Chap 1:Lần đầu


Nguyễn Cao Sơn Thạch có thể quên nhiều thứ,và không thích nhớ nhiều thứ.Nhưng cái ngày cha hắn đem chàng trai đó về nhà thì đến chết hắn cũng không quên đượcNhà họ Nguyễn Cao vốn là một dòng họ có truyền thống hiếu học.Từ ba đời trở về nay,đời nào cũng có người làm quan,đỗ cử nhân,tiến sĩ.Chính người cha đáng kính của Thạch cũng là một người học rộng biết nhiều,thi cử đỗ đạt,làm đến chức Lại Bộ Thượng Thư.Vì thế mà từ khi Sơn Thạch sinh ra đã đường hoàng là một cậu ấm,sống không thiếu thốn một thứ gì.Truyền thống dòng họ là như thế,nhưng cậu ấm Thạch có vẻ không màng đến sách vở cho lắm.Hắn thích rèn luyện võ nghệ,ham mê đao kiếm hơn là văn chương.Có lẽ cái gen này thừa hưởng từ mẹ hắn,con gái một vị tù trưởng ở vùng núi.Phu nhân quan Thượng Thư là một người con gai góc của xứ rừng thiêng nước độc,thường theo cha chinh phạt nhiều xứ nguy hiểm,trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ,gan dạ,đặc biệt rất tinh thông võ nghệ.Tiếc là Sơn Thạch không nhớ gì nhiều về mẹ hắn,bởi mẹ hắn mất từ khi hắn mới lên ba.Kỉ vật duy nhất Thạch còn giữ về mẹ là cái móng hổ dài ba tấc rưỡi hắn đeo trên cổ,là vật sinh thời mẹ hắn hay mang bên mình như bùa hộ mệnh khi về nhà chồng.

Năm tháng qua đi,Sơn Thạch bây giờ đã là cậu thiếu niên 14 tuổi.Sau khi mẹ hắn mất,ba hắn lấy thêm vợ lẽ,rồi hắn cũng có thêm những đứa em cùng cha khác mẹ,nhưng Sơn Thạch vẫn được ba cưng chiều,dành hết tâm huyết nuôi nấng.Dù sao nó vẫn là con cả,phần nữa nó rất giống người phụ nữ đầu tiên ông yêu.Chỉ có một điều khiến quan phiền lòng,là đến bây giờ nó vẫn chưa thèm ngó ngàng gì đến sách vở.Ngày bé ông có cho nó đi học,cũng đã nhận mặt chữ,nhưng rồi nó không thèm học gì nữa,chỉ chăm chăm suốt ngày bắn cung rồi đấu kiếm.Khuyên nhủ răn đe thế nào cũng không được,quan đành chịu.Nó biết điểm yếu của ba nó là không bao giờ đánh nó,nên nó cứ nhơn nhơn ra,nhiều lúc láo không bảo được.Thế nên quan cũng đau đầu lắm.Ông trăn trở ngày đêm với một câu hỏi:"Làm sao để con hứng thú với chuyện đèn sách đây?"

Và rồi,vị quan hiền ấy tìm thấy câu trả lời trong chuyến đi dạo nọ.

Một ngày kia,quan sang nhà một người bạn ở làng bên để bình văn và thưởng trà.Lâu rồi không gặp người bạn đồng môn,quan không khỏi hoài niệm về những ngày còn thơ,mấy đứa cứ guốc mộc áo nâu mà đi học cùng nhau,ngày mưa cũng như ngày nắng.Giờ thì đứa làm quan,đứa làm ruộng,đứa làm thầy nho nhưng vẫn chung niềm vui thú văn chương,thỉnh thoảng vẫn hẹn nhau đến bình văn và bàn chuyện thế sự.Cũng vì là qua nhà bạn,quan không sửa soạn nhiều,chỉ mang theo một người gia nhân thân cận để che nắng cho mình.Đến khúc đường sát ruộng,quan bỗng thấy một con trâu to,lông đen óng đang bắt đầu nhá sang những cây lúa mọc gần bờ đê.Quan kêu lên đuổi trâu ra chỗ khác,lòng thầm nghĩ trâu nhà ai lại để đi ăn lúa nhà người ta thế này.

-Nô,ngươi ra cột trâu lại,để ta đi tìm chủ nó.Thằng Nô vâng dạ rồi đi làm ngay.Quan đi quanh ngó nghiêng xem có người không.Trời nắng chang chang mà giữa trưa rồi cũng chẳng mong gặp ai ra đồng được

-Ơ thằng bỏ mẹ nào trộm trâu nhà bố mày đấy?

Quan giật mình quay lại xem ai chửi.Từ đằng xa một cậu thanh tầm mười tám đôi mươi chạy lại,mặc quần áo bà ba nâu,gấu quần dính bùn.Nhưng trên tay cậu ta lại là một quyển sách trông rất mới,đối lập hẳn so với trang phục.Thấy quan,cậu đứng lại,vòng tay kính cẩn chào

-Bẩm ông!Con vừa bị mất trộm con trâu,ông đi qua có thấy ai lấy không ạ?Mà rõ ràng con thả nó quanh đây thôi.

-Ta lấy đấy.

-Ông đùa con đúng không?-Cậu thiếu niên cười vẻ không tin.Quan nghiêm giọng lại:

-Sao đi chăn trâu mà không để ý,để trâu ăn lúa nhà người ta?

Cậu trai xám mặt lại,hết cả vẻ tinh ranh vừa nãy.Cậu lắp bắp:

-Có..có chuyện như vậy sao...con..con...Chưa nói hết câu,chàng trai đã quỳ rạp xuống nền đường muốn tạ lỗi.Quan thấy vừa buồn cười vừa thương hại,liền đỡ cậu dậy:

-Lần đầu,ta bỏ qua.Còn trâu ta buộc ở gốc đa đằng kia đấy.

-Dạ,con đội ơn ông-Chàng thanh niên cúi đầu,vẫn có vẻ hối hận.Quan nhìn một lượt từ đầu đến chân,ánh mắt ngừng lại ở cuốn sách nãy giờ vẫn cầm khư khư trên tay.

-Thế ngươi đi đâu mà để trâu chạy lung tung thế này?

-Con về nhà cất mấy quyển sách vào hòm,không chuột nó cắn mất-Cậu trai lúng túng,di di chân xuống mặt đường đất.Quan tò mò nhìn vào tựa sách.Sách "Dịch kinh phu thuyết" của quan Hình Bộ Thượng Thư Lê Quý Đôn.Ông nhận ra ngay,vì ở nhà có một quyển do chính y tặng.

-Ngươi là học trò sao?

-Dạ

-Thế đã lên kinh ứng thi lần nào chưa?

-Cũng đôi ba lần,con vừa đỗ cử nhân thì mẹ con mất,con về làm ma chạy cho mẹ xong cũng không lên kinh thành nữa vì còn phải quán xuyến việc gia đình.

Quan khá bất ngờ vì cái đứa nhóc này,người ngợm thì không khác gì thằng Nô kia mà sức học lại khủng khiếp đến vậy.Vẫn chưa tin hẳn,ông định thử tài hắn xem sao.

-Trong sách kia đọc đến chỗ nào,đọc thuộc trầm ta nghe.Không cần xem lại.

-Dạ,con xin đọc:Đại để đạo trong gầm trời chỉ là thiện ác mà thôi. Có điều cái ngôi của người ta ở phải khác nhau, cái thời của người ta gặp phải không giống nhau, mà cái cơ của nó rất nhỏ, chỉ vì người trong thiên hạ không thể hiểu thấu, cho nên thánh nhân dùng phép bói toán đó để dạy người, khiến cho người ta lúc bình cư thì xem Tượng ngẫm lời, lúc hành động thì xem sự biến đổi mà ngẫm Lời chiêm đoán, không bị mê muội trong đường phải trái được mất. Bởi vậy, sách này nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu đều dùng. Câu nói trong sách - của các đời đó - tuy không giống nhau, lời nói trong sách - của các đời đó - tuy không thấy hết, nhưng đều do quan Thái bốc coi giữ để dùng vào việc bói toán. Coi như họ Tả đã chép, lại càng có thể thấy chỗ cổ nhân dùng Dịch. Bởi vì gọi là tượng chỉ là mượn những vật mà mọi người cùng biết, để hình dung lý của các việc, khiến cho người ta biết sự nên bỏ, nên lấy mà thôi. Cho nên từ Phục Hy đến Văn Vương Chu Công, tuy là do sơ lược đến tường tận, mà cái gọi là công dụng của việc xem bói thì vẫn có một. Nghĩa là trong cách xem bói kia vẫn có cái lý dùng để xử trí việc này. Cho nên phương pháp của nó dường như thô thiển, nhưng theo sự hiền ngu của từng người, thảy đều gặp được chỗ dùng. Bởi vì Văn Vương tuy là có Tượng nhất định, có Lời nhất định, nhưng cũng đều là nói trông chỗ này phải xử như thế, không hề gắn chặt vào các vật. Cho nên mỗi quẻ mỗi hào đều đủ bao bọc những việc vô cùng, không thể chỉ lấy một việc chỉ định.

Ở trong hào quẻ, cũng có chỗ chỉ mọi việc, như "lợi kiến hầu", "lợi dụng tế tự", v.v... ngoài ra đều không chỉ về một việc mà nói. Vì vậy, mới thấy công dụng của Kinh Dịch không gì không cai quát, không gì không lan khắp, chỉ xem người ta dùng nó ra sao mà thôi.

Đến đấng Phu Tử mới thuần theo lý mà nói, tuy rằng vị tất đã là bản ý của vua Hy vua Văn, nhưng mà theo việc nói lý, cũng là như thế. Có điều không thể lấy thuyết của Phu Tử làm thuyết của Văn Vương....

-Ngươi dừng ở đó được rồi-Quan mỉm cười.Ông biết mình đã tìm được đúng người có tài,còn trẻ nữa.Một người như vậy,gia cảnh như vậy,nói quan làm ngơ sao được.Ông liền đề nghị:

-Ta thực ra là quan Lại Bộ Thượng Thư của triều đình.Ta thấy con là người có tài,nhưng gia cảnh lại không cho phép phát triển,vậy ta muốn con theo ta về nhà,ta cho con tiếp tục học,đổi lại con hãy dạy chữ cho con cháu nhà ta,con thấy thế nào?

Chàng trai sững sờ,mắt mở to như thể người trước mắt vừa dắt ra một con lạc đà vậy.Cậu lắp bắp,có vẻ con chưa tin đó là sự thật:"Nhưng...nhưng...quan lớn nói thật chứ ạ?"

-Đương nhiên là thật,ta không gạt con đâu.

-Nhưng còn mọi người...mọi người trong gia đình không biết sao?

-Ta sẽ nói sau.Họ sẽ hiểu con thôi.

Mặt người thanh niên ấy chợt sáng bừng như có nắng.Nếu không phải còn đứng trước mặt quan lớn chắc cậu đã nhảy cẫng lên sung sướng rồi.Cậu chắp tay cảm ơn rối rít:"Con cảm ơn ông!Con đội ơn ông nhiều!"

Quan lớn đỡ cậu dậy,ôn tồn nói:"Về nhà sắp xếp đồ đi,hai giờ nữa ra cổng làng đợi ta,ta đưa về"

* * *

Lần đầu tiên ngủ ở một nơi xa lạ,Lê Trường Sơn không khỏi có chút nhớ nhà.

Khác xa với dự đoán,người nhà quan rất quý Sơn.Mấy đứa nhỏ cũng quấn quýt anh hoài,kêu anh kể chuyện rồi hỏi sách hỏi chữ.

Duy chỉ có một người,từ lúc anh đặt chân vào nhà đến giờ là giãy đùng đùng như phải bỏng.

-Cha bị sao vậy?Tự dưng rước thầy về nhà làm gì?Con cũng có học đâu?

-Con đừng có mà mất nết!Người ta hơn con có ba tuổi mà đã đỗ đạt thành tài.Giờ này đáng ra người ta có thể ra làm quan,quyền cao chức trọng nhưng vì hoàn cảnh gia đình mà bỏ lỡ.Con không học,để các em nó học.Đừng có nói cha phải làm này làm kia!

-Cha!

-Ta không nhịn con nữa đâu.Mang tiếng là con nhà hiếu học mà bây giờ khéo không viết nổi một chữ cho ra hồn.Con xem lại mình đi!

Dứt lời,một chiếc guốc mộc phi thẳng về phía cậu ấm Thạch,may mà hắn né kịp.Hắn bực bội đi ra sau vườn,tông cả vào Sơn đang đứng ngoài cửa,nhưng hắn không để tâm mà bước qua luôn.

Quan đã ngó thấy Trường Sơn ngoài cửa,liền gọi anh vào.Ông bùi ngùi tâm sự

-Con trai cả ta đấy.Nó hoang đàng chi địa,suốt ngày lông bông bày chuyện võ vẽ đánh nhau.Con đừng để bụng nó nhé.

-Dạ vâng ạ.

-Nó giống mẹ nó lắm.Bên ngoài thì gai góc cộc tính,nhưng thực ra sống tình cảm rất nhiều.Nó không hay thể hiện ra ngoài vì không muốn người khác biết.Ta thì nuông chiều nó,thành ra nhân cách nó cũng chưa được rèn giũa nhiều,vẫn còn mải mê,ham chơi.Giá như mẹ nó còn sống,có khi nó sẽ khác...

Trường Sơn lặng im,nhìn xéo qua sân sau.Nơi đó có một cậu thiếu niên đang tập kiếm.Nhìn cậu ta như vậy,ít ai biết rằng cậu ta đã trải qua một tuổi thơ thiếu vắng tình thương của mẹ.Nghĩ vậy,Trường Sơn không còn thấy cậu ấm đáng ghét,mà chỉ thấy một nỗi cảm thương xót xa trong lòng.

Trở lại đêm hôm đấy.Trường Sơn đứng trước hiên nhà,ngắm ánh trăng soi rọi qua mái hiên mà nhớ về những ngày còn ngồi dưới ngôi nhà tranh mái lá.Rồi anh dợm bước đi ra sân,loanh quanh một lúc rồi vòng ra sân sau xem có gì.

Ở đó,Sơn Thạch vẫn đang luyện võ.Nhưng có vẻ có điều gì làm hắn mất tập trung,vì ám khí hắn ném ra cứ trượt khỏi hình nhân liên tục.Có vẻ Thạch như vậy đã khá lâu,hắn cũng bắt đầu mất kiên nhẫn.Hắn quyết định làm một cú thật mạnh,như cú chốt hạ.Ám khí tung ra lượn một đường vòng cung đẹp mắt,nhưng trúng vào tường.

Sẽ chẳng có gì xảy ra,nếu cái vật nho nhỏ ấy không quành lại và cắt thẳng vào mặt người ném nó .

Lúc đầu Sơn Thạch không thấy đau lắm,chỉ hơi ngứa ngứa.Hắn vô thức đưa tay lên mặt,và khi nhìn lại tay mình,hắn kinh hoàng nhận ra tay hắn đã đỏ lòm những máu.Thạch càng cố lau thì máu càng ra nhiều,lần này hắn lúng túng thật sự.Trường Sơn không thể đứng nhìn thêm nữa,liền chạy ra ngăn hắn lại:

-Đừng lau nữa!Đứng đây chờ tôi!

Sơn chạy ra góc vườn,ngắt lấy đọt chuối non nhai dập,xong lại gần Sơn Thạch.

-Đưa tôi xem nào-Trường Sơn khẽ gỡ tay cậu ấm Thạch ra,và điều kì lạ là hắn cũng tuân theo.Anh đắp miếng bã chuối vừa nhai dập vào vết thương trên gò má cậu.Máu gần như ngừng chảy ngay lập tức.Sơn thở phào nhẹ nhõm,định buông tay ra để lấy băng băng lại cho cậu ấm,nhưng có một bàn tay giữ cổ tay anh lại.

Đó là tay của Sơn Thạch

-Làm ơn...anh giữ lâu hơn một chút được không?

-Nhưng cậu vẫn phải băng bó lại mà cậu chủ?

-Xin anh...một chút thôi.

Trường Sơn nghe cái giọng năn nỉ đến tội của cậu ấm,đành giữ yên tay mình trên đó.Sơn Thạch lim dim mắt như tận hưởng cái gì,vẻ rất thoải mái,làm Sơn bất giác nhớ đến con cún vàng nhà hàng xóm mà hồi nhỏ mình hay chơi cùng

-Sao anh biết lá chuối giúp cầm máu vậy?

-Ngày xưa ba tôi làm thầy thuốc.Tôi hay lấy sách của ba để đọc,nên cũng biết ít nhiều

-Anh thích đọc sách sao?

-Ừm.Đọc sách hay lắm.Tôi biết được nhiều thứ hơn là chỉ những thứ dưới mái tranh nhà tôi

Tôi thấy cậu cũng là người nhanh nhạy.Chiều nay lúc dò bài cho mấy đứa nhỏ,câu nào chúng không trả lời được cậu đều nhắc chúng còn gì?

-...

-Tôi thấy cậu giỏi võ lắm,tôi có xem cậu tập kiếm hồi chiều.

Nhưng chẳng phải văn võ song toàn thì tốt hơn sao?

-...

Thôi được

Tôi sẽ học lại.

Nhưng anh phải dạy tôi đấy nhé.

-Chắc chắn

-Hứa đi

-Tôi hứa sẽ dạy cậu mà-Trường Sơn mỉm cười,bất giác áp tay còn lại lên má Sơn Thạch.

Sơn Thạch chợt cảm thấy lòng mình ngập tràn nắng và gió ấm,như thể đang đắm mình trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top