thu thuat

Feb 11

Thủ thuật tự login vào Windows XP

Được viết bởi Lê Quốc Trí ngày Feb 11, 2008 trong Windows

Được xem 7079 lần, 11 lần trong hôm nay.

Bạn cài mật khẩu cho máy tính, thế nhưng lại muốn nó tự login vào luôn?! ( Ví dụ trong trường hợp bạn muốn khi cần có thể remote desktop nên cần phải có mật khẩu, nhưng lại không muốn nhập mật khẩu khi đăng nhập). Bạn có thể làm theo cách sau :

1.Vào Start menu/ Run...

2. Gõ lệnh control userpasswords2.

3. Hộp thoại User Account hiện ra. Bạn bỏ dấu check tại check box "user must enter username and password to use this computer". Sau đó bấm Apply.

4. Tiếp theo hộp thoại Automatic logon hiện nên, bạn gõ vào username bạn muốn đăng nhập vào và password, sau đó comfirm password 1 lần nữa là xong ( Lưu ý phải mặc dù có yêu cầu bạn comfirm password nhưng không phải là tạo password logon mới, bạn phải nhập cho đúng password của user mà bạn đã tạo trước đó).

5. Khởi động lại máy tính.

Chúc bạn thành công !

****** Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.

1. Ghi thành dàn bài:

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.

- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...

- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.

- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc:

Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:

- Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...

Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.

Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.

- Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.

- Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...

3. Ghi ra giấy:

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.

Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.

Bí quyết học bài mau thuộc (MTO 3 - 14/3/2008)

Chuyện học thuộc bài sẽ không còn là khó nếu như bạn có phương pháp học một cách khoa học.

Tinh thần thỏai mái

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!

Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.

Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn ạ! Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao! Hiệu quả lắm đấy!

Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!

Những điều cần nhớ

Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.

Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!

Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!

Điều nên tránh

Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy!

Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa!

Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!

Thật ra không khó để học thuộc bài, đúng không nào! Hãy tận dụng những bí quyết của MTO cộng thêm những cách học sáng tạo của riêng bạn để chinh phục những môn học bài "khó nuốt" bạn nhé! Chúc bạn thi thật tốt và "rinh" thật nhiều điểm 10!

@YETT

II. Để nhớ nhanh và nhớ lâu môn Sử

Trí nhớ của tôi thật tồi tệ" - bạn đã từng bao giờ nói vậy chưa? Đừng vội bǎn khoǎn. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên trước khả nǎng của bộ óc mình.

Bằng cách nào bộ não có thể thu nhận và ghi nhớ thông tin? Có từ 10 tỉ đến 100 tỉ nơ-ron thần kinh liên quan đến điều này trong một bộ não. Cùng một lúc, chúng có thể xử lý đến 10.000 đơn vị thông tin. Ta ngày càng già đi, ghi nhớ khó khǎn hơn, phản xạ và xử lý thông tin chậm lại. Nơ-ron không tự tái sinh, càng nhiều tuổi số nơ-ron càng ít dần. Cần phải bảo vệ bộ não.

Nhớ tên người

Trước hết hãy bắt đầu bằng việc nhớ tên một người mới quen. Với người đó, tên của mình là rất quan trọng. Thường chúng ta không để ý đến cái tên ngay từ đầu được giới thiệu, nên dễ quên nó. Vì thế cần phải lắng nghe cái tên đó khi nó được nói ra. Đánh vần, và nhắc đi nhắc lại tên người kia trong cuộc nói chuyện. Chào tạm biệt, hãy gọi tên họ. Bên cạnh đó, hãy tìm cách liên hệ một cái tên với điều gì đó, vật gì đó để dễ liên tưởng.

Trong trường hợp cái tên đó không gợi cho bạn đó không gợi cho bạn sự liên tưởng, hãy thay thế nó bằng một từ tương tự. Trí nhớ sẽ dễ dàng gợi lại mắt xích này.

Nhớ một danh sách

Nhiều khi, một danh sách có những tiêu đề, những mục không có liên hệ gì với nhau. Phương pháp để nhớ là xắp sếp chúng vào một hệ thống. Hãy tạo hình ảnh cho mỗi đề mục, liên kết hình ảnh của tiêu đề này với tiêu đề kia và tiếp tục. Chẳng hạn, bạn cần mua sữa, bóng đèn, bánh mì, hành và kem tại siêu thị. Hãy bắt đầu nhớ bằng việc nối bánh mì với sữa. Hình ảnh: Sữa phết lên bánh mì. Tiếp đến, nối bánh mì với bóng đèn. Hình ảnh: cùng vần b. Tiếp tục nối hành và kem.

Xin nhớ là để tạo ra mối liên hệ, bạn nên xây dựng những mỗi liên hệ có tính khôi hài. Chẳng hạn một gương mặt rỗ có thể liên hệ với ma trận!

Bạn có thể sử dụng cách này khi học ngoại ngữ với các từ mới.

Qua quan sát, cứ 15 người được yêu cầu nhớ 5 vật trong một danh sách thì 8,5 người nhớ đủ 5. Nếu sử dụng phương pháp trên tỉ lệ là 14,3.

Nhớ những gì bạn đọc

Trong thời đại thông tin, ai cũng có một lĩnh vực cần nhớ. Để nhớ nhanh và lâu khi học tập, bạn nên theo phong cách nghiên cứu.

Cố định chỗ ngồi học trong phong cảnh quen thuộc. Suy xét, tìm tòi kiến thức mới trong mối liên hệ với kiến thức đã học. Cần duy trì việc học thường xuyên hàng ngày chứ không dồn vào học cấp tập liên tục. Có thời gian nghỉ ngắn giữa thời gian học.

Hãy tập trung vào những nhóm kiến thức bạn cần lĩnh hội. Đọc một cuốn sách, cần xem tên sách, mục lục và lời giới thiệu để có một cái nhìn tổng quan sơ bộ. Đọc câu mở đầu và kết luận của mỗi phần, vì ở đây thường chứa đựng nội dung chính.

Khi đọc, không chỉ bằng mắt. Hãy đọc bằng cả tai, mũi và xúc giác nữa. Hình dung về đối tượng trong cái nhìn tổng thể . Ghi lại những nét chính bạn tiếp thu được từ những gì đã đọc.

Thực tế cho thấy, sau 24 giờ ngồi học và đọc, có đến 80% lượng thông tin tạm thời bị quên. Đừng lo. Nếu bạn xem lại những gì mình đã đọc, chỉ một vài dòng, sẽ gợi cho bạn nhớ lại rất nhiều. Khi gặp một sự kiện, một bài tập có liên quan đến những gì đã học, bạn sẽ hình thành những đường dây liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn đề.

Lưu ý: Có thể áp dụng cách này cho nhiều môn học khác

III. 7 Bí quyết tốt để có trí nhớ tốt

Thật khó xử khi gặp một người quen mà bạn lại nghĩ mãi không ra tên của người đó. Chỉ cần một vài bí quyết luyện trí nhớ là bạn có thể nhớ ngay những việc cần ghi nhớ.

1- Hãy nhìn cho kỹ:

Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.

2- Liên tưởng một cách có hình ảnh:

Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu... thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tưởng.

3- Tập trung vào tiếng động:

Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio.

4- Gắn liền con người với hoàn cảnh

Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào?

5- Tách tên người ra thành những từ độc lập

Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai.

6- Tǎng tốc độ.

Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ "b", cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.

7- Thiết kế bộ "Số-Hình ảnh"

Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp "Số=Hình ảnh". Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này.

IV.8 quy luật của trí nhớ

1. Quy luật nhận biết: Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng. Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biệt, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu.

2. Quy luật hứng thú: Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lực đặc biệt nào.

3. Quy luật tích luỹ: Càng hiểu biết uề một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy. Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu. Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu. Đọc lần đầu là công việc tích luỹ. Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới. Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức.

4. Quy luật nhớ có ý thức: Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng. Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu. Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin. Thông tin là con đẻ của sách vở. Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền. Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn là những điều tóm tắt.

5. Quy luật liên kết: Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công nguyên. Những khái niệm khoa hạc thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm. Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó).

6. Quy luật nối tiếp liên tục: Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó khǎn khi đọc ngược. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự nối tiếp cụ thể. Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được.

7. Quy luật ấn tượng mạnh mẽ. Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại ở trong trí nhớ. Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng. Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy. Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu.

8. quy luật kiểm tra: Hệ quả của trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới. Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới. Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển.

V.Luyện trí nhớ như thế nào?

Bạn có bao giờ bỏ quên một vật, hay quên làm việc gì hay không? Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy hoạt động trí não và trí nhớ của bạn giảm dần.

Khi chúng ta càng làm việc, càng cố ghi nhận tìm hiểu thì ta càng nhớ được lâu hơn, nhiều hơn. Nếu chúng ta biếng suy nghĩ, không chịu để trí óc hoạt động thì trí nhớ mỗi ngày một kém đi mà thôi. Do vậy, để giúp trí não hoạt động, bạn hãy làm theo các điều sau đây.

1. Phải nắm bắt được vấn đề nêu ra: Khi đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim, bạn cố thử tìm xem vấn đề chính của câu chuyện này là gì? Có như thế bộ não của bạn mới có cơ hội làm việc, sắp xếp, suy luận vấn đề một cách chính xác.

2. Phải để trí não bạn làm việc một cách tự nhiên, khách quan: Khi suy nghĩ một vấn đề nào đó, bạn nên xét vấn đề đó ở nhiều khía cạnh khác nhau, loại bỏ những ý kiến chủ quan khiến cho trí não trở nên lộn xộn, dễ phát sinh sự mau quên.

3. Phải tập trung tư tưởng: Không nên suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc. Nếu đang suy nghĩ vấn đề gì thì bạn nên để trí óc của bạn vào việc ấy, đừng nên để vấn đề khác chen vào.

4. Bạn thử tập nhớ: Bạn thử tập nhớ lại một câu chuyện ngắn có cả lời thoại (chuyện vui cười), hoặc một bản tin ngắn trên tivi...

5. Tập nhớ những hình ảnh đi kèm những sự kiện: Khi tới nhà bạn bè chơi, nhiều khi bạn không nhớ tên đường đi, nhưng bạn vẫn nhớ một vài đặc điểm nào đó trên đường đi như: gần ngã tư có cây bàng to hoặc cạnh cây xăng...

Một bài học dễ làm bạn chán nản, tạo cảm tưởng lâu thuộc vì dài quá. Bạn có thể tìm những từ cần nhớ rồi gạch dưới, khiến cho bài bị cắt đoạn thành khúc, tạo cảm tưởng như bài ngắn hơn.

Do đó, những bài học có ngắt đoạn hay có hình ảnh kèm theo thường khiến ta mau thuộc và mau nhớ.

6. Không nên học thuộc lòng ngay, mà trước đó phải tóm tắt ý chính rồi sau đó chuyển ý chính thành ý của mình, tuy không hoàn toàn giống nguyên văn nhưng đúng. Riêng đối với các bài thơ văn thì bạn phải học thuộc lòng từng chữ, từng câu mới hiểu hết được nội dung.

KIM PHƯỢNG (theo Internet)

VI.Các phương pháp ghi nhớ

Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Để làm được điều này, các bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau.

1. Ghi thành dàn bài :

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.

- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...

- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.

- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc:

Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:

- Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...

Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.

Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.

- Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.

- Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...

3. Ghi ra giấy:

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.

Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top