thong tin dh

Xuân đương qua, hạ sắp tới chúng ta nên kiếm một cái máy lạnh đi thôi (nếu chưa có). Nếu có rồi thì nên vệ sinh lại để nó hoạt động hiệu quả. Vậy nên chọn mua loại nào hỉ ? (chỉ xét loại 2 cục -Indoor and Outdoor)

Hiện nay các loại máy lạnh gia dụng đều dùng công nghệ áp dụng chu trình nhiệt động lực Carnot để chuyển một lượng nhiệt từ môi trường này (trong phòng) sang môi trường khác (ngoài phòng). Công thực hiện chu trình này được tạo bởi một động cơ vận hành một máy nén khí (thường là loại lệch tâm). Có 2 loại : máy lạnh dùng động cơ không đồng bộ và loại động cơ đồng bộ ba pha dùng điện được tạo bởi mạch Inverter.

- Loại máy lạnh dùng động cơ không đồng bộ : thông dụng, cấu tạo và bảo dưỡng đơn giản, giá thành thấp tuy nhiên hiệu quả sử dụng không cao do sử dụng động cơ không đồng bộ, vận tốc không đổi trong suốt thời gian vận hành, dòng khởi động lớn (gấp 3 dòng định mức), gây ồn khi thay đổi chế độ vận hành.

- Loại Inverter : sử dụng động cơ 3 pha, điện AC 220V ~ một pha được đưa vào mạch xử lý để tạo ra dòng điện 3 pha có kiểm soát (về điện thế cũng như tần số). Do đó khi khới động ít hao dòng (từ từ tăng tốc) khả năng làm lạnh nhanh (tăng tốc để tăng công suất trong một thời gian ngắn). Khi hạ đạt nhiệt độ trong phòng động cơ không ngắt mà giảm tốc độ để ổn định nhiệt => người dùng không cảm thấy nhiệt độ trong phòng thay đổi => thoải mái hơn. Hiệu quả cao hơn loại cổ điển nhưng giá thành cao hơn bảo dưỡng phức tạp hơn và mạch điện tử cũng dễ hư hỏng đối với môi trường nóng ẩm tại Việt Nam.

+ Với tình hình giá điện sắp tới sẽ tăng, có lẽ chọn lựa Inverter là sáng suốt.

+ Để mua loại Inverter, tốt nhất là chọn nhà sản xuất có uy tín như TOSHIBA, SHARP, PANASONIC, DAIKIN ... dứt khoát không chọn các nhãn hiệu "khó nghe" như TOKYO (!) hay đại loại những thứ lộn mửa tương tự (bọn này mua đồ rời China rồi về ráp lại chắp vá kỹ thuật kém...).Khi lắp đặt nên chọn thợ lành nghề (quan trọng) tránh tình trạng mua hàng xịn gặp thợ dỏm ráp thành hàng dỏm ! (vụ này nhiều đó nha)

- Phòng có gắn máy lạnh nên có cách nhiệt nếu bị nắng rọi trực tiếp, chọn công suất lạnh tương ứng với thể tích phòng, bạn có thể nhờ thợ lành nghề tính toán công suất máy cần mua cho phù hợp.

- Để vệ sinh (cục trong phòng) Bạn mở mặt nạ phía trước và rút ra 2 tấm lưới nhựa (nhẹ tay nha) rồi đem rửa sạch (không dùng xà bông + bàn chải) vẩy nước cho khô rồi ráp lại. Cục ngoài phòng khi vệ sinh bảo dưỡng định kỳ phải có thợ chuyên môn.

Chúc một mùa hè mát mẻ.

Nguyên lý cấu tạo hoạt động máy điều hòa không khí nói chung (loại gia đình, công suất nhỏ) :

Chia làm 2 phần : phần nóng và phần lạnh các nhau bởi một van tiết lưu và bơm nén.

Phần nóng (out door) : dùng một bơm để đẩy môi chất lạnh (R-22) ra dàn nóng, vì cuối dàn nóng có van tiết lưu hạn chế lưu thông nên môi chất bị nén lại = áp suất tăng --> tăng nhiệt độ, nhờ một quạt điện thổi không khí ngoài trời qua dàn nóng nên hạ nhiệt --> khí nén hóa lỏng đi qua van tiết lưu phun vào dàn lạnh.

Phần lạnh (in door) : vì đầu hút của bơm nối vào dàn lạnh nên áp suất trong dàn hạ thấp, môi chất lỏng phun ra từ van tiết lưu sẽ nhanh chóng bay hơi (quá trình thăng hoa) = hạ nhiệt độ, nhờ một quạt điện trao đổi không khí trong phòng. Môi chất sau khi bay hơi thành dạng khí được máy bơm hút về để tiếp tục một chu trình mới.

So sánh :

Máy 1 cục : tích hợp phần nóng và phần lạnh thành 1 khối thống nhất, phần đầu lạnh đưa vào trong phòng, phần đầu nóng quay ra ngoài trời. Quạt điện được khai thác dùng chung (2 đầu trục quạt) cho 2 phần. Cách này gọn nhẹ, giá thành hạ, nhưng lắp đặt bất tiện (*) , bị ảnh hưởng tiếng ồn bởi máy bơm khi vận hành.

Máy 2 cục : tách rời 2 phần riêng biệt được nối với nhau qua 2 ống đồng (hoặc nhôm) và dây cấp điện (vài trường hợp có dây điều khiển). Kiểu này tuy giá thành có cao hơn chút nhưng lắp đặt tiện lợi, chạy êm, có tính thẩm mỹ và hiệu quả cao hơn (**).

(*) : Giả sử bạn chọn được vị trí lắp trong phòng, như phía ngoài bị bao kín không thích hợp để trao đổi nhiệt cho dàn nóng = tốn điện thêm mà máy không lạnh hiệu quả.

(**) : Yêu cầu lắp đặt đúng kỹ thuật để môi chất lưu thông trong ống dẫn không bị ảnh hưởng. Hiệu quả cao khi chọn nơi thích hợp để trao đổi nhiệt tốt cho dàn nóng.

Với thông tin trên Bạn có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi của mình.

Xin đóng góp phần hiểu biết nho nhỏ :

Bác baoe giải thích theo dân kỹ thuật chuyên môn quá nên hơi khó hiểu. Hiểu nôm na quy tắc vận hành của máy điều hòa như sau : (dựa trên máy 2 cục, 2unit)

Cục lạnh : có nhiệm vụ hút nhiệt độ trong phòng thải ra ngoài, thổi khí lạnh (R-22) từ cục nóng thổi vào trong phòng.

Cục nóng : Bơm khí R-22 (khí làm lạnh) vào phòng và đẩy luồng nhiệt độ nóng do cục lạnh hút ra ngoài.

Cả hai được nối với nhau bằng 2 ống đồng (1 lớn, 1nhỏ)

Xin lấy minh hoạ như sau :

vd bạn bơi ở dưới nước sau một khoảng thời gian...nhưng khi rời khỏi mặt nước bạn sẽ cảm thấy hơi lạnh lạnh do nước trên bề mặt da của bạn đang bay hơi.Đây là nguyên lí làm lạnh do bay hơi do người Ai Cập cổ đại phát hiện ra.

xin bổ sung thêm ý kiến với bác baoe (các mới đời mới) ở chổ khi đạt ở nhiệt độ đã định trước thì không phải hệ thống chạy chậm lại mà do cục nóng đã ngừng bơm khí R-22 vào bên trong. Mà lúc này chỉ còn cục lạnh chạy quạt mà thôi. Khi nhiệt độ bên trong tăng lên thì cục nóng bên ngoài sẽ tiếp tục hoạt động, hút luồng khí nóng ra ngoài và bơm khí R-22 vào bên trong. Quá trình này được thực hiện bởi bo mạch được gắn bên trong của cục lạnh.

Máy 1 cục : Giá thành rẻ, gọn. Nhưng lắp đặt thì mất thẫm mỹ khoét 1 lỗ trên tưởng để nhét máy vào .Tốn điện. Vận hành thì gây ồn. Bảo trì (vệ sinh) rất khó khăn.

Máy 2 cục : Giá thành hơi cao, chi phí lắp đặt tốn kém. Nhưng không gây mất thẫm mỹ. Vận hành êm ái tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Bảo trì tương đối đơn giản.

Xin được nhắc lại điều này, riêng đối với loại máy lạnh Inverter đời mới.

Ví dụ đặt nhiệt độ trên remote là 24 °C :

- Động cơ nén sẽ chạy liên tục ở công suất tối đa đến khi nhiệt độ trong phòng xuống đến 24°C rồi nó giảm công suất xuống, chỉ chạy ở một công suất đủ để làm mát bù cho lượng nhiệt sinh ra trong phòng và lượng nhiệt từ ngoài phòng truyền vào qua tường, cửa. Công suất đó có thể tăng hay giảm tùy theo nhiệt độ thực tế trong phòng cao hơn 24°C nhiều hay ít.

- Nếu vì lý do gì đó nhiệt độ trong phòng xuống dưới 24°C (ví dụ lúc 3-5 giờ sáng) thì động cơ nén ngừng hẳn.

Một số nhầm lẫn thông thường

Rất nhiều người dùng máy lạnh tưởng rằng chọn mức nhiệt độ thấp hơn trên bộ điều khiển từ xa (remote) sẽ làm máy chạy mạnh hơn (tăng công suất) và phòng mau mát hơn. Điều này chỉ đúng khi dùng máy lạnh inverter, không đúng khi dùng các loại máy lạnh thường; mà phần lớn máy lạnh đang dùng đều không phải loại inverter. Ngay cả khi dùng loại máy lạnh inverter thì điều trên cũng chỉ đúng trong một giới hạn nhỏ thôi, máy chỉ có thể giảm bớt công suất chứ không thể tăng công suất quá khả năng của nó. Khi thấy trong phòng không mát thì sẽ có người cầm ngay lấy bộ ĐKTX và chọn xuống 16°C! Họ không biết rằng công suất của máy lạnh là có hạn, khi trong phòng không đủ mát tức là máy lạnh không đủ sức làm mát cho phòng, dù cho chọn nhiệt độ 25°C hay 16°C cũng không thể thay đổi nhiệt độ thực tế.

Trong trường hợp máy lạnh đủ công suất làm mát phòng thì nó cũng cần 15-30 phút để giảm nhiệt độ trong phòng bớt 1°C, nhiều người mở máy lên được vài phút chưa thấy mát liền lấy bộ ĐKTX và chọn xuống 16°C cho mau mát! Đó cũng là cách dùng sai, dù cho chọn nhiệt độ 25°C hay 16°C thì phòng cũng không mau mát hơn. Trong trường hợp này, chọn nhiệt độ 16°C còn tự gây phiền là sau đó lại phải mất công cầm bộ ĐKTX để tăng nhiệt độ lên và máy đã tốn không ít điện để làm mát phòng quá mức.

Một cách dùng sai khác nữa là chọn nhiệt độ xuống thấp hơn để bù cho những nguồn nhiệt trong phòng. Ví dụ: khi có ít người trong phòng thì chọn nhiệt độ 25°C, khi có thêm người hay thêm máy trong phòng thì chọn nhiệt độ 20°C. Đúng ra thì người dùng không phải làm việc bù đó; máy lạnh sẽ tự làm bằng cách chạy máy nén nhiều thời gian hơn, nghỉ ít hơn. Nếu máy nén cứ chạy liên tục không nghỉ có nghĩa là nó đã làm việc hết công suất rồi, có chỉnh xuống 16°C cũng không mát hơn tí nào.

Tất cả những thói quen sai đó là do người dùng không hiểu bản chất của máy ĐHNĐ. Máy ĐHNĐ không giống cái quạt máy. Ta có thể thấy tác dụng ngay khi ta điều chỉnh tốc độ quạt máy, nhưng ta không thể thấy tác dụng ngay khi ta chỉnh nhiệt độ ở máy ĐHNĐ. Bộ ĐKTX đã làm cho người ta ít dùng đến tay chân, lại còn làm cho người dùng hiểu sai bản chất của máy!

Người quen ở vùng nhiệt đới sẽ hoàn toàn cảm thấy dễ chịu trong nhiệt độ khoảng 25-27°C, đặt máy lạnh dưới 25°C là phí điện và thậm chí có thể gây bệnh.

Cũng có nhiều người muốn có cảm giác thật lạnh nên chọn nhiệt độ thấp nhất rồi mặc áo ấm vào! Rất thường gặp các trường hợp này ở những nơi công cộng: nơi mà người dùng máy lạnh không phải là người trả tiền điện.

Một số thợ điện lạnh thường khuyên người dùng tiết kiệm điện bằng cách chọn nhiệt độ thấp nhất! Họ giải thích rằng khi chọn nhiệt độ thấp nhất thì máy nén sẽ chạy liên tục với một cường độ dòng điện ổn định nên mức tiêu thụ điện cũng đều đặn; nếu chọn nhiệt độ cỡ 25°C trở lên thì máy nén sẽ có lúc nghỉ, có lúc chạy, mỗi lần chạy lại thì dòng điện khởi động lớn gấp 4-5 lần dòng điện bình thường nên rất hao điện! Nhưng họ không chịu tính kỹ rằng dòng điện khởi động đó chỉ cao trong 1-2 giây mà thôi, tính ra thì thời gian khởi động đó chỉ hao điện bằng 5-10 giây chạy bình thường, rất ít so với hàng chục phút máy nén được nghỉ trước đó.

Như vậy tiết kiệm điện kiểu lạ đời trên thật hại điện và còn hại luôn sức khoẻ người dùng lẫn tuổi thọ máy.

Một cách dùng máy lạnh hại điện khác nữa là mở máy lạnh cho mát và mở cửa sổ cho thoáng, vừa thoáng vừa mát mới thích! Với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, nhiệt độ không khí bên ngoài có thể cao hơn nhiệt độ trong phòng đến 10°C, mở cửa sổ ra thì lượng nhiệt truyền vào phòng rất lớn, máy lạnh phải tốn rất nhiều điện để bơm lượng nhiệt đó trở ra ngoài.

Nếu cần thay đổi không khí để làm thoáng trong phòng thì nên gắn một quạt hút gió ở nơi nóng nhất trong phòng. Quạt hút không khí trong phòng và đẩy ra ngoài; không khí ngoài trời sẽ tự tìm lối vào phòng qua các khe cửa. Cần chọn cỡ quạt hút vừa đủ để làm thoáng phòng, quạt lớn quá cũng sẽ gây hao điện do có quá nhiều không khí nóng vào phòng. Nếu không chọn được quạt hút đủ nhỏ thì có thể cho quạt chạy cầm chừng (vừa chạy vừa nghỉ); hoặc không gắn quạt hút mà thỉnh thoảng mở cửa một lúc cho thoáng rồi đóng lại.

Những máy lạnh kiểu cửa sổ (máy lạnh một khối, gắn trên tường, phần lạnh trong phòng, phần nóng ngoài phòng) có sẵn chức năng thông gió, không cần gắn quạt hút trong phòng. Trên máy lạnh đó có một cần gạt để đóng mở một lỗ thông gió nhỏ chừng 25-30cm². Khi mở lỗ ra, một phần không khí trong phòng sẽ bị đẩy ra ngoài qua lỗ đó.

Một cách dùng sai nữa là gắn máy lạnh quá cao hoặc quá thấp. Khi máy lạnh chạy, nó sẽ làm mát phần không khí bên dưới nó, phần không khí bên trên nó thì không được làm mát. Trong văn phòng hay nhà ở thì người ta chỉ cần làm mát từ độ cao từ sàn lên đến 1,5m là đủ cho người ngồi hay nằm đều mát. Gắn máy lạnh quá cao thì phí điện. Những nhà có trần cao đến 3m hoặc hơn mà gắn máy lạnh gần sát trần sẽ bị hao điện vô ích. Ngoài ra gắn máy lạnh loại treo tường quá sát trần cũng làm cản luồng không khí đi vào máy. Tuy nhiên gắn máy lạnh thấp xuống ngang tầm mắt thì đúng về kỹ thuật nhưng lại không được đẹp mắt. Do đó các nhà sản xuất mới làm ra loại máy lạnh mặt gương hay khung tranh. Gắn máy lạnh quá thấp thì người trong phòng chỉ thấy lạnh chân mà không mát người. Loại máy lạnh một khối hay rơi vào tình trạng gắn quá thấp hoặc quá cao. Vì nhà phố ở Việt Nam chỉ có thể gắn máy lạnh loại này ở mặt tiền, mà mặt tiền thì vốn đã có cửa sổ và cửa đi chiếm gần hết nên chỉ có thể gắn máy lạnh dưới hoặc trên cửa sổ.

Về mặt độ cao thì loại máy lạnh tủ đứng là hợp lý nhất.

(trích từ bài của Ông Lê Hồng Bội))

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: