Chương 8. Đô thị và các công trình kiến trúc tiền sử
Như vậy qua chương 7, các bạn đã được biết về rất nhiều kim tự tháp trên khắp thế giới, mà những bí ẩn của nó vẫn còn vượt quá sự hiểu biết của chúng ta. Nhưng quan trọng nhất, nó là bằng chứng chân thực về một nền văn minh tiền sử rất phát triển với những con người vô cùng thông minh chứ không phải một đám kêu khẹch khẹch và chui trong hang đá rồi vạch lông gãi ngứa nhau.
Chúng ta cùng điểm qua một vài đô thị và các công trình tiêu biểu của họ.
1. Thành phố Atlantis.
Một trong những đô thị kỳ bí nhất mà ngày nay người ta vẫn còn đang tìm kiếm là thành phố Atlantis của lục địa Atlantis cổ đại, đã mất tích trong thời gian từ 11.000 năm đến 13.000 năm trước CN.
Theo miêu tả của nhà triết học cổ Hy Lạp Plato năm 359 đến 347 trước công nguyên thì Thủ đô của Atlantis thực sự là một kỳ quan kiến trúc và công trình xây dựng kỳ vĩ bao gồm những bức tường thành và kênh đào hình tròn đồng tâm. Ở trung tâm thành phố là một quả đồi lớn, trên đỉnh đồi là nơi đặt đền thờ thần (Poseidon). Bên trong đền chính là bức tượng Thần biển bằng vàng đang cưỡi ngựa thần sáu cánh.
Những công trình kiến trúc ở đây được miêu tả là xây dựng bằng đá, pha lê và kim cương (hoặc thủy tinh). Khoảng 9.000 năm trước thời của Plato (có thể không chính xác), sau khi vương quốc Atlantis suy tàn, các vị thần quyết định phá huỷ lục địa này bằng một trận động đất khủng khiếp với những cơn sóng thần nhấn chìm toàn bộ những công trình và nền văn minh Atlantis xuống đáy biển...
Những năm cuối thế kỉ 20, tác giả Stephen Oppenheimer đã chứng minh trong cuốn "Địa đàng phương đông" cái nôi của nền văn minh loài người ở vùng Đông Nam Á. Thành phố cổ mất tích Atlantis và cơn đại hồng thủy chỉ là một truyền thuyết mà người dân vùng Đông Nam Á cổ đại mang theo đi khắp thế giới sau thảm họa. Thảm họa này diễn ra vào cuối kỷ băng hà cách nay khoảng 11.000 năm đã nhấn chìm hơn một nửa lục địa Đông Nam Á mà ngày nay gọi là thềm lục địa Sudan.
Dò theo lý thuyết của Oppenheimer, gần đây các nhà khảo cổ Nhật Bản đã tìm được kim tự tháp Yonaguni tại vùng biển sâu phía bắc Đài Loan. Tóm lại, lục địa Atlantis của Plato chính là nền văn minh Đông Nam Á cổ xưa đã bị chìm ngập dưới đáy biển khi nước biển dâng do băng tan trong kỷ băng hà cuối cùng.
Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Atlantis
Thực tế thành phố Atlantis tiền sử ở đâu thì vẫn không ai biết chính xác. Người ta chỉ còn cách phỏng đoán và giả thiết.
Một số nhà khoa học khẳng định rằng, Atlantis đã phát triển đến đỉnh cao của văn minh nhân loại thời đó. Họ tiến bộ hơn rất nhiều so với chúng ta ngày nay. Nhưng một nghi vấn được đặt ra với câu hỏi. Tại sao với một nền văn minh như vậy? Họ lại biến mất một cách rất ngớ ngẩn chỉ sau một đêm bởi sóng thần hoặc núi lửa. Chẳng lẽ máy bay và tàu thuyền của họ không biết di tản dân chúng hay sao?
Hoặc tại sao họ không thể dự báo được trước các thảm họa thiên nhiên. Bão mặt trời, sóng thần, siêu núi lửa, động đất cấp 10 độ rích te hoặc mưa thiên thạch thì với công nghệ "lạc hậu" của chúng ta ngày nay đều có thể cảnh báo được, vậy mà họ thì không? Thật sự không hợp lý chút nào?
Chỉ có một trả lời duy nhất. Đó là họ không thể chạy đi đâu được nếu có một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu.
2. Thành phố vàng El Dorado.
Một thành phố huyền thoại khác tại Nam Mỹ cũng được nhắc đến trong các ghi chép từ thế kỷ 16 của những nhà thám hiểm Tây Ban Nha. Đó là thành phố vàng El Dorado.
Theo những truyền thuyết kể lại thì El Dorado là một thành phố cổ xưa ẩn khuất đâu đó trong khu rừng già Amazon của Nam Mỹ. Nó có rất nhiều vàng, nhiều đến nỗi đường xá và nhà cửa đều được dát vàng lấp lánh đến nỗi những cư dân sống trong đó không còn xem nó là kim loại quý hiếm nữa.
Thông qua lời kể của những nhà thám hiểm, người Tây Ban Nha đã tái hiện lại khung cảnh của thành phố này như sau:
Nằm sâu trong rừng Amazon một thành phố cổ nằm trên đỉnh một ngọn núi, một thành phố vàng đầy của cải có tên Manoa nằm bên bờ của một hồ nước mặn lớn. Khi bước vào thành phố đó, phải đi qua "nhiều cây cầu đá, một bức tượng, các con đường rộng lớn và một ngôi đền với những chữ viết tượng hình", lối vào thiên đường, Qorikancha (vành đai vàng), (đó là những cái tên mà người Inca đã đặt cho) khối kiến trúc xây bằng đá xám được chạm trổ khá cầu kỳ và được bọc bạc hầu hết ở phía ngoài mà không cần phải nhờ tới vôi vữa. Ở phía giữa khối kiến trúc là một dải vàng chạy quanh. Phía trong, ở giữa khu vườn, là một cánh đồng ngô trong đó lấp lánh những bông vàng được dùng ở những lễ hội văn hóa. Chính giữa là một bức tượng thần Mặt trời, Inti-một bức tượng bằng vàng ròng cao cỡ người một đứa trẻ một tuổi. Bức tượng mặc một chiếc áo len thêu bằng vàng, trên trán tượng có quấn một dải băng gắn một chiếc đĩa vàng và đi đôi dép cũng bằng vàng, người Inca gọi vàng là "mồ hôi của mặt trời".
Hàng năm, một lượng vàng khổng lồ đã được chở tới thủ phủ Cuzco của người Inca cho các vị vua. Ở thủ đô Manoa của vương quốc Eldorado này, cung điện của nhà vua bằng vàng ròng, còn nhà vua cứ buổi sáng rửa hết vàng, buổi tối trước khi đi ngủ lại dát vàng lên người. (Đối với người Inca, vàng thực ra không có một ý nghĩa gì khác ngoài việc dùng để thờ các vị thần). Chỉ có các nhà vua, thầy tu và một vài nhà quí tộc được phép sử dụng các trang sức bằng vàng bởi vì họ là những người duy nhất có thể liên lạc được với Inti, thần của các vị thần...
Kể từ đó đến thế kỷ 20. Người ta đã tổ chức rất nhiều đoàn thám hiểm đi tìm thành phố vàng huyền thoại này nhưng vẫn không thấy.
Năm 1957, một nhà thám hiểm Pêru là Carlos Neuenschwander đã thực hiện tới 27 chuyến thám hiểm để tìm kiếm các dấu vết của thành phố huyền thoại này và năm 1975, các bức ảnh chụp từ vệ tinh của Nasa đã khiến giới khoa học náo loạn: chúng chứng tỏ có các cấu trúc kim tự tháp nằm trong các khu rừng nguyên sinh. Những người Machiguengas đã đặt tên Paratoari cho khu vực thiêng liêng của họ.
Những tưởng El Dorado, thành phố cổ đại chứa hàng núi vàng chỉ là truyền thuyết. Song mới đây các nhà khoa học đã công bố bằng chứng về sự tồn tại của nó. Điều quan trọng khi tìm thấy El Dorado không nằm ở vấn đề vàng bạc, mà từ các giá trị lịch sử, khảo cổ vô giá mà nó mang lại.
Theo đó, từ trên cao, trông các vết tích này như những đường kẻ địa lý được khắc vào mặt đất. Nhưng các nhà khoa học cho rằng những đường nét này là phần còn lại của các con đường, cây cầu, hào sâu, các đại lộ và quảng trường từng là nền tảng của một thành phố văn minh nằm trên một khu vực dài hơn 200 km với khoảng 60.000 dân cư sinh sống.
Theo nhà nghiên cứu David Grann, tác giả cuốn The Lost City of Z, khẳng định tầm quan trọng của phát hiện mới. Ông phát biểu rằng:
"Nó đã phá vỡ những ý niệm vẫn thịnh hành lâu nay về hình ảnh của Amazon trước khi Christopher Columbus đặt chân tới đây" và "Trong hàng thế kỷ, các nhà khoa học đã đặt giả thuyết rằng cánh rừng là một cái bẫy tử thần, một dạng "thiên đường giả", nơi chỉ tồn tại các bộ tộc nhỏ, nguyên thủy và sống du cư. Song những phát hiện mới cho thấy Amazon thực tế là cái nôi của một nền văn minh lớn, đã là tiền đề cho văn minh Inca và người ta đã xây dựng được một xã hội phức tạp phi thường, tạo nên những công trình vĩ đại".
Xem thêm tại
http://vi.wikipedia.org/wiki/El_Dorado
3. Thành phố cổ đổ nát Nan Madol.
Một phần của thành phố cổ khác còn sót lại trên trái đất, nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Pohnpie, một trong bốn tiểu bang trong liên bang Micronesia, Mỹ tên là Nan Madol.
Nó bao gồm khoảng 90 hòn đảo nhỏ nhân tạo liên kết với nhau bằng một mạng lưới kênh rạch và thường được gọi là "Venice của Thái Bình Dương". Cái tên Nan Madol có nghĩa là "không gian giữa", là chỉ đến các kênh rạch chằng chịt đan xen xung quanh thành phố.
Nan Madol đã giành được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà khảo cổ học, vì các đảo được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bức tường đá bazan hình lăng trụ cao từ 5,5 m đến 7,6 m và dày khoảng 5,2 m. Bazan là một loại đá được hình thành từ dung nham núi lửa. Các bức tường được xây dựng bằng cách xếp chồng lần lượt các khối đá cao lên, trông như những cây gỗ bị chặt từng khúc bắt chéo lên nhau. "Nội thất" của thành phố được bao phủ bởi một đống san hô đổ nát, đống san hô đổ nát này có mật độ dày đặc và rất cao làm cho thủy triều không thể tới được.
Các nhà khảo cổ học ước tính tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên bức tường chắn này là 250 triệu tấn. Tuy nhiên, câu hỏi mà các nhà khảo cổ đặt ra là "Vì sao các bức tường đá khúc bazan được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau lại quá cao. Trong khi, mỗi một khúc đá bazan như vậy có thể trọng lên tới 50 tấn? ”. Cho đến bây giờ nó vẫn là một ẩn số, họ vẫn chưa thể giải thích được câu hỏi do mình đặt ra.
Một vài người dân địa phương nói rằng thành phố được xây nên nhờ những "Thần". Họ làm phép cho các tảng đá bay lên không và xây dựng nên thành phố này.
Mời bạn xem thêm ở đây.
http://www.tinmoi.vn/bi-an-dang-sau-thanh-pho-da-co-nan-madol-01710119.html
4. Thành phố ngầm dưới biển ở vịnh Cambay.
Bây giờ, chúng ta sẽ xem đến thành phố mà Intemen đã sinh sống. Nó nằm ngầm dưới mặt nước biển ở độ sâu 40m gọi là vịnh Cambay, ở tây bắc Ấn Độ ngày nay. Các bạn có thể thấy nó qua Google Earth.
Tháng 5/2001, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một thành phố cổ tại vịnh Cambay, Ấn Độ. Nơi này đã được miêu tả lại với những dãy nhà cách đều nhau, hệ thống thoát nước, bể nước, kho thóc và một kiến trúc cổ còn lâu đời hơn cả nền văn minh Indus.
Đặc biệt là các khu tường thành dài 97m và rộng 29m. Rất giống các kiến trúc thời Acopolis Hy Lạp.
Một phần của thành phố vĩ đại này được xác định có chiều dài khoảng 8km và rộng 3km. Dưới lớp trầm tích, người ta còn tìm thấy dấu vết của các công trình thuỷ lợi lớn, trong đó có những hệ thống cung cấp nước dài từ 500 đến 800 m, rộng từ 8 đến 12 m, cao từ 3 đến 8 m. Bên cạnh khu tường thành là một chiếc bể tắm hình vuông, kích thước 40 x 40 m, tương đương với các bể bơi lớn hiện nay.
Ở khu vực xung quanh, các nhà khoa học còn thu được những mảnh gỗ có niên đại khoảng 9.500 năm tuổi, đồ gốm, những dụng cụ bằng đá, xương hóa thạch, mảnh răng người…
Vào giữa tháng giêng năm 2002, các nhà khoa học hàng hải tại Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ đã có các bức ảnh sonar của các vật thể hình vuông và hình chữ nhật nằm sâu dưới mặt nước khoảng 130m tại vịnh Cambay. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Kỹ thuật Ấn Độ đã ra lệnh khu vực sẽ được khoanh vùng bảo vệ. Những gì được khám phá đã làm ngạc nhiên các nhà khảo cổ học toàn cầu.
Các bạn có thể xem thêm tại đây.
http://khcn.cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=49#sthash.o5XyZSA4.dpbs
Hình ảnh cuối cùng được nghi ngờ là xác của một phi thuyền cổ dưới đáy biển Baltic.
5. Thành phố trong lòng núi tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 1963, tại làng Drinkuer ở cao nguyên Cappadocia cách cố đô Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ 360km về phía Đông Nam, một nông dân khi đào đất trong vườn nhà vô tình phát hiện ra một cửa hang.
Nếu đi sâu vào hang qua 8 tầng hành lang có thể nhìn thấy một thành ngầm còn nguyên vẹn. Hai bên đường hầm đan xen ngang dọc được xây dựng vô số nhà ở, có nhà thờ, ngõ ngách, giếng nước và phòng cất giữ lương thực, thậm chí còn có cả nhà ngầm chuyên làm nơi mai táng. Trong hang có 52 lỗ thông gió hướng lên mặt đất được ngụy trang rất tinh vi, mấy địa đạo làm lối thoát hiểm được cấu tạo rất kỳ diệu.
Theo dự tính, thành ngầm quy mô như vậy có thể bảo đảm an toàn cho 2 vạn người sống trong đó. Cách đây 2 năm, một mê cung có quy mô giống như thành ngầm Cappadocia ở gần Kemeckli cũng đã được khai quật. Điều khiến người ta bất ngờ ở đây là: 2 thành ngầm này chính là một chỉnh thể nối liền nhau thông qua một địa đạo dài 10km.
Đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 36 thành ngầm với các quy mô khác nhau. Thành ngầm nhỏ có thể gọi là làng ngầm đủ để làm chỗ ở cho mấy chục gia đình, còn lớn nhất vẫn là 2 thành ngầm có quy mô như thành phố được nối liền với nhau ở cao nguyên Cappadocia. Hiện nay công tác khai quật vẫn đang được tiến hành, theo dự tính có khoảng hơn 100 thành ngầm sẽ được tìm thấy.
Trước khi phát hiện ra thành ngầm, ở Cappadocia các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn giáo đường ngầm trong tầng nham thạch. Các giáo đường này được đục ở trong các ngọn núi đá nhỏ hoặc trên các vách đá cao. Có những giáo đường khá khang trang, nham thạch được đục rất công phu điệu nghệ thành cổng vòm, hình trụ, hình chóp. Từng tấc trên bề mặt và các cột đá đều được trang trí điêu khắc những bức họa và hoa văn. Chúng được vẽ rất sống động, minh họa những câu chuyện trong Kinh thánh và cả những truyền thuyết dân gian cũng như tôn giáo phương Đông. Thậm chí đến cả đồ dùng gia đình như đàn tế, bàn ăn, ghế tựa, giường ngủ trong phòng đọc sách, phòng ngủ và các bếp của các đạo sỹ sống ở đây đều được làm bằng đá.
Vậy, các thành đá ngầm này được hình thành như thế nào, những đồ dùng bằng đá trong các phòng đã được chế tạo như thế nào?
Với trình độ lao động thủ công thuần túy mà những người thợ thời đại đó đã đục được các gian phòng lớn như vậy trong núi đá vôi rất cứng? Lẽ nào do tinh thần kiên trì họ đã chiến thắng sức mạnh thiên nhiên, và trải qua nhiều thế hệ họ mới hoàn thành các công trình này. Nhưng cũng có thể do các ngọn núi lửa có quy mô lớn ở Cappadocia thời kỳ cổ đại phun nham thạch hình thành các đường hầm. Sau đó, con người đục đào thiết kế thêm mới tạo thành các thành ngầm này. Đó chính là kết quả tác động gữia sức mạnh của con người kết hợp với sức mạnh của thiên nhiên.
Như vậy, những cư dân sống sớm nhất trong các thành ngầm này là ai? Chắc chắn họ không phải thổ dân mà là người ở vùng đất xa xôi khác đến đây lánh nạn. Sở dĩ họ chọn Cappadocia bởi vùng đất này hoang vắng không có dấu chân người nên không gây sự chú ý của người bên ngoài. Dân trong làng lúc đầu dùng đá xây dựng nhà cửa, nhưng sau đó họ phát hiện ra không nhà nào vững chắc bằng nhà được đục trực tiếp bằng đá, lúc đầu là ngoài bề mặt núi đá, sau đó họ dần xây dựng vào trong lòng núi và mở rộng ra thành ngầm.
Thời kỳ đế quốc Byzantine, chỉ có vùng Cappadocia là nơi luôn an toàn. Những tín đồ Cơ đốc và giáo sỹ thành kính các nơi đều tìm về Cappadocia lánh nạn. Do vậy, vùng Cappadocia bỗng nhiên trở thành một thánh địa, những người muốn tu đạo, truyền đạo hay muốn cư trú tất yếu phải xây dựng nhiều giáo đường, viện tu đạo và các làng ngầm đã khiến cho quy mô các thành ngầm không ngừng được mở rộng.
Cuối thế kỷ XII hoặc đầu thế kỷ XIII, đế quốc Byzantine dần bị diệt vong. Người Cappadocia! bắt đầu trốn chạy bốn phương, cũng có thể họ chạy đến miền Tây cùng sống với người Cơ đốc giáo, cũng có thể họ đổi tôn giáo đến sống chung với những người Đạo Hồi ở những thôn làng Ả Rập,.. Thực ra, từ cuối thế kỷ XVII, một vị sứ giả của Vua Louis XIV nước Pháp đã phát hiện ra các thành trì ngầm và giáo đường trên cao nguyên Cappadocia. Ông quay về châu Âu tuyên bố phát hiện quan trọng này nhưng không ai tin, mọi người còn cho rằng ông bị điên.
Không đầy một thế kỷ sau, số người phát hiện ra các thành trì và giáo đường ngầm càng nhiều thì cũng là lúc vùng Cappadocia dần trở nên nổi tiếng. Những tín đồ hành hương về đất thánh đông như trảy hội, các nhà khảo cổ học cũng tốn không biết bao công sức với vùng đất này. Tuy nhiên, các thành trì ngầm đã được xây dựng như thế nào và cư dân sớm nhất sinh sống ở đây từ đâu đến rồi họ đi đâu cho đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Những nhà khảo cổ còn phát hiện ra. Bên dưới thành phố ngầm này còn tồn tại những thành phố ngầm cổ xưa hơn nữa với tuổi đời hơn 12 ngàn năm. Bí ẩn này chưa được giải đáp.
Xem thêm tại
http://hn.24h.com.vn/du-lich/noi-co-thanh-pho-ngam-duoi-long-dat-c76a304736.html
6. Thành phố cổ Mohenjo-Daro. Paskitan.
Một thời, nền văn minh cổ Ấn Độ chiếm diện tích hơn 1.000.000 km2, và cũng là văn minh Thời kỳ đồ đồng lớn nhất thế giới, với nhiều thành phố phát triển mạnh từ năm 2500 đến 2000 trước công nguyên, có các mối quan hệ thương mại với các thành phố Mesopotamia ở phía Tây. Mohenjo-daro, vốn là thành phố lớn nhất thuộc nền văn minh Ấn Độ cổ, nằm gần các con sông lớn để được phù sa bồi đắp qua các trận lụt hàng năm và thuận tiện trong vận tải đường sông.
Thành phố này được phát hiện một cách tình cờ năm 1922. Nhưng quy mô của nó khiến giới khảo cổ học kinh ngạc. Diện tích của thành phố khoảng l00km2 (Bằng nội thành Hà Nội ngày nay) chia thành 2 khu Đông Tây. Khu Đông là phố phường lớn, khu Tây là thành quách.
Kiến trúc thành quách phía Tây cao l0m. Trong thành có kho thóc xây bằng gạch và những công trình kiến trúc dùng để tắm rửa gọi là "Hồ khe lớn". Kho thóc rất lớn khiến mọi người kinh ngạc. Điều này chứng tỏ, Mohenjo Daro là một đô thị lớn. Xong người xưa trưng thu số lượng thóc lớn như vậy để trong kho như thế nào?
Khu Đông là những đường phố thông đi 4 phương với kích thước rộng hơn 10m theo hướng Đông Tây và Nam Bắc. Nhà dân đều có giếng nước và sân vườn. Nhà cửa xây bằng gạch đá đốt qua lửa. Nếu không tận mắt nhìn thấy, khó mà tin nổi. Ở các nền văn minh khác, gạch chỉ dùng để xây cung điện hoàng gia.
Điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc nhất, ở đây có một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Trình độ hoàn thiện của hệ thống thoát nước này ở một số các đô thị hiện đại bậc trung cũng chưa thể đạt tới được. Nước xối ở nhà xí tầng 2 có thể đi theo ống dẫn trong tường xuống cống ngầm. Có gia đình còn có ống đổ rác từ trên tầng cao. Nước bẩn từ các nhà chảy ra rãnh thoát nước, sau đó chảy xuống cống ngầm như con kênh ngầm. Đường cống ngầm chằng chịt khắp thành phố. Đứng trước hệ thống cống ngầm chằng chịt này, mọi người không khỏi khâm phục sức sáng tạo của người xưa.
Tất cả các khu nhà ở đều có đặt vọng góc. Xét từ kết quả khai quật, đây là một thành phố rất chú ý đến các công trình công cộng phục vụ dân sinh. Đây là một xã hội có hình thái như thế nào? Vì sao lại không có cung điện. Tất cả các nhà cửa đều chuẩn mực như nhau, hoàn toàn không giống nhà nước Inca cổ, cung điện, điện thờ thần san sát, cũng không giống Ai Cập cổ có rất nhiều lăng mộ Pharaon và sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo, cũng không giống như nước Mesopotamia cổ.
Ngoài hệ thống thoát nước hiện đại. Mohenjo Daro còn có rất nhiều cảng sông thông với sông Ấn và biển Arab. Đây là biểu hiện hoạt động kinh tế đối ngoại rộng mở và tích cực. Tất cả những cái đó do ai quy hoạch? Nhà thiết kế này rất có thể là người có đầu óc hiện đại hoá.
Toàn bộ Mohenjo Daro không có hệ thống phòng thủ và vũ khí tấn công, cũng không có tác phẩm nghệ thuật tinh xảo đẹp mắt. Đây là điều “không có" duy nhất và đầu tiên trong các nền văn minh cổ đại đã biết.
Trong tất cả các di chỉ, các nhà khảo cổ quả thật không hề phát hiện ra dấu vết của chế độ thống trị có vua hoặc tư tế. Lẽ não nền văn minh sông Ấn 5000 năm trước đã phế bỏ chế độ quân chủ? Một đất nước lớn như vậy không thể không có kẻ thống trị. Các nhà khảo cổ nghiên cứu kỹ những con dấu khai quật đầu tiên và sau này. Nhưng qua sự cố gắng gần một thế kỷ vẫn không có cách nào đọc được chữ trên đó. Nó có phải là vật tượng trưng cho quyền lực ? Nếu đúng, vì sao hai thành cổ này lại không có cung điện và thần điện?
Ban đầu, mọi người tưởng rằng, nền văn minh này phát triển nhờ sự ảnh hưởng của nền văn minh khác. Nhưng khai quật khảo cổ chứng minh kết luận này hoàn toàn sai lầm. Giám định xương người khai quật ở đây cũng chứng tỏ, người ở đây mang rất nhiều dòng máu của rất nhiều chủng loại người, không phải một dân tộc ngày nay chúng ta biết.
Những người đã xây dựng một thành thị văn minh trên mảnh đất mà ngày nay đã không thể cư trú kia nếu không phải tổ tiên của người Ấn Độ thì là người nào? Nếu văn minh sông Ấn đã biến mất như thế nào? Câu hỏi này có thể tìm ra một số manh mối cho câu trả lời từ những bộ xương khai quật ở Mohenjo-Daro.
Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng kỳ lạ. Người chết ở đây không được chôn cất trong mộ. Họ đều bị đột tử. Trong di chỉ các nền văn minh cổ thông thường, trừ phi xảy ra động đất hoặc núi lửa bùng phát, còn không thể có cái chết đột tử tập thể như vậy. Mohenjo-Daro chưa xảy ra động đất hoặc núi lửa phun.
Xương người ở đây đều phát hiện trong nhà. Có rất nhiều thi thể trong nhà ngả thành đồng. Điều rất kỳ lạ có di thể hai tay ôm mặt, có vẻ như đang bảo vệ mình. Nếu không phải động đất hoặc núi lửa phun, điều gì khiến cho họ chết tức khắc như vậy? Các nhà khảo cổ nêu ra rất nhiều giả thuyết như bệnh dịch, bị tập kích, tự sát tập thể... nhưng đều bị bác bỏ. Những giả thuyết này không đưa ra được bằng chứng sát thực.
Cho đến nay, các nhà khoa học không thể giải thích nổi nhiều sự kiện lịch sử. Ví dụ, một số nhà nghiên cứu cho rằng, rất có thể trong số phận Mohenjo-daro có gì đó giống với số phận bi thảm của Hiroshima và Nagasaki. Chỉ khác là hai thành phố Nhật Bản bị hủy diệt vì vụ nổ bom hạt nhân trong thế kỷ 20, còn Mohenjo-daro hứng chịu đại họa bí hiểm nào đó xảy ra khoảng hơn 5.000 năm về trước...
Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về sự hủy diệt của Mohenjo-daro trong các chương sau.
Tham khảo thêm tại đây.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mohenjo-daro
7. Con đường ngầm dưới biển.
Năm 1958, Tiến sĩ động vật học người Mỹ J.Manson Valentine đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tại quần đảo Bahamas ở Đại Tây Dương. Trong quá trình điều tra dưới biển, ông bất ngờ phát hiện một số kiến trúc đặc biệt ở dưới đáy biển, gần quần đảo Bahamas. Những kiến trúc này có hình thù kỳ lạ: Hình vuông đa cạnh, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật và cả tuyến đường thẳng kéo dài mấy hải lý.
Sau đó năm 1968, Valentine đưa ra tuyên bố mới đầy kinh ngạc: Dưới đáy biển gần đảo Bimini thuộc quần đảo Bahamas, cách bờ biển Miami Hoa Kỳ gần 100km về phía Đông có bức tường đá khổng lồ hình chữ T dài khoảng 450m, được cấu tạo bởi nhiểu miếng đá có kích cỡ hơn 1 mét khối, với kết cấu phức tạp như nền đường, đường giao thông, thậm chí cả bến tàu và cầu cảng. Toàn bộ di chỉ kiến trúc dường như là một hải cảng lâu đời bị chìm xuống đáy biển.
Nhiều nhà khoa học cho rằng bến cảng này đã rất cổ xưa, được xây dựng khi mà vùng đất này vẫn còn nằm phía trên mực nước biển. Theo nghiên cứu về địa chất cho thấy bến cảng này đã từng hoạt động ít nhất khoảng 12.000 năm trước.
Các hòn đá được tạo hình để xây dựng bến cảng và con đê chắn sóng. Người ta còn tìm thấy hàng chục tảng đá dùng làm neo thuyền, với dấu vết các sợi dây xỏ qua lỗ đá. Điều này chứng tỏ "Con đường Bimini" là tàn tích của một bến cảng đã từng hoạt động.
Vào năm 2006, một "con đường" tương tự như thế được phát hiện cách vị trí của "Con đường Bimini" khoảng 1,6km. Trước đó nó bị cát biển che phủ, và sau một trận bão năm 2006, sóng đã bóc trần lớp cát đi để lộ ra công trình cổ đại này.
Họ cũng tìm thấy các cột trụ tròn bằng ximăng hoặc đá cẩm thạch làm liên tưởng đến các bến cảng Địa Trung Hải thời cổ đại. Tuy nhiên không thể khẳng định Bimini là một bến cảng La Mã. Trong thực tế, vùng đất La Mã cổ đại cách đảo Bimini tới 5.000km ở phía bên kia đại dương. Ta chỉ có thể khẳng định là công nghệ xây dựng tại Bimini có những nét tương tự với của La Mã cổ đại. Thêm nữa, có những dấu hiệu cho thấy những cây cột này được dựng lên để thay thế cho những chỗ đã bị hư hại từ trước đó, có thể là của những công trình còn cổ xưa hơn nhiều.
Xem thêm tại đây.
http://khcn.cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=49#sthash.o5XyZSA4.dpbs
8. Cây cầu Rama tại Ấn Độ.
Chúng ta đã được biết đến thành phố ngầm nằm dưới nước biển ở vịnh Cambay. Giờ đây, chúng ta tìm hiểu thêm về cây cầu 17.000 năm tuổi này.
Ngày nay chúng ta biết rằng, cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của năm 2012 chính là cây cầu ở vịnh Giao Châu ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cây cầu vượt biển này được xây dựng với tổng kinh phí lên tới 2,3 tỷ USD và độ dài 41,58 km.
Xem thao khảo tại đây.
http://hn.24h.com.vn/du-lich/nhung-cay-cau-vi-dai-nhat-hanh-tinh-c76a470824.html
Nhưng cây cầu này so với cây cầu Rama 17.000 năm tuổi thì vẫn là loại đàn em vì cây cầu Rama dài tới 48 km.
Trong sử thi Ramayana mà người Ấn Độ vẫn còn giữ gìn được tới ngày nay, có kể về “chiếc cầu Rama”. Từ một thời rất rất xưa, vua Rama và quân đội của ông đã xây một cây cầu bằng “đá nổi” để vượt qua eo biển và tấn công vua Ravena nhằm giải cứu nàng Sita, vợ của Rama đã bị Ravena bắt cóc. Một cuộc chiến lớn đã diễn ra, và cuối cùng Rama đã chiến thắng, cứu được nàng Sita.
Câu chuyện đã trở thành một biểu tượng chiến thắng của cái Tốt trước cái Xấu, cái Thiện trước cái Ác, của Ánh sáng trước Bóng tối. Thế nhưng, câu chuyện đầy ý nghĩa này trong sử thi Ramayana – cổ thư mà người Ấn Độ luôn cho là một phần lịch sử cực kỳ xa xưa – rốt cuộc có phải là một sự kiện có thật đã từng xảy ra trong quá khứ hay không?
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một sợi chỉ dài nối liền Ấn Độ và Sri Lanka. Người Ấn Độ nói rằng đó là tàn tích của một cây cầu bằng “đá nổi” dài 48km được vua Rama xây dựng hàng chục ngàn năm trước để vượt biển tiến đánh vua Ravena. Vùng biển ở đây rất nông, chỉ sâu từ 1 – 10 mét. Phần nổi còn nhìn thấy ngày nay dài khoảng 30 km. Còn lại đã bị ngập chìm dưới biển. Những người dân ở đây nói rằng nó bị một cơn bão lớn đánh tan vào thế kỷ 15.
Vào năm 2007, chính phủ phá cây cầu mà theo người dân Ấn là vô cùng thiêng liêng này để thông đường biển. Kết quả là nhiều cuộc biểu tình phản đối của người dân đã nổ ra.
Tại đây, người dân đã tìm thấy rất nhiều loại đá nổi để xây dựng cầu. Một loại đá có tỷ trọng nhẹ hơn nước.
Xem thêm tại đây hoặc vào google search.
http://khamphabian.wordpress.com/2011/10/28/chi%E1%BA%BFc-c%E1%BA%A7u-rama-17-000-nam-tu%E1%BB%95i/
9. Sân bay ở cao nguyên Nazca, Peru và những hình vẽ bí ẩn 12 ngàn năm tuổi.
Người đầu tiên phát hiện ra những hình vẽ trên cao nguyên Nazca là một nhà khảo cổ học, nhân loại học kiêm bác sỹ người Peru tên là Toribio Mejia Xespe phát hiện ra vào năm 1927. Tuy nhiên, phải mãi đến năm 1937, dưới sự điều hành của Paul Kosok, những nhà khảo cổ học mới thực sự quan tâm và nghiên cứu đến nơi này.
Những đường Nazca nằm trong khu vực dài 37 dặm, rộng 15 dặm. Những hình vẽ tại cao nguyên Nazca được chia thành 2 loại là những hình mô phỏng sinh học và những nét chạm hình học. Những hình mô phỏng sinh học là những hình ảnh được vẽ mô phỏng loài vật hoặc cây cối, có đến 70 hình thuộc loại này. Hình vẽ mô phỏng sinh học lớn nhất rộng 660 foot (Tương đương 201m).
Trong những hình vẽ này có hình ảnh về loài nhện, chim, llamas, cây cối, hoa và cả hình ảnh của con người. Những nét chạm hình học bao gốm những đường thẳng, những hình xoắn ốc, tam giác, hình thang…
Tuy nhiên, gây được chú ý nhiều nhất chính là bức vẽ trên một sườn núi mô tả một người khổng lồ đi giày ống có đầu và mắt khá to, như một nhà phi hành vũ trụ đang giơ tay lên vẫy chào.
Nơi đây, những đường thẳng với tên gọi Nazca là một trong những bằng chứng đáng kinh ngạc và khó lý giải về sự hiện hữu của một nền văn minh cổ đại, hoàn toàn khác với nền văn minh của chúng ta. Dù đã có nhiều nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học, Nazca vẫn tiếp tục là "hiện tượng bí ẩn nhất trong lịch sử loài người".
Sa mạc Nazca là một cao nguyên cao và khô cằn, bao phủ hơn 200 dặm vuông. Nhiệt độ khắp cao nguyên này thường giữ ở mức 25 độ C quanh năm nhưng lại là nơi mệnh danh khô nhất trên thế giới. Vì vậy những hình vẽ và đường thẳng ở nơi đây được bảo quản tốt trong mấy ngàn năm.
Có nhiều đường thẳng dài đến hàng chục km. Có những đường thẳng băng qua các đồi núi mà vẫn giữ nguyên thẳng tắp. Nhiều đường kích thước rất lớn, có thể quan sát được từ vệ tinh.
Có những dãy núi rộng lớn bị san bằng một cách hoàn hảo trông tựa như những sân bay. Không có dấu vết nào của những người đã tạo ra công trình vĩ đại này.
Để san phẳng được cả dãy núi khổng lồ như thế đến cả công nghệ ngày nay cũng chưa chắc đã làm được, vậy mà người tiền sử từ hàng nghìn năm trước đã tạo ra nó.
Erich Von Daniken - tác giả của tập sách nổi tiếng "Những ký ức của tương lai" sau khi tìm hiểu những đường thẳng và hình vẽ trên sa mạc, tuyên bố, Nazca đã từng là trạm tiếp nhiên liệu của các con tàu vũ trụ giữa các dải ngân hà.
Jim Woodman - một người điều khiển khinh khí cầu, thì suýt mất mạng khi tiến hành một thực nghiệm nguy hiểm nhằm chứng minh người cổ đại ở Peru đã biết sử dụng khí cầu...
Nhưng nhà thám hiểm vĩ đại nhất của sa mạc Nazca lại là nhà toán học nữ Maria Reihe. Chỉ bằng cái chổi đơn giản để làm xuất lộ các hình trên mặt đất, bà phải dọn dẹp sạch sẽ sa mạc này trong hơn 50 năm, với ý định làm sáng tỏ những bí ẩn của nó.
Hàng ngày bà thực hiện cả núi công việc mà không được trả bất cứ một đồng xu nào. Hàng giờ liền, bà mạo hiểm mạng sống của mình khi treo mình trong một cái giỏ bằng dây thừng tự tạo buộc vào máy bay để chụp các hình vẽ và các đường thẳng Nazca. Nhờ sự kiên trì không mệt mỏi của bà, những đường thẳng và hình vẽ trên sa mạc đã được gìn giữ và cuối cùng được Chính phủ Peru công nhận và bảo vệ.
Xem thêm tại đây, Nazcca sân bay vũ trụ thời tiền sử.
10. Công viên đá Stonehenge
Vào năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi làng nhỏ ở nước Anh có niên đại khoảng 8.000 đến 4.000 năm trước Công nguyên. Ngôi làng được tìm thấy gần Di sản thế giới cổ đại được biết với cái tên Stonehenge.
Cách hai dặm về phía Đông Bắc của kiến trúc cổ đại bằng đá nguyên khối này, ông Mike Parker Pearson với dự án Stonehenge Riverside đã khám phá ra một địa điểm được gọi là Durrington Walls. Được xây dựng bằng gỗ vào lúc ban đầu, theo phương pháp phóng xạ các-bon, ngôi làng này được xác định là có niên đại từ 2.600 đến 2.500 năm trước Công nguyên. Bất chấp niên đại xa xưa, nơi cư ngụ của những người cổ đại đã được tìm thấy trong một tình trạng khá hoàn hảo.
Kể từ khi Stonehenge được phát hiện là có niên đại gần tương đương, các chuyên gia đã suy đoán rằng liệu có phải ngôi làng vừa được tìm thấy là nơi ở của những người xây dựng Stonehenge hay không.
Stonehenge là một trong những công trình kiến trúc gây tò mò nhất hành tinh và có lẽ nó là địa điểm du lịch hút khách nhất tại Anh. Sự bí hiểm của những tảng đá xếp này phần nào liên quan tới việc thiếu những sự giải thích hợp lý làm sao những công nghệ thô sơ như vậy lại có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Vài khối đá của di tích cổ đại này nặng từ 25 đến 45 tấn – được vận chuyển từ một mỏ đá cách đó nhiều dặm – và chúng được xếp theo một cách mà thậm chí thách thức những công nghệ hiện đại ngày nay.
Không chỉ có một giả thuyết về cách thức vận chuyển những tảng đá của những người xây dựng Stonehenge. Dẫu đa số những người khảo sát đồng ý rằng đó là một nơi để thờ cúng và nó đã từng được sử dụng để bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã mất, cũng có những ý kiến cho rằng địa điểm này là nơi cử hành những nghi thức tôn giáo hay là một đài quan sát thiên văn. Người ta biết rằng những người xây dựng công trình có tri thức về thiên văn, bởi vì họ phát hiện ra rằng ánh mặt trời đang mọc đi xuyên thắng qua trục của công trình vào những ngày đông chí và hạ chí.
Khi nhìn qua thì trông nó như là một sản phẩm khá thô sơ, nhưng các nhà nghiên cứu đã liên tục khám phá ra rằng Stonehenge là rất phức tạp. Trong cuốn sách “Giải mã Stonehenge”, giáo sư thiên văn học, ông Gerald Hawkins đã mô tả rằng công trình này thực sự có thể dự báo nhật thực và nguyệt thực. Tương tự như vậy, trong cuốn “Stonehenge: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao lang thang”, tác giả M. W. Postins đã hé lộ rằng bằng cách nào Stonehenge (liên quan đến nhiều địa điểm khác ở vùng lân cận, chẳng hạn như Aubrey Holes ở gần đó) tương quan với hệ mặt trời của chúng ta.
Trong khi dự án Stonehenge Riverside cho thấy khả năng có thể nhất về những người xây dựng Stonehenge, nó không có nghĩa là duy nhất. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những cấu trúc bằng đá thực sự là có nhiều nhóm khác nhau có niên đại chênh nhau hàng ngàn năm.
Dù cho ai là người xây dựng Stonehenge, bằng cách nào họ đã di chuyển và xếp đặt có thứ tự những phiến đá khổng lồ như vậy? Xa hơn nữa, họ đã sử dụng phương pháp nào để có được tri thức về thiên văn một cách chính xác như vậy trong hàng ngàn năm trước khi kính viễn vọng được phát minh?
Xem thêm tại đây.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Stonehenge
Trên đây chỉ là một vài công trình tiêu biểu của thời kỳ tiền sử đã được phát hiện trên khắp thế giới. Chúng mang nhiều bí ẩn mà ngày nay khoa học không thể giải thích được (hoặc không muốn giải thích).
Vậy khoa học kỹ thuật thuộc nền văn minh tiền sử như thế nào? Xin xem tiếp chương 9.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top