thơfdsfsd
1.Hai câu đề.
- Mở đầu bài thơ là điểm thời gian canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với mình cũng là lúc XH nhận ra tình cảnh đáng thương của mình.Sự cô đơn trơ trọi được đặt trong thời gian.
- Tiếng trống canh được cảm nhận trong cái tỉnh lặng, trong sự phấp phỏng như sợ bước chuyển mau lẹ của thời gian. Đối diện với thời gian ấy là "cái hồng nhan". Chữ "trơ" được đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi đau của sự cô đơn, của sự bất hạnh trong tình duyên.
Thông thường, giữa không gian rợn ngợp con người cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, ở đây HXH lại cảm nhận sự cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô thuỷ vô chung..., "đêm khuya...dồn": cái nhịp gấp gáp liên hồi của trống vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bước đi liên hồi của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi đi thì còn lại là sự bẽ bàng...
- "Trơ" đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. "trơ" là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó hai chữ "hồng nhan" là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ "cái" thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. "Cái hồng nhan" trơ với nước non không chỉ là dãi dầu mà còn là cay đắng, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau.
- Nhịp điệu câu thơ: 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng.
Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau là bản lĩnh Xuân Hương, bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ "trơ". Trong văn cảnh câu thơ, chữ "trơ" không chỉ là bẽ bàng mà còn là thách thức. Chữ trơ kết hợp với từ nước non để thể hiện sự bền gan thách đố.
2.Hai câu thực
Trong khoảnh khắc của canh khuya ấy là một con người cùng đối diện với rượu và trăng, mượn trăng làm bạn, mượn rượu vơi sầu. Nhưng rượu không thể say, trăng sắp tàn mà vẫn "khuyết chưa tròn". Đó là một nỗi niềm chất chứa thấm lan vào cảnh vật. Ngậm ngùi thân phận con người, tuổi xuân qua mau mà duyên vẫn còn chưa trọn vẹn.
Cụm từ "say lại tỉnh" → vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Câu thơ là ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa tăng và người. Trăng sắp tàn ( "bóng xế") mà vẫn "khuyết chưa tròn", tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi...
3.Hai câu luận.
Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con người.
Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với những bổ ngữ: ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người.
Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để "đâm toạc chân mây". biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Các đt mạnh: xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc → bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán, không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng...
4.Hai câu kết.
"Ngán" là chán ngán, ngán ngẩm . Từ "lại" cũng có 2 nghĩa.
HXH đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giở trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con, nên càng xót xa tội nghiệp
→ Nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
----------------------------------------------------------------------------------
Thu điếu nằm trong chùm thơ thu ba bài nức danh nhất về
1 thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu
đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn,
buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. Thu điếu
cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào
thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).
Hai câu thơ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - Một chiếc thuyền
câu bé tẻo teo mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc
mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu nước trong veo có thể nhìn được
rong rêu tận đáy tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao trùm không gian.
Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi
nên mới lạnh lẽo như vậy. Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền
câu bé tẻo teo tự bao giờ. Một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền
câu Bé tẻo teo nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi
ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo - bé tẻo teo). Đó là một nét
thu đẹp và êm đềm.
Hai câu thực (Sông biếc theo làn hơi gợn tí - Lá vàng trước gió
khẽ đưa vèo) tá không gian hai chiều. Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc
với lá vàng Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng
khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn hơi gợn tí.
Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thư, tô đậm cái nhìn thấy và
cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trọng dùng
từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ
bay xoay xoay khẽ đưa vẻo của chiếc lá thu. Chữ vẻo là một nhãn tự
mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. ông thổ lộ
một đời thơ mới có được một. câu vừa ý: Vèo trông lá rụng đầy sân"
(cảm thu, tiễn thu).
Bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. áng mây, tầng mây
(trắng hay hồng ?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm,
tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con
đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ
nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam
nguyên Yên Đo lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng
khuâng, man mác:
Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?
(Nhớ núi Đọi)
Ngõ trúc và tầng mây cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc
của làng quê. Thi sĩ .như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm
vào cảnh vật.
Đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một dối tượng khác:
Tựa gối ôm cắn lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh
vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ
trúc mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế
nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng được. Một cái
chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người
câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc
nghĩ vế một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy
nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu
đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. âm thanh ấy hòa quyện
với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưn hồn ta về với
mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng
cô đơn và lặng lẽ buồn: Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn
thanh cao đáng trọng.
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có
xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo... và chỉ có một
màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo. Cánh đẹp êm đềm, tĩnh lặng
mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với
mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc
thu, tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: veo
- teo - vèo - teo - bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu
thơ nhẹ nhàng bâng khuâng... cho thấy một bút pháp nghệ thuật
vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thành chương.
Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngu tình tuyệt bút.
=======================================
Thơ xưa viết về người vợ đã ít , mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn.Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời.Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.
Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được :Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu ,trân trọng của chồng .Trong thơ Tú Xương ,có một mảng lớc viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.
Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.
Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú .Hoàn cảnh vất vả ,lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian ,cách nêu địa điểm .Quanh năm là suốt cả năm ,không trừ ngày nào dù mưa hay nắng.Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt , đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm . Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông ,cái doi đất nhô như lời giưói thiệu ,lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo ,tất bật ngược xuôi :
Quanh năm buôn bán ở mom sông.
Thấm thía nỗi vất vả ,gian lao của vợ,Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú .Có điều hình ảnh con cò trong ca dao dầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn.Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian ( như con cò trong ca dao ) mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút ,rợn ngợp ,chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian , đã làm hao hụt cả ý thơ .So với câu ca dao :Con cò lặn lội bờ sông ,câu thơ của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Là cả một sự sáng tạo .Cách đảo ngữ - đưa ra từ lặn lội lên đàu câu , cách thay từ - thay từ con cò bằng thân cò ,càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú.Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận ,so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc ,thấm thía hơn.
Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Câu thơ gợi cảnh chen chúc ,bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại .Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu ,nguy hiểm hơn khi quãng vắng.Trong ca dao ,người men\j từng dặn con : Con oi nhơ lấy câu này / Sông sâu chớ lội , đò đầy chớ qua. "Buổi đò đông" không chỉ có những lời phàn nàn ,mè nheo , cau gắt , những sự chen lán xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy .Hai câu thực đối nhau về ngữ ( khi quãng vắng đối với buổi đò đông ) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả , đơn chiếc ,lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn .Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương :tấm lòng xót thương da diết.
Cuộc sống vâts vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú .Bà là người đảm đang tháo vát :
Nuôi đủ năm con với một chông
Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý ,từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng ,vừa nói chất lượng .Bà Tú nuôi đủ cả con ,cả chồng , nuôi đảm bảo đén mức: "Cơm hai bữa :cá kho rau muốn - Quà một chiều : khoai lang ,lúa ngô" (Thầy đồ dậy học).
Trong hai câu luận ,Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ:
Năm nắng mười mưa dám quản công
Ở câu thơ này , "nắng mưa" chỉ sự vất vả , "năm mười" là số lượng phiếm chỉ ,để nói số nhiều , được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao ,vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó ,hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương ,bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước , ông Tú khuất lấp ở phía sau ,nhìn tinh mới thấy .Khi đã thấy rối thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhunge vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài , trào phúng là cả một tấm lòng ,không chỉ thương mà còn tri ân vợ.Về câu thơ Nuôi đủ năm con với một chồng,có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi.Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách riêng ,con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.
Nhà thơ không chỉ cảm phục ,biết ơn sự hy sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách , tự lên án bản thân . Ông không dựa vào duyên số đẻ trút bỏ trách nhiệm.Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai.Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu.Nợ gấp đôi duyên,duyên ít nợ nhiều . Ông chửi thói đời bạc bẽo ,vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.Nhưng Tú Xương cũng không đoẻ vấy cho thói đời .Sự hờ hững của ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.Câu thơ tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét ,tự lên án:
Có chông hờ hững cũng như không
Ở cái thời mà xã hội đã có luật không thành văn bẳn đối với người phụ nữ: "xuất giá tòng phu" ( lấy chồng theo chồng ), đối với mối quan hệ vợ chồng thì "phụ xướng ,phụ tuỳ" (chồng nói ,vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân ,với cuộc đời,dám tự thừa nhận mình là quân ăn lương vợ ,không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhân khuyết điểm .Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao.
Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. Ở bài thơ này,tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ,không chỉ lên án "thói đời" mà còn tự trách.
Nhà thơ dám tự nhân khuyết điểm ,càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu ,quý trọng vợ hơn.
Tình thương yêu ,quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại .Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian ,chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ , độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người ,vẫn có gố rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top