Chương 3+4

CHƯƠNG 3:

Tiểu Phúc bị dọa đến nỗi mặt mày trắng bệch. Nàng ta nghe kể hai cô thị nữ trước do không hầu hạ tốt nên mới bị xử lý đó! Mình mới tới chưa được mấy ngày, chẳng lẽ mới đây thôi đã phải nối gót người xưa rồi ư?!

"Không sao." Thôi Ngưng vừa thấy có người còn sợ hãi hơn cả mình thì liền bình tĩnh lại, "Tại ta thấy bộ dạng y như xác chết trôi của ta nên ta sợ xíu ấy mà."

Tiểu Phúc thở phảo một hơi, "Nương tử vừa mới hết bệnh nên nhìn hơi tệ chút xíu. Dưỡng thân mấy ngày là sẽ đẹp hơi ngày xưa thôi mà!"

Thôi Ngưng ở trên núi không có bé gái cùng tuổi nào để chơi cùng cả, thấy khuôn mặt tròn vo Tiểu Phúc có hai gò má phúng phính như hai quả trứng gà thì chịu không nổi bèn đưa tay lên nhéo nhéo. Cảm thấy vui vẻ hơn, em thuận miệng bảo, "Tên này của ngươi nghe như con trai vậy á. Nếu không thì đổi thành Thanh Phúc清福 đi ha?"

"Khinh phù?"(轻浮 ý là bạ đâu nói đó, nói năng tùy tiện) Sắc mặt Tiểu Phúc không được tốt cho lắm nhưng đây là tên mà chủ đích thân ban cho, thẳng thừng bác bỏ thì cũng không tốt, nhưng nàng cũng chẳng cam lòng mỗi một mình mình chịu xui xẻo đâu, "Tiểu Hạnh cũng phải đổi tên ạ?"

"Thanh Hạnh清杏? Thanh Hạnh青杏?" Thôi Ngưng cứ suy nghĩ lẩm bẩm hồi lâu, "Vậy cứ chọn cái tên hài âm "Thanh Tâm" này đi." (Note: phải giải thích tên)

Hừm, cũng có cốt cách đạo môn của chúng ta đấy chứ! Thôi Ngưng vừa ý nghĩ vậy.

Tiểu Phúc vốn nghĩ, nếu Tiểu Hạnh mà cũng có một cái tên ly kỳ cổ quái giống mình thì chí ít mình cũng có đồng bọn. Đợi một hồi lại thấy Thôi Ngưng bên nặng bên nhẹ, cuối cùng không nhịn nổi mà lên tiếng, "Nương tử! Tên của nô tỳ mà đọc trại đi là không hay đâu. Nữ tử mà tên Khinh Phù gì gì đó lỡ khiến người ta hiểu lầm thì sao? Nô tỳ thì cũng chả căng thẳng gì, chỉ sợ làm liên lụy thanh danh của nương tử thôi ạ."

"Ngươi nói có vẻ cũng có lí đấy! Thế gọi ngươi là Thanh Tịnh nhé?" Thôi Ngưng sờ cằm suy nghĩ, "Không được! Đồng âm với tên của tỷ tỷ rồi. Vậy thì gọi là Thanh Lộc đi."

Tiểu Phúc còn đang bận nghĩ xem có hài âm với từ nào nghĩa xấu không.

Thôi Ngưng thấy nàng không đáp, bèn bảo, "Phúc lộc thọ, ngươi không chịu Thanh Phúc thì lấy tên Thanh Lộc. Vậy không lẽ ngươi muốn tên Thanh Thọ?"

"Thanh Lộc tốt rồi, Thanh Lộc tốt rồi. Nương tử đặt tên nghe hay quá à!" Tiểu Phúc lập tức khen không dứt miệng.

Từ nay về sau Tiểu Phúc đã có cái tên mới là Thanh Lộc rồi. Thôi Ngưng nhìn khuôn mặt tròn tròn vui mừng của nàng, trong lòng cũng thấy hơi vui vui. Từ nay về sau em cũng lợi hại như sư phụ, cũng có thể chọn một cái tên để đặt cho người ta rồi nè! Chẳng qua là em muốn khiêm tốn một chút, dù sao thì tên mình chọn cũng còn kém xa so với sư phụ. Tỷ như nhị sư huynh tên là "Đạo Minh道明" mang ý nghĩa sâu xa như vậy đâu phải là thứ em có thể theo kịp. (Note: nói rõ/đạo sáng ngời)

Em cứ nghĩ tung ta tung tung như thế một hồi, sự lo lắng bất an khi mới rời khỏi phật đường đã thoáng tiêu tan bớt một ít. Tắm xong, cơ thể mệt mỏi rã rời, rất nhanh em đã chìm vào giấc mộng.

Giấc mơ đêm nay hỗn loạn vô cùng. Lửa và máu đã bao trùm hết cả ngọn núi, mặt của các sư huynh đều nhuốm máu, cuối cùng tất cả lại biến thành Thôi phu nhân đang khóc và cả mùi hương thơm ngát trên người bà nữa.

Thôi Ngưng thấy an tâm vô cùng.

Từ sau khi được thả ra khỏi phật đường, Thôi Ngưng cứ mãi nghệch ra trong phủ để tịnh dưỡng. Em có hơi nóng ruột muốn đi tìm Thần Đao, nhưng thôi Phu nhân lại hết mực cưng chiều, Thôi Tịnh và thôi Huống cũng đối đãi với em rất tốt, Thôi Ngưng không cha không mẹ, lần đầu tiên cảm nhận được tình cảm gia đình, rất nhanh chóng đã có mấy phần chân tâm nên không nỡ bỏ trốn khỏi nơi đây.

Em quyết định sẽ tìm hiểu cặn kẽ nơi "phương ngoại" này rồi mới đi. Sư phụ thường bảo phải mưu rồi mới động mà.

Chắc là người ngốc cũng có cái phước của người ngốc. Thực ra em cũng chỉ vì chút lòng riêng mà viện ra một cái cớ cho mình mà thôi, thế mà lại chó ngáp phải ruồi. Nếu thật sự lén trốn đi thì một cô bé tám tuổi như em sẽ có kết cục tốt lành gì cho cam đây? Còn nơi nào mà tốt hơn Thôi thị nhà cao cửa rộng này nữa.

"Tỷ, nhà mình có sách không?" Thôi Ngưng nghĩ nát óc mới ra được cách này. Thế gian rộng lớn đến thế, phải đến nơi đâu để tìm Thần Đao? Em suy xét mãi thì kết luận rằng Thần Đao đâu phải là vật tầm thường, vậy thì trong sách hẳn là có chép lại.

Trong ấn tượng của Thôi Ngưng, những thứ thần bí, lợi hại thì đều sẽ được cái gì mà "bí tịch", "mật phổ" ghi chép lại hết. Cho dù không tìm thấy mật phổ thì tìm ít sử liệu tầm thường xem thử, nói không chừng cũng có thể có thu hoạch gì đó. Dẫu sao cũng còn tốt hơn là làm người mù đi trên mây.

"Có chứ. Trong tộc học của chúng ta có một lầu sách rộng lắm. Đợi chừng nào muội khỏe lại, đi học lại được rồi thì đến xem cũng không muộn." Thôi tịnh xoa xoa đầu em gái thì phát hiện cảm giác mềm mại như nhung quả thực cũng không tệ nên nhịn không nổi mà xoa thêm mấy cái nữa, "Không ngờ là muội đã đổi tính đổi nết rồi đấy! Thế mà lại chăm học hơn xưa rồi. Lẽ nào định trở thành một nữ đại nhân à?"

Thôi Ngưng nhẩm niệm trong lòng một câu "Vô lượng thọ phật无量寿佛". Hồi còn ở trên núi, ngày nào em cũng bị ép đọc mấy thứ thư tịch khó hiểu kia đến nỗi muốn nôn cả dịch mật ra luôn ấy! Bây giờ em thấy trên lưng mình đang gánh vác sứ mệnh trọng đại như vậy, làm gì còn thời gian mà học hành gì nữa?!

Em rõ ràng nơi đây giống hệt với thế giới mà em biết vậy, đương kim thánh thượng là nữ hoàng.

Nữ hoàng bệ hạ có phần thiên vị cho đạo Phật hơn, chùa miếu và tượng phật được xây dựng khắp muôn nơi. Chỉ thương thay Đạo môn càng lúc càng thoái trào. Chẳng qua, nhờ có duyên cớ này mà nữ tử trên thế gian càng có thể sống tiêu sái hơn, ai có bản lãnh thậm chí còn có thể vào triều làm quan nữa kìa.

Thôi Ngưng chưa từng làm một nữ tử tiêu sái bao giờ. Chỉ biết sư môn trước kia sống quá là thanh bần, người trong thế gian phần lớn cũng không quá nể trọng bọn họ.

Khi hồi thần lại, em phát hiện mấy cô thị nữ đều đang gắng sức nhịn cười.

Thôi Tịnh hơi lúng túng tằng hắng hai tiếng, "Đầu tóc muội rối rồi, để ta chải lại cho."

Hành vi cử chỉ của Thôi Tịnh chính là khuôn mẫu của các quý nữ, do hôm nay cảm giác khi xoa đầu Thôi Ngưng sướng quá nên nàng mới xoa thêm mấy cái. Ai dè Thôi Ngưng đã không phản kháng thì thôi, đã vậy còn y chang như một con ngỗng ngốc nghếch, đưa đầu cho người ta xoa. Nàng nhất thời không để ý liền xoa cái đầu mềm mềm kia thành cái nùi giẻ luôn.

Hai chị em ngồi trong đình, Thanh Tâm chạy về lấy lược, Thôi Tịnh cầm lược tự mình chải đầu cho em gái.

Thường thì tóc nữ tử đen dày, mọc đều, sáng bóng có nghĩa là tóc đẹp, còn tóc Thôi Ngưng không phải là loại tóc đẹp như thế. Mỗi một sợi tóc của em đều mảnh mảnh mềm mềm, sờ lên có cảm giác như bộ lông của một loài thú nhỏ nào đó vậy.

Gió trong sân hiu hiu thổi, có mấy tờ giấy trắng bị gió thổi bay đến bên chân Thôi Ngưng.

Em cúi đầu nhặt lên, chỉ thấy mấy tờ giấy ấy đã bị vo tròn lại, ở giữa còn có một cái lỗ nữa.Thôi Tịnh chải đầu cho em xong liền nghe Thanh Lộc vội nói, "Nương tử, cái đó không chơi được đâu! Mau mau bỏ ra."

Thôi Tịnh vừa ngước mắt đã thấy tiểu tổ tông đang cầm một tờ giấy tiền vàng bạc mà quan sát rất nghiêm túc. Nàng lập tức giơ tay đánh rớt nó xuống, "Sao cái gì muội cũng lụm được hết vậy? Đó là đồ người chết dùng đó!"

"Ở đây có người chết ạ?" Thôi Ngưng hỏi.

"Là chị của bác của tam thúc bất hạnh mà chết yểu." Thôi Tịnh hạ thấp giọng, trên mặt lại chẳng thấy bao nhiêu bi ai. Rõ ràng là nàng chẳng thân mấy với "bà chị chết yểu" kia.

Thôi Ngưng gật đầu, không hỏi nữa.

"Muội tới phật đường bái lạy mấy cái đi. Để ta đi nói với mẫu thân một tiếng." Thôi Tịnh bảo.

Nhớ tới Lâm ma ma, Thôi Ngưng chịu ngay, để cho Thanh Tâm và Thanh Lộc dẫn đường đi tới phật đường.

Thân là đệ tử của Đạo môn, em cũng chẳng hề ghét bỏ gì đạo Phật. Chẳng qua theo Lâm ma ma lau dọn phật đường còn được chứ kêu em đi lạy Phật thì tuyệt đối không.

Trên con đường lát đá tảng rất sạch sẽ, ngẫu nhiên còn bắt gặp được một hai mảnh giấy tiền vàng bạc.

Vừa vào phật đường đã nghe tiếng gõ mõ cộc cộc, Thôi Ngưng không muốn làm gián đoạn nên chỉ ngồi chờ dưới gốc cây ngô đồng ngoài sân. Khoảng sân này dường như đã không còn sự an tĩnh như hồi em còn ở đây nữa. Có mấy thị tỳ thi lễ với em từ đằng xa.

Chừng nửa canh giờ sau mới thấy Lâm ma ma được một bà hầu già đỡ ra.

"Ma ma." Thôi Ngưng vui vẻ chạy tới.

Bà hầu kia kinh ngạc nhìn em một cái rồi chợt hiểu, "Nhị nương tử quên rồi sao? Đây là lão phu nhân. Nô tỳ hầu hạ lão phu nhân, họ Lâm, nhị nương tử gọi là Lâm nương hay Lâm ma ma đều được."

"Hả?" Thôi Ngưng kinh nghi nhìn lão thái thái, "Nhưng ma ma nói mình là ma ma mà..."

"Tùy nó thôi." Lão phu nhân cười bảo.

Thôi Ngưng hình như đã hiểu được chút chút rồi. Em phồng má, trong mắt đầy sự lên án: Rõ ràng là người lừa con trước, sao lại bảo là tùy con?

"Á à! Ngươi xem cái con bé này nó giận ta luôn rồi kìa." Lão phu nhân càng cười vui hơn.

Bà hầu già đã hầu hạ lão phu nhân hai mươi mấy năm, rất hiếm khi thấy bà ấy vui thế này, "Hai mươi mấy năm trời chưa thấy lão phu nhân cười tươi như vậy, có thể thấy rằng cực kì yêu thích nhị nương tử." Bà vừa nói vừa cười nhìn Thôi Ngưng, "Nhị nương tử còn không mau gọi một tiếng tổ mẫu đi?"

Thôi Ngưng không có quan niệm gì về gia đình cả. Bất kể là tổ mẫu hay là ma ma, đối với em mà nói đều chỉ là một danh xưng mà thôi. Trong lòng em cũng thấy khá thân thiết với vị lão thái thái này, trong đầu thì vẫn còn khá mơ hồ, bởi vì chút hảo cảm ấy nên em liền bị người ta dẫn dụ mở miệng gọi vang một tiếng "Tổ mẫu!"

"Ừa." Lão phu nhân vui mừng đáp lại.

Gọi xong Thôi Ngưng vẫn còn mê muội, "Sao người lại gạt con?"

Lúc thốt ra câu hỏi này, em lờ mờ thấy có gì đó kì quái, song lại nghĩ không ra kì quái ở chỗ nào.

"Ta sống một mình ở phật đường suốt mấy chục năm rồi, thấy cháu nội gái thú vị quá nên nhịn không nổi bèn trêu ghẹo một phen ấy mà. Con đừng trách tổ mẫu nhé." Nhớ tới ngày hôm ấy Thôi Ngưng đi một bước quay đầu ba lần, không hiểu sao tâm lặng như nước của bà lại chợt nổi gợn sóng. Kéo lấy bàn tay nhỏ bé của Thôi Ngưng, bà bảo, "Đi, ăn cơm trưa với tổ mẫu nào!"

Thôi Ngưng hớn hở đồng ý. Lúc đỡ lão phu nhân vào phòng, em lại gần tai bà, khẽ nói, "Tổ mẫu kêu họ đi đi. Hai người chúng ta cùng ăn."

Lão phu nhân gật đầu.

Thức ăn được dọn hết lên xong, lão phu nhân liền lệnh cho tất cả mọi người lui xuống.

Cuối cùng cũng không cần phải giả vờ giả vịt nữa, Thôi Ngưng thở phào một hơi. Gắp cho lão phu nhân mấy đũa thức ăn xong, em càn quét hết bàn ăn như mây bay gió cuốn vậy.

"Bình thường ở nhà ăn không đủ no à?" Nhìn cánh tay gầy nhom của em, lão phu nhân cau mày hỏi.

Thôi Ngưng gật như gà mổ thóc, "Ăn một bữa cơm còn mệt ghê gớm hơn làm một buổi pháp sự nữa!"

"Cái gì mà làm pháp sự? Bậy bạ!" Lão phu nhân bị em chọc cười, "Lời nói thế này chỉ được phép nói ở chỗ tổ mẫu thôi nhé."

Da đầu Thôi Ngưng chợt căng ra, vội lanh lẹ đồng ý.

Ăn xong một bữa sướng miệng, Thôi Ngưng thấy cả người như được hồi sinh, toàn thân sung mãn khí lực, bèn chạy chơi vòng vòng trên cánh đồng hoa trong sân.

Mấy ngày đầu sau khi vừa tỉnh lại, Thôi Ngưng cứ ngây ngốc khờ dại suốt cả ngày, sau khi vượt qua được cú sốc thì tính tình vốn có mới dần dần quay trở lại. Nếu như là những đứa trẻ tám tuổi khác trải qua tai nạn kinh hoàng như thế thì sợ rằng không sợ đến chết thì cũng sẽ để lại bóng ma tâm lý, không bao giờ có thể sống vui vẻ được như xưa nữa. Thế nhưng Thôi Ngưng từ trước tới giờ tâm lí rất vững vàng, cuối cùng gắng sức ép rất cả mọi chuyện xuống tận đáy lòng. Dẫu cho đêm đêm bị ác mộng dày vò, song chỉ cần thấy lại được ánh mặt trời thì vẫn sẽ nở nụ cười.

Chơi xong một trận đã đời, Thôi Ngưng rảnh rang chẳng có gì làm nên đã bắt đầu có chút mệt mỏi, buồn ngủ.

Lão phu nhân vốn muốn giữ cháu gái lại ngủ trưa nhưng Thôi phu nhân đã cho Tùy nương đến đón Thôi Ngưng về, bảo là mấy hôm nữa cháu gái bên nhà mẹ đẻ đến chơi nên phải cho hai chị em Thôi Tịnh và Thôi Ngưng học lễ đãi khách.

Nhà mẹ đẻ của Thôi phu nhân là họ Lăng ở Sơn Đông, cũng là cao môn đại tộc, hằng đời đều kết làm thông gia với họ Vương ở Lang Gia.

Họ Lăng và họ Vương trừ các môn đệ của mình ra còn có một việc cũng rất nổi danh nữa, đó là bất luận trai hay gái cũng đều rất xinh đẹp.

Vì đột nhiên mạo muội ra ngoài gặp khách nên Thôi Ngưng bị lôi đến phòng Thôi phu nhân trừ ác bổ lễ nghi tri thức.

Một đống quy củ lễ nghi rơi xuống, đầu Thôi Ngưng muốn phình ra mấy vòng, miệng lầm bầm, "Không phải bảo dưới sự thống trị anh minh của nữ hoàng bệ hạ, nữ nhân cũng có thể tiêu sái sao?"

Thôi phu nhân cầm cuốn sách gõ nhẹ vào đầu em, "Thứ nhất, con chỉ là một bé gái thôi. Thứ hai, bất kể ngoài kia có là thiên hạ của ai đi nữa thì họ Thôi chúng ta cũng vẫn có quy củ riêng của mình."

Người làm quan bên ngoài của Thanh Hà Thôi thị đều là nam. Tộc quy đã nới lỏng hạn chế đối với phụ nữ hơn một chút so với trước đây, song vẫn không thể sánh được với sự tự do của những người phụ nữ ở ngoài. Gia huấn của Thanh Hà Thôi thị so với lịch sử của Đại Đường còn lâu dài hơn nhiều. Bọn họ nhìn việc không chỉ giới hạn lại ở trước tầm mắt của mình. Hoàng đế đương triều tuy là phụ nữ nhưng chẳng qua chỉ là cái lệ mà thôi. Người trong tộc họ Thôi không hề nhận định rằng cái vị trí ấy sẽ vĩnh viễn thuộc về một người đàn bà, cũng sẽ không vì nhất thời biến thiên mà vứt bỏ hết căn cơ mấy trăm năm của mình.

Thanh Hà Thôi thị của thể dung cho con gái nhà mình thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi đó chỉ được giới hạn ở một vài phương diện căn bản không liên quan mà thôi.

--- Hết chương 3 ---

CHƯƠNG 4:

Lăng thị từ tốn giảng giải cho hai chị em một vài lễ nghi đãi khách. Tuy Thôi Tịnh đã rất thuần thục ở phương diện này rồi nhưng vẫn ngồi ngay ngắn, nghiêm túc lắng nghe. Trái lại, người hoàn toàn chẳng biết gì về phương diện này là Thôi Ngưng lại gật gà gật gù, chỉ mất một lúc đã ngủ luôn.

Lăng thị nhìn em, bó tay cười trừ, nhỏ giọng nói với Thôi Tịnh, "Đến lúc đó nhớ nhắc nhở muội muội con nhé."

Thôi Tịnh cũng nhỏ giọng thưa vâng.

"Đỡ nó lên giường ngủ đi." Lăng thị dặn Thanh Tâm, Thanh Lộc.

Hai người đi đến, mới vừa chạm vào cánh tay Thôi Ngưng một cái, chẳng hiểu tại sao em lại đứng phắt dậy, híp mắt đọc bài đã học thuộc ngày xưa: 

"Phượng ơi phượng à, sao đức lại suy?

Sao chờ kịp tương lai? Sao đuổi kịp quá khứ?

Chừng nào thiên hạ có đạo, chừng ấy thánh nhân thành mệnh!

Chừng nào thiên hạ chẳng đạo, chừng ấy thành nhân có mệnh!

Giờ chẳng bị phạt, phúc tựa lông hồng, chớ mà tái phạm!

Có phúc không hưởng, họa nặng hơn đất, biết mà tránh đi!

Thôi đi, thôi đi! Đức đâu mà cảm hóa người.

Nguy thay, nguy thay! Vẽ vòng mà tự chạy..."

[Đây là một đoạn trong Trang Tử Nam Hoa Kinh, chương 4 - bài 8 - Nhân gian thế. Mình có tham khảo một số bản dịch trên mạng và tự edit lại theo ý mình, chắc chắn không thể nào không sai sót được nên mình xin lỗi, các bạn cứ coi như tham khảo thôi nhé. Mình không có nhiều hiểu biết về Đạo Gia nên mạn phép không nói gì thêm. Các bạn có nhu cầu thì tự tìm hiểu thêm nhé!]

Lúc trước, Thôi Ngưng rất hay ngủ trong giờ sư phụ giảng bài. Do đó, cứ mỗi lần hết tiết là ông lại gọi Thôi Ngưng đứng lên đọc thuộc một đoạn "Nam Hoa Kinh". Mỗi lần như thế, nhị sư huynh lại lén chọt chọt cánh tay em, đó là ám hiệu mà hai người đã ngầm thương lượng với nhau.

Lúc mơ mơ màng màng hôm nay, phát giác có người chạm vào tay mình, em chẳng nghĩ ngợi gì mà đứng phắt dậy đọc làu làu những gì mình đã học.

Đọc mãi đọc mãi, Thôi Ngưng dần tỉnh táo trở lại. Khi mở mắt ra, em chẳng thấy đạo bào quen thuộc đâu mà là tất cả nữ tử trong phòng đều đang trợn mắt há mồm nhìn mình, nhất thời em ngây người ra.

Ngoài phòng ve kêu vang vang, trong phòng lặng im thin thít.

Thôi Ngưng thấy mông hơi ngứa, len lén gãi hai cái rồi gượng cười hỏi, "Mới nãy... Mới nãy muội... đọc hay ghê chưa?"

"Muội đọc "Nam Hoa Kinh" từ hồi nào vậy?" Thôi Tịnh dường như ngày nào cũng dính như sam với em gái mình. Em gái mình tính tình thế nào, nàng lại có phần không rõ nữa rồi. Con bé là đứa vừa đụng vào sách một cái là nhức nhức cái đầu mà!

Hôm nay Thôi Ngưng ngủ gật trong lúc Lăng thị đang giảng giải lễ nghi, Thôi Tịnh chỉ nghĩ bụng rằng con bé mới hết bệnh nên gan lớn hơn rồi, chứ đâu hề thấy có gì kì quái, mãi cho đến khi em đọc thuộc được một đoạn "Nam Hoa Kinh" dài như vậy.

"Con coi con đi, cào cào gãi gãi giữa đám đông vậy mà coi được à?" Lăng thị thu hồi vẻ mặt kinh ngạc của mình, bắt đầu trách mắng hành vi cử chỉ của Thôi Ngưng, "Chả giống con gái chút nào hết!"

Cô nương nhà Thanh Hà Thôi thị, đừng nói tám tuổi, chỉ mới sáu tuổi thôi là đã được dạy dỗ đầy đủ, trở thành một cô thục nữ bé con rồi. Người ta giờ này đã biết lễ tiết, biết tiến, biết lùi, nào có "suồng sã tùy tính" như Thôi Ngưng vậy!

"Con thế này, muôn vạn lần không được để biểu ca con thấy." Lăng thị có chút sốt ruột. Bà hận không thể gom hết tất cả những gì mình biết lại rồi trực tiếp rót vào đầu con mình luôn.

"Tại sao không được để biểu ca thấy?" Thôi Ngưng thấy lạ bèn hỏi.

Thôi Tịnh che miệng cười đáp, "Muội muội quên mất rồi. Muội với biểu ca có hôn ước đấy!"

"Hả?" Thôi Ngưng trợn trừng hai mắt.

Hôn ước là cái quái quỷ gì dọ!

Thấy bộ dạng kinh ngạc của con gái, Lăng thị cảm giác cái đầu mình nó nhức nhức như sắp phát điên tới nơi. Chỉ là con mình ngây thơ thú vị như vậy, nàng lại có chút không nỡ bức ép con bé biến thành một cô quý nữ vừa khuôn phải phép nữa.

"Thôi, mấy ngày nay con cứ ở trong phòng ta đi." Lăng thị không muốn ép uổng Thôi Ngưng nữa, song cô bé cũng phải biết một vài lễ tiết cơ bản mới được, ít nhất cũng phải làm sao cho sau này không phạm phải sai lầm lớn nữa.

Thôi Ngưng sợ bị lộ sơ hở trước mặt Lăng thị, đành hỏi, "Vậy còn phụ thân ở đâu?"

"Phụ thân đang ở Trường An làm quan. Đồ ngốc tí hon này!" Thôi Tịnh cười xoa xoa đầu cô bé.

Lăng thị liếc con gái lớn một cái, "Con cũng càng ngày không có phép tắc gì hết."

Nghĩ sớm muộn thế nào thì con gái cũng phải biết nên Lăng thị cho Thôi Tịnh về trước, giữ Thôi Ngưng lại, kể lại thật kĩ càng cho Thôi Ngưng nghe chuyện này.

"Phụ thân và cữu cữu con thân nhau lắm. Hồi ta mới có bầu, cữu cữu con nói nếu cái thai này vẫn là con gái thì ông ấy sẽ thay Sách nhi hỏi về làm dâu trong nhà." Kể tới việc này, Lăng thị lại không khỏi nhớ lại tình cảnh khó xử năm ấy.

Thôi Đạo Úc - cha của Thôi Ngưng, khi còn chưa lấy vợ thì đã thân thiết với anh của Lăng thị là Lăng Vân Hãn. Hồi hỏi cưới Lăng thị, Thôi Đạo Úc đã hứa là cả đời sẽ không nạp thiếp. Lăng thị lấy chồng được một năm thì đã sinh ngay một bé gái, sau đó năm năm liền không có mang nữa. Chẳng dễ gì mới mang bầu được đứa thứ hai, ai cũng ngóng trông một cu cậu ra đời, kết quả lại sinh thêm một bé gái nữa. Lăng đại cữu cảm thấy có lỗi một phần nào đó với bạn thân nên tự ra quyết định sẽ hỏi cưới đứa bé về làm vợ con trai trưởng của mình.

Thôi Đạo Úc là con trai trưởng của phòng nhỏ Thôi thị mà con gái thứ dòng chính của y lại được gả vào họ Lăng làm dâu cả đã là mối nhân duyên muốn cầu còn không được rồi, huống hồ Lăng Vân Hãn còn là nhất phẩm Đại học sĩ của đương triều nữa.

Vì chuyện này mà Lăng thị luôn cảm thấy hổ thẹn với huynh trưởng, thường ngày luôn quản giáo nghiêm ngặt đối với Thôi Ngưng, chỉ mong có thể dạy ra được một cô con gái ưu tú. Sau này Lăng thị cuối cùng cũng sinh được Thôi Huống xong lại thấy Thôi Ngưng như gỗ mục không thể khắc, từng định bụng muốn thoái hôn với huynh trưởng, song đó chỉ là suy nghĩ của riêng mình nàng thôi chứ nào dám nói ra. Dẫu cho họ Thôi có đồng ý đi nữa thì bên họ Lăng cũng không thể làm ra chuyện bội tín khí nghĩa thế này được. Sinh con trai không được bèn dùng vị trí dâu cả đổi lấy Thôi Đạo Úc không được nạp thiếp, sinh được con trai xong lại lập tức bùng kèo? Thôi không bàn đến tình giao hảo, nhưng hôn nhân giữa các thế gia đại tộc có quá nhiều dây mơ rễ má.

Lăng thị suy đi nghĩ lại, vẫn quyết định kể thật đơn giản tóm gọn những quan hệ lợi hại trong đó cho Thôi Ngưng nghe.

Giờ đây Thôi Ngưng cuối cùng cũng đã hiểu thứ tên là "hôn ước" rốt cuộc là cái quái quỷ gì rồi! Chính là gả cho người ta, đẻ em bé cho người ta đó! Em còn nhỏ tuổi, chưa từng "cảm nắng" ai bao giờ, đột nhiên đùng một cái nhảy tới chuyện đẻ em bé luôn nên cái đầu em chưa theo kịp.

"Biểu ca của con lớn hơn con bảy tuổi, năm ngoái đã là cử nhân rồi, ở Trường An cũng có chút danh tiếng." Dẫu Thôi Ngưng là con gái ruột của mình song Lăng thị vẫn thấy cháu trai mình bị lỗ rồi.

Ở Đại Đường, đối với những thế gia đại tộc bọn họ mà nói thì việc vào triều làm quan cũng không phải chỉ có một con đường duy nhất là khoa cử. Nhất là mấy trưởng tử của những gia tộc ấy, thi hay không thi thì tiền đồ cũng vẫn vô lượng, ngược lại nếu thi rớt thì sẽ trở thành vết nhơ trong cuộc đời. Nếu chẳng phải thiên tài thật sự thì chẳng một kẻ nào trong số họ dám tự ném mình vào trường thi để so cao thấp với các thanh niên tài tuấn trong thiên hạ cả. Cái danh khoa cử đối với đám người này mà nói, nếu có thể dệt hoa thêu gấm là tốt nhất, nếu không nắm chắc được phần thắng thì cứ dứt khoát đi trên con đường tiến cử là được.

Đương kim Thánh thượng thích trọng dụng nhân tài đi lên từ con đường khoa cử, còn đối với thế gia lại có chút ý muốn áp chế. Lăng Sách được xem như đại diện cho lớp lớp con em thế gia hưởng ứng lời hiệu triệu của Bệ hạ. Tóm lại, nếu không xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn thì sau này y sẽ ổn thỏa làm một chức quan cao thôi.

"Lớn hơn bảy tuổi..." Thôi Ngưng thấy nhiêu đó cũng gần bằng tuổi nhị sư huynh rồi, "Già dữ vậy!"

"Nói cái gì đó!" Lăng thị nào ngờ khuê nữ nhà mình lại chê con người ta, "Biểu ca con là thanh niên tài tuấn vạn dặm có một đó con, đến cả Hoàng thượng còn khen nữa kìa! Nếu chẳng vì ngày ấy ta... cũng chẳng tới lượt con đâu. Ba ngày sau là biểu ca con tới rồi, con muôn vạn lần không được gây họa gì nữa, nghe chưa?"

Đón lấy ánh mắt của Lăng thị, Thôi Ngưng chỉ đành gật đầu.

Lăng thị thở dài một hơi, "Con chỉ cần không gây họa là được, sau này ta lại từ từ dạy bảo con sau."

Có một vài quý nữ và nữ đại nhân hành sự rất ngang tàng, tuy nhiên dẫu có ngang tàng thế nào đi nữa thì họ cũng rất xuất sắc trên phương diện lễ nghi. Tuyệt đối chẳng có ai như Thôi Ngưng, đứng gãi mông trước bao nhiêu người như vậy!

Nhìn khuôn mặt nhăn nhó của Thôi Ngưng, Lăng thị thấy mình gánh thì nặng mà đường thì xa.

--- Hết chương 4 ---

Chú thích

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #edit