Phần 1
gần 20 năm học ngày học đêm ra trường thành người ngẩn ngơ chán đời thật uổng phí, người ta chỉ hạnh phúc khi được là chính mình, lối giáo dục ở ta làm học sinh không biết mình là ai, thích gì và muốn gì xã hội gồm rất đông những người nửa vời qua ngày như vậy hỏi làm sao không nghèo không hèn so với các nước láng giềng chứ chưa nói đâu xa
Trường đại học đang "giết" sinh viên?
TTO - Tiếp nối câu chuyện học đại học rồi cất bằng đi làm công nhân, bạn đọc Nguyễn Minh Hiếu chia sẻ một bức xúc: sinh viên không phải là đối tượng quan trọng nhất của nhà trường.
Tôi hiện là sinh viên năm cuối, đang đối mặt với tương lai "đã qua đào tạo" và "sắp thất nghiệp".
Tuy nhiên vấn đề đó tôi không lo. Tôi vốn dĩ là nông dân, kiến thức tôi học ra là để phục vụ mục đích sản xuất mà từ xưa giờ gia đình tôi vẫn chưa áp dụng được.
Xin kể ra những cái tôi học được từ trường Đại học và những cái tôi học được từ trường đời.
1. Sinh viên không cần phải đọc sách khi đi học, chỉ cần xem slide hướng dẫn và bài tập giải mẫu của giảng viên. Xin nói thêm là học thầy cô nào thì xem của thầy cô đó, thầy cô khác thì sẽ khác và thi sẽ không làm bài được. Chính các trường đại học đã giết các sinh viên bằng cách "Rập khuôn".
2. Sinh viên không phải là đối tượng quan trọng nhất đối với sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Nỗi lo của tất cả sinh viên không gì khác ngoài học phí. Xã hội thì không phải ai cũng như ai, điều kiện mỗi người mỗi khác.
Không đóng học phí đúng hạn, thì không được học môn học đó, và lần sau đăng ký lại phải đóng 2 lần cho môn học đó. Không có sự di du nào ở đây cả, vì tiền là cái đầu tiên để sinh viên đi tiếp, không có tiền xin mời về chỗ cho.
Không hiểu lý do vì sao, đóng tiền rồi mà lịch học, giảng viên thay đổi liên tục, thông báo thì không thấy một nguồn chính thức nào cả.
Sinh viên đi học phải khổ sở với việc giảng viên muốn nghỉ thì nghỉ và bù giờ nào cũng được.
3. Đào tạo là chuyên môn là một chuyện, thực tế sinh viên có áp dụng được hay không là một chuyện.
Tôi học về công nghệ thông tin và được đào tạo về máy tính từ căn bản, tôi có kiến thức cơ sở đủ để có thể nghiên cứu lên những vấn đề liên quan.
Tuy nhiên nhiều bạn hỏi tôi, ra trường sẽ làm gì? Cài máy dạo! - Đó là câu trả lời của tôi.
Câu chuyện mà lâu nay người ta vẫn hay nói đối với học sinh thời cấp 1,2,3 đó là "Học thêm".
Đại học cũng vậy!
Các chứng chỉ bên ngoài đào tạo ở các trung tâm là xu hướng của các bạn sinh viên.
Và tôi nhận thấy rằng kiến thức họ đào tạo để thi những chứng chỉ đó không nằm đâu xa trong các môn học ở trường đại học. Tư tưởng của cả người dạy và người học xưa nay vẫn không đổi.
Cái mà tôi học được ở trường đời:
1. "Học nhiều", "biết nhiều" chưa chắc thành công. Bởi vì, chuyện giáo dục là câu chuyện dài, dài lắm. Ai cũng hiểu.
2. "Nhất quan hệ, nhì tiền tệ". Phải biết lo lót. Giáo viên, giảng viên, chủ xưởng phải được chăm nom thì mới có được thành tích cao.
3. Cái cuối mà tôi biết được, đừng đua chen với cuộc sống này, bạn sẽ bị đuối. Không tin, bạn hãy lấy 2-3 bằng đại học, đi du học vài nước trên thế giới và cầm về học hàm học vị - bằng cách nào không biết. Rồi so sánh những gì bạn mất và bạn được. Lúc đó hãy tin là tôi nói không sai!
"Câu chuyện về giáo dục còn dài, dài lắm" mà không phải chỉ mình Bộ giáo dục, Bộ Lao động - Thương Binh xã hội, hay bộ nào đó mà có thể làm được.
Nó phải xuất phát từ cái tâm của những người trong xã hội. Không phải tung hô thành tích, đua đòi thành tích rồi vẫn mang về cái thùng rỗng.
Đừng loay hoay tìm cách tháo gỡ làm sao cho đừng thất nghiệp mà hãy xem phương pháp chúng ta áp dụng cho nền giáo dục con người hiện tại có hiệu quả hay không?!
Bạn có đồng ý với những lập luận của bạn đọc Nguyễn Minh Hiếu? Việc thất nghiệp hiện nay còn vì những lý do nào khác? Câu chuyện giáo dục ở các trường đại học đang tồn tại những vấn đề bức xúc nào?
Hãy trao đổi cùng Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ email [email protected] hoặc phần Ý kiến bạn đọc bên dưới bài viết.
Chân thành cảm ơn!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top