thoa my 2
Câu 4: U máu
I.U máu (hemangioma):
1. Phân loại U máu:
- U máu phẳng ( hemangioma plan)
- U máu gồ (Hemangioma tuberculeux)
- U máu dưới da hay u máu sâu
- U máu động tĩnh mạch hay phình mạch rối
- U máu trong xương hàm.
a. U máu phẳng:
-Là những bớt đỏ trên da mặt hay niêm mạc lợi miệng. Đa số u này bẩm sinh hay xuất hiện từ lúc nhỏ. Tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
-Xác định bằng cách ấn ngón tay trên vết đỏ sẽ thấy trắng ra, khi buông tay lại đỏ như cũ. Để lâu u có thể ăn sâu xuống các lớp tổ chức ở dưới làm cho da trở nên dày và cứng, hoặc trên bề mặt u nổi gồ vài cục xẫm đỏ.
b. U máu gồ
-Còn gọi là u máu thể củ, u nổi gồ trên da thành từng chùm giống như chùm dâu hay chùm nho màu đỏ sẫm. U hay khư trú vùng thái dương, mang tai nhiều khi to làm biến dạng 1 bên mặt.
c. U máu dưới da hay u máu sâu
-Thường tạo thành các hang máu, do sự tăng sinh tm. Lâu ngày có sự ứ đọng các hạt vôi gọi là sỏi u máu. U trở thành xơ hóa, sờ chắc và phát hiện các hạt sỏi to như hạt đỗ hay hạt lạc. Trên phim Xquang thấy rõ các hạt sỏi này.
d. U máu động tĩnh mạch hay phình mạch rối
-Thường khu trú ở vùng trán, thái dương, mi mắt. Nhìn u thấy các mạch máu nổi ngoằn ngoèo. Sờ tay thấy u đập theo nhịp mạch.
e. U máu trong xương hàm.
-Là loại u nguy hiểm, có thể gây tai biến chảy máu khi nhổ răng mà không phát hiện đc u từ trước.
2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán u máu dựa vào nhìn, sờ. U máu bóp xẹp, bỏ tay lại phồng. Màu thường đỏ hay tím. Phân làm 2 loại để có hướng điều trị: loại hoạt động là U đtm và loại ko hoạt động là loại u tĩnh bạch mạch.
3. Điều trị:
- U máu phẳng có thể chiếu laser, chiếu tia X, cắt ghép da. U máu gồ, u máu sâu có thể tiêm xơ bằng Morrhuat Natri 5% hay quinin ure 5%..
- Phẫu thuật cắt U máu có nhiều khó khăn vì chảy máu nhiều và hay tái phát. Để hạn chế chảy máu khi cắt U người ta tiêm xơ U trước khi cắt hay tiến hành mổ khâu luồn gây xơ hóa khối U rồi mới cắt toàn bộ. Ở nước ta từ nhiều năm nay còn dùng huyết thanh mặn ưu trương 10%, đun nóng 70-80 độ để tiêm xơ.
- Hiện nay người ta còn dùng phương pháp áp lạnh bằng Nito lỏng cho nhiệt độ xuống thấp -196 độ để điều trị U máu phẳng và U máu tm
U máu: là sự tăng sinh các mao mạch hoặc các hang máu, thường gặp ở trẻ em; mỗi loại u máu có diễn biến lâm sàng khác nhau.
Đặc điểm lâm sàng:
- Gặp ở trẻ sơ sinh hoặc tuổi thiếu niên
- Hay gặp ở trẻ nữ
- Thường xuất hiện ở mô da hoặc niêm mạc, cũng có thể gặp ở mô xương hoặc mô cơ
- Môi là vị trí thường thấy nhất
- Mật độ mềm, gianh giới tương đối rõ, không đau, có màu đỏ hoặc màu xanh tím
- Kích thước có thể nhỏ vài mm đến to cả nửa mặt.
-Tổn thương ở người lớn thường gặp ở niêm mạc môi, má hoặc cạnh lưỡi
Hình ảnh X quang: các bè xương thưa thớt
Chẩn đoán phân biệt:
- Tổn thương mô mềm; bất thường của động tĩnh mạch khác
- Tổn thương trong xương; u men, u tế bào khổng lồ
Bệnh căn:
• Thường bẩm sinh
• Do sang chấn
Mô khởi nguồn: mô mạch máu
Mô bệnh học: u máu thể mao mạch, u máu thể hang
Tiến triển: lành tính
Điều trị:
• Có thể chờ đến tuổi dậy thì mới điều trị
• Phẫu thuật cắt bỏ để phục hồi chức năng hoặc thẩm mỹ
• Dùng thuốc gây xơ hóa
• Liệu pháp laser
• Áp lạnh
• Thắt mạch nuôi
Tiên lượng:
• Tốt
• U máu thể mao mạch có thể tự thoái hóa và biến mất
Câu 5: U TNB hỗn hợp
*U hỗn hợp tuyến nước bọt
-Là loại U đặc biệt của tuyến nước bọt, chiếm 1 nửa số u tuyến nước bọt. Đa số gặp ở tuyến mang tai. Về tổ chức học, u gồm 2 loại tế bào là liên bào túi tuyến, ống tiết và tế bào liên kết đệm đôi khi có cả tổ chức sụn. Do đó gọi là U hỗn hợp.
1.Lâm sàng
- U hầu như ko có triệu chứng chủ quan nào ở giai đoạn đầu. U phát triển chậm và có thể chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu:
• Triệu chứng chủ quan: ko có
• Triệu chứng thực thể: U tròn nhỏ, đường kính khoảng 1 cm, chắc đều, di động dễ. Lỗ ống Stenon bình thường, ko có hạch.
+Giai đoạn toàn phát: Sau từ vài năm đến hàng chục năm, khoảng 40-50 tuổi bệnh nhân tới khám với các triệu chứng sau:
• Triệu chứng chủ quan: mặt ko cân đối, u to khoảng 10 cm, ko đau, ko ảnh hưởng tới sức khỏe chung, chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
• Triệu chứng thực thể: nhìn u to bằng nắm tay hay hơn ở vùng mang tai, da căng có chỗ gồ cao, màu da bình thường. Sờ u có chỗ rắn chỗ mềm, gianh giới rõ ở phần nông.
+ Giai đoạn thoái hóa hay giai đoạn cuối: U ác tính hóa, da loét, đau, liệt dây tk mặt.
Triệu chứng ls: phát triển chậm, gianh giới rõ, sờ mềm hoặc chắc, di động dễ trong vùng tuyến, ko di dộng nếu ở vòm miệng, ko ảnh hưởng gì đến sinh hoạt.
2.Vị trí:
- Chiếm 60-80% các u ở tuyến mang tai
- 50-60% các u ở tuyến dưới hàm
- 25% các u ở tuyến dưới lưỡi.
- 50% các u ở tuyến nước bọt phụ
3.Chẩn đoán phân biệt:
- U lành: U warthin's, U tuyến đơn hình, U tế bào hạt tuyến mang tai.
- U ác: K biểu mô dạng tuyến nang, K biểu mô dạng biểu bì, K biểu mô tế bào acinic, K biểu mô thoái hóa ác tính từ u hỗn hợp.
4.Chẩn đoán xác định
- Dựa vào sự kết hợp của nhiều yếu tố: tiền sử bệnh, triệu chứng ls, kết quả MRI hoặc CT, chọc hút tế bào
- Chẩn đoán xác định dựa vào: kết quả sinh thiết mô bệnh học
5.Chẩn đoán và điều trị:
- U dễ chẩn đoán, xác định u bằng chụp X quang có bơm thuốc cản quang sẽ thấy hình tay ôm quả bóng (ngón tay là các ống tiết, quả bóng là khối U)
- Phẫu thuật cắt bỏ U ngoài vỏ khi U chưa thoái hóa
- Khi U thoái hóa cần cắt cả tuyến và chạy tia xạ trị sau mổ.
6.Biến chứng: hay tái phát, tổn thương tk mặt nằm trong tuyến, thoái hóa ác tính thành K biểu mô.
*u tuyến đa hình :
Lâm sàng :
U tuyến đa hình là một u có ranh giới rõ hình tròn kích thước giao động trong khoảng từ 2 tới 5 cm. Có những u to tới hơn 6 kg đường kính 50 cm đã được báo cáo.
Khối u lớn thường lồi lên bề mặt, phồng da, và làm lõm xương. Khi cắt ngang qua u thấy có nhiều thùy với lớp vỏ màu nâu bạc nhìn thấy bên trong có cấu trúc đặc trưng là chất đệm biểu mô sụn (chondromyxoid). Vùng ít cấu trúc dạng sụn thấy tổ chức đồng nhất màu trắng (lớp vỏ dà màu trắng). U có thể có những vùng can xi hóa hoặc xương hóa (calcification/ossification) tổ chức hoại tử, xuất huyết... như những vùng hỗn độn. Thấy có những u vệ tinh xung quanh đây là lý do tại sao khối u dễ táiphát khi cắt không hết tuyến.
Hình ảnh giải phẫu bệnh:
U bao gồm hai thành phần cơ bản là biểu mô và cơ biểu mô. Cơ biểu mô chiếm ưu thế được cấu thành bởi tế bào hình trứng với tế bào chất là giải mỏng màu hồng nằm trong những chất đệm màu xanh sám. Tế bào biểu mô cơ trông như là sắp xếp các cấu trúc biểu mô trộn lẫn trong chất đệm.
Mẫu hình duy nhất của biểu mô cơ chiếm ưu thế là những hàng rào phát triển trông như những u bao sợi thần kinh.
Tổ chức dạng sụn thường được phát hiện, dị sản xương. Thậm chí có cả những dị sản của tổ chức mỡ
U thấy có nhiều lớp biểu mô khác nhau như oncocytic, biểu mô vảy, (squamous), biểu mô tiết nhầy (mucinous) và sự dị sản của tuyến bã nhờn dễ nhầm với ung thư biểu mô hay ung thư biểu mô tuyến nhầy (mucoepidermoid carcinoma).
sự cân bằng giữa hai cấu trúc là biểu mô và biểu mô cơ thay đổi. U tuyến đa hình giàu biểu mô cơ
Bệnh sinh (Pathogenesis):
Khoảng 70 % bệnh nhân u tuyến đa hình có liên quan tới sự sự biến đổi gen sinh u có thể xếp vào 4 loại như:
Sự sắp xếp lại của nhiễm sắc thể 8q12
-Sự sắp xếp lại của nhiễm sắc thể 12q 13-15
-Sự biến đổi vô tính (with miscellaneous clonal changes)
-Loại có kiểu nhân bình thường.
Tiên lượng (Prognosis) :
U tuyến đa hình có khả năng tái phát theo các nghiên cứu tỷ lệ tái phát khoảng 0,8 tới 6,8%. Tỷ lệ u biến đổi ác tính... thấy tế bào u đa hình thâm nhập trong lòng mạch và hệ bạch huyết nên có quan điểm cần điều trị u tuyến đa hình như một u có khả năng biệt hóa thấp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top