thoa my 3

6.Nguyên nhân của mệt mỏi:

Mệt mỏi liên quan đến sự tiêu hao nhiều hay ít các khả năng dự trữ của cơ thể để duy trì công việc. Nguyên nhân của mệt mỏi rất đa dạng và không có một thuyết chung cho vấn đề này. Bởi vì các hoạt động thể lực rất đa dạng về cấu trúc, cường độ, thời gian...và mức độ tham gia của các cơ quan và hệ cơ quan cũng rất khác nhau.

Nguyên nhân gây mệt mỏi ở mỗi loại hình vận động có thể khác nhau, thứ nhất là ở địa điểm phát sinh mệt mỏi, nghĩa là ở hệ cơ quan đảm nhiệm vai trò chủ yếu quyết định khả năng thực hiện hoạt động của cơ thể, những biến đổi chức năng của hệ cơ quan này quyết định sự xuất hiện mệt mỏi; thứ hai là cơ chế gây mệt mỏi, nghĩa là những biến đổi chức năng trong hoạt động của các hệ thống chính quy định sự phát triển trạng thái mệt mỏi.

Dựa theo địa điểm phát sinh mệt mỏi có thể phân thành ba nhóm hệ thống chính:

- Nhóm 1: Các hệ thống điều khiển bao gồm hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật (dinh dưỡng) và hệ nội tiết-thể dịch.

- Nhóm 2: Hệ thống thực vật đảm bảo năng lượng và ổn định nội môi cho hoạt động cơ gồm hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và máu.

- Nhóm 3: Hệ vận động- hệ thống thực hiện.

Về cơ chế gây mệt mỏi hiện đang có nhiều tranh cãi, có một số người ngả theo thuyết thần kinh trung ương trong cơ chế gây mệt mỏi, có một số người bảo vệ cho thuyết cục bộ thể dịch. Hiện nay mệt mỏi trong hoạt động thể lực được giải thích bằng bốn cơ chế cơ bản sau:

- Mệt mỏi do các trung tâm thần kinh;

- Mệt mỏi do nhiễm độc các sản phẩm chuyển hoá;

- Mệt mỏi do thiếu oxy trong vận động;

- Mệt mỏi do cạn kiệt dự trữ năng lượng.

1) Mệt mỏi do các trung tâm thần kinh. Khi thực hiện bất kỳ một bài tập thể lực nào đều diễn ra những biến đổi chức năng của các trung tâm thần kinh điều kiển hoạt động cơ và hệ thống đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là ở vỏ não. Các xung động thần kinh (với tần số cao hoặc kéo dài) từ các recepter cảm thụ bản thể ở các cơ, khớp, dây chằng, gân, ổ khớp liên tục được truyền về các trung tâm thần kinh ở vỏ não và các trung tâm vận động của tuỷ sống có thể làm cho các trung tâm này bị hưng phấn tột độ (gây ức chế vượt giới hạn) và gây mệt mỏi. Theo Paplôp sự mệt mỏi này là biểu hiện của ức chế bảo vệ vượt giới hạn khi hưng phấn quá mức.

Mệt mỏi có thể liên quan đến những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật và hệ thống nội tiết. Những thay đổi trong hoạt động của các hệ thống này có thể dẫn đến rối loạn điều khiển chức năng thực vật và rối loạn đảm bảo năng lượng cho hoạt động cơ.

2) Mệt mỏi do nhiễm độc các sản phẩm chuyển hoá. Trong các hoạt động cơ với cường độ vận động cao, năng lượng được cung cấp chủ yếu bằng phân giải glucoza yếm khí, tạo ra nhiều axid lactic và làm giảm độ pH máu. Giảm pH máu đẫn đến ức chế quá trình gluco-phân, tức là hạn chế cung cấp năng lượng cho sự co cơ - giảm khả năng hoạt động của cơ. Như vậy, sự tích luỹ các sản phẩm chuyển hoá và làm cơ thể bị nhiễm độc gây nên mệt mỏi.

3) Mệt mỏi do cạn kiệt dự trữ năng lượng. Các nguồn dự trữ năng lượng có thể bị tiêu hao đáng kể trong các loại hình hoạt động khác nhau và có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi. Đối với các hoạt động yếm khí công suất tối đa, mệt mỏi do cạn kiệt ATP và CP dự trữ trong cơ, còn các hoạt động yếm khí dưới tối đa một trong các nguyên nhân gây mệt mỏi là do cạn kiệt nguồn glycogen cơ...

4) Mệt mỏi do thiếu oxy trong vận động. Trong một số loại hình vận động với công suất lớn, hệ vận chuyển oxy không có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Thiếu oxy làm cho các tế bào thần kinh và tế bào cơ bị "ngạt thở", gây ra hiện tượng ức chế thần kinh trung ương và tích tụ axid lactic hoặc cạn kiệt dự trữ năng lượng do không được tái tổng hợp kịp thời, và gây lên mệt mỏi.

Như vậy, không thể hạn chế nguyên nhân gây mệt mỏi ở một cơ quan hay hệ thống riêng lẻ, và mệt mỏi xuất hiện trong một loại hình vận động nào đó cũng không phải chỉ theo một cơ chế nhất định.

7. Chẩn đoán mệt mỏi:

Trong thể thao, việc chẩn đoán và nghiên cứu các chỉ số kèm theo cũng như thông báo tín hiệu của mệt mỏi (dấu hiệu chủ quan và dấu hiệu khách quan) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các biểu hiện chính của mệt mỏi như: rối loạn sự phối hợp động tác, không có khả năng hình thành và nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo mới, rối loạn các kỹ năng động tác quen thuộc, tăng lượng tiêu hao năng lượng mà trước hết là glucid trên một đơn vị công việc hoàn thành.

Để đánh giá mệt mỏi người ta dựa vào các nhóm chỉ tiêu sau

1) Những chỉ tiêu về sự thay đổi khả năng lao động:

Trong thực tế để đánh giá chỉ tiêu này có nhiều khó khăn nên thường được đánh giá gián tiếp thông qua các test, các thí nghiệm về sức co cơ động, co cơ tĩnh.

- Những chỉ tiêu về sự giảm chất lượng khả năng lao động, được đánh giá qua số lượng sai sót trong lao động, số lượng các sản phẩm không đủ chất lượng, hoặc nhửừng sai sót trong quá trình hoàn thành các bài tập mẫu.

- Những chỉ tiêu về sự rối loạn điều hoà các quá trình có liên quan đến khả năng lao động: như thay đổi (rối loạn) các định hình lao động, giảm chất lượng các quá trình điều hoà sinh lý trong lao động.

2) Những chỉ tiêu về biến đổi chức năng sinh lý:

Những biến đổi chức năng sinh lý của cơ thể thường đi song song với mức độ mệt mỏi.

- Các chỉ tiêu thuộc chức năng thần kinh trung ương: như điện não, thời gian phản xạ cảm giác - vận động, các thử nghiệm đánh giá các quá trình tâm lý. Khi mệt mỏi, tốc độ xử lý thông tin giảm, thời gian phản xạ- vận động đơn giản và phức tạp kéo dài. Các thử nghiệm tâm lý như trí nhớ, chú ý, tư duy, tri giác đều giảm sút.

- Các chỉ tiêu về chức năng thực vật: tuần hoàn (tần số mạch, huyết áp, điện tim...), hô hấp (tần số hô hấp, độ sâu hô hấp)...

- Các chỉ tiêu thuộc chức năng các cơ quan vận động và giác quan (thính giác và thị giác) : lực bóp tay, lực kéo thân, độ run, tần số nhấp nháy, trương lực cơ thả lỏng và căng tối đa...Các chỉ tiêu này được đo trước và sau lao động, thông qua sự biến đổi của chúng có thể đánh giá được mức độ mệt mỏi .

Trong y học thể thao, thường dùng các thử nghiệm có độ nhạy khác nhau và theo dõi xem các thử nghiệm này biến đổi thế nào ở trước, trong và sau quá trình lao động. Tác giả phân làm 3 nhóm các thử nghiệm khác nhau:

- Các thí nghiệm có độ nhạy cao như độ run tay, phân biệt tần số nhấp nháy của thị giác, trương lực cơ thả lỏng và căng tối đa...

- Các thử nghiệm có độ nhạy vừa như tốc độ phản xạ cảm giác - vận động, sức bền cơ...

- Các thử nghiệm có độ nhạy thấp như lực co cơ,...

Sự biến đổi các thử nghiệm này phụ thuộc vào mức độ mệt mỏi, bảng 1.8.

Bảng 1.8: Mối liên quan giữa sự biến đổi các thử nghiệm có độ nhạy khác nhau với mức độ mệt mỏi.

Mức độ mệt mỏi Các thử nghiệm có độ nhạy khác nhau

Cao Vừa Thấp

Nhẹ: Giảm ko ko

Vừa Giảm rõ Giảm ko

Nặng Giảm trầm trọng Giảm đáng kể Giảm

3) Cảm giác chủ quan và khách quan:

Mức độ mệt mỏi còn được đánh giá thông qua các biểu hiện bên ngoài của mệt mỏi (biểu hiện khách quan) và phỏng vấn về cảm giác mệt mỏi của VĐV (cảm giác chủ quan). Quan sát VĐV trực tiếp trong thời gian thực hiện bài tập cho phép đánh giá mức độ mệt mỏi thông qua các dấu hiệu bên ngoài như sắc mặt, lượng mồ hôi, đặc điểm hô hấp, khả năng phối hợp động tác, sự tập trung chú ý; một số cảm giác mệt mỏi của VĐV như: sự tập trung chú ý, cảm giác đau trong cơ khớp...; sự biến đổi một số chỉ số vệ sinh như: giấc ngủ, tinh thần tập luyện, cảm giác ăn ngon miệng... Hình thức đánh giá này có giá trị chẩn đoán mệt mỏi cao trong các loại hình hoạt động thể thao với lượng vận động lớn như bóng đá, đua xe đạp, đua thuyền, chạy cự ly trên 10 km... Một số tác giả đã xây dựng một số bảng, biểu đánh giá mệt mỏi thông qua một số dấu hiệu trên bằng phương pháp cho điểm.

Bảng 2.6: Các biểu hiện bên ngoài của mệt mỏi - biểu hiện khách quan

(Theo Alphimov N.N., 1983)

Các biểu hiện Mức độ biểu hiện của mệt mỏi

(Thang điểm 3)

Không lớn Lớn Rất lớn

1. Sắc mặt Hơi đỏ. đỏ đáng kể. Rất đỏ hoặc tái nhợt , môi tím tái.

2. Ra mồ hôi Không nhiều, chủ yếu ở vùng mặt. Nhiều, chủ yếu ở vùng đầu và thân. Rất nhiều, toàn thân, đọng muối.

3. Hô hấp Tăng tần số hô hấp, nhưng đều. Tăng đáng kể tần số hô hấp, thỉnh thoảng thở qua mồm. Tần số hô hấp tăng cao, xuất hiện thở nông qua mồm thỉnh thoảng xen kẽ hít sâu, khó thở.

4. dáng đi Dáng đi không thay đổi đáng kể, tuy uyể oải nhưng vẫn còn tự tin. Dáng đi không tự tin, thân người hơi chao đảo. Đi đứng loạng quạng, rối loạn phối hợp chuyển động.

5.Sự tập chung Thực hiện các mệnh lệnh không mắc lỗi Thực hiện các mệnh lệnh không chính xác hoặc mắc lỗi, đặc biệt là khi thay đổi hướng chuyển động. Thực hiện các mệnh lệnh một cách chậm rãi, chỉ tiếp thu các lệnh lệnh được phát ra rõ ràng và lặp đi lặp lại.

6. Cảm giác mệt Không biểu hiện rõ ràng. Cảm thấy mệt, tim đập rộn ràng, khó thở Cảm giác quá mệt, tim đập nhanh,khó thở, buồn nôn, đau nhói trong ngực, có thể đau đầu.

V.V. Rozenblat, 1975; V.D. Monogarov, 1986; phân biệt hai dạng (hình thức) mệt mỏi trong sự phát triển của mệt mỏi là: mệt mỏi tiềm ẩn (có bù) và mệt mỏi không bù. Trong mệt mỏi tiềm ẩn, khả năng lao động cao vẫn được duy trì nhờ có sự cố gắng của nỗ lực và ý chí, nhưng giảm tính tiết kiệm của hoạt động vận động, công việc được thực hiện với sự tiêu hao năng lượng lớn. Nếu công việc vẫn tiếp tục sẽ chuyển sang dạng mệt mỏi mất bù (mệt quá sức), với các biến đổi như: ức chế các chức năng của tuyến thượng thận, giảm hoạt tính của các men hô hấp, tăng cường quá trình gluco - phân lần thứ hai.

Mệt mỏi quá sức là một trạng thái nên tránh, vì nó là một trạng thái bệnh lý nghiêm trọng trong thể thao, cần phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục.

Tóm lại, vấn đề mệt mỏi được các nhà khoa học đề ra từ rất sớm và hiện nay, vẫn còn là vấn đề thời sự, rất cần được quan tâm nghiên cứu trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, nó có ý nghĩa ứng dụng quan trọng trong các loại hình hoạt động thể lực đặc thù như trong đào tạo phi công, các quân binh chủng đặc biệt và trong huấn luyện TDTT, trong đó đặc biệt là vấn đề nâng cao thành tích thể thao.

Như vậy, các gánh nặng thể lực căng thẳng, kéo dài nhất định sẽ kéo theo sự mệt mỏi ở một mức độ nào đó, tiếp sau đó là quá trình hồi phục, kích thích sự tổ chức lại có tính thích nghi trong cơ thể. Mối quan hệ lẫn nhau của sự mệt mỏi và hồi phục, về bản chất là cơ sở sinh lý của quá trình huấn luyện thể thao.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: