Untitled Part 5


Jae-woo cảm thấy như bị giáng một đòn vào sau gáу. Củ Chi là một huyện cách Sài Gòn chừng 1 tiếng rưỡi đi ô tô. Trong chiến tranh giải phóng người dân đã lấy nơi này làm trung tâm để đào 250 km đường ngầm, xuyên tới Sài Gòn chiến đấu với quân Mỹ. Nhìn địa đạo Củ Chi được đào như mạng nhện chia làm 3 tầng trong lòng đất có lẽ ta có thể hiểu được Việt Nam đã làm thếnào để đánh thắng được quân Mỹ hùng mạnh. Ngay cả đối với những người nhìn những cậu bé ở các tụ điểm du lịch xông đến hét to "one dola" và các cô gái trong quán bar chìa tay nhận 10 USD tiền típ mà tưởng rằng đã hiểu hết vềViệt Nam, nhưng khi đến Củ Chi rồi không hề mất lấy 1 won mà vẫn được thấy địa đạo 250 km được đào trong suốt 24 năm chỉ bằng cuốc và xẻng thì sẽ rùng mình nhận ra sự thật về một Việt Nam hoàn toàn khác. Kim Moon-tae đang đi tới đó. Việc hắn nói là không chơi được golf cũng là 1 điều ngạc nhiên. Một luồng gió xuyên qua đầu Jae-woo. Bỗng nhiên anh có cảm giác người nhẹ bẫng đi.- Chị à, bọn chúng là những thằng đáng thương đấy, cứ nghĩ thế rồi cốgánh hết hôm nay cho em đi. Vụ này kết thúc rồi em khao cả thế giới, được không?- ...Giọng Jae-woo bỗng nhiên lấy lại được hoạt khí khiến chị Kim lúng túng không biết phải đáp thế nào.Nhìn Jae-woo bước từ trong phòng tắm ra, Hee-eun cũng ngạc nhiên không kém.- Ơ, cái mặt của con người trở lại rồi này.- Ô, người "ăn chơi lung tung" của chúng ta đã trở lại.Lê Chí Thụy chỉ ngón tay vào Jae-woo và nói câu đó ám chỉ anh là tay chơi. Jae-woo hướng về phía Lê Chí Thụy xua tay rồi chỉ ngón tay vào chính ngực mình- Em là "ba mươi lăm"."Ba mươi lăm" là một khẩu ngữ mới có nghĩa là "dê cụ".- Không phải "ba mươi lăm", mà là "ăn chơi lung tung".Jae-woo nhìn Lê Chí Thụy đang cười, nói anh không phải là "dê cụ" mà là "ăn chơi lung tung", và đến bây giờ anh mới nhớ ra việc hôm qua để hỏi.- Hôm qua anh đến hãng phim giải quyết công việc thế nào rồi ạ?- Anh Quảng nói rằng đất nước còn nghèo, hãng phim còn nghèo thì phải làm chứ biết làm thế nào bây giờ.- Rồi sao nữa ạ?Jae-woo hỏi lại, Lê Chí Thụy nhún vai cười mỉm như thể thiếu sót thuộc vềmình.- Đất nước còn nghèo, hãng phim còn nghèo biết làm thế nào đây.Cả hai cùng cười khích khích, Hee-eun cũng khúc khích cười theo sau khi được Jae-woo dịch cho nghe.Tình thế khá nan giải nhưng chẳng ai than phiền gì cho đến tận khi kết thúc công việc, khi ấy đã quá 12 giờ từ rất lâu. Họ đã dịch được đến cảnh 120 tức là được 21 cảnh rồi, đầu óc như mụ đi. Ngày mai, trong 1 ngày phải kết thúc 23 cảnh còn lại. Nếu làm như hôm nay thì không có vấn đề gì đáng lo cả.Mưa rơi dai dẳng suốt từ sáng.Giờ là 1 giờ 25 phút, máy bay đi Đà Nẵng vốn dự định xuất phát lúc 12 giờ30 phút đã di chuyển tới địa điểm cất cánh. Jae-woo lơ đãng nhìn ra ngoài cửasổ loang lổ bởi nước mưa. Anh đã làm rất nhiều công việc nhưng làm liên tục không nghỉ trong 15 ngày như kiểu lần này thì hầu như chưa. Hơn nữa, việc tranh luận về sáng tác như thế này thì đúng là lần đầu.Hôm qua, à không, hơn 3 giờ sáng hôm nay khi gõ chữ "Kết thúc!" mà anh thấy thật khó làm chủ với nỗi chán nản xa xôi đang trào dâng cùng ý nghĩa mơ hồ. Bây giờ trên đầu gối anh là một kịch bản bằng tiếng Việt và một quyển thơ mỏng do Lê Chí Thụy đưa cho đọc. Hướng về đường cất cánh, động cơ đổi phương thành đường chéo, những giọt nước mưa rơi làm trắng mờ cửa sổnhỏ. Khuôn mặt của Lê Chí Thụy và Hee-eun chập chờn trên cửa sổ mờ mờ đó. Trên đường ra sân bay, khi cho Hee-eun xuống khách sạn, cô hỏi thế này là thế nào, thúc thúc khuỷu tay vào hông anh rồi cuối cùng ôm chặt lấy ngực anh. Jae-woo lén rút tấm danh thiếp khách sạn kẹp trong tập thơ mà trên đó có ghi số điện thoại của cô ở Seoul ra nhìn. Nếu anh đi Quảng Ngãi về thì cô đã vềSeoul được 1 ngày rồi.Máy bay dừng lại đã hơn 10 phút ở đường băng cất cánh. Giám đốc Choi ngồi bên cạnh nhìn xuống cửa sổ mờ mờ nhíu mày tỏ vẻ sốt ruột. Từ khi chuyến bay bị kéo dài, trong lòng Jae-woo đã mong giá như chuyến bay hủy luôn. Trạm kiểm soát không lưu dường như thấu hiểu nỗi lòng của Jae-woo hay sao mà đã cho quay đầu chiếc máy bay nhỏ 1 động cơ đi Đà Nẵng trở vềđiểm bắt đầu xuất phát. Thông báo tiếp theo là ở sân bay Đà Nẵng có mưa lớn nên không thể hạ cánh. Máy bay đi Đà Nẵng 1 ngày có 2 chuyến sáng và trưa. Nếu hoãn chuyến này thì sẽ phải đợi đến sáng mai. Nếu đi ô tô thì sáng mai cũng có thể đến nơi nhưng vì đường mưa trơn nên không thể biết được sẽphải mất thêm bao nhiêu thời gian nữa. Jae-woo ngồi ở phòng chờ lơ đãng nhìn dòng nước mưa đang chảy xối xả.Không biết sẽ hoãn chuyến bay đến khi nào, nếu hoãn thì sẽ giải quyết kếhoạch thế nào, loa thông báo thường chả khi nào nói điều đó. Hành khách thì tha hồ đợi, không ai có ý kiến phản đối gì. Giám đốc Choi ngồi cầm tờ báo với thái độ cam chịu. Jae-woo giở tập thơ mà Lê Chí Thụy đưa rồi lắc đầu. Anh tưởng là thơ của anh ấy hoá ra nghe nhầm thì phải. Tên tác giả không phải là anh ấy. Văn Lê ư? Là tên của nhà thơ nào anh chưa từng nghe qua. Jae-woo không biết nhiều về thơ nhưng chỉ đọc mấy bài anh vẫn có thể nhận ra tập thơ này chứa đựng một tình cảm rất buồn.Đến 3 giờ chiều thì loa thông báo hoãn chuyến bay. Jae-woo đi cùng với giám đốc Choi về văn phòng của anh ấy. Anh gọi điện cho các nơi ở Quảng Ngãi kể rõ sự tình và lùi tất cả các cuộc hẹn của sáng mai. Anh hẹn mai gặp giám đốc Choi ở sân bay rồi ra khỏi văn phòng, mưa vẫn đang tiếp tục rơi.Anh rút điện thoại gọi đến khách sạn nơi Hee-eun đang ở, cô reo ầm lên. Anh hẹn Hee-eun là sẽ gọi điện rủ cả Lê Chí Thụy cùng gặp, nhưng điện thoại tắt máy không liên lạc được. Gọi đến hãng phim Giải Phóng thì máy lại đang bận. Jae-woo nhắn lại địa chỉ và tên của quán café đã hẹn gặp Hee-eun cho Lê Chí Thụy rồi bắt taxi đi.Khi Jae-woo vừa bước vào thì Hee-eun đang đợi ở quán café lộ thiên cùng với đạo diễn từ Seoul đến, đã hô ầm lên mặc kệ ánh nhìn của những người xung quanh. Sau một hồi rối rít cô giới thiệu đạo diễn với anh. Đạo diễn nhiều hơn anh chừng một hai tuổi. Trông anh ta giản dị và khiêm tốn khác với những định kiến do nghề nghiệp mang lại.- Nhà thơ Văn Lê đến sau à?Sau khi bắt tay, ngồi vào chỗ rồi đạo diễn mới hỏi Jae-woo.- Ai ạ?- Nhà thơ Văn Lê.- ...Jae-woo nhìn ánh mắt đạo diễn rồi quay ra ngó Hee-eun đang ngồi bên cạnh.- Chú Lê Chí Thụy đấy, nghe nói chú ấy vừa là đạo diễn phim vừa là nhà thơ nổi tiếng, khi viết thơ lấy bút danh là Văn Lê.Jae-woo liên tiếp bị cuốn hút. Anh nhớ lại những từ giống như ma thuật mà Lê Chí Thụy đã dùng.- Cậu không biết à?- Vâng.Giọng Jae-woo hơi run ở cuối câu rồi lật mở tập thơ đang cầm trên tay.- Theo như lời đạo diễn thì chú ấy không vừa đâu, 17 tuổi đã đi vào chiến trường trong suốt 10 năm, cho đến tận khi chiến tranh kết thúc chú ấy đã là du kích cầm súng chiến đấu đấy. Thật là...- Tôi đã gặp anh ấy lần đầu tiên trong liên hoan phim Tokyo vào năm kia. Anh ấy dường như chẳng nói gì nên trước khi phim chiếu, trong số các đạo diễn được mời dự anh ấy là người không được để ý lắm. Thế nhưng khi xem phim xong thì không chỉ mình tôi ngạc nhiên. Anh ấy đã mang phim tài liệu quay về những vết tích còn lại của chiến tranh Việt Nam đến. "Đó là sự thật ư?". Câu hỏi tự nhiên buột ra khỏi miệng tôi. "Khi chiến tranh anh đã làm gì?". Tôi đã hỏi câu đó trong thời gian hỏi đáp. Tôi tưởng anh sẽ phải trả lời rất đặc biệt nhưng anh đã trả lời thật nhạt rằng: "Tôi đã sống như những thanh niên Việt Nam thời đó". Chỉ thế rồi thôi, nhưng tối hôm đó, thông qua lời của nhà sản xuất phim ở hãng phim Giải Phóng cùng ăn tối với anh ấy thì tôi mới biết rằng cảm nhận của mình không sai.Đạo diễn đã nói rất nhiều về Lê Chí Thụy. Quê hương của Lê Chí Thụy ởNinh Bình – một tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam. Anh sinh ra ở ngôi làng mang tên Gia Thanh - nơi rất đẹp có thể ví như vịnh Hạ Long trong lục địa. Năm 1966, anh tốt nghiệp cấp 3 rồi xung phong đi bộ đội vào chiến trường miền Nam. Khi đó anh mới 17 tuổi. Vượt bộ qua đường mòn Hồ Chí Minh sau 3 tháng thì tới Sài Gòn nhưng quân số trong đại đội anh đã giảm xuống chỉ còn một phần ba. Trong thời gian di chuyển đến chiến trường, họ đã chết trước khi chiến đấu. Chết vì đói, chết vì sốt rét, chết vì phục kích của Mỹ, chết vì gặp phải bom bi... - Thì ra vì thế mà chú ấy đã phản ứng nhạy cảm như thế về phim tài liệu đường mòn Hồ Chí Minh. Dư sức có thể làm như thế lắm chứ. Rồi sao nữa ạ?Hee-eun từ đầu đến giờ chỉ gật đầu nghe, đã bổ sung thêm. Đạo diễn lại tiếp tục kể.- Dường như anh ấy nghĩ rằng mình sống được là nhờ những người bạn đã chết. Sau này khi thân nhau rồi, anh ấy mới kể. "Vì những người bạn bước trước tôi giẫm phải mìn và ngã xuống nên tôi mới sống. Nếu không phải nhờnhững người bạn đã cùng chiến đấu ấy thì liệu tôi có còn sống đến bây giờkhông?" - Anh ấy đã nói thế.Thật cũng đáng để nghĩ như thế. Trong đại đội 300 người cùng nhập ngũ với anh ấy, khi chiến tranh kết thúc chỉ còn lại đúng 5 người. Тrоng suốt 10 năm ấy, chiến tranh đã giết chết 295 người đồng ngũ của anh. Anh ấy là 1 trong số 5 người còn sống sót.- Thế nhưng tại sao đạo diễn không gọi chú ấy là đạo diễn mà lại gọi là nhà thơ?- Hee-eun hỏi câu hỏi mà Jae-woo đang tò mò.Bởi vì anh ấy muốn mình là nhà thơ. Phim tài liệu của anh ấy tái hiện nhất quán lại những bi kịch và vết thương chiến tranh. Nghe bảo trong tiểu thuyết cũng thế. Trong hãng phim Giải Phóng, anh là đạo diễn số một đồng thời là tiểu thuyết gia nổi tiếng nhưng anh ấy lại thích sáng tác thơ và thích được gọi là nhà thơ. Tôi cũng không biết rõ lắm nhưng theo lời các nhà báo mà tôi quen thì thơ của anh ấy tạo nên một biển tinh thần tràn đầy những đau thương của chiến tranh. Chắc cậu không biết sự tình chứa đựng trong bút danh Văn Lê đó đâu nhỉ?Trong số những người bạn mà Lê Chí Thụy gặp ở chiến trường có một người đã mơ ước trở thành nhà thơ. Ngay hồi còn ở trong chiến trường, mỗi khi có chút thời gian nào là người ấy lại đọc thơ, làm thơ. Thế nhưng giống như bao đồng ngũ khác người ấy đã bỏ lại tuổi 19 của mình ở chiến trường. Muốn trở thành nhà thơ nhưng phải chết khi ước nguyện còn chưa đạt, người đó có tên là Văn Lê. Cho đến tận khi chiến tranh kết thúc – năm 1975, Lê Chí Thụy đã chiến đấu ở chiến trường và tham giа vào trận đánh sau cùng tiến vào giải phóng Sài Gòn. Một năm sau khi chiến tranh kết thúc anh cởi bỏ quân phục và ra mắt bài thơ đầu tiên của mình với bút danh là "Văn Lê".


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top