Thuật Phong thủy

PHONG THỦY LÀ GÌ?

 Phong Thuỷ là gì ? Trước hết ta hãy xem giải thích: "Từ Hải" viết: "Phong Thuỷ, còn gọi là Kham D. Một loại mê tín ở nước Trung Quốc cổ. Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở hoặc mồ mả, có thể đem đơn hoạ, phúc cho người ở hoặc cho người chôn. Công chỉ cách xem nhà ở, phần mộ"

"Từ Nguyên" viết: "Phong Thuỷ, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc đất phần mộ. Thời xa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành giữ, tốt xấu và nhân sự"

 Tới đây, Trường Ðại học Ðông Nam Trung Quốc xuất bản quyển "Nguồn gốc Phong Thuỷ", giáo sư Phan Cốc Tây trong lời tựa viết: "Nội dung chính của Phong Thuỷ là một loại học vấn mà người ta dùng để sử lý và chọn lựa hoàn cảnh ăn ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, thành thử; lăng mộ thì gọi là âm trạch. Phong Thuỷ và hoàn cảnh ăn ở, ảnh hưởng chủ yếu trên ba mặt: Một, sự lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thỏa mãn cả hai mặt tâm lý và sinh lý; Hai, xử lý về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm lợi dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ, cửa ra vào, đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước..v.v.., Ba, trên cơ sở nói trên, thêm vào một dấu hiệu, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý tránh cái dữ, lấy cái lành cho con người".

 Học viện Dân tộc Trung Nguyên xuất bản cuốn "Tìm hiểu sự lành giữ trong Phong Thuỷ nhà ở", tác giả trong "Lời nói đầu" viết: "Trong vốn kiến thức lâu đời của Trung quốc, có một môn học gọi là Kham D, thông thường gọi là Phong Thuỷ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả, thì cái gọi là Phong thuỷ, nói theo ngôn ngữ hiện đại là "khoa học và mối quan hệ gữa từ trường trái đất và con người".Về nội dung, môn Phong thuỷ gồm hai phần, phần một là xem xét hình thái của núi, phần hai là xem xét phương và lý khí.

 Chiêm Ngân hâm trong "Tri thức Văn Sử" số tháng 3 năm 1988 viết: "Cái gọi là Phong thuỷ, là tên thường gọi của thuật xem đất. Theo tập tục truyền thống của Trung Quốc, mỗi khi xây cất điều phải xem địa hình có được Phong Thuỷ hay không, sau đó mới chọn địa điểm thích hợp, tránh đất dữ".

 Học gi Rosk Kowski khoa địa lí trường Ðại học NiuDi-Lân là một chuyên gia về nghiên cứu Phong Thuỷ, tác phẩm ông có "mối quan hệ Phong thuỷ giữa Văn hoá, thiên nhiên Triều Tiên", những năm gần đây nghiên cứu về Phong thuỷ Trung Quốc, trong bài đăng trên tạp chí "Nghiên cứu lịch sử khoa học tự nhiên" tháng 1 năm 1989, viết: "Phong Thuỷ là một hêj thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc. Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục đía lý của Trung Quốc cổ đại, không thể căn cứ vào khái niệm của phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng là mê tín hay khoa học...Phong thuỷ Trung Quốc được xây dựng trên ba cơ sở: (1) địa điểm này có lợi cho xây nhà hoặc xây phần mộ so với các địa điểm khác. (2) Ðịa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắc Phong Thuỷ thông qua việc khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn. (3) Một khi đã có một địa điểm như thế, thì tổ tiên và con cháu sống hoặc mai táng ở địa điểm ấy, sẽ được hưởng một sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại".

 Người nghiên cứu về Phong Thuỷ, ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài rất ít. Các tài liệu đã dẫn ở trên có thể đại diện cho các quan điểm chủ yếu ở Trung quốc và nước ngoài. Ðại để có ba phái, người thì cho là mê tín, người thì bảo đó là học vấn, người thì nói đó là hệ thống đánh giá cảnh quan.

 Chúng tôi cho rằng, Phong Thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ, một dân tộc lưu truyền rộng rãi, một loại học vấn về hoàn cảnh và liên quan đến con người, một tổng hợp về lý luận và thực tiễn. Phong Thuỷ có thể chia làm hai phần lớn: âm trạch và dương trạch. Dương trạch là nơi người sống hoạt động, âm trạch là mộ huyệt của người chêt. Lí luận về phong Thuỷ các trường phái hình thể và trường phái lí khí. Phái hình thể nặng về hình thể sông núi mà luận lành dữ. Phái lí khí lại nặng về âm dương, quái lí để luận lành dữ. hạt nhân của Phong Thuỷ là "sinh khí". Khái niệm của nó vô cùng phức tạp, đề cập đến long mạch, minh đường, huyệt vị, dòng chảy, phương hướng v.v…

 Nó có rất nhiều điều kiêng cữ, rất cẩn thận với thời gian, phương vị, địa điểm. Học thuyết về âm trạch mang đậm màu sắc mê tín, đầu độc dân chúng rất nặng. Lí luận về dương trạch và thực tiễn, có tính hợp lí nhất định, có thể biến hủ lậu thành thần kỳ. Việc nghiên cứu Phong Thuỷ ở giai đoạn đầu, cần phải đi sâu thêm.

 Phong Thuỷ mà nguời ta thường gọi trên thực tế bao gồm hai ý. Có khi chỉ địa hình tốt, phong cảnh tốt. Khi đi chơi trên sông Ly, người ta thuờng buột miệng khen : "Phong thuỷ đẹp". Có khi, phong thuỷ là để chỉ thuật phong thuỷ, tức là lí luận và thực tiễn Phong Thuỷ. Ví dụ, người ta nói ông này ông nọ giỏi Phong Thuỷ, ông Mỗ nghiên cứu Phong Thuỷ, ông Mỗ kiếm cơm bằng Phong Thuỷ.

 Nghiêm túc mà nói, Phong Thuỷ khác với thuật phong thuỷ. Phong Thuỷ tồn tại khách quan. Thuật phong thuỷ là hoạt động chủ quan đối với khách quan. Bản thể của Phong Thuỷ là thiên nhiên, bản thể của thuật phong thuỷ là con người.

 Vì thói quen, mọi người đã nhập làm một Phong Thuỷ với thuật phong thuỷ, thì ta cũng không cần tách bạch ra. Có điều, chú ý xem người ta khi bàn về Phong "Thuỷ là nói khách quan hay chủ quan, để hiểu người ta nói theo nghĩa nào.

Phong Thuỷ là một thuật ngữ đã được xác định. Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích. Quách Phác trong "Táng kinh", viết: "Táng(chôn) là đón sinh khí. Khi gặp phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất dữơng, vì vậy gọi là Phong Thuỷ. "Vậy đón là đón thế nào? Tụ như thế nào? Thế nào là Phong Thế nào là Thuỷ?" Quách Phác không bàn tiếp.

Phong, là hiện tượng không khí chuyển động. Thuỷ, là dòng nước. Khí, tức là nơi địa khí (khí đất). Sinh khí, tức là địa khí có sinh cư (sức sống). Ðón sinh khí, là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cư (sức sống). Phong Thuỷ là môn thuật số đón nhận sinh khí.

Phạm nghi Tân người đời Thanh, chú giải "Táng kinh" của Quách Phác viết: "Không có nước thì gió đến mà khí tán, có nước thì khí dưỡng mà không có gió, do vậy hai chữ Phong Thuỷ là quan trọng nhất trong môn địa học, mà trong đó đất mà có nước là tốt nhất, Ðất mà tàng phong (có gió ẩn nấp) thì kém hơn". Như vậy là nói vấn đề then chốt của xem đất là vì că nước mà tụ khí, nếu không có nước, hễ gió thổi là khí tan đi. Chỉ cần có nước, khí sẽ tụ lại, dù gió cũng không thổi khí đi. Ðất mà có nước là tốt nhất, đất tránh được gió thì kém hơn.

Vì vậy, các thầy Phong Thuỷ xưa nay, bao giờ cũng bắt đầu tỏa long mạch, long mạch là khí của đất, khí do nước dẫn mà đón, khí do nước cản mà bị ngăn lại, khí tụ lại, không có gió làm tan ra. Có sinh khí, người chôn ở đó liền có phúc ầm.

Ngày xa, dân gian dùng rất phổ biến cái tơ Phong Thuỷ, còn quan lại thì không hẳn như thế. Trình hoà đời Minh đi sứ Tây Dương, đi theo trên thuyền có viên quan làm công việc Phong Thuỷ. Hướng viên quan đó phụ trách quan sát gió và nước (Phong Thuỷ) khác với Phong Thuỷ ta vẫn hiểu.

 TÌM HIỂU VỀ PHONG THỦY

 Thuật phong thuỷ đã chia xẻ sự phát triển của nó cùng với khoa thiên văn và khoa dự án (quẻ dịch) của Trung Quốc cổ. Nó đã có từ thời đại truyền thuyết. Dù rằng không có những dữ kiện xác thực cho chúng ta biết ai đã hình thành nó và vào thời điểm nào. Tuy thế, nó rất gần gũi với la bàn từ truờng của nguời Trung Quốc cổ, làm cho nguời ta liên tuởng đến việc nó có thể bắt đầu vào khoảng thời gian la bàn đuợc phát minh, thành quả này đuợc nguời đời tin rằng Hoàng đế Vàng-một nhà vua theo truyền thống cổ của Trung Quốc đã sống khoảng năm 2700 truớc công nguyên. Nguời ta không đưa ra một chứng cứ lịch sử nào về sự đóng góp này, nhưng một điều chắc chắn là việc sử dụng thật sự có từ thời đại cổ xa. 

Có rất ít tài liệu lịch sử xa xa liên quan đến môn phong thuỷ, nhưng trong những vụ khai quật kho cổ hơn tám mươi năm qua ở Trung Quốc đã tìm thấy những tài liệu dưới lòng đất có ngày tháng vào khoảng thế kỷ thứ ba, thậm chí từ trước công nguyên với một số thông tin gián tiếp có liên quan đến phong thuỷ. Một số học giả cho rằng, các kiến thức và sự sử dụng nó có thể vào mùa xuân hay thu, hoặc thời kỳ chiến tranh các nước (770 - 221) trước Công nguyên, khi có khoa dự đoán, kinh dịch và vũ trụ học dựa trên năm yếu tố Ngũ hành đầu tiên được soạn thảo công phu và viết thành văn bản.

Ðây có thể là một hệ thống mà môn phong thuỷ rất gần gũi, đặc biệt là kinh dịch, nguời ta cho rằng đuợc biên soạn bởi Lão Tử khoảng năm 600 truớc Công nguyên, nguời đã sáng lập nên đạo Lão. Nhưng ngoài những dữ kiện mỏng manh và ký hoạ này, người ta có rất ít nguồn thông tin liên quan đến phong thuỷ cũng như sự co' mật của nó. Nguời ta hy vọng rằng các vụ khai quật trong tuơng lai sẽ có một ít tia sáng cho vấn đề này.

Chưa đến thời kỳ đầu của triều đại nhà Hán, một học giả nổi tiếng và cũng là một nhà chiến luợc quân sự Zhang Liang (230 - 185 trớc Công nguyên) xuất hiện trong các tài liệu lịch sử là một nhà phong thuỷ. Theo truyền thuyết ông được một đạo sĩ truyền lại kiến thức này, tên là Chisongzi (Red pine Masterrl, một số người khác cho rằng Zhang cũng là môn đệ của một nguời lão luyện khác là Shigong. C hai Hồng Phạm và Thạch Hoàng đều đuợc xem là cha đẻ của thuật phong thuỷ vào thời cổ Trung Quốc (dù rằng các sử gia có thể phần bác điều này, họ tin rằng thuật phong thuỷ đã có truớc đó).

Thuật phong thuỷ của Hồng Phạm đóng góp một phần đặc biệt quan trọng cho chúng ta ở cuốn sách này. Ông ta đuợc cho là nguời sáng tạo ra của phần Cửu tinh (9 sao) Bát môn (8cửa) và Bát quái phong thuỷ mà chúng ta sẽ tham khảo và nghiên cứu. Cửu tinh nói đến chòm sao (7 ngôi) đợc gọi là Ðại hùng tinh có thêm hai ngôi sao thần linh tưởng tuợng ra. Bát môn đề cập đến 8 điểm chính của La bàn Bát quái và tám cung cơ bản đuợc sử dụng trong kinh dịch dự đoán ( sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần II).

Trong suốt thời ký Tam Quốc một thiên tài chiến lược nổi tiếng Gia Cát Lượng (Khổng Minh) (181 - 234 sau Công nguyên) xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Ông ta sử dụng các chiến thuật dựa trên bát quái đồ để du địch tiêu diệt quân Tào. Khổng Minh là một nhà chiến luợc quân sự đại tài cũng như về thuật phong thuỷ và đuợc tôn kính là nguời sáng lập môn phái phong thuỷ.

Các truyền thuyết về ba vị thầy vĩ đại, Hồng Phạm, Thạch Hoàng và Khổng Minh đã đặt nền tảng cho tất cả những bậc thầy phong thuỷ cho hai ngàn năm kế tiếp. Một số người tin rằng Yellow Stone cũng là nguời đa thuật này vào văn hoá dân gian, do kết quả của nỗ lực này, khoa phong thuỷ không còn là một công cụ bí mật quý giá của một số nguời có đặc quyền và các vị vua có quyến lực trị vì thiên hạ. Ông ta chọn lựa những môn đồ có tài năng để truyền bá kiến thức này cho quần chúng.

Trong suốt thời kỳ đầu nhà Hán (khoảng năm 200 trước Công nguyên) một tác gi có tên là Oing Wu đã viết ba tập về phong thuỷ. Một vị khác tên là Guo Pu (năm 276 - 324 sau Công nguyên) đã xuất hiện suốt thời ký Tây Hán. Ông ta đuợc công nhận tác giả cuốn sách truyền thuyết về phong thuỷ gọi là Zang Shu (cuốn sách bàn về việc Chôn Cất). Tiếc thay, chỉ còn lại những tựa đề của những tác phẩm đầu tiên về phong thuỷ truyền lại cho chúng ta, các văn bản để thất thoát và lẫn lộn vào các tác phẩm khác. Những công cuộc khai quật kho cổ trong tuơng lai có thể tì thấy những phần của các tài liệu gốc nhưng hiện nay tất cả các bản còn lại này là các bản sửa đổi lại, có lẽ được ghi chép (năm 960 - 1279 sau Công nguyên). Ngay các bản in hiện đại của các bản sửa chữa đều khó hiểu và đuợc viết bằng loại chữ cổ điển Trung Quốc mà ngày nay hiếm nguời có thể đọc đuợc.

Vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, đã có một số văn bản viết về khoa phong thuỷ. Một lần nữa, chúng chẳng tồn tại đuợc bao nhiêu và một số ít bản sửa đổi sau này lại do những nguời viết không đạt chất luợng.

Một số nguời cho rằng sự khan hiếm các tài liệu đuợc viết từ xa do bởi tập quán truyền lại các thông tin qua sự truyền khẩu hoặc nhớ bằng ký ức cũng như tập quán bí truyền từ thầy cho môn đệ, một phương pháp cho phép các sư phụ giữ lại các phần thực hành và sự hiểu biết quá tầm tay của các nhà học thuật bình thường, các nhà phê bình và các tầng lớp có thế lực. Phong thuỷ là một môn nghệ thuật kín mà những học giả có khuynh hướng về nghệ thuật, lịch sử Trung Quốc không quan tâm đến, những người này đã xem nó là một bộ sưu tập văn hoá dân gian và là một sự mê tín. Nhưng nó vẫn tồn tại mãi trong lòng của những người thường dân.

Nghệ thuật phong thuỷ đã đạt tới đỉnh cao của nó trong một triều đại nhà Tang (Tần) (năm 618 - 906 sau công nguyên) nhiều người hành nghề này phát triển hưng thịnh. Tám người nổi tiếng nhất là Yang Junsong, You Yanhan, Li Chungfeng, thiếu sư Yi Hang, nhà sư Phật giáo Shima Touto, Riu Baitou, Chen Yahe Va Futu Hồng cùng là phật tử. Trong những pháp sư đời Tang (Tần) Yang Jungsong (khoảng 650 sau công nguyên) có ảnh huởng to lớn nhất và qua ông ta cũng như các môn phái phong thuỷ khác đã truyền bá lại cho chúng ta.

Sự quan tâm đến phong thuỷ và cách áp dụng đã đuợc hồi phục lại một thời đại nhà Song (960 - 1279 sau công nguyên) và nhiều vị thầy nổi tiếng đã xuất hiện. Trontg các vị là Wu Aixian (thế kỷ 11 sau công nguyên) và các môn đệ của ông ta Liu Qiwan và You Gounghang, Wu Aixian nguời sáng lập môn phái đuợc gọi là 36 kinh tuyến đã viết một luận thuyết và các hình thể của núi (sn) dùng cho thế đất mai táng và nhà ở. Từ các vị thầu Liu You, đã hình thành nhiều nhánh phong thuỷ khác nhau đuợc sử dụng trong suốt đời nhà Minh (1368 - 1643 sau công nguyên) và đời nhà Quing (1644 - 1911 sau công nguyên).

Nguời ta ghi nhận rằng, suốt 500 năm kéo dài từ đời nhà Tang đến nhà Song, hơn một trăm môn phái phong thuỷ đã đối địch và tranh giành ảnh huởng lẫn nhau. Tất cả các môn này đều khởi đầu cùng một quan niệm thần học vũ trụ học và các lý thuyết. Ðể rồi sau đó phát triển thành nhiều sự diễn giải khác nhau, mỗi một môn phái đặc biệt quan tâm đến hoặc tập trung vào những khuynh huớng nào đó của phong thuỷ. Sau đó, một số môn phái đồng hoá lẫn nhau. Ðây là một danh sách bởi môn phái chính đuợc công nhận kể từ thời kỳ nhà Tang Song, tất cả các môn phái này tiếp tục có ảnh huởng đến những nguời hành nghề ngày nay.

1. Cửu tinh (chín sao), Bát môn (tám cửu), Bát quái đồ.

2. Những kinh môn - Sanh môn

3. Ngũ hành chính thống

4. Luỡng sơn, Tam hợp và Ngũ hành

5. Bát quái, Ngũ hành

6. Huyền Không Ngũ hành

7. Hồng Phạm Ngũ hành.

Lý thuyết phong thuỷ thuộc vũ trụ học và dựa trên các khái niệm của Ðạo Gia Nhân (con người và Vũ trụ). Mục đích của nó là sự thống nhất của Thiên, Ðịa, Nhân và Vật thể qua một lực đuợc gọi là Thái hư (Taijia), cơ bản tối cao (nguyên khí của Vũ trụ khi cha hình thành âm dương).

Nguời Trung Quốc cổ tin rằng khi sự kết hợp như thế được tạo nên, qi (các khí lực) của sự sống chy chan hoà khắp tất cả sinh vật, vật chất, những sự kiện tốt đẹp và hữu ích sẽ đuợc tạo nên.

Sự tắc nghẽn khí lực của sự sống sẽ tạo ra một sự đối nghịch: bất hạnh và tai hoạ.

Các lý thuyết kết hợp Trời, Ðất (thiên, địa), con nguời (nhân) là cốt lõi của thuật phong thuỷ, từ đó nảy sinh ra nhiều truyến thuyết và các câu chuyện dân gian. Các hệ thống tư tưởng to lớn trừu tượng về vũ trụ sau đó hoà lẫn vào các tính ngưỡng dân gian khi người Trung Quốc cổ cố gắng giải thích về những mãnh lực hữu hình cũng như vô hình trên thế gian và các ảnh huởng bí ẩn lẫn phức tạp của những mãnh lực này tác động vào thái độ của con người.

Việc đối phó với những sự kiện không thể tiên đoán đuợc trong cuộc đời không phi mục đích chính của phong thuỷ. Ðiều hấp dẫn nhất là giúp họ củng cố tinh thần trong thời gian gặp khó khăn hoặc bi kịch. Ðối với nguời Trung Quốc cổ, sự hoà hợp giữa con nguời và thiên nhiên là một sự chuẩn bị cần thiết và đúng đắn cho lĩnh vực tinh thần, trong đo con nguời và vũ trụ có thể là một. Sự hiểu biết về văn hoá dân gian đã dạy họ khả năng chấp nhận một sự nghiệp khó có thể giải thích đuợc và cùng lúc thiết lập một nền tảng vững chắc một cuộc sống cho hòa bình, hy vọng, những uớc momg thịnh vuợng lâu dài. Ðối với nguời Trung Quốc, thái độ này thật ý nghĩa, thoải mái và thực tiễn. Tuy nhiên, nó cũng tạo nên nguồn gốc hài hoà giữa con nguời và thiên nhiên, tạo nên một bản đồng ca đặc biệt đượm tình nguời. Những khuynh huớng chủ yếu về vũ trụ học của thuật phong thuỷ đuợc hình thành theo những sự liên hệ sau đây:

Trời (Thiên) là khái niệm bao gồm:Thần thánh, ma quỷ, tinh tú (với tư tưởng thần học và thiên văn học); thời gian (gồm chu kỳ các mùa và những ảnh huởng của chúng) và tất cả biểu thị những sức mạnh vô hình lẫn hữu hình cũng như sức mạnh của vũ trụ. Những nghệ thuật dự đoán, số học và các hình thức tiên tri kết hợp với trời.

Ðất (địa) và vật thể là các thuật ngữ đuợc dùng để mô tả các vật thể trần tục và các điều kiện hữu hình lẫn vô hình. Môi truờng dịa lý, phuơng hướng, vị trí và nơi toạ lạc; Ngũ hành, quyền lực và sức mạnh của thiên nhiên; sự cân bằng và đối nghịch về trật tự của thiên nhiên, cái vô hình kết chặt với ảnh huởng của sông núi, cây cối, thú vật, đất đá, con nguời, nhà cửa, đồ vật v.v...Tất cả các thần này thuộc lĩnh vực đất (địa) và vật thể. Nó cũng bao gồm những yếu tố của siêu nhiên như ma quỷ, thần thánh hổ tng với con nguời trên trên trái đất này. những khía cạnh về lĩnh vực vô hình thì không có thời gian, không gian hoặc những giới hạn. Nguời Trung Hoa cổ cho rằng tất cả mọi con nguời chúng ta với thế giới này cùng nhau chia xẻ điều thân ái, an vui, nguy hại hoặc phiền toái.

Nhân (con nguời) biểu hiện trí tuệ và tinh thần nhưng phải kết hợp cùng Trời, Ðất, Vật thể sao cho có sự hoà hợp và cân bằng các nhận thức. Ðiều này có thể đạt được qua một sự quan hệ được thiết lập chính xác giữa tất cả các sức mạnh trong thiên nhiên, cho phép chúng trôi chảy thông thường và nuôi sống cuộc đời.

Thái hư và trung cung là những thuật ngữ độc quyền của ngành vũ trụ học Trung Quốc và thuờng đuợc dịch sang với nghĩa "Tối thuợng" và "Mãnh lực của cuộc sống". Nguời Trung Hoa ngày xưa tin rằng Bí mật của Thái hư là nguồn tối thượng của lực sống trong cuộc đời này, nó đi qua "Thái hư" và tất cả sự vật có thể kết hợp lại thành một.

QI (Trung cung không có dạng, hình hoặc kích cỡ), nhưng qua nó tất cả mọi vật trong vũ trụ chứng tỏ cả hai lĩnh vực vô hình lẫn hữu hình. Sự hư hao của vật chất là sự bào mòn của qi và sự chết của vật chất là sự biến mất của nó. QI là một khái niệm trừu tuợng to lớn của sự hài hoà và hợp nhất của tất cả mọi vật.

Vì thế cho nên, tất cả những nguời Trung Quốc luôn luôn nghĩ rằng con nguời phải bảo vệ và nuôi duỡng (qi) khí lực của cuộc sống để đảm bảo nó liên tục phát triển và trôi chảy. Ðạo Gia dạy rằng việc nuôi duỡng ?Sức sống? từ bên trong có thể bổ sung sức khoẻ và truờng thọ. Tuơng tự, sự bảo vệ "sức sống" "qi" trong căn nhà có thể dẫn đến sự an vui và hoà thuận. Các quan niệm đặc biệt của "Sức sống/qi" và sự tồn tại của nó xâm nhập vào tất cả các ngành nghệ thuật Trung Quốc từ triết học, thi ca, hội họa cho đến điêu khắc, thiên dịch, dược thảo, võ thuật và phong thuỷ.

KHÔNG GIAN ĐA NĂNG

Đối với trường hợp căn nhà chật hẹp hay trong một nhà ghép nhiều hộ, mỗi gia đình có khi chỉ được một khoảng không gian sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Làm sao có thể đảm bảo điều kiện sinh hoạt thoải mái và vẫn có một trường khí tốt cho nơi ăn chốn ở? Ngay cả khi nhà rộng, vẫn cần có có những không gian đa năng bên cạnh không gian riêng biệt để đáp ứng các nhu cầu phong phú khác nhau.

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ

Đối với nhà tương đối rộng, phòng đa năng thường nằm tại trung tâm ngôi nhà. Có vai trò gần giống phòng sinh hoạt chung nhưng thực ra đôi khi còn được tận dụng làm phòng ngủ khi nhà có khách đột xuất, làm phòng thờ hoặc làm thư phòng - chỗ đọc sách, học tập của cả gia đình ngoài các phòng ngủ riêng biệt vốn có. Phòng đa năng do đó trở thành nơi trung hòa khí của nhiều đối tượng, lứa tuổi, giới tính khác nhau trong nhà. nếu nối được với các hành lang hoặc cầu thang thì rất tốt, tránh tình trạng xuyên qua phòng khác.

Đối với nhà diện tích hẹp hoặc căn hộ chung cư kiểu một phòng, đây là chỗ sinh hoạ chủ yếu. Có nhà đặt cả bếp trong này và như thế khá bất lợi vì bếp thải ra thán khí, khoái bụi không tốt cho sức khỏe. Cần phải dùng vách ngăn, máy hút khói khử mùi và nếu có thể thì thay đổi cao độ để bếp trở nên kín đáo và hiệu quả hơn. (hình 1)

Phòng ăn phải tránh luồng gió lùa và đừng kế cận với cửa phòng vệ sinh, nếu có phải làm không gian đệm (Hình 2). Cũng không nên đặt bàn ăn dưới gầm hoặc bên cạnh cầu thang (nhất là cầu thang xương cá vì dễ bị bụi và luồng khí di chuyển lên xuống mất ổn định).

 

MÀU SẮC VÀ BỐ TRÍ VẬT DỤNG

Không nên sử dụng nhiều màu đỏ (Hỏa) trong bàn ăn, khi kế bên đã là hỏa của bếp. Hỏa vượng quá sẽ gây nóng nực. theo thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc, những vật hoặc góc tường nhọn (hình tượng trưng cho hành Hỏa) cũng không nên dùng tại bàn ăn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Tốt nhất là sử dụng bàn tròn (Kim) hoặc vuông (Thổ) cũng như dùng các màu trắng (Kim) vàng (Thổ) và cả màu đen (Thổ) là phù hợp cả về phong thủy lẫn thực tế sử dụng. Không sơn tường hoặc dùng vật dụng, khăn bàn ... nhiều màu xám hoặc tím vì sẽ làm biến sắc món ăn và gây cảm giác lạnh lẽo.

Trong phòng ăn không nên đặt các thiết bị giải trí như TV, Karaoke hay vi tính vì dễ làm thiếu tập trung (nhất là đối với trẻ em) trong lúc ăn uống gây mật vệ sinh. Ánh sáng trong phòng ăn nên là ánh sáng gián tiếp không chói lọi nhưng giữa bàn ăn phải có đèn chụp sáng rõ hoặc đèn điểu chỉnh độ cao. Có thể treo những trang tĩnh vật nhẹ nhàng và trang trí thêm cây cảnh để kích thích tiêu hóa, tạo không khí vui tươi.

ĐẤT LỆCH

Trong xây cất nhà cửa, miếng đất rộng hay vuông vức là điều ai cũng mong ước. Tuy nhiên trong thực tế vẫn thường gặp những ngôi nhà - miếng đất không điều cạnh, méo mó, có khoảng thiếu hoặc thừa, bị vạt góc... Cần phải có biện pháp điều chỉnh hình thể ngôi nhà tương quan với điều kiện lệch ấy sao cho đạt lợi ích về sử dụng và đảm bảo cân bằng khí trong ngôi nhà nhiều nhất.

BÊN THẲNG, BÊN LỆCH

Nếu diện tích khu đất tương đối rộng cho một ngôi nhà phố (Ví dụ trên 5 mét) tốt nhất là chỉ nên làm ngôi nhà về một bên và chừa một hẻm làm lối đi, sân cảnh hoặc các mảng trang trí. Ngôi nhà nên được theo phần thẳng của đất làm cơ sở để đơn giản và thuận tiện về kết cấu (hình 1). Phần trồi sụt còn lại khi đó là diện tích phụ có tính chất trang trí bổ sung, còn diện tích chính luôn được vuông vức ngay ngắn hai bên trái phải ngôi nhà (phong thủy gọi là Thanh Long và Bạch Hổ) nếu chừa bên nào thì cũng phải cân bằng lại bằng các giải pháp trang trí. Cụ thể là trồng cây thẳng hàng, gắn đèn, đặt hồ cảnh dọc tường nhà.

 

ĐẤT HÌNH CHỮ L

Trường hợp chữ L nở hậu (hình 3) thì có thể bố trí theo cách:

A: Khoảng trống được dùng làm sân nước phía dưới và thông thoáng cho phòng ngủ bên trên.

B: Ngôi nhà có sân giữa với hai phần trước sau rõ rệt. Sân này cũng đóng vai trò thông thoáng và dẫn cho các phòng ở giữa.

C: Khu nhà hẹp không đủ chiều sâu, nên đặt cầu thang ngay vị trí nở hậu. Nói chung, theo cách nào cũng nên xử lý đỉnh vuông tại chỗ giật cấp

TRƯỜNG HỢP CHỮ L TỐP HẬU

Nên biến phần sau thành không gian phụ (Ví dụ: cầu thang, vệ sinh, sân trời ... nếu phần này không chiếm tỉ lệ lớn trong nhà).

Khi gặp trường hợp 4b, thành phần chính ngôi nhà là ở phía sau thì tốt nhất là phía trước dùng làm sân cảnh, chỗ để xe.

TƯỜNG NHÀ

Là bộ phận xây cất chủ yếu của mỗi ngôi nhà, những bức tường không chỉ tạo ra bộ măt bên trong mà còn là hệ thống bảo vệ và phân chia không gian bên trong. Do vậy việc bố trí tường hợp lý góp phần quan trọng nâng cao trường khí của nhà cũng như cải thiện tốt sức khỏe và tâm lý của người sử dụng

AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

Trước đây, tường dùng để chịu lực là chính nên xây khá dày, việc trổ cửa phải tránh làm yếu đi khả năng chịu lực. Điều này cần lưu ý khi mua - sửa chữa các nhà cũ theo kiểu Pháp hoặc dạng nhà "chú Hỏa". Ngày nay, khung bê tông cốt thép cho phép bố trí tường linh hoạt và tường không giữ việc chịu lực nữa. Nhưng cũng luôn phải cẩn trọng đối với những bức tường biên, tường thu hồi mái hoặc tường rào xây cao. Đối với tường thu hồi mái nhất thiết phải có đà giằng và có mũ che đỉnh tường để bảo đảm an toàn, chóng tải trọng gió và các tác động bên ngoài làm hư hại tường (Hình 1) Tường rào xây phải có móng đà kiềng để tránh lún sụp. Không xây tường quá dài (hơn 4m) trên mặt đất mà không có cột, hoặc quá cao (hơn 3m mà không có giằng).

CHO MỘT TƯỜNG KHÍ TỐT

Tường màu sáng phản xạ ánh sáng tốt, giảm được việc hút nhiệt, nên các phía nhà phơi ra nắng nóng (phía Tây) cần sơn tường ngoài màu nhạt và sáng. Trong khi đó, tường màu tối hấp thụ ánh sáng và nhiệt nhiễu nên những căn phòng rộng và trống trải có thể sử dụng tường bên trong màu sậm để giữ không khí ấm cúng.

Khi có hai bức tường song song nhau ở một khoảng cách hẹp, nên trổ cửa hoặc lỗ thông gió một bên để tránh trìng trạng "sơn xuyên" (hút gió qua vách nén hẹp) gây ra gió lùa không tốt (hình 2). Tường ngăn cũng là biện pháp giảm luồng gió - khí thổi mạnh vào nhà. Những ngôi nhà ở trong vùng gió mạnh hoặc có đường đâm thẳng vào thường hay dùng tường ngăn (hoặc rào cây xén) phía trước sẽ chuyển hướng gió thành chữ S. Luồng khí bị chận lại sẽ không phát tán mà phân bố đều hơn, tốt hơn cho người cư ngụ trong nhà (hình 3).

TƯỜNG HOA VÀ TƯỜNG DI ĐỘNG

Tường hoa là những bức tường có dùng làm thông gió, gạch lỗ thông gió bố trí thành mảnh lớn, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt độ nóng ẩm và vừa giảm được bức xạ mặt trời mà vẫn thông thoáng. Sử dụng tường hoa cần chú ý đến tính an toàn (có thể có khung thép bảo vệ) và tránh hướng mưa tạt mạnh hoặc có nhiều bụi. Những bức tường lớn bằng kính hoặc gạch thủy tinh cũng khá hiện đại nhưng cần chú ý khả năng mở được khung kính hoặc khe thoát gió để tránh tù hãm khí.

Những không gian làm việc, tiếp khách hoặc đa năng có thể dùng tường di động bằng vật liệu nhẹ, khi cần điều chỉnh dễ dàng theo số lượng người và tính chất sử dụng. Các vách ngăn nhẹ hay thậm chí bình phong làm bằng khung gỗ, nhôm, sắt, vải ... có thể sử dụng linh hoạt vừa che được các tầm mắt tò mò, vừa điều chỉnh ánh sáng, thông gió và trang trí cho chủ nhà tuỳ vào hoàn cảnh sinh hoạt cụ thể.

* Khí khẩu - khí đạo: là miệng hút khí và đường dẫn khí trong mỗi ngôi nhà. Nếu cửa đi đóng vai trò quan trọng là hướng dẫn luồng khí thì cửa sổ mở ra nhằm mục đích tạo miệng hút khí (bổ sung cho cửa đi) và thưởng ngoạn cảnh vật bên ngoài. Việc đảm bảo góc nhìn, góc quan sát đẹp cho cửa sổ sẽ nâng cao chất lượng môi trường ở. Nếu ngoài cửa sổ không có cảnh quan đẹp thì cần tạo tiểu cảnh kế cận để đưa thiên nhiên vào gần với người sử dụng. (hình 1)

 

 

BỐ TRÍ PHÒNG ĂN

Nơi ăn uống trong nhà không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn là nơi sum họp gia đình, gắn kết các thành viên. Do mưu sinh bận rộn, nhiều gia đình chỉ thực sự gặp gỡ đông đủ các thế hệ vào bữa ăn, do đó trường khí của phòng ăn cần phải được đảm bảo ổn định và mang tính trung hòa đối với mọi thành viên. Điều kiện chật hẹp dẫn đến nhiều nhà đặt phòng ăn chung với phòng bếp hay phòng khách. Tuy nhiên dù theo cách nào, bàn ăn hoặc rộng hơn là phòng ăn cũng cần theo một số nguyên tắc bài trí cơ bản.

 

ĂN TRÔNG NỒI NGỒI TRÔNG HƯỚNG

Vị trí hợp lý của phòng ăn trong nhà là ở khoảng giữa bếp và phòng khách. Vì là nơi sử dụng không nhiều nhưng lại điều đặn mỗi ngày nên bàn ăn đừng quá xa bếp để thu ngắn khoảng cách đi lại để dọn dẹp và bưng bê. Ở các xứ lạnh, người ta thích bố trí bàn ăn trong bếp để được ấm áp, nhưng ở xứ nhiệt đới nóng ấm như ta cần xem xét kỹ. Có chăng là khu vực đặt bàn soạn kết hợp với chỗ ăn nhẹ buổi sáng hoặc tối, còn bàn ăn lớn vẫn nên cách quãng với bếp bằng tủ kệ hay mặt bar là hợp lý nhất (Hình 1). Cũng không nên chường ra ngoài phòng khách nhiều quá vì sẽ gặp bất tiện khi có khách đến đúng bữa ăn. Có thể dùng tủ ly hoặc vách ngăn, bình phong để ngăn chỗ ăn với chỗ tiếp khách.

Phòng ăn phải tránh luồng gió lùa và đừng kế cận với cửa phòng vệ sinh, nếu có phải làm không gian đệm (Hình 2). Cũng không nên đặt bàn ăn dưới gầm hoặc bên cạnh cầu thang (nhất là cầu thang xương cá vì dễ bị bụi và luồng khí di chuyển lên xuống mất ổn định).

MÀU SẮC VÀ BỐ TRÍ VẬT DỤNG

Không nên sử dụng nhiều màu đỏ (Hỏa) trong bàn ăn, khi kế bên đã là hỏa của bếp. Hỏa vượng quá sẽ gây nóng nực. theo thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc, những vật hoặc góc tường nhọn (hình tượng trưng cho hành Hỏa) cũng không nên dùng tại bàn ăn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Tốt nhất là sử dụng bàn tròn (Kim) hoặc vuông (Thổ) cũng như dùng các màu trắng (Kim) vàng (Thổ) và cả màu đen (Thổ) là phù hợp cả về phong thủy lẫn thực tế sử dụng. Không sơn tường hoặc dùng vật dụng, khăn bàn ... nhiều màu xám hoặc tím vì sẽ làm biến sắc món ăn và gây cảm giác lạnh lẽo.

Trong phòng ăn không nên đặt các thiết bị giải trí như TV, Karaoke hay vi tính vì dễ làm thiếu tập trung (nhất là đối với trẻ em) trong lúc ăn uống gây mật vệ sinh. Ánh sáng trong phòng ăn nên là ánh sáng gián tiếp không chói lọi nhưng giữa bàn ăn phải có đèn chụp sáng rõ hoặc đèn điểu chỉnh độ cao. Có thể treo những trang tĩnh vật nhẹ nhàng và trang trí thêm cây cảnh để kích thích tiêu hóa, tạo không khí vui tươi.

PHONG THỦY VÀ THUẬT SỬ DỤNG MÀU

Tác giả: Ðào Ðăng Trạch Thiên

Phần nội thất của nhà hàng Thành Long ở Singapore đựơc thiết kế theo các nguyên lý phong thủy. Ðỏ, màu tựơng trưng cho hạnh phúc và điềm tốt, đựơc bố trí nổi bậc...

Chuyện xảy ra ở một thành phố lớn, một công ty Xuất nhập khẩu mua về một tấm thảm lót sàn màu xanh lục chắc mẩm là làm ăn sẽ phát đạt hơn. Còn ở nơi khác, nhà thầu khoán cho sơn nhiều màu đỏ khắp các phòng ốc để cầu may mắn, tài lộc. Tập trung nhiều màu đỏ cũng có hại là gây rối loạn. Một vụ cãi nhau vì say rượu sau đó quả nhiên ông chủ cho đổi cái màu rắc rối đó sang mấy chậu cây màu lục thì mọi việc êm xuôi ngay. Một cặp vợ chồng kẻ thêm đường sọc đỏ ở thân xe Volvo sơn màu xám sẫm cho nó hợp nhãn để mỗi khi lái xe thấy an toàn hơn.

Trên đây là một vài điển hình cách sử dụng màu theo phong thuỷ Trung Quốc. Ðó cũng là những truường hợp phát sinh từ các nguyên tắc của Phong Thuỷ trong thuật bài trí. Học thuyết màu sắc Trung Quốc công hiến cho cuộc sống qua nhiều dạng biểu hiện khác nhau là làm cho mỗi người chúng ta thấy phấn chấn, tinh thần sảng khoái, tăng năng suất trong lao động, tạo nhiều lợi ích cho xã hội, làm cho đời sống tinh thần lẫn vật chất phong phú thêm hơn.Trong các sinh hoạt tế lễ tín ngưỡng ở Trung Quốc, màu sắc là một thành phần không thể thiếu đuợc, cũng như trong lúc chữa bệnh, các bộ môn nghệ thuật, thơ ca, ăn uống và cả trong thuật phong thuỷ nữa. Thật sự màu sắc còn góp phần phụ thêm trong chín phép chữa bệnh, phụ lực thêm cho tấm phép cứu chữa từ lâu đời. Theo phong thuỷ, một miếng đất có màu tươi tốt là đất vượng khí, nhà cửa hợp chủ, phòng ngủ ngon giấc, còn kinh doanh thì phát đạt, trường học có trật tự kỷ cương.

Theo đúng thuật phong thuỷ thì học thuyết màu sắc xuất phát từ tín ngưỡng, đã có từ thời cổ ở Trung Quốc, cho rằng vận số con người gắn liền với bộ máy huyền bí của tạo hoá vạn vật. Mọi chuyển biến trong trời đất đều thầm sâu trong thể xác con người. Lực lượng thần bí gắn liền con người với màu sắc, đó là khí (nghĩa là sức mạnh thể xác và linh hồn hoặc còn gọi là hơi thở của trời đất) biểu hiện qua nhiều dạng, khi luân chuyển trong trời đất, thấm sâu trong không gian bao la, tuần hoàn khắp cơ thể...

Từ thời cổ, nguời Trung Quốc đã xem trọng việc sử dụng màu ở các buổi tế lễ thần linh, các sinh hoạt cung đình, nhà nuớc. Tại các buổi tế lễ nơi triều đình, nhìn màu sắc y phục biết được phẩm trật đẳng cấp của viên quan. Màu vàng đựoc sử dụng ở chốn cung đình. Khổng Tử thuờng chú trọng nghi thức, kiêng cử không bao giờ mặc y phục màu tím, hồng.

Từ thiên niên kỷ thứ hai, nguời Trung Quốc đã biết sử dụng màu sắc định phuơng huớng, mùa vụ, giờ khắc, lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Họ đoán cảnh quan, biết được sống chết ra sao chỉ cần nhìn cảnh sắc thiên nhiên. Trời đất, mặt trời, mặt trăng có quầng, cây lá, đá sỏi. Màu sắc còn biểu hiện khí của trời đất, vũ trụ? từ đó biết được trạng thái mỗi con người, đoán được vận số của họ. Chỉ cần pha thêm một chút màu khác, cảnh quan cũng theo đó mà biến đổi xấu hay tốt. Có thể nói triết thuyết và thuật sử dụng màu Trung Quốc đã mở đường cho những vận hội mới có thể làm xoay chuyển tình thế.

Còn ở các nơi khác trên thế giới, màu sắc thường chỉ những sinh hoạt tinh thần, tâm tu tình cảm. Mỗi khi ta thấy màu xanh lại tiếc cho màu lục hoạc khi nói về một gã nhút nhát, gọi là ruột màu vàng. Với nguời Trung Quốc màu sắc thuờng ám chỉ tinh thần lẫn thể xác. Khi nói về ma chay thì gọi là "ang trắng" còn khi nói một cách hoa mỹ "quan lại" thì nên gọi là "Ông xanh" "thiên thanh". Màu vàng thuờng xuất hiện ở chốn cung đình gọi là cổng "vàng".

Ngày nay, chúng ta đừng nên có thói xem thuờng sự tác dụng màu sắc. Câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc, khi một nhà sản xuất ruợu bia nguời Ailen phát hiện đuợc điều lý thú đúng vào lúc ông có ý định tăng sản luợng bia tại thị truờng Hồng Kong. Doanh số bán ra giảm sút đáng kể sau khi nguười ta xem quảng cáo truyền hình chiếu cảnh một nguời ném tung cái mũ màu xanh lục lên cao. Khi đuợc thông báo, hãng bia đã huỷ bỏ cảnh đó, vì ở Trung Quốc người ta gọi "người đội nón xanh" là kẻ bị cho cắm sừng.

Tại nước Mỹ, ở khu Chinatown, người ta thuờng nhìn màu đỏ, xanh lục, màu vàng khắp nơi, Ðông Tây có nhiều điều chưa hoà hợp đuược. Một bác sĩ nhãn khoa Trung quốc hiện sinh sống ở Califorrnia đã nhờ chuyên gia phong thủy chỉ cho một màu thích hợp sơn ở mặt tiền nhà văn phòng. Ông cho màu tím, dựa theo ngạn ngữ Trung Hoa cho rằng đỏ quá hoá tía, sự vật khi nóng bừng sẽ nhìn thấy rõ hơn, mang lại nhiều may mắn, danh vọng. Quả thật, màu sắc căn nhà nổi bật khiến nguười hàng xóm là dân Tây phương nổi giận phát cáu, họ phản đối dữ lắm khi nhìn thấy màu sơn chói chang đòi kiện đưa lên báo địa phuơng. Từ đó bà bác sĩ nhãn khoa đuợc nổi tiếng, không chỉ vì đã sử dụng màu đập vào mắt nguời nhìn mà con làm họ choáng mắt. Dù sao thì bà cũng đã nổi tiếng rồi, nghề nghiệp đuợc phát huy, không bàn đến khía cạnh khôi hài, thuật sử dụng màu đã chỉ ra có nhiều lối khác nhau tác động đến nhiều mặt của cuộc sống quanh ta.

Màu sắc tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta là điều dể nhận ra ngay đuược. Một số màu tạo được niềm vui, còn một số màu nhìn vào thấy buồn hiu, cũng có màu lại làm cho ta có cảm giác nhuư đưuợc thư giãn, được phấn chấn tăng sinh lực, thấu rõ tương quan màu sắc và khí lực, ta như đuợc sống khoẻ hơn, từ đó bạn nắm vững thuật sử dụng màu giúp khí lực được dồi dào.

Trong cuộc sống có sáu mặt sinh hoạt chịu ảnh hửơng tác động của màu sắc, việc đi lại chỗ ở, cách ăn mặc, các hoạt động vui chơi giải trí, học hành, tế lễ thần linh, chăm sóc truớc lúc sinh đẻ.

"Sắc sắc, không không" dựa theo quan niệm triết lý Ðạo Phật, hoà nhập cái hiện hữu nhìn thấy với cái vô hình không nhận thức được, gắn liền cõi thực với cõi hư vô - cho dù đó là lực lượng tiếp cận được hoặc thần bí, thuộc về tâm linh có khi nhìn ra được - rồi dẫn dắt con người đi vào cõi xa xăm của vũ trụ.

Triết thuyết màu sắc phong thuỷ thiên về cách đặt vấn đề logic. Ðó vừa là cội nguồn triết học Ðông Phuương lẫn Tây Phuơng, vừa lỗi thời và tiến bộ, vừa trần tục vừa siêu thoát làm thế nào sử dụng màu để nâng cao cuộc sống, làm thế nào sử dụng màu sắc như là một biện pháp thoát tục để điều hoà thể xác và linh hồn) giữa cái trần tục và cái siêu thoát là một gạch nối liền Ðạo giáo, Phật giáo, đó là cái hiện hữu và vô hình. Sắc và không sự hội nhập giữa trần tục và siêu thoát dựa trên nền tảng Ðạo Giáo Phật Giáo là chiếc cầu nối liền thực tại, hư vô, sắc và không.

Quan niệm cơ bản về màu sắc trong phong thuỷ mang bản chất vừa là một thực thể vừa là một biểu tượng của thế giới hữu hình. Các chuyên gia phong thuỷ thường cho là màu sắc quyết định tất cả mọi sự việc. Mặc dù tiền đề của tác phẩm là màu sắc tác động đến con người thật dễ hiểu và dễ áp dụng ngay được, cũng cần phải nhận thức rõ hơn nữa những lời chỉ giáo đã có từ lâu đời của nguời Trung Quốc, mở ra một hướng nhận định sâu sắc, toàn diện hơn giúp bạn đọc nắm vững màu sắc trong cuộc sống.

 

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ VĂN HOÁ CỔ TRUNG HOA

Trung Quốc có lịch sử văn hoá lâu đời và rất phong phú. Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Hoa đã khám phá ra cách chữa bệnh bằng loại nước dược thảo, cách làm giảm đau bằng phương pháp châm cứu, cách phát hiện và sử dụng dòng địa năng để phục vụ lợi ích cho con người.

Qua các phương pháp cảm nhận và khoa học, qua các vật hữu hình và vô hình, người ta có thể phát hiện dòng năng lượng tự nhiên trên trái đát. Cách đây khoảng 1.600 năm người Trung Hoa đã khẳng định có tồn tại các dạng năng lượng vô hình dưới lòng đất (sau này khoa học đã chứng minh đó là từ trường của trái đất). Người Trung Hoa còn quan niệm các lực đó thuộc dương và âm đồng thời phát minh ra thiết bị định hướng gọi là la bàn để đo các lực này.

Ðối với người Trung Hoa, có tồn tại các dòng năng lượng và các khí huyết trong cơ thể con người cũng như trái đất. Các lực âm dương phải cân bằng để tạo sức khoẻ tốt cho cơ thể và sản sinh ra sinh khí trên trái đất.

Khí trong có thể tạo ra sinh lực, năng lượng và cân bằng giữa tinh thần và thể chất. Khí trên trái đất thúc đẩy sự phát triển và tái sinh vẻ hài hoà của các vật tự nhiên. Chính nhờ vào khí mà con người có thể thực hiện các khả năng kỳ diệu như trong võ thuật và kích thích sự phát triển trên trái đất. Phong thuỷ là thuật tìm ra dòng khí này trong một căn phòng, toà nhà hay một địa lý ấn định.

Màu sắc, ánh sáng và bố trí đồ đạc trong nội thất còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Với màu sơn ấm áp của một căn phòng, người sống trong đấy cảm thấy không gian ấm cúng hơn. Việc thiết kế hệ thống ánh sáng khéo léo và thích hợp, người sử dụng sẽ cảm thấy thoải mái và tránh được ánh sáng chói. Với các chất liệu đánh bóng nội thất phối hợp tốt người sử dụng sẽ cảm nhận các kết cấu và văn hoa được tạo ra.

Các nhà cấu sử dụng kết cấu, hoa văn, màu sắc và ánh sáng để tạo dáng vẻ cho không gian, còn các nhà Phong thuỷ cố cân bằng các yếu tố để mang lại cho không khí và nét sống động. Nhà Phong thuỷ tập trung vào việc phát hiện vị trí của dòng khí để bố trí các yếu tố và đồ đạc nội thất.

Phong thuỷ là nghệ thuật bài trí mọi vật bao gồm từ việc chọn hướng cho toà nhà cho đến trang trí nội thất và ảnh hưởng của dòng khí đến một địa điểm. Phong thuỷ giúp cho con người sử dụng các lực tự nhiên của trái đất và cân bằng âm dương để có được sinh khí, qua đó mang lại sức khoẻ và sinh lực. Thông thường phong thuỷ tốt đạt đến được nhờ vào sự kết hợp giữa nhận thức chung và khiếu thẩm mỹ trong quan niệm về không gian, bố trí đồ đạc và sử dụng hiệu quả cáo các công trình xây dựng. Ðiều kiện sống tối ưu góp phần nâng cao sức khoẻ, từ đó thường mang đến thành công và sung túc.

Phong thuỷ còn là thuật địa lý của người Trung Hoa. Nhiều thành phố cổ được thiết kế xây dựng về mặt địa lý trong vùng long khí của các rặng núi. Thí dụ: Lạc Dương, trung tâm văn hoá và kinh đô của Trung Quốc cổ được xem là vùng sinh khí của răng núi Côn Lôn và được bồi đắp bởi sự cân bằng âm dương.

Kinh đô của triều Minh, Yên Sơn, án ngữ giữa dòng khí của núi Côn Lôn. Thái Sơn, " Thanh Long", ở bên trái; Hoa Sơn, "Bạch Hổ" ở bên phải; và Tùng Sơn tạo nên những rặng núi che chở ở phía sau. Thật vậy các kinh đô và cưng điện của các triều đại Trung Hoa đều được thiết kế tuân theo các nguyên lý phong thuỷ, như Tử Cấm Thành được xây dựng vào Triều Minh và tái thiết vào Triều Thanh tuân thủ chặt chẽ theo các quy tắc của phép xem địa lý. Hoàng cung này cân xứng với việc định hướng bắc - nam và cổng chính đối diện hướng nam. Việc định hướng nam mang tính thích hợp hơn vì gió thổi từ Mông Cổ đến mang nhiều bụi cát vàng và rất lạnh. Người ta tránh bố trí các cửa sổ ở các hướng bắc và cách xây dựng như thế đã trở nên phổ biến. Thậm chí ngày nay, nhiều ngôi nhà Bắc Kinh đều không có cửa sổ hay mở các cửa khác ra hướng bắc. Toàn bộ Tử Cấm Thành được bao bọc bởi một hệ thống hào khiến cho nước có thể chảy qua cổng chính và lối vào. Cách thiết kế xây dựng có mô hình như thế vì theo quan điểm của người Trung Hoa, nứơc tượng trưng cho của cải. (Nước chảy qua cửa chính có nghĩa là nhận được nhiều của cải.) Thêm vào đó, Thái Hoà Ðiện, Trung Hoà Ðiện và các phần còn lại của Hoàng Cung đều có giả sơn ở phía sau để tạo ra Phong thuỷ tốt. Phía sau trong trường hợp này có nghĩa là che chở, đặc biệt chống lại gió và lạnh.

Thái Hoà Môn, cửa vào chính cung, được chủ đích bố trí theo phía trước suối Hoàng Thuỷ. Cổng này có chín hàng cột (số 9 tượng trưng cho trường thọ). Tổng thể Hoàng Cung có lối trang trí bằng màu sắc và hoạ tiết mang ý nghĩa tốt, Rồng (biểu tượng dương), ngọc trai (biểu tượng âm), các con thú bốn chân và hoa được tạo ra và trang trí trên các mái nhà và bức tường như là các biểu tượng của may mắn và thành công.

Toàn bộ khung cảnh và cách bố trí của cung Mùa Hè cũng dựa trên các nguyên lý Phong Thuỷ. Cung điện này được xây dựng hướng ra hồ Côn Minh trên một mặt dốc có đồi ở phía bắc đóng vai trò như điểm tựa ở phía sau lưng.

Mặc dù Phong thuỷ được “sáng tạo” ra ở Trung Quốc cách đây gần 3.000 năm, nhưng thuật này đã lan rộng sang Nhật Bản và các nước vùng Ðông Nam khác cách đây hơn 1.000 năm. Nara và Tokyo đã trở thành các kinh đô do có địa thế Phong thuỷ tốt. Nhiều người Trung Hoa và các dân tộc Châu á khác đã và đang áp dụng thuật Phong Thuỷ đối với trang trí bên trong và ngôi nhà để đạt được vẻ hài hoà và cân bằng. Các nhà địa lý quan niệm mọi vật trong tự nhiên đều có cuộc sống và linh hồn gắn liền với hình dạng của loài vật mà chúng trông giống. Thí dụ, một quả đồi trông giống như hình con rùa là một điểm tốt vì người sống ở đó sẽ trường thọ như loài rùa. Và dãy núi có dạng hình con rồng sẽ mang đến sức mạnh và sinh khí cho dân cư vùng đó.

Trở lại thế kỷ thứ XII trước công nguyên, người Trung Hoa đã thiết lập trật tự Ngũ Hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) cho thấy quan niệm của họ về thế giới. Họ cho rằng vạn vật trên Thế giới đều có liên hệ với một hành Trong Ngũ Hành này.

Ðến thế kỷ thứ II sau công nguyên, người Trung Hoa đã quan sát các chòm sao chính và hành tinh. Họ cũng đã xác định chuyển động của hành tinh quanh mặt trời. Một thế kỷ sau, các lão giáo gia và võ sư đã phát triển phép kiểm soát dòng khí của cơ thể để biểu diễn các khả năng siêu phàm. Nhiều nhà tư tưởng Lão giáo và Khổng giáo cũng rất tinh thông về địa lý học và đó là các thầy địa lý. Họ là những người đầu tiên khởi xướng trường phái hướng pháp và hình pháp của phép xem địa lý đồng thời đã tạo ra nghệ thuật sống hài hoà với trời đất.

Ðến thế kỷ thứ VIII, người Trung Hoa đã phát minh ra thiết bị định hướng từ đầu tiên, suốt thời kỳ đó, nền y học Trung Hoa dựa trên các nguyên lý về ẩm thực âm dương để trị bệnh. Thiết bị định hướng từ kết hợp với bàn cờ bói toán trở thành la bàn dùng trong thuật xem địa lý. Ðến thế kỷ thứ XI một loại thiết bị định hướng được sáng chế để xác định vị trí lăng tẩm và vào thế kỷ thứ XII la bàn đựơc cải tiến gắn thêm vòng tròn Nội Thiên để kiểm tra ngôi nhà của người đang sống.

Trung Quốc có lịch sử văn hoá lâu đời. Việc khám phá ra thuật Phong Thuỷ, mặc dù xa xưa, vẫn có thể áp dụng trong xây dựng và bài trí đồ đạc, dù cho điều kiện địa lý và khí hậu của các vùng sống trên thế giới khác với Trung Quốc. Vậy có cần phải định hướng các cửa sổ và cửa ra vào để tránh gió bắc thổi từ Mông Cổ đến? Có cần phải sống gần nơi có nước mới thành đạt không? Hơn thế nữa có cần phải thuê một thầy địa lý xem nơi và cách sống của mình không

Nghệ thuật kiến trúc theo văn hoá cổ Trung Quốc.

Tác giả: TS. KTS E.LIP.                  

NXB văn hoá thông tin. Năm 1999.

FENG SHUI - THUYẾT PHONG THỦY

ĐỐI VỚI MỸ VÀ VIỆT NAM

.............Dân chúng Mỹ ngày càng tin vào thuyết phong thủy. Trong ngành kiến trúc, một bộ môn học mới là phong thủy cũng đựơc hình thành. Xây nhà ở, mở cửa hàng đều phải chọn hứơng, địa thế, và Tự điển kinh doanh Mỹ đã có một thuật ngữ mới: Feng Shui - phong thủy, đọc theo âm tiếng Trung Hoa.

Riêng tại ban California, thành phố Gardena cũng có cả hàng chục ngàn cư dân theo thuyết phong thủy, bắt đầu là ngừơi Mỹ gốc châu á, rồi đến cả ngừơi Mỹ chính gốc, là siêu sao Hollywood hay ngừơi mẫu thời trang cũng sùng thuyết phong thủy, đến nỗi theo sự tư vấn của chuyên gia phong thủy, hay gọi là thầy địa lý Angi Ma Wong, một nhà quản lý, ông Mitch Lansdell, mỗi khi có cuộc gọi quan trọng, ông ta phải xoay ghế ngồi đối diện với góc Ðông Bắc của văn phòng mình hay đánhd ấu cửa để ra vào, xếp sách vở tư liệu kinh doanh vào góc hứơng Ðông Nam. Thuật Phong Thủy đã trở thành một ngành kinh doanh. Nhà Hán học OrvillSchell cho rằng hiện tựơng ngừơi Mỹ thích thuật phong thủy phản ảnh một tinh thần hoài cổ, cũng như ngừơi phương Tây từ lâu đã có niềm mong muốn thay đổi một phần của mình trong cách sống để có đựơc niềm tin, hơn là chủ nghĩa duy lý. Tóm lại đối với ngừơi Phương Tây nói chung và riêng cho người Mỹ, thì họ áp dụng thuyết phong thuỷ vì mưu cầu lợi lộc do địa thế đem lại nếu biết chọn đúng. Còn đối với ngừơi Phương Ðông, riêng ngừơi Việt Nam, theo nhà phong tục học Phan Kế Bính thì tuy vẫn chịu ảnh hửơng theo thuyết Phong Thủy từ Trung Hoa, nhưng lại có quan điểm trong sáng tiến bộ hơn, đó là "Tiên tích đức, hậu tầm long". Sống làm nhà dựng cửa hay mở hiệu kinh doanh cốt ở tích đức trứơc, sau đó mới nói nhờ đến long mạch phong thủy sau.

Phan Kế Ðính viết: Tục ta trọng địa lý, phàm việc xây thành lập phách, cất đình hoặc làm nhà, để mồ mả, đều tìm nơi hình thẳng và chỗ cát huyệt. Ðất lập cửa nhà gọi là dương cơ, đất để mả gọi là âm phần. Dương cơ trọng hơn âm phần, nên có câu: "nhất dương thắng thập âm". Khoa địa lý Việt do các danh sư Tả Ao và Hòa Chính truyền đạt qua nhiều đời, ứng nghiệm cũng nhiều mà huyễn hoặc cũng không ít, do đó các thầy địa lý cuối cùng cũng tán đồng quan điểm "tiên tích đức, hậu tầm long", có nghĩa là tìm long mạch cốt để giúp ích gì cho đời, không vì mưu lợi cho mình, thì đó mới là địa lý tốt nhất.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG THỦY TRONG ĐỜI SỐNG CHÂU Á

Tác giả: TS. KTS E.LIP

Phong thuỷ đã được chứng minh qua thời gian. Thuật xem địa lý này đã tác động đến nhiều người và làm kinh ngạc vô số các nhà kiến trúc, trang trí nội thất và khai thác đất đai. ở Singapore, việc thiết kế của nhiều khách sạn và khu nhà cao tầng đều tuân theo hướng dẫn của thầy đại lý địa phương cũng như các thầy Phong thuỷ đến từ Hồng Kông và Ðài Loan. Mỗi lần xem Phong Thuỷ giá từ 500 đôla đến 5.000 đôla Singapore và một số thầy Phong Thuỷ có thu nhập đến 50.000 đôla Singapore/ tháng.

Ở HỒNG KÔNG, MỘT số thầy Phong Thuỷ tính tiền xem địa lý theo đơn vị mét vuông của mặt bằng xây dựng. Nhiều nhà quản lý của khách sạn Hyatt nổi tiếng thường thuê một thầy Phong thuỷ tiếng tăm khi thay đổi hướng cửa, vòi phun nuớc và quầy thông tin. Sau những thay đổi đó, công việc kinh doanh tiến triển hơn...

Tôi đã từng gặp nhiều thầy địa lý trong nhiều trường hợp suốt thời kỳ hành nghề kiến trúc vào những năm 1960. Trở về lần đầu tiên từ Luân Ðôn vào năm 1966. Tôi được giao cho thiết kế một ngôi nhà lớn. Gia đình khách hàng đó, có bà mẹ vợ chấp thuận đồ án của tôi với vẻ hân hoan và cảm kích trước phần trình bày đầu tiên của tôi. Nhưng một tuần sau, người khách hàng đó dắt về một ông lão và giới thiệu đó là một thầy Phong thủy. Trước khi cuộc họp đuợc kết thúc đồ án nhà đó được xé bỏ.

Cầu thang đối diện tiền sinh vào nhà có tường bao bọc và che khuất. Cửa trước thiết kế nghiêng để đón vận may và nhà kho dời đến vị trí mới để hài hòa với hành hỏa, nên ngôi nhà sẽ không gặp vận xấu.

Sự kiện này chỉ là khởi sự của hàng loạt các cú sốc về mặt văn hoá đối với một số kiến trúc sư trẻ. Suốt những năm hành nghề, theo tôi đã có nhiều bất đồng với các thầy địa lý. Trước khi hiểu các nguyên lý Phong thủy tôi thiết kế một ngôi nhà đối diện một khu đồi với cầu thang chính trực diện cửa chính và cổng chính ở vị trí giao lộ hình chữ T. Qua nhiều năm, những người sống trong ngôi nhà đó đã gặp nhiều rủi ro. Ðến năm 1977 tôi quyết định tìm hiểu về Phong thuỷ và ảnh hưởng của nó đối với các toà nhà và phần nội thất. Tôi đã nghiên cứu tri thức của triều đại Thanh và các tài liệu cổ về thuật xem địa lý.

Thậm chí tôi đã thực hiện các thí nghiệm về nghiên cứu hướng khí thổi qua cửa trước của ngôi nhà. Với một bể nhỏ đầy nước và động cơ điện tôi đã sử dụng sóng để tạo dòng khí trong các trường hợp khác nhau. Từ thực nghiệm của mình tôi đi đến kết luận:

Khí dễ dàng vào nhà qua cửa chính khi không có chướng ngại vật ở phía trước phần mở ra của ngôi nhà.

Các chướng ngại vật như cột đèn ở phía trước cửa chính có thể cản trở khí vào nhà và tạo ra trạng thái thiếu cân bằng.

Khi có một chướng ngại vật ở phía của ngôi nhà, các nhà hướng xấu có thể đựơc loại trừ bớt bằng cách đặt một vật cản khác ở phía kia để tạo ra sự đối xứng.

Việc định hướng cửa chính ảnh hưởng khí vào ngôi nhà. Có thể minh hoạ cho các kết luận của tôi bằng một câu chuyện có thật về một thương gia giàu có người Hồng Kông xây dựng một toà nhà hướng ra biển cho gia đình ông. Xét về mọi khía cạnh toà nhà này trông sang trọng, nhưng các thành viên trong gia đình đều gặp vận sấu . Trong vòng vài năm những đứa trẻ chết vì bệnh. Nguời vợ bị ốm nặng và vị thương gia đó bị mất nhiều tiền trong công việc kinh doanh thất bại.

Cuối cùng ông mời một thầy địa lý về xem Phong thuỷ của ngôi nhà, nhưng không phát hiện điều gì sai cả. Một vài tháng sau nguời vợ qua đời. Một lần nữa vị thương gia lại tham vấn các thầy Phong thuỷ, nhưng không ai có thể giúp ông. Sau cùng một người bạn giới thiệu cho ông một thầy Phong thuỷ. Vị thương gia yêu cầu người thầy này ở lại nhà suốt cả tuần. Mỗi ngày, thầy Phong thuỷ đó xem xét ngôi nhà, nhưng ông cũng không tìm thầy điều gì bất ổn.

Vào ngày cuối ở lại, thầy Phong thuỷ thức dậy rất sớm và cẩn thận kiểm tra môi truờng xung quanh của ngôi nhà. Thuỷ triều xuống thấp và ông kinh ngạc khi nhìn thấy một tảng đá nhô lên ở phía dưới biển đối diện ngôi nhà. Tảng đá có hình dạng trông giống một con ếch khổng lồ đang há miệng rộng. Thầy địa lý báo cho vị thuơng nhân biết cần phải phá bỏ tảng đá đi. Không may, dù cố gắng hết sức, những người thợ cũng không thể phá nổi khối đá đó. Cuối cùng vị thương gia cũng ngã bệnh, nhưng hồi phục được sau khi rời khỏi nhà. Nhiều năm liền ngôi nhà này phải để hoang vắng. Các bảng tường trình khác về ảnh huởng của Phong Thủy có rất nhiều. Có thể lấy ví dụ, vào năm 1982 tờ New Straits Times ở Kuala Lumpur tường trình cổng chính của một đài truyền hình phải chặn ngang, vì các nhân viên cho rằng lối vào có Phong thủy xấu; nên họ thích đi bằng lối phụ hơn. Khi một ngân hàng lớn trong thành phố di dời trụ sở chính, nguời ta thuê thầy Phong thủy đến để xem vị trí và bố trí các tượng sư tử đá.

ở Hồng Kông, một kiến trúc sư cao cấp cấp đuợc đào tạo ở Luân Ðôn công tác ở Viện Công Trình Công Cộng công bố sáu thị trấn mới ở vùng lãnh thổ mới có 1,8 triệu dân đuợc thiết kế theo nguyên lý Phong thủy. Vào năm 1981, một bản báo cáo mới thấy các ông chủ thuộc địa Hồng Kông đã chi hơn 1,5 triệu đôla Hồng Kông cho việc xem địa lý khi di dời mộ của tổ tiên đến các địa điểm khác. Vào năm 1985 tờ The Star tuờng trình một nguời đàn ông bị bệnh tâm thần ở Cửu Long đã giết bốn đứa trẻ và làm bị thuơng hơn 30 nguời ở nhà trẻ, thầy Phong thủy cho rằng nguyên nhân là do cột khói công nghiệp huớng thẳng vào nhà trẻ .ống khói đó trông giống như que nhang đốt lúc tang lễ.

ấn bản tháng 11 của một tờ tạp chí quốc tế tuờng trình kiến trúc sư khách sạn Regent ở Hồng Kông quyết định tham vấn thầy Phong thủy về các đồ án của khách sạn truớc khi công bố vào năm 1982. Kết quả là, một bức tuờng kính cao 12m đuợc xây dựng để dẫn lối cho chín con rồng vào cổng. Có nguồn tin cho rằng giới lãnh đạo tập đoàn ngân hàng Thượng Hải và Hồng Kông cũng xem Phong thủy trước khi vẽ thiết kế cho ngân hàng mới.

Theo thầy Phong thủy, vị doanh nhân Hồng Kông có vật chướng ngại hình ếch cản trở không khí vào cửa chính có thể cải tạo đuợc tình huống nếu các côn trùng bằng đá được trạm trổ từ phiến đá đem đặt vào miệng con ếch đó. ở Kuala Lumpur nhiều quần thể cửa hàng đuợc xây dựng theo hướng dẫn Phong thủy. Suagai Wang Plaza là một minh họa, được xây dựng trên một khu đồi và lối vào của nó bố trí tránh thực diện con đường xe cộ luu thông. Trụ sở MAT, tháp Promet và MUIPlaza được thiết kế xếp đạt vị trí theo lối hài hòa với các tòa nhà trong khu vực.

Mặc dù với kiến thức tinh thông và đáng tin cậy của các chuyên gia Phong thủy, cũng không nên tin tưởng mù quáng vào Phong thủy để sửa chữa tất cả các trường hợp xấu. Tôi có nghe kể một câu chuyện về một nguời đàn ông trải qua nhiều năm sống thất vọng vì thầy Phong thủy nói ông ta sẽ thăng chức nhanh nếu lái xe lên dốc mỗi buổi chiều khi đi làm về. (Ðối với người Trung Hoa, đi lên cầu thang đồng nghĩa với thăng tiến). Người đàn ông đó không thăng tiến như ao ước, mà phải chi nhiều tiền để thay lốp xe thường xuyên.

Trong môt trường hợp lạ lùng khác, một người đàn ông ngủ với tấm gương để dưới tấm nệm vì thầy Phong thủy cho rằng việc đó sẽ làm cho ông ta trở nên thông minh hơn. Tất cả những điều mà người đàn ông biết được là ngủ trên một tấm gương làm cho ông ta bị sái cổ.

Cũng nên lưu ý là các thầy địa lý có những phương pháp xem địa lý khác nhau và không phải tất cả các phương pháp đều có thể cải thiện được phong thủy. Trên thực tế cho thấy những yếu tố quan trọng nhất nằm ở trong đạo đức của người muốn tham vấn. Nếu người đó độc ác và vô đạo đức, cũng không có Phong thủy tốt dành cho họ.

 

CHỌN VỊ TRÍ ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ

Các nhà phong thủy xua đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà của. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô thị khan hiếm, địa hình địa mạo chịu nhiều biến đổi nhân tạo, việc úng dụng các nguyên tắc xua cần đụoc xem xét phù hợp vối bối cảnh khoa học và xã hội hiện đại. Xin đơn củ các nguyên tắc vận dụng sau:

1. Theo phong thủy xưa: Nhà ở dưới vách núi hay cửa khe nước chảy ra thì người ở bất an, đau ốm. Rõ ràng nhũng vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như: sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nuớc chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết ... Trong thực tế đô thị, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thùong xuyên chịu búc xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp, đó là chưa kể hệ thống kỹ thuật (máy phát điện, điều hòa không khí, giàn giải nhiệt, xe hơi ra vào thường xuyên ...) và các hoạt động tập trung đông người mang đến mật độ di chuyển và sinh hoạt cao, ồn ào. Tại các miệng cống, trạm bơm nước,... cũng có các tác động tương tự.

2. Nhà tại cuối đường: Các điểm cuối tuyến đường là nơi tích tụ tiếng ồn, các luồng khí độc hại, do giao thông gây ra chắc chắn ảnh hủong trực tiếp lên tinh thần và súc khỏe người cư ngụ.

3. Nên giảm bớt cửa sổ phía Tây: Hướng Tây trong điều kiện khí hậu Việt Nam là có bức xạ mặt trời tập trung và gay gắt nhất. Việc trồng cây, dùng lam che nắng, mái hiên rộng ở húong Tây sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu của nắng nóng lên mặt nhà, đồng thời phải bảo đảm thông thoáng tự nhiên thật tốt.

4. Nhà ở một mình cao hơn các nhà xung quanh là không tốt. Một mình nhô lên, hứng nắng, hứng gió ba bề bốn bên, lại thêm sấm sét tập trung khi mua dông, ... khiến cho ngùoi cu ngụ không đuợc thoải mái và an lành bởi các tác động thường xuyên từ môi trường.

5. Nhà bên các đường quanh co, lượn cong: thì bất lợi. Thực tế các chổ lựợn cong luôn dễ phát sinh tai nạn giao thông, Do dòng khí lưu chuyển tại các chổ này không ổn định, nên từ trừơng cũng biến đổi không chuẩn dẫn đến các khả năng định vị, ổn định của phuong tiện giao thông bị rối loạn.

KHí: Theo ngôn ngũ khoa học, KHí là năng lụong tồn tại và luân chuyển trong thế giới vật chất, trong vạn vật tù tụ nhiên tới con người.Có nhiều loại KHí: sinh khí, tủ khí, âm khí, dương khí, địa khí, tụ khí, ... Phong thủy quan tâm đến địa khí (từ trường, năng lượng của quả đất) và tìm sinh khí để tìm sự tốt lành cho môi truờng sống của con người. Ðịa hình luôn đuợc kiến tạo theo khí tụ nhiên, đồng thời khí cũng vận hành tương úng theo địa hình ấy. Do vậy, xem xét dòng khí phải gắn liền với xem địa hình và cảnh quan xung quanh.

PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC KINH THÀNH HUẾ

Theo lẽ tự nhiên, kiến trúc kinh thành phải là một mẫu mực theo thuật phong thủy bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm và xây dựng thành ấp của vua chúa là hết sức quan trọng, sao cho đó phải là nơi hội tụ của long mạch. Chính vì vậy tổng thể kinh thành Huế đựơc đặc trong khung cảnh bao la đất rộng và núi cao đẹp, minh đường lớn, và sông uống khúc rộng. Cụ thể tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình Sơn cao hơn 100m. đỉnh bằng phẳng dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng. Hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hửu Bạch Hổ trong thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vu'o'ng quyền. Minh dường thủy tụ là khúc sông Hu'o'ng rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Do quan niệm"Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ" (Kinh Dịch - Thiên tử phải quây mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng đựơc thế đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong nó đựơc bố trí đối xứng qua trục Dũng đạo quay mặt hơi chếch về hướng Ðông - Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ đựơc tư tưởng chính của thuyết phong thủy. Ðây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận dụng thuyết phong thủy.

Mặt khác, phong thủy không chỉ xem hướng công trình mà nó cần ảnh hưởng sâu vào bố trí nội thất, vào các bộ phận và kế cấu trong công trình như chiều dài, rộng, cao, các cột, cửa... ví dụ như các bộ phận của Ngọ Môn đều có những con số theo nguyên tắc của dịch họư các con số 5, số 9, số 100. Năm lối đi vào Ngọ Môn tựơng trưng cho Ngủ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành thổ, màu vàng. Chính bộ mái của lầu Ngủ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngủ ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử. Một trăm cột là là tổng của các con số Hà Ðồ (55) và lạc thư (45)... Các con số nầy ta lại gặp ở tas5i sân Ðại Triều Nghi với 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên. Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều đựơc đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau, và trong nội thất cũng tu'o'ng tự. Ðó là chưa kể đến các con số liện quan đến chiều cao các cửa mà khó có thể liệt kê hết ra ở đây.

Về vị trí và phong thủy của kinh thành Huế, các sử quan Triều Nguyễn đã nhận xét, mà có thể nói, như một bản "Luận chứng kinh tế kỹ thuật": "Kinh sư là nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền nam miền bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chận; sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, Rồng cuốn Hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thựơng đô của nhà vua"

NÉT NHUẦN NHỊ GIỮA KIẾN TRÚC VÀ PHONG THỦY

Kiến trúc Phật giáo luôn tuân theo nguyên tắc dựa vào thiên nhiên để bổ sung, tương giao lẫn nhau. Vị trí của một ngôi chùa luôn đặt ở nơi đất lành có sông hồ bao bọc, núi hoặc gò đất bốn bề quần tụ - nơi có địa mạchsinh khí dồi dào đồng thời bao quát một cảnh quan rộng lớn. Chính vì vậy dù chùa nhỏ có bố cục theo đúng thuật phong thủy "nghìn núi vây quanh một chùa, một chùa trấn giữ nghìn núi" ẩn mình giữa mây trời bao la như một gạch nối giữa thựơng giới và trần gian, giữa thần thánh và con người.

Nếu như chùa Thầy ở vùng núi non dựa vào hòn Long Ðẩu và thập lục kỳ sơn chầu về thì chùa Kim Liên nơi vùng đồng bằng xanh tốt lại dựa vào vùng sông nứơc bao quanh, nơi có thủy thần vựơng ở mạch. Vị trí và địa hình chùa Kim Liên là cả một vùng tổng thể hài hòa, như đựơc đúc kết từ những tinh hoa trong khoa học phong thủy:" Chùa ấy trông hứơng Ðoài (Tây), tựơng bày quẻ cấn, thế đất hình rùa vàng, lại thêm rồng xanh ẩn phục, phía trứơc có nứơc Tây Hồ tích tụ, sau lưng có sông Nhị Hà chảy xuôi, phía Nam là thành của đô hội, mạn Bắc là khu dân cư đông đúc. Huống chi bên ngoài có chợ, ngày càng của cải dồn về; bên dứơi có bến đò người thường qua lại. Dây là nơi khí thiêng hun đúc, sinh người hào kiệt khác thường" (Bia chùa - 1638). Nh­ vậy việc vận dụng thuyết lý Tam Tài và Tứ Tựơng - Bát Quái vào công trình đã đựơc ng­ời xưa đưa vào một cách nhuần nhuyễn và sâu sắc.

Kiến trúc chùa là một biểu hiện xuất sắc, đầy sáng tạo và hoàn hảo cho loại hình "trùng thiềm điệp ốc" trong kiến trúc chùa chiền mà chỉ còn thấy đựơc ở một công trình thứ hai - chùa Tây Phương nhưng lại phổ biến ở kinh thành Huế. Phía trứơc 3 tòa chùa Hạ, Trung ,Thựơng xếp theo hình chữ tam (#) là một quan " độc nhất vô nhị" hiện còn ở nứơc ta: chỉ có một dàn hàng ngang 4 cột đỡ hệ con sơn 2 tầng chồng đấu mở ra 3 lối đi biểu hiện cho không quan, giả quan, trung quan trong thế giới quan của nhà Phật. Cửa giữa cao lên hẳn với 4 mái đao xòe rộng vươn bay, có 6 hoành ứng với chữ bệnh của chu kỳ Sinh - Bệnh - Lão - Tử. Hai cổng bên thấp hơn, mái vươn ra 3 phía có 5 hoành ứng với chữ Sinh. Tất cả cấu trúc Tam quan đựơc ẩn dấu trong những trang trí hoa sen hồ phù, đầu rồng trên các rường, ván, trụ kê... (hình 1). Qua khỏi đây con người bứơc vào phần chính của chùa- thế giới của chân tâm, một cuốn kinh dẫn giải những thuyết lý nhà phật về cuộc sống, về sự khổ, đạo diệt khổ để đến bến giác ngộ lần lựơt từ Tiền đường, Thiêu hương, Thựơng điện, nhà tăng ... rồi cuối cùng là các tháp mộ - nơi an giấc tháp mộ - nơi an giấc ngàn thu của các vị cao tăng đắc đạo. Việc bố trí các cửa sổ trên những mảng tường chữ nhật cũng thể hiện nguyên lý "sắc - không" bằng hình ảnh cửa tròn, vòng trong chia ra các vành bên đặc bên rỗng xen lẫn nhau, vòng ngoài đắp các ký tự Bát Quái hậu thiên trong Kinh dịch. Ðó cũng là sự kết hợp của âm dương, của cõi sống và cõi chết (vuông - tròn) luôn tuần hoàn như bánh xe luân hồi của tạo hóa (hình 2).

Vị trí và kiến trúc của chùa Kim Liên - "thắng lãm trong cảnh trí Hồ Tây", chốn biểu hiện cho "sự giác ngộ tuyệt đỉnh" - đựơc ca tụnglà nơi "ánh nứơc bóng trăng soi sáng lòng thiền, chuông gióng mõ kêu gợi niềm thức tỉnh. Há chẳng là bến giác ngộ đã đưa đến chỗ xúc cảm và nhận biết điều lành đó sao" (Bia chùa - 1868).

NGUYỄN KIẾN

CHỌN HƯỚNG XÂY NHÀ

Hướng tốt nhất - hướng nam

Lấy vợ hiền hòa

Làm nhà hướng Nam

Do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) dẫn đến trong 4 hướng chính Ðông - Tây -Nam - Bắc thì hướng Nam (kế đó là cận Nam như ­ Ðông Nam, Tây Nam) là hướng thuận lợi nhất trong xây dựng nơi ăn chốn ở. Nhà xây hướng Nam: buổi sáng tránh được ánh nắng chói (phía Ðông), buổi chiều không bị nắng chiếu "xiên khoai" gay gắt (phía Tây), vừa né được gió nóng từ phía Tây, lại không bị gió lạnh phương Bắc. Hướng Nam luôn là hướng gió chủ đạo của hầu hết mọi vùng trên lãnh thổ nước ta, mà thông gió tự nhiên là điều kiện tiên quyết trong xây dựng công trình hợp với khí hậu Việt Nam.

 

Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió

Gió Nam chưa nằm đã ngáy

Ðấy là các lợi điểm tối ưu của hướng Nam khi cất nhà. Mở cửa đón đựơc gió, cũng là đón những điều kiện tốt cho sinh hoạt con người. Gần như tất cả hang động có người ở tại vùng Hòa Bình xưa đều có cửa hang mở về hướng Nam. Các tòa thành cổ uy mở cổng tứ phía nhưng cổng chính lúc nào cũng là cổng phía Nam (ví dụ cửa Ngọ Môn ở Huế có nghĩa là cửa phía Nam, "Ngọ" ở đây là phương Nam theo trục Tý - Ngọ trên la bàn của thầy địa lý xưa chứ không phải là "cửa giữa trưa" như một số sách dịch tên Ngọ Môn ra tiếng nước ngoài đã hiểu sai).

 Nếu gặp hướng không tốt?

 Thực tế trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật hẹp như hiện nay, thì dễ gì tìm một miếng đất ngôi nhà chính Nam. Vậy thì giải quyết sao? Các kiến trúc sư, các nhà xây dựng có học bài bản, trường lớp đáng hoàng đều biết những phép hóa giải. Và với sự trợ giúp của KHKT họ còn có thể cải xấu thành tốt.

 Xin nêu một giải pháp cụ thể về việc khắc phụchướng xấu. Ngôi nhà trong hình1 tại Quận Gò Vấp (TPHCM) mở cửa ra chínhhướng Tây, thường xuyên chịu nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mọi người trong gia đình.

 Nhận định: Gió, không khí vào nhà phía sau qua một sàn nước nhỏ (gió lùa) không đủ thông thoáng. Mặt trước lại dùng mảng kính bít kín gây hiệu ứng tích nhiệt. Trần thấp và mái tôn sát trần làm cho không khí trong nhà nóng bức và cảm giác tù túng. 

 Giải pháp khắc phục - biến đổi: Mở rộng diện tích giếng trời về phía Nam gấp 2 đến 3 lần khoảng sàn nước hiện hữu. Ðây chính là phễu hút nhiệt và thông gió tự nhiên cho toàn nhà. Mặt tiền sửa khung kính cố định thành các khung cửa xoay theo trục đứng để điều chỉnh đựơc tùy vào góc nghiêng mặt trời và lấy thông thoáng gió lân cận Tây. Nâng cao khoảng cách giữa mái tôn và trần (khoảng 1,5m) để tạo lớp đệm khí cách nhiệt (hình 2).

Việc kích hoạt nguồn khí, cải tạo điều kiện vi khí hậu giúp giảm đáng kể lựơng nhiệt tích tụ trong nhà, thay đổi tích cực môi trường sống đồng thời có thêm khoảng xanh thư giãn phía sau (hình 3).

 Long mạch

 Mạch là chỉ lực âm dương vận động trong lòng đất. Do truyền thống văn hóa nông nghiệp Nam á coi trọng phương Ðông hơn phương Tây, mà Phương Ðông vốn mang vật biểu trưng là Rồng (Long), trong thế đất đặc thù cho hình dài, cho nên mạch đất đựơc gọi là Long mạch . Việc tìm mạch đất gọi là Tầm Long.

 Long mạch có thể lớn hoặc nhỏ, có khi bao trùm cả một vùng lãnh thổ, có khi giới hạn trong một địa phương, một công trình. Trong phép tầm long, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi theo long mạch tìm đến huyệt.

XEM XÉT PHƯƠNG VỊ, ĐỊA HÌNH

ĐỂ ĐỊNH CÁT HUNG CHO CUỘC ĐẤT

 Trong phong thuỷ khi xem đất, điểm cốt yếu là xem xét địa khí tại vị trí đất đó ra sao và vận dụng địa khí đó như thế nào. Có 3 cấp độ cơ bản trong ứng dụng phong thuỷ đó là: 

 1. Tầm Long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo. . .)  

 2. Ðiểm Huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất. 

 3. Lập Hướng: đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính theo phướng hướng tối ưu. 

 * Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình của mình đất xây dựng: 

 1. Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát từơng(thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn .

 2. Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm. 

 3. Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng. 

 4. Ðất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thuỷ để cải tạo môi trường ẩm ướt MINH ÐƯỜNG Trong khoa học phong thuỷ Minh Ðường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Ðường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Ðường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng . . .)bao bọc có nước tụ ở phía trước. Ðối với đất trong đô thị, Minh Ðường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh.

 (Tổng hợp từ SGGP-KTNN)

XEM ĐỊA THẾ ĐỐI VỚI NHÀ ÐẤT TRONG HẺM

 Trong đô thị nhà mặt tiền có ưu thế của việc tiếp cận giao thông, thương mại nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm khá cao. Nhà đất ở trong hẻm khi chọn được địa thế thuận lợi không những có được môi trường sống tốt mà còn có thể triển khai sinh lợi. Hẻm trong đô thị phần lớn khúc khiểu, xây dựng qua nhiều thời kỳ khá phức tạp, nhưng cũng có những quy luật chọn lựa địa thế tốt: 

 * Chiều rộng hẻm ổn định từ 5m trở lên là tốt cho xe cộ và lưu thông khí. Ði từ ngoài vào hay trong ra đều có thể quan sát thấy được đa số nhà đất của hẻm. Nền hẻm nên bằng hoặc cao hơn so với ngoài đường để tránh tù đọng nước 

 * Nhà đất không nên ở cuối vị trí hẻm cụt đâm thẳng vào vì các luồng gió độc thổi thẳng dễ gây bệnh, đồng thời khi có hỏa hoạn sẽ thoát hẻm khó. Tuy nhiên khi chiều dài hẻm cụt chỉ trong khoảng 40m thì lại khá tốt, đồng thời trục nhà không thẳng với trục của hẻm thì cũng không ảnh hưởng xấu nhiều. Nhà cuối hẻm có thể khắc phục khí xấu bằng cách trồng cây 

* Nếu có điều kiện, khi mua đất trong hẻm (hoặc đường nội bộ khoảng 5m) ta nên chọn hoặc vận động cư dân xung quanh làm khoảng quay xe cuối hẻm cụt. Ðây là một hình thế tốt cho mọi lô đất kề cận vì tất cả đầu hưởng 1 Minh Ðường rộng rãi, thoáng đãng có thể kết hợp làm khoảng cây xanh chỗ dạo chơi . . . có thể trong hẻm có chỗ nhà cao nhà thấp, nhưng quan trọng là phía trước và hai bên lân cận nhà đất ta chọn đừng quá tăm tối và bị lấn át. Không nên nhô nhiều ban công vì tầm nhìn trong hẻm hạn chế hơn so với ngoài đường lớn, đồng thời cần tăng diện tích sân khi có thể: sân trước sân sau, sân giữa hay sân thượng đều tốt cho nguồn khí và lấy thêm được nhiều dương quang (ánh sáng năng lượng mặt trời) vào nhà.

 CHỌN ĐỊA THẾ: TẦM LONG TRONG ÐẤT ÐÔ THỊ

 Phép tầm long không phải chỉ xem xét địa hình, địa mạo mà còn phải chọn địa thế sao cho thiên khí địa khí hoà hợp. Trong đô thị núi sông nhiều nơi không có, công trình mới cũ chen kín, phân lô chật hẹp không thể xem địa thế như thông thường được phải xem các công trình xây dựng cao thấp như là núi non gò đồi, xem đường đi như là sông suối, quãng trống phía trước là Minh Ðường, công trình đối diện là án sơn. . . lấy đó là những yếu tố cơ bản để xét. Các địa thế đắc dụng trong đất đô thị là: 

 * Mặt trước đất có khoảng cách trống thoáng đãng, nếu được hướng gió mát (Nam, Ðông Nam, Tây Nam) hay mặt sông hồ nước (Chu Tước) càng tốt. Nếu gặp trường hợp đường hẹp, hẽm nhỏ nhà cao che phía trước thì khi xây dựng nên giữ đúng lộ giới dưới trệt, đồng thời lùi các lầu trên cao, vừa đảm bảo tầm nhìn, thêm diện tích cây xanh trên ban công, vừa tăng khả năng lưu thông sinh khí cho công trình.

 * Mặt sau đất đã có (hoặc dự kiến) các công trình xây dựng vươn lên che chở là tốt. Nếu đó là các hướng bất lợi, nắng chói gió lạnh (như hướng Tây, Tây Bắc, Ðông Bắc) thì càng cần hạn chế mở cửa và nên dùng các nhà cao làm chổ dựa (Huyền Vũ ) 

 * Các tình huống: một bên có công trình một bên hẻm, hoặc hẻm bên hông nối từ phía sau vòng ra trước, hoặc có đường đi bao bọc cho một nhóm lô đất(từ 5-9 lô ) đều là những địa thế thuận lợi nhiều mặt. Ta để ý các quy hoạch khu dân cư mới hiện nay thường không bố trí liên kế kéo dài mà phân nhóm ngắn theo đường nội bộ, tạo cảnh quang giao thông mới trường tốt ).

 * Nếu lô đất nằm đối diện hoặc liền kề các miệng cống, dốc cầu nhà x­ởng, nhà kho... thì gia chủ phải chấp nhận ồn ào ô nhiễm, giao thông phức tạp. Nếu mua đất dùng làm nhà xưởng, sản xuất thì lại thuận tiện. Còn nếu mua làm nhà ở thì phải có biện pháp khắc phục về môi trường. 

 HUYỆT

Huyệt là các điểm ngưng tụ năng lượng trên vỏ trái đất. Khoa học Phong Thủy phân định dương nguyệt (đối với nhà đất ) và âm nguyệt (đối với mộ táng). Huyệt của cuộc đất rộng hay hẹp tuỳ theo thế đất và địa khí tại đó.Việc tìm hiểu (Ðiểm Nguyệt) là tìm ra thế đất có án che phía trước (gọi là tiền án ) có Chẩm làm chổ dựa phía sau (gọi là hậu Chẩm )bên trái có tay Long và bên phải có tay Hổ tạo thành thế t Thanh Long- Hữu Bạch Hổ. Tay Long và tay Hổ khi cao là các núi, đồi khi thấp là gò bờ ruộng, mô đất ... có hình dạng như hai vành cong (khuỳnh tay ngai) được lồng vào nhau, che chở tương hổ cho nguyệt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: