Untitled Part 12
- Tại sao anh tới đồn công an?Liên mở cửa phòng tắm ghé nhìn rồi hỏi Kon-suk.- Việc công ty.- Tai nạn? Gái gú? Hay đánh nhau?Vẫn trong tư thế nhắm mắt, Kon-suk gật đầu với câu hỏi cuối cùng.- Đánh nhau vì cái gì thế?- Em thấy ở Phương My rồi còn gì.Liên bĩu môi và bước hẳn vào phòng tắm, thò tay vào bồn, rồi vặn vòi nước nóng.- Em đã giải quyết tôm hùm thế nào rồi?- Nó chết rồi!Bất luận thế nào thì Liên cũng không đụng tay vào con tôm hùm đã chết.- Cọ người cho anh được không?Kon-suk yêu cầu bằng giọng khô khốc và Liên chăm chú nhìn Kon-suk với ánh mắt táo bạo của riêng cô. Sau đó, cô cầm lấy cục xà bông và hỏi lại với giọng vui vẻ.- Anh có biết là em đã thay nước mấy lần rồi không?Kon-suk đặt môi mình lên môi cô khi bàn tay thoa xà bông ấm và trơn của cô định buông khỏi người anh.Cô yên lặng đón nhận bờ môi anh rồi có lúc cô nghịch ngợm đưa hẳn lưỡi mình ngoáy sâu vào miệng anh. Cho đến khi lưỡi anh cuốn lấy lưỡi cô giữ yên thì cô mới thôi đùa. Khi tay anh chạm vào ngực cô cũng là lúc bàn tay ngâm trong nước của cô chạm tới cậu nhỏ của anh. Kon-suk rướn người lên rồi hạthấp xuống một chút, đưa miệng xuống bầu ngực căng tròn vừa vặn của cô. Anh khẽ cắn vào núm vú xinh xinh, trong khi cậu nhỏ của anh bắt đầu nhanh chóng cương cứng lên trong tay cô. Dù tay cô có bóp chặt thế nào thì nó vẫn không ngừng cương lên. Kon-suk đứng lên khỏi bồn tắm mà cô vẫn không buông tay. Rồi cô ngậm cậu nhỏ vào miệng mình, mút vào rồi đẩy ra khi anh đứng dựa lưng vào tường. Miệng cô âm ấm. Sự quyến rũ từ đó lan ra khắp cơ thể anh, Kon-suk muốn cứ đứng như thế này mà ngủ.Cô bé của cô mỡ màng và ấm áp, lại là một thiên đường khác với khuôn miệng.- Đừng cựa nào.Cô trườn cơ thể lên người anh rồi ra lệnh. Kon-suk ngừng chuyển động, lưng như dính cứng trên chiếc giường gỗ trải đệm, cô truyền hơi thở của mình vào trong anh. Hơi thở đó được truyền tải thông qua ngực cô, dính chặt vào ngực anh, anh nghĩ đến cái chết trong hơi thở nóng hổi sâu hơn mạch đập của cô. Cô ngậm cậu nhỏ vào miệng và theo nhịp hô hấp liên tục thít chặt vào rồi lại thả lỏng ra, mệt lử nằm sấp lên người anh rồi lại tiếp tục ra lệnh.- Yên nào, để em.Kon-suk thả lỏng bàn tay đang ôm cứng lấy mông cô. Anh nhắm mắt và thông qua hơi thở có thể cảm nhận được từng động tác của cô. Anh khẽ rên rỉ.- Cứ thế này mà chết có được không nhỉ...Gần đây, thời gian mà Kon-suk có thể cảm nhận được nguyên vẹn là mình còn đang sống chỉ là những giây phút anh vùi mình vào cơ thể của Liên.- Em cho mình chết đây, yên nào. Đây là mệnh lệnh đấy.Liên dí dỏm theo câu đùa của Kon-suk rồi cơ thể bắt đầu chuyển động nhanh dần. Cơ thể cô không ngừng sóng tràn mà vẫn dịu dàng. Anh thâm nhập sâu vào đường ngầm đó rồi ngủ lúc nào không hay.Không biết ngủ được bao lâu thì anh tỉnh giấc bởi tiếng mưa rơi, thấy Liên đang đọc sách bên cạnh. Anh kéo ôm lấy một bên đùi cô khi cô đang ngồi tựa lưng, bắt chéo chân rồi hỏi.- Hay không em?- Hay!Anh nằm gối đầu lên đùi Liên trong khi cô đọc qua ba bốn trang sách.- Anh không thấy sách này hay à?- Ừm!Liên biết để không làm cô phật lòng, anh đặt cuốn sách lên bàn nhưng đã không đọc nó. Điều này dễ biết không phải vì chỉ có mấy trang đầu có dấu gạch chân còn lại thì sách hầu như mới tinh mà còn vì chẳng thấy anh hỏi gì cô về nội dung cuốn sách. Đây là cuốn sách duy nhất mà Kon-suk chịu thua trong số những cuốn mà Liên mua. Những cuốn truyện tranh mà thiếu nhi thích nhất, những cuốn truyện ngôn tình mà giới trẻ ưa đọc nhất, những cuốn truyện viết về Hồ Chí Minh mà Liên nghĩ là dễ tiếp cận nhất... Liên đã chọn sách tuyệt vời trên cả mong đợi của anh.- Sao em nói đọc rồi cơ mà?Kon-suk muốn phá bĩnh không cho Liên đọc.- Em đang thắc mắc tại sao cuốn này lại không hấp dẫn anh.- Cái mà anh muốn đọc là chiến tranh Việt Nam cơ. Việt Nam trong thời kỳkháng chiến.- Thì chính là cuốn này đấy.- Đây chỉ đơn giản là nhật ký thôi mà.Nhật ký chiến tranh là nhật ký cá nhân mà tác giả Phạm Tuấn Ân đã ghi lại quãng thời gian 3 năm, từ ngày tham gia chiến tranh đến tận khi chết. Liên với vẻ mặt của một cô giáo đang đứng trước cậu học sinh không hiểu về khái niệm quan trọng, kể về Nhật ký chiến tranh.- Đúng rồi, đây là nhật ký. Nhưng cho đến giờ thì không một cuốn tiểu thuyết nào lại có thể khiến người đọc buồn đến thế hơn cuốn nhật ký này.Tác giả Phạm Tuấn Ân của Nhật ký chiến tranh tuy là nhà văn nhưng không yêu cầu một đặc quyền nào, là một chiến sĩ chấp hành nhiệm vụ chiến đấu như bất kỳ một chiến sĩ chiến đấu nào thì anh đã nghe Liên nói khi nhận cuốn sách này từ cô. Sự thật về những gì đã xảy ra trong những ngày được tác giả tiết kiệm thời gian ngủ ghi lại trong lúc các đồng chí của mình đi ngủ ấy đã không làm cho Kon-suk rung động. Để đọc một cuốn nhật ký đơn thuần mới qua được có mấy trang thôi mà anh đã phải đánh vật với cuốn từ điển, vàchính kiểu viết dạng nhật ký mới là nguyên do khiến Kon-suk khó tiếp nhận một cách có thiện chí. Liên không giấu được vẻ thất vọng đối với Kon-suk, vì anh vẫn không phản ứng thích thú gì mặc dù cô đã giải thích dài thế rồi.- Cứ làm ra vẻ hiểu Việt Nam nhưng anh vẫn chưa biết về người Việt Nam đâu. Đọc nhật ký của Phạm Tuấn Ân mà không khóc thì không phải là người Việt Nam.Liên không hiểu được là Kon-suk mang sẵn ác cảm với thể loại nhật ký.- Thế ngay cả những người đứng trong hàng ngũ của Mỹ rồi gây ra chiến tranh cũng thế à?Kon-suk hỏi vặn tiếp lời Liên.- Đúng thế.- Họ đọc nhật ký xong cũng khóc à?- Dĩ nhiên!Kon-suk bật cười.- Hóa ra anh chẳng tin lời em. Anh Kon-suk, anh có biết cuốn nhật ký này làm thế nào để mọi người biết đến không? Cuốn sách này ra đời sau khi Phạm Tuấn Ân mất đã được 25 năm đấy. Thế anh có biết người bảo quản cuốn sách này trong suốt 25 năm ấy là ai không?Liên đang bừng bừng khí thế như sắp tức giận nếu như anh không hỏi.- Ai thế?- Một người lính trong quân đội Sài Gòn, theo như anh nói là người gây ra chiến tranh đứng ở hàng ngũ phía bên kia đó.Trang nhật ký cuối cùng của Phạm Tuấn Ân được viết 5 tiếng trước khi anh hy sinh, 5 tiếng đồng hồ sau, đại đội của anh bị quân đội Sài Gòn, tức quân miền Nam Việt Nam bao vây và tiêu diệt hoàn toàn. Cuốn nhật ký dính máu trong vòng vây đó đã nằm trong tay một quân nhân của quân đội miền Nam Việt Nam. Việc người quân nhân đưa cuốn nhật ký này ra công luận chính là đưa ra sự thật rằng mình là một thành viên của "quân phản động" đã tiêu diệt"quân giải phóng".- Người đầu tiên đọc cuốn nhật ký đó rồi khóc chính là một quân nhân của quân đội Sài Gòn. Sau khi đọc xong cuốn nhật ký của Phạm Tuấn Ân do chính mình giết, ông ta đã phải cần đến rất nhiều dũng khí để trao trả lại cho người yêu và gia đình mà tác giả yêu thương, nhớ nhung cho tới tận lời cuối cùng trong nhật ký. Ông ta đã cần khoảng thời gian dài những 25 năm.- Anh chẳng tin nhật ký. Con người thường viết lời nói dối cuối cùng vào nhật ký mà.- Anh nói gì thế?Kon-suk hỏi lại Liên khi cô gấp sách hỏi anh.- Tắt đèn đi được không em?Liên với tay tắt đèn. Căn phòng chìm vào trong bóng tối, chỉ thấy khung cửa sổ. Trời đã bắt đầu hửng sáng.- Em không ngủ được à?- Ngủ rồi, em định dậy để về nhưng trời chưa tạnh.- Mùa mưa bắt đầu rồi nhỉ?- Ừm. Anh chắc sẽ ngủ nguyên ngày?Vào ngày nghỉ của mùa mưa, Kon-suk thường ở nhà ngủ cả ngày hoặc đọc sách. Phải đến tận tối thì mới vác cái bụng lép kẹp đến nhà hàng Phương My. Nếu tạnh mưa thì anh đi bộ còn mưa thì kêu taxi đi. Nếu có ai hỏi cả ngày ởnhà làm gì thì bao giờ anh cũng trả lời y hệt một câu: "Ngủ vào ngày mưa là đặc tính của tôi". Nhưng hôm nay thì khác. Anh phải giải quyết vụ đêm hôm qua cùng với Giám đốc đại diện.- Em có biết Võ Văn Lợi không?Anh hỏi một cách không mong đợi gì, thế nhưng Liên lại phản ứng ngay tức thì.- Chú Lợi bất tử ấy à?- Lợi bất tử?- Anh đang nói đến chú Lợi làm ở Nhà máy đóng tàu Choson chỗ các anh, phải không?- Ông ta sao lại bất tử?- Các anh xô xát với chú ấy à?- Anh có khi nào đánh nhau với ai đâu.- Đúng rồi. Mà là chú ấy đánh nhau với các bạn của anh chứ gì. Những người Hàn Quốc thượng đẳng!Theo Liên thì Võ Văn Lợi từng là chiến sĩ có tên trong lịch sử kháng chiến của tỉnh Quảng Tín. Câu chuyện ông ta vào núi khi mới 15 tuổi đã trở thành một truyền thuyết. Kon-suk chợt nhớ lại lời của Trưởng ban ngoại vụ Ủy ban nhân dân nói đêm qua. "Bạn của cậu đã chọn nhầm đối tượng rồi".- Ông ấy cũng là anh hùng à?- Không, có lẽ là dũng sĩ thì phải.Dũng sĩ là danh hiệu nhà nước trao tặng cho những ai lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, công tác, chỉ sau danh hiệu anh hùng. Tỉnh Quảng Tín có lực lượng kháng chiến hùng hậu nên dũng sĩ nhiều đến độ đi đâu cũng gặp. Ngay cả việc gặp anh hùng ở cái vùng này cũng không phải là việc khó khăn gì. Chỉ để bảo vệ một dũng sĩ thì không phải là việc Đảng đứng ra giải quyết.- Thế em có biết Phạm Văn Quốc không?Phạm Văn Quốc là tên của người mặc thường phục anh đã gặp ở đồn công an. Liên lắc đầu hỏi lại.- Người đó làm gì thế?- Hình như là người bên Đảng.- Nếu là người bên Đảng thì nhận ra ngay. Em chợp mắt một chút đây.Miệng thì nói vậy chứ Liên hình như đã tỉnh hẳn từ lúc Kon-suk còn đang ngủ.Cuối cùng vẫn không tìm ra được lai lịch của người mặc thường phục. Sau tình huống cần thiết, ông ta đã không dùng tiếng Hàn nữa. Theo cung cách nói chuyện của ông ta thì Kon-suk đoán ông ta hẳn phải là dân trí thức và đã học tiếng Hàn Quốc rất bài bản. Không biết ông ta học tiếng Hàn khi nào và bao giờ, nhưng rõ ràng là ông ta đã học từ người Bắc Triều Tiên chứ không phải người Hàn Quốc.Liên tỉnh dậy khi trời đã sáng bạch. Tiếng xe máy lẫn tiếng mưa từ bên ngoài vọng vào làm cô thức giấc.- Chắc em phải đi đây.- Mưa vẫn chưa tạnh mà.- Có lẽ mưa sẽ không tạnh ngay đâu.Kon-suk chỉ khoác áo choàng mặc bên ngoài đồ lót lên người rồi theo Liên xuống phòng khách. Vừa quay người nhìn Kon-suk vừa định mặc áo mưa thì Liên ngừng lại hỏi anh.- Sao anh nhìn em bằng ánh mắt tội nghiệp vậy? Cứ như người không gặp lại nữa ấy.Liên cởi 1 tay áo mưa đang mặc dở ra rồi vắt lên xe Honda, tiến đến, ôm lấy Kon-suk. Kon-suk đứng yên vuốt nhẹ lưng Liên khi cô vòng tay ôm cổ anh. Người con gái này là 1 phần của mình chăng? Nếu không có Liên thì Kon-suk hoàn toàn chỉ còn một mình. Anh nhìn lên bàn thờ qua vai cô. Khi có người giúp việc thì mỗi sáng, anh đều ngửi thấy mùi nhang. Chính vì điều đó mà anh với người giúp việc đã xích mích nhau. Anh đã yêu cầu đừng thắp nhang vì khi ngửi thấy mùi nhang, anh cứ cảm thấy như thoảng hơi của nhà có tang nhưng người giúp việc vẫn cứ làm trái ý.- Em thắp hộ anh nén nhang được không?- Sao thế? Người Hàn Quốc không thắp nhang mà.- Vào ngày giỗ thì thắp.- Ngày giỗ của ai vậy?- Anh trai anh.- Một buổi sáng buồn!Liên ôm ghì lấy cổ Kon Suk rồi vuốt nhẹ lên má anh.Chiếc Honda của Liên rồ máy lao ra ngõ nhỏ. Kon-suk đứng tựa vào hiên nhìn chăm chú mà vô định rất lâu ra con hẻm vắng teo. Buổi sáng sớm của một ngày nghỉ. Hơi ấm của Liên vương trên má anh nhanh chóng nguội đi. Phòng khách đặc quánh mùi nhang mà cô đã thắp trước khi đi.5Vụ việc cuối cùng đã được kết thúc thông qua đàm phán giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Giám đốc đại điện. Nói là đàm phán chứ thực chất thì phía Nhà máy đóng tàu Choson đã tiếp nhận những yêu cầu mang tính đơn phương từ phía Ủy ban nhân dân.Theo bản tường trình của công an, họ phê bình những người có trách nhiệm phía Nhà máy đóng tàu Choson trong vụ việc xảy ra. Họ đặc biệt nhấn mạnh biện pháp đẩy mạnh giám sát và giáo dục để không tái phạm những vụviệc tương tự.Theo đề nghị của phía Ủy ban nhân dân thì tất cả những nhân viên bị bắt đều được thả nhưng phó giám đốc Kim phải bị Choson xử phạt "khiển trách". Kon-suk là người đã hạ mức "cảnh cáo" theo đề xuất của Giám đốc đại diện xuống mức "khiển trách". Việc Giám đốc đại diện đề nghị mức cảnh cáo là xuất phát từ suy nghĩ rằng hứa phê bình rốt cuộc lại không thể khiển trách được. Khiển trách thuộc chức năng của cấp trên nhưng cảnh cáo thuộc vào khung hình phạt của bên quản lý nhân sự. Khiển trách thì chỉ là nội dung tham khảo, trong khi cảnh cáo là hình phạt mang đến sự bất lợi rõ ràng về mặt nhân sự. Việc Kon-suk đề xuất với Giám đốc đại diện hình thức khiển trách thay vì cảnh cáo không phải vì là có sự quý mến đối với phó giám đốc Kim.Nếu nhìn bộ dạng thường ngày của phó giám đốc Kim thì đúng ra là phải cho hưởng mức cảnh cáo. Việc khiến Kon-suk không im lặng được là vì theo kết quả điều tra ở Ủy ban nhân dân thì anh cũng có một phần trách nhiệm. Khung hình phạt của Việt Nam khác với Hàn Quốc ở chỗ mức nhẹ nhất là khiển trách. Vượt qua mức khiển trách là tới mức cảnh cáo. Ở Hàn Quốc thì qua mức cảnh cáo mới đến khiển trách. Kon-suk không thể không nói cho Giám đốc đại điện về mức cảnh cáo mà Ủy ban nhân dân tiếp nhận là như thế nào. Giám đại diện đang không hài lòng với cách giải quyết của Ủy ban nhân dân nên đồng ý ngay ý kiến giải quyết theo hướng khiển trách của Konsuk rồi mỉm cười.Soạn thảo phương án đặc biệt nhấn mạnh đến giám sát và giáo dục chỉmang ý nghĩa thủ tục về việc giải quyết mức phạt đến đâu cho phó giám đốc Kim rồi thông báo cho Ủy ban nhân dân xong thì vụ việc mới kết thúc hoàn toàn. Kon-suk trực tiếp mang công văn đến cho Trưởng ban ngoại vụ và rút tay ra khỏi vụ việc. Thật ra, anh có thể gửi nhân viên mang đi, nhưng anh lại muốn bày tỏ thái độ đối với Trưởng ban ngoại vụ, vì ông ta đã cho anh nockout trong quá trình xử lý vụ việc.Nhưng Kon-suk đã nhầm khi cho rằng mọi việc đã xong.Vấn đề là ở Võ Văn Lợi. Những người quản lý không ai chấp nhận việc ông ta không nhận bất cứ một sự trừng phạt nào mà vẫn làm việc ở công ty. Những người quản lý đã lên tiếng phản đối quyết liệt không chỉ với ông mà ngay cả với những người công nhân bản địa đã dùng nắm đấm với những người quản lý, và họ cho rằng nếu như không giải quyết chuyện này rõ ràng thì sau này sẽ khó mà chỉ đạo công việc được. Theo tính chất đặc thù trong công việc của Nhà máy đóng tàu Choson thì ý kiến của họ cũng không phải là vô lý.Công việc đóng tàu không thể tiêu chuẩn hóa các công đoạn như sản xuất ô tô với số lượng lớn. Vì khi đóng tàu thì độ lớn và công dụng của mỗi tàu khác nhau nên công đoạn mà mỗi người đảm nhiệm đương nhiên khác. Người quản lý sẽ phân công công việc theo tổ và các cá nhân, nên vai trò và năng lực của người quản lý theo từng phần việc là yếu tố mang tính tuyệt đối ởnhà máy đóng tàu này, nếu như mệnh lệnh không được chấp hành thì đương nhiên hiệu suất công việc và vấn đề an toàn cũng không được đảm bảo. Ở chỗ nối đầu tàu với cần trục phải kéo theo khối thép hàng trăm tấn, nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra thảm họa lớn. Để hệ thống mệnh lệnh không bịlung lay, việc trao quyền cho những người quản lý ở công trường là truyền thống từ lâu của nhà máy đóng tàu rồi. Trước khi có tổ chức công đoàn thì những người sử dụng lao động có toàn quyền quyết định. Từ khi quyền lực bắt đầu bị hạn chế thì những người quản lý được trao những thế mạnh khác, đó là đặc quyền về giờ làm thêm, tăng ca và đánh giá thang điểm cho công việc của cấp dưới. Nếu nhận bảng đánh giá công điểm không ra gì thì sẽ bất lợi cho việc tăng lương cũng như thăng chức là đương nhiên, và mức xử phạt cao nhất là đuổi việc. Quyền cắt đặt người làm thêm và tăng ca có sức mạnh khác nữa là những con số được bổ sung ngay vào tài khoản lương. Thế nhưng quyền hạn như vậy được giao cho những người quản lý chỉ là việc diễn ra ở Hàn Quốc chứ không phải ở đây.Ở một nơi mà công ty phải tuyển dụng những người do Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu, phải được sự đồng ý của tổ chức công đoàn, mà tổ chức đó chẳng khác gì cơ quan dưới quyền của Đảng rồi mới được sa thải công nhân, thì điểm số do các nhà quản lý đánh giá cũng chỉ như là con hổ vẽ mà thôi. Ngay cả quyền quyết định tăng ca hay làm thêm cũng chỉ trở thành củ cà rốt5ở đất nước mà những người công nhân tranh nhau muốn làm chứ ở đây thì không.- Cứ mặc kệ những kẻ dám sử dụng cả nắm đấm với người quản lý thì chúng tôi không hiểu được là lấy đâu ra uy để điều khiển công việc nữa.Đương sự là phó giám đốc Kim lui một bước rồi nhưng những quản lý còn lại đã phản đối quyết liệt ngoài cả dự tính. Họ nói sẽ không nhận Võ Văn Lợi và 37 nhân viên bản địa đã cùng tham gia vào bữa tối đó với phó giám đốc Kim vào làm việc nữa, và mặc kệ họ ở xưởng đóng tàu. Những nhân viên bản địa đó đi làm như thường lệ nhưng cho tới tận khi tan ca thì việc mà họ chỉcần làm là ăn trưa.Tình hình cứ tiếp tục như vậy trong 3 ngày liền. Không khí căng thẳng bao trùm khắp văn phòng công ty. Nếu giải quyết cho những người phụ trách thì buộc phải cứng rắn với những công nhân bản địa. Nếu phá vỡ thoả thuận với Ủy ban nhân dân và làm cứng lên với công nhân bản địa thì vấn đề sẽ trở nên rắc rối hơn. Giám đốc đại diện hiểu rằng không thể hy vọng công trường lại có thể trở lại hoạt động bình thường với những người quản lý bị tổn thương thểdiện. Không còn cách nào khác là phải chờ đợi vào việc bình thường hoá dần dần hiện trạng này bằng cách lập lại "quân luật" cho công nhân bản địa trong thời gian nhanh nhất và trong quá trình đó, dù ít dù nhiều cũng phải khôi phục lại uy tín đã bị mất của những người quản lý. Thực tế, chỉ cần 1 đội sản xuất của xưởng đóng tàu không hoạt động đúng quy trình thì ngay lập tức sẽnảy sinh vấn đề.Nhưng tình hình không được ổn thoả theo như mong đợi của phía công ty. Thái độ của công nhân bản địa tưởng là chỉ sau 1 tuần sẽ cảm thấy bất an và sẽ tự nhún mình mà nay vẫn bình chân như vại. Hơn thế nữa, nhóm nhân viên chính thức thậm chí trong 10 ngày nay còn không thèm tới công ty.Buổi hội ý để tìm ra phương án diễn ra suốt hơn 2 tiếng đổng hồ theo chủý của Giám đốc đại diện. Cuối cùng thì họ cũng đã tìm ra phương án là gửi điện báo. Sáng kiến gửi điện báo đến tận nhà 37 nhân viên là của phó giám đốc Oh.- Những người ở đây sống và nghĩ giống hệt như 20 năm trước của chúng ta. Chúng ta hãy làm theo cách mà 20 năm trước đã làm.- Liệu phía bên kia có bắt lỗi không?- "Chồng/con của quý vị thuộc phần tử chống đối". Không phải thế, ở đây không làm thế được, mà phải viết là "Do chồng/con của quý vị không thích ứng được với sinh hoạt tập thể, xin mời quý vị đến thăm công ty chúng tôi vào một ngày gần đây". Đó, nói như vậy thì chẳng có vấn đề gì cả.- Trưởng phòng Choi, cậu thấy sao?- ...Giám đốc đại diện hỏi lại Kon-suk khi thấy anh ngập ngừng.- Không có vấn đề gì chứ?- Nhất định phải làm đến như thế sao ạ?...Phó giám đốc chụp ngay lấy mấy từ cuối hơi run run của Kon-suk.- Mà trưởng phòng Choi không biết được hiệu quả của việc này đâu. Nếu là điện báo có đánh dấu đỏ thì sẽ rất tốt. Bọn chúng tưởng đây là nơi ai cũng xin vào được chắc. Bác sĩ lương tháng 70 USD mà ở đây chúng ta trả bao nhiêu chứ? Con trai làm 1 tháng lương 120 USD, chẳng rất oách là gì. Một trang thông báo thôi thì các thành viên trong gia đình sẽ không để yên đâu.Cuối cùng thì trách nhiệm làm và gửi thông báo đó rơi vào Kon-suk. Việc học tiếng Việt đúng là tội lỗi. Nhưng anh tuyệt đối không làm được việc này. Sau khi cuộc họp kết thúc, anh ngồi trước máy tính chỉ để chơi bóng. Trong máy tính của anh cài duy nhất chương trình chơi bóng. Anh thích sự đơn giản đó, chỉ việc xếp gọn gàng những khối bóng đó đầy màn hình là được.- Cậu vẫn chưa làm xong à?Phó giám đốc Oh tiến đến gần bàn làm việc của anh hỏi, Kon-suk liền nháy chuột vào trang vẫn để trống mở sẵn.- Sao vẫn trắng tinh thế này?Trên màn hình mà phó giám đốc Oh ngó vào đương nhiên là chỉ có 1 văn bản trắng chưa có chữ nào cả. "Em không thể làm được!" - Kon-suk lúng búng trong miệng câu đó rồi thở dài tránh cái nhìn của phó giám đốc Oh.- Sao không làm được?Phó giám đốc Oh yên lặng nhìn Kon-suk rất lâu rồi chép miệng.- Cậu, cậu không thể làm bẩn tay mình chứ gì?Khi bản thông báo từ nhà máy của anh trai đến là lúc Kon-suk đang học đại học năm thứ hai. Tuy là kỳ nghỉ nhưng Kon-suk lấy cớ bận học, đang ở lìtại Seoul thì nhận được điện thoại của mẹ gọi đến nhà trọ bảo về nhà. Về quê, việc đầu tiên là mẹ cho anh xem bức điện báo. Anh trai anh đã tham gia vào vụđình công. Mẹ run người vì cảm giác bị phản bội.- Vào công ty đó khó thế nào mà giờ nó còn đòi biểu tình? Thằng đó giống như người khác được sao? Nó định gây nên rắc rối gì đây không biết?Việc làm mẹ lo nhất là lo anh ấy bị làm sao, nhưng điều mà Kon-suk lo lắng trước tiên lại là học phí của kỳ sau. Kon-suk thừa biết rằng toàn bộ học phí mà mẹ gửi cho mình đều lấy từ lương của anh ấy. Anh ấy nhờ chính sách ưu đãi là con em của người có công với đất nước nên được miễn phí toàn bộquá trình học ở trường cấp 3 dạy nghề ở Gumi, rồi lại giành được huy chương ở kỳ thi Olympic kỹ thuật nghề nên tốt nghiệp xong cũng là lúc đồng thời xin được việc trong Nhà máy công nghiệp nặng D. Ngày Nhà máy công nghiệp D phát lương thì cả xóm đều biết. Đến ngày được nhận lương, anh ấy thường đi tàu đêm về rồi đưa nguyên cả phong bì cho mẹ, sau đó mới lấy một ít để tiêu vặt rồi sáng hôm sau lại đi xe buýt từ tờ mờ sáng trở lại nhà máy. Nhà của Kon-suk cứ chó sủa và sáng đèn đến khuya là ngày phát lương của Nhà máy công nghiệp nặng D. Nhà Kon-suk nhờ có anh trai mà trở thành niềm mơ ước của nhiều nhà. Mọi người trong làng đều gọi anh ấy là người đem phúc lộc đến. Những người lớn tuổi khi dạy bảo con cái, đều mang anh ấy ra làm gương."Cố mà bằng lấy một nửa của thằng Sứt môi."Thế nhưng mọi người vẫn gọi anh của Kon-suk là thằng Sứt môi, mặc dù anh hoàn toàn không còn sứt môi nữa. Chỉ khi có mặt mẹ thì người ta mới tránh không dùng từ "sứt môi" thôi. Anh đã phẫu thuật môi trên tới 3 lần và nếu không nhìn thật kỹ thì khó mà tìm ra dấu vết. Trong làng chẳng có ai hiểu được mẹ anh, khi bà ốm nằm đó còn tiếc tiền không dám mua thuốc uống, thếnhưng đã không chỉ 1 lần mà tới 3 lần cho anh trai anh đi làm phẫu thuật. Mẹanh vì số tiền đó mà từ mùa xuân đến mùa thu chỉ sống úp mặt xuống những thửa ruộng của người khác để làm thuê. Kon-suk cũng không thể hiểu nổi mẹ. Kon-suk không bao giờ thấy mẹ nói năng dịu dàng với anh trai mình. "Mày là kẻ thù của tao chứ con cái cái nỗi gì." Lời mẹ trút vào anh ấy cứ như là những lời chửi rủa. Mẹ như vậy đấy rồi đến kỳ nghỉ đông, đã dắt anh trai anh đến bệnh viện lớn để mặc Kon-suk ăn cơm nguội một mình. Kon-suk đã thường tựhỏi không biết mình hay là anh ấy không phải con của mẹ đây.Rồi mỗi lần nhận phong bì lương từ tay anh trao, mẹ luôn nói đi nói lạimột câu.- Mày vất vả quá con ạ!Và mẹ dọn cơm ra.- Thôi ăn đi!Mâm cơm được dọn đi thì anh ấy chẳng nói gì, chỉ lục lọi sách vở của Konsuk. Mẹ đang ngồi xem ti-vi, bất chợt chìa cho anh ấy xem những thứ như bảng điểm hoặc bài kiểm tra của Kon-suk mà mẹ cất ở đầu giường.- Thế này là học giỏi à?Mẹ hỏi mà không nhìn thẳng vào anh của Kon-suk nên anh ấy không nghe được ngay. Mãi sau anh ấy nhìn mẹ theo ánh mắt của Kon-suk đang căng ra nhìn bà. Sau đó, mẹ nhắc lại câu hỏi ấy to hơn. Một bên thính giác của anh trai Kon-Sok bị hỏng là ở tai trái, nhưng dần dần khả năng nghe bên tai phải của anh ấy cũng yếu đi. Nhìn chăm chú vào miệng của mẹ rồi câu trả lời của anh ấy lúc nào cũng giống nhau.- Giỏi đấy mẹ ạ.Mẹ lại tiếp tục chêm vào câu chuyện mà anh trai Kon-suk nghe không rõ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top