VĂN ÁN

Truyện là lấy bối cảnh thời Pháp thuộc .
Mọi thứ trong truyện đều hư cấu

GIỚI THIỆU NHÂN VẬT

Sóc Trăng * 1935.

Cô út Nguyễn Đào Lam ,tròn 23 tuổi .Con của ông Lí Trưởng Nguyễn ở làng Thượng Ân ,giàu nhất vùng .Ai cũng ngưỡng mộ trước sắc đẹp đến tri thức của cô ,cô thông thạo tiếng Pháp ,tiếng Hoa và rất chăm học hỏi .Tính tình cô út hiền hòa ,có chút nghịch ngợm...


Cô tư con của ông hội đồng Phạm,cũng ở làng Thượng Ân . Cũng như cô út Đào Lam ,cô tư Phạm Thiên Yết ,26 tuổi cũng được mọi người mến mộ bởi cô có nét đẹp riêng , với nước da ngâm chứ không trắng muốt như cô út nhà kia .Tính tình đôi chút lạnh lùng, nhưng đó chỉ là người ngoài nhìn vào thôi nghen chứ tiếp xúc rồi mới biết cô dễ thương lắm đến cô út Lam cổ còn mê luôn mà .Về tri thức thì khỏi nói rồi cổ giỏi không khác gì Đào Lam đâu đa.

Ở quá khứ

Sài Gòn, năm 1920

Những con đường lát đá trải dài dưới tán cây me cổ thụ, bóng râm che phủ những dinh thự kiểu Pháp xen lẫn những ngôi nhà mang dáng dấp truyền thống Nam Kỳ. Phố xá tấp nập, người kéo xe tay, quý ông Tây phương trong bộ âu phục chỉnh tề, thương nhân người Hoa, người Việt trao đổi mua bán. Sài Gòn là nơi giao thoa giữa văn hóa Đông Tây, giữa nhung lụa giàu sang và những mảng tối của một thời đại nhiều biến động.

Bên trong một tòa biệt thự rộng lớn xây theo lối kiến trúc Pháp, Nguyễn Tuệ Tĩnh, cậu bé chín tuổi, khoanh tay tựa người vào cửa sổ, đôi mắt đen sâu thẳm lặng lẽ nhìn ra vườn. Cậu mặc bộ áo dài gấm xanh nhạt, mái tóc đen mềm rủ xuống trán, khuôn mặt nhỏ nhắn mang vẻ trầm lặng như người lớn.


Cậu là con trai trưởng nhà họ Nguyễn, một gia tộc thương nhân giàu có bậc nhất Nam Kỳ. Cha cậu, Nguyễn Đình Hòa, là một tư sản có thế lực, nắm trong tay nhiều đồn điền cao su, kinh doanh vận tải và có cổ phần trong các hãng tàu biển do người Pháp quản lý.

Cạnh nhà họ Nguyễn là nhà họ Trần. Ông Trần Bá Lĩnh, cha của Trần Hoàng Nghiêm, xuất thân là thương nhân gốc Hoa, giàu có nhờ kinh doanh vận tải đường thủy, sở hữu một đội tàu chở hàng lớn khắp Đông Dương. Hai gia đình hợp tác chặt chẽ, cũng là đồng minh trong giới thương nhân thượng lưu.

Nguyễn Tuệ TĩnhTrần Hoàng Nghiêm lớn lên cùng nhau từ nhỏ, cùng được gửi vào trường Collège Chasseloup-Laubat, một trong những trường danh giá nhất thời bấy giờ. Cả hai đều được học tiếng Pháp, đàn, cưỡi ngựa, đấu kiếm và võ thuật.

Tuy cùng xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, tính cách hai đứa lại trái ngược.

Tuệ Tĩnh trầm tĩnh, ít nói, luôn giữ kẽ và có phần kiêu ngạo. Vì được cha dạy dỗ nghiêm khắc, cậu học cách kiềm chế cảm xúc, luôn duy trì hình tượng hoàn hảo của một thiếu gia quyền quý.

Trái lại, Hoàng Nghiêm, lúc ấy mười một tuổi, sôi nổi, lém lỉnh và đầy tinh thần nghĩa hiệp. Cậu không thích gò bó, thường trốn học để chạy rong trên phố, chơi đùa với đám trẻ bản xứ. Cậu thích khám phá cuộc sống hơn là tham dự những bữa tiệc xa hoa của người Pháp.

Dù khác biệt, cả hai vẫn là bạn thân. Tuệ Tĩnh tuy ít nói nhưng luôn theo sau Hoàng Nghiêm, như một cái bóng nhỏ bé trầm lặng bên cạnh một cơn gió hoang dã.

Mọi chuyện sẽ ra sao ,liệu những tình cảm thời đấy rồi sẽ đi về đâu ,trước nhiều định kiến trái ngang thời bấy giờ...

"Đàn cò bay về nơi thương nhớ

Nhớ bến sông xưa, in hình bóng của người yêu

Gió đưa mây, làn mây tím, sóng xô ngập ngừng

Chiều dần buông vẫn còn chờ ai

Như tóc em bay, bay theo lòng thủy chung câu hẹn ngày xưa”.


Chú thích:

* Năm 1935, Sóc Trăng vẫn được gọi là Sóc Trăng, nhưng vào thời kỳ đó, nó thuộc tỉnh Bạc Liêu trong Liên bang Đông Dương do Pháp cai trị.

Trước đó, vào thời nhà Nguyễn, Sóc Trăng được gọi là Srok Kh'leang trong tiếng Khmer, có nghĩa là "kho bạc" hoặc "nơi cất giữ vàng bạc". Khi thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đổi thành "Sóc Trăng" theo cách đọc trại âm từ tiếng Khmer.

Mãi đến năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa mới tách Sóc Trăng ra khỏi Bạc Liêu để lập tỉnh mới, vẫn giữ tên là tỉnh Sóc Trăng.

Vì viết về thời xưa nên au cũng hong hẳn là rành nên có gì mọi người bỏ qua cho mình nha .

Tác giả : -Bắp- ; -Q-

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top