Chương 13. Ngày Đại Họa trong truyền thuyết của các dân tộc và tôn giáo.

Vào năm 1939. Hitler và nước Đức quốc xã cùng các đồng minh của ông ta đã biến cả Châu Âu, Châu Á và Châu Phi thành một thùng thuốc súng. Ông ta tiêu diệt người Do Thái khiến cho dân tộc này suýt nữa rơi vào thảm họa.

Hitler đã cho thành lập một cơ quan nghiên cứu đặc biệt gọi là Nazi và cơ quan này đã nghiên cứu rất kỹ các cổ kinh còn sót lại của cổ Ấn Độ như Mahabharta (được viết từ hơn 5.000 năm trước). Ông ta cũng nhanh chóng nhận ra rằng Ấn Độ đã từng có một nền văn minh rất hùng mạnh trong quá khứ.

Hitler tôn sùng cổ Ấn Độ đến nỗi ông ta tự nhận mình là dòng giống chủng tộc Aryan (cổ Ấn Độ) và coi việc thống trị thế giới là nhiệm vụ của chủng tộc ông ta. Hitler còn đưa cả biểu tượng chữ Vạn trên ngực Đức Phật (chữ thập ngoặc) làm quốc kỳ cho đội quân Đức quốc xã.

Nhờ có những nghiên cứu về cổ Ấn. Nước Đức quốc xã chỉ trong 10 năm đã có những loại vũ khí tối tân vượt thời đại khiến cho các nước như Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ... hết sức kinh ngạc và bị nước Đức liên tục đánh bại trong một thời gian ngắn.

Những chiếc xe tăng với vỏ thép đặc biệt của nước Đức đã tung hoành khắp Châu Âu và Bắc Phi. Nước Đức còn có máy bay phản lực, máy bay ném bom tự động V1. Tên lửa đạn đạo V2. Tàu ngầm hiện đại và cả đĩa bay theo mô hình Vimana của cổ Ấn cũng được chế tạo.

Nhờ có những vũ khí này, Hitler hết sức tin tưởng sẽ đánh bại cả thế giới, ông ta đã chiếm được cả Châu Âu. Nhưng trời không chiều ông ta, tại Liên Xô, đội quân phát xít đã bị đánh bại bằng... thời tiết giá lạnh khi nhiệt độ xuống tới âm 50 độ C. Xăng dầu trong các phương tiện bị đóng băng khiến các quân đoàn Đức quốc xã phải tháo chạy. Thất bại ở Liên Xô đã khiến cho nước Đức kiệt quệ về nhân mạng và Hitler không còn đủ sức để kéo dài cuộc chiến.

Để tránh cho nước Đức bị thua trận, Hitler yêu cầu Nazi phải đẩy nhanh tiến độ chế tạo bom Nguyên tử. Trước khi chiến tranh kết thúc 2 tháng, Nazi đã cho nổ thử bom nguyên tử ở một trại tập trung trên đất đông Đức khiến hàng trăm tù nhân bị chết. Nhưng nước Đức chưa kịp hoàn thành việc chế tạo bom hạt nhân thì quân đội đồng minh gồm Liên Xô, Anh, Mỹ... đã đánh vào tận Béclin khiến nước Đức phải đầu hàng, Hitler phải tự sát. Toàn bộ các nhà khoa học Nazi và các tài liệu tối mật ở đây đều bị ba nước này chiếm giữ. Nhờ có nó nên chỉ hai thập kỷ sau, các nước trên đã liên tục cho ra lò hàng loạt các vũ khí tối tân chưa từng thấy trong lịch sử.

Cũng may nhờ có Hitler nóng vội gây chiến sớm, nếu ông ta thận trọng sau vài năm thì chắc chắn thế giới phải hứng chịu các trận bom hạt nhân chứ không phải chỉ có 2 quả được Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Và nhân loại đã may mắn thoát khỏi nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 2 với một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nhưng ngày nay, nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn còn đang tiềm ẩn. Các quốc gia sở hữu nó liên tục đưa ra những thách thức mà thế giới khó lòng giải quyết. Như trường hợp Trung Quốc hung hăng đe dọa các nước láng giềng. Bắc Triều Tiên đe dọa san phẳng Nam Hàn chẳng hạn.

Chỉ cần bất cứ một cuộc xung đột nào leo thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai quốc gia, thì có khả năng kéo theo các nước khác vào một cuộc chiến thế giới lần 3 với việc sử dụng vũ khí hạt nhân toàn diện của cả hai bên.

Vào một ngày nào đó, một vị lãnh đạo của một đất nước bỗng tức giận sử dụng vũ khí hạt nhân để răn dạy bên kia mà kết quả là kéo theo hàng loạt các hệ lụy, từ việc trả đũa hạt nhân hay khủng bố sinh học, hóa học... của đối phương. Thế giới sẽ bước vào ngày Đại Họa hay Đại hủy diệt như trong truyền thuyết cổ đại.

Các siêu cường như Nga, Mỹ, Tây Âu sẽ bắn tên lửa đạn đạo vào nhau. Trung Quốc sẽ gây hấn cùng Việt Nam, Nhật Bản và Philippine. Triều Tiên sẽ uýnh Hàn Quốc. Ấn Độ sẽ đọ sức cùng Pakistan. Và thế giới Ả rập sẽ đem vũ khí hóa học, sinh học ra choảng nhau với bom hạt nhân của Israel... 

Lửa chiến tranh cùng với bụi phóng xạ sẽ lan tràn khắp thế giới, bất kể nước nào dù có tham gia chiến tranh hay không cũng sẽ bị hủy diệt. 99% dân số loài người sẽ biến mất cùng với nhiều loài động thực vật bị diệt chủng.

Chỉ có 1% dân số có thể sống sót nếu họ kịp thời chui vào lòng đất, xuống đáy biển hoặc bay ra ngoài vũ trụ. Nhưng sau đó, họ sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như thời tiết biển đổi do hậu quả của "mùa đông hạt nhân" hoặc không còn cái ăn nếu đang lang thang trong vũ trụ.

Giả sử bạn là một người may mắn sống sót trong ngày Đại Họa thì bạn sẽ trở thành nhân vật giống anh chàng Inteman trong chương 3 của câu chuyện. Bạn sẽ làm gì khi lang thang trên một mảnh đất đầy lửa khói và những xác chết... 

Giả sử bạn có sống qua được những ngày đó thì bạn cũng phải đối mặt với những cơn mưa bất tận và những cơn lũ quét bất ngờ. Bạn phải trèo lên cây và vặt lá mà nhai chứ không có máy bay trực thăng hay xe lội nước đến tiếp tế mì tôm, bánh ngọt. Cũng không có người và thuốc men cứu trợ cho bạn. Tóm lại, bạn phải tự lo lấy sự sống.

Bạn sẽ không có công cụ, kể cả con dao cái kéo bởi vì khi chạy lũ, chạy lửa, bạn không kịp mang theo cái gì. Bạn sẽ phải nhặt đá để đào các rễ cây, để xẻ thịt thối mà sống qua ngày. 

Nếu may mắn, bạn sống qua được những ngày đó thì bạn sẽ gặp những người cùng cảnh ngộ với bạn. Ở đây, bạn phải trở thành thức ăn của họ hoặc bạn sẽ trở thành kẻ man rợ ăn thịt đồng loại.

Râu tóc của bạn sẽ dài ra, lưng bạn sẽ còng xuống, quần áo sẽ rách hết. Cuối cùng, bạn chỉ còn cách chui vào trong các hang đá để tránh lũ, tránh rét và nhặt dăm cành cây khô mà đốt lửa. Cái chết sẽ dần dần đến với bạn. Và khoảng 10 ngàn năm sau, xương cốt bạn sẽ hóa đá. Người đời sau sẽ nhặt được xác bạn và họ có thể nói rằng: "Đây là hóa thạch... vượn cổ đại đã tiến hóa ra chúng ta... ".

Trên đây chỉ là ví dụ cho một kịch bản dành cho những người sống sót sau ngày Đại Họa. Vậy trong lịch sử loài người, ngày Đại Họa có thực đã xảy ra hay không?

Theo Wikipedia. Ngày Đại Họa hay Đại Hồng Thủy là một đại họa khủng khiếp được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một trận lụt cực lớn và là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của loài người.

Đại Hồng Thủy theo nghĩa Hán-Việt. Đại: lớn; Hồng: đỏ hoặc lửa; Thủy: nước. Đại Hồng Thủy nghĩa là trận lụt lội và hỏa hoạn cực lớn.

Chương 7 và 8 của Sách Sáng thế miêu tả đại hồng thủy xảy ra là sự trừng phạt của Thiên Chúa vì sự suy đồi đạo đức của loài người. Nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất, vào ngày 17 tháng 2, mưa 40 ngày đêm và nước dâng lên liên tục trong 157 ngày. Sau đại hồng thủy, chỉ có gia đình Nô-ê còn sống sót cùng các loài vật mỗi giống một cặp đôi, trên con thuyền Nô-ê.

Các câu chuyện Đại hồng thủy khắp thế giới.

Trận lụt toàn cầu đã được ghi chép lại với tư cách là một sự kiện lịch sử hoặc ít ra là "huyền thoại" của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Những nhà truyền giáo từ cổ chí kim đều kể lại rằng: họ đã rất kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều dân tộc từ rất rất lâu đã truyền từ đời này sang đời khác "truyền thuyết" về một trận lũ lụt khủng khiếp trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều điểm cực kỳ giống với những gì được ghi chép trong sách Bible. H.S. Bellamy trong tác phẩm "Những Mặt trăng, Thần thoại và Con người" ước tính có gần 600 "huyền thoại" về Đại hồng thủy trên toàn thế giới. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu.

Khái niệm Đại hồng thủy được các nhà khoa học định nghĩa như là sự biển tiến vào các vùng lục địa thấp do khí hậu Trái Đất ấm dần và băng tan (gián băng) ở hai cực trong một khoảng thời gian 8 - 10 nghìn năm trước của lịch sử Trái Đất. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã xác định khá chính xác các lần biển tiến, và biển lùi do khí hậu Trái Đất biến đổi dựa vào các công trình nghiên cứu khảo cổ học, địa chất học, lịch sử học...

Như vậy, Đại Hồng Thủy là một thời kỳ mà mực nước trên trái đất đột ngột dâng cao khắp các lục địa. Có thể là sóng thần, có thể là mưa như trút nước gây ra lụt lội, lũ quét. Còn giả thuyết nước biển dâng do băng tan thì không có cơ sở, bởi vì băng không tan đột ngột mà tan từ từ, nước biển do đó cũng nâng cao từ từ. Loài người có thể rút dần vào sâu trong đất liền chứ không gây thảm họa lũ lụt đột ngột.

Chúng ta hãy xem xét truyền thuyết về Nạn Hồng Thủy của một đất nước có số dân đông nhất thế giới: Trung Quốc.

Theo truyền thuyết cổ Trung Quốc được truyền miệng từ đời nhà Chu và viết lại vào các đời phong kiến tiếp theo thì người Hán coi Phục Hy là vị vua đầu tiên của họ. (khoảng hơn 2.800 năm trước công nguyên). Xem tại đây.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5c_Hy

Huyền sử có viết lại. Vào thủa hồng hoang, có ông Bàn Cổ đã khai thiên tích địa, lập ra trời đất và loài người...

Về sau có một trận Đại Hồng Thủy xảy ra. Nguyên nhân là do 4 cây cột trụ chống trời bị sập xuống khiến cho mặt đất đầy lửa cháy, sau đó mưa lũ liên miên khiến loài người sống trong khốn khổ. Bà Nữ Oa (là vợ, và là em gái ông Phục Hy) đã đội đá ngũ sắc để vá trời khiến cho trời đất lành lại. Sau đó ông Phục Hy lại dạy cho loài người cách làm nhà, đan lưới đánh cá, viết chữ và bẫy thú...

Sách Bạch hổ thông nghĩa của Ban Cố năm 32 - 92 thời đầu của nhà Hậu Hán, đã viết về tầm quan trọng của Phục Hy như sau:

“Thời đầu, còn chưa có đạo đức hay trật tự xã hội. Người chỉ biết đến mẹ, không biết cha. Khi đói, người ta tìm thức ăn, khi thỏa mãn, người ta vứt đồ còn lại. Họ ăn thịt cả lông, uống máu, và che thân bằng da thú và vỏ cây. Rồi Phục Hy đến, nhìn lên ngắm trời, nhìn xuống ngắm đất. Ông hợp chồng với vợ, sắp đặt ngũ hành, và đề ra luật lệ cho con người. Ông đề ra Bát Quái, để thu tóm sự thống trị thiên hạ". Trích từ Kinh Dịch.

Nếu câu chuyện cổ này là sự thật đã được truyền thuyết hóa. Chúng ta có thể suy luận như sau: Vào thời thượng cổ, người ta nhìn thấy có 4 cây cột trụ chống trời rất to cao đến tận tầng mây, bầu trời tối đen và có hàng vạn đám mây lơ lửng trên cao mà ngày nay, người Việt thường nói đùa với nhau là "trời sắp sập". Thỉnh thoảng các đám mây lại ló ra vài lỗ hổng khiến cho ánh mặt trời chiếu xiên xuống tạo thành tia sáng 5 màu rực rỡ như cầu vồng. Chúng ta vẫn hay thường thấy trước các trận mưa dông. Còn mặt đất đầy lửa cháy có thể do sấm sét giáng xuống hoặc một đại họa nào đó...

Từ những hiện tượng trên, chúng ta có thể hình dung như sau. Bốn cây cột chống trời mà cổ nhân nhìn thấy chính là 4 cột khói bom khinh khí? Chúng bốc lên tận trời cao hàng chục km. Có lẽ người xưa chỉ nhìn thấy vài cột như vậy nên họ kể lại cho con cháu là có 4 cột. Còn thảm họa lửa cháy và mưa lũ thì họ không giải thích được nguyên nhân do đâu nên cho rằng trời sập và bà Nữ Oa phải dùng đá ngũ sắc để vá trời...

Từ những suy luận này, chúng ta có thể đưa ra một giả thuyết như sau: Phục Hy và Nữ Oa, có lẽ là hai nhà khoa học hoặc tu sĩ cổ thuộc giới cầm quyền của đế chế Viêm Việt tiền sử đã sống sót qua ngày Đại Họa. Do am hiểu nền văn minh trước đó (mà nền văn minh này đã để lại trên đất Trung Quốc hơn 200 Kim tự tháp cho đến ngày nay) họ đã dạy dân viết chữ, bày cách bắt cá, và truyền bá Kinh Dịch, Hà Đồ Lạc Thư, Bát Quái Đồ... cho đến đời sau.

Nếu truy ngược lại những diễn biến của lịch sử, có thể thấy người Hán đã viết sai lạc về ông tổ Phục Hy của họ khiến cho đời sau không rõ được nguồn gốc. Kiểu cố tình "thấy người sang bắt quàng làm họ", đem ông tổ của người khác làm ông tổ của mình.

Theo truyền thuyết Trung Quốc. Phục Hy có trước Thần Nông, cả hai đều được huyền sử Trung Quốc coi là thủy tổ của họ và được gọi là Thiên Hoàng, Địa Hoàng. Nhưng theo Wikipedia. Thần Nông có từ khoảng 5.000 năm trước CN. Như vậy, Phục Hy phải sống từ trước nữa. 

Thần Nông còn gọi là Địa Hoàng hay còn gọi là Viêm Đế (Viêm Hoàng). Ông phát minh ra cày bừa và dạy dân trồng ngũ cốc, lúa nước. Ông cũng là người đầu tiên đã làm Lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu "Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc).

Viêm Đế (Viêm Hoàng) tức là vua của nước Viêm Việt cổ đại. Viêm tức là mặt trời (nhiệt). Viêm Việt là tộc người Việt cổ thờ thần mặt trời. Truyền thuyết nói rằng sau khi ông mất, được táng ở Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay.

Theo huyền sử Hồng Bàng và Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp có viết rằng: Vua Đế Minh là cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông, có con là Đế Nghi rồi nhân đi chu du xuống phương Nam, gặp Tiên ở núi Ngũ Lĩnh, cưới về sinh ra con trai là Lộc Tục. Đế Minh lập Đế Nghi làm vua ở phương Bắc (vùng đất phía trên của sông Trường Giang), và phong cho Lộc Tục làm vua ở phương Nam, tên là Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ (tức là Bách Việt). Chữ Xích Quỷ chính là thờ thần mặt trời chứ không phải là ma quỷ. 

Rồi Kinh Dương Vương xuống thủy phủ, cưới Long Nữ con gái vua Động Đình, sinh ra Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân nối ngôi cha, sau kết duyên với Âu Cơ, dòng giống Tiên, sinh được 100 trứng trong một bọc. Sau trăm trứng nở ra 100 người con trai, tự nhiên trường đại, trí dũng song tòan.

Một ngày kia, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng “Nàng là dòng giống Tiên, ta là dòng giống Rồng, khó thích hợp để có thể sống chung dài lâu. Vậy nàng đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, mà sinh sống. Nhưng hễ có chuyện gì, thì cùng nghe nhau, không được bỏ nhau, và hẹn gặp nhau ở nơi Tương Dã “(không rõ là nơi nào).

Từ đó, Âu Cơ ở lại Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phúc bây giờ). Người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Về bờ cõi thì Đông giáp bể Nam Hải, Tây đến Ba Thục (tỉnh Vân Nam, TQ), Bắc giáp Động Đình Hồ (tỉnh Hồ Nam, TQ), Nam đến nước Hồ Tôn (sau  này là Chiêm Thành). Nước Văn Lang của Vua Hùng chia làm 15 quận, truyền được 18 đời Hùng Vương thì đến tay Thục Phán năm 258 trước Tây Lịch. Thục Phán tức là An Dương Vương, ông đổi tên nước Văn Lang thành nước Âu Lạc.

Trong khi đó, lịch sử của dân tộc Hán bắt nguồn từ một dân tộc du canh, du cư cổ đại gọi là tộc Hoa Hạ thuộc nước Tần thời nhà Chu, sau Viêm Đế gần 4.000 năm. Tức là khoảng năm 500 trước Công nguyên, những người Hoa Hạ mới tụ tập nhau lại thành một quốc gia gọi là nước Tần. Ngày nay nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Người Hoa Hạ chuyên trồng kê, lúa mỳ và săn bắn. Đặc điểm con người là cao lớn, thô lỗ, mắt híp thuộc giống người Mông Cổ.

Còn bản sắc văn hóa của người Viêm Việt chính là lúa nước và đồ đồng. Họ sống định canh định cư gần sông hồ nên mới cần làm lưới săn bắt cá. Còn người Hoa Hạ, (mà ta hay gọi là người Hoa), họ ở trên thảo nguyên Tây Bắc Á cần Phục Hy dạy cách đan lưới để bắt cái gì? Họ cũng không thể trồng lúa nước được vì làm gì có nhiều sông ngòi ao hồ cung cấp nước.

Mãi đến thời Tần Thủy Hoàng (năm 221 trước Công nguyên) đã đánh bại 6 nước rồi tiếp đến nhà Hán, người Hoa Hạ mới tràn xuống Trung Nguyên và đồng hóa các dân tộc khác bằng cách ép buộc hoặc tự nguyện. Tần Thủy Hoàng còn nổi tiếng là ông vua chuyên thích đốt sách của các dân tộc khác. Có lẽ ông ta tự thẹn khi thấy lịch sử của tộc Hoa Hạ không sao bằng được tộc Viêm Việt nên đã cho người tìm kiếm và tiêu hủy hết tang chứng. Không những vậy, ông ta còn cho viết lại lịch sử của các dân tộc khác cho phù hợp với ý nghĩ của ông ta. 

Nối bước Tần Thủy Hoàng, người Hán sau này cũng như vậy. Trong quá trình tràn xuống Trung Nguyên xâm chiếm đất đai của người Viêm Việt và của các dân tộc trên thảo nguyên phương bắc. Người Hoa Hạ đã áp dụng một chính sách gọi là đồng hóa và dị hóa. Biến người của các dân tộc khác thành người Hoa Hạ. Từ đó sinh ra một dân tộc hỗn tạp gọi chung là người Hán. 

Trải qua hai ngàn năm, người Hán dần dần chiếm hết phương nam, vừa tiêu diệt, vừa đồng hóa người Bách Việt, vừa viết bậy lại lịch sử của họ khiến cho thế hệ sau lầm tưởng là người Hán đã có một nguồn gốc văn minh rất lâu đời. Bằng chứng là họ đã xóa tên ông hoàng thứ 3 của người Việt là Đế Lai và thay bằng một vị vua người Hán tên là Hiên Viên Hoàng Đế. Từ đó họ coi Hiên Viên là vị tam hoàng thứ 3 gọi là Nhân Hoàng. Tên gọi Tam Hoàng bắt đầu từ đấy.

Có một nhà khoa học phương Tây sau khi xem xét nhiều tư liệu cổ của Ấn Độ, Maya và Inca Nam Mỹ đã phải nói rằng: "Dường như hậu duệ của các nền văn minh cổ, họ có ý thức bản năng về sự nguy hiểm của chiến tranh, vì thế họ sống rất hiền lành và nhẫn nhịn". 

Xem xét kỹ các giả thuyết này, chúng ta còn thấy có sự tương đồng với lịch sử của người Maya, người Inca Nam Mỹ từ 5.000 năm về trước.

Thứ 1. Phục Hy dạy dân viết chữ. Chữ của ông dạy là loại chữ Nòng Nọc (nhị phân hoặc chữ khoa đẩu) dùng bằng cách thắt nút lưới. (có thể là lưới đánh bắt cá). Loại chữ này giống y chang cách viết chữ Kipu của người da đỏ bên kia bán cầu. Họ cũng có một kỹ thuật đồ đồng giống y của người Viêm Việt cổ với nhiều họa tiết trang trí như mặt trống đồng. Bạn nào muốn tham khảo thêm văn hóa Inca, Maya sẽ biết rõ điều này.

Thứ 2. Kinh Dịch cũng được viết bằng ngôn ngữ Nòng Nọc này, nó miêu tả các hiện tượng thiên nhiên và vũ trụ, địa lý và nhân mệnh... Nên biết rằng, người da đỏ Nam Mỹ cũng rất giỏi thiên văn và vũ trụ. Họ đã tính trước được ngày 21/12/2012 là ngày mà Hệ mặt trời đi vào xích đạo của Ngân Hà. Mặc dù Kinh Dịch ngày nay đã bị tam sao thất bản, nhưng quan trọng nhất, nó chính là một tác phẩm khoa học có từ rất lâu đời của người Việt cổ, bắt nguồn từ một nền văn minh tiến bộ mà ngày nay chúng ta vẫn chưa hiểu hết. 

Những ai đã từng đọc Kinh Dịch đều biết đến Lưỡng Nghi, Tứ Tượng. Tức là hình thái cực hai màu đen trắng, tượng trưng cho Âm - Dương hoặc Thái Âm, Thái Dương. Ngoài ra còn hai hình tròn nhỏ hơn tượng trưng cho Thiếu Âm, Thiếu Dương. Trong bộ lịch cổ của người Maya cũng có hình thái cực này. Vì thế, có lẽ Phục Hy chỉ là người truyền bá lại, còn người Hán đem nó cải biên thành một loại sách bói toán rất hiệu nghiệm.

Thứ 3. Văn hóa Viêm Việt lấy mẫu hệ làm chủ, giống y chang của người Maya, Inca Nam Mỹ. Người cổ Ấn cũng có truyền thống như vậy, bằng chứng là ở Ấn Độ và trong các tộc da đỏ Nam Mỹ ngày nay, phụ nữ muốn lấy chồng phải có của hồi môn. Con cái được theo họ mẹ. Người Việt Nam ta nhờ việc này mà đã thoát khỏi sự đồng hóa của người Hán phương bắc.

Thứ 4. Người Maya và người Inca cũng có truyền thuyết Đại Hồng Thủy, trùng khớp với Đại Hồng Thủy của Trung Quốc, mặc dù họ nằm ở bên kia bán cầu. Về tâm linh, người Maya coi thần mặt trời là tổ tiên của họ, vì thế họ thờ mặt trời. Cái này thì quá giống người Viêm Việt rồi.

Các bạn có để ý không. Ngày nay, cờ của người Nhật Bản cũng là hình mặt trời. Người Nhật thường nói họ là đất nước mặt trời mọc. Chữ viết của họ được chứng minh bắt nguồn từ chữ khoa đẩu, giống như kiểu thắt nút dây thừng. Còn cờ của người Hàn Quốc thì lấy hình Lưỡng nghi, Tứ tượng. Nguồn gốc của họ có lẽ cũng từ Viêm Việt cổ đại mà ra cả.

Nếu văn hóa cổ Maya có nhiều nét rất giống với văn hóa cổ Viêm Việt. Vậy bạn có nghĩ rằng vào 5.000 năm trước, người Maya vượt biển sang châu Á để học tập Viêm Việt, hoặc ông Phục Hy bay sang châu Mỹ để học người Maya hay không? Những kiến thức giống nhau như vậy chắc chắn là do họ được truyền thừa từ những nền văn minh trước đó thôi.

Như vậy, Đại Hồng Thủy đã được truyền kể lại từ đời vua Phục Hy, ít nhất là khoảng hơn 5.000 năm về trước. Nó miêu tả các sự kiện được xảy ra trước nữa và trùng khớp với thời kỳ Đại Hồng Thủy mà cổ thư Mahabharata (Ấn Độ cổ) nhắc đến.

Mặc dù chỉ là truyền thuyết được truyền miệng qua nhiều thế hệ cộng thêm với sự thêu dệt có tính huyễn hoặc của các triều đại phong kiến. Nhưng có một điểm chắc chắn là truyền thuyết đã mô tả một sự việc có thật trong quá khứ.

Các bạn nếu muốn tham khảo về lịch sử của dân tộc Việt thì có thể tìm đọc trên các tài liệu Internet có rất nhiều. Hoặc bạn có thể đọc về bài Sự hình thành dân tộc Hán trên trang này.

http://tailieu.vn/doc/su-hinh-thanh-dan-toc-han-470525.html

Bây giờ chúng ta xem tới Đại Hồng Thủy qua tôn giáo lớn nhất thế giới: Đạo Cơ Đốc (Kito giáo).

Theo Sách Sáng Thế trong Kinh Thánh. Thiên Chúa nhận ra rằng, loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến nỗi không thể cứu chữa. Thiên Chúa hối hận vì đã tạo ra loài người nên quyết định sẽ hủy diệt tất cả thế giới bằng trận Đại Hồng Thủy. 

Tuy nhiên, Thiên Chúa thấy ông Nô-ê là người công chính nên không nỡ loại trừ cả ông. Thiên Chúa phán truyền cho ông Nô-ê: "Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên." (Sáng Thế 6:15-16).

Ngoài ra, Thiên Chúa cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: "Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng." (Sáng thế 6:19-21).

Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con bồ câu không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê biết là nước đã giảm xuống, mặt đất đã hòa bình vì Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa.

Ngày nay, xuất phát từ truyền thuyết chiếc tàu Nô-ê này, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình (hoặc sự an bình).

Xem thêm về con tàu noah tại đây.

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/47029_huyen-thoai-con-tau-noah-co-that-hay-khong.aspx

Như vậy, có thể kết luận rằng Nạn Hồng Thủy hay ngày Đại Họa là có thật và đã từng xảy ra khắp toàn cầu trong quá khứ. Nó có thể bắt nguồn từ một cuộc chiến hạt nhân hoặc do băng tan ở hai cực khiến mực nước biển dâng cao... Dù là do nguyên nhân gì thì sự thật là nó đã quét sạch nhiều thứ trên mặt đất và làm chết rất nhiều người.

Ở đây, theo suy luận thì tôi tin rằng nó xảy ra do chiến tranh hạt nhân. Bởi vì nó rất bất thình lình khiến các nền văn minh cổ không kịp phản ứng. Còn lũ lụt, sóng thần hay thảm họa thiên nhiên thì không thể nào làm được chuyện đó. Nhất là các nền văn minh cổ còn tồn tại các nhân vật siêu phàm mà kém nhất cũng bằng anh chàng Inteman trong câu chuyện của chương 1.

Bây giờ chúng ta sẽ xem đến chương cuối nói về những nhân vật siêu phàm như vậy với tựa đề: Trường sinh và các cảnh giới của Khí công, Yoga.

(Tái bút. Nếu có nhà khoa học phương Tây nào mà đọc câu chuyện của tôi thì chắc sẽ phải gật gù mà thốt lên rằng: "Ngài quá đúng, người Việt của các ngài đã có lịch sử rất lâu đời và huy hoàng... còn chúng tôi mới tiến hóa từ khỉ lên được mấy ngàn năm thôi". Các bạn nghĩ có phải không?)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: