thu van kiet

Thính giả Phạm Khôi từ TPHCM gửi thư cho BBC

Tôi rất thích thú khi đọc những tâm tình của VVK. Với những ngừơi trẻ như tôi ở Việt Nam, việc chấn hưng đất nước là quan trọng nhất. Thời kỳ nào, bất cứ đâu cũng có người tốt và kẻ xấu.

Ngay cả trong thời chiến tranh Việt Nam, theo nhật ký của Thùy Trâm, không phải người Cộng sản Việt Nam nào lúc đó cũng tốt cả. Tuy nhiên, nếu mình là một người yêu nước thì dù đứng ở hàng ngũ nào cũng phải thể hiện hết lòng yêu nước đó.

Trên bình diện này, người VNCS hay VNCH nếu vì sự ấm no, hạnh phúc, và an toàn của người dân đều đáng được ca ngợi và ghi vào lịch sử. Do đó, tôi rất cảm phục cái nhìn sâu sắc của cựu thủ tướng VVK khi Ông cho là "giang sơn Việt Nam, văn hoá Việt Nam không của riêng ai..." nó là của bất kỳ ai mang trong mình ! dòng náu Việt.

Tôi không có nhiều định kiến về VNCH hay VNCS bởi bản thân tôi không theo ai và cũng không biết ai cả hai phe đó dù gia đình tôi di cư từ Bắc vào 1954, cha mẹ tôi tham gia quân đội và chính quyền VNCH, bản thân tôi sanh ra và lớn lên sau chiến tranh. Nhưng tôi luôn một lòng hướng về đất nước mình.

Tôi luôn tự hào về những gì người Việt làm ra. Tôi tự hào về những gì người VNCS đã làm nên, đồng thời cũng tự hào cả những gì người VNCH đã xây dựng. Tỉ như, nền giáo dục có rất nhiều điểm sáng của VNCH (mà sau này VNCS còn phải học theo như phân ban...) hay như việc đội tuyển bóng đá MNVN giành chếin thắng trước Nhật Bản, Quán Quân Châu Á... đều là niềm tự hào của tôi (và của tất cả mọi người khác).

Tôi cũng rất tự hào về những thành tựu c! a VNCS đạt được trong kinh tế, ngoại giao, chính trị, quân sự và xã hội. Và tôi cũng rất tự hào về những thành công vang dội của người Việt ở nước ngoài trên mọi lĩnh vực như Lee Nguyễn trong thể thao. Tôi thích nghe nhạc Trịnh, Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ... và tôi cũng thích nghe nhạc Thanh Tùng, Dương Thụ,...

Với tôi những sáng tác đó đều rất hay và đáng được mọi người Việt trân trọng. Do đó tôi càng thích thú hơn với lời của vị cựu thủ tướng VN VVK và cũng rất xúc động trước các phát biểu của Ông Nguyễn Cao Kỳ trong chuyến về thăm VN.

Tuy nhiên tôi cũng biết căm thù. Tôi căm thù bất cứ ai nhân danh bất cứ chủ thuyết nào mà làm xâm hại đến hình ảnh dân Việt Nam dù đó là VNCH hay VNCS. Tôi căm ghét sự tham nhũng của chế độ Nguyễn Văn Thiệu bao nhiêu thì càng căm phẫn bọn tham ô tham những hiện nay tại Việt Nam bấy nhiêu. Những kẻ đó dù ở phe nào cũng đều là tội đồ của dân tộc. Trân trọng!

Một công dân Việt Nam

Khi xem bài của Ngài "ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC - CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA" tôi đã phải in ra để mà nghiền nghẫm, đọc đi đọc lại nhiều lần.

Ngài đã nhận định đúng! Nhờ có đoàn kết mà chúng ta, trong thời gian ngắn ngủi 21 năm (1954 - 1975 ), đã hai lần giành độc lập và thống nhất cho đất nước Việt Nam. Nhưng "rất tiếc" hai lần "thành công" đều mắc bệnh kiêu binh!

Ngài nhìn nhận rằng nước Việt Nam ta độc lập,thống nhất (chứ chưa tự do, dân chủ) và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Cũng không thấy Ngài nhắc đến tự do!!! Thưa Ngài, đã 30 năm rồi - đã nửa đời người của một công dân Việt Nam như chúng tôi - sao khẩu hiệu "độc lập - tự do - hạnh phúc" chúng tôi không thấy được thực hiện nhanh như thời gian của hai cuộc chiến vừa qua? Vậy có phảI là Ngụy biện hay không ?

CuốI đoạn, Ngài mới nhìn nhận và khuyên rằng Muốn đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam phát triển sánh vai cùng thế giới , là phồn vinh, là độc lập, tự do, hạnh phúc (ĐIỂM GẶP CHUNG) thì phải triệt tiêu : thù hận, tư lợi,đố kỵ, hẹp hòi, dẹp bỏ tư tưởng THÀNH PHẦN CHỦ NGHĨA, mới mong qui tụ được NHÂN TÀI và TRÍ THỨC có mặt trong hàng ngũ ( của chúng ta). Quí vị lãnh đạo Việt Nam đương nhiệm nghĩ sao?

Trong phần này có đoạn viết : "Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bạI, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt nam trên trường quốc tế ?" Tại sao không viết lại là " Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bạI, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho hình ảnh Việt nam trên trường Quốc tế, cho đất nước, cho bản thân " thì sẽ hay hơn và đúng hơn không !? (tức là chúng ta phải lo cho đất nước trước, rồI mới lo cho thân phận sau - muốn lo cho đất nước mà lại nói mình trước - cái tôi!) .Và đoạn khác viết :"khi đó, yêu nước là cách tốt nhất để yêu mình" (cũng lại cái tôi !)

Và tôi cũng đồng ý với ba quan điểm của Ngài:

+ Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hóa Việt Nam không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi ngưòi Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam.

+ Mọi ngườI VN đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó .

+ Mọi ngườI đều được sống vớI giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này.

Cuối cùng Ngài kết luận:

" Muốn thế, cần ngồi lại vớI nhau. Bằng thiện chí, bằng tấm lòng chân thật, hãy cùng nhau xem lại một cách sòng phẳng những chỗ hay, chỗ dở, chỗ nào đã khắc phục được rồi, chỗ nào còn phải hoàn thiện tiếp", và:

"Điểm gặp thì đã có. Nhưng ngườI đến gặp thì vẫn chưa được đông đúc lắm."

Nhận xét: đây là điểm sáng chói trong bài viết, rất quí hiếm! Đây là những lời chí lý, chí tình của một người Cộng sản có tâm huyết với dân, với nước.

Mong rằng chẳng chóng thì chầy dân tộc Việt nam, toàn dân Việt nam kể cả những ngưòi Cộng sản và những người chống cộng sản nhận thức rõ điều đó, đừng coi nhau là kẻ thù nữa.." (Nguyễn Nhã). Muốn vậy phải khởi đầu bằng sự chân thật , chân tình, dũng cảm như Ông nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và của cả những người lãnh đạo đương nhiệm và tương lai nữa.

Mong sao Ngài "đóng vai" mời chào ,vẫy gọi nhiều người đến cho đông đúc !

CuốI cùng, xin được phép mượn ý nhạc sau đây của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn để thay lời kết luận của tôi, tôi hy vọng trong tương lai gần sẽ là :

" Người về càng ngày càng đông hơn !"

Dũng

Tôi ủng hộ ý kiến của Phạm Khôi, TPHCM đã đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc VN lên trên mọi phe phái, chế độ, vì có như thế người dân VN mới có thể tiến tới hoà giải và đòan kết . Ý kiến này cũng gián tiếp cho thấy nhu cầu đa nguyên, đa đảng là rất cần thiết phải được chính quyền thi hành ngay để không gây khó khăn cho sự hòa hợp hoà giải, đoàn kết dân tôc. Có được như vậy thì những ai cùng quan điểm như bạn Khôi mới có thể công khai bày tỏ ý kiến của mình để thuyết phục mọi người cùng bỏ qua oán hận, góp công sức xây dựng đất nước cho toàn dân VN không còn bị lệ thuộc một đảng phái nào nữa.

Người Việt, California

Anh Sáu nhắc lại tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của cựu Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm gì vậy nhỉ ? Để nói lên tính chuẩn xác,để mọi người hiểu rằng bản chất của những người CS là khoan dung ? Hay để làm vỏ bọc an toàn cho cá nhân ? Xem ra nội dung bài viết của ông không có gì mới mẻ ,nếu có chỉ là sự can đảm có tính tương đối .Một nhà báo đã viết về v/d này như sau : "Ông Võ Văn Kiệt nói ngay từ năm 1945 Hồ Chí Minh đã "chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ." Thế thì ai đã giết những Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, và ám hại Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ? Ông Võ Văn Kiệt bây giờ cũng công nhận những chiến dịch đấu tố, cải tạo thương nghiệp từ thập niên 1950, là sai lầm. Vì, theo lời ông giải thích, "tư tưởng đại đoàn kết bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều." Thế thì vào lúc những chiến dịch đó diễn ra, ai đứng đầu đảng Lao Ðộng (Cộng Sản) Việt Nam. Ai đứng đầu cả miền Bắc Việt Nam?

Nguyễn Nam, Kansas City

Phát biểu của ông Kiệt tuy rằng có hơi muộn một chút. Nhưng với tấm lòng tha thiết mong cho dân tộc sớm được dân chủ phồn vinh, tôi thiết nghĩ với ảnh hưởng và uy tính của ông ông nên làm một cái gì đó thiết thực hơn cho dân tộc.

Chẳng hạn như thành lập một đảng đối lập không cần phải đối đầu, Đảng Dân Chủ Xã Hội chẳng hạn, bao gồm những người cựu đảng viên có cùng chánh kiến với tư tưởng ôn hòa, những trí thức trẻ.... Nhằm tạo nên tiếng nói đối trọng, thúc đẩy buộc nhà cầm quyền phải tự hoàn thiện không ngừng. Cũng giúp tạo mội trường cho một sinh hoạt chính trị lành mạnh mang tính cạnh tranh và sáng tạo cao thì mục tiều dân giàu nước mạnh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Minh Hoàng, California

Theo tôi, ông Kiệt dùng từ "Đoàn kết" không thực tiễn đúng thời vận. Bài văn chỉ nói về những sai lầm của đảng CSVN trong quá khứ rồi hối tiếc, không có phương pháp cụ thể để giải quyết vấn nạn của đất nước trong hiện tại và tương lai. Đoàn kết chưa chắc là phương thức hửu hiệu phát triễn đất nước và cải thiện đời sống nhân dân.

Trong thời chiến, chúng ta đoàn kết chống ngoại xâm thì hửu hiệu, nhưng trong thời bình có bao nhiêu nước trên thế giới đoàn kết cả dân tộc họ đâu?. Chúng ta cần có đối lập và chống đối không bạo động để kiểm soát mọi hành động của đảng đương quyền. Thấy luật lệ nào sai, không bình đẳng, không thích hợp với nhu cầu của xã hội thì phản đối. Cái nào hay giúp ích cho đời sống m! i người thì cùng nhau hợp tác Hõng lẽ đoàn kết cả dân tộc nghe theo những gì CS nói rồi đưa đất nước đi xuống sao? Cái Việt Nam cần bây giờ là "Tự Do". Khi có tự do, người dân sẽ tự động tham gia để giải quyết nhiều khó khăn của đất nước. Dân chủ đa nguyên sẽ bớt đi áp bất, đàn áp, và hận thù sẽ ra đi.

Lúc trước, tôi có xem chương trình 20/20 của đài ABC bên Mỹ nói về Hong Kong. Phóng viên có hỏi một vị chuyên về quảng lý Hong Kong là phương thức nào mà ngày xưa Hong Kong là một đảo hoang, sau 50 năm Hong Kong thịnh vượng và giàu đẹp thì ông ấy trã lời có hai chử là "Tự Do". Nên tôi tin vào hai chử Tự Do hơn là Đoàn kết. Tôi xin đính chính với các bạn nào còn lưu luyến với đường lối của CSVN là Tư Do bao hàm nhiều mặt của xã hội như tự do tôn giáo, báo chí, đa đảng ...và tư do phát biểu thái độ chính trị hay bất đồng chính kiến. Chứ không phải tự do mà đảng ban phát được ăn, được đi lại , được đi chùa nhà thờ như bây giờ nhé. Chiến tranh, quá khứ đau thương, hận thù và thủ đoạn bên nào cũng lỗi cả.

Cái quan trọng là có biết nhận lỗi và sưa sai không thôi. Tiện đây, tôi xin góp ý là chúng ta nên so sánh cách làm của CSVN trong việc xây dựng đất nước VN với các nước xung quanh như Nhật Bản, Đại Han....30 năm (trong thời bình) sau chiến tranh. hơn là kể chiến công của CS hay so sánh với VNCH.

Nếu lời kêu gọi "Đoàn kết" của ông Kiệt được giới lãnh đạo CSVN chú trọng và sửa sai thì tốt, còn nếu như là gió thổi ngang tai thì lời nói ấy như bao nhiêu lời than của dân mà thôi.

Quốc Huy, Việt Nam

"Đoàn kết" vẫn có tính hai mặt: những cái tốt đoàn kết thì sẽ tốt hơn, những cái xấu đoàn kết thì sẽ xấu hơn. Cơ chế độc tài là sự áp bức với người dân, kêu gọi người bị áp bức đoàn kết với kẻ áp bức là chuyện không tưởng. Cho nên đoàn kết thì tự bản thân đã mang trong nó sự phân rã, đấu tranh chọn lọc giữa cái cái xấu và cái tốt, đấu tranh giữa công bằng và bất công... Đoàn kết người xấu với người tốt thì cũng không thể né tránh thoát khỏi quá trình đấu tranh hướng tới giá trị chung là chân-thiện-mỹ. Chia rẽ ở lĩnh vực nào thì cần đoàn kết ở lĩnh vực đó: chia rẽ vì chính trị thì cần đoàn kết đảng phái, chia rẽ vì tín ngưỡng thì cần đoàn k! ết tôn giáo, chia rẽ vì sắc tộc thì cần đoàn kết dân tộc...

Để tuyên truyền và lừa bịp nên từ "dân tộc" bị sử dụng tùy tiện không đúng với nội dung. Ở đây có thể hiểu ý ông Kiệt nói tới đoàn kết chính trị, đoàn kết với Đảng CS nhiều người đã từ chối rồi, còn đoàn kết giữa các đảng phái thì xã hội có dân chủ đâu mà kêu gọi?

Phạm Khôi, TPHCM

Tôi rất thích thú khi đọc những tâm tình của VVK. Với những ngừơi trẻ như tôi ở Việt Nam, việc chấn hưng đất nước là quan trọng nhất. Thời kỳ nào, bất cứ đâu cũng có người tốt và kẻ xấu. Ngay cả trong thời chiến tranh Việt Nam, theo nhật ký của Thùy Trâm, không phải người Cộng sản Việt Nam nào lúc đó cũng tốt cả. Tuy nhiên, nếu mình là một người yêu nước thì dù đứng ở hàng ngũ nào cũng phải thể hiện hết lòng yêu nước đó...

Đọc toàn bộ thư của Phạm Khôi

Phung, Houston, Texas

Tôi xin có vài cảm nghĩ như sau: Lời nói đoàn kết thì dễ nhưng chính trong chiều sâu của lương tâm của chính người nói có muốn thực sự đoàn kết hay không. Muốn đoàn kết thì có mấy điểm cần làm hay cần Ông Vỏ văn Kiệt đề nghị làm là: 1) Trả lại tất cả tài sản đã tịch thu vô cớ. 2) Xin lỗi về những lỗi lầm đã làm cho bao nhiêu người đã chết, đã đau khổ trong 60 năm qua,bắt chước Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ 2 nhà lảnh đạo Giáo Hội Công Giáo đã đại diện hơn 1 tỉ người Công Giáo trên thế giới đã xin lỗi về những sai lầm của các nhà lảnh đạo tiền nhiệm. 3) Thực sự lắng nghe tiếng nói khác với chính kiến của mình để tìm cách sửa đổi.

Minh Vũ-Đà Nẵng

Ông Kiệt chỉ nói chung chung vấn đề rắn là loài bò, động vật bò là loài rắn...thế thôi. Ông không mạnh dạn lên án đảng cộng sản. Tư tưởng HCM vẫn còn đó...Nói tóm lại bài viết này vẫn còn yếu lắm và tư tưởng bao che cho độc toàn đảng trị vẫn còn. Bài viết này là một chiêu bài dụ dổ những người có đường lối chính trị mềm yếu và chưa có kinh nghiệm sở trường. Nếu bài viết của ông Kiệt có trọng lượng và làm thay đổi đường lối chính sách của đảng cộng sản thì đó của là một thành tích cho ông. Đằng này ông kêu gọi đoàn kết dân tộc mà đảng cầm quyền vẫn phớt lờ thì người dân nghĩ gì về ông đây!? Nói thì dễ mà làm thì khó...nói về chính trị thì phải có hành động cụ thể để chứng minh mới là hưũ ích, còn dùng những lời nói suôn thì không còn anh hùng hào "Kiệt" trong lòng dân nữa!

Trần Minh Thảo, Việt Nam

Do có tầm nhìn và cách tiếp cận mới, ngài đã thấy: "Đất nước VN,giang sơn VN cùng mọi thành quả của nền văn hóa VN không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN". Đó là tầm nhìn rộng của một công dân còn trăn trở với vận nước, không phải là tầm nhìn có tính đảng vững vàng của người đảng viên Cộng sản kiên cường. Rất nhiều người Việt nam đồng tình với ngài về cách nhìn "phá thế độc quyền"đó. Nhưng làm thế nào để người Việt ngồi lại với nhau? ....

Đọc toàn bộ Thư Ngỏ của Trần Minh Thảo

Văn Bành

Bài viết của ông Võ Văn Kiệt rất hay, rất thực tế. Về thời điểm viết bài tuy có muộn. Nhưng nếu những nhà lãnh đạo đương nhiệm của VN có dám nhìn nhận những sự thật này, và dám sửa đổi nghiêm túc thì vẫn còn kịp cứu vãn tình hình, để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh hơn. .

David Nguyễn, San Jose

Tôi đọc kỹ toàn bài văn của ông Cựu Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt. Tôi hoàn toàn không đặt ra nghi ngờ về tính chất thực lòng hay không thực lòng của ông Kiệt. Tôi chỉ vạch ra 2 mâu thuẫn trong lời kêu gọi hoà giải, hoà hợp dân tộcd của ông ta mà thôi.

Một là: Trong bài viết ông vẫn gọi những người phục vụ trong chế độ VNCH ở miền nam VN là làm tay sai cho đế quốc. Vâng miền nam VN lúc đó có nhận viện trợ của Hoa Kỳ để chống lại xâm nhập của quân CS miền Bắc vào đánh phá khắp nơi.

Miền nam VN chưa bao giờ xua quân vào một tấc đất nào phía bắc sông Bến Hải. Và miền bắc XHCN lúc đó ra sao? Hà Nội cũng nhận viện trợ của khối Xô Viết và Trung Cộng, mà số viện trợ này còn dồi dào hơn Mỹ cho miền nam gấp bội, cộng với cố vấn Nga, Tầu trong các đơn vị của CS Hà Nội lúc bấy giờ.

Người miền nam chúng tôi lại không có quyền nói "Người bạn đồng minh Hoa Kỳ trợ giúp chế độ VNCH chống lại sự xâm lược của CS Bắc Việt" hay sao? Rõ rành chính ông Kiệt đã dùng giọng điệu của kẻ thắng để nói về quân dân VNCH, trong khi cũng chính ông kêu gọi bỏ đi mặc cảm "Hận vì thua, kiêu vì thắng".

Hai là: Quân dân VNCH ở miền nam từ sau 30/4/75 đến nay chưa bao giờ thù hận người CS chỉ vì thua, vì thất trận. Và nếu nói một cách chính sát nhất thì chúng tôi không hận CS vì thua trận mà hận chính phủ Hoa Kuỳ lúc ấy đã bỏ rơi chúng tôi.

Nhưng tại sao mối hận thù của quân dân cán chính miền nam đối với chế độ CS vẫn còn tồn tại trong lòng họ cho đến ngày nay dù họ đã sống tại nước ngoài? Đó chính là chính sách trả thù của chế độ CS đối với họ sau ngày 30 tháng Tư 75.

Những ngày hãi hùng, khiếp sợ, kinh hoàng, máu và nước mắt ấy ra sao thiết nghĩ không cần phải nhắc ra đây vì ai ai cũng đều đã biết cả rồi, hơn nữa nếu kể hết ra những thảm cảnh kinh hoàng ấy chắc chắn BBC cũng không muốn đăng tải. Chỉ tóm tắt rằng chưa có lịch sử một quốc gia nào vào thời cận đại mà có hàng triệu người lao ra biển bất chấp sống chết rủi may.

Tôi không biết rằng đồng bào trong nước nghĩ sao về bài viết của ông VVK, nhưng những điều mâu thuẫn chúng tôi vừa nêu ra, bài viết của ông khó thuyết phục được đồng bào ở hải ngoại "quên đi quá khứ, hướng tới đại đoàn kết" trong tương lai.

Độc giả ở Phan Rang

Tôi cũng là một trong số rất nhiều những nạn nhân của cuộc chiến sau năm 1975, mặc dù tôi chưa một ngày trong quân ngũ của bất cư phe nào. Khi đọc bài viết những lờI phát biểu cuả Ông Kiệt về vấn đề hòa giảI dân tộc, tôi vẫn cho là điều đúng đắn cần phảI suy nghĩ.

Chiến tranh đã gây bao nhiêu là đau thương cho đạI gia đình Việt Nam, không lý gì lạI giữ mãi những thù hằn âm ỷ cháy trong lòng mỗI ngườI, nhưng sự thật không phảI thế. Không biết Ông Kiệt đang đứng ở góc độ nào mà phát biểu. Nếu kêu gọI hòa giảI dân tộc, theo tôi nghĩ các phương tiện truyền thông nên ít đi cái gợi lên niềm đau của rất nhiều gia đình miền nam, bạn có chạnh lòng khi thấy trên truyền hình cứ chiếu đi chiếu lạI mãi hình ảnh chiến thắng, trong đó có ảnh các chiến sĩ chế độ củ nằm phơi thây trên chiến trường không ?họ là ai ?họ cũng là ngườI Việt Nam, da vàng máu đỏ...

Thôi cái gì đã qua đi khá xa xôi rồI thì nên cho nó qua đi nhắc lạI làm gì thêm đau lòng! Vài chục năm nữa lịch sử cận đạI của Việt Nam sẽ phơi bày ra tất cả, nên để dành lạI cho các nhà sử học.

Đã 30 mươi năm qua, mặc dù cho là đã chiến thắng, thì đã đến lúc nên nghĩ lạI trả công bằng cho xã hộI, tôi đồng ý là có công thì thưởng, nhưng không thể thưởng trong lãnh vực trí tuệ đư ợc, các gia đình có công có thể được thưởng về vấn đề vật chất như nhà cửa, xe cộ, tiền bạc nhưng con cái họ không thể thưởng bằng điểm ưu tiên vào các trường ĐạI học được.

MH, Hà Nội

Tôi không thể chịu được những lời cay cú của những kẻ chống lại chế độ hiện nay và cũng chống lại ngay những người đang làm ăn sinh sống tại VN mà theo tôi không còn là đồng bào của họ nữa.

Có lẽ tôi phải đồng ý với lời lẽ của bạn Khanh ở Biên hoà mới dược. Các ông hãy đặt lại cuộc chiến, nếu bây giờ mới kết thúc và chiến thắng thuộc về CS thì các thì chắc rằng vùng đất mà các ông đang sống và gọi là thế giới tự do đó họ không chứa chấp các ông đâu. thời thế thay đổi rồi tất nhiên là muốn nhanh thì phải chung sức còn người xây kẻ phá thì chỉ chậm thêm thôi!

Minh Nam, Hà Nội

Sự thay đổi thể chế ở VN không phải do "mức chửi bới thô lỗ" từ hải ngoại như tôi thấy đầy rẫy trên một số diễn đàn, mà do sự thức tỉnh của đồng bào quốc nội. Vai trò những người CS phản tỉnh là rất quan trọng, nhất là những người từng giữ chức vụ cao trong đảng và chính quyền CSVN. Tuy vậy, họ rất cần sự an toàn khi đấu tranh ngay trong lòng chế độ toàn trị.

Phát biểu hớ hênh rất dễ bị trấn áp, bị giam giữ thì còn đâu hoàn cảnh và điều kiện mà đấu tranh tiếp, nói gì chuyện hy vọng vào trung ương đảng khoá tới mà đấu tranh trực diện hơn. Một biện pháp an toàn là sử dụng ngay lời nói của lãnh tụ thần tượng và chê trách giới lãnh đạo hiện nay là "chưa quán triệt lời lãnh tụ".

Ví dụ, ông Kiệt từng đề nghị phát huy dân chủ trong đảng. Nếu được thực hiện, người ta hy vọng thành phần ban chấp hành TW sắp tới sẽ thay đổi và nhân tố đổi mới sẽ tăng tỷ lệ đáng kể. Nên vun đắp, phát tán và khuếch trương yếu tố tích cực trong lời phát biểu của các nhân vật CS phản tỉnh thì hơn là chửi bới họ.

ĐCSVN rất mong có nhiều lời chửi bới, càng thô tục càng hay, đối với những người phản tỉnh mà giới lãnh đạo hiện thời rất không ưa, căm ghét và kiếm cớ cô lập, trấn áp.

Quang Huy, Hà Nội

Tôi tin không riêng cá nhân tôi mà còn có nhiều người Vn khác cùng ngưỡng mộ ông Kiệt. Ông Kiệt cùng ông Linh là những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm khi thực hiện đổi mới đất nước. Xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp trì trệ, để tiến hành đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và kết quả của nó thì những ai ở Vn đều cảm nhận và được hưởng thành quả của nó, kinh tế phát triển hơn 7% năm, đời sống nhân dân được cải thiện.

Song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn còn. Giá như lúc còn đương chức ông Kiệt mà thực hiện được hòa hợp dân tộc có lẽ mọi người còn ngưỡng mộ hơn, nhưng nói ra những điều mình còn trăn trở chưa làm được cũng là điều tốt để nhắc nhở thể hệ sau thực hiện.

Đất nước 30 chiến tranh đau! thương và chia rẽ, rồi 30 năm giải phóng mà lòng người vẫn còn phân cách. 30 năm quá dài xin đừng để dài thêm nữa.

Trần Thanh

Tôi hoan nghênh ý kiến Ông Vỏ Văn Kiệt. Đảng CSVN hay mau thay đồi, cứ làm theo đúng như hiến pháp năm 1992 là tốt lắm rồi. Lãnh đạo Đảng CSVN đừng lo lắng và sợ hải gì trước xu thế mới này,bây giờ chẳng ai dành chính quyền bằng bạo lực nữa, thực chất của sự thay đổi theo xu thế chung cũng chỉ vì mục đích:" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh".

Thu Phong, Silver Spring USA

Khi còn quyền hành trong tay ông Kiệt thì nạn phân biệt còn nặng nề hơn hiện tại cả bội phần. Ông Kiệt chính là người đã thi hành những sách lược chia rẻ đó. Cả nửa triệu người bỏ mình dưới biển đông, cả ba triệu người phải lìa xa đất tổ. Bây giờ thấy họ chẳng những được sống sót mà còn vượt lên hơn hẵn về trình độ khoa học kỹ thuật thì mấy ông lại muồn "tự phê" để "hòa giải hòa hợp". Ai mà còn dám tin nữa chứ!

Huy, TP.HCM

Cái quan trọng bây giờ là cần 1 lời xin lỗi chính thức về những gì đã gây ra vậy thôi, công nhận giai đọan những giai đọan đồng bào đã vượt biên ra đi sau 1975. Giống như Thủ tướng Nhật đã phải lên tiếng xin lỗi vầ những lỗi lầm của quân đội Nhật vào thế chiến thứ 2. Không thể chỉ đi nói xuôn là chúng ta cần đại đoàn kết dân tộc mà phải giải quyêt được bất đồng trong quá khứ.

Từ Nguyên, Milwaukee, USA

Hoan hô bạn Hùng Văn Australia, ý kiến của bạn rất hay.Tổng thống Thiệu đã từng dặn: Ðừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.

Hung Van, Sidney Australia

Ðọc thoán qua, thì thấy anh Sáu tự thú đảng của anh, tức đảng CSVN, từ thời HCM cho đến hôm nay, toàn làm điều hại nước giết dân. Theo ý bài này, anh Sáu đã từng là một thành viên của bộ não trung ương của đảng CSVN, là Thủ tướng, nên anh cũng là "tội phạm" của nước Việt Nam trong giai đoạn hậu 75 và từ năm 54 đến 69, "tội phạm" chính không ai khác hơn là HCM và từ 69 đến 75 là hậu duệ của HCM.

Trong bài với bao nhiêu lỗi lầm tày trời cho chính anh nêu ra, anh Sáu chỉ thốt lên có mỗi một chữ " Tiếc" với thờ kỳ HCM làm chủ tịch ( Tiếc rằng một số năm sau đó (1954) ...quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều). Lúc đó, HCM ở đâu ? Ông ta là chủ tịch nước mà !

Và lại cũng "Rất Tiếc" trong thời kỳ anh Sáu làm Thủ tướng ( Rất tiếc là ý thức .....lại một lần nữa ( sau 75) bị phần nào sao nhãng bởi bệnh chủ quan, những cách nhìn hạn hẹp, biệt phái, những kỳ thị ta và ngụy...).

Chỉ có "tiếc rằng" rồi "rất tiếc" là giải quyết xong mọi lỗi lầm mà đảng của anh từng gây ra cho nước Việt thôi sao ?

Ai đó chỉ cần nói lên vài lời phê bình đảng của anh thì bộ máy công an cho sớm đi chơi mút mùa, không có tiếc và rất tiếc gì cả ! Ðảng cũng tiếc nhưng rồi sau đó bình chân như vại mà lại còn lộng quyền thêm hơn. Nóii lòng vòng thì anh cũng lòi cái đuôi của "kẻ cả".

Ðảng anh khoan dung, đảng anh tha thứ, đảng anh kêu gọi đoàn kết với điều lệnh phải nghe đảng anh chỉ bảo. Dân Việt trong ngoài nước đòi đảng anh trả lại quyền của họ chứ không phải cầu xin đảng anh khoan dung.

Nói vòng vòng, anh cũng lấy bóng ma của HCM ra khoe và "nổ". Anh dùng lời rất ư là đại ngôn mà cũng dám nói : "nền văn hóa Việt Nam không của riêng ai, của một giai cấp đảng phái nào".

Còn việc điều hành đất nước thì anh không đá động gì vì anh chỉ muốn đảng anh độc quyền cai trị. Anh ra lệnh mọi người Việt phải có trách nhiệm đóng góp, không lôi thôi đối lập phê bình gì cả.

Nói chung thì cũng là thùng rỗng kêu rè. Ngày nào nước Việt được thực sự tự do, không bị độc quyền cai trị bởi một đảng nào thì ngày đó không cần phải réo gọi hòa giải, yêu nước mà tất cả mọi người sẽ tự nhiên mở rộng vòng tay để " châu về hiệp phố ".

Ðảng của ông Võ văn Kiệt nếu " thực sự" yêu nước như HCM và hậu duệ đã từng tuyên bố thì chỉ cần thực hiện một điều thôi: đó lá xóa bỏ điều Bốn của bản Hiến pháp do đảng ông viết ra. Ngay lúc điều Bốn được thay thế, thì cả nước sẽ mở hội ăn mừng. Mọi người sẽ ôm nhau vui cả và vòng tay hòa giải sẽ tự động mở rộng. Cả nước sẽ thăng hoa. Khi đó không phải hàng ngàn người Việt nước ngoài về lại quê hương, mà hàng triệu sẽ về.

Dân Việt không cần visa mà chỉ cần mang họ Việt là tự do ra vào. Ðó mới thực sự là hội Long Hoa như cả nước hằng mơ ước. Không cần kêu gọi đoàn kết gì cả. Mong lắm thay.

Lincoln USA

Hãy tự vấn với lương tâm chính mình. Những tranh giành quyền lực, những nịnh bợ chức quyền. Ðâu có lo cho dân cho đất nước. Thử nhìn lại ở Việt Nam bây giờ, ai có tiền bạc, giàu sang hơn những kẻ nắm chính quyền !!!!

Hong USA

Hãy nhìn nhận, phê phán từng sự việc, nêu đích danh sai trái của từng nhân vật, đừng nói chung chung. Ông Võ văn Kiệt hãy nhìn rõ, thật rõ vào guồng máy lãnh đạo bây giờ, đừng thổi phòng giả tạo và cũng đừng giấu giếm những ung thối kinh niên. Muốn đất nước Việt Nam vươn lên, và có đại đoàn kết trước tiên hãy thay đổi toàn bộ những tư tưởng cố hữu trong đầu của giới lãnh đạo. Thật là mò kim đáy biển. Dầu sao cũng cám ơn ông Võ văn Kiệt để mọi người có ý kiến đóng góp.

Trung Dung, Hà Nội

Xã hội là vậy. Không dơn giản như các bạn nghĩ đâu. Phải có vai chính và vai phụ mới là cuộc sống. Nói chung, không thể một lúc làm được hết mọi việc, từng bước tháo gỡ. Như phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nói: "các bạn chờ thêm 10 năm nữa, sẽ thấy VN như thế nào".

Michael Tran, San Jose USA

Phải chi ông và ông Khải lên tiếng mười mấy năm về trước thì đở cho dân lành biết mấy, hết chức mới dám xì ra chút xíu thôi. Gần chết đến nơi rồi cũng chưa hoàn toàn dám nói lên sự thật. Giờ nầy còn nhắc đến ông Hồ để làm điểm tựa bớ bà con làng trên xóm dưới có tin được những gì cs nói không?

Nguyen Hung, Đà Nẵng

Trong một khu rừng nọ chỉ có một bầy hưu sinh sống, không có hổ, sư tử nên bầy hưu càng ngày càng diệt vong, trong khi đó ở một khu rừng khác ngòai bầy hưu còn có cả hổ, sư tư ...nên bấy hưu lại năng động,sinh sôi nảy nở... Hãy coi việc cần cải cách dân chủ ở VN hiện nay là hình ảnh tương tự. Tôi mong Ông Kiệt cùng với đồng chí của Ông hãy dũng cảm phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới.

Hoa La Lan, TP HCM

Tôi là người sống ở VN nên tôi hiểu những tâm trạng của người VN, lời phát biểu của ong Võ Văn Kiệt có phải là gáo nước để dân VN giải khát không hay là sẽ có những hành động như thế? Tôi mong rằng VN sớm được tự do dân chủ, nhân quyền được coi trọng thì lúc đó những con người xa quê hương đất tổ sẽ gom về để cùng xây dựng VN, nếu như CS vẫn độc tài thì VN coi như tụt hậu là cái chắc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #history