Thư ngỏ gửi Tổng thống Obama: Điều ước của một cô bé
Thưa Ngài Tổng thống,
Là một người cha tự hào, Ngài thường nhắc đến 2 cô con gái đáng yêu của mình – Malia và Sasha, trong các bài phát biểu. Tôi muốn kể cho Ngài nghe câu chuyện về một cô bé Trung Quốc đến thăm thành phố Washington DC.
Một học viên Pháp Luân Công phát tài liệu về môn tu luyện tinh thần này ở National Mall vào ngày 23/7/2004 (Tim Sloan/AFP/Getty Images)
Một ngày hè nóng bức năm nay, Meilian, một người phụ nữ Trung Quốc trong độ tuổi 70, đi theo lộ trình thường ngày của bà và trương một biểu ngữ trên National Mall. Bà có mặt ở đó để nói rõ sự thật với các du khách Trung Quốc về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) (Pháp Luân Công còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).
Một nhóm thanh thiếu niên từ Trung Quốc đã đến Hoa Kỳ cắm trại mùa hè và đang tham quan Washington. Trong số đó có một cô bé tuổi vị thành niên đến gần Meilian, nước mắt lưng tròng và thì thầm: “Bà ơi, bà biết không? Bà của cháu cũng tập Pháp Luân Công”.
Người phụ nữ lớn tuổi, cũng với đôi mắt ngấn lệ, khẽ vỗ về lưng cô bé: “Hãy gửi lời chào của bà đến với bà của cháu và nói họ chăm sóc tốt bản thân. Chúng ta biết họ đã trải qua những gì”.
Bà Meilian quá hiểu nỗi đau đằng sau những giọt nước mắt của cô bé. Một hình ảnh có thể ngay lập tức xuất hiện trước mắt bà. Ủy ban Dân phố, được kiểm soát bởi Đảng Cộng sản, có thể đến để quấy phá bà của cô gái hết lần này đến lần khác, và cảnh báo bà không được tới Bắc Kinh.
Cảnh sát thậm chí có thể kéo người bà lên một chiếc xe cảnh sát, ngay trước mắt cô cháu gái. Ở trường, cô bé có thể bị hét vào mặt gần như hàng ngày “Nhục nhã! Bà mày là Pháp Luân Công. Nhục nhã!” Các bậc cha mẹ có thể đã lo lắng trong vô vọng: ” Con gái duy nhất của chúng tôi liệu có thể lên đại học được nữa không?”
Bà Meilian cũng biết có bao nhiêu nguôi ngoai và niềm hy vọng phía sau những giọt nước mắt của cô bé. Ngay khi nhìn thấy chữ “Pháp Luân Công” trên biểu ngữ, hy vọng lại sáng lên trong trái tim cô bé: “Không phải nơi nào cũng đều tăm tối, như ở Trung Quốc đâu! Mọi người có thể thoải mái tập Pháp Luân Công trên những mảnh đất tự do như nước Mỹ! Bà của cháu và cháu không phải là người xấu!”
Ngài Tổng thống, tôi đánh cược điều đầu tiên mà cô bé reo lên với bà khi trở về nhà sẽ là “Bà ơi, bà ơi! Người dân ở Mỹ cũng tập Pháp Luân Công! Họ tập ngay tại National Mall ở thủ đô nước ấy! Không có cảnh sát nào truy lùng và đánh đập họ!”
Hãy tưởng tượng, Ngài Tổng thống, điều này sẽ cho người bà và bạn bè của của cô bé biết bao nhiêu hy vọng và khích lệ. Nhiều người trong số họ cũng là những công dân lớn tuổi và cũng sống trong lo lắng hàng ngày, rằng liệu con cái họ sẽ phải đến thăm họ trong tù vào tuần tới hay không.
Tuy nhiên, tất cả những điều này xảy ra không phải bởi vì chính phủ Mỹ đã làm rất nhiều điều cho họ, mà bởi vì nước Mỹ chỉ dừng ở mức cho phép mọi người có quyền tự do bày tỏ ý kiến của họ tại bất kỳ nơi công cộng nào như National Mall.
Ngài Tổng thống, hãy tưởng tượng bao nhiêu hy vọng và khích lệ mà Ngài có thể mang lại cho hàng chục triệu người Trung Quốc đang sống dưới nền chuyên chế ấy, nếu Ngài nói với Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư của ĐCSTQ: “Ông Hồ, hãy trả tự do cho Pháp Luân Công!”
Ngài sẽ được ghi nhớ bởi nhân dân thế giới, đặc biệt là người Trung Quốc, rất nhiều thế hệ mai sau, cũng giống như điều Tổng thống Reagan đã có được nhờ tuyên bố nổi tiếng của mình: “Ông Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này!”
Ngài Tổng thống, ở Trung Quốc, hàng triệu bậc cha mẹ là học viên Pháp Luân Công cũng yêu thương con cái của họ không ít hơn những gì Ngài dành cho Michelle Malia và Sasha. Họ cũng muốn đưa con đến các lớp học piano, quần vợt, hay làm vườn với họ, và ngay cả dạy chúng làm thế nào để ăn uống lành mạnh.
Nhưng họ biết rằng tất cả các thú vui giản dị này là niềm vui vượt quá tầm tay của họ. Họ sẽ được hạnh phúc nếu họ không bị tước đoạt công việc của mình chỉ vì niềm tin của họ vào Pháp Luân Công, và vẫn có thể bày xếp thức ăn lên bàn cho con cái.
Họ sẽ được hạnh phúc nếu con cái của họ có thể bước vào đại học mà không cần phải ký một tuyên bố nói rằng: “Tôi không tập Pháp Luân Công”.
Họ sẽ được hạnh phúc nếu con cái của họ không bị triệu tập đến đồn cảnh sát chỉ để nhận được đống tro tàn của cha mẹ chúng.
Trong bức thư của Ngài gửi Malia và Sasha trước lễ nhậm chức, Ngài đã viết về những gì Ngài muốn cho chúng. Ngài hy vọng chúng sẽ đảm trách công việc “uốn nắn những sai lầm mà các con nhìn thấy và làm việc để cho người khác những cơ hội mà các con đã có”.
Ngài Tổng thống, trong lúc tôi đang viết, hàng chục triệu trẻ em ở Trung Quốc cũng giống như cô bé vị thành niên đang tham quan National Mall ấy, cũng như cha mẹ và ông bà của chúng, đang chờ đợi Ngài nói với ông Hồ Cẩm Đào: “Hãy trả tự do cho Pháp Luân Công!”
Giới thiệu về Pháp Luân Công
Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần liên quan đến việc thực hành bộ 5 bài tập thiền và sống theo các nguyên tắc Chân, Thiện và Nhẫn. Sau khi được giới thiệu lần đầu tiên ra công chúng vào năm 1992 bởi ông Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công phổ biến nhanh chóng thông qua truyền miệng trong dân chúng Trung Quốc.
Các học viên đã cho biết về những cải biến siêu thường trong sức khỏe cũng như tính cách của họ. Họ cho biết họ ít bị căng thẳng hơn, trở nên tốt bụng hơn, trí tuệ hơn, tận hưởng cuộc sống gia đình hài hòa hơn, và có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
Vào đầu năm 1999, một quan chức của Ủy ban Thể thao Trung Quốc đã chỉ ra rằng có 100 triệu người đang tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tức cứ 12 người thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Pháp Luân Công hiện đang được thực hành tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Người lãnh đạo lúc bấy giờ của ĐCSTQ, lo sợ rằng môn tập này – vốn trong đó có cả các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản, lực lượng vũ trang, và cơ quan an ninh – bằng cách nào đó có thể là một mối đe dọa đối với sự kiểm soát tư tưởng của ĐCSTQ lên dân chúng Trung Quốc.
Giang Trạch Dân đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công vào năm 1999, và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp có thể xác nhận 3.400 trường hợp tử vong do bị tra tấn và ngược đãi, nhưng lo ngại số người chết trên thực tế là hàng chục ngàn. Hàng trăm ngàn người đã bị giam giữ trong các trại lao động tàn bạo của Trung Quốc.
Sherry Chang là một người Mỹ gốc Hoa đã sống tại Hoa Kỳ trong 19 năm.
Tác giả: Sherry Chang
Nguồn: The Epoch Times, tin180
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top