thog so cb

Câu 5: Các thông số cơ bản của máy nâng chạc? vẽ hình mô tả ( nêu khái niệm về thông số cơ bản, giải thích tại sao gọi đó là các thông số cơ bản).

Trả lời: (Hình vẽ Tr 25)

1. Sức nâng của máy nâng hàng dùng chạc: Q (Tấn): Là trọng lượng hàng lớn nhất mà máy nâng hàng được phép nâng hạ và vận chuyển khi làm nhiệm vụ xếp dỡ hàng

2. Mômen hàng của máy nâng hàng dùng chạc M ( Tấn mét ): Mômen hàng của máy nâng hàng dùng chạc M được tính bằng tích của trọng lượng hàng nâng với khoảng cách từ trọng tâm của khối hàng đến mặt thành trước của chạc mang hàng: M=Q.l1

Mô men hàng định mức tương ứng khi mà trọng lượng hàng nâng là định mức

3. Chiều cao nâng hàng H(m): Là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ vị trí khi chạc ở vị trí thấp nhất mang hàng treo lên chạc tới vị trí nâng hàng ở độ cao xếp dỡ hàng theo yêu cầu.

Chiều cao nâng lớn nhất là chiều cao giới hạn mà máy nâng hàng được phép nâng cao nhất khi làm việc H

4. Các khoảng cách khi tính toán khai thác(m):

Khoảng cách từ trọng tâm của khối hàng đến bề mặt phía trước của thành đứng của chạc hàng: l1(m)

Khoảng cách từ trọng tâm của khối hàng đến trục cầu trước của máy cơ sở l (m)

5. Các kích thước của chạc (Dĩa) mang hàng (m)

_ Chiều dài của chạc mang hàng  : L (m)

_ Chiều rộng chạc mang hàng      : b (m)

_ Chiều dày của chạc mang hàng : s (m)

6. các góc nghiêng công tác của khung nâng (độ)

_ Góc nghiêng khung nâng về phía trước: α (độ)

_ Góc nghiêng khung nâng về phía sau   : β (độ)

7. Các tốc độ di chuyển động khi làm việc (m/s)

_ Tốc độ nâng hàng (m/s)

_ Tốc độ hạ hàng (m/s)

_ Tốc độ di chuyển máy nâng (km/h)

  Di chuyển máy nâng có mang hàng trên chạc (km/h)

  Di chuyển máy nâng không mang hàng trên chạc (km/h)

8. Bán kính quay vòng nhỏ nhất R (m): Bán kính cong nhỏ nhất máy nâng có thể quay vòng được khi làm việc cần thay đổi hướng chuyển động của máy trong kho; di chuyển trên bãi để thực hiện việc xếp dỡ hàng

9. Chiều cao của trọng tâm của máy nâng so với mặt nền h1­ (m): Là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ vị trí của trọng tâm của máy nâng tới mặt phẳng nằm ngang nơi máy đứng ( mặt nền)

10. Trọng lượng toàn bộ của máy nâng không kể trọng lượng hàng G (T)

11. Khoảng cách giữa các trục của cầu trước và trục cầu sau A (m): Khoảng cách từ tâm của trục cầu trước đến tâm của trục cầu sau ( gọi là cơ sở của máy )A. Cơ sở của máy nâng thường tương tự kích thước của ô tô cơ sở A (m)

12.  Khoảng cách từ trọng tâm của máy nâng ( khi không mang hàng) đến trục cầu trước của xe nâng:  a1

13. Công suất động cơ của máy nâng N ( mã lực): Công suất của động cơ chính dẫn động các cơ cấu máy

14. Các kích thước kết cấu:

+ B1­: khoảng cách tâm của các cụm bánh xe cầu trước

+ B2: khoảng cách tâm của các cụm bánh xe cầu sau

+ K: chiều rộng lớn nhất của bàn trượt

+ h: chiều cao thấp nhất của bàn trượt khi hạ chạc hàng

+ H2: chiều cao nâng của bàn trượt khi v/c hàng

15. Các góc hình học của kích thước kết cấu:

+ β1: góc vượt trước của xe

+ β1’: góc vượt phía sau của xe

+ β2­: góc xoay của bánh lái ( góc bẻ lái)

+ β3: góc xoay của bánh lái ( góc bẻ lái) lớn nhất

16. các kích thước lớn nhất ( kích thước bao) của kết cấu chung của máy:

+ B: chiều rộng lớn nhất của xe

+ H­1: chiều cao lớn nhất của xe

+ L1: chiều dài lớn nhất của xe

17. Các chỉ tiêu để đánh giá tính kinh tế của máy:

_ Chi phí kim loại cho chế tạo máy nâng: m=1,2Q+1,0  (T) với máy nâng dùng động cơ đốt trong

( oto nâng); m=1,3Q+1,0 (T) với máy nâng điện

_ Chi phí năng lượng riêng khi thiết kế chế tạo máy nâng: k=N/Q (Mã lực/ Tấn)

* Kinh nghiệm khi chế tạo tỉ số A/K=1,2÷1,5

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: