
huyết động. Liều khởi đầu là 0,25 μg/kg/phút.
e. Các thuốc tăng co bóp cơ tim được chỉ định sau
khi đã dùng các biện pháp ban đầu trên và bệnh
nhân bị huyết áp thấp hoặc sốc tim.
3. Chạy thận nhân tạo cấp hoặc siêu lọc máu được
chỉ định ở những bệnh nhân có bệnh thận hoặc không
đáp ứng với lợi tiểu.
376
4. Theo dõi huyết động bằng ống thông tim phải
(Swan-Ganz) có thể có ích ở bệnh nhân đáp ứng
kém với điều trị. Theo dõi áp lực động mạch phổi và
mao mạch phổi bít còn giúp phân biệt được nguyên
nhân gây phù phổi cấp là do tim hay không phải do
tim.
5. Chú ý và giải quyết các nguyên nhân nếu có thể.
Các nguyên nhân gây phù phổi cấp huyết động
thường gặp là:
a. Tăng huyết áp.
b. NMCT cấp hoặc bệnh mạch vành cấp.
c. Hở van tim cấp (do NMCT, viêm nội tâm mạc...)
d. Các bệnh viêm cơ tim, bệnh cơ tim...
e. Các rối loạn nhịp tim mới xảy ra hoặc quá tải thể
tích (truyền nhiều dịch quá) ở bệnh nhân đã có
rối loạn chức năng thất trái.
Tài liệu tham khảo
1. Bonow RO, Udelson JE. Left ventricular diastolic dysfunction as a
cause of congestive heart failure. Ann Intern Med 1992;117:502-
510.
2. Bristow MR, Gilbert EM, Abraham WR et al. for the MOCHA
Investigators. Carvedilol produces dose-related improvements in left
ventricular function and survival in subjects with chronic heart
failure. Circulation 1996; 94:2807-2816.
3. Cairns JA, Connolly SJ, Roberts RS, Gent M. Canadian Amiodarone
Myocardial Infarction Arrhythmia Trial (CAMIAT): rationale and
protocol. Am J Cardiol 1993;72:87F-94F.
4. CAST Investigators. Preliminary report: effect of encainide and
flecainide on mortality in a randomized trial of arrhythmia
suppression after myocardial infarction. N Engl J Med 1989;321:
406-412.
5. Chatterjee K. Heart failure therapy in evolution. Circulation
1996;94:2689-2693.
6. CIBIS Investigators and Committees. A randomized trial of beta
blockade in heart failure: the Cardiac Insufficiency Bisoprolol Study
(CIBIS). Circulation 1994;90:1765-1773.
7. Cohen GI, Pietrolungo JF, Thomas JD, Klein AL. A practical guide
to the assessment of ventricular diastolic dysfunction using Doppler
echocardiography. J Am Coll Cardiol 1996;27:1753-1760.
8. Cohn 'IN. The management of chronic heart failure. N Engl J Med
1996;335:490-498.
377
9. Doval HC, Nul DR, Grancelli HO, et al., For Gruppo de Estudio de
la Insuficiencia Cardiaca en Argentina. Randomized trial of low
dose amiodarone in severe congestive heart failure (GESICA).
Lancet 1994;344:493-498.
10. Hosenpud JD, Greenberg BR. In: Hosenpud J, ed. Congestive heart
failure. New York: Springer-Verlag, 1994.
11. Lenihan DJ5 Gerson MC, Hoit BD, Walsh, RA. Mechanisms,
diagnosis, and treatment of diastolic heart failure. Am Heart J
1995;130:153-166.
12. Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular
Medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven, 2000.
13. Moss AJ, Hall AJ, Cannom DS, et al. for the Multicenter Automatic
Defibrillator Implantation Trial Investigators (MADIT). Improved
survival with an implanted defibrillator in patients with coronary
disease at high risk for ventricular arrhythmias. N Engl J Med
1996;335:1933-1940.
14. Nishimura RA, Tajik AJ, Evaluation of diastolic dysfunction in
health and disease: Doppler echocardiography is the clinician's
Rosetta stone. J Am Coll Cardiol 1997; 30:8-18.
15. Packer M, Bristow MR, Cohn JN, et al. for the U.S. Carvedilol
Heart Failure Study Group. The effect of carvedilol on morbidity
and mortality in patients with chronic heart failure. N Engl J Med
1996;334:1349-1355.
16. Packer M, Gheorghiade M, Young JB, et al. for the RADIENCE
Study. Withdrawal of digoxin from patients with chronic heart
failure treated with angiotensin-converting-enzyme inhibitors. N
Engl J Med 1993;329:1-7.
17. Packer M, O'Conner CM, Ghali JK, et al. for the Prospective
Randomized Amlodipme Survival Evaluation Study Group
(PRAISE). Effect of amlodipine on morbidity and mortality in
severe chronic heart failure. N Engl J Med 1996;335: 1107-1114.
18. Pitt B, Segal H, Martinez FA, et al. Randomized trial of losartan
versus captopril in patients over 65 with heart failure (Evaluation of
Losartan in the Elderly Study, ELITE). Lancet 1997;349:747-752.
19. Poole-Wilson PA, Massie BM, Yamani MR. In: Poole-Wilson P, ed.
Heart failure. New York: Churchill Livingstone, 1997.
20. Siugh SN, Fletcher RD, Gross Fischer S, et al. for the Survival Trial
ofAntiarrhythmic Therapy in Congestive Heart Failure. Veterans
Mfairs Anti-arrhythmia in Heart Failure Trial. N Engl J Med
1995;333:77-82.
21. SOLVD Investigators. Effect of enalapril on survival in patients
with reduced left ventricular ejection fractions and congestive heart
failure. N Engl J Med 1991;325:293-302.
22. The Antiarrhythmics versus Implantable Defibrillators (AVID)
Investigators. A comparison of antiarrhythmic drug therapy with
implantable defibrillators in patients resuscitated from near-fatal
ventricular arrhythmias. N Engl J Med 1997;337:1576-1583.
23. Uretsky BF, Young JR, Shahidi FE, Yellen LG, Harrison MC, Jolly
MK. Randomized study assessing the effect of digoxin withdrawal
in patients with mild to moderate congestive heart failure: results of
378
the PROVED trial. PROVED Investigative Group. J Am Coll
Cardiol 1993;22:955-962.
24. Young JB, Haas GA, Rodkey SR. In: Topol E, ed. Textbook of
cardiovascular medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven, 1997.
25. Young JB. Contemporary management of patients with heart failure.
Med Clin North Am 1995;79:1171-1191.
379
BỆNH CƠ TIM GIÃN
Bệnh cơ tim giãn không rõ nguyên nhân là bệnh chưa rõ
bệnh nguyên gây ra hậu quả làm mất dần chức năng co bóp của
cơ tim. Chẩn đoán xác định khi có dấu hiệu suy giảm chức năng
tâm thu và giãn buồng thất trái mà không tìm thấy các nguyên
nhân thông thường như bệnh động mạch vành, bệnh tim bẩm
sinh, bệnh van tim, tăng huyết áp hoặc bệnh màng ngoài tim.
Trong một vài trường hợp bệnh cơ tim giãn thấy có các yếu tố
thuận lợi trên lâm sàng như nghiện rượu, thai sản hoặc tiền sử
gia đình có mắc bệnh cơ tim. Tuy nhiên người ta chưa tìm ra
một nguyên nhân có mối liên quan chắc chắn nào dẫn đến bệnh
cơ tim giãn. Giới khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các mối
liên quan đến bệnh cơ tim giãn của hệ thống tạo keo, tự miễn,
thần kinh cơ, các quá trình viêm, hay chuyển hóa nhằm góp
phần lý giải bệnh sinh phức tạp của bệnh này.
I. Giải phẫu bệnh
A. Giải phẫu bệnh của hầu hết các trường hợp bệnh cơ tim
giãn sau khi bệnh nhân tử vong đều cho thấy các buồng
tim giãn nhiều. Tăng nhiều trọng lượng toàn bộ, khối cơ,
và thể tích tế bào cơ tim trong bệnh cơ tim giãn, tuy
nhiên độ dày của thành thất trái không tăng thậm chí còn
mỏng và dẹt xuống.
B. Huyết khối trong buồng tim và huyết khối bám thành
nội mạc của tim thường thấy trong hơn 50% các trường
hợp bệnh cơ tim giãn.
C. Tổn thương vi thể trong bệnh cơ tim giãn thường thấy
tế bào cơ tim phì đại và kích thước lớn, có hình bầu dục
rất kỳ lạ.
D. Cấu tạo bên trong của tế bào cơ tim cũng rất bất thường,
có thể thấy biến đổi gián phân, ống chữ T giãn, và có các
hạt lipid bên trong. Trường hợp những bệnh tim khác
thường không có các dấu hiệu này. Sự tăng sợi hóa
380
thường xuyên thấy trong bệnh cơ tim giãn, tuy nhiên các
tiểu động mạch xuyên thành và các mao mạch lại có cấu
trúc bình thường trong bệnh cơ tim giãn.
II. Sinh lý bệnh
A. Cơ chế sinh bệnh hàng đầu của bệnh cơ tim giãn là giảm
khả năng co bóp của tế bào cơ tim. Hậu quả là làm giảm
phân số tống máu và tăng thể tích cuối tâm trương thất
trái, như tất cả các nguyên nhân khác dẫn đến hậu quả
cuối cùng là suy tim. Tuy nhiên do quá trình này diễn ra
từ từ làm bệnh nhân thích ứng tốt, vì vậy có rất nhiều
trường hợp tuy chức năng tâm thu thất trái đã giảm nhiều
nhưng bệnh nhân vẫn có rất ít triệu chứng lâm sàng.
B. Thay đổi đáng kể nhất được nhận thấy trong bệnh cơ tim
giãn không rõ nguyên nhân là phức hợp thụ thể
adrenergic G protein adenylate của cơ tim. Trong các
bệnh nhân suy tim nặng thấy có giảm 60 đến 70% thụ
thể bêta 1 adrenergic và tăng thụ thể bêta 1 mRNA.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Tất cả các lứa tuổi đều có thể gặp bệnh cơ tim giãn,
tuy nhiên lứa tuổi thường gặp nhất là tuổi trung niên.
Các dấu hiệu thường diễn ra rất từ từ và bệnh nhân
thường có một giai đoạn dài từ vài tháng đến vài năm
hoàn toàn không có triệu chứng. Một vài trường hợp
bệnh khởi phát đột ngột như ở các bệnh nhân sau một
thời kỳ tăng nhu cầu hoạt động của tim như sau phẫu
thuật hay nhiễm trùng. Đối với các bệnh nhân trẻ tuổi
nhiều khi bị chẩn đoán nhầm với các bệnh phổi thông
thường như viêm phổi, viêm phế quản...
2. Dần dần sau đó bệnh nhân thường có các biểu hiện
của suy tim trái như khó thở khi gắng sức, khó thở
khi nằm và khó thở về đêm.
381
3. Giai đoạn nặng lên của bệnh sẽ thấy các dấu hiệu của
suy tim phải như phù ngoại biên, nôn, căng tức bụng
do gan to, đi tiểu đêm và cổ chướng. Các dấu hiệu
khác có thể gặp là biểu hiện của hội chứng cung
lượng tim thấp như mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Đau ngực cũng có thể gặp mặc dù hệ thống động
mạch vành hoàn toàn bình thường. Các dấu hiệu ngất
và xỉu thường có nguồn gốc do rối loạn nhịp hoặc do
dùng thuốc gây hạ huyết áp tư thế đứng.
B. Triệu chứng thực thể
1. Khám lâm sàng thường không có dấu hiệu đặc hiệu
và thường chỉ liên quan đến mức độ suy tim của bệnh
nhân. Huyết áp bệnh nhân thường bình thường nhưng
nếu tình trạng rối loạn chức năng thất trái tiến triển
có thể dẫn đến hạ huyết áp, mạch nhỏ và yếu.
2. Khám tim thường thấy nhịp tim nhanh, đôi khi có
tiếng ngựa phi. Thường nghe thấy tiếng thổi tâm thu
của hở van hai lá và ba lá do giãn các buồng tim.
Ngoài ra còn thấy các dấu hiệu buồng tim giãn với
mỏm tim xuống thấp và sang trái (giãn thất trái) hay
giãn về phía mũi ức của thất phải.
3. Khám phổi trong trường hợp ứ trệ tuần hoàn nhiều
có thể thấy xuất hiện các ran ẩm, bệnh nhân khó thở
kiểu nhanh nông, thở khò khè và thường có tràn dịch
màng phổi phối hợp.
4. Khám bụng nhằm phát hiện các dấu hiệu của suy
tim phải với gan to. Trong các trường hợp nặng có
thể dẫn đến xơ gan tim với bụng cổ chướng trên lâm
sàng. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, nhưng
đa phần các bệnh nhân có tĩnh mạch phổi nổi tự
nhiên.
5. Khám ngoại biên phát hiện phù chi dưới sau đó có
thể dẫn đến phù toàn thân. Hay gặp dấu hiệu giảm
tưới máu ngoại biên với chi lạnh, tái hay tím. Đây
382
chính là những bằng chứng thể hiện mức độ cung
lượng tim giảm ở các bệnh nhân bệnh cơ tim giãn
không rõ nguyên nhân.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
Không có một xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán xác định bệnh cơ tim giãn. Việc chẩn
đoán cần phải kết hợp giữa lâm sàng và các xét nghiệm cận
lâm sàng.
1. Điện tâm đồ (ĐTĐ): Không có dấu hiệu ĐTĐ điển
hình cho bệnh cơ tim giãn. Chúng ta có thể thấy dấu
hiệu nhịp xoang nhanh nhưng cũng có thể gặp các rối
loạn nhịp nhĩ và thất phức tạp. Rối loạn dẫn truyền
trong thất hay gặp mà điển hình là bloc nhánh, đoạn
ST và sóng T cũng rất hay biến đổi. Một vài bệnh
nhân lại có sóng r nhỏ và Q sâu ở các chuyển đạo
trước tim làm ta dễ nhầm lẫn với các trường hợp nhồi
máu cơ tim cũ. Dấu hiệu dày thất trái và trục trái
cung hay gặp.
2. Chụp tim phổi: Bóng tim to, với chỉ số tim ngực
lớn. Phù phổi là dấu hiệu có thể thấy trên phim do
tăng áp ở hệ tĩnh mạch phổi. Tĩnh mạch chủ trên và
tĩnh mạch đơn (azygos) giãn do tăng áp hệ tĩnh mạch
chủ. Có thể gặp tràn dịch màng phổi.
3. Siêu âm tim: Là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn
đoán và theo dõi tiến triển của bệnh cơ tim giãn cũng
như loại trừ các nguyên nhân có thể dẫn đến giãn các
buồng tim như bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim,
bệnh mạch vành...
a. Siêu âm hai chiều: cho thấy các buồng tim giãn ở
nhát cắt 4 buồng tim từ mỏm và cạnh ức trái. Độ
dày của vách liên thất và thất trái vẫn trong giới
hạn bình thường, nhưng biên độ di động của toàn
bộ các vách tim thuộc thất trái đều giảm. Có thể
thấy dịch màng ngoài tim trong một số các
383
trường hợp. Siêu âm tim cũng giúp đánh giá
chính xác phân số tống máu của thất trái.
b. Siêu âm Doppler: giúp đánh giá dòng hở van hai
lá, ba lá và ước tính áp lực động mạch phổi.
4. Thông tim và chụp buồng tim:
a. Hình ảnh chụp buồng thất trái thấy thất trái giãn
và giảm vận động toàn bộ.
b. Về mặt huyết động, thấy có suy thất trái hay suy
cả hai thất với tăng áp lực cuối tâm trương của
thất trái trong khi áp lực tâm thu lại giảm nhiều.
c. Hệ thống động mạch vành bình thường hay hẹp
không đáng kể (hẹp dưới 50%).
5. Sinh thiết cơ tim: Để xác định những nguyên nhân
dẫn đến suy tim dễ nhầm với bệnh cơ tim giãn không
rõ nguyên nhân như viêm cơ tim, sarcoidose,
hemosiderosis...
V. Diễn biến tự nhiên và tiên lượng
1. Diễn biến tự nhiên của bệnh sẽ dẫn đến suy tim tăng
dần và có thể bị tử vong trong bệnh cảnh suy tim
nặng hay rối loạn nhịp.
2. Tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 40 đến 80%.
Trong đại đa số các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử
vong trong vòng 1 năm là 25% và 2 năm là 35 đến
40%. Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ ra rằng các bệnh
nhân sống quá 2 hoặc 3 năm đầu có tiên lượng lâu
dài tốt hơn rất nhiều. Tình trạng ổn định sẽ gặp trong
khoảng 20 đến 50% các trường hợp nhưng chức năng
thất trái trở về bình thường rất hiếm gặp trong thực
tế.
3. Tiên lượng dựa vào các yếu tố sau: triệu chứng của
bệnh nhân, phân số tống máu của thất trái, chỉ số tim,
rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, ngoại tâm thu thất đa ổ,
hạ natri máu và tăng yếu tố ANF (atrial natriuretic
factor). Ngoài ra các yếu tố khác cũng có thể ảnh
384
hưởng đến tiên lượng như nghiện rượu, tiền sử gia
đình bị bệnh cơ tim, kích thước buồng thất trái giãn
nhiều, áp lực nhĩ trái tăng, rung nhĩ, tăng hàm lượng
norepinephrine máu. Các yếu tố sau đây không có
liên quan đến tiên lượng là tuổi, thời gian mắc bệnh,
tiền sử nhiễm virus, ngoại tâm thu thất đơn giản.
VI. Điều trị
A. Điều trị nội khoa
Nhằm mục đích ổn định tình trạng suy tim. Việc điều
trị bao gồm chế độ ăn hạn chế muối và nước, giảm hoạt
động của tim bằng giảm tiền gánh, hậu gánh và nhịp tim,
tăng sức co bóp của cơ tim.
1. Thuốc lợi tiểu khi cho phải căn cứ vào chức năng
thận và thể tích dịch trong cơ thể. Chỉ định tốt trong
trường hợp tăng áp ĐMP, ứ trệ tại phổi và ngoại biên
rõ ràng. Quá liều lợi tiểu sẽ làm rối loạn điện giải và
urê máu từ đó làm giảm cung lượng tim. Lợi tiểu
được lựa chọn là các loại lợi tiểu quai như
Furosemid, Torsemid hay Bumetanide. Còn Thiazid
thường không được khuyên dùng do hiệu quả kém.
2. Thuốc giãn mạch làm giảm gánh cho tim như ức
chế men chuyển dạng Angiotensin, Nitrat và
Hydralazin trong đó ức chế men chuyển dạng
Angiotensin là thuốc nên được lựa chọn hàng đầu.
Cần chú ý tác dụng hạ huyết áp tư thế của thuốc giãn
mạch.
3. Digitalis là thuốc được lựa chọn trong các trường
hợp rung nhĩ có tần số thất cao. Hơn nữa các nghiên
cứu còn chỉ ra rằng nó có tác dụng cải thiện phân số
tống máu, cải thiện khả năng gắng sức của bệnh nhân
và triệu chứng lâm sàng ngay cả đối với các bệnh
nhân có nhịp xoang. Tuy nhiên trong nghiên cứu mới
đây (nghiên cứu DIG) Digoxin không làm thay đổi tỷ
lệ tử vong ở các bệnh nhân suy tim khi so sánh với
giả dược. Do đó ở các trường hợp nhịp xoang chỉ nên
385
dùng Digitalis khi bệnh nhân có tim to, rối loạn chức
năng thất trái nhiều và không đáp ứng với điều trị lợi
tiểu cũng như thuốc ức chế men chuyển dạng
Angiotensin.
4. Thuốc kháng vitamin K cần được sử dụng khi bệnh
nhân có huyết khối trong buồng tim, có rung nhĩ hay
đã có tiền sử tắc mạch.
5. Điều trị rối loạn nhịp trong bệnh cơ tim giãn
thường gặp nhiều khó khăn. Trong số các loại thuốc
chống loạn nhịp thì Amiodaron là thuốc dường như
có hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất. Tại các nước
phát triển việc sử dụng máy phá rung tự động cho kết
quả tương đối khả quan đối với các rối loạn nhịp
phức tạp.
6. Thuốc chẹn bêta giao cảm. Hiện tại duy nhất chỉ có
Carvedilol là thuốc được chấp nhận dùng để điều trị
suy tim tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới
đây cũng chỉ ra rằng các thuốc khác như Bisoprolol
hay Metoprolol cũng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử
vong ở các bệnh nhân suy tim. Liều khởi đầu cần rất
thấp và hết sức thận trọng khi nâng liều điều trị.
B. Điều trị phẫu thuật ghép tim
Chỉ định trong các trường hợp NYHA 3 hoặc 4 không
đáp ứng với điều trị nội khoa (đã bao gồm cả chẹn bêta).
Tuy nhiên, phẫu thuật này tốn kém và mới chỉ được thực
hiện tại một số trung tâm y học lớn.
Tài liệu tham khảo
1. Braunwald E, ed. Heart disease: a textbook of cardiovascular
medicine, 5th ed. Philadelphia: WB Saunders, 1997:1077-1104.
2. Fauci AS, ed. Harrison's principles of internal medicine, 14th ed.
New York: McGraw-Hill, 1998:785-791.
3. Kopecky SL, Gersh BJ. Dilated cardiomyopathy and myocarditis:
natural history, etiology, clinical manifestations, and management.
Curr Probl Cardiol 1987;12:573- 647.
4. Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular
Medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven, 2000.
5. Alexander RW, Schlant RC, Fuster V, eds. Hurst's the heart. New
York: McGraw-Hill, 1998:2205-2239.
386
6. Otto C. The practice of clinical echocardiography. Philadelphia:
WB Saunders, 1997:389-403.
7. Topol EJ, ed. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven Publishers, 1998:607-637.
387
BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI
Bệnh cơ tim phì đại là bệnh chưa rõ bệnh nguyên gây ra
hậu quả làm phì đại cơ tim mà không có sự giãn các buồng tim.
Chức năng tâm thu thất trái thường trong giới hạn bình thường
nhưng các thành tim co bóp mạnh. Đây là nguyên nhân hàng
đầu gây đột tử ở các bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi.
I. Nguyên nhân
Thường mang tính chất gia đình, hiện tại người ta tìm thấy 6
gen có liên quan đến bệnh cơ tim phì đại. Trong số đó gen
bêta myosin trên nhiễm sắc thể 14q1 chiếm tần suất gặp cao
nhất (35 đến 45%).
II. Giải phẫu bệnh
Giải phẫu bệnh của hầu hết các trường hợp bệnh cơ tim phì
đại thấy các dấu hiệu:
1. Phì đại không đồng tâm của tâm thất trái với vách
liên thất phì đại nhiều hơn thành tự do của thất trái.
2. Buồng thất trái nhỏ hoặc có kích thước bình thường.
3. Xơ hóa thành nội mạc của tim từ vách liên thất trên
đường ra thất trái cho đến lá trước của van hai lá.
4. Van hai lá rộng và giãn ra, có thể dày hoặc không
dày thứ phát.
5. Giãn buồng nhĩ.
6. Bất thường lòng động mạch vành với sự dày lên của
thành mạch và hẹp lòng mạch.
7. Xơ hóa các mô kẽ và rối loạn cấu trúc của thất trái.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Triệu chứng suy tim: bao gồm khó thở khi gắng sức
hay xuất hiện về đêm, mệt mỏi, nguyên nhân thường
388
do tăng áp lực cuối tâm trương của thất trái vì giảm
khả năng giãn của tâm thất.
2. Thiếu máu cơ tim với biểu hiện đau ngực: Có thể
gặp trong cả các trường hợp bệnh cơ tim phì đại tắc
nghẽn hay không. Cơ chế chính xác của hiện tượng
này còn chưa rõ nhưng người ta cho rằng các yếu tố
sau có thể ảnh hưởng đến dấu hiệu đau ngực của
bệnh nhân:
a. Hệ thống mạch vành kích thước nhỏ, giảm khả
năng giãn ra khi nhu cầu ôxy cơ tim tăng.
b. Tăng áp lực của thành tim do hậu quả của thời
gian giãn tâm trương thất trái chậm và do cản trở
đường tống máu của tim.
c. Giảm tỷ lệ giữa hệ mao mạch và mô tim.
d. Giảm áp lực tưới máu của động mạch vành.
3. Ngất và xỉu: Nguyên nhân do giảm tưới máu não vì
cung lượng tim thấp hay liên quan với rối loạn nhịp
tim hoặc gắng sức. Ngất ở bệnh nhân trẻ tuổi không
nhất thiết là yếu tố tiên lượng nguy hiểm ở các bệnh
nhân có bệnh cơ tim phì đại. Ngược lại ở trẻ em và
thiếu niên đây là yếu tố làm tăng nguy cơ đột tử.
4. Đột tử hay những rối loạn nhịp nặng có thể gặp
trong khoảng 1 đến 6% các trường hợp.
B. Triệu chứng thực thể
Đối với các bệnh nhân có chênh áp qua đường ra thất
trái, khám lâm sàng có thể phát hiện thấy các dấu hiệu:
1. Tiếng thổi tâm thu ở phía thấp dọc theo bờ trái
xương ức, cường độ giảm khi bệnh nhân ngồi xổm và
nắm chặt tay, cường độ tăng lên khi bệnh nhân làm
nghiệm pháp Valsalva, đứng lên và sau các ngoại
tâm thu thất.
389
2. Dấu hiệu mạch ngoại biên nảy mạnh với dạng hai
pha, pha thứ nhất nhanh mạnh và pha thứ hai kéo dài
như nước thủy triều.
3. Mỏm tim đập ở hai vị trí, thường thấy nhát bóp tiền
tâm thu mạnh hơn, dấu hiệu này liên quan đến tiếng
thứ ba nghe được trên lâm sàng.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ (ĐTĐ): ĐTĐ bất thường trong khoảng
90 đến 95% các trường hợp. Tuy nhiên không có dấu
hiệu ĐTĐ đặc hiệu cho bệnh cơ tim phì đại. Dày thất
trái với tăng biên độ của phức bộ QRS và biến đổi
bất thường đoạn ST, T là các dấu hiệu thường gặp.
Cũng hay gặp bloc phân nhánh trái trước và sóng Q
sâu ở các chuyển đạo phía sau, sóng T đảo ngược,
dầy nhĩ trái và dấu hiệu giả nhồi máu với giảm biên
độ sóng R ở các chuyển đạo trước tim bên phải.
2. Chụp tim phổi: Bóng tim to với chỉ số tim ngực lớn.
Phù phổi là dấu hiệu có thể thấy trên phim do tăng áp
ở hệ tĩnh mạch phổi. Giãn buồng nhĩ trái cũng hay
gặp. Tuy nhiên bóng tim to ít có giá trị trong việc
đánh giá sự tiến triển của bệnh, người ta thường sử
dụng siêu âm Doppler tim để đánh giá vấn đề này.
3. Siêu âm tim: Là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn
đoán và theo dõi tiến triển của bệnh cơ tim phì đại
cũng như loại trừ các nguyên nhân khác như hẹp van
ĐMC, hẹp trên van ĐMC...
a. Siêu âm hai chiều: đánh giá mức độ phì đại của
thành tim. Thường có sự phì đại không đồng tâm
của thành thất trái, với ưu thế vượt trội của vách
liên thất so với thành sau thất trái. Thất trái
thường không giãn và không có các bệnh lý khác
có thể dẫn đến tăng độ dày của thành tim. Thành
tim có thể dày khu trú từng phần tuy nhiên thông
thường có sự dày lan tỏa của tất cả các thành tim,
390
nhất là của vách liên thất. Sự di động ra trước
trong thì tâm thu của van hai lá thường gặp được
gọi tắt là dấu hiệu "SAM". Dấu hiệu này liên
quan đến sự cản trở đường ra thất trái và thường
đi kèm với việc đóng sớm van động mạch chủ.
Hình 20-1. Dấu hiệu "SAM" (mũi tên) trên siêu âm TM.
Hình 20-2. Mặt cắt dọc trên siêu âm 2D có phì đại toàn
bộ các thành thất trái (LV) trong thì tâm trương (A), tâm thu (B).
b. Siêu âm Doppler: cho phép đánh giá mức độ
chênh áp ở đường ra thất trái, dòng hở van hai lá,
ba lá và áp lực động mạch phổi, từ đó đánh giá
mức độ tiến triển của bệnh.
4. Thông tim: Chỉ định trong các trường hợp chuẩn bị
phẫu thuật, đặt máy tạo nhịp, gây tắc nhánh vách thứ
nhất của động mạch liên thất trước hay các trường
hợp khó khăn cần chẩn đoán phân biệt.
a. Chụp buồng thất trái sẽ giúp đánh giá kích thước
thất trái và sức co bóp của thất trái.
391
b. Về mặt huyết động thấy có chênh áp trong buồng
thất trái và do có cản trở đường ra thất trái nên có
cả chênh áp giữa thất trái và động mạch chủ. Nếu
chênh áp này không rõ ràng thì có thể làm các
nghiệm pháp làm tăng chênh áp trong bệnh cơ
tim phì đại như nghiệm pháp Valsalva, truyền
Isoproterenol hay ngửi Amyl Nitrite, gây ngoại
tâm thu thất.
c. Hệ thống động mạch vành thường bình thường
hay hẹp không đáng kể (hẹp dưới 50%). Cần chú
ý quan sát nhánh vách thứ nhất của động mạch
liên thất trước.
d. Không có chỉ định sinh thiết một cách có hệ
thống tất cả các trường hợp bệnh cơ tim phì đại.
5. Holter điện tim: Cần tiến hành để đánh giá mức độ
và sự xuất hiện của các cơn nhịp nhanh thất. Đây
chính là yếu tố đánh giá mức độ nguy cơ đột tử trong
bệnh cơ tim phì đại.
V. Diễn biến tự nhiên và tiên lượng
1. Đây là một trong những bệnh tim diễn biến hết sức
phức tạp. Nó là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
đột tử ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên nhiều
trường hợp bệnh nhân vẫn có thể chung sống hòa
bình với bệnh mà không cần đòi hỏi các phương
pháp điều trị đặc biệt.
2. Đột tử: có thể gặp ở các bệnh nhân trẻ (từ 12 đến 35
tuổi). Các dấu hiệu suy tim có thể diễn biến tăng dần
sau tuổi 35 đến 40 tuổi. Cũng có một nhóm bệnh
nhân hoàn toàn không có triệu chứng cơ năng. Các
bệnh nhân lớn tuổi có thể có biểu hiện suy tim nặng
sau một giai đoạn hoàn toàn không có triệu chứng
lâm sàng. Cần chú ý đột tử có thể gặp ở cả các bệnh
nhân bệnh cơ tim phì đại có hay không có tắc nghẽn
đường ra thất trái. Một số ít các bệnh nhân trẻ tuổi
392
phải nhập viện nhiều lần vì các cơn nhịp nhanh thất
tái phát nhiều lần.
3. Rung nhĩ làm mất sự co bóp hiệu quả của tâm nhĩ có
thể là nguyên nhân của suy tim nặng trên lâm sàng và
tắc mạch. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể gặp
ở các bệnh nhân có hở hai lá. Quá trình thai sản có
thể vẫn có diễn biến tốt, ngay cả khi cho bệnh nhân
đẻ thường.
VI. Chẩn đoán phân biệt
1. Tiếng thổi tâm thu trên lâm sàng cần phân biệt với
hẹp van ĐMC, thông liên thất, hay hở hai lá. Một vài
bệnh nhân trẻ em bị bệnh cơ tim phì đại có hạn chế
đường ra thất phải cần được phân biêt với hẹp van
động mạch phổi.
2. Đau ngực trong bệnh cơ tim phì đại có thể rất điển
hình như cơn đau thắt ngực và đôi khi ngay trên
ĐTĐ cũng có hình ảnh của NMCT với sóng Q hoại
tử.
VII. Điều trị
A. Bệnh nhân không có triệu chứng: có thể không cần
điều trị thuốc đặc hiệu nhưng cũng có thể điều trị dự
phòng bằng chẹn bêta giao cảm hoặc Verapamil nhằm
mục đích giảm sự tiến triển của bệnh.
B. Bệnh nhân có triệu chứng khó thở và đau ngực
1. Cần điều trị bằng chẹn bêta giao cảm. Thuốc chẹn
kênh canxi như Verapamil có thể làm giảm triệu
chứng và tăng khả năng gắng sức của các bệnh nhân
không đáp ứng với thuốc chẹn bêta giao cảm. Một
vài trung tâm đang thử sử dụng Disopyramid để cải
thiện các triệu chứng lâm sàng.
2. Thuốc chống đông cần chỉ định trong các bệnh nhân
có rung nhĩ hoặc có rối loạn nhịp trên lâm sàng.
393
Kháng sinh dùng trong các trường hợp cần dự phòng
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
3. Thuốc giãn mạch không nên sử dụng mà chỉ nên sử
dụng lợi tiểu nếu cần ở các bệnh nhân có hạn chế
đường ra thất trái.
4. Digitalis có thể làm tăng chênh áp đường ra thất trái,
do đó chống chỉ định dùng các thuốc này ở các bệnh
nhân bệnh cơ tim phì đại có hẹp đườmg ra thất trái.
5. Các bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao (tiền sử ngừng
tuần hoàn, tiền sử gia đình có đột tử, có nhịp nhanh
thất trên lâm sàng) cần dự phòng bằng Amiodarone
và máy phá rung tự động nếu có điều kiện.
C. Phẫu thuật và các can thiệp xâm lấn khác
1. Phẫu thuật Morrow (cắt bỏ phần cơ phì đại của
vách liên thất): được chỉ định ở các bệnh nhân có
triệu chứng nặng nề với chênh áp đường ra thất trái
trên 50mmHg không đáp ứng với điều trị thuốc. Phẫu
thuật cải thiện tốt chất lượng cuộc sống nhưng không
loại trừ hoàn toàn sự tiến triển của bệnh (tái phát
bệnh) và nguy cơ đột tử của bệnh nhân. Trong phẫu
thuật nếu có hở hai lá nặng có thể thay bằng van hai
lá cơ học.
2. Đặt máy tạo nhịp hai buồng loại DDD có thể chỉ
định trong các trường hợp nhịp chậm, bloc nhĩ thất
và giúp cho cải thiện triệu chứng lâm sàng và chênh
áp qua đường ra thất trái.
3. Gây tắc nhánh vách thứ nhất của động mạch liên
thất trước bằng cách bơm cồn chọn lọc vào nhánh
động mạch này. Đây là phương pháp được thực hiện
trong phòng thông tim sau khi chụp ĐMV. Các
nghiên cứu gần đây thấy rằng phương pháp này đã
cho các kết quả hết sức đáng khích lệ trong việc làm
giảm chênh áp đường ra ở các bệnh nhân có bệnh cơ
tim phì đại.
394
Tài liệu tham khảo
1. Alessandri N, Pannarale G, Del Monte F, et al. Hypertrophic
obstructive cardiomy-opathy and infective endocarditis: a report of
seven cases and a review of the literature. Eur Heart J 1990;11:
1041-1048.
2. Almendral JM, Ormastre J, Martinez-Abby JD, et al. Treatment of
ventricular arrhythmias in patients with hypertrophic
cardiomyopathy. Eur Heart J 1993;14:71-72.
3. Braunwald E, ed. Heart disease: a textbook of cardiovascular
medicine, 5th ed. Philadelphia: WB Saunders, 1997, 1414-1426.
4. Fananapazir L, Epstein ND. Prevalence of hypertrophic
cardiomyopathy and limitations of screening methods. Circulation
1995;92:700-704.
5. Lakkis N, Kiemman N, Killip D, et al. Hypertrophic obstructive
cardiomyopathy: alternative therapeutic options. Clin Cardiol
1997;20:417-418.
6. Maron JM, Cerchi F, McKenna WS, et al. Risk factors and
stratification for sudden death in patients with hypertrophic
cardiomyopathy. Br Heart J 1994;72 (Suppl):S13-Sl8.
7. Maron JM, Gardin JM, Flack JM, et al. Prevalence of hypertrophic
cardiomyopathy in a general population of young adults. Circulation
1995;92:785-789.
8. Maron JM, Isner JM, et al. Task Force 3: Hypertrophic
cardiomyopathy, myocarditis, and other myopericardial diseases and
mitral valve prolapse. J Am Coll Cardiol 1994;24: 880-885
9. Maron JM, Pelliccia A, Spirito P. Cardiac disease in young trained
athletes: insights methods for distinguishing athlete's heart from
structural heart disease, with particular emphasis on hypertrophic
cardiomyopathy. Circulation 1995;91:15961601.
10. Morten ET. Hypertrophic obstructive cardiomyopathy: problems in
management. Chest 1997;112:262-264.
11. Posma JL, van de Wall EE, Blauksma P. New diagnostic options in
hypertrophic cardiomyopathy. Am Heart J 1996;132:1031~1041.
12. Robbins M. Hypertropic cardiomyopathy. In: Marso SP, Griffin BP,
Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 2000.
13. Schlant RC, Alexander RW, eds. Hurst's The Heart, 8th ed. New
York: McGraw-Hill, 1621-1635.
14. Smolders W, Redemakers F, Conraads V, et al. Apical hypertrophic
cardiomyopathy. Acta Cardiol 1993;48: 369-383.
15. Spirito P, Seidman CE, McKenna WS, et al. The management of
hypertrophic cardiomyopathy. N Engl J Med 1997;336:775-784.
16. Topol EJ, ed. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998:745-768.
17. Watkins H. Multiple disease genes cause hypertrophic
cardiomyopathy. Br Heart J 1994;72:54-59.
18. Wigle D, Rakowski H, Kimball B. Hypertrophic cardiomyopathy:
clinical spectrum and treatment. Circulation 1995;92: 1680-1692.
395
BỆNH CƠ TIM HẠN CHẾ
Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh có tỷ lệ gặp rất thấp nhưng là
một nhóm bệnh quan trọng trong suy tim tâm trương. Nó được
định nghĩa là bệnh cơ tim tiên phát hay thứ phát gây ra rối loạn
chức năng tâm trương thất trái nhưng không phải là viêm màng
ngoài tim co thắt. Các buồng thất không giãn hay phì đại, tăng
áp động và tĩnh mạch phổi, áp lực cuối tâm trương thất trái tăng.
Tuy nhiên tâm nhĩ có thể giãn nhiều, đôi khi rất to đưa đến hình
ảnh tim to trên phim chụp Xquang. Chức năng tâm thu thất trái
thường bình thường.
I. Nguyên nhân
Một vài trường hợp không rõ nguyên nhân (vô căn), nhưng
nhiều trường hợp thường do nhiễm amyloid.
Hemochroatosis là nguyên nhân hay gặp gây bệnh cơ tim
giãn nhưng lại ít gặp hơn trong bệnh cơ tim hạn chế. Các
nguyên nhân gây bệnh khác có thể là viêm cơ tim, sau ghép
tim, sarcoidose, Loffler, xơ hóa nội mạc, bệnh Gaucher ở trẻ
em...
II. Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu chủ yếu là ứ trệ ngoại biên như giãn tĩnh mạch cổ,
ứ huyết phổi và gan to, cổ chướng.
III. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ (ĐTĐ): Hầu như luôn có ĐTĐ bất
thường. Bloc nhánh trái và dày nhĩ là các dấu hiệu
hay gặp. Trong nhiễm amyloid hay có dấu hiệu giảm
biên độ các sóng ngoại biên đối ngược với hình ảnh
dày các thành tim trên siêu âm tim. Rối loạn nhịp tim
nhất là rung nhĩ rất hay gặp, đặc biệt là trong nhiễm
amyloid.
2. Chụp tim phổi: Bóng tim thường không to trừ khi
có giãn rộng hai nhĩ, ứ huyết phổi thường nặng.
396
3. Siêu âm tim: Tâm thất thường có kích thước bình
thường với chức năng tâm thu trong giới hạn bình
thường. Tràn dịch màng tim đôi khi gặp. Không thấy
các bất thường cấu trúc tim khác, đặc biệt là không
thấy các tổn thương van tim. Đường kính thất trái
tăng trong thì tiền tâm trương tuy nhiên không tăng
lên nữa trong thời kỳ giữa và cuối tâm trương. Dòng
chảy trong tâm thất đặc trưng bởi sóng E rất ưu thế
do kéo dài thời gian giảm tốc.
Hình 21-1. Phổ Doppler của dòng chảy qua van hai lá ở
người mắc bệnh cơ tim hạn chế do amyloidosis (A) và người
bình thường (B). Tỷ lệ E/A ở (A) cao hơn (B).
4. Chụp cắt lớp tỷ trọng (CT) và cộng hưởng từ
trường hạt nhân (MRI): Cho hình ảnh giúp phân
biệt với bệnh viêm màng ngoài tim co thắt nhờ dấu
hiệu dày màng ngoài tim.
5. Thông tim: Chỉ định trong các trường hợp cần chẩn
đoán phân biệt với viêm co thắt màng ngoài tim và
cũng phục vụ cho mục đích sinh thiết cơ tim để chẩn
đoán nguyên nhân bệnh cơ tim hạn chế. Đường cong
áp lực của tâm nhĩ giống hệt như trong bệnh viêm
màng ngoài tim co thắt, áp lực cuối tâm trương của
tâm thất cũng có dạng cao nguyên. Tuy nhiên nếu
dạng cao nguyên ở thất trái cao và rõ ràng hơn so với
thất phải thì lúc này nghĩ nhiều đến bệnh cơ tim hạn
397
chế hơn là viêm màng ngoài tim co thắt. Phim chụp
buồng thất trái thấy thất trái kích thước và sức co bóp
của thất trái trong giới hạn bình thường và không có
vùng rối loạn vận động khu trú của thành tim.
6. Sinh thiết nội mạc cơ tim cho phép chẩn đoán xác
định và có thể hướng đến chẩn đoán nguyên nhân.
IV. Chẩn đoán phân biệt: chủ yếu là phân biệt với viêm màng
ngoài tim co thắt.
1. Nếu có tiền sử lao, chấn thương, viêm màng ngoài
tim cấp, bệnh hệ thống, sau chạy tia xạ, sau phẫu
thuật... thường nghĩ đến viêm co thắt màng ngoài
tim. Nếu có tiền sử ghép tim, nhiễm amyloid,
hemochromatosis... thì thường nghĩ đến bệnh cơ tim
hạn chế.
2. Tốc độ dòng chảy qua van hai lá sẽ tăng khi hít vào
sâu ở bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt, còn
trong bệnh cơ tim hạn chế thì hiện tượng này sẽ
không thay đổi theo hô hấp.
3. Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nội mạc cơ tim.
V. Điều trị
A. Khi bệnh nhân có tăng áp cuối tâm trương thất trái
nhiều: có thể điều trị bằng lợi tiểu. Các loại thuốc tăng
co bóp cơ tim thường không có hiệu quả. Các thuốc giãn
mạch cần sử dụng hết sức thận trọng. Thuốc chẹn kênh
Canxi có thể tăng sức giãn nở cuối tâm trương của tâm
thất nhưng chưa được khẳng định trên lâm sàng về hiệu
quả điều trị.
B. Điều trị bệnh nguyên
1. Nhiễm amyloid hay gặp ở các nước không thuộc
vùng nhiệt đới. Có thể chỉ ảnh hưởng đến tim nhưng
cũng có thể có ảnh hưởng đến các hệ thống khác.
Hay gặp rối loạn nhịp kèm theo, tiên lượng không
tốt, hầu như chỉ có cách điều trị hiệu quả là ghép tim.
398
2. Trường hợp hemochromatosis thì hay gặp bệnh cơ
tim giãn hơn là bệnh cơ tim hạn chế.
Tài liệu tham khảo
1. Aroney C, Bett N, Radford D. Familial restrictive cardiomyopathy.
Aust N Z J Med 1988;18:877-8.
2. Buxbaum J. The amyloidoses. Mt Sinai J Med 1996;63:16-23.
3. Cetta F, O'Leary PW, Seward JB, Driscoll DJ. Idiopathic restrictive
cardiomyopathy in childhood: diagnostic features and clinical
course. Mayo Clin Proc 1995;70:634-40.
4. Goodwin JF. Cardiomyopathies and specific heart muscle diseases:
definitions, terminology, classifications and new and old
approaches. Postgrad Med J 1992;68:Suppl 1:S3-S6.
5. Hirota Y, Shimizu G, Kita Y, et al. Spectrum of restrictive
cardiomyopathy: report of the national survey in Japan. Am Heart J
1990;120:188-94.
6. Katritsis D, Wilmshurst PT, Wendon JA, Davies MJ, Webb-Peploe
MM. Primary restrictive cardiomyopathy: clinical and pathologic
characteristics. J Am Coll Cardiol 1991;18:1230-5.
7. Kushwaha SS, Fallon JT, Fuster V. Restrictive cardiomyopathy. N
Engl J Med 1997;336:267-276.
8. Lewis AB. Clinical profile and outcome of restrictive
cardiomyopathy in children. Am Heart J 1992;123:1589-93.
9. Pellikka PA, Tajik AJ, Khandheria BK, et al. Carcinoid heart
disease: clinical and echocardiographic spectrum in 74 patients.
Circulation 1993;87:1188-96.
10. Richardson P, McKenna W, Bristow M, et al. Report of the 1995
World Health Organization/International Society and Federation of
Cardiology Task Force on the Definition and Classification of
Cardiomyopathies. Circulation 1996;93:841-2.
399
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CẤP
Viêm màng ngoài tim là một tình trạng bệnh lý có nguồn
gốc do phản ứng viêm của màng ngoài tim với các triệu chứng
chính là đau ngực, tiếng cọ màng ngoài tim và các biến đổi điện
tâm đồ. Bệnh hay gặp ở nam giới hơn so với nữ giới.
Các thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh của viêm màng
ngoài tim cấp rất đa dạng. Nguyên nhân hay gặp nhất là: viêm
màng ngoài tim cấp vô căn, do virus, do vi khuẩn (nhất là vi
khuẩn lao), tăng urê máu, sau nhồi máu cơ tim, ung thư và chấn
thương.
I. Viêm màng ngoài tim cấp không rõ căn nguyên
Có khá nhiều các trường hợp viêm màng ngoài tim cấp
không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, người ta cho rằng đại
đa số các trường hợp này có nguồn gốc do virus. Tuy nhiên
việc phân lập tìm ra chính xác virus gây bệnh hiện còn gặp
nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Triệu chứng cơ năng:
a. Đau ngực do viêm màng ngoài tim thường đau ở
sau xương ức, đau buốt, có thể mức độ nặng dữ
dội nhưng cũng có thể âm ỉ kéo dài suốt ngày,
đau thường lan lên cổ và ra sau lưng. Kinh điển
đau thường tăng lên khi ho và khi hít vào sâu.
b. Thường kèm theo sốt và dấu hiệu đau mỏi cơ như
các trường hợp nhiễm virus thông thường.
c. Khó thở đôi khi có thể gặp nhưng thông thường
xuất hiện sau giai đoạn đau ngực khi viêm màng
ngoài tim cấp diễn biến thành tràn dịch màng
ngoài tim.
d. Bệnh nhân thường cảm giác căng thẳng, buồn bã
và khó chịu.
400
2. Triệu chứng thực thể:
a. Nghe tim là dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán. Nghe
thấy có tiếng cọ màng ngoài tim. Tiếng cọ
thường thô, ráp, rít, có âm độ cao. Nó có thể thay
đổi theo thời gian và tư thế bệnh nhân hoặc khi
bệnh nhân hít vào sâu. Kinh điển tiếng cọ sẽ có
ba thời kỳ tương ứng với tâm nhĩ co, tâm thất co
và tiền tâm trương. Tuy nhiên, thông thường
chúng ta chỉ nghe thấy tiếng cọ trong thời kỳ tâm
nhĩ và tâm thất co, thậm chí chỉ nghe thấy trong
một thời kỳ nhất định mà thôi.
b. Vị trí tốt nhất để nghe thấy tiếng cọ màng ngoài
tim là ở phía thấp của bờ trái xương ức, khi bệnh
nhân ngồi hơi cúi ra trước và hít sâu vào rồi nín
thở.
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ (ĐTĐ): Kinh điển ĐTĐ sẽ diễn biến
qua 4 giai đoạn. Đây là xét nghiệm rất có giá trị để
chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và đánh giá
giai đoạn viêm màng ngoài tim cấp.
a. Giai đoạn đầu thường xuất hiện vài giờ sau cơn
đau ngực đầu tiên. Đây là giai đoạn rất khó phân
biệt với dấu hiệu tái cực sớm hay nhồi máu cơ
tim cấp trên điện tâm đồ. Kinh điển giai đoạn 1
sẽ gồm các dấu hiệu đoạn ST chênh lên đồng
hướng với sóng T dương ở các chuyển đạo trước
tim.
b. Giai đoạn thứ hai xuất hiện vài ngày sau với đoạn
ST trở về đường đẳng điện, sóng T dẹt xuống.
c. Giai đoạn ba là giai đoạn sóng T âm đảo ngược.
d. Sau vài ngày đến vài tuần sóng T sẽ dương trở
lại, đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh.
e. Nếu viêm màng ngoài tim cấp có tràn dịch màng
tim, ĐTĐ có thể có dấu hiệu điện thế giảm (nhất
là ở các chuyển đạo ngoại vi) và dấu hiệu luân
phiên điện học.
401
Hình 22-1. Tiến triển trên điện tim từ giai đoạn
VMNT cấp (trên) chuyển sang giai đoạn bán cấp (dưới).
2. Chụp tim phổi: hình tim to thường chỉ thấy trong
các trường hợp có tràn dịch màng ngoài tim phối hợp
và đây cũng không phải là dấu hiệu đặc hiệu giúp
chẩn đoán.
3. Cấy máu, cấy đờm và dịch hút dạ dày có khả năng
giúp chẩn đoán một số các trường hợp viêm màng
ngoài tim phức tạp như do lao (sau 1 tuần), nhiễm
khuẩn huyết hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
4. Xét nghiệm máu: thường có tăng bạch cầu, máu
lắng tăng và tăng men creatine phosphokinase MB.
5. Siêu âm tim:
a. Siêu âm tim thường được chỉ định trong các
trường hợp ở giai đoạn sau của bệnh (vài tuần sau
dấu hiệu lâm sàng đầu tiên xuất hiện) hay khi có
biến đổi huyết động tuy nhiên cũng có thể thực
hiện thường quy trong tất cả các trường hợp để
chẩn đoán loại trừ. Dấu hiệu có thể gặp trên siêu
âm là khoảng trống siêu âm do dịch màng ngoài
tim gây ra (8 đến 15% các trường hợp viêm màng
402
ngoài tim cấp). Hiếm gặp hơn có thể có dấu hiệu
màng ngoài tim dày hơn so với bình thường.
b. Mặt khác trong các trường hợp bệnh nhân mới
phẫu thuật tim hay nghi ngờ có tràn dịch màng
tim, lúc này siêu âm tim trở thành xét nghiệm khá
quan trọng, cần thực hiện nhiều lần để đánh giá
sự tiến triển của bệnh.
6. Các xét nghiệm khác như siêu âm tim qua thực
quản, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân có
thể áp dụng trong một vài trường hợp cá biệt để
nghiên cứu kỹ hơn về màng ngoài tim.
C. Chẩn đoán phân biệt
1. Đau ngực do tách thành động mạch chủ, nhồi máu
phổi, viêm phổi hay nhồi máu cơ tim.
2. Biến đổi ĐTĐ cần phân biệt với các biến đổi do thiếu
máu cơ tim cục bộ gây ra. Diễn biến của đoạn ST và
sóng T cho phép phân biệt trong đại đa số các trường
hợp. Tuy nhiên ở các trường hợp ST chênh lên lan
tỏa các chuyển đạo cần làm siêu âm để chẩn đoán
loại trừ nhồi máu cơ tim (tìm rối loạn vận động vùng
trên siêu âm tim).
D. Điều trị
1. Nguyên lý chung: Đại đa số các trường hợp viêm
màng ngoài tim cấp không có biến chứng, bệnh sẽ tự
khỏi và đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.
a. Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc kháng viêm
không steroid.
b. Điều trị viêm màng ngoài tim có biến chứng tràn
dịch màng ngoài tim hay viêm màng ngoài tim co
thắt sẽ được bàn luận ở những bài sau.
2. Điều trị nội khoa:
403
a. Ibuprofen 600 đến 800mg uống chia 3 lần trong
ngày, trong 3 tuần hay Indomethacin 25 đến
50mg uống chia 3 lần trong ngày, trong 3 tuần.
b. Trong các trường hợp bệnh nhân không đáp ứng
với kháng viêm không steroid hay trong trường
hợp tái phát viêm màng ngoài tim có thể sử dụng
prednisone uống trong 3 tuần, cũng có thể dùng
đường tiêm tĩnh mạch với Methylprednisone
trong các trường hợp nặng. Colchicine 1mg trong
ngày cũng được một vài nghiên cứu chỉ ra tính
hiệu quả trong điều trị viêm màng ngoài tim cấp.
3. Điều trị chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da
(tràn dịch màng tim có ép tim): Chỉ áp dụng trong
các trường hợp viêm màng ngoài tim có tràn dịch
nhiều, có ảnh hưởng đến huyết động hay trong
trường hợp cần chọc dò để chẩn đoán bệnh nguyên.
Chọc dẫn lưu với gây tê tại chỗ có thể đặt dẫn lưu
trong các trường hợp dịch nhiều, tái phát liên tục.
4. Phẫu thuật:
a. Mở dẫn lưu màng ngoài tim ở dưới xương ức
thường chỉ áp dụng trong các trường hợp viêm
màng ngoài tim do ung thư.
b. Phẫu thuật cắt màng ngoài tim thường áp dụng
trong tràn dịch tái phát nhiều hay viêm co thắt
màng ngoài tim.
II. Viêm màng ngoài tim do virus
Nguyên nhân chủ yếu do Coxackie virus nhóm B và
Echovirus gây ra. Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu nhiễm virus
đường hô hấp, đau ngực xuất hiện sau đó với biến đổi ĐTĐ
và cuối cùng là các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán. Đại
đa số các trường hợp bệnh tự khỏi. Đôi khi có thể dẫn đến
các biến chứng như viêm cơ tim, tái phát viêm màng ngoài
tim, tràn dịch màng tim, ép tim và viêm màng ngoài tim co
404
thắt. Dấu hiệu lâm sàng và điều trị như trong các trường
hợp viêm màng ngoài tim không rõ nguyên nhân.
III. Viêm màng ngoài tim do lao
A. Triệu chứng lâm sàng
Tất cả các trường hợp viêm màng ngoài tim có sốt lai
dai, nhất là về chiều thì trước hết cần phải nghĩ đến viêm
màng ngoài tim do lao.
1. Dấu hiệu lâm sàng điển hình thường đến muộn, đại
đa số các bệnh nhân chỉ có biểu hiện khó thở, sốt, ớn
lạnh và ra mồ hôi về chiều tối.
2. Dấu hiệu ứ trệ ngoại biên trên lâm sàng hay gặp hơn
dấu hiệu đau ngực và tiếng cọ màng ngoài tim.
B. Nguyên nhân: Viêm màng ngoài tim do lao là nguyên
nhân hàng đầu dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt.
Viêm màng ngoài tim gặp khoảng từ 1 đến 2% các
trường hợp lao phổi.
C. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ: Đoạn ST chênh lên kinh điển thường
không thấy trong viêm màng ngoài tim do lao.
2. Chụp tim phổi: thấy dấu hiệu của lao phổi mới hoặc
cũ trong một số các trường hợp và dấu hiệu bóng tim
to ra do có dịch ở màng ngoài tim.
3. Cấy tìm vi khuẩn lao BK (AFB): là xét nghiệm đặc
hiệu cho chẩn đoán. Dịch cấy có thể lấy từ các dịch
tiết của cơ thể (đờm, dịch dạ dày, dịch màng phổi...)
hay từ chính dịch chọc hút của màng ngoài tim.
4. Xét nghiệm máu: thường tăng bạch cầu đa nhân giai
đoạn sớm và bạch cầu lympho giai đoạn muộn hơn,
máu lắng thường tăng trong đa số các trường hợp.
5. Siêu âm tim: Thấy dấu hiệu có dịch ở khoang màng
tim với nhiều sợi fibrin, đồng thời có thể có dấu hiệu
màng ngoài tim dày hơn so với bình thường.
405
D. Điều trị
1. Rifampicin 600mg/ngày, Isoniazid 300mg/ngày,
Pyridoxine 50mmg/ngày phối hợp với Streptomycin
1g/ngày hoặc Ethambutol 15mg/kg/ngày trong 6 đến
9 tháng.
2. Cần sớm phẫu thuật cắt màng ngoài tim trong các
trường hợp tràn dịch tái phát gây ép tim nhiều lần
hay màng ngoài tim dày nhiều dẫn đến viêm màng
ngoài tim co thắt.
IV. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim
Do viêm màng ngoài tim phối hợp với hoại tử cơ tim
nên bệnh nhân có nguy cơ suy tim ứ huyết và tỷ lệ tử vong
trong vòng một năm cao. Trong nhóm các bệnh nhân nhồi
máu cơ tim cấp được tái tưới máu (tiêu sợi huyết hay nong
động mạch vành), tỷ lệ viêm màng ngoài tim thấp hơn ở
nhóm điều trị bảo tồn.
Viêm màng ngoài tim hay gặp trong các trường hợp
nhồi máu cơ tim thành trước rộng kéo dài vài giờ đến vài
ngày sau nhồi máu.
A. Triệu chứng lâm sàng
Tất cả các trường hợp sau nhồi máu cơ tim cấp mà
thấy bệnh nhân có tái phát đau ngực và nghe tim có tiếng
cọ màng ngoài tim thì cần phải nghĩ đến viêm màng
ngoài tim sau nhồi máu cơ tim.
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
Điện tâm đồ cho thấy sóng T có thể dương cao hơn
trong hai ngày hoặc sóng T đảo ngược trước đó trở nên
dương. Tuy nhiên, các dấu hiệu ĐTĐ điển hình cho viêm
màng ngoài tim thường không thấy rõ.
C. Điều trị
1. Aspirin là lựa chọn điều trị hàng đầu.
406
2. Chống chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid
do có thể gây co thắt động mạch vành, còn các thuốc
steroid thì lại có thể gây thủng tim trong viêm màng
ngoài tim sau nhồi máu co tim cấp.
V. Hội chứng Dressler
Xuất hiện vài tuần cho đến vài tháng sau nhồi máu cơ
tim với tỷ lệ gặp khoảng 1%. Sinh bệnh học còn chưa rõ
ràng tuy nhiên người ta nghĩ nhiều đến nguyên nhân do cơ
chế tự miễn. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, tràn dịch
màng phổi, tiếng cọ màng tim, màng phổi, xỉu và đau ngực
nhiều. Điều trị bằng Aspirin và thuốc chống viêm không
steroid, nghỉ ngơi tại giường. Nếu dùng thuốc chống đông
có thể dễ gây ra tràn máu màng ngoài tim tuy nhiên tiên
lượng của hội chứng này thường rất tốt. Hãn hữu các
trường hợp không khống chế được phản ứng viêm mới phải
dùng steroid để điều trị.
VI. Hội chứng sau mở màng ngoài tim
Hội chứng này cũng gần giống hội chứng Dressler,
xuất hiện một tuần sau phẫu thuật. Tỷ lệ gặp khoảng 10 đến
40% các trường hợp. Bệnh thường tự khỏi song đôi khi kéo
dài vài tuần. Điều trị bằng Aspirin, chống viêm không
steroid, Corticoid chỉ dùng trong các trường hợp không đáp
ứng với điều trị. Biến chứng có thể gặp là ép tim và hiếm
gặp hơn là viêm màng ngoài tim co thắt.
VII. Viêm màng ngoài tim do tăng urê máu
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Hay gặp ở các bệnh nhân vừa bắt đầu lọc máu, rất
hay nghe thấy tiếng cọ màng tim trên lâm sàng.
2. Thường gặp tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều
sau giai đoạn viêm cấp.
407
B. Sinh bệnh học: Còn chưa thật rõ ràng cơ chế sinh bệnh
học của bệnh và không thấy mối liên hệ với nồng độ urê
máu cũng như ngộ độc với sự xuất hiện của viêm màng
ngoài tim.
C. Điều trị
1. Điều trị nội khoa: Hạn chế sử dụng chống viêm
không steroid; steroid nhiều khi đạt hiệu quả tốt.
2. Điều trị dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da: Lọc
máu là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân viêm
màng ngoài tim do tăng urê máu nếu có triệu chứng.
Nếu không có triệu chứng của hội chứng urê máu cao
thì lọc máu không phải là bắt buộc. Nếu tràn dịch
màng tim số lượng nhiều với tăng bạch cầu, sốt hay
có ép tim thì việc chọc dẫn lưu dịch màng tim là cần
thiết.
3. Điều trị ngoại khoa. Mở màng ngoài tim dưới
xương ức, cắt màng ngoài tim tối thiểu được chỉ định
cho các trường hợp tái phát nhiều lần hoặc không hút
dẫn lưu dịch qua da được.
VIII. Viêm màng ngoài tim do ung thư
Đại đa số các trường hợp là do di căn đến màng ngoài tim
(ung thư phổi, ung thư vú, Hodgkin và không Hodgkin, lơxê-
mi...). Ung thư nguyên phát màng ngoài tim hiếm gặp có
thể do sarcome, mesothelioma, teratoma hay fibroma.
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng gì
đặc biệt, ngoài các triệu chứng của bệnh lý ung thư.
Viêm màng ngoài tim thường phát hiện khá muộn.
2. Có thể gặp dấu hiệu cơ năng là khó thở, tràn dịch
màng phổi và đôi khi bệnh nhân đến viện vì ép tim.
3. Cần sớm phát hiện ép tim ở các bệnh nhân ung thư
khi đột ngột xuất hiện khó thở, mệt mỏi hoặc phù.
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ (ĐTĐ): Các dấu hiệu ĐTĐ điển hình
cho viêm màng ngoài tim thường không thấy rõ.
408
Biến đổi đoạn ST-T không đặc hiệu, đôi khi có thể
thấy dấu hiệu luân phiên điện học.
2. Xét nghiệm giải phẫu bệnh vi thể: tìm tế bào ung
thư trong dịch chọc hút màng ngoài tim hoặc các
dịch tiết khác của cơ thể. Tỷ lệ gặp tế bào ác tính cao
trong dịch màng ngoài tim ở các bệnh nhân ung thư
phổi, ung thư vú nhưng tỷ lệ này thấp ở các bệnh
nhân ung thư máu và các ung thư khác.
3. Siêu âm tim: giúp đánh giá mức độ tràn dịch màng
tim, huyết động và theo dõi sự diễn biến của bệnh.
C. Điều trị
1. Điều trị dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da:
a. Chọc dẫn lưu dịch màng tim: Rất tốt nếu có sự
hướng dẫn của siêu âm, chỉ định cho các bệnh
nhân có triệu chứng lâm sàng của tràn dịch màng
ngoài tim mà số lượng khá nhiều.
b. Dùng bóng nong màng ngoài tim là kỹ thuật nguy
hiểm hơn, chỉ nên áp dụng ở các bệnh nhân tái
phát tràn dịch màng ngoài tim nhiều lần.
2. Phẫu thuật: có thể áp dụng một vài thủ thuật sau
trong những trường hợp cần thiết:
a. Mở màng ngoài tim dưới xương ức.
b. Làm cứng màng ngoài tim bằng Tetracycline với
nước muối sinh lý. Biến chứng có thể gặp của thủ
thuật này là đau nhiều trong thủ thuật, rối loạn
nhịp và sốt.
c. Cắt màng ngoài tim. Phẫu thuật này không là lựa
chọn hàng đầu cho các bệnh nhân tràn dịch màng
ngoài tim do ung thư.
IX. Theo dõi các trường hợp viêm màng ngoài tim
Các bệnh nhân viêm màng ngoài tim do virus hay
không rõ nguyên nhân cần được theo dõi trong vòng một
tháng kể từ sau khi hết các triệu chứng lâm sàng để khẳng
định không có tái phát bệnh và không có viêm màng ngoài
tim co thắt.
409
Các bệnh nhân có tràn dịch màng ngoài tim cần phải
theo dõi định kỳ bằng siêu âm để khẳng định không có tái
phát hay tăng mức độ dịch trong khoang màng tim.
X. Biến chứng
A. Tái phát viêm màng ngoài tim
Thường gặp với tỷ lệ 20 đến 30% các trường hợp, hay
gặp trong viêm màng ngoài tim không rõ nguyên nhân,
sau phẫu thuật tim hở, chấn thương, hội chứng Dressler.
Điều trị nếu không đáp ứng với kháng viêm không
steroid có thể dùng Prednisone 40-60mg/ngày từ 1 đến 3
tuần. Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp tái
phát nhiều lần viêm màng ngoài tim có đau ngực nhiều
mà không đáp ứng với điều trị nội khoa. Phòng ngừa tái
phát có thể sử dụng Colchicine 1mg/ngày trong một thời
gian với việc giảm dần liều trước khi dừng hẳn. Tuy
nhiên còn cần có thêm một số các nghiên cứu lâm sàng
để khẳng định vấn đề này.
B. Ép tim: chiếm khoảng 15% các trường hợp.
C. Viêm màng ngoài tim co thắt: khoảng 9% các trường
hợp viêm màng ngoài tim sẽ bị viêm dính màng ngoài
tim mức độ từ trung bình trở lên.
Tài liệu tham khảo
1. Adler Y, Finkelstein Y, Guindo J, et al. Colchicine treatment for
recurrent pen-carditis. Circulation 1998;97:2183-2185.
2. Alexander RW, Schiant H, Fuster V. Hurst's the heart, 9th ed. New
York: McGraw-Hill, 1998.
3. Braunwald E, ed. Heart disease: a textbook of cardiovascular
medicine, 5th ed. Philadelphia: WB Saunders, 1997.
4. Fowler NO. Tuberculous pericarditis. JAMA 1991;266:99-103.
5. Kirkland LL, Taylor RW. Pericardiocentesis. Crit Care Clin
1992;8:669-711.
6. Shabetai R. Diseases of the pericardium. Cardiol Clin
1990;8(4):579-716.
7. Spodick DH. Pericarditis, pericardial effusion, cardiac tamponade,
and constriction. Crit Care Clin 1989;5:455~75.
8. Topol EJ, ed. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia
Lippincott-Raven Publishers, 1998.
9. Wu J. Acute pericarditis. In: Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds.
Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott--
Raven, 2000.
411
TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM
Tràn dịch màng ngoài tim là một tình trạng bệnh lý khá
thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể hoàn toàn thầm lặng,
không có triệu chứng nhưng cũng có thể nguy kịch đến tính
mạng bệnh nhân trong bệnh cảnh ép tim. Biểu hiện lâm sàng tùy
thuộc vào số lượng dịch cũng như bản chất của dịch.
I. Tràn dịch màng ngoài tim không có dấu ép tim
Khoang màng ngoài tim chứa đựng từ 15 đến 30 ml dịch
giúp cho hai lá thành và lá tạng không cọ sát vào nhau. Khả
năng chứa tối đa của khoang màng ngoài tim là từ 80 đến
200ml dịch, với số lượng dịch này trên lâm sàng hầu như
không nhận thấy các biến đổi về huyết động. Các bệnh nhân
viêm màng ngoài tim cấp áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng
làm giảm sự trở về của hệ tĩnh mạch do đó khả năng chứa
dịch của khoang màng tim sẽ tăng lên. Với sự tăng dần của
lượng dịch nhiều trường hợp khoang màng tim có thể chứa
đến 2 lít dịch mà vẫn chưa có biến đổi huyết động trên lâm
sàng. Chèn ép huyết động hay gặp trong các trường hợp dịch
quá nhiều hay tăng quá nhanh hoặc trong các trường hợp
dịch có nhiều sợi fibrin, tràn dịch màng tim do ung thư.
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Triệu chứng cơ năng:
a. Dịch màng tim tăng dần không làm biến đổi áp
lực trong buồng tim thường không có biểu hiện
triệu chứng lâm sàng.
b. Đôi khi bệnh nhân có biểu hiện đau âm ỉ, đè ép
nặng ngực.
c. Có thể có các biểu hiện do dịch màng tim đè ép
vào các cơ quan lân cận. Khó nuốt do chèn ép
vào thực quản, khó thở do chèn ép phổi và xẹp
phổi, nấc do chèn ép vào dây thần kinh hoành,
412
nôn và căng bụng do chèn ép các tạng trong ổ
bụng.
2. Triệu chứng thực thể:
a. Dịch màng tim số lượng ít thường khó thấy các
dấu hiệu trên khám thực thể.
b. Dịch màng tim số lượng nhiều có thể thấy các
dấu hiệu tiếng tim mờ, dấu hiệu của Edwart (gõ
đục, tiếng thổi của phế quản) và ran ở phổi do
chèn ép thứ phát.
B. Nguyên nhân
Các nguyên nhân hay gặp gây tràn dịch màng ngoài tim
nhiều là viêm màng ngoài tim không rõ nguyên nhân,
tăng urê máu, hội chứng thận hư, viêm màng ngoài tim
do ung thư hay u nhầy, suy tim ứ huyết, xơ gan, suy
giáp, sau phẫu thuật tim và do thuốc.
Bảng 23-1. Các nguyên nhân gây tràn dịch màng tim
1. Vô căn
2. Nhồi máu cơ tim cấp
3. Các hội chứng sau tổn thương cơ tim-màng tim: hội
chứng Dressler; sau mở màng tim
4. Nguyên nhân chuyển hoá: hội chứng urê máu cao,
phù niêm, giảm albumin máu...
5. Do tia xạ
6. Phình tách động mạch chủ ngực
7. Chấn thương: đụng dập, do dụng cụ, thủ thuật..)
8. Do virus: Coxsackie các týp A, B5, B6; Echovirus;
Adenovirus, virus cúm, quai bị, thuỷ đậu, viêm gan
B, HIV...
9. Do vi khuẩn: tụ cầu, phế cầu, liên cầu, H. influenzae,
não mô cầu, lậu cầu, lao, thương hàn, vi khuẩn gây
sốt mò, sốt vẹt, L. hemophilia, viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn...
413
10. Do nấm sâu, nấm phủ tạng: Histoplasmosis,
Aspergillosis, Blastomycosis, Coccidiodomycosis...
11. Các loại nhiễm trùng khác: amíp, Echinococcus, sốt
Lyme, M. pneumonia, Rickettsia...
12. U tiên phát (mesothelioma, teratoma, fibroma,
leiomyofibroma, sarcoma, lipoma, angioma...) và di
căn (ung thư vú, phế quản, lơ-xê-mi, u lympho...)
13. Các bệnh miễn dịch (thấp tim, lupus ban đỏ hệ
thống, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng
thấp, viêm mạch, viêm nút quanh động mạch, xơ
cứng bì, viêm da và cơ, bệnh Whipple, Behcet,
Reiter, sốt Địa Trung Hải, viêm động mạch thái
dương, amyloidosis...
14. Do thuốc: Procainamide, Hydralazine, Heparin,
Warfarin, Phenytoin, Phenylbutazone, Dantrolene,
Methysergide, Doxorubicin, Penicillin, Minoxidil,
Interleukin...
C. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ (ĐTĐ): Kinh điển sẽ thấy dấu hiệu
điện thế thấp lan tỏa. Dấu hiệu luân phiên điện học
hay gặp trong các trường hợp dịch màng tim nhiều.
2. Phim chụp tim phổi: bóng tim không thay đổi khi
dịch màng tim chỉ dày 1 đến 2mm, tim to thường chỉ
thấy trong các trường hợp có tràn dịch màng ngoài
tim số lượng nhiều hơn 250ml. Tim to với dấu hiệu
giãn rộng cung của tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch
đơn (azygous) và giảm tưới máu phổi gợi ý cho chẩn
đoán tràn dịch màng ngoài tim.
3. Siêu âm tim: Là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn
đoán và theo dõi tràn dịch màng ngoài tim. Ngoài giá
trị chắc chắn trong chẩn đoán, siêu âm còn giúp cho
việc đặt dẫn lưu màng tim và đánh giá số lượng dịch
còn lại trong khoang màng tim. Tuy nhiên siêu âm ít
414
có giá trị để chẩn đoán sinh bệnh học của các loại
dịch màng tim khác nhau.
a. Siêu âm hai bình diện cần tìm các dấu hiệu sau:
• Khoảng trống siêu âm giữa lá thành và lá tạng
của màng ngoài tim.
Hình 23-1. Khoảng trống siêu âm khi có TDMT.
• Tăng vận động của các thành tim
• Khi dịch màng tim nhiều có thể thấy dấu hiệu
quả tim lúc lắc trong khoang màng tim. Đây
chính là cơ chế của hiện tượng luân phiên
điện học thấy được trên điện tâm đồ.
b. Kích cỡ của lượng dịch màng ngoài tim có thể
xác định thông qua khoảng cách giữa hai lá của
khoang màng tim (độ dày của lượng dịch) và kiểu
lan tỏa của dịch màng tim.
• Lượng dịch ít (dưới 100ml) tập trung chủ yếu
ở phía sau và độ dày thường dưới 1 cm.
• Lượng dịch trung bình (từ 100 tới 500ml).
Lượng dịch thường bọc xung quanh tim
nhưng độ dày vẫn dưới 1 cm hoặc chỉ có ít ở
xung quanh các mạch máu lớn.
• Lượng dịch nhiều (hơn 500ml) quả tim bị đẩy
ra sau với lượng dịch bọc xung quanh lan lên
tới cả các mạch máu lớn, cả ở bên, mỏm và
phía trước của tim. Độ dày của lượng dịch
lớn hơn 1cm ở mọi vị trí.
4. Các xét nghiệm khác như siêu âm qua thực quản,
chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ trường hạt nhân
415
có thể áp dụng trong một vài trường hợp cá biệt để
nghiên cứu kỹ hơn về màng ngoài tim.
5. Xét nghiệm dịch màng tim ở những trường hợp
dịch nhiều có chọc hút dẫn lưu. Các xét nghiệm cần
làm là tìm trực khuẩn lao, sinh hóa, vi khuẩn và tế
bào học.
a. Xét nghiệm dịch sẽ cho phép xác định một số các
nguyên nhân gây bệnh giúp ích rất nhiều cho việc
điều trị. Dịch màng tim là máu thường gợi ý có
chảy máu mới vào trong khoang màng tim, tuy
nhiên nếu dịch màu máu có thể gặp trong các
trường hợp bệnh ung thư, nhiễm khuẩn hay viêm
nhiễm. Nếu dịch có rất nhiều máu, cần gửi mẫu
máu làm xét nghiệm khí máu. Nếu có dày đặc
máu cục rõ ràng thì rất có thể đã chọc vào mạch
máu hay buồng tim. Dịch mủ nguyên nhân là do
vi khuẩn nhiễm trùng. Dịch dưỡng chấp thường
do tổn thương hay tắc ống ngực.
b. Cấy dịch được chỉ định trong các trường hợp
nghi ngờ có nguồn gốc gây bệnh là do nhiễm
trùng, bao gồm cả nhiễm virus và nhiễm nấm.
D. Điều trị
1. Nguyên lý chung: Điều trị bao gồm điều trị bệnh
nguyên, điều trị các biến động về huyết động do dịch
màng tim gây ra.
2. Điều trị chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua
da:
a. Chỉ định trong các trường hợp ung thư, nhiễm
khuẩn vi khuẩn, nấm.
b. Trong các trường hợp tràn dịch màng ngoài tim
số lượng dịch nhiều, dù triệu chứng lâm sàng
không điển hình cũng vẫn có thể chỉ định chọc
dẫn lưu màng ngoài tim.
416
c. Chọc dịch màng ngoài tim không nên chỉ định ở
các trường hợp dịch màng tim ít.
3. Điều trị thuốc chống đông: cần hạn chế sử dụng
thuốc chống đông trong tuyệt đại đa số các trường
hợp tràn dịch màng ngoài tim.
II. Tràn dịch màng ngoài tim có dấu hiệu ép tim
Khi dịch màng tim số lượng nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng
tăng áp lực trong khoang màng ngoài tim và từ đó sẽ dẫn
đến hạn chế tâm trương của tim, quá trình ép tim bắt đầu
xảy ra. Bệnh cảnh ép tim được xác định bằng các triệu
chứng của tăng áp lực trong các buồng tim, hạn chế sự giãn
ra của tâm thất trong thời kỳ tâm trương và làm giảm cung
lượng tim.
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Triệu chứng cơ năng:
Biểu hiện trên lâm sàng là bệnh cảnh của cung lượng
tim thấp: bồn chồn, lo lắng hoặc kích thích, lơ mơ
ngủ gà, có thể xỉu đi; giảm thể tích nước tiểu; đặc
biệt là biểu hiện khó thở; cảm giác chèn ép ngực; suy
sụp, chán ăn và gầy sút trong các trường hợp tràn
dịch màng ngoài tim mạn tính.
2. Triệu chứng thực thể:
a. Tăng áp lực của tĩnh mạch trung tâm, thở nhanh;
nhịp tim nhanh; tiếng cọ màng ngoài tim; tiếng
tim mờ.
b. Các triệu chứng giống như suy tim phải: gan to,
tĩnh mạch cổ nổi, có thể có tràn dịch màng phổi
phối hợp...
c. Tụt huyết áp và dấu hiệu mạch đảo được xác định
là huyết áp giảm thấp hơn 10mmHg khi bệnh
nhân hít vào sâu. Cơ chế của hiện tượng này là
khi hít vào sâu sẽ làm tăng lượng máu tĩnh mạch
trở về thất phải, do xung quanh tim là dịch ép
417
không cho tim nở ra nên thất phải phải nở về phía
thất trái làm giảm sự đổ đầy của thất trái, hậu quả
cuối cùng là giảm sự tống máu ngoại biên gây
giảm huyết áp. Mạch đảo không đặc hiệu trong
ép tim, nó có thể gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn,
nhồi máu thất phải, nhồi máu phổi hoặc hen phế
quản. Sẽ không thấy có mạch đảo trên bệnh nhân
có ép tim nhưng chức năng thất trái giảm nhiều
và có tăng áp lực tâm trương hoặc trong thông
liên nhĩ, hở chủ hay ép từng vùng tim.
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Siêu âm tim qua thành ngực: là phương pháp bắt
buộc phải thực hiện khi nghi ngờ có ép tim trên lâm
sàng. Nó sẽ giúp khẳng định chẩn đoán khi thấy có
nhiều dịch trong khoang màng tim.
a. Siêu âm hai bình diện cần phân biệt các trường
hợp có tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm và hạ
huyết áp như nhồi máu cơ tim thất phải, viêm co
thắt màng ngoài tim.
b. Các dấu hiệu của ép tim bao gồm:
• Có dịch ở trong khoang màng ngoài tim (biểu
hiện bằng các khoảng trống về siêu âm tim).
• Dấu hiệu ép nhĩ phải thì tâm trương thường
bắt đầu từ cuối tâm trương và thấy rõ nhất ở
mặt cắt cạnh ức trái trục ngang, dưới sườn và
4 buồng từ mỏm. Đây là dấu hiệu có độ nhạy
cao tuy nhiên độ đặc hiệu chỉ là 82% với giá
trị dự báo dương tính là 50%.
418
A B
Hình 23-2. Dấu hiệu ép thất phải (A) và ép nhĩ phải (B).
• Dấu hiệu ép thất phải thường quan sát thấy tại
thành trước thất phải và vùng phễu trong tư
thế nằm ngửa. Trục ngang và trục dọc cạnh
ức trái là hai mặt cắt thuận lợi nhất để quan
sát dấu hiệu này. Cần sử dụng siêu âm TM để
khẳng định dấu hiệu này. Dấu hiệu ép thất
phải đơn độc trên siêu âm có thể có trước
biểu hiện ép tim trên lâm sàng.
• Dấu hiệu ép nhĩ trái.
• Tăng kích thước thất phải và giảm kích thước
thất trái một cách bất thường khi bệnh nhân
hít vào sâu.
• Thay đổi theo nhịp thở của các dòng chảy qua
van nhĩ thất, tăng bất thường dòng chảy qua
van ba lá và giảm bất thường dòng chảy qua
van hai lá khi bệnh nhân hít vào sâu. Bình
thường khi hít vào dòng chảy qua van ba lá
không tăng quá 7%, còn dòng chảy qua van
hai lá không giảm quá 10%. Nếu khi hít vào,
sóng E qua van hai lá giảm hơn 25% thì rất
gợi ý có biểu hiện ép tim trên siêu âm.
419
Hình 23-3. Thay đổi theo hô hấp thì hít vào (INSP) và
thở ra (EXP) của phổ Doppler xung dòng chảy qua van
hai lá (phía trên) và van ba lá (phía dưới) ở bệnh nhân
TDMT ép tim.
• Giãn tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch chủ
dưới giãn hơn 50% khi bệnh nhân hít vào sâu
là dấu hiệu rất nhạy (97%) nhưng độ đặc hiệu
chỉ là 40% trong chẩn đoán ép tim.
• Thất trái giả phì đại.
2. Thông tim phải: quan trọng cho chẩn đoán và đề ra
hướng điều trị. Nó khẳng định chẩn đoán ép tim,
đánh giá sự cản trở huyết động và xác định cung
lượng tim, theo dõi sự tiến triển của huyêt động sau
khi đã được chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim.
a. Các dấu hiệu huyết động cần xác định là áp lực
nhĩ phải, áp lực mao mạch phổi bít, áp lực tâm
trương của động mạch phổi, áp lực giữa tâm
trương của thất phải, với chỉ số bình thường từ 10
đến 30mmHg. Trong khi thở ra áp lực mao mạch
phổi bít tăng nhẹ so với áp lực trong khoang
màng tim do hoạt động nở ra của thất trái. Khi
bệnh nhân hít vào áp lực mao mạch phổi bít sẽ
tăng dẫn đến chênh áp rất thấp, thậm chí là âm
giữa hệ thống tĩnh mạch phổi và thất trái.
420
b. Khi chọc hút dẫn lưu màng ngoài tim cần xác
định sự giảm của hầu hết các áp lực trong thông
tim (nhĩ phải, thất phải tâm trương, khoang màng
tim, áp lực mao mạch phổi bít và áp lực cuối tâm
trương của thất trái).
C. Điều trị
1. Nguyên lý chung. Khi đã có chẩn đoán ép tim thì ưu
tiên hàng đầu là cần phải hút dẫn lưu dịch màng
ngoài tim. Phương pháp có thể thực hiện là chọc hút
qua da với gây tê tại chỗ, phẫu thuật dẫn lưu (mở
khoang màng tim dưới xương ức, mở cửa sổ màng
tim và cắt màng tim gần toàn bộ), nong màng ngoài
tim qua da bằng bóng. Trong các trường hợp tràn
dịch màng ngoài tim sau mổ, phẫu thuật dẫn lưu
màng ngoài tim hay được chỉ định; các trường hợp
khác việc chọc hút qua da là phương pháp ưu tiên
được lựa chọn với bác sĩ có kinh nghiệm, theo dõi
huyết động liên tục và có siêu âm kiểm tra. Soi lồng
ngực dưới màn tăng sáng sẽ giúp hạn chế tối đa các
biến chứng của thủ thuật.
2. Điều trị nội khoa: Bao gồm bồi phụ đủ dịch, thuốc
nâng huyết áp nếu có tụt áp như Norepinephrine,
Dobutamine, tránh dùng các thuốc giãn mạch như
Nitroglycerine, Nitroprusside...
3. Điều trị chọc dẫn lưu qua da: Có thể thực hiện
nhanh chóng trong điều kiện cấp cứu, ít xâm lấn hơn
các phương pháp khác và chỉ cần sự chuẩn bị tối
thiểu. Biến chứng có thể gặp là chọc vào tim và các
mạch máu lớn, chọc vào phổi, phản ứng cường phế
vị... Có thể đặt dẫn lưu liên tục nhưng nên tránh
trong các trường hợp bề dày dịch ít hơn 1cm, dịch
khu trú hay có nhiều sợi fibrin dính chặt.
4. Nong màng ngoài tim bằng bóng qua da: Chỉ nên
áp dụng khi có nhiều kinh nghiệm và ở các bệnh
nhân ung thư gây tràn dịch màng ngoài tim. Bóng
421
nong có thể sử dụng là bóng ngoại biên như
Mansfield kích cỡ từ 18 đến 30mm hay bóng Inoue.
Sau khi nong có thể đặt dẫn lưu một thời gian để
hoàn toàn hết dịch trong khoang màng ngoài tim.
5. Phẫu thuật: Trong các trường hợp tràn dịch phức
tạp, sau mổ hay tái phát dịch thì có thể chỉ định phẫu
thuật dẫn lưu dịch màng ngoài tim.
a. Mổ dẫn lưu màng ngoài tim dưới xương ức. Có
thể thực hiện bằng gây tê tại chỗ. Kỹ thuật thực
hiện bằng cách mở một đường rạch nhỏ dưới
xương ức để nhìn thấy màng ngoài tim trực tiếp,
sau đó sẽ đưa ống dẫn lưu vào khoang màng tim.
b. Mở cửa sổ màng ngoài tim. Nhằm mục đích tạo
ra sự thông thương giữa khoang màng tim và
màng phổi trái. Kết quả ngay lập tức là làm giảm
bớt áp lực trong khoang màng tim, hơn nữa do
làm tăng diện tiếp xúc nên sẽ làm tăng sự hấp thu
dịch, từ đó tránh được hiện tượng tái phát tràn
dịch màng tim. Đường rạch thường ở vị trí của
ngực trái.
c. Cắt màng ngoài tim toàn bộ hay gần toàn bộ.
Phẫu tích màng ngoài tim ở vị trí sát tĩnh mạch
chủ dưới gần cơ hoành cho đến các mạch máu
lớn. Phẫu thuật này được lựa chọn trong các
trường hợp tràn dịch khu trú hay tràn dịch phối
hợp với co thắt màng ngoài tim.
Tài liệu tham khảo
1. Chetcuti S. Pericardial effusion. In: Marso SP, Griffin BP, Topol EJ,
eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott-
Raven, 2000.
2. Feigenbaum H. Pericardial disease. In:Feigenbaum H, ed.
Echocardiography, 5th ed. Baltimore: Williams & Wilkins, 1994.
3. Lorell BH, Grossman W. Profiles in constrictive pericarditis,
restrictive cardiomyopathy and cardiac tamponade in cardiac
catheterization. In: Bairn DS, Grossman W, eds. Angiography and
intervention, 5th ed. Baltimore: Williams & Wilkins, 1996:801-822.
422
4. Lorell BH. Pericardial diseases. In: Braunwald E, ed. Heart disease:
a textbook of cardiovascular medicine. 5th ed. Philadelphia: WB
Saunders, 1997:1478-1534.
5. Pericardial heart disease. Curr Probl Cardiol 1988 (Aug);22.
6. Riem A, Scalia G. The pericardium, restrictive cardiomyopathy, and
diastolic flinction. In: Topol EJ, ed. Textbook of cardiovascular
medicine. Philadenphia: LippincottRaven Publishers, 1998:639-707.
7. SanFillpo AJ, Weyman AE. Pericardial disease. In: Weyman AE,
ed. Principles and practice ofechocardiography, 2nd ed.
Philadelphia: Lea & Febiger, 1994:1102-1134.
423
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT
Viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của quá trình xơ
hoá làm dày lên và dính của màng ngoài tim, là hậu quả thứ phát
của quá trình viêm mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Lúc
này quả tim được một màng ngoài tim cố định cứng nhắc bao
bọc, làm hạn chế tim giãn ra trong thì tâm trương, tăng các áp
lực trong buồng tim và làm mất tương đồng giữa áp lực trong
các buồng tim và áp lực của lồng ngực. Sự tăng áp lực trong
buồng tim và giảm sự giãn thì tâm trương của tim làm hạn chế
sự đổ về của máu tĩnh mạch chủ và phổi, gây ra dấu hiệu của
suy tim ứ huyết của cả tim bên phải và bên trái. Rất nhiều các
trường hợp bị bỏ sót chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt vì
không được nghĩ đến nên đã dẫn tới hậu quả nặng nề cho bệnh
nhân.
I. Nguyên nhân
Các nguyên nhân hay gặp gây viêm màng ngoài tim co thắt
được liệt kê ở bảng dưới đây:
1. Không rõ nguyên nhân (idiopathy).
2. Nhiễm trùng: lao, vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh
trùng. Trong số đó lao vẫn là nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt.
3. Chấn thương (bao gồm cả phẫu thuật tim) trong đó
các trường hợp phẫu thuật tim có tràn máu màng tim
là yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm màng ngoài tim co
thắt sau này.
4. Sau chạy tia xạ điều trị. Đây là biến chứng muộn của
xạ trị liệu dẫn đến viêm co thắt màng ngoài tim,
nhiều khi vài năm sau.
5. Viêm nhiễm/rối loạn miễn dịch: thấp tim, lupus ban
đỏ, sarcoidose.
424
6. Bệnh ung thư: vú, phổi, hạch lympho, u sắc tố, u
trung biểu mô.
II. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Các dấu hiệu sớm của viêm màng ngoài tim co thắt
thường rất không đặc hiệu như xỉu, mệt, và giảm khả
năng gắng sức.
2. Dần dần sau đó bệnh nhân thường có các biểu hiện
của suy tim trái như khó thở khi gắng sức và khó thở
về đêm.
3. Giai đoạn nặng lên của bệnh sẽ thấy các dấu hiệu
giống như của suy tim phải như phù ngoại biên, căng
tức bụng và cổ chướng.
B. Triệu chứng thực thể
1. Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương
tính gặp ở gần như tất cả các bệnh nhân. Rất nhiều
các trường hợp có dấu hiệu mạch đảo của Kussmaul
(hít sâu vào lại làm giảm độ căng to của tĩnh mạch
cổ). Dấu hiệu này có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu
thấp do nó có thể gặp trong các trường hợp phì đại
thất phải và nhồi máu cơ tim thất phải. Nguyên nhân
của tất cả các hiện tượng này là do sự giãn nhanh của
tâm thất trong thời kỳ đầu tâm trương.
2. Khám tim: thường thấy tiếng tim mờ do màng ngoài
tim dày. Tiếng đóng van hai lá và ba lá gần như xuất
hiện ở cuối thì tâm trương, gây ra tiếng T1 rất nhẹ.
Đôi khi có thể nghe tiếng gõ của màng ngoài tim
ngay ở đầu tâm trương (60 đến 120 ms sau tiếng T2).
Tiếng này có nguồn gốc do sự giãn ra đột ngột của
tâm thất sau một giai đoạn bị màng tim cứng hạn chế
giãn. Cần phân biệt tiếng này với các tiếng tâm
trương sớm khác như tiếng T3, tiếng mở van hai lá.
Thông thường tiếng gõ màng ngoài tim có âm sắc
425
cao hơn và đến sớm hơn tiếng T3 và tiếng mở van hai
lá luôn luôn đi kèm với tiếng rung tâm trương.
3. Khám phổi thường thấy giảm rì rào phế nang ở hai
đáy phổi, nguyên nhân là do xung huyết phổi hay
tràn dịch nhẹ ở đáy màng phổi hai bên. Trong trường
hợp ứ trệ nhiều, có thể thấy phù phổi với các ran ẩm
xuất hiện.
4. Khám bụng nhằm phát hiện các dấu hiệu giống như
suy tim phải với gan to. Trong các trường hợp nặng
có thể dẫn đến xơ gan tim với bụng cổ chướng rõ.
5. Khám ngoại biên phát hiện phù hai chi dưới, sau đó
có thể dẫn đến phù toàn thân.
III. Các xét nghiệm chẩn đoán
Để khẳng định chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt thì
vẫn không có một xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn
vàng cả. Vì vậy, cần phải kết hợp giữa lâm sàng và các xét
nghiệm cận lâm sàng.
1. Điện tâm đồ: Kinh điển thấy có dấu hiệu điện thế
thấp lan tỏa. Sóng T thường dẹt, có thể thấy dấu hiệu
dày nhĩ trái và cũng hay gặp rung nhĩ phối hợp.
2. Chụp tim phổi:
a. Màng ngoài tim canxi hoá là dấu hiệu hay gặp
trên lâm sàng. dấu hiệu này thường thấy trên
phim chụp nghiêng và hay thấy ở vị trí của thất
phải và rãnh nhĩ thất.
b. Tràn dịch màng phổi cũng là dấu hiệu hay gặp.
c. Giãn nhĩ phải và nhĩ trái có thể thấy rõ ràng trên
phim chụp Xquang.
d. Phù phổi là dấu hiệu hiếm thấy trên phim.
3. Siêu âm tim: Là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn
đoán và theo dõi tràn dịch màng ngoài tim. Ngoài giá
trị chắc chắn trong chẩn đoán, siêu âm còn giúp cho
việc đặt dẫn lưu màng tim và đánh giá số lượng dịch
426
còn lại trong khoang màng tim. Tuy nhiên siêu âm
tim ít có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân của các
loại dịch màng tim khác nhau.
a. Siêu âm TM cần tìm các dấu hiệu sau:
• Thành tự do thất trái dẹt.
• Độ dày của màng ngoài tim thường tăng lên
và có thể thấy cả dấu hiệu vôi hoá của màng
ngoài tim (màng ngoài tim dầy và sáng hơn
so với bình thường). Tuy nhiên việc đo bề
dày màng ngoài tim một cách thật chính xác
bằng siêu âm TM nhiều khi cũng gặp khó
khăn. Lúc này các phương pháp chẩn đoán
hình ảnh khác có nhiều ưu điểm hơn như CT
Scanner, MRI, siêu âm thực quản.
• Van động mạch phổi mở sớm. Do tăng áp lực
cuối tâm trương của thất phải dẫn đến ảnh
hưởng tới áp lực động mạch phổi.
• Vận động nghịch thường của vách liên nhĩ
trong thì tâm thu.
b. Siêu âm 2D: còn có thể thấy thêm một số dấu
hiệu khác như:
• Vách liên thất nảy lên trong thì tâm trương:
thấy ở mặt cắt 4 buồng tim từ mỏm.
• Giãn tĩnh mạch chủ dưới.
• Giảm góc hợp giữa nhĩ trái và thất trái. Góc
này bị nhọn hơn so với bình thường do sự vận
động bất thường của tâm thất và tâm nhĩ.
c. Siêu âm Doppler: Siêu âm TM và 2D cho phép
gợi ý viêm màng ngoài tim co thắt. Tuy nhiên các
dấu hiệu vừa nêu chỉ có độ nhạy và độ đặc hiệu
thấp. Trong khi đó siêu âm Doppler là phương
pháp cho phép đánh giá tốt nhất chức năng tâm
trương của tâm thất. Cụ thể là:
• Sự thay đổi theo hô hấp của dòng chảy qua
van hai lá và van ba lá. Khi bệnh nhân hít vào
427
sâu, áp lực trong lồng ngực giảm, áp lực này
kéo theo áp lực trong tĩnh mạch phổi giảm
nhưng không làm thay đổi áp lực thất trái.
Chính do nguyên nhân này nên trong giai
đoạn hít vào, tốc độ dòng chảy qua van hai lá
tăng lên còn tốc độ dòng chảy qua van ba lá
giảm đi: Tốc độ sóng E qua van hai lá tăng
lên khoảng 33%, còn tốc độ qua van ba lá lại
giảm đi.
• Dòng chảy trong tĩnh mạch phổi giảm trong
giai đoạn thở ra.
• Có sự thay đổi theo hô hấp của dòng chảy
trong tĩnh mạch gan.
A B
1 2 3 1 2 3
C D
Hình 24-1. Thay đổi theo hô hấp của dòng chảy qua van hai lá (A),
qua van ba lá (B), trong tĩnh mạch phổi (C), trong tĩnh mạch trên gan
(D): lúc ngừng thở (trên), khi hít vào (giữa) và khi thở ra (dưới), ở
người bình thường (1), bệnh nhân VMNT co thắt (2) và bệnh cơ tim
hạn chế (3).
428
4. Thông tim: Đây là phương pháp quan trọng để chẩn
đoán phân biệt viêm co thắt màng ngoài tim và bệnh
cơ tim hạn chế.
a. Áp lực tâm nhĩ: sóng nhĩ sẽ có dạng chữ "W", do
sóng a chiếm ưu thế.
b. Áp lực tâm thất:
• Áp lực thất có biểu hiện "bổ nhào-cao
nguyên" (dip-plateau), là một dấu hiệu kinh
điển của viêm màng ngoài tim co thắt.
Hình 24-2. Dấu hiệu "bổ nhào cao nguyên" biểu hiện rõ
hơn sau một nhát bóp ngoại tâm thu.
• Áp lực cuối tâm trương của hai tâm thất
không chỉ tăng cao mà còn cân bằng giữa thất
trái và thất phải, chênh áp cuối tâm trương
giữa hai thất nhỏ hơn 5mmHg với áp lực cuối
tâm trương thất phải lớn hơn 1/3 áp lực tâm
429
thu của thất phải. Đây chính là dấu hiệu kinh
điển để chẩn đoán phân biệt giữa viêm màng
ngoài tim co thắt và bệnh cơ tim hạn chế.
IV. Điều trị
A. Điều trị nội khoa
Các bệnh nhân ở giai đoạn đầu với mức độ khó thở
NYHA 1 có thể điều trị nội khoa bảo tồn bằng lợi tiểu và
chế độ ăn hạn chế muối. Ngoài ra điều trị nội khoa cũng
được chỉ định ở các bệnh nhân quá nặng không còn chỉ
định mổ hay không chấp nhận nguy cơ của cuộc mổ.
B. Điều trị phẫu thuật
1. Phẫu thuật cắt màng ngoài tim là phẫu thuật được
lựa chọn. Hơn 90% có cải thiện triệu chứng đáng kể
sau phẫu thuật.
2. Tỷ lệ tử vong trong và ngay sau mổ tương đối cao (5
đến 20%) là một yếu tố cần thận trọng cân nhắc.
Cũng chính vì nguyên nhân này các phẫu thuật viên
thường quyết định mổ sớm cho các bệnh nhân chứ
không đợi đến khi thể trạng bệnh nhân đã bị suy sụp
do bệnh diễn biến kéo dài.
Tài liệu tham khảo
1. Brockington GM, Zebede J, Pandian NG. Constrictive pericarditis.
In: Shabetaj R, ed. Diseases of the pericardium. Cardiol Clin
1990;8(4):6454561.
2. Fewler N. Constrictive pericarditis: its history and current status.
Clin Cardiol 1995;18:841-B50.
3. Klein AL, et at. Differentiation of constrictive pericarditis from
restrictive cardiomyopathy by Doppler transesophageal
echocardiographic measurements of respiratory variations in
pulmonary venous flows. J Am Coll Cardiol 1993;22:1935-1943.
4. Klein AL, Cohen GI. Doppler echocardiographic assessment of
constrictive pericarditis, cardiac amyloidosis, and cardiac
tamponade. Cleveland Clin J Med 1992;59:27&290.
5. Oh J, et at. Diagnostic role of Doppler echocardiography in
constrictive pericarditis. J Am Coll Cardiol 1994;23:154-162.
430
6. Braunwald E, Lorell BH. Pericardial diseases. In: Braunwald E, ed.
Heart disease: a textbook of cardiovascular medicine, 5th ed.
Philadelphia: WBSaunders, 1997:1496-1505.
7. Feigenbaum H. Pericardial disease-constrictive pericarditis. In:
Feigenbaum H, ed. Echocardiography. Baltimore: Williams &
Wilkins, 1994:577-583.
8. Grossman W, Lorell BH. Profiles in constrictive pericarditis,
restrictive cardiomyopathy, and cardiac tamponade. In: Balm DS,
Grossman W, eds. Cardiac catheterization, angiography, and
intervention. Baltimore: Williams & Wilkins, 1996:801-821.
9. Topol EJ, Klein AL, Scalia GM. Diseases of the pericardium,
restrictive cardiomyopathy, and diastolic dysfunction. In: Topol EJ,
ed. Comprehensive cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven Publishers, 1998:669-733.
10. Reginelli JP, Grady TA. Constrictive pericarditis. In: Marso SP,
Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine.
Philadelphia: Lippincott-Raven, 2000.
431
TÂM PHẾ MẠN
Tâm phế mạn (chronic cor pulmonale) là một thuật ngữ
mô tả các ảnh hưởng của rối loạn chức năng phổi lên tim phải.
Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) là cầu nối giữa rối loạn
chức năng phổi và tim phải trong tâm phế mạn (TPM). Do các
rối loạn chức năng phổi dẫn đến TAĐMP nên TPM là một dạng
bệnh tim thứ phát, như là một biểu hiện muộn của nhiều bệnh
phổi và trong từng trường hợp bệnh cụ thể thì tăng hậu gánh thất
phải là biểu hiện chung nhất. Tuỳ theo mức độ và thời gian bị
mà TAĐMP sẽ dẫn đến giãn thất phải và có hoặc không có phì
đại thất phải. Suy tim phải không phải là yếu tố cần thiết để chẩn
đoán TPM, nhưng suy tim phải là biểu hiện phổ biến của bệnh.
Các dấu hiệu lâm sàng của TPM thay đổi theo cung lượng tim,
cân bằng nước điện giải và trong hầu hết các trường hợp là sự
thay đổi trao đổi khí ở phổi.
Rối loạn chức năng tim phải thứ phát sau suy tim trái, các
bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh đều không nằm trong định
nghĩa của TPM. Tĩnh mạch phổi bị nghẽn hẹp là một nguyên
nhân của TPM. Bệnh tĩnh mạch phổi tắc nghẽn thường được
xem là nằm trong bệnh cảnh TAĐMP nguyên phát.
I. Nguyên nhân
Giãn phế nang và viêm phế quản mạn tính là nguyên nhân
của hơn 50% các trường hợp tâm phế mạn ở Hoa Kỳ. Tần xuất
của TPM rất khó xác định vì TPM không phải xảy ra ở tất cả các
trường hợp bị bệnh phổi mạn tính. Hơn nữa, các thăm khám
thực thể và xét nghiệm thường qui thì thường khó xác định được
TAĐMP. Tần xuất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Hoa Kỳ
khoảng 15 triệu người, là nguyên nhân trực tiếp của 70.000 ca tử
vong mỗi năm và góp phần gây tử vong ở 160.000 trường hợp
khác. TPM chiếm từ 5-10% bệnh tim thực tổn. Trong một
nghiên cứu người ta thấy TPM là nguyên nhân của 20 đến 30%
các trường hợp nhập viện.
432
TPM thường gặp nhất ở những người đàn ông hút thuốc
lá, tuy nhiên tỷ lệ này ở phụ nữ cũng đang tăng lên, do phụ nữ
hút thuốc ngày càng nhiều.
Bảng 25-1. Các nguyên nhân của TPM phân loại theo cơ
chế tăng áp động mạch phổi.
1. Co mạch do giảm ôxy máu:
a. Viêm phế quản mạn và khí phế thũng, xơ nang phổi.
b. Giảm thông khí phổi mạn.
• Béo phì.
• Khó thở khi ngủ.
• Bệnh thần kinh cơ.
• Rối loạn chức năng thành ngực.
c. Bệnh ốm yếu mạn tính vùng núi (bệnh Monge).
2. Tắc nghẽn hệ thống mạch máu phổi:
a. Thuyên tắc động mạch phổi, nhiễm trứng ký sinh trùng,
tắc nghẽn mạch máu phổi do u.
b. Tăng áp động mạch phổi nguyên phát.
c. Bệnh tắc tĩnh mạch phổi / Giãn mao mạch phổi.
d. Bệnh hồng cầu hình liềm / Tắc nghẽn tuỷ.
e. Viêm trung thất xơ hoá, u trung thất.
f. Viêm mạch máu phổi do bệnh hệ thống:
• Bệnh collagen mạch.
• Bệnh phổi do thuốc.
• Viêm hoại tử và nút động mạch.
3. Bệnh nhu mô phổi có mất diện tích tưới máu:
a. Trμn khÝ h×nh bäng, bÖnh thiÕu anpha1 antiproteinase.
b. Gi·n phÕ qu¶n lan to¶, x¬ nang phæi.
c. BÖnh m« kÏ lan to¶.
• BÖnh bôi phæi.
• Sarcoid, bÖnh x¬ phæi tù ph¸t, chøng m« bμo huyÕt X.
• Lao phæi, nhiÔm trïng nÊm m¹n tÝnh.
• Héi chøng suy gi¶m h« hÊp ë ng−êi lín.
• BÖnh collagen m¹ch m¸u (bÖnh phæi tù miÔn).
• Viªm phæi qu¸ mÉn c¶m.
433
Từ năm 1950 - 1964 tại khoa nội bệnh viện Bạch Mai có
200 trường hợp tâm phế mạn (Đặng Văn Chung). Bệnh TPM
chiếm 7% bệnh phổi tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai (Chu
Văn Ý - 1986).
A. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
1. Các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) gây ra
TPM qua một vài cơ chế có tác động qua lại bao
gồm: giảm thông khí phổi, giảm ôxy máu do tỷ lệ
thông khí/tưới máu (V/Q) không tương ứng nhau, và
giảm diện tích bề mặt được tưới máu.
a. Bệnh nhân với giảm ôxy máu và giảm thông khí
phế nang là chính thường có chứng đa hồng cầu,
phù, và sớm có biểu hiện TPM, "TPM xanh".
b. Bệnh nhân với triệu chứng chính là khó thở khi
gắng sức thường có giảm thông khí ít hơn và
giảm ôxy máu lúc nghỉ ít hơn vì vậy thường có
biểu hiện TPM muộn hơn, "TPM hồng".
2. Một vài sự khác biệt giữa TPM xanh và TPM hồng
có thể liên quan đến cách thức thông khí phổi. Bệnh
nhân có thông khí phổi thấp có vẻ thích ứng với loại
TPM xanh, trong khi loại TPM hồng vẫn giữ được
pH và nồng độ khí máu động mạch bình thường. Một
giả thiết khác là những người bị TPM xanh thường
do viêm phế quản và nhóm TPM hồng thường do
giãn phế nang đơn thuần hơn.
3. Khám thực thể ở tất cả các thể BPTNMT đều thấy
tăng đường kính lồng ngực, cơ hoành hạ thấp, gõ
vang, rì rào phế nang giảm với âm thở khò khè ở thì
thở ra, tiếng tim nghe mờ, tĩnh mạch cổ nổi trong thì
thở ra và gan to. Gan to và phù ở chân là dấu hiệu ứ
đọng dịch và suy tim phải.
4. Xquang lồng ngực có thể thấy các đặc điểm của khí
phế thũng như hai trường phổi sáng, tăng đường kính
trước sau của lồng ngực và các cơ hoành nằm phẳng
434
ngang. Trong một vài trường hợp có thể thấy huyết
phế quản đậm và hình phế quản có khí chứng tỏ
đường hô hấp dày hoặc bị viêm.
5. Thăm dò chức năng phổi cho thấy tăng thể tích cặn
(RV) và dung tích phổi toàn phần (TLC); giảm mạnh
dung tích sống (VC) và khá giảm các tỷ lệ lưu lượng
thở ra (FEV1, FEF).
6. Xét nghiệm về khí máu động mạch thường là bình
thường ở những trường hợp bệnh nhẹ và đối với
những trường hợp nặng thì PaO2 giảm, PaCO2 tăng
và pH giảm. Các bệnh nhân TPM thường có PaO2
thấp dưới 55 mmHg. Tỷ lệ V/Q không tương xứng và
giảm thông khí phế nang, cả hai góp phần làm giảm
ôxy máu. PaO2 lúc nghỉ khoảng 45 mmHg chứng tỏ
giảm thông khí phế nang rõ.
7. Hen là một dạng BPTNMT nhưng hiếm khi dẫn đến
TPM, có lẽ do hen thường chỉ là bệnh tắc nghẽn
đường hô hấp từng lúc.
8. TPM trong BPTNMT có liên quan đến mức độ nặng
của rối loạn chức năng phổi và TAĐMP là biểu hiện
của bệnh. Hạn chế khả năng gắng sức trong
BPTNMT thường do hạn chế khả năng thông khí
phổi mà không liên quan đến dự trữ tim mặc dù các
bệnh nhân ngồi nhiều là tư thế làm giảm khả năng
gắng sức. Không có một thăm dò đơn độc nào về
phổi như đo các dung tích và thể tích chức năng của
phổi, khả năng khuyếch tán CO (DL CO), các nồng
độ khí máu hay Xquang phổi là có giá trị dự báo
nhiều về TPM vì những bất thường như giảm diện
tích bề mặt trao đổi khí và co mạch do giảm ôxy tổ
chức xảy ra độc lập với áp lực động mạch phổi.
B. Bệnh mô kẽ phổi lan toả
1. Bệnh nhân thường khó thở, thở nhanh, không có khả
năng gắng sức và đôi khi có ngón tay, chân hình dùi
435
trống. Nghe phổi thường có ran ẩm, ran nổ và có thể
nghe thấy cả trong thì hít vào.
2. Phim Xquang phổi thường có các tổn thương như
mạng phế huyết quản đậm, tổn thương dạng lưới-nốt
hoặc xơ hoá lan toả. Các dấu hiệu này không phải lúc
nào cũng có mà sự xuất hiện liên quan chặt chẽ với
các tổn thương sinh lý phổi. Trong một số bệnh như
viêm phổi kẽ bóc vảy, chúng ta có thể thấy hình phế
nang đầy cùng với hình phế quản đầy khí.
3. Sinh thiết phổi là cần thiết để xác định nguyên nhân
chính xác của bệnh, nhưng không phải lúc nào sinh
thiết cũng đem lại kết quả đúng. Sinh thiết phổi qua
phế quản có thể chẩn đoán được một số bệnh mô kẽ
phổi như bệnh sacoide và rửa phế quản phế nang có
thể đưa ra chẩn đoán trong nhiều trường hợp.
4. Các xét nghiệm chức năng phổi cho thấy tình trạng
tắc nghẽn phổi với giảm dung tích phổi, giảm độ đàn
hồi phổi và giảm khả năng khuyếch tán khí ở các
đường thở không tắc nghẽn. Dung tích sống giảm, và
tỷ lệ thể tích thở ra tối đa trong một giây với dung
tích sống tối đa thường dưới 80%. Lúc đầu, PaO2
giảm khi gắng sức nhưng vẫn giữ được mức bình
thường lúc nghỉ bằng cách tăng thông khí. Khi bệnh
tiến triển nặng hơn, PaO2 sẽ thấp trong cả lúc nghỉ.
5. Tiến triển và tiên lượng bệnh mô kẽ phổi phụ thuộc
vào căn nguyên bệnh và nhiều yếu tố khác của bệnh.
Biểu hiện của TPM trong các bệnh mô kẽ phổi
thường là các rối loạn chức năng phổi ở mức độ nặng
hơn, có lẽ có liên quan đến mạch máu (như lupus ban
đỏ hệ thống) và TPM cũng có thể không xảy ra ngay
cả khi bệnh ở giai đoạn cuối.
436
C. Các hội chứng giảm thông khí
1. Một số dị tật (như gù vẹo cột sống) có thể làm suy
giảm và hạn chế thông khí phổi dẫn đến giảm thông
khí chung của phế nang và giảm ôxy phế nang.
2. Béo phì nhiều có thể có thông khí phổi kém, tím, đa
hồng cầu và buồn ngủ (không có sự thắt nghẹt phổi)
thường được gọi là Hội chứng Pickwick. Bệnh nhân
buồn ngủ ngày, đau đầu vào buổi sáng, rối loạn về
nhân cách cá nhân và có những giai đoạn khó thở
trong khi ngủ kết hợp với mất ngủ, ngáy to, giảm ôxy
máu và tăng CO2 máu do tắc nghẽn đường hô hấp
trên (do lưỡi, a-mi-đan to hoặc sập thành khí quản).
3. Một số bất thường về não như bất thường Arnold -
Chiari cũng có thể làm suy giảm trung tâm hô hấp và
giảm thông khí phổi nguyên phát. Các bệnh thần
kinh cơ như hội chứng sau viêm tuỷ xám, hội chứng
Guillain-Barre mạn tính có thể dẫn đến TPM và suy
tim phải.
4. Chẩn đoán giảm thông khí được xác định qua phân
tích khí máu, đáp ứng thông khí giảm sau thử nghiệm
hít CO2, các thăm dò về giảm thông khí phổi hoặc
các thăm dò về giấc ngủ. Rối loạn thông khí trong
khi ngủ là một biểu hiện khá thường gặp ở nhiều hội
chứng giảm thông khí.
5. Trong tất cả các trường hợp giảm thông khí, nguyên
nhân chính làm tăng áp lực động mạch phổi là co
mạch do giảm ôxy tổ chức, một đáp ứng của các tiểu
động mạch phổi đối với giảm ôxy phế nang. Tình
trạng toan hô hấp, đi kèm với giảm thông khí, có thể
làm tăng đáp ứng co mạch đối với giảm ôxy tổ chức.
D. Các bệnh mạch máu phổi
1. Tâm phế mạn là hậu quả của một vài bệnh mạch máu
phổi. Tăng áp động mạch phổi tiên phát và thuyên
tắc động mạch phổi là những bệnh cảnh hay gặp.
437
2. Bệnh tế bào hình liềm, do có hemoglobin SS hoặc
SC, có thể gây ra tâm phế mạn sau một thời gian dài
bị nhồi máu phổi nhỏ, khu trú vì thuyên tắc động
mạch phổi do mỡ hay huyết khối.
3. Tắc tĩnh mạch phổi là bệnh hiếm gặp, thường có tăng
áp động mạch phổi và thâm nhiễm phổi nhiều nơi,
đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc giảm miễn dịch.
4. Xơ gan thường có kèm với giãn các mạch máu phổi.
5. Nhiễm HIV cũng là nguyên nhân gây bệnh mạch
máu phổi, giống với TAĐMP tiên phát.
6. Bệnh collagen mạch máu có thể dẫn đến TPM do
viêm mạch tiên phát cũng như do xơ hoá tổ chức kẽ
lan toả. Bệnh xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống và
viêm khớp dạng thấp là các bệnh collagen mạch máu
thường gây ra viêm tiểu động mạch phổi nhất. Bệnh
nhân bị lupus ban đỏ hệ thống hoặc bị viêm khớp
dạng thấp thường có bệnh phổi kẽ tiên phát.
II. Sinh lý bệnh
Động mạch phổi có lưu lượng cao, áp lực dòng chảy thấp,
sức cản mạch máu thấp với chức năng cung cấp máu cho trao
đổi khí và có 3 đặc điểm: (1) thành mỏng với trương lực cơ lúc
nghỉ thấp, (2) ở người lớn, lúc nghỉ có sự điều chỉnh nhỏ vận
mạch phổi nhờ hệ thông thần kinh tự động, (3) có nhiều tiểu
động mạch và mao mạch phế nang không tham gia vận chuyển
máu lúc nghỉ và có thể hoạt động lại khi cần thiết để mở rộng
mạng lưới mao mạch phổi và nhờ vậy làm giảm sức cản mạch
máu phổi. Bình thường, áp lực động mạch phổi trung bình
khoảng 12 - 17 mmHg, khi áp lực động mạch phổi lúc nghỉ lớn
hơn 20 mmHg thì cần phải nghĩ tới có tăng áp động mạch phổi.
Sức cản của hệ mạch máu phổi tăng và TAĐMP là những cơ chế
bệnh sinh chính trong tất cả các trường hợp TPM.
A. Cơ chế tăng áp động mạch phổi
1. Suy hô hấp từng phần gây thiếu ôxy máu, thiếu ôxy
tổ chức, làm co thắt các tiểu động mạch phổi và từ đó
dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi. Nguyên nhân
quan trọng nhất gây co các tiểu động mạch phổi là
thiếu ôxy ở các phế nang. Cơ chế co mạch do thiếu
ôxy tổ chức còn chưa được rõ. Người ta cho là có
438
thể có một vài hoạt chất trung gian được phóng thích
từ các tế bào hiệu ứng và làm co mạch hoặc hiện
tượng co mạch là một đáp ứng trực tiếp của các cơ
trơn mạch máu phổi đối với tình trạng giảm ôxy tổ
chức.
2. Mức độ co mạch do giảm ôxy tổ chức phụ thuộc chủ
yếu vào PaO2 phế nang và khi PaO2 phế nang < 55
mmHg thì áp lực động mạch phổi tăng rất nhanh. Khi
áp lực động mạch phổi lớn hơn 40 mmHg thì độ bão
hoà ôxy động mạch có thể thấp hơn 75%.
3. Suy hô hấp toàn bộ sẽ làm ứ trệ CO2 và gây toan hô
hấp. Toan máu làm co thắt các tĩnh mạch phổi và
phối hợp với co thắt tiểu động mạch phổi do thiếu
ôxy tổ chức sẽ làm tăng áp lực động mạch phổi.
Áp lực
ĐMP
tăng
Suy hô hấp
Suy hô hấp từng phần
Thiếu ôxy máu
Thiếu ôxy tổ chức
Co thắt tiểu động mạch phổi
Tăng CO2
Toan máu
Co thắt tiểu tĩnh mạch
ổ
Tăng áp động mạch phổi
Phì đại thất phải
Suy tim phải
Suy hô hấp từng phần
439
Hình 25-1. Sơ đồ về cơ chế tăng áp lực động mạch phổi và suy
tim phải trong TPM.
4. Một số cơ chế khác làm tăng áp lực động mạch phổi
như tăng lưu lượng tim do tăng chuyển hoá, hoạt
động gắng sức, nhiễm khuẩn phổi cấp tính...; Tăng
độ quánh của máu: đa hồng cầu thứ phát; Nhịp tim
nhanh do thiếu ôxy hoặc do suy tim...
B. Cơ chế gây suy tim: Tăng áp lực động mạch phổi là trở
lực chính làm tăng công của tim phải. Tình trạng thiếu
ôxy, tăng thể tích, tăng cung lượng tim cũng góp phần
làm tăng công của tim. Tăng công của tim kéo dài làm
phì đại thất phải, sau đó giãn thất phải và cuối cùng là
suy tim phải.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Biểu hiện lâm sàng của tâm phế mạn thường bị che
dấu bởi các triệu chứng của bệnh phổi thực thể đã có
sẵn. Cần phải xác định loại bệnh và mức độ nặng của
các bệnh phổi sau đó mới xem xét bệnh nhân có bị
tâm phế mạn không.
2. Bệnh nhân có thể có những đợt phù chân, đau ngực
không điển hình, khó thở khi gắng sức, tím ở ngoại
vi liên quan đến gắng sức.
a. Đau ngực có thể do lồng ngực bị căng phồng
(đau cơ xương) hoặc có thể liên quan đến thiếu
máu cơ tim thất phải.
b. Ho và cảm giác dễ bị mệt mỏi là các triệu chứng
phổ biến.
c. Một số bệnh nhân có biểu hiện giảm thông khí
ban đêm, khó thở khi ngủ và có thể có thay đổi
nhân cách cá nhân, tăng huyết áp nhẹ và đau đầu.
d. Thở ngắn là triệu chứng luôn có ở các bệnh nhân
tâm phế mạn. Cần phải xem xét mức độ hoạt
440
động nào làm cho bệnh nhân khó thở vì bệnh
nhân thường giảm hoạt động để tránh khó thở.
e. Đôi khi có đau tức ở vùng bụng do ứ máu ở gan.
B. Triệu chứng thực thể
1. Hai phổi căng phồng có tính chất mạn tính nên lồng
ngực thường biến dạng "hình thùng" và gõ ở vùng
ngực hai bên đều thấy rất vang. Tiếng tim thường hơi
mờ do hiện tượng giãn phế nang của phổi.
2. Các dấu hiệu sớm nhất là các dấu hiệu có liên quan
đến tăng áp lực động mạch phổi kéo dài.
a. Dấu hiệu nhạy nhất của tăng áp động mạch phổi
là thành phần phổi của tiếng T2 vang mạnh, có
thể nghe được ở vị trí ổ van động mạch phổi và ở
vùng thất phải trên xương ức.
b. Khi áp lực động mạch phổi tăng rất cao, có thể có
tiếng thổi tâm trương ở ổ van động mạch phổi và
tiếng thổi tâm thu ở ổ van ba lá do hở phổi và hở
van ba lá, đồng thời cũng có thể nghe thấy tiếng
tống máu tâm thu và tiếng ngựa phi T3 thất phải.
3. Khi đã có suy tim phải bệnh nhân thường có tim to,
tĩnh mạch cổ nổi, gan to và phù ở ngoại biên. Dấu
hiệu tĩnh mạch cổ nổi cả trong thì hít vào và thở ra là
dấu hiệu chỉ điểm chắc chắn có suy tim phải. Trong
các trường hợp suy tim phải nặng, bệnh nhân có thể
có phù toàn thân và tràn dịch cả màng phổi, màng
tim, cổ chướng...
4. Các đầu chi có thể ấm do giãn mạch ngoại biên vì
tăng CO2 máu; hoặc cũng có thể tím do lưu lượng
máu thấp hoặc giảm ôxy máu.
5. Những bệnh nhân có TPM lâu có thể bị tím đen như
người đen, mắt lồi và đỏ do tăng sinh của các mạch
máu màng tiếp hợp trông như mắt ếch và thường có
ngón tay, ngón chân dùi trống.
441
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tâm đồ
1. Điện tâm đồ của bệnh nhân TPM bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như áp lực động mạch phổi, sự quay và
thay đổi vị trí của tim do hai phổi căng phồng, thay
đổi khí máu động mạch, thiếu máu cơ tim và các rối
loạn chuyển hoá. Vì vậy giá trị của điện tâm đồ trong
chẩn đoán bệnh tâm phế mạn còn phụ thuộc vào bệnh
phổi nền và các biến chứng của nó.
2. Hình thái phì đại thất phải thường gặp ở những
trường hợp có tắc hẹp hệ mạch máu phổi. Hai phần
ba bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có phì
đại thất phải khi mổ tử thi nhưng trên điện tâm đồ lại
không có hình ảnh của thất phải phì đại. Khi không
có hình ảnh phì đại thất phải điển hình thì việc chẩn
đoán phải dựa vào một loạt các dấu hiệu điện tâm đồ
như rS ở V5, V6; qR ở aVR; và P "phế". Sóng P cao
nhọn ở DII và aVF chứng tỏ dày nhĩ phải. Bloc
nhánh phải gặp ở 15% bệnh nhân TPM.
442
Hình 25-2. Điện tâm đồ của một bệnh nhân bị TPM.
3. Rối loạn nhịp không phải luôn có ở bệnh nhân TPM
không biến chứng, nhưng khi có rối loạn nhịp thì hầu
như là rối loạn nhịp trên thất và chứng tỏ có bất
thường về khí máu, hạ kali máu hoặc dùng quá liều
các thuốc như Digitalis, Theophyllin và các thuốc
kích thích β giao cảm. Cơn tim nhanh nhĩ đa ổ
thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và điều trị tốt nhất là kiểm soát bệnh phổi nền
hơn là dùng các thuốc chống loạn nhịp. Bệnh nhân
TPM khi đã rối loạn nhịp thất thường có tiên lượng
xấu và tỷ lệ tử vong cao.
B. Xquang tim phổi
1. Phần lớn các bệnh gây ra TPM đều có hình ảnh hai
trường phổi sáng hơn bình thường trên phim Xquang
lồng ngực và vì vậy việc chẩn đoán tăng áp động
mạch phổi trên phim sẽ gặp khó khăn hơn.
2. Thất phải giãn có thể khó xác định được với bóng
tim trên phim thường nằm thẳng đứng do khí phế
thũng và so sánh với các phim cũ có thể giúp ích cho
việc chẩn đoán. Hầu hết bệnh nhân TPM đều có thất
phải và động mạch phổi giãn to, nhưng tăng áp động
mạch phổi thường có trước giãn thất phải.
3. Một chỉ điểm về tăng áp động mạch phổi là đo đường
kính của động mạch phổi phải và trái. Động mạch
phổi phải giãn khi có đường kính ngang > 16mm và
đối với động mạch phổi trái là > 18mm. Dấu hiệu
này gặp ở 43 - 46% bệnh nhân đã biết có tăng áp
động mạch phổi, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu thật
sự của phép đo này vẫn chưa được xác định.
C. Siêu âm tim: rất hữu ích ở bệnh nhân bị TPM.
1. Siêu âm tim kiểu TM cho phép xác định thất phải
giãn và cũng có thể xác định được tăng áp động
443
mạch phổi qua hình thái vận động của van động
mạch phổi (mất sóng a).
2. Siêu âm tim 2 bình diện có thể nhìn thấy được toàn
bộ buồng thất phải, đo được độ dày thành thất cũng
như xác định được những thay đổi của vách liên thất
do phì đại thất phải. Vì thất phải có hình dạng không
đối xứng nên việc đo thể tích thất phải rất khó. Tăng
gánh áp lực thất phải thường được xác định bằng phì
đại thành trước thất phải và buồng thất phải giãn.
Trường hợp TPM nặng có thể thấy phì đại vách liên
thất và di động nghịch thường của vách vào thất trái.
Tăng gánh thể tích thất phải thường làm giãn buồng
thất và có vách liên thất di động nghịch thường.
3. Siêu âm Doppler tim: là phương pháp thăm dò
huyết động không chảy máu tiện dụng để xác định
tăng áp động mạch phổi và cung lượng tim. Phương
pháp này khá chuẩn xác khi áp lực động mạch phổi >
30mmHg và kém chuẩn xác hơn đối với áp lực động
mạch phổi thấp hơn mức này. Siêu âm Doppler cũng
hữu ích để theo dõi hiệu quả lâu dài của một trị liệu
bằng thuốc.
D. Thông tim phải
1. Thông tim phải chỉ có giá trị để xác định áp lực
động mạch phổi, áp lực động mạch phổi bít và cung
lượng tim. Bệnh nhân TPM có áp lực động mạch
phổi trung bình cao hơn nhiều so với áp lực động
mạch phổi bít, không giống với suy tim trái hay hẹp
van hai lá chỉ có sự chênh lệch nhỏ giữa áp lực động
mạch phổi trung bình và áp lực phổi bít.
2. Áp lực động mạch phổi trung bình rất cao trong
các trường hợp bệnh mạch máu phổi tắc nghẽn
nhưng chỉ tăng nhẹ ở các bệnh mô phổi kẽ. Trong
giai đoạn đầu của bệnh TPM, áp lực động mạch phổi
444
chỉ từ 25 - 30mmHg và khi đã có suy tim phải
thường tăng trên 40mmHg.
E. Khí máu động mạch
1. Giai đoạn đầu: suy hô hấp từng phần, áp suất ôxy
máu động mạch (PaO2) thường giảm, nhất là khi
gắng sức; áp suất CO2 động mạch (PaCO2) không
tăng, có khi còn giảm do tăng thông khí; độ bão hoà
ôxy máu động mạch (SaO2) giảm nhẹ; pH máu còn
bình thường.
2. Giai đoạn suy hô hấp toàn bộ: PaO2 giảm nhiều <
70mmHg; PaCO2 tăng cao 50 - 80mmHg; SaO2 giảm
<75%; pH giảm dưới 7,2.
F. Công thức máu: thường thấy biểu hiện của đa hồng cầu
và tăng hematocrit.
V. Chẩn đoán
A. Chẩn đoán xác định TPM dựa vào:
1. Tiền sử mắc bệnh phổi mạn tính hoặc bệnh của hệ
thống cơ xương ở lồng ngực.
2. Hội chứng suy tim phải.
3. Điện tâm đồ: P phế, dày thất phải, tăng gánh thất
phải.
4. Phim Xquang lồng ngực: bóng tim to, cung động
mạch phổi nổi, các động mạch phổi phải, trái giãn.
5. Thăm dò huyết động (siêu âm tim hoặc thông tim
phải): áp lực động mạch phổi tăng.
B. Chẩn đoán phân biệt
1. Suy tim toàn bộ do bệnh van tim mắc phải (hẹp van
hai lá), bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim.
2. Suy tim do suy vành, nhồi máu cơ tim : cơn đau thắt
ngực điển hình, biến đổi đoạn ST -T và các men tim
tăng.
445
3. Hội chứng Pick: Viêm màng ngoài tim co thắt.
4. Tim người già: người lớn tuổi, không có tiền sử bị
bệnh phổi mạn tính.
C. Chẩn đoán giai đoạn
1. Giai đoạn sớm: Chỉ có bệnh phổi mạn tính với
những đợt suy hô hấp kịch phát, chưa có tăng áp
động mạch phổi, cần phát hiện sớm để đề phòng.
2. Giai đoạn tăng áp động mạch phổi: Thường lâm
sàng không thể phát hiện được, thăm dò bằng thông
tim phải hoặc siêu âm Doppler tim thì có tăng áp
động mạch phổi, có thể điều trị tốt và trở về ổn định.
3. Giai đoạn suy tim phải còn hồi phục: có biểu hiện
tăng áp động mạch phổi và suy tim phải, điều trị có
kết quả.
4. Giai đoạn suy tim phải không hồi phục: điều trị
không có kết quả.
VI. Tiến triển và tiên lượng
Bệnh phổi mạn tính tiến triển từ từ, chậm chạp, dần làm
tổn thương đến chức năng hô hấp của phổi dẫn đến suy giảm
chức năng phổi từng phần, rồi suy giảm chức năng phổi toàn bộ
và cuối cùng là tăng áp động mạch phổi, rồi suy tim phải.
Sự tiến triển của bệnh phụ thuộc vào người bệnh có được
phát hiện bệnh sớm, được điều trị và theo dõi thường xuyên hay
không. Nhìn chung, những bệnh phổi mạn tính gây suy tim phải
có tiến triển nhanh nếu những đợt kịch phát xảy ra nhiều lần.
Ngược lại, khi bệnh nhân được theo dõi và điều trị tốt thì có thể
ổn định được từ 5 đến 20 năm và hơn nữa.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào việc kiểm soát
bệnh phổi nền hơn là điều trị tăng áp động mạch phổi. Trong
nhóm bệnh phổi tắc nghẽn, viêm phế quản mạn tính tiến triển
nhanh hơn, bệnh hen phế quản tiến triển chậm hơn nhất là thể
hen dị ứng. Trong nhóm bệnh phổi hạn chế đặc biệt là các bệnh
có liên quan đến tính chất cơ học của hô hấp như gù vẹo, dị
446
dạng lồng ngực nếu không bị bội nhiễm phổi thì có thể sống lâu
mà không có biểu hiện TPM. Bệnh tắc mạch máu phổi tiên
lượng xấu hơn.
VII. Điều trị
A. Ôxy liệu pháp
1. Rất quan trọng, có thể cho thở ôxy bằng ống thông
qua mũi, bóng ôxy, thở ôxy trong vòng kín. Ôxy nên
dẫn qua bình nước để làm ẩm, không cho thở ôxy
100% trong trường hợp suy hô hấp toàn bộ có tăng
CO2 vì như vậy dễ ức chế trung tâm hô hấp. Sự tăng
áp lực ôxy trong máu cải thiện tình trạng thiếu ôxy tổ
chức sẽ làm giảm áp lực động mạch phổi.
2. Các nghiên cứu lớn tại Anh và Hoa Kỳ đều cho thấy
dùng ôxy liệu pháp liều thấp (1 -2 lít/phút), kéo dài
(12 - 24 giờ/ngày, trong vài tháng đến nhiều năm)
làm cải thiện rõ tỷ lệ sống còn bệnh nhân tâm phế
mạn. Đặc biệt dùng ôxy liệu pháp liên tục có thể làm
giảm tỷ lệ tử vong rõ hơn dùng ôxy liệu pháp ngắt
quãng vào ban đêm.
3. Ôxy liệu pháp cũng làm cải thiện chức năng tâm thần
kinh của bệnh nhân TPM và sự cải thiện này thường
có được sau một tháng dùng ôxy.
4. Vì sao ôxy liệu pháp làm cải thiện tình trạng sống
còn của bệnh nhân TPM đến nay vẫn chưa được rõ.
Có hai giả thiết chính: (1) Ôxy làm giảm tình trạng
co mạch phổi, giảm sức cản mạch máu phổi vì vậy
chức năng thất phải được cải thiện và thể tích tống
máu thất phải tăng; (2) Ôxy liệu pháp làm cải thiện
nồng độ ôxy máu động mạch nên cung cấp tốt ôxy
cho các cơ quan sống còn như não, tim, gan, thận...
5. Liệu pháp ôxy kéo dài được khuyến cáo ở các bệnh
nhân TPM có PaO2 lúc nghỉ dưới 55mmHg và đã
được điều trị ổn định trong 3 tuần với các thuốc như
thuốc giãn phế quản, kháng sinh, lợi tiểu... Bệnh
447
nhân có PaO2 lúc nghỉ lớn hơn 55mmHg thì cần phải
xem xét cân nhắc khi dùng ôxy liệu pháp kéo dài và
chỉ dùng khi bệnh nhân có đa hồng cầu hoặc có các
dấu chứng tăng áp động mạch phổi rõ. Cần phải theo
dõi trong 2 hoặc 3 tháng sau khi bắt đầu liệu pháp
ôxy, khi PaO2 ổn định và tăng lên, có thể chấp nhận
điều trị thuốc cho bệnh nhân mà không dùng ôxy
nữa.
6. Ôxy liệu pháp kéo dài ban đêm có vai trò quan trọng
ở các bệnh nhân có rối loạn bão hoà ôxy máu khi
ngủ. Bệnh nhân giảm độ bão hoà ôxy khi gắng sức
chỉ cần cung cấp bổ sung ôxy khi gắng sức và hiệu
quả của liệu pháp ôxy kéo dài chưa được chứng minh
trong trường hợp này.
B. Thuốc lợi tiểu và trợ tim
1. Thuốc lợi tiểu loại ức chế men anhydrase carbonic
như Diamox, hoặc lợi tiểu như Aldacton tỏ ra có ích
ở bệnh nhân TPM, liều 10 mg/kg cân nặng cho từng
đợt 3-4 ngày. Không nên dùng thuốc lợi tiểu khi pH
máu < 7,30.
2. Thuốc trợ tim nhóm Digitalis: Tác dụng của các
thuốc này lên chức năng thất phải rất phức tạp. Các
thuốc Digitalis làm tăng khả năng co bóp của cơ tim
phải nhưng đồng thời cũng làm tăng co thắt mạch
máu phổi, làm giảm sự trở về của máu tĩnh mạch
ngoại biên do làm tăng thể tích dự trữ của tĩnh mạch
và vì vậy có thể ảnh hưởng đến cung lượng tim.
a. Chỉ nên dùng trợ tim nhóm Digitalis ở bệnh nhân
TPM khi có suy tim trái đồng thời. Mathur và
cộng sự theo dõi tác dụng của Digoxin liều
0,25mg/ ngày ở các bệnh nhân TPM trong 8 tuần
thì nhận thấy Digoxin không làm cải thiện phân
số tống máu thất phải khi phân số tống máu thất
trái bình thường; chỉ các bệnh nhân có phân số
tống máu thất trái giảm từ đầu thì Digoxin có làm
448
cải thiện phân số tống máu thất phải. Sử dụng
thuốc trợ tim phải rất thận trọng, Digitalis có thể
gây rối loạn nhịp tim, chỉ nên sử dụng khi suy tim
còn bù trừ và liều nhẹ.
b. Không dùng khi suy tim mất bù. Thuốc lợi tiểu
và Digitalis trong trường hợp này không quan
trọng bằng các biện pháp cải thiện thông khí phế
nang như ôxy liệu pháp. Mặc dù các thuốc trợ tim
nhóm Digitalis không phải là thuốc điều trị thông
thường của bệnh tâm phế mạn, nhưng một nghiên
cứu đã cho thấy dùng Digoxin đường tĩnh mạch
trong những đợt suy hô hấp cấp ở bệnh nhân
TPM có thể làm tăng sức căng của cơ hoành và
tăng cung lượng tim.
3. Các thuốc giãn phế quản:
a. Theophylline: đây là thuốc có tác dụng làm giãn
phế quản được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên,
Theophylline có tác dụng làm giảm khó thở chủ
yếu ở những bệnh nhân bị bệnh đường thở tắc
nghẽn. Aminophylline dùng đường tĩnh mạch có
thể làm giảm nhanh áp lực động mạch phổi và
làm tăng phân số tống máu của cả thất phải và
thất trái. Uống Theophylline kéo dài ở bệnh nhân
TPM cũng có tác dụng tốt lên chức năng thất
phải. Có nghiên cứu cho thấy bệnh nhân dùng
Theophylline trong 4 tháng đã làm cải thiện rõ
phân số tống máu thất phải. Phân số tống máu
thất trái cũng tăng lên rõ. Các nghiên cứu in vivo
cho thấy Theophylline và Aminophylline đều làm
giảm hậu gánh (do làm giảm sức cản mạch máu
phổi và mạch máu hệ thống) và làm tăng sức co
cơ tim, vì vậy, một trị liệu Theophylline kéo dài
có thể làm tăng rõ chức năng bơm máu của hai
thất. Tuy nhiên, Theophylline không làm giảm
449
hiện tượng co mạch máu phổi do thiếu ôxy tổ
chức.
b. Các thuốc kích thích thụ thể β-adrenergic như
Salbutamol, Terbutaline, Pirbuterol được sử dụng
như thuốc làm giãn phế quản và có tác dụng tốt ở
bệnh nhân TPM do làm giãn mạch máu phổi
(tuần hoàn phổi của người có các thụ thể β-
adrenergic) hoặc trực tiếp làm tăng sự co bóp của
cơ tim. Trong một số nghiên cứu ngắn hạn cho
thấy terbutaline và pirbuterol đều làm giảm trở
kháng mạch máu phổi, làm tăng cung lượng tim
và tăng phân số tống máu thất phải và thất trái ở
phần lớn bệnh nhân TPM. Tuy nhiên, các tác
dụng này không tồn tại kéo dài khi điều trị các
thuốc này lâu dài (> 6 tháng), nhất là ở các bệnh
nhân có dùng ôxy liệu pháp.
4. Các thuốc giãn mạch:
a. Rất khó khăn khi đánh giá tác dụng của các thuốc
giãn mạch trong điều trị TPM vì những thay đổi
huyết động trong điều trị rất phức tạp. Mục đích
của việc dùng các thuốc giãn mạch là làm giảm
áp lực động mạch phổi đang tăng cao ở bệnh
nhân TPM. Giãn mạch làm giảm sức cản của
mạch máu nhưng bù lại là cung lượng tim tăng và
cuối cùng là áp lực động mạch phổi không thay
đổi. Có thể giãn mạch là tác dụng có lợi (vì làm
tăng sự vận chuyển ôxy) mặc dù tăng áp động
mạch phổi không hạ bớt. Các thuốc làm giảm sự
trở về của máu tĩnh mạch (nhóm Nitrate) hoặc
các thuốc làm giảm chức năng thất phải
(Nifedipine) có thể làm giảm bớt tăng áp động
mạch phổi do làm giảm cung lượng tim. Các
nghiên cứu theo dõi kéo dài cho thấy cần thiết
phải đánh giá các đáp ứng về mặt huyết động khi
dùng các thuốc giãn mạch và cần đánh giá tác
450
dụng lên tỷ lệ sống còn của từng loại thuốc khác
nhau.
b. Dùng các thuốc giãn mạch có thể có tác dụng phụ
như hạ huyết áp và giảm độ bão hoà ôxy máu
động mạch. Phần lớn các thuốc giãn mạch có tác
dụng mạnh lên mạch máu hệ thống hơn là mạch
máu phổi. Ở các bệnh nhân có tăng áp động mạch
phổi nhiều và cung lượng tim bên phải giảm thì
co mạch hệ thống như là một cơ chế bảo vệ chính
để duy trì huyết áp động mạch hệ thống. Ở các
bệnh nhân này, giãn mạch máu hệ thống chọn lọc
có thể làm giảm huyết áp và khởi đầu cho vòng
xoắn bệnh lý của suy thất phải (do giảm lưu
lượng mạch vành phải) và truỵ mạch. Các thuốc
giãn mạch cũng có thể làm giảm ôxy máu động
mạch do trương lực mạch máu phổi bị phá vỡ
làm mất cân bằng thông khí - tưới máu của phổi.
c. Kết quả nghiên cứu điều trị TPM với các thuốc
giãn mạch này đều không có kết luận rõ ràng và
không có một thuốc nào trong các thuốc trên
được khuyến cáo sử dụng thường quy trong thực
hành lâm sàng. Các nitrate có vẻ có tác dụng tốt
nhưng thực chất đều không có vai trò rõ ràng vì
làm giảm nồng độ ôxy máu động mạch và làm
giảm cả chỉ số tim.
d. Điều trị TPM với các thuốc giãn mạch cần phải
xem xét và cân nhắc kỹ và chỉ dùng khi các điều
trị thường quy và ôxy liệu pháp không làm cải
thiện tình trạng suy tim phải và tăng áp động
mạch phổi. Vì các thuốc này có nhiều tác dụng
phụ nên hiệu quả của chúng về mặt huyết động
và vận chuyển ôxy cần được đánh giá cẩn thận,
thường sau 4 - 5 tháng điều trị và tốt nhất là đánh
giá qua thông tim phải.
451
5. Kháng sinh: Vai trò kháng sinh trong điều trị đợt bội
nhiễm rất quan trọng. Thuốc kháng sinh nên dùng
loại có phổ kháng khuẩn rộng, dùng kéo dài và liều
lượng cao trong 2-3 tuần (tiêm, uống, khí dung).
Nhiều tác giả chủ trương dùng kháng sinh ngoài đợt
bội nhiễm để đề phòng nhất là cho uống kháng sinh
vào những tháng mùa lạnh (mỗi đợt uống 10 ngày
trong 3 tháng).
6. Corticoid: Có hiệu quả trong điều trị đợt cấp: dùng
Prednisolon uống, Hydrocortison khí dung,
Depersolon hay Solu-Medron tiêm tĩnh mạch.
Corticoid vừa có tác dụng chống viêm, chống dị ứng
và làm giảm tiết dịch.
7. Chích máu: Ít dùng, chỉ định khi hematocrit lớn hơn
65%. Lấy khoảng 300ml máu mỗi lần. Sau chích
máu, áp lực động mạch phổi trung bình và sức cản
mạch máu phổi thường giảm, cung lượng tim thay
đổi không đáng kể, sự vận chuyển ôxy giảm nhiều và
sự tiêu thụ ôxy lúc nghỉ có thể tăng nhẹ hoặc không
thay đổi. Chích máu có tác dụng rõ rệt đối với khả
năng gắng sức của bệnh nhân TPM. Nhiều nghiên
cứu cho thấy khả năng gắng sức, thời gian gắng sức
và mức độ tiêu thụ ôxy tối đa đều tăng lên đáng kể
sau khi chích máu ở các bệnh nhân TPM có đa huyết
cầu. Chích máu để làm giảm hematocrit còn khoảng
50% có tác dụng tốt về mặt huyết động trong thời
gian ngắn, nhất là khi có gắng sức. Tuy nhiên, tác
dụng lâu dài của việc chích máu lặp lại nhiều lần vẫn
chưa được xác định.
8. Chế dộ ăn uống và nghỉ ngơi: Những người bị bệnh
phổi mạn tính khi đã xuất hiện khó thở thì nên để làm
việc nhẹ, không phải gắng sức. Khi đã có dấu hiệu
suy tim phải thì phải nghỉ việc hoàn toàn. Ăn ít muối.
452
9. Không dùng các thuốc sau: Morphin, gardenal và
các thuốc an thần khác không được dùng cho các
bệnh nhân TPM vì sẽ gây suy trung tâm hô hấp.
10. Tập thở: Rất quan trọng, làm tăng độ giãn nở của
phồi và lồng ngực, tăng thông khí phế nang, nhất là
tập thở bằng cơ hoành.
11. Loại bỏ các yếu tố kích thích: Thuốc lào, thuốc lá...
C. Điều trị tâm phế mạn ở một số thể đặc biệt
1. Tâm phế mạn ở bệnh nhân hen phế quản: cho
Hemisucinat Hydrocortison, Depersolon tiêm tĩnh
mạch.
2. Bệnh nhân xơ phổi thường không có ứ trệ CO2, nên
chỉ cần cho thở ôxy rộng răi và cho corticoid.
3. Người béo bệu: cho ăn chế độ làm giảm cân.
4. Người gù vẹo cột sống dị dạng lồng ngưc: tập thở,
chống bội nhiễm phổi là rất quan trọng, có thể cho
điều trị chỉnh hình từ sớm.
5. Do tắc mạch phổi: nghỉ ngơi tuyệt đối, ăn chế độ
không muối, dùng thuốc chống đông, trợ tim
digitalis, thở ôxy. Phẫu thuật để lấy cục máu đông tắc
ở động mạch phổi lớn.
Tài liệu tham khảo
1. Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular
Medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven, 2000.
2. Topol E, ed. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1997.
3. Rubin LJ, Rich S, eds. Primary pulmonary hypertension. New York:
Marcel Dekker; 1997.
4. Jaffe CC, Weltin G. Echocardiography of the right side of the heart.
Cardiol Clin 1992; 10:41-57.
5. Shure D. Chronic thromboembolic pulmonary hypertension:
Diagnosis and treatment. Semin Respir Crit Care Med 1996; 17:7.
6. Braunwald E. Heart disease: a textbook of cardiovascular medicine,
5th ed. Philadelphia: WB Saunders; 1997.
7. Feigenbaum H. Echocardiography, 5th ed. 1994. Baltimore:
Williams & WilkinB.
453
8. Reynolds T. The echocardiographer's pocket reference. Arizona
Heart Institution Foundation, 1993.
9. Weyman AE. Principles and practice of echocardiography, 2nd ad.
Philadelphia: l,ea & Febiger, 1994.
453
NHỒI MÁU PHỔI
Tắc động mạch phổi hay thường gọi là nhồi máu phổi
(NMP) là một bệnh lý hết sức nặng nề, thường dẫn đến tử vong
nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Mặc dù có nhiều
biện pháp điều trị khá tích cực hiện nay, nhưng tỷ lệ tử vong
chung (tại Hoa kỳ) ở bệnh nhân NMP vẫn khoảng 20-30%. Tắc
mạch phổi là một bệnh lý khá thường gặp, bệnh cảnh lâm sàng
đa dạng, dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm, tử vong thường do
rối loạn huyết động khi tắc mạch phổi diện rộng. Nên coi huyết
khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi là cùng một quá trình bệnh
lý. Tiên lượng sớm tùy vào các loại rối loạn huyết động. Chẩn
đoán và xử trí tắc mạch phổi đi theo hai hướng khác nhau tùy
theo sự ổn định huyết động trên lâm sàng. Chụp cắt lớp vi tính
xoắn ốc, thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp qua đường ống
thông... là những biện pháp tiên tiến có thể làm thay đổi hẳn
diễn biến và tiên lượng khi xử trí tắc động mạch phổi.
I. Sinh lý bệnh
Việc tắc đột ngột một mạch của phổi dẫn đến tăng đột
ngột trở kháng của một vùng hệ mao mạch phổi, tăng gánh cho
tim phải, thất phải giãn và suy cấp, làm giảm cung lượng tim và
hạ huyết áp động mạch. Thêm vào đó có hiện tượng giảm ôxy
máu động mạch và sự mất tương xứng giữa thông khí và tưới
máu càng làm bệnh thêm trầm trọng.
Tắc mạch phổi biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể
không hề có triệu chứng lâm sàng nhưng cũng có thể có suy
huyết động nhanh chóng dẫn đến tử vong.
Hai biểu hiện bệnh lý chính khi tắc mạch phổi là rối loạn
chức năng thất phải và rối loạn trao đổi khí. Tắc mạch phổi làm
tăng sức cản mạch phổi, tăng hậu gánh thất phải, tăng áp lực và
sức ép lên thành tim của buồng thất phải, tăng nhu cầu ôxy cơ
tim... đưa đến thiếu máu cơ tim và rối loạn chức năng thất phải,
giảm thể tích tống máu thất phải. Thất phải giãn gây đẩy vách
454
liên thất sang trái làm giảm đổ đầy và tiền gánh thất trái (còn do
giảm thể tích tống máu thất phải), từ đó cung lượng tim, huyết
áp động mạch chủ, áp lực tưới máu mạch vành đều giảm. Nhịp
tim nhanh, nhu cầu ôxy tăng, buồng tim quá giãn, tưới máu vành
giảm... là những yếu tố làm nặng thêm rối loạn chức năng thất
phải và tạo vòng xoắn bệnh lý dẫn đến cung lượng tim giảm →
sốc tim. Rối loạn trao đổi khí ở bệnh nhân tắc mạch phổi rất
phức tạp, liên quan đến kích thước và tính chất của cục nghẽn,
mức độ lan rộng, thời gian tắc cũng như tình trạng bệnh tim phổi
trước đó. Giảm ôxy máu thường do tăng khoảng chết phế nang,
luồng thông từ phải sang trái, bất tương hợp giữa thông khí với
tưới máu (V/Q) và bão hòa ôxy mạch trộn (MvO2) thấp (chủ yếu
là hai cơ chế cuối). Tỷ lệ thông khí/tưới máu thấp do tái phân bố
dòng máu ở phổi (giảm lượng máu đến vùng tắc mạch, tăng quá
mức lượng máu đến vùng phổi lành) và do xẹp phổi không hồi
phục sau khi ly giải cục tắc. Xẹp phổi còn do mất lớp surfactant,
xuất huyết phế nang hoặc tình trạng giảm CO2 phế nang, do co
thắt phế quản, tất cả đều có sự tham gia của các yếu tố thể dịch
do tiểu cầu trong lõi cục huyết khối gây ra. PaO2 có thể giảm
hơn nữa sau dùng thuốc vận mạch do tăng luồng thông sinh lý
khi tăng dòng máu qua vùng phổi có tỷ lệ V/Q thấp. Các hiện
tượng khác cũng được nhắc đến như: phù phổi sau tắc mạch
phổi do áp lực nhĩ phải tăng và hậu quả của luồng thông từ phải
sang trái qua lỗ bầu dục hoặc lỗ thông liên nhĩ gây tắc mạch
nghịch thường hoặc gây giảm nặng PaO2.
Tắc mạch phổi nhỏ khi diện tắc mạch ≤ 20% hoặc áp lực
mạch phổi (ALĐMP) trung bình < 20 mmHg. Tắc mạch phổi
diện rộng được định nghĩa khi diện tắc mạch ≥ 50% hoặc tắc ≥ 2
động mạch của hai thùy phổi.
II. Chẩn đoán
Chẩn đoán nhồi máu phổi vừa dễ bỏ sót vừa dễ chẩn đoán
nhầm. Rất dễ bỏ sót chẩn đoán ở bệnh nhân có bệnh tim phổi từ
trước, người già, hoặc khi chỉ có duy nhất triệu chứng khó thở.
10% trường hợp tử vong tại viện là do tắc mạch phổi cấp, đa số
chỉ được chẩn đoán khi mổ tử thi. Mặt khác, cũng dễ chẩn đoán
455
nhầm. Ngay cả ở các nước tiên tiến, chẩn đoán xác định bằng
chụp động mạch phổi chỉ chiếm xấp xỉ một phần ba số bệnh
nhân nghi ngờ.
A. Triệu chứng lâm sàng
Bảng 26-1. Ước lượng khả năng tắc mạch phổi
Cao
> 85%
- Khó thở đột ngột, thở nhanh (> 20 lần/phút) hoặc
đau ngực (kiểu màng phổi hoặc sau xương ức) không
giải thích được, kèm theo ít nhất 2 trong số những
biểu hiện sau:
- Có yếu tố nguy cơ (không vận động, ứ trệ tuần
hoàn, tiền sử viêm tắc tĩnh mạch, sau mổ xương khớp
hoặc tiểu khung, sau chấn thương, khối u ác tính, suy
tim, dùng thuốc tránh thai...).
- Thỉu kèm theo dấu hiệu tăng gánh thất phải mới có
trên điện tim.
- Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu (sưng, nóng,
đỏ, đau một chân).
- Phim Xquang có dấu hiệu nhồi máu phổi, bướu ở
vùng rốn phổi hoặc vùng giảm tưới máu.
Trung
bình
Có các biểu hiện nằm ở giữa hai nhóm thấp và cao.
Thấp
< 15%
- Không có khó thở đột ngột, thở nhanh (> 20
lần/phút) hoặc đau ngực.
- Khó thở đột ngột, thở nhanh hoặc đau ngực nhưng
do lý do khác.
- Không có yếu tố nguy cơ.
- Bất thường trên phim Xquang do nguyên nhân
khác.
- INR > 2 hoặc aPTT > 1.5 lần chứng trong vòng 1
tuần trước đó.
Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện mơ hồ với rất nhiều mức
độ khác nhau, nên rất cần có các thăm dò thêm để loại trừ hay
khẳng định chẩn đoán. Nhiều nghiên cứu cho thấy phối hợp các
triệu chứng lâm sàng, yếu tố nguy cơ, vài thăm dò đơn giản cho
phép phân loại khá tin cậy khả năng tắc mạch phổi, từ đó sẽ lựa
456
chọn nhanh chóng, chính xác, ít tốn kém các biện pháp chẩn
đoán khác. Xác định khả năng tắc mạch phổi trên lâm sàng đặc
biệt có ích khi phối hợp đánh giá kết quả xạ hình phổi-một
phương tiện chẩn đoán cổ điển.
Ngoại trừ bệnh lý tăng ALĐMP do thuyên tắc mạn tính,
tắc mạch phổi có thể chia thành ba loại chính:
1. Tắc ĐMP nhẹ, cấp tính:
Nếu diện tắc nghẽn mạch ít hơn 50% mạch phổi,
thì thường không có triệu chứng. Triệu chứng cơ năng
hay gặp nhất là khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ. Một
số khác xuất hiện biểu hiện của nhồi máu phổi (NMP)
ngay từ đầu (khi tắc nhánh ĐMP cỡ trung bình): đau chói
ngực, có thể kèm ho khan hoặc ho ra máu. Tỷ lệ NMP
chỉ chiếm khoảng 10% số bệnh nhân không có bệnh tim
phổi từ trước, trong khi tỷ lệ này có thể đến 30% nếu có
bệnh ở tim trái hoặc ở đường hô hấp. Triệu chứng thực
thể chỉ có khi NMP: khó thở nhanh, nông do đau ngực
song chưa tím, hội chứng đông đặc lẫn với tràn dịch
màng phổi, có thể có cọ màng phổi. Thường sốt nhẹ và
nhịp tim nhanh (do đau+sốt). Áp lực ĐMP ít khi > 25
mmHg, cung lượng tim không giảm, không tụt huyết áp,
tiếng tim và áp lực tĩnh mạch hoàn toàn bình thường.
2. Tắc ĐMP diện rộng cấp tính:
Nếu tắc cấp tính trên 50% diện mạch phổi thì biểu
hiện chủ yếu là hội chứng tâm phế cấp kết hợp với trụy
mạch, tụt huyết áp. Thường gặp nhất là dấu hiệu khó thở
đột ngột, nhịp tim nhanh (> 100 chu kỳ/phút) và triệu
chứng suy thất phải (TM cổ nổi căng, thất phải đập
mạnh, nhịp ngựa phi bờ trái xương ức, T2 tách đôi rộng
hoặc mạnh lên, thổi tâm thu do hở van ba lá, gan to).
Nặng hơn nữa là biểu hiện trụy mạch: mạch nhanh nhỏ,
trống ngực, tụt huyết áp, vã mồ hôi, đầu chi lạnh, tím tái,
ngất/thỉu hoặc lú lẫn... Gần 22% số bệnh nhân tắc mạch
phổi diện rộng có đau ngực trái giống NMCT. Thất
phải giãn căng, áp lực thất phải và ALĐMP tâm thu tăng,
457
song ít khi >55 mmHg; áp lực nhĩ phải và cuối tâm
trương thất phải tăng (≈15-20mmHg), chỉ số tim và
huyết áp động mạch giảm, sức cản ngoại vi tăng. Một số
trường hợp áp lực mao mạch phổi bít bình thường, nhất
là khi thể tích buồng thất trái nhỏ (do mất tương quan
giữa áp lực và thể tích thất trái khi vách liên thất bị đẩy
sang trái). Triệu chứng sẽ đầy đủ nếu biểu hiện ≤ 24 giờ
kể từ khi khởi phát, song ít khi đầy đủ nếu xuất hiện sau
24 giờ.
Trụy mạch, tụt huyết áp (sốc) khi huyết áp tâm thu
động mạch ≤ 90 mmHg và/hoặc phải dùng thuốc vận
mạch. Sốc ở bệnh nhân tắc mạch phổi cấp tính (mất cân
bằng giữa các cơ chế bù trừ duy trì huyết áp và/hoặc tưới
máu mô của cơ thể) là hậu quả của tắc mạch phổi diện
rộng ở bệnh nhân không có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (COPD) hoặc tắc diện nhỏ hơn ở bệnh nhân có
tiền sử COPD. Tỷ lệ tử vong tăng thêm 3 đến 7 lần nếu
có sốc tim (22-40%), đa phần tử vong ngay trong giờ
đầu. Tuy nhiên đa số (97%) trường hợp tắc mạch phổi
diện rộng lại không có sốc trên lâm sàng. Nếu không có
sốc thì tỷ lệ tử vong tương đương giữa tắc mạch phổi
diện rộng và diện nhỏ hơn (0-8%). Các rối loạn huyết
động khác bao gồm tụt huyết áp không cần dùng vận
mạch; thỉu/ngất (do phối hợp giữa giảm ôxy máu và tụt
huyết áp, chiếm tới 13%), rối loạn nhịp và dẫn truyền,
ngừng tim (chủ yếu do phân ly điện cơ) hoặc tử vong.
Các rối loạn này chiếm khoảng 10% (thậm chí cao hơn)
tổng số trường hợp tắc mạch phổi nói chung, trong khi tỷ
lệ này tăng cao ở nhóm nặng có suy tim phải cấp hoặc
tăng áp lực động mạch phổi: tỷ lệ ngừng tim chiếm tới
18-29%, sốc phải dùng vận mạch là 10% (theo các
nghiên cứu UPET, UPSET, ICOPER, PIOPED,
MAPPET).
3. Tắc ĐMP diện rộng bán cấp:
458
Thường do nhiều cục tắc kích thước nhỏ hoặc
trung bình diễn ra trong vài tuần, do đó có quá trình thích
nghi của thất phải. Triệu chứng chủ yếu là khó thở tăng
lên và giảm dung nạp với gắng sức, thường kèm theo ho
khan, có thể có tím kiểu trung ương. Mức độ khó thở
không tương xứng với các triệu chứng thực thể. Mạch và
huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường. Khám thường
thấy tĩnh mạch cổ nổi, tiếng T3 ở phần dưới mũi ức tăng
lên khi hít vào, thành phần phổi của tiếng T2 mạnh. Tiền
sử có nhiều đợt NMP xen kẽ, cuối cùng tiến triển nặng
dần dẫn đến suy tim phải và giảm cung lượng tim giống
bệnh cảnh cấp tính. Áp lực thất phải và áp lực tâm thu
ĐMP cao hơn trong khi áp lực nhĩ phải thấp hơn so với
tắc ĐMP diện rộng cấp tính.
B. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Điện tâm đồ: Dù không có bệnh tim phổi từ trước,
điện tim bình thường chỉ gặp trong 6% tắc mạch phổi
lớn cấp tính và 23% tắc mạch phổi bán cấp. Nếu tắc
mạch phổi nhỏ, huyết động ổn định thường chỉ gặp
nhịp nhanh xoang. Các rối loạn nhịp như bloc nhĩ
thất các cấp hoặc rối loạn nhịp thất rất ít gặp, tỷ lệ
rung/cuồng nhĩ chỉ chiếm 0-5%. Dấu hiệu thường
gặp nhất (≈ 50%) là thay đổi không đặc hiệu đoạn ST
và T, thường thoáng qua, các thay đổi giai đoạn khử
cực trở lại bình thường sớm hơn so với tái cực, mức
độ thoái triển sóng T liên quan chặt với hiệu quả điều
trị của thuốc tiêu sợi huyết. Hình ảnh tâm phế cấp
(trục QRS quay phải, bloc nhánh phải, P phế,
SIQIIITIII-S sâu rộng ở DI, Q sâu ở DIII, T âm đảo
chiều ở DIII) chỉ chiếm khoảng một phần ba các
trường hợp tắc mạch phổi diện rộng. Điện tâm đồ
chủ yếu để loại trừ các chẩn đoán khác như NMCT
hoặc viêm màng ngoài tim. Nguyên nhân thay đổi
điện tim khi tắc mạch phổi không chỉ đơn thuần do
giãn thất phải.
459
Tắc mạch phổi thường nặng hơn nếu: xuất hiện
sớm (≤ 24 giờ) đảo ngược sóng T ở V1-V4, rối loạn
dẫn truyền và tái cực của thất phải, dạng SISIISIII.
Tuy nhiên biểu hiện trên điện tim vẫn có thể tồn tại
nhiều ngày sau khi bệnh thoái triển.
2. Xquang tim phổi: Hình ảnh phim chụp Xquang phổi
bình thường có thể gặp trong tất cả các dạng tắc
mạch phổi (16-34%) nên không thể dùng biện pháp
này để xác định hoặc loại trừ tắc mạch phổi lớn. Dù
không đặc hiệu, chụp Xquang phổi cũng giúp chẩn
đoán tắc mạch phổi lớn nhờ loại trừ các bệnh giống
tắc mạch phổi (viêm phổi, tràn khí màng phổi, suy
tim trái, u, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi
nhiều, xẹp phổi thùy), xác định những tổn thương
nghi ngờ cần thăm dò tiếp và cho phép ước lượng độ
nặng của bệnh đồng thời cũng cần có phim chụp
Xquang để đánh giá đầy đủ phim chụp xạ hình phổi.
Hình ảnh xẹp phổi, tràn dịch màng phổi số
lượng ít, cơ hoành nâng cao là những dấu hiệu có độ
nhậy thấp. Dấu bướu của Hamptons (nốt mờ ngoại vi
hình chữ V hoặc bán nguyệt, nằm dọc cạnh màng
phổi, hướng về rốn phổi, hay ở góc sườn hoành), dấu
Westermark (vùng phổi bị giảm tưới máu khu trú)
hoặc phồng đoạn gần ĐMP hay gặp ở bệnh nhân tắc
mạch phổi diện rộng.
3. Các xét nghiệm máu:
Men LDH tăng, bilirubin gián tiếp tăng và
SGOT bình thường là bộ ba xét nghiệm gặp trong
trường hợp tắc mạch phổi, tuy không nhậy song khá
đặc hiệu, thường gặp nhất là tăng LDH. Bạch cầu
tăng nhẹ (12.000-13.000/ml) trong khi hematocrit
giảm nhẹ (30-35%). Tiểu cầu cũng giảm nhẹ
(100.000-200.000/ml) cả khi không có biến chứng do
dùng heparin.
460
Sản phẩm liên kết chéo thoái giáng của fibrin
có chứa D-dimer (đặc trưng cho quá trình tiêu hủy
fibrin nội sinh) tăng > 500 ng/ml trong > 90% bệnh
nhân tắc mạch phổi. Tuy D-dimer tăng cả khi có
huyết khối tĩnh mạch, đông máu nội quản rải rác
(DIC), sau chấn thương, phẫu thuật hay có khối u ác
tính... song có độ nhậy cao (nhất là khi định lượng
bằng kỹ thuật ELISA) nên có thể dùng làm xét
nghiệm để sàng lọc loại trừ tắc mạch phổi, đặc biệt là
nhóm có biểu hiện trên lâm sàng và/hoặc hình ảnh có
nguy cơ thấp-vừa.
4. Khí máu động mạch: Biến đổi đặc trưng là PaO2
giảm và PaCO2 bình thường hoặc giảm do tăng thông
khí. PaCO2 giảm và kiềm chuyển hóa vẫn xảy ra ở
bệnh nhân có ứ đọng CO2 trước đó. Tắc mạch phổi
diện rộng có thể gây cả toan hô hấp (do tăng khoảng
chết sinh lý VD/VT và mệt cơ hô hấp) và toan chuyển
hóa (do giảm tưới máu mô khi sốc). 14-38% những
trường hợp tắc mạch phổi vẫn có kết quả khí máu
bình thường (PaO2 ≥ 80 mmHg, PaCO2 ≥ 35 mmHg,
chênh lệch giữa phân áp ôxy phế nang và động mạch
phổi P(A-a)O2 bình thường). PaO2 không bao giờ
bình thường ở bệnh nhân tắc mạch phổi lớn nhưng
vẫn bình thường nếu tắc mạch nhỏ do tăng thông khí,
khi đó P(A-a)O2 > 20 mmHg là dấu hiệu nhậy hơn.
Song PaO2 giảm và P(A-a)O2 tăng thường do nhiều
nguyên nhân, nên kết quả khí máu động mạch không
đủ mạnh để loại trừ hoặc xác định tắc động mạch
phổi.
McIntyre và Sasahara ghi nhận tương quan
tuyến tính giữa mức độ nặng của tắc mạch phổi (đo
bằng chỉ số tắc mạch khi chụp mạch, áp lực ĐMP
trung bình, chỉ số tim) và giá trị PaO2 ở bệnh nhân
không có tiền sử COPD. Ngoài ra các tác giả này còn
461
thấy tương quan chặt giữa P(A-a)O2 với ALĐMP
trung bình và số thương tổn trên phim chụp mạch.
Thông khí khoảng chết sinh lý (VD/VT) tăng
(đo gián tiếp qua thể tích và áp lực riêng phần của
CO2 toàn phần hoặc cuối kỳ thở ra ETCO2) là một
chỉ số rất nhậy và đặc hiệu để chẩn đoán tắc mạch
phổi, liên quan chặt với mức độ tắc và tiến triển
bệnh.
5. Siêu âm tim: Siêu âm tim (qua thành ngực hoặc thực
quản) dùng để đánh giá tình trạng tăng gánh thất
phải, tìm huyết khối buồng tim và loại trừ những
bệnh lý khác (phình tách động mạch chủ, bệnh màng
ngoài tim, sốc giảm thể tích, rối loạn chức năng/nhồi
máu cơ tim, hở van tim - trong đó 2 bệnh lý cuối
chiếm gần một nửa số bệnh nhân nghi ngờ tắc mạch
phổi được làm siêu âm). Siêu âm tim chỉ nên coi là
phương tiện phụ trợ hơn là phương tiện chẩn đoán
chính, xác định tắc mạch phổi.
Những dấu hiệu của tăng gánh thất phải do
tắc mạch phổi trên siêu âm gồm: giãn/giảm vận động
thất phải (giãn TP hay gặp nhất: 50-100%), tăng tỷ lệ
đường kính TP/TT, di động nghịch thường vách liên
thất, hở van ba lá... Những dấu hiệu này ít khi gặp
nếu tắc mạch phổi diện nhỏ. Giãn thất phải còn có
thể gặp trong các nguyên nhân khác: NMCT thất
phải, bệnh cơ tim, tâm phế mạn hay TALĐMP, song
có thể nghĩ đến tắc mạch phổi cấp nếu có kèm các
dấu hiệu như: thất phải không phì đại (độ dầy ≤5-
7mm) kèm không xẹp TMC dưới khi hít sâu, di động
vách liên thất nghịch thường, vận tốc tối đa dòng
chảy của hở van ba lá ở mức trung bình (>2,5-2,8
m/s và <3,5-3,7m/s), hoặc rối loạn vận động vùng
đặc biệt của thất phải (mất vận động vùng giữa thành
tự do, vận động bình thường vùng mỏm: do tăng co
bóp bù của thất trái).
462
Siêu âm tim qua đường thực quản có thể thấy
huyết khối ở thân hoặc đoạn gần chỗ chia động mạch
phổi (chiếm 50-90% các trường hợp giãn thất phải)
với độ chính xác cao (độ nhậy: 80-96,7%, độ đặc
hiệu: 84-100%), tuy nhiên độ nhậy giảm với những
huyết khối ở nhánh nhỏ của ĐMP, hoặc ở đoạn giữa
và xa của ĐMP trái. Siêu âm tim cho phép xác định
tình trạng huyết khối đang di chuyển (emboli-intransit)
ở tim phải, chiếm tới 17% số bệnh nhân tắc
mạch phổi cấp, với hai týp A và B khác nhau về hình
thái và tiên lượng (theo phân loại của European
Cooperative Study). Týp A (gặp trong 18% tắc mạch
phổi lớn có sốc) là các huyết khối dài (2-10cm), rất
di động, nguồn gốc từ hệ tĩnh mạch sâu ngoại vi,
thường thấy ở nhĩ phải (84%) thò vào thất phải, nguy
cơ cao (một phần ba chết trong vòng 24 giờ, tỷ lệ tử
vong ≥ 40% kể cả khi dùng tiêu sợi huyết), và đây
thường là những trường hợp có chỉ định tuyệt đối mổ
cấp cứu lấy huyết khối (tỷ lệ tử vong còn 15-25%).
Týp B là các huyết khối thường nhỏ hơn, hình
tròn/ôvan, ít di động, nằm trong thất phải, liên quan
đến các rối loạn tăng đông trong thất phải (suy tim ứ
huyết, điện cực tạo nhịp vĩnh viễn, dị vật...), thường
tiên lượng tốt (dù gây tắc mạch phổi trong 40% các
trường hợp). Tuy nhiên Kinney và Wright lại không
thấy sự khác biệt rõ về tỷ lệ tử vong giữa các loại
huyết khối.
Siêu âm cũng xác định nhóm bệnh nhân có
nguy cơ cao như: còn lỗ bầu dục (tăng tỷ lệ tử vong,
tắc mạch não và các biến chứng gần khác). Rối loạn
chức năng thất phải là yếu tố nguy cơ đáng chú ý
khác: dự báo tiên lượng xấu, đặc biệt ở bệnh nhân
huyết động không ổn định. 10% bệnh nhân huyết
động ổn định có rối loạn chức năng thất phải sẽ tiến
triển thành sốc tim, với tỷ lệ tử vong vượt quá 50%
do tắc mạch phổi tái phát, nhất là ở bệnh nhân tuổi
463
cao, mới sau phẫu thuật xương hoặc chấn thương,
huyết áp thấp. Tuy còn phải nghiên cứu thêm nữa,
song dường như thuốc tiêu sợi huyết đã góp phần
làm giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm tắc mạch phổi huyết
động ổn định có rối loạn chức năng thất phải
(MAPPET).
6. Xạ hình phổi (scintigraphy): Xạ hình phổi là
phương tiện chẩn đoán gián tiếp vì không thể phát
hiện được bản thân huyết khối mà chỉ phát hiện hậu
quả là các vùng khuyết về tưới máu. Hình ảnh xạ
hình tưới máu phổi bình thường cho phép loại trừ
chẩn đoán tắc mạch phổi. Khả năng chẩn đoán tắc
mạch phổi của hình ảnh vùng khuyết tưới máu có thể
chia thành 3 loại: cao, trung bình và thấp. Hình ảnh
có khả năng cao cho phép chẩn đoán đúng tới 85%.
Tuy nhiên phần lớn (60%) bệnh nhân nghi tắc mạch
phổi trên lâm sàng chỉ có những hình ảnh có khả
năng chẩn đoán thấp hoặc trung bình nhất là ở bệnh
nhân có tiền sử COPD, mà trong đó tắc mạch phổi
thực sự chỉ chiếm 25%. Mặc dù kết hợp với khả năng
chẩn đoán tắc mạch phổi dựa vào lâm sàng sẽ nâng
cao độ chính xác song cũng chỉ chẩn đoán đúng
khoảng một phần ba số bệnh nhân. Ngược lại, dù
hình ảnh xạ có khả năng thấp cũng không loại trừ
được chẩn đoán vì có tới 40% là tắc mạch phổi nếu
khả năng tắc mạch trên lâm sàng cao.
Dù vậy, xạ hình phổi vẫn rất có ích để quyết
định hướng xử trí: hình ảnh xạ hình phù hợp với lâm
sàng có khả năng thấp cho phép loại trừ tắc mạch
phổi, hình ảnh xạ hình phù hợp với lâm sàng có khả
năng đúng cao đồng nghĩa với việc phải điều trị.
Những phương tiện khác như siêu âm tìm huyết khối
tĩnh mạch sâu, chụp động mạch phổi hay phim CT sẽ
dùng để lựa chọn phương pháp điều trị cho hai nhóm
trên cũng như giúp cho chẩn đoán khi không phù hợp
464
khả năng chẩn đoán giữa lâm sàng và ảnh xạ hình
phổi, chứ không nên chỉ dựa vào lâm sàng...
7. Chụp cắt lớp tỷ trọng vi tính (CT thường, CT
xoắn ốc, CT chùm điện tử): Chụp CT xoắn ốc có
dùng thuốc cản quang hoặc chụp CT chùm điện tử
(electron beam CT) là biện pháp chẩn đoán không
xâm lấn có nhiều ưu thế, bổ sung hoặc thay thế cho
ghi hình phóng xạ phổi kinh điển. CT xoắn ốc được
nhiều nơi coi là biện pháp đầu tay để chẩn đoán do
kỹ thuật chụp nhanh (chỉ trong một lần nín thở), đỡ
phức tạp và ít phụ thuộc hơn, phát hiện được giãn
thất phải so với phương pháp chụp mạch phổi truyền
thống; hình ảnh rõ nét và đầy đủ hơn (cả nhu mô và
mạch máu) so với ghi hình phóng xạ.
Biểu hiện của tắc mạch phổi trên phim CT rõ
ràng trong đa số (90%) trường hợp: các hình khuyết
một phần hay hoàn toàn trong lòng mạch, hay dấu
hiệu "đường ray" (dòng chảy giữa huyết khối bập
bềnh trong lòng mạch và thành mạch). Đối với tắc
thân ĐMP, tắc ĐMP tại thùy hoặc phân thùy phổi thì
chụp CT có độ chính xác ≈85% (độ nhậy và đặc hiệu
đều ≈94%, thậm chí 100% ở nhóm bệnh nhân nặng
hoặc có tăng gánh thất phải). Hình ảnh dương tính
giả có thể do hạch rốn phổi to gây xẹp phổi, mỡ
trung thất, phù quanh mạch (suy tim ứ huyết), bơm
thuốc cản quang chậm... Hình ảnh âm tính giả có thể
gặp khi đánh giá các động mạch nhỏ của hạ phân
thùy phổi, hoặc những vùng ĐMP xuất phát không
theo chiều dọc, hoặc khi có tắc TMC trên, có luồng
thông trong tim, trong phổi gây giảm cản quang các
ĐMP. Độ chính xác của chụp CT chỉ giảm ở nhóm
bệnh nhân tắc mạch phổi nhỏ (dưới hạ phân thùy), là
nhóm chiếm tỷ lệ ít (6% các trường hợp tắc mạch
phổi) và tiến triển vẫn tốt dù không dùng thuốc
chống đông. Sau khi chụp CT phổi có bơm thuốc,
465
lượng cản quang trong hệ tĩnh mạch vẫn đủ để đánh
giá tiếp huyết khối trong tĩnh mạch sâu vùng chân,
vùng bụng, khung chậu và TMC dưới mà không tốn
thêm thời gian (≈5 phút), rất cần nếu bệnh nhân có
chỉ định đặt dụng cụ lọc trong TMC dưới.
8. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): Chụp cộng
hưởng từ hạt nhân cũng là một biện pháp chẩn đoán
không xâm lấn, cho phép đánh giá về hình thái giải
phẫu-chức năng của tưới máu phổi cũng như chức
năng thất phải. So với chụp CT hay chụp mạch phổi,
MRI còn có các ưu điểm như: tránh ngộ độc thận do
thuốc cản quang, chụp hệ tĩnh mạch ngay trong một
thì, độ nhậy và đặc hiệu rất cao để phát hiện huyết
khối tĩnh mạch sâu và huyết khối ở ĐMP. Tuy nhiên
thời gian chụp kéo dài (15-30 phút) gây nhiều bất lợi
nhất là nhóm bệnh nhân có huyết động không ổn
định. Do đó, MRI cũng ít được ứng dụng trong chẩn
đoán tắc mach phổi.
9. Chụp động mạch phổi: Chụp chọn lọc động mạch
phổi có thể coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác
định hoặc loại trừ tắc mạch phổi. Nên chỉ định khi đã
có tụt huyết áp, trụy mạch hoặc không chẩn đoán
được bằng phương tiện khác. Tuy nhiên không phải
chỗ nào cũng thực hiện được và luôn có nguy cơ tử
vong dù nhỏ (< 0,3%) khi chụp, nhất là nhóm nặng
có áp lực cuối tâm trương thất trái cao hoặc tăng áp
động mạch phổi. Chống chỉ định tương đối ở bệnh
nhân có thai, nguy cơ chảy máu cao, suy thận và có
huyết khối trong tim phải. Có thể chụp bằng ống
thông đi qua tĩnh mạch đùi (không thể nếu bệnh nhân
đã đặt lưới lọc TMC dưới, có nguy cơ làm bong
huyết khối ở vùng chậu đùi hoặc TMC dưới và dễ
chảy máu nếu dùng thuốc tiêu sợi huyết), đường TM
cánh tay (khó lái ống thông, dễ co thắt TM nhất là
khi sốc hoặc dùng thuốc vận mạch liều cao) hoặc TM
466
cảnh trong và TM dưới đòn (chống chỉ định nếu
dùng chống đông đủ liều). Trước khi chụp nên thông
tim để đánh giá cung lượng tim, shunt, mức độ rối
loạn huyết động và nguy hiểm để phòng ngừa, chọn
loại và lượng thuốc cản quang... Những thay đổi
huyết động tùy vào mức độ tắc (bán định lượng trên
phim chụp) bao gồm: tăng áp động mạch phổi (thứ
phát do tắc mạch lớn), áp lực nhĩ phải và cuối tâm
trương thất phải tăng, áp lực cuối tâm trương thất trái
và cung lượng tim giảm. Huyết khối thể hiện qua
hình ảnh cắt cụt hoặc khuyết tròn trong lòng mạch
kèm theo giảm tưới máu vùng phổi chi phối.
Nhiều tác giả đã đặt dấu hỏi về sự cần thiết
phải chụp động mạch phổi trước khi can thiệp tích
cực như dùng thuốc tiêu sợi huyết thậm chí phẫu
thuật lấy huyết khối do nguy cơ chảy máu, biến
chứng và làm chậm trễ chẩn đoán trong khi có những
biện pháp không xâm lấn chính xác khác. Tuy nhiên,
chụp động mạch phổi sẽ là bắt buộc nếu áp dụng các
biện pháp lấy huyết khối hoặc nong huyết khối theo
đường ống thông.
10. Phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu: Đa phần
huyết khối tĩnh mạch chi dưới (HKTMCD) không có
triệu chứng rõ ràng mà việc phát hiện phải dựa vào:
siêu âm Doppler mầu mạch máu, MRI hay chụp cản
quang hệ tĩnh mạch. Chụp cản quang hệ tĩnh mạch
hiện rất ít được sử dụng, MRI lại quá phức tạp, nên
siêu âm Doppler mầu mạch máu là phương tiện lý
tưởng để phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu, cho dù
ít tin cậy ở nhóm không biểu hiện triệu chứng hoặc
khi đánh giá huyết khối TMC dưới. 40% bệnh nhân
huyết khối TM sâu có tắc mạch phổi khi làm xạ hình
dù không có triệu chứng lâm sàng. Cho dù các biện
pháp trên không thể chẩn đoán xác định tắc mạch
phổi, song việc phát hiện huyết khối TM sâu rất quan
467
trọng để quyết định hướng xử trí. Bản thân việc tồn
tại huyết khối TM đoạn gần đã có chỉ định điều trị
thuốc chống đông dù lâm sàng không biểu hiện tắc
mạch phổi, ngược lại nếu không có huyết khối ở TM
gốc chi, bẹn, chậu..., không còn nguy cơ tắc mạch
thêm thì dù đã có tắc mạch phổi nhỏ vẫn có thể bỏ
qua thuốc chống đông. Tất nhiên phải rất thận trọng
khi kết luận ở nhóm bệnh nhân có chức năng tim
phổi hạn chế, ít hoạt động hoặc huyết khối hình
thành từ nơi khác (nhĩ phải, TMC...). Mặt khác siêu
âm mạch có thể làm lại nhiều lần nếu vẫn nghi ngờ.
C. Chẩn đoán phân biệt
1. Nhồi máu cơ tim cấp.
2. Viêm phổi thuỳ.
3. Suy tim trái cấp.
4. Tăng áp động mạch phổi tiên phát.
5. Cơn hen phế quản.
6. Viêm màng ngoài tim.
7. Tràn khí màng phổi.
8. Gãy xương sườn.
9. Viêm khớp sụn sườn.
10. Đau cơ, đau thần kinh liên sườn.
III. Điều trị
Bệnh nhân tắc động mạch phổi có nguy cơ tử vong, huyết
khối tái phát hoặc biến chứng mạn tính. Tỷ lệ tử vong có thể lên
tới 30% nếu không điều trị.
Ngay khi nghi ngờ tắc mạch phổi nên tiêm trực tiếp tĩnh
mạch ngay 5.000-10.000 đơn vị Heparin nếu không có chống
chỉ định, rồi tiếp tục chẩn đoán xác định. Nếu đã loại trừ tắc
mạch phổi thì dừng Heparin, nếu có chẩn đoán xác định thì lựa
chọn điều trị phụ thuộc vào tình trạng huyết động của bệnh
nhân. Khi huyết động suy sụp nặng gây tụt huyết áp hoặc sốc,
468
cần nhanh chóng mở thông chỗ tắc mạch phổi bằng thuốc tiêu
huyết khối và/hoặc thủ thuật can thiệp điều trị huyết khối. Nếu
thất bại hoặc chống chỉ định, nên tiến hành phẫu thuật cấp cứu
lấy huyết khối. Nếu thành công, tiếp tục duy trì bằng Heparin và
thuốc kháng vitamin K. Bệnh nhân tắc mạch nhỏ hoặc thậm chí
tắc mạch diện rộng nhưng huyết động ổn định được điều trị
bằng Heparin gối với thuốc chống đông đường uống. Tắc mạch
phổi tái phát hoặc chống chỉ định dùng kháng vitamin K, thì nên
xem xét đặt dụng cụ lọc (filter) ở tĩnh mạch chủ dưới để phòng
huyết khối.
A. Các biện pháp hồi sức cho NMP diện rộng
1. Bệnh nhân nghi ngờ tắc mạch phổi diện rộng thường
phải hồi sức tích cực để ổn định huyết động ngay cả
trong lúc chẩn đoán.
2. Nếu đau ngực nhiều có thể dùng thuốc giảm đau.
3. Nếu ôxy máu giảm nặng, ít đáp ứng với thở ôxy qua
mặt nạ úp vào mũi, cần đặt ống nội khí quản và
thông khí nhân tạo. Đặt nội khí quản và thông khí
nhân tạo có thể làm nặng thêm tình trạng suy sụp
huyết động do: (1) thuốc gây ngủ dùng khi đặt ống
nội khí quản hoặc thở máy sẽ gây giãn mạch đồng
thời làm giảm/trơ tác dụng của catecholamine, (2)
thở máy làm giảm lượng máu TM trở về và tăng sức
cản mạch phổi. Do đó cần cân nhắc thận trọng giữa
lợi ích và nguy cơ của bản thân việc đặt nội khí quản,
kỹ thuật tiến hành và các thuốc hỗ trợ. Etomidate là
thuốc giảm đau gây ngủ lý tưởng vì ít ảnh hưởng đến
huyết động. Thở máy áp lực dương làm cải thiện tốt
ôxy máu do tắc mạch phổi hay có xẹp phổi.
4. Thông thường, truyền 1-2 lít dịch muối sẽ nâng được
huyết áp ở bệnh nhân sốc không rõ nguyên nhân.
Cung lượng tim sẽ tăng lên ở bệnh nhân tắc mạch
phổi diện rộng khi chưa tụt huyết áp nếu truyền
500ml Dextran. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tụt huyết áp
có rối loạn chức năng thất phải nặng, thể tích và áp
469
lực buồng thất phải cao làm tăng sức ép lên thành tim
và/hoặc gây thiếu máu thất phải, đẩy lệch vách liên
thất quá mức sang trái gây rối loạn khả năng giãn
và/hoặc đổ đầy thất trái. Khi đó truyền dịch quá mức
càng làm nặng thêm tình trạng trên cũng như rối loạn
chức năng thất phải nhiều hơn, vì thế nếu áp lực
buồng tim phải cao hoặc có biểu hiện suy tim phải thì
việc truyền dịch cần phải rất thận trọng và nên dùng
thuốc vận mạch sớm.
5. Tỷ lệ sống của bệnh nhân tắc mạch phổi diện rộng
phụ thuộc vào việc duy trì áp lực động mạch chủ đủ
để cấp máu mạch vành nuôi dưỡng cho thất phải
đang suy. Noradrenaline thông qua thụ thể α (gây co
động mạch-tăng áp lực tưới máu mạch vành và gây
co tĩnh mạch-tăng lượng máu tĩnh mạch trở về tim)
đồng thời thông qua thụ thể β1 (tăng co bóp cơ tim
hơn nữa) cho phép cải thiện rõ rệt chức năng thất
phải. Dobutamine tuy tăng cung lượng tim và khả
năng vận chuyển ôxy song lại thay đổi tỷ lệ thông
khí/tưới máu (V/Q) và làm giảm PaO2 ở bệnh nhân
tắc mạch phổi diện rộng có sốc, hơn nữa thuốc gây
giãn mạch ngoại vi thông qua thụ thể β2. Vì thế nếu
tắc mạch phổi diện rộng, nên chọn Dobutamine nếu
hạ huyết áp ít-vừa và Noradrenaline nếu sốc nặng,
tuy nhiên khi đó nồng độ catecholamine nội sinh đã
đạt đến mức rất cao nên đáp ứng với các thuốc vận
mạch sẽ kém, có khi không có tác dụng mà còn gây
rối loạn nhịp.
B. Heparin
Bảng 26-2. Liều Heparin trong HKTMCD và NMP
Chẩn đoán Liều heparin
HKTMCD
không kèm
theo NMP
hoặc NMP
- Tiêm thẳng TM 5000 đv tiếp theo truyền TM
1000 đv/giờ, kiểm tra thời gian throboplastin bán
phần (aPTT) để điều chỉnh liều Heparin sao cho
aPTT trong khoảng 1,5 - 2,5 lần thời gian chứng.
470
nhỏ - Có thể thay bằng dùng Heparin trọng lượng
phân tử thấp liều 1 mg/kg tiêm dưới da x 2
lần/ngày.
- Dùng kháng vitamin K, gối từ ngày thứ 3-4,
ngừng Heparin sau 7-10 ngày.
NMP lớn
(diện rộng)
- 7000 -10 000 đv tiêm thẳng TM, sau đó truyền
tốc độ 1000 - 2000 đv/giờ, kiểm tra thời gian
aPTT để điều chỉnh liều Heparin sao cho aPTT
trong khoảng 1,5 - 2,5 lần thời gian chứng.
- Dùng kháng vitamin K, gối từ ngày thứ 3-4,
ngừng heparin sau 7-10 ngày (khi đã ổn định).
Các thuốc kháng vitamin K (Warfarin, Cumadin...) cần
được dùng gối vào từ ngày thứ 3-4 sau khi dùng Heparin vì
thời gian có tác dụng của các thuốc này muộn. Cần điều
chỉnh liều sao cho INR trong khoảng 2,0 đến 3,0. Warfarin
nên dùng bắt đầu bằng liều 5 mg/ngày. Thời gian dùng thuốc
này từ 3-6 tháng sau khi bệnh nhân ra viện. Nếu bệnh nhân
còn có những tình trạng tăng đông (đã nói trên) thì vẫn nên
tiếp tục kéo dài.
C. Thuốc tiêu huyết khối
1. Tác dụng nhanh chóng làm tan cục huyết khối gây
nghẽn ĐMP, giảm tải và hồi phục tình trạng suy tim
phải cấp. Thuốc tiêu huyết khối so với Heparin làm
giảm đáng kể tỷ lệ tử vong sau 30 ngày (4,7 so với
11,1%), giảm nguy cơ tái phát nghẽn mạch phổi (7,7
so với 18,7%) và giảm nguy cơ phát triển bệnh lý
tăng áp động mạch phổi do thuyên tắc mạn tính.
2. Điều trị tiêu huyết khối được chỉ định cho bệnh nhân
suy sụp huyết động: tụt huyết áp, thiểu niệu, giảm
ôxy máu nặng. Một số tác giả còn chỉ định cho
những trường hợp rối loạn chức năng thất phải trên
siêu âm.
3. Các thuốc tiêu sợi huyết dường như đều có hiệu quả
và an toàn như nhau nếu sử dụng với liều tương
đương (Bảng 26-3). Nếu dùng Streptokinase hoặc
471
APSAC (Anistreplase hay Antisoylated Plasminogen
Streptokinase Activator Complex) thì nên phối hợp
100 mg Hydrocortisone để giảm các tác dụng phụ.
4. Chống chỉ định bao gồm: các bệnh lý nội sọ, nội
tủy, chảy máu trong, mới phẫu thuật lớn hoặc chấn
thương nặng (< 10 ngày), tăng huyết áp không kiểm
soát được, tiền sử dị ứng hoặc mới dùng thuốc (riêng
với Streptokinase hoặc APSAC). Ngược với NMCT,
tiêu huyết khối vẫn có tác dụng điều trị trong vòng
10-14 ngày cho các bệnh nhân nhồi máu phổi kể từ
khi khởi phát. Hiệu quả là tương đương dù dùng
đường tĩnh mạch ngoại vi hay trực tiếp qua ống
thông vào ĐMP. Ngừng Heparin trước và sau khi
dùng thuốc tiêu sợi huyết, đo aPTT và fibrinogen
máu để quyết định thời điểm dùng tiếp Heparin. Nếu
aPTT vẫn gấp đôi chứng hoặc fibrinogen < 1g/l thì
làm xét nghiệm này 4giờ/lần cho tới khi có thể dùng
lại an toàn Heparin, sau đó gối với kháng vitamin K
ít nhất trong năm ngày. Biến chứng chính khi dùng
thuốc tiêu sợi huyết là chảy máu nặng (≈12%, tương
đương giữa các thuốc tiêu sợi huyết), trong đó xuất
huyết nội sọ khoảng 0,5-2,1%. Streptokinase hoặc
APSAC có thể gây dị ứng như nóng bừng, nổi ban,
sốt (5-7%), đáp ứng tốt với corticoid và kháng
histamine dù sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra
(<0,5%).
Bảng 26-3. Liều thuốc tiêu sợi huyết cho NMP.
Streptokinase Liều nạp 250.000-500.000 đơn vị/15 phút,
duy trì 100.000 đơn vị/giờ × 24 giờ
Urokinase
Liều nạp 4.400 đơn vị/kg/10 phút,
duy trì 4.400 đơn vị/kg/giờ × 12 giờ
rt-PA Liều nạp 10mg, sau đó truyền liên tục 90
mg/2 giờ
APSAC 30mg/5 phút
Reteplase 2 mũi tiêm trực tiếp 10 đơn vị cách nhau 30
472
phút
D. Can thiệp qua da và phẫu thuật
1. Đặt dụng cụ lọc ở tĩnh mạch chủ dưới xuyên qua
da để ngăn ngừa nguy cơ tắc thêm ĐMP khi bệnh
nhân có biểu hiện của HKTMCD. Ngày nay người ta
thường dùng loại ô lọc (Green Field) đặt ngay ở tĩnh
mạch chủ dưới, dưới chỗ đổ vào của hai tĩnh mạch
thận. Có thể đi bằng đường tĩnh mạch đùi bên không
bị tắc hoặc đi từ đường tĩnh mạch nền.
Hiện nay người ta đang thử nghiệm dùng dụng
cụ đặc biệt (Angio - Jet) để hút cục máu đông qua
ống thông tim (catheter), phương pháp này bước đầu
tỏ ra có triển vọng.
2. Phẫu thuật để lấy cục máu đông trong động mạch
phổi là phẫu thuật nặng với tỷ lệ tử vong rất cao, khó
thực hiện ở các trung tâm y tế nhỏ. Phẫu thuật chỉ
được chỉ định khi bệnh nhân có tình trạng rất nặng
với suy thất phải nhiều, huyết áp tụt và chụp mạch
phổi hoặc cộng hưởng từ chứng minh được cục tắc ở
mạch lớn (thân động mạch phổi hoặc nhánh lớn).
E. Ngăn ngừa nguy cơ và điều trị HKTMCD
Vì HKTMCD là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây NMP, nên việc ngăn ngừa và điều trị kịp
thời HKTMCD cũng là ngăn ngừa NMP.
1. Yếu tố nguy cơ của HKTMCD:
a. Tình trạng bệnh lý hệ tĩnh mạch, tổn thương
mạch, hoặc tình trạng tăng đông thứ phát:
• Các phẫu thuật nặng (đặc biệt là các phẫu
thuật vùng chi dưới, tiểu khung).
• Chấn thương (đặc biệt là gãy xương đùi, chấn
thương sọ não, và tuỷ sống).
• Suy tim ứ huyết, giảm cung lượng tim.
• Các bệnh ác tính.
• Phụ nữ có thai.
• Dùng thuốc tránh thai kéo dài.
• Béo phì.
• Giãn tĩnh mạch chi dưới.
• Bệnh viêm đại trực tràng.
• Tuổi già.
473
• Hội chứng thận hư.
• Nhiễm trùng.
b. Tình trạng tăng đông tiên phát:
• Thiếu hụt yếu tố Antithrombin III.
• Thiếu hụt Protein C.
• Thiếu hụt Protein S.
• Rối loạn Plasminogen và sự hoạt hoá.
• Bệnh đái ra hemoglobin kịch phát về đêm.
• Bệnh giảm tiểu cầu gây ra bởi Heparin.
• Kháng thể kháng lupus (anticoagulant hoặc
anticardiolipin).
• Rối loạn tăng sinh tuỷ xương.
• Bệnh đa hồng cầu.
2. Chẩn đoán HKTMCD
a. Lâm sàng thường là xuất hiện sưng, đau, căng
một chi. Một số trường hợp triệu chứng lâm sàng
không rõ ràng mà chỉ đến khi xuất hiện NMP mới
phát hiện ra có HKTMCD.
b. Chẩn đoán xác định dựa vào chụp hệ tĩnh mạch,
tuy nhiên đây là thăm dò chảy máu và gây khó
chịu cho bệnh nhân.
c. Siêu âm Doppler tĩnh mạch là xét nghiệm rất hữu
ích, cho phép chẩn đoán tốt.
3. Điều trị HKTMCD
a. Heparin tiêm TM 5.000 đơn vị sau đó truyền TM
tốc độ 1.000 đv / giờ liên tục trong 7 - 10 ngày.
b. Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hiện
được coi là thuốc tốt để điều trị thay cho Heparin
thường trong điều trị huyết khối tĩnh mạch chi
dưới. Các thuốc này có nhiều ưu điểm hơn là tác
dụng kéo dài, không phải theo dõi bằng các xét
nghiệm khi dùng, ngoài tác dụng chống yếu tố
Xa còn cả tác dụng chống yếu tố II tiểu cầu.
Bảng 26-3. Heparin trọng lượng phân tử thấp trong điều
trị huyết khối tĩnh mạch.
LMWH Xa/IIa Điều trị Dự phòng
Adreparin
(Normiflo)
1.9 130 U/kg/12h 50 U/kg/12h
Certoparin 8000 U/12h 3.000 U/24h
474
(MonoEmbolex)
Dalteparin
(Fragmin)
2.7 120 U/kg/12h
200 U/kg/24h
2.500-
5.000 U/24h
Enoxaparin
(Lovenox)
3.8 100 U/kg/12h 2.000-4.000
U/24h
Nadroparin
(Fraxiparin)
3.6 <55kg:4.000 U/12h
55-80kg:6.000 U/12h
>80kg: 8.000 U/12h
3.100 U/24h
40-60U/kg/24h
Reviparin
(Clivarin)
3.5 <60kg: 4.200 U/12h
>60kg:6.300 U/12h
1750 U/24h
Tinzaparin
(Innohep)
1.9 175 U/kg/24h 3.500 U/24h
50 U/kg/24h
c. Dùng gối từ ngày thứ 3-4 một loại kháng vitamin
K (Warfarin®, Sintrom®) và kéo dài vài tháng.
d. Hiện nay một số tác giả ưa dùng các thuốc tiêu
sợi huyết (Streptokinase, Urokinase, rt-TPA...),
tuy nhiên kết quả chưa vượt trội hơn phương thức
điều trị thông thường và rất đắt tiền.
e. Can thiệp đặt dụng cụ lọc (phin lọc) ở tĩnh mạch
chủ dưới để ngăn ngừa cục máu đông bắn lên
động mạch phổi gây NMP.
Tài liệu tham khảo
1. ACCP Consensus Commitee on pulmonary embolism. Opinions
regarding the diagnosis and management of venous thromboembolic
disease. Chest, 1996;109:233-7.
2. Britist Thoracic Society, Standards of Care Commitee. Suspected
acute pulmonary embolism: a practical approach. Thorax,
1997;52(suppl 4):S1-24.
3. Fitzmaurice D, Hobbs FDR, McManus R. Thromboembolism.
Clinical Evidence, 2001;5:158-68.
4. Geerts WH, Heit JA, Clagett GP, et al. Prevention of venous
thromboembolism. Chest, 2001;119:132S-175S.
5. Goldhaber SZ. Pulmonary embolism. N Eng J Med, 1998;339:93-
104.
6. Hyers TM, Agnelli G, Hull RD, et al. Antithrombotic therapy for
venous thrombo-embolic disease. Chest, 2001;119:176S-193S.
7. Layish DT, Tapson VF. Pharmacologic hemodynamic support in
massive pulmonaryembolism. Chest, 1997;111:218-24.
475
8. Mercat A, Diehl JL, Meyer G, et al. Hemodynamic effects of fluid
loading in acute massive pulmonary embolism. Crit Care Med,
1999; 27:540-4.
9. Riedel M. Emergency diagnosis of pulmonary embolism. Heart,
2001;85:607-9.
10. Riedel M. Venous thromboembolic disease. Acute pulmonary
embolism 1: pathophysiology, clinical presentation, and diagnosis.
Heart, 2001;85:229-40.
11. Riedel M. Venous thromboembolic disease. Acute pulmonary
embolism 2: treatment. Heart, 2001;85:351-60.
12. Wood KE. Major pulmonary embolism: Review of a
pathophysiologic approach to the golden hour of hemodynamically
significant pulmonary embolism. Chest, 2002;121:877-905.
475
THÔNG LIÊN NHĨ
Thông liên nhĩ (TLN) chiếm khoảng từ 5% đến 10% các
trường hợp tim bẩm sinh. Cùng với bệnh van động mạch chủ hai
lá van và sa van hai lá, TLN là bệnh tim bẩm sinh còn hay gặp
nhất ở người lớn. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới: tỷ lệ gặp ở nữ so
với nam là 2 so với 1.
Đại đa số các bệnh nhân TLN không có triệu chứng cơ
năng mà chỉ có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo do đó
thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành.
Đối với các trường hợp TLN không được điều trị triệt để,
các bệnh nhân sẽ dần dần có các triệu chứng lâm sàng. Lâu dài
các bệnh nhân sẽ biểu hiện các dấu hiệu của sự quá tải buồng
tim phải như rối loạn nhịp nhĩ (tăng dần nguy cơ theo tuổi của
bệnh nhân), tăng áp động mạch phổi và tăng sức cản mạch phổi,
cuối cùng hậu quả tất yếu là dẫn đến suy tim xung huyết. Việc
tồn tại lỗ thông liên nhĩ cũng là một yếu tố thuận lợi dẫn đến tắc
mạch nghịch thường.
I. Giải phẫu bệnh: có bốn dạng thông liên nhĩ thông thường:
TLN kiểu lỗ thứ hai, TLN kiểu lỗ thứ nhất, TLN kiểu xoang
tĩnh mạch và TLN thể xoang vành.
A. TLN kiểu lỗ thứ hai hay TLN thứ phát (lỗ bầu dục) là
tổn thương hay gặp nhất chiếm khoảng từ 60% đến 70%
các trường hợp. Lỗ thông nằm ở vị trí gần lỗ oval, ở
trung tâm vách liên nhĩ (VLN). Có thể gặp phối hợp với
sa van hai lá, đặc biệt ở phụ nữ (tỷ lệ 2:1 so sánh giữa nữ
và nam giới).
B. TLN kiểu lỗ thứ nhất hay TLN tiên phát chiếm 15%
đến 20% các trường hợp. Lỗ thông nằm ở thấp, góc hợp
bởi vách liên nhĩ và mặt phẳng của vách ngăn nhĩ thất
(mặt phẳng van nhĩ thất). Chính vì ở vị trí thấp nên loại
này hay đi kèm với khuyết tật của van nhĩ thất và vách
liên thất. Khi có TLN lỗ thứ nhất thì rất thường gặp hở
476
van hai lá đi kèm do có kẽ hở của lá trước van hai lá. Lúc
đó, bệnh lý này được phân loại trong nhóm đặc biệt gọi
là thông sàn nhĩ thất (ống nhĩ thất chung), có cơ chế sinh
lý bệnh, diễn biến lâm sàng và phương hướng điều trị
khác.
C. TLN thể xoang tĩnh mạch là loại TLN ít gặp, chiếm
khoảng từ 5% đến 10% các trường hợp. Lỗ thông nằm ở
cao và ra sau của VLN, nó nằm ngay sát với tĩnh mạch
(TM) chủ trên do vậy rất hay gặp hiện tượng tĩnh mạch
phổi (TMP) đổ qua lỗ thông vào nhĩ phải (TMP đổ lạc
chỗ). Ngoài ra có thể gặp các thể rất hiếm của TLN như:
TLN nằm ở rất thấp phía dưới sát với TM chủ dưới (phía
sau và dưới của VLN).
D. TLN thể xoang vành là thể hiếm gặp nhất, lỗ thông nằm
ở ngay sát phía trên xoang TM vành, do đó dòng shunt từ
nhĩ trái sẽ đổ trực tiếp vào ''cấu trúc'' này. Tổn thương
này hay phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác như ống
nhĩ thất chung, tĩnh mạch chủ trên đổ lạc chỗ.
Hình 27-1. Vị trí giải phẫu của các dạng TLN.
II. Sinh lý bệnh
A. TLN thường dẫn đến dòng shunt từ nhĩ trái sang nhĩ
phải, lưu lượng shunt phụ thuộc vào đường kính lỗ thông
và phụ thuộc gián tiếp vào độ giãn nở của thất trái và
477
thất phải. Luồng thông có thể ngay lập tức (dưới 1 năm)
hoặc dần dần (nhiều năm) dẫn đến sự tăng gánh của
buồng tim phải làm phì đại thất phải, tăng tưới máu phổi
và cuối cùng sẽ dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi
(ĐMP). ở các bệnh nhân người lớn hoặc do áp lực buồng
tim phải tăng lên hoặc/và khả năng co bóp của tim trái
giảm xuống (cơ tim bị ảnh hưởng do tăng công hay do
bệnh động mạch vành, tăng huyết áp... phối hợp), lúc
này dòng shunt thường sẽ giảm xuống dần dần và có thể
dẫn đến shunt hai chiều hay đảo chiều dòng shunt (hiếm
gặp).
B. Nguy cơ chính của việc không đóng lỗ thông liên nhĩ là
sẽ gây suy tim thứ phát do tăng gánh mạn tính, tăng áp
ĐMP, rối loạn nhịp nhĩ và tắc mạch.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng: thường kín đáo, đôi khi bệnh
nhân đến khám vì khó thở khi gắng sức, viêm phế quản
phổi nhiều lần hoặc chậm lớn. Một số ít các trường hợp
với lỗ TLN lớn có thể dẫn đến shunt trái sang phải nhiều
và trẻ có dấu hiệu cơ năng rất sớm khoảng từ 6 đến 12
tháng, còn lại đại đa số các trường hợp bệnh thường phát
hiện muộn nhờ thăm khám thường kỳ. Các trường hợp
bệnh diễn biến lâu dài có thể có các biểu hiện của rối
loạn nhịp như rung nhĩ hay cuồng nhĩ, tăng áp động
mạch phổi nặng và suy tim xung huyết.
B. Khám lâm sàng: Nghe tim có tiếng thổi tâm thu cường
độ nhỏ ở ổ van ĐMP do tăng lưu lượng máu qua van
ĐMP. Ngoài ra còn nghe thấy tiếng T2 tách đôi do sự
đóng muộn của ba lá van ĐMP; tiếng T1 mạnh và rung
tâm trương do tăng lưu lượng ở ổ van ba lá có thể gặp
trong các trường hợp dòng shunt lớn làm tăng nhiều sự
đổ đầy về thất phải.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tâm đồ (ĐTĐ)
478
1. TLN lỗ thứ hai: điện tâm đồ thường có dạng:
a. RSR hay rSR ở V1.
b. QRS lớn hơn 0,11 giây.
c. Trục phải.
d. Đôi khi có thể kèm theo PR kéo dài (khoảng 20%
các trường hợp, hay gặp ở các bệnh nhân TLN
mang tính chất gia đình).
e. Dày nhĩ phải trong khoảng 50% các trường hợp.
2. TLN lỗ thứ nhất: điện tâm đồ có dạng
a. RSR ở V1.
b. Trục trái.
c. Bloc nhĩ thất cấp I.
d. Có thể thấy dày cả 2 thất.
B. Chụp Xquang tim phổi: Tim to vừa phải với giãn cung
ĐMP. Đôi khi thấy dấu hiệu giãn bờ dưới phải của tim
do giãn buồng nhĩ phải. Tăng tưới máu phổi hay gặp.
C. Siêu âm tim: Đây là phương pháp chủ yếu và chính xác
nhất để chẩn đoán thông liên nhĩ. Đối với các bệnh nhân
nhỏ tuổi có thể chỉ cần dùng siêu âm qua thành ngực còn
đối với các bệnh nhân lớn tuổi, thành ngực dày, đôi khi
cần làm siêu âm qua thực quản.
1. Siêu âm qua thành ngực: Mặt cắt siêu âm điển hình
để quan sát lỗ TLN là trục ngắn cạnh ức trái, bốn
buồng từ mỏm và nhất là mặt cắt dưới sườn.
a. Hình ảnh gián tiếp sẽ thấy dấu hiệu giãn buồng
thất phải và nhĩ phải. Mức độ giãn buồng tim
phải phụ thuộc vào mức độ dòng shunt trái →
phải hay kích thước lỗ TLN.
b. Thấy hình ảnh trực tiếp của lỗ TLN trên siêu âm
2D: bốn buồng từ mỏm, 4 buồng dưới mũi ức,
hay trục ngắn cạnh ức trái. Hình ảnh TLN thể
xoang tĩnh mạch khó thấy hơn, đặc biệt ở người
lớn tuổi.
479
c. Tìm kiếm sự bất thường của TM phổi và TM
chủ: TM chủ trên trái đổ vào nhĩ phải không có
thân TM vô danh; TM phổi đổ lạc chỗ vào TM
chủ trên, TM vô danh, TM chủ dưới hay nhĩ
phải... là các bất thường bẩm sinh có thể gặp phối
hợp với TLN. Cần quan sát bằng siêu âm 2D và
đặc biệt là siêu âm Doppler mầu.
d. Đánh giá mức độ của dòng shunt: gián tiếp thông
qua kích thước thất phải so với thất trái.
• Nếu thấy tỷ lệ kích thước thất phải/thất trái từ
1/2 đến 2/3: TLN lỗ nhỏ.
• Nếu tỷ lệ này từ 2/3 đến 1: TLN lỗ trung
bình.
• Nếu tỷ lệ này trên 1: TLN lỗ rộng.
e. Nên tiến hành đo cung lượng phổi, so sánh với
cung lượng chủ. Nếu tăng cung lượng phổi nhiều:
TLN có dòng shunt trái → phải lớn.
f. Đánh giá áp lực ĐMP: bằng dòng chảy qua van
ba lá và dòng chảy qua van ĐMP (trong TLN áp
lực ĐMP thường tăng tương đối muộn).
Hình 27-2. Hình ảnh thông liên nhĩ trên siêu âm 2D.
2. Siêu âm qua thực quản: Được áp dụng với các
trường hợp thông liên nhĩ mà siêu âm qua thành ngực
còn chưa rõ. Siêu âm qua thực quản rất hữu ích trong
việc đo chính xác kích thước lỗ thông liên nhĩ cũng
như kích thước các rìa phía trên và phía dưới của lỗ
thông để chuẩn bị bít các lỗ thông đó bằng dụng cụ.
480
Siêu âm qua thực quản cũng còn được áp dụng đối
với các thể TLN hiếm gặp đặc biệt là TLN thể xoang
tĩnh mạch với bất thường sự đổ về của tĩnh mạch
phổi.
3. Siêu âm cản âm: Siêu âm với tiêm chất cản âm đặc
biệt rất hữu ích cho việc chẩn đoán xác định và loại
trừ các bất thường bẩm sinh phối hợp khác.
Hình 27-3. Hình ảnh "rửa bọt cản âm" trong nhĩ phải.
D. Thông tim
1. Mục đích của thông tim:
a. Chẩn đoán xác định TLN chủ yếu dựa vào siêu
âm tim (siêu âm 2D, Doppler, siêu âm cản âm,
siêu âm qua thực quản). Thông tim có thể giúp
ích cho việc đánh giá mức độ shunt, ngoài ra còn
xác định chính xác áp lực động mạch phổi, đo
cung lượng động mạch phổi, cung lượng động
mạch chủ...
b. Ở Việt nam do có rất nhiều các trường hợp đến
muộn nên việc thông tim xác định chính xác mức
độ shunt, áp lực ĐMP, tỷ lệ cung lượng QP/QS và
đặc biệt là sức cản mạch phổi có vai trò quyết
định xem bệnh nhân có còn chỉ định phẫu thuật
hay không. Với các biện pháp thở ôxy, thuốc giãn
ĐMP làm giảm áp ĐMP sẽ là những nghiệm
pháp cuối cùng quyết định chẩn đoán bệnh nhân
có tăng áp lực động mạch phổi cố định (hội
chứng Eisenmenger) hay không ?
481
c. Ngoài ra trong những năm gần đây, thông tim
còn nhằm mục đích để đóng lỗ TLN bằng dụng
cụ qua da (Amplatzer, CardioSeal...).
2. Chụp buồng tim:
a. Nếu lỗ thông thấy rõ trên siêu âm, có thể không
cần thực hiện chụp buồng tim.
b. Khi có dấu hiệu của TM phổi đổ lạc chỗ, có thể
chụp ĐMP để cho hình ảnh rõ ràng và xác định
luồng thông (ở thì thuốc ''chậm'' khi máu về TM
phổi). Lỗ thông liên nhĩ sẽ thấy rõ ở góc chụp
nghiêng trái 20 đến 450 nghiêng đầu 250, ống
thông bơm thuốc cản quang nằm ở tĩnh mạch
phổi phải.
c. Chụp buồng thất trái có thể thực hiện để đánh giá
co bóp thất trái và mức độ hở van hai lá. Nếu
nghi ngờ thông liên thất và hở các van nhĩ thất
phối hợp thì cần chụp buồng thất trái ở tư thế
thẳng mặt và nghiêng trái 60 - 70o, chếch đầu
khoảng 250.
d. Cuối cùng ở các bệnh nhân có tuổi (nam hơn 40,
nữ hơn 45), cần chụp ĐMV một cách hệ thống để
xác định có bệnh động mạch vành phối hợp hay
không.
482
V. Chỉ định điều trị và tiến triển
A. Đóng lỗ TLN có thể thực hiện bằng phẫu thuật tim hở
với tuần hoàn ngoài cơ thể (đường mổ dọc xương ức,
dưới sườn hoặc sau bên ở lưng). Đây là phương pháp
điều trị kinh điển đã được áp dụng từ lâu. Hiện nay
người ta có thể đóng qua da các lỗ TLN thứ phát mà còn
có đủ gờ xung quanh lỗ thông đó bằng các loại dụng cụ
đặc biệt.
B. Chỉ định điều trị
1. Đối với các lỗ thông bé: tiếng thổi nhỏ, tiếng T2 tách
đôi, đường kính thất phải/ thất trái nhỏ hơn 2/3 thì
cần theo dõi định kỳ thường xuyên.
2. Với các lỗ thông kích thước trung bình: không có dấu
hiệu cơ năng, bloc nhánh phải không hoàn toàn, tỷ lệ
đường kính thất phải/thất trái từ 2/3 đến 1, có tăng
tưới máu phổi trên phim chụp Xquang: nếu là nữ giới
thì nên phẫu thuật khoảng năm 15 tuổi (phẫu thuật
đường ngang dưới vú); nếu là nam giới thì nên phẫu
thuật lúc 5 tuổi. Nếu có khả năng đóng qua da bằng
dụng cụ (Amplatzer, CardioSeal...) thì nên thực hiện
ngay khi có thể ở các lỗ thông loại này.
3. Với các lỗ thông lớn: tiếng T1 mạnh, rung tâm trương
do tăng lưu lượng, tỷ lệ đường kính thất phải/thất trái
lớn hơn: nếu có tăng áp ĐMP cần đóng lỗ thông này
càng sớm càng tốt. Nếu không tăng áp ĐMP, đóng lỗ
thông đó một cách hệ thống lúc trẻ độ 5 tuổi.
4. TLN nghi ngờ đã có tăng áp ĐMP cố định: cần làm
thông tim chẩn đoán. Chỉ phẫu thuật khi chưa có tăng
áp ĐMP cố định, lưu lượng mạch phổi vẫn tăng hơn
lưu lượng đại tuần hoàn (vẫn còn shunt trái → phải là
chủ yếu) và sức cản mạch phổi vẫn còn trong giới
hạn cho phép (chưa trở thành phức hợp
Eisenmenger).
483
5. Tiến triển của TLN thường dung nạp tốt vì vậy đôi
khi phát hiện bệnh rất muộn ở tuổi trưởng thành.
Tăng áp ĐMP cố định (không còn chỉ định phẫu
thuật) có thể gặp ở tuổi 20 đến 30. Suy tim và rối
loạn nhịp tim có thể bắt đầu xảy ra ở tuổi 30 đến 40.
Nếu lỗ thông liên nhĩ được đóng kín (bằng phẫu
thuật hay bằng dụng cụ qua da) thì có thể coi như
bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn. Rối loạn nhịp
ở các bệnh nhân này là hãn hữu.
C. Phẫu thuật đóng TLN với tuần hoàn ngoài cơ thể từ rất
lâu đã trở thành một phẫu thuật kinh điển. Tùy theo kích
thước và vị trí của lỗ TLN mà phẫu thuật viên có thể
khâu trực tiếp hoặc làm miếng vá bằng màng ngoài tim
để đóng kín hoàn toàn lỗ TLN.
1. Nguy cơ phẫu thuật liên quan đến cơ địa bệnh nhân
như tuổi, rung nhĩ, áp lực động mạch phổi và sức
cản mạch phổi tăng cao.
2. Sau mổ, bệnh nhân còn có thể bị nguy cơ mắc hội
chứng sau mở màng ngoài tim (hay gặp hơn các phẫu
thuật tim bẩm sinh khác). Rối loạn nhịp nhĩ có thể
vẫn kéo dài một thời gian sau đó cho đến khi kích
thước của nhĩ và thất phải trở về kích thước bình
thường. Tại một vài trung tâm, thuốc chẹn bêta giao
cảm được sử dụng từ 3 đến 6 tháng sau mổ để phòng
ngừa các rối loạn nhịp nhĩ.
484
Hình 27-4. Trước (A) và sau (E) đóng lỗ TLN bằng Amplatzer.
D. Đóng lỗ TLN qua da bằng dụng cụ là thủ thuật ngày
càng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt
Nam phương pháp này hiện nay đã được tiến hành
thường quy tại Viện Tim mạch Việt Nam. Tất cả các
trường hợp TLN lỗ thứ hai có kích thước không quá lớn
và gờ xung quanh lỗ đủ lớn (hơn 5mm) đều có khả năng
đóng bằng dụng cụ qua da dưới màn tăng sáng. Phương
pháp này ngày càng chứng minh được tính hiệu quả như
thời gian nằm viện ngắn, ít đau, không có sẹo mổ, ít biến
chứng ngay cả ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.
Tài liệu tham khảo
1. Brecker S,ID. Atrial septal defect. In: Redington A, Shore D,
Oldershaw P, eds. Congenital heart disease in adults: a practical
guide. London: WB Saunders, 1994:103-110.
2. Connelly MS, Webb GD, Sommerville J, et al. Canadian Consensus
Conference on Adult Congenital Heart Disease 1996. Can J Cardiol
l998;14:395-452.
3. Gatzoulis MA, Redington AN, Somerville J, Shore DF. Should atrial
septal defects in adults be closed? Ann Thorac Surg 1996;61:657-
659.
4. Latson LA. Per-catheter ASD Closure. Pediatr Cardiol 1998;19:86-
93.
5. Mahoney LT. Acyanotic congenital heart disease: atrial and
ventricular septal defects, atrioventricular canal, patent ductus
arteriosus, pulmonic stenosis. Cardiol Clin 1993;11:603-616.
6. Mandelik J, Moodie DS, Sterba R, et al. Long-term follow-up ef
children after repair of atrial septal defects. Cleveland Clin J Med
1994;61:29-33.
7. Moore JD, Moodie DS. Atrial septal defect. In: Marso SP, Griffin
BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine.
Philadelphia: LippincottRaven, 2000.
8. Perloff JK. Survival patterns without cardiac surgery or
interventional catheterization: a narrowing base. In: Perloff JK,
Child JS, eds. Congenital heart disease in Adults, 2nd ed.
Philadelphia: WB Saunders, 1998:15-53.
485
9. Snider AR, Serwer GA, Ritter SB. Defects in cardiac septation. In:
Snider AR, Serwer GA, Ritter SB, eds. Echocardiography in
pediatric heart disease, 2nd ed. St. Louis: Mosby, 1997:235-246.
10. Vick GW. Defects of the atrial septum including atrioventricular
septal defects. In: Garson A, Bricker JT, Fisher DJ, Neish SR, eds.
The science and practice of pediatric cardiology, 2nd ed. Baltimore:
Williams & Wilkins, 1998:1141-1179.
485
THÔNG LIÊN THẤT
Ngoại trừ bệnh van động mạch chủ (ĐMC) chỉ có hai lá
van thì thông liên thất (TLT) là bệnh tim bẩm sinh hay gặp nhất,
nó chiếm khoảng 25% các bệnh tim bẩm sinh.
Do các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu (tiếng thổi tâm thu
to ở vùng giữa tim) và các biến chứng sớm của nó nên thông
liên thất hay được chẩn đoán sớm từ khi bệnh nhân còn nhỏ.
Chẩn đoán TLT từ khi còn trong thai nhi có thể thực hiện được
bằng siêu âm tim bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
TLT lỗ nhỏ rất hay gặp và thường dung nạp rất tốt. Do đó
nó có thể gặp ở người trưởng thành và có khả năng tự đóng. Tỷ
lệ tự đóng lại của các trường hợp TLT lỗ nhỏ ở trẻ em lên đến
75%. Ngược lại TLT lỗ lớn sẽ ảnh hưởng nhanh đến hô hấp và
áp lực động mạch phổi (ĐMP) có thể tăng một cách cố định rất
sớm từ 6 đến 9 tháng. Đối với các trường hợp sức cản mạch phổi
tăng cố định (hội chứng Eisenmenger) bệnh nhân hiếm khi sống
được quá tuổi 40. Các biến chứng hay gặp ở nhóm bệnh nhân
này là chảy máu ở phổi, viêm nội tâm mạc, áp xe não, rối loạn
nhịp thất và các biến chứng của đa hồng cầu. Tiên lượng sẽ rất
kém ở các bệnh nhân có các biểu hiện ngất, suy tim xung huyết
và ho ra máu.
Người ta nhận thấy ngoài nguyên nhân do mẹ bị cúm
trong ba tháng đầu, TLT hay gặp trong các hội chứng bệnh lý,
đặc biệt là hội chứng có ba nhiễm sắc thể 21, hội chứng do mẹ
nghiện rượu khi mang thai...
I. Giải phẫu bệnh
A. Phân loại: Có rất nhiều cách phân loại giải phẫu bệnh về
TLT khác nhau được đặt ra nhưng nhìn chung lại có 4
loại TLT chính về giải phẫu bệnh là: TLT phần quanh
màng, TLT phần cơ, TLT phần buồng nhận và TLT phần
phễu (TLT ở phía trên của cựa Wolff).
486
1. TLT phần quanh màng là loại TLT hay gặp nhất,
chiếm khoảng 70-80% các trường hợp, nằm ở cao
thuộc phần màng của vách liên thất (VLT), ở chỗ nối
giữa van 3 lá và van ĐMC. Tuy nhiên nó có thể dịch
chuyển ra sau, ra trước hay xuống dưới một chút tùy
từng trường hợp. Tổn thương thường phối hợp tạo
thành một túi nhỏ ở dưới van 3 lá hay xung quanh bờ
van (thường cũng được gọi là túi phình phần màng
vách liên thất). Nó có thể gây hở van ĐMC và hẹp
phần thấp của đường ra thất phải. Đây là loại TLT có
khả năng tự đóng cao.
2. TLT phần cơ hay TLT ở gần mỏm tim. Nó có thể
ở bất cứ vị trí nào của phần thấp VLT cho đến mỏm
tim. Thể bệnh này chiếm khoảng 5 đến 20% các
trường hợp TLT và cũng có khả năng tự đóng cao trừ
các trường hợp có nhiều lỗ TLT.
3. TLT phần buồng nhận hay TLT kiểu ống nhĩ thất
chung chiếm khoảng từ 5 đến 8% các trường hợp.
TLT loại này thường ở vị trí cao của VLT, rộng, ít
khả năng tự đóng và hay đi kèm tổn thương của các
Hình 28-1. Vị trí
giải phẫu các loại
thông liên thất.
487
van nhĩ thất. Hay gặp phình vách liên thất ở vị trí
này.
4. TLT phần phễu hay TLT dưới van ĐMC hoặc
dưới van ĐMP: hiếm gặp hơn (5 đến 7%), là loại
TLT mà lỗ thông nằm ở phần rất cao của vách liên
thất nơi có tiếp giáp với van ĐMC và van ĐMP (nên
còn được gọi là thông liên thất kiểu ''dưới các đại
động mạch''). Điểm đặc biệt quan trọng của loại TLT
này là lỗ thông thường phối hợp với tổn thương lá
van ĐMC và có hở chủ đi kèm (hội chứng Laubry-
Pezzy).
B. Các tổn thương khác phối hợp có thể gặp: hẹp van ĐMP,
hẹp trên van ĐMP, hở 3 lá, thông trực tiếp từ thất trái
sang nhĩ phải, màng ngăn dưới ĐMC...
II. Sinh lý bệnh
A. Luồng thông của shunt có lưu lượng phụ thuộc vào kích
thước lỗ TLT và sức cản hệ ĐMP cũng như áp lực thất
phải. Luồng shunt sẽ gây ra quá tải ở phổi, nhĩ trái và
thất trái.
B. Diễn biến xấu dần sẽ là tăng áp ĐMP gây suy tim phải
và về sau sẽ chuyển thành hội chứng Eisenmenger (tăng
sức cản của mạch phổi do bệnh lý ĐMP tắc nghẽn cố
định làm giảm dòng shunt trái → phải, làm tăng dòng
shunt phải→ trái).
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng: hay gặp nhất ở bệnh nhân lớn
tuổi là khó thở, mất khả năng gắng sức. Các triệu chứng
thường liên quan đến mức độ của luồng thông trái →
phải, áp lực và sức cản của động mạch phổi.
B. Triệu chứng thực thể: Nghe tim là dấu hiệu chủ yếu để
chẩn đoán. Thường nghe thấy có tiếng thổi toàn tâm thu,
cường độ mạnh ở cạnh ức trái, tương đối thấp và lan ra
tất cả xung quanh. Tiếng thổi này có thể nhẹ hơn nhưng
488
có âm sắc cao hơn trong các trường hợp lỗ thông nhỏ ở
phần cơ và có thể chỉ lan ra mỏm hay sang trái nếu lỗ
TLT ở mỏm tim. Nếu lỗ TLT quá lớn, có thể nghe thấy
tiếng thổi nhỏ và có rung tâm trương lưu lượng ở mỏm
tim. Các trường hợp TLT phối hợp với hở van động
mạch chủ thường nghe thấy thổi tâm trương ở ổ van
động mạch chủ đi kèm. Nếu nghe thấy tiếng thổi tâm thu
tống máu ở bờ trái xương ức lan lên trên cần nghi ngờ có
hẹp phần phễu của thất phải hoặc thất phải có hai buồng.
C. Chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng với hở van ba lá, tứ
chứng Fallot không tím (Fallot trắng), hẹp dưới van động
mạch phổi đơn thuần và bệnh cơ tim phì đại.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tâm đồ (ĐTĐ): thấy hình ảnh tăng gánh buồng tim
trái với dày thất trái, dày nhĩ trái. Trục trái hay gặp trong
các trường hợp TLT phần buồng nhận hoặc ống nhĩ thất
chung. Dày thất phải và trục phải gặp trong các trường
hợp tăng gánh buồng tim phải với tăng áp động mạch
phổi.
B. Chụp Xquang tim phổi
1. Hình tim không to và hệ mạch phổi bình thường hay
thấy ở các trường hợp TLT lỗ nhỏ không gây tăng áp
động mạch phổi.
2. Tim to vừa phải với giãn cung dưới trái. Đôi khi thấy
dấu hiệu giãn cung ĐMP. Tăng tưới máu phổi hay
gặp ở các bệnh nhân có luồng thông trái → phải lớn.
3. Bóng tim không to nhưng có dấu hiệu ứ huyết phổi
nhiều thường gặp trong các trường hợp TLT lỗ rộng
có tăng sức cản mạch phổi cố định (hội chứng
Eisenmenger).
C. Siêu âm tim
1. Hình ảnh gián tiếp: Kích thước buồng tim trái và
thân ĐMP đều giãn.
489
2. Hình ảnh trực tiếp của lỗ TLT trên siêu âm 2D:
mặt cắt trục dài cạnh ức trái (TLT phần phễu); mặt
cắt qua các gốc động mạch (TLT quanh màng, phễu);
mặt cắt dưới ức, bốn buồng từ mỏm (TLT phần cơ,
quanh màng và buồng nhận).
Hình 28-2. TLT phần quanh màng: mặt cắt cạnh ức trục
ngắn (hình trái) và mặt cắt 5 buồng tim từ mỏm (hình phải).
3. Đánh giá mức độ của dòng shunt: dòng shunt trái
→ phải lớn khi giãn buồng nhĩ trái, thất trái và ĐMP.
Đo chênh áp qua lỗ TLT để đánh giá áp lực ĐMP
(nếu không có cản trở đường ra thất phải) và mức độ
bệnh. Nếu chênh áp còn lớn chứng tỏ lỗ thông nhỏ và
không có quá tải tim phải. Cần nhớ đo huyết áp động
mạch khi làm siêu âm Doppler tim.
4. Trong trường hợp áp lực ĐMP tăng cố định: thành
thất phải dày, dòng chảy qua lỗ TLT yếu hoặc hai
chiều, áp lực ĐMP tăng nhiều gần bằng hay vượt áp
lực đại tuần hoàn.
5. Siêu âm Doppler tim còn cần phải loại trừ các tổn
thương phối hợp như thông liên nhĩ, còn ống động
mạch, hở chủ, cản trở đường ra thất phải và thất trái.
D. Thông tim
1. Chỉ định:
a. Các trường hợp TLT với các dấu hiệu quá tải của
thất trái (tim to, thổi tâm trương ở mỏm tim, suy
490
tim ứ huyết) hoặc tăng áp ĐMP mà cần phải có
các bằng chứng khẳng định mức độ luồng shunt,
áp lực ĐMP, và sức cản ĐMP để quyết định
hướng điều trị.
b. Các trường hợp TLT với nghi ngờ có các tổn
thương khác phối hợp như hở chủ, hẹp đường ra
thất phải, hẹp dưới van ĐMC... cũng là các
trường hợp có thể chỉ định thông tim.
c. Thông tim để đóng lỗ TLT bằng dụng cụ
(Amplatzer, Coil, Buttoned device...).
2. Chụp buồng tim:
a. Chụp buồng thất trái sẽ giúp xác định chính xác
vị trí, kích thước của lỗ thông liên thất và đặc biệt
giúp cho chẩn đoán thông liên thất có nhiều lỗ.
Tư thế chụp hay dùng nhất là nghiêng trái 45 -
700, nghiêng đầu 250. Tuy nhiên tùy loại lỗ thông
có thể thay đổi chút ít. TLT kiểu quanh màng:
thấy rõ ở nghiêng trái 60-450. TLT phần cơ, ra
phía trước chụp ở nghiêng trái 450. TLT kiểu
dưới các gốc động mạch lớn chụp ở tư thế
nghiêng 900 và nghiêng phải.
b. Chụp ĐMC để xác định có hở chủ phối hợp hay
không? Đặc biệt trong các thể TLT kiểu dưới các
gốc động mạch, hội chứng Laubry - Pezzy.
c. Chụp buồng thất phải xác định xem có hẹp đường
ra thất phải không, có hở van ba lá không và xem
có phải chỗ đổ vào của dòng shunt trực tiếp vào
thất phải hay không.
V. Chỉ định điều trị và tiến triển
A. Điều trị nội khoa
1. TLT với tăng áp ĐMP nhiều ở trẻ nhỏ cần được điều
trị bằng lợi tiểu, trợ tim và giảm tiền gánh trước khi
phẫu thuật.
491
2. Sau phẫu thuật và các trường hợp chưa phẫu thuật
(hoặc không cần phẫu thuật) cần phòng biến chứng
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (rất dễ xảy ra với các
trường hợp TLT).
B. Đóng lỗ thông qua da bằng dụng cụ
Hiện nay có thể chỉ định ở các trường hợp TLT lỗ nhỏ
phần cơ, ở mỏm hoặc sau NMCT có biến chứng. Tương
lai nhiều loại dụng cụ đang được nghiên cứu để đóng
TLT phần quanh màng-bệnh bẩm sinh có tần suất gặp
cao nhất.
C. Điều trị ngoại khoa
Đóng lỗ TLT có thể thực hiện bằng phẫu thuật tim hở
với tuần hoàn ngoài cơ thể (đường mổ dọc xương ức).
Cần lưu ý có một tỷ lệ khá lớn lỗ TLT có thể tự đóng lại.
1. Đối với các lỗ thông bé, shunt nhỏ, áp lực ĐMP bình
thường cần theo dõi định kỳ thường xuyên hàng năm,
phòng chống viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nguy
cơ gặp ở nhóm này là Osler, hở chủ (TLT phần phễu)
và hẹp phần phễu ĐMP (TLT phần quanh màng).
2. Khi lỗ thông liên thất lớn sẽ ảnh hưởng rõ đến toàn
trạng ở trẻ dưới 6 tháng: điều trị nội khoa với lợi tiểu,
trợ tim, ức chế men chuyển. Nếu không đáp ứng với
điều trị nội thì cần đóng lỗ TLT.
3. Khi lỗ TLT lớn, ảnh hưởng rõ đến toàn trạng ở trẻ
trên 6 tháng thì cần phẫu thuật đóng lỗ TLT.
4. Khi lỗ thông lớn, có tăng áp ĐMP trên 50mmHg ở
trẻ hơn 6 tháng: phẫu thuật đóng lỗ TLT.
5. Khi lỗ TLT phối hợp với hở van ĐMC vừa hoặc hẹp
đáng kể đường ra thất phải thì cần phẫu thuật đóng lỗ
TLT.
6. Nếu TLT có nhiều lỗ, có ảnh hưởng đến toàn trạng
thì cần làm phẫu thuật đánh đai (banding) ĐMP ở các
492
trẻ nhỏ dưới 6 tháng và sau đó phẫu thuật sửa chữa
toàn bộ.
Tiến triển của TLT nếu được đóng kín (bằng phẫu
thuật hay đóng lỗ thông qua da) có thể coi như bệnh
nhân được chữa khỏi hoàn toàn. Rối loạn nhịp ở các
bệnh nhân này là hãn hữu như bloc nhĩ thất sau phẫu
thuật.
7. Các trường hợp TLT nghi ngờ có tăng áp ĐMP cố
định: cần thông tim với nghiệm pháp thở ôxy và
thuốc giãn mạch, chụp mao mạch phổi, đo sức cản
mạch phổi và cuối cùng có thể sinh thiết phổi. Nếu
sức cản mạch phổi không tăng cố định thì có thể
phẫu thuật, nếu đã tăng cố định thì đó là một chống
chỉ định của phẫu thuật. Trong trường hợp nghi ngờ
có thể phẫu thuật đánh đai ĐMP và làm lại các thăm
dò sau đó vài năm. Đối với các trường hợp không
còn chỉ định mổ nữa thì thường diễn biến có thể nặng
lên bằng các dấu hiệu suy tim phải, hạn chế gắng
sức, đa hồng cầu với biểu hiện tím nhiều ở da và
niêm mạc. Các biến chứng có thể gặp là chảy máu
phổi, ápxe não và đột tử. Giải pháp điều trị chủ động
duy nhất trong trường hợp này là phẫu thuật ghép cả
tim và phổi cho người bệnh.
Tài liệu tham khảo
1. Brecker SJD. Ventricular septal defect. In: Redington A, Shore D,
Oldershaw P, eds. Congenital heart disease in adults: a practical
guide. London: WB Saunders, 1994:111-117.
2. Bridges ND, Perry SB, Keane JF, et at. Preoperative transcatheter
closure ofcongenital muscular ventricular septal defects. N Engl J
Med 1991;324:1312-1317.
3. Connelly MS, Webb GD, Sommerville J, et at. Canadian Consensus
Conference on Adult Congenital Heart Disease 1996. Can J Cardiol
1998;14:395-452.
4. Ellis JH, Moodie DS, Sterba R, Gill CC. Ventricular septal defect in
the adult: natural and unnatural history. Am Heart J 1987;114:115-
120.
493
5. Folkert M, Szatmari A, Utens E, et at. Long-term follow-up after
surgical closure of ventricular septal defect in infancy and
childhood. J Am Coll Cardiol 1994;24:1358-1364.
6. Gumbiner CH, Takao A. Ventricular septal defect. In: Garson A,
Bricker JT, Fisher DJ, Neish SR, eds. The science and practice of
pediatric cardiology; 2nd ed. Baltimore: Williams & Wilkins,
1998:1119-1140.
7. Lock JE, Block PC, McKay RG, et at. Transcatheter closure of
ventricular septal defects. Circulation 1985;78:361-368.
8. Mahoney LT. Acyanotic congenital heart disease: a trial and
ventricular septal defects, atrioventricular canal, patent ductus
arteriosus, pulmonic stenosis. Cardiol Clin 1993;11:603-616.
9. Moore JD, Moodie DS. Ventricular septal defect. In: Marso SP,
Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine.
Philadelphia: LippincottRaven, 2000.
10. O'Fallon MW, Weidman WH, eds. Long-term follow-up of
congenital aortic stenosis, pulmonary stenosis, and ventricular septal
defect. Report from the Second Joint Study on the Natural History
of Congenital Heart Defects (NHS-2). Circulation 1993;87[Suppl
II]:II-1-II-126.
11. O'Laughlin MP, Mullins CE. Transcatheter closure of ventricular
septal defect. Catheter Cardiovasc Diagn 1989;17:175-179.
12. Perloff JK. Survival patterns without cardiac surgery or
interventional catheterization: a narrowing base. In: Perloff JK,
Child JS, eds. Congenital heart disease in adults, 2nd ed.
Philadelphia: WB Saunders, 1998:15-53.
13. Snider AR, Serwer GA, Ritter SB. Defects in cardiac septation. In:
Snider AR, Serwer GA, Ritter SB, eds. Echocardiography in
pediatric heart disease, 2nd ed. St. Louis:Mosby, 1997:246-265.
14. Somerville J. How to manage the Elsenmenger syndrome. Int J
Cardiol 1995;63:1-8.
495
CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
Còn ống động mạch (COĐM) (TBS) chiếm khoảng 10%
các bệnh tim bẩm sinh (1 trong 2000 đến 5000 trẻ sơ sinh).
Dòng shunt thường nhỏ và ít triệu chứng lâm sàng, trừ khi đã có
biến chứng.
Diễn biến tự nhiên của bệnh phụ thuộc vào kích thước của
ống động mạch và mức độ dòng shunt trái→phải. Nếu không
được điều trị có thể dẫn đến suy tim ứ huyết do quá tải buồng
tim trái. Trong thực tế rất ít gặp ống động mạch tự đóng sau khi
trẻ ra đời (trừ các trường hợp rất sớm) mà thường phải đóng ống
bằng phẫu thuật hay đóng qua da bằng dụng cụ. Nếu ống động
mạch để quá muộn mà chưa được can thiệp như ở người trưởng
thành thì có thể gặp các rối loạn nhịp như cuồng nhĩ hoặc rung
nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tăng sức cản mạch phổi cố
định (hội chứng Eisenmenger).
I. Giải phẫu bệnh
A. Thông thường ống động mạch sẽ tự đóng từ giờ thứ 15
đến giờ thứ 16 sau khi sinh. Các yếu tố thúc đẩy việc
đóng ống động mạch là áp lực riêng phần của ôxy trong
mao mạch phổi tăng, giảm nồng độ prostaglandine lưu
hành trong máu do tăng chuyển hóa ở tuần hoàn phổi và
do các hiệu ứng nhau thai gây ra. Các yếu tố này có thể
kéo dài tác dụng đến ngày thứ 21 sau khi sinh nhưng nếu
còn thấy tồn tại ống động mạch sau 3 tháng tuổi thì gần
như chắc chắn ống động mạch không thể tự đóng, trừ
một số rất hiếm các trường hợp tự đóng ống động mạch
do phình ống ở bệnh nhân có tuổi và thường sau viêm
nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
B. Về giải phẫu, ống động mạch nằm ở quai ĐMC ngay chỗ
chia ra của động mạch dưới đòn trái và được đổ vào thân
hoặc ĐMP trái. Ống động mạch thường có chiều dài thay
đổi và có thể phối hợp với giãn ĐMC khi ĐMC quay
496
phải, ống động mạch có thể xuất phát từ phía trước nơi
hình ảnh soi gương của thân động mạch không tên trái
hoặc từ phía sau ở động mạch dưới đòn trái bất thường
hoặc hiếm gặp hơn là từ quai ĐMC bên trái.
II. Sinh lý bệnh
A. Luồng thông của ống động mạch thường nhỏ, nhưng đôi
khi luồng thông lớn có thể gây quá tải phổi và tăng gánh
nhĩ trái, thất trái. Cuối cùng có thể dẫn đến ứ huyết phổi
và suy tim ứ huyết, tăng áp ĐMP, hội chứng
Eisenmenger.
B. Rất hay gặp hiện tượng ứ huyết phổi, dễ dẫn đến viêm
phổi và có thể gây Osler ở bất kỳ loại ống động mạch
nào. Nó còn làm giảm áp lực tâm trương của động mạch
chủ do hiệu ứng của dòng phụt ngược tâm trương.
C. Tổn thương phối hợp hay gặp là: Hẹp ĐMC bẩm sinh,
hẹp eo ĐMC. Nếu có TLT phối hợp: có thể che lấp tiếng
tâm trương của tiếng thổi liên tục do thổi tâm thu của
TLT quá to. Khi hẹp eo ĐMC phối hợp hẹp ĐMP: hội
chứng Rubella.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng: Cũng như các bệnh tim bẩm sinh
không tím khác, ống động mạch rất ít các triệu chứng cơ
năng đặc hiệu. Các dấu hiệu có thể gặp là giảm khả năng
gắng sức, khó thở...
B. Triệu chứng thực thể
1. Nghe tim là dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán:
a. Nghe thấy có tiếng thổi liên tục cường độ lớn ở
dưới xương đòn bên trái. Tiếng thổi này có thể
chỉ có trong thì tâm thu, hơi kéo dài ra trong thì
tâm trương trong các trường hợp ống lớn và có
tăng áp ĐMP nhiều. Ngoài ra có thể nghe thấy
tiếng thổi nhẹ trong các trường hợp ống nhỏ. Ở
497
trẻ sơ sinh, tiếng thổi thường ở vị trí thấp và
thường chỉ có ở thì tâm thu.
b. Có thể nghe thấy tiếng rung tâm trương do tăng
lưu lượng máu qua van hai lá.
c. Nếu luồng shunt lớn gây tăng áp ĐMP thì có thể
thấy tiếng thổi nhỏ đi, không kéo dài và có tiếng
thứ hai mạnh lên.
2. Mạch ngoại biên nảy mạnh và chìm sâu, hay gặp
dấu hiệu này khi dòng shunt trái → phải lớn.
3. Mỏm tim xuống thấp và sang trái do giãn buồng tim
trái. Nếu ở bệnh nhân có tăng áp ĐMP, thất phải sẽ
giãn với mỏm tim sang phải.
C. Chẩn đoán phân biệt: với dò động-tĩnh mạch phổi, dò
động mạch vành vào các buồng tim bên phải, dò động
tĩnh mạch hệ thống, vỡ túi phình xoang Valsalva, thông
liên thất với hở van động mạch chủ phối hợp, tuần hoàn
bàng hệ chủ-phổi ở các bệnh nhân thông liên thất với
thiểu sản van động mạch phổi...
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tâm đồ (ĐTĐ): thường không đặc hiệu, có thể thấy
hình ảnh tăng gánh buồng tim trái với trục trái và dày
thất trái. Phì đại thất phải có thể thấy ở giai đoạn muộn
với tăng áp ĐMP nhiều.
B. Chụp Xquang tim phổi: tim to vừa phải với giãn cung
dưới trái. Đôi khi thấy dấu hiệu giãn cung ĐMP. Có thể
thấy giãn nhĩ trái với hình ảnh hai bờ. Hình ảnh tăng tưới
máu phổi cũng hay gặp. Phim Xquang có thể cho ta thấy
sơ bộ mức độ ảnh hưởng đến huyết động của bệnh.
C. Siêu âm Doppler tim
1. Hình ảnh trực tiếp của ống động mạch trên siêu âm
2D thấy được ở mặt cắt trên ức và qua các gốc động
mạch lớn. Đo đường kính và đánh giá hình thái của
ống. Siêu âm Doppler mầu xác định chính xác vị trí
498
đổ vào ĐMP của ống động mạch. Đánh giá chênh áp
qua ống động mạch bằng siêu âm Doppler, từ đó xác
định một cách gián tiếp áp lực động mạch phổi (cần
đo huyết áp động mạch khi làm siêu âm tim). Quan
sát quai ĐMC để tìm các tổn thương phối hợp.
2. Hình ảnh gián tiếp: Giãn buồng tim trái và ĐMP có
thể gặp ở trường hợp ống động mạch có shunt lớn.
Hình 29-1. Hình ảnh ống động mạch: mặt cắt cạnh ức
trục ngắn (hình trái) và mặt cắt hõm trên ức (hình phải).
3. Đánh giá mức độ của dòng shunt: dòng shunt
trái→ phải lớn khi thấy giãn buồng nhĩ trái, thất trái
và thân ĐMP. Cần đánh giá áp lực ĐMP đã tăng cố
định chưa, độ dầy của thành thất phải, dòng chảy qua
ống động mạch yếu hoặc hai chiều, áp lực ĐMP tăng
nhiều gần bằng hay đã vượt áp lực đại tuần hoàn.
Hình 29-2. Dòng
chảy qua ống động
mạch trên siêu âm
Doppler mầu.
499
D. Thông tim
1. Chỉ định thông tim: Khi không thấy ống động mạch
trên siêu âm tim ở một bệnh nhân có tiếng thổi liên
tục hoặc còn ống động mạch nhưng áp lực ĐMP tăng
nhiều trên siêu âm Doppler tim. Ngoài ra thông tim
còn để đóng ống động mạch qua da bằng dụng cụ
(Coil, Amplatzer...).
2. Các bước tiến hành thông tim:
a. Thông tim phải theo các phương pháp kinh điển
(như trong thông liên nhĩ): ống thông lên ĐMP
thường dễ dàng qua ống động mạch xuống ĐMC
xuống (nếu thông tim theo đường TM dưới đòn
phải sẽ thấy hình chữ ϕ kinh điển). Nếu gặp khó
khăn có thể dùng dây dẫn để điều khiển. Khi lấy
mẫu máu cần phải lấy ở đoạn xa của các nhánh
ĐMP do dòng shunt thường chảy lệch, nên độ
bão hoà ôxy ở thân và đoạn gần của ĐMP không
phản ánh đúng bão hoà ôxy cố định của ĐMP.
Nếu có tăng áp ĐMP nhiều có thể sử dụng cách
đóng ống động mạch tạm thời bằng bóng và theo
dõi áp lực ĐMP trong khi bơm bóng, nếu áp lực
hạ xuống tốt thì có thể chỉ định đóng ống động
mạch.
b. Thăm dò huyết động:
• Thấy có bước nhẩy ôxy ở ĐMP. Đo QP/QS
với độ bão hoà ôxy ở đoạn xa của ĐMP. Đa
số các trường hợp ALĐMP thường bình
thường, đôi khi ống động mạch lớn có thể dẫn
đến tăng ALĐMP. Trường hợp áp lực quá
cao có thể làm nghiệm pháp đóng ống tạm
thời bằng bóng có lỗ bên (ống thông ở đầu có
gắn bóng, đoạn gần đầu có lỗ bên để theo dõi
áp lực).
• Trong hội chứng Eisenmenger có sự đảo
chiều dòng shunt từ phải → trái, độ bão hoà
500
ôxy ở ĐMC xuống sẽ thấp hơn ở ĐMC lên,
lúc này không còn chỉ định đóng ống.
c. Chụp buồng tim: bằng cách bơm trực tiếp thuốc
cản quang vào ống động mạch ở tư thế ngang
900. Nếu nghi ngờ hẹp eo ĐMC cũng chụp ĐMC
ở tư thế này. Đóng ống động mạch cũng dùng tư
thế này nhưng bơm thuốc từ ĐMC sang ĐMP.
V. Chỉ định điều trị
1. Chỉ định đóng ống động mạch là bắt buộc nếu còn
dòng shunt trái → phải.
2. Đóng bằng thuốc: sử dụng prostaglandine trong các
trường hợp trẻ sơ sinh (biệt dược là Indocid
0,2mg/kg có thể tiêm nhắc lại sau 8 giờ). Cần chú ý
là thuốc cũng có thể gây suy thận hoăc hoại tử ruột.
3. Đóng qua da bằng dụng cụ: Có thể dùng coil hay
các loại dụng cụ thế hệ mới khác như: Amplatzer,
Buttoned Device, CardioSeal... Coil thường được chỉ
định trong các trường hợp ống động mạch kích thước
bé trên phim chụp (dưới 4mm). Còn các dụng cụ
khác dặc biệt là Amplatzer thì rất tốt cho các trường
hợp ống lớn, ngắn.
Hình 29-3. Đóng ống động mạch bằng Amplatzer.
4. Đóng ống động mạch bằng phẫu thuật theo đường
bên sau của lồng ngực. Hiện nay tại Việt Nam vẫn là
phương pháp điều trị chủ yếu nhưng trong tương lai
gần đây thì chỉ là phương pháp được lựa chọn thứ hai
sau khi không đóng được ống qua da hoặc khi có các
dị tật bẩm sinh khác phối hợp cần phẫu thuật.
501
5. Phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cần kéo dài
6 tháng sau khi đóng ống bằng phẫu thuật hay bằng
dụng cụ qua đường ống thông.
Tài liệu tham khảo
1. Burke RP, Wernovaky G, van der Velde M, et al. Video-assisted
thoracoscopy surgery for congenital heart disease. J Thorac
Cardiovasc Surg 1995;109:499-505.
2. Connelly MS, Webb GD, Sommerville J, et al. Canadian Consensus
Conference on Adult Congenital Heart Disease 1996. Can J Cardiol
1998;14:395-452.
3. Fisher RG, Moodie DS, Sterba R, Gill CC. Patent ductus arteriosus
in adults: long-term follow-up-nonsurgical versus surgical
management. J Am Coll Cardiol 1986;8:280284.
4. Harrison DA, Benson LN, Lazzam C, et al. Percutaneous catheter
closure of the persistently patent ductus arteilosus in the adult. Am J
Cardiol 1996;77:1084-1097.
5. Ing FF, Mullins CE, Rose M, et al. Transcatheter closure of the
patent ductus arteriosus in adults using the Gianturco coil. Clin
Cardiol 1996;19:875-879.
6. Mahoney LT. Acyanotic congenital heart disease: atrial and
ventricular septal defeczs, atrioventricular canal, patent ductus
arteriosus, pulmonic stenosis. Cardiol Clin 1993;11:603-616.
7. Moore JD, Moodie DS. Patent ductus arteriosus. In: Marso SP,
Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine.
Philadelphia: Lippincott-Raven, 2000.
8. Mullins CE, Pagotto L. Patent ductus arteriosus. In: Garson A,
Bricker JT, Fisher DJ, Neish SR, eds. The science and practice of
pediatric cardiology, 2nd ed. Baltimore: Williams & Wilkins,
1998:1181-1197.
9. Perloff JK. Survival patterns without cardiac surgery or
interventional catheterization: a narrowing base. In: Perloff JK,
Child JS, eds. Congenital heart disease in adults, 2nd ed.
Philadelphia: WB Saunders, 1998:15-53.
10. Schenk MH, 0 Laughlin MP, Rokey R, et at. Transcatheter
occlusion of patent ductus arteriosus in adult patients. Am J Cardiol
1993;72:591-595.
503
BỆNH VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI
Van động mạch phổi là van tổ chim ngăn cách động mạch
phổi với thất phải. Rối loạn hoạt động van động mạch phổi sẽ
gây tác động có hại lên chức năng của thất phải. Bình thường, tỷ
lệ hở van động mạch phổi phát hiện bằng siêu âm Doppler tim ở
người bình thường khá cao, song chỉ có một số ít bệnh lý van
động mạch phổi (hở hoặc hẹp) thực sự gây ảnh hưởng đến tình
trạng huyết động của tim phải và gây rối loạn chức năng thất
phải.
I. Hẹp van động mạch phổi đơn thuần (HP)
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Các triệu chứng suy tim phải và khó thở khi gắng sức
thường xuất hiện ở tuổi 30-40 nếu bệnh không được
phát hiện và điều trị từ trước.
2. Triệu chứng điển hình là tiếng thổi tâm thu tống máu
ở khoang liên sườn 3-4 trái, giảm cường độ khi hít
vào (do giảm chênh áp qua van động mạch phổi)
đồng thời giảm cường độ hoặc mất hẳn tiếng T2.
3. Triệu chứng suy tim phải biểu hiện ở giai đoạn
muộn.
B. Điện tâm đồ
1. Hình ảnh điện tim bình thường nếu HP nhẹ.
2. Trục phải, dày thất phải khi HP mức độ từ vừa-nặng.
Mức độ dày thất phải trên điện tim có liên quan khá
chặt với mức độ nặng của HP. Trường hợp hẹp khít
van ĐMP, có thể gặp hình ảnh dày nhĩ phải.
C. Chụp tim phổi: bóng tim không to, cung động mạch
phổi phồng rõ (giãn ĐMP sau hẹp), máu lên phổi ít.
Bóng tim sẽ to khi đã có suy tim.
D. Nguyên nhân
504
1. Hẹp van động mạch phổi bẩm sinh là dạng bệnh lý
hay gặp nhất (chiếm tỷ lệ 10% trong số các bệnh tim
bẩm sinh).
2. Di chứng thấp tim: dính mép van gây hẹp van. Cần
lưu ý rằng van động mạch phổi là van ít bị ảnh
hưởng nhất do bệnh thấp tim.
3. Hẹp thứ phát do hội chứng u carcinoid gây thâm
nhiễm lá van ĐMP.
4. Giả hẹp van động mạch phổi trong trường hợp tắc
nghẽn đường tống máu thất phải do u trong tim hoặc
túi phình xoang Valsalva.
E. Chẩn đoán:
1. Siêu âm Doppler tim rất có giá trị để chẩn đoán xác
định và lượng giá mức độ hẹp van động mạch phổi.
a. Van động mạch phổi thấy rõ nhất ở mặt cắt trục
ngắn cạnh ức trái hoặc dưới sườn. Nếu hình ảnh
qua thành ngực có chất lượng kém, có thể dùng
siêu âm tim qua thực quản.
b. Siêu âm Doppler tim cho phép đánh giá tình
trạng van động mạch phổi (van dày, vôi, hạn chế
vận động ở người lớn; lá van không vôi, mở dạng
vòm ở trẻ con) và thất phải (bình thường hoặc phì
đại phụ thuộc vào mức độ hẹp van động mạch
phổi và thời gian bị bệnh).
2. Mức độ hẹp van động mạch phổi được phân loại dựa
trên chênh áp tối đa đỉnh-đỉnh qua van động mạch
phổi đo bằng phổ Doppler liên tục (tính theo công
thức của Bernoulli). Hiện tại, siêu âm Doppler tim đã
được xem như một phương pháp chuẩn để đánh giá
mức độ hẹp van (tương quan rất chặt so với tiêu
chuẩn vàng là thông tim). Hẹp van ĐMP chia thành
các mức độ như sau:
a. Hẹp nhẹ: khi chênh áp tối đa qua van ĐMP < 40
mmHg
505
b. Hẹp vừa: khi chênh áp tối đa từ 40 đến 80 mmHg
c. Hẹp khít (nặng): khi chênh áp tối đa ≥ 80 mmHg.
F. Điều trị
1. Hẹp van động mạch phổi mức độ từ nhẹ đến vừa có
tiên lượng rất tốt và rất ít khi cần can thiệp.
2. Hẹp van động mạch phổi nặng hoặc suy tim phải thứ
phát thường biểu hiện sau tuổi 40 hoặc 50 dù có
nhiều dạng bệnh biểu hiện ngay từ nhỏ. Phương pháp
điều trị chính là nong van động mạch phổi bằng bóng
qua da, có kết quả khả quan, nói chung giảm được
75% chênh áp qua van. Tiên lượng lâu dài và tỷ lệ
sống còn sau can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tình
trạng chức năng thất phải khi nong van.
3. Hẹp van động mạch phổi thứ phát do hội chứng
carcinoid có tiên lượng rất xấu (thời gian sống sót
trung bình sau khi chẩn đoán bệnh chỉ được 1,6
năm), hầu như không đáp ứng với nong van bằng
bóng nên nói chung phải thay van.
II. Hở van động mạch phổi (HoP)
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Thường có biểu hiện khó thở khi gắng sức và triệu
chứng của suy tim phải.
2. Nghe tim:
a. Thổi tâm trương âm sắc thấp, nghe rõ nhất ở
khoang liên sườn 3-4 trái kèm T2 tách đôi, tăng
lên khi hít vào và nếu có tăng áp động mạch phổi
thì T2 mạnh.
b. Tiếng thổi của Graham Steell là tiếng thổi tâm
trương giảm dần về cường độ, có âm sắc cao,
xuất hiện ngay sau tiếng T2, là tiếng thổi điển
hình khi áp lực động mạch phổi vượt quá 70
mmHg đồng thời có hở van ĐMP.
506
3. Ngoài ra có thể phát hiện được các triệu chứng của
suy tim phải.
B. Nguyên nhân
1. Khác với hẹp van, hở van động mạch phổi rất ít khi
do nguyên nhân bẩm sinh như không có lá van, thiểu
sản hay thủng lá van ĐMP.
2. Thường gặp là các bệnh tim mắc phải gây hở van
động mạch phổi: hàng đầu là hẹp van hai lá, u nhầy
nhĩ trái gây tăng áp lực động mạch phổi, sau đó là do
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. U carcinoid hoặc
thấp tim cũng có thể gây HoP song thường gây hẹp
van nhiều hơn. Còn gặp HoP thứ phát trong hội
chứng Marfan do giãn động mạch phổi.
C. Chẩn đoán: chủ yếu bằng siêu âm Doppler tim.
1. Van động mạch phổi nhìn thấy rõ nhất ở mặt cắt trục
ngắn cạnh ức trái hoặc dưới sườn. Đa số người bình
thường đều có một dòng phụt ngược nhỏ do hở van
động mạch phổi rất nhẹ. Dòng HoP này chỉ được coi
là đáng kể khi phụt sâu vào thất phải 1-2 cm và kéo
dài ≥ 75% thời kỳ tâm trương. Doppler xung cũng có
thể dùng để thăm dò dòng phụt ngược trong thời kỳ
tâm trương.
2. Không giảm vận tốc dòng hở trong thời kỳ tâm
trương là dấu hiệu gợi ý tăng áp lực động mạch phổi
gây ra hở van. Biểu hiện khác của tăng áp lực động
mạch phổi trên siêu âm tim là hiện tượng mất sóng a
và sự đóng nhẹ van ĐMP giữa tâm thu trên siêu âm
TM cũng như trên phổ Doppler dòng chảy qua van.
3. Áp lực ĐMP tâm thu có thể ước tính dựa trên phổ
Doppler của dòng hở van ba lá. Áp lực ĐMP cuối
tâm trương (ALĐMPCTTr) có thể tính được khi ghi
được phổ của hở van động mạch phổi, dựa theo công
thức:
ALĐMPCTTr = 4(VPR-E)2 + ALTP
507
Trong đó ALTP là áp lực thất phải và thường = 10
mmHg; VPR-E là vận tốc dòng HoP cuối tâm trương.
Tương tự như vậy, ta cũng có thể tính được áp lực
trung bình của ĐMP (ALĐMPTB) căn cứ vào vận
tốc đầu tâm trương của dòng hở phổi dựa theo công
thức sau:
ALĐMPTB = 4(VPR-P)2 + ALTP
Trong đó ALTP là áp lực thất phải và thường = 10
mmHg; VPR-P là vận tốc dòng HoP đầu tâm trương.
4. Hiện tượng giảm vận tốc dòng hở phổi ở kỳ tâm
trương thường gợi ý có dị dạng của van ĐMP.
D. Điều trị
1. Hở van động mạch phổi tiên phát có tiên lượng rất
tốt, ít khi cần xử trí trừ phi gây ra suy thất phải.
2. Hở van ĐMP thứ phát: tiên lượng hoàn toàn phụ
thuộc vào diễn biến của bệnh chính như hẹp van hai
lá khít, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, u carcinoid,
tăng áp lực động mạch phổi... Điều trị ngoại khoa
bằng thay van hoặc sửa vòng van động mạch phổi chỉ
được áp dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu.
III. Tài liệu tham khảo
1. Braunwald E. Heart disease: a textbook of cardiovascular medicine,
5th ed. Philadelphia: WB Saunders; 1997.
2. Cheitlin MD, MacGregor JS. Acquired tricuspid and pulmonary
valve disease. In: Topol EJ, ad. Textbook of cardiovascular
medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven Publishers, 1998:557-578.
3. Feigenbaum H. Echocardiography, 5th ed. 1994. Baltimore:
Williams & WilkinB.
4. Reynolds T. The echocardiographer's pocket reference. Arizona
Heart Institution Foundation, 1993:23-29.
5. Topol EJ, ad. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998.
6. Weyman AE. Principles and practice of echocardiography, 2nd ad.
Philadelphia: l,ea & Febiger, 1994:chapter 26, 824-862.
509
TỨ CHỨNG FALLOT
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh có tím hay gặp nhất,
chiếm khoảng 10% các bệnh tim bẩm sinh. Có thể chẩn đoán
được bệnh này từ trước khi sinh bằng siêu âm tim thai.
Diễn biến tự nhiên của bệnh thường là tím ngày càng tăng,
đôi khi có cơn mệt xỉu. Chẩn đoán lâm sàng hay dựa vào các
dấu hiệu tím da, tiếng thổi ở cao của hẹp động mạch phổi, phổi
sáng và tăng gánh thất phải. Siêu âm tim thường giúp khẳng
định chẩn đoán.
Phẫu thuật sửa toàn bộ có kết quả tốt ở trẻ từ 6 đến 9
tháng. Phẫu thuật sửa toàn bộ hoặc làm cầu nối cấp cứu trong
trường hợp có cơn xỉu, ngất do thiếu oxy. Tỷ lệ tử vong khi
phẫu thuật thấp, tiên lượng tốt.
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh hay đi kèm với các
tổn thương ngoài tim. Có thể có liên quan đến: hội chứng nhiễm
độc rượu bào thai, hội chứng Goldenhar, hội chứng Cardiofacial,
hội chứng có 3 nhiễm sắc thể 21 (thường đi cùng với ống nhĩ
thất chung) và có thể có tính chất gia đình.
I. Giải phẫu bệnh
A. Tứ chứng Fallot gồm 4 chứng
• Hẹp đường ra của động mạch phổi (ĐMP).
• Thông liên thất (TLT).
• Động mạch chủ (ĐMC) lệch sang phải và
"cưỡi ngựa" ngay trên lỗ thông liên thất.
• Phì đại thất phải.
1. Trong số các chứng này thì 2 "chứng" quan trọng
nhất là hẹp đường ra của ĐMP và TLT. Hẹp đường
ra ĐMP có rất nhiều thể nhưng bao giờ cũng có hẹp
phần phễu ĐMP. Hẹp có thể dài hay ngắn, cao hoặc
thấp, khít hoặc vừa. Ngoài ra có thể hẹp đường ra
ĐMP phối hợp với hẹp van ĐMP, hẹp trên van và
510
các nhánh ĐMP. Có thể hẹp vừa hoặc hoặc rất khít,
thậm chí thiểu sản nhánh ĐMP. Lỗ TLT trong Fallot
4 thường rất rộng, ở bờ của cơ, ngay phía dưới của
cựa Wolf (loại quanh màng chiếm khoảng 80% các
trường hợp).
2. Chính do 2 thương tổn hẹp ĐMP và TLT này sẽ dẫn
đến phì đại thất phải, dòng shunt từ phải trái sẽ có
xu hướng kéo động mạch chủ lệch sang phải và dần
dần "cưỡi ngựa" trên lỗ TLT. Mức độ lệch phải của
ĐMC phụ thuộc vào 2 yếu tố: kích thước của ĐMC
và kích thước của lỗ thông liên thất (tỷ lệ thuận với 2
thông số này).
B. Các thương tổn phối hợp
1. ĐMC quay phải (25% các trường hợp).
2. Hẹp ĐMP (10 - 20%).
3. Thiểu sản ĐMP với nhiều tuần hoàn bàng hệ (5-
10%).
4. TLT phần cơ phối hợp (5 - 10%).
5. Tuần hoàn bàng hệ chủ - phổi (5- 10%).
6. Bất thường ĐMV (1 - 2%) trong đó hay gặp là
ĐMVLTT bắt đầu từ ĐMV phải. Đây có thể là một
khó khăn cho phẫu thuật tứ chứng Fallot.
II. Sinh lý bệnh
A. Hẹp ĐMP ngăn cản dòng máu lên ĐMP và gây ra tiếng
thổi tâm thu ở ổ van ĐMP. Tăng gánh buồng tim phải do
hẹp ĐMP, tuy nhiên tổn thương này được dung nạp tốt
nhờ có lỗ thông liên thất rộng do đó máu sẽ được "thoát"
sang đại tuần hoàn (do áp lực tâm thu buồng tim phải cân
bằng với áp lực đại tuần hoàn).
B. Luồng thông qua lỗ TLT sẽ liên quan đến mức độ hẹp
ĐMP và sức cản của hệ mạch đại tuần hoàn. Khi tắc
nghẽn của đường ra thất phải tăng lên (theo thời gian sự
phát triển của cơ vùng phì đại tăng) và sức cản của hệ
mạch đại tuần hoàn giảm (ví dụ khi gắng sức) dòng shunt
511
sẽ đi từ phải trái và làm giảm bão hoà ôxy trong đại
tuần hoàn. Kết quả là bệnh nhân sẽ bị tím sớm. Mức độ
tím và độ giãn ĐMP tỷ lệ thuận với mức độ hẹp ĐMP.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Bệnh sử: mức độ tím nhiều hay ít thường phụ thuộc vào
mức độ hẹp động mạch phổi. Tím thường đi kèm với
giảm vận động. Tím có đặc điểm là không hằng định,
tăng lên khi gắng sức hoặc khi lạnh. Cơn tím kịch phát
kèm ngừng thở và ngất, có thể dẫn đến tử vong, co giật
và để lại triệu chứng thần kinh, nhưng thường hồi phục.
Dấu hiệu ngồi xổm và dấu hiệu ngón tay dùi trống cũng
thường gặp trên lâm sàng.
B. Khám lâm sàng
1. Tiếng thổi tâm thu tống máu (do hẹp động mạch
phổi): cường độ từ 3 đến 5/6, thường nghe thấy ở
khoang liên sườn II - IV sát bờ trái xương ức. Có thể
nghe được tiếng clíc tống máu ĐMC, tiếng T2 mạnh
duy nhất. Nếu T2 tách đôi, loại trừ chẩn đoán teo tịt
van ĐMP. Đôi khi có thể nghe được thổi liên tục
dưới xương đòn (do còn ống động mạch), hoặc ở
vùng lưng (do tuần hoàn bàng hệ chủ - phổi).
2. Tím nhiều ở da và niêm mạc; ngón tay dùi trống rất
thường gặp.
3. Ở thể không tím: thổi tâm thu do TLT và hẹp phễu,
có thể nghe được dọc bờ trái xương ức và bệnh nhân
không tím (dấu hiệu lâm sàng của Fallot 4 không tím
giống với TLT shunt nhỏ).
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Xquang ngực
1. Bóng tim bình thường với mỏm tim lên cao, cung
giữa trái lõm, phế trường sáng.
2. 20% quai ĐMC ở bên phải khí quản.
512
B. Điện tâm đồ: phì đại thất phải đơn thuần, phì đại 2 thất
có thể gặp ở thể không tím.
Hình 31-1. Hình phim Xquang tim phổi thẳng.
C. Siêu âm Doppler tim
1. TLT rộng, cao, thường là phần quanh màng.
2. ĐMC giãn rộng có hình ảnh "cưỡi ngựa" lên VLT.
3. Hẹp ĐMP: hẹp phễu, van ĐMP (phải đo được đường
kính vùng phễu, vòng van và 2 nhánh ĐMP). Siêu
âm Doppler khẳng định mức độ hẹp động mạch phổi
bằng cách đo chênh áp qua phễu và van ĐMP (áp lực
ĐMP thường bình thường).
Hình 31-2. Mặt cắt trục dọc với hình ảnh thông liên thất
cao (mũi tên) và ĐMC cưỡi ngựa rõ.
513
4. Cần phải thăm dò trên siêu âm xem có hay không các
tổn thương sau: hẹp các nhánh ĐMP, thông liên thất
nhiều lỗ, thông liên nhĩ, dòng chảy liên tục trong
ĐMP chứng tỏ còn ống động mạch hoặc tuần hoàn
bàng hệ chủ phổi.
5. Xác định các tổn thương phối hợp như thông liên
nhĩ, thông liên thất phần cơ...
D. Thông tim
1. Chỉ định: Trước phẫu thuật tất cả bệnh nhân tứ
chứng Fallot nên được thông tim để xác định sự tắc
nghẽn của đường ra thất phải, có hẹp ĐMP đoạn gần
hay các nhánh của nó hay không, và loại trừ các bất
thường về vị trí xuất phát và đường đi bất thường
(nếu có) của động mạch vành.
2. Các thông số huyết động:
a. Đo độ bão hoà ôxy có thể thấy dòng shunt 2
chiều qua lỗ TLT với bước nhảy ôxy ở thất phải
và giảm bão hoà ôxy ở thất trái cũng như ở ĐMC.
b. Áp lực thất phải, thất trái và ĐMC bằng nhau do
lỗ thông liên thất rộng.
c. Hẹp động mạch phổi thường ở mức vừa, với áp
lực ĐMP từ mức thấp đến bình thường.
3. Chụp buồng tim:
a. Chụp buồng thất phải ở tư thế nghiêng phải 30o,
quay lên đầu 25 độ và ở tư thế nghiêng trái 60o
đến 70o, chếch đầu 250. Tư thế nghiêng phải sẽ
thấy đường ra thất phải và ĐMP, tư thế nghiêng
trái sẽ thấy lỗ thông liên thất. Nếu chưa rõ, có thể
chụp ở tư thế nghiêng trái nhẹ 30o và chếch đầu
25o, tư thế này thấy rõ ĐMP và chỗ phân đôi.
b. Chụp buồng tim trái (nghiêng phải và/hoặc
nghiêng trái 60-75o chếch đầu 25o) đánh giá chức
năng thất trái và xác định các dạng của lỗ TLT.
514
c. Chụp ĐMC ở tư thế nghiêng phải, nghiêng trái và
chụp ĐMV chọn lọc là cần thiết vì tỷ lệ bất
thường của nó khá thường gặp ở bệnh nhân Fallot
4 (chú ý động mạch liên thất trước).
d. Nếu có nghi ngờ shunt từ ĐMC - ĐMP cần chụp
ĐMC để xác định cấu trúc này (như chụp chẩn
đoán còn ống động mạch).
V. Tiến triển tự nhiên
A. Tím ngày càng tăng với các hậu quả:
1. Đa hồng cầu, nguy cơ gây TBMN, nhất là những
trường hợp hồng cầu nhỏ, số lượng hồng cầu lớn hơn
7 triệu/mm3. Tăng hồng cầu làm thay đổi các xét
nghiệm về đông máu và giảm tốc độ máu lắng.
2. Thường có ngón tay dùi trống.
3. Hạn chế hoạt động thể lực do thiếu ôxy mạn tính.
4. Bệnh nhân rất dễ bị áp xe não, hậu quả của shunt
phải sang trái.
5. Thay đổi tuần hoàn mao mạch phổi.
6. Bệnh cơ tim thứ phát có thể có sau nhiều năm tiến
triển (10 - 20 năm).
7. Bệnh nhân rất dễ bị lao phổi do giảm tuần hoàn phổi.
B. Cơn thiếu ôxy: thường xuất hiện vào buổi sáng khi ngủ
dậy hoặc sau gắng sức: khóc, cáu giận, kích thích đau,
sốt... Cơn thiếu ôxy thường độc lập với mức độ tím và có
thể dẫn đến tử vong hoặc bị TBMN. Cơn thiếu ôxy
thường bắt đầu bằng pha "cương" với kích thích, khóc,
tím tăng lên và nhịp tim nhanh. Sau đó là pha "ức chế":
da xám và nhợt, thở nhanh và sâu do toan chuyển hoá,
nhịp tim nhanh với giảm hoặc mất tiếng thổi do hẹp động
mạch phổi, giảm trương lực cơ. Nếu cơn qua đi, trẻ sẽ
ngủ và bình tĩnh lại.
515
VI. Điều trị tứ chứng Fallot
A. Điều trị dự phòng: phát hiện và điều trị thiếu máu thiếu
sắt tương đối, phòng thiếu máu hồng cầu nhỏ của phụ nữ
mang thai.
B. Điều trị cơn thiếu ôxy
1. Đưa trẻ lên vai hoặc cho trẻ ngồi đầu gối đè vào
ngực.
2. Morphin sulfat 0,1 - 0,2 mg/kg tiêm dưới da hay tiêm
bắp để ức chế trung tâm hô hấp, cắt cơn khó thở
nhanh, không nên cố gắng tiêm tĩnh mạch mà nên sử
dụng đường tiêm dưới da.
3. Điều trị nhiễm toan bằng natri bicarbonate 1 mEq/kg
tĩnh mạch, nhằm làm giảm kích thích trung tâm hô
hấp do toan chuyển hoá.
4. Thở ôxy cần hạn chế vì trong bệnh lý này có giảm
dòng máu lên phổi chứ không phải do thiếu cung cấp
ôxy từ ngoài vào.
5. Nếu không đáp ứng với các phương pháp trên, có thể
dùng Ketamin 1-3 mg/kg tiêm TM chậm thường có
kết quả (gây tăng sức cản đại tuần hoàn, an thần).
Thuốc co mạch như Phenylephrine. (Neo -
synephrine) 0,02 mg/, Propranolol: 0,01 - 0,25 mg/kg
tiêm TM chậm thường làm giảm tần số tim và có thể
điều trị cơn thiếu ôxy.
6. Uống Propranolol 2-4mg/kg/ngày có thể dùng để
phòng cơn thiếu ôxy và trì hoãn thời gian mổ sửa
chữa toàn bộ. Hoạt tính có lợi của Propranolol là làm
ổn định phản ứng của mạch ngoại vi.
C. Phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Như trong các
bệnh tim bẩm sinh có tím khác.
D. Điều trị ngoại khoa
1. Phẫu thuật tạm thời: được chỉ định để tăng dòng
máu lên phổi ở trẻ tím nặng và không kiểm soát được
cơn thiếu ôxy ở những bệnh nhân mà phẫu thuật sửa
toàn bộ khó thực hiện an toàn và ở trẻ nhỏ hay phẫu
thuật sửa toàn bộ gặp khó khăn về mặt kỹ thuật.
516
a. Cầu nối Blalock - Taussig (nối giữa động mạch
dưới đòn và một nhánh ĐMP) có thể thực hiện ở
trẻ nhỏ.
b. Cầu nối Gore - Tex: ống Gore - Tex giữa động
mạch dưới đòn và một nhánh ĐMP.
c. Phương pháp Waterston: nối giữa ĐMC lên và
ĐMP phải nhưng phương pháp này không còn
thông dụng nữa do có nhiều biến chứng.
d. Phẫu thuật Potts: nối giữa ĐMC xuống và ĐMP
cũng hiếm khi được sử dụng. Tất cả các phẫu
thuật tạo cầu nối chủ phổi đều được mở ngực
theo đường bên, thời gian nằm viện từ 8 - 10
ngày; tỉ lệ tử vong rất thấp, biến chứng có thể gặp
là tràn khí, tràn dịch và dưỡng chấp màng phổi;
xoắn vặn nhánh của ĐMP là biến chứng lâu dài
có thể gặp.
2. Phẫu thuật sửa toàn bộ: bao gồm đóng lỗ TLT
bằng miếng vá, mở rộng đường ra thất phải bằng việc
cắt tổ chức cơ phần phễu, thường đặt một miếng
patch để làm rộng đường ra của thất phải. Có thể mở
rộng vòng van ĐMP bằng miếng patch nếu cần thiết.
Phẫu thuật được thực hiện khi 2 nhánh ĐMP và hạ
lưu phía xa tốt, không có bất thường ĐMV.
Phẫu thuật được thực hiện với tuần hoàn ngoài
cơ thể và đường mổ dọc giữa xương ức. Thời gian
nằm viện trung bình từ 12 - 15 ngày và tỉ lệ tử vong 1
- 5%. Biến chứng có thể gặp là bloc nhĩ thất cấp III,
lỗ TLT tồn lưu, nhất là còn hẹp động mạch phổi.
3. Nong van ĐMP: chỉ áp dụng trong trường hợp hẹp
van động mạch phổi, có nguy cơ gây cơn thiếu ôxy
nặng. Chỉ giành kỹ thuật này cho những trường hợp
có chống chỉ định phẫu thuật.
E. Chỉ định điều trị
1. Tứ chứng Fallot thông thường (ĐMP tốt, ĐMV bình
thường, 1 lỗ TLT) có tím nhiều và hồng cầu hơn 6
triệu/mm3: phẫu thuật sửa toàn bộ ở bất kỳ tuổi nào.
517
2. Tứ chứng Fallot thông thường (ĐMP tốt, ĐMV bình
thường, 1 lỗ TLT) với cơn thiếu ôxy: phẫu thuật tạm
thời với cầu nối Blalock-Taussig hoặc sửa toàn bộ
tùy theo khả năng của từng bệnh viện.
3. Tứ chứng Fallot thông thường: phẫu thuật sửa toàn
bộ được thực hiện một cách hệ thống khi trẻ được từ
6 - 9 tháng tuổi.
4. Tứ chứng Fallot đặc biệt (hẹp nhánh ĐMP, TLT
nhiều lỗ), bất thường ĐMV và dị tật khác): Nếu
trước 2 tuổi thì có thể làm phẫu thuật tạm thời (cầu
nối Blalock). Nếu sau 2 tuổi thì tùy từng trường hợp
và khả năng của bệnh viện mà quyết định phương
pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh.
F. Sau khi phẫu thuật
1. Nếu kết quả phẫu thuật tốt thường đưa bệnh nhân trở
về cuộc sống bình thường. Khi có hạn chế khả năng
gắng sức thì không nên luyện tập thể thao. Có thể có
hở van động mạch phổi do mở rộng phễu gây tăng
gánh tâm trương thất phải. Theo dõi hàng năm bằng
siêu âm tim và Holter điện tim để có thể thấy sự tiến
triển của hẹp động mạch phổi hoặc xuất hiện các rối
loạn nhịp: ngoại tâm thu hoặc nhịp nhanh thất...
Thường xuất hiện các rối loạn nhịp ở những trường
hợp còn hẹp ĐMP.
2. Trong một số trường hợp, nhất là những trường hợp
ĐMP mở quá rộng, suy thất phải do tăng gánh tâm
trương nhiều và trong vài trường hợp do hở van động
mạch phổi nhiều.
3. Các bác sĩ tim mạch sẽ ngày càng gặp nhiều các bệnh
nhân bị Fallot 4 đã mổ, nhưng vẫn còn tồn tại hẹp
ĐMP, còn lỗ TLT, hoặc hở ĐMP nặng gây giãn
buồng thất phải, rối loạn chức năng thất phải và hở
van ba lá (cơ năng hay thực thể). Thông tim có thể
được chỉ định nếu các bất thường còn nặng nề để có
chỉ định mổ lại. Rối loạn nhịp thất cũng ảnh hưởng
nhiều đến tiên lượng xa do đó cũng có thể có chỉ
518
định thăm dò điện sinh lý ở các bệnh nhân Fallot 4 đã
mổ sửa chữa toàn bộ.
Tài liệu tham khảo
1. Connelly MS, Webb GD, Somerville J, et at. Canadian Consensus
Conference on Adult Congenital Heart Disease 1996. Can J Cardiol
1998;14:395-452.
2. Cullen S, Celermajer DS, Franklin RCG, et at. Prognostic
significance of ventricular arrhythmia after repair of tetralogy of
Fallot: a 12-year prospective study. J Am Coll Cardiol 1994;23:
1151-1155.
3. Harrison DA, Harris L, Siu SC, et at. Sustained ventricular
tachycardia in adult patients late after repair of tetralogy of Fallot. J
Am Coll Cardiol 1997;30:1368-1373.
4. Murphy JG, Gersh BJ, Mair DD, et at. Long-term outcome in
patients undergoing surgical repair of tetralogy of Fallot. N Engl J
Med 1993;329:593-599.
5. Nollert G, Fischlein T, Bouterwek 5, et at. Long-term survival in
patients with repair of tetralogy of Fallot: 36-year follow-up of 490
survivors of the first year after surgical repair. J Am Coll Cardiol
1997;30:1374-1383.
6. Yemets IM, Williams WG, Webb GD, et at. Pulmonary valve
replacement late after repair of tetralogy of Fallot. Ann Thorac Surg
1997;64:526-530.
7. Neches WH, Park S, Ettedgni JA. Tetralogy of Fallot and Tetralogy
of Fallot with pulmonary atresia. In: Garson A, Bricker JT, Fisher
DJ, Neish SR, eds. The science and practice of pediatric cardiology,
2nd ed. Baltimore: Wmiams & Wilkins, 1998:1383-1411.
8. Perloff JK. Survival patterns without cardiac surgery or
interventional catheterization: a narrowing base. In: Perloff JK,
Child JS, eds. Congenital heart disease in adults, 2nd ed.
Philadelphia: WB Saunders, 1998:15-53.
9. Redington A, Shore D, Oldershaw P. In: Tetralogy of Fallot.
Redingion A, Shore D, Oldershaw P, eds. Congenital heart disease
in adults: a practical guide. London: Mm Saunders, 1994:57-67.
10. Snider AR, Serwer GA, Ritter SB. Defects in cardiac septation. In:
Snider AR, Serwer GA, Ritter SB, eds. Echocardiography in
pediatric heart disease, 2nd ed. St. Louis: Mosby, 1997:235-246.
11. Moore JD, Moodie DS. Tetralogy of Fallot. In: Marso SP, Griffin
BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine.
Philadelphia: Lippincott-Raven, 2000.
519
HẸP EO ĐỘNG MẠCH CHỦ
Là bệnh tim bẩm sinh (TBS) cũng thường gặp, chiếm
khoảng 8% các bệnh TBS. Cần phát hiện sớm ở trẻ sơ sinh hay
ở trẻ nhỏ vì là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Chẩn
đoán lâm sàng thường dựa vào dấu hiệu không có hay yếu của
mạch bẹn so với mạch cánh tay, tiếng thổi tâm thu thường khá
điển hình. Hẹp eo ĐMC rất hay đi kèm với các bệnh TBS phức
tạp khác mà đặc biệt hay gặp trong hội chứng Turner (20%), hội
chứng Noonan.
Các biến chứng muộn của bệnh có thể gặp là phình mạch
tại chỗ hẹp, tách thành động mạch chủ lên, giãn phình và vỡ các
mạch máu não, tăng huyết áp động mạch. Tăng huyết áp có thể
còn tồn tại ngay cả sau khi phẫu thuật sửa chữa toàn bộ đặc biệt
ở các bệnh nhân can thiệp muộn.
I. Giải phẫu bệnh
A. Đại đa số các trường hợp hẹp eo ĐMC nằm ở ngay trước
vị trí xuất phát của ống động mạch nghĩa là ở gần sát với
chỗ bắt đầu của ĐMC xuống. Thường gặp có sự phì đại,
co thắt ở thành sau của ĐMC gây hẹp lòng mạch ĐMC ở
vị trí này. Cũng có thể gặp sự thiểu sản của eo ĐMC với
các mức độ khác nhau. Bệnh có thể đột ngột hoặc từ từ
dẫn đến suy tim ứ huyết ở trẻ nhỏ. Động mạch dưới đòn
trái thường xuất phát ngay gần chỗ hẹp của eo ĐMC.
Trong một số hiếm các trường hợp, vị trí hẹp nằm ở
ĐMC ngực hay ĐMC bụng.
B. Tuần hoàn bàng hệ thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.
Điển hình nhất là xuất phát từ động mạch dưới đòn, động
mạch vú trong, gian sườn, động mạch giáp trạng xuống,
động mạch chủ xuống sau chỗ hẹp eo động mạch chủ.
C. Các tổn thương phối hợp: đa số là các bất thường của
buồng tim trái; van ĐMC có 2 lá van chiếm khoảng 50%
520
các trường hợp, hẹp dưới van ĐMC, bất thường hình
dạng van 2 lá (hội chứng Shone), TLT, ống nhĩ thất
chung, tâm thất duy nhất, bất thường chỗ xuất phát của
động mạch dưới đòn phải.
II. Sinh lý bệnh
Hẹp eo ĐMC dẫn đến tăng huyết áp với sự chênh lệch
huyết áp tâm thu ở tay và chân. Tăng hậu gánh do đó dẫn đến
phì đại thất trái và cuối cùng dẫn đến giãn buồng tim trái và suy
tim trái dẫn đến suy tim toàn bộ với tăng áp ĐMP. Hẹp eo ĐMC
mạn tính sẽ dẫn đến hiện tượng phát triển tuần hoàn bàng hệ từ
ĐMC lên sang ĐMC xuống.
III. Triệu chứng lâm sàng
A. Dấu hiệu cơ năng: Hẹp eo động mạch chủ phát hiện
được ở người lớn thường bởi dấu hiệu tăng huyết áp, đau
đầu hay là dấu hiệu đau cách hồi. Đối với các bệnh nhân
trẻ tuổi hay phải nhập viện vì các đợt suy tim ứ huyết.
B. Triệu chứng thực thể
1. Mạch chi trên nảy mạnh hơn nhiều so với mạch chi
dưới. Những trường hợp hẹp nặng có thể không thấy
mạch bẹn. Tuy nhiên ở một số trường hợp mà động
mạch dưới đòn trái xuất phát từ ngay chỗ hẹp của eo
ĐMC thì mạch quay trái cũng không có hoặc yếu
như động mạch bẹn. Còn trường hợp động mạch
dưới đòn phải quặt ngược thực quản, mạch cánh tay
phải cũng nhỏ và ĐM cảnh phải đập rất mạnh.
2. Huyết áp chi trên thường tăng tỷ lệ thuận với mức
độ hẹp eo ĐMC. Cần phải đo huyết áp ở tay bên
phải, thường thích ứng tốt khi huyết áp tâm thu chưa
vượt quá 150mmHg.
3. Tiếng thổi tâm thu thường nghe thấy ở vùng dưới
đòn bên trái, có thể lan ra lưng ở vị trí cạnh cột sống.
Ngoài ra có thể nghe thấy các tiếng thổi liên tục do
tuần hoàn bàng hệ gây ra. Trong các trường hợp phối
521
hợp với van động mạch chủ có hai lá van chúng ta có
thể nghe thấy tiếng thổi tâm trương, thổi tâm thu do
hở, hẹp van ĐMC gây nên.
IV. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tâm đồ: Thường có dấu hiệu tăng gánh thất trái.
Nếu có dấu hiệu tăng gánh thất phải ở những bệnh nhân
hơn 2 tuổi thì cần tìm các tổn thương phối hợp.
B. Xquang ngực: Có thể bình thường hay biến đổi nhẹ với
cung dưới trái giãn. Kinh điển có thể thấy dấu hiệu 3
cung ở động mạch chủ, quan sát thấy ở tư thế thẳng mặt.
Sau vài tuổi có thể thấy các dấu hiệu đặc hiệu hơn như:
dấu ấn xương sườn, chỉ số tim ngực tăng rõ rệt.
Hình 32-1. "Dấu ấn sườn" trên phim tim phổi thẳng.
C. Nghiệm pháp gắng sức: Có thể thấy dấu hiệu tăng
huyết áp tâm thu ở các bệnh nhân hẹp eo ĐMC.
D. Siêu âm Doppler tim: Là xét nghiệm quyết định chẩn
đoán ở trẻ nhỏ, tuy nhiên có thể gặp khó khăn ở các bệnh
nhân lớn tuổi.
1. Siêu âm TM xác định độ dày của các vách tim, sức
co bóp của tâm thất trái.
2. Siêu âm Doppler mầu và siêu âm 2D cho phép xác
định vị trí và hình thái của chỗ hẹp eo ĐMC, đặc biệt
522
là ở trẻ nhỏ. Siêu âm Doppler khẳng định chẩn đoán
và đo mức độ chênh áp qua eo ĐMC.
3. Siêu âm còn giúp loại trừ hay phát hiện ra các tổn
thương phối hợp. Đặc biệt cần phát hiện một số bất
thường như van động mạch chủ có hai lá van, hẹp
van hai lá, tắc nghẽn đường ra thất trái và thông liên
thất phối hợp.
4. Cần chú ý quan sát trên siêu âm để phát hiện các tổn
thương của động mạch chủ bụng, cung động mạch
chủ và các mạch máu ở vùng đầu và cổ. Siêu âm
cũng có thể phát hiện sự tồn tại của ống động mạch
cũng như các tuần hoàn bàng hệ nếu có.
E. CT Scanner xoắn ốc, 3 chiều và cộng hưởng từ
trường hạt nhân (MRI) là những thăm dò rất hữu ích
cho việc xác định hình thái của chỗ hẹp eo ĐMC, các tổn
thương phối hợp, dạng hẹp eo ĐMC với các nhánh của
động mạch dưới đòn, có hay không có tuần hoàn bàng
hệ. Với các thế hệ máy mới chúng ta còn có thể quan sát
hình ảnh quay phim trên cộng hưởng từ, đây là các hình
ảnh rất hữu ích cho việc chẩn đoán và đề ra phương pháp
điều trị.
Hình 32-2. Hẹp eo ĐMC trên phim MRI và chụp mạch.
F. Thông tim và các bước tiến hành thông tim
1. Thông tim và chụp buồng tim được chỉ định khi:
523
a. Nghi ngờ có tổn thương phối hợp.
b. Các thăm dò không chảy máu chưa xác định rõ
ràng hoặc không thống nhất về kết quả.
c. Xác định mức độ tuần hoàn bàng hệ để chuẩn bị
phẫu thuật.
d. Can thiệp bằng bóng và Stent qua da.
2. Kỹ thuật thông tim
a. Thông tim phải nếu có tổn thương phối hợp tại
tim.
b. Thông tim trái qua đường động mạch đùi có thể
gặp khó khăn khi qua chỗ hẹp eo nhưng với dây
dẫn mềm thường vẫn có thể thực hiện được ở đại
đa số các trường hợp. Cần đo chênh áp qua eo
ĐMC và chụp ĐMC.
c. Nếu không thể qua chỗ hẹp của eo ĐMC theo
đường động mạch đùi thì có thể thông tim theo
đường động mạch cánh tay để chụp chỗ hẹp eo
ĐMC và tuần hoàn bàng hệ.
d. Độ bão hoà ôxy và cung lượng tim cần được đo
trước khi phẫu thuật.
3. Các thông số huyết động:
a. Hẹp eo ĐMC được chẩn đoán khi có chênh áp
lớn hơn hay bằng 10mmHg giữa ĐMC lên và
ĐMC xuống.
b. Chênh áp qua eo ĐMC không phải luôn luôn có
mối tương quan trực tiếp với mức độ hẹp eo
ĐMC, do có rất nhiều tuần hoàn bàng hệ phát
triển làm thay đổi thông số này.
4. Chụp động mạch:
a. Ống thông ''đuôi lợn'' được đưa đến gần sát chỗ
hẹp (phía trên). Chụp ở tư thế nghiêng phải và
nghiêng trái.
b. Tuần hoàn bàng hệ cũng hay thấy được ở các tư
thế này.
524
c. Các phim chụp buồng tim có thể thực hiện nếu
nghi ngờ có bất thường bẩm sinh khác phối hợp.
V. Tiến triển tự nhiên
A. Suy thất trái đặc biệt ở những trường hợp hẹp nhiều có
thể dẫn đến diễn biến lâm sàng nặng nề ngay ở những
tuần đầu tiên của trẻ (sau khi ống động mạch đóng). Trên
lâm sàng thấy dấu hiệu suy tim trái với tiếng ngựa phi
trái, ran ở phổi; ĐTĐ, Xquang và siêu âm tim khẳng
định dấu hiệu quá tải buồng tim trái. Diễn biến lâm sàng
tiếp theo thường rất nặng nề với tỷ lệ tử vong cao. Việc
điều trị tích cực suy tim có thể giúp trẻ thoát khỏi suy
tim cấp nhưng thường để lại hậu quả trên thất trái và
tăng huyết áp động mạch (cánh tay) nặng nề. Đối với các
trường hợp nhiều tuổi hơn, suy tim trái thường diễn biến
thầm lặng với khả năng thích ứng tốt, do đó việc bỏ sót
chẩn đoán có thể gặp và bệnh nhân thường nhập viện khi
đã có thất trái giãn nhiều.
B. Tăng huyết áp động mạch: Thường xuất hiện sau 15
ngày tuổi. Thông thường huyết áp tâm thu vẫn dưới
150mmHg. Nếu huyết áp tâm thu từ 150 đến 200mmHg
thì sẽ có dày thất trái nhiều trên ĐTĐ, Xquang và siêu
âm tim. Nếu huyết áp tâm thu trên 200mmHg, có thể
thấy dấu hiệu mờ mắt. Khi từ tuổi 15 trở lên, tăng huyết
áp động mạch thường sẽ trở nên cố định, không giảm
xuống được sau khi đã điều trị nguyên nhân.
C. Biến chứng khác có thể gặp là Osler. Phình động mạch
chủ chỉ xuất hiện sau một thời gian dài tiến triển bệnh.
VI. Điều trị
A. Điều trị nội khoa là điều trị triệu chứng nhằm bảo tồn
bệnh nhân để chuẩn bị can thiệp. Điều trị suy tim trái là
vấn đề quan trọng nhất. Đối với trẻ sơ sinh,
Prostaglandine E1 giúp mở ống động mạch sẽ cải thiện
nhanh chóng triệu chứng lâm sàng. Thuốc lợi tiểu,
Digoxin và thông khí nhân tạo là các biện pháp phối hợp
525
khác khi thực sự cần thiết. Cần hết sức chú ý đến chức
năng thận khi dùng các thuốc điều trị suy tim ở trẻ sơ
sinh. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc ở những bệnh
nhân hẹp eo động mạch chủ thường không có hoặc ít
hiệu quả.
B. Chỉ định phẫu thuật: trong các trường hợp:
1. Trẻ sơ sinh mà điều trị nội khoa ít kết quả.
2. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ: có dấu hiệu suy tim trái trên
lâm sàng và cận lâm sàng.
3. Trẻ có huyết áp động mạch tâm thu lớn hơn
150mmHg.
4. Đối với các trường hợp hẹp eo ĐMC khác thì phẫu
thuật một cách hệ thống khi trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi.
5. Với người lớn thì chỉ định can thiệp kinh điển khi
chênh áp qua eo ĐMC lớn hơn 20 đến 30mmHg. Tuy
nhiên cần phối hợp với các dấu hiệu khác như suy
tim xung huyết, phì đại thất trái, tăng huyết áp khó
khống chế...
6. Trường hợp tái hẹp eo động mạch chủ sau khi đã can
thiệp thì có nhiều trung tâm chỉ định nong bằng bóng
qua da có hay không kèm việc đặt giá đỡ (Stent). Các
nghiên cứu ngắn hạn chỉ ra kết quả khá tốt, ít biến
chứng, tuy nhiên vẫn cần phải có các nghiên cứu lâu
dài hơn để khẳng định vấn đề này.
C. Theo dõi
Tất cả các bệnh nhân hẹp eo ĐMC cần được theo
dõi lâu dài. Theo dõi bằng lâm sàng (tình trạng suy tim
trái, tăng huyết áp, mạch bẹn) và cận lâm sàng (SÂ,
ĐTĐ) mỗi năm một lần.
Tài liệu tham khảo
1. Breelver SJD. Coarctation of the aorta. In: Redingion A, Shore D,
Oldershaw P, eds. Congenital heart disease in adults: a practical
guide. London: WB Saunders, 1994:119-125.
526
2. Connelly MS, Webb GD, Sommerville J, et al. Canadian Consensus
Conference on Adult Congenital Heart Disease 1996. Can J Cardiol
1998;14:395-452.
3. Ebeid MR, Prieto LR, Latson LA. Use of balloon expandable stents
for coarctation of the aorta: initial results and intermediate-term
follow-up. J Am Coll Cardiol 1997; 80:1847-1852.
4. Kaplan S. Natural history and postoperative history across age
groups. Cardiol Clin 1993;11:543-556.
5. Mathew P, Moodie D, Blechman C, Gill CC. Long-term follow-up
of aortic coarctation in infants, children and adults. Cardiol Young
1993;3:20-26.
6. Mendelsoha AM. Balloon angioplasty for native coarctation of the
aorta. J Intervent Cardiol 1995;8:487-508.
7. Moore JD, Moodie DS. Coarctation of the aorta. In: Marso SP,
Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine.
Philadelphia: LippincottRaven, 2000.
8. Morriss MJH, McNamara DG. Coarctation of the aorta and
interrupted aortic arch. In: Carson A, Bricker JT, Fisher DJ, Neish
SR, eds. The science and practice ofpediatric cardiology, 2nd ed.
Baltimore: Williams & Wilkins, 1998:1317-1346.
9. Ovaett C, Benson LN, Nykanen, Freedom RM. Transcatheter
treatment of coarctation of the aorta: overview. Pediatr Cardiol
1998;19:27-44.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top