Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn
I Đại cương
Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống benh xuống bìu, là loại hay gặp trong các loại thoát vị thoát vị thành bụng.
1.1. Giải phẫu ống bẹn.
Ống bẹn là một đường hần taio nên bởi cân coe thành bụng trước, ống bẹn dài khoảng 6cm tương ứng với ½ trong của đường nối từ gai mu đến điểm cách gai chậu trước trên 1cm về phía trong.
Có 2 lỗ bẹn:
- Lỗ bẹn nông- lỗ bẹn trong
- Lỗ bẹn sâu – lỗ bạn ngoài
Mặt trong của vùng bẹn co động mạch thượng vị, thường đông mạch rốn và dây treo bàng quang đội lá phúc mạc thành nhô lên và tạo thành ba hố bẹn
- Hố bẹn ngoài: Nơi sảy ra thoát vị chéo ngoài, mà tuyệt đại bộ phận là thoát vị bẩm sinh.
- Hố bẹn giữa: Nơi sảy ra thoát vị trực tiếp.
- Hố bẹn trong: Nơi sảy ra thoát vị chéo trong ( hiếm gặp )
II. Phân loại thoát vị.
2.1. Theo giải phẫu.
a) Thoát vị chéo ngoài:
- Tạng chui ra ở hố bẹn ngoài vào ống phúc tinh mạc để xuống bìu.
- Tuyệt đại đa số là thoát vị bẩm sinh.
- Túi thoát vị nằm trong bao thớ của thường tinh.
b) Thoát vị trực tiếp.
- Tạng chui ra ở hố bạn giữa,
- Là thoát vi mắc phải ( không bao giờ có thoát vị bẩm sinh ở vị trí này.
- Túi thoát vị nằm ngoài bao thớ của thừng tinh.
c) Thoát vị chéo trong.
- Tạng chui ra ở hố bẹn trong.
- Hiếm gặp
2.2. Theo nguyên nhân.
a) Thoát vị bẩm sinh:
- Do con tồn tại ống phúc tinh mạc.
- Luôn là thoát vị chéo ngoài
- Thường gặp trong lâm sàng.
- Hay ở trẻ nhỏ và vị thành niên.
b) Thoát vị mắc phải.
- Do cân cơ thành bụng quá nhẽo, yếu, công thêm tác động tăng áp lực đột ngột - ổ bụng
- Ít gặp, thường gặp ở tuổi già.
- Tạng thoát vị chui ra ở hố bạn giữa, là thoát vị trực tiếp.
- Ít bị nghét vì túi thoát vị hình chỏm, mổ hay tái phát.
III. Triệu chứng.
3.1. Cơ năng.
Xuất hiện khối phồng vùng bẹn – bìu, to ra khi đi lại, lao đông. Nghỉ ngơi mất có thể tự đẩy lên được. Toàn trạng bình thường.
3.2. Thực thể.
a. Khối phồng vùng bẹn khám có những đặc điểm:
- Trên nếp nằn bẹn, chạy theo hướng của ống bẹn.
Khối phồng xuông thấp làm bìu to lên nhưng điểm xuất phất vẫn nằm trên nếp lằn bẹn.
- Khối phồng mềm, không dau, căng to hơn khi rặn, ho.
- Dùng tay đẩy nhẹ nhàng từ từ lên khối phồng mất, khi bn rặn hoặc ho khối phồng xuất hiện theo hướng từ trên xuống dưới từ ngoài vào trong.
- Gõ thấy vang khi khối thoát vị là ruột, gõ đặc tạng thoát vị là mạc nối.
b. Lỗ bạn nông rộng
c. Có cảm giác khối ruột chạm vào đầu ngón tay khi luôn tay vào lỗ bạn nông và bao bệnh nhân ho.
IV. Chẩn đoán.
Dựa vào triệu chứng ở trên, nhìn chung chẩn đoán thoát vị bẹn dễ. Những trường hợp khó cần phân biệt với một số bệnh sau:
- Tràn dich màng tinh hoàn:
+ Da bìu căng, có dấu hiệu ba động.
+ Không sờ được mào tinh hoàn, không bấm được màng tinh hoàn.
+ Soi đèn pin ánh sáng xuyên qua khối dịch màu hồng nhạt xung quang, giữa tối.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh:
+ Sờ bìu có cảm giác như sờ vào búi giun dưới tay.
+ Dồn khối phồng lên hết, bịt lỗ bẹn nông, cho bn đứng dậy thả tay thấy khối phồng xuất hiện từ dưới lên (nếu từ trên xuống là trong thoát vị bẹn).
- Tinh hoàn lạc chỗ:
+ Không sờ thấy tinh hoàn cùng bên.
+ Gianh giới rõ, mật đọ chắc ấn đau tức.
*Chẩn đoán phân biết giữa thoát vị chéo ngoài và thoát vị trực tiếp
Thoát vị trực tiếp
Thoát vị chéo ngoài
Hay gặp ở người già yếu, thường bị cả hai bên
Hay gặp ở trẻ tuổi, vị thành niên
Lỗ thoát vị rộng, khối thoát hình chóp, tạng thoát vị có thể là ruột, mạc nối lớn có thể có manh tràng, bàng bang thâm trí cả niệu quản
Lỗ thoát vị hẹp
Khối thoát vị chui ra theo hướng từ trong ra ngoài và từ sau ra trước, khối thoát vị đẩy vào dễ dàng
Khối thoát vị theo hướng từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài
Dùng ngón tay luồn vào khối thoát vị có thể sờ được đm thượng vị đập ở phía ngoài
Rất ít bị nghẹt, Sau mổ thường hay tái phát
Hay bị nghẹt, mổ tái tao thành bụng tốt ít bị tái phát
Mổ thấy búi thoát vị nằm ngoài bao thớ thừng tinh
Khối thoát vị nằm trong bao thớ thừng tinh
IV. Tiến triển và biến chứng.
Thoát vị bẹn khi không được khắc phục băng các biện pháp thì ngày càng to ra, ảnh hưởng ít nhiều đến đi lại sinh hoạt của người bệnh và có thể gặp các biến chứng nguy hiểm là:
- Bị nghẹt
- Viêm dính tạng thoát vị với bao thoát vị
- Chấn thướng khối thoát vị làm tốn thương các tạng trong khối thoát vị.
V. Điều trị.
Hai phương pháp là đeo băng và phẫu thuật
5.1. Đeo băng.
Phương pháp tạm thời không cho tạng xa xuống thêm và chờ phẫu thuật. Đối với trẻ nhỏ đôi khi đeo băng làm khối thoát vị không xa xuống tạo điều kiện cho ống phúc tinh mạc bị bịt lại, cân cơ phát triển có thể khỏi.
Đối với những trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật ( quá già yếu, suy tim mạch..) thì đeo băng liên tục để tránh thoát vị không lơn hơn và tránh nghẹt.
5.2. Phẫu thuật.
Là phương phát triệt để, nhằm hai mục đích:
- Tìm khâu cổ túi và cắt túi thoát vị
+ Khâu túi thoát vị ở lỗ bẹn càng cao càng tốt nhưng không được khâu buộc vào ống dẫn tinh.
+ Cắt túi thoát vị nếu bóc tách dễ. Nếu dích nhiều không bóc được thì lộn mặt trong ra và khâu ôm lấy thừng tinh ( lôn bao thoát vị)
- Tái tạo thành bụng: Là thì quan trọng tránh tái phát về sau.
Có nhiều phương pháp tái tạo thành bụng, thành bụng được tái tạo theo hai bình diện nông và bình diện sâu. Tùy vị trí thừng tinh so với hai bình diện ta có các nhóm phương pháp sau:
+ Thừng tinh nằm trước hai bình diện: Phương pháp Halsteck
+ Thừng tinh nằm giữa hai bình diện: Phương pháp Bassini
+ Thừng tinh nằm sau hai bình diện: Phương pháp Forgue, Kimba-rov-ski …
Phương pháp Bassini
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top