thoa my 6
Câu B2: Trình bày hoàn cảnh ls và ndung đổi mới do ĐHĐBTQ (Đại hội đại biểu toàn quốc) lần thứ 6 (12-1986) của Đảng đề ra? Ý nghĩa ls của ĐH 6?
a.Hoàn cảnh ls:
ĐH họp từ ngày 15 đến 18-12-1986 tại Hn. Dự Đh có 1129 đại biểu (đb) thay mặt cho 1,9 triệu Đảng viên cả nước và 32 đoàn đb của các Đảng và các tổ chức qtế.
ĐH diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá-lương-tiền cuối năm 1985 làm cho ktế nước ta càng trở lên khó khăn. Chúng ta không thực hiện được mtiêu đề ra là ổn định tình hình ktế-XH, ổn định đời sống ND. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn, nền ktế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Thực tế tình hình đặt ra 1 yêu cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cm là phải xoay chuyển tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải có đổi mới tư duy.
b.Ndung đổi mới: Trải qua nhiều tìm tòi khảo nghiệm từ thực tế, ĐH đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện với những nội dung cơ bản sau:
1-Đổi mới cơ cấu ktế, có chsách sdụng và cải tạo đúng đắn các thành phần ktế. Chsách đó cho phép sdụng nhiều hthức ktế với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi knăng của các tphần ktế lkết với nhau, trong đó ktế qdoanh giữ vai trò chủ đạo. ĐH xđịnh rõ các thphần ktế ở nước ta là: ktế XHCN (bao gồm khu vực qdoanh và tập thể); ktế tiểu sxuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); ktế tb tư nhân; ktế tb nhà nước dưới nhiều hình thức mà hình thức cao là công tư hợp doanh; ktế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong 1 bộ phận đồng bào dtộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác.
Cùng với chsách ktế nhiều thành phần, ĐH 6 còn chủ trương bố trí lại cơ cấu sx, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được 3 chtrình mtiêu về lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng sx. Các chtrình đó là sự cụ thể hóa ndung chính của CN hóa XHCN trong chặng đường đầu.
2-Về đổi mới cơ chế quản lý ktế, Đh 6 cho rằng, về bố trí lại cơ cấu ktế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý ktế. Đảng đã thẳng thắn chỉ ra răng: cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay ko tạo được động lực phát triển, làm suy yếu nền ktế, kìm hãm sx, làm giảm năng suất, chất lượng hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong XH. Phong cách quản lý quan liêu, cửa quyền, tư duy mang nặng tchất chủ quan, duy ý chí. Vì vậy, "phương hướng đổi mới cơ chế quản lý ktế đã đc khẳng định là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xdựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền ktế". Thực hcất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh XHCN, theo nguyên tắc tập trung, dân chủ chú trọng tính kế hoạch, sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hóa-tiền tệ, các đơn vị sx có quyền tự chủ sx-kinh doanh, tự chủ về tài chính, sdụng tốt các đòn bẩy ktế.
3-Về mở rộng và nâng cao hiệu quả ktế đối ngoại. Nhận thức rõ nhiệm vụ ổn định và phát triển ktế trong chặng đường đầu, ĐH 6 nhấn mạnh sự cần thiết phải "Công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp tạo đkiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh".
4-Để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện 1 cuộc cải cách lớn về bộ máy nhà nước. Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính-kinh tế với chức năng quản lý sx-kinhdoanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể. Xây dựng chiến lược ktế-XH và cụ thể hóa chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển KT-XH.
5-Tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng. ĐH nêu rõ: "...Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy ktế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác". Đảng nhấn mạnh, đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cm của cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng. Đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và quản lý. Đổi mới phong cách làm việc, trong đó tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất. ĐH đề ra yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.
c.Ý nghĩa lịch sử:
-ĐH6 của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện sâu sắc và triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc, Đường lối do ĐH đề ra thể hiện sự ptriển tư duy lý luận, knăng tổng kết và tổ chức thực tiễn của Đảng, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cm nước ta trên con đường đi lên CNXH.
-ĐH đã đánh dấu sự đổi mới quan trọng về lãnh đạo của Đảng trên các mặt Ctrị, tư tưởng và tổ chức. ĐH đã phân tích đúng đắn nguyên nhân của tình hình khủng hoảng về KT-XH từ nhiều năm về trước và đề ra được những định hướng lớn để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đó. Với ý nghĩa đó, ĐH6 của Đảng đi vào ls là ĐH đổi mới toàn diện.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top