Thoimien
Các luận văn không nhất thiết phải tuân theo một cấu trúc hay hình thức tổ chức nào thật sự "cứng". Tuy thế, để đảm bảo tính chất toàn vẹn, và chặt chẽ của các lập luận khoa học, cho tới khi kết luận được các vấn đề nghiên cứu, một cấu trúc tốt sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều. Chúng ta đang giới hạn trong phạm vi các luận kinh tế, vật lý hay toán học, chẳng hạn có thể khác đi, nhưng lô-gíc không thay đổi.
Các thành phần cơ bản của luận văn nên bao gồm (không nhất thiết theo trình tự này).
Dẫn dắt- Front Matters
Phần này chứa các phụ kiện của Luận văn, như tóm tắt ngắn gọn, lời cảm ơn, C.V. của người viết,v.v..
1. Mở đầu- Introduction
Thường nói lý do khởi đầu của nghiên cứu. Các nghiên cứu đều có gốc rễ liênquan tới quan sát của người tiến hành nghiên cứu, hoặc băn khoăn, hoặc tò mò. Một dẫn dắt tốt sẽ giúp người đọc, phản biện hiểu rõ xuất xứ vấn đề bạn đang tiến hành, loại bỏ cảm giác bạn làm chỉ để làm. Người bình thường, sẽ không làm một việc chỉ vì mình muốn làm, mà có mục đích rõ ràng. Điều này càng đúng với khoa học, khi mà quá trình nghiên cứu có thể kéo dài nhiều năm.
2. Xác định vấn đề và hướng nghiên cứu- Defining Problem Set and Research Direction
Bạn có chút ít ý đồ nghiên cứu, và phải formulate nó ở dạng problem set tương đối thô sơ. Thô sơ vì lý do, ngay vào lúc này, bạn chưa thể nói chính xác đó là vấn đề bạn SẼ nghiên cứu, mà chỉ có thể biết, khoảng mở các vấn đề đó bạn sẽ có thể làm được gì.
Vấn đề chỉ được thu hẹp thật sự, và biến thành TƯ TƯỞNG (khác so với ý đồ ban đầu đó!) sau khi bạn đã xông vào Tổng quan lý thuyết (Literature review), và có quyết định cụ thể.
3. Tổng quan lý thuyết- Literature Review, còn gọi là literature survey hay related theoretical aspects
Đây là phần quan trọng, sẽ trình bày chi tiết trong một bài viết riêng. Phần này tổng hợp các kết quả nghiên cứu (lý thuyết và ứng dụng) với đề tài đang theo đuổi. So sánh các công trình để tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện cụ thể của tác giả luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu- Research methodology
Phần này mô tả các công cụ nghiên cứu bạn cần đến, và sẽ sử dụng trong quá trình tìm kiếm kết quả. Nó giúp bạn đi đến đích, và giúp người thẩm định biết bạn có biết cách dùng công cụ khoa học không, hoặc có ý thức sử dụng đúng công cụ không.
Rõ ràng bạn không thể bay vào vũ trụ, mà chỉ cần đi sắm mỗi một đôi giày được. Nói chung phần này không thấy xuất hiện trong các nghiên cứu kinh tế trong nước ta, do chính các thầy hướng dẫn cũng thiếu. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì nó quá quan trọng, và tốn nhiều giấy mực.
5. Tổ chức dữ liệu và tập dữ liệu- Data organization & data set
Nếu phải sử dụng dữ liệu thì các vấn đề liên quan đến dữ liệu nằm ở đây.
6. Kết quả nghiên cứu- Research results
Các kết quả nghiêncứu nằm ở đấy. Tuỳ vào mức độ phức tạp và chiều sâu của công trình, phần này có thể được tổ chức thành một hay một vài chương (nếu nhiều kết quả, có thể đăng thành các công trình riêng biệt.)
7. Kết luận- Final/Concluding remarks
Tóm lược các kết quả để dễ communicate với người đọc không nhất thiết phải có technical background.
Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
Mô tả các hạn chế và các sai lầm có thể của chính nghiên cứu của bạn, dựa trên các giả định.
8. Các Phụ lục tính toán, hình vẽ, bảng biểu, các chứng minh định lý, tính chất,bổ đề nếu có. Giải thích các thuật ngữ, v.v..
9. Tài liệu tham khảo- References hoặc Bibliography
Liệt kê các tài liệu chính có dẫn chiếu, sử dụng trong quá trình viết, nghiên cứu.
Nói qua mấy chữ về tính "cân đối"
Thông thường, học sinh, sinh viên thường bị đỏi hỏi phải đảm bảo tính cân đối. Một trong những xuất phát điểm của loại đòi hỏi này là do trong quá trình ngồi hội đồng, thesis.gifbàn thảo, tranh luận, góp ý kiến, các vị giáo sư nhà ta tiếng là "học thuật", quay ra vặc nhau về câu chữ, và làm phát sinh vấn đề cân đối: "phần này phải dài hơn, phần kia phải ngắn đi!" Nhiều đòi hỏi như thế là thậm vô lý, vì dài ngắn chẳng phát biểu nên định luật gì cả, mà cái hồn, mức chặt chẽ, và sự uyên bác, kết quả khả quan mới là quyết định.
Tôi mạo muộn đưa ra nguyên tắc về tính cân đối, hay nói chính xác hơn là tính "đẹp" của kết quả nghiên cứu. Nó chẳng phải bảo bối, nhưng chí ít thì cũng có thể định hướng phần nào.
Nguyên tắc:
"Độ dài của các phần của luận văn là do 2 yếu tố quyết định: (i) Tầm quan trọng của vấn đề đang xét; và (ii) Số lượng kết quả không tầm thường thu được trong quá trình nghiên cứu."
Như vậy, khái niệm cân đối của luận văn không phải là khúc đầu dài bằng khúc giữa dài bằng khúc đuôi. Tức là không phải phụ nữ đẹp là vòng 1, vòng 2, vòng 3 đều bằng nhau.
Kỹ thuật viết cho hay, và cách viết thế nào là dài, thế nào là ngắn thì được đúc kết bởi câu nói nổi tiếng của Kennedy như sau:
"Độ dài của văn viết giống như váy của phụ nữ vậy. Đủ dài để che. Nhưng đủ ngắn để thú vị."
Hiện nay, cách phổ biến của cái loại luận văn KT dởm trong nước là phải thật nhiều kết luận; thật nhiều kiến nghị; kiến nghị chuyện càng to càng tốt; kiến nghị thay đổi cả ngành, cả cấu trúc lãnh đạo, cả luật pháp cũng tốt... Tóm lại, kiến nghị là đưa ra các đề xuất KHÔNG TƯỞNG! Để biết cái quan niệm này sai lầm đến thế nào thì ta so sánh một chút với cách mà các nhà nghiên cứu xuất sắc của thế giới, ở những nền học thuật đi trước chúng ta hàng thế kỷ vẫn hay làm (cái gì họ hay ho hơn thì ta phải học thôi):
1. Phần kiến nghị cực ngắn, thậm chí có bài không có kết luận luôn.
2. Chỉ kiến nghị những cái bé, li ti như vi trùng, chuyện một kết quả quan trọng, lớn lao được ứng dụng ra sao là việc khác, nhiều người làm. Xem phim "A beautiful mind" có đoạn John Nash được thuyết phục tới nhận GT Nobel, người đại diện quỹ Nobel có nói ứng dụng cân bằng Nash trong thương mại quốc tế, đàm phán kinh tế, v.v.. ông Nash nghe cứ như vịt nghe sấm vậy, vì ông ta đâu định sinh ra cái định lý đó cho vấn đề đó!
3. Chỉ đặt ra các vấn đề trong feasible settings, tức là cái gì khả thi, môi trường cho phép thì kiến nghị, chớ có lộng ngôn, đại ngôn, ngoạ ngôn, mà chỉ làm cho những người thực sự uyên bác họ cười cho. Một quá trình viết một luận văn, dù là bậc tiến sĩ chăng nữa thì đã là mấy nả so với một sự nghiệp nghiên cứu.
Nói chung hãy căn cứ vào mức tin tưởng của chính các bạn về độ quan trọng của kết quả thu được để đặt ra các tiêu chí về cấu trúc, độ dài, v.v... Thỉnh thoảng nếu quên mất, chót ba hoa, thì các bạn nhớ giúp tôi rằng công trình đề xuất phương án đầu tư mean-variance của Harry Markowitz, một công trình tầm cỡ khai sinh ngành tài chính-đầu tư, làm bùng nổ hàng trăm ngàn quỹ đầu tư, hưu trí, ... các loại với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đô-la trên thế giới, một công trình giải quyết bài toán đầu tư của loài người hàng ngàn năm lịch sử băn khoăn chỉ có vẻn vẹn 11 trang mà thôi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì bài báo lừng danh, sau này đoạt giải thưởng Nobel đó thậm chí còn thấy phần kết luận hết sức lờ mờ, mà còn chẳng kiến nghị cái gì cụ thể cả.
Nhìn chung, thì luận văn kinh tế thường thì ở bậc ĐH khoảng 3-4 chương, Master's 4-5 chương, Doctorate 4-7 chương.
Chương kết luận thường là tương đối ngắn. Phần Bibliography thường là khá dài. Nếu bạn có khả năng nữa thì tạo Index tra cứu từ cho cuốn sách bằng LaTeX, cái này tuyệt vời đó! Ai đọc cũng phải yêu.
THÔI MIÊN VÀ ÁM THỊ
LÉON CHERTOK
NHẬP ĐỀ
Cuốn sách này ra đời tiếp theo tác phẩm xuất bản năm 1950, trong cùng bộ sách do Paul Chauchard viết dưới cùng tên sách của chúng tôi. Cho đến năm 1981, tác phẩm ấy đã được tái bản nhiều lần, chứng tỏ đề tài viết ra được công chúng quan tâm nhiều. Tuy nhiên thấy cần phải viết lại vì hiện nay đã có những điều kiện làm sáng tỏ hơn những vấn đề liên quan đến thôi miên và ám thị.
Năm 1950 - và có thể nhiều năm sau nữa, hai hiện tượng đó chỉ chiếm lĩnh một chỗ hạn chế trong phạm vi khoa học. Vào cuối thế kỉ trước, với Charcot, thôi miên đã giành được ưu thế trong bối cảnh văn hóa lúc bấy giờ; nhưng từ trước Đại chiến Thế giới lần thứ !, nó đi vào một thời kì thoái trào, không phải lúc nào cũng thoát ra được. Những thành kiến chống đối nó trước đây, tưởng rằng một lúc nào đó được xóa bỏ, lại trỗi dậy. Vào giữa hai thời kì, phân tâm học dần dần được đưa vào Pháp , và bắt đầu từ năm 1970, dưới hình thức học thuyết Lacan, nó đã phát triển một cách kì lạ. Nhưng, mặc dù sinh ra từ thôi miên, phân tâm học đã tạo ra một vết cắt với thôi miên về mặt khoa học luận, và những nhà phân tâm học đã thẳng tay loại bỏ thôi miên ra khỏi thực hành cũng như lý thuyết. Một số người không do dự dùng lý luận lỗi thời cho rằng: thôi miên là một kĩ thuật chế ngự lạm dụng; Lacan và các môn đệ của ông đã nhấn mạnh điểm này.
Trong thời gian ấy, tôi đang theo học tâm lý học và phân tâm học, đồng thời tôi bắt đầu tìm hiểu thôi miên, từ đó đến nay đã gần bốn chục năm, tôi không ngừng, lúc đầu thì một mình, sau thì với các cộng sự càng đông, áp dụng thôi miên với tư cách là bác sĩ liệu pháp tâm lý, và vừa làm thôi miên, vừa nghiền ngẫm vấn đề này. Trong những trang sách sau đây, tôi ghi những điều thu nhận được trong những năm dài nghiên cứu; tôi cố gắng trình bày một bức tranh đầy đủ nhất về các mặt của thôi miên và ám thị, được xem xét dưới các góc độ lịch sử, hiện tượng học áp dụng trong chữa bệnh và cả những điều còn nghi vấn.
Trước và sau năm 1950, người ta có cảm tưởng rằng lịch sử thôi miên đã có thể khép lại, chẳng còn gì để phải tìm hiểu thêm và nên xếp nó vào kho tàng quá khứ. Nhưng từ vài năm nay, quan niệm đó đã bị hoàn toàn đảo ngược. Octave Mannoni năm 1980 đã viết cho tôi về quan điểm của mình: "(thôi miên là) một hiện tượng học cách mạng với ý nghĩa nó nói ngược lại mọi hiểu biết lý luận." Tất nhiên đây là sự hiểu biết về phân tâm học. Người ta đã cho rằng: sự hiểu biết này xuất phát tù chỗ đã tách thôi miên ra khỏi phân tích, chân lý này đã bị lên án. Thật vậy, người ta đã chứng minh rằng: thôi miên luôn luôn hiện diện trong phân tâm học, rằng mối quan hệ giữa nhà phân tích và người được phân tích thực chất là cùng một loại với mối quan hệ trong thôi miên, mối quan hệ này là nguyên hình của mọi quan hệ phân tích giữa người và người. Theo hướng đó, việc làm thay đổi tâm lý bệnh nhân là một bộ mặt mới của thôi miên và không có mối quan hệ phân tích nào đặc hiệu.
Dưới đây chúng tôi sẽ đánh giá lại những mối tương quan giữa thôi miên và phân tâm học qua từng giai đoạn; nhưng hiện nay việc đánh giá đó, trừ ngoại lệ, chưa được toàn thể các nhà phân tâm học chấp nhận, mà lại còn bị phủ nhận và chà đạp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Mọi việc lên án sự hiểu biết nào đó đều làm đau lòng những người tưởng rằng mình đã đúng. Đó là trường hợp của phần lớn các nhà phân tâm học. Trong bối cảnh văn hóa - xã hội Pháp hiện nay, họ đã có được vị trí hàng đầu, một ưu thế, nhưng ưu thế này chắc chắn sẽ bị phương hại nên họ công nhận những điều chúng tôi vừa nêu. Chúng ta cần nói đến mọi ưu thế quyền lợi gắn liền với nghề nghiệp.
Vì nó có liên quan đến nhiều mặt như sinh lý, tâm lý, xã hội. Hiện tượng thôi miên gây sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu thuộc những ngành khoa học khác nhau, của các khoa học nhân văn và các khoa học đời sống. Xuất phát từ đây sẽ có một hướng nghiên cứu khá hấp dẫn, vì những kết quả đạt được sẽ làm sáng tỏ vấn đề mà các nhà triết học và bác học đã tranh luận từ rất lâu, đó là vấn đề quan hệ giữa cơ thể và tinh thần.
VẤN ĐỀ TỪ VỰNG
Chúng ta đều biết rằng ám thị (suggestion) và thôi miên (hypnose) là hai từ khác nhau, nhưng trên thực tế lại có những vấn đề gì đó giống nhau trong khi biểu hiện khác nhau. Trong cả hai trường hợp có một tác động mang tính chất tâm lý của một người này đối với người kia. Nhưng trong khi ám thị xuất hiện như một hiện tượng thông thường ta có thể thấy trong đời sống hàng ngày, thì thôi miên có tính chất một trạng thái đặc biệt mà nhiều người không có dịp chứng kiến hoặc thể nghiệm. Vấn đề được đặt ra là xem liệu các ý kiến trên có hoàn toàn đúng hay không. Để giải đáp, có lẽ trước tiên nên quan sát những hiện tượng được tập hợp dưới từ này hoặc từ khác xem có hoàn toàn đồng nhất nhau hay không, và có luôn luôn tương úng với cùng thực tại hay không.
Chúng ta hãy bắt đầu với ám thị (suggestion). Danh từ ấy có một lịch sử lâu đời: xuất hiện năm 1174 trong Từ điển ngữ nguyên tiếng Pháp của Block và Von Wartburg. Còn động từ ám thị (suggérer) xuất hiện năm 1495 trong Từ điển ngữ nguyên và lịch sử của Dauzat, Dubois và Mitterant Cần nhớ rằng, trong suốt thời kì Trung cổ, hai từ đó thường được dùng gắn liền ý nghĩ về thuật phù thủy, ma ám và các tà thuật khác. Cho đến nắm 1695 trong cuốn Suy ngẫm về sách Phúc âm, Bossuet còn cáo giác những lời dẫn dụ ("Suggestions") của ma quỷ.
Phải chờ cho đến khi ra đời cuốn Tân từ điển phổ thông tiếng Pháp (1856-1860) của Poitevin mới thấy từ ám thị (suggestion) có nghĩa không hoàn toàn xấu như trước. Vài năm sau, Lithé trong cuốn Từ điển tiếng Pháp nổi tiếng của ông (1863-1872) đã nói thêm: "Từ đó được dùng đôi khi với ý nghĩ tốt." Từ ám thị được dùng rộng rãi trong nửa sau thế kỉ XIX, đặc biệt trong ngôn ngữ y học, khi người ta dùng ám thị để điều trị các rối loạn tâm thần theo phương pháp của trường phái Nancy mà Liébeault và Bernheim nhận thấy trong ám thị có "ảnh hưởng do ý nghĩ ám thị gây ra và được bộ não tiếp nhận". Cách định nghĩa như vậy hơi luẩn quẩn và không nêu được toàn bộ hiện tượng.
Vì khi chỉ nói đến "ý nghĩ", tức là đã coi nhẹ mọi nội dung tình cảm ở bên trong. Về sau này có nhiều cách định nghĩa khác, nhưng không đáp ứng được yêu cầu. Freud đã nêu khó khăn trong định nghĩa như sau: "Sự ám thị, (đúng hơn: khả năng bị ám thị) đúng là một hiện tượng nguyên sinh (Urphäsmen) không thể nào thu hẹp phạp vi được hơn nữa, một sự thực cơ bản của đời sống tâm linh con người." Ông nói thêm: "Chưa có gì soi sáng tính chất của ám thị, nghĩa là soi sáng những điều kiện trong đó có ảnh hưởng được sinh ra không dựa trên cơ sở logic đầy đủ." Freud đã kết luận như vậy sau khi chứng kiến những buổi ám thị đáng kinh ngạc do Bernheim thực hiện. Đồng thời ông tỏ ra bực bội khi thấy "ám thị có thể giải thích được tất cả, nhưng bản thân nó lại không thể giải thích được." Nhưng ba mươi năm sau, khi ông muốn tìm hiểu lại điều bí mật của ám thị, ông cũng đành tuyên bố: "Tôi chẳng thấy có gì thay đổi cả".
Nhưng Freud đã làm sáng tỏ vấn đề khi phân biệt rõ ràng hai hình thức ám thị: trực tiếp và gián tiếp. Hình thức thứ nhất là khi một người muốn gây ảnh hưởng đến người khác một cách có ý thức, chủ tâm. Đó là trường hợp ám thị thôi miên như khi thầy tu khuyến dụ các tín đồ. Còn đối với ám thị gián tiếp (không cố ý), Freud đã cho một thí dụ sau đây trong bài giảng về Liệu pháp lý của ông đọc tại Viên năm 1904: "một nhân tố phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của bệnh nhân, ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ quá trình điều trị do thầy thuốc tiến hành mà không có một định hướng nào trước; thông thường nhân tố ấy làm tăng cường hiệu quả điều trị, nhưng đôi khi cũng gây trở ngại".
Như điều vừa nói ở trên, ám thị dụng ý dùng có thể sử dụng để tạo ra "trạng thái ý thức" mà người ta gọi là thôi miên (hypnose), danh từ này xuất hiện quãng năm 1870 sau khi bác sĩ Braid, người Ecosse đã dùng danh từ thuật ngữ thôi miên (hyponotisme) vào năm 1841. Cũng như đối với ám thị, có nhiều cách định nghĩa thôi miên, theo quan niệm của tác giả về hiện tượng bí ẩn đó, nhưng chưa có định nghĩa nào được mọi người công nhận. Hiện tượng đó đã được Hội đồng Y học Anh miêu tả khá rõ vào năm 1955 (mặc dù ở một số điểm, định nghĩa này còn gây tranh luận): "Trạng thái tạm thời của sự chú ý tbij thay đổi ở bệnh nhân, trạng thái này có thể do một người khác gây ra, trong đó nhiều hiện tượng khác nhau có thể sinh ra một cách tự nhiên hoặc dưới tác động của lời nói hay tác nhân kích thích khác. Những hiện tượng đó bao gồm một sự thay đổi trong ý thức và trí nhớ, một sự tăng nhạy cảm đối với ám thị và sự xuất hiện ở người bệnh những phản ứng và ý nghĩ xa lạ đối với trạng thái tinh thần của họ lúc bình thường. Ngoài ra, những hiện tượng như vô cảm, bại liệt, cứng cơ và những thay đổi vận mạch trong trạng thái thôi miên, có thể sinh ra hay mất đi".
Việc ám thị và thôi miên làm nổi lên những vấn đề phức tạp, cũng dễ hiểu nếu chúng ta thấy rằng chúng đụng chạm đến mối quan hệ cơ bản giữa con người với nhau. Đó là lịch sử các thuyết có liên quan đến mối quan hệ ấy mà chúng ta sắp nêu ra một cách tóm tắt, bằng cách xem xét nó đặc biệt trong lĩnh vực có nhiều ý kiến tranh luận nhất, đó là lĩnh vực điều trị.
CHƯƠNG I:
LỊCH SỬ THÔI MIÊN
I. - Mesmer và những người chữa bệnh bằng từ tính (magnétiseurs)
Thời cổ xưa, những người chữa bệnh kà những thầy tu cầu xin các Thần linh phù trợ cho bệnh nhân khỏi bệnh. Họ dùng những câu phù chú và những lời ẩn dụ là những lời ám thị làm tăng hiệu lực chữa bệnh. Các thầu tu Ai Cập và Do Thái xưa đều làm như vậy, và cả các thầy thuốc Hy Lạp thời Esculape . Các tu sĩ Thiên chúa giáo suốt thời Trung cổ gần như chiếm độc quyền làm nghề y; họ đã tiến hành các buổi lễ tôn giáo và cầu nguyện tác động đến tư tưởng bệnh nhân, xem như cầu thần linh để đánh đuổi ma quỷ gây bệnh.
Trong một thời gian dài hơn nữa, việc ám thị gắn liền với những quan điểm thần học. Nhưng một sự thay đổi cơ bản diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII với thuyết Mesmer dựa trên những nguyên nhân tự nhiên có liên quan đến nền khoa học thời bấy giờ.
Trong luận án tiến sĩ bảo vệ ở Viên năm 1766, Frang Anton Mesmer chịu ảnh hưởng vật lý học Newton đã bảo vệ quan điểm cho rằng các cơ thể sống, đặc biệt là cơ thể con người,chịu ảnh hưởng của các thiên thể. Ong bắt tay vào thực hành y học từ khí bằng cách đặt một hay nhiều cục nam châm lên cơ thể người bệnh. Ông nhận thấy làm như vậy có thể tạo ra trong người bệnh một cơn đột biến làm mất các triệu chứng bệnh, do đó ông tự lập ra thuyết từ khí (Fluide magnétique). Theo ông đó là một chất bao bọc trong mọi vật tồnn tại và tạo thành môi trường trong đó các vật ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh sinh ra là do sự phân phôi không tốt từ khí trong các cơ quan khác nhau, sự đột biến sinh ra làm cho từ khí được điều hòa trở lại và do đó đem trở lại sức khỏe.
Với cách nhìn ấy, sự nẩy sinh đột biến biểu thị một quá trình vật lý dưới tác động của nam châm và nhờ có từ lực, nam châm đã phục hồi sự cân bằng của cơ thể. Nhưng chẳng bao lâu, Mesmer nhận thấy rằng hiệu lực điều trị không phải ở ngay trong bản thân thỏi nam châm: "Tôi nhận thấy rằng từ khí cũng tương tự như "điện khí" (Fuide électrique), lan truyền nhờ các vật trung gian. Không phải chỉ có thép là vật truyền dẫn, tôi đã làm cho giấy, bánh, len, tơ lụa... trở nên có từ tính khi tôi sờ vào các vật ấy, đến mức chúng cũng đem đến cho bệnh nhân những hiệu quả như nam châm."
Như vậy, khong phải là nam châm, mà thầy thuốc mới là nguyên tố chữa khỏi bệnh. Ảnh hưởng đặc hiệu đó không thể gán ghép vào các định luật của từ tính thông thường; để nói rõ điều này, Mesmer đề xuất giả thuyết về một từ lực của sinh vậy mà ông gọi là từ khí động vật (magnétisme animal).
Nhưng Mesmer đã nhanh chóng bị giới y học Viên chống đối. Vì vậy, năm 1778 ông đã quyết định rời sang ở Paris. Ở đây ông đã thu được kết quả kì lạ. Ông nói: "Thiên nhiên đã cho ta một phương tiện vạn ứng để chữa và phòng bệnh cho người." Luôn luôn đối lập với những lý thuyết "phản kháng khoa học" của Paracelse và Maxwell, ông đề cao tính khoa học của lý thuyết ấy, phù hợp hoàn toàn với tinh thần của thế kỉ Ánh sáng và những tư tưởng cách mạng phổ biến thời bấy giờ để tránh gây một phấn khích quá đáng.
Cần nói thêm rằng, khi được đem ứng dụng, từ khí động vật đã làm người ta chú ý nhiều, và trong giới quý tộc có nhiều người say mê (Mesmer được hoàng hậu Marie Antoinette che chở). Theo Mesmer, điều trị bằng từ khí chủ yếu là thiết lập được mối "quan hệ" với người bệnh, bằng cách đặt bàn tay mình lên đầu gối bệnh nhân hoặc cọ xát hai ngón tay của mình lên ngón tay của bệnh nhân; sau đó huơ tay để làm cho từ khí lưu thông trong cơ thể bệnh nhân và gây ra đột biến. Nhưng khi ông tổ chức những buổi chữa bệnh tập thể, thì các buổi ấy càng gây nhiều ấn tượng. Những người tham gia ngồi xung quanh một chiếc thùng lớn chứa đầy nước, những mảnh thủy tinh, sỏi đá, mạt sắt và những thanh sắt nhô ra ngoài để có thể chạm vào người các bệnh nhân; một sợi dây nối người nọ với người kia để vận chuyển từ khí. Mesmer tay cầm đũa có từ tính đi đi lại lại giữa người bệnh, gây nên những cơn co giật ở người này, người khác, cơn co giật vẫn tiếp diễn cả khi bệnh nhân được khiêng vào buồng để sẵn đệm. Trong một góc phòng, một dàn nhạc nhỏ chơi nhạc nhằm giúp cho các cơn co giật dễ phát sinh. Mesmer rất mê nhạc, đặc biệt là nhạc Mozart, cho rằng âm thanh là một chất dẫn diệu kì của từ khí.
Như chúng ta đã thấy ở trên, tính chất vật dùng để "truyền" từ khí của người chữa bệnh cho bệnh nhân không quan trọng lắm; phải chăng chất lượng mối quan hệ cá nhân giữa họ với nhau mới có vai trò to lớn ? Chính Mesmer đã nói rõ điều này trong một cuốn sách của ông về từ khí động vật: "Từ khí trước tiên phải được truyền đi bằng tình cảm. Chỉ có tình cảm mới có thể làm cho lý thuyết dễ hiểu. Thí dụ, một bệnh nhân của tôi vì đã quen cảm nhận được những hiệu quả tôi đem đến cho họ, họ lại sẵn sàng hiểu tôi hơn bất cứ một người nào khác."
Từ khí động vật là dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi, vua Louis XVI cho thành lập hai hội đồng nghiên cứu vấn đề này, gồm các nhà y học đầu ngành và các nhà bác học nổi tiếng, như thiên văn học Bailly, nhà hóa học Lavoisier, nhà thực vật học Jussieu, Benjamin Franklin. Các hội đồng công bố kết quả nghiên cứu năm 1784. Hai bản báo cáo kết luận giống nhau: từ khí động vật bị bác bỏ vì các ủy viên không thấy có mộtt loại từ khí nào. Người ta cũng nhận thấy rằng một số thủ thuật chữa bệnh đã đem lại kết quả tốt, nhưng lại cho rằng nguyên nhân gây hiệu quả đó là do "sự tưởng tượng" của bệnh nhân. Nói như vậy là thừa nhận, dù muốn hay không, tác động tâm lý qua lại giữa người và người là có thật. mặt khác, Bailly, trong bản báo cáo mật của mình, đã miêu tả những rối loạn ở những phụ nữ được đàn ông truyền từ khí và kết luận rằng: "Việc điều trị bằng từ khí chỉ nguy hiểm cho đức hạnh."
Cũng cần nêu thêm sự kiện sau đây: Jussieu, một nhân vật có tên tuổi, đã từ chối kí vào bản báo cáo của hội đồng nghiên cứu mà ông tham gia để công bố một báo cáo riêng. Theo ông, những hiệu quả thu được do biện pháp từ khí không phải "do một khối vũ trụ chưa được chứng minh", mà do "nhiệt độ trong cơ thể động vật". Nhiệt độ này tác động như một liều thuốc bổ được phát triển tăng cường hay giảm đi trong một cơ thể vì những lý do tinh thần hay thể chất." Theo Jussieu, "nếu tác nhân đó được dùng rộng rãi hơn, được chú ý nghiên cứu hơn, ta sẽ biết rõ hơn tác động thật sự và mức độ hiệu quả." Ông không lên án liệu pháp từ khí như các ủy viên khác, mà cho rằng "mọi thầy thuốc có thể theo dõi các phương pháp chữa bệnh mà mình thấy có kết quả" với điều kiện nói rõ công khai các phương pháp mình dùng.
Một thời gian ngắn sau khi có lời phán quyết của hội đồng nghiên cứu, Mesmer rời khỏi nước Pháp, thỉnh thoảng mới có dịp trở về. Nhưng ông đã để lại ở Pháp những môn đệ trung kiên tiếp tục đi theo con đường ông đã vạch bằng việc sáng tạo những hình thức liệu pháp tâm lý độc đáo, nổi tiếng nhất là Puységur và Deleuze.
Hầu tước Armand de Chastenet de Puységur (1751 - 1825) là người đã khám phá giấc ngủ được gọi là "miên du từ khí" (somnambulisme magnétique) , nghĩa là được gây ra. Trong phương pháp này bệnh nhân không lên cơn co giật mà ở trong trạng thái "dễ bảo", luôn luôn đối thoại với thầy thuốc, nhưng khi tỉnh dậy không còn nhớ gì hết. Puységur đã dựa trên trạng thái quên này để xây dựng lý thuyết của ông về "hai trí nhớ", trong đó được hiểu ngầm có vô thức. Mặt khác, Puységur nhấn mạnh đến tình cảm mà thầy thuốc cần biểu lộ với bệnh nhân của mình. Ông cũng biết rõ khả năng về quan hệ tình ái, có hại cho công tác trị bệnh, nhưng ông cho rằng có thể tránh được bằng những điều luật nghiêm ngặt về y đức.
Joseph Deleuze (1753 - 1835) thường xuyên quan tâm đến vấn đề này, luôn luôn đưa ra những lời khuyên răn nhằm ngăn ngừa nảy sinh quan hệ tình ái đó, nhưng ông chấp nhận cần có "tình cảm thân mật" giữa thầy thuốc và bệnh nhân và cho ta ngầm hiểu rằng: sự gắn bó đó có lợi cho công tác điều trị. Cũng như thầy mình là Puységur, Deleuze đưa bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy thuốc phát ra từ khí. Ông nói: "Hãy coi bệnh nhân từ khí như là một phần của người thầy thuốc về mặt nào đó." Cả hai đều cho rằng: bệnh nhân đã khỏi bệnh, khi sau một thời gian họ khong cần đến sự giúp đỡ của hai ông nữa. Về cuối đời, hai ông nhận định rằng: từ khí là tác nhân chữa bệnh chủ yếu, nhưng ý chí muốn cứu chữa người bệnh, và sự quan tâm đến họ là những nhân tố chữa bệnh quan trọng như từ khí.
Charles de Villess (1765 - 1815) tuy không nổi tiếng bằng hai nhà nghiên cứu nói trên, đã đi sâu nghiên cứu vấn đề mà sau này người ta gọi là quan hệ đối tượng (relation d'object). Ông cho rằng: từ khí không có một vai trò nào, bệnh nhân khỏi được là nhờ tình cảm qua lại giữa người phát từ khí và người nhận từ khí. Ông cũng cho rằng: chẳng cần phải dùng đến các từ ngữ này vì người ta đã chuyển từ phát khí sang ám thị một cách thầm lặng rồi. De Villess nói rằng: sở dĩ thầy thuốc có uy lực là do tình cảm của bệnh nhân đối với thầy thuốc. Đó là quan hệ tình cảm qua lại.
I. - Sự đăng quang của thuật thôi miên thật sự
Tu sĩ de Farie người Bồ Đào Nha (1755 - 1819) đã hành nghề chữa bệnh ở Paris từ 1813; với phương pháp điều trị của ông, người ta càng xa rời vấn đề từ khí động vật. Ông không thừa nhận thuyết từ khí; mà cho rằng: không có một lực đặc biệt xuất phát đi từ thầy thuốc, mà mọi cái đều diễn biến trong tinh thần người bệnh. Hơn nữa, ông áp dụng một kỹ thuật mới: ông đề bàn tay cách bức trước bệnh nhân, yêu cầu người này chăm chú nhìn bàn tay, đồng thời ông nói những điều dẫn dụ như "Ngủ đi". Bệnh nhân sau đó rơi vào một trạng thái mà Farie gọi là "giấc ngủ minh mẫn" để phân biệt với giấc ngủ bình thường.
Alexandre Bertrand, bác sĩ và kĩ sư bách khoa (1795 - 1831) cũng cho rằng: cần tìm nguyên nhân các hiện tượng miên du trong trí tưởng tượng của người bệnh. Bệnh nhân ngủ do thầy thuốc ám thị chỉ nghĩ đến thầy thuốc và sau đó chỉ nghe tiếng nói của thầy thuốc trong giấc ngủ thôi miên. Trong trạng thái này có mối quan hệ được chọn lọc giống như mối quan hệ của người mẹ đang ngủ bên cạnh con mình ở trong nôi: tuy ngủ, người mẹ luôn chú ý đến con nên nghe được tiếng của con khóc dù rất nhỏ mà không nghe thấy những tiếng động khác dù mạnh hơn nhiều.
Trong phần tư thế kỉ XIX, người ta thường gọi những thuật ngữ thôi miên dưới tên thuật dùng từ tính động vật (magnétisme animal); Viện Hàn lâm Y học nói chung không thích gì thôi miên nhưng cũng cho phép thực hiện; đến năm 1862 Viện thành lập một hội đồng giám định. Husson, báo sĩ bệnh viện Hôtel Dieu có nhiệm vụ làm báo cáo kết luận. Báo cáo của ông được công bố năm 1831, nêu nhiều điểm quá tốt cho thôi miên đến nỗi Viện Hàn lâm từ chối ra thông cáo (trong báo cáo đặc biệt này có định nghĩa đáng chú ý về từ tính; định nghĩa của Hội Y học nước Anh đã nêu ở trên cũng dựa vào định nghĩa này). Nhưng năm 1877, Viện Hàn lâm lại đặt vấn đề và chỉ định Hội đồng giám định mới. Lần này Dubois d' Amiens, người ra mặt chống đối thôi miên đã kết luận không có "trạng thái ngủ do từ tính. Đến đây, Viện Hàn lâm quyết định không đề cập đến nữa.
Sau sự lên án này là sự thoái lui của thuyết từ tính động vật trong các môi trường khoa học. Lafontain là nhà thôi miên cuối cùng có chút tiếng tăm. Là môn đệ của Puységur, ông dùng phương pháp ám thị bệnh nhân bằng một vật truyền từ tính khi hai người ngồi đối diện lâu.
Trong thời gian Lafontain biểu diễn công khai ở Manchester, có James Braid nhà phẫu thuật của thành phố tới dự. Ông này từ trước có thái độ nghi ngờ đối với thôi miên giờ đây đã tin rằng: các hiện tượng xảy ra trước mắt ông là có thực. Sau đó Braid đã tiến hành một loạt thí nghiệm, làm cho bệnh nhân ngủ được mà không cần đến truyền từ tính (passe), chỉ yêu cầu bệnh nhân nhìn chăm chú vào một vật sáng. Trong tác phẩm "Neuro - hyponology" của ông xuất bản năm 1843 (bản dịch tiếng Pháp 1833) ông thay thế thuyết từ tính bằng thuyết "tâm thần sinh lý": một kích thích vật lý lên võng mạc tác động lên hệ thần kinh và gây ra một "giấc ngủ thần kinh" mà tác giả đặt tên mới là "giấc ngủ thôi miên".
Theo Braid, "người điều hành giống như một thợ máy làm hoạt động các lực có sẵn trong cơ thể bệnh nhân." Như thế có nghĩa là theo ông, quan hệ giữa người và người không có một vai trò nào cả; quan điểm này của ông khác hoàn toàn với quan điểm của các nhà thôi miên lớn. Khi các nhà thôi miên này cho rằng: có sự tương tác về tâm lý thì Braid chỉ thấy có tác động tâm lý nội tại. Theo ông, nhà thôi miên hoàn toàn tách biệt với người bệnh của họ.
Nhiều năm sau (1887), hai môn đệ của Charcot là Binet và Fere thừa nhận rằng Braid đã có công đưa thôi miên ra khỏi thuyết từ tính "như các môn khoa học lý - hóa được thoát ra khỏi khoa học thần bí", cũng phải nói rằng: "Thật là sai lầm nếu tưởng rằng: nhân cách của người làm thôi miên không có vai trò gì trong các hiện tượng xảy ra trước mặt họ".
Về cuối đời, Braid cũng đã thừa nhận rằng: có thể gây ra những hiện tượng thôi miên khác nhau do ám thị bằng lời nói. Khi ông quan niệm ám thị là hiện tượng sinh lý, ông đã mở đường cho việc nghiên cứu tác động tâm lý trong mối quan hệ thôi miên. Cũng cần nói thêm rằng: nếu những công trình nghiên cứu của Braid ít có tiếng vang trong xứ sở của ông, chúng đã gây sự chú ý với các thầy thuốc Pháp có tên tuổi như Azam, Broca, Velpeau. Broca tại bệnh viện Necker đã tiến hành một ca mổ với gây mê bằng thôi miên, được báo cáo lên Viện Hàn lâm khoa học ngày 5 tháng 12 năm 1959. Trước cử tọa Viện Hàn lâm, năm sau, Velpeau đã trình bày công trình nghiên cứu của Braid được coi như một khám phá rất to lớn.
Ambroise-August Liébeault (1825 - 1904), một thầy thuốc Nancy, khi còn là sinh viên đã muốn tìm hiểu thôi miên, giờ đây, sau khi được biết thông báo của Velpeau, đã tiếp tục nghiên cứu các hiện tượng thôi miên. Ông không muốn thực hành y học kinh điển của một bác sĩ thực thụ, mà muốn làm một "ông lang" dùng thôi miên để chữa bệnh không lấy tiền nói chung đối với người nghèo.
Phương pháp thôi miên của ông theo phương pháp của Braid nhưng cũng có áp dụng một số thủ thuật của Faria. Ông bảo bệnh nhân nhìn vào mắt mình, rồi ra lệnh cho ngủ bằng những lời nói sau đây: "Anh cảm thấy muốn ngủ, anh thấy mi mắt nặng trĩu, người anh thấy đê mê, v.v..." Những ám thị đa dạng như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng một giọng êm dịu sẽ đưa bệnh nhân vào giấc ngủ. Đó là một số điểm mà ông cải tiến.
Năm 1866, Liébeautl đánh giá kết quả nghiên cứu của công trình: Về giấc ngủ và các trạng thái tương tự chủ yếu nhìn về tác động của tinh thần đối với thể chất (Masson). Trong tác phẩm đó ông đã đi đến kết luận rằng: tác nhân trước thôi miên không nằm trong tác động vật lý mà nằm trong ám thị bằng lời nói, tức là một ý tưởng, một hiện thực tâm lý. Ám thị chính là "chìa khóa của thuyết Braid", theo thuyết này giấc ngủ thôi miên là một hiện tượng gần giống giấc ngủ bình thường, nhưng chỉ là giấc ngủ "một phần", khi bệnh nhân vẫn còn mối quan hệ với người điều hành.
Các tác phẩm của Liébeault không được các thầy thuốc quan tâm; họ phủ nhận mọi giá trị trong điều trị mà ông trình bày. Nhưng tình hình có thay đổi từ năm 1882, khi Hippolyte Bernheim (1840 - 1919), giáo sư nổi tiếng trường Đại học Y khoa Nancy dự các buổi thí nghiệm của Liébeault và đánh giá kết quả đầy sức thuyết phục. Bản thân giáo sư cũng áp dụng thôi miên và hai năm sau cho ra công trình Về ám thị thôi miên trong trạng thái thôi miên và trạng thái thức. Có những giáo sư đại học cũng hưởng ứng phát kiến của Liébeault, đặc biệt Beaunnis là giáo sư sinh lý và một luật gia ở Liège. Do đó ra đời trường phát Nancy có tiếng trên thế giới.
Cần phải ghi nhận rằng những người đại diện của trường phái ấy nhấn mạnh tình chất tâm lý của ám thị bằng lời nói, họ không ý thức được rằng ám thị làm nảy sinh mối quan hệ. Thí dụ Liébeault, trong khi giải thích, đã dùng những từ ngữ nói về tâm lý học "chủ trí" (intellectualiste) (sự chú ý, cảm giác, cảm nhận, trí nhớ, ý tưởng- hình ảnh, ý tưởng đơn thuần, v.v...), chứ không bao giờ dùng từ "tình cảm".
Do đó, ông cảm thấy lúng túng trước những trường hợp trẻ con ít tuổi khỏi bệnh, khi chúng không chịu ảnh hưởng của ám thị bằng lời nói. Vì không thấy được rằng yếu tố chữa khỏi bệnh nằm trong quan hệ tình cảm giữa thầy thuốc và người mẹ và về phía khác giữa người mẹ và đứa con. Vì vậy, ông đã trở lại phần nào với lý thuyết từ tính, thậm chí cho trẻ uống nước "có từ tính". Nhưng ít lâu sau, theo ý kiến của Bernheim, ông dùng nước giả vờ có từ tính (placebo) và cũng đạt được kết quả tương tự, do đó giảm lòng tin vào từ tính.
Về phần mình, Bernheim đã quá nhấn mạnh đến vai trò của ám thị đến nỗi hoàn toàn giải thích hiện tượng thôi miên bằng ám thị. Điều này đã được thể hiện khi tác phẩm của ông in lần thứ 2 năm 1886, cuốn sách mang tên mới, không còn từ "thôi miên": Về ám thị và những áp dụng của ám thị vào việc chữa bệnh. Trong lời nói đầu có đoạn: "Ám thị có vai trò trội hơn hẳn trong nhiều trường hợp thôi miên: những hiện tượng tưởng là vật lý, theo ý tôi là những hiện tượng tâm lý. Ý tưởng của người điều hành được người bị thôi miên nắm bắt và tiếp nhận vào não nhỡ một ám thị hưng phấn do sự tập trung tư tưởng của thôi miên gây nên. Đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng thôi miên." Theo hướng đó, vài năm sau, Bernheim cuối cùng đã tuyên bố rằng: không có thôi miên, mà chỉ có ám thị. Điều này đã làm ông đi chệch hướng thầy mình là Liébeault. Nhưng cả hai đều nhất trí với nhau là tác động tâm lý của ám thị có liên quan đến một cơ chế thần kinh, như Bernheim đã miêu tả: "Mọi tế bào não khi bị một ý tưởng kích thích đều gây phản ứng ở các sợi thần kinh đi từ tế bào đó và các sợi thần kinh truyền kích thích cho các cơ quan, các cơ quan sẽ phải thực hiện ý tưởng đó... Tôi gọi đó là luật ý tưởng - động lực" (loi de l'idéo-dynamisme).
Cần nói thêm rằng đặc tính của trạng thái thôi miên hiện nay là một vấn đề gây tranh luận, vì chưa có những tiêu chuẩn thể chất và tâm lý chắc chắn. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này. Để kết luận, cần nói rằng công trạng chính của trường phái Nancy trong khi đề cao mối quan hệ nhân quả tâm lý đã mở rộng đường cho tâm lý học tình cảm, môn này đã chứng minh rằng ám thị chứa đựng mối quan hệ tình cảm giữa người và người. Hơn nữa, sau này chúng ta sẽ rõ, nhờ việc tham gia các thí nghiệm của Liébeault và Bernheim mà Freud càng tin tưởng vào sự tồn tại của vô thức.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top