14. CIO (Chief of Information Officer)


CIO (Chief Information Officers) là thuật ngữ chỉ một chức danh xuất hiện trên thế giới vào năm 1994. Mỹ là một trong những quốc gia sớm có CIO và hệ thống CIO được coi là tương đối chuẩn mực. Một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc đều có hệ thống chức danh CIO. Hiểu một cách đơn giản, CIO là giám đốc phụ trách công nghệ thông tin, người thực hiện vai trò định hướng phát triển và quản lý công nghệ thông tin trong tổ chức...

Mặc dù là một chức danh tương đối mới, nhưng CIO có vai trò rất quan trọng và quyền lực của CIO rất lớn. Ở nhiều quốc gia, số lượng CIO tại các công ty đang tăng lên nhanh chóng trong vài năm trở lại đây, song song với nó là bước chuyển biến của việc quản lý thông tin từ tầm hoạt động tác nghiệp của công ty sang tầm quản lý chiến lược sản xuất kinh doanh. Không chỉ các tập đoàn lớn như IBM hay Microsoft mới cần thực hiện tốt công tác quản lý thông tin để duy trì sức cạnh tranh, mà cả các công ty vừa và nhỏ cũng cần chú ý đến điều này.

VAI TRÒ CỦA CIO TRONG DOANH NGHIỆP

Việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, hoạch định xây dựng từng bước hạ tầng thông tin cho công ty, vận dụng hạ tầng thông tin này cùng với các quy tắc hành chính để quản lý, điều hành ... không thể không có sự góp sức của các CIO. Vào những năm 1950, khi công nghệ thông dụng chỉ là máy tính điện tử và người ta chỉ tập trung vào tự động hoá các chức năng đánh máy, vai trò của người quản lý công nghệ thông tin chỉ đơn thuần là người giám sát. Bước sang những năm 1960, khi các công ty đã quan tâm tới tính hiệu quả của các nhà hỗ trợ công nghệ thông tin thì người quản lý này được nâng lên mức quản lý việc xử lý số liệu. Đến năm 2000, khi công nghệ thông dụng là Internet, thiết bị không dây thì vai trò của người quản lý đã trở thành các CIO, những nhà lãnh đạo quan trọng trong công ty.

Với vai trò này, từ chỗ là người nắm giữ thông tin đến việc trở thành các CIO, một CIO thực thụ sẽ phải cùng lúc theo thực thi 7 nhiệm vụ:

· Thiết lập chiến lược phát triển ICT (viễn thông và công nghệ thông tin), các dự án phát triển ICT, các nguyên tắc;

· Thiết kế, xây dựng, duy trì và khám phá hệ thống công nghệ máy tính;

· Quản lý và phân tích hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu;

· Quản lý hệ thống kiến thức;

· Quản lý hệ thống tài sản (thể chất, con người thông tin, tìm kiếm quan hệ bên ngoài...);

· Quản lý BPR (Tái cơ cấu quá trình kinh doanh - Business Process Re-engineering) và các sáng kiến, thực hiện cải cách;

· Giám sát, điều khiển, đánh giá tiến bộ của chiến lược và của dự án.

Theo nhiều chuyên gia thì công việc nặng nề này đòi hỏi kỹ năng và năng lực quản lý lớn. Nhưng trong môi trường kinh doanh, công nghệ thông tin không phải là yếu tố quyết định cho sự thành công của CIO. Sự thành công của một CIO còn phụ thuộc vào tầm nhìn của người lãnh đạo chứ không chỉ là vấn đề kỹ thuật. Nếu lãnh đạo có tầm nhìn đúng về thông tin, thì các CIO sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình. Ngược lại, ở những công ty có người lãnh đạo có sự đánh giá sai lệch về thông tin thì nhiệm vụ của CIO cũng không thể được hoàn thành tốt.

TIÊU CHUẨNCỦA MỘT CIO

Ngày nay, khái niệm thông tin phải được hiểu là thông tin điện tử, được sinh ra, lưu trữ, xử lý và phân phối trong mọi hoạt động của một công ty bằng công cụ của công nghệ thông tin là máy tính, phần mềm, viễn thông,... Vì vậy, nếu chỉ nghĩ CIO là giám đốc phụ trách công nghệ thông tin là không chính xác. Các chuyên gia cho rằng khi thông tin được nhìn nhận là nguồn lực quan trọng trong các công ty thì CIO là người chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu quả nguồn lực này phục vụ cho quá trình phát triển của công ty mình.

Để đảm đương được những nhiệm vụ quan trọng, CIO cần phải hội đủ được 3 tố chất:

· Năng lực lãnh đạo;

· Hiểu biết sâu về công nghệ thông tin;

· Có năng lực phân tích, xử lý thông tin.

Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn quan trọng khác là khả năng nhìn xa trông rộng; dũng cảm, tự tin, sáng suốt khi ra quyết định; nắm vững mục tiêu, nguyên tắc khi tiền hành công việc. Các CIO phải nắm vững các công nghệ có tác dụng thúc đẩy công ty phát triển; hiều biết về công việc kinh doanh; có khả năng giao tiếp tốt; có năng lực quản lý và năng lực thực hiện những đổi thay mang lại lợi ích cho công ty; có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về ngành công nghiệp đặc thù; có khả năng tập hợp, phát triển và duy trì đội ngũ các nhà chuyên môn có trình độ cao.

"Một CIO giỏi là một CIO có ảnh hưởng về chiến lược; ảnh hưởng về khách hàng; ảnh hưởng về tài chính; ảnh hưởng về hoạt động; ảnh hưởng về xã hội", Jeffrey Adam nhận định. Jeffrey Adam cũng bổ sung: "Là lãnh đạo cao cấp, tất nhiên một CIO phải có những kỹ năng mang tính chuyên nghiệp như giao tiếp, phong cách và tư duy làm việc có tính hệ thống quy củ, đồng thời phải có sự nhạy cảm trong lĩnh vực chuyên môn. Khả năng tập hợp lực lượng, tính quyết đoán cũng là phẩm chất của bất cứ lãnh đạo nào".

Tiếp theo, để trở thành CIO, bạn cần có nhiều khả năng, kỹ năng nổi trội khác, vừa là một nhà khoa học, vừa là một nhà ngoại giao. Đó là các khả năng tương tác và xã hội hoá với các nhân viên trong công ty, các nhóm hay cộng đồng; khả năng thuyết phục; khả năng giao tiếp rành mạch cả viết và nói. Riêng về hành vi cá nhân, CIO phải là người đi tiên phong, sáng tạo và nhiệt tình trong mọi công việc; vừa là người thân thiện nhưng lại kín đáo, tự tin, nhạy cảm. Bên cạnh đó, CIO còn phải có khả năng tìm kiếm thông tin phân tích, kiên nhẫn trong triển khai, thực hiện mọi công việc; linh hoạt trong xử lý công việc và có kiến thức cơ bản, chuyên môn phù hợp với mục đích của tổ chức.

Có thể nói, thương trường là chiến trường và đương nhiên trong sự cạnh tranh ấy, thông tin cũng là một mặt trận hết sức quan trọng và không thể khoan nhượng. Trong cuộc chiến tranh thông tin này, có những tín hiệu không phải ai cũng nhận thấy và để xử lý được các thông tin đó thì nhiều khi bộ phận trợ lý thông tin lại không có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết. Do vậy, việc công ty có được một CIO để đảm đương công việc này đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: