Câu 18 : Thủ tục chuyển tiếp cấp cứu bằng DSC

Câu 18 : Thủ tục chuyển tiếp cấp cứu bằng DSC  

Phát cấp cứu chuyển tiếp xảy ra trong các trường hợp sau :
_ Trạm bờ báo động cho các tàu biết có tai nạn xảy ra ở một khu vực cụ thể để đề phòng trường hợp các tàu ở gần tàu bị nạn không nhận được báo động cấp cứu từ tàu đó
_ Từ một tàu tới một trạm bờ phù hợp 

Nội dung của một lời gọi cấp cứu chuyển tiếp gồm :
 
 _ Kiểu lời gọi : ALL SHIPS,các tàu ở một khu vực hoặc cho một trạm cụ thể 
 _ Địa chỉ : nếu ở chế độ ALL SHIPS thì không cần phần này,nếu gọi một vùng thì phải nêu rõ khu vực đó,gọi một trạm thì nhập MMSI của trạm đó
 _ Mức ưu tiên : DISTRESS.
 _ Nhận dạng trạm phát : MMSI của trạm phát 
 _ Hình thức phát : DISTRESS RELAY
 _ Nhận dạng của trạm bị nạn : MMSI của trạm bị nạn
 _Tính chất tai nạn : Tương tự như trong lời gọi cấp cứu của tàu bị nạn 
 _ Tọa độ bị nạn : Tương tự như trong lời gọi cấp cứu của tàu bị nạn 
 _ Thời gian : Tương tự như trong lời gọi cấp cứu của tàu bị nạn 
 _ Thời gian : Tương tự như trong lời gọi cấp cứu của tàu bị nạn 
 _ Cách thức liên lạc tiếp sau : Tương tự như trong lời gọi cấp cứu của tàu bị nạn 


Việc phát cấp cứu chuyển tiếp có thể thực hiện ở chế độ đơn tần hoặc đa tần.Việc báo nhận cấp cứu chuyển tiếp bằng DSC nên thực hiện bằng đàm thoại ở tần số cấp cứu


**** Phát báo động cấp cứu trên dải HF

Trình tự phát báo động cấp cứu bằng DSC trên HF cũng giống như trên MF,tuy nhiên phải tính đến đặc tính lan truyền sóng để chộn tần số phát cho phù hợp.Nói chung trước tiên nên chọn tẩn số 8414,5Khz ở dải tần 8Mhz,có thể dùng chế độ đơn tần hoặc đa tần

Trong mọi trường hợp việc liên lạc tiếp theo (bằng RT hoặc Telex) nên thực hiện ở cùng dải tần HF dùng phát báo động DSC và theo trình tự giống nhau ở các dải tần khác

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: