thuande4(3,11)truyentin

Câu 3: Nêu vai trò, chức năng tầng giao vận

Vai trò và chức năng của tầng giao vận:

Trong mô hình OSI, thường phân biệt 4 tầng thấp (Physical, Data Link, Network, Transport) và 3 tầng cao (Session, Presentation, Application). Các tầng thấp quan tâm đến việc truyền dữ liệu giữa các hệ thống cuối (end systems) qua phương tiện truyền thông, còn các tầng cao tập trung đáp ứng các yêu cầu và các ứng dụng của người sử dụng. Tầng Giao vận là tầng cao nhất của nhóm các tầng thấp, mục đích của nó là cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu sao cho các chi tiết cụ thể của phương tiện truyền thông được sử dụng ở bên dưới trở nên “trong suốt” đối với các tầng cao. Nói cách khác, có thể hình dung tầng Giao vận như một “bức màn” che phủ toàn bộ các hoạt động ở các tầng thấp bên dưới nó. Từ đó, nhiệm vụ của tầng Giao vận rất phức tạp. Nó phải được tính đến khả năng thích ứng với một phạm vi rất rộng các đặc trưng của mạng. Chẳng hạn, một mạng có thể là “có liên kết”, có thể là tin cậy hoặc chưa đảm bảo tin cậy,…. Nó phải biết được yêu cầu về chất lượng dịch vụ (Quality of Service – QOS) của người sử dụng, đồng  thời cũng phải biết được khả năng cung cấp dịch vụ của mạng bên dưới. Chất lượng của các dịch vụ mạng này tùy thuộc vào loại mạng khả dụng cho tầng Giao vận và cho người sử dụng cuối. CCITT và ISO đã định nghĩa 3 loại mạng sau đây:

-         Mạng loại A: Có tỷ suất lỗi và sự cố có báo hiệu chấp nhận được (tức là chất lượng chấp nhận được). Các gói tin được giả thiết là không bị mất. Tầng Giao vận không cần cung cấp các dịch vụ phục hồi (recovery) hoặc sắp xếp thứ tự lại (resequencing).

-         Mạng loại B: Có tỷ suất lỗi chấp nhận được nhưng tỷ suất sự cố có báo hiệu lại không chấp nhận được. Tầng Giao vận phải có khả năng phục hồi lại khi xảy ra lỗi hoặc sự cố.

-         Mạng loại C: Có tỷ suất lỗi không chấp nhận được (không tin cậy). Tầng Giao vận phải có khả năng phục hồi lại khi xảy ra lỗi và sắp xếp thứ tự lại các gói tin.

Với mạng loại A thì công việc của tầng Giao vận sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, rất nhiều mạng lại chỉ có được chất lượng dịch vụ của mạng loại B và loại C. Bởi thế khi xác định dịch vụ và giao thức cho tầng Giao vận cần phải quan tâm đến cả những trường hợp chất lượng dịch vụ mạng là xấu nhất. Và nhiệm vụ của tầng Giao vận là phải lựa chọn được dịch vụ và giao thức Giao vận thích hợp với loại mạng cho trước.

Từ 1984, CCITT đã công bố các khuyến nghị về dịch vụ (X214) và giao thức (X224) cho tầng Giao vận trong trường hợp mạng “có liên kết”. ISO sau đó cũng đã công bố các chuẩn tương ứng (ISO 8072 và ISO 8073) dựa trên các khuyến nghị của CCITT. Sau đây sẽ xét những nội dung cơ bản của các chuẩn nói trên.

CÂU 11: CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG TRUYỀN KHÔNG DÂY = SÓNG RADIO VÀ SÓNG HỒNG NGOẠI

-                     (**)Các sóng radio đc sd rộng rãi trong nhiều ứng dụng bao gồm phát thanh , truyền hình đại chúng, và các mạng điện thoại di động . Vì sóng radio có thể xuyên qua dễ dàng  các chướng ngại vật như những bức tường nên các pp điều khiển chặt chẽ đc áp dụng khi dùng phổ radio, dải ứng dụng nghĩa là băng thông của radio khan hiếm. Đối với một ứng dụng đặc biệt , một băng tần xác định phải đc phân phối một cách chính thức. các nhu cầu giới hạn phát sóng radio vào một băng tần nào đó trong các máy thu lien quan chỉ chọn các tín hiệu trong băng tần này làm cho các mạch điện liên quan đến các hệ thống truyền tin radio phức tạp hơn nhiều so với những j đc dùng trong các hệ thống thông tin bằng hồng ngoại.

-                     Tổn thất đường truyền: tất cả các máy thu radio đều đc thiết kế để hoạt động với một tỉ số SNR quy định , nghĩa là tỉ số giữa năng lượng tín hiệu thu đc trên năng lượng của nhiễu tại máy thu k đc thấp hơn một giá trị cho trc

-                     Nhiễu xuyên kênh : Vì sóng radio lan truyền xuyên qua hầu hết các chướng ngại vật với mức suy jam vùa phải , điều này cí thể tạo ra sự tiếp nhận  nhiễu từ các máy phát khác cũng đang hoạt động trong cùng băng tần và đc dặt trong phòng kế cận của tòa nhà hay trong tòa nhà khác.

-                     Đa Đường: Các tín hiệu radio chịu ảnh hưởng bởi đa đường, nghiaw là  tại bất cứ thời điểm nào máy thu đều nhận đc nhiều tín hiệu xuất phát từ cùng một máy phát, mỗi tín hiệu đc dẫn theo một con đường khác nhau jua máy phát và máy thu. Điều này đc gọi là sự phân tán đa đường và khiến cho các tín hiệu lien quan đến mẫu/bit trc xuyên nhiễu các tín hiệu liên quan đến mẫu/bit kế tiếp. Điều này đc gị là nhiễu xuyên mẫu, Tốc độ bit càng cao,khoảng thời bit càng ngắn thì mức xuyên mẫu càng lớn.

-                     (**) Đường truyền bằng sóng hồng ngoại: Các ứng dụng truyền sóng bằng hồng ngoại như: hệ thống truyền dẫn bằng sợi quang và các áp dụng từ xa khác nhau. Một ưu điểm của hồng ngoại so với sóng radio là không có quy định nào trong việc dùng nó. Khi sd sóng hồng ngoại làm môi trường truyền đó là nhiễu gây ra bởi ánh sáng môi trường xung quanh, ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang và các ánh sáng môi trường xung quanh.

-                     Các thiết bị: trong các ứng dụng mạng lan không dây, chế độ hoạt động là điều chế cường độ tín hiệu hồng ngoại ở ngõ ra cuả bộ phát quang bằng một tín hiệu điện. các dấu hiệu thay đổi cường độ trong tín hiệu hồng ngoại thu đc tại bộ thu quang đc chuyển trở lại thành các tín hiệu tương ứng.

-                     Các topo: các liên kết hồng ngoại đc dùng 1 trong 2 chế độ: điểm nối điểm và phát tán. Trong chế độ điểm nối điểm, thiết bị phát quang hướng trực tiếp đến bộ thu quang, trong thực tế thường là photodiode, do đó các bộ phận phát quang công suất thấp hơn nhiều và các bộ phận thu quang có độ nhạy kém hơn có thể đc dùng. Chế độ hoạt động này khá thick thợp cho việc cung cấp một liên kết không dây jua 2 thiết bị.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top