15. Ứng dụng CNTT
1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam.
1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
- Ứng dụng hệ thống thư điện tử: Phần lớn các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện) đã triển khai sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc, tỉ lệ cán bộ, công chức đã có hộp thư điện tử đế sử dụng tương đối cao, trung bình đối với các bộ, cơ quan ngang bộ là 80%, với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện) là 43%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thư điện tử trong công việc còn thấp, tỷ lệ cán bộ, công chức đã được cấp hộp thư điện tử thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc chưa cao, đối với các bộ, cơ quan ngang bộ là 60%, với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 40%.
- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản và điều hành: Hiện nay, nhiều cơ quan đã được trang bị các phần mềm liên quan đến chức năng quản lý văn bản và điều hành. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ đạt tỷ lệ 80%; tại Văn phòng UBND, sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tỷ lệ 50%, đến cấp quận, huyện đạt tỷ lệ khoảng 20%. Tuy nhiên, chức năng của các hệ thống phần mềm này chủ yếu phục vụ công tác văn thư (quản lý văn bản đi, đến), mặt khác, việc sử dụng chủ yếu hạn chế trong các đơn vị đơn lẻ, chưa kết nối rộng đến cấp bộ, tỉnh, chưa hình thành môi trường trao đổi và tác nghiệp trên mạng.
- Các ứng dụng khác: Ngoài những ứng dụng trên, các cơ quan cũng đã triển khai một số ứng dụng CNTT tiêu biểu: bảo đảm một số cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với một số bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tố chức dưới hình thức họp trên môi trường mạng; các cuộc họp của lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với các đơn vị trực thuộc từng bước được thực hiện trên môi trường mạng. Hầu hết các cơ quan đã trang bị và sử dụng khá hiệu quả các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài chính - kế toán.
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
Đa số các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (với các bộ: đạt tỷ lệ 20/22, trừ 02 bộ có chức năng đặc thù là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; với các địa phương đạt tỷ lệ 57/63 tỉnh). Mặc dù vậy, thông tin đưa lên các trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao, các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp chủ yếu ở các mức độ thấp (mức độ 1,2).
1.3. Hạ tầng công nghệ thông tin
Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ cán bộ, công chức có máy tính sử dụng trong công việc tương đối cao. Với các bộ, cơ quan ngang bộ khoảng 70-80%, với các tỉnh, thành phố khoảng 50-70%. Tỷ lệ các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mạng cục bộ (LAN) khá cao khoảng 80-90%. Mặc dù vậy, tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai mạng diện rộng (WAN) kết nối các đơn vị trực thuộc còn rất ít và hiệu quả sử dụng chưa cao. Hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin hầu như chưa đáp ứng yêu cầu.
1.4. Nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin
Tỷ lệ cán bộ, công chức có thể sử dụng máy tính tương đối cao khoảng 80%. Hàng năm các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tố chức các lớp học nhằm bồi dưỡng kiến thức cơ bản và nâng cao về CNTT. Tuy nhiên, số lượng và trình độ các cán bộ chuyên trách về CNTT còn hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều cán bộ đang làm việc theo hình thức kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai công tác ứng dụng CNTT tại cơ quan.
2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước giai đoạn hiện nay.
2.1. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện cải tiến quy trình công việc, thủ tục và chuẩn hóa nghiệp vụ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cơ quan nhà nước, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Hệ thống thư điện tử; Hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành;...
- Bảo đảm các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cuộc họp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với các cơ quan trực thuộc có thể được thực hiện từ xa.
- Phát triển và cung cấp thông tin trực tuyến phục vụ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước: thông tin công khai về tuyển dụng, chế độ lương, hưu, bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục xây dựng và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của từng cơ quan.
2.2. Phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Xây dựng và hoàn thiện các cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin. Tiếp tục cung cấp biểu mẫu điện tử qua cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế chỉ đạo triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Trong giai đoạn 2009 - 2010 ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 như: Cấp giấy đăng ký kinh doanh; Cấp giấy phép đầu tư; Cấp giấy phép xây dựng; Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;...
- Hình thành kênh tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
2.3. Xây dựng nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử
- Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin nêu trong Kế hoạch này. Tập trung chuẩn bị đầu tư và phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ thông tin áp dụng trong các cơ quan nhà nước.
- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình cấp huyện để phổ biến áp dụng rộng rãi.
- Từng bước xây dựng hạ tầng khoá công khai cho các cơ quan nhà nước.
- Xây dựng Trung tâm kỹ thuật an toàn mạng quốc gia.
- Hoàn chỉnh hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (RootCA) và cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA).
- Ban hành quy định về sử dụng các chương trình ứng dụng, hệ thống thông tin, cập nhật thông tin trên môi trường mạng.
- Xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2.4. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- Tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc công nghệ thông tin; bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
- Nghiên cứu xây dựng chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án công nghệ thông tin.
- Đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến (online) cho cán bộ, công chức.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top