thoa my 1
2.Bài tập yếm khí công suất tối đa:
Đại diện cho loại bài tập này là chạy 100 m , bơi 50m... tốc độ trung bình 9,5- 10,0 m/giây, thời gian thực hiện động tác từ 10- 20 giây. Đặc điểm chính của các bài tập này là hoạt động cơ diễn ra trong điều kiện yếm khí do công suất lao động quá lớn và thực hiện trong một thời gian cực ngắn. Năng lượng cung cấp chủ yếu nhờ hệ photsphat (ATP, CP), một phần nhờ hệ gluco- phân yếm khí, và công suất có thể đạt 120 Kcal/phút, nợ oxy chiếm khoảng 95-98% tương đương 8-11 lít (trong chạy 100 m). Khối lượng oxy này được bù lại sau lao động để tái tổng hợp nguồn năng lượng phi lactat (ATP, CP) bị tiêu hao trong quá trình thực hiện bài tập. Hàm lượng axid lactic trong máu tăng ít, nhưng có thể đạt 5-8 mmol/lít ở giai đoạn sau vận động do đã khởi động quá trình gluco phân - yếm khí.
Trong bài tập công suất tối đa các chức năng tuần hoàn và hô hấp gia tăng không đáng kể, thậm chí những VĐV chạy100 m đã nín thở trong quá trình chạy. Thông khí phổi tăng không quá 20- 30% thông khí phổi tối đa. Trong vận động tần số mạch và huyết áp tăng không đáng kể, nhưng ở những giây đầu sau vận động tần số mạch có thể đạt 180- 190 lần/phút, huyết áp tối đa đạt 180- 200 mmHg còn huyết áp tối thiểu tăng thêm 10- 15 mmHg. hoặc không thay đổi, lượng máu phút tăng ít.
Thành phần của máu cũng có một số biến đổi nhất định. Trong thời gian thực hiện bài tập, lượng axid lactic máu tăng không đáng kể, nhưng trong vài phút đầu sau vận động tiếp tục tăng, có thể đạt 5- 8mmol/lít. Ngoài việc tăng hàm lượng axid lactic máu, trước khi tiến hành bài tập hàm lượng đường, hàm lượng catecholamin (adrenalin, noradrenalin) và hoomon tăng trưởng (somatotropin) trong máu đã gia tăng đáng kể và duy trì hàm lượng cao sau vận động.
Các hệ thống sinh lý đóng vai trò chủ đạo quyết định thành tích thể thao trong các bài tập này là chức năng điều khiển hoạt động cơ thần kinh trung ương (quyết định sự phối hợp vận động cùng biểu hiện công suất co cơ lớn), chức năng của bộ máy thần kinh- cơ (quyết định tốc độ- sức mạnh), dung lượng và công suất của hệ năng lượng phot phagen. Cơ thể hoạt động với công suất cực lớn, với tần số động tác rất cao, các thụ cảm thể của cơ quan vận động liên tục truyền các tín hiệu thần kinh với tần số xung động cao tới các trung tâm thần kinh, làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn tột độ và chóng mệt mỏi.
Như vậy, nguyên nhân làm giảm khả năng lao động với công suất tối đa là suy kiệt nguồn cung cấp năng lượng phi lactat (ATP, CP) dự trữ trong cơ và sự mệt mỏi của trung ương thần kinh. Thời gian hồi phục ngắn. Do năng lượng trong các bài tập này chủ yếu bằng con đường yếm khí nên chúng còn được gọi là các bài tập yếm khí tối đa.
3.ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÁC BÀI TẬP TĨNH.
Hoạt động vận động của con người luôn gồm có sự chuyển động và các gắng sức cơ tĩnh. Nhờ có hoạt động tĩnh mà con người có thể giữ được dáng thân và trên cơ sở đó để thực hiện các chuyển động. Ngay trong các bài tập động có chu kỳ và không có chu kỳ cũng đều có hoạt động cơ tĩnh ở thời điểm nhất định. Trong gắng sức cơ tĩnh lực, hoạt động của cơ có những đặc điểm riêng. Cơ được cố định ở hai đầu bám và khi hưng phấn không co ngắn lại mà chỉ căng ra (co cơ đẳng trường).
Khác với những bài tập động, những bài tập tĩnh không tạo ra một công cơ học nào vì không có sự di chuyển của cơ thể hay một bộ phận của cơ thể trong không gian. Những bài tập tĩnh điển hình như trồng chuối, hãm ngang trong thể dục dụng cụ...Đặc điểm chung của các bài tập tĩnh lực là những biến đổi sinh lý biểu hiện rõ hơn sau khi gắng sức đã kết thúc.
Trong gắng sức tĩnh lực, tần số mạch không thay đổi hoặc tăng không đáng kể, sau kết thúc bài tập tần số tim tăng rõ rệt. Huyết áp tối đa và tối thiểu đều tăng (30- 50 mmHg; 20- 30 mmHg. tương đương), mức tăng phụ thuộc vào khối lượng cơ tham gia vào hoạt động tĩnh lực.
Sự căng cơ tĩnh lực lớn gây chèn ép mạch máu làm cho cơ không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng khác, không đào thải được các sản phẩm chuyển hoá. Gắng sức tĩnh lực chỉ kéo dài vài giây nên tiêu hao năng lượng không lớn và chủ yếu do phân giải ATP và CP dự trữ trong cơ. Các hoạt động tĩnh lực thường chỉ duy trì được trong thời gian ngắn do cạn kiệt nguồn năng lượng phi lactat, nhưng chủ yếu là do yếu tố hoạt động thần kinh căng thẳng. Để duy trì sự căng cơ tĩnh lực, các tế bào thần kinh vận động cần phải truyền đến cơ một luồng xung động liên tục và ngược lại từ cơ cũng có một luồng thần kinh hướng tâm liên tục đi đến các trung tâm thần kinh. Hoạt động thần kinh diễn ra căng thẳng, chóng gây mệt mỏi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top