Thuật ngữ âm nhạc Anh - Việt
(Từ A)
-A: 1.Nốt La
2. Ký hiệu của hợp âm La trưởng
-As: Ký hiệu của nốt La giáng
-Accord: Hợp âm.
Accordion: Đàn Accordion, còn gọi là đàn xếp, phong cầm, phát minh năm 1828 ở Vienna (Áo), gồm một bộ hộp gió xếp vào, kéo ra được, có nút bấm và phím bấm điều khiển bằng hai tay.
-Acid rock: Một dòng nhạc rock ầm ĩ, nặng, là tiền thân của Heavy Metal.
-Acoustic: 1. Âm sắc của một cao độ âm nhạc.
2. Nhạc Acoustic, nói chung là loại nhạc được tạo ra bằng các nhạc cụ không phải điện tử.
-Adagio: Chậm, thong thả, khoan thai, tình cảm.
-Add: Thêm vào. (vd: Cadd9 - Hợp âm C trưởng thêm nốt 9 - C, E, G, D)
-Added seventh: Âm bảy trưởng hay bảy thứ (tính từ nốt gốc) được thêm vào hợp âm ba trưởng. Trong nhạc Jazz, âm bảy (vd: C, E, G, Bb) là một nốt Blues. Âm bảy trưởng trong hợp âm ba chủ ở cuối đoạn nhạc thường nghịch hơn nhiều và các nhạc công thường chơi Tremolo.
-Added sixth: Âm sáu được thêm vào hợp âm ba chủ ở giọng trưởng, thường ở cuối câu, và được coi là ổn định.Đầu tiên được dùng bởi Debussy và các nhạc sỹ đầu thế kỷ 20, Hợp âm sáu (C, E, G, A trong giọngC trưởng) trở nên cực kỳ phổ biến trong kiểu chơi Piano Jazz.
-Ad libitum:Tuỳ ý, nhịp tự do.
-A dur: La trưởng
-a moll: La thứ
-Al fine: Cho đến hết.
-Aeolian mode: Mode (thang âm) tương ứng với tiến trình từ nốt A tới A trên các phím trắng đàn Piano.
-Allegro: Nhanh, vui sôi nổi. Chương đầu hay chương cuối của bản sonate thường ở tốc độ này.
-Alt: Viết tắt của chữ Alto (Bè)
-Alt: Viết tắt của chữ Altered. Xem Altered chord.
-Altered chord: Hợp âm chứa các nốt căng biến đổi, thường là các hợp âm bảy át, tuỳ thuộc vào giọng điệu; còn gọi là Hợp âm Chromatic.
-Alto: Cỡ giọng trung trong hát và đàn.
-Andante:Thong thả như bước đi (tốc độ giữa moderato và adagio)
-Andantino: Hơi chậm gần như Andante.
-Aria: Điệu hát, khúc hát, có thể là:
- Tác phẩm đơn ca do dàn nhạc giao hưởng đệm.
- Tiết mục độc lập trong một ca kịch, có nội dung sâu sắc.
Arpeggio: Chơi hợp âm rải
-Arrangement: Bản soạn lại, bản chuyển soạn.
-Assai: Rất.
-A tempo: Trở lại tốc độ. Vào nhịp.
-Atonality: Tính phi điệu tính. Một loại âm nhạc hiện đại mà ở đó cấu trúc điệu tính truyền thống không còn nữa, và Hoá biểu không được ghi.
-Aug: Viết tắt của từ Augmented có nghĩa là "tăng"; Hợp âm ba tăng.
-Augmented: Tăng.
-Avant - garde:(1960 -1970) Là một dòng nhạc thuộc jazz của những nhóm trình độ cao, dùng một số chất liệu của một số loại nhạc khác. Nó có liên quan đến những cá nhân đi đầu trong việc phát triển những sáng tạo mới mẻ. Một số bản nhạc có thể dùng giai điệu có điệu tính trong một phạm vi giọng trung tâm như là một điểm xuất phát cho ngẫu hứng "thể tự do". Một số bản nhạc cho trước một điệu tính trung tâm nhưng lại không có bộ tiết tấu hay ký hiệu nhịp ở hoá biểu. Một số bản nhạc lại không có cấu trúc hoà thanh hay trung tâm giọng điệu. Thể loại này gắn liền với phong cách Free Jazz của những năm 1960.
[từ B]
B: (La Tinh) 1. Nốt Si giáng (theo hệ Đức)
2.Nốt Si (theo hệ Mỹ),
3. Ký hiệu của hợp âm Si trưởng (ký hiệu hợp âm thường dùng theo ký hiệu hệ Mỹ)
Back beat: (Anh) Phách sau, là một thuật ngữ nói đến việc nhấn mạnh vào phách thứ hai và thứ tư của loại nhịp 4/4; Một thuật ngữ thường được áp dụng vào công việc của người chơi trống trong ban nhạc. Đây cũng là tính cách tiết tấu của Jazz & Latin cũng như Reggea.
Ballad: (Anh) Một tác phẩm tốc độ chậm. Trong nhạc cổ điển, ballad là một bản nhạc đàn, hát có kịch tính kể chuyện anh hùng dân tộc hoặc sự kiện lịch sử.
Band: (Anh) Ban nhạc; Một nhóm các nhạc công, nhạc sỹ, chơi thành nhóm. Một nhóm trong dàn nhạc giao hư*ởng chơi cùng một bộ nhạc cụ (như bộ gõ, bộ dây, hơi..)
Banjo: (Anh) Là một nhạc cụ mặt tròn, bịt da, thường có năm dây (khi gẩy bằng ngón tay) hoặc bốn dây (khi dùng móng gẩy)
Bar: (Anh) Ô nhịp - đơn vị tiết tấu, khoảng cách từ phách mạnh đến phách mạnh tiếp theo. Là một vạch theo chiều thẳng đứng chia khuông nhạc thành những Ô nhịp gọi là Vạch nhịp, và chỉ ra phách mạnh rơi vào nốt đầu tiên sau vạch nhịp.
Baritone: (Anh) Giọng nam trung. Kèn giọng trung của quân nhạc.
Bass: (Anh) 1. Âm thấp nhất của một Hợp âm, hay bè thấp nhất trong bản nhạc.
2. Giọng nam thấp nhất.
Bass: (Anh)Tên gọi một nhạc cụ điện tử có thân cứng và được đeo như guitar điện. Là nhạc cụ trầm nhất trong nhóm tiết tấu của nhạc Pop, Jazz, Rock được lên dây theo thứ tự từ thấp lên cao E, A, D, G.
Bass clef: (Anh) Khoá Fa. Nốt F ở dòng kẻ thứ tư (giữa hai dấu chấm) trên khuông nhạc
Bass drum: (Anh)Trống to nhất và có cao độ thấp nhất. Tuy nhiên, nó không tạo ra một cao độ cụ thể nào.
Basson: (Anh) Kèn pha-gốt, kèn trầm thuộc bộ kèn gỗ gần với Oboe.
B dur: (Đức) Giọng si giáng trưởng.
B moll: (Đức) Giọng si giáng thứ
Beat: (Anh) Nhịp đập, phách.
Bebop: (Anh) Một trường phái Jazz nổi lên ở Mỹ trong những năm 1940 có tính cách nhanh về tiết tấu, phức tạp về giai điệu và cấu trúc hoà thanh. Trường phái này gắn liền với các tên tuổi lớn như: Charlie Parker, Dizzy Gillespie, Thelonious Monk, Bud Powell, Dexter Gorden và Sonny Stitt.
Big band: (Anh) Một dàn nhạc gồm 10 nhạc công hay nhiều hơn nữa.
Block: (Anh) Khối chiều dọc.
Blues note: (Anh) Nốt blues - nốt buồn.
1. Một cao độ ở giữa âm ba trưởng và âm ba thứ hay ở giữa âm bảy trưởng và bảy thứ trong giọng trưởng.
2. Bậc ba thứ hay bảy thứ của thang âm.
Blues: (Anh) 1.Thể loại Funky, đơn giản của âm nhạc người da đen độc lập nhưng cùng tồn tại với nhạc Jazz. Bắt đầu từ ít nhất là đầu thế kỷ 20, có thể là sớm hơn; Các nhạc sỹ như Blind Le, Jefferson, Lead Belly, Lightnin' Hopkins, Muddy Water, T-Bone Walker và Robert Johnson. Nó đã và sẽ còn ảnh hưởng đến Jazz và Rock. Phần lớn các bản nhạc Blues dùng tiến trình hoà thanh I - IV- I - V - I hay những biến thể của nó.
2. Một đoạn nhạc có đặc điểm của một hay kết hợp các yếu tố sau:
a.Tiến trình hợp âm I - IV - I - V - I hay vài biến thể của nó ở trong mô hình 12 ô nhịp.
b. Một cảm giác buồn.
c. Nhịp độ tiến triển chậm.
d. Các quãng bảy, quãng năm hay quãng ba được giảm xuống nửa cung trong thang âm trưởng.
Bop: (Anh) Viết tắt của Bebop
Bolero: (Tây Ban Nha) 1. Điệu nhạc múa dân gian Tây Ban Nha-nhịp 3/4 hoặc 3/8 có hát và mõ lắc đệm.
2. Một tác phẩm theo phong cách Bolero.
Bongos: (Anh) Trống của Cuba đi thành cặp, cầm tay và vỗ bằng dầu ngón tay.
Boogie woogie: (Anh) Trường phái Piano Jazz thời kỳ tiền hiện đại (1930)gắn liền với các tên tuổi như: Meade Lux Lewis và Albert Ammons. Trường phái này có đặc điểm âm hình bass nhắc đi nhắc lại (Ostinato) và mỗi phách được chia thành những mẫu "cờ giật" (đơn chấm dôi - kép)
Boston: (Anh) Điệu valse chậm thịnh hành ở Mỹ vào những năm 1910 và 1920.
Bossa nova: (Anh) Nhạc nhảy nổi tiếng của Brazil có ảnh hưởng nhạc Jazz của Mỹ.
Brace: 1.Ký hiệu { để nối hai hoặc nhiều khuông nhạc, chỉ ra rằng các phần trên các khuông nhạc này được chơi đồng thời.
Brass band: (Anh) Dàn nhạc Kèn nhưng khác với dàn nhạc quân nhạc là không có các nhạc cụ thổi bằng "dăm".
Brass Instruments: (Anh) Nhạc cụ hơi. (Trumpet, Trombone, French Horn, Tuba...)
Break: (Anh) Một phần của đoạn nhạc mà ở đó tất cả các thành viên trong ban nhạc dừng chơi trừ một người ngẫu hứng một câu solo. Tempo và tiến trình hợp âm vẫn được duy trì bởi người solo vì cả ban nhạc đã ngừng lại. Rất hiếm khi Break kéo dài hơn hai hay bốn ô nhịp.
Bridge: (Anh) Phần B của một bản nhạc có hình thức A-A-B-A.
Brio: (Anh) Náo nhiệt, cường tráng
[từ C]
C: (La tinh) 1.Nốt Đô
2. Ký hiệu của hợp âm Đô trưởng.
Cadence: Kết.
Cadenza: Đoạn thêm vào cuối bài hát. Đoạn trổ kỹ thuật, kỹ xảo ở cuối các chương concerto do người biểu diễn ứng tác hoặc do tác giả viết.
C dur : Giọng Đô trưởng
C moll: Giọng Đô thứ
Canon: Nhạc đuổi, luân khúc.
Cantabile, Cantando: Réo rắt, du dương.
Cantate:Tác phẩm thanh nhạc gồm có hợp xướng, đơn ca, hát chen và nói lối, sắp xếp như kịch.
Capo: Đầu, bắt đầu. Da Capo có nghĩa là "từ đầu". DC al segno: từ đầu cho đến ký hiệu CODA
Celesta: Đàn gõ, gồm nhiều phiến kim loại xếp như phím Piano dùng dùi gỗ nhỏ để gõ.
Cello: Đàn cello là thành viên thứ ba trong nhóm VIOLON, chơi theo vị trí thẳng đứng, phía dưới nhạc cụ tiếp giáp với sàn nhà, được giữ thăng bằng với đầu gối của người chơi, tạo ra tiếng ngọt ngào gần với giọng hát. Là tên gọi tắt của VIOLONCELLO.
Cha-cha: Điệu nhảy Mỹ Latin theo tiết tấu đôi nhấn đi nhấn lại nhiều lần.
Choir: Hợp xướng
Chorus: 1. Lần; Việc chơi một lần qua một cấu trúc mà cấu trúc này được dùng để tổ chức âm nhạc trong ngẫu hứng.
2. Một bản solo Jazz không coi trọng độ dài.
3. Điệp khúc, đồng thanh; Phần của một bản nhạc Pop được chơi ở tempo không đổi và nhắc lại nhiều lần sau khi đoạn Verse (phiên khúc) được chơi, thường là đoạn nguyên gốc duy nhất của bản nhạc được dùng bởi các nghệ sỹ Jazz.
Comp: Đệm tiết tấu ngẫu hứng; Cách chơi hợp âm theo đảo phách mà cung cấp cho ta một phần đệm ngẫu hứng cho người solo một cách ngay tức thì, bổ xung linh hoạt tiết tấu và hoà thanh áp dụng của bè solo.
Composer: Nhà soạn nhạc.
Con: Với
Concert: Buổi hoà nhạc.
Concerto: Một tác phẩm mở rộng cho một nhạc cụ solo hay cả dàn nhạc, thường ở thể sonata.
Conductor: Người chỉ huy dàn nhạc.
Consonance: Thuận.
Consonant chord: Hợp âm thuận (không chứa những quãng nghịch).
Contrabass: Đàn trầm nhất trong dàn nhạc thuộc bộ dây. Còn gọi là Double Bass.
Cool: 1. Một tính từ thường được áp dụng để miêu tả cảm giác dịu êm hình thành bởi âm nhạc của Bix Beiderbecker, Lester young, Claude Thorn Hill, Gil Evans, Miles Davis những năm 1950.
2. Đôi khi được dùng để biểu thị Jazz hiện đại sau thời kỳ Bebop.
Crescendo: To dần.
Cymbals: Chập chỏa (xanh-ban)
[từ D]
D: (La tinh) 1. Nốt Rê
2. Ký hiệu hợp âm Rê trưởng
Da capo: (Ý) Quay lại từ đầu. Viết tắt là DC.
Da capo al fine: (Ý) Quay lại từ đầu cho đến chữ fine (hết)
D dur: giọng Rê trưởng
D moll: giọng Rê thứ
Diatonic: Nằm trong, trong phạm vi các âm của thang âm trưởng hay hay thứ. Hoà thanh Diatonic là tiến trình hoà thanh từng bước trong phạm vi một thang âm. Quãng Diatonic là quãng được thành lập bởi hai âm trong cùng một thang âm.
Dim: Giảm
Diminished seven chord: Hợp âm bảy giảm.
Disonance: Nghịch; Sự kết hợp của hai hay nhiều âm đòi hỏi phải được giải quyết.
Dixieland style: (Anh) 1. Phong cách dàn nhạc Chicago nổi bật trong những năm 1920.
2.Từ đồng nghĩa đối với tất cả các dàn nhạc Combo Jazz trước thời kỳ Swing
Dominant, Dominante: (Anh, Pháp ,Đức) Âm át; âm năm của thang âm trưởng hay thứ.
Dominant chord: Hợp âm át.
Dorian mode: Thang âm bắt đầu từ nốt D tới D được chơi trên phím trắng của đàn Piano.
Double Stop: Hai dây đàn bass vang lên cùng một lúc.
Double Bass: Đàn trầm nhất trong dàn nhạc thuộc bộ dây. Còn gọi là Contrabass.
Double - time: Cảm giác mà một đoạn hay một người chơi tempo nhanh gấp đôi mà tiến trình hoà thanh vẫn tiếp diễn ở mức độ ban đầu.
Dot: Dấu chấm dôi (.) - dấu chấm nằm ở bên phải nốt nhạc làm nốt nhạc tăng thêm 1/2 trường độ trên trường độ của nốt nhạc này.
Drum: Trống; Một nhạc cụ bộ gõ trong dàn nhạc Jazz, Pop, Rock.
Duet, Duett, Duetto, Duo: (Anh, Đức, Pháp) Bản nhạc hai bè do hai người biểu diễn.
Dur: (Đức) Giọng trưởng
[từ E]
E: (La tinh) 1.Nốt Mi
2. Ký hiệu hợp âm Mi trưởng
Echo: (Anh, Đức, Pháp) Tiếng vang, nhắc lại câu nhạc khẽ hơn.
E dur: giọng Mi trưởng
E moll: giọng Mi thứ
Eighth note: Nốt móc đơn.
Electric Guitar: Đàn Guitar điện.
Ensemble: (Anh, Pháp) Hoà tấu, đàn chung.
Episode: (Pháp) Đoạn chen.
Es: (La tinh) 1.Ký hiệu bằng chữ La tinh của dấu giáng.
2. Ký hiệu của nốt Mi giáng
Etude: (Pháp) Khúc luyện kỹ năng
(Từ F)
F: (La tinh) 1.Nốt Fa
2. Ký hiệu hợp âm Fa trưởng
F dur: giọng Fa trưởng
F moll: giọng Fa thứ
Fagotto: (Ý) Kèn pha-gốt, thuộc bộ kèn gỗ (Pháp: Basson, Anh: Bassoon).
Fender Bass: Guitar Bass điện hiệu Fender (Mỹ) nổi tiếng được dùng để chơi bè bass (bè trầm nhất) thay vì chơi hợp âm; Phổ biến trong nhạc Jazz nhóm tiết tấu sau năm 1970.
Figur, Figure: (Đức, Anh) Hình tượng giai điệu, tiết tấu hoặc hoà thanh có nghĩa hoàn chỉnh, rõ ràng.
Fin, Fine: (Pháp, Ý) Hết.
Fingerboard: Cần đàn.
Fingering: Thế bấm; Phương pháp áp dụng ngón tay vào bàn phím, dây, lỗ bấm... của nhạc cụ.
Flat: (Anh) Dấu giáng (Pháp: Bémol).
Flauto: (Ý) Sáo (Anh, Pháp; Flute).
Folklore: (Anh, Pháp) Văn hoá dân gian.
Folk music: (Anh) Nhạc dân gian.
Function: (Anh) Chức năng, công năng.
Form: Hình thức
Forte: (Ý) Mạnh, ký hiệu: f
Mezzoforte: Mạnh vừa, ký hiệu:mf
Piuforte: Mạnh hơn, ký hiệu: piu f
Fortissimo: rất mạnh, ký hiệu: ff)
Fortissisimo: Cực mạnh, ký hiệu: fff)
Fortissimo quanto possibile: hêt sức mạnh.
Forte piano: (Ý) Đàn pianô.
Forzando, Forzando: (Ý) Nhấn mạnh thêm, ký hiệu: fz hoặc sf
Fill: Nghĩa chung: Bất cứ những thêm thắt của người chơi trống đối với âm hình cơ bản. Nghĩa cụ thể: Âm hình tiết tấu được người chơi trống chơi để:
1. Lấp đầy một khoảng lặng.
2. Hỗ trợ tiết tấu được chơi bởi các nhạc cụ khác.
3. Thông báo về điểm vào đầu hay kết thúc của người solo hay các phần khác trong âm nhạc.
4. Kích thích người khác và tạo ra một buổi diễn thú vị hơn.
Fragment: Một cụm gồm vài nốt nhạc theo một motif nhất định.
Free Jazz: Thể loại Jazz tự do những năm 1960 và 1970. Là loại âm nhạc chứa các đoạn solo ngẫu hứng mà tiến trình hoà thanh được đặt tự do, đôi khi cả tiết nhịp và cấu trúc hình thức cũng tự do.
Fuga, Fugato, Fugue: (La tinh, Anh, Pháp ) Một thể nhạc, cấu trúc chặt chẽ, gồm nhiều bè viết theo phong cách và thủ pháp đối vị, trên nguyên tắc mô phỏng.
Funky: 1. Bẩn thỉu, nhớp nhúa.
2. Bủn xỉn, "xuống cấp", đồi bại hay ***y.
3. Có tính Blues
4. Có hương vị nhà thờ.
5. Chứa âm ba, âm năm và âm bảy được giảm xuống.
Là phong cách âm nhạc những năm 1950 và 1960 quay trở lại với tính đơn giản của Blues, ngược lại với sự phức tạp và tinh vi của BEBOP và COOL.
Fusion: Từ đồng nghĩa với thể loại Jazz-Rock.
Fuzak: Âm nhạc pha trộn tính cách giữa thể loại Jazz-rock Fusion và Muzak (nhạc thương mại). Nó thiên về các nhạc cụ điện tử, tiết tấu funk đều đặn, kết cấu nhẵn nhụi, không có những đoạn gây ngạc nhiên. Được người nghe thích dạng nhạc funk và fusion nhẹ nhàng hơn dùng với tư cách là nhạc nền (background music) trong những năm 1980 và 90. Thường được áp dụng với nhạc của Kenny G, Grover Washington, Earl Klugh, và Najee.
(từ G),
G: (La tinh) 1.Nốt Sol
2. Ký hiệu hợp âm Sol trưởng
Gamma, gamme, gamut: (ý, Pháp, La tinh) Gam, thang âm trong quãng tám.
Ganztonleiter: (Đức) Thang sáu âm cách quãng đều nhau (toàn cung).
G clef: Khoá Sol
G Dur: Giọng Sol trưởng
G moll: Giọng Sol thứ
Glissando: (Ý) Vuốt, đàn lướt (từ này dùng chung cho đàn dây và đàn có phím).
Gong: (Pháp) Cồng.
Guitar, Gitarre, Guitare: (Anh, Ý, Pháp) Đàn ghita, gốc từ phương Đông, do người Á Rập đưa vào Tây Ban Nha, trở thành nhạc cụ dân gian của nước này. Lúc đầu có 4 dây, rồi 5 dây đôi. Cuối thế kỷ XVIII thay dây đôi thành dây đơn và thêm một dây thứ sáu.
(từ H)
H: (La tinh) Nốt Si (theo hệ Đức)
Half note: Nốt trắng.
Harf, Harp, Harpe: (Đức, Anh, Pháp) Đàn hác-pơ mắc nhiều dây, gẩy 10 ngón.
Hard bop: Thể loại nhạc gắn liền với Horace Silver, Art Blakey, và Cannonball Adderely. Có liên quan trực tiếp đến Bop những năm 1950. So với Bop, Hard bop đơn giản hơn về hoà thanh và solo, các âm hình trống phong phú và linh hoạt hơn. Màu sắc âm thanh tối, nặng và gồ ghề hơn. Piano đệm với âm hình tiết tấu phong phú và cách sắp xếp hợp âm da dạng hơn.
Harmonics, Harmonique: (Anh, Pháp) Bồi âm.
Harmony, Harmonie: (Anh, Pháp) Hoà âm, hoà thanh.
Harmonica: (Pháp) Kèn ác-mô-ni-ca.
Hautbois: (Pháp) Kèn ô-boa, kèn gỗ dăm kép phát triển ở Pháp và khắp châu Âu. Từ thế kỷ XVI-XVII đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc giao hưởng.
H dur: giọng Si trưởng
H moll: giọng Si thứ
Head: Giai điệu hay chủ đề viết trước cho một đoạn nhạc
High-hat (Hihat): Là một nhạc cụ trong bộ trống gồm hai xanh-ban chạm nhau được, điều khiển bằng bàn đạp chân.
Hip hop: Một sự phát triển từ nhạc RAP, Hip hop có tiết tấu và giai điệu phức tạp hơn, kết hợp các phần hát và nói, với phần nền mô típ âm thanh hay nhạc cụ SAMPLE.
Homophonie, Homophony: (Đức, Pháp, Anh) Nhạc chủ điệu.
Horn: Từ dùng cho bất cứ nhạc cụ hơi nào.
(I)
Improvisation: (Anh) Ngẫu hứng, ứng diễn, ứng tác.
Inganno: (Ý) Kết hờ, kết giả.
Instrument: (Pháp) Nhạc cụ, công cụ.
Instrumentation: (Anh, Đức , Pháp) Phối khí.
A tempo: (Ý) Trở lại tốc độ đầu- vào nhịp.
Interval, Intervalle: (Anh, Pháp) Quãng âm thanh.
Introduction: (Anh, Pháp) Khúc dạo đầu.
Invention: (Anh, Đức, Pháp) Bản nhạc ngắn viết cho Piano.
Inversion: Đảo.
Ionian Mode: Thang âm nhà thờ giống với thang âm trưởng
Is: (La tinh) Ký hiêu bằng chữ La tinh của dấu thăng.
L'istesso tempo: (Ý) Cùng tốc độ
(từ K)
Kadenz: (Đức) Kết.
Kettle drum: (Anh) Trống định âm.
Key: Giọng điệu, điệu tính. Một dãy âm tạo thành bất cứ thang âm trưởng hay thứ nào, có quan hệ hoà thanh, có các quan hệ giữa âm chủ với các âm khác.
Keyboard: 1. Bàn phím của các nhạc cụ phím như ORGAN, PIANO... 2. Đàn phím điện tử.
Key note: Nốt đầu tiên của một giọng điệu hay thang âm.
Key signature: Hoá biểu, khóa biểu; Những dấu thăng hay giáng ở đầu khuông nhạc bên phải khóa nhạc.
Konservatorium: (Đức) Nhạc viện.
Konzert: (Đức) Buổi hoà nhạc- Bản concerto.
Konzertmeister: (Đức) Trưởng đàn, thường là người chơi Violon ngồi hàng đầu, có nhiệm vụ độc tấu
(từ L)
Lamentabile, Lamentoso: (Ý) Than vãn, rên rỉ.
Languendo, Languente: (ý) Uể oải, ẻo lả.
Largement: (Pháp) Rộng rãi.
Larghetto: (Ý) Hơi chậm gần như Largo.
Larghissimo: (Ý) Rất châm, rộng rãi.
Largo: (Ý) Chậm rãi, phóng khoáng, chậm hơn Adagio.
Largo di molto: thật chậm.
Largo ma non troppo: Đừng chậm quá.
Lead: Bè chính của một chủ đề.
Leading tone, leading note: Âm dẫn; Âm bậc bảy của giọng trưởng và thang âm thứ hoà thanh
Legatissimo: (Ý) hết sức luyến.
Legato: (Ý) luyến, liền tiếng, mềm mại,êm ái.
Leggiadramente, Leggiadro: (Ý) Nhẹ, lóng lánh, duyên dáng, thanh tao.
Leggiermente: (Ý) Nhẹ nhàng, thoải mái.
Leggiero: (Ý) Nhẹ.
Lent, Lento: (Pháp) Chậm.
Lick: Một câu hay cụm giai điệu. Giống với motif.
Lié: (Pháp) Luyến nối.
Lithophone: (Đức, Pháp) Đàn đá, khánh đá.
Loco, Alloco: (Ý) Đàn như ghi trên bản nhạc ( không lên quãng 8 nữa )
Lustig: (Đức) Vui nhộn.
Luth: (Anh, Pháp) Đàn luyt dây gẩy cổ xưa gốc từ phương Đông vào Châu Âu từ thế kỷ XVII, bầu đàn tròn không có thành, mắc nhiều dây (có đến 20 dây).
Lyrics: Phần lời của một bản nhạc.
Thuật ngữ đánh dấu tác phẩm
I - Thuật ngữ đánh dấu tác phẩm
Thường mỗi nhà soạn nhạc hay có rất nhiều tác phẩm, nên tên gọi của nó nhiều khi làm ta không xác định được chính xác tên của tác phẩm. Nếu cứ kể tên piano sonata no.X cung Y thì có thể tìm được vài bài. Chưa kể đến việc in ấn hồi xưa còn thô sơ, nhiều nhà soạn nhạc cũng có những tác phẩm không công khai mà giữ lại vì những lý do cá nhân, thậm chí nhiều tác phẩm cũng không được nhà xuất bản mua lại. Vì thế những nhà soạn nhạc, những nhà người nghiên cứu âm nhạc và những nhà xuất bản phải đánh số thứ tự cho những tác phẩm âm nhạc này.
Hình thức thường gặp là Op. (Opus). Trong thuật ngữ âm nhạc Opus nghĩa là tác phẩm, còn những người nghiên cứu để đánh số các bản nhạc được gọi là catalogers. Số của opus là số thứ tự theo ngày xuất bản của tác phẩm, nghĩa là opus nào có số thứ tự lớn hơn thì tác phẩm đó được xuất bản sau. Những nhà soạn nhạc từ năm 1800 trở đi thường có những nhà xuất bản khác nhau ở những thành phố khác nhau cho nên có một số trường hợp một tác phẩm có nhiều cách đánh số thứ tự.
Đặc biệt có những tác phẩm vì lý do nào đó đã không được in ra (thất lạc hay không được chính nhà soạn nhạc lưu tâm tới) người ta đánh dấu nó bằng WoO, có nghĩa là Werk ohne Opuszahl/Work without Opus number. Thí dụ 12 variations on the theme from Judas Maccabaeus của Handel mang bí số Handel WoO 45.
Trong mỗi thể loại còn có số thứ tự riêng của nó. Thí dụ như Beethoven có 32 bản sonata được đánh số từ 1 đến 32, cách đánh số này cũng có ý nghĩa như opus nghĩa là theo thứ tự xuất bản.
Nhưng có một số tác phẩm vừa đánh số Opus vừa đánh No. nghĩa là như thế nào? Thí dụ như Piano sonata No. 14 "Moonlight" Op. 27 No. 2, nghĩa là trong Opus no. 27 của Beethoven có 2 bản sonata, được đánh số 1 và 2 trong opus và trong số các bản piano sonata của ông thì có số thứ tự là 13 và 14.
Cách đánh số Op. là phổ biến và hay gặp nhất, nhưng có một số tác giả có kiểu đánh số của riêng họ hay do cataloger. Dưới đây là một số Code của composer mà tên của cataloger được viết chữ thường còn tên của Composer được viết chữ hoa
The Catalogers List
A = Altner - FRANTISEK XAVER DUSEK
AV = Allroggen Verzeichnis Gerhard Allroggen - E.T.A. HOFFMAN
AV = Asow Verseichnis Mueller Von Asow - German - (31AUG1892-4JUN1964) - R. STRAUSS - 1959-74
AV = Mueller Von Asow - German - (31AUG1892-4JUN1964) - REGER - pub: 1944
B = Jarmil Burghauser - DVORAK - pub:1960
BeRI = Bengtsson - ROMAN, Johann Helmich; Swedish b-26OCT1694 d-20NOV1758 -
B = Benton - - PLEYEL
B = Badley - LEOPOLD HOFFMAN
BB = Laszlo Somfai - BELA BARTOK
BeRI = Bengtsson - JOHANN HELMICH ROMAN
BI = Maurice J. E. Brown - FREDERICK CHOPIN
BUX WX = Buxtehude-Werke-Verzeichnis George Karstadt - German - (1903- ?) - BUXTEHUDE - pub:1974
BWV = Bach-Werke-Verzeichnis Wolfgang Schmieder - German - (1901-1990) - J. S. BACH - pub:1950, 1961, 1996 / Bach-Werke (Opus) Verzeichnis (1120)
Wolfgang Schmeider's catalog, also using 'S' catalog inication, was first published in 1950. There is a version published in paperback by Breitkopf, 1998.
Bachwerkeverzeignis = Bach Works Catalog of over 1,000 pieces)
Note: "Anhang" after the BWV = addendum, additions to the 'Verzeichnis' (catalog)
C = Charteris - GIOVANNI GABRIELLI
D = Minos Dounias - Greek - (26SEP1900-20OCT1962) - TARTINI - pub:1935, 1966
D = Otto Eric Deutsch - Austrian/English,Natr. - (1883-1967) - SCHUBERT Thematic Catalog - pub:1951, 1978 (Vienna, 5 SEP 1883 - Vienna, 23 NOV 1967) Catalog of over 900 of Schubert's works.
DF = D. Fog - WEYSE, C. E. F; Danish b-5MAR1774 d-8OCT1842 -
DEEST = An opus that doesn't show up in a specific catalog.
E = C. Eisen - L. MOZART - pub:1986
E = see K-E, below
F = Antonio Fanna - VIVALDI - pub:1968
F = Falck - W. F. BACH
F = Falck - - - - TORELLI's trumpet works -
FS = Fog and Schousboe - NIELSEN
G = Remo Giazotto - Italian - (4SEP1910-?) - VIOTTI
G = Remo Giazotto - Italian - (4SEP1910-?) - ALBINONI - pub:1945
G = Franz Giegling - Swiss - (1921- ?) - - W.F. BACH works -
G = Franz Giegling - Swiss - (1921- ?) - - TORELLI -
G = Grovers - - - - BEETHOVEN - pub:1904
Gy = Yves Gerard - French - - BOCCHERINI - pub:1969
H = Harry Halbreich - BOHUSLAV MARTINU
H = Freidrich Helm - German - (1809-1888) - WEBER - pub:1871
H = Eugene Helm - American - (1928- ?) - CPE BACH - pub:1982
H = Willy Hess - German - (12OCT1906-?) - BEETHOVEN'S Unpublished opus scores. (Other than those listed in the Kinsky-Halm catalog, 1957)
H = Hitchcock - CHARPENTIER
H = Imogene Holst, daughter of HOLST, Gustav; English -
H = Hopkinson - FIELD, John; Irish -
H = Ronald M. Huntington - LEO SOWERBY
HG = -?-HANDEL
HHA = -?-HANDEL
HOB = Anthony Von Hoboken - Dutch - (1887-1983) - HAYDN - pub:1957, 1971
HW = H. Wohlforth - BACH, J. C. F.
HWV = Baselt's 'Handel Werkes Verzeichnis' - HANDEL -
J = Wilhelm Jahns - -(1809-1888) - WEBER - pub:1871
JC = Jenkins, Newell; English. (8 FEB 1915 - 1996) and Churgin - SAMMARTINI
K = Kremsmunster and H. Kralk - DITTERSDORF - pub:1913
K = Oskar Kaul - German - (11OCT1885-17JUL1986) - ROSETTI - pub:1912, 1968
K-E = Alfred Einstein - German American - Revision of Kochel's Mozart works pub:1937, 1947
K = Ludwig Von Kochel - Austrian - (1800-1877) - MOZART Works - 6th Edition, pub:1964
K = Kaul - FRANCESCO ANTONIO ROSETTI
K Anh = Kochel-Anhang - - - - Supplement to Kochel
Kv = Kochel's Verzeichnis. (see Kochel, above).
Kg = George Kinsky - German - (1882-1951) - Completed by Hans Helm - BEETHOVEN - pub:1955
K or Kk = Ralph Kirkpatrick - American - (1911-1984) - D. SCARLATTI - pub:1953, 1957, 1968 ( )
L = Francois Lesure (Leh zhoor A) - French - (23MAY1923-?) - DEBUSSY - pub:1977
L = Alessandro Longo - Italian - (1864-1945) - D. SCARLATTI - pub:1906, 1908
LWV = Schneider 's 'Lully Werkes Verzeichnis' - LULLY
M = Frederick Marvin - American - (1923- ?) - SOLER ( )
M = 'Meta' Paul Rapoport - HOLMBOE, Vagn; Danish b-20DEC1909 -
M = Gian Francesco Malipiero - Italian - (18MAR1882-1AUG1973) - VIVALDI - (See R = Ricordi, publisher)
M = Gian Francesco Malipiero - Italian - (18MAR1882-1AUG1973)- MONTEVERDI - pub:1926,'42
M = Munter, F. - IGNAZ VON BEEKE
M = Murray - FRANCESCO ANTONIO ROSETTI
MS = Hafner - MOLTER
MWV = Hafner's 'Molter Werkes Verzeichnis' - MOLTER
P = Pedarra - OTTORINO RESPIGHI
P = Perger - J. MICHAEL HAYDN
P = Marc Pincerle - French - (1888-1974) - VIVALDI - pub:1948
P = Posttolka - LEOPOLD KOZELUH
R = Ricordi, publisher of Malipiero's catalog of - VIVALDI
R = Riedl - GOTTLIEB MUFFAT
R = Rice - ADELBERT GYROWETZ
R = Mario Rinaldi - - - -VIVALDI - pub:1945
R = Gilbert Rowland - Scottish, Glasgow -(1946- ) - Started SOLER catalog and series of recordings of harpsichord works in 1975
Ra = Peter Raabe - German - (1872-1945) - LISZT - 1931, 1968
RO = Robert Offergeld - GOTTSCHALKS works
Ry = Peter Ryom - Danish - B-1937/D- ? - VIVALDI - 1973
RV = Peter Ryom's Verzeichnis - ANTONIO VIVALDI
S (See BWV, above)
S = Siebel - HEINICHEN, Johann David; German b-17 APR 1683 d-16 JUL 1729
S = Smith - LEOPOLD SYLVIUS WEISS
Se = Humphrey Searle - English - B-1915/D-1982 - LISZT - pub:1954, 1966
SR = Father Samuel Rubio - SOLER
SWV = Bittinger - SCHUTZ
SZ = Andreas Szollesy - Hungarian - (27FEB1921- ?) - BARTOK thematic works
TFV = Franz Trenner - RICHARD STRAUSS
TWV = Kassel's 'Telemann Werkes Verzeichnis' - TELEMANN -
VB = Bertil H. Von Boer, Jr. 'Systematisch Thematisches Werkes Verzeichnis' - KRAUSS, Johann -
VB = Homolya and Benko's 'Valentini Bakfark Opera Omnia' BAKFARK, Balint -
WoO = Work Without Opus Number (Given to unpublished opus of any composer)
WoO = George Kinsky's catalog of Beethoven's Works Without Opus Numbers
Wq (Wot) = Alfred Wotquenne - Belgian - (1867-1939) - BACH, C. P. E. - pub:1905 ( )
Wq (Wot) = Alfred Wotquenne - Belgian - (1867-1939) - GLUCK - pub:1904
WV = Scholz-Michelitch 'Wagensil Verzeichnis' - WAGENSEIL, Johann Christophe; German b-26NOV1633 d-9 OCT 1708 -
WWV = Deatheridge, Geck and Voss 'Wagner Werkes Verzeichnis' - WAGNER -
Z = Franklin B Zimmerman - American - (1923- ?) - PURCELL - pub:1961, 1963, 1975
Z = Anita Zakin - VACLAV PICHL
Z,WoO = D. Zimmerschied - Themtisches Verzeichnis der werkes "Catalog of HUMMEL works", WoO pub:1971, Revised June, 1974
Internet
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top