thu thuat
1. FFO2 là gì:
- "FIFA Online 2 đúng như cái tên của mình, mang đậm chất Online trong cách chơi cũng như tương tác với cộng đồng. Được phát triển bởi một nhà phát hành Games thể thao hàng đầu thế giới (Electronic Arts) và những nhà làm Games đến từ xứ sở kim chi (Neowiz), nơi ngành công nghiệp Game vô cùng phát triển đặc biệt là Game online; vì vậy bạn hãy sẵn sàng để chờ đón những sự khác biệt vô cùng mới mẻ. FFO2 có thể coi như một Game tổng hòa những điểm đặc sắc nhất: Đồ họa và engine vật lí của FIFA 2007, hệ thống trao đổi, kết bạn trực tuyến của các game MMO thường gặp, và đặc biệt là những nét riêng có mà không Game nào sở hữu. Trong trò chơi, bạn sẽ vào vai một nhân vật quản lí, tự tay xây dựng đội bóng và hệ thống cầu thủ thông qua những giải đấu, nhiệm vụ đa dạng và đặc sắc mà tự tay bạn phải điều khiển, và có những tính toán hợp lí. Điểm nổi bật là hệ thống thị trường chuyển nhượng và đấu giá sẽ cho bạn những phút giây căng thẳng khi phải đấu trí với hàng vạn người chơi khác trực tuyến. Nếu muốn đơn giản phục vụ mục đích giải trí, bạn cũng hoàn toàn có thể thư giãn qua các trận đấu tập, hoặc thi đấu với bạn bè sử dụng đội bóng mà mình yêu thích. - Tại Việt Nam, VTC là nhà phát hành game FFO2 duy nhất được ủy quyên của EA-Sport. FFO2 cũng là game bóng đá trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Cuối tháng 10/2008: Bản Close Beta của FFO2 chính thức ra mắt. Cuối tháng 11/2008: Sau bao ngày lo lắng chờ đợi thì bản Open Beta cũng chính thức được ra mắt. Đến đầu tháng 01/2009: FFO2 chính thức được đưa vào thương mại hóa - Được phát triển từ bản game fifa 2007 được tích hợp 20 ngàn cầu thủ bóng đá, 31 giải đấu, 575 câu lạc bộ và 37 đội bóng của các nước giống như ngoài đời thật.
2. FFO2 có gì hay??
Khi chơi game bạn sẽ hóa thân vào rất nhiều vai trò khác nhau, cùng với đó là rất nhiều cung bậc cảm xúc không thể quên.
a. Là cầu thủ: Bạn sẽ có cơ hội hóa thân thành CR7, hay R10... để có những bàn thắng đẹp mắt. những pha đi bóng mê hồn làm đối thủ của bạn phải ngả mũ thán phục trên những sân vận động hoành tráng, vô cùng sôi động trên khắp thế giới như Wemley, San siro.... Có khi bạn lại là Van der sar hay P. Cech... với những pha bay người cứu thua làm chùn chân các chân sút chính là những người chơi online cùng bạn.
b. Là huấn luyện viên: Ngoài việc trực tiếp tham gia và các trận bóng trên sân cỏ với những cầu thủ, bạn còn có thể đóng vai trò làm một người huấn luyện viên tài ba giúp chính các cầu thủ "con cưng" của mình luyện tập, lên cấp và đào tạo theo những thiên hướng nhất định. Dưới sự dẫn dắt ấy, bạn có thể biến một Christiano Ronaldo trở thành siêu tiền vệ cánh phải, có những pha ghi bàn tuyệt đẹp trong sắc màu đỏ rực của sân Old Trafford như ngoài đời thực hay chỉ đơn thuần là một thủ môn trấn giữ khung thành.
c. Là nhà kinh tế, doanh nhân: Nhưng hãy coi chừng, vấn đề kinh tế, hạn hợp đồng, trả lương cho các cầu thủ, ... sẽ có thể khiến bạn đau đầu bởi những cầu thủ "ngôi sao" luôn bị săn lùng trên thị trường chuyển nhượng cũng như đấu giá không khác gì đời thực, và chi phí cho việc giữ chân họ hẳn sẽ không nhỏ. Để tìm ra những phương thức thích hợp dung hòa, và xây dựng cho mình một "đội hình lý tưởng", bạn sẽ phải thường xuyên sử dụng tới trí óc phán đoán và tính toán để xử lý tình huống.".
Tập 2: Cài đặt FFO2 và những vấn đề liên quan.
1. Cấu hình cài đặt game:
a. Cấu hình tối thiểu. - CPU Pentium3, 1.3Ghz hoặc tương đương - RAM: 512MB - Card màn hình: Tương thích DirectX 9.0c với 64 MB bộ nhớ trở lên và một trong các chipset sau đây: ATI Radeon 7500 trở lên - NVIDIA GeForce3, GeForce4Ti trở lên - ADSL
b. Cấu hình đề nghị: - Pentium 4 1.8GHZ hoặc tương đương - RAM: 1GB - Card màn hình: Tương thích DirectX 9.0c với 64 MB bộ nhớ trở lên và một trong các chipset sau đây: ATI Radeon 9600 trở lên - NVIDIA GeForce FX 5200 trở lên - ADSL
*) Chú ý: Đối với máy tính sử dụng card màn hình Onboard, bạn vẫn có thể chơi FFO2 mà không gặp trở ngại. Tuy nhiên, để thưởng thức trọn vẹn trò chơi, cầu thủ có đầy đủ toàn thân thì một lời khuyên với bạn là nên sử dụng card màn hình rời theo cấu hình đề nghị.
2. Để chơi FFO2 thật tốt:
1. Mạng ngon và có hỗ trợ của Game. Cái này hình như giờ hỗ trợ hết rùi thì phải. Mà trong đó có IP của bạn, có một số IP ko thấy dùng được. 2. Card màn hình ngon và là card rời càng tốt (tối thiểu 128MB), có cài trình điều khiển. 3. Ram ngon (1GB càng đẹp). 4. Tạm tắt bỏ một số chương trình diệt vi rút hay Fire wall, nó không cho GameGuard chạy, đây là chương trình hỗ trợ các game online của VTC. 5. Chất lượng bản cài game bạn tải về hoặc bạn có.
3. Cách cài đặt FFO2:
- http://fifaonline.vtc.vn/caidat.htm
4. Cài đặt gamepad:
- http://diendan.vtc.vn/GAMEPAD_GAMEPAD_%21%21_Da_co_giai_phap_chung_cho_t at_ca_%21%21/m_3547670/tm.htm
5. Những lỗi thường mắc phải trong FFO2:
a. Lỗi liên quan đến phần cứng: http://diendan.vtc.vn/m_3527341/mpage_1/key_/tm.htm#3530077
b. Lỗi lên quan đến nội dung trò chơi:
http://diendan.vtc.vn/m_3527341/mpage_1/key_/tm.htm#3530106
c. Lỗi liên quan đến trận đấu và kết nối: http://diendan.vtc.vn/fb.aspx?m=3530684
Tập 3: Hướng dẫn cơ bản cho game thủ mới chơi.
1. Giới thiệu game: http://fifaonline.vtc.vn/gioithieu.htm http://diendan.vtc.vn/m_3435086/tm.htm
2. Nhập môn game: http://fifaonline.vtc.vn/beginner.html http://diendan.vtc.vn/m_3435065/mpage_1/key_/tm.htm#3435065 http://diendan.vtc.vn/Cach_thiet_lap_doi_bong/m_3435674/tm.htm
3. Thẻ Uniform: http://fifaonline.vtc.vn/uniform.htm http://diendan.vtc.vn/He_thong_the_trong_Fifa_Online_2/m_3435144/tm.htm
4. Các vật phẩm: http://fifaonline.vtc.vn/vatpham.htm
5. Chiến thuật: http://diendan.vtc.vn/m_3435575/mpage_1/key_/tm.htm#3435575
6. Thiết lập bàn phím: Fifa Online 2 hỗ trợ hai hình thức giao tiếp để điều khiển cầu thủ trong trận đấu: Bàn phím (Keyboard) và Tay cầm (Gamepad). Dưới đây là các thao tác cơ bản đến nâng cao trong việc sử dụng bàn phím. Trong bảng thiết lập "Tùy chọn": Click the image to open in full size.
Lựa chọn mục "Bàn phím" Click the image to open in full size.
Để thay đổi các phím tắt, click vào nút "Đặt" bên cạnh chức năng tương ứng, sau đó nhấn phím tắt cần chuyển. Để sử dụng thiết lập mặc định (Default), nhấn nút "Mặc định". Chức năng "Tự động chọn cầu thủ": Khi phòng thủ hoặc bóng đến gần, máy sẽ tự chuyển (Automatic Switch - nút S mặc định) đến cầu thủ gần bóng nhất. Tốc độ tự chuyển cầu thủ phụ thuộc vào thanh tốc độ bên cạnh.
Ngoài các phím tắt trên, trong các trận đấu của Fifa Online 2, các bạn còn có thể sử dụng các phím tắt, tổ hợp phím để cầu thủ thực hiện các hành động khác nhau. Dưới đây là một số phím tắt và tổ hợp phím cơ bản cùng chức năng của chúng tùy trường hợp:
a. Tổ hợp phím cơ bản: Dừng bóng: Thả các phím mũi tên, nháy C, cầu thủ sẽ dừng bóng lại Che bóng: Thả các phím mũi tên, nháy E, cầu thủ sẽ dừng bóng đồng thời quay người về phía cầu thủ đối phương để che bóng Lốp bóng, sút qua đầu thủ môn: Giữ Q rồi nháy D (Q+D) Giả sút: nhấn D+S Giả chuyền: nhấn A+S Sút má trong: nhấn Z+D Chọc khe sệt: nhấn W Chọc khe sệt mạnh: nhấn và giữ W Chọc khe bổng: Q+W Bật tường sệt: Q+S 2 lần Bật tường bổng: Q+A 2 lần Tạt bóng sệt và mạnh (áp dụng khi ở sát đường biên ngang): nhấn A 2 lần thật nhanh
Ngoài ra, các kĩ thuật nâng cao với nút Shift như xoay 360 độ (Roulette), chuyển đường chạy (lane change), cú chạm bóng đầu (first touch), dốc bóng dài (knock-on), gắp bóng (rainbow, heelfick), rabona,... có thể tham khảo tại phần sau.
b. Phòng thủ sút phạt: Bạn có thể điều khiển hàng rào chắn lệch sang trái hoặc phải: nhấn phím mũi tên sang trái/phải. Nhảy lên chắn bóng: giữ W Gọi một người lao lên chặn bóng: giữ D
c. Sút phạt đền: Sút bình thường: nhấn D kèm theo phím chỉnh hướng Sút má trong: nhấn D+Z kèm theo phím chỉnh hướng
d. Thủ môn bắt phạt đền: Khom người: Shift + mũi tên xuống Khua tay múa chân: Shift + mũi tên lên Nhảy qua lại sang hai bên: Shift + mũi tên sang trái/phải (Khi đá với Computer, một *********o nhỏ để cản phá các quả Penalty, hãy nhìn vào đầu của tiền đạo đối phương nhìn sang hướng nào thì bay sang hướng đó để bắt). Click the image to open in full size.
e. Đá phạt góc:
Câu bóng: phím A, có thể nhấn thêm phím mũi tên để tạo độ xoáy cho bóng Sút - phím D, bạn có thể nhấn thêm phím mũi tên để tạo độ xoáy cho bóng Câu bóng sệt: giữ Q+D Nhấn C để gọi thêm người và S để thực hiện chuyền ngắn
7. Định hướng chơi FFO2:
Cách 1 : Từ LV 1 --> 40 mua 2 thằng siêu sao ưng ý nhất . LV 40 thì mua thêm 1 siêu sao nữa . Rồi đá vòng quanh các giải . Vô địch hết , hoàn thành hết nv đc khoảng 3tr5 LP . Không sợ lo hết LP vị trả lương cho cầu thủ vì đá xong tất cả mùa giải LV cũng cỡ 100 << đá 1 trận đc k 3k LP . Nhưng chỉ có 3 cầu thủ đem theo là chỉ số cao . Tiền lúc nào cũng đầy túi ....
Cách 2 : Mua 1 đống thằng siêu sao trong TTCN rùi từ từ luyện lên . Không thể chuyển mùa giải vì ko thể đem hết các siêu sao qua . LP lúc nào cũng âm , vừa đá vừa phải tạo acc mới đá cày tiền . Nhưng bù lại sẽ có 1 đội hình khủng long .....
Cách 3 : Chọn đội bóng mà mình ưa thích rồi đào tạo các cầu thủ lên . Đội hình sẽ toàn sao nổi tiếng nhưng chỉ số cùi . Tất nhiên là không thể chuyển mùa giải . Lúc đầu thì LP cũng kha khá , nhưng cở LV 80 thì ..... Đồng loạt lên sao ==> nạn dói đe dọa .... -------------------------------------------------
Phần II: Kiến thức nâng cao - Những phát hiện mới
Phần này mình sẽ trình bày theo phương thức "Hỏi - Đáp".
Đây là phần sẽ thường xuyên được bổ xung, update.
1. Chế độ cửa sổ nhỏ:
quote:
Cách làm cửa sổ nhỏ là sao hở bạn?
TL: Bước 1: Ngoài Desktop: Chuột phải>Properties>Setting>Screen resolution: chọn 1280 by 1024 pixcels.>OK. Bước 2: Trong Game: Vào tùy chọn>Trò chơi>Kiểu màn hình: chọn chế độ cửa sổ>xác nhận>OK. Bước 3: Đăng nhập lại Fifa>OK. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 2. Cách tìm các cầu thủ có dấu:
quote:
bạn ơi chỉ mình cách tìm các cầu thủ như Jô, P.Cech, Coluka...đi?
TL: Khi đã có cửa sổ nhỏ. Ta dễ dàng chọn Notepad, chọn Vietkey/Unikey để đánh Jô, rồi copy vào game. Với các cầu thủ có dấu dặc biệt ta chỉ cần viết phần không có dâu, rồi ấn tìm theo "vị trí", 'giá mu ngay", "thời gian". Ví dụ với P. Cech ta tìm là: P. ech. Với Coluka, ta tìm: luka rồi ấn vào mục tiêu đề "vị trí". ------------------------------------------------------------------------------------------------ 3. Thẻ đen:
quote:
Làm sao để có thẻ đen vậy bạn??
TL: 1. Công thức để ép thẻ đen: Bạn phải có trong một đội hình gồm ít nhất 16 cầu thủ có thẻ +1 trở lên. (11 chính và 5 dự bị) 2. Công dụng của thẻ:Nó sẽ giúp cộng thêm +2 lần thẻ cho các cầu thủ có thẻ cộng. Tương đương với 46 điểm chỉ số cho các cầu thủ trong đội hình có thẻ cộng. Tất nhiên là làm cho cầu thủ của bạn mạnh hơn rất nhiều. 3. Tác hại của thẻ đen: - Lương của các cầu thủ có thẻ đen sẽ tăng từ 10~30% tùy vào thẻ ban đầu của ban là + mấy. - Bạn phải luôn gia hạn cho ít nhất 16 cái thẻ để duy trì hiệu ứng thẻ đen. -------------------------------------- Theo mình biết là 130% bạn ạ. Vì hiệu ứng thẻ đã được thực hiện nghĩa là cầu thủ cầu của bạn đã là +5. Click the image to open in full size.Click the image to open in full size.Click the image to open in full size.
Ặc ặc, vấn đề LP lại được bàn tới......Click the image to open in full size.Click the image to open in full size.Click the image to open in full size. ---------------------------------------------------------------------------------------------- 4. Chọn số áo cho cầu thủ:
quote:
các bác chỉ cho em cách đổi số áo cầu thủ với . vào cửa hiệu tìm vẫn ko có thẻ đổi số áo cầu thủ ?
TL: Khi đã mua cầu thủ rồi và để game tự chọn số random thì không thể thay đổi được nữa, ít nhất cho đến thời điểm này. Sau này VTC sẽ ra gói "Đổi số áo cầu thủ" để anh em cúng Vcoin thật nhiều. Ráng chờ nhé!!! Còn với những ai sắp mua thì chú ý cách chọn số áo nè:
B1: Mua trong TTCN các cầu thu rẻ sao cho lấp đầy 29 cầu thủ trong đội. B2: Qui tắc là: Sa thải thằng mang số áo nào thì thằng mới thế chỗ lập tức vào sẽ mang luôn số áo đó. Ta sẽ chọn được số áo cho những ngôi sao của mình. --------------------------------------------------------------------------------------------------- 5. Cách trích dẫn bài viết:
quote:
cho mình hỏi cách trích dẫn bài người khác viết trước đó làm thế nào vậy ?
TL: Cách 1: Bôi đen dòng cần trích dẫn rồi ấn trả lời, ở góc trên bên phải bài viết!!! Cách 2: Dùng công thức: [ ]quote (trích dẫn) [ ] /quote Chú ý: quote đầu và quote cuối (cùng đấu gạch chéo) là cho vào ngoặc vuông, sở dĩ tớ cho vào vì nếu cho vào là thành trích dẫn ngay. --------------------------------------------------------------------------------------------------- 6. Cách post ảnh và clip lên diễn dàn:
quote:
giúp mình post ảnh và clip lên wed fifa với ?
TL: "Bạn vào cửa sổ post bài thấy ở dưới có chỗ chèn ảnh trong bài viết đấy. Yêu cầu ảnh là đuôi .JPG và dung lượng nhỏ.
Nhìn ảnh minh họa nhé:
Chúc bạn chơi game vui vẻ! "
Ảnh thu nhỏ
Click the image to open in full size.
Với Clip bạn copy lick vào nhé! -------------------------------------------------------------------------------------------- 7. Thẻ Bingo:
quote:
câu hỏi : "Mở thẻ bingo đến lần thứ mấy thì ko bị lỗ tiền mua thể uniform". Nếu mình hủy thể có bị mất cầu thủ trong thẻ không, vi dụ thằng Villa của mình trong thẻ đấy?
TL: Những cầu thủ trong thẻ binggo được chọn ngẫu nhiên trong thẻ Uform của bạn. Nếu bạn mở thẻ binggo không có D. VIlla thì nó không mất. Nhưng lời khuyên là xóa ngay thẻ Binggo đi bạn ạ. Không có tiền nhiều như nó hứa đâu. Chức năng này chưa được kích hoạt ở FFOL2 của Việt Nam. Khi bạn xóa thẻ binggo thì của thủ được chọn không bị mất đi đâu. --------------------------------------------------------------------------------------------- 8. Chuyển Uniform và LP :
quote:
Cách chuyển lp và thẻ U từ acc này sang acc khác?
TL: Chuyển LP: bạn bán 1 thẻ uniform dỏm ở account chính với giá 20-30K LP rồi dùng account phụ mua thẻ uniform đó. Tỉ lệ thành công là 100% tuy nhiên sẽ bị trừ 1 số phí chuyển nhượng. Chuyển thẻ Uniform: nếu bạn đưa 1 thẻ xịn lên TTDG mà sau 2-3s không mua ngay thì sẽ bị lụm. Cách tốt nhất là chuẩn bị 2 máy, bên nhận search cầu thủ cần chuyển sẵn, sort giá mua ngay từ thấp đến cao, chuyển sang trang có giá mua ngay thấp nhất, bên chuyển đưa cái giá thật đặt biệt 1 chút (ví dụ: 1234), 1 người bấm nút đấu giá, bên này bấm nút tìm liền rồi nhanh tay click mua ngay. Chuyển cầu thủ thì hơi đau tim một chút. ----------------------------------------------------------------------------------------------- 9. Tấn công và chống phản công:
quote:
Ai bảo mình cách chống phản công tý? Cả cách tấn công nữa?
TL: " Hãy tập cách tấn công sáng tạo, phòng ngự hiệu quả trong FFO2 - Những điều cần lưu ý" I. Tấn công: 1. Dựa trên điểm mạnh các cầu thủ mình có và cách đá của mình mà chọn lấy 1 sơ đồ tấn công tốt. 2. Tự trau dồi cho mình những kỹ năng : - Chuyền sệt dài, ngắn > Nhanh, chính xác. - Chuyền bổng dài, ngắn > Nhanh, chính xác. - Chọc khe sệt dài, ngắn > Nhanh, chính xác. - Chọc khê bổng dài ngắn > Nhanh, chính xác. - Bật tường 2 chạm, 3 chạm sệt, bổng, dài ngắn > Nhanh, chính xác. - Thủ môn phát bóng chết chuẩn lên tuyến trên cho ST to cao. 3. Rê bóng lắt léo, không ngoan. Dự đoán tốt hướng di chuyển của hậu vệ đối phương để rê bóng. Trong đó có những thủ thuật như: - Ấn Shift + hướng tiến: Đẩy bóng dài. - Ấn Shift + hướng ngoặt bóng: Ngoặt bóng, đổi hướng rê. - Ấn C, rồi Shift + hướng: Bất ngờ dừng lại và đổi hướng rê, hoặc tăng tốc rê tiếp, gây bất ngờ. - Chỉ ấn hướng thôi nhưng khéo léo kết hợp với E và nhạy cảm phán đoán hướng bắt người cảu hậu đối phương cũng là cách rê bóng hiệu quả. - Gắp bóng quả đầu, đảo chân 1 nhịp rồi đổi hướng (có trong Clip kỹ thuật Fifa). 4. Đừng quên quan sát bản đồ trận đấu để có những đường chuyền nhanh, hợp lý và chính xác. Sáng tạo trong tấn chủ yếu được thể hiện bằng các đường chuyền mà. 5. Kinh nghiệm bản thân: - Khi phòng thủ thành công, cướp được bóng ở sân nhà. Trong đầu phải có ngay phương án tấn công ( Cái này dựa trên hiểu biết về yếu điểm của đội hình mà đối phương đang dùng ). - Khi rê bóng, ngoài việc vượt qua sự truy cản của hậu vệ đối phương mà còn cần chú ý 2 điểm: a. Khi mình rê bóng, hậu vệ đối phương sẽ có xu hướng kèm đồng đội đang chạy chỗ, nên mình sẽ hoặc là sẽ rê bóng vào gần đồng đội rồi bất ngờ đổi hướng và kéo theo cả 2 thằng hậu vệ theo để đồng đội chạy chỗ thoáng, hoặc là rê ra cánh, ra xa đồng đội khi đó đồng đội sẽ chạy chỗ ra cánh bên kia, kéo theo cả thằng hậu vệ kèm. Thế là đổi hướng loại hậu vệ đang kèm mình mà rê vào mà đặt lòng.... b. Khi mình rê bóng, đồng đội cũng nhìn xu hướng rê bóng của mình mà chạy chỗ. Nên rê sao cho đồng đội ở vị trí thoáng là chuyền ngay. Hoặc đồng đội làm mình có vị trí thoáng là sút ngay ( phần b là cách nhìn thứ 2 của phần a). 6. Cách dứt điểm: Hãy dứt điểm làm sao cho tốt. - Sút xa: đã có bài (*) - Sút cận thành: đã có bài (*) - Tâng bóng qua đầu thủ môn: đã có bài (*) - Giả sút để rê qua thủ môn: ấn D rồi ấn S nhanh cùng ngoặt hướng khác. 7. Đá phạt: *) Có phạt trực tiếp và phạt góc. Có mấy cách phối hợp đá phạt như: - Một người đá ngay. - Hai người: a. Người phối hợp giả vờ đá, để người kia đá. b. Người phối hợp là người đá ngay: Khi chọn ấn C, khi đá giữ C ấn D đủ lực sau khi đã chọn hướng. c. Người phối hợp đẩy bóng ra để người kia sút: Vẫn chọn C, khi đá giữ C ấn S 1 lần rồi ấn D đủ lực cùng hướng chuẩn. Cái này cần chọn cầu thủ sút xa bóng sống tốt, trước khi chọn cầu thủ phối hợp (thằng này được chọn random). - Đá phạt góc: a. Đá bằng A. b. Đá bằng W. c. Đá bằng D d. Đá bằng Q+D. Tất cả quan trọng nhất là chọn chân đá và khả chạy chỗ và dánh đầu của ST. Cái này sẽ có bài cụ thể sau (**). - Đá phạt góc vào luôn: Cái này cần chọn thằng đá trái chân với góc đá phạt. Chọn thằng sút xa, đá phạt và đặt lòng tốt để đá. Sẽ có bài cụ thể sau (**) *) Muốn đá phạt tốt cần lưu ý: - Có cầu thủ đá phạt tốt, chân trái 1 thằng, chân trái 1 thằng. - Nắm rõ các góc sút sở trường của cầu thủ mình. - Có thể chia ra làm mấy cụ li đá phạt sau: a. Dưới 19m b. Từ 19m ~24m. c. Từ 24m ~ 32m. d. Trên 32m. Cái này nắm được để căn lực sút. II. Phòng ngự: 1. Khi bị phản công: Tuyệt đối không cho hậu vệ vào bóng ngay (trừ nhũng trường hợp đối phương chuyền bổng dài mà thấy hậu vệ có thể cản phá được bằng đầu hay đua tốc độ, tỳ đè ST để cướp bóng. Hãy ấn S đến CB cuối cùng, chạy chắn mặt và chạy về cùng tiền đạo họ. Chú ý họ có thể sút xa nhé, khi thấy có hiện tượng chạy lấy đà sút xa thì E+D mà lao vào cản đi. Khi lùi về như vậy sẽ kéo các hậu vệ cánh cùng tiền vệ lùi về rất nhanh, đồng thời đẩy các tiện đạo khác của họ vào thế việt vị. 2. Điều chỉnh hàng thủ không dâng lên quá cao và khi về thì lùi về nhanh và lùi sâu hơn để phòng ngự. Cái này, NUM 5 (mũi tên xanh xuống, thiết lập ở đầu trận) sẽ giúp chúng ta. 3. Khi theo kèm hoặc đối mặt thì hạn chế sử dụng kết hợp E+D mà hãy sử dụng S+D khéo léo hoặc chỉ D mà thôi. Chỉ E+D khi cần thiết. Hãy bình tĩnh chỉnh hướng để theo kèm trước mặt tiền đạo họ, đến khi ST của họ có dấu hiệu ra chân sút hãy nhanh chóng ấn E+D lao lên để chặn đường sút ( nếu khéo léo ấn cả S nữa thì sẽ có hai hậu vệ cùng chắn cú sút đó đấy). 4. Hãy học cách phán đoán hướng chuyền và rê bóng của đội bạn mà bắt bài. 5. Khi bị đá phạt góc hay chuẩn bị đón nhận đường tạt bổng hay chọc khe bổng của họ do TĐ cánh cho ST giữa tuyệt đối không cho hậu vệ lên chặn bóng trước (trừ khi ST họ thấp nhỏ hơn mình, nhưng cũng hạn chế_ví như thằng Torres, Aguero, Tevez... nó nhỏ nhưng khẻo, khéo lách nên vẫn lấy bóng bổng của các hậu vệ cao to ngon ơ), hãy tỳ người để hậu vệ khác cướp bóng, hoặc chọc chân vào khi bóng rơi xuống đất. 6. Hãy học cách bãy việt vị bằng cách nhìn bản đồ để dâng hậu vệ lên. 7. Cuối cùng là, biết xoạc bóng chuẩn và đúng lúc. Cái này không phải là choi xấu đâu. Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tớ. Có thể có cái đúng cái chưa đúng. Mong các bạn đọc và góp ý. Tớ mong bài này sẽ có những điều bổ ích cho các bạn. ------------------------------------------------------------------------------------------ 10. Sút xa:
quote:
Sút xa như thế nào hả các Pro?
TL: Có mấy cách để sút xa: (Quí ước các nút hướng, hướng tấn công tương ứng kí hiệu như trong hình minh họa) Mong các bạn đọc thật kỹ trước khi tập nha!! 1. Đặt lòng xa: Bạn nên đi chéo góc 45* ấn D đủ lực (nhạy cảm), ấn Z 1 lần, đồng thời ấn hướng. a. Hướng TCP: Tình huống A là: Ấn H1 1 lần, và kết thúc là giữ hướng H4 (ấn hướng nhanh tay và dứt khoát nha)vào gôn cho đến khi bóng tạo nên GOAL. Tình huống B là: ấn H3 1 lần và kết thúc là giữ H4. b. Hướng TCT:. Tình huống A: ấn H1 và giữ H2. Tình huống B: ấn H3 và giữ H2 2. Sút xa bằng má ngoài: Má trong hay má ngoài được quyết định bằng hướng bạn ấn sau khi đã ấn D đủ lực. Với má ngoài. a. Hướng TCP: Tình huống A: ấn đồng thời H1 và H4 1 lần, kết thúc là giữ H4. Tình huống B: H3 và H4, kết thúc H4 b. Hướng TCT:. Tình huống A: H1 và H2, kết thúc H2. Tình huống B: H3 và H2, kết thúc H2. 3. Sút xa bằng má trong: a. Hướng TCP: Tình huống A: ấn lần lượt H2, H1. kết thúc là giữ H4 đến GOAL. Tình huống B: ấn lần lượt H2, H3. kết là giữ H4. b. Hướng TCT: Tình huống A: ấn lấn lượt H4, H1. kết thúc giữ H2. Tình huống B: ấn lần lượt H4, H3. Kết thúc giữ H2. 4. Sút xa thẳng hướng thủ môn: a. Hướng TCP: Theo tớ, ấn D đủ lực, ấn H4 1 lần rồi thả tay ra để bóng tự bay. a. Hướng TCT: Ấn D đủ lực, ấn H2 1 lần. Trên đây là những gì là kinh nghiệm của tớ khi dùng để sút xa. Dùng cho các bạn tham khảo. Nếu thấy đúng thì các bạn làm theo.Nếu sai thì mong các bạn góp ý thêm làm sao cho mọi người cùng biết sút xa. Các bạn nên vào phần luyện tập trong giải ngoại hạng mà tập Minh họa cho bài sút xa:
Click the image to open in full size.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
11. Phòng ngự và tranh cướp bóng:
quote:
Làm sao để phòng ngự và tranh bóng thế?
TL:
*) Bài 1: Tranh bóng hiệu quả - Cách phòng thủ từ xa
Các bạn thân mến, tranh cướp bóng cũng là một trong những kỹ năng cần luyện kỹ trong FFO2. Tranh cướp bóng tốt là các bạn vừa phòng thủ thành công, vừa có thể phát động một đợt phản công nhanh, nếu hiệu quả thì tất yếu sẽ có bàn thắng. Muốn vậy các bạn cần chú ý những vấn đề sau: 1. Về cầu thủ: Không chỉ có hàng hậu vệ mà cả hàng tiền vệ cũng cần thiết phải có thêm hai chỉ số là: Tranh bóng và kèm người. Việc làm này sẽ tăng khả năng bọc lót cho hàng thủ khi các tiền vệ lùi sâu về hỗ trợ phòng ngự. Các cầu thủ có thể hình cao to và sức tỳ tốt sẽ có lợi thế khi tranh bóng tay đôi. Có hai chỉ số nữa cũng góp phần tăng khả năng tranh cướp bóng, đó là: Phản ứng và kiểm soát. Phản ứng tốt sẽ khiến cho các hậu vệ phán đoán nhạy bén hướng đi bóng của cầu thủ đối phương, không bị quá bất ngờ trước những pha đi bóng lắt léo. Kiểm soát tốt đồng nghĩa với việc khống chế bóng tốt sau những pha tranh bóng một mất một còn, trước khi có đường chuyền tiếp theo. 2. Về chiến thuật trân đấu: Có 4 chiến thuật mà mình thường dùng khi vào trận đấu là: a. Q + (Num 4): {FB: Chống việc hậu vệ bị hút theo hướng di chuyển của tiền đạo đối phương, tạo khoảng chống trung lộ}. Điều này, sẽ khiến các trung về chủ động hơn trong việc giữ đúng vị trí là lá chắn trước mặt thủ môn. Công việc kèm các tiền đạo chạy chỗ bây giờ là nhiệm vụ của các tiền vệ phòng ngự và các hậu vệ biên. b. Q + (Num 8): {PR: Cách chơi pressing toàn sân}. Điều này có nghĩa là cầu thủ của chúng ta di chuyển đều trên khắp mặt sân. Áp sát ngay khi có thể không để đối phương có thời gian chỉnh bóng hay tìm phương án tấn công tối ưu. c. Num 4: {MR: Xu hướng chơi gần nhau để phối hợp theo nhóm}. Trong phòng ngự điều này có nghĩa có sự bọc lót cho nhau giữa các cầu thủ khi phòng ngự. Cụ thể là khi bị tấn công bên trái, tiền vệ phòng ngự sẽ kèm sát tiền đạo trái đang di chuyển xuống sâu phía dưới; đây chính là lớp phòng ngụ thứ 3. Người vào tranh bóng chính là hậu vệ bên trái, lớp phòng ngự đầu tiên. LCB là người bọc lót sau hậu vệ biên trái, là lớp phòng ngự thứ 2. Khi LB để mất bóng, lập tức LCB vào tranh và LB lùi về bọc lót phía sau. Nếu cả LB và LCB đều bị qua thì CDM sẽ lao vào tranh và khiến cho ST của họ rơi vào thế việt vị. d. Num 5 (3 lần_mũi tên xanh xuống): Ý nghĩa chính là đảm bảo cho hang thủ không dâng lên quá cao. Đồng thời kéo hàng tiền vệ lùi sâu hỗ trợ hàng thủ khi bị phản công. 3. Kỹ năng điều khiển phím trong phòng ngự: Về vấn đề này, tớ cũng xin nhắc lại đây là những kinh nghiệm của bản thân tớ: 1. Về đối thủ và cách rê bóng: Tớ chia làm 2 loại: a. Đối thủ có cách rê bóng chậm nhưng lắt léo và sãn sàng có những đường chuyền chọc khe hay bật tường sáng tạo. Ngay sau khi mất bóng, công việc của các bạn là bình tĩnh lùi về và đồng thời ấn tổ hợp phím C + S + D, cùng với hướng di chuyển khéo léo chắn trước mặt cầu thủ cầm bóng của đội bạn, không quá áp sát nhưng cũng không quên quan sát rada về vị trí chạy chỗ của các ST khác để phán đoán và chặn các đường chuyền. Đây là cách phòng thủ khôn ngoan dành cho những đối thủ có cách chơi khôn ngoan. Nhưng không dễ để luyện thành công chỉ trong ngày một ngày hai. Các bạn nên nhớ có những đội hình nhỏ con nhưng kỹ thuật phối hợp cùng với khả năng rê bóng cực kỳ lắt léo, khả năng quan sát tốt, chuyền nhanh, bật tương nhanh chính xác của người điều khiển thì việc chúng ta cậy sức mà ầm ầm lao vào chỉ là vô ích, tạo điều kiện cho họ qua người và có thêm khoảng trống tấn công. b. Đối thủ có thể hình, có tốc độ, sự càn lướt, sẵn sàng sút xa bất cứ lúc nào: Với những đối thủ mà chung ta quen gọi là "Trâu bò" hay "Lấy thịt đè người" này thì tớ chia sân bóng làm 3 phần tương ứng với những cách điều khiển phím trong phòng thủ: Việc phòng thủ tốt vẫn dựa trên cơ sở chúng ta ấn linh hoạt các phím: S, E, D, C. *1. Bắt đầu từ việc chúng ta làm mất bóng tại khu vực (*1). Lúc này việc tranh cướp bóng là của ST. Ấn và giữ E +D, đồng thời nháy S chuyển người đến St gần bóng nhất. Áp sát (tác dụng của D) thật nhanh (tác dụng của E), cố gắng cướp bóng hoặc tối thiểu là không cho họ chuyền phản công nhanh bằng mọi cách kể cả phạm lỗi kéo người (nếu ấn và giữ luôn cả S). *2. Khi bóng đã được chuyền đến khu vực (*2). Đây là khu vực dễ sút xa, cũng là khu vực phát động tấn công. Lúc này chúng ta chủ yếu chỉ ấn giữ và nhả D thật linh hoạt, nháy S để chuyển người khi bắt các đường chuyền (ý nói có cầu thủ quân mình đang di chuyển trên đường thẳng chuyền bóng nếu ấn S đến nó lập tức bóng bị chặn lại) hoặc chuyển tới cầu thủ của ta chặn trước mặt cầu thủ của đối phương vừa được chuyền bóng, chỉ ấn và giữ E khi họ chạy, tức là mình cũng phải chạy. Cố gắng tập cách phán đoán hướng rê hoặc hướng chuyền để bắt bài. Chúng ta giữ D và thỉnh thoảng giữ cả E nhưng không có nghĩa là chúng ta ầm ầm lao vào tranh bóng bằng mọi cách như khu vực (*1) mà chúng ta lởn vởn áp sát tương đối trước mặt cầu thủ cầm bóng của họ (ấn giữ và nhả kinh hoạt D, E). Chỉ khi nào, cầu thủ đối phương có động tác chạy đà để sút xa hãy nhanh tay ấn và giữ tổ hợp phím S + E + D cho cầu thủ quân ta lao thật nhanh đến để cản cú sút. *3. Khi bóng đã đến khi vực (*3). Đây là khu vực cần đến sự tranh bóng khôn ngoan. Lúc này, khi họ chỉ rê bóng lắt léo thì tổ hợp phím C + S + D được sử dụng, chú ý là S có lúc là ấn giữ nhưng cũng có lúc là nháy (để chuyển người linh hoạt mà). Tất cả được kết hợp với nút hướng di chuyển của tay phải kinh nghiệm. Đến khi cầu thủ đối phương làm động tác sút, đó là lúc tổ hợp phím S + E + D cùng với hướng của tay phải vào cuộc. 4. Những điều chú ý khác: Cách tỳ người chính là việc chúng ta áp sát đối thủ bằng nút D cung với hướng là hướng tiến vào người đối phương. Đây là cách để chúng ta dùng khi tranh cướp bóng bổng khi thủ môn phát bóng lên giữa sân hoặc chống phạt góc hay tạt cánh đánh đầu. Việc ấn D để áp sát, tỳ đè và phá bóng sẽ dứt khoát và hiệu quả hơn rất nhiều.
Trên đây là những kinh nghiệm của tớ về việc tranh cướp bóng trong khi thi đấu. Mong các bạn hãy nghiên cứu kỹ xem có rút ra cho mình vài kinh nghiện khi thi đấu. Đừng quên nhìn hình minh họa đi kèm nhé!!!
Chúc các bạn chơi game vui vẻ !!! Cảm ơn các bạn đã quan tâm!!! Có gì thắc mắc các bạn cứ hỏi trực tiếp mình trong fifaonline.!!!
Click the image to open in full size.
-------------------------------------
*) Bài 2:
Kỹ thuật tranh, cắt bóng trong FFO2
Các bạn thân mến!!!
Nếu như xoạc bóng đòi hỏi sự nhạy cảm và liều lĩnh của mỗi game thủ trong phòng ngự, thì tranh, cắt bóng lại là sự tinh tế và thể hiện sức mạnh tỳ đè.
Kỹ thuật tranh, cắt bóng
Tranh bóng là lao vào tranh chấp trực tiếp để gây khó dễ, nhằm đoạt lại bóng trong tầm khống chế của đối phương. Cắt bóng là chỉ đứng ở một khoảng cách vừa phải, dự đoán ý định của đối phương để đón lõng những đường chuyền, tạt hay sút vào. Đây là những kỹ năng phòng ngự tích cực và rất hiệu quả.
Click the image to open in full size.
Điều cơ bản của tranh bóng và cắt bóng đó là chọn lựa vị trí; phán đoán ý đồ của đối thủ và thời điểm tranh, cắt bóng.
- Chọn lựa vị trí: Khi đối mặt với cầu thủ đối phương đang khống chế bóng, bạn cần phải chọn vị trí thích hợp để thu hẹp tầm hoạt động, di chuyển của cầu thủ đó lại đồng thời duy trì một khoảng cách nhất định để cầu thủ của mình có thể thọc chân ra cướp.
- Phán đoán ý đồ: Mỗi game thủ đều có thói quen rê rắt bóng, xử lý tình huống, phối hợp và di chuyển theo bài của mình. Vì vậy, bạn cần phải nắm được thói quen đó của họ để phán đoán các tình huống tiếp theo, đối phương sẽ làm gì, rồi bắt bài hoặc giăng bẫy phòng ngự.
- Thời điểm tranh, cắt bóng: Khi đối phương ở trước mặt bạn, thì tương tự như kỹ năng xoạc bóng, để hậu vệ không bị lố đà, bạn giữ nút C để cầu thủ mình di chuyển chậm lại, đồng thời phán đoán hướng đi bóng của đối phương rồi nhấn nút D để tranh cướp. Khi đối phương quay lưng lại với bạn và chuẩn bị nhận bóng, thì bạn phải nhanh chóng ấn nút E chạy nhanh để xông lên cắt bóng, phá bóng, hoặc giữ chặt nút D, hậu vệ sẽ đeo bám để gây khó khăn cho đối phương.
Trong trường hợp tranh bóng bổng với đối phương, nếu bạn đứng ở trước đối phương, thì hãy giữ chặt nút C, đồng thời ấn nút lùi lại vào cầu thủ đó để tỳ đè. Khi bóng bay tới gần, thì ấn nút D hoặc S để đánh đầu. Còn nếu bạn đứng ở sau, cũng giữ chặt nút C và ấn hướng tiến trước mặt để đẩy đối phương. Trường hợp đối phương quá khỏe mà bạn không đẩy được, thì nhanh chóng ấn nút C và Z, điều khiển cầu thủ chạy lên trước mặt đối phương để tỳ lại hoặc làm đối phương bị hụt đà. Kỹ năng tranh cướp bóng bổng đòi hỏi cảm giác của bạn trong tỳ đè rất cao, hệt như bạn điều khiển cầu thủ của mình tiến về phía trước nhưng gặp một vật cản và bạn phải ước lượng được mình có đẩy được vật cản đó đi không hay lách lên phía trước để cản lại.
Tốc độ chuyển đổi cầu thủ
Việc chỉnh tốc độ chuyển đổi cầu thủ trong tùy chọn Setting có liên quan đến phong cách phòng ngự. Nếu bạn chọn lối chơi phòng ngự áp sát, 1 đấu 1, gây sức ép liên tục lên cầu thủ đối phương, thì hãy chỉnh tốc độ chuyển đổi cầu thủ lên cao, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận cầu thủ có bóng của đối phương một cách nhanh nhất. Nếu bạn chọn lối chơi phòng ngự khu vực, tổ chức đeo bám cầu thủ đối phương và cắt bóng, thì hãy chỉnh tốc độ chuyển đổi cầu thủ xuống thấp, bạn sẽ có khả năng điều khiển cùng một lúc nhiều cầu thủ và lấp các khoảng trống tốt hơn.
Click the image to open in full size.
Trong EA SPORTS™ FIFA Online 2, phòng ngự khu vực được các game thủ ưa chuộng hơn bởi nếu tranh cướp 1 đấu 1 sẽ rất dễ bị tiền đạo đối phương vượt qua. Muốn phòng ngự hiệu quả nhất, bạn có thể thực hiện như sau:
Giữ chặt nút D để cầu thủ mình đứng gần cầu thủ đang có bóng của đối phương nhất để đeo bám, đồng thời bạn nhấn nút S để chuyển đổi sang cầu thủ thứ 2, giữ nút E để cầu thủ này chạy nhanh xông vào chặn trước mặt tạo thế gọng kìm nhằm tranh bóng hoặc điều khiển cầu thủ này đón lõng đường di chuyển, cắt đường chuyền, tạt hay sút của đối phương. Bạn hoàn toàn có thể nhấn nút S chuyển đổi liên tục để chọn được cầu thủ chiếm vị trí thuận lợi, rất thích hợp cho việc chống phản công nhanh hay trước những đối thủ sở hữu các ngôi sao có chỉ số cao.
Để có thể tranh và cắt bóng hiệu quả, bạn phải xây dựng chiến thuật đội hình và lựa chọn cầu thủ, tăng chỉ số thích hợp. Bạn nên bố trí các cầu thủ cao to, chiều cao trên 1m85 và cân nặng trên 80 kg, có khả năng tranh bóng bổng, tì đè ở vị trí trung vệ, tiền vệ phòng ngự và tiền đạo giữa. Còn các cầu thủ ở biên thì không nhất thiết phải to cao, nhưng cần phải có tốc độ chạy nhanh, kèm người tốt. Các chỉ số cần tăng là: Cản phá, kèm người, đánh đầu, xông xáo, tốc độ chạy, tăng tốc, sức khỏe, sức bền.
Còn một điều bạn cần phải nhớ, đó là kỹ năng tranh và cắt bóng không chỉ là nhiệm vụ của hậu vệ và tiền vệ, mà còn phải có sự tích cực của các tiền đạo ngay trên phần sân đối phương nhằm giảm sức ép cho hàng phòng ngự của mình. Chúc bạn xây dựng được hệ thống phòng ngự chặt chẽ, hiệu quả cho mình. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
12. Sơ đồ chiến thuật:
quote:
Có ai biết về các sơ đồ chiến thuật trong fifa không??
TL: " Nghiên cứu về các sơ đồ chiến thuật trong FFO2"
Các bạn thân mến! Có rất nhiều bạn có thắc mắc về những đội hình và cách bố trí các đội hình trong FFO2. Sau đây là trích dẫn những bài viết mà mình sưu tầm được để các bạn tham khảo:
1. Chiến thuật
Khi bóng đá hiện đại bắt đầu ra đời vào những năm 60 của thế kỷ trước, hầu như chưa có HLV hay cầu thủ nào có ý niệm về chiến thuật. Điều quan trọng nhất trong trận đấu thời đó chỉ là làm sao đưa bóng tiến lên phía trước, về phía cầu môn đối phương. Thời ấy, trong một đội bóng có 11 cầu thủ thì có không dưới 8 người được giao nhiệm vụ tấn công.
Cho đến khoảng năm 1870, khi người Scotland "phát minh" ra việc chuyền bóng thì việc phản công đã trở thành phổ biến qua những đường chuyền dài nên số cầu thủ tấn công được giảm xuống 7 người, mà phổ biến nhất là mỗi bên cánh có 2 cầu thủ và 3 cầu thủ còn lại chơi ở giữa.
2. Thủa sơ khai với chiến thuật 2-3-5
Vào thời ấy, chiến thuật mà tất cả các đội sử dụng là 2-3-5, chỉ có 2 hậu vệ chốt giữ toàn bộ khu vực phòng thủ. Ba tiền vệ hoạt động ở giữa sân mà khuynh hướng chủ yếu là tấn công, và có đến 5 cầu thủ hoạt động trên hàng tấn công, giăng ngang toàn bộ bề rộng mặt sân.
Năm 1883 đáng được xem là một năm quan trọng trong sự nghiệp phát triển chiến thuật: Việc nhà nghề hoá cầu thủ đã manh nha, các đội bóng đã bắt đầu quan tâm đến việc phòng thủ hơn và một tiền đạo nữa được kéo lùi về phía sau để trở thành tiền vệ đảm nhiệm trục giữa với cả 2 nhiệm vụ phòng thủ và tấn công.
Bắt đầu hình thành sơ đồ chiến thuật với 2 hậu vệ canh giữ khoảng giữa khu vực phòng thủ đội nhà và 2 tiền vệ cánh hoạt động dọc theo hai biên (với nhiệm vụ không chỉ tấn công dọc biên mà còn ngăn những đợt tấn công từ biên của đối phương) và 1 tiền vệ giữa. Sơ đồ chiến thuật này vẫn được ưa chuộng tại Anh (tuy có những cải biên) cho đến những năm 20 của thế kỷ 20. Nhiều đội bóng Nam Mỹ cũng áp dụng sơ đồ chiến thuật này.
3. Herbert Chapman với "Hậu vệ thứ ba"
Việc gài "bẫy việt vị" bắt đầu được sử dụng trong những trận đấu thuộc giải VĐQG Anh từ những năm trước Thế chiến thứ nhất mà theo nhiều tài liệu thì "khai sinh" ra lối chơi này là cặp trung vệ Morley-Montgomery của đội Notts Country. Thật đơn giản: 2 hậu vệ này băng lên phía trước để khi bóng được đối phương chuyền đi, ít nhất cũng có 1 tiền đạo đối phương lọt vào thế việt vị, vì giữa tiền đạo này và vạch cầu môn có ít hơn 3 cầu thủ (trong đó có thủ môn) của đội Notts Country. Trước đó, không đội bóng nào biết sử dụng lối gài bẫy việt vị này dù thực hiện điều này không khó. Tuy nhiên, khi biết được hiệu quả của "bẫy việt vị" thì ngày càng có nhiều đội sử dụng hơn. Có những hậu vệ sử dụng bẫy việt vị tài tình đến nỗi rất hiếm khi tiền đạo đối phương có thể đến gần cầu môn của họ như cặp Frank Hudspeth và Billy McCraken của đội Newcastle United. Vì thế, đã nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng "bẫy việt vị" làm mất đi tính hấp dẫn của bóng đá.
Đến năm 1925, Hội đồng Luật đã quyết định điều chỉnh luật việt vị: một cầu thủ chỉ bị xem là việt vị nếu khi đồng đội chuyền bóng, anh ta đứng gần cầu môn hơn 2 (thay vì 3) cầu thủ đối phương. Chỉ thay đổi như thế thôi, nhưng từ đó số bàn thắng trong các trận đấu tăng lên hẳn, các trận đấu đã trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Chính do những bàn thắng gia tăng nhiều nên năm 1927 đã khai sinh ra vai trò một hậu vệ thứ 3, mà người đầu tiên giữ vai trò này là tiền đạo Charlie Buchan của đội Arsenal.
Sau khi Arsenal thua Newcastle 0-7 ngay tại Highbury, Buchan đã đề nghị HLV Herbert Chapman cần có thêm một trung vệ. hoạt động ở giữa 2 hậu vệ truyền thống sẵn có với nhiệm vụ canh giữ trung phong của đối phương. Nhưng để vẫn giữ nguyên lực lượng ở tuyến giữa, chính Buchan sẽ từ bỏ vai trò tiền đạo, quay về tuyến phòng ngự để giữ vai trò này. Herbert Chapman chấp nhận và triển khai một sơ đồ mới để tạo ra một cuộc cách mạng về chiến thuật với lối chơi được gọi là "hậu vệ thứ 3" (third-back).
Theo đó 2 hậu vệ cánh luôn ở 2 biên để ngăn những đợt tấn công từ cánh của đối phương và điền vào chỗ trống ở giữa bằng một trung vệ, khi cần thiết kéo 2 tiền vệ biên vào phía trong để ngăn những trung phong đối phương. Với chiến thuật này, việc phòng thủ khu vực trở nên quan trọng hơn phòng thủ kèm người, trừ cầu thủ giữ vai hậu vệ thứ 3, phải luôn "để mắt" đến trung phong đối phương, dù cầu thủ này cũng phải luôn sẵn sàng băng ra đường biên trong trường hợp một tìên đạo cánh đối phương vượt qua được hậu vệ cánh đội mình và tiến về phía cầu môn. Khi các đội bóng khác vẫn còn áp dụng chiến thuật 2-3-5 thì dưới sự chỉ đạo của Chapman, Arsenal đã biết triển khai chiến thuật 3-3-4 hoặc có khi chuyển thành 3-4-3.
Điều chỉnh ấy đã mang lại nhiều thành công cho Arsenal và Herbert Chapman được tôn vinh là "ông tổ" chiến thuật bóng đá Anh. Chiến thuật này đã giúp Arsenal hạn chế được rất nhiều bàn thua, mà trong bóng đá, càng hạn chế được bàn thua thì có khả năng thắng trận. Thành công của Herbert Chapman đã khiến rất nhiều đội bóng khác tại Anh bắt chước, đẩy đấu pháp 2-3-5 lùi dần vào quá khứ. Cùng với chiến thuật 3-3-4 này, Herbert Chapman cũng đã đưa ra phương châm "phòng thủ trên hết" khi ông dặn các cầu thủ: "Khi bước vào sân, tỷ số là 0-0, nếu chúng ta không để lọt lưới bàn nào thì có nghĩa là khi rời sân, ít nhất chúng ta cũng được 1 điểm". Theo phương châm ấy, Arsenal thắng rất nhiều trận đấu với tỷ số khít khao 1-0.
4. "Wunderteam" với một tiền vệ tấn công
Trong khi Herbert Chapman gây ảnh hưởng đến bóng đá Anh bằng tư duy bóng đá "thực dụng" như vậy thì bên kia biển Manche, các nước vẫn còn gắn chặt với lối chơi bóng "lãng mạn" mà đại diện tiêu biểu nhất là 2 HLV Hugo Meisl (Áo) và Vittorio Pozzo (Ý). Cả Meisl và Pozzo đều trung thành với lối chơi có một tiền vệ tấn công ở giữa, với 2 hậu vệ cánh chơi sâu vào giữa hơn và việc trấn giữ hai biên được giao cho 2 tiền vệ cánh. Đó là lối chơi của đội Manchester United mà Pozzo rất ngưỡng mộ khi ông còn là một sinh viên nghèo đam mê bóng đá thời trước Thế chiến thứ nhất. Qua những trận đấu của Manchester United, Pozzo ngưỡng mộ những đường chuyền dài chính xác từ tiền vệ giữa Charlie Roberts và sau này khi làm huấn luyện viên, ông luôn khuyến khích các tiền vệ giữa của mình hoạt động theo kiểu của Roberts. Kết quả là đội tuyển Ý của Vittorio Pozzo đã thắng liên tiếp 2 kỳ World Cup 34 và 38. Còn Hugo Meisl đã xây dựng được một đội tuyển Áo có lối chơi đẹp mắt và hiệu quả, khiến đội được mang biệt danh "Wunderteam" (đội bóng tuyệt vời).
Và cũng như Pozzo, Meisl vẫn coi trọng vai trò của một tiền vệ tấn công ở giữa và chơi rất thành công trong vai trò này ở đội tuyển Áo là Smistik. Trong một trận đấu giao hữu diễn ra tại Chelsea, tuy lối chơi mạnh mẽ của đội tuyển Ạnh đã thắng lối chơi đẹp mắt của đội tuyển Áo với tỷ số 4-3, nhưng tất cả những ai có mặt hôm ấy đều đồng ý rằng các cầu thủ Áo đã dạy cho các cầu thủ chủ nhà một bài học bóng đá. Trong lối chơi của đội Áo, chữ W (hay M) rất dễ hình dung sự nối kết của 5 tiền đạo phía trên gồm tả biên (left-winger), hữu biên (right-winger), tả nội và hữu nội (inside-forwards) và trung phong (center-forward).
5. Sự ra đời của "Catenaccio"
Vào những năm cuối thập kỷ 40 tại Thuỵ Sĩ, một người Áo khác tên là Karl Rappan đã khai sinh ra lối phòng thủ mới mà ông đặt tên là Catenaccio. Dù nhiều tài liệu cho rằng cha đẻ của lối chơi này là HLV Helenio Herrera của Inter Milan, nhưng thực ra Herrera chỉ là người đã hoàn chỉnh và nâng lối chơi này lên một tầm hiệu quả mới. Là HLV đội tuyển Thuỵ Sĩ vào thời gian đó, Karl Rappan đã đặt thêm một hậu vệ nữa, đứng sau cùng ở tuyến phòng thủ với nhiệm vụ "dọn dẹp" tất cả những gì mà các hậu vệ phía trước mình để lọt qua. Cái tên bằng tiếng Anh "sweeper-up" đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của vai trò hậu vệ này. Hai hậu vệ phía trên (thường rất cao to) có nhiệm vụ ngăn chặn các cầu thủ đối phương, đúng với cái tên "stopper". Xu hướng của lối chơi này là kèm người hơn là phòng thủ khu vực.
Đến đầu thập kỷ 50, Inter Milan được xem là đội đã mang chiến thuật phòng thủ đổ bêtông vào Ý với cái tên "Catenaccio". Dù trên thực tế, HLV của đội Padova (sau đó sang huấn luyện AC Milan) là Nereo Rocco mới là người Ý đầu tiên áp dụng lối chơi này cho đội bóng của mình.
Inter cử một hậu vệ đứng đằng sau tuyến phòng thủ để bằng mọi cách ngăn chặn những đường đi bóng của đối phương. Sự có mặt của "người dọn dẹp" này đã triệt tiêu sự có mặt của tiền vệ tấn công ở giữa, vị trí rất được Hugo Meisl và Vittorio Pozzo ưa thích. Chiến thuật Catenaccio này đã được Inter Milan áp dụng thành công đến nỗi không chỉ các CLB Ý học tập mà cả đội tuyển Ý cũng sử dụng từ đó. Chiến thuật Catenaccio này đã đưa việc phòng thủ trong bóng đá đến giới hạn tột cùng, phòng thủ còn nặng nề hơn cả lối phòng thủ "hậu vệ thứ 3" mà Arsenal từng sử dụng trước đó.
6. Những nghệ sĩ Brazil với chiến thuật 4-2-4
Tưởng như lối chơi Catenaccio đã tạo nên bức tường bất khả xâm phạm trước khung thành thì tại World Cup 58 ở Thuỵ Điển, đội Brazil đã giới thiệu một chiến thuật mới, sơ đồ 4-2-4, thực tế đã xô ngã bức tường kiên cố này. Tuy vậy, không phải HLV của đội tuyển Brazil là Vicente Feola đã sáng tạo ra mô hình giàu sức công phá này, mà công lao phải được dành cho Fleitas Solich - một người Paraguay HLV của CLB Flamengo. Trước đó, các CLB Brazil cũng như đội tuyển Brazil đều rất ưa chuộng chiến thuật "hậu vệ thứ 3", nhưng sau khi lối phòng thủ chéo này bị các tiền đạo Uruguay xé nát trong trận CK World Cup 50, bóng đá Brazil đã hoàn toàn từ bỏ lối chơi này.
Tại Thuỵ Điển, HLV Vicenta Feola đã giới thiệu một sơ đồ chiến thuật mới lạ với 4 hậu vệ dàn hàng ngang, 2 tiền vệ ở giữa sân, 2 tiền đạo cánh và 2 tiền đạo giữa (trong đó có Pele).
Với lối chơi này, vai trò quyết định lối chơi được giai cho 2 tiền vệ chứ không phải 1 như trước đây. Với sức tấn công mạnh mẽ, cộng với tài năng xuất chúng của Pele, Didi, Garrincha..., Brazil đã đoạt cúp Nữ thần Vàng với những trận thắng đầy ấn tượng. Nếu đội Ý vẫn trung thành với lối chơi Catenaccio của mình thì rất nhiều nước đã chuyển sang học tập lối phòng thủ 4 hậu vệ dàn hàng ngang, trong số đó có cả đội Anh. Tuy nhiên, không phải đội bóng nào cũng có thể tìm được thành công như đội tuyển Brazil. Lý do đơn giản là không phải nước nào cũng có thể sản sinh ra các hậu vệ biên xuất sắc như Nilton và Djalma Santos, hai tiền vệ cánh toàn năng là Zito và Didi. Nói về Didi tài năng của anh ta có thể tưởng tượng như thế này: nếu bạn bỏ đồng xu xuống sân Didi có thể đá quả bóng rơi ngay đồng xu, Didi còn được biết đến như là người phát minh ra kiểu sút bóng lá vàng rơi. Những cú sút phạt của Didi bóng lượn qua hàng rào và vẽ một đường cong lượn xuống lưới rất đẹp mắt. Ngoài ra Brazil còn có tiền đạo cánh phải nhanh nhẹn như Garrincha và trung phong "có một không hai" Pele! Đội tuyển Brazil (cũng như Ajax Amsterdam sau này với bóng đá tổng lực) đã là một minh chứng cho việc con người tạo hiệu quả cho chiến thuật chứ không phải chiến thuật tạo hiệu quả cho con người!
7. Franz Beckenbauer với vai trò Libero
Ngay từ ngày đầu tiên bước vào đời cầu thủ, Franz Beckenbauer đã khẳng định ông sẽ là nhân vật thích hợp nhất trong vai trò một Libero. Vốn rất ngưỡng mộ lối chơi tấn công hiệu quả của hậu vệ cánh trái Giacinto Facchetti của đội Inter Milan, Beckenbauer tự hỏi tại sao một hệ thống tấn công như thế lại không được dịch chuyển vào giữa, phát xuất từ một trung vệ. Một trung vệ càn quét sẽ gặp rất nhiều thuận tiện trong việc khởi xướng các đợt tấn công, vì trước hết sẽ chẳng có một hậu vệ đối phương nào nghĩ đến việc kèm anh ta để rồi khi có cơ hội là anh ta bất ngờ băng lên về phía phần sân đối phương.
Nhân vật ấy mang một cái tên hoàn toàn chính xác: "trung vệ tự do", hay ngắn gọn hơn là "libero". Nhưng với tính thận trọng cố hữu, HLV đội tuyển Đức Helmut Schoen đã nghiền ngẫm kỹ lưỡng trong nhiều năm trước khi "bật đèn xanh" cho Beckenbauer lần đầu tiên thực hiện ý đồ này trong một giải lớn là EURO 72, sáu năm sau khi anh khoác áo đội tuyển lần đầu tiên.
Với Franz Beckenbauer chói sáng trong vai trò libero, chiến thuật này thành công rực rỡ khi đội Đức đoạt chức vô địch Châu Âu năm ấy cũng như khi Bayer Munich đoạt Cúp C1 liên tiếp 3 lần (74, 75, 76). Và từ đó đến giờ, khi nói đến bóng đá Đức là người ta nghĩ ngay đến vai trò libero.
8. Ajax Amsterdam và bóng đá tổng lực
Từ những năm cuối thập kỷ 60, Ajax Amsterdam đã trình diễn một lối chơi tràn đầy sức tấn công và hấp dẫn. Mọi việc bắt đầu từ năm 1964 khi LĐBĐ Hà Lan chấp thuận việc chuyên nghiệp hoá bóng đá và Rimus Michels đến huấn luyện Ajax Amsterdam. Phương pháp huấn luyện được ông thay đổi hoàn toàn với cường độ cao hơn (có khi đến 4 buổi tập một ngày) để tất cả các cầu thủ có được sức bền thể lực tuyệt vời. Đó chính là cơ sở để Rimus Michels đưa bóng đá tổng lực (total football) vào lối chơi của Ajax: mỗi cầu thủ đều phải rất toàn năng và thiện nghệ trong mọi vị trí. Việc "phân vai" chỉ còn là trên lý thuyết chứ khi bước vào sân, hậu vệ cũng phải biết cách tấn công và tiền đạo cũng phải biết cách tham gia phòng thủ một cách hiệu quả. Vạch giữa sân chỉ có thể là giới hạn của thủ môn chứ 10 cầu thủ còn lại đều phải rất sẵn sàng vượt qua để tấn công cũng như lùi về phòng thủ. Bóng đá tổng lực đòi hỏi mọi cầu thủ phải có năng lực đồng đều và trên tất cả là thể lực siêu bền.
Ngoài ra, để thể hiện hiệu quả bóng đá tổng lực, đội bóng cần có một thủ lĩnh đích thực mà trong thời hoàng kim của Ajax Amsterdam (với 3 cúp C1 liên tiếp 71, 72, 73), người đó chính là Johan Cruyff. Thành công của Ajax đã tạo cơ sở thuận lợi để đội tuyển Hà Lan áp dụng lối chơi tương tự, vì bộ khung của đội tuyển Hà Lan thời cực thịnh chính là những cầu thủ Ajax mà thủ lĩnh cũng vẫn là Cruyff. Chỉ tiếc là vận may đã không ở về phía Hà Lan trong hai trận CK World Cup 74 và 924925.
9. Chiến thuật 3-5-2: Cải biên của bóng đá tổng lực
Sau Ajax và đội tuyển Hà Lan, nhiều nước đã áp dụng bóng đá tổng lực. Tuy nhiên, nhiều HLV cho rằng chơi theo kiểu Ajax là quá phiêu lưu, hoặc cũng vì họ không có trong tay một tập thể cầu thủ tài năng, đồng đều về năng lực như Ajax, nên đã cải biên lại thành chiến thuật 3-5-2 với mục tiêu tăng cường tấn công đa dạng từ mọi hướng nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong phòng thủ. HLV Carlos Bilardo của đội tuyển Argentina cho rằng chỉ cần 3 hậu vệ cũng đã đủ sức kiểm soát 2 tiền đạo đối phương, do đó có thể điều động một hậu vệ lên phía trước để tăng cường tấn công cũng như ngăn chặn các đợt tấn công từ ngay giữa sân. Bắt đầu từ EURO 84 và World Cup 86, rất nhiều đội đã sử dụng chiến thuật này và cũng đã gặt hái không ít thành công.
Nếu được áp dụng đúng mức, chiến thuật 3-5-2 thể hiện tính cơ động dữ dội, cho phép các cầu thủ chơi pressing toàn sân, tranh bóng ở khắp nơi chứ không chỉ trên phần sân của mình. Lối chơi pressing toàn sân đã thể hiện rất rõ tại Đức, nhất là những đội bóng dưới sự dẫn dắt của các HLV nổi tiếng như Hennes Wesweiler và Udo Lattek. Về sau nữa, tuy có những sơ đồ chiến thuật khác như 3-4-1-2 hay 3-5-1-1 với một tiền đạo lùi phía sau 1 (hoặc 2) tiền đạo khác, nhưng đó cũng chỉ là một cải biên nhỏ của chiến thuật 3-5-2 nhằm đối phó với từng đối phương mạnh hay yếu. Chiến thuật 3-5-2 (hoặc 3-4-1-2 hay 3-5-1-1) vẫn còn được nhiều HLV trên khắp thế giới ưa chuộng cho đến tận ngày nay.
Cụ thể hơn:
GK - thủ môn LB - hậu vệ trái CB - trung vệ RB - hậu vệ phải LM - tiền vệ trái CM - tiền vệ trung tâm RM - tiền vệ phải CF - trung phong BS - hộ công ST - Tiền đạo cắm.
CÁC SƠ ĐỒ CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ KINH ĐIỂN
Sơ đồ 4-4-1-1
Thủ môn - 4 hậu vệ (hai biên; hai trung vệ) - 4 tiền vệ (hai cánh, hai trung tâm) - một hộ công - một tiền đạo (trung phong).
Ngày càng có nhiều CLB của châu Âu sử dụng một cầu thủ chơi ngay dưới trung phong, và phía trên hàng tiền vệ (gọi là hộ công).
Tầm hoạt động chính của cầu thủ hộ công là ở giữa hàng thủ và tiền vệ của đối phương. Vì vậy, theo lý thuyết, cầu thủ này sẽ có nhiều thời gian và khoảng trống hơn khi xử lý bóng so với các vị trí khác.
Một hộ công phải có khả năng cầm bóng tốt, kỹ thuật cá nhân khéo, tốc độ, nhãn quan chiến thuật cao, không những kiến tạo cơ hội làm bàn cho trung phong mà còn cần có khả năng dứt điểm như một tiền đạo thực thụ khi có thời cơ.
Sơ đồ 4-5-1
Thủ môn - 4 hậu vệ (hai biên; hai trung vệ) - 5 tiền vệ (hai cánh, 3 trung tâm) - một tiền đạo (trung phong).
Đây là sơ đồ mà nhiều đội chọn khi phải du đấu trên sân của một đối thủ mạnh. Một đội muốn bảo toàn tỷ số thuận lợi đã giành được ở lượt đi (trong cuộc đấu có hai lượt trận) cũng thường chọn đấu pháp này.
Về lý thuyết, với 5 tiền vệ, một đội bóng sẽ mạnh hơn trong việc kiểm soát khu trung tuyến, an toàn hơn trong khâu phòng thủ. Khi đã chọn sơ đồ 4-5-1, đội bóng đó sẽ thi đấu hết trận với tư tưởng không thua là thắng, nhưng họ cũng rất nguy hiểm trong những pha phản công.
Để sơ đồ này vận hành trơn tru, tiền đạo duy nhất (trung phong) phải là cầu thủ có kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ cao, có khả năng đột phá, di chuyển hợp lý và dứt điểm tinh tế. Nếu không, mối liên hệ giữa trung phong và hàng tiền vệ sẽ dễ dàng bị đối thủ cắt đứt
Sơ đồ 5-3-2
Thủ môn - 5 hậu vệ (hai biên; 3 trung vệ, trong đó có thể có một trung vệ thòng) - ba tiền vệ (hai cánh, một trung tâm) - hai tiền đạo (hai trung phong).
Đây là sơ đồ chiến thuật cân bằng giữa phòng ngự và tấn công nhất, và ngày càng được nhiều đội tuyển cũng như các CLB áp dụng (đặc biệt là các đội của Nam Mỹ, hoặc những đội theo trường phái bóng đá kỹ thuật Mỹ Latinh).
Trong đội hình 5-3-2, hai cầu thủ chạy cánh (hai hậu vệ biên) đóng vai trò rất quan trọng. Họ phải là những cầu thủ có tốc độ cao, khả năng cản phá và tạt tốt, lên xuống liên tục ở hai biên dọc, hỗ trợ phòng ngự và tích cực tham gia tấn công.
Sức công phá và khả năng phòng thủ của các đội áp dụng sơ đồ này phần lớn phụ thuộc vào phong độ của hai hậu vệ cánh. Bởi ba tiền vệ chơi khá sát nhau, và thường bó vào giữa để gây sức ép ở trung lộ bằng những pha phối hợp bật tường nhanh khi có thời cơ
Sơ đồ chiến thuật 4-3-3
Thủ môn - bốn hậu vệ (hai biên, hai trung vệ) - ba tiền vệ (hai cánh, một trung tâm) - ba tiền đạo (hai biên, một trung phong)
Đây là sơ đồ chiến thuật thiên về tấn công nhất. Ba tiền vệ chơi khá gần nhau để tăng khả năng hỗ trợ cho hàng phòng ngự. Trong khi đó, ba tiền đạo trải ngang sân để gây sức ép về phía khung thành đối phương trên diện rộng. Rất ít đội khởi đầu trận đấu theo đội hình này. Nhưng nếu buộc phải kiếm tìm bàn thắng bằng mọi giá, các HLV sẽ tung thêm tiền đạo vào sân hoặc đẩy tiền vệ lên cao để hình thành hàng công gồm ba người
Sơ đồ chiến thuật 4-4-2
Thủ môn - bốn hậu vệ (hai biên, hai trung vệ) - bốn tiền vệ (hai cánh, hai trung tâm) - hai tiền đạo (hai trung phong).
Đây là sơ đồ chiến thuật phổ biến của bóng đá Anh. Để đội hình này vận hành tốt, tuyến tiền vệ phải duy trì cự ly hợp lý, có khả năng dâng cao nhanh hỗ trợ tấn công và rút kịp thời để tăng cường phòng ngự khi bị phản công.
Trong hai tiền vệ trung tâm, một sẽ thường xuyên dâng cao để hộ công cho hai tiền đạo. Người còn lại đóng vai trò điều nhịp trận đấu và phòng thủ trung lộ (đây còn gọi là tiền vệ trụ).
Sơ đồ chiến thuật 4-2-4
- Lịch sử ra đời: Chiến thuật này ra đời chính thức vào năm 1958 với sự đăng quang của Braxin tại cúp thế giới Thụy Điển. Người sáng tạo ra chiến thuật này là HLV Bela Guttman của CLB MTK (Hungary), sau đó ông mang sang Brazil. Về sau người ta tranh cãi về " bản quyền " của sáng tạo này là của người Hungary hay Brazil 4: gồm 2 hậu về và 2 trung vệ trong khu vực phòng ngự. 2: gồm 2 tiền vệ kỹ thuật trong khu vực trung tâm 4: gồm 4 tiền đạo ở hàng tấn công. - Tính ưu việt: - Sơ đồ 4-2-4 còn có tính ưu việt ở chỗ: 2 tiền đạo phía trong và 2 tièn vệ luôn có thể hoán đổi vị trí cho nhau tuỳ theo tình thế. Tính đồng bộ của sơ đồ này rất cao (trong khi các vị trí ở sơ đồ WM chỉ chơi cá nhân, các cầu thủ ít linh hoạt, chơi phần sân của đồng đội). Tính sáng tạo của các tiền vệ trong sơ đồ 4-2-4 được phát huy tối đa. (So với sơ đồ WM thì trong sơ đồ 4-2-4: không ai chuyên gánh vác trọng trách ghi bàn, cá 4 tiền đạo đều xông xáo như nhau)
Sơ đồ chiến thuật WM (chiến thuật 3-2-2-3): Lịch sử ra đời: Chiến thuật này xuất hiện vào năm 1930 tại Anh, Áo và Thụy Sỹ. Đây là lối chơi tiền thân của chiến thuật 4-2-4 phát triển vào giữa 1956. Năm 1925, luật việt vị thay đổi, chỉ cần 2 cầu thủ của đội phòng ngự (chức không pahỉ 3 như trước đó) đứng giữa khung thành và cầu thủ tấn công, thì pha tấn công coi như hợp lệ. Tình huống việt vị giảm hẳn. HLV huyền thoại Hertbert Chapman của CLB Arsenal phát hiện với luật mới này, các pha phản công sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Ông đã bỏ ngay sơ đồ 2-3-5 (phổ biến lúc ấy) và khai sinh sơ đồ 3-2-2-3 (WM).
Cách thay đổi của Chapman: kéo hai tiền đạo về hàng tiền vệ; kéo một tiền vệ về hàng hậu vệ. Thế là từ sơ đồ 2-3-5 thiên về tấn công ồ ạt nhưng phòng thủ kém, Chapman có sơ đồ 3-2-2-3 chặt hơn trong phòng ngự, dễ lấy bóng ở giữa sân hơn và sắc bén trong phản công. Giới bóng đá Anh tự hào về phát minh của Chapman đến nỗi họ gần như không có thay đổi nào suốt 2 thập kỷ sau đó. W: là 3 hậu vệ và 2 tiền vệ ở khu vực phòng ngự. M: là 2 tiền vệ và 3 tiền đạo ở khu vực tấn công. 5 cầu thủ ở khu W chỉ lo kèm người thật chặt, đôi khi mù quáng. Với lối chơi này các tiền vệ giữa trước đây là những người được tự do sáng tạo, phát triển tấn công thì giờ đấy chủ yếu trở thành các hậu vệ.
- Điểm yếu của sơ đồ WM: các vị trí của từng cầu thủ trong đội hình không mang tính linh hoạt; hậu vệ phải luôn kèm tiền đạo trái của đối phương, hậu vệ trái kèm tiền đạo phải, trung vệ kèm trung phong. (So với sơ đồ 4-2-4: không ai chuyên gánh vác trọng trách ghi bàn, cá 4 tiền đạo đều xông xáo như nhau)
Sơ đồ chiến thuật 3-5-2
Với bóng đá hiện đại sơ đồ chiến thuật 3-5-2 là hợp thời đại ! Nó tạo sự chắc chắc ở giữa sân ( với 5 tiền vệ ) , năng động . Với 3 hậu vệ . 1 hậu vệ thòng và 2 hậu vệ còn lại vừa đảm nhận trung vệ dập vừa đảm nhận vị trí của hậu vệ cánh ! 2 tiền vệ cánh cũng đa năng : có lúc là tiền vệ cánh , lúc thì chuyển về đá hậu vệ cánh . Đây là một đội hình khá năng động nó có thể chuyển đổi thành 5-3-2 , 4-4-2 , hay 4-3-3 lúc cần thiết ! Đội tuyển bóng đá Brazil đã từng thi đấu với sơ đồ chiến thuật này với Cafu và R.Carlos đá tiền vệ cánh ! Đối với bóng đá hiện đại đây có lẽ là 1 sơ đồ chiến thuật thật hay . Với đội hình này những trận đấu ko còn là những trận đấu vô vị mà nó trở nên sôi nổi hơn với những sự thay đổi thật năng động trên sân . Nhưng nếu ko sử dụng nhuần nhuyễn sẽ tạo khó khăn , vd những cầu thủ cánh dễ phạm sơ hở , nhường vị trí hoặc trùng vị trí ! Nhưng nhược điểm này ko fải là lớn lắm! Yêu cầu 2 hậu vệ và 2 tiền vệ cánh fải có thể lực thật tốt để đảm bảo các vị trí trên sân Thực ra sơ đồ chiến thuật 3-5-2 là sự biến tướng của chiến thuật 5-3-2 bằng sự cơ động của 2 tiền vệ - hay là 2 hậu vệ biên ( tùy trường hợp sẽ gọi họ là tiền vệ hay hậu vệ ). 5-3-2 sẽ chuyển thành 3-5-2 khi đội bóng chơi tấn công, hai hậu vệ biên dâng lên đóng vai trò như hai tiền vệ, và thậm chí, đôi khi họ dâng cao như 1 tiền đạo ảo. Còn sẽ là 5-3-2 khi họ chơi phòng thủ. Trong sơ đồ chiến thuật 5-3-2, hai hậu vệ biên đóng vai trò quan trọng tới lối chơi của cả đội, và cũng quan trọng không kém đó là vị trí Libero. Có thể kể đến những cái tên kinh điển của vị trí này là F.Beckenbauer, L.matthaus, M.Sammer...những Libero thường đóng vai trò là linh hồn của đội bóng. Nhưng với sự tàn lụi của chiến thuật 5-3-2 nhường chỗ cho nó là đội hình của phong cách bóng đá hiện đại 4-4-2 với những mắt xích dàn ngang được thi đấu trên phương cách phòng thủ khu vực. Những Libero trong bóng đá hiện đại biến mất như 1 tất yếu lịch sử của sự phát triển bóng đá. Chúng ta được chứng kiến 1 Libero đích thực cuối cùng trong bóng đá đương đại kể từ năm 1996 với M.Sammer - đã 8 năm. Hiện nay, sơ đồ bóng đá được ưa chuộng nhất là sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 với 2 tiền đạo ảo ở hai cánh và 1 trung phong cắm duy nhất. Thực ra loại sơ đồ chiến thuật này được manh nha xuất hiện từ năm 1998 bởi khuynh hướng tăng cường số người ở giữa sân để khắc phục sự yếu kém của 1 số đội bóng nhỏ như NAUY, IRAN...nhưng những cầu thủ ở hai cánh không thực sự dâng cao như chiến thuật được ưa thích hiện nay.
Theo nguyên tắc, khi bố trí sơ đồ 5-3-2 thì có vẻ như đội bóng có thêm 1 cầu thủ tấn công ở khu vực giữa sân bởi đã loại bỏ bớt 1 hậu vệ nhưng sự thật không phải như vậy. Trong sơ đồ chiến thuật 5-3-2 thì Libero có trách nhiệm bọc lót và thực sự là 1 Libero là họ chịu trách nhiệm chính trong việc phát động tấn công. Khi đó, 2 trung vệ dập còn lại sẽ chủ yếu chịu trách nhiệm kèm người vì thế khả năng tham gia tấn công của họ là rất nhỏ. Trong sơ đồ chiến thuật 4-4-2, không có khái niệm cầu thủ bọc lót mà trỉ bố trí 2 trung vệ dập hỗ trợ bọc lót lẫn nhau và quan trọng là vì họ chơi theo lối phòng thủ khu vực do đó những hậu vệ biên đôi khi lại là những trung vệ khi vị trí trung vệ chính thức bị bỏ khuyết. Tấn công trên khắp các tuyến thực sự là ưu điểm của sơ đồ chiến thuật 4-4-2, lối chơi khu vực đòi hỏi 1 sự liên kết nhuần nhuyễn giữa các vị trí mà ở đó mỗi cầu thủ đuợc coi như mỗi mắt xích và không có mắt xích nào thực sự không thể thay đổi được.
So sánh 3-4-1-2 và 4-3-1-2
Sơ đồ chiến thuật 3-4-1-2 và sơ đồ chiến thuật 4-3-1-2 là hai loại chiến thuật khác nhau nhưng có chung 1 điểm là đều phụ thuộc nhiều nhất vào con số "1" trong chiến thuật, số "1" đó thường đóng vai trò linh hồn của đội bóng, đó là chất kết dính giữa hàng tiền vệ và hàng tiền đạo. Vị trí đó được gọi là hộ công ( AF ) nếu đá chỉ sau 2 tiền đạo, còn gọi là tiền vệ dẫn dắt nếu họ đá cao nhất trong hàng tiền vệ ( MAC ). Thông thường, theo 2 loại hình chiến thuật này, 4 ( trong sơ đồ 3-4-1-2 ) hoặc 3 ( trong sơ đồ 4-3-1-2 ) cầu thủ tiền vệ còn lại ở khu vực giữa sân chức năng chủ yếu là thu hôi bóng rồi tập trung cho cầu thủ dẫn dắt lối chơi ( thường thì cầu thủ này mang áo số 10 ), và cầu thủ dẫn dắt đó có nhiệm vụ phát động tấn công nhồi bóng cho 2 tiền đạo cắm ở phía trên ghi bàn. Đó là loại đội hình phụ thuộc rất nhiều vào cầu thủ dẫn dắt lối chơi bởi đó phải là 1 mẫu cầu thủ toàn diện về kỹ thuật, thể lực, và quan trọng nhất là anh ta phải có 1 " cái đầu". Ta có thể kể ra những số 10 điển hình : Ở lớp cũ có Pele - dĩ nhiên rồi, Maradona - đây là cầu thủ có lối chơi ảnh hưởng nhất tới toàn đội bóng, Hagi, Gulit, Vanderrama...ở bóng đá đương đại là Baggo,Zidane, Totti...( Về con số 10 trong bóng đá này Tui sẽ Post riêng thành 1 chủ đề sau ha ). Và quan trọng nhất, đây là lối chơi dành tôn vinh cho thứ bóng đá đẹp mắt nhưng không kém phần hiệu quả. Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là phụ thuộc quá nhiều vào cầu thủ dẫn dắt và như thế quả là khó khăn khi chúng ta biết rằng 1 mùa giải rất dài và khả năng ra đi của cầu thủ tới 1 CLB khác là không khó, khi đội bóng thiếu cầu thủ dẫn dắt đó thì họ không còn là họ nữa.
Sơ qua về lối chơi dãn biên :
Dãn biên là lối chơi bóng được tập trung phát triển theo dọc đường biên Về nguyên tắc, chơi dãn biên sẽ tạo ra nhiều khoảng trống ở khu trung lộ cho các tiền vệ dứt điểm. Trên thực tế những quả đánh đầu bao giờ cũng làm các thủ môn khó bắt hơn những pha dứt điểm bằng chân bởi nó rất gần và không thể phán đoán được hướng bóng, và khi những đường chuyền càng sát đường biên ngang hơn thì tầm nhìn của các thủ môn càng bị che khuất và khó phán đoán. Nhưng với sự đi lên của chất lượng các cầu thủ hậu vệ biên thì việc đưa được bóng xuống khu vực đó càng ngày càng trở lên khó khăn vì vậy hầu hết những đội bóng lớn hiện nay đều chơi theo phong cách tấn công trung lộ. Đa phần nếu là tấn công biên thì họ đều có xu hướng chọc thẳng vào trung lộ chứ không chơi bám biên theo phong cách cổ điển. Chúng ta hãy thử điểm qua 1 số cái tên chơi ở biên nhưng lại có xu hướng chọc thẳng vào trung lộ hiện nay : Figo, Beck, Robben, Valeron.... Xem ra tới thời điểm này mới chỉ có 1 cái tên khá thành công khi chơi bám biên là C.Ronaldo ------------------------------------------------------ Phần đầu của Cẩm nang bóng đá xin dừng tại đây!!! Hãy vui vẻ chơi bóng, thử luyện và chờ đợi các phần tiếp theo nhé!!! __________________ Muốn tham gia vào FFG thì click Click the image to open in full size. Real 3-0 Marseile Just do it Cr9 !!! Cảm ơn pro8z1 doan.daj.ca (08-08-2009), thanhnhat.9x (24-08-2009) pro8z1 Xem thông tin chung Gởi nhắn tin tới pro8z1 Tìm bài gửi bởi pro8z1 #2 Cũ 30-07-2009, 22:25 Avatar của pro8z1 pro8z1 pro8z1 Ä'ang trong diá»...n Ä'Ã n Group Leader
Tham gia ngày: Jun 2009 Bài gửi: 1.501 Thanks: 65 159 lần được cảm ơn trong 99 bài Mặc định CẨM NANG FIFA ONLINE 2 TOÀN TẬP (Tiếp)
13. Chuyển đội bóng:
quote:
Các bạn ơi.. Làm sao mà vô địch được tất cả các giải vậy... Mình đá 2 mùa giải rồi mà vẫn ở giải ngoại hạng anh àk... làm sao để chuyển sang giải khác đá vậy... ?
TL: Bạn phải chuyển đội bóng:
1. Chuyển đội bóng sang giải khác:
- Bạn chọn icon chuyển đội bóng trên thanh menu.
- Chọn giải bạn muốn chuyển sang đá.
- Chọn cầu thủ để chuyển sang, chuyển đúng theo vị trí sở trường
- Số lượng cầu thủ được chuyển - tùy theo lv người quản lý: + Lever 0~9: Chuyển 1 cầu thủ tốt nhất + Lever 10~39: Chuyển 2 cầu thủ. + Trên lever 40: Chuyển 3 cầu thủ. Được chuyển tối đa là 3 cầu thủ trong FFO2.
- Chọn xác nhận là bạn đã chuyển giải thành công.
2. Lời khuyên:
- Nên đá các giải trình độ thấp và nhiều trận để cố gắng lên lever 40 đã, để có khả năng chuyển nhiều nhất các cầu thủ.
- Khi đó mới đá các giải lớn để tìm kiếm các cầu thủ siêu sao mà bạn định dùng làm con cưng trong TTCN nội địa (giá rẻ)
- Muồn mua được các cầu thủ đó bạn nên chọn các CLB hỏ trong giải đó.
- Không nên mua vô tội vạ các cầu thủ khác để dành cho việc mua cầu thủ ngôi sao. Bởi vì, giá các cầu thủ phụ thuộc vào việc bạn mua trước đó nhiều hay ít các cầu thủ. Ví dụ: Bạn chưa mua một ai chỉ đá các cầu thủ có sẵn thì CR7 khi bán có khi chỉ có giá <10K trong TTCN. Nhưng nếu bạn mua quá nhiều rồi thì lúc có CR7, giá có thể lên tới vài trăm K LP -------------------------------------------------------------------------------------
14. Dành cho Gamepad
quote:
bạn ơi cho mình hỏi chọc khe bổng thì dùng phím nào vậy? mình đá bằng tay cầm.thanks!
TL: Bạn ơi! Mình không chơi bằng tay cầm nên mình không biết. Nhưng bạn có thể tìm hiểu ở đây:
[ame="&feature=related"]&feature=related[/ame] [ame="&feature=related"]&feature=related[/ame] [ame="&feature=related"]&feature=related[/ame]
Bạn cố gắng tìm nhé! Bạn chơi Gamepad nên chắc bạn nhìn là biết ngay. ----------------------------------------------------------------------------------------
15. Di chuyển thủ môn khi đá phạt:
quote:
cho hỏi cách di chuyển thủ môn khi đá phạt đi bạn.Đá free kick chứ ko phải PK nha cám ơn trước
TL: Cách 1: Theo mình có một số góc đá phạt có thể chỉnh được thủ môn, không phải là tất cả ( thường là góc chéo) Nếu góc có thể chỉnh được thủ môn thì bạn cần chỉnh hàng rào ngược hướng góc cần thủ môn bắt.
Ví dụ: Đối phương đá phạt ở cánh trái (theo hướng nhìn của bạn, chéo vào gôn). Cần thủ môn chặn góc trái ( vẫn theo hướng nhìn của bạn ) thì ta dịch hàng rào sang phải (theo hướng nhìn của bạn). Khi đó thủ môn sẽ dịch ngược hướng, dịch sang trái và chặn góc gần. Dịch qua dịch lai được 6 s trước khi nó đá phạt. Cách 2: Có thể ấn Q+A+E và di chuyển hàng rào ngược hướng vớ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top