Thongtinvehocav
Study well updated 2008
Biên tập: Nguyễn Trọng Hòa 2oo8
Chọn nơi học Anh ngữ
Việt Nam đã gia nhập WTO, thông thạo ngoại ngữ (mà đặc biệt là Anh ngữ) đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một người dân nào, đặc biệt là đối với các bạn tuổi tím. Thế nhưng, trong tình hình các trung tâm ngoại ngữ thi nhau mọc lên như nấm sau mưa, với hàng loạt các chương trình học đa dạng, từ cao cấp đến bình dân, làm sao để chọn được một nơi học tập vừa ý?
1- Học cái gì nhỉ?
Lựa chọn một khóa học phù hợp với mình thật ra không phải là chuyện quá khó như một số bạn thường nghĩ.
Nếu bạn có ý định du học: khóa học IELTS hoặc TOEFL (hay TOEFL iBT) là phù hợp với bạn.
Nếu bạn chỉ muốn học để giao tiếp, hãy học TOEIC. Các công ty khi tuyển dụng thường đòi hỏi bằng TOEIC. Thậm chí có những công ty buộc bạn phải thi TOEIC mặc dù bạn đã có trong tay bằng IELTS hay TOEFL. Điều này có thể lý giải là do Anh văn sử dụng trong các công ty là Anh văn giao tiếp văn phòng, giao tiếp bình thường, trong khi Anh văn giao tiếp mà bạn được trang bị khi học IELTS hay TOEFL lại mang tính học thuật (Academy) rất cao, không phù hợp với môi trường văn phòng.
Nếu bạn không có dự định làm việc cho một công ty hay tổ chức nước ngoài, có thể bạn chỉ cần học chứng chỉ quốc gia là đủ. Thông thường các nhà tuyển dụng chỉ cần bạn có trong tay bằng B CCQG là đạt yêu cầu.
Nếu bạn muốn trau dồi 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà không đủ khả năng theo học các khóa học cao cấp, bạn có thể đăng ký một khóa Anh văn tổng quát (General English). Sau đó, bạn có thể tham gia thêm một khóa luyện nghe - nói để tăng khả năng giao tiếp của mình.
Nếu bạn dự định tương lai mình sẽ là một nhà kinh doanh thì khóa học Anh văn thương mại (English for business) rất cần thiết đối với bạn. Khóa học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức bổ ích về kinh doanh, như cách viết một bức thư trong kinh doanh, cách soạn thảo hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh...
Tóm lại, bạn cần xác định rõ mục đích bạn học Anh văn để làm gì, thì bạn mới có thể lựa chọn cho mình khóa học phù hợp nhất. Bạn nên tránh tình trạng "chạy theo số đông", thấy người ta học gì thì mình học nấy, mà không hề để ý đến khả năng của mình (bao gồm khả năng tài chính, khả năng nắm bắt kiến thức...)
2- Thế học ở đâu bây giờ?
Sau khi lựa chọn được cho mình một khóa học phù hợp, vấn đề tiếp theo đặt ra là: Học ở đâu. Hiện nay, các trung tâm Anh ngữ ở TP. HCM nhiều như...nấm mọc sau mưa, với chất lượng và giá cả từ "thượng vàng" đến "hạ cám". Rất nhiều bạn tuổi tím tỏ ra lúng túng khi được hỏi: "Nếu đi học Anh văn, bạn sẽ học ở đâu?".
T. Hoàng (Q. Bình Thạnh) cho biết: "Mình không tự tin lắm vào trình độ Anh văn của mình. Mình muốn nắm lại những kỹ năng cơ bản trước đã, rồi mới học nâng cao sau. Mẹ bắt mình học ở ILA, nhưng ILA thì học phí mắc quá, với lại mình nghe nói ILA chỉ chuyên đào tạo IELTS và TOEFL thôi, học cơ bản ở đó, liệu giáo viên có nhiệt tình chỉ dạy không..."
Ngược lại với T. Hoàng, T. Hạnh (Q. Phú Nhuận) lại muốn học ở trung tâm nào có giáo viên chất lượng: "Mình đăng ký học ở trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm vì nghe nói ở đó dạy rất tốt. Nhưng mình chán ngay sau đó. Giáo viên dạy mình hoàn toàn không có kinh nghiệm, cô không đưa ra được những ví dụ đa dạng, quanh đi quẩn lại chỉ toàn những câu ví dụ rất bình thường...".
P. Ngọc (ĐH Công Nghiệp TP. HCM) thì tâm sự: "Mình không có đủ điều kiện theo học những trung tâm cao cấp như Hội Việt Mỹ hay ILA, chủ yếu là tự luyện thôi, chỗ nào không hiểu thì hỏi bạn bè. Mình cũng thử đi học, nhưng rồi lại thấy chán vì vào lớp cũng chỉ ngồi làm bài tập (trắc nghiệm) mà thôi. Không khí lớp học chẳng sôi động chút nào..."
Rõ ràng, lựa chọn một trung tâm Anh ngữ chất lượng và phù hợp với điều kiện của mình thật không phải là điều dễ dàng gì. Dạo qua các forum trên Internet bàn bạc về vấn đề này, bạn có thể choáng ngợp bởi những thông tin rất khác nhau từ các thành viên.
Neptune (thành viên forum Đại học Bách Khoa) đã đánh giá một loạt các trung tâm Ngoại ngữ tại TP. Hồ Chí Minh trên forum của trường. Bài viết đã đánh giá gần 20 trung tâm đào tạo, chia thành 3 nhóm: Nhóm các trường chất lượng cao (Hội Việt Mỹ, ILA, SEAMEO...), nhóm trung bình (elite, Iwep, Á Âu, Dương Minh...) và nhóm bình dân (các trung tâm ngoại ngữ tại các trường Phổ thông). Theo bài viết này thì tốt nhất vẫn là chọn các trường chất lượng cao (nếu bạn có đủ điều kiện), còn nếu chọn học tại các trường ở cấp trung bình thì còn tuỳ thuộc vào yếu tố...may mắn. Nếu bạn gặp được một giáo viên giỏi thì sẽ rất tốt cho bạn. Ngoài ra, không nên theo học các trung tâm "bình dân", vì "trình độ Anh văn của bạn sẽ khó mà tiến triển".
Một vấn đề khác thường được quan tâm khi chọn trung tâm là vấn đề giáo trình. Các trường khác nhau thường dạy theo những giáo trình khác nhau, thông thường được photo lại từ các sách học Anh văn của nước ngoài. Các giáo trình này có một điểm chung là luôn mở đầu bằng các bài rất dễ, kiểu như: Hello, Greeting... Kết quả là chỉ vài buổi đầu tiên theo học, các bạn đã cảm thấy cực kỳ chán.
H. Cường (Q. Bình Thạnh) tâm sự: "Học với giáo viên nước ngoài, thầy thường lướt qua giáo trình rất nhanh, rồi tự đưa ra một đề tài cho cả lớp thảo luận. Các đề tài của thầy thường rất hay, mình rất thích học theo kiểu này, không phải bó buộc theo một giáo trình cụ thể nào, mà vẫn thu được những kiến thức rất bổ ích...".
Cùng quan điểm với H. Cường, bạn H. Quân (Q. 10) cũng cho biết: "Mình muốn học 1 chương trình tự do, không bó buộc theo giáo trình nào cả, giáo viên tự đưa ra những vấn đề để thảo luận, trong quá trình đó, giáo viên sẽ phát hiện và sửa chữa lỗi của các học viên. Học như vậy sẽ tránh sự gò bó theo khuôn mẫu và kích thích sự sáng tạo của học viên hơn. Tiếc là chưa thấy trung tâm nào dạy theo cách đó".
Thật ra, nếu muốn học Anh ngữ theo phương pháp như vậy, các bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ Anh văn (thường tổ chức tại các Nhà văn hóa), tuy nhiên, trình độ thành viên trong các CLB rất khác nhau, đôi khi lại tạo tâm lý không tốt cho người mới tham gia, hoặc người có trình độ thấp.
"Mình thử tham gia sinh hoạt vài lần ở NVH Thanh Niên, nhưng chỉ được vài lần rồi thôi.Có nhiều bạn quá giỏi khiến mình đâm ra ngại..." - T. Hằng (Q. Gò Vấp) tâm sự.
Như vậy, việc lựa chọn một trung tâm Anh ngữ phù hợp với sở thích và khả năng của mình xem ra là một điều vô cùng khó khăn. Đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, nhiều người đã tiêu một số tiền không nhỏ mà vẫn không đạt được yêu cầu do chính mình đặt ra. Có nhiều nguyên nhân, nhưng giải pháp chỉ có một: hãy xác định đúng nhu cầu của mình, và kiên trì đi theo sự lựa chọn của mình. Hãy cố gắng vượt qua những chán nản ban đầu để tiếp tục theo đuổi mục đích, bạn nhé.
Học Anh văn thời... USD!
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng TPHCM hiện nay mỗi năm có khoảng 100 Trung tâm Anh ngữ ra đời và cũng ngần ấy trung tâm tự đào thải. Thế nhưng, danh sách các trung tâm vẫn ngày càng dài ra và đang có chiều hướng gia tăng với con số hơn 400.
Một tâm lý chung không tránh khỏi của đa phần các bạn trẻ hiện nay là muốn chọn những trường hiện đại, học phí tính bằng...USD là có thể yên tâm về khả năng sử dụng tiếng Anh của mình trong tương lai.
Tuy xuất hiện nhiều nhưng số trường, trung tâm dạy Anh ngữ uy tín, chất lượng không quá 20. Ở top này, học viên đang phải trả 117, 125 130, 180USD hoặc cao hơn nữa cho mỗi khoá học...Và các trung tâm cũng đua nhau cạnh tranh bằng chi phí, phương pháp dạy học và cả các... khẩu hiệu (slogan) làm phương châm cho chính trung tâm mình.
Một cách rành rẽ, bạn Sơn Ca (quận 5) cho rằng đối với các trung tâm Anh ngữ cao cấp (tạm gọi như thế khi học phí được tính bằng USD), có thể phân biệt thành hai loại: trường trong nước và trường quốc tế.
Trong nước, có thể điểm danh một số trường như NNKG, Anh Văn Hội Việt Mỹ, Trường Đào tạo Việt Mỹ, Leecam, Anh Ngữ Thần Đồng... Ở những trường này, ngoài học phí được tính bằng đôla thì mỗi trường có một phương pháp dạy khác nhau.
Có thể nói học Anh ngữ thời nay thật...tốn tiền! Ở những trung tâm ngoại ngữ có chương trình Anh ngữ du học, luyện thi IELTS, TOEFL thì học phí lên tận mây xanh, có lớp lên đến gần ngàn đô! Có người nói muốn thăng tiến và mở rộng tầm nhìn ra thế giới thì phải học tiếng Anh. Nhưng học tiếng Anh với học phí như thế thì chỉ thích hợp với... con nhà giàu.
Kém ngoại ngữ, sinh viên Việt Nam mãi tụt hậu
Việc làm không thiếu, nhưng nhiều sinh viên đành tự loại mình từ "vòng gửi xe" do không có kỹ năng ngoại ngữ, vi tính.
"Nhất tiếng Anh, nhì tin học" vẫn luôn là câu "thần chú" tâm niệm của sinh viên khi ra trường. Rõ ràng, giới trẻ Việt Nam ý thức rất rõ vai trò quan trọng của ngoại ngữ. Tuy nhiên, không ít các tân cử nhân vẫn sớm bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng chì vì vốn tiếng Anh nghèo nàn...
Mất cơ hội chỉ vì tiếng Anh
Ngay từ năm thứ nhất đại học, M.Trang (SV ĐHKTQD) đã xin tiền bố mẹ đăng ký lớp học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ gần trường. Sau bốn năm học đại học và 3 năm "cày cuốc tiếng Anh" ở trung tâm, đến khi tốt nghiệp, không hiểu sao M.Trang vẫn nhận được những cái lắc đầu từ phía nhà tuyển dụng. Hỏi ra mới biết thì ra tấm bằng C tiếng Anh ở trung tâm chỉ là "đi học đóng tiền thì người ta cấp cho" chứ thực tế "trung tâm không kiểm tra sĩ số, lực học cũng không đánh giá qua điểm nên dần mình chán rồi bỏ học suốt...".
Cũng thế, Vân - sinh viên năm cuối khoa Xã hội học - Học viện Báo chí Tuyên truyền bộc bạch: "Sinh viên năm cuối bọn em ngoài việc học trên giảng đường, đi làm thêm còn phải chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp nên ai cũng bận, làm gì có thời gian đầu tư cho tiếng Anh. Hơn nữa, bằng A, B, C tiếng Anh bây giờ nhan nhản, chỉ cần 300.000đ là có ngay một tấm bằng mới tinh, đóng dấu đỏ do trung tâm ngoại ngữ cấp đàng hoàng. Chỉ sợ nhất là họ thi tuyển, chứ xét bằng thì chẳng lo".
Quả thật, không ít bạn trẻ đã may mắn trót lọt qua cửa tuyển dụng vì không phải qua khâu thi tuyển ngoại ngữ. Tuy nhiên, khi vào thực tế công việc, với "chứng chỉ tiếng Anh đi mua", có ai đảm bảo rằng họ sẽ hoàn thành tốt công việc và trách nhiệm được giao?
Ông Nguyễn Vĩnh Hiệp - Giám đốc Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Việt cho biết: "Công ty chúng tôi rất cần một người có khả năng làm việc văn phòng và kiêm giao dịch mua bản quyền sách vẫn chưa tuyển được người ưng ý. Công việc không quá khó nhưng cần người có khả năng giao tiếp tiếng Anh bằng email tốt và biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng. Nhiều sinh viên đến xin việc có khả năng làm việc văn phòng nhưng không kiêm được công việc này nên hiện tại chúng tôi vẫn phải nhờ những cộng tác viên..."
Hiện nay, số sinh viên thất nghiệp hàng năm đang ngày một tăng, số hồ sơ bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng trực tiếp hay gián tiếp do trình độ tiếng Anh yếu kém cũng không hiếm. Thị trường lao động "hậu WTO" mở ra nhiều cơ hội cho giới trẻ nhưng cũng không ít thách thức.Nếu không đủ sức cạnh tranh, lao động trẻ Việt Nam sẽ sớm bị đào thải, cơ hội việc làm chỉ thực sự dành cho những bạn trẻ chủ động, tự tin nắm bắt lấy tri thức, giỏi công nghệ và thành thạo ngoại ngữ.
Trung tâm ngoại ngữ có thực sự là giải pháp tối ưu?
Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của nhiều bạn trẻ, hàng loạt các trung tâm Anh ngữ "nội" và "ngoại" thi nhau mọc lên. Hiện nay, các trung tâm ngoại ngữ "nội" đa phần là do các trường ĐH, CĐ mở ra, thuê địa điểm tại các trường tiểu học, phổ thông. Các trung tâm này số đông thường không áp dụng hình thức thi xếp lớp hoặc nếu có cũng chỉ làm cho "có lệ".
Nhìn chung, các trung tâm "nội" thường làm ăn theo kiểu "đem con bỏ chợ". Học viên chỉ cần ghi danh, đóng tiền đầy đủ rồi "muốn học ra sao thì học". Thậm chí có lớp học đã gần quá nửa chương trình, nhưng vẫn "cố nhét thêm" vài "lính mới" có nhu cầu học.
Các bạn sinh viên có thể tự học ngoại ngữ thông qua việc nghiên cứu, tìm kiếm các đề tài chuyên ngành thông qua các tạp chí nước ngoài hoặc mạng Internet.
Ngoài ra, vào những ngày cuối tuần, các bạn trẻ nên bớt chút thời gian tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh nhằm trau dồi khả năng phản xạ và giao tiếp bằng tiếng Anh.
Đây là những bí kíp học ngoại ngữ vừa "rẻ tiền" song cũng hiệu quả và hữu ích mà bạn trẻ nào cũng có thể áp dụng cho mình.
Trên thực tế, không ít lớp học tiếng Anh do các trung tâm mở ra trở thành "vườn yêu" cho các đôi bạn trẻ tha hồ tâm sự, chuyện trò. Thầy Trung - giáo viên một trung tâm ngoại ngữ thuộc ĐH Sư phạm cho biết: "Ban đầu các khóa học còn đông, sau thì thưa dần. Có học viên đóng tiền cả khóa nhưng hầu như không đi học hoặc đi học "buổi đực buổi cái", lớp học nào cũng có những học viên vào lớp chỉ để yêu".
T. Khánh (SV ĐH Công Đoàn), người đã từng "bôn ba" qua nhiều trung tâm ngoại ngữ nhưng vẫn chưa học xong bộ giáo trình Lifelines cho biết: "Để tìm được một trung tâm ngoại ngữ ưng ý không hề đơn giản, các trung tâm đều chạy theo lợi nhuận, quảng cáo rầm rộ nhưng chất lượng thì yếu kém. Mình cũng được nhiều người cảnh báo trước nhưng kệ cứ học thôi, chỗ nào học chán, thấy không hợp thì bỏ...".
Còn Đăng Sơn (nhà ở số 5 Dã Tượng, Hà Nội) vừa tốt nghiệp Cao đẳng Bách khoa bức xúc khi đến học tại Trung tâm Ngoại ngữ tại Trường tiểu học Cát Linh: "Học chỉ được 3 buổi đầu là cô giáo ưng ý sau bị thay người khác. Lớp phản đối và yêu cầu giáo viên cũ nhưng không được nên nửa lớp đã chọn cách bảo lưu thẻ học".
Trong một vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của một số các trung tâm, tổ chức giáo dục nước ngoài tại Hà Nội và TPHCM như Hội đồng Anh (British Council), Language Link, trường đào tạo Việt - Mỹ... đang góp phần khiến cho thị trường dạy và học ngoại ngữ thêm sôi động.
Thế mạnh của các trung tâm Anh ngữ "ngoại" là cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại (phòng lab, phòng học có gắn máy lạnh..), đội ngũ giảng dạy giàu kinh nghiệm, có bằng cấp quốc tế...Tuy vậy, điều thu hút học viên đến với các trung tâm này thực chất vẫn là cái mác "giáo viên nước ngoài".
Bích Diệp sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại thương vốn "kinh qua" nhiều trung tâm từ ngày còn học cấp 3 nên vốn tiếng Anh của Diệp vào loại khá, được làm trợ giảng của Language Link và đỗ IETLS được 7,5 (trên thang điểm 9), tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện được học những chỗ "xịn" như Bích Diệp.
Trung tâm "xịn" nên giá cũng "xịn". Một khóa học năm tuần với giáo viên người Việt tại trường đào tạo Việt - Mỹ là 40USD, học phí sẽ tăng dần theo cấp độ lớp và số lượng thời gian học với giáo viên bản xứ. Ở Hội đồng Anh (một trung tâm "ngoại" nổi tiếng đắt đỏ) học phí cho một khóa học tiếng Anh giao tiếp quốc tế (gồm 4 phần) là 1.080USD (tính ra hơn 17 triệu VND).
Với mức học phí "trên trời" như vậy, chỉ có một bộ phận rất nhỏ sinh viên thuộc các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả may ra mới có cơ hội theo học. Còn phần lớn sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh thì đành "ngậm ngùi" bám trụ các trung tâm nội, "chất lượng thì kém thật nhưng được cái giá cả phải chăng, sinh viên nghèo như bọn em còn theo được..." - T.Khánh tâm sự.
Teach him also that for every enemy....
Bức thư của Tổng thống Lincoln gửi cho thầy hiệu trưởng trường học nơi con trai ông theo học từ lâu đã được biết đến. Bức thư được dịch sang tiếng Việt và ngày càng trở nên rất phổ biến.
Nguyên bản tiếng Anh thì dường như hiếm hơn và tôi may mắn có được cuốn truyện "the classroom of life" nguyên bản tiếng Anh trong đó có bức thư này và rất muốn chia sẻ cùng các bạn.
XIN THẦY HÃY DẠY CON TÔI
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quí giá hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách...nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chimtung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tại cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã...
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho ngừơi ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét...và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình...Con trai tôi quả thật là một cậu bé tuyệt vời.
Below is a letter written by President Lincoln to the Headmaster of the school his son went to. It's a long letter, but do take ur time 2 read it. It's rather inspiring.
---------------------------------------
In English !
He will have to learn. I know that all men are not just, all men are not true. But teach him also that for every scoundrel, there is a hero; that for every selfish politician, there is a dedicated teacher.
Teach him also that for every enemy, there is a friend. It will take time, I know; but teach him if you can, that a dollar is of far more value than five found...
Teach him to learn to lose and also to enjoy winning. Steer him away from envy if you can. Teach him the secret of quiet laughter. Let him learn early that the bullies are the easiest to lick...
Teach him, if you can, the wonder of books...but also give him the quiet time to ponder over the eternal mystery of birds in the sky, bees in the sun and the flowers on a green hill-side.
In school, teach him it's far more honorable to fail than to cheat. Teach him to have faith in his own ideas, even if everybody tells him they are wrong...
Teach him to be gentle with the gentle and tough with tough. Try to give my son the strength not to follow the crowd when everyone is getting on the bandwagon.
Teach him to listen to all men but teach him also to filter all he hears on a screen of truth and take only the good that comes through.
Teach him, if you can, how to laugh when he is sad...Teach him there is no shame in tears. Teach him to scoff at cynics and to beware of too much sweetness.
Teach him to sel his brawns and brain to the highest bidder but never to put a price tag on his heart and soul.
Teach him to close his ears to a howling mob...and to stand and fight if he thinks he is right.
Treat him gently, but never cuddle him because only the test of fire makes fine steel. Let him have the courage to be impatient; let him have the patience to be brave.
Teach him always to have sublime faith in himself because then he will always have sublime faith in mankind.
This is a big order, but see what you can do...he is such a fine little fellow, my son.
Sự học tiếng Anh ở Mỹ
Để có thể học tập và làm việc trên đất Mỹ, chắc chắn một điều là bạn phải sử dụng tiếng Anh một cách thật thành thạo. Nhưng điều đó không phải là đơn giản.
Nhưng trước tiên hãy nhớ lại chúng ta đã học những gì tại Việt Nam? Tôi không biết bây giờ việc học tiếng Anh ra sao nhưng thời tôi đi học hiếm khi nào giáo viên dạy môn tiếng Anh sử dụng tiếng Anh trong suốt một buổi học. Thật sự giáo viên gặp khó khăn khi sử dụng tiếng Anh vì đó là thứ ngôn ngữ họ không sử dụng hàng ngày, và kèm theo đó là việc học Anh Ngữ của học sinh cũng trở nên thật tệ.
Một điều mà tôi vẫn thắc mắc là tại sao Việt Nam lại sử dụng sách dạy tiếng Anh do chính người Việt biên soạn cách nay cả chục năm để giảng dạy. Những giáo trình đó đã quá lỗi thời và không phù hợp, rất nhiều chỗ sai sót. Đáng lẽ học tiếng Anh thì phải sử dụng sách của người Anh, người Mỹ thì tốt hơn, tôi nghĩ như vậy, bởi lẽ để giỏi tiếng Anh thì cũng phải hiểu rõ văn hóa của người bản xứ nữa. Rất nhiều trung tâm Anh Ngữ ở Việt Nam hiện đang sử dụng giáo trình của Anh, Mỹ trong khi đó Bộ Giáo Dục lại vẫn tiếp tục cho phát hành những cuốn giáo trình cổ lỗ và nhàm chán. Cũng vì thế mà rất nhiều sinh viên bậc đại học chỉ nói vài ba câu đơn giản cũng sai sót, ngay cả những sinh viên tốt nghiệp khoa Anh Ngữ vẫn tiếp tục yếu kém Anh Ngữ, khi xin việc thì thường bị từ chối.
Và ngay trên đất Mỹ, tưởng rằng đây sẽ là một môi trường tốt nhất để trau dồi Anh Ngữ vậy mà vẫn còn rất nhiều người Việt chỉ biết vài ba từ đơn giản sau khi đã sinh sống trên đất Mỹ hàng chục năm trời! Và tôi dám cá rằng bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi cả những người trẻ được học trường Mỹ mà sau mấy năm trời vẫn không tài nào giao tiếp bằng Tiếng Mỹ một cách thành thục được. Tất cả những người đó hiện đang sống ở nơi tập trung người Việt và họ cũng không có việc làm tốt, lương lại thấp. Chính bản thân tôi nhiều khi cũng cảm thấy khó hiểu và hoàn toàn bất ngờ khi gặp những người ấy. Cho nên, chúng ta cần biết không phải cứ qua Mỹ là có thể học giỏi, môi trường giáo dục thì thật tuyệt vời nhưng quan trọng là chúng ta đã học tập ra sao.
Nói về chuyện học Anh Ngữ tôi có vài kinh nghiệm muốn chia sẻ cho các bạn. Đầu tiên hãy dẹp bỏ ngay ý nghĩ rằng ở Việt Nam là bạn không có điều kiện học Anh Ngữ. Để giỏi Anh Ngữ, bạn phải giỏi từ vựng và nắm vững ngữ pháp, với vốn kiến thức vững chắc bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp. Trong giờ rảnh rỗi bạn cố gắng tập thói quen đọc một số cuốn sách như tạp chí, tiểu thuyết bằng Tiếng Anh, mới đầu bạn có thể phải cần nhờ tới từ điển rất nhiều nhưng sau đó bạn sẽ từ từ cảm thấy thoải mái và thích thú khi đọc những cuốn sách đó. Hãy chọn cho mình những cuốn sách đơn giản, phù hợp với khả năng của bạn trước khi chọn những cuốn khó hơn, dày hơn nếu vốn từ vựng của bạn tốt hơn. Ở Việt Nam hiện nay truyền hình cáp đã có nhiều, bạn hãy thường xuyên xem các kênh nước ngoài, có thể bạn sẽ cảm thấy hơn buồn chán nếu không thể hiểu những gì người ta nói. Nhưng hãy nhẫn nại, khả năng học Anh Ngữ của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều một khi việc xem các kênh truyền hình như CNN, Fox News... trở thành thói quen của bạn. Tham gia các Website và thảo luận bằng Tiếng Anh cũng là một cách học rất hay, ngoài ra nó cũng giúp bạn có thêm kiến thức ở những lĩnh vực khác nữa. Đặc biệt hãy cố gắng sử dụng Tiếng Anh trong công việc hàng ngày của bạn mọi nơi mọi lúc. Trong các giờ học Anh Văn trên lớp hãy cố gắng trao đổi và khuyến khích bạn bè trao đổi với bạn bằng tiếng Anh, không có gì phải ngại ngùng cả.
Nếu bạn làm đúng những gì tôi đã trình bày ở trên, chỉ một khoảng thời gian không lâu khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt. Và nếu như bạn may mắn có điều kiện sinh sống tại nước ngoài sau đó, bạn sẽ nghĩ sao? Chắc chắn bạn sẽ hòa nhập ngay một cách dễ dàng mà không phải tốn nhiều thời gian học Anh Ngữ nữa. Hoặc nếu bạn ở Việt Nam thì bạn vẫn có thể sẽ nhận được lương cao hơn, có vị trí tốt hơn các đồng nghiệp khác.
Còn nếu bạn có điều kiện qua Mỹ để du học thì việc học tiếng Mỹ lại càng trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Ở đây việc học tiếng Mỹ được khuyến khích và hoàn toàn miễn phí. Có rất nhiều trung tâm, phòng ốc lại hiện đại nữa. Đặc biệt là bạn sẽ được tiếp xúc với những người bạn từ nhiều quốc gia khác nhau, điều đó luôn tạo kích thích cho việc học tập của bạn. Những giáo viên ở đây tôi có cảm giác họ thật thân thiện và làm việc hết mình, đôi khi còn làm cho bạn quá đỗi ngạc nhiên bởi những gì họ làm. Một trong những giáo viên của tôi, cô Michele Bezich, là người rất yêu thời trang, tôi chưa từng thấy cô mặc cùng một bộ quần áo trong gần một tháng trời. Cô luôn có những bài giảng rất hay, ví dụ như dạy về các vật dụng trong nhà bếp cô mang theomột đống nào là xoong, chảo, muỗng, nĩa... để minh họa cho bài học. Tới cuối buổi học cô thường bắt tay từng người và mong mọi người lần sau sẽ tiếp tục đến lớp và khuyến khích học viên giới thiệu bạn bè tham gia lớp học. Chưa hết, mỗi đầu thứ hai cô ta lại yêu cầu chúng tôi hát quốc ca Mỹ! Một việc mà chỉ có cô ấy mới làm trong trung tâm, thật là thú vị.
Tới Noel, tại trường cũng tổ chức một buổi tiệc rất vui, đây cũng là dịp để các bạn có thể gặp gỡ và giới thiệu những món ăn truyền thống tại quê hương mình.
Ở nước Mỹ người ta rất trọng nhân tài, nếu bạn học giỏi bạn sẽ được miễn phí rất nhiều khoản học phí và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bạn phát triển. Hy vọng Việt Nam chúng ta sớm cũng có nhiều chương trình trợ giúp như vậy
Anh văn chuyên ngành không đơn thuần là ngoại ngữ
Việc giảng dạy Anh văn chuyên ngành (AVCN) chưa thực sự được chú trọng nếu không muốn nói là bị bỏ lửng, phương pháp giảng dạy của giáo viên thì... nhàm chán". Đó là "lời phán xét" khá thẳng thắn của phần đông SV trong cuộc điều tra gần đây từ nhóm sinh viên (SV) ngành Công nghệ cắt may của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Người học: có gì học đó
"AVCN với dân "ai ti" (IT) bọn mình cực kỳ quan trọng, vì toàn bộ hệ thống máy móc, các chương trình học, thậm chí nhiều chuyên đề như: Chương trình dịch, Mã hóa dữ liệu, Phân tích thiết kế thuật toán, đồ họa máy tính... rất khan hiếm tài liệu tiếng Việt, nên nếu không muốn phải ngồi chơi xơi nước thì chỉ còn cách lo mà học Anh văn cho sớm", Lại Văn Kiên - một SV khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Giao thông vận tải (HN) tâm sự. Không khác mấy, là "dân kỹ thuật" thường xuyên phải "vật lộn" trực tiếp với máy móc nơi phân xưởng, Nguyễn Hữu Hoàng Lâm - cựu SV khoa Kỹ thuật điện - điện tử, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng phải công nhận tầm quan trọng cực kỳ của môn AVCN bởi "nếu không giải mã được những thông số bằng tiếng Anh trên máy thì chỉ còn cách bó tay".
Trong khi đó, ở chương trình AVCN của khoa Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM với 8 bài trong quyển English For Linguistics and Literature, tập 2, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM, các SV chuyên ngành Ngôn ngữ học phải bùi ngùi cảm thụ chung văn học Anh với SV văn khoa trong những bài đầu, phần còn lại giáo viên đành tự động cắt giảm chương trình do "kiến thức ngôn ngữ học quá trừu tượng".
Giáo viên dạy AVCN chủ yếu dựa vào giáo trình, nhưng giáo trình lại đến từ nhiều nguồn khác nhau: sản phẩm "tự tạo" của trường, kết quả nghiệm thu được nâng cấp lên từ công trình nghiên cứu khoa học của SV, nhưng chủ yếu là các tài liệu phát tay. Nhìn xấp tài liệu rời rạc không rõ xuất xứ mới thực sự thấu hiểu lời khẩn cầu thiết tha của không ít SV ngành công nghệ cắt may: "cần có tài liệu chuẩn và sát thực tế hơn, chúng em học chuyên ngành may nhưng kiến thức lại nghiêng nhiều về dệt".
Giáo viên chuyên ngữ hay chuyên ngành?
"Thực sự dạy AVCN áp lực lắm. Từ khi biết mình được giao lớp là ăn ngủ không yên, phải tìm đọc thêm nhiều tài liệu bằng tiếng Việt, chạy đôn chạy đáo đi hỏi các chuyên gia trong ngành để cố gắng tạo được bài giảng "giống" chuyên ngành nhất. Từ điển AVCN là vật dụng tất yếu, nhưng không phải cứ đọc là hiểu, nhiều thuật ngữ quá chuyên sâu như "âm vị", "hình vị", "tuyến tính"... của chuyên ngành ngôn ngữ học, hay các từ chỉ thiết bị của ngành Thư viện thông tin mà không có hình ảnh minh họa thì chỉ hiểu lờ mờ thôi. Đã vậy mà mỗi năm lại được phân dạy một chuyên ngành khác nhau nên kinh nghiệm tích cóp... không kịp" - cô D.T. một giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM bộc bạch.
Kể cũng dễ hiểu, bởi hầu hết giáo viên dạy AVCN đều là những giáo viên chuyên ngữ - đơn thuần dạy tiếng Anh. Vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nói theo thuật ngữ khoa học là những từ ngữ thuộc về lớp từ vựng nghề nghiệp, tức sẽ không thể hiểu rõ ngọn ngành, thậm chí chỉ là biết đến nếu không phải người trong ngành. Về vấn đề này, ông Thân Trọng Minh - trưởng ban tiếng Anh về đào tạo giảng viên của Trung tâm Đào tạo Khu vực SEAMEO Việt Nam cho rằng: "AVCN thực sự không đơn thuần là môn ngoại ngữ, bởi ngoài kỹ năng sư phạm, khả năng ngoại ngữ là tiếng Anh, thì giáo viên rất cần có kiến thức về chuyên ngành. Mục tiêu chính của dạy và học AVCN vẫn là khả năng ngoại ngữ, nhưng để đạt được hiệu quả đó thì rất cần ở người dạy những hiểu biết về chuyên ngành. Vì vậy thay vì sử dụng giáo viên chuyên ngữ như hiện nay thì nên chăng là tận dụng luôn đội ngũ giáo viên chuyên ngành vào dạy AVCN bởi các giảng viên thường là những người có trình độ ngoại ngữ nhất định?".
Thiết nghĩ ngoài giải pháp trên, tại sao không mời thêm các chuyên gia đang làm việc ở các công ty nước ngoài, trong đúng lĩnh vực đó về dạy cho sinh viên năm cuối. Đội ngũ này vừa có khả năng ngoại ngữ lại đang sử dụng anh ngữ theo đúng chuyên ngành đó hằng ngày?
Chất lượng dạy và học Anh văn trong trường phổ thông: Đối phó với thi cử
7 năm cấp 2 và cấp 3, học sinh được học trên 700 tiết Anh văn, tương đương trình độ B theo hệ thống chứng chỉ quốc gia. Trong chừng ấy thời gian, ngân sách của nhà nước, của gia đình bỏ ra khá nhiều để trang bị kiến thức tiếng Anh cho các em, nhưng kết quả đạt được dường như không tương xứng...
Cách thi quyết định việc dạy và học!
Mục đích của việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, trước tiên để giao tiếp thông qua kỹ năng nghe hiểu và nói, sau đó mới là kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết. Điều này thể hiện rất rõ trong kết cấu của sách giáo khoa. Ngay từ những ngày đầu tiên học tiếng Anh ở lớp 6, học sinh (HS) được học những bài hội thoại ngắn, càng lên cao kiến thức được nâng dần thành các bài đọc chứa nhiều mẫu câu, điểm ngữ pháp quan trọng.
Thông qua lượng từ vựng, mẫu câu, điểm ngữ pháp, HS sẽ phát triển được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ý đồ của sách giáo khoa là vậy nhưng vì sao HS không tích lũy được kiến thức một cách có hệ thống từ thấp đến cao mà sau 7 năm học, phần lớn các em chỉ còn lại mớ kiến thức rời rạc?
Đích đến sau cùng của ngành GD-ĐT là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và từ cấp lãnh đạo đến giáo viên (GV) đều tập trung mọi nỗ lực để đạt kết quả mỹ mãn cho kỳ thi này. Thế nhưng khi phân tích kỹ đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, thạc sĩ Đỗ Thị Ngọc Thu đã lý giải trong đề tài nghiên cứu của mình là: đề chỉ đo được mức độ kiến thức ở mức thấp nhất. Để làm bài được, HS chỉ cần học thuộc lòng là đủ, chỉ cần vận dụng máy móc mà không cần hiểu.
Thạc sĩ Thu nhận định: "Những nội dung của đề thi tốt nghiệp THPT đã tập trung quá nhiều cho các điểm văn phạm và nhấn mạnh thái quá đến kiến thức học thuộc lòng khiến HS làm bài không cần hiểu hoặc vận dụng máy móc". Do vậy, cách ra đề và nội dung đề thi sẽ quyết định đến hoạt động dạy và học. Đây chính là nguồn gốc quyết định chất lượng học tiếng Anh của HS phổ thông.
Học Anh văn bằng phương pháp "câm - điếc"!
Thạc sĩ Phạm Tấn, Phó Trưởng khoa Anh văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, nhận định: "Hiện nay HS học rất tội do chương trình sách giáo khoa cũ quá nặng về văn phạm, nguyên tắc biên soạn không nhất quán, mục tiêu là kỹ năng đọc hiểu lại không được thể hiện rõ.
Lượng kiến thức quá nhiều nhưng thời lượng ít, giáo viên (GV) không thể dạy hết được". Với chương trình và cách ra đề như phân tích ở trên, GV chỉ còn việc dồn hết thời gian cho HS làm nhiều bài tập theo dạng đề thi và ôn đi ôn lại các điểm ngữ pháp nhằm giúp HS đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Nhiều GV tiếng Anh cho biết, cách dạy phổ biến ở cấp 3 hiện nay là GV chỉ đọc lướt qua bài đọc, viết từ khó lên bảng, thời gian còn lại là học ngữ pháp. Với việc khuyến khích thay đổi phương pháp giảng dạy, nhiều tiết thao giảng với tính giao tiếp cao, có tương tác giữa thầy - trò được thực hiện đã tạo cái nhìn lạc quan cho các nhà quản lý giáo dục.
Thực tế khác hẳn. Tiếp xúc với các GV tiếng Anh từ cấp 2 đến cấp 3, chúng tôi được biết phương pháp giảng dạy tích cực chỉ thực hiện khi... có dự giờ còn ở những tiết bình thường thì vẫn như cũ. Một chuyên viên phụ trách bộ môn Anh văn phân tích: "Một tiết học theo phương pháp tích cực rất sôi động đối với cả thầy và trò nhưng sẽ không đủ thời gian để làm bài tập và như vậy nói xong các em sẽ không nhớ được trọng tâm ngữ pháp".
Vui, sinh động nhưng để làm gì trong khi lượng kiến thức cho mỗi bài học quá nhiều, lại không được bố trí tiết dành cho luyện tập và đề thi từ bộ đến phòng vẫn chú trọng ngữ pháp là chính? Bên cạnh đó, các yếu tố như số HS ở mỗi lớp quá đông, kết quả của HS ở những kỳ thi luôn là chỉ tiêu thi đua, là căn cứ đánh giá GV đã đẩy GV tiếp tục cố thủ với phương pháp cũ mà theo tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh đó là phương pháp "câm - điếc": không nghe, không nói.
Đầu tư cho người thầy là xa xỉ?
Dạy ngôn ngữ nhưng GV Anh văn gần như bị tách rời giao tiếp, môi trường văn hóa tiếng Anh, chỉ loay hoay với công việc do áp lực thành tích, chỉ tiêu thi đua. Do đó không thể trách người GV nếu họ không thể dạy tốt. Ở nhiều trường, sách báo tiếng Anh hầu như không có hoặc chỉ có một bản, nói chi đến mạng Internet. Còn tự mua sách ư?
Với đồng lương GV như hiện nay, để mua sách tiếng Anh bản ngữ là phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu khác. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng tạo điều kiện để GV dự những lớp bồi dưỡng do Hội đồng Anh tổ chức nhưng mỗi quận chỉ có một GV được dự trong mùa hè.
Theo thạc sĩ Phạm Tấn, Phó Trưởng khoa Anh văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, trong giảng dạy tiếng Anh cần đảm bảo nguyên tắc 4 L: Học - Sống - Yêu - Cười (Learn - Live - Love - Laugh) thì việc học tiếng Anh mới đạt hiệu quả. Để làm được điều này, GV phải gia công rất nhiều cho bài học nhưng trước những áp lực với GV hiện nay, nguyên tắc 4 L bao giờ mới được áp dụng?
Chuẩn bị Tiếng Anh trước khi đi du học
Rất nhiều sinh viên học sinh, sinh viên và kể cả "người lớn" đều có nhu cầu ra nước ngoài để du học hay .. vì một vấn đề nào đó. Đa phần trong số đó đều tự nhận xét là mình kô đủ khả năng Anh Văn để hội nhập. Ngay cả, có người đã ra nước ngoài rồi mà vẫn không tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vì sao vậy?
Đó là do các bạn vẫn chưa trang bị tốt Anh Văn ngay từ đầu, trước khi ... "lên đường". Vậy điều băn khoăn ở đây chính là:
- Làm thế nào để chuẩn bị Anh Văn gọi là tương đối đầy đủ?
- Và các bước chuẩn bị như thế nào?
Tuy chỉ có ít kinh nghiệm, tui đây cũng xin giới thiệu như sau:
- Trang bị Anh Văn tương đối đầy đủ là khi bạn có khả năng tự diễn đạt ý của mình cho 1 người khác mà người này không sử dụng Tiếng Việt.
- Các bước chuẩn bị:
* Hãy tự tin với bản thân mình là điều đầu tiên. Tự tin với kiến thức mình đang có và tư tin là "Tiếng Anh là chuyện nhỏ" và "mọi người ai cũng học được thì mình cũng vậy, tại sao không chứ!"
* Có trong tay 1 quyển từ điển Tiếng Anh đáng tin cậy. Đáng tin cậy là vì tại VN bao giờ có rất nhiều loại từ điển khác nhau. Hãy sáng suốt và kham khảo bạn bè về điều này.
* Quyển sách tiếp theo là cuốn Ngữ pháp Tiếng Anh đáng tin cậy. Không phải có nó là bạn phải đọc hết đâu. Quyển sách này sử dụng để tra nhanh các ngữ pháp nào mà bạn còn mập mờ và chưa biết.
* Tham gia ngay các CLB Anh Văn tại nước cành nhanh càng tốt. Lúc này bạn sẽ đối diện với chính bản thân của mình về sự tự tin và năng động. Nhớ là không bao giờ bỏ cuộc.
* Theo dõi những tin tức bằng Tiếng Anh qua đài báo, Internet ..
* Và cuối cùng mới theo học 1 lớp Anh Văn tùy theo nhu cầu của bạn.
Tiếng Anh - nỗi hãi hùng của sinh viên Nhân văn
Ngoại trừ những sinh viên khoa Tiếng hoặc Đông phương học, còn lại sinh viên các khoa khác của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM luôn bị ám ảnh bởi thi lại, nợ môn tiếng Anh.
Thi lần nào cũng có hai phần ba sinh viên phải thi lại và số sinh viên bị học lại sau hai lần thi cũng không phải là ít. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân quan trọng là từ cách dạy và cách học của giảng viên lẫn sinh viên.
Theo các sinh viên, sự thay đổi đến chóng mặt của giáo trình . Điển hình là kỳ một năm nhất sinh viên học giáo trình Linelife đỏ (cơ bản), nhưng chưa học hết giáo trình thì sang kỳ hai đã phải học Linelife xanh (nâng cao). Học như vậy nên sinh viên không hiểu được bài là tất nhiên, đặc biệt là sinh viên ở các tỉnh chỉ học chương trình Anh văn 3 năm ở bậc phổ thông làm sao có thể tiếp thu được kiểu dạy tốc độ như thế.
Chưa hết, giáo trình Anh văn chuyên ngành mới là điều đáng sợ. Giở giáo trình ra sinh viên nào cũng choáng ngợp bởi chi chít chữ và thuật ngữ chuyên ngành, rất ít có lời chú thích về các thuật ngữ này. Cách phân bố dạy và học cũng khá kỳ quặc. Sau khi học xong Anh văn không chuyên (hai năm học đầu với giáo trình Linelife), thì năm ba và nửa đầu năm tư sinh viên vào học chuyên ngành, để rồi kỳ cuối lại đi học Anh văn căn bản (cấu trúc ngữ pháp).
Chuyện dạy giáo trình chuyên ngành cũng khá lạ. Cứ một cuốn giáo trình cho một kỳ học, nhưng không kỳ nào học hết cuốn giáo trình cả. Giảng viên chỉ dạy một số bài trong đó và sang kỳ sau lại thay giáo trình mới rồi. nhiều sinh viên phải thốt lên hình như nhà trường làm vậy để bán sách kiếm lời thì phải. Thậm chí còn xảy ra tình trạng học cùng một kỳ nhưng giáo viên lại dạy giáo trình khác nhau, điển hình như kỳ 7 vừa rồi của sinh viên khoa Ngữ Văn. Trong khi các giáo viên khác dạy giáo trình mới thì lớp thầy P. lại dạy giáo trình kỳ trước và hậu quả là sinh viên lớp đó bị thi lại tiếng anh rất nhiều ở kỳ 7 đó vì khi ra đề theo giáo trình chung cuả kỳ mới này.
Giáo viên hình như quan niệm dạy Anh văn cũng như những môn chuyên ngành khác thì phải, vào cái là cứ thao thao bất tuyệt về giảng cấu trúc, bài khoá thì chỉ dịch qua loa. Chẳng thèm quan tâm sinh viên có hiểu hay không chỉ biết dạy theo số tiết quy định rồi cho sinh viên nghỉ. Hiếm lắm sinh viên mới có thể gặp được một giáo viên dạy được coi là kỹ kỹ tý. Ngay cả một tiến sỹ đang làm ở trung tâm anh ngữ dạy các chuyên đề văn chương cho khoa văn của trường cũng nói: cách dạy và phương pháp dạy Anh văn của trường này vô tình làm hỏng người học. Sinh viên chưa hiểu kỹ căn bản đã dạy chuyên ngành, làm trái ngược với quy trình giảng dạy tiếng.
Nhưng bên cạnh đó cách học của sinh viên cũng phải xem xét lại. tham dự một buổi học Anh văn của sinh viên các khoa trên ai cũng phải giật mình. Sinh viên đi học lèo tèo chưa được nửa lớp, giáo viên dạy trên bảng thì sinh viên ở dưới nói chuyện riêng, đọc báo, và đùa nghịch điện thoại di động. Tinh thần soạn bài cũng rất kém, giáo viên hỏi có chuẩn bị bài ở nhà không thì ai cũng bảo không. Có những sinh viên sau khi học hết khoá còn không biết mặt cả giáo viên dạy mình.
Và hệ quả xảy ra thật đáng sợ, hàng năm sinh viên bị cấm thi tốt nghiệp vì nợ môn Anh văn ở trường nhân văn không nhỏ. Có sinh viên giờ đã năm cuối rồi mà vẫn chưa trả nợ xong môn Anh văn không chuyên từ năm nhất: như T.M. học lớp văn năm cuối vẫn còn nợ tới 6 học kỳ tiếng anh. T.H. học sử năm cuối thì nợ tới 4 kỳ... còn lại nợ từ một đến ba kỳ có lẽ không đếm hết.
Anh văn đang trở thành nỗi hãi hùng của các sinh viên năm cuối các khoa trên, họ đang lo sẽ không được thi tốt nghiệp trong năm này bởi vì trường quy định không hoàn tất điểm tất cả các kỳ của môn học đó sẽ bị đình chỉ thi tốt nghiệp.
Thần đồng 8 tuổi sắp lên truyền hình.
Thần đồng tiếng Anh - Nguyễn Quốc Nam Anh.
Với thành tích đoạt 3 "kỷ lục" về trình độ tiếng Anh cô bé 8 tuổi Nguyễn Quốc Nam Anh trở thành "người nổi tiếng" được hàng trăm bài báo trong, ngoài nước phỏng vấn, ghi hình... có rất nhiều bạn trong cả nước viết thư chia sẻ, động viên và trao đổi cách học tập. Vừa qua cô bé Nguyễn Quốc Nam Anh được mời là nhân vật của chương trình "Những chuyện lạ Việt Nam" thực hiện tại trường quay S9 (Đài Truyền hình Việt Nam) vào chiều ngày 4/11...
Tính thời điểm này Nguyễn Quốc Nam Anh, sinh năm 1996, hiện là học sinh lớp 3 mũ 4 Trường Tiểu học Minh Đạo, Q.5 TP.HCM là thí sinh nhỏ tuổi nhất của Việt Nam từ trước đến nay thi đậu 3 bằng ngoại ngữ quốc tế: PET (Preliminary English Test) của ĐH Cambridge (Anh Quốc) - đây là bằng trung cấp Anh văn, có giá trị quốc tế, bảo lưu suốt đời, cao hơn so với chứng chỉ B quốc gia; bằng ACCE (Examination for the Certificate of Competency in English) của ĐH Michigan (Hoa Kỳ) - đây là bằng trung cao Anh văn, có giá trị quốc tế, bảo lưu suốt đời, cao hơn chứng chỉ C quốc gia; và mới đây, em đã tham dự kỳ thi Insitutional TOEFL do ETS tổ chức (Trung tâm Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ) đạt 550 điểm.
Chị gái Nam Anh là Nguyễn Quốc Nam Phương cũng là một "tay" siêu ngoại ngữ (hiện là học sinh lớp 8 Trường Thực nghiệm sư phạm), năm 2003 Nam Phương là thí sinh nhỏ tuổi nhất thi đậu TOEFL đạt 553 điểm. Có lẽ nhờ ảnh hưởng của người chị nên Nam Anh có điều kiện tiếp xúc với Anh ngữ rất sớm. 3 tuổi rưỡi em đã biết sử dụng vi tính và tự mình chơi với các đĩa CD tiếng Anh. 4 tuổi, em đọc lưu loát tiếng Việt và làm quen với bộ đĩa CD Let's go. Trong một lần tình cờ đứng xem chị Nam Phương học luyện giọng trên máy vi tính với bài diễn thuyết của Tổng thống Bill Clinton, em đã "lén lút" học theo đến nỗi thuộc bài diễn thuyết cả nội dung và ngữ điệu lúc nào không hay cho dù lúc ấy em không hiểu gì hết. Khám phá ra trí nhớ tuyệt vời của em, gia đình quyết định hướng cho em học Anh văn bài bản với thầy Giang Thanh Trực. Cũng thời gian này, em tự học Streamline trên đĩa CD English Study 3.0 của Phạm Thùy Nhân. Khả năng nghe và nói thật chuẩn của em hiện nay là nhờ những CD này. Năm lên 6 tuổi rưỡi em học xong Streamline và bắt đầu học chương trình FCE của ĐH Cambridge.
Hai chị em thường xuyên nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh.
Hiện tại, Nam Anh học Anh văn thành thạo trên Internet. Có lần em thử text IQ trên mạng đạt 140 điểm. Hai năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Do học bán trú nên các môn học bằng tiếng Việt em đều cố gắng nghe, thuộc và làm các bài tập tại trường. Hầu hết thời gian còn lại ở nhà, em đều dành để học Anh văn. Nam Anh rất thích nghe nhạc tiếng Anh, em hát nhạc tiếng Anh rất hay và chuẩn. Những lúc thư giãn Nam Anh thường học đàn Piano và đọc truyện tranh nước ngoài để nâng cao kiến thức. Lúc mới lên ba tuổi, Nam Anh đã tự "vọc" máy vi tính và biết cách sử dụng. Hàng ngày nghe chị Nam Phương học em đã "bập bẹ" học theo. Việc học tiếng Việt của Nam Anh cũng thật là một "chuyện lạ" mới bốn tuổi Nam Anh đã đọc lưu loát tiếng Việt. Chỉ cần nghe chị đọc hoặc nghe trên máy là em có thể bắt chước đọc theo, nhấn nhá ngữ điệu một cách chính xác. Những lần Nam Anh tự tìm các bài diễn văn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton qua đĩa CD và bắt chước đọc theo khiến ba mẹ phải "giật mình" vì trí nhớ và "khiếu" tiếng Anh của mình.
Ba mẹ của Nam Anh rất quan tâm đến việc học của hai chị em nên hướng hai em vào việc học tập một cách nghiêm túc và có định hướng. Cả hai chị em đều may mắn có được người thầy đầu tiên rất tận tâm, tận tụy với nghề. Đó là thầy Giang Thanh Trực, năm nay đã 86 tuổi, là cựu giáo viên trường Anh ngữ Diên Hồng trước năm 1975. Thầy dạy cho hai em cách phát âm chính xác, đúng theo giọng bản xứ, nắm vững ngữ pháp... Bên cạnh đó hai chị em Nam Phương, Nam Anh còn luyện giọng thêm qua băng đĩa, học trên mạng nên tiến bộ rất nhanh. Người "thầy" luyện cho Nam Anh lần đầu tiên thi TOEFL chính là chị Nam Phương. Trong vòng một tháng hè trước khi thi, cô chị đã truyền kinh nghiệm thi và luyện cho em hai mươi bài luận văn (Nam Phương vừa đậu TOEFL). Có đêm hai chị em thức đến tận hai, ba giờ sáng để "rùi mài, kinh sử". Cũng nhờ nắm vững ngữ pháp và chính các bài dạy của chị đã giúp Nam Anh tư duy và viết tốt bài luận của mình nên đậu trong kỳ thi PET.
Phút thư giãn của hai chị em tài năng.
Sau khi Nam Anh đậu bằng TOEFL và ECCE, gia đình em đã nhận được rất nhiều thư mời của các Trung tâm, các trường dành cho em với học bổng 100%. Tuy nhiên gia đình em vẫn đang bối rối vì mong muốn hai em du học ở nước ngoài để phát huy khả năng của mình nhưng hiện tại điều đó quá khả năng của gia đình. Hiện nay, Nam Anh được học bổng 100% của Trường Đào tạo Việt - Mỹ, Nam Phương được giảm 20% và cả hai đang học tại đây để cuối năm cùng thi lấy bằng ECPE (chứng chỉ cao nhất trong hệ thống tiếng Anh tổng quát của đại học Cambrigde cấp cho người nước ngoài).
Anh Nguyễn Quốc Việt (ba của Nam Anh) tự hào kể: "Nam Anh thích chơi đàn Piano, thích nghe nhạc và đọc các tác phẩm của Jack Lodon, Charlotte Bronte như: Jane Erye, Emily Bronte, The call of the wild... và đi chụp hình phong cảnh. Cháu cũng đọc sách như chị Nam Phương như những quyển Harry Potter, Sherlock Holmes... bằng tiếng Anh. Nhưng có lẽ cháu thích nhất là lên mạng để tìm tài liệu học và tìm hiểu về văn hoá các nước. Nam Phương hiền và ngoan, còn Nam Anh tánh như con trai. Lúc nhỏ tự "vọc" máy tính có lần xoá sạch các file bài giảng cho sinh viên của ba. Trên tường nhà thì chỗ nào cũng đầy nét vẽ. Có khi còn lấy bút chọc vào các ổ điện để sửa. Lúc 7 tuổi, khi tôi hay chở cháu đến các hội thảo du học, cháu thường gây "náo loạn" khi hay bắt chuyện với người nước ngoài. Đồ chơi bằng búp bê thì không thích nên đem cho, phim Tôn Ngộ Không cũng không thích vì bảo có nhiều phép màu, không có thật... chị hai. Hai chị em bây giờ thường nói chuyện bằng tiếng Anh nên nhiều khi "xì xồ" với nhau một chuyện bí mật nào đó "ngoài vùng kiểm soát" mà tôi cũng khó lòng "kiểm soát" được..."
Nam Anh với những thành quả của mình.
Chiều ngày 4/11 vừa qua tại trường quay S9 (Đài Truyền hình Việt Nam) trong chương trình "Những chuyện lạ Việt Nam" đông đảo khán giả đã trầm trồ, thán phục trước tài năng Anh ngữ của Nam Anh. Ông Jackson Smith (chuyên gia của Trung tâm GD&ĐT APOLLO) cho Nam Anh làm thử một bài Text ngay tại trường quay, trong vòng 5 phút Nam Anh đã hoàn thành một cách hoàn hảo khiến chuyên gia tiếng Anh hết lời thán phục và còn mong sau này sẽ có cơ hội nhận Nam Anh là học trò của mình. Khi được hỏi về sở thích và ước mơ nghề nghiệp sau này, Nam Anh hồn nhiên trả lời: "Dạ cháu rất thích đi du học, thích gặp gỡ, nói chuyện với người nước ngoài. Ba cháu dạy; lớn lên phải biết nhiều, học nhiều, được đi khắp thế giới để biết văn hoá các nước và giúp ích cho nước mình. Sau này cháu mong sẽ trở thành bác sĩ như ba..."
Người viết từ điển lớp tôi
Để dễ dàng cho việc học Anh văn, một học sinh lớp 12 đã âm thầm tự biên soạn quyển từ điển suốt hơn một năm và quyển sách này sẽ được Nhà Xuất bản Giáo dục xuất bản trong thời gian sắp tới.
Những ngày cuối cùng của năm học, anh chàng Đào Duy Thức (lớp 12D3, trường Lê Hồng Phong-Q.5, TP.HCM) đã làm cả lớp xôn xao khi tuyên bố tặng lại cho nhà trường quyển từ điển AFFIXES AND COMBINING FORMS do chính hắn soạn thảo. Đó là ba bìa sơmi dày cộm chứa những tư liệu biên soạn hoàn toàn bằng Anh ngữ, xếp theo thứ tự alphabet, ghi chú rõ ràng định nghĩa, xuất xứ và cả ví dụ của từng tiếp tố. Cô Vũ Mỹ Lan- trưởng bộ môn Anh văn của trường- cho biết: "Quyển từ điển này được soạn thảo khá chi tiết và rất có ích cho việc học tập, giảng dạy của thầy cô, học sinh lớp chuyên".
Ý tưởng từ một trò chơi điện tử
Hè năm lớp 11, khi đang chơi trò Globetroter, Thức cần dò tìm một từ tiếng Anh, thế là hắn truy cập vào ngay phần từ điển của chương trình. Chính cách sắp xếp từ vựng theo tiếp tố đã làm hắn rất thích vì dễ tra cứu. Từ đó, hắn mới nảy sinh ý tưởng tự biên soạn một quyển từ điển như thế để phục vụ cho việc học tập của chính mình. Vậy là ngày đêm, hắn ngồi bên máy vi tính và chồng sách dày cộm: Oxford dictionary, Oxford advanced learner, New world dictionary... tra cứu, dò tìm. Thấy đã hè rồi mà hắn cứ dậy sớm, thức khuya học bài, ba mẹ hắn rất thắc mắc. Những khi ấy, hắn bảo: "Con đang học Anh văn".
"Tớ phục hắn"
Đó là câu nói của bạn bè khi nhắc về hắn. Trong năm "dầu sôi lửa bỏng" thế này, không biết Thức đào đâu ra thời gian cho "công trình" của mình. Nếu dịp hè, mỗi ngày, hắn dành ít nhất 4 giờ đồng hồ để "ngâm cứu" thì vào năm học, lợi dụng "hôm nào có tiết Anh văn, thay vì học Anh văn, tớ lại lôi cái này ra làm!". May mà tinh thần khoa học vẫn không ảnh hưởng nhiều đến học tập, cuối năm, hắn vẫn cứ học sinh giỏi như thường.
Ngoài ra, hắn thường làm thầy cô, bạn bè phải ngạc nhiên trước kiến thức sâu rộng của hắn về văn học, lịch sử, khoa học vũ trụ... Có lần, trong giờ Văn, khi đang học bài Các vị La Hán chùa Tây Phương, cô bất ngờ hỏi cả lớp về nguồn gốc, xuất xứ của đạo Phật. Như mọi khi, hắn xung phong, trả lời ro ro. Bạn bè nhìn nhau thầm nghĩ: "Không biết hắn lấy đâu ra những kiến thức đó".
Hắn tâm sự: "Khi lên Đại học, tớ sẽ còn làm tiếp phiên bản thứ ba nữa. Lần này, tớ sẽ biên soạn cả phần so sánh các tiếp tố đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, có cả cách sử dụng...". Nhưng đó chỉ là dự định, hiện tại, hắn đang ra sức học để tìm một chỗ trong trường Đại học Ngoại thương hoặc Đại học Bách khoa. Hắn vốn là kẻ ít nói nhưng khi trông hắn cười, nhìn ánh mắt rực sáng bạn sẽ có cảm giác: đây là một con người hiền hòa, đầy nhiệt huyết và luôn kiên trì với ước mơ.
Xếp hàng từ 3 giờ sáng để đăng ký học Anh văn!
Tại Trung tâm ngoại ngữ Trường ĐH Cần Thơ, rất nhiều người đã phải xếp hàng rồng rắn từ 3 giờ-4 giờ sáng với hi vọng được đăng ký học Anh văn.
Ngày 23-11 là ngày Trung tâm ngoại ngữ Trường ĐH Cần Thơ bắt đầu nhận đăng ký học viên Anh văn khóa mới.
Rút kinh nghiệm từ những lần làm "kẻ đến sau", đành lủi thủi về tay không vì không được đăng ký học để thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ tại trung tâm, một SV ngành công nghệ thông tin ĐH Cần Thơ đã có mặt tại trung tâm từ 22 giờ ngày 22-11 để giữ chỗ, nhưng khi đến nơi đã có hơn chục SV có mặt sớm hơn. "Một số SV mang theo cả đồ ăn, nước uống qua đêm với hi vọng sáng hôm sau được quyền ưu tiên đăng ký trước" - SV này cho biết.
Xếp hàng rồng rắn cũng không được
Gần 3 giờ sáng 23-11, SV ĐH Cần Thơ kéo đến trung tâm mỗi lúc một đông. Nhiều SV đã phải phơi sương để xếp hàng giữ chỗ. Một số SV phần vì mệt mỏi, phần vì đói nên ăn tạm ổ bánh mì và uống vài ngụm nước cho lại sức, không dám bỏ hàng. Một số SV đến sau có ý định "lấn sân" đều bị gạt ra. Một SV ngành trồng trọt tên H. đã tá túc với bạn tại ký túc xá trường để có mặt từ 3 giờ sáng xếp hàng rồng rắn chờ đăng ký, nhưng đến 9g vẫn chưa đăng ký được. Sáng 23-11, rất nhiều SV, HS có mặt tại trung tâm để đăng ký nhưng vì có quá nhiều người xếp hàng nên đành bỏ cuộc. Đến 14 giờ cùng ngày, nhiều người đội nắng cả buổi cũng đành tiu nghỉu ra về.
Trung tâm ngoại ngữ Trường ĐH Cần Thơ là nơi đào tạo các chương trình ngoại ngữ được xem là có chất lượng tại Cần Thơ, mức học phí nhiều người cho là chấp nhận được. Nhiều SV cho rằng sở dĩ xảy ra tình trạng xếp hàng đăng ký học Anh văn tại trường là do nhu cầu học Anh văn của SV, HS ngày càng nhiều. Theo nhiều SV ĐH Cần Thơ, trường qui định nếu SV có chứng chỉ ngoại ngữ do Trung tâm ngoại ngữ ĐH Cần Thơ cấp sẽ được miễn học các môn học Anh văn không chuyên tại trường. Học sinh có kiến thức ngoại ngữ khi đậu vào Trường ĐH Cần Thơ cũng sẽ được miễn học các môn học ngoại ngữ không chuyên tại trường.
Ưu ái cho người quen?
Nhiều phụ huynh, SV tỏ ra bức xúc vì trung tâm có sự ưu ái riêng cho quá nhiều trường hợp là con em của cán bộ, giáo viên của trường và quen biết bên ngoài.
Có hay không chuyện này? Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ ĐH Cần Thơ Trương Võ Dũng cho rằng việc quá tải trong quá trình đăng ký học Anh văn tại trung tâm đã xảy ra nhiều lần, số lượng học viên đăng ký nhiều nhưng trung tâm chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu.
"Trung tâm đã sử dụng hết 120 phòng với 140 lớp (trên 5.000 học viên). Thầy cô trong trường cũng đã huy động hết, thậm chí phải mướn thêm những giáo viên ở bên ngoài vào dạy. Nhiều người vì đăng ký không được nên tỏ thái độ bất bình, thậm chí họ đặt vấn đề với chúng tôi về việc có gì đó trong chuyện này" - ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, cũng có những trường hợp vì... tế nhị. Theo qui định, mỗi khóa học phân chia theo tỉ lệ: 35% dành cho cán bộ, giáo viên, 35% dành cho SV, 30% dành cho những người bên ngoài. Ông Dũng nói: "Theo qui định, mỗi cán bộ, giáo viên chỉ được đăng ký hai phiếu (tương đương với hai người) và chỉ được đăng ký cho vợ chồng, con cái trong gia đình. Nhưng nhiều khi do thương học trò mà đăng ký giùm hoặc đăng ký cho người thân. Biết rằng có xảy ra những trường hợp này nhưng những người phụ trách không thể biết mặt hết thầy cô trong trường và vì tế nhị nên không thể đòi hỏi phải xuất trình gấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác. Tôi nghĩ những trường hợp này có nhưng rất ít".
- Sáng 24-11, ông Lê Việt Dũng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - cho biết đã chỉ đạo ngừng việc đăng ký học Anh văn tại trung tâm ngoại ngữ từ 8 giờ ngày 23-11. Để giảm áp lực, hạn chế việc xếp hàng trước trung tâm, ông Dũng cho hay nhà trường đang bàn phương án mở thêm nhiều điểm đăng ký khác nhằm giảm áp lực, không để học viên phải đứng chen chúc, xếp hàng phơi nắng, phơi mưa. Ngoài ra, trường cũng đang hoàn thiện phần mềm đăng ký học ngoại ngữ qua mạng.
- Lực lượng bảo vệ của Trường đại học Cần Thơ đã cản trở, giật máy quay phim của các phóng viên Trung tâm truyền hình VN tại TP Cần Thơ khi đang tác nghiệp trước cổng trung tâm ngoại ngữ chiều 23-11. Ông Lê Việt Dũng cho hay ngay chiều hôm đó và sáng 24-11, ông đã trực tiếp làm việc với những lực lượng bảo vệ và các cá nhân, đơn vị có liên quan nhằm nắm tình hình vụ việc. Tuy nhiên, do một số thầy cô trong ban giám hiệu trường bận đi công tác nên chưa thể đưa ra kết luận chính thức. "Đầu tuần tới sẽ có kết luận chính thức" - ông Dũng khẳng định
100 năm nữa có còn tiếng Anh nguyên gốc?
Một nghiên cứu mới đây dự đoán tiếng Anh (English) có khả năng bị thay thế bởi Panglish - ngôn ngữ mới của toàn cầu trong vòng 100 năm nữa.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết tiếng Anh chuẩn của ngày nay có thể sẽ biến mất, mà thay vào đó là Panglish, một ngôn ngữ toàn cầu mới, có những thay đổi về hình thức, thậm chí cả ý nghĩa so với tiếng Anh chuẩn.
Theo tờ New Scientist, nhiều người đang vô tình biến tiếng Anh thành một ngôn ngữ "tương đối" với sự pha tạp thêm của nhiều dạng ngôn ngữ địa phương. Tiếng Anh càng trở nên thông dụng, nó lại càng dễ bị "chắp vá" như tiếng Anh ở Singapore chẳng hạn, là kết hợp giữa tiếng Anh với tiếng Malai, Tamin và Trung Quốc. Những người phương Tây muốn hiểu thứ tiếng Anh của người Singapore cũng không phải dễ dàng.
Theo tính toán đến năm 2020, sẽ có 2 tỉ người tức gần 1/3 dân số thế giới dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Trong khi đó, chỉ có 300 triệu người là nói tiếng Anh bản địa.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra ý kiến rằng ngôn ngữ kiểu mẫu của các văn hào một thời như Shakespeare hay Dickens rồi đây cũng có thể biến thành một dạng giản lược, không còn coi trọng đến chính tả hay ngữ pháp nữa. Việc sử dụng từ ngữ sẽ thay đổi: "the" chuyển thành "ze", "friend" thành "frien", các kiểu chia động từ như "he talks" sẽ chỉ là "he talk". Những danh từ không có số nhiều như "information", "furniture" cũng dễ dàng được chấp nhận là "informations", "furnitures" trong tiếng Panglish, giống như nhiều người hiện nay vẫn dùng không chính xác.
Dù sao, tương lai của tiếng Anh vẫn chưa thể hoàn toàn chắc chắn. Tuy nhiên, lịch sử phát triển ngôn ngữ đã từng chứng kiến sự phân nhánh của nhiều thứ tiếng khác nhau như Ả Rập, Hinđi, Trung Quốc và tiếng Latin. Tiếng Latin là ví dụ tiêu biểu nhất. Năm 300 sau Công nguyên, một dạng chữ Latin "dân dã" được sử dụng rộng rãi với ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm riêng. Trải qua hơn 500 năm, nó đã bị phân rẽ thành nhiều nhánh, sau đó dần dần phát triển thành các tiếng Ý, Pháp và Tây Ban Nha như ngày nay. Rất có thể tiếng Anh cũng không phải ngoại lệ.
Vấn đề dạy và học tiếng Anh ở Nhật Bản
Một giảng viên tiếng Anh ở ĐH Hakouh, Nhật Bản đã có những phân tích rất sắc sảo về những vấn đề dạy học tiếng Anh ở nước này. Theo bài viết, hiện nay Nhật Bản đang đứng ở ngã tư về vấn đề giáo dục, đòi hỏi phải xem xét lại những xu hướng của thế giới và tự định vị lại cho tương lai.
Kể từ năm 1996, chưa bao giờ công nghệ kỹ thuật số và tiếng Anh lại hợp nhất chúng ta đến thế, gần đây nó cho phép Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác khởi sắc ở lĩnh vực kinh tế trên thế giới. Con đường phía trước cho các quốc gia thích nghi với những xu hướng dựa trên kỹ thuật số và tiếng Anh sẽ đều bình yên và thịnh vượng.
Vì vậy, giáo dục Nhật Bản nên định hình lại việc dạy tiếng Anh hiện tại trong các lĩnh vực chính yếu của chương trình học, trong việc đánh giá và trong việc giảng dạy để chuẩn bị tốt hơn cho học sinh trong thế giới "phẳng hơn" ngày mai.
"Thế giới phẳng" (theo định nghĩa của Thomas Friedman) đa ngôn ngữ ngày nay ngày càng có nhiều người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2. Do vậy, thành thạo tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh, cùng với công nghệ là những kỹ năng cần thiết nhất.
Tiếng Anh được học tốt nhất trong một chương trình học có cấu trúc, hợp nhất, kết hợp cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Mặc dù hiện vẫn có chương trình tiếng Anh ở trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở, và hơn 95% các trường tiểu học Nhật có các hoạt động liên quan đến tiếng Anh nhưng vấn đề làm sao để tiếng Anh ở trường tiểu học hoà nhập được vào bức tranh tổng thể, vẫn là vấn đề của mỗi trường.
Vì vậy, bước đầu tiên nên phát triển nhanh chóng một chương trình học tiếng Anh toàn diện. Điều này sẽ cho phép các trường tiểu học và trung học cơ sở có thể tối ưu hoá việc học tiếng Anh hiện tại.
Những cuộc thi đánh giá tiếng Anh (như các bài kiểm tra để vào các trường trung học và đại học hàng đầu Nhật Bản) có rất ít quan hệ với khả năng sử dụng tiếng anh của học sinh. Do vậy, học sinh (và giáo viên) phải chọn việc học (dạy) giao tiếp tiếng Anh hoặc là "tiếng Anh cho các bài thi" - loại tiếng Anh thường chiếm ưu thế.
Ở Hàn Quốc, bài thi nghe tiếng Anh đã trở thành một phần của kỳ thi quốc gia kể từ năm 1993. Trong vòng 3 năm, bài thi này đã có tác động rất tích cực đối với việc dạy tiếng Anh giao tiếp và tài liệu giảng dạy.
Mặc dù cuộc thi nghe ở Nhật bắt đầu từ năm 2005, nhưng tác động của nó ít được nói tới. Sự hứng thú của người học và việc giảng dạy sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng xấu cho tới khi các bài thi quan trọng bắt đầu kiểm tra tiếng Anh mang tính thực tế hơn.
Hiển nhiên, tài liệu dạy và học tiếng Anh trong lớp học nên nhấn mạnh việc dạy sử dụng lặp lại trong càng nhiều tình huống thực tế càng tốt. Vì tiếng Anh (và công nghệ) là những kỹ năng đòi hỏi việc luyện tập lấy người học là trung tâm, học sinh nên nói và viết (những kỹ năng chủ động) và nghe và đọc (những kỹ năng thụ động) nhiều trong khi giáo viên giảng giải.
Tiếng Nhật chỉ nên được sử dụng ít, dưới 30% thời gian. Như tôi đã nhấn mạnh, giáo viên là một nguồn giáo dục quan trọng nhất trong lớp học. Nên chính sự nhiệt tình của giáo viên với tiếng Anh và việc học tập làm cho học sinh cảm nhận được và thi đua học.
Tuy nhiên, giáo viên ngày nay đang được yêu cầu là phải làm nhiều hơn trong lúc được hỗ trợ ít hơn khi các trường học sáp nhập hoặc đóng cửa trên khắp Nhật Bản. Khi giáo dục của thế hệ sau rõ ràng là tương lai của chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể chi ít tiền như thế cho giáo dục?
Ở Hàn Quốc, kể từ năm 1997, tiếng Anh là môn bắt buộc từ lớp 3. SV Hàn Quốc vào trường ĐH phải học 10 năm tiếng Anh, so với học sinh của Nhật là 6 năm. Chương trình học của Trung Quốc ít thống nhất hơn, nhưng kể từ năm 2005, những khu vực thành thị và duyên hải đã dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3 hoặc sớm hơn. Hãy xem kết quả thi TOEFL và TOEIC của người Hàn Quốc và Trung Quốc có đáng ngạc nhiên không?
Sự ham học của học sinh là điều quan trọng. Năm ngoái những sinh viên của Mỹ tại trường ĐH Hakuoh đã thăm trường tiểu học Mamada Higashi để giúp đỡ trong chương trình tiếng Anh của họ. Sau mỗi bài học, những học sinh tiểu học làm các ngân hàng câu hỏi đơn giản về lớp học. Những việc làm giúp cho lớp học luôn có hứng thú và tiếp cận được tới tất cả học sinh như thế rất được khuyến khích.
Cũng có những tín hiệu thay đổi mang tính khích lệ, ví dụ, Bộ Giáo dục và Khoa học trong cuộc họp vào ngày 24/10 đã nhấn mạnh khả năng thể hiện chủ động để giao tiếp tạo nên những ý tưởng gần gũi với đời sống của học sinh. Tuy nhiên, chúng ta có đang chuyển biến và đã đủ năng động chưa?
Con đường phía trước của việc dạy tiếng Anh ở Nhật sẽ phải có tầm nhìn, sự lãnh đạo và tài chính để đảm bảo Nhật Bản, giống như Microsoft, sẽ tiếp tục cạnh tranh thành công trên thế giới.
Hàn Quốc sắp làm cuộc "cách mạng tiếng Anh"
Trong mười năm tới, người Hàn Quốc có thể tự hào với bạn bè châu Á rằng mình không hề thua kém các nước trong khu vực về khả năng nói tiếng Anh! Chính phủ mới của Tổng thống đắc cử Lee Myung Bak vừa tuyên bố kế hoạch biến quốc gia Đông Á này thành nước nói tiếng Anh số 1 châu Á trong 10 năm nữa.
Những điểm chính trong kế hoạch trị giá 4,2 tỉ USD bao gồm tuyển dụng 23.000 giáo viên Hàn Quốc giỏi tiếng Anh, tăng giờ học tiếng Anh trong trường lên 3 giờ/tuần, giảm sĩ số học sinh lớp Anh văn ở trường trung học từ 35 HS xuống 23 HS/lớp... Các giáo viên mới sẽ được phân công đến những trường tiểu học và trung học, bắt đầu ở khu vực nông thôn. Đến năm 2012, toàn bộ lớp Anh văn ở trường trung học sẽ được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đối với các giáo viên tiếng Anh hiện nay, chương trình sẽ đưa khoảng 3.000 người đi tái đào tạo trong nước và nước ngoài hằng năm.
Tuy các bậc phụ huynh Hàn Quốc rất chịu khó đầu tư tiếng Anh cho con em mình, chi tới 14,8 tỉ USD mỗi năm để thuê gia sư kèm cặp tiếng Anh, nhưng trên mặt bằng chung trình độ tiếng Anh của người Hàn Quốc vẫn không thể bì kịp các nước trong khu vực như Singapore, Philippines hay Ấn Độ. Theo báo JoongAng Daily, kế hoạch này nhằm san sẻ gánh nặng chi phí thuê gia sư với các vị phụ huynh, đồng thời là một phần trong nỗ lực của Tổng thống đắc cử Lee Myung Bak nhằm đẩy mạnh vị thế Hàn Quốc trên trường quốc tế.
Chương trình đầy tham vọng này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Đảng Dân chủ thống nhất mới (UNDP) của tổng thống Roh Moo Hyun, cũng như nhiều tổ chức của giáo viên và phụ huynh. Họ gọi đây là một sự "sùng bái tiếng Anh" và yêu cầu chính phủ xem xét lại kế hoạch. Nhưng Chủ tịch Ủy ban chuyển đổi chính phủ Lee Kyung Sook vẫn khẳng định giáo dục ngoại ngữ là vấn đề sống còn đối với Hàn Quốc, vì "chúng ta đang sống trong thời đại mà kỹ năng tiếng Anh là yếu tố then chốt quyết định tính cạnh tranh của một quốc gia".
CHẤT LƯỢNG DẠY & HỌC ANH VĂN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỐI PHÓ THI CỬ
năm cấp 2 và cấp 3, học sinh được học trên 700 tiết Anh văn, tương đương trình độ B theo hệ thống chứng chỉ quốc gia. Trong chừng ấy thời gian, ngân sách của nhà nước, của gia đình bỏ ra khá nhiều để trang bị kiến thức tiếng Anh cho các em, nhưng kết quả đạt được dường như không tương xứng...
Cách thi quyết định việc dạy và học!
Mục đích của việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, trước tiên để giao tiếp thông qua kỹ năng nghe hiểu và nói, sau đó mới là kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết. Điều này thể hiện rất rõ trong kết cấu của sách giáo khoa. Ngay từ những ngày đầu tiên học tiếng Anh ở lớp 6, học sinh (HS) được học những bài hội thoại ngắn, càng lên cao kiến thức được nâng dần thành các bài đọc chứa nhiều mẫu câu, điểm ngữ pháp quan trọng.
Thông qua lượng từ vựng, mẫu câu, điểm ngữ pháp, HS sẽ phát triển được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ý đồ của sách giáo khoa là vậy nhưng vì sao HS không tích lũy được kiến thức một cách có hệ thống từ thấp đến cao mà sau 7 năm học, phần lớn các em chỉ còn lại mớ kiến thức rời rạc?
Đích đến sau cùng của ngành GD-ĐT là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và từ cấp lãnh đạo đến giáo viên (GV) đều tập trung mọi nỗ lực để đạt kết quả mỹ mãn cho kỳ thi này. Thế nhưng khi phân tích kỹ đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, thạc sĩ Đỗ Thị Ngọc Thu đã lý giải trong đề tài nghiên cứu của mình là: đề chỉ đo được mức độ kiến thức ở mức thấp nhất. Để làm bài được, HS chỉ cần học thuộc lòng là đủ, chỉ cần vận dụng máy móc mà không cần hiểu.
Thạc sĩ Thu nhận định: "Những nội dung của đề thi tốt nghiệp THPT đã tập trung quá nhiều cho các điểm văn phạm và nhấn mạnh thái quá đến kiến thức học thuộc lòng khiến HS làm bài không cần hiểu hoặc vận dụng máy móc". Do vậy, cách ra đề và nội dung đề thi sẽ quyết định đến hoạt động dạy và học. Đây chính là nguồn gốc quyết định chất lượng học tiếng Anh của HS phổ thông.
Học Anh văn bằng phương pháp "câm - điếc"!
Thạc sĩ Phạm Tấn, Phó Trưởng khoa Anh văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, nhận định: "Hiện nay HS học rất tội do chương trình sách giáo khoa cũ quá nặng về văn phạm, nguyên tắc biên soạn không nhất quán, mục tiêu là kỹ năng đọc hiểu lại không được thể hiện rõ.
Lượng kiến thức quá nhiều nhưng thời lượng ít, giáo viên (GV) không thể dạy hết được". Với chương trình và cách ra đề như phân tích ở trên, GV chỉ còn việc dồn hết thời gian cho HS làm nhiều bài tập theo dạng đề thi và ôn đi ôn lại các điểm ngữ pháp nhằm giúp HS đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Nhiều GV tiếng Anh cho biết, cách dạy phổ biến ở cấp 3 hiện nay là GV chỉ đọc lướt qua bài đọc, viết từ khó lên bảng, thời gian còn lại là học ngữ pháp. Với việc khuyến khích thay đổi phương pháp giảng dạy, nhiều tiết thao giảng với tính giao tiếp cao, có tương tác giữa thầy - trò được thực hiện đã tạo cái nhìn lạc quan cho các nhà quản lý giáo dục.
Thực tế khác hẳn. Tiếp xúc với các GV tiếng Anh từ cấp 2 đến cấp 3, chúng tôi được biết phương pháp giảng dạy tích cực chỉ thực hiện khi... có dự giờ còn ở những tiết bình thường thì vẫn như cũ. Một chuyên viên phụ trách bộ môn Anh văn phân tích: "Một tiết học theo phương pháp tích cực rất sôi động đối với cả thầy và trò nhưng sẽ không đủ thời gian để làm bài tập và như vậy nói xong các em sẽ không nhớ được trọng tâm ngữ pháp".
Vui, sinh động nhưng để làm gì trong khi lượng kiến thức cho mỗi bài học quá nhiều, lại không được bố trí tiết dành cho luyện tập và đề thi từ bộ đến phòng vẫn chú trọng ngữ pháp là chính? Bên cạnh đó, các yếu tố như số HS ở mỗi lớp quá đông, kết quả của HS ở những kỳ thi luôn là chỉ tiêu thi đua, là căn cứ đánh giá GV đã đẩy GV tiếp tục cố thủ với phương pháp cũ mà theo tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh đó là phương pháp "câm - điếc": không nghe, không nói.
Đầu tư cho người thầy là xa xỉ?
Dạy ngôn ngữ nhưng GV Anh văn gần như bị tách rời giao tiếp, môi trường văn hóa tiếng Anh, chỉ loay hoay với công việc do áp lực thành tích, chỉ tiêu thi đua. Do đó không thể trách người GV nếu họ không thể dạy tốt. Ở nhiều trường, sách báo tiếng Anh hầu như không có hoặc chỉ có một bản, nói chi đến mạng Internet. Còn tự mua sách ư?
Với đồng lương GV như hiện nay, để mua sách tiếng Anh bản ngữ là phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu khác. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng tạo điều kiện để GV dự những lớp bồi dưỡng do Hội đồng Anh tổ chức nhưng mỗi quận chỉ có một GV được dự trong mùa hè.
Theo thạc sĩ Phạm Tấn, Phó Trưởng khoa Anh văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, trong giảng dạy tiếng Anh cần đảm bảo nguyên tắc 4 L: Học - Sống - Yêu - Cười (Learn - Live - Love - Laugh) thì việc học tiếng Anh mới đạt hiệu quả. Để làm được điều này, GV phải gia công rất nhiều cho bài học nhưng trước những áp lực với GV hiện nay, nguyên tắc 4 L bao giờ mới được áp dụng?
Tiếng Anh-Kĩ năng thiết yếu của tri thức trẻ
Có tiếng Anh dễ đọc tài liệu, xem phim nghe nhạc, cưa cẩm...
"Hê lâu, hao a diu? Am phai, thanh kiu, en diu?". Quen chưa nào? Học tiếng Anh nhiều khi thú vị, nhiều khi khó khăn, nhiều khi khó chịu và nhiều khi buồn cười. Nhưng tiếng Anh chắc chắn sẽ là một dụng cụ không thể thiếu cho các anh em 8X. Tại sao lại thế - tại vì sao lại thế?
1. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế
Bạn có thể chọn học tiếng Trung, tiếng Nhật, hoặc tiếng Campuchia, nhưng tớ chỉ xin nói về tiếng Anh trong bài này.
Hầu hết các bảng chỉ dẫn (ví dụ ở sân bay, khách sạn), các tài liệu hướng dẫn (trong các linh kiện điện tử), đều có dùng tiếng Anh.
Rõ ràng tiếng Anh là thứ tiếng phổ thông dùng được ở hầu hết các nước phát triển (mặc dù tớ nghe nói số lượng người nói tiếng Trung là nhiều nhất, vì họ có đến hơn 1 tỉ công dân cơ mà).
2. Có tiếng Anh dễ đọc tài liệu, xem phim nghe nhạc, cưa cẩm...
Ðặc biệt là việc đọc tài liệu, nếu biết thêm một ngôn ngữ nữa, chúng ta có cơ hội tiếp cận với thế giới rộng hơn gấp nhiều lần. Rõ ràng các tài liệu viết bằng tiếng Anh nhiều gấp nhiều lần tài liệu tiếng Việt, đặc biệt là với các ngành công nghệ cao, nghiên cứu khoa học hoặc kinh doanh. Số liệu mới, có thể nắm bắt được hướng phát triển của thế giới, có cơ hội tiếp cận sớm với các công nghệ hoặc ngành nghề mới... và nhiều tài liệu hoàn toàn miễn phí trên internet.
Tưởng tượng việc nghe một bài hát, sau đó có thể dịch lại cho em yêu (nếu em yêu lại thích nhạc ngoại thì càng tốt) thay cho một lời tỏ tình chưa dám nói chẳng hạn, há chẳng phải là điều thú vị và hữu ích quá còn gì?
3. Có tiếng Anh dễ xin việc làm và dễ thăng quan tiến chức
Hầu như đi làm công việc đầu óc hành chính nào bây giờ tớ cũng thấy yêu cầu tiếng Anh. Nếu hai hồ sơ ngang nhau thì chắc chắn tay nào tiếng Anh ngon hơn sẽ được ưu tiên hơn (ấy là không kể thiện cảm cá nhân ở đây nhé). Hoặc nếu làm việc với các công ty nước ngoài tại Việt Nam thì tiếng Anh là ngôn ngữ sử dụng hằng ngày trong công việc và báo cáo. Sau đó có tiếng Anh thì sẽ học được nhiều hơn, được đi nhiều hơn... và nhiều cơ hội thăng tiến hơn hẳn.
4. Có tiếng Anh dễ xin học bổng
Ơ thì rõ, hầu hết đi Mỹ, Anh, Úc, Singapore... đều dùng tiếng Anh. Trường nào chả yêu cầu IELTS hoặc TOEFL. Có tiếng Anh thì ít nhất là lúc vào trường cũng đỡ bị đi lạc, nhỉ?
5. Có tiếng Anh sẽ cực kỳ hữu ích khi làm việc với đối tác nước ngoài
Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào cuối năm nay, thì việc làm với đối tác nước ngoài gần như là khó tránh khỏi. Vậy để tự tạo cơ hội cho mình, tớ nghĩ học tiếng Anh là một sự chuẩn bị không tồi. Ðộng lực nào để học? Có lẽ với mỗi người sẽ là một động lực khác nhau. Có thể là cảm thấy xấu hổ vì kém cỏi hoặc vì cay cú một vụ nào đó, có thể vì bố mẹ muốn, hoặc người yêu muốn, có thể vì con đường tiến thân, vì học bổng...
Còn tớ ngày trước, thú thực là chỉ vì 2 lý do chính: 1/Học vì thích... cô bé xinh xắn cùng lớp học thêm nên đi học rất chăm chỉ (ôi, hồi ấy cô bé thú vị gấp 1 tỉ lần món tiếng Anh của tớ); 2/Học vì thích... đi du học nước ngoài (cái này tớ thuộc loại may hơn khôn).
Vậy học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả? Có lẽ có rất nhiều cách để học tốt tiếng Anh, tớ chỉ xin góp thêm vài tips nhỏ:
Hãy coi nó là một công cụ truyền thông tin
Tớ nghĩ rằng chỉ một phần nhỏ người Việt dùng tiếng Anh để kiếm sống, đào sâu như dịch thuật hoặc giảng dạy. Bản chất của ngôn ngữ, với tớ, là phương tiện dùng để truyền tải thông tin từ người này sang người khác, chứ không phải mục đích là để cho thằng đối diện choáng. Vậy cứ nói hoặc viết sao cho người đối diện hiểu đúng mình nói gì, viết gì và ngược lại, nghe được, đọc được.
Ôi điểm từ vựng của tớ ngày xưa được trên trung bình là tớ sung sướng lắm, ấy vậy mà cuối cùng điểm viết thường là khá cao so với vốn từ còm cõi ấy. Và sau này, khi nói chuyện nhiều lúc cũng bí từ, toàn phải dùng "body language", vấn đề là thằng đối diện vẫn hiểu là được.
Và chút kinh nghiệm còm của tớ: Ðừng chú tâm quá vào ngữ pháp hoặc cách viết cầu kỳ, hãy dùng câu ngắn, dễ hiểu và đi đúng vào bản chất vấn đề, trả lời rõ ràng có-không. Cứ tưởng tượng việc một ông Mỹ nói chuyện với mình, cốt sao mình hiểu là được rồi, đúng không nào?
Học tiếng Anh thông qua công việc hoặc học tập
Lúc đi làm, nếu bạn phải làm vài cái nghiên cứu thị trường thế giới chẳng hạn, thì kiểu gì cũng phải mò một đống từ điển và hỏi bét nhè, học được khối thứ. Các bài tập trong trường cũng vậy (mặc dù thú thực là tớ cũng chả ưa gì món này).
Học tiếng Anh thông qua bạn bè hoặc online
Nếu bạn chưa có cơ hội làm việc hoặc sống trong một môi trường nói tiếng Anh, thì việc đi theo một anh bạn người Tây nào đó hoặc phi lên mạng nghe đài, đọc tin tức, trao đổi trên các forum đều sẽ giúp người học rất nhiều.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top