Thời chiến
Trong những năm tháng đỏ lửa đó có hai người yêu nhau.
1.
Năm 1945, sau cuộc tổng tiến công nổi dậy giành lại chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Nam tạm thời giành lại độc lập, thành lập ra chính phủ lâm thời. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình nhuộm đỏ màu cờ và hoa ấy, một đất nước non trẻ mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được khai sinh.
2.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945 được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai.
Tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
3.
Năm ấy Hanh mới tròn 18, sinh ra trong một gia đình gốc người Hoa nhưng gia cảnh sa sút mà phải bươn trải từ tấm bé. Vì lời hứa sẽ chăm sóc tốt cho gia đình mình nếu như tử trận, mà anh lên đường. Bỏ lại sau lưng cha mẹ đã già yếu, hai đứa em còn nhỏ dại và cả mối tình đầu mới chớm nở với cô hàng xóm nhà bên.
"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
4.
Đêm đầu tiên ra đến Hà Nội, Hanh không ngủ được, phần vì anh chưa quen với cái lạnh cắt da cắt thịt nơi đây, phần vì anh lại lo nghĩ vẩn vơ, anh lo ba má có ngủ được không hay lại rầu ruột đứt gan vì nghĩ cho đứa con nơi phương xa, anh lo hai em nhỏ ăn đủ no không, hay lại chạy bữa từng ngày, anh đi rồi ai cáng đáng gia đình, lo mãi rồi cũng thấy mắt trĩu xuống. Trước khi chìm vào mộng mị, anh mơ thấy nụ cười thấp thoáng cái lúm đồng tiền nhỏ xinh trên má của người con gái anh thương.
5.
Cậu Quốc năm 16 tuổi là một cậu ấm chính hiệu, con một ông thầy thuốc đông y có tiếng trên phố Hàng Ngang, bên trên có một người anh trưởng đã có vợ con đuề huề, tưởng chừng như cuộc đời của cậu sẽ trôi qua một cách êm đềm như thế, học tiếp nghề của cha rồi mở một cửa tiệm lấy vợ, sinh con. Nhưng cậu lại muốn phá bĩnh cái con đường êm đẹp đó, nghe theo tiếng gọi của Đảng, cậu xung phong làm thầy thuốc lên đường đi Tây Bắc, cứu chữa cho binh lính trong cuộc chiến.
6.
Quốc nhớ rõ đêm thu hơi se se lạnh đó, một tiếng kêu "Cứu với" phá tan hết thảy u tịch của đêm. Tiếng người nhốn nháo, mùi thuốc súng, mùi máu loang lổ khắp nơi trong không khí, xộc thẳng vào khứu giác của tất cả những người ở cách đó mấy chục mét. Người thanh niên cậu được giao cho phẫu thuật tuổi đời cũng không hơn cậu là bao, trên gương mặt toát ra vẻ cương nghị và mạnh mẽ, nhưng không kém phần non trẻ, gương mặt người con trai lấm lem đất bùn và vương đầy mùi khói súng. Sau rồi, cậu mới biết người đó tên Hanh, thiếu sinh quân từ miền Nam tập kết ra Bắc.
7.
Đó cũng là lần đầu tiên bọn họ gặp nhau. Người nọ bị đạn bắn vào chân, may mắn chỉ cắm vào lớp mô mềm không ảnh hưởng tới xương, lúc cậu cầm ống gây mê lên liền vươn tay ngăn lại, trên trán lấm tấm mồ hôi vẫn gắng gượng cười nói "Tôi không sao, thuốc này không nhiều để cho các anh em khác bị nặng hơn dùng, tôi chịu được." Mảnh đạn gắp ra cũng là lúc Hanh kia cắn môi tới bật cả máu. Trời gần sáng. Hanh nằm trên phản gỗ, bên chân đau được cố định, treo lên thanh kim loại tự chế, nhắm mắt vào lại mở mắt ra, làm cách nào cũng không ngủ được.
8.
"Cậu hát ru tôi ngủ đi ". Quốc con mắt rất to, giờ phút này vì ngạc nhiên đôi con ngươi lại càng mở lớn lên gấp bội. Hanh xoay đầu, chầm chậm mang ánh mắt giao hòa với tầm nhìn của đối phương, anh chưa từng biết tên cậu, cũng không muốn hỏi rõ ràng. Gặp nhau trong cảnh này chính là duyên phận, mà duyên phận, bản thân anh lại không thích nó quá minh bạch.
"Ai làm cho khói lên giời?
Cho mưa xuống đất? cho người biệt ly?
Ai làm cho nam bắc phân kỳ?
Cho sa hàng lệ đầm đìa tấm thương!'.
9.
Mùa hè tháng 6 năm 1950, Hanh được lệnh lên biên giới bảo vệ phần lãnh thổ phía Tây tổ quốc, cũng như một phần phần Thượng Lào. Quốc thì theo gia đình đi di tản về Tuyên Quang làm hậu cần, ở đó cậu quen được anh Trấn làm cấp dưỡng, anh có gương mặt đẹp lắm, anh kể người anh yêu làm bên pháo cao xạ bên trung đội của Hanh. Vào những đêm mịt mờ, không ngủ được vì tiếng súng đạn, địch đánh úp lúc khuya, tâm chí Quốc lại bất giác nhớ về người con trai gầy gò, có giọng nói đặc sệt miền Nam và nụ cười hình chữ nhật chạy trên môi. Trong những gương mặt lấm bùn đen, những bộ quần áo thấm đầy máu, giữa mùi thịt cháy xém, mùi thuốc súng cay xè mũi, cậu gặp lại Hanh. Anh không bị thương, áo lính trên người phủ một lớp bụi dày. Gương mặt sạm lại thêm góc cạnh tăng thêm nhiều phần trưởng thành. Anh đứng tựa vào cửa, tay cầm súng trường, ánh mắt nhìn về phía đồng đội bị thương nằm trên mấy tấm phản gỗ ghép. Vừa mệt mỏi vừa bi thương.
Tối hôm ấy, trong căn lán nhỏ bảy người ngồi cùng ăn mâm cơm đạm bạc, có chi đâu chỉ làm cơm độn khoai sắn, cùng đĩa rau rừng chấm muối trắng,sang nhất là có đĩa trứng chiên, trời mới biết anh Trấn và Quốc đã cuốc bộ băng rừng bao lâu để vào được bản đổi mấy quả trứng, bữa cơm đạm bạc, nhưng vào thời chiến cũng được coi là đầy đủ lắm rồi. Quốc quen được anh Mẫn bên sản xuất quân trang là người yêu anh Thạc đội phó, rồi anh Tuấn cao xạ người yêu anh Trấn, cả anh Khởi lái xe nữa. Anh Tuấn nom dữ dằn mà hiền khô, toàn bị anh Trấn mắng vì tội hậu đậu toàn tự làm thương chính mình. Anh Mẫn với anh Thạc thì tình tứ lắm, toàn chí chóe rồi len lén lúc mọi người không nhìn mà đan tay vào nhau. Anh Khởi thì trầm tính, toàn ngồi uống rượu mà quân ta thu được của địch mà không ăn chi cả.
-"Em mải ngắm quá mà quên ăn hả".
Giật mình vì giọng nói trầm ấm lởn vởn bên tai, Quốc quay sang thì thấy Hanh đang chăm chú nhìn mình, rồi nhìn lại vào bát miếng trứng vàng ươm nằm trên cơm trắng tinh, không một chút khoai sắn độn nào như chứng tỏ tình anh với cậu vậy.
10.
-"Ra chú em là cậu Quốc hả, thằng Hanh nó nhắc chú em miết, nào là Quốc đẹp lắm, như khuôn trăng vậy. Nào chú em chú có thích thằng Hưởng thì anh gả cho chú. Ha Ha".
Anh Tuấn hơi ngà ngà say rồi ai bảo nãy uống hơi nhiều, mà người say thì không ý thức được lời mình nói ra. Đằng sau câu nói có phần trần trụi ấy là những nụ cười ẩn ý, kéo theo cái lườm sắc lẹm từ Hanh. Quốc cảm thấy má mình nóng giãy, y như được áp cả một cặp bánh chả tây mới lấy ra lò vào mùa đông, ánh đèn dầu héo hắt, chập chờn,vuốt ve gương mặt cậu, cậu nghe rõ được tiếng đập của tim mình, đập mạnh và dữ dội đến nỗi, tâm trí như chững lại, cậu không suy nghĩ được gì nữa, cậu chẳng biết làm gì ngoài cúi đầu ngượng ngịu rồi len lén nhìn Hanh. Còn anh sau cái lời tỏ tình hộ ấy thì ngồi ngơ ngẩn, anh thấy dưới ánh đèn dầu tù mù này, Quốc đẹp lắm, nước da trắng nõn không vì khói súng mà sạm đi, đôi môi đỏ hồng đang mím lại như giận dỗi điều chi đó, vài lọn tóc đen mềm rủ xuống trước trán, nhưng đẹp nhất vẫn là đôi mắt cậu, đôi mắt to tròn ánh nước, đôi mắt như mặt hồ mùa thu bình lặng không gợn sóng, chưa bao giờ Hưởng được ngắm cậu no con mắt như bây giờ. Mấy người kia cũng biết ý mà lôi kéo nhau trở về lán riêng của mình,giờ chỉ còn lại Hưởng và Quốc. Đến tận khi anh lồng bàn tay to ấm của mình, Quốc mới giật mình rút tay lại, nhưng đời nào người kia cho như vậy, anh ôm chầm lấy cậu và rồi cậu cảm thấy mình lâng lâng, hồi hộp và cả mừng vui.
11.
Đến tận nhiều năm sau, khi hai người đã trở thành hai ông già hàng ngày dắt tay nhau đi dạo hồ Gươm, Quốc vẫn chưa bao giờ quên được chuyện đêm hôm đó. Ngày ấy dưới ánh trăng sáng rõ nơi núi rừng, Hanh đặt Quốc nằm trên cái phản tre đã được lót sẵn áo lính, bởi vì anh biết cậu sẽ không ngủ ngon được trên cái phản vừa lạnh vừa cứng đó được. Anh hôn lên vầng trán cao bướng bỉnh, lên đôi má đã không còn phúng phính như lần đầu gặp gỡ, rồi đến đôi vai gầy đơn bạc, đêm đó anh dịu dàng để lại dấu ấn riêng biệt lên mọi ngóc ngách trên cơ thể cậu. Trước khi tiến vào, anh hôn nhẹ lên đôi mắt đã đỏ hồng, ướt sũng nước, anh nói "Tôi thương mình nhiều lắm" . Tiếng nấc nghẹn của cậu đã được nuốt xuống bởi nụ hôn dịu dàng của Hanh, hôm nay là ngày cưới của cậu, hôm nay cậu trở thành vợ của người ta. Đám cưới của cậu không có mâm cao cỗ đầy, không có thầy mẹ hai bên, đến một người chủ hôn cũng không có. Chỉ có mâm cơm đạm bạc, vài chén rượu suông và năm người chứng kiến. Nhưng Quốc biết cậu .....hạnh phúc.
12.
Quốc được sống trong hạnh phúc chỉ vài ngày, sau đó Hanh được lệnh chuyển hành quân lên Cao-Bắc-Lạng, sáng hôm đó, trước khi đi Hanh chỉ kịp xỏ vào ngón tay áp út của Quốc cái nhẫn bằng bạc trắng, loại nhẫn mà người ta vẫn hay đeo để trừ tà hay dùng cho đánh cảm, rồi trao cho cậu nụ hôn vội vã. "Anh sẽ trở về. Đợi anh." Câu nói của Hanh trước khi hòa mình vào đoàn hành quân đã giúp Quốc, sống qua biết bao đêm khi mỗi lần nghe tin về trận càn của quân ta. Quốc cũng kịp nhìn thấy, một vật tròn lấp lánh nơi ngón áp út của Hanh khi giơ tay lên chào cậu. Cậu nhìn đến tận khi đoàn quân khuất xa, cậu chợt thấy sống mũi mình cay cay, cậu bật khóc nức nở đến cúi gập cả người. Đến nỗi anh Trấn phải đến ôm dỗ dành, rồi hai anh em lại ôm nhau khóc. Phận người hậu phương là thế, lo nghĩ cho tiền tuyến đến rầu ruột đứt gan. Để khi có đoàn lính có hành quân ngang qua mà hỏi nhỏ chút tin tức. Là khi tim mình thắt lại tưởng chết đi được khi nghe số người tử mạng nơi chiến trường, rồi lại thở phào nhẹ nhõm khi không đọc thấy tên người mình thương trong danh sách những người nằm lại.
12.
Mùa xuân năm đó, cậu nhận nuôi một đứa bé, mẹ nó là một chiến sĩ tình báo bị địch bắt tra khảo tàn nhẫn, cô đã trút hơi thở cuối cùng khi đứa bé ra đời. Sau này, khi Quốc nhớ lại đôi bàn tay đầy mồ hôi, lạnh ngắt của cô ấy nắm chặt lấy bàn tay đầy máu của mình, ánh mắt người mẹ trẻ đã dần đờ đẫn, tiếng đứa trẻ yếu ớt như con mèo hen, cậu gật đầu. Cậu nhìn đôi bàn tay buông thõng xuống cáng, cùng nụ cười nhẹ trên đôi môi trắng bệch người chết, Quốc cảm thấy cậu đã đúng đắn. Quốc được thầy mẹ cho học cao, tốt nghiệp Thành Chung, tiếp thu nền văn hóa phương Tây, liền cho rằng trẻ con tốt nhất nên làm giấy khai sinh. Nhiều năm sau hòa bình thống nhất, một thiếu tướng tóc đã hoa râm nọ tìm thấy tên mình được viết trong tờ giấy ố vàng, cũ nát, gấp làm tư,trên đó ghi :
Giấy khai sinh.
Họ và tên : KIM THÁI CHUNG
Ngày sinh : 30/9/1951
Họ tên bố : KIM THÁI HANH
Họ tên mẹ : ĐIỀN CHUNG QUỐC
Nhưng tờ giấy ấy không bao giờ xuất hiện trên một tờ lý lịch nào cả, giấy khai sinh của ông luôn để trống tên mẹ, tờ giấy ố vàng ấy là một minh chứng cho tình yêu của hai người mà ông yêu kính nhất.
13.
Hanh được gặp con trai mình vào dịp giáp tết, khi đội anh được giao nhiệm vụ về hậu phương để vận chuyển nhu yếu phẩm cho tiền tuyến. Hanh nhìn sâu mãi vào đôi mắt to tròn của đứa trẻ, rồi bật khóc. Khi đứa trẻ gọi tiếng " Thầy ơi" Quốc bế con trai trên tay, nó nghiêng đầu nhìn người đàn ông cao lớn đang khóc nức nở trước mặt, như muốn hiểu thêm về người mà ba nó thường cho xem ảnh và nói đây là người quan trọng nhất đời ba, rằng thầy sẽ rất vui khi gặp nó, thầy sẽ cõng nó đi chơi , làm diều cho nó, yêu thương nó.
-"Mình định cứ thế mà khóc sao,lớn rồi mà làm thế trước mặt con trẻ không mất mặt à. Mình bế con đi"
Sực ngẩng đầu lên khi nghe thấy giọng nói dịu dàng của Quốc, Hanh lau vội nước mắt, rồi nhìn sang một thằng bé đang nhìn mình chăm chú, anh vươn tay bế nó khỏi vòng tay Quốc,anh hôn khắp gương mặt nó ,dụi đầu mình vào đầu, vào bụng nó, vào háng nó, tung nhẹ con lên trời. Khi nghe thấy giọng cười trong trẻo khanh khách của con, Hanh biết anh có con trai rồi.
Tối đó, mọi người lại quây quần với nhau bên mâm cơm, nom tươm tất đầy đủ hơn mọi ngày, nhờ chiến lợi phẩm quân ta giành được, khi quân Pháp thả nhầm hàng tiếp tế xuống địa bàn của ta. Nhà anh Tuấn cũng nhận nuôi một đứa bé trai, trộm vía khỏe mạnh mà tinh nghịch lắm, anh Thạc cũng có một cô con gái mới vài tháng tuổi, nom trông giống anh Mẫn lắm, anh Thạc với anh Mẫn vui lắm hai người gần 30 rồi, anh Mẫn theo anh Thạc về ở chung cũng gần chục năm, nhiều lúc ngồi buồn mà muốn một đứa con cho khuây khỏa, rồi nhìn thằng Chung thông minh lém lỉnh, anh Mẫn lại thèm có một đứa, bây giờ trời mới thương mà chịu cho đứa con. Hỏi ra mới biết đó là con lạ dòng giữa một cô hát ả đào có tiếng và ông sĩ quan người Pháp. Anh Mẫn đi xuống trấn mua đổi ít đồ cho đồng bào dân tộc, thì gặp cô ả đang bỏ con bé trước cửa một gia đình quan lang nọ, thấy thế anh liền nhận về nuôi. Coi bộ anh cưng nó lắm, hai anh cứ cười suốt thôi. Người vui nhất vẫn là anh Khởi, anh mới được lên chức cha của một cậu bé kháu khỉnh, kết quả của mối tình 7 năm từ hồi mới đăng lính với cô y sĩ cùng quê. Thằng Chung nhà Hanh coi thế mà lớn nhất đám, cu cậu vui lắm, còn được thầy cho một cái vòng bạc đeo ở cổ, thằng bé thích lắm, nó cứ vân vê mãi cái vòng rồi quay sang Quốc cười tươi rói, quay sang Quốc lại quay sanh Hanh, cất cái giọng ngọng nghịu nói" Chung cám ơn thầy". Hanh quay sang nhìn con rồi nhìn Quốc, anh không cười nhưng ánh mắt lại dịu dàng biết bao, một người vợ hiền, một đứa con thơ, giấc mơ cả đời của anh đây chứ đâu. Mọi người nói chuyện với nhau vui vẻ lắm, nào là nhà anh Tuấn bàn chuyện sắm tết ra sao, anh Thạc đóng cho con cái nôi như thế nào. Hanh không nói chi cả, suốt buổi anh chỉ nhìn con rồi nắm lấy đôi bàn tay cậu, tay Hanh to lắm, các khớp tay thon dài có khuôn nhìn đẹp lắm, ai bảo đây là tay người cầm súng đã giết bao quân địch cơ chứ. Quốc cọ bàn tay nhỏ vào tay Hanh, khẽ vuốt ve vài vết chai sần, nói nhẹ "Mình ăn cho nhiều vô, em thấy mình gầy đi nhiều mà coi đen đúa quá, hôm nay em có nấu món canh cá chua mình thích ăn đó, mình ăn coi ngon không".
Hanh ngắm kỹ gương mặt Quốc, thấy cậu trưởng thành hơn nhiều rồi, không còn là cậu ấm ngày cũ nữa, sương gió đã bào đi nét con trẻ nơi cậu, lại làm nhiều thêm sự điềm đạm trưởng thành. Đêm đó, ba người nằm trên cái giường nhỏ, thằng Chung nằm giữa thầy ba nó, nằm mãi mới nghe thấy tiếng thở đều của thằng bé, Hanh mới dám bế nó sang cái chõng tre nhỏ bên cạnh, sau khi dém chăn màn cẩn thận. Hanh mới dám ôm lấy Quốc, cả hai ôm chầm lấy nhau như thỏa nỗi nhớ mong hơn một năm trời xa cách, Hanh chỉ biết bày tỏ nỗi nhớ mong của mình bằng cách nguyên thủy nhất, sau khi đã dầy vò Quốc cho thỏa, Hanh mới chịu nằm xuống mà đắp chăn cho cả hai. "Sau này,khi hòa bình lập lại, chúng ta sẽ về Hà Nội, cất một căn nhà ,anh sẽ xin vào làm nhà nước, còn mình thì mở tiệm thuốc Bắc, hai chúng mình sẽ nuôi thằng Chung lớn, nếu có điều kiện cả gia đình ta sẽ vào Nam thăm tía má anh, chúng mình sẽ nhìn thấy thằng Chung lấy vợ rồi có con. Chúng mình về già sáng tưới cây, chiều đánh cờ. Mình nghe xem anh tính thế có ổn không." Hanh vừa ôm Quốc vừa vuốt ve bắp tay cậu, lại kể ước mơ của mình cho Quốc nghe. Bên tai Quốc là giọng nói trầm ấm của Hanh, cậu thấy má mình âm ấm, ra là nước mắt, mặc kệ cảm giác nhớp nháp bên dưới, hay cơn đau nhói ở địa phương khó nói cùng cái eo đang bủn rủn ,cậu nằm gọn trong vòng tay anh. Ước mong của Quốc giản đơn lắm,cậu chỉ cần bên Hanh và con thôi, thế là đủ rồi.
14.
Hai người thời gian này mới chân chính được nếm trải hương vị của gia đình, cậu buổi sáng đến trạm xá huấn luyện cho mấy bác sĩ trẻ, anh ra thao trường luyện tập, thằng bé Chung được gửi tới một khu nhà chung cùng với những đứa trẻ, con của chiến sĩ khác, chơi cùng thằng cu con nhà anh Tuấn. Buổi chiều anh về qua sẽ đón đứa nhỏ, nghe nó đọc bài ca dao trong sách "Vỡ Lòng" mà nó học lỏm được từ mấy đứa trẻ lớn hơn, sau đó chờ cậu về. Bọn họ cứ như vậy sống dưới một mái nhà. Chiến tranh loạn lạc, không một ai mảy may nghĩ tới chuyện hai người đàn ông lại có thể ở cùng với nhau. Hàng ngày anh làm chuyện của anh, cậu còn công việc của cậu, đến chiều theo nhau trở về, ăn một bữa cơm đạm bạc, ngày chẵn thì cậu tắm cho con, ngày lẻ là anh làm. Đứa bé ham chơi lười tắm, liền ôm quần áo chạy khắp nhà, miệng không ngừng hô to "Cứu con, cứu con." Cuối cùng cũng sạch sẽ thơm tho mà lên giường ngủ. Vào một vài ngày mưa Quốc lại ngẩn ngơ đứng nhìn mưa gió trắng trời, bất chợt nhớ lại mùa thu năm ấy có cậu con trai nọ,người Đằng Trong cố bắt chước giọng Bắc. Có người nói với cậu đừng tiêm thuốc mê, anh ấy còn chịu được, sau đó mở miệng kêu cậu hát ru anh ngủ.
Vận mệnh của ai đó là một ngày nắng đẹp, bọn họ gặp nhau dưới tán cây sấu già nở đầy hoa trắng. Vận mệnh của cậu cùng anh là một tiếng "Cứu với" vang lên trong đêm thu gió heo may mới thổi . Mỗi người đều được vận mệnh rẽ một lối riêng để tìm thấy nhau, lãng mạn hay bi ai, đến sau cùng hết thảy cũng chỉ còn là loại kí ức sẽ chẳng thể gặp lại một lần nữa trong đời. Không trách được tơ hồng buộc trên ngón áp út là sai hay trái, chỉ có thể đối với vận mệnh nói một tiếng cảm ơn.
15.
Cuối năm 1953, cả nước sục sôi đi lên chiến trường Điện Biên cứu nước. Hanh đi vội vã lắm, chỉ kịp trao cho cậu nụ hôn, dúi vào tay cậu một chiếc hộp sắt tây nhỏ trong đó có những cuộn tiền được cuộn lại, vài đồng bạc trắng, đó là vốn liếng cả đời Hanh, kịp thơm lên má cậu con trai nụ hôn mặn chát. Rồi nhanh chóng quay đi để không phải nhìn đôi mắt đã hoe đỏ của Quốc, và tiếng khóc mếu của con trai. Câu " Chờ anh về" chẳng thể bật ra khỏi nơi đầu môi. Vì Hanh biết đi chuyến này lành ít giữ nhiều. Nhưng khi đi một đoạn xa rồi, Hanh mới nghe thấy " Mình nhớ về đó.Nhớ về đó.Em chờ mình" hòa trong tiếng nấc nghẹn của người Hanh thương, nó chìm vào núi rừng rộng lớn, nhưng lại văng vẳng rõ ràng bên tai, nó dội vào não, như một tấm bùa hộ mệnh cho Hanh trong những khi cận kề cái chết, đánh mắt nhìn sang anh đội phó, mới thấy mắt anh đã hoe đỏ từ lúc nào. Hanh biết Thạc vẫn chưa ăn được bữa thôi nôi 1 tuổi của con gái.
Quốc và Chung gặp lại Hanh giữa thủ đô gặp đỏ cờ và hoa. Hanh đã không còn là người đàn ông phong độ năm ấy nữa. Anh gầy nhẳng, da thì vàng vọt vì những cơn sốt rừng,a nh đã không còn lành lặn, đôi tai anh đã phải bỏ nơi núi rừng, nhưng Quốc không chê, Quốc ôm lấy anh, để cho những giọt nước mắt mặn chát chảy dọc theo cổ anh, rồi biến mất vào tấm áo lính đã bạc màu, hít hà mùi thơm của Hanh, và Quốc biết người cho cậu hạnh phúc đã về rồi.
16.
Người ta luôn thấy trong gia đình vị thiếu tướng nọ, trên bàn thờ có hai di ảnh của hai ông cụ đặt cạnh nhau, nụ cười hai cụ đẹp lão lắm. Và vị tướng luôn nói về hai cụ với giọng nói kính cẩn nhất, đó là " thầy ba tôi" mỗi khi có ai hỏi tới. Khung ảnh được treo vị trí trang trọng nhất nơi phòng khách là bản phóng to của bức ảnh đã ố vàng, trên đó có hai người con trai ngồi giữa là một đứa bé, nhìn kỹ thì hai người đang nắm tay nhau, người thấp hơn hơi nghiêng đầu về người có nụ cười hình chữ nhật, cả ba người cùng cười tươi rói,thật hạnh phúc. Nơi góc trái có ghi hàng chữ nhỏ " Sinh nhật Kim Thái Chung tròn 1 tuổi. Thầy và ba. 30/9/1952."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top