Thông tin về CTCP Cafe Trung Nguyên
Giới thiệu chung về Tung Nguyên:
1.
Giớ thiệu chung:
Vào năm 1996, bốn doanh nghiệp trẻ với một tầm nhìn của việc tạo ra
một thương hiệu cà phê nổi tiếng, nên đã thành lập Công ty Cà phê Trung
Nguyên và giới thiệu cà phê đích thực Việt Nam trên thế giới. Ra đời vào giữa
năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã
nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc
nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ
một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung
Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên:
Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên,
công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7
và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính
bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu
và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên
sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại
Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê
nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore,
Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung
Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới
với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên
cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm
phân phối G7Mart trên toàn quốc.
2.
Lịch sử hình thành và phát triển:
• vào 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà
phê )
• Năm 1998:Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại
nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.
• Năm 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu
tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản
• Năm 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng
quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan
•Năm 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời
• Năm 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát
triển
• Năm 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600
quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng
bán lẻ sản phẩm
•Năm 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà
phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là
10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP
(Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính
thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát
triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của
nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật
Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. Là
thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ
quốc gia trong hội nghị ASEM5 và hội nghị APEC 2006
• Năm 2006: Định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đưa và
hoạt động các công ty mới. Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối
G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền
trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên
doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.
•
Sự ra đời của hệ thống cửa hàng tiên lợi G7Mart vào ngày 5/8/2006 tại
Dinh Thống Nhất đã đánh hồi chuông cảnh báo đầu tiên cho hệ thống phân phối
Việt Nam trước nguy cơ xâm nhập của hệ thống phân phối nước ngoài khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Xuất khẩu sản phẩm đến hơn
43 quốc gia trên thế giới.
•
Năm 2007 Công bố triết lý cà phê và khởi động dự án “Thủ phủ cà phê
toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột. Tháng 12/2007 kết hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk
tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa cà phê tại 2 đầu cầu của đất nước là Hà
Nội và Tp.HCM. Sự thành công của tuần lễ văn hóa cà phê 2007 đã góp phần
nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của cà phê, là
tiền đề cho các lễ hội về cà phê trong tương lai.
•
Năm 2008 Khai trương hệ thống quán nhượng quyền mới ở Việt Nam và
quốc tế, khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại BMT.
• Năm 2009 Khai trương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu
tư trên 40 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại
nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột.
Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn :Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục
thị trường thế giới:
-Dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu
-Đầu tư về ngành
-Phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế
3.
Tầm nhìn và sứ mạng:
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền
kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy,
chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho
người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong
phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. Kết nối và phát triển những
người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới.
4.
Giá trị cốt lõi và giá trị niềm tin:
Gía trị cốt lõi.
Khơi nguồn sáng tạo và khát vọng lớn.
Phát triển và bảo vệ thương hiệu.
Lấy người tiêu dùng làm tâm.
Gầy dựng thành công cùng đối tác.
Phát triển nguồn nhân lực mạnh.
Lấy hiệu quả làm nền tảng.
Góp phần xây dựng cộng đồng.
Giá trị niềm tin:
Cà phê đem lại sáng tạo và làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức.
Cà phê mang lại sự sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững.
5.
Định hướng phát triển:
Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt
động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động
sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm
các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global
Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê…
Hiện nay, công ty Cp café hòa tan Trung Nguyên đang kinh doanh dòng sản
phẩm chính là cà phê hòa tan G7, cà phê hòa tan passiona và cà phê 777.
Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa
thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh
thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn
là mặt hàng cà phê.
Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart)
đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và
Singapore.
Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một
thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi
động trong năm 2007.
Hiện nay, công ty Cp café hòa tan Trung Nguyên đang kinh doanh dòng sản
phẩm chính là cà phê hòa tan G7, cà phê hòa tan passiona. cà phê hòa tan G7 có 4
sản phẩm sau: sannr phẩm cà phê hòa tan G7 3in1, Cà phê hòa tan đen, Cà phê
hòa tan G7 Cappuccino. Cà phê hòa tan Pasiona- đây là một loại cà phê mới
chuyên dành dành cho phái đẹp.
6.
Nhân lực:
Hiện nay, Trung nguyên có khỏng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty ty cp
Trung Nguyên, công ty CP TM&DvV G7 tại 3 văn phòng, hai nhà máy và 5 chi
nhánh trên toàn quốc cùng với cty liên doanh Việt Nam Global Gateway (VGG)
hoạt động tại singapo. Ngoài ra, trung nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm
cho hơn 15000 lao động qua hệ thống 1000 quán cà phê nhựơng quyền trên cả
nước.
Đội ngũ quản lý của Trung Nguyên hâù hết là nhuững ngườ trẻ, được đào tạo
bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập
đoàn nước ngoài.
Với chiến lược trở thành một tập doàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên
hoạt đọng trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nnuôi, truyền
thông, bất động sản… Tập doàn Trung Nguyên luôn cần bổ sugng một đội ngũ
nhân lực trẻ, năng động, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng xây dựng trung nguyên
thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam.
Dội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn được tạo những điều kiện
làm việc tốt nhất đẻ có thể học hỏi, phat huy khả năng và cống hiến với tinh
thần “ cam kết - trách nhiệm – danh dự”.
7.
phân tích môi trường kinh doanh của Cty cà phê Trung Nguyên:
Điểm mạnh:
Trung nguyên có lợi thế lớn là có nhà máy sản xuất đặt ngay tại thủ phủ của cà
phê là Buôn Ma Thuật, vận chuyển không phải là vấn đề gây khó khăn. Bên
cạnh đó, Trung Nguyên cho xây dựng riêng trang trại cà phê để cung cấp nguyên
liệu. Do đó đảm bảo mức giá vận chuyển và thu mua là thấp nhất.
Yếu tố “thương hiệu Việt” (lợi thế sân nhà): cà phê hòa tan là sản phẩm tiêu
dùng dạng không cần công nghệ cao, được mua về dùng vì tính tiện dụng. vì
vậy, nếu giá cả chất lượng thuyết phục được người tiêu dùng thì yếu tố tình
cảm sẽ đóng góp nhiều vào quyết định mua hàng. Đặc biệt trong cuộc chiến
giữa G7 và Nes café, bằng việc thông thuộc, thấu hiểu văn hóa của người tiêu
dùng bản xứ, từ đó chủ động triển khai “ thế trận” và bắt đối thủ phải “chơi”
theo cách của mình. Tinh thần dân tộc và yếu tố văn hóa là một “thế lực” rất lớn
trong tiếp thị. Trung Nguyên đã phát huy được sức mạnh đó khi tập hợp được sự
ủng hộ của chính người tiêu dùng Việt Nam. Việc sử dụng những hạt cà phê
của đất rừng Tây nguyên truyền thống làm sản phẩm cà phê hòa tan mang phong
cách Việt đã đánh vào tâm lý khách hàng “người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam”.
Chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người Việt nam,
Trung Nguyên đã khẳng định được chất lượng cà phê hòa tan của mình và được
người tiêu dùng kiểm chứng. với cà phê được làm từ hạt cà phê của vùng đất
bazan Tây nguyên rất thích hợp với gu thưởng thức cà phê của người Việt. đồng
thời nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và cho ra đời nhiều sản
phẩm cà phê với nhiều hương vị khác nhau, đậm đà hương vị Việt.
Bên cạnh đó Trung Nguyên còn đội ngũ phát triển thị trường năng động và chính
bản thân của những người khởi nghiệp trực tiếp truyền lửa đam mê sản phẩm
đến những người kinh doanh.
Điểm Yếu:
Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên ồ ạt,thiếu nhất quán và đang bị
vượt quá tầm kiểm soát,do đó không đảm bảo sự đòng nhất và tạo phong cách
riêng cho Trung Nguyên.
Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì đã làm cho
sự vận hành của hệ thống vốn đã chậm chạp nay càng lúng túng và kết quả là
trên thị trường tồn tịa nhiều hình thức nhận diện khác nhau làm cho khách hàng
không thể nhận biết đâu là Trung Nguyên thật, đâu là giả, đâu là Trung Nguyên
nhượng quyền , đâu là Trung Nguyên cấp 1….
Sự thay đổi nhân sự liên tục đã làm cho Trung Nguyên mất dần đi tính ổn định
và niềm tin của chính những người đang làm trong công ty.
Tập đoàn Trung Nguyên có quá nhiều dự án và tham vọng trong cùng một thời
điểm cũng là nguyên nhân gây phân tán tài lực, vật lực, nhân lực… vì vậy công
ty Cp Cà phê Trung Nguyên không được hoàn toàn tập trung đầu tư để củng cố
cũng như phat triển thật tốt hoạt động kinh doanh của mình.
Cơ hội:
Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hổ trợ giá thành
sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó nhà nước còn
thành lập hiệp hội cà phê để điều hành và phat triển cà phê với mục đích quán
triệt đường lối chính sách của Đảng nhà nước, bảo vệ lần nhau tránh các hành
vi độc quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ
quyền lợi cho cà phê Việt Nam trên thị trường.
Sự gia nhập WTO, ngành cà phê Việt Nam có bước chuyển mình mới đặc biệt
cà phê Trung Nguyên được biết đến không chỉ trong nước mà còn cả trên thị
trường nước ngoài, tạo thêm nhiều định hướng phát triển.
cho Nescafe và sẵn sàng cho một vụ kiện nếu có. Kết quả của cuộc “thử
mùi” đã cho biết có 89% người tiêu dung chọn G7 và 11% chon Nescafe.
Trung Nguyên thắng lợi hoàn taonf trong chiến dịch này. Một "đòn” táo bạo
khác: Trung Nguyên tổ chức uống thử cà phê G7 ngay trong cao ốc nơi
Nescafe đặt tổng hành dinh, rồi những “roadshow” tiếp thị rầm rộ của G7
đồng loạt trên các thành phố lớn và cả nước…
Tuy nhiên, trước một đối thủ quá mạnh về cả tiềm lực tài chính, kinh
nghiệm và uy thế, Trung Nguyên xác định "chiến thuật" chính là hướng vào
trái tim và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam. Trước khi cuộc chiến
chính thức diễn ra, Trung Nguyên đã thực hiện những cuộc tuyên truyền bài
bản nhằm vận động tinh thần và kêu gọi sự ủng hộ của các đại lý, nhà phân
phối và người tiêu dùng. Công ty này đã mở đầu bức thư ngỏ gởi người tiêu
dùng bằng câu "kính thưa quý đồng bào" và những lời lẽ rất tha thiết để khơi
gợi tinh thần dân tộc. Đồng thời, Trung Nguyên cũng đã hoàn toàn "đánh bài
ngửa", trình bày rất rõ cho các đại lý, nhà phân phối của mình biết những
điểm mạnh, điểm yếu và cả nguyện vọng của mình trong mong muốn được
ủng hộ, đựơc đồng hành như một thượng hiệu Việt Nam đang đi tiên phong.
Đến "giờ G", công ty cho fax đồng loạt các bức thư ngỏ đến các đại lý của
mình...
4. Phân phối:
Nói đến hệ thống phân phối của Trung Nguyên thì không thể không nhắc
đến “nhượng quyền kinh doanh”, một chiến lược góp phần to lớn vào
mạng lưới phân phối của Trung Nguyên. Năm 2006 Trung Nguyên đã cho
ra đời 500 “siêu thị mini”G7 Mart- Hệ thống phân phối G7mart được xây
dựng dựa trên nền tảng nhân lực, tài lực, giá trị thương hiệu của Công ty
cà phê Trung Nguyên và 70 trung tâm phân phối trên cả nước góp thêm
vào hệ thống phân phối hùng hậu của Trung Nguyên.Từ đây sẽ phát triển
thành các trung tâm thương mại, đại siêu thị.Trung Nguyên chiến lược phân phối rộng khắp
trên cả nước như là hình thức phân phối ở các
điểm bán lẻ, các đại lý, các siêu thị và trung tâm
thương mại trong cả nước. Giá trị thương hiệu
của Công ty Cà phê Trung Nguyên và 70 trung tâm
phân phối trên cả nước góp phần cà phê mạnh mẽ
hệ thống phân phối của Nguyễn Trung.
Đây là chiến lược phân phối của công ty Trung Nguyên mà hầu như tất cả cá
doanh nghiệp hiện nay dều áp dụng để sản phẩm và thương hiệu cảu mình tiếp
xúc với khách hàng nhanh chóng.
Sau khi đã chinh phục nhanh chóng thị trường trong nước bằng
chất lượng và phong cách riêng, độc đáo của mình thì Trung
Nguyên bắt đầu đưa thương hiệu của mình ra thị trường thế giới
với chiến lược nhượng quyền kinh doanh lần đầu tiên
tạisingapore vào năm 2000.Tuy nhiên thành công chỉ thật sự
đến với Trung Nguyên vào năm 2002 khi họ xuất hiện ở Nhật
Bản bên cạnh 400 cửa hàng trên tổng số 6000 cửa hàng của starbucks –tập đoàn cafe lớn nhất thế giới của Mỹ và một loạt các nhãn hiệu cafe Nhật cũng không kém phần đình đám. Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã thực sự giúp nó nhảy vọt. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top