Chương 10. Khoa học kỹ thuật thời tiền sử

Như những gì chúng ta đã biết ở trên, người tiền sử đã có những kiến thức về khoa học không gian, bằng chứng là họ đã có mô hình phi thuyền, phi cơ, đã có những kiến thức nhất định về động cơ cơ khí phản trọng lực, động cơ thủy ngân và cả động cơ phản lực nữa. Thậm chí, có thể họ đã có cả động cơ vĩnh cửu... vv. 

Ngoài những thứ đã kể trên, chúng ta xem xét tiếp các di vật phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật của người xưa như thế nào? Xin nói thêm là những di vật này là có thật và chúng được nói trên Internet rất nhiều. Mọi người có thể kiểm chứng qua nhiều bài viết.

1. Bộ máy 400 triệu năm tuổi.

Trên bán đảo Kamchatka, tại khu vực cách làng Tigil 200km, các nhà khoa học Đại học tổng hợp khảo cổ học St Petersburg của Nga đã phát hiện một số hóa thạch kỳ lạ.

Theo nhà khảo cổ học Yuri Golubev, về bản chất, phát hiện này đã gây ngạc nhiên lớn cho giới khoa học, có thể làm thay đổi tiến trình lịch sử. Tính xác thực của hiện vật này đã được chứng nhận.

Thoạt nhìn, vật này như được khắc lên vách đá. Tuy nhiên, quá trình phân tích chỉ ra rằng, các chi tiết của thiết bị đó được làm bằng kim loại, trong tổng thể, chúng gắn kết với nhau tạo thành một bộ máy giống như đồng hồ hoặc máy tính. Điều tuyệt vời nhất là tất cả các bộ phận được đánh giá có niên đại 400 triệu năm.

Nhà khảo cổ Yuri Golubev cho biết: “Khách du lịch là những người đầu tiên tìm thấy nơi này. Họ phát hiện ra các dấu tích trong khu vực vách đá. Chúng tôi đã lên đường đến nơi đó và ban đầu chúng tôi còn không hiểu mình đang nhìn thấy gì. Có hàng trăm miếng hình tròn có răng cưa, có lẽ là một phần của bộ máy".

Ông Golubev nói thêm: "Bộ máy ở trong tình trạng rất tốt, dường như đã bị đông lạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện khu vực đã đặt trong vòng giám sát vì sẽ có nhiều người hiếu kỳ tìm đến".

Không ai dám tin rằng, 400 triệu năm trước đây, trên Trái Đất từng tồn tại con người, chưa nói đến máy móc và thiết bị. Tuy nhiên, kết luận này đã chỉ rõ sự tồn tại của các sinh vật thông minh có khả năng công nghệ.

Xem thêm hình ảnh tại đây

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/38489_nga-phat-hien-bo-may-co-nien-dai-400-trieu-nam.aspx

2. Bu di 500.000 năm tuổi.

Còn được biết đến là Coso Artifact, là hai vật thể không lạ gì đối với thế kỷ 21 của chúng ta nhưng lại là một bài toán hết sức khó hiểu. Theo khảo cổ thì nó đã có hơn 500,000 năm tuổi (?), đã được tìm thấy tại bang California của Hoa Kỳ vào năm 1961. Di vật này được bọc bên ngoài một lớp men dày, ở giữa là trục kim loại hình lục giác. Nó hao hao giống cái bu-di (spark plug) cho xe cộ của chúng ta. Nó được tìm thấy bên trong loại Đá Geode. Đá này được tạo thành ít nhất vài trăm ngàn năm trở lên. Chính vì điều này mà giới khảo cổ và khoa học đã tranh luận mãi mà vẫn không thể kết luận xuất xứ của nó.

Người ta đã chụp X-Ray và nghiên cứu thật kỹ nhưng vẫn không biết nó là cái gì và công dụng ra sao. Vì giới khoa học và khảo cổ không thể nhận diện được nó, họ đưa cho các Chuyên Gia Bu-di để tìm hiểu và được nói rằng đây chính là cái bu-di, có điều nó... hoàn toàn khác với bất cứ bu-di nào mà chúng ta đã từng có. Nhiều học giả kết luận rằng dù nó là gì của nền cổ văn minh hay là cái bu-di của thời đại chúng ta, mới thấy khoa học chúng ta rất vụng về khi phải đối đầu với những vật thể tức cười như vậy

Cho đến giờ phút này, Coso Artifacts vẫn không được xác nhận là vật thể gì vì chúng chính là cái bu-di nhưng lại không nằm trong hàng ngàn mẫu bu-di đã được sản xuất từ trước đến nay. Không lẽ chúng là cái bu-di do những nền văn minh cổ làm ra? Phải chăng người xưa đã có thể chế tạo ra động cơ ô tô?

Qua di vật này làm chúng ta nhớ tới nhà quân sự kiệt xuất Gia Cát Lượng của thời Tam Quốc. Ông đã cho chế tạo rất nhiều trâu máy và ngựa máy để vận chuyển lương thực. Nếu quả đúng Gia Cát Lượng đã làm được như vậy thì thế giới phải ghi danh ông là nhà sáng chế rô bốt đầu tiên trên thế giới. Cũng may ông không sản xuất ra vài con Transfomer Decepticon, nếu không thì lịch sử của cả thế giới sẽ phải viết lại.

Xem thêm tại đây

&feature=youtu.be&t=36s

3. Phích cắm điện 100.000 năm tuổi

Năm 1998, một người leo núi tên John J. Williams phát hiện thấy một vật thể như bằng kim loại lồi ra khỏi mặt đá. Ông đào lên, làm sạch nó và nhận ra đó là một thiết bị rõ ràng nhân tạo, có phần giống một cái phích cắm điện hiện nay.

Phần đá trở thành bí ẩn nổi tiếng trong giới đam mê UFO. Nó được lên mặt báo Fortean Times và tạp chí UFO, đều là những trang thông tin uy tín về hiện tượng bí ẩn. Williams là một kỹ sư điện và ông chắc chắn đó là một chiếc phích cắm cổ đại bị các lớp đá bao phủ xung quanh bảo quản tới ngày nay. Tuổi của nó được xác định khoảng 100.000 năm.

Xem thêm tại đây.

http://laodong.com.vn/khoa-hoc/bang-chung-su-ton-tai-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-o-trai-dat-157104.bld

4. Các hình điêu khắc Abydos

Abydos là một thành phố cổ nằm cách thủ đô Cairo của Ai Cập 450 cây số về hướng Nam. Thành phố Abydos được xây năm 3150 B.C, tức là cách đây 5000 năm. Năm 1848, một nhà khảo cổ người Anh đã khám phá ra những Ký Tự điêu khắc trên trần nhà của Đền Seti. Ông ta không hiểu những chữ đó là gì. Mãi đến thế kỷ 20, người ta mới thấy nó... giống như những gì hiện tại chúng ta đang có! Những "Ký Tự" này đã gây tranh luận mệt nghỉ đối với giới Khảo Cổ và những Sử Gia, và mọi tầng lớp hiện nay.

Công trình điêu khắc này có những hình kỳ lạ khiến ai nhìn vào đều nghĩ ngay chúng là gì. Đó là hình ảnh máy bay trực thăng, phi cơ, tàu ngầm, đĩa bay...

Họ đã khắc ra tức là họ đã có hoặc đã thấy những vật này nhiều trăm năm trước đó nữa. Nền văn minh này cũng gần như cùng thời với Atlantis hoặc với nền văn minh cực kỳ tối tân của Ấn Độ khoảng 10 ngàn năm trước. 

Các bạn hãy tham khảo thêm tại đây.

https://www.google.com.vn/search?tbm=isch&q=Abydos

5. Sọ thủy tinh ở Guatamala

Chắc những ai đã từng xem bộ phim phiêu lưu của Indiana Jones đều biết đến tập phim "Vương quốc sọ người". Đó chính là những sọ thủy tinh ở Guatamala.

Vào năm 1924, một người Anh tên là Anna Hedges đã khám phá ra một sọ thuỷ tinh nằm dưới một kim tự tháp tại cổ thành Maya, Guatamala. Chiếc Sọ này có kích thước bằng sọ người và hoàn toàn làm bằng Thạch Anh (quartz) trong suốt. Trong phạm vi khu vực của người Maya và Aztec, có tổng cộng 13 cái đã được tìm thấy tại Mexico, Trung Mỹ, và Nam Mỹ. Chúng có niên kỷ từ 5000 năm đến 36,000 năm(?). Những chiếc Sọ này là đề tài hấp dẫn nhất cho ngành khảo cổ ở thế kỷ 20.

Các nhà khoa học của công ty nổi danh Hewlett Packard (HP) đã khám nghiệm chiếc sọ này và nói rằng không thể tin nổi, "Sọ Thuỷ Tinh này đúng ra không thể có được". Theo các nhà khoa học này thì không hiểu cách nào người cổ đại có thể làm ra những chiếc Sọ này. Dùng kính hiển vi để khảo sát, HP nói rằng trên mặt của thuỷ tinh không hề để lại bất cứ vết trầy xước nào, thiệt là bó tay. Ngay với kỹ thuật hiện tại, nếu dùng đá Thạch Anh thì chúng ta cũng không thể làm được như vậy.

Có rất nhiều huyền thoại về những chiếc Sọ này bởi nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau. Có người cho rằng nó có khả năng chữa bệnh, tự đổi màu, tiên đoán một biến cố (khi nó đổi màu), một loại máy điện toán... Nhóm khác thì thấy nó phát ra độ run khi để gần những Sọ khác... Có điều hơi lạ là khi để đúng một tầng số ánh sáng nào đó, bên trong Sọ lại phản chiếu và lộ ra những cấu trúc kỳ dị. 

Xem thêm tại đây.

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/1001-bi-an/378_ai-che-tao-ra-dau-nguoi-thuy-tinh.aspx

6. Mô hình chim Saqquara

Năm 1898, một vật làm bằng gỗ đã được tìm thấy trong một ngôi mộ tại Saqquara, Ai cập, với niên kỷ 2200 năm. Mẫu vật này đã được gởi đến Bảo Tàng Cairo, số đăng ký 6347, phòng 22, với tên gọi là Saqquara Bird.

Mẫu vật này  có cánh dài 7 inch (18 cm) hơi cong úp xuống, có đuôi. Nó trông rất giống máy bay hiện đại, nhưng vì năm 1898 chúng ta chưa có máy bay nên nó được liệt vào mẫu vật của loài chim. Nhiều năm sau, nó được khám nghiệm bởi người có thẩm quyền làm việc với các mô hình, tiến sĩ Messiha. Theo ông Messiha và nhiều người khác,  thì mô hình này có những đặc tính rất cao về Khí Động Lực Học (aerodynamics), nó sẽ lướt gió trên không mà không cần nhiều năng lực. Loại Cánh Cong này ngày nay được coi là một kỹ thuật tối tân áp dụng vào phi cơ để nâng cao khi bay trên không trung. Cánh máy bay siêu âm Concorde của Pháp là một điển hình.

Theo nhiều chuyên gia thì mô hình này chính xác là nguyên tắc của ngành Hàng Không. Còn các Khảo Cổ gia Ai Cập thì nói rằng, thường thì bất cứ vật gì được làm nhỏ lại tại các hầm mộ của Vua Chúa đều tượng trưng cho những vật có thật bên ngoài. Ông Messiha nói rằng đây là một bằng chứng không thể tranh cãi được là nền văn minh Sumerian đã có kỹ thuật về Khí Động Lực (aerodynamic). Môn học này đòi hỏi kiến thức rất cao về sức cản của gió, và áp dụng để lướt gió một cách dễ dàng. 

Xem thêm tại đây

7. Những tảng đá ở Pumapunku

Đối với chúng ta ngày nay, xây một tòa nhà không có gì khó khăn lắm, bởi vì tất cả vật liệu đều được dùng xi-măng rồi đúc thành từng khối rồi ráp lại với nhau. Nhưng có một việc mà ngay hôm nay chúng ta không thể làm được: xẻ núi, xẻ đá thành từng phiến khổng lồ. 

Nhiều ngàn năm trước, các nền văn minh cổ đã xây cất đền đài dinh thự của họ với những phiến đá nguyên gốc xẻ ra từ núi. Nhiều di tích để lại từ Pumapunku, Văn Minh người Inca tại Peru cho thấy họ hoàn thành những công trình cắt đá và khoang lỗ một cách thật khó hiểu. Di tích Pumapunku có niên kỷ 2600 năm. Cho đến giờ phút này, người ta vẫn không hiểu họ đã làm cách nào để có những tảng đá nguyên khối dài 120m, nặng 1200 tấn.

Những phiến đá đã được cắt góc cạnh vô cùng gọn gàng, vuông vức, những đường cong tuyệt hảo, những lỗ khoang rất sâu vào đá thật tròn trịa. Điều này chứng tỏ vào thời đại đó, khoa học kỹ thuật của Họ cao hơn chúng ta ngày nay. Sau khi nghiên cứu những góc độ cắt xén và lỗ khoan, tất cả những nhà chuyên môn cắt đá ngày nay đều lắc đầu. Xét qua kỹ thuật cắt xén đá và khoan lỗ của nền văn minh cổ Peru, chúng ta thấy họ đã tiến bộ vượt bực.

Khó hiểu nhất là Pumapunku là một cao nguyên cao 4000m, không hiểu làm cách nào họ đã đưa những khối đá nặng hàng trăm tấn lên đó được. 

Xem thêm tại đây

&feature=youtu.be&t=3m21s

8. Tấm bản đồ của Piri Reis

Năm 1929, người ta đã khám phá ra nhiều bản đồ bằng da có vẽ nhiều lục địa trên thế giới... từ trên không trung. Những tấm bản đồ này bao gồm bờ biển Đông của Nam Mỹ, bờ biển Tây của Châu Phi, và Nam Cực. Những tấm da này được đúc kết lại từ 20 bản đồ khác nhau bởi một Đô Đốc Hải Quân người Thổ Nhi Kỳ (Turkey), ông Piri Reis vào năm 1510. Bản đồ Nam Cực được vẽ rất chi tiết và chính xác, và đến năm 1800 chúng ta mới khám phá ra Nam Cực. 

Vấn đề làm các nhà khoa học điên đầu là bản đồ vẽ tại Nam Cực quá chính xác từng chi tiết và... không có băng đá (vì có băng đá thì hình thù sẽ méo mó). Lần cuối cùng khoa học cho biết là Nam Cực không có băng đá là khoảng 7000 - 13,000 năm về trước. Vậy thì, nền văn minh nào đã có kỹ thuật để thực hiện bản đồ trên cách đây hơn 7000 năm?

Ngoài ra, còn có tấm vẽ bản đồ thế giới hình cầu với đầy đủ Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến (longitude/latitude) và chu vi trái đất. Những kỹ thuật này không hề biết đến cho đến thế kỷ 18. Ông Piri Reis ghi lại rằng nhiều tấm này được vẽ lại từ nhiều tấm nhỏ từ thời Alexander The Great (2300 năm về trước). Chứng tỏ chủ nhân những bản đồ này đã biết về chu vi, về số Pi (3.1416), Luợng Giác, và Hình Học rất chính xác.

Năm 1953, những tấm bản đồ hình cầu này được gởi đến Cơ Quan Địa Hình Hải Quân Hoa Kỳ. Tại đây, ông Arlington H. Mallery, một chuyên gia về bản đồ đã đem so sánh với bản đồ hiện tại và bị sốc vì nó đúng y như cái đang có. Ngay cả cái đang có cũng cần chỉnh lại cho đúng theo nó. Ông ta nói rằng những tấm bản đồ này chỉ có thể thực hiện được từ trên không trung, và muốn thực hiện thì phải tinh thông về Lượng Giác Học (trigonometry) và Hình Học (geometry).

Vậy nền văn minh nào đã làm được chuyện này? Cho đến nay không ai trả lời được về lai lịch những tấm bản đồ này.

Xem thêm tại đây

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_Piri_Reis

9. Lò xo, đinh ốc, và kim khí

Hàng ngàn những lò xo hình xoắn ốc, con vít, và kim loại đã được tìm thấy bởi những thợ đào vàng tại dãy núi Ural của Liên Xô vào năm 1990. Chúng bị chôn lấp dưới vài thước lớp đất có tuổi chừng 100,000 năm. Các nhà Khảo Cổ nói những vật này có độ tuổi từ 20,000 năm. Có vật nhỏ đến 1/10,000 inch. Vào tháng 11, 1996. Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Địa Dư Và Quý Kim (Central Scientific Research Department of Geology and Exploitation of Precious Metals) tại Moscow, Liên Sô, Tiến Sĩ E.W.Matvejeva đã chứng thực và xác nhận cổ vật này có vài ngàn năm tuổi.

Xem thêm tại đây.

http://www.x-libri.ru/elib/smi__858/00000001.htm

10. Cột trụ bằng xi măng

Ở nơi cách Tân Calêdonia 40 hải lý về phía Nam có một đảo nhỏ gọi là Baien, từ xưa đến nay chưa từng có ai cư ngụ ở đó. Nhưng trên hoang đảo nhỏ này lại có khoảng 400 gò đất kỳ quái. Chúng được xây nên từ cát và đá cao khoảng 2,5-3m, mặt nghiêng khoảng 90m. Trên gò đất không có bất kỳ một loại thực vật nào sinh trưởng, cảnh vật vô cùng hoang vắng. Những người đã từng đến đây cho rằng, đó là các di chỉ từ thời tiền sử.

Năm 1960, nhà khảo cổ học Cheliwa đến hòn đảo nhỏ này tiến hành khai quật các di chỉ. Ông đã khám phá một điều ngoài sức tưởng tượng, đó là trên 3 di chỉ cổ ở giữa đều có 1 cột trụ xi măng nằm song song với nhau. Những cột trụ này cao từ 1m đến 2,5m, trong xi măng của cột trụ còn lẫn vỏ ốc, vỏ sò vỡ. Cheliwa vô cùng kinh ngạc bởi ông biết xi măng mới được phát minh từ thế kỷ XIX cho dù là hỗn hợp đất đá xám tương tự như xi măng cũng chỉ được người La Mã cổ đại tìm ra trong khoảng năm 500 đến 600 trước Công nguyên. 

Ông đã mời những nhà nghiên cứu khoa học đến để dùng phóng xạ kiểm tra các cột trụ này. Trắc nghiệm đã cho thấy, niên đại của những cột trụ xi măng này vào khoảng năm 10950 - 5120 trước Công nguyên. Cũng có thể nói, những cột trụ xi măng của đảo Baien được xuất hiện từ thời kỳ đồ đá, sớm hơn rất nhiều so với thời đại La Mã cổ.

Điều thú vị hơn là, theo cách nói của những nhà sử học xưa, người đầu tiên đã từng đến Tân Calêdonia vào khoảng 2000 năm. Cũng có thể nói trước thời gian đó, đảo Tân Calêdonia không có người cư trú, đây là một vùng hoang vắng nguyên sơ không hề có ánh lửa của con người, ngay cả bây giờ cũng không có ai sống trên hoang đảo Baien này. Cho đến năm 1792, người Pháp mới tiến hành khám phá đảo lần đầu tiên, sau này họ biến nơi đây thành nơi lưu đày tội phạm. Sau 100 năm, đảo Baien mới được chính thức coi là lãnh địa vĩnh viễn của Pháp. Vậy, ai là người vận dụng kỹ thuật phức tạp làm ra xi măng 5000 trước Công nguyên. Chẳng lẽ không có ai trên đảo này làm nên những cột trụ xi măng ư?

Theo phán đoán, phương pháp chế tác đương thời là đắp các gò đất, sau đó rót xi măng vào làm cho đông cứng lại. Nhưng xung quanh những cột xi măng này lại không hề có bất cứ dấu tích nào về hoạt động của con người. Bởi vậy, người ta vẫn không có phương pháp nào biết được ai là người chế tạo nên các cột trụ xi măng. Có thể nói, những cột trụ xi măng này có tác dụng gì vẫn là một trong những điều khó giải thích trong kho tàng bí mật của nhân loại.

Xem thêm tại đây.

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/1001-bi-an/3168_bi-mat-ve-cot-tru-xi-mang-thoi-tien-su.aspx

11. Chiếc đèn DENDERA

Trong Đền Thờ Hathor tại Dendera, cách Cairo 300 dặm, Ai Cập, có khắc hình vẽ trên đá rất lạ mà những nhà nghiên cứu cho đó là hệ thống đèn điện tử. Trong hình là một bóng đèn dài và to, cuối đuôi đèn có sợi dây như dây điện nối với một vật hình chữ nhật đứng, giống như một bình điện.

Tấm hình khác thì khắc 2 bóng chụm vào nhau. Tấm này, các nhà nghiên cứu về điện từ thì cho rằng có thể khi hai bóng chụm vào nhau và nếu đủ năng lượng sẽ tạo ra Plasma, một loại điện năng rất phổ thông từ mặt trời có chứa các hạt nhân điệt tử từ khí Helium và Hydrogen. Sấm Sét cũng có Plasma. Plasma được tạo ra bởi sự phối hợp 2 cực dương và âm điện tử, ứng dụng của nó được tìm thấy trong đèn Neon, tia Laser, Tivi, lò Vi sóng.

Xem thêm tại đây.

http://the-pie-rat.tumblr.com/post/33682676683/electricity-in-ancient-egypt-relief-from-the

12. Máy điện toán Hy Lạp.

Một cổ vật có 2000 năm tuổi đã được tìm thấy trong một chiếc tàu bị đắm gần Hy Lạp vào năm 1901. Nó được gọi là Cơ Khí của Antikythera (tên của đảo). Vật dụng này làm bằng Đồng, bao gồm 30 bánh xe răng cưa và những cây kim, được bọc bởi một hộp bằng gỗ. Hiện nó đang được lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Khảo Cổ Athen, Hy Lạp.

Năm 1951, một giáo sư Vật Lý Nguyên Tử, ông Karakalos, đã dùng X-Ray để chụp xuyên qua máy để nghiên cứu và tìm hiểu nó. Sau khi nghiên cứu rất kỹ cổ vật này, ông kết luận nó là một máy điện toán chạy bằng cơ khí với 30 răng cưa di chuyển với nhiều tốc độ khác nhau dùng để tính toán sự di chuyển của mặt Trăng, mặt Trời, các Tinh Tú và Hành Tinh trong Thái Dương Hệ. Tuy nhiên, toàn bộ công dụng của nó thì các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu hết được.

Hiện nay, giới nghiên cứu đã dựa theo mô hình của nó và đã tái tạo lại hai cái chính xác kiến trúc cũng như sự vận chuyển của bộ máy Điện Toán 2000 năm này. Một cái được trưng tại Bảo Tàng Quốc Gia của Hy Lạp, một cái tại Bảo Tàng Computer tại Montana, Hoa Kỳ.

Xem thêm tại đây. Antikythera mechanism reconstruction.

http://images.search.yahoo.com/search/images;_ylt=A2KJkCGk0.9QCzsAfESJzbkF?p=antikythera%20mechanism%20reconstruction&fr=yfp-t-701&ei=utf-8&n=30&x=wrt&fr2=sg-gac&sado=1

13. Bình điện Baghdad.

Năm 1936, các nhà khảo cổ khám phá ra một di vật rất lạ tại Iraq. Vật này có niên tuổi 2500 năm và được gọi là Bình Điện Baghdad. Chiếc bình cao chừng 14 cm (5.5 inch), làm bằng đất nung và có một ống đồng bên trong. Theo các chuyên gia thì chỉ cần đổ Acid và Alkaline vào là sẽ phát ra điện.

Ngoài ra, người ta còn thấy trong Viện Bảo Tàng Baghdad nhiều bình khác làm bằng Đồng được mạ Bạc. Năm 1970, một chuyên gia người Đức tên là Arne Eggebrecht đã làm rập khuôn một bình và đổ nước Nho vào. Chiếc bình nhái kiểu này đã phát ra 0.87 Volt điện.

Có khoảng 15 bình đã được khai quật từ nhiều vùng khác nhau, một số đã bỏ nằm lăn lóc dưới hầm của Viện Bảo Tàng. Điều này cho thấy người Ba-Tư (Iraq) đã sử dụng bình điện này rất rộng rãi. Làm cách nào mà khoa học cổ Ba-Tư lại nắm được nguyên lý điện-từ và áp dụng kiến thức đó để làm ra điện? Ai đã phát minh ra điện cách đây 2500 năm trước? 

Xem thêm tại đây. Baghdad Battery

http://images.search.yahoo.com/search/images;_ylt=A0oGkknc3_BQnXcAJitXNyoA?p=Baghdad+Battery&fr=yfp-t-701&fr2=piv-web

14. Trụ Sắt Delhi.

Tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, hiện nay vẫn còn nguyên vẹn một trụ làm bằng sắt đứng sững đó 1600 năm mà không hề bị rỉ sét mặc dù khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt. Trụ sắt này được gọi là Iron Pillar From Delhi. Nó cao 7 thước, và nặng 6 tấn.

Trụ Sắt này làm bằng 98% kim loại Sắt và sau 1600 năm nó không hề bị một vết hoen rỉ hoặc dấu tích bị mục nát. Phân tích cho thấy lớp tráng mỏng bên ngoài gồm có Sắt, Oxygen, và Hydrogen.

Có điều lạ là lớp tráng bên ngoài này lại tự nhiên dày thêm ra theo thời gian. Các chuyên gia phân tích đã nói nó dày ra thêm 1/20 mm. Các nhà khoa học đã bất ngờ hiện tượng này và nói rằng có thể áp dụng khám phá này vào các thùng chứa Uranium hoặc Hoá chất khi đem chôn. Ngoài ra, việc khắc chữ trên cột sắt này rất tinh xảo. Cột sắt Delhi này cho thấy kỹ thuật luyện kim của Văn minh cổ Ấn Độ hết sức đáng ngại, ngay cả với kỹ thuật hiện tại cũng không nghĩ ra được.

Xem thêm tại đây.

http://images.search.yahoo.com/search/images;_ylt=A0oGdWcb6_BQYiUAqeFXNyoA?p=Iron+Pillar+from+Delhi&fr=yfp-t-701&fr2=piv-web

15. Trụ Đá Baalbek.

Những Cột Đá Baalbek là chân trụ của những đền đài cổ tại Lebanon, nửa đường từ Beirut đến Damacus, được xây cách đây hơn 2000 năm. Những trụ Đá này trung bình có chiều dài là 30m, dày 6m và nặng hơn 1300 tấn. Những phiến đá này được cắt xén rất vuông vức và được dựng lên và di chuyển để xây thành Đền Jupiter.

Đây là một thách thức rất lớn đối với kỹ thuật hiện đại ngày nay: Họ đã dùng khí cụ gì để cắt những phiến đá cứng và dễ vỡ một cách ngọt xớt như vậy? Và làm cách nào họ di chuyển khối đá 1300 tấn đến địa điểm này? Họ dựng lên bằng cách nào? Nên nhớ là hiện tại chúng ta có thể đúc xi-măng để làm những khối đá này chứ không có khả năng cắt một trụ đá quá to như vậy (lưỡi cưa không đủ dài). 

Và theo sự uớc lượng của các chuyên gia vận chuyển thì với khối đá như vậy, 100 cần trục cũng không dựng đứng được nó, huống hồ gì phải di chuyển! Với cơ khí tối tân hiện đại cũng không thể dựng đứng tảng đá khổng lồ này, vậy thì thời đại đó họ đã áp dụng nguyên tắc nào để cắt xén, di chuyển, và dựng đứng?

Khi các Nhà Khảo Cổ muốn tu sửa lại một cái Đền bị xiêu vẹo, họ cần thay thế một Trụ cao 7 thước, nhưng các chuyên viên kỹ sư của Hoa Kỳ có chuyên môn vận chuyển nói rằng họ không đủ khả năng làm việc này dù với cơ khí tối tân đang có. Họ ước lượng phải cần 40,000 người mới kéo nỗi những trụ này. Các bạn thấy đó, chỉ một cái trụ thôi, cắt xén đã khó, rồi di chuyển nó, nâng cao lên trên nền của Đền, chúng ta đã không làm được nhưng ngày xưa họ đã làm được. Thực hiện những kỳ công để xây Đền Baal-Jupiter trên vẫn là một bí mật đối với các chuyên gia ngày nay.

Xem thêm tại đây. Baalbek stones

http://images.search.yahoo.com/search/images;_ylt=A0PDoKs3QfFQmWoA2aGJzbkF?p=baalbek%20stones&fr=yfp-t-701&ei=utf-8&n=30&x=wrt&fr2=sg-gac&sado=1

16. Kim Tự Tháp Kukulkan

Kim Tự Tháp Kukulkan còn gọi là Chichen Itza là một trong hàng chục cái do người Maya đã xây cách đây 3000 năm trước. Thời đại của họ kéo dài cho tới thế kỷ thứ 8 thì suy tàn và bỗng nhiên biến mất không để lại một dấu tích nào. 

Suốt 1800 năm dài, nền văn minh này vô cùng sáng chói rực rỡ, đã để lại vô số di tích đền đài cùng những điêu khắc, đồ gốm, tranh vẽ... Người Maya nổi tiếng nhất là Toán học, Thiên Văn, và... Phi Cơ. Họ đã biết cả Thái Dương Hệ đi hết một vòng Dãy Ngân Hà Milky Way là 25.625 năm, đúng như khoa học ngày nay xác nhận. Họ đã tính toán ra ngày 21/12/2012 là ngày mà trái đất và mặt trời cùng nằm trên đường thẳng xích đạo của Ngân Hà và trái đất bắt đầu bước sang một chu kỳ mới trong 25.625 năm đó. Nhiều người đã tưởng rằng đó là ngày Đại họa.

Kukulkan có một đặc biệt đó là khi các bạn đứng trước nó và vỗ tay, nó sẽ phát ra tiếng chim kêu. Đó là tiếng kêu của loài chim Quetza, một loài chim tượng trưng của người Maya.

Kim Tự Tháp này cũng là một công trình thiên văn. Đúng khi xuân về, những tia nắng ấm đầu xuân sẽ làm hiện hình con Rồng đang uốn khúc trên bậc thang của Kim Tự Tháp.

Ngoài ra Kim Tự Tháp này còn là một công trình bí ẩn khi vừa qua, nó đã phát một chùm tia sáng thẳng lên trời.

Xem thêm tại đây.

Trong khuôn khổ bài viết có giới hạn nên ngoài những thứ đã kể trên ra, còn nhiều di vật khác chưa được nhắc đến. Nhưng chỉ cần từng đó thôi, chúng ta đã thấy những nền văn minh trước đây đã phát triển như thế nào? Họ đã có điện lực, đã có máy móc cơ khí còn tối tân hơn chúng ta. Chúng ta không có khả năng xẻ nguyên một phiến đá dày và dài như bên trên! Độ sắc bén cắt thật ngọt, bằng phẳng, đã chứng tỏ họ đã không dùng cơ khí tầm thường như chúng ta đang có. Họ còn là những bậc thông thái về Thiên Văn, Toán Học, Vật Lý, Kiến Trúc, Hóa Học, Nghệ Thuật...

Và tiếp theo, mời các bạn xem tiếp chương 11 về người xưa đã sử dụng những năng lượng gì? Liệu có phải tổ tiên chúng ta đã dùng dầu hỏa, than đá hoặc tệ hơn là than tổ ong hoặc rơm phơi khô như thế kỷ 21 chúng ta vẫn làm hay không?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: