Phần 1: NHỮNG ĐIỀU CỐT YẾU NGƯỜI HỌC THÔI MIÊN CẦN BIẾT
CHƯƠNG I: THÔI MIÊN LÀ GÌ?
1. Định nghĩa
Nói cho gọn: Thôi miên là làm ngủ (Theo tự điền).
Muốn giải thích rõ hơn,phải dài dòng hơn: Thôi miên một người nào đó là áp dụng những biện pháp thích ứng như vuốt (nhân- điện), nói (dẫn-dụ), ngỏ (kích thích giác quan), để đưa người ấy (gọi là đồng tử) vào giấc ngủ thôi miên, không khác mấy giấc ngủ thường, nhưng có hiện ra nhiều trạng thái đặc biệt; mỗi trạng thái lại nảy sinh ra những hiện tượng lạ như: đâm không biết đau, nhắm mắt vẫn trông thấy sự vật chung quanh...
Người điều khiển, ta gọi là nhà thôi miên.
Người chịu ảnh hưởng là: đồng tử.
Nhà thôi miên giữ vai trò chủ động.Người đồng tử lãnh vai thụ động.
Cũng có khi người đồng tử tự mình bước vào giấc ngủ thôi miên không cần người điều khiển, chỉ nhờ tự kỷ ám thị (auto auggustion). Ấy là phép thôi miên tự động (auto hypnotisme).
"Xác đồng" nhờ thầy pháp dùng bí thuật làm mê đó là trường hợp thôi miên có người điều khiển.
"Cô trạng", "cô cốt" ngồi xem bói,miệng lâm dâm niệm phép, óc chăm chú vào việc lên đồng và tự làm cho mình ngủ mê đó là trường hợp thôi miên tự động.
Cũng nên nhắc qua: Việt ngữ dùng chữ "thôi miên"có phần rõ ràng hơn chữ Pháp. Khoa thôi miên tổng quát tiếng Pháp là Hypnotisme và đồng thời phái "kích thích giác quan" của Bác sĩ Braid (một trong bốn phái ngánh) tiếng Pháp cũng gọi là Hypnotisme. Như thế người mới học thôi miên dễ bị nhầm lẫn.
Nếu dùng chữ braidsme thay thế chữ hypnotisme để chỉ về môn thôi miên kích thích giác quan thì được minh bạch hơn. Nhưng, thói quen không dễ gì lay chuyển. Còn một cách đặt ra một danh từ mới để phiên dịch chữ thôi miên của ta.
2.Thôi miên trải qua các thời đại.
Dưới thời văn minh cổ, khoa thôi miên đã được phát triển đến mực rất cao. Phải chăng người ta nói: văn minh hiện đại là cuộc tìm lại nền văn minh xưa.
Kim Tự Tháp ở xư Ai Cập ( một trong bảy kỳ quan trên thế giới) có ghi lại những hình vẽ trên đá mô tả một người đưa tay truyền điện sang qua một người đồng tử. Ấy, người xưa đã biết sử dụng phép vuốt theo lối các nhà thôi miên nhân điện đời nay thường dùng. Hơn nữa, kế bên người đồng tử ta thấy có vẽ một người cỡ nhỏ liên lạc với người đồng tử; đó là bằng chứng cụ thể người Ai Cập xưa đã biết luyện thuật thôi miên đến bực cao đẳng (trạng thái xuất hồn).
Ở xứ Hy Lạp thuở xưa có đền thờ Delphes nức tiếng nhờ tài tiên tri của mấy cô cốt (pythies) do các nhà sư trong đền huấn luyện và điều khiển theo nguyên tắc thôi miên. Các cô ấy là những cô gái đồng trinh được các nhà sư tuyển chọn trong đám dân quê mùa chất phác. Theo Plutarque, trong chùa luôn luôn có hai cô thường trực và một cô thứ ba đóng vai dự bị. Điều đáng chú ý là: các cô cốt ấy tiên tri trong lúc ở vào trạng thái khác hẳn lúc bình thường, tương tự như trạng thái "mộng du" của khoa thôi miên ngày nay. Lời tiên tri của các cô ấy ắt có điều phi thường, bởi chẳng những dân chúng tôn sùng như lời của thần thánh mà cho đến các bậc vua chúa cũng đến cầu khẩn khi hữu sự. Hoàng đế Néron (vị bạo chúa đã đốt thành Roma để xem cho vui mắt) muốn biết số mạng làm vua được bao lâu, cốt trả lời: "Nên đề phòng 63 tuổi". Nghĩ mình chưa già, Néron mừng thầm và không ngờ kẻ đó bị lão Galba 63 tuổi soán ngôi. Hoàng đế Trajan, để thử tài tiên tri của đền Delphes, dặn đem đến cho cốt một bức thư niêm kín. Vừa trông thấy thư ấy, cốt gửi cho nhà vua một miếng giấy trắng. Các nhà sư tỏ vẻ lo lắng vì cho rằng cốt không đủ tài phúc đáp bức thư của triều đình. Nhưng khi sứ giả hồi trào và trao cho vua miếng giấy trắng, nhà vua khâm phục vì trong phong bì ông gửi cũng chỉ có một miếng giấy trắng.
Bên Tàu, Khổng Minh là một nhà thuật pháp sư thần thông. Trong vụ "cầu đông phong" ông đã áp dụng khôn khéo tài huệ nhãn của ông. Thực ra dù tài giỏi, Khổng Minh không tạo ra gió trái mùa được vì như thế là phá luật thiên nhiên. Không làm ra gió được, nhưng nhờ huệ nhãn, Khổng Minh biết trước ngày ấy có ngọn gió đông nghịch mùa. Dùng cái biết ấy để áp dụng vào chiến tranh là một việc dĩ nhiên của một vị quân sư. Khổng Minh có tài đoán việc qua rồi và sẽ tới (100 năm trước và 100 năm sau) chẳng qua là nhờ huệ nhãn (clairvo yance). Những quẻ rắc rối của Khổng Minh truyền lại chỉ là một phương tiện giúp cho ông định thần để bước vào trạng thái huệ nhãn. Khổng Minh đoán hay nhờ tài huệ nhãn hơn là nhờ khoa quẻ cao siêu. Bởi vậy những ai lầm tưởng chỉ cần nghiên cứu quẻ Khổng Minh đến nơi đến chốn, sẽ được tài tiên tri như ông - hay gần như ông - là lầm lạc, nếu không có thiên bẩm huệ nhãn như ông.
Ở Việt Nam từ thuở xưa, trẻ em đã biết những trò xây khỉ, xây quạt,... Ấy là những trò thôi miên theo lối kích thích giác quan: Lối đi xoay tròn kích thích thị giác, câu hát nhịp nhàng kích thích thính giác của đứa nhỏ ngồi làm "khỉ".
Xứ ta, ai còn lạ gì hành động của mấy lão thầy pháp "đau nam chữa bắc mà thuyên mới tài". Cũng bởi vì quá thương Vân Tiên và quá tin thầy pháp cho nên tiểu đồng phải lâm vào cảnh "thương thay tiền mất tật còn, bơ vơ đất khách thon von thế này". Giá trị của thầy pháp là do nơi tài huệ nhãn của "con đồng". Nhờ con đồng thầy pháp đoán bệnh như ở trong nhà. Nhưng, đáng ra nói người bệnh bị trúng mưa họ nói bị Bà Thủy quở, cần phải cúng gà. Nhờ đồng cho biết bệnh nhân bị trúng thực, pháp sư thêu dệt thành ăn nhầm món đò của thần thánh bị quở: phải cúng heo (nếu liếc thấy chủ gia có bồ lúa).
Vào thời xưa các phương thuật được áp dụng để thôi miên không khác mấy những phương pháp được công nhận ngày nay. Có điều là người thời ấy tin tưởng ở một lẽ huyền bí: đối với họ thôi miên là một bí quyết nhiệm màu chỉ những người phi thường mới sử dụng được.
Óc mê tín, óc thủ lợi, óc củng cố địa vị làm chậm tiến khoa thôi miên.
Dần dần nhờ sự nghiên cứu của các nhà khoa học bất vụ lợi, khoa thôi miên tiến đến chốn khoa học hợp lý ngày nay.
Đông và Tây. Á Đông có tiếng là xứ huyền bí. Người Á Đông có bộ óc thiên về siêu hình ăn đứt người phương Tây. Tuy bên châu Âu có nhiều nhà thờ nguy nga như Notre-Dame ở Paris; nhưng không thể so sánh với công trình kiến trúc vĩ đại của Đế Thiên Đế Thích xứ Chùa Tháp.
Ngay ở Việt Nam làng nào, xóm nào cũng có một vài xác đồng: cô Năm, Cậu Hai Đầu Đỏ, Ông Trạng Vô Danh,...
Thiên về huyền bí, giàu về đồng tử nhưng người Á Đông không góp phần đáng kể vào công cuộc nghiên cứu và xây dựng khoa thôi miên như người Tây phương.
Cũng như phần nhiều các ngành khác, người Á Đông chỉ tiến rất tinh xảo trong vòng lẩn quẩn ( tiến theo chiều khu óc); không tiến bước sang giai đoạn (theo chiều mũi tên) như người phương Tây. Tai hại là ở đấy.
Lịch sử của khoa thôi miên là lịch sử của các nhà nghiên cứu phương Tây.
Từ thế kỷ XV, các nhà tiền bối như Roger Bacon (tu sĩ người Anh), Pomponace (triết gia người Ý) đã có một quan niệm khá rõ về "sức mạnh của ý chí", "sức mạnh của điện quang trong cơ thể con người" tức là hai nguyên động lực cốt yếu trong thôi miên.
Agrippa (1486- 1535) và Paracelse (1493-1541) khám phá nhiều định luật ngày nay còn được xem như căn bản của khoa thôi miên.
Nhưng phải đợi khi Mesmer ra đời, khoa thôi miên mới được phổ thông sâu rộng. Gốc người Áo, sang định cư ở Paris năm 1776, Mesmer chủ trương dùng nhân điện để trị bệnh. Ông được người đương thời rất hoan nghênh.
Năm 1784, hầu tước De Puysegur, một nhà nghiên cứu về thôi miên, tìm ra trạng thái "mộng du" ( somnambulisic). Chính De Puysegur đánh dấu một giai đoạn quan trọng; từ đấy khoa thôi miên nhân điện như được trưởng thành. Những phương pháp thôi miên thời nay vẫn tương tự như dưới thời De Puysegur.
Qua năm 1808, bác sĩ Petetin nhận ra trạng thái bất động (catalepsic).
Phong trào thôi miên qua một thời bồng bột, luân hồi bị chìm đắm trong lãng quên.
Đến năm 1843, bác sĩ Braid, người xứ Ecosse, phục sinh khoa thôi miên dưới nhãn hiệu "thôi miên giác quan".
Sau thời gian ngắn, khoa thôi miên giác quan cũng bị chìm. Qua năm 1878 nhờ bác sĩ Charcot làm sống lại một cách vẻ vang.
Với các nhà khảo cứu cận đại như giáo sư Charles Richet, bác sĩ Bernheim, gia đình Duiville, khoa thôi miên đã hiển nhiên trở thành một khoa học.
3. Thôi miên là một khoa học.
Là con đẻ của khoa huyền bí, khoa thôi miên hiện nay là một khoa học hợp lý nhơg sự gọt dũa công phu của bao nhiêu nhà khảo cứu, nhờ sự quan sát tỉ mỉ của bao nhiêu bác sĩ và nhà khoa học.
Trong bao nhiêu cách thức làm ngủ, người ta đã phân ra bốn nguyên động lực chủ yếu. Trong bao nhiêu hình trạng lù mờ và hỗn độn, người ta đã vạch ra bốn trạng thái rõ rệt
Đối với thuyết nhân điện có vẻ vu vơ, thực nghiệm đã đem lại nhiều bằng chứng cụ thể: Hector Durville đã tìm cách chụp được ảnh chứng minh cách phát tỏa từ lực do các đầu ngón tay phóng ra, đúng theo nguyên tắc hai thái cực đồng tín sinh ra ảnh hưởng chọi nghịch và hai thái cực khắc tín sin ra ảnh hưởng dung hòa. Giáo sư Jagot chế ra cái máy đo từ lực rất giản dị; sườn làm mấy cọng rơm, ngoài bọc giấy mỏng, treo bằng mọt sợi tơ nhỏ; mỗi khi đưa tay kề gần thì cái lồng giấy quay tròn, do ảnh hưởng của từ lực. Không thể cho là do nhiệt độ của bàn tay, vì thử thí nghiệm đưa bao cao su có bơm nước ấm ấm thì cái lồng giấy không chuyển động. Hector Durville lại chụp được ảnh của cái vía đang xuất hiện một bên người đồng tử. Bác sĩ G. Durville dùng cái lực kế (dynamometre) để chứng minh ảnh hưởng của phép dẫn dụ đối với các biến chuyển bắp thịt trong cơ thể.
Nói về máy móc, các nhà khảo cứu đã chế ra rất nhiều thứ máy để chứng tỏ ảnh hưởng của từ lực.
Quyển sách này chú trọng về thực hành hơn lý thuyết. Về lý thuyết chỉ cần đọc qua mấy phổ sách là đã có một quan niệm vững chãi. Nhưng về mặt thực hành phải bao phen thất bại, phải kiên trì. Hiểu lẽ ấy, chúng tôi cố gắng đem mở kinh nghiệm thu thập trong 25 năm chuyên chú theo thôi miên mong giúp các bạn mới học một phần nào.
4. Và là một nghệ thuật
Nghệ thuật nói, nghệ thuật vuốt, nghệ thuật truy tầm đồng tử, nghệ thuật xử trí với những đồng tử khó tính; có người nghịch ngợm thách đố, phải dùng đòn tâm lý cho anh ta mất thần, có người khiếp sợ phải khôn khéo làm cho họ tin cậy, đối với người hay cười ta lợi dụng cái cười để làm họ kiệt quệ, ...
Nói nghệ thuật thôi miên tức là nói: biết cách luyện tập và thực hành sẽ đạt được kết quả.
Đây không phải một quyển sách lý thuyết suông của một tác giả chưa làm ngủ một người nào bao giờ. Những sự thắc mắc khi sưu tầm, những cản trở lúc thực hành, những lỗi khi nghiên cứu sẽ được ghi chú kỹ càng và là đề mục chánh của quyển sách này.
Chúng tôi quả quyết nếu bạn thực hành theo quyển sách này chắc chắn bạn sẽ thành công thôi miên được.
Mục tiêu chính của nhà thôi miên là làm ngủ. Sau khi đã là ngủ một người nào một lần, bạn sẽ vững bụng và tự tin hơn. Thôi miên sẽ dành cho các bạn kiên chí nhiều hứng thú của nhà sưu tầm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top