thuc don an dam

Thực đơn ăn dặm cho bé

Giai đoạn bắt đầu: Nấu nước cháo pha sữa (cho bé quen dần).

1 đoạn mía khoảng 5cm, 1 đoạn cà rốt khoảng 2cm, 10 hạt sen, ít đậu xanh và 1 ít gạo lứt+nếp, ngâm trước đậu đổ hoặc hạt sen trong nước lạnh chừng 1-2 giờ, Đậu xanh chỉ không nên cho bé ăn khi đang uống kháng sinh thôi, còn bình thường thì tốt. Đậu đen cũng tốt đấy

Trước tiên mỗi ngày bạn chỉ nên cho bé ăn mộ thìa nhỏ món ham nhừ và lõang, bạn có thể tăng dần lên từ 10ml đến 15ml/ 2 hoặc 3 thìa và sau đó tập cho bé quen 2 hoặc 3 bữa mỗi ngày.

Những lọai thức ăn thích hợp:

- Bột pha với nước, sữa mẹ hoặc sữa boat

- Súp rau có vị dịu: khoai tây nghiền, cà rốt, củ cải trắng...

- Súp hoa quả có vị tự nhiên và dịu: táo, lê

Các món chưa nên cho bé ăn:

- Các món có nhiều gia vị

- Muối .

- Sữa bò tươi

- Trứng

- Các lọai thịt cá gia cầm

- Các lọai quả như cam quýt chanh vì có thể làm bé dị ứng

- Các loại hạt

- Mật ong

- Thức ăn có mỡ...

Cách pha chế

- Bột : Hòa 5-10ml (1-3 thìa ) boat với nước đun sôi để nguội, sữa mẹ hoặc sữa boat theo chỉ dẫn trên bao. Sau đó kiểm tra lại nhiệt độ trước khi cho bé ăn.

- Rau quả ham nhừ: (cách nấu 175ml hoặc ¾ chén) gọt vỏ 100g khoai tây, cà rốt, hoặc củ cải -> thái hạt lựu ->hấp cách thủy khỏang 10 phút cho mềm ->dầm nhuyễn qua rây -> trộn với 60-75ml sữa mẹ hoặc sữa bột -> cho ra bát, kiểm tra độ nóng khi cho bé ăn hoặc nay kín, bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong 24h.

- Rau quả nghiền: gọt vỏ, bổ làm tư, bỏ hạt, lõi -> thái nhỏ và cho vào nồi với 15ml nước, sữa mẹ hoặc sữa bột -> đậy kín, đun nhỏ lửa khỏang 10' cho mềm -> dầm nhuyễn qua rây -> cho ra bát, để nguội -> cho bé ăn hoặc bảo quản để sử dụng trong ngày.

chế độ ăn tháng thứ 6 của mẹ Luti viết:

* Tháng thứ 6 : (Lưu ý cho trẻ ăn bột loãng). Số lượng mỗi bữa ăn khoảng 150-170 ml trừ bữa hoa quả nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.

+ Bữa sáng : sữa bò (hoặc bú mẹ)

+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 15-20 ml nước quả. Sau đó thường trẻ sẽ ngủ giấc buổi sáng

+ Ngủ dậy nên cho trẻ ăn bữa chính là bột gạo hoặc rau củ nghiền với khoảng 40 gr thịt nạc ninh nhừ và xay mịn + 3-4 thìa sữa chua.

+ Bu dau gio chieu : Sữa đậu nành, sũa bò hoặc bú mẹ. Sao do tre thuong ngu giac buoi chieu

+ Bữa lót dạ chiều luc ngu day : hoa quả nghiền cộng sữa chua nếu bữa trưa trẻ chưa ăn.

+ Bữa chiều tối : bột sữa

+ Bữa tối : sữa bò hoặc bú mẹ.

Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại hộp tuơi.

***Những điểm cần lưu ý :

- Các bữa ăn sữa hoặc bột nên cách nhau chừng 3 giờ trở lên.

- Số lượng của từng bữa ăn nếu ra ở đây chỉ mang tính chất tương đối, cha mẹ nên áp dụng một cách mềm mại và linh họat với con mình.

- Bắt đầu từ 4 tháng tuổi nên tập cho trẻ uống nước quả như cam, quýt, táo. Tập cho trẻ ăn thêm hoa quả, các lọai hoa quả trẻ có thể ăn được trong giai đoạn này là : chuối (tốt hơn cả là chuối tây), na, nhãn hoặc táo nhừ xay mịn.

- Bắt đầu từ 5 tháng tuổi nên bắt đầu tập cho bé quen với chất bột. Tác dụng của chất bộ là làm giảm sự vón cục gây khó tiêu của sữa. Ban đầu thường bắt đầu bằng bột ngọt ăn liền pha vào sữa, hoặc vài thìa bột trước khi uống sữa, hoặc nước cháo pha sữa, hoặc rau nghiền pha sữa (xin xem thêm phần chế biến một số loại thức ăn).

- Bắt đầu từ tháng thứ 5-6 có thể tập cho trẻ làm quen với sữa chua, có thể cho trẻ uống sữa đậu nành, có thể cho vào bột các loại đậu đỗ khô, ninh nhừ xay mịn hoặc chắt lấy nước pha sữa.

- Lưu ý là khi muốn tập cho trẻ một loại thức ăn mới thì nên bắt đầu vào lúc trẻ khỏe mạnh, tập dần tý một, theo dõi sự tiêu hóa của trẻ, nếu thấy tốt thì có thể tăng dần, nếu thấy trẻ tiêu hóa chưa tốt (ví dụ trẻ ậm ạch khó chịu, phân có biểu hiện sống lổn nhổn hoặc mùi rất thối...) thì nên dừng lại vài ngày rồi tập lại.

- Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên phối hợp một cách cân bằng các loại thức ăn bám sát theo ô vuông thức ăn (thường được phát khi cho trẻ đi tiêm phòng cùng với biểu đồ theo dõi cân nặng và chiều cao). Ô vuông thức ăn có thể được mô tả như sau :

+ Thức ăn chủ yếu : là các loại lương thực như gạo, ngô, khoai...

+ Thức ăn giàu đạm động vật và thực vật : Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ các loại...

+ Thức ăn giàu vi ta min, muối khoáng : Các loại rau quả

+ Thức ăn giàu năng lượng ; mỡ, dầu, bơ...

+ Đường, muối

Khi phối hợp thức ăn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ, đến thời tiết ...

- Lưu ý cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt khi bắt đầu ăn dặm, khi thời tiết nóng hoặc khô.

- Lưu ý vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi ăn.

Bắt đầu từ tháng thứ 7, trẻ có thể ăn long đỏ trứng gà, 1 tuần 2 lần. Trẻ có thể ăn cháo đặc hơn với các loại thịt, cá, trứng, tom, cua đã nghiền nát và thêm rau. Khi cháo và các thức ăn khác đã nhừ, nghiền nát, khuấy kĩ rồi nấu cho sánh lại . Nên cho trẻ ăn bữa này vào lúc chiều, thay thế cho bình sữa. Mẹ cũng có thể cho bé cầm gặm 1 miếng táo, lê dài, mỏng đã gọt vỏ, bỏ hạt để tránh bị mắc cổ. Vì trong tháng này những chiếc răng sữa đã bắt dầu nhú lên nên trẻ thích cắn 1 vật mềm. Cũng có thể cho trẻ ăn khoai tây, bí đỏ, củ cải đỏ, đu đủ, băm hoặc xay thịt bò, thịt heo, cho thật nhoe, nấu chin ăn với bột. Cũng có thể cho trẻ ăn thịt chà bông nhưng không bổ bằng thịt xay vì đã mất hết nước.

1. Súp trứng gà

Nguyên liệu: 1 quả trứng gà, ½ ly nước, một chút muối

Cách làm: đập trứng gà ra bát, đánh cho nổi rồi cho muối vào đánh tiếp. Được 1 lúc cho nước vào đánh nổi tiếp rồi đem hấp từ 8 -10' cho trứng chin đặc lại.

2. Súp trứng cà chua

Nguyên liệu: 1 quả trứng gà, ½ quả cà chua, 2 thìa nước, 1 ít muối

Cách làm: đập trứng ra bát đánh nổi, cà chua cắt 1 nửa đem ép lọc lấy nước. Cho nước, cà chua, trứng, muối vào trộn đều sau đó cho vào nồi hấp từ 8 - 10'.

3. Gan băm

Nguyên liệu: 30gr gan, 1 ít gừng, hành băm nhỏ, muối.

Cách làm: rửa sạch gan, lọc bỏ gân băm nhuyễn rồi lọc qua. Trộn hành, gừng băm nhuyễn, muối rồi đem hấp chin.

4. Cháo phô mai

Nguyên liệu: 1 bát cháo, 5g phô mai

Cách làm: lấy phô mai cắt miếng nhỏ, nấu cháo xong cho phô mai vào đáo cho phô mai tan hết thì tắt bếp.

5. Canh đậu phụ, cà rốt

Nguyên liệu: đậu phụ 5gr, bột thịt gà 8gr, củ cải, cà rốt thái nhỏ nấu lên mỗi loại 5gr, nước thịt ½ ly, muối, bột lọc.

Cách làm: đậu phụ thái nhỏ, sau đó cho vào nồi vùng củ cải, cà rốt, nước thịt nấu chin. Bột lọc cho nước vào khuấy đều rồi đổ vào nồi, khuấy đều, tắt bếp.

6. Bột thịt đậu phụ.

Nguyên liệu: thịt lợn xay 5gr, đậu phụ nghiền 5gr, nước thịt ¼ ly, đường trắng, muối.

Cách làm: đậu phụ nhúng vào nước sôi 1 lúc lấy ra để ráo nước. Thịt lợn xay cho vào nước thịt đun 1 lúc cho đường trắng, đậu phụ đánh nhuyễn vào, nấu sôi 1 lát rồi cho muối vào.

7. Cháo gan lợn

Nguyên liệu: gạo lứt 20-25 gr, gn lợn băm nhuyễn 15gr, hành hoa, muối

Cách làm: gạo lứt cho vào nồi nước nấu thành cháo nhừ, cho gan lợn đã băm nhuyễn cộng thêm 1 ít muối, hành vao nấu sôi lại từ 3-5' là được.

8. Cải bắp nấu thịt

Nguyên liệu: thị xay 8 gr, hành củ thái nhỏ 4gr, rau cải bắp thái nhỏ, nấu chin 5 gr, bột lọc, muối.

Cách làm: lấy thịt xay và hành củ thái nhỏ cho vào nồi nấu mềm, ho cải bắp vào nấu thêm 1 lúc nữa cho nhừ rồi cho muối, bộ lọc hoà nước vào khuấy đều, đun sôi lại là được.

9. Cà rốt nấu táo

Nguyên liệu: cà rốt nghiền nát 10 gr, táo nghiền nát 5 gr, nước chanh 2 gr, mật ong

Cách làm: rửa sạch cà rốt, táo, gọt vỏ rồi ngiền nhỏ cho vào nồi cùng nước chanh nấu cho đến khi thành dạng háo, cho mật ong thêm vào để có vị ngọt.

10. Súp cá xanh

Nguyên liệu: thịt nạc cá 200 gr, cải bẹ xanh 400 gr, lòng trắng trứng 1 cái, hành, gừng, muối, rượu vang, bột năng

Cách làm: thịt nạc cá băm nhuyễn, cho nước hành, gừng(hành, gừng băm nhuyễn cho 1 chút nước vào vắt lấy nước, bỏ bã), 1 ít rượu, muối, lòng trắng trứng 100ml nước sôi, 50 gr bột năng vào các, trộn đều. Luộc cải bẹ xanh, xay nhuyễn để có mù xanh. Rửa sạch nồi, cho 200 ml nước dùng vào, đun sôi nêm 1 ít muối vào rồi cho cá đã làm ở trên vào đun sôi lại, cho nước cải, bột năng hoà nước lạnh vào, khuấy đều cho 25 ml dầu ăn vào

Thực đơn 1: Cháo cá thu, cà chua -rau muống

Nguyên liệu:

Bột gạo cao cấp Nestle 4 muỗng canh

Cà chua (bỏ hạt, băm nhuyễn) 1 muỗng canh

Rau muống (chọn phần rau non, cắt nhuyễn) 1 muỗng canh

Cá thu (lóc nạc, băm nhuyễn) 1 muỗng canh

Dầu ăn tinh luyện 1 muỗng canh

Nước 1 chén

Cách pha chế[u]

1. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm, cho cà chua và cá vào xào, cho nước vào đun sôi.

2. Cho rau muống vào nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.

3. Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Thực đơn 2: Cháo tôm bông cải xanh

Nguyên liệu

Bột gạo cao cấp Nestle 4 muỗng canh

Bông cải xanh (bào nhuyễn) 1 muỗng canh

Tôm (bóc vỏ, băm nhuyễn) 1 muỗng canh

Dầu ăn tinh luyện 1 muỗng canh

Nước 1 chén

Cách pha chế:

1. Cho bông cải vào nước, bắc lên bếp đun sôi.

2. Cho tôm vào nấu cho đến khi tôm chuyển sang màu đỏ, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.

3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức

Thực đơn 3: Cháo gan gà

Một bộ gan gà (tốt nhất là mua gà cho cả nhà ăn, rồi lấy bộ gan cho bé), 1 chút bông cải xanh, một chút bông cải trắng, 1 ít cà chua bóc vỏ bỏ hạt, 1 chút bơ (dùng thay dầu)

Cho gan vào nấu với bơ và một chút nước, rồi cho 2 loại bông cải vào nấu chín. Sau khi chín thì đổ vào cái rây để nghiền (đừng dùng loại rây có lỗ nhỏ nhé) + cháo

Thực đơn 4: Cháo tôm - mướp

(cho trẻ trên 6 tháng tuổi)

1. Nguyên liệu

Bột gạo cao cấp Nestlé - 4 muỗng canh

Tôm bóc vỏ, băm nhuyễn - 1 muỗng canh

Mướp gọt vỏ, băm nhuyễn - 1 muỗng canh

Dầu ăn - 1 muỗng canh

Nước - 1 chén (bát)

2. Cách pha chế

Cho mướp vào nước, bắc lên bếp, đun sôi

Cho tôm vào đun cho đến khi tôm chuyển sang màu đỏ, bắc xuống chờ cho nguội bớt

Trộn bột gạo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Thực đơn 10: !Cháo cá chim cà chua

(Cho bé trên 6 tháng tuổi)

Nguyên liệu:

Bột cao cấp Nestlé - 4 muỗng canh

Cà chua (bỏ hạt, băm nhuyễn - 1 muỗng canh

Cá chim (lóc nạc, băm nhuyễn) - 1 muỗng canh

Dầu ăn (dầu tinh luyện) - 1 muỗng canh

Nước - 1 chén

Cách pha chế:

1. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm, cho cà chua và cá vào xào chính.

2. Cho nước vào đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.

3. Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

THỰC ĐƠN SỐ 65: Cháo phômai, rau dền đỏ (Cho bé trên 6 tháng tuổi)

Nguyên liệu:

Bột gạo Nestlé 4 muỗng canh

Rau dền đỏ (cắt nhuyễn)1 muỗng canh

Phômai 1 miếng 15g

Dầu ăn (dầu tinh luyện) 1 muỗng canh

Nước 1 chén

Cách pha chế:

1. Cho rau dền vào nước, bắc lên bếp nấu chín

2. Cho phômai đã tán nhuyễn vào khuấy đều, đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt

3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức

Thực đơn ǎn bổ sung cho trẻ 7-9 tháng (của Viện Dinh Dưỡng)

Giờ Thứ 2,4Thứ 3,5Thứ 6, CNThứ 7

6h Bú mẹBú mẹBú mẹ Bú mẹ

8h Bột thịt lợnBột thịt gàBột thịt bòBột trứng

10h chuối tiêu 1/3 -1/2 quảĐu đủ: 100gHồng xiêm 1 quảXoài: 100 g

11h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ

14h Bột trứng Bột cua Bột tôm Bột lạc

16h Nước cam: + Cam 50-100g+đường: 5g (1thìa)

18h Bột cáBột đậu xanh bí đỏBột thịt gàBột gan (gà, lợn)

19h đến sáng hôm sauBú mẹBú mẹBú mẹBú mẹ

Cách làm sữa chua từ đậu nành như sau:

1- Làm từ hạt đậu nành: Công thức cho một lít sữa chua:

- Ðậu hạt 100-150g, đường 50-70g, men (lactobacillus) 20g, nước vừa đủ 1 lít.

Cách làm: Làm sạch đậu, ngâm nước ấm 20-30C trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ, xay đậu nước (có thể xay qua máy xay vitamin, máy xay thịt quay tay, hoặc xay qua cối đá), lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào theo tỷ lệ trên. Ðun dịch sữa 100C rồi để nguội 30-40C đánh men nhuyễn cho vào dịch sữa. Ðổ sữa vào cốc sạch cho vào ủ ấm ở nhiệt độ 40-50C trong 2 giờ (Nếu không có tủ ấm có thể ngâm cốc sữa vào nước ấm hoặc ủ ấm 40C). Khi mặt sữa đông mịn đều là được. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.

Sữa chua đậu nành có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy.

2- Làm từ bột đậu nành sống:

- Bột đậu nành sống 60-65g, đường 50-70g, men (lacctobacillus) 20g, nước vừa đủ 1 lít.

Cách làm: Hòa tan bột đậu nành sống trong nước ấm 30-35C rồi lọc qua vải phin mỏng. Sau đó tiếp tục làm như trên.

BS. Hoàng Lan, M.D.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top